1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Ảnh hưởng của giáo lý Nhân Quả Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người dân thành phố Đà Lạt

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ BÍCH NGỌC

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 822900901

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS TRAN THỊ HONG YEN

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Anh hưởng của giáo lýNhân Quả Phật giáo trong đời sống văn hóa tỉnh than người dân thành phố

Đà Lat” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự

hướng dẫn của TS Trần Thị Hồng Yến hoàn toàn dựa trên các tài liệu, thôngtin số liệu do chính tôi tự nghiên cứu và tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau vàcả trong thực tế Chính vì vậy, mà các kết quả nghiên cứu là đảm bảo trungthực nhất và khách quan nhất Ngoài ra, tôi cũng cam kết các kết quả nàychưa từng duo c xuất hiện trong bat cứ một nghiên cứu nao trước đây.

Da Lạt, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô giáo trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, các thầy cô giáo Bộ môn Tôngiáo học của trường đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có địnhhướng đúng đắn trong quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị HồngYến đã dành rất nhiều thời gian, tâm sức trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôitrong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ni Trưởng trụ trì chùa PhướcHuệ tại thành phố Đà Lạt cũng như gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình học tập và thực hiện luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Da Lạt, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Trang 5

BAN CHU VIET TAT

7 PHVN: Phat Học Việt Nam

8 PVS: Phong van

9 Sdd: Sách đã dẫn

10.TCCPHVN: Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam

11.THCS -THPT: Trung học cơ sở - Trung học phố thông12.Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

18.UUBND: Ủy Ban nhân dân

19.UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization (Tổ chức Giáo duc, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệpquốc)

Trang 6

MỤC LỤC

A PHAN DAN NHẠP 5G SE 1211211271271 11211211211211211 1111 31 Tính cấp thiết của để tài - ¿2+ S+SE+EE+EEEEEEEEE2112121711121121 1111 xe, 32 Lich sử nghiên cứu vấn đề - ¿- 2 s+Es+ExeExeEEEEEE21211211211211 11111 re, 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU 5 + + *++E+vEEveEseeeerseeeereeee 8

4 Pham vi và đối tượng nghiên COU cecceccessessesssssessessessessessesssssssssessesseesecses 9

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - - «+5 «+ s++sx++ex++2 96 Những đóng góp mới của luận VAN + + + + £++++vseeeeeeseeeeeree 11

7 Cau trúc của bài Viet eececccesseesseessesssessesssessesssessesssessssssessusssecsusssecseeesesseeess 11CHUONG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN LIENQUAN DEN DE TÀI LUẬN VĂN - 2-55 Set eEEEEkrrerree 13

1.1 Một số khái niệm ¿- - ¿+ Ss+kSEE+EEEE+EEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrrrrree 13

1.1.1 Văn NOG vccsecscecsessessesssesssessesssessesssessusssessusssessusssessuessessssssesssessessseesesssees 131.1.2 Văn hóa tỉnh thÂN - 5-55-5555 SE£SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrres 131.1.3 Đời sống văn hóa tỉnh than cecceccccceccecsessessessessesssessessessessessessesssesseeseeseess 151.2 Khái quát giáo lý Nhân Quả - 2: 2£ 2 ©E£+EE£EEE2EEtEEEEEEerEkrrkerrkrred l61.2.1 Khái niệm nhân quả theo quan niệm khoa hỌC «-«<<<<<« 16

1.2.2 Giáo lý Nhân Quả theo quan niệm của Phật giáo ««- 17

1.3 Một số nhận thức về giáo lý Nhân quả -2- 2 2 2+szs+zxzzseez 231.4 Giá trị cốt lõi của Giáo lý Nhân Quả ¿- 2: 5¿©c+cxz+zxcrscred 251.5 Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội thành phố Da Lạt - 26I2, T0 nẽeẶaa‹aad 261.5.2 Diéu kiện về kinh tế - xã NGieceecccccecceccessessessessesssssessessessessesssssesseeseeseess 281.5.3 Đặc điểm của Phật ZiGO eccecsessesssssessessessesssssssessessessessessssssssessecseeseess 29Tiểu kết chương 2-2 s£+S+ESEE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEE121111 2121k cre, 31

Chương 2 ANH HUONG CUA GIÁO LÝ NHÂN QUA TRONG ĐỜISÓNG VAN HOA TINH THAN NGƯỜI DÂN THÀNH PHO ĐÀ LAT 32

2.1 Anh hưởng giáo lý Nhân Quả đối với nhận thức của người dân 32

Trang 7

2.1.1 Anh hưởng đối với nhận thức tư tưởng của giới tu hành - 32

2.1.2 Ảnh hưởng đối với nhận thức tư tưởng của phật tử và người thân 42

2.2 Ảnh hưởng giáo lý Nhân Quả đến đạo đức lối sông của người dân 47

2.2.1 Ảnh hưởng trong giới tu hànhh 5-55 SceSt+E+E+EeEEererrrerrereered 472.2.2 Ảnh hưởng đối với đạo đức lối sống phật tử và người thân - 56

2.3 Ảnh hưởng giáo lý Nhân Quả qua các mối quan hệ xã hội 59

2.3.1 Bồn phận của cha mẹ đối với con và con cái đối với cha mẹ 59

2.3.2 Bon phận của vợ đối với chong và chông đối với vợ - 66

Tiểu kết chương 2.0.0.0 ceccccececcccscessecsessecsscsscssessessessessscsscssesessesseeseeseeseees 71Chương 3 MOT SO VAN DE ĐẶT RA, KHUYEN NGHỊ NHẰM PHÁTHUY GIÁO LÝ NHÂN QUÁ TRONG ĐỜI SÓNG XÃ HỘI Ở THÀNHPHO ĐÀ LẠTT 2-52 SS SE 211211221271 11111211211211211 1111111 xe 723.1 Một số vấn đề đặt ra ¿Set T111 1111111111111 111 1x, 723.1.1 Môi trường tự nhiên của thành pho dang bị tàn phá, xuống cấp 72

3.1.2 Đạo đức xã hội ở một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ xuống cấp 7093.1.3 Hiện tượng lệch chuẩn ở giới tFẺ -©-+©c++ce+ce+c+rerterterrerrerreee 823.2 Một số khuyến nghị - 2-52 2+ E+ESEE#EEEEE2EE2EEEEEEEEE1211712 17112 xe, 843.2.1 Can ứng dụng Giáo lý Nhân Quả vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên 84

3.2.2 Can ứng dụng Giáo lý Nhân Quả để góp phan xây dựng đạo đức trongb8 86

3.2.3 Can ung dụng Giáo lý Nhân Quả vào trong học đường 89

Tieu két Chu 01g c8 Ả.Ốốốốố 91C KET LUẬN ooceccccccccscsscssssssssessessessecsvssusssssssssecsessecsessussussuessesseesessesseseesens 93

TÀI LIEU THAM KHAO 22-22 ©+E2EEt2EE2EEEEEEEEEEErrrkrrrkrees 97

PHU LUC ẢNH - 2-2522 E2E1EE1E717121211211211211 111111 104

Trang 8

A PHAN DAN NHAP1 Tinh cấp thiết của dé tai

Sau hon 30 năm bước vào sự nghiệp đôi mới, Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Đất nước ta đã thoát khỏi khủnghoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước đang phát triển, nền kinh tế tăng trưởngcao và 6n định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, văn hóa, xã hội cóbước phát triển mới, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên Tuy nhiên,

mặt trái của quá trình phát triển nhanh và kinh tế thị trường, cũng đã làm nảysinh những bat cập Đặc biệt là, sự lệch chuẩn đạo đức ở một bộ phận ngườidân, trong giới trẻ, cán bộ, đảng viên và nhất là một số cán bộ giữ vai trò quảnlý đã không thể đứng vững trước sức mạnh của đồng tiền, tham ô, thamnhũng như báo chí đưa tin gần đây Thực trạng trên đã chỉ ra, để xã hộiphát triển bền vững, bên cạnh sự phát triển về kinh tế, can xây dựng nhữngcon người có nhân cách đạo đức, đặc biệt, phải xây dựng đời sống văn hóatỉnh thần lành mạnh, vững chắc.

Cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo không thể đứng ngoài sự pháttriển của đất nước, đã và đang nhập thế, đóng góp tích cực vào công cuộc xâydựng đất nước Với thế mạnh là tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, có

sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn, những giá trị đạo đức Phật giáo, trong đó, giáo

lý Nhân Quả sẽ có đóng góp không nhỏ vào đời sống tinh thần của người Việt

Nam hiện nay.

Giáo lý Nhân Quả Phật giáo đã và đang tác động mạnh mẽ đến cuộcsống của mỗi con người Đây là giáo lý về sự báo ứng từ những suy nghĩ, lờinói, việc làm của con người đối với đời sống của chính mình Việc nghiêncứu giáo lý Nhân - Qua và phổ biến sâu rộng hơn nữa ở các chùa và xã hội sẽgóp phần hạn chế thực trạng lệch chuẩn về đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng,xây dựng đời sống văn hóa tinh thần dân tộc lành mạnh, trong sạch, vữngmạnh Đặc biệt, khi thấm nhuan, Giáo lý Nhân Quả có sức mạnh điều chỉnh

Trang 9

hành vi con người theo hướng Thiện, phù hợp với đạo đức truyền thống củangười Việt Nam Hơn nữa, việc nghiên cứu giáo lý Nhân quả của Phật giáocũng nhằm đề cao các giá trị văn hóa của Phật giáo trong công cuộc xây dựngvà bảo vệ đất nước.

Với những lý do nêu trên, là một học viên (đồng thời là nhà tu hànhPhật giáo), tôi mạnh dạn chon đề tài “Anh hưởng của giáo lý Nhân QuảPhật giáo trong đời sống văn hóa tỉnh thần người dân thành phố Đà Lạt”

làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên đầu Tây lịch chođến nay, những tư tưởng, triết lý Phật giáo đã và đang ảnh hưởng rất lớn đốivới đất nước và con người Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau Tiêubiểu nhất là giáo lý Nhân Quả Nền giáo lý nhân bản ấy đã trở thành nếp sống,tưới mát tâm hồn người dân Việt Nam.

Đề cập đến các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn,trước hết cần xem xét một số lĩnh vực sau:

1 Những cuốn sách, công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáođối với văn hóa Việt Nam nói chung và đời sống văn hóa tỉnh thần của

người Việt Nam nói riêng.

Tác giả Nguyễn Hồng Dương (2008) với bài viết: “Nghiên cứu và ứng

dụng các giá trị Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” đã chỉ ra vai trò

quan trọng của các giá trị văn hóa Phật giáo (cứu nhân, độ thế, từ bi, hỷ xả )trong lịch sử đã được các triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, nhất

là Lý Tran dùng làm nền tang dé tổ chức và cai quản xã hội.

Ngô Thi Lan Anh (2008) đã có bài viết “Anh hưởng chữ “tâm” trongPhật giáo đối với văn hóa tinh thần của người Việt nam hiện nay”, đã nêu lênảnh hưởng của chữ “tâm” trong Phật giáo đối với một số lĩnh vực văn hóatinh thần của người Việt Nam hiện nay như hướng phật tử tới những giá trị

Trang 10

đạo đức cao đẹp, tinh thần nhân văn, tình yêu thương con người không phânbiệt đăng cấp; trong phong cách ứng xử của con người Việt Nam tới ngônngữ, ca dao, tục ngữ, văn học, nghệ thuật, kiến trúc

Tác gia Đặng Van Bài (2008) trong bài viết: “Nhận diện dé phát huy

giá trị di sản văn hóa Phát giáo Việt Nam”, đã nêu lên những giá trị văn hóa

vật chất và tinh than của Phật giáo đó là: thé hiện khả năng hòa đồng, tínhkhoan dung, tinh thần dân chủ, bình đăng, ảnh hưởng rộng rãi trong quầnchúng, nhất là đối với những người nghèo khổ, gắn bó với cộng đồng làng xãthê hiện ở những mái chùa làng; Phật giáo gắn đạo với đời, đồng hành cùng

dân tộc trong lịch sử, góp phần thiết thực vào sự nghiệp dựng nước và giữnước của dân tộc Phật giáo luôn khuyến khích mọi người tự giác để nêugương cho người khác Tư tưởng bác ái, cứu nhân độ thế, vị tha của Phật giáođã có tác dụng bôi đắp, làm phong phú thêm đạo lý của người Việt Nam làlòng nhân ái, thương người như thể thương thân Tư tưởng, hỷ xả của Phậtgiáo là liều thuốc làm trong sáng đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của

Phật tử Việt Nam, trước áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tác giả Ngô Văn Minh (2009) với bài viết: “Phát huy giá trị nhân văn

Phát giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay” đã nêu lên những giá trị nhân

văn của Phật giáo cần phát huy đó là: đề cao con người (con người khôngphải là sản phẩm của dang siêu nhiên nào, trong bản tính con người, ai cũngcó Phật tính, có khả năng tự hoàn thiện mình, tự rèn luyện bản tính thiện chomình và ai cũng đều được tôn trọng, bình dang như nhau), hướng con ngườivươn tới những giá tri tốt đẹp (Tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành - kinhPháp Cú; chỉ ra nỗi khổ và con đường diệt khổ cho mỗi người); đề cao tínhnhân ái, vị tha (khuyên con người sống phải có tâm lòng từ, bi, hỷ, xả, xem đó

là tứ vô lượng tâm hay tứ phẩm hạnh, tứ thiền).

Nguyễn Khắc Đức (2008) với bài viết: “Vai trò của Phật giáo ở VNhiện nay”, cũng đề cập đến vai trò của Phật giáo trên các khía cạnh: đạo đức,

văn hóa dân tộc, chính tri tư tưởng.

Trang 11

Đề cập đến ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam đối với đời sống tinhthần dân tộc không thể không nhắc đến các công trình nghiên cứu của các tácgiả Trần Văn Giàu, Nguyễn Tài Thư, Trần Bạch Đằng Nguyễn Đức Sự

Tác giả Trần Văn Giàu (1986) với bài viết: “Đạo Phật và một số vấn đểcủa lịch sử tư tưởng Việt Nam”, (trong cuỗn sách Máy vấn dé về Phật giáo và

lịch sứ tư tưởng Việt Nam), cho rằng, đạo Phật là một tôn giáo có nội dung

Triết học với bón chữ cốt lõi: cứu khô, cứu nạn Nghiên cứu đạo Phật phảixem tư tưởng của Phật phục vụ được gì, giải thích được vấn dé gi cho cuộcsống (tr 14).

Nguyễn Tài Thư (1986) đã có bài viết: “Phật giáo và thế giới quanngười Việt Nam trong lich sử”, (trong cuỗn sách Mấy van dé về Phật giáo và

lịch su tư tưởng Việt Nam) đã chỉ ra vai trò vô cùng quan trọng cua Phật giáo

đối với thế giới quan của người Việt: (1) Có nhiều người viết về Triết họcPhat giáo, nhận thức luận Phat giáo, Logic học Phật giáo, nhưng it người đề

cập đến Phật giáo trong mối quan hệ với lịch sử tư tưởng Việt Nam; (2) Đề

hiểu rõ hơn việc hình thành thế giới quan và sự phát triển của lịch sử tư tưởngdân tộc trong lich sử dân tộc cần nghiên cứu van dé Phật giáo và thế giới quan

của người Việt.

Cũng theo Nguyễn Tài Thư, tâm lý chung của con người là âm no,mạnh khỏe, giàu sang, sống lâu Tín ngưỡng nguyên thủy phan nào thỏa mãnnhu cau tâm linh của con người Tuy nhiên, tín ngưỡng nguyên thủy khôngthỏa mãn được nhu cau nhận thức và tâm lý khi con người đã phát triển Cùngvới sự phát trién của xã hội, người Việt Nam ngày càng muốn hiểu biết cuộcsống và ý nghĩa của mình, muốn biết sự sinh thành của mình, muốn biết sự

vận động của con người trong xã hội hiện thực Đạo Phật với các lý thuyết

khổ tập diệt, đạo, vô thường, vô ngã đã đáp ứng được yêu cầu đó.

Trên đây là một số công trình, bài viết tiêu biéu đề cập đến ảnh hưởngcủa Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam nói chung và đời sống văn hóa tinh

thân của người Việt Nam nói riêng.

Trang 12

2 Những công trình viết về giáo lý Nhân Quả Phật giáo và ảnh hưởng

của giáo lý

Trước hết, là các công trình của các nhà tu hành Phật giáo viết về giáolý nhân quả như cuốn sách Nhân quả của Ân Quang đại sư, năm 2010 (NhưHòa dịch); Luận về nhân quả của tác giả Thich Chon Quang, năm 2000; Timhiểu nhân quả của tác giả Thích Hoang Tri, 2020; và nhiều bài viết khác đăngtrên Tạp chí Nghiên cứu Phật học như: “Quan niệm về nhân quả trong Triết

học Phật giáo ” của Nguyễn Đức Điện, 2021; “Nhân qua” của Nguyễn Tiến

Nghị, năm 2016.

Các bài viết nêu trên của các chức sắc, nhà tu hành Phật giáo đã trìnhbày những nội dung về giáo lý Nhân Quả Phật giáo Giáo lý này không chỉmang ý nghĩa của sự tu tập cải ác hành thiện, giải thoát khô đau mà còn tra lại

cho con người vị trí xứng đáng, là một con người bản lĩnh, trách nhiệm cá

nhân với ý chí hướng thiện của họ.

Tiếp theo là những bài viết, công trình nghiên cứu trực tiếp ảnh hưởng củagiáo lý Nhân Quả Phật giáo đối với đời sống văn hóa dân tộc như công trình củaThích Nhuận Ân (2012), Anh hưởng của giáo lý Nhân Quả trong đời sống văn

hóa dân tộc Dưới góc độ nghiên cứu Phật học, tác giả đã chỉ ra ảnh hưởng của

giáo lý Nhân Quả trên một số lĩnh vực văn hóa dân tộc Trên cơ sở đó, tác giảchỉ ra tính nhân văn của giáo lý, xây dựng nền đạo đức của dân tộc.

Cuốn sách Luật nhân quả trong Phật giáo đối với đời sống tinh than

người Ha Nội ngày nay do tác giả Tạ Thi Ngoc Lan (chủ biên, 2019) đã chỉ raảnh hưởng của Luật Nhân Quả trên các lĩnh vực tư tưởng, tình cảm, hành vi

ứng xử của người Hà Nội Tuy nhiên, do nghiên cứu dưới góc độ Triết học,công trình này chưa khảo cứu sâu rộng trên thực tế ảnh hưởng của giáo lýNhân Quả đối với cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư đang sinh sống tại

Hà Nội.

Trang 13

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Luận văn chothấy, từ nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau (Sử học, Triết học, Phậthọc ), có nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết đề cập đến nộidung giáo lý Nhân Quả, ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa Việt Nam, đếnđời sống tinh thần của người Việt Nam từ các tác giả Phật gia và thế gia.

Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đếnchủ đề ảnh hưởng của giáo lý Nhân Quả Phật giáo trong đời sống văn hóa dântộc hoặc đến đời sống tinh thần của người dân Hà Nội Tuy nhiên, các công trìnhvừa nêu trên nghiên cứu chưa rõ nét và chưa có hệ thống về chủ đề này.

Chính vi vậy, tác giả Luận văn sẽ nghiên cứu dé bổ sung những khiếmkhuyết nêu trên Dưới góc độ của Tôn giáo học, Nhân học Tôn giáo, tác giảLuận văn sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về giáo lý Nhân Quảvà tìm hiểu ảnh hưởng của giáo lý này đối với đời sống văn hóa tỉnh thần của

người dân ở thành phố Đà Lạt Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm

phát huy hơn nữa các giá trị của giáo lý Nhân Quả tại thành phố Đà Lạt.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích

Có thể nói, giáo lý Nhân Quả rất gần gũi với mỗi người Việt Nam, ănsâu vào hệ tư tưởng của mọi tầng lớp nhân dân Giáo lý Nhân Quả khôngchỉ ảnh hưởng trên lý thuyết thông qua những bài giảng, qua kinh sách mà

còn được thể hiện rõ nét qua cách sống, qua ý thức thực hành một cách tự

nhiên, trở thành một bản năng vốn có của con người.

Việc nghiên cứu luận văn này nhằm những mục đích sau:

- Tìm hiểu giáo lý Nhân Qua của Phật giáo, đồng thời chỉ ra những giátrị cốt lõi của giáo lý nền tảng cơ bản của hệ thống luân lý đạo đức Phật giáo.

- Chỉ ra ảnh hưởng của giáo lý Nhân quả của Phật giáo đối với văn hóatinh thần của người dân thành phố Đà Lạt hiện nay.

Trang 14

- Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của giáo lý Nhân quả Phật giáo trong

đời sống văn hóa tinh thần người dân Đà Lạt từ 1990 đến nay.- Về không gian:

Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng giáo lý Nhân quả Phật giáo đối với đờisống văn hóa tinh thần người dân tại thành phố Da Lạt và tập trung tìm hiéu ởngôi chùa (chùa Phước Huệ, 96B, đường Hùng Vương, thành phó Đà Lat) nơi

tác giả Luận văn đang tu hành.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là: Ảnh hưởng của giáo lýNhân Quả của Phật giáo trong đời sống văn hóa tỉnh thần người dân thànhphố Đà Lạt

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận

- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của các quan điểm củachủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách củaĐảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo .

- Luận văn sử dụng lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa

Trang 15

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong Luận văn này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên

cứu sau đây:

Phương pháp so sánh lịch sử - loại hình

Người viết sử dụng phương pháp nay để nghiên cứu so sánh sự ảnhhưởng của giáo lý Nhân quả Phật giáo trong văn hóa tinh thần người dân nóichung và người dân tại thành phố Đà Lạt nói riêng Có thể nói, ảnh hưởng nàydù trực tiếp hay gián tiếp cũng đặt ra tư tưởng - giáo lý Nhân Quả Phật giáovào đời sông xã hội một cách sâu sắc nhất.

Phương pháp thong kê - hệ thong

Phương pháp này được sử dung nhằm khảo sát tỷ lệ sử dung tư tưởng giáo lý Nhân quả Phật giáo trong đời sống, nhằm đánh giá vị trí ảnh hưởngcủa Phật giáo trong văn hóa tinh thần người dân nói chung và người dân tạithành phố Đà Lạt nói riêng.

-Qua đó, làm rõ hơn Phật giáo với ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động sâu

sắc của mình ở khía cạnh tích cực nhất, đã có mặt trong văn hóa tinh thần củangười dân, hòa quyện với văn hoá dân tộc, góp phan tăng giá trị tư tưởng vănhoá tinh thần dân tộc, một phần nào đó bồi dap cho nền văn hoá dân tộc đượctrường tồn.

Phương pháp phân tích đối chiếu

Day là phương pháp được sử dụng nhằm tìm hiểu, phát hiện những đặcđiểm của Phật giáo trong đời sống, qua đó tìm ra sự dung hợp - ân dụ , củatư tưởng giáo lý Phật giáo đối với con người.

Ngoài ra, trong luận văn, người viết còn vận dụng những kiến thức vàcác thé loại khác để nghiên cứu van đề Trong số các phương pháp trên,phương pháp phân tích đối chiếu có một tam quan trọng trong quá trìnhnghiên cứu của luận văn.

*Phương pháp điền dã dân tộc học/nhân học với các công cụ: quan sát

trực tiêp, phỏng vân sâu, thảo luận nhóm được sử dụng đê nghiên cứu anh

10

Trang 16

hưởng giáo lý Nhân Quả Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần ngườidân trên thực tế tại thành phố Đà Lạt và tập trung nghiên cứu ở ngôi chùa nơi

tác giả đang tu hành.

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Luận văn tìm hiểu ảnh hưởng của giáo lý Nhân Quả và ảnh hưởng củanó đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân tại thành phố Đà Lạt.Đây cũng là sự giao thoa, tiếp biến văn hóa của giáo lý Phật giáo với văn hóa

truyền thống của người Việt Nam, sau đó lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộngđồng, xã hội, gia đình, dòng họ.

- Đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa các giá trị củagiáo lý Nhân Quả đối với người dân thành phố Đà Lạt.

- Về mặt lý luận

Luận văn chỉ ra những giá trị quan trọng và hữu ích của văn hóa dân

tộc trong việc điều chỉnh thái độ, hành vi của xã hội Cụ thể, những giá trigiáo lý Phật giáo néu được sử dụng hiệu qua sẽ phát huy tác dụng điều chỉnhthái độ và hành vi của mỗi con người theo chiều hướng tích cực, lan tỏanhững giá tri tốt đẹp, hạn chế những hành vi tiêu cực, xây dựng xã hội ngày

càng tốt đẹp.

- Về mặt thực tiễn

Luận văn đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa sự ứngdụng giáo lý Nhân Quả của Phật giáo vào cuộc sông xã hội và môi trường.

Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, học sinh, sinh

viên và có thé làm tài liệu tham khảo rất hữu ích trong công tác nghiên cứu vàgiảng dạy đối với các đạo tràng tu tập của Phật tử.

7 Cấu trúc của bài viết

Luận Văn được chia thành ba phan:A Phần Dẫn Nhập

B Phần Nội Dung

11

Trang 17

C Phần Kết Luận

Trong phần nội dung của luận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận văn

Chương 2: Ảnh hưởng của giáo lý nhân quả của Phật giáo trong đời sống vănhóa tinh thần người dân thành phố Đà Lạt

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra, khuyến nghị nhằm phát huy giáo lý NhânQuả trong đời sống xã hội ở thành phó Đà Lạt.

12

Trang 18

từng người, từng ngành khoa học Sau đây là một số định nghĩa về văn hóa:

- “Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm do con người sáng tạo ra, hữu

hình và vô hình, trong quá trình con người phải chính phục thiên nhiên, cải

tạo xã hội và hoàn thiện ban thân minh Tat cả những gì thuộc thế giới thứhai, do con người sáng tạo ra mà không phải do thiên nhiên tự có, đều thuộc

phạm vi văn hóa” (Đình Quang, 1999, tr 64)

Từ phương diện giá tri, Trần Ngọc Thêm nhắn mạnh: “Văn hóa là mộthệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích

lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với

môi trường tự nhiên và xã hội” (Trần Ngọc Thêm, 1998, tr 10-13)

Nguyễn Đức Binh trong bài viết “May van đề lớn trong Nghị quyết Hộinghị Trung Ương V về văn hóa”, đã nêu ra định nghĩa về văn hóa như sau:

“Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình

lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sảnsuất tỉnh thần” (Nguyễn Đức Bình, 1998, tr.3)

1.1.2 Văn hóa tỉnh thân

Khi nghiên cứu về văn hóa, các nhà khoa học thường chia, văn hóa

thành ba lĩnh vực:

- Văn hóa vật chat (material culture)

Văn hóa vật chất là tổng hòa tất cả sản phẩm vật chất, hữu hình do laođộng sáng tạo của con người tạo nên trong một xã hội nhất định Có thé lay ví

13

Trang 19

dụ như: nhà ở, trang phục, cơ sở tôn giáo, công cụ sản xuất, phương tiện dichuyén

- Van héa tinh than (spiritual culture)

Văn hóa tinh than hội tu những khía cạnh thuộc về tôn giáo, tínngưỡng, phong tục tập quán (liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội ), các

loại hình sân khấu, văn học dân gian, nghệ thuật, lễ hội

- Văn hóa xã hội (social culture)

Văn hóa xã hội bao gồm những ứng xử trong gia đình, cộng đồng, xãhội, các quy tác về xã hội, hôn lễ, tang lễ, hội đoàn, tổ chức hôn nhân giađình, các thiết chế văn hóa, xã hội, đời sống pháp luật, tổ chức chính trị

- Tuy nhiên, có khi người ta chỉ chia văn hóa thành hai lĩnh vực: văn hóa vật

chat và văn hóa tinh than (trong đó văn hóa tinh than bao gồm cả văn hóa xãhội) Sự phân chia nêu trên cũng chỉ có ý nghĩa tương đối (Đại học Quốc giathành phó Hồ Chí Minh, 2008, tr 103)

*Bên cạnh cách phân loại văn hóa trên, E.S Markarian trong lý thuyết củamình đã chia văn hóa thành hai loại sau:

- Văn hóa sản xuất ban đầu và văn hóa bảo đảm đời sống (tương ứngvới văn hóa vật chất):

+ Văn hóa sản xuất ban đầu là hoạt động sản xuất ra của cải vật chấtcủa con người ở trạng thái ban đầu, nhưng những sản phẩm bước đầu chưathê đảm bảo cho cuộc sống của con người tạo ra chúng, mà chúng cần đượctiếp tục biến chuyển từ văn hóa sản xuất ban đầu thành văn hóa đảm bảo đờisống thi mới có thé đảm bảo cơ bản đời sống con người Ví dụ, sản xuất ra bộtmy chỉ thuộc văn hóa sản xuất ban đầu, còn dùng bột mỳ dé làm ra bánh mỳvà các món ăn khác mới chính là văn hóa đảm bảo đời sống.

- Văn hóa định chuẩn xã hội và văn hóa nhân văn (tương ứng với văn

hóa tinh thân và văn hóa xã hội):

14

Trang 20

Văn hóa định chuẩn xã hội và văn hóa nhân văn bao gồm tôn giáo, tínngưỡng, tri thức dân gian, kinh nghiệm sản xuất, phong tục liên quan đến đời

sống kinh tế, xã hội, gia đình; nghệ thuật, mỹ học (E.S Markarian, 1983)Tổ chức UNESCO chia văn hóa thành hai loại chính:

- Văn hóa vật thé gồm những yếu tố vật chất trong hiện vật văn hóanhư: đình, chùa, miếu, nhà cửa, trang phục, 4m thuc

- Văn hóa phi vat thé gồm những yếu tố tinh than trong văn hóa như:âm nhac, múa, ngôn ngữ, huyền thoại, nghi lễ, bí quyết của nghệ nhân trongchế tác nghề thủ công (Trần Quốc Vượng, Cb, 2000, tr 24).

Như vậy, từ các định nghĩa nêu trên cho thấy, nội hàm của văn hóa tinhthần rất rộng, bao gom nhiều lĩnh vực cụ thé như: tôn giáo, tín ngưỡng, đạođức, tư tưởng, phong tục tập quán, các loại hình sân khấu, văn học dân gian,nghệ thuật, lễ hội, tri thức dân gian, kinh nghiệm sản xuất

1.1.3 Đời sống văn hóa tỉnh thần

- PGS TS Trần Đức Ngôn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Vănhóa Hà Nội, đã đưa ra và phân biệt hai khái niệm: (1) Đời sống tinh thần và

(2) Đời sống văn hóa tinh thần như sau:

Theo ông, hai khái niệm trên rất gần nhau,tuy nhiên, chúng khôngphải là đồng nhất Khái niệm “doi sống tinh than” rộng hơn khái niệm “đờisống văn hóa tinh thân” Đời sông tinh thần là toàn bộ những biéu hiện tâm lýcủa con người, khang định con người là một thực thé sống trong những mốitương quan xã hội nhất định Toàn bộ nhận thức, tư tưởng, tình cảm là đờisong tinh thần nhưng không phải tat cả trong đó đều là đời sống văn hóa tinhthần Chỉ khi nào những nhận thức, tư tưởng và tình cảm này hướng tới cácgiá trị và chuẩn mực thì khi đó chúng mới trở thành đời sống văn hóa tinhthần Việc hướng tới các giá trị và chuân mực thường chiếm vị trí quan trọng,cốt lõi trong đời sống tinh thần của con người (Trần Đức Ngôn, 2017, tr 7-8)

15

Trang 21

Trong cuộc sống hàng ngày, đời sống văn hóa tinh than là hoạt độngcủa con người trên lĩnh vực tinh thần - hoạt động sản xuất, trao đối và tiêudùng những giá trị tỉnh thần diễn ra trên các lĩnh vực chủ yếu như tư tưởng,nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín ngưỡng tôn giáo.

1.2 Khái quát giáo lý Nhân Quả

1.2.1 Khái niệm nhân quả theo quan niệm khoa học

Theo quan niệm của triết học Mác-Lênin: “nguyên nhân là phạm tradùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặcgiữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nao đó.

Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác

động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau

gây ra” (Tô Thị Phương Dung, 2023)

Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự

vật Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta cónhận thức được nó hay không Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bảnthân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán.

Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất địnhchỉ có thể gây ra một kết quả nhất định Đó là tính tất yếu của mối liên hệnhân quả trong những điều kiện nhất định.

Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trongnhững hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giốngnhau về cơ bản.

Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thìcác kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu Tất cả mọi sự vật,hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên

nhân nhất định.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết

quả có môi quan hệ qua lại như sau:

16

Trang 22

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kếtquả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tácđộng Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiệntượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả Nếu nguyên nhân khác nhau

tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng

chiều, đây nhanh sự hình thành kết quả Ngược lại, nêu các nguyên nhân khác

nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm

chí triệt tiêu các tác dụng của nhau Cùng một nguyên nhân có thể gây ranhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Ngược lại, cùngmột kết quả có thé được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác độngriêng lẻ hoặc cùng một lúc Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đốivới sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yêu và nguyên nhân thứ yếu.

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyênnhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định.Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ

chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhautrong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyênnhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau Chuỗi nhân quả là vô cùng,không có bắt đầu và không có kết thúc Một hiện tượng nào đấy được coi lànguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thé.

1.2.2 Giáo lý Nhân Quả theo quan niém của Phật giáo

Theo quan niệm cua Phật giáo, khái nệm Nhân Quả được hiểu như sau:

“Nhân Quả theo tiếng Phạn: Hetu- phala, nguyên nhân và kết quả, cũngchỉ cho luật Nhân Quả Trong hệ thống giáo nghĩa của Phật giáo, đây là luậncứ cơ bản để thuyết minh tất cả mối liên hệ trong thế giới Trong sự hình

17

Trang 23

thành của tất cả các pháp thì nhân là năng sanh, còn quả là sở sanh Tức phápnào có khả năng sanh ra kết quả là nhân, còn pháp nào từ nhân sanh ra là

quả.” (Thích Minh Cảnh, 2004, tr 3123 - 4019) Hay nói cách khác, nhân là

mam, là hạt qua là trái, nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành cuanăng lực ấy Trong thế giới tương quan, tương duyên của sự vật, hiện tượng,mỗi hiện hữu điều có nguyên nhân của nó Nguyên nhân sự có mặt các phápgọi là nhân, và sự hiện hữu các pháp gọi là quả Và do nhân mà có quả, quả

lại làm nhân, nhân nào quả nay.

Vi du: néu chúng ta muốn có quả cam thì ta phải gieo hạt cam, hạt camlà nhân, trái cam là quả, cũng vậy muốn có quả là sầu riêng thì ta phải gieohạt sầu riêng Không thé nào ta gieo hạt cam mà cho ra quả là sầu riêng đượchay trồng đậu mà được cam và như người học đàn thì biết đàn, người họcchữ thì biết chữ, không thể nào học đàn mà biết chữ hay học chữ mà biết đànbao giờ Hay nói cách khác nhân quả thường ở trong cùng một đăng loại,không có sự lan lộn đăng loại.

Nói nhân nào quả nấy, hàm chứa một lời răn đe, khuyên dạy conngười sống ở đời phải biết lấy cái thiện để làm chất liệu, để xây dựng vàhoàn thiện cho mình đời sống lương thiện, nếu ta gieo nhân lành ắt đượcquả lành, bằng ngược lại ta gieo nhân xấu, bất thiện, tất phải nhận lay kétqua bat hanh khé dau.

a Tro duyén

Trong mối tương quan nhân quả này mỗi hiện tượng vừa là kết quavừa là ngyên nhân, nguyên nhân chính (trực tiếp) gọi là nhân, nguyên nhânphụ (gián tiếp) có ảnh hưởng đến quả gọi là duyên Do đó, nhân quả nói chođủ là nhân- duyên- quả Từ nhân đi đến quả còn có các yếu tố trung gian xen

vào Vì vậy, sự thành tựu một quả còn phụ thuộc vào các duyên (yếu tố phụ).Trong tương quan nhân quả, một nhân không thê đưa đến một quả, hay

một quả không thê chỉ có một nhân Nói răng hạt lúa sanh ra cây lúa, là nói

18

Trang 24

một cách giản dị cho dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thé sanh ra cây lúa,nếu dé nó một mình giữa khoảng dat trống, thiếu không khí, thiếu ánh sáng,nước, nhân công và kỹ thuật gieo trồng thì nhân ấy không thể phát triểnđược Cho nên, chỉ có hạt lúa thôi thì không thé sinh ra cây lúa, mà nó cầnphải có các “Tro duyên”, như: đất, nước, ánh sáng Như vậy, duyên chính làmôi trường thích hợp, điều kiện thuận lợi để nhân phát triển đến quả, nhânduyên tốt thì quả tốt, nhân duyên xấu thì quả xấu Thế nên, khi ta nghe bất cứ

ai tuyên bố rằng: “Mọi vật do một nhân sinh ra, hay một nhân có thé sinh ra

vạn vat”, ta chắc chắn rằng, người ấy nói sai sự thật.

Nhân quả khác thời

Nhân quả khác thời là loại nhân quả mà quá trình diễn ra từ nhân đến

quả phải có một khoảng thời gian nhanh chậm khác nhau, và khoảng thời gianay được chia làm ba loại như sau: hiện báo, sanh báo va hau báo.

- Hiện báo: nghĩa là nghiệp nhân trong đời này đưa đến quả báo ngaytrong đời này Ví như, tuổi nhỏ lo học hành chăm chỉ nên lớn lên thành ngườicó tri thức Hay một người suốt năm tháng chỉ ăn nhậu bài bạc, hết của cải,bán nhà cuối cùng có thể dẫn đến tự sát.

- Sanh báo: nghĩa là tạo nhân trong đời này nhưng đến đời sau mới thọ

qua báo Hoặc đời trước chúng ta gieo nhân, đời nay chúng ta hưởng qua.

19

Trang 25

Theo giáo lý Nhân quả nghiệp báo, một định luật công bằng và hiểnnhiên thì mỗi hành động đều gây nên một phản ứng tương xứng, như khi

chúng ta ném trái banh vào tường thì nó dội ngược lại Đã gieo nhân thì phải

gặt hái kết quả, nơi này hay lúc khác, kiếp hiện tại hay trong kiếp tương lai,như trong kinh Pháp Cú số 127 đức Phật dạy:

“Không trên trời giữa biên,

Không lánh vào động núi

Không chỗ nào trên trời

Trốn được quả ác nghiệp” (Thích Minh Châu dịch,

1990, tr.259)

- Hậu báo: nghĩa là tạo nhân trong đời này nhưng đến nhiều đời sau mới thọ

quả báo Chính đức Phật và các vị A-la-hán, Cao tăng cũng không thoát khỏi

nghiệp này Ví như, câu chuyện ngài Ngộ Đạt Quốc Sư vì giết oan Triệu Thé“ Thổ bị chém ở chợ phía đông oan ức biết đường nao Đời đời tôi tìm cáchbáo thi ông, song đã mười kiếp ông làm bậc cao Tăng, giới luật tinh nghiêm,

nên tôi chưa tiện bề báo oán được Nay vì, ông được nhà vua quá yêu chuộngnên khởi tâm danh lợi làm tốn giới đức, tôi mới báo thù được ông Nay nhờngài Ca Nac Ca Tôn giả lay nước pháp Tam muội rửa oán cho tôi rồi, từ đâytrở đi tôi không còn báo oán ông nữa Khi đó, ngài Ngộ Đạt nghĩ đến nỗioan trái đã bao đời nếu không gặp Thánh nhân thì do đâu mà khỏi được Vìcảm niệm cái ơn tế độ lạ lùng ấy, Ngài mới thuật ra pháp Từ Bi Thủy Sam démai chiều lễ tụng, sau truyền bá khắp thiên hạ.” (Thích Huyền Dung dịch,2007, tr.8-10)

Nhân quả biến dị

Nhân quả tuy cùng một giống (đăng loại) nhưng do các duyên trunggian can thiệp vào mạnh hay yếu, thuận hay nghịch mà quả có thể hình thànhsớm, muộn hay không thé hình thành và quả có thé cùng loại với nhân nhưng

20

Trang 26

khác với nhân Ví dụ, một nắm muối bỏ vào tô canh thì mặn nhưng bỏ vào hồnước mênh mông thì không mặn.

Như vậy, nhân cùng quả không tương xứng với nhau Đây là trường

hợp nhân duyên chi phối nên quả cũng biến đổi, có nghĩa là không hoàn toàngiống nhau từ nhân đến quả Trong Duy Thức học gọi là Biến Dị Nhi Thục.

Vào thời đức Phật, “Có tên cướp Angulimala, một thợ săn, tay vaymau, sát hai, bao tàn, không có lòng từ man đối với chúng sanh Vì nó, cáclàng trở thành không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, quốc độ trởthành không quốc độ Do nó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làmbăng ngón tay ” (Thích Minh Châu dịch, 2005, tr 577) Trong kinh có đoạnkể: khi Angulimala rượt đuổi dé giết đức Phật, nhưng không thé bắt kịp.

Nếu luận theo luật Nhân Quả, thì Angulimala phải đền mạng với tất cảnhững người mà ông đã giết Nhưng vì sự giác ngộ chân lý một cách thấutriệt, nên quả được biến đổi Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú 173:

“Ai dùng các hạnh lành,

Làm xóa mờ nghiệp ác,

Chói sáng rực đời này,

Như trăng thoát mây che.” (Thích Minh Châu dịch,

1990, tr.101).

Nhân quả di loại

- Nhân thế này, quả lại thế khác Đây là trường hợp nhân bị duyên cực mạnhchi phối nên kết quả trái ngược với nguyên nhân, theo Duy Thức học gọi là

DỊ Loại Nhi Thục.

Ví như, có người làm quá nhiều điều ác, đáng lý phải đọa địa ngục,nhưng lúc sắp lâm chung họ làm lành, tâm luôn nghĩ tưởng điều lành, nênkhông đọa địa ngục vì tuy họ có làm ác, nhưng lúc gần chết cận tử nghiệpthiện của họ quá mạnh có thé đưa họ đến cõi thiện Con người tuy làm nhiều

21

Trang 27

điều thiện nhưng lúc sắp lâm chung, họ nổi sân quá hung dữ, lúc đó cận tửnghiệp ác có thể đưa họ đến các đường xấu.

Ví dụ: đồ tế Trương Thiện Hòa sát hại rất nhiều súc vật, đó là nhân bấtthiện nhưng khi lâm chung được vãng sanh cực lạc là thiện quả Nên Cổ nhâncó dạy: “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”, nghĩa là bỏ dao tội lỗi, tứckhắc thành Phật.

Chúng ta thấy ở đây nhân quả trái nhau hoàn toàn, trường hợp này do

duyên niệm Phật cực thuần chỉ phối vậy.

Ở phương diện khác, duyên này được gọi là cận tử nghiệp, một loạinghiệp được tạo ra trong dây phút lâm chung, có khả năng quyết định nơi tái

sanh cuả con người.

Qua hai loại nghiệp trên, chúng ta nhận thấy nhân quả biến dị và nhân quảdi loại thuộc dạng bất định nghiệp về tính chất, có nghĩa nhân và quả khôngtương xứng, bởi duyên chi phối khiến quả báo thay đổi, từ nặng trở thành nhe ,hoặc từ nhân này chuyền thành nhân khác Nghiệp quả bất định như thế, nếuchúng ta biết gang sức, dùng tâm lực đề chuyên nghiệp, thì cảnh thiên cung nào,Phật quốc nào cũng đến được Thế mới nói: “Tu là chuyền nghiệp.”

Phân loại theo vật lý và tâm lý, nội tâm và ngoại giới

- Tam lý và vật lý

Sở đĩ, có cách phân loại này là do có sự ảnh hưởng, tác động của các

yếu tố tâm lý, vật lý trong tiến trình diễn tiến của nhân quả Cách phân loạinày nhằm chỉ đến sự biểu hiện của nghiệp quả thông qua thái độ tâm lý tiếpthọ nghiệp Đồng thời nó còn cho ta biết rõ hơn khoảng cách khác nhau củanghiệp quả giữa tâm lý và vật lý, giữa nội tâm và ngoại gIới.

Phân loại tâm lý và vật lý, nghĩa là sự biểu hiện khác nhau của nhânquả trên cùng một con người được chia thành hai phần: vật lý và tâm lý Vínhư, một người có thân thê xấu xí khó nhìn, nhưng tâm thì thông minh sáng

suôt, hiên từ, độ lượng và tu tập tôt Trong cuộc đời có người sinh ra được

22

Trang 28

phước báo cả hai mặt thân và tâm điều tốt Có người lại sinh ra với quả báo cảhai mặt thân và tâm điều xấu.

- - Nội tâm và ngoại giới

Nhân quả biểu hiện ở trong tâm lý con người được gọi là nhân quảnội tâm (nội giới) và nhân quả biểu hiện ở bên ngoài được gọi là nhân quảngoại gidi.

Vi như, một bậc tu hành chân chánh bi vu oan phải vào tù, thân vi ay ởtrong tù, nhưng tâm vị ấy thì an tịnh Nhờ công phu tu tập, nhà sư ay có khanăng làm chủ tâm lý và không cảm thay tù túng, khổ dau Như vậy, nghiệpqua chỉ biểu hiện ở thân chứ không biểu hiện ở tâm Trong cuốn Giáo lý căn

bản của Thích Chí Thiện cho rằng: “Nhân quả, nghiệp báo là sự hiện hữu của

các mối tương quan giữa thiện- ác, chánh- tà nó thuộc về pháp hữu vi sanhdiệt, vốn là hiện thân của ý niệm phân biệt, của tâm phàn tình Do đó, với tâmthanh tịnh xả ly thì van đề nhân quả nghiệp báo không còn được ban đến.”

(Thích Chí Thiện, 2004, tr.76).

1.3 Một số nhận thức về giáo lý Nhân quả

Luật Nhân quả là một định luật phổ quát, tất yêu đã chi phối và tácđộng ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy như:

giữa động vật và thực vật, giữa cơ thé sống và môi trường, giữa các cá nhân,giữa các nhóm người khác nhau hay các quốc gia và giữa các hình thức củanhận thức Mối liên hệ nhân quả ấy là khách quan, là sự tất yếu của cácpháp hữu vi, của thé giới hiện tượng đang nằm trong vòng tương đối và bị chiphối bởi chấp thủ và tham ái Moi sự vật trên thế gian đều phải chịu sự chiphối của luật Nhân Quả Vạn vật đều giả ảo, vô thường, nhưng luật Nhân Quả

lại là một chân lý vĩnh cửu và bắt biến.

Chính vì vậy, mỗi người đều phải thận trọng trong mỗi ý nghĩ, mỗi lờinói và mỗi hành vi, dé không gây nghiệp quả xấu trong tương lai.

23

Trang 29

Mọi việc khổ, vui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệp quákhứ và hiện tại chi phối Nghiệp lành thì được quả vui, nghiệp ác thì chịu khổ.Không có thế lực nào hay thần linh nào trừng phạt cho hành động ấy, hay banthưởng cho hành động ấy Một khi nghiệp quả đến, dù muốn dù không, tatnhiên cũng phải chịu bởi nó là kết quả do hành động của chính mình đã tạo ralàm ra và nhận lại, đó là lẽ công bằng, hợp lý của kiếp người “Nhân quả đềntrả một cách công bằng, không sai chạy, không tiêu mắt Chúng ta có hànhđộng lành hay dữ, kết quả của hành động sẽ đến sớm hay muộn mà thôi.”

(Thích Thanh Từ, 2010, tr 23-24)

Giáo lý Nhân Qua dạy cho ta bài học đúng đắn nhất, dé tự xây cất ngôinhà hạnh phúc an lạc băng chính vật liệu có thật nơi chính bản thân mình.Nhân Quả liên tục xuất hiện xung quanh ta Nếu không hiểu luật Nhân Quả

chúng ta sẽ không nhận ra sự liên quan giữa những hành vi và những hậu quả.Tất cả những ý nghĩ, lời nói và việc làm xuất phát từ tâm trí của chúngta, đều tạo ra nghiệp quả “chúng ta gieo cái gì gặt cái đó, gieo nhân tốt, chúngta sẽ hưởng được nghiệp quả tốt, gieo trồng nhân xấu, chúng ta phải chịu quảxấu Chu Phật, Bỏ tát cũng không thé sửa đổi được định luật này.” (HT TịnhKhông, 2011, tr.161)

Nghiệp quả chỉ xuất hiện khi có đủ điều kiện nhân duyên Nếu chúng takhông thấy việc làm tốt của mình mang lại quả tốt thì đó là vì nhân duyênchưa hội tụ đầy đủ dé kết thành quả mà thôi.

Khi hiểu thấu đáo về luật Nhân Quả, chúng ta sẽ can thận trong mọi ýnghỉ, lời nói, hành vi của mình để tránh tạo nghiệp xấu và sẽ biết cách cư xửđúng đắn với người và vật, chúng ta sẽ vun bồi đức hạnh dé mang lại lợi íchcho mình và mọi người trong hiện tại cũng như mai sau.

Dù tin hay không, luật Nhân Quả muôn đời vẫn như thế Vậy, chúng tacần phải cố găng thực hành dai từ, đại bi dé mang phúc lạc đến cho tự thân vàtha nhân, dứt khoát không bao giờ gây sự đau khổ cho người khác.

24

Trang 30

1.4 Giá trị cốt lõi của Giáo lý Nhân Quả

Giáo lý Nhân Quả đã xóa tan mọi quan niệm về định mệnh cố hữu, tưtưởng thần quyền, mê tính dị đoan đã ăn sâu trong tiềm thức của nhân loại.

Phật giáo không nhìn nhận có một linh hồn trường cửu được tạo nênmột cách ngâu nhiên và độc đoán, cũng không chủ trương có sự thưởng phạtdo một đắng thần linh toàn tri, toàn năng tối thượng nào ban bố cho nhữnglinh hồn đã làm việc lành hay gây điều ác.

Theo giáo lý Nhân Quả, một định luật công bằng và hiền nhiên thì mỗihành động đều gây nên một phản ứng tương xứng, như khi chúng ta ném tráibanh vào tường và nó dội ngược trở lại Đã gieo nhân thì phải gặt hái kết quả,nơi này hay lúc khác, kiếp hiện tại hay trong kiếp tương lai “Tính tham, sân,si và kiêu ngạo có hau quả là những tai họa, mọi sự vật hiện tượng đều do tâmtrí của chúng ta tạo ra, vì vậy nêu chúng ta gây ra nguyên nhân của tại họa, thichúng ta cũng có thé tạo ra một nguyên khác lớn hơn, có khả năng giảm thiểuhoặc có thê ngăn ngừa được tai họa.”( HT Tinh Không, 2011, tr.161) Chúngta gieo nhân nào thì gặt qua ấy, nhân quả bất biến, vốn rất chính xác và rõràng, ngay cả chư Phật, Bồ tat cũng không thé thay đôi được.

Luật Nhân Quả không do một oai lực huyền bí nào đã định đoạt chochúng ta một cách bất khả kháng mà chính hành động thiện hay ác của ta gây

ra phản ứng lành hay dữ Do đó, chúng ta hoàn toàn tự do tạo ra những phan

ứng mới dé chuyên hóa nghiệp lực của minh theo ý muốn.

Chính sự hiểu biết về luật Nhân Quả, giúp con người bình tĩnh sángsuốt, biết nhận lấy trách nhiệm của mình, từ đó mỗi người luôn thận trọngtrong từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói và trong suy nghĩ của mình Đồng thời luậtNhân Quả giúp mọi người có cái nhìn khách quan về cuộc đời và tạo nền tảngcho một nền đạo đức nhân bản, luôn mở rộng tình thương, tha thứ và thôngcảm đối với mọi người xung quanh dựa trên cơ sở chúng ta giúp đỡ họ dé họ

nhận ra lôi lâm và trở thành người tot.

25

Trang 31

Luật Nhân Quả cũng nhân mạnh, chính mỗi người là vị kiến trúc sưtự xây đắp cho số phận của chính mình Những suy nghĩ, nói năng hay

hành động sẽ tạo ra nghiệp và chính nghiệp của bản thân mỗi người, đưa

chúng lên hay xuống, từ kiếp này sang kiếp khác mãi mãi trong vòng luân

hồi Đức Phật dạy:

"Phước báu và tội lỗi mà con người tạo ra là tất cả những gì mà conngười làm chủ, là những gì đưa con người đi, từ nơi này đến nơi khác Là

những gì luôn chạy theo bén gót con người như bóng theo hình Vậy, từ

đây con người hãy tích trữ cái tốt để đem đi nơi khác trong tương lai Hãytạo một nền tảng vững chắc cho thế gian ngày mai" (Phạm Kim Khánh

dịch, 1964, tr.402).

Từ những dẫn luận trên đây cho thấy, Giáo lý Nhân Quả giúp chochúng ta biết cách làm chủ bản thân, đem lại giá trị hạnh phúc thật sự cho tấtcả chúng sinh và giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc rằng, mọi sự tốt đẹp,đúng sai, nên hư, thành bại đều do chính mình tạo lấy, không ai có quyền banphước, giáng họa hay sắp đặt số phận của mình Do đó, không bao giờ tin vàođịnh mệnh, không tin vào một đắng siêu nhiên, thần quyền hay thượng đề nàocó quyền quyết định số phận của ta Chúng ta không bao giờ van vái cầu xinđược cứu rồi, trái lại đặt trọn niềm tin vào chính mình, vào sự tinh tấn tận sứcmình, dé tự giải thoát.

1.5 Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội thành phố Đà Lạt1.5.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Đà Lat nằm trên cao nguyên Lang Biang, cách Tp H6 chíMinh 293 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.481 km về phía Bắc, cáchT.p Nha Trang 205 km Về phía Bắc Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, vềphía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây

Nam giáp với huyện Lâm Hà và Đức Trọng Diện tích tự nhiên: 424 km2.

26

Trang 32

Dân số của Thành phố gần 258.014 người (Chi cục thống kê dân số thànhphố Đà Lạt, 2022)

Về địa hình, bề mặt địa hình và đại khối Đà Lạt đã có từ lâu đời, cáchngày nay hàng trăm triệu năm, nhưng so với niên đại địa chất thì nó tương đối

trẻ Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1.520 m so

với mực nước biên, nét đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh Khuvực phía Bắc bị chắn bởi núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dầnvề thung lũng Đa Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên DiLinh Dia hình Đà Lạt cũng là yếu tố quan trong góp phan vao qua trinh

Feralit hóa Hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp đều tập trùn ở các thung

lũng và trién núi thấp.

Về thé nhưỡng thành phố Đà Lạt, có diện tích đất đai bỏ hoang và rừngchiếm diện tích khá lớn nên diện tích đất nông nghiệp chỉ khoảng 12 nghìn

ha, trong đó, diện tích nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn là 5.493 ha

(chiếm 53./ trên tong diện tích đất sản xuất nông nghiệp) Dat dai ở đây chủyếu là đất Feralit đỏ vàng, tầng đất dày, chất hữu cơ nhiều, rất màu mỡ nênthích hợp dé trồng các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là rau và hoa.

Về khí hậu, Đà Lạt được mệnh danh là “Xứ sở sương mù” thời tiết mátmẻ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18°C Bức xạ mặt trời dồi dào, chế độnhiệt mát dịu, lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè, mùa đông khô cạn.Một ngày ở đây sẽ có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Sáng bắt đầu với budi sángrực tươi của mùa xuân, trưa lại chuyển sang mùa hè, chiều lại có chút gió thu

nhẹ mơn man, tối đến thì lại hóa thân thành một công chúa mùa đông lạnh.

Thiên nhiên Da Lạt không chỉ thuận lượi dé phát triển kinh tế du lịch vàhình thành trùn tâm văn hóa mà còn tạo điều kiện dé nền nông nghiệp có thé

sản xuất được nhiều loại đặc sản nổi tiếng, đặc biệt là rau-củ-quả ôn đới.Rau hoa Đà Lạt đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước từ miền Bắc cho đến

miên Nam.

27

Trang 33

Về thủy văn, các sông suối trên cao nguyên do chảy qua nhiều loại đákhác nhau nên lòng sông có nhiều ghénh thác Gita các dãy đồi thấp ở vùngtrun tâm và các đỉnh núi cao chung quanh Đà Lạt là dong chảy hiền hòa củacác sông suối thượng nguồn sông Da Nhim, sông Da Dong, sông Cam Ly,những con sông nay là các nhánh chính đồ vào sông Đồng Nai Ở đây nguồnnước phong phú trong mùa mưa nhưng rất nghèo trong mùa khô.

Về sinh vật, do đặc điểm về khí hậu và thé nhưỡng nên sự phân bố thảmthực vật tự nhiên tại Đà Lạt rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu rừngkhác nhau Chúng vừa mang tính chất của vùng á nhiệt đới âm.Trong đó,chiếm ưu thé là rừng lá kim với đặc trưng là rừng thông 3 lá.

1.5.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội

Thành phố Đà Lạt là trung tâm kinh tế hành chính — xã hội tỉnh LâmĐồng bao gồm 16 đơn vị hành chính: 12 phường và 4 xã (Xuân thọ, XuânTrường, Trạm Hành, Tà Nung).

Vào những năm đầu thé kỷ XX, Đà Lat chỉ có khoảng hon 100 ngườiViệt định cư tại đây và 30 năm sau (1923) dân số Đà Lạt lên đến 1500, 50

năm sau (1943) đạt 20.000 người.

Dân số Đà Lạt từ kết quả Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm2022 là 237.565 người Dân số Đà Lạt từ kết quả Kết quả Tổng điều tra dânsố và nhà ở năm 2022 là 237.565 người Đây là đô thị miền núi đông dânđứng thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Buôn Ma Thuột (Chi cục thống kêDân số thành phố Đà Lạt, 2022).

Phân bố dân cư của thành phố Đà Lạt không đồng đều Dân cư tậptrung chủ yéu ở các phường như: phường 1, phường 2, phường 6, phường 9, ởcác xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung dân số tập trung mứcđộ thấp Đặc biệt, dân số tập trung đông ở phường 6 và phường 2, bởi cácphường này năm ở vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của thànhphố Đà Lạt.

28

Trang 34

Nguồn gốc dân cư Đà Lạt phong phú, đa dạng Bởi vậy, thành phần dâncư Đà Lạt có đặc điểm khá riêng biệt đó là nhóm cư dân người Việt, ngườiÂu, người Hoa và các tộc người thiểu số phía Bắc do sự biến động của lịch sửđã cùng tụ cư với nhóm dân bản địa sinh sống trong một cộng đồng thốngnhất.Tuy nhiên, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ cònlại gồm những người Hoa, người Co-ho và các dân tộc thiêu số khác như Tay,

Nùng, Chăm Chính sự đa dạng này đã làm cho văn hóa của địa phương

thêm phầm đa dạng và phong phú.

Từ khi được chọn là thành phố du lịch với nhiều quy chế mới của thànhphố, Đà Lạt mới thu hút dân cư từ mọi miền đất nước về hội tụ Dân số trẻ, cótrình độ học vấn khá, đời sống sung túc, có nhiều hoạt động kinh tế đóng gópcho xã hội phát triển một cách mạnh mẽ.

1.5.3 Đặc điểm của Phật giáo

Phật giáo ở Đà Lạt du nhập sớm, từ những năm đầu tiên trong thập kỷthứ ba của thế kỷ XX, khăng định được vị thế (so với các tôn giáo khác nhưCông giáo, Tin Lành) Khác với miền núi phía Bắc, số lượng tín đồ của Phậtgiáo chỉ đứng sau Công giáo Năm 2021, trên thành phố Đà Lạt có 60 cơ sởPhật giáo; bao gồm 2 thiền viện, 44 chùa, 7 tịnh xá, 2 niệm Phật đường và 5tịnh thất Tổng số Tang, Ni (không tính Tang, Ni sinh đến trú học) có 714 vị

(262 chư Tang, 452 chu Ni); có 11 Hòa thượng, 6 Thượng tọa, 13 Ni trưởng

va 11 Nisu (Minh Đạo, 2021)

Đặc điểm chung của Phật giáo Việt Nam là Phật giáo mang đậm tínhdân gian và xuất hiện trong bối cảnh đất nước đang rên xiết dưới ách thống trịcủa các thé lực thực dân, dé quốc Ngay từ khi mới phôi thai trên thành phố

cao nguyên, tăng ni, Phật tử Đà Lat đã sớm có mặt trong các phong trào yêu

nước và cách mạng, nhất là trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứunước, Tăng Ni của thành phố luôn luôn là một trong những mũi xung kíchtrong cuộc dau tranh chính trị công khai của quần chúng chống lại những mưu

29

Trang 35

đồ thâm độc của Mỹ - ngụy, đòi tự do, bình đăng tôn giáo, hoà bình, độc lập

và thống nhất Tổ quốc.

Một trong những hoạt động từ thiện rõ nét và bền bỉ của Phật giáo ĐàLạt là các hoạt động nhân đạo cứu trợ đồng bào bị thiên tai, những người gặptai nạn 6m đau bệnh tật, chữa tri và chăm sóc sức khoẻ cho những bệnh nhâncó hoàn cảnh khó khăn Những hoạt động từ thiện, cứu trợ xã hội, nhất là giúpđỡ vùng bị thiên tai, đồng bào các dân tộc thiêu số vùng sâu, vùng xa vanđược các cơ sở Phật giáo và Phật tử thành phố tiếp tục duy trì và phát huytrong suốt nhiều năm qua, như là một biểu hiện của sự thông cảm, sẻ chia vớinhững người gặp cảnh ngộ bat hạnh theo tinh than từ bi của Đức Phật.

Từ sau ngày Tổ quốc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Dangvà chính quyền địa phương, Tăng, Ni, phật tử ở Đà Lạt càng vui mừng phankhởi trước sự quan tâm, tạo moi điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng cuộcsống mới cũng như trong sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo của Đảng và Nhànước Như đã dé cập ở trên, trong vòng chưa day hai thập ky từ khi Dang tachủ trương đổi mới đất nước, Phật giáo Đà Lạt đã có nhiều khởi sắc cả vềphương diện tô chức của Giáo hội, cơ sở thờ tự, quy mô tín đồ cho đếnphương châm hành đạo Đội ngũ chức sắc, tu sĩ, Phật tử thành phố tiếp tục

nêu cao tỉnh thần yêu nước, đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, vừa ra sức tu tập,

vừa giữ gìn đạo pháp, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng thànhphố giàu đẹp, đưa Đà Lạt thành một trong những trung tâm du lịch của quốcgia và khu vực Đó cũng chính là những hành động sáng ngời truyền thốngcủa Phật giáo Việt Nam - tinh thần nhập thế, luôn luôn gắn bó với dân tộc, Tổquốc, thê hiện rõ nét phương châm “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”,kết hợp “khế lý - khế cơ” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

30

Trang 36

Tiểu kết chương 1

Từ những trình bày trên đây cho thấy, mỗi tôn giáo, mỗi học thuyết nóichung đều có những quan niệm khác nhau về nhân quả Và đặc biệt, giáo lýNhân quả của đạo Phật đã có những ảnh hưởng rất sâu đậm vào đất nước và

con người Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau Giáo lý ấy đã trởthành lối sống đối với mọi người Việt Nam Mọi người dù là những tín đồPhật giáo hay đơn thuần chỉ là những người không theo Phật giáo, nhưng khinói đến nhân quả dường như tất cả đều tin tưởng và chấp nhận Điều đó đã

được thể hiện rõ nét qua cách sống, qua hành vi cư xử của mọi người dân Việt

Nam Mỗi người đều biết lựa chọn cho mình cách sống ăn ở ngay lành bởi họ

nhận thức duoc Giáo lý Nhân Quả Giáo lý này đã in sâu và đậm nét trong

tâm khảm của mỗi con người dân tộc Việt nam.

Có thê nói, từ ngàn xưa cho đến nay, giáo lý Nhân quả đã có những ảnhhưởng rat sâu sắc và rộng lớn trong đời sống sinh hoạt của xã hội, trong vănchương bình dân, trong thi ca văn học, trong ngôn từ giao tiếp Nó đã dẫndắt bao thế hệ con người biết soi sáng tâm trí minh vào lý Nhân quả mà hànhđộng sao cho tốt đẹp trong một cộng đồng xã hội Do vậy, tư tưởng triết lýnhân quả của đạo Phật đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ trên một bề rộng

qua nhiêu khía cạnh khác nhau trong xã hội.

31

Trang 37

học, giáo dục, tín ngưỡng tôn giáo.

Toàn bộ nhận thức, tư tưởng, tình cảm là đời sống tinh thần nhưngkhông phải tất cả trong đó đều là đời sống văn hóa tinh thần Chỉ khi nàonhững nhận thức, tư tưởng và tinh cảm này hướng tới các giá trị và chuẩnmực thì khi đó chúng mới trở thành đời sống văn hóa tinh thần Việc hướngtới các giá trị và chuân mực thường chiếm vi trí quan trọng, cốt lõi trong đờisống tinh thần của con người

Như vậy, nội hàm khái niệm đời sống văn hóa tỉnh thần rất rộng, baogồm nhiều lĩnh vực Trong khuôn khô Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học, tôi xintập trung trình bay ảnh hưởng của giáo lý Nhân quả đối với đời sống tinh thầnngười dân thành phố Đà Lạt trên một số lĩnh vực cụ thé: nhận thức tư tưởng;

đạo đức lối sông, các mối quan hệ gia đình, xã hội.

2.1 Ảnh hưởng giáo lý Nhân Quả đối với nhận thức của người dân2.1.1 Ảnh hướng doi với nhận thức tư tưởng của giới tu hành

Phật giáo ở Thành phố Đà Lạt, phổ biến là các tông phái thuộc hệ pháiPhật giáo đại thừa như Thiền Tông, Tịnh Độ tông, Hoa Nghiêm tông vàkhông ít trường hợp là sự pha trộn giữa các tông phái khác nhau, nhất là sựdung hợp giữa Thiền tông với Mật tông Phái Hoa Nghiêm tông đánh dấu sựcó mặt của mình tại Da Lạt vào năm 1958 với việc kiến lập Thiên Vương côsát (phường 10) nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận Phật tửngười Hoa ở đây Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng đã chính thức khangđịnh phạm vi ảnh hưởng đến thành phố cao nguyên xa xôi này bằng sự ra đời

32

Trang 38

của Thiền viện Trúc Lâm tại phường 3 vào năm 1993 Phái Khất sĩ hiện diệntrên đất Đà Lạt từ năm 1958 do Ni sư Huỳnh Liên - một trong những nhữngđại đệ tử của giáo đoàn do Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập từ năm 1957,du nhập vào Cơ sở đầu tiên của sơn môn này ở Đà Lạt là Tịnh xá Ngọc Cảnh.Đặc biệt, tắm gương của Ni trưởng Huỳnh Liên đối với đất nước, Tổ quốc khiNgài thấm nhuan thuyết Nhân Quả.

Lich sử ghi nhận, cuộc đời và sự nghiệp của Ni trưởng Huỳnh Liên đã

dé lại cho các thé hệ kế thừa những bài học sâu sắc về tinh thần yêu nước, bàihọc thực tế về ý thức trách nhiệm của người con Phật đối với đạo pháp và dân

tộc, nhất là bài học về phẩm chất giới hạnh của người xuất gia trong suốt quá

trình tích cực góp phần công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xương minhPhật pháp, xây dựng và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong một giai

đoạn lịch sử.

Tại miền Nam, trong giai đoạn 1945-1975, nước nhà có nhiều biếnđộng lịch sử, nhất là trước cảnh đồng bào và tín đồ Phật giáo chịu cảnh áp bứclầm than, cùng với những bất công trong chính sách kỳ thị Phật giáo của

chính quyền Sai Gòn thời bay giờ, mang trong mình dòng máu yêu nước cùngvới đức tính dan thân, dám chấp nhận mọi hiểm nguy gian khổ, Ni trưởng

Huỳnh Liên đã tích cực vận động chư Ni, Phật tử cùng tham gia vào các hoạt

động đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và trường tồn đạo pháp Trong

giai đoạn này, tinh xá Ngoc Phuong do Ni trưởng Huynh Liên xây dựng trở

thành trung tâm của Ni giới Hệ phái Khat sĩ, nơi đây là cũng chính là mộttrong những Tổng hành dinh gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dântộc tại Sài Gòn - Gia Định trước năm 1975 rất nổi tiếng mà Ni trưởng làngười lãnh đạo tiêu biéu của Ni giới.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1963, khi chính quyền Ngô Đình Diệmđàn áp Phật giáo, với tư cach là người đứng đầu Ni giới Khat sĩ, Ni trưởng đãlãnh đạo Ni giới Khát sĩ, trực tiếp dẫn đầu các đoàn biểu tình tham gia các

33

Trang 39

phong trào đấu tranh đòi quyền tự do tín ngưỡng của Phật giáo; kết hợp vớicác phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh và nhân dân Sai Gon - GiaĐịnh làm bùng phát khí thế đấu tranh mạnh mẽ, đã ảnh hưởng sâu rộng đếnnhiều địa phương khác tại miền Nam Có thể nói, khoảng thời gian dài từnăm 1963 cho đến những ngày cuối của tháng 4/1975, các hoạt động đấutranh đòi hòa bình thống nhất đất nước của đồng bào miền Nam, Tăng, Ni vàPhật tử yêu nước ngày càng sôi nổi và phong phú với nhiều hình thức đấutranh Trong đó, có các hoạt động đấu tranh do Ni trưởng Huỳnh Liên đứng ratổ chức và trực tiếp xuống đường, điền hình như: lễ “Xuống tóc vì hòa bình”(ngày 18/10/1970); biểu tình chống Mỹ và chính quyền tay sai (ngày25/10/1970); mít-tinh ra tuyên ngôn 10 điểm về hòa bình của Mặt trận Nhân

dân Tranh thủ dân chu hòa bình (ngày 07/11/1970); thành lập chi nhánhphong trào Phụ nữ đòi quyền sống tại Cần Thơ, Trà Vinh (ngày 22/11/1970);Ni trưởng phối hợp cùng với các phong trào sinh viên, học sinh tổ chứcbiểu tình đòi thả tù nhân chính trị (ngày 01/01/1971); phối hợp với phụ nữ

quốc tế lên án chiến tranh, vận động hòa bình (ngày 05/01/1971); tổ chức họpbáo với đề tài “Nhân dân đòi cơm áo, Phật giáo đòi hòa bình” và “Nông dânđòi quyền sống”, dé đòi lại ruộng đất đã bị chính quyền tay sai chiếm dụng déxây dựng các công trình phục vụ chiến tranh (ngày 07/4/1971) Tại chùa ẤnQuang, vào ngày 02/8/1971, Ni trưởng tham gia thành lập và giữ vai trò cốvan cho phong trào Phụ nữ đòi quyền sống, trụ sở của tổ chức này đặt tại tinh

xá Ngọc Phương.

Sau đó, Ni trưởng tiếp tục tham gia thành lập Mặt trận Nhân dân tranhthủ dân chủ hòa bình do cụ Đặng Văn Ký làm Chủ tịch Sau khi t6 chức nàyđược thành lập, vào ngày 06/9/1971, Ni trưởng tô chức đấu tranh đòi chínhquyền Sài Gòn lúc bấy giờ phải thả tự do cho bà Ngô Bá Thành, Chủ tịchphong trào Phụ nữ đòi quyền sống: vào ngày 18/9/1971, nhân sự có mặt củaThượng Nghị sĩ George Stanley MeGovern tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở

34

Trang 40

đường Kỳ Đồng, Ni trưởng đã phối hợp với đồng bào Công giáo tố cáo tội ácchiến tranh Ngoài ra, Ni trưởng còn phối hợp với sinh viên, học sinh Sài Gòn— Gia Định đấu tranh chống “Quân sự hóa học đường”; phối hợp với côngnhân hãng pin Con Ó chống lại sự bóc lột và sa thải công nhân vào ngày

Từ cuối năm 1971 đến đầu năm 1975, phong trào đấu tranh tiếp tục

diễn ra sôi động với mục tiêu rõ rệt là đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, đòi

thả tù nhân chính trỊ, đòi chính quyền Sai Gòn thực hiện hiệp định Paris, đòihòa bình, hòa giải hòa hợp dân tộc Trong giai đoạn đấu tranh quyết liệt này,vào ngày 04/10/1974, Ni trưởng cùng xuống đường biểu tình với Ủy ban

Chống tịch thu báo chí tại chợ Bến Thành gọi là “Đọc báo nói” cho đồng

bào nghe, cuộc mít-tinh được đông đảo bả con hưởng ứng, tạo nên một

không khí dau tranh hào hứng, sôi động quanh chợ Bến Thành; tiếp đến, vào

ngày 10/10/1974, Ni trưởng tham dự ngày “Ký giả ăn mày”, mang theo bị

gậy diễu hành quanh chợ Bến Thành, rồi đến Hạ Nghị viện suốt ngày, đoànbiểu tình bị cảnh sát đánh, được dân chúng bênh vực, can thiệp, sau đó trởthành cuộc mit-tinh vi đại có đến hàng vạn người tham gia Trong giai đoạnnày, chư Ni tịnh xá Ngọc Phương dưới sự lãnh đạo của Ni trưởng đã vượt

rào kẽm gai, kết hợp cùng với đoàn của Ni trưởng Ngoạt Liên từ Biên Hòakéo về tập trung trước Nhà Hát Lớn Sài Gòn phản đối chính quyền Sài Gònphong tỏa tịnh xá Ngọc Phương, yêu cầu thả tù nhân chính trị, các nhân sĩyêu nước, sinh viên, học sinh Lúc bấy giờ, Ni trưởng bị thương phải vàobệnh viện Sùng Chính băng bó, ngay sau đó, các chính khách cao cấp có xuhướng tiến bộ đã đến bệnh viện thăm Ni trưởng và tạo áp lực với chế độ SàiGòn Riêng tịnh xá Ngọc Phương, nơi trụ xứ của Ni trưởng, từ đầu tháng8/1970 cho đến sau này, luôn bị chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ giăngkẽm gai phong tỏa, cảnh sát an ninh mật vụ thì giám sát ngày đêm, cho đến

12h trưa ngày 29/4/1975, tịnh xá Ngọc Phương và Ni chúng trong chùa mớiđược tự do di lại

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w