1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa qua khảo cứu tại chùa Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

89 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THÀNH LONG

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Liên

HÀ NOI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của cá

nhân tôi.

Luận văn này được thực hiện sau quá trình học tập tại Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua.

Các nhận định, đánh giá, tài liệu nghiên cứu trong luận văn là trung

thực, có nguôn gôc rõ ràng và gan liên với thực tiền.

Ngày 24 tháng 01 năm 2024

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Long

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu dé hoàn thành luận văn khoahọc với dé tài “Sự dung hợp giữa Phật giáo và tin ngưỡng bản địa qua khảo

cứu tại chùa Khúc Thuy, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Noi”

Con đã nhận được sự chỉ dạy ân cần của Thượng tọa Thích MinhThanh trụ trì chùa Khúc Thủy Con xin được cam ta tri ân sâu sắc đến NgườiThay khả kính của chúng con.

Em đã được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô hướng dẫn khoa

học TS Lê Thị Liên Em cảm ơn cô, những lời cảm ơn chân thành nhất đến

Em xin gửi lời tri ân đến quý Thầy Cô trong bộ môn tôn giáo nói riêng,

quý Thầy Cô, Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

nói chung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập

tại trường.

Ngày 24 tháng 01 năm 2024Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Long

Trang 5

MỤC LỤC

MO ĐẦU (2S S212 21121122122121211211211211.11.11 1111111121111 xe |

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CUA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN

NGƯỠNG BAN ĐỊA - 5c Tà Th 9v 1111 111111111111 1111111111111 111 re, 91.1 Một số khái niệm 2 - SE +E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEkrkrrkrrrree 91.2 Khái quát chung về truyền thống dung hợp giữa Phật giáo và tín

ngưỡng bản địa VIỆt ÏNaIm - - G1119 191 2 vn ng nưn 14

1.2.1 Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam -5- 555: 14

1.2.2 Khái quát chung về tín ngưỡng bản địa Việt Nam 20

1.2.3 Dung hợp giữa Phat giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam 25

1.3 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu - 2 2 zs+zs+zszsz 281.3.1 Khái quát chung về vùng đất Khúc Thủy, Cự Khê, Thanh Oai, Hà

0 28

1.3.2 Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Nội 29

Tiểu kết chương Ì - 2 2 s+SE+EE+2E22EE2EE2E1E71712121121121121 11x xe 38CHƯƠNG 2: BIÊU HIỆN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ

TÍN NGƯỠNG BẢN ĐỊA TẠI CHÙA KHÚC THỦY, XÃ CỰ KHÊ,

HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHO HÀ NỘI -c : 392.1 Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa thé hiện trong đối

tượng thờ cúng tại chùa Khúc “TĨủỦy - - «+ svsseEsseesseersee 39

2.1.1 Sự hiện diện ban thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trong

Chita Khtic Thuy 00 “aỞ 39

2.1.2 Ban thờ mẫu trong chùa Khúc Thủy 2-5 2 s55: 44

2.2 Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa thé hiện trong lễ hội

và thực hành tôn giáo thường niên tại chùa Khúc Thủy 53

Trang 6

2.2.1 Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa trong lễ hội tại

Chita Khtic THUY 2012712177 532.2.2 Sự dung hợp giữa Phat giáo va tín ngưỡng ban dia trong thực hànhtôn giáo thường niên tai chùa Khúc Thủy - - s+++sss+ss++>+ss 56

2.3 Một số nhận xét về sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địatại chùa Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội 66

2.3.1 Những yếu tố tích CUC -¿- 2 s+++++Ek++k+E++E2EEtrkerkerkerkeee 66

2.3.2 Một số vấn đề đặt ra -¿ - Set t3 SE EESESEE1EE5E1111512111215E 2e xe2 682.3.3 Một số kiến nghị 2-52 ©52+S2+EE9EESEESEEEEEEEEEEEE2E121 2121k 69Tiểu kết chương 2 - ¿+ 2 s+SE+EE£EESEEE2E1215271171717171121121111 111 xe 71z0 ::‹:SSOOỎ 72

TÀI LIEU THAM KHẢO - - St SESEESESEEEEEEEEEEEEESEEEEEkEkrkrrerrekrrrre 73PHU LUC ANH 5c St 3 E13 11111 1151111111111111111111111111112e 1x1 ExE 77

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, về thời gian ra đời chính xác của Phật giáocòn nhiều tranh luận, tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu đồng tình vớiquan điểm Phật giáo ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Côngnguyên [Xem 44, tr.11] Từ nôi An Độ, Phật giáo đã vươn tam ảnh hưởng raphạm vi toàn thế giới, hiện nay có khoảng 7% dân số trên thế giới là tín đồ

của Phật giáo [46] Với phương châm: “Tùy duyên phương tiện”, Phật giáo

trên con đường truyền bá và phát triển của mình đã hình thành nên tính bảotồn, kế thừa, giao thoa đối với các tôn giáo bản địa của các vùng đất Phật giáođi qua Điều đó là một trong những yếu tổ tạo nên tính đa dạng, phong phú

của Phật giáo Với mục tiêu cao cả của Phật giáo là “giải thoát” chúng sinh,

xóa bỏ những khô đau, khơi dậy Phật tính trong mỗi chúng sinh dé chúng sinhai ai cũng có thể trở thành Phật.

Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm, theo tác giả NguyễnLang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì “Đạo Phật truyền vào Việt Nam

khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch Tài liệu cho biết vào hạ bán thế kỷ thứ hai,tại nước ta đã có một trung tâm Phật giáo phon vinh, nhưng có thể đạo Phậtđã du nhập vào nước ta trong thé kỷ đầu của kỷ nguyên” [22, tr.19] Quá trình

Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng 10 thế kỷ với sự du nhập của cácdòng thiền lớn vào Việt Nam: Tỳ Ni Da Lưu Chi, Vô Ngôn Thông Đếnthời kỳ Lý - Tran, Phật giáo Việt Nam phát triển lên đến đỉnh cao và trở thànhnhân tố quan trọng trong xã hội lúc bấy giờ Trong quá trình du nhập và pháttrién ở Việt Nam, Phật giáo đã hội nhập mạnh mẽ, hòa quyện, dung hợp với

văn hóa dân tộc, Phật giáo Việt Nam mang đậm bản sắc Việt với tư tưởng

dung hợp Thiền - Tịnh - Mật với tín ngưỡng bản địa.

Trang 8

Trước khi Phật giáo vào Việt Nam, người Việt Nam đã có một hệ thốngtín ngưỡng bản địa vô cùng phong phú và đa dạng bao gồm các hình thức: thờ

cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng Làng, thờ Vua Hùng, thờ các anh hùng có

công với nước, thờ mẫu (nhân than) thờ than cay, than da, than song, than

suối, (thờ nhiên than).

Phật giáo dung hợp cùng tín ngưỡng bản địa Việt Nam, điều đó khôngchỉ biểu hiện về mặt hình thức mà cả về mặt nội dung Một số người dân Việtkhi bắt đầu thực hành tín ngưỡng bản địa thường bắt đầu bằng câu: “Nam mô

A Di Da Phật” Về phía Phật giáo, những lý thuyết cốt yếu như: Tứ diệu dé,

bát chính đạo, mười hai nhân duyên không được biết đến rộng rãi Nhưng làsự cứu khổ trong cuộc sông hiện tại của Quán Thế Âm Bồ - tát căn cứ trên

Kinh Phổ môn hay là sự cứu độ ở thế giới sau khi chết của Phật A Di Đà lạiđược biểu hiện trong tín ngưỡng truyền thống Sự dung hợp giữa Phật giáo vatín ngưỡng bản địa đã bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển Phật giáohòa quyện cùng tín ngưỡng bản địa làm cho Phật giáo gan bó hơn với văn hóaViệt Nam; tín ngưỡng bản địa hòa quyện cùng Phật giáo dé bảo tôn, lưu trữ

các giá trị văn hóa truyền thống.

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới chính sách, hội nhập

quốc tế, không chỉ những tôn giáo thế giới, tôn giáo nội sinh phát triển mạnh

mẽ mà những tôn giáo mới, tôn giáo lạ cũng đang được du nhập vào Việt

Nam để truyền đạo và cải đạo Đặt ra cho Phật giáo, tín ngưỡng truyền thống

không ít những thách thức như hiện tượng mê tín di đoan, thị trường hóa tôn

giáo, tín ngưỡng, làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc, Dưới những tácđộng của sự biến đổi trong đời sống xã hội, những biểu hiện của sự dung hợp

giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa cũng có những biến đổi nhất định, trongđó có cả van đề lệch chuẩn Do vậy, nhìn nhận lại sự dung hợp giữa Phật giáo

và tín ngưỡng bản địa qua nghiên cứu tại chùa Khúc Thủy sẽ có ý nghĩa lý

Trang 9

luận và thực tiễn trong việc khuyến nghị các giải pháp dé bảo tồn các giá trị

tôn giáo, văn hóa từ sự dung hợp trên.

Chùa Khúc Thủy, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội tên tự là chùa ThắngNghiêm, chùa nằm trong quần thể thánh tích làng Khúc Thuỷ, một địaphương mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh Phật giáo và dân tộc, với nhữngdanh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chúc PhúcKhê (tức chùa Dâu); Đình, đền, miéu, văn chỉ, nhà thờ Chùa là nơi sinh

sống và trụ xứ tu hành của nhiều bậc danh tăng, danh tướng thời Ly

(1009-1225), thời Trần (1225-1400) như: Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư,Trùng Liên Bảo Tích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư(tức Linh Thông Hòa thượng đại vương), Hưng Đạo đại vương Chùa ThắngNghiêm là ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời Nơi đây biểu hiện của sự dung hợpPhật giáo và tín ngưỡng bản địa thể hiện rất đậm nét.

Trên đây là những lý do tôi lựa chọn đề tài “Sự dung hợp giữa Phật

giáo và tín ngưỡng bản địa qua khảo cứu tại chùa Khúc Thủy, huyện

Thanh Oai, thành phố Hà Nội” để thực hiện Luận văn thạc sĩ ngành tôn

giáo học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài nghiên cứu ở hai mảng Phật giáo và tín ngưỡng

bản địa:

Ở mảng Phật giáo, luận văn kế thừa một số công trình viết về lịch sử

Phật giáo Việt Nam như: Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (3

tập) Trong bộ sách này những bước đường của Phật giáo Việt Nam ké từ khi

du nhập với sự hình thành của trung tâm Phật giáo Luy Lâu và các thời kỳ sau

này đều được phân tích rất hay, đặc biệt Phật giáo ở Việt Nam thời kỳ đầu tác

giả Nguyễn Lang đã phân tích tinh thần hòa đồng tôn giáo: “Đạo Phật thâm

nhập vào đời sống tín ngưỡng dân gian ở Giao Chỉ một cách tự nhiên như

Trang 10

nước thâm lòng đất, không gặp phản ứng và trở ngại, bởi lẽ những tín ngưỡng

dân gian không chống đối lại những tín ngưỡng cơ bản của đạo Phật” [22,

tr.74] Tác giả Lê Mạnh That có công trình Lich sử Phật giáo Việt Nam (3

Dưới góc độ tiếp cận văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam trongcông trình Bản sắc văn hóa Việt Nam của tác giả Phan Ngọc, tác giả đã khangđịnh bề dày văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam là nền tảng của giao lưu quốctế Trong đó khi phân tích để khăng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá

trình tiếp xúc văn hóa với bên ngoài, trong trường hợp Phật giáo tác giả khăng

định: “Tín ngưỡng thế nào thì tôn giáo cũng không thoát khỏi ảnh hưởng.Phật giáo nói chung là xuất thế nhưng ở Việt Nam thì lại khác Phật giáo ViệtNam là Phật giáo Tổ quốc luận” [Xem 30].

Viết về các tín ngưỡng ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu

như: từ góc nhìn bên ngoài, Linh mục Léopold Michel Cadiére, có công trình

bộ sách gồm 3 tập với tên gọi Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáongười Việt Bộ sách gom ba tap:

Tap 1: Tôn giáo người Việt; dao Không, đạo Lão, đạo Phật ở Việt

Nam Gia đình và tôn giáo người Việt; Tế Nam giao; Lăng mộ người Việtvùng phụ cận Huế; Lăng Gia Long; Tang lễ vua Gia Long; Về một vài sự kiện

tôn giáo hoặc ma thuật ghi nhận được một mùa dịch tả ở Việt Nam.

Tập 2: Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt vùng phụ cận

Huế; Phép dưỡng nhi ma thuật ở Việt Nam; Tín ngưỡng và ngạn ngữ dân gianvùng thung lũng Nguồn Son, tỉnh Quảng Bình (Trung Việt); Phong tục dângian tại thung lũng Nguồn Son; Thần Kinh.

Tập 3: Triết lý dân gian người Việt: Vũ trụ quan; Triết lý dân gian

người Việt: Nhân sinh quan; Nghệ thuật Huế; Người Việt: Dân tộc - Ngôn

Trang 11

ngữ; Một vài quy luật tu duy nơi người Việt, xét từ ngôn ngữ của họ; Một vài

chỉ dẫn thiết thực đành cho các vị thừa sai khi giảng đạo.

Tác giả Ngô Đức Thịnh có công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín

ngưỡng ở Việt Nam (2012, Nxb Trẻ) Một số quan điểm lý luận và phương

pháp liên quan tới tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, các tác giả đi vào

nghiên cứu một số tín ngưỡng dân gian cụ thể, như thờ cúng tổ tiên của cácgia tộc, dòng họ và sự phóng đại của nó trên bình diện quốc gia - dân tộc là

thờ cúng Quốc Tổ Hùng Vương Đây là một hình thức tín ngưỡng nhằm thắtchặt quan hệ huyết thong của gia đình dòng họ, phổ biến rộng khắp ở người

Kinh và một số dân tộc thiểu só.

Nguyễn Hạnh có công trình: Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam (2020, Nxb

Trẻ) Tác phẩm biên khảo về tín ngưỡng của người Việt khởi từ thời dựngnước với khái niệm thờ: trời, đất, tô tiên Những niềm tin dân gian của ông bàta xưa vẫn còn lưu truyền đến ngày nay thông qua kho tàng ca dao Tiếp đếnlà sự giao thoa văn hóa với bốn tôn giáo lớn ở Việt Nam là Nho, Phật, Lão,

Công giáo Chính sự giao thoa giữa tín ngưỡng dân gian Việt Nam và bốn tôn

giáo lớn này đã hình thành nên nhiều tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa

Và rất nhiều các công trình nghiên cứu về các tín ngưỡng cụ thé ở Việt

Nam: tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín

ngưỡng thờ mau,

Luận văn nghiên cứu về sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bảnđịa tại chùa Khúc Thủy Vì vậy mảng viết về chùa Khúc Thủy với các góc độkhác nhau có thé ké đến các công trình: Dưới góc độ xã hội học nhìn về các

hoạt động tôn giáo có luận văn: Sự tham gia hoạt động nghi lễ Phật giáo của

Phật tử tại Hà Nội (khảo sát tại chùa Thắng Nghiêm - Khúc Thủy huyện

Thanh Oai thành phố Hà Nội) Trong đó luận văn đi sâu vào nghi lễ Phật giáo

Trang 12

và thực hành nghi lễ Phật giáo tại chùa Thắng Nghiêm Từ đó phác họa, miêutả những hoạt động nghi lễ của nhóm Phật tử đồng thời đánh giá vai trò Phật

giáo thông qua nghỉ lễ trong đời sống xã hội.

Dưới góc độ tiếp cận về di sản, kiến trúc có luận văn thạc sĩ đặc điểm,giá trị hệ thống di sản kiến trúc làng Khúc Thủy, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội,

của tác giả Bùi Quang Minh,

Liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, vấn đề sự dung hợp giữa Phật

giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam ít nhiều đã được đề cập đến trong mộtsố các công trình nghiên cứu của một số tác giả khác nhau:

Tác giả Pham Thị Thu Hương có bai viết: “Sự dung hợp tôn giáo va tín

ngưỡng trong thần tích một số nhân vật được thờ trong ngôi chùa Việt”.

Trong bài tác giả phân tích sự dung hợp Phật giáo và tín ngưỡng bản địa

thông qua thần tích của một số vị Thần tiêu biểu như: Tứ Pháp (Pháp Vân,

Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Thánh Từ Đạo Hạnh, Thánh Dương

Không Lé6, Và khang định: “Một điểm chung cho những nhân vật trên là

trong thần tích của họ đều có những điểm khác thường và đều là kết quả

của nhiều lớp tín ngưỡng tôn giáo xếp chồng lên nhau qua sự trôi chảy của

thời gian” [20, tr.6].

Nghiên cứu về sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng cụ thể là tín

ngưỡng thờ cúng tô tiên có luận án của tác giả Phan Nhật Trinh với tên đề tài:“Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việthiện nay” Trong đó tác giả đã phân tích sự dung hợp biểu hiện ở nhiều khía

cạnh: không gian thờ cúng, sự thờ cúng, nghỉ lễ thờ cúng ở cả hai không gian

là trong chùa và thờ cúng tô tiên trong gia đình

Nghiên cứu về sự dung hợp Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống ở một

tỉnh phía Nam là Tiền Giang có bài viết: Sự dung hợp giữa Phật giáo bắc

truyén với tín ngưỡng truyên thông ở Tiên Giang qua khảo sát một sô ngôi

Trang 13

chùa của tác giả Lê Thị Thanh Thảo đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo

(2018, số 170).

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn phân tích, làm rõ những biểuhiện cụ thé của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa tại chùaKhúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phó Hà Nội Từ đó đưa ra

một số nhận xét về sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa tại

chùa Khúc Thủy trên hai phương diện tích cực, giá trị cần bảo tồn, phát huy

và một số vấn đề đặt ra Từ đó đưa ra một số khuyên nghị khắc phục nhữngvấn đề đặt ra nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của sự dung hợp đó.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn của sự dung hợp giữa Phật

giáo và tín ngưỡng bản địa.

Hai là, phân tích những biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín

ngưỡng bản địa qua khảo cứu trường hợp tại chùa Khúc Thủy.

Ba là, đưa ra một số nhận xét về sự dung hợp giữa Phật giáo và tín

ngưỡng bản địa qua khảo cứu trường hợp tại chùa Khúc Thủy, xã Cự Khê,

huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sự dung hợp của Phật giáo và tín ngưỡng bản địa tại chùa Khúc Thủy,

huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian của Luận văn là: chùa Khúc Thủy, huyện Thanh

Oai, thành phố Hà Nội.

Trang 14

Phạm vi thời gian của luận văn là: từ 1990 đến nay, tác giả lựa chọn

năm 1990 là năm đánh dấu sự đổi mới về chính sách tôn giáo của Đảng - Nhà

nước Việt Nam.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của Luận văn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng,duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của Luận văn bao gồm các phương pháp tôn

giáo học và phương pháp liên ngành: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân

tích, so sánh, khảo sát thực địa thông qua quan sát tham dự trong nghiên cứuthực địa.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn6.1 Về lý luận

Luận văn góp phần vào nghiên cứu các vấn đề lý luận về Phật giáo, tínngưỡng, mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam nói riêng

và vấn đề dung hợp, giao thoa tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam nói chung.6.2 Về thực tiễn

Những giải pháp đưa ra trong luận văn có thé góp phan phát huy giá trị

của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa tại chùa Khúc Thủy,

góp phan vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.

Luận văn là tài liệu nghiên cứu có thể phục vụ cho hoạt động nghiên

cứu tôn giáo tín ngưỡng cũng như các hoạt động quản lý tôn giáo tín ngưỡng.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mo dau, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận vancó 02 chương, 06 tiết.

Trang 15

Thuật ngữ “tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó

cũng có một quá trình biến đổi nội dung Khi khái niệm nay trở thành phố

quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không

tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác Vì vậy trên thực tế

đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều

dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới.

“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và “religion”

lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêmsức mạnh siêu nhiên Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, déchế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo

trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là riêng cua đạo Kitô.

Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo Đến thế kỷ XVI,

với sự ra đời của đạo Tin Lành - tách ra từ Công giáo - trên diễn đàn khoa học

và thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo

thờ cùng một chúa Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi

châu Âu và sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô

giáo, biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhăm chỉ các hình

thức tôn giáo khác nhau trên thế giới.

Trang 16

Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở

Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII vào sau đó du nhập vào Trung Hoa Tuy

nhiên, ở Trung Hoa, vào thế ky XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ýnghĩa hoàn toàn khác: nó chỉ cho đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của

Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).

Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX

và được đăng trên các báo, nhưng do ky húy của vua Thiệu Tri nên được gọi

là “Tôn giáo”.

Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ

một tôn giáo sau đó thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo.

Viết về khái niệm tôn giáo trong mối quan hệ khái niệm tín ngưỡng, tác

giả Nguyễn Đức Lữ cho rằng: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người vàonhững điều thiêng liêng, huyền bí vượt khỏi thé giới tự nhiên Còn tôn giáo làtín ngưỡng của những người cùng chung một tổ chức có hệ thống giáo lý,

giáo luật và lễ nghĩ” [25, tr.8]

Trong Từ điển Tiếng Việt: “Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm

những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu nhiên,

cho rằng những lực lượng siêu nhiên quyết định số phận con người Con

người phải phục tùng, tôn thờ” [31, tr 1011]

Trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con ngườitồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáolý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [34].

Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm tôn giáo được thể hiện

trong luật Tín ngưỡng, tôn giáo.* Tín ngưỡng

10

Trang 17

Khái niệm tín ngưỡng được bàn đến trong nhiều công trình nghiên cứu

dưới nhiều góc độ khác nhau và thường được đặt tương quan trong mối quan

hệ với khái niệm tôn giáo.

Trong Từ điển Tôn giáo, tín ngưỡng được hiểu: “Tín ngưỡng là lòngtin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí;lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức biểu tượng là “Trời”,“Phật”, “Chúa”, “Thánh”, “Thần”, hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vôhình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của người ta, được con người

tin là có thật va tôn thờ” [18]

Theo tác giả Đặng Nghiêm Vạn phân tích: “Trong Từ điển Hán - Việt,

Đào Duy Anh đã giải nghĩa: “Tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ mê tín đối vớimột tôn giáo hay một chủ nghĩa” Thuật ngữ tín ngưỡng có thé có hai nghĩa.Khi nói đến tự do tín ngưỡng, người ngoại quốc có thé hiểu đó là niềm tin nóichung (belief, believe, croyance) hay niềm tin tôn giáo (belief, believe,croyance riligieuse) Nếu hiểu tin ngưỡng là niềm tin thì có một phan ở ngoài

tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believer theo nghĩa hẹp

croyance riligieuse) thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cau thành

tôn giáo [42, tr.76]

Nhiều nghiên cứu lại nhìn nhận tín ngưỡng như là một hình thức ton tạidạng thấp, chưa hoan chỉnh của tôn giáo: “Trong tình hình cuộc tranh luận vềđịnh nghĩa tín ngưỡng và tôn giáo chưa đưa ra một kết luận tương đối đượcnhiều người chấp nhận, thì sử dụng khái niệm tín ngưỡng như là biểu hiệnthấp hơn tôn giáo, trong khi nghiên cứu các hiện tượng tôn giáo là điều cầnthiết” [19, tr.337]

Tuy nhiên về thực tế ở Việt Nam chúng ta thấy giữa tín ngưỡng, tôngiáo có nhiều điểm giống nhau, tương đồng, nhưng phong phú và có tính độclập tương đối Hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam vẫn tồn tại song

11

Trang 18

song và còn có sự hội nhập, dung hợp, hòa quyện lẫn nhau, bé sung cho nhauđể cùng tồn tại và phát triển Chính vì thế khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo

trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã thê hiện rõ nét sự độc lập tương đối này.

Căn cứ tại mục 1, 2, 3 điều 2 của luật tín ngưỡng tôn giáo số02/2016/QH14: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thé hiện thôngqua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống đề mang lạisự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng Hoạt động tín ngưỡng là

hoạt động thờ cúng tô tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinhngười có công với đất nước, với cộng đồng: các lễ nghi dân gian tiêu biéu cho

những giá tri lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động

tín ngưỡng tập thê được tô chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu

cầu tinh thần của cộng đồng.

* Dung hợp tôn giáo, tín ngưỡng

Dung hợp là một động từ với nghĩa có thé được hiểu: Theo sách Đạitừ điển tiếng Việt, “Sự dung hợp là dung hòa với nhau trong một thé thongnhất” [45, tr.554]

Theo sách Từ điển tiếng Việt, “Sự dung hợp là hòa vào nhau để hợp

thành một thê thống nhất” [32, tr.427]

Tuy nhiên dung hợp tôn giáo, tín ngưỡng thì chưa hình thành khái

niệm, mặc dù hiện tượng này đã có từ rất lâu trong thực tiễn đời sống tínngưỡng, tôn giáo Trong luận văn chúng tôi hiểu theo cách hiểu của tác giả

Phan Nhật Trinh: dung hợp văn hóa và dung hợp tín ngưỡng, tôn giáo là: Quá

trình năng động trong đó một nền văn hóa (tín ngưỡng, tôn giáo) diễn tiến

dưới ảnh hưởng của một văn hóa (tín ngưỡng, tôn giáo) khác: văn hóa (tín

ngưỡng, tôn giáo) thống trị Và chúng được hòa hợp trong một thê thống nhấtdé tồn tại, phát triển [Xem 41].

12

Trang 19

Đan xen, hòa đồng, khoan dung, dung hợp trở thành một trong nhữngđặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Về đặc điểm này

trong cuốn sách Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam cóphân tích: Đặc điểm này xuất phát từ đặc tính của người Việt Nam là cởi mở,

bao dung, chứ không hẹp hòi, kỳ thị, khéo kín Người Việt sẵn sàng mở lòng

chấp nhận các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau miễn là không viphạm đến lợi ích quốc gia, và đi ngược lại truyền thống văn hóa Dân tộc Các

tôn giáo từ các quốc gia khác nhau như Đạo giáo, Phật giáo, hay tôn giáo từphương Tây du nhập vào Việt Nam, thì vẫn có thé cùng nhau chung sống,

song song tồn tại một cách hòa bình với tín ngưỡng bản địa mà không xảy ra

những cuộc chiến tranh tôn giáo Và: “Khái quát lại, tín ngưỡng tôn giáo ViệtNam là hòa đồng, đan xen, nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau Truyền thống “Tamgiáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất” được kết tinh trong đạo Cao Dai.Những tôn giáo độc thần như Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo du nhập vàonước ta cũng như tôn giáo nội sinh như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo ít nhiều

đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp với nhau và với tín ngưỡng bản địa.

Nhờ có tính khoan dung, hiếu hòa của tôn giáo đã khiến cho một đất nước da

Dân tộc và đa tôn giáo như Việt Nam vẫn giữ được truyền thống đoàn kết

toàn dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo” [25, tr.82].

Tín đan xen, hòa đồng, dung hợp tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Namtheo tác gia Nguyễn Đức Lữ thé hiện ở các mặt:

+ Trên điện thờ các tôn giáo có sự diện diện đối tượng thờ cúng của

các tôn giáo khác nhau

+ Đối với người Việt Nam rất khó dé xác định tiêu chuẩn tôn giáo cụ

thé của họ Người Việt có thé đồng thời tham gia sinh hoạt, thực hiện nghi lễ

của nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.

13

Trang 20

+ Về phía giáo sĩ, có sự am hiểu và trong đời sống thực hiện tu tập thé

hiện sự ảnh hưởng, pha trộn nhiều yếu tố của các tôn giáo, tín ngưỡng khácnhau: “Ở Việt Nam có nhiều Tăng, Ni, phật tử thông thạo giáo lý Phật giáo,đồng thời cũng am hiểu triết thuyết Không Mạnh và nghiên cứu cả Đạo giáo.Ngược lại, các thầy pháp của Đạo giáo (phù thủy, chiêm tinh, bói toán) cũngkhông hề bài bác Phật giáo, Khổng giáo Thực tế nhiều nhà Nho nương thântrong chốn cửa thiền và cũng không ít tăng ni có tư tưởng yếm thế, tu tiên”.

[25 tr.81]

Một biểu hiển rõ nét của sự dung hợp tôn giáo ở Việt Nam là hiện

tượng Tam giáo đồng nguyên thời Trần hay là sự dung hợp nhuan nhuyén

giữa ba tôn giáo: Nho - Phật - Dao trong quá trình phát trién.

1.2 Khái quát chung về truyền thống dung hợp giữa Phật giáo và

tín ngưỡng bản địa Việt Nam

1.2.1 Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm Phật giáo với lịch sử hơnhai nghìn năm đồng hành cùng dân tộc Việt Nam đã trở thành người bạn đồng

hành thủy chung của dân tộc, là một phần không thể thiếu của văn hóa ViệtNam Ở thời kỳ lịch sử nào Phật giáo cũng luôn phát huy tinh thần đồng hànhcùng dân tộc, tạo nên truyền thống “hộ quốc an dân”.

Xét về lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể coi giai đoạn từ thế kỷ I đếnthế kỷ X là giai đoạn truyền giáo Trong Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giảNguyễn Lang khang định: Phật giáo du nhập vào Việt Nam bang hai conđường: đường thủy và đường bộ Và đầu tiên là bằng đường biến từ An Độsang, qua con đường giao thương buôn bán, theo chân các thương gia: “Hồi

bấy giờ (đầu kỷ nguyên) Ấn Độ đã có liên hệ thương mại trực tiếp với TrungĐông và gián tiếp với các nước vùng Địa Trung Hải Đề quốc La Mã tiêu thụ

rat nhiêu vàng, lụa, hương liệu, tram, quê, tiêu, nga voi, châu báu Dé có đủ

14

Trang 21

hàng cung cấp cho thị trường ấy, các thương gia An Độ đã dong thuyền dimãi về Viễn Đông Những thương thuyền này theo gió mùa tây nam đi về

Đông Nam A, tới bờ biển Mã Lai, Phù Nam và Giao Chi Thương gia An Độphải ở lại đây cho đến năm tới, chờ gió mùa đông bắc dé trở về An Độ Trongthời gian này, họ ở lại sống với dân bản xứ và đã ảnh hưởng tới dân bản xứbăng lỗi sống và văn minh của họ Vì sự có mặt của những thương gia Ân Độmà dân ta hồi đó đã biết đến ít nhiều về kỹ thuật canh tác, y thuật và tôn giáoAn Độ Ta có thé nói rằng chính những thương gia An Độ đã trước tiên dem

Phật giáo vào nước ta” [22, tr.22]

Có thé ké tên một số tăng sy An Độ va Trung A sang truyền giáo ở ViệtNam thời kỳ đầu tiên như: Ma Ha Kỳ Vực, Khưu Đa La, Khương Tăng Hội,

Chu Cương Lương, Mat Da Đề Bà

Phật giáo có nhiều điểm gần gũi với tín ngưỡng văn hóa truyền thốngngười Việt thời bấy giờ Thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo phù hợpvới quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, ông Trời trừng phạt kẻ ác, banthưởng người lành của người Việt Nam, thuyết luân hồi của Phật giáo cũngkhông đi ngược lại quan niệm linh hồn và thé xác của người Viét,

Đến thế kỷ V, Phật giáo đã được truyền đến nhiều nơi trên đất nước và

đã xuất hiện những nhà sư Việt Nam có nhiều danh tiếng.

Từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ X, sự ảnh hưởng của các nhà truyềngiáo của Trung Quốc bắt đầu tăng lên, dẫn theo đó bắt đầu có các phái thiềncủa Trung Quốc du nhập vào Việt Nam cụ thể như:

- Phái thiền Tỳ Ni Da Lưu Chi: khoảng năm 580 một nhà su An Độ tênTỳ Ni Da Lưu Chi - là tổ thứ ba của phái thiền Trung Quốc đã vào Việt Namtu tại chùa Pháp Vân (tinh Bắc Ninh) và trở thành vị tô sư của phái thiền này

ở Việt Nam.

15

Trang 22

- Phái thiền Vô Ngôn Thông: Năm 820, phái thiền Vô Ngôn Thông

truyền vào Việt Nam (Vô Ngôn Thông họ Trịnh - là người Quảng Châu,

Trung Quốc, tu tại chùa Song Lâm, Triết Giang) Năm 820, ông sang tu tạichùa Trần Quốc (Hà Nội) và trở thành vị tổ sư của phái thiền này ở Việt Nam.Thiền phái Vô Ngôn Thông được truyền thừa ở Việt Nam trong bốn thế kỷ(TK IX đến TK XIII) Trong Việt Nam Phật giáo Sử luận có nhận xét về thiềnphái Vô Ngôn Thông: Thiền học của Vô Ngôn Thông không có màu sắc Mậtgiáo nhưng ảnh hưởng của Mật giáo trong thiền phái cũng khá quan trọng Sự

ảnh hưởng thấy rõ ở các thiền sư Không Lộ, Giác Hải và Nguyện Học Mật

giáo thịnh hành ở Việt Nam từ thế kỷ VII.

Phật giáo Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XV: Đây có thể coi là thời kỳ

phát triển rực rỡ của Phật giáo Việt Nam Các triều vua Đinh - Lê có nhiều

chính sách nâng đỡ đạo Phật Ví như vua Lê Dai Hành và vua Dinh Tiên

Hoàng đã trọng dụng và phong thưởng cho nhiều nhà sư có công giúp vua loviệc triều chính, có nhiều chính sách hỗ trợ cho Phật giáo phát triển Vua LêĐại Hành và Đinh Tiên Hoàng đã cho xây dựng nhiều chùa Tháp ở vùng HoaLư, biến nơi đây không chỉ là một trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội mà

còn là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước.

Sang đến thời Lý thì mới được xem là triều đại Phật giáo đầu tiên ởViệt Nam vì Lý Công Uan - Ly Thái Tổ (người sáng lập triều Lý) là ngườichịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, nên ông hết lòng ủng hộ cho Phật giáo.Ngay khi lên ngôi, Ly Thái Tổ đã cho xây dựng tám ngôi chùa ở quê nhà, và

xây dựng nhiều ngôi chùa khác trên khắp cả nước: ở Thăng Long xây dựngHưng Thiên Ngự, Vạn Tuế, Năm 1011, vua Lý Thái Tổ cho dựng nhà tàngkinh Tran Phúc dé tang chứa kinh điển, cho người sang Tống thỉnh tam tạng

kinh Dưới triêu Lý đã có rât nhiêu nhà sư nôi tiêng vê việc tu hành và có

16

Trang 23

những đóng góp cho đất nước như sư Vạn Hạnh được Lý Thái Tổ phong làmQuốc sư; Huệ Sinh được Lý Thánh Tông phong làm tăng thống

Từ tiền đề thời Lý, sang đến thời Trần, Phật giáo Việt Nam phát triểntới mức cực thịnh và trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội Nhiều vị vua của nhà Trần vừa là nhà chính trịtài ba trị quốc vừa nghiên cứu Phật giáo và trở thành người có trình độ phậthọc uyên thâm Thời Trần có vị vua đã xuất gia, trở thành người phật tử thuầnthành Thời Trần, sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã đưa Phật giáo

Việt Nam phát triển lên đỉnh cao Phật giáo thời Trần không chỉ là một tôngiáo mà đã trở thành nền tảng tư tưởng liên kết toàn dân trong một mục đíchxây dựng và bảo vệ quốc gia, dân tộc.

Từ triều Lê sơ (thế kỷ XV) trở đi, chế độ phong kiến ở Việt Nam pháttriển lên một bước mới, lấy Nho giáo làm chỗ dựa cho tư tưởng chính trị vàđạo đức nên Phật giáo cũng có những bước ngoặt lịch sử Phật giáo phát triển

theo hướng mới là bám rễ sâu rộng trong văn hóa dân gian.

Thời kỳ nam - bắc triều, khi chúa Trịnh ở đàng ngoài, chúa Nguyễn ởđàng trong, Phật giáo có sự khởi sắc trở lại khi các chúa Trịnh, Nguyễn đều

tạo điều kiện cho việc tôn tao, sửa chữa chùa chién Trong giai đoạn này cónhiều chùa được chúa Trịnh, Nguyễn cho xây dựng như: chùa Phúc Long

(xây năm 1618), chùa Thiền Tây ở Vĩnh Phúc (xây năm 1727) Chùa ThiênMụ ở Huế (xây năm 1601) Cũng thời kỳ này, ở Việt Nam xuất hiện pháithiền mới là thiền Tào Động ở đàng ngoài và thiền Lâm Tế ở đàng trong.

Những năm ba mươi của thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam có sự khởi sắctrở lại bởi phong trào chấn hưng Phật giáo Phong trào chấn hưng Phật giáongoài mang ý nghĩa tôn giáo thì còn có ý nghĩa chính trị xã hội tích cực gắn

với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Đó là một số nhà sư cùng một số

nhân sĩ trí thức yêu nước, mên đạo, muôn đạo Phật phát triên nên đã sử dụng

17

Trang 24

ngọn cờ Phật giáo dé đoàn kết, tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp Sự nởrộ của các tô chức Phật giáo và những yêu cầu thực tiễn đặt ra cần thống nhất

Phật giáo Việt Nam nhưng do điều kiện khách quan, chủ quan ý muốn đó

của Giáo hội với đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Từ sự khái lược trên có thể thấy: Khi đến với Việt Nam, với phương

châm “tùy duyên phương tiện” Phật giáo đã hội nhập mạnh mẽ với các tín

ngưỡng bản địa Việt Nam dé cho ra một dòng Phật giáo Việt Nam với nhữngđặc trưng rất riêng, khác nhiều so với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc

- nơi khởi nguồn của dòng truyền bá Phật giáo vào Việt Nam Đỉnh cao củaPhật giáo Việt Nam với những thành tựu rực rỡ là thời kỳ Lý - Trần Phật giáo

thâm nhập, ảnh hưởng mọi mặt của đời sống xã hội, thậm các vị vua, quanthời kỳ này còn là những vị chân tu xuất sắc, đỉnh cao nhất là Trần NhânTông - người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, thiền phái của Việt Nam Mộttrong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam là sự kết hợp của bayếu tố: Thiền - Tịnh - Mật trong một thể thong nhất dé tạo thành sức mạnh

của Phật giáo Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của đa dạng các đối tượng tín đồ

Phật giáo Sự kết hợp này vững chắc đến độ có thé coi các yếu tố đó tạo thành

câu trúc cơ bản của Phật giáo Việt Nam.

18

Trang 25

Khi viết về cấu trúc Phật giáo Việt Nam nhà nghiên cứu Hà Văn Tantừng viết: Khi phân tích về mặt tư tưởng, chúng ta có thé tách rời ba yếu tố

Thiên, Tịnh, Mật của Phật giáo Việt Nam Nhưng khi coi Phật giáo như mộtthực thể tôn giáo thì ba yếu tố này lại gắn chặt với nhau thành một hệ thống

nhất Từ lịch sử Phật giáo Việt Nam cho thấy, sự tương hỗ lẫn nhau của ba

yếu tố này đã giúp hoàn thiện Phật giáo Việt Nam, giúp Phật giáo Việt Namgiải quyết được hầu hết các vấn đề về nhu cầu của một tôn giáo hoàn chỉnh

của người Việt Từ đó có sự đóng góp tích cực của Phật giáo cho con người

và xã hội Việt Nam qua nhiều thời đại.

Trong thời kỳ hiện nay, với những biến đổi mạnh mẽ của đời sông kinh

tế, văn hóa, xã hội, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người dân cũng có

nhiều biến động và Phật giáo cũng không thé nằm ngoài guồng quay đó Vềvan dé này có thé trích một ý kiến như sau:

“Càng thấy những thay đổi xảy ra trong Phật giáo, chúng ta càng thấyrõ Phật giáo đã luôn tự điều hợp mình theo mọi nhu cầu của các thời đại, các

dân tộc và các cá nhân khác nhau”.

Chúng ta càng thấy rõ rằng đức Phật đã có thê thiết lập một thông điệpluôn luôn tươi mới Vì thế, nếu Phật giáo được ứng dụng ngày nay và nếu

Phật giáo có một vi trí trong đời sống như ngày nay, thì đó là vì khả năng ápdụng tính vượt thời gian đó, phát sinh từ một hệ thống những giá trị vĩnh

cửu” [36, tr.263]

Nhìn lại lịch sử Phật giáo Việt Nam cho thay Phat gido Viét Nam daluôn giữ va làm tốt vai trò “hộ quốc an dân”, góp phan quan trong trong quátrình xây dựng nền văn hóa dân tộc Ngày nay với đường hướng tiến bộ“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, tăng, ni, tin đồ Phật giáo cả nước

tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong quá trình đổi mới và xây dựng

đât nước.

19

Trang 26

1.2.2 Khái quát chung về tín ngưỡng bản địa Việt Nam

Từ cổ xưa người Việt Nam đã có hệ thống tín ngưỡng, ban địa phong

phú và đa dạng Tín ngưỡng dân gian Việt Nam mang đậm dấu ấn Đông NamÁ và mang những đặc trưng như trong công trình bản sắc văn hóa Việt Nam,tác giả Phan Ngọc đã phân tích: Các tín ngưỡng này xuất phát từ cơ cở linh

hồn giáo của môi trường rừng núi Đông Nam A thời cổ xưa nhất là một khi

rừng mênh mông và những con sông suối chảy qua là những mạch giao thông.

Do đó những vị thần đầu tiên là những vi thần tự nhiên: thần cây, thần đá,thần sông, than núi, thần rimg, Tục ngữ Việt Nam có những câu thé hiệntục thờ này: “thần cây đa, ma cây đề”,

Việt Nam với đặc trưng của một nền văn hóa lúa nước, một nền nông

nghiệp lâu đời nên tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp rất phong phú Cácvị thần cai quản những hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến côngviệc trồng trọt nông nghiệp giữ vai trò quan trọng Dé có nước trồng trọt phảicó bốn bà: bà Mây, ba Mưa, bà Sam, bà Chớp Với đặc trưng của văn hóa

Việt Nam, yếu tố nữ mang tính trội nên các vị thần tự nhiên đều mang dángdap của người phụ nữ với các tên bà, mẫu

Nền nông nghiệp với nhu cầu của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tín

ngưỡng phén thực với sự dé cao vai trò của sự sinh sản, sinh sôi nảy nở, sự

hai hòa âm dương được phổ biến: “Một là vai trò của tín ngưỡng phén thực.Trong tín ngưỡng xa xưa, trồng được cây ra quả cũng là một với việc trai gáiăn nằm sinh con cái Cho nên có văn hóa nông nghiệp sẽ có tín ngưỡng phénthực, đồng thời đàn bà đẻ con chứ không phải đàn ông, nên trong tín ngưỡngphụ nữ sẽ là chủ chốt Tín ngưỡng phon thực biéu hiện ở sự thờ sinh thực khí

và hành vi giao phối” [30, tr.332]

Đó là các hình thức của tín ngưỡng thờ thần thể hiện nói chung của

người Việt Người Việt có hệ thống các tín ngưỡng cụ thể điển hình như tín

20

Trang 27

ngưỡng thờ cúng tô tiên, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng

* Tin ngưỡng thờ cúng té tiên:

Dân tộc Việt Nam lưu giữ truyền thống tưởng nhớ về ông, bà, tổ tiênthê hiện ở việc thờ cúng tô tiên Tín ngưỡng thờ cúng tô tiên của người Việt làmột đạo lý nhân văn được vun bồi từ hàng ngàn năm lịch sử Nếu hiểu theonghĩa rộng hơn thì thờ cúng tổ tiên có thé được chia thành ba cấp độ.

O cap độ gia đình, dòng tộc, người Việt thờ cúng những người đã mattheo quan hệ huyết thống Theo nghĩa này, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên đượccoi là tín ngưỡng phổ biến nhất của người Việt, nó bắt nguồn từ niềm tin rằng

linh hồn người chết vẫn luôn tổn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tớicuộc sống của con cháu Đó chính là sự thờ cúng được diễn ra trong mỗi giađình, dòng họ Ban thờ gia tiên là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình Sựthờ cúng diễn ra thường niên vào các dip lễ tết, những ram, mồng một hàngtháng Lễ vật dâng lên ban thờ tổ tiên bao gồm những thứ cơ bản: hoa, đăng,

trà, quả, lễ vật chay hoặc mặn, nhưng luôn đảm bao tính tinh khiết, trang

trọng, lòng thành Múi liên hệ giữa con cháu ở thực tại với tô tiên đã mất,

được thể hiện thông qua nghỉ lễ thờ cúng Khi nén hương thơm được đốt lên,

con cháu thực hiện các nghỉ lễ khấn vái, báo cáo tô tiên những van dé củathực tại (chuyện làm ăn, hoc hành, thi cử, đám cưới, làm nha ), cầu xin sựchở che Trong phút giây thiêng liêng đó, người Việt luôn tin tưởng rằng tổtiên là những người thân đã mat của mình sẽ vẫn nghe được những lời khancầu, và có khả năng tác động vào thế giới hiện thực một cách siêu thực Thờcúng tổ tiên ở cấp độ gia đình, dòng họ còn bao gồm hệ thống quy tắc: tang

ma, lễ chôn cất, để tang, chăm sóc phần mộ, tế lễ, giữ gia phả, thờ ở nhà thờ

họ từ đời ông trở lên, và thờ cha mẹ ở gia đình khi là con trưởng Bên cạnh

đó, tín ngưỡng thờ cúng tô tiên ở cấp độ gia đình, dòng tộc cũng phản ánh cấu

21

Trang 28

trúc gia đình người Việt trên phương diện thứ bậc và những đóng góp của

từng thành viên trong gia đình Bởi vì nền kinh tế truyền thống của người Việtcũng chính là nền kinh tế gia đình mang tính chất tự cung tự cấp và bảo hộ lẫn

nhau Một người con sinh ra trong gia đình, dòng họ phải có trách nhiệm và

nghĩa vụ phải giữ gìn được nghề, truyền thống của gia đình, dòng họ ấy.

Những người di trước vừa đóng vai trò là người cha người chú trong quan hệ

ho hàng cũng đóng vai trò là người thay dạy nghề trong quan hệ sản xuất Con

cháu thờ cúng ông bà tổ tiên mong cầu sự làm ăn phát đạt cũng chính là cầuxin cho sự duy trì phát triển của truyền thống nghề nghiệp gia đình.

Ở cấp độ làng xã: Người Việt thờ Thành Hoàng Làng, đó có thể là mộtvị anh hùng có công với làng, với nước, hay một vị tô nghé, Thành Hoang

của Việt Nam rất đa dạng về nguồn gốc, loại hình, phân loại Có những vịThanh Hoàng là những vi thần tự nhiên: Cao Son, Can Xá, Ong Cut, Ông

Dài, Những vị Thành Hoàng là các vị anh hùng dân tộc: Hưng Đạo

Vương, bà Trưng, bà Triệu, Có những vị thần riêng của làng, không códanh hiệu như người ăn xin, người chết đuối, chết vào giờ thiêng, Cónhững vị thành hoàng là tướng giặc bị chết trận, Nói chung làng nào ở

Việt Nam cũng có thành hoàng của mình, có làng có nhiều thành hoàng thờ

tại đình, thành hoàng làng ở Việt Nam giữ chức năng bảo trợ tinh thần, vậtchất cho cả làng, trở thành mối liên hệ tinh thần của cả làng Hình tượngngôi đình trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam, thể hiện “Cây đa,

giếng nước, sân đình”.

Ở cấp độ cao nhất là cấp Quốc gia, dân tộc: Người Việt thờ vua Hùng,tín ngưỡng thờ vua Hùng đã được duy trì hàng ngàn năm và lễ hội gid tổ

Hùng Vương hàng năm là quốc giỗ được tổ chức ở quy mô rất lớn Thờ tô

Hùng Vương phản ánh niềm tin của người dân Việt Nam vào truyền thuyết

con Rồng cháu Tiên được ghi chép trong Lĩnh Nam Trích Quái, một tài liệu

22

Trang 29

huyền sử vô cùng quan trọng để nghiên cứu lịch sử người Việt Thờ vua Hùng

có ý nghĩa tưởng niệm đến công dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng.Lam sống lại lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc trong mỗi con

* Tín ngưỡng thờ mẫu:

Như đã phân tích ở trên, trong hệ thống tín ngưỡng bản địa Việt Nam,với đặc trưng của một quốc gia nông nghiệp với nền sản xuất lúa nước là chủ

yêu thì nồi bật là các tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp Do là tín

ngưỡng thờ nữ thần, tín ngưỡng thờ mẹ hay còn gọi là tục thờ mẹ, tục thờ bà;

Trong đó có thờ: mẹ Trời, mẹ Dat, mẹ Lúa, me Nước, me Trăng bà Mây, bà

Mưa, bà Sam, ba Chớp, tựu chung sau này đã thành tín ngưỡng thờ mẫu hay

còn gọi là tục thờ mẫu Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt có nguồn gốc lâuđời, khi người Việt thờ các vị thần tự nhiên, các vị thần này mang hình dáng,biểu hiện trong các khái niệm thánh mẫu Việc tôn thờ mẫu (mẹ) làm thầntượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người của đạo

Mẫu đã dễ dàng đi vào đời sống dân gian, bắt rễ sâu vào xã hội và đời sốngtâm linh của mỗi con người Trải qua lịch sử, tục thờ mẫu đã phát triển hình

thành nên tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ Đến thé kỷ XVI, trên cơ sở tín

ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và sự ra đời của thánh mẫu Liễu Hạnh thì tínngưỡng thờ mẫu đã được hoàn thiện như hiện nay.

Với sự ảnh hưởng của đạo Giáo và văn hóa Trung Quốc, không gianthờ cúng của tín ngưỡng thờ mẫu được kết câu như một “triều đình” thu nhỏ,với các lớp thờ theo trật tự tôn ti và có sự xuất hiện của các nhân vật thờphụng của đạo Giáo như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đầu.

Dù có sự xuất hiện của các vị thần khác nhau, ngÔi VỊ cao nhất thuộc vềNgọc Hoàng, nhưng linh hồn và quyền năng thực sự phổ biến trong tín

ngưỡng thờ mau thuộc về các bà, các mẹ, thuộc vê các vi thánh mau Việt về

23

Trang 30

điều này, tác giả Phan Ngọc phân tích: “Nếu như thiên đình đạo giáo Trung

Hoa chỉ thấy đàn ông thì thiên đình giáo Việt Nam do đàn bà làm chủ Cáinhìn của nhân dân đối với họ là cái nhìn của con đối với mẹ Họ là các bà mẹthánh, các thánh mẫu Thế giới của đạo giáo Trung Hoa là thế giới của triềuđình quân chủ, thế giới của đạo giáo Việt Nam là thế giới của gia đình ViệtNam, tên gọi tục thờ mẫu là điển hình” [30, tr.350]

Mẫu Thoải, cai trị miền sông nước, mặc đồ màu trăng.

Đó là tam phủ, rồi thêm Mẫu Địa, cai quản miền đất, mặc áo vàng gọi

là tứ phủ.

Sau này thánh mẫu Liễu Hạnh xuất hiện, là nhân thần chiếm vị trí trungtâm trong tín ngưỡng thờ mẫu, có quyền năng lớn nhất.

Tín ngưỡng thờ mẫu có nhiều giá trị, GS TS Ngô Đức Thịnh cho rằng

tín ngưỡng thờ mẫu hay đạo mẫu có nhiễu giá trị Trong đó có bốn giá trị lớn:

đạo Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ, đạo Mẫu mang cho con

người sống ở trên đời này ba điều: phúc - lộc - thọ Đó là những ước muốnvĩnh hang của con người Đạo Mẫu thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước đãđược tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa Điều này thé hiện rat rõ qua việc khoảngnăm mươi vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ là những nhân vật lịch sử có công với

dân tộc hay đã được dân tộc lịch sử hóa Đạo Mẫu là một tín ngưỡng đa văn

hóa, trong đạo Mẫu không phân biệt dân tộc, đa số cũng như thiểu số, rất bình

đăng Điêu này thê hiện ở việc có rat nhiêu các vi thân linh trong dao Mau là

24

Trang 31

những người dân tộc thiểu số Do đặc trưng này nên đạo Mẫu thẻ hiện của

tinh thần người Việt luôn sẵn sàng mở cửa để tiếp nhận đa văn hóa.

Bên cạnh đó, đặc trưng của tín ngưỡng thờ mẫu là truyền tải nhữngnội dung ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần đoản kết dân tộc, khuyên nhủngười dân ăn hiền ở lành tu nhân tích đức Là mong ước chung của nhân dânmưu cầu bình yên, 4m no, hạnh phúc Trong tín ngưỡng thờ mẫu còn ẩnchứa những giá trị văn hóa nghệ thuật rất phong phú, là kho tàng truyền

thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, đó còn là các hình thức diễn

xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa, các bức tranh thờ, nét nghệ thuật

trang trí, kiến trúc,

1.2.3 Dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam được hình

thành dựa trên đặc điểm “Tùy duyên phương tiện” của Phật giáo và đặc điểmkhoan dung, hòa hợp, dung hòa, dung hợp của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

của Việt Nam Chính vì thế, không chỉ riêng Phật giáo, mà với các tôn giáo

khác khi vào Việt Nam đều phản ánh đến vấn đề hội nhập văn hóa dân tộc:“Một tôn giáo đều có tham vọng vượt ra khỏi phạm vi một nước cho nên nókhông quy chiếu về nước Trái lại, nó cần phải phủ định chính trị, phủ địnhnước dé độc chiếm tư tưởng của tín đồ Nhưng bat kỳ tín ngưỡng, tôn giáo

nào vào Việt Nam hay sinh ra ở Việt Nam, trước sau gì cũng phải khúc xạ qua

Tổ quốc luận của Việt Nam mà thay đổi” [30, tr 47-48]

Tuy nhiên, Phật giáo là một trường hợp đặc biệt bởi bản thân Phật giáo

có rất nhiều yếu tố gần gũi với văn hóa Việt Nam Sự linh hoạt tùy duyêncủa Phật giáo đã khiến cho sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản

địa Việt Nam diễn ra sâu sắc, toàn diện, dễ dàng, tự nhiên như “nước thắm

vào lòng đât”.

25

Trang 32

Không chỉ dung hợp với tín ngưỡng bản địa, Phật giáo dung hợp với

các tôn giáo khác ở Việt Nam, hình thành nên hiện tượng tam giáo đồng

nguyên ở Việt Nam ra đời từ rất sớm Chủ trương tam giáo đồng nguyên ởViệt Nam được biết đến từ cuối thế kỷ thứ II qua tác phẩm “Lý hoặc luận”của Mau Từ và đã tồn tại ở nước ta cho đến thế kỷ XVII, XVIII Điển hìnhthời kỳ nhà Tran, đó là sự dung hòa của ba tôn giáo Nho - Phật - Đạo trên cơsở trung tâm là Phật giáo Sự “đồng nguyên” này được hình thành trên cơ sở:

Thứ nhất, là sự tương đồng của những nét chung cơ yếu, như tác giảNguyễn Thị Mỹ Hạnh đã phân tích: “Nếu nhìn sâu hơn vào bản chất của Nho

giáo, Phật giáo, Đạo giáo thời Trần thì chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy trong cốtlõi của mỗi tôn giáo ấy những nét chung cơ yếu Dù đó là Phật giáo, Nho giáo

hay Đạo giáo thì tất cả đều được khởi phát từ nhu cầu tâm linh không thểthiếu vắng của con người Và hướng đến cái đích cuối cùng là góp phần giải

phóng con người, mang lại an lạc cho nhân dân và 6n định cho xã hội, hướngcon người tới cái thiện Chính mẫu số chung ấy là chất keo gan kết các tôn

giáo này lại gần nhau và quyện hòa thành một thê tâm linh thống nhất trênnền sông dân tộc - một dân tộc dày dặn những trải nghiệm của tinh thần

khoan hòa văn hóa từ xa xưa” [Xem 47].

Thứ hai, là tỉnh thần khoan dung tôn giáo của người Việt như đã phân

tích ở trên.

Thứ ba, là quan điểm chính trỊ cởi mở của triều đình nhà Trần đã tạo

điều kiện quan trọng cho sự dung hợp và phát triển đồng thời cả ba tôn giáoNho - Phật - Đạo Lúc bấy giờ, do bản lĩnh và sự mẫn cảm trước yêu cầu của

lịch sử, các vị vua thời Trần đã không chủ trương kỳ thị tôn giáo mà đưa cáchệ thống giáo lý vốn khác nhau xích lại gần nhau nhăm có kết lòng dân, ôn

định tâm lý xã hội.

26

Trang 33

Đối với Phật giáo với tín ngưỡng bản địa Việt Nam, sự dung hợp này

được xây dựng trên một số cơ sở như trong bài viết cơ sở lý luận của mối

quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam phân tích:

Thứ nhất, là sự tương đồng về mặt tư tưởng, giáo lý của Phật giáo vàtriết lý nhân sinh trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, sự tương đồng đó

chính là cơ sở của sự dung hợp;

Thứ hai, sự khác biệt giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, sự khác

biệt chính là yếu tố thúc day sự kết hợp và bé sung cho nhau giữa Phật giáo

và tín ngưỡng dân gian Việt Nam;

Thứ ba, tâm thức đa thần, truyền thống khoan dung của người Việt và

nhu cầu của người thực hành tôn giáo, tín ngưỡng;

Thứ tư, là quan niệm về tính “thiêng” trong Phật giáo và tín ngưỡng

dân gian [Xem 33]

Sự dung hợp của Phật giáo và tín ngưỡng bản địa Việt Nam biểu hiệntrên một số khía cạnh: tư tưởng nhân sinh, nghỉ lễ, lễ hội, kiến trúc thờ tự,

kinh văn, văn học nghệ thuật, diễn xướng

Trong luận văn tác giả sẽ phân tích sự dung hợp của Phật giáo và tín

ngưỡng bản địa Việt Nam qua trường hợp điển hình là tín ngưỡng thờ mẫu.Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, dé có thé tồn tại, phát triển và khăngđịnh vị thé của mình, Phật giáo đã hòa hợp, dung nạp các yếu tô tín ngưỡng

truyền thống vào thờ Phật, như: tục thờ mẹ hay tục thờ nữ thần, tục thờ tứ

pháp Từ đó hình thành nên Phật Mẫu, Phật Tứ Pháp, Các nữ thần trong

tín ngưỡng truyền thống đã hóa thân thành Phật Bà Minh chứng cho sự

dung hợp này là hình tượng Quan Âm Bồ Tát với khuôn mặt của nữ thầnnghìn tay, nghìn mắt và nhiều vị nữ thần khác được thờ phụng phổ biếntrong nhiều ngôi chùa Nguồn gốc của hình tượng Phật bà Quan Âm trong

Phật giáo Ấn Độ là nam thần nhưng khi truyền sang Việt Nam đã bị “nữ

27

Trang 34

thần hóa”, “mẫu hóa” và trở thành Quan Âm thánh mẫu Sự hiện diện củaban thờ mẫu trong các ngôi chùa khắp đất nước Việt Nam từ bắc đến nam

(có thé ké đến các ngôi chùa cổ tiêu biểu như chùa Tram Gian, chùa TranQuốc, Hòe Nhai, chùa Mia, chùa Kim Liên, ) đã cho thấy ví dụ điển hình

của sự dung hợp này.

1.3 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Khái quát chung về vùng đất Khúc Thủy, Cự Khê, Thanh Oai,

Hà Nội

Khúc Thủy là một vùng đất cô, nay là thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê,

huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Đây là vùng đất huyền thoại và đậm

màu truyền thuyết Làng Khúc Thủy có địa giới giáp các làng Cự Đà, Khê

Tang của xã Cự Khê; làng Sái xã Mỹ Hưng; còn một mặt giáp dòng sông

Nhué Giang Có thé nói làng Khúc Thủy có vị thé quan trọng, thuận tiện choviệc giao thương, ở thế “nhất cận thị, nhị cận giang”.

Khúc Thủy cùng với Cự Đà, Khê Tang là những làng cổ, được hình

thành từ rất sớm, phát triển trù phú Theo nhiều tài liệu ghi chép, từ thời Lýnơi đây đã được đặt tên trang Khúc Thủy (xem thêm về lịch sử chùa KhúcThủy ở phần sau) Là một làng ven sông, Khúc Thủy có đất đai trù phú, màu

mỡ rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp.

Lịch sử làng Khúc Thủy gắn với những trang sử hào hùng của dân tộc.Tương truyền, vào thời Trần, khi còn nhỏ Trần Quốc Tuan đã được đưa về ởan ở chùa Khúc Thủy, sau này khi quân Mông sang xâm lược, tướng quânTrần Quốc Tuan đã dẫn đại quân về Khê Tang - Khúc Thủy tuyển binh Đếnnhững thời kỳ sau, kháng chiến chống dé quốc, thực dân, Khúc Thủy là nơi

cung cấp Sức người, sức của cho tiền tuyến và vừa là nơi trực diện chiến đấuvới quân thực dân Sang đến thời kỳ đổi mới, nhân dân Khúc Thủy hăng say

sản xuât, tập trung phát triên kinh tê, văn hóa, xã hội, cải thiện đời sông

28

Trang 35

nhân dân Hiện nay, vùng đất Khúc Thủy mang đặc trưng của một vùng venđô, sôi động, chuyển mình nhưng vẫn lưu giữ được không gian cô xưa củamột làng quê có lịch sử lâu đời, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống

của dân tộc.

Khúc Thủy không chỉ là vùng đất anh hùng mà nơi đây còn được biết

đến là vùng đất hiếu học với truyền thống khoa bảng Thời Lê, làng Khúc

Thủy có hai vị đỗ đại khoa là cụ Đào Nam Kiệt đỗ tiễn sĩ khoa Nhâm Thìn

(1472) và con trai cụ là Đào Nam Kiệt đỗ hoàng giáp khoa Giáp Thìn (1484).Thời Nguyễn, năm Canh Tý đời Vua Tự Đức thứ 3 (1850) cụ Đào Huy Diệc

đỗ Hương Cống Các thế hệ đời sau làng Khúc Thủy cũng không ngừng nỗ

lực làm rạng danh quê cha đất tổ Khúc Thủy là quê hương của giáo sư DaoDuy Anh, giáo sư Đào Thế Tuan,

Người trong làng Khúc Thủy đều là dân tộc Kinh, sống chủ yếu bằng

nghề trồng lúa nước kết hợp với chăn nuôi, ngoài ra còn có các nghề thủ côngtruyền thống và giao thương buôn bán Khúc Thủy là nơi ngụ cư của các dònghọ lớn đã sinh sống nơi đây hàng chục đời Có thé ké đến: Đặng Lai, Đặng

Lương, Đặng Nguyên, Đặng Quốc, Đào Thắm, Pao Phai, Lưu

Đến với Khúc Thủy sẽ tìm thấy bong dang của một ngôi làng cô vớinhững chiếc công làng, công ngõ rêu phong, những ngôi nhà cổ thuần Việt cólịch sử hàng trăm năm, chiếc giếng cô độc đáo mà ít làng quê nào còn lưu giữđược Nhưng bên cạnh đó cũng là một đời sống kinh tế sôi động của một làngven đô đang thay da đôi thịt hàng ngày [Phụ lục anh số 1]

1.3.2 Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Nội.Về đời sống văn hóa tín ngưỡng: người dân Khúc Thủy có một đờisông văn hóa tín ngưỡng da dang và phong phú, mang đậm đặc trưng của văn

hóa nông nghiệp Đó là sự tồn tại đan xen: Phật giáo, tín ngưỡng thờ ThànhHoàng Lang, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, Ở KhúcThủy hình thành một khu thánh tích với những danh thắng nổi tiếng như chùa

29

Trang 36

Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chùa Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền,miếu, văn chỉ, nhà thờ dân và nhà thờ các dòng họ lớn trong làng Khu

thánh tích này đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia cắm

vi phạm (Quyết định công nhận số 457 VHQD - ngày 25/3/1991).

Phật giáo vào vùng đất Khúc Thủy từ rất sớm Riêng làng Khúc Thủycó đến hai ngôi chùa thờ Phật, bên cạnh chùa Khúc Thủy còn có chùa Linh

Quang Chùa Khúc Thủy là ngôi chùa theo truyền thống Mật tông - Sơn môn

chùa Hương Tích chính tông, tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Duc, thành

phố Hà Nội.

Là một làng cổ, người dân Khúc Thủy có đời sống tín ngưỡng phong

phú, đa dạng với sự hội tụ gan nhu day đủ của các loại hình tín ngưỡng truyềnthống của người Việt.

Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng: đình làng Khúc Thủy theo nhiềutài liệu ghi chép, đình Khúc Thủy được xây dựng khoảng cuối thời Trần ở nơi

có vị thé linh thiêng Đình thờ Linh Thông hòa thượng đại vương Trần Thông(về lai lịch, thần tích sẽ được phân tích ở phần lịch sử chùa Khúc Thủy ởchương sau) Về thời gian xây dựng đình, trong một công trình của mình, tácgiả Đào Thị Vinh đã phân tích: “Truyền thuyết dân gian tại địa phương vẫn

truyền rằng đình và miéu Khúc Thuỷ đều được xây dựng ngay sau khi thánhTrần Thông hóa Quy mô lúc đó được gọi là “thảo xá”, Xá - Tinh xá; thảo co(tịnh xá lợp cỏ) chắc là rất nhỏ với những loại vật liệu tranh tre đơn giản Tuynhiên, không có một căn cứ nào khăng định điều này Căn cứ vào cuốn thần

tích bang chữ Hán đang được lưu giữ tại đình, do đông các đại học sĩ NguyễnBính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) Sau này do thượng thư bộ lễ

phụng sao vào năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1735) Và sao lại lần cuối vào thờ

Nguyễn, cùng hệ thống sắc phong cho thần của các triều Lê - Nguyễn, đạo

sớm nhất phong tặng vào năm Dương Đức 3 (1674) Có thé khang định vào

30

Trang 37

thé kỷ thứ XVII làng Khúc Thuy đã có đình, đền thờ Trần Thông - Linh

Thông hòa thượng đại vương là đương cảnh Thành Hoàng Như vậy, thì niên

đại khởi dựng bước đầu chúng tôi đoán định có từ thời Trần” [43, tr 35]

Đình Khúc Thủy đã đi vào câu ca: “Chợ Sai, đường cái quan, Thành

Hoàng Khúc Thủy” Khu di tích hiện diện ngày nay có những hạng mục: công

mã, hai dãy tả, hữu vu, ngôi nhà phương đình, đại bái và hậu cung Những

công trình trên tập hợp thành tông thé với kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc.Đình Khúc Thủy đã trải qua nhiều lần tu sửa Trong đó có một lần tu sửa lớn

là vào cuối triều Nguyễn, còn giữ lại đầy đủ phong cách kiến trúc, điêu khắcnghệ thuật của giai đoạn đó là nguồn sử liệu quý cung cấp cho việc nghiêncứu mỹ thuật đình làng đầu thế kỷ XX Đình Khúc Thủy được xếp hạng di

tích Quốc gia năm 1991.

Đình là nơi thờ Thành Hoàng Làng, vị thần bảo hộ về vật chất, tinhthần của người dân làng Khúc Thủy Hàng năm, ở đình làng Khúc Thủy có bangày lễ chính, lễ ngày 10 tháng giêng là lễ tế xuân và kỳ phúc của làng vào

“đám hội” diễn ra vào các ngày từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch (ngày giỗ củathần) và lễ khao thưởng quân sĩ vào ngày 12 tháng 5 âm lịch Đây là lễ hộilớn của người dân Khúc Thủy Ở Khúc Thủy còn có miếu thờ thần [Phụ lụcảnh số 2]

Tín ngưỡng thờ cúng tô tiên được thực hiện trong các gia đình và cácnhà thờ họ của các dòng họ ở Khúc Thủy Như nhà thờ họ Đào giáp bắc tọalạc tại xứ Hoa Viên của làng Khúc Thuỷ Nhà thờ còn lưu giữ được một s6câu đối, hoành phi, chạm trổ, sơn son thếp vàng khá dep Đặc biệt, có haitắm bia đá: Đào tộc từ đường ký dựng năm 1897, ghi chép về việc tạo dựng

nhà thờ và Đào tộc thé tự đàn bi ký, dựng năm 1938, ghi chép các đời tổ họ

31

Trang 38

1.3.3 Lich sw chùa Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành

phố Hà Nội

Theo ghi chép của thượng tọa Thích Minh Thanh - trụ trì chùa Khúc

Thủy về lịch sử của Khúc Thủy: Chùa có tên tự là Thăng Nghiêm Tự thuộcđịa phận thôn Khúc Thuy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội,cách trung tâm Thủ đô khoảng 15 kilômét về phía nam Chùa nằm trong quầnthê thánh tích làng Khúc Thủy, một địa phương mang đậm bản sắc văn hoátâm linh Phật giáo với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang,chia Thang Nghiêm, chùa Phúc Khê (tức chùa Dâu) Chùa là nơi trụ xứ tu

hành của nhiều bậc danh tăng, danh tướng thời Lý (1009-1225) và thời Trần

(1225-1400) như: Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Trùng Liên BảoTích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư (tức Linh Thông

hòa thượng đại vương), Hưng Đạo đại vương

Chùa có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ: chùa Vua, chùa BàChúa Hến, chùa Thang Nghiêm, chùa Trì Long, chùa Trì Bong, chùa Liên Trì,chùa Phúc Đống, Phật Quang Đại Tùng Lâm nhưng do nằm ở làng Khúc

Thủy nên dân gian thường quen gọi tên là chùa Khúc Thủy.

Về thời gian chính xác xây dựng chùa thì còn nhiều quan điểm khác

nhau, tuy nhiên các dữ liệu đều cho thấy chùa được xây dựng từ rất sớm.

Theo truyền thuyết dân gian, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng từ rất sớmtrên thé đất “Liên hoa hàm tiếu” Từ thời kỳ Ngô Sỹ Nhiếp làm thai thú xứ

Giao Châu, năm 187-266 (Phật lịch 731-810), do ngài tôn gia Bảo Duc (tương

truyền là hoá thân của bồ - tát Văn Thù) từ nước Thiên Trúc sang sáng lập détruyền bá Phật Pháp Ngài đã cho xây dựng ngôi đại bảo tháp thờ xá lợi Phật

(đến nay vẫn còn), nhân dân thường gọi là khu Mả Bụt Sau thời kỳ ngài tôngiả Bảo Đức sáng lập, tiếp đến lại có hai vị tôn giả là Kim Trang và Kim

32

Trang 39

Quốc cũng từ xứ Thiên Trúc sang hoằng truyền chính pháp Hai ngài đã cho

xây dựng thêm chùa Phúc Khê, thường gọi là chùa Dâu.

Một thuyết khác cho rang: Đinh Tiên Hoàng dé (Đinh Bộ Lĩnh) trongmột lần đi tuần thú đã dừng chân ở Khúc Thuỷ, gặp một thôn nữ xinh đẹpđang kéo hến bên sông, vua đã đưa nàng về cung làm phi tần Thấy phong

cảnh nơi đây hữu tình, thế đất lại có Long chầu Phượng vũ, Lân Ly hội tụ,nhà vua bèn cho lập dinh tại đất này và trùng tu lại chùa rồi đặt tên là chùaPháp Vương Dân gian sau này thường gọi là chùa Bà Chúa Hến Nơi các

ngài dừng thuyền được gọi là bến Rồng hay còn gọi là bến Ao Thuyền Nơi

ngự giá nghỉ ngơi trước khi vào lễ Phật được gọi là Dinh Vua Dinh thự của

vua chúa phong kiến các đời sau cũng được xây dựng tại đây.

Theo chính sử, chùa Thang Nghiêm được xây dựng vào thời vua LýThái Tổ vào năm 1010 Đại việt sử ký toàn thư ghi chép về việc này như sau:Sau khi rời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, đổi tên thành Thanh Thăng Long,đã thực hiện rất nhiều những thay đối về tên gọi các địa phương, xây dựng các

cung điện Và xây dựng nhiều chùa tháp: “lai ở trong thành làm chùa ngự

Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng Ngoai thành về phía nam dựng chiaThắng Nghiêm” [29, tr.148] Như vậy ngôi cé tự này đã có lịch sử hơn

nghìn năm.

Năm 1014, “mùa đông, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trongkho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm và tinh lâu Ngũ

Phượng Đắp thành đất ở bốn mặt kinh thành Thăng Long Đổi phủ Ứng

Thiên làm Nam Kinh” [29, tr 150]

Lịch sử chùa Thắng Nghiêm từ khi được xây dựng đã chứng kiến rấtnhiều những sự kiện quan trọng của các triều đại phong kiến Việt Nam, được

ghi chép trong chính sử:

33

Trang 40

Niên hiệu Thái Tông hoàng dé có đoạn chép, năm 1029: “có dấu ngườithần hiện ở chùa Thắng Nghiêm” [29, tr.156]

Thời Nhân Tông hoàng đế, chùa Thắng Nghiêm cũng là nơi mở hộithiên Phật: “tháng 9, ngày tân ty, mở hội thiên Phật (nghìn Phật) để khánhthành chùa Thắng Nghiêm thánh thọ, cho sứ Chiêm Thành đến xem” [Xem

thắng quân Mông Nguyên.

Thiền phả chép: “Linh Thông hòa thượng đại vương thuộc thời Trần,xét xưa kia nước ta mở vận hơn hai nghìn năm lấy hiệu là Hùng Vương, trảiqua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều có các minh quân (vua sáng) trị vì đất

nước” Khi ay, ở trại Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, xứ Nam

Định, có gia đình họ Trần đời đời làm quan tướng trong triều Nhà Lý trải qua

tám đời vua, vận nước cáo chung mới có nữ quân là Chiêu Hoàng lên ngôi.

Tran Thủ Độ làm quan trọng than trong triều, đưa cháu ruột là Trần Cảnh vào

cung, ép gả Chiêu Hoàng Việc nhà Trần kế nghiệp đế vương nhà Lý mà

không hè có nghiệp chiến tranh, đó há chăng phải là trời đất giao hòa sao!

Lịch sử chùa Khúc Thủy gan liền với cuộc đời của thiền su Trần Thông(sẽ phân tích kỹ hơn ở phan sau).

Vào thời vua Lê Chiêu Tông, nhà Mạc nổi lên cướp ngôi Đến đời vua

Trang Tông, thái úy Nguyễn công (tự tích trung, người Trang Gia Miêu

Ngoại, huyện Tống Sơn) khởi binh diệt Mạc, đến chùa Khúc Thủy mật đảo,

cầu xin thiền sư giúp nước Sau khi lên ngôi, Trang Tông đã gia phong ngài

mỹ tự Huệ Dân.

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w