1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ xã hội học: Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay

223 7 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay
Tác giả Nguyễn Lan Nguyên
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, TS. Nguyễn Thị Kim Nhung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 55,51 MB

Nội dung

Cơ cau mau nghiên cứuCơ câu mẫu phỏng van bán cau trúc Tình hình chung về sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóaThống kê về hoạt động ngoại khóa của sinh viên theo nhóm tiêu chí Thống k

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Lan Nguyên

MANG XA HOI FACEBOOK DEN

HOC TAP VA DOI SONG CUA SINH VIEN HIEN NAY

LUAN AN TIEN Si XA HOI HOC

Hà Nội — 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

Nguyễn Lan Nguyên

ANH HUONG CUA VIỆC SU DUNG MANG XA HOI FACEBOOK DEN

HOC TAP VA DOI SONG CUA SINH VIEN HIEN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 62.31.03.01

LUẬN ÁN TIỀN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1.PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

2 TS Nguyễn Thị Kim Nhung

Hà Nội — 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa và TS Nguyễn Thị

Kim Nhung Các số liệu, trích dẫn, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận án này đều trung thực.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm vê lời cam đoan này.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Lan Nguyên

Trang 4

Cơ cau mau nghiên cứu

Cơ câu mẫu phỏng van bán cau trúc

Tình hình chung về sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóaThống kê về hoạt động ngoại khóa của sinh viên theo nhóm

tiêu chí

Thống kê về hoạt động ngoại khóa của sinh viên theo tiêu chí

Thống kê về hoạt động ngoại khóa của sinh viên theo đầu

mối t6 chứcMạng xã hội được sinh viên sử dụng nhiều nhấtThời điểm bắt đầu sử dụng Facebook theo giới tính

So sánh thời lượng sử dụng Facebook trong | ngày giữa các nhóm sinh viên theo trường

Sự khác biệt giữa nam và nữ sinh viên về thời lượng sử

dụng Facebook trong 1 ngày

Thời điểm truy cập Facebook của sinh viên (So sánh kết

quả khảo sát năm 2016 và năm 2020)

Phương tiện dé truy cập vào Facebook

Thông tin cá nhân đăng trên trang Facebook cá nhân

Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của việc thực

hiện hoạt động học tập trên Facebook

Phân tích hồi quy khả năng dự đoán của sử dụng Facebook tới mức độ quan trọng của việc sử dụng Facebook đối với

những hoạt động học tập của sinh viên Các hoạt động học tập của sinh viên khi sử dụng Facebook

Mối quan hệ giữa thời điểm bắt đầu sử dụng Facebook của

sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên

Mối quan hệ giữa thời lượng sử dụng Facebook trong một

ngày của sinh viên và các hoạt động học tập của sinh viên

Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên tham gia khảo sát

Mối quan hệ giữa giới tinh và kết quả học tập của sinh viên

sử dụng Facebook

Mối quan hệ giữa trường đang theo học và kết quả học tập

của sinh viên sử dụng Facebook

79

81 85 86

89

92 96 101 105

111 113

114

118 119

120

Trang 5

Phân tích héi quy khả năng dự đoán của sử dụng Facebook

tới kết quả học tập của sinh viên

Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của việc sử

dụng Facebook khi thực hiện các hoạt động giao tiếp voi

bố mẹ

Phân tích hồi quy khả năng dự đoán của việc sử dụng

Facebook tới mức độ quan trọng của giao tiếp giữa sinh

viên với bố mẹ

Số lần sinh viên thực hiện các hoạt động giao tiếp VỚI

bố mẹ trong 1 tuan

Phân tích hồi quy khả năng dự đoán của thời điểm bat đầu

sử dụng và thời lượng sử dụng Facebook tới số lần giao

tiếp giữa sinh viên với bố mẹMối quan hệ giữa thời điểm bắt đầu sử dụng Facebook vàmức độ gắn kết của sinh viên với bố mẹ

Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của hoạtđộng giao tiếp với bạn bè

Phân tích hồi quy kha năng dự đoán của thời điểm bắt đầu

và thời lượng sử dụng Facebook tới mức độ quan trọng về giao tiếp với bạn bè của sinh viên

Số lần sinh viên giao tiếp với ban bè trong 1 tuần

Phân tích hồi quy khả năng dự đoán của thời điểm bắt đầu

sử dụng và thời lượng sử dụng Facebook tới số lần giao

tiếp giữa sinh viên với bạn bèMối quan hệ giữa thời lượng sử dụng Facebook trong ngày

với mức độ gan kết giữa sinh viên với bạn bè

Các công việc có liên quan đến hoạt động ngoại khoá được

sinh viên thực hiện trên Facebook

Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng việc sử dụng

Facebook trong tham gia hoạt động ngoại khóa

Phân tích hồi quy khả năng dự đoán của thời điểm bắt đầu

sử dụng và thời lượng sử dụng Facebook tới đánh giá của

sinh viên về mức độ quan trọng của hoạt động ngoại khóa

Đánh giá của sinh viên về ảnh hưởng của việc sử dụng

Facebook tới kết quả hoạt động ngoại khóa

Mối quan hệ giữa thời điểm bắt đầu sử dụng Facebook và

kết quả hoạt động ngoại khóa

161 161

Trang 6

Mối quan hệ giữa thời lượng sử dụng Facebook trong ngày

với kết quả hoạt động ngoại khóa

Số lượng và tỷ lệ sinh viên đi làm theo năm học Xếp loại học tập của sinh viên đi làm thêm

Đánh giá mức độ quan trọng của việc sử dụng Facebook

với hoạt động làm thêm

Mục đích sử dụng mạng xã hội trong hoạt động làm thêm của sinh viên

Phân tích hồi quy khả năng dự đoán của thời điểm bắt đầu

sử dụng và thời lượng sử dụng Facebook tới đánh giá của

sinh viên về mức độ quan trọng của hoạt động làm thêm

Đánh giá của sinh viên về khả năng hỗ trợ cải thiện kết quả

công việc làm thêm qua ứng dụng Facebook

162

170 171

172

173 179

180

Trang 7

Thời lượng sử dụng Facebook trong | ngày cua sinh viên 84

Ty lệ sinh viên đi làm thêm 168

Ty lệ sinh viên đi làm thêm theo trường 169

Trang 8

Sinh viên C., nữ, năm thứ 2, đã sử dụng Facebook

được 8 năm, sử dung Facebook 1-3 tiéng/ngay

Sinh viên D., nữ, năm thứ 2, đã sử dụng Facebook

được 6 năm, sử dụng Facebook 1-3 tiéng/ngay

Sinh viên A., nữ, năm thứ 2, đã sử dụng Facebook

được 8 năm, sử dụng Facebook 4 tiéng/ngay

Sinh viên D., nữ, năm thứ 2, đã sử dụng Facebook

được 6 năm, sử dụng Facebook 4 tiếng/ngày

Chia sẻ của bạn A., nữ, sinh viên năm thứ 1, đã sử dung Facebook được 8 năm, sử dụng Facebook 4

Chia sẻ của bạn A., nữ, sinh viên năm thứ 1, đã sử

dụng Facebook được 8 năm, sử dụng Facebook 4

tiếng/ngày

Sinh viên D., nữ, năm thứ 2, đã sử dụng Facebook

được 6 năm, sử dụng Facebook 1-3 tiéng/ngay

Chia sẻ của bạn T., nữ, sinh viên năm thứ 2, đã sử dụng

Facebook được 8 năm, sử dụng Facebook từ 1-3

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

DHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường ĐHKHXHNV Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường ĐHKHTN Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

-Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHBKHN Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trang 10

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Đối tượng, khách thé, phạm vi nghiên cứu 6

4 Câu hỏi nghiên cứu 7

5 Giả thuyết nghiên cứu 8

6 Khung phan tich 8

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 10

8 Cau trúc và các nội dung nghiên cứu chính của đề tài 11

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU 13

1.1 Các nghiên cứu tổng quan về mang xã hội, mang xã hội 13 Facebook, và những ảnh hưởng của mạng xã hội, mạng xã hội

Facebook

1.1.1 Nghiên cứu tong quan về mạng xã hội va mang xã hội Facebook 131.1.2 Nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của mạng xã hội và mạng xã 19hội Facebook đến một số lĩnh vực

1.2 Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa mạng xã hội, mạng xã hội 29

Facebook và các hoạt động của sinh viên

1.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội, mạng xã hội Facebook 29

tới học tập của sinh viên

1.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội, mạng xã hội Facebook 35

tới các phương diện, hoạt động khác trong đời sống sinh viên

1.3 Một số nhận xét 41 Tiéu két Chuong 1 46

CHUONG 2 CO SO LY LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN 48

CỨU

2.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu 48

2.1.1 Khái niém “mang xã hội”, “Việc sử dung mang xã hội 48 Facebook”

2.1.2 Khái niệm “sinh viên ”, “học tap” và “đời sống” 51 2.2 Một số lý thuyết áp dụng trong đề tài 54 2.2.1 Ly thuyết nhu cầu 54

Trang 11

2.2.2 Lý thuyết hành động xã hội

2.2.3 Lý thuyết sinh thái truyền thông

2.3 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bang hỏi

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn bán cau trúc

2.4 Khái quát tình hình phát triển của nhu cầu sử dụng mạng xã

hội và mạng xã hội Facebook trên thế giới và Việt Nam những

năm gan đây

2.5 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.5.1 Trường Đại học Khoa hoc Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc

CHƯƠNG 3 ANH HUONG CUA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ

HỘI FACEBOOK DEN HOAT ĐỘNG HOC TAP CUA SINH

VIEN

3.1 Thực trạng sử dụng mang xã hội Facebook của sinh viên

3.1.1 Thời điểm bat dau sử dụng Facebook của sinh viên

3.1.2 Thời gian sử dụng Facebook cua sinh viên trong ngày

3.1.3 Phương tiện sinh viên sử dụng dé truy cập Facebook

3.1.4 Mục dich sử dụng mang xã hội Facebook cua sinh viên

3.1.5 Việc công khai thông tin cá nhân trên Facebook của sinh viên

3.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến học tập của sinh

viên

3.2.1 Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng khi sử dung

Facebook trong hoạt động học tập

3.2.2 Các hoạt động học tập của sinh viên trong mối quan hệ với việc

sử dụng Facebook

3.2.3 Mối quan hệ của việc sử dụng Facebook với kết quả học tập

của sinh viên

Tiểu kết Chương 3

56 58 61

61

61 62 63

68

68 71

72 77

79

79 79 83

91 94 95

Trang 12

CHUONG 4 ANH HUONG CUA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ

HỘI FACEBOOK DEN DUY TRI QUAN HỆ VỚI BÓ MẸ, BẠN

BE, HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ LAM THÊM CUA SINH

VIÊN

4.1 Việc sử dụng mạng xã hội Facebook và duy trì, phát triển

quan hệ với bố mẹ và bạn bè của sinh viên

4.1.1 Việc sử dụng mạng xã hội Facebook và việc duy trì quan hệ với

bố mẹ của sinh viên

4.1.2 Việc sử dụng mạng xã hội Facebook và duy tri quan hệ với bạn

bè của sinh viên

4.2 Việc sử dụng mạng xã hội Facebook và hoạt động ngoại khóa

của sinh viên

4.2.1 Tổng quan về hoạt động ngoại khóa của sinh viên

4.2.2 Hoạt động ngoại khóa cua sinh viên trong moi quan hé voi viéc

su dung Facebook

4.3 Việc sử dung mang xã hội Facebook va hoạt động lam thêm

của sinh viên

4.3.1 Tổng quan về việc làm thêm của sinh viên

4.3.2 Hoạt động làm thêm của sinh viên và moi quan hé voi viéc sw

dung Facebook

Tiểu kết Chương 4

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN

QUAN DEN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng hỏi khảo sát của đề tài

Phụ lục 2 Bảng số liệu của đề tài

129

129

129 140 152

152 157 165

165 172

181 183

188

189 205 205 213

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của các mạng xã hội nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến đời

sống của toàn xã hội trong những năm gần đây Trong thời đại được gọi là “Thế

giới phăng” theo quan điểm của Thomas L Friedman, không ai có thé phủ nhận

lợi ích từ mạng xã hội Bên cạnh rất nhiều tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho

người dung như: thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong phú được cập nhậtliên tục, có nhiều tiện ích về giải trí, còn có một khía cạnh quan trọng làm thayđổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm, và các quốc giavới nhau, đó chính là khả năng kết nối mà chỉ mạng xã hội mới có được Trên cơ

sở đó, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đadạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh

chóng, hiệu quả.

Cùng với những tác động sâu sắc và tích cực, những mặt trái của mạng xãhội tới xã hội hiện đại cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm Chính sựtiện lợi và tính kết nối rất mạnh của các mạng xã hội đã góp phần làm lây lannhanh chóng những thông tin sai lệch, độc hại, góp phần tạo nên tình trạng lệchchuẩn trong nhiều nhóm dân cư, trong đó những người thuộc lứa tuôi thanh thiếuniên được một số nghiên cứu gần đây khăng định là một trong những nhóm “dễ bịton thuong nhất bởi mạng xã hội” [56] Hơn nữa, đại dịch COVID-19 cùng nhữngtác động của nó càng khiến các mạng xã hội thấm sâu hơn vào lối sống của nhiềungười khi họ buộc phải sử dung mang xã hội dé kết nỗi với cộng đồng vì khôngthé làm điều đó một cách trực tiếp Điều nay làm gia tăng hơn những lợi ích cũng

như hạn chế mà mạng xã hội mang đến cho tới đời sống con người cả trong thời

gian đại dịch và hậu đại dịch.

Dé nghiên cứu những van đề có liên quan đến mạng xã hội hiện nay, việcđặt trọng tâm nghiên cứu vào những mạng xã hội thế hệ đầu tiên với vị thế vữngchắc như Facebook van là một cách đi phù hợp dé không chỉ làm rõ tam ảnh

Trang 14

hưởng của mạng xã hội này mà còn tạo cơ sở quan trọng đề hỗ trợ những nghiêncứu rộng hơn về vị trí, vai trò và những tác động của mạng xã hội nói chung tớiđời sống xã hội Thực tế cho thấy, dù thị trường mạng xã hội đã trở nên rất đa dạng

và sôi động trong những năm gần đây với sự nổi lên của nhiều nền tảng mới, đặc

biệt là TikTok, nhưng Facebook vẫn giữ vị thế là mạng xã hội có tudi đời lâu và lượng người dùng lớn nhất trên thế giới nói chung (hon 2,9 tỷ người dùng) [190]

và Việt Nam nói riêng (hơn 70,4 triệu người dùng) [175] Mặt khác, sự thay đôi

về bối cảnh chung, sự tiễn bộ vượt bậc trong khoa học công nghệ, sự mới lạ vàsức hút của những mạng xã hội thế hệ mới đã buộc những mạng xã hội đã tồn tại

khá lâu như Facebook phải không ngừng cải tiến tính năng, khiến Facebook của

ngày hôm nay đã rất khác so với chính nó của những năm trước Chính điều nàyđặt ra tính cấp thiết của những nghiên cứu mới về Facebook, giúp bé sung nhữngkhoảng trống mà nhiều nghiên cứu trước liên quan đến mạng xã hội này chưa cóđiều kiện tiếp cận

Trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh viên (chủ yếu là những người

từ 18-24 tuổi) là một trong những nhóm có nhu cầu sử dụng mạng xã hội Facebook

lớn nhất ở Việt Nam (chiếm khoảng 25,3% tính đến tháng 4/2023 theo một thống

kê gần đây, chỉ đứng thứ hai sau nhóm tuôi từ 25-34 với 28,9%, so sánh với cácnhóm tuổi khác từ 13 đến trên 65 tuổi) [164] và điều đó cũng khiến các hoạt độngcủa họ (học tập, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, hoạt động xã hội và làm việc, )

có xu hướng chịu ảnh hưởng từ chính mạng xã hội này Điều đó đặt ra yêu cầulàm rõ những ảnh hưởng như vậy nhằm nhận diện và luận giải những lợi ích vàhạn chế mà mạng xã hội Facebook mang đến đời sống sinh viên Việt Nam hiệnnay Hơn nữa, việc nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối với sinhviên có thể giúp đề xuất những kiến nghị có giá trị trong việc hỗ trợ giáo dục vàđào tạo sinh viên nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung trong thời đại cách

mạng công nghiệp 4.0.

Trang 15

Với những phân tích trên, tác giả đã quyết định lựa chọn “Anh hưởng củaviệc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiệnnay” làm đề tài luận án của mình Đề tài này phù hợp với chuyên ngành đào tạo

xã hội học bởi nó tập trung làm rõ ảnh hưởng của mạng xã hội tới một nhóm đối

tượng xã hội cụ thể là sinh viên, đặc biệt là những phương diện quan trọng nhất

gan liền với sinh viên là học tập và đời sống Mặt khác, theo tìm hiểu của tác giả,

dù đã có nhiều đề tài, công bố khoa học trong và ngoài nước về mạng xã hội vàảnh hưởng của mạng xã hội tới đời sống con người, nhưng vẫn còn những khoảngtrống nhất định trong nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook tới sinhviên (cụ thể là trong việc học tập và đời sống) tại Việt Nam là chủ đề có tính mới

và cần được tiếp tục luận giải Với tên đề tài xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm

vi nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng các kết quả xử lý dữ liệu thu thập được từ điềutra, khảo sát thực tế cùng những kết quả nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành

có liên quan khác đề cé gắng giải quyết van đề nghiên cứu

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và

đời sống của sinh viên hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên qua các khía cạnh: thời

điểm bat đầu sử dụng, thời gian (gồm thời lượng và thời điểm) sử dụng trong 1ngày, mục đích sử dụng, phương tiện truy cập và mức độ công khai thông tin cá

nhân.

- Phân tích sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến hoạt

động học tập của sinh viên.

- Phân tích sự ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến cáchoạt động trong đời sống của sinh viên, bao gồm các quan hệ với bố mẹ, quan hệvới bạn bè, hoạt động ngoại khóa và làm thêm.

Trang 16

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng và ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học

tập và đời sống của sinh viên Trường DHKHXHNV, ĐHKHTN và DHBKHN

3.2 Khách thể nghiên cứuSinh viên đang theo học tại Trường DHKHXHNV, Trường DHKHTN,

DHBKHN.

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng

5/2023.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại TrườngDHKHXHNV, Trường DHKHTN, ĐHBKHN Trường DHKHXHNV tô chức daotạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (lịch sử, triết học, chínhtrị học, xã hội học, tâm lý học, báo chí và truyền thông, ); Trường DHKHTN tổchức đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa hoc ty nhiên (toán học, vat lý, hóa

học, sinh học, tài nguyên và môi trường, ); DHBKHN tổ chức đào tao các ngành

thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và ứng dụng rất cần thiết trong bối cảnh Cách

mạng công nghiệp 4.0 (công nghệ thông tin và viễn thông, công nghệ vật liệu, kỹ thuật cơ khí và điện tử, quản trị kinh doanh, logistics và quản lý chuỗi cung

ứng, ) Mặt khác, việc lựa chọn này cũng giúp hạn chế sự thiên lệch về giới dođặc thù lĩnh vực của từng trường (ví dụ: tỷ lệ sinh viên nữ trong Trường

DH.KHXH&NV thường cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ sinh viên nam), qua đó giúp

người nghiên cứu nhìn thay được sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên theo giới

- Pham vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng va phân tích

ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới hoạt động học tập và đờisống (tập trung vào quan hệ với bố mẹ, bạn bè, hoạt động ngoại khóa, hoạt động

làm thêm) của sinh viên.

Trang 17

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên như thế nào?

- Việc sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng như thế nào tới hoạtđộng học tập của sinh viên?

- Việc sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng như thế nào tới đời

sông của sinh viên (gồm các phương diện chính là duy trì, phát triển quan hệ với

bố mẹ và bạn bè, hoạt động ngoại khóa và việc làm thêm)?

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Sinh viên có xu hướng bắt đầu sử dụng mạng xã hội Facebook từ sớm, vớimức độ sử dụng khá thường xuyên; trong đó mức độ sử dụng Facebook của sinhviên khối trường Khoa học Xã hội và Nhân văn nhiều hơn so với sinh viên khối

trường Tự nhiên và Bách Khoa.

- Nhìn chung, việc sử dụng mạng xã hội Facebook có mối quan hệ với hoạt

động học tập của sinh viên, thể hiện qua một số hoạt động cụ thể như: trao đổiviệc học tập với bạn bè, tìm kiếm thông tin về khoá học, học nhóm và kết quả họctập; trong đó, mức độ ảnh hưởng của thời gian sử dụng Facebook của sinh viênđến các hoạt động và kết quả học tập của sinh viên ở mức trung bình

- Mạng xã hội Facbook giúp tăng khả năng kết nối giữa sinh viên với bố

mẹ và bạn bè dù sống cùng hay sống xa gia đình, hỗ trợ việc tô chức và tham giahoạt động ngoại khóa của sinh viên (tăng sé lượng hoạt động, tang số sinh viên

tham gia các hoạt động, ), mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên

6 Khung phân tích

Khung phân tích này mô tả nội dung và định hướng phân tích của đề tàiluận án Khung thê hiện các biến số và mối quan hệ của các biến SỐ, được diễngiải như sau:

Trang 18

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI,

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN,

NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Thời điểm bắt đầu Mục đích sử dụng

sử dụng Facebook FacebookVIỆC SỬ DỤNG

MẠNG XÃ HỘI

FACEBOOK CỦA

Thời gian sử dụng SINH VIÊN

Facebook trong ngày

Phương tiện truy cập

Facebook

Công khai thông tin cá nhân trên Facebook

ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN

Đánh giá Các hoạt Mối quan Sử dụng

của sinh động học hệ của Facebook Sử dụng Sử dụng Sử dụng

viên về tập của việc sử và việc Facebook Facebook Facebook

mức độ sinh viên dụng duy trì và duy trì va hoat va hoat

ối R quan hệ động aan

quan trong trong mối Facebook quan hệ động lam

khi sử dung quan hệ với kết với bố với bạn khóa cử thêm của Facebook với việc sử quả học me của bè của l h cua sinh vién

trong hoc dung tập của sinh viên sinh viên guyận

tập Facebook sinh viên

Biến số độc lập: Việc sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên, đượcphân tích trên các khía cạnh thời điểm bắt đầu sử dụng Facebook và thời lượng sửdụng Facebook trong một ngày Một số biến số nhân khẩu học khác liên quan đến

sinh viên (như giới tính, trường đang theo học, năm học, học luc, ) vẫn sẽ được

đề cập, phân tích nhưng ở phạm vi giới hạn hơn

Biến số phụ thuộc gồm: hoạt động học tập và đời sống của sinh viên Trong

đó, hoạt động học tập của sinh viên được đo lường qua ba khía cạnh: đánh giá của

sinh viên về mức độ quan trọng khi sử dụng Facebook trong học tập; các hoạt

động học tập của sinh viên trong mối quan hệ với việc sử dụng Facebook; mối

quan hệ của việc sử dụng Facebook với kêt quả học tập của sinh viên Đời sông

Trang 19

của sinh viên được đo lường qua các khía cạnh: việc sử dụng Facebook và duy trìquan hệ với bố mẹ của sinh viên; việc sử dụng Facebook và duy trì quan hệ với

bạn bè của sinh viên; việc sử dụng Facebook và hoạt động ngoại khóa của sinh

viên; việc sử dụng Facebook và hoạt động làm thêm của sinh viên.

Việc phân tích biến số và mối quan hệ giữa các biến số được nhìn nhận

trong bối cảnh phát triển khoa học, công nghệ; nhắn mạnh đến sự ra đời và phát

triển của Internet, kéo theo đó là tính năng vượt trội của các mạng xã hội, dần dầnkhẳng định vai trò quan trọng của mạng xã hội đối với đời sống cá nhân Bên cạnh

đó, vấn đề nhu cầu của cá nhân cũng được đặt ra trong phân tích, bên cạnh bứctranh chung về sự phát triển của Internet, và lượt người dùng mạng xã hội tại Việt

thực nghiệm Nghiên cứu áp dụng các lý thuyết, quan điềm, khái niệm và phương

pháp nghiên cứu xã hội học nhằm giải thích tính xã hội trong việc lựa chọn sử

dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên; vận dụng lý thuyết về xã hội hóa dé

giải thích vai trò của xã hội, nhóm xã hội, truyền thông đại chúng đến việc sử dung

mạng xã hội Facebook của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vao việc hoàn thiện cơ sở khoahọc của nghiên cứu xã hội học về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hộiFacebook nói riêng và mạng xã hội nói chung tới sinh viên Việt Nam.

7.2 Ý nghĩa thực tiễnNghiên cứu hướng đến việc mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebookcủa sinh viên, chỉ ra ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến họctập và đời sống của sinh viên Nghiên cứu góp phần chỉ ra định hướng giúp sinhviên sử dụng mạng xã hội Facebook hiệu quả hơn, đồng thời, phát huy lợi ích và

10

Trang 20

tính đa dạng, tích hợp của mạng xã hội này trong việc hỗ trợ hoạt động học tập và

đời sống của sinh viên

Nghiên cứu có thé là tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác;nghiên cứu cũng trình bày một số khuyến nghị có giá trị tham khảo cho định hướng

sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

8 Cấu trúc và các nội dung nghiên cứu chính của đề tàiNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nộidung của luận án gồm 4 chương:

Chương I Tổng quan tình hình nghiên cứuXây dựng cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu là một nhiệm

vụ rất quan trọng để từ đó luận giải những nội dung khác của luận án Vì vậy,chương này sẽ phân tích, làm rõ những tài liệu quan trọng liên quan đến lý luận

về mạng xã hội, mạng xã hội Facebook, vai trò của mạng xã hội trong học tập, đời

sông của sinh viên cùng nhiều tài liệu đáng chú ý khác có liên quan đến đề tài luận

án.

Chương 2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứuChương 2 sẽ tập trung xây dựng cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đềnghiên cứu dé từ đó luận giải những nội dung khác của luận án Cụ thé, chươngnày sẽ tập trung phân tích, làm rõ các khái niệm cơ bản của luận án, gồm khái

niệm sinh viên, học tập, đời song, mang xã hội, việc sử dung mang xã hội; các lý

thuyết được vận dụng trong nghiên cứu, gồm lý thuyết nhu cầu, lý thuyết hànhđộng xã hội, lý thuyết sinh thái truyền thông; phương pháp nghiên cứu Bên cạnh

đó, chương này cũng cung cấp bức tranh khái quát về về tình hình phát triển củamạng xã hội Facebook trên thế giới và Việt Nam những năm gần đây và một vàinét cơ bản về địa bàn nghiên cứu

Chương 3 Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến hoạtđộng học tập của sinh viên

Trên cơ sở các nội dung đã trình bày ở phần trước, tác giả sẽ tiếp tục nghiêncứu ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới các phương diện quan

11

Trang 21

trọng liên quan đến sinh viên trong hai chương tiếp theo Cụ thé, Chương 3 sẽ mô

tả thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên, đồng thời làm rõ ảnhhưởng của mạng xã hội Facebook đến hoạt động học tập của sinh viên

Chương 4 Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến duy trì

quan hệ với bố mẹ, ban bè, hoạt động ngoại khóa và làm thêm của sinh viên

Bên cạnh các hoạt động học tập, mục đích của đề tài luận án muốn tìm hiểukhía cạnh khác, cũng là khía cạnh quan trọng trong đời sống của sinh viên; đó làquan hệ với bố mẹ và bạn bè, hoạt động ngoại khoá và làm thêm của sinh viên.Chương 4 sẽ tập trung tìm hiểu các bình diện nay, và đặt trong mối quan hệ vớiviệc sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên để tìm ra khả năng ảnh hưởngcủa Facebook đến các hoạt động chính trong đời sống của sinh viên, ngoài công

việc học tập.

12

Trang 22

Chương 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Xây dựng cơ sở lý luận có liên quan đến van dé nghiên cứu là một nhiệm

vụ rat quan trọng dé từ đó luận giải những nội dung khác của luận án Vì vậy,chương này sẽ phân tích, làm rõ những tài liệu quan trọng liên quan đến lý luận

về mạng xã hội, mạng xã hội Facebook, vai trò của mạng xã hội trong học tập,đời sống của sinh viên cùng nhiều tài liệu đáng chú ý khác có liên quan đến đềtài luận án.

1.1 Các nghiên cứu tong quan về mạng xã hội, mạng xã hội Facebook,

và những ảnh hưởng của mạng xã hội, mạng xã hội Facebook

1.1.1 Nghiên cứu tổng quan về mạng xã hội và mạng xã hội FacebookMạng xã hội, từ khi ra đời và phát triển đến nay, do sức ảnh hưởng của nó,

luôn là chủ đề được các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới tìm hiểu,

phân tích ở dưới nhiều góc độ, quan điểm khác nhau Có thé nhận thấy, ngoài cácnghiên cứu về mặt công nghệ, các nghiên cứu về mạng xã hội trên thế giới và ViệtNam còn tập trung vào nhiều van đề da dạng khác liên quan đến đời sống kinh té-

xã hội Một điều cần lưu ý, trong các nghiên cứu về mạng xã hội luôn có sự so sánh,

đối chiếu các biến tương ứng của từng trang mạng xã hội khác nhau Do các nghiên

cứu về mạng xã hội và mạng xã hội Facebook rất đa dạng, nên trong nội dung dưới

đây, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu tình hình nghiên cứu có liên quan nhiều đến đề

tài luận án.

Đứng từ góc nhìn của nghiên cứu truyền thông, mạng xã hội có thể đượccoi là một trong những kênh truyền thông rất phát triển hiện nay Hiệu quả truyềnthông qua mạng xã hội so với nhiều kênh truyền thông truyền thống là điều khôngthê phủ nhận, được chỉ ra trong nhiều kết quả nghiên cứu Bài viết Pháp luật vềtruyền thông qua mạng xã hội, qua thực tiên truyền thông tuyển sinh tại Trường

13

Trang 23

Đại học Luật, Dai học Huế (2021) của tác giả Ngô Minh Tiến và Đỗ Thị QuynhTrang chỉ rõ: “Khác với các công cụ truyền thông truyền thống, truyền thông mạng

xã hội đem lại cho các nhà quảng cáo ba lợi ích chính như sau: Thứ nhất, nó cungcấp một kênh thông tin hai chiều, một chiều dé trưng bày, quảng cáo các sản phẩm,dịch vụ tới khách hàng, đồng thời cũng là kênh phản hồi, góp ý và đề xuất ý tưởngcủa khách hàng tới nhà sản xuất Thứ hai, mạng xã hội giúp các nhà quảng cáonhận biết một cách dễ dàng hơn các nhóm khách hàng khác nhau, hoặc các ảnhhưởng tới các nhóm khách hàng, những người đóng vai trò lớn trong việc xâydựng và quảng bá thương hiệu Thứ ba, chi phí cho hoạt động truyền thông xã hộiđược giảm di đáng kế (so với chi phí cho các hoạt động quảng cáo truyền thống)

do hau hết các trang mang xã hội có thé sử dụng miễn phí [ ] Với nhiều ưu thénhư đã ké trên, hoạt động này đã nhanh chóng vượt qua hình thức truyền thống détrở thành thành phan chính yếu trong chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp từnhiều năm nay và sẽ tiếp tục là một ngành phát triển lớn mạnh hơn trong tương

lai.” [103, tr 184, 185].

Tuy nhiên, hiệu quả truyền thông của mạng xã hội không xuất hiện đồngnhất với tat cả những nhóm chủ thé tham gia không gian số Công trình chuyênkhảo Phép đạc tam giác về vốn xã hội của người Việt Nam: Mạng lưới quan hệ-lòng tin-sự tham gia (2015) do Nguyễn Quý Thanh chủ biên đã nhận diện một sỐnhóm chủ thê chính tham gia không gian mạng xã hội gồm: Nhóm | - Người theodõi thầm lặng; Nhóm 2 - Người nhắn nút “like” (hay còn gọi là “người like dao”);Nhóm 3 - Nhóm giao dịch; Nhóm 4 - Nhóm bat mãn; Nhóm 5 - Nhóm chống đối,nói xau tiêu cực; Nhóm 6 — Nhóm thủ lĩnh; Nhóm 7 - Người hâm mộ trung thành;

Nhóm 8 - Nhóm tìm kiếm thông tin; Nhóm 9 - Nhóm giải trí; Nhóm 10 - Nhóm

kết bạn [95, tr 207-208] Điều quan trọng rút ra từ việc phân loại này là cần xácđịnh rõ những nhóm chủ thé nào mà hoạt động truyền thông hướng đến dé từ đó

có những chiến lược, cách thức truyền thông phù hợp

14

Trang 24

Với sự phát triển rất nhanh chóng của các mạng xã hội những năm gan đây,

đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về mạng xã hội và vaitrò của mạng xã hội, trong đó có Facebook, đến đời sống con người về nghiên

cứu trong nước, một số nghiên cứu gần đây đã đề cập trực tiếp tới tổng quan tình

hình nghiên cứu về mạng xã hội ở Việt Nam và trên thế giới, đây là nguồn tham

khảo rất có giá trị đối với đề tài Công trình Các nghiên cứu về mạng xã hội trênthể giới và Việt Nam (2021) của tác giả Phạm Thị Huyền Trang phân tích một sốcông trình nghiên cứu trong và ngoài nước về mạng xã hội Tác giả nhận địnhtrong khi các nhà nghiên cứu nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về

mạng xã hội, tập trung vao nhóm đối tượng là học sinh và sinh viên; thì tại Việt

Nam, các nghiên cứu thường sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, hoặcphương pháp quan sát thiên về cảm tính Từ đó, tác giả khăng định, nghiên cứu tại

Việt Nam nói chung về mạng xã hội chưa nhiều, nghiên cứu về mạng xã hội với

sinh viên còn rất ít, đặt ra yêu cầu phải có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu và

chất lượng hơn nữa về chủ đề này [106, tr.75].

Một nghiên cứu khác mang tính định lượng và chuyên sâu về mạng xã hộigan đây can được đề cập là Luận án tiến sĩ Mô hình hành vi và quan tâm của ngườidùng trên các mạng xã hội (2021) của tác giả Nguyễn Thị Hội Đề đánh giá vàkiểm nghiệm các mô hình đề xuất, luận án này đã thực hiện thu thập dữ liệu từ 03nguồn dữ liệu chính là các mạng xã hội Facebook, Twitter và YouTube và mặt

lý thuyết, luận án này đã tiếp tục làm rõ hơn một số khái niệm như mạng xã hội,

dữ liệu trên mạng xã hội, người dùng và cộng đồng người dùng trên mạng xã hội,chủ đề và quan tâm của người dùng trên mạng xã hội Cùng với đó, những đónggóp quan trọng khác của luận án là: mô hình hóa bài viết của người dùng trên cácmạng xã hội và phân loại các bài viết theo các chủ đề; mô hình hóa các chủ đề dựatrên danh sách từ đặc trưng và biéu diễn dưới dạng véctơ đặc trưng; mô hình hóangười dùng trên các mạng xã hội và phân loại các người dùng theo các chủ đề; xácđịnh môi tương quan giữa quan tâm của người dùng trên các mạng xã hội với các

15

Trang 25

hành vi cua họ (thực hiện so sánh và ước lượng giữa độ tương tự theo người dùngdựa trên các hành vi và độ tương tự của người dùng dựa trên các chủ đề quan tâm

của họ); chỉ rõ được mối tương quan giữa các chủ đề quan tâm và hành vi mà

người dùng thực hiện trên các mạng xã hội [38, tr 6-7]

Bài viết Tình hình sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn

đề đặt ra và giải pháp của Trần Tân Tới, Nguyễn Hoàng Nhạc, Võ Văn Hải Đăng

(2022) khẳng định vi trí, vai trò lớn cua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay Theo

các tác giả, “việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của người dân nước ta đạt đượcnhững con số khá ấn tượng [ ] Về thống kê mạng xã hội cho Việt Nam Có 72

triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vao thang 01 năm 2021 Số người sử

dụng phương tiện truyền thông xã hội tại Việt Nam tăng 7 triệu (+ 11%) giữa năm

2020 và 2021” [104, tr 121] Với mức độ phổ biến như vậy, các tác giả khangđịnh, “mạng xã hội có ảnh hưởng ngày càng lớn đến đời sống con người và sựphát triển đất nước Những năm gan đây, cùng với sự phát triển của xã hội, côngnghệ thông tin nói chung, mạng xã hội đang ảnh hưởng rất lớn, cả tích cực và tiêu

cực đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ Với đặc điểm

nổi trội là tính kết nỗi nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một

máy tính kết nối Internet, chúng ta có thé truy cập và tham gia vào rất nhiều trangmạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Tiktok Mặc dù mục đích, cach

thức, mức độ tham gia các trang mạng xã hội của mỗi người khác nhau nhưng có

một điểm chung đó là xem nó như là một phan không thé thiếu trong đời sống tinhthần của con người” [104, tr 122]

Nhiều công trình nước ngoài đã tiếp cận nghiên cứu các khía cạnh lý thuyết khác nhau về mạng lưới xã hội (social network) như: Social Networking and

Community Behavior Modeling: Qualitative and Quantitative Measures (Mô hình

hóa hành vi cộng đồng và mạng xã hội: Các biện pháp định tính và định lượng)

(2012) của Maytham Safar va Khaled Mahdi; A tutorial on modeling and analysis

of dynamic social networks (Hướng dẫn lập mô hình và phân tích mạng lưới xã

16

Trang 26

hội động) (2017) của Proskurnikov, A V., va Tempo, R.,; The Impact of SocialStructure on Economic Outcomes (Tác động của cau trúc xã hội đến kết quả kinh

tế) (2018) của Granovetter, M.; Với những kết quả nghiên cứu này, các nhà

nghiên cứu đã nhấn mạnh mức độ phát trién không ngừng của mạng xã hội hiệnđại trong môi trường ảo và trực tuyến cũng như cộng đồng ảo Đây chính là những

nội dung có liên quan trực tiếp tới mạng xã hội trực tuyến, trong đó có Facebook,

mà đề tài này quan tâm

Trong sự phát triển đa dạng của nhiều loại phương tiện truyền thông vàmạng xã hội nói chung, Facebook là trang mạng xã hội được xem là một trong

những phương tiện pho biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất trên thế giới nói

chung (hơn 2,9 tỷ người dùng) [190] và Việt Nam nói riêng (hơn 70,4 triệu ngườidùng) [175] Từ thực tiễn này, xu thé phát trién các nhóm nghiên cứu về Facebook,cũng như sự ảnh hưởng của Facebook đến các lĩnh vực đời sống ở các cấp độ (cánhân, nhóm, cộng đồng) đã và đang biéu hiện ngày càng rõ rệt

Trong nghiên cứu Like, comment, and share on Facebook: How each

behavior differs from the other (Thich, bình luận và chia sẻ trên Facebook: Mỗihành vi khác nhau như thé nào) (2017), nhóm tác giả Kim Cheonsoo và Yang,Sung-Un cho rằng, mọi người tham gia giao tiếp trên Facebook thông qua ba hành

vi điển hình là thích, bình luận và chia sẻ Facebook sử dụng một thuật toán manglại trọng số khác nhau cho từng hành vi dé xác định nội dung sẽ hiển thị trên mànhình của người dùng, gợi ý rằng ý nghĩa của từng hành vi có thể khác nhau.Nghiên cứu này chỉ ra rang, hành vi thích được thúc day trên cơ sở tình cảm,hành vi bình luận được thúc day trên cơ sở nhu cầu chia sé nhận thức, và hành

vi chia sẻ được thúc day trên cơ sở ca hai động lực dẫn tới hành vi thích và bình

luận [154, tr 441-449].

Trong bài nghiên cứu, An Analysis of Demographic and Behavior Trends

Using Social Media: Facebook, Twitter, and Instagram (Phân tích xu hướng nhânkhẩu học và hành vi sw dụng phương tiện truyền thông xã hội: Facebook, Twitter

17

Trang 27

và Instagram) (2019), các tác giả Amandeep Singh, Malka N Halgamuge, va

Beulah Moses cho rằng, hiện vẫn còn rất ít nghiên cứu tổng quan về phân nhómnhững điểm tương đồng và khác biệt để dự đoán tính cách và hành vi của người

dùng với sự trợ giúp của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và

Instagram Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các trang mạng xã hội này

dé tông hợp và phân tích dữ liệu nhân khẩu học và hành vi người dung đang ngàycàng phát triển Đây là nguồn dữ liệu không lồ đóng góp vào kho đữ liệu lớn (Bigdata) mà các công ty công nghệ hàng đầu (Big tech) rất cần đề cạnh tranh trongphát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và nhiều tiến bộ công nghệ khác [176, tr 87-108]

Đề cập trực tiếp tới Facebook, bài viết Mining Social Networking Sites: ASpecific area of Facebook (Khai thác các trang web mang xã hội: Một lĩnh vựcđặc trưng của Facebook) (2019) của Sonam và Surjeet Kumar khăng định,Facebook là trang mạng xã hội cụ thé đề giúp người dùng giao tiếp với nhiều ngườihơn, phát triển quá trình học tập và lĩnh vực nghiên cứu Tác giả đã khảo sát cáchnhững người dùng tìm kiếm người có quan điểm gần giống mình trên Facebook

bằng những khảo sát thực nghiệm được thiết kế trên nền tảng này, qua đó cho thấy

những ưu điểm và hạn chế trong việc phát trién mạng lưới xã hội mà Facebook

cung cấp cho người dùng [177, tr 1943-1946]

Bài viết Baby Boomers’ use of Facebook and Instagram: Uses and

gratifications theory and contextual age indicators (Việc sử dụng Facebook va

Instagram của những người thuộc thé hệ Baby Boomers: Lý thuyết sử dung và hài

lòng cũng như chỉ số tuổi theo ngữ cảnh) (2021) của Sheldon, P., Antony, M G

và Ware, L J cho thấy, nghiên cứu về mạng xã hội có xu hướng ưu tiên đối tượng

là thanh niên, và đặc biệt là sinh viên đại học, trong việc sử dụng các trang mạng

xã hội Trong khi đó việc sử dụng mạng xã hội của đối tượng có độ tudi cao hơn

vẫn còn là một khoảng trống nghiên cứu khá lớn Nghiên cứu này thực hiện khảosát đối với 414 người thuộc thế hệ Baby Boomers vào mùa thu năm 2019 Kết quacho thấy những người ở lứa tuổi cao hơn có xu hướng bù đắp sự thiếu hụt trong

18

Trang 28

hoạt động và tương tác xã hội thực tế bang các mạng xã hội phổ biến như Facebook

và Instagram Xu thé này càng thé hiện rõ trong giai đoạn đại dich Covid-19 bùng

phát mạnh [174, tr 1]

Céng trinh Development of theory of mind on online social networks:Evidence from Facebook, Twitter, Instagram, and Snapchat (Sự phát triển củathuyết tâm trí trên các mang xã hội trực tuyến: Bang chứng từ Facebook, Twitter,

Instagram và Snapchat) (2021) của Gentina, E., Chen, R., va Yang, Z khang dinh,

dù thanh thiếu niên thường xuyên sử dung các mang xã hội trực tuyến (onlinesocial network - OSN) nhưng nhiều người trong số họ có thể không giải mã đượccác thông điệp tiếp thị nhằm vào họ hoặc tự bảo vệ mình trước các quảng cáo độchại Tập trung vào van đề thuyét tâm tri (theory of mind), nghiên cứu này phântích quá trình thanh thiếu niên phát triển kỹ năng xã hội trong quá trình ding mạng

xã hội dé giúp họ hiểu ân ý của các quảng cáo và phát hiện nội dung lừa đảo.Nghiên cứu này lập luận rằng, mạng xã hội trực tuyến luôn có hai mặt Dù chúngkhiến thanh thiếu niên phải đối mặt với tác hại của quảng cáo trực tuyến, nhưngchúng cũng rèn luyện cho thanh thiếu niên nhiều kỹ năng xã hội để giúp họ bảo

vệ chính mình trước những nội dung quảng cáo lừa đảo.

Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu trên cho thay, đù còn nhiều tranhluận về tính tích cực và tiêu cực của Faceobook đến mỗi cá nhân, nhưng khôngthể phủ nhận, Faceobook đã làm thay đôi cách thức thiết lập các mạng lưới xã hội,niềm tin, sự tham gia của các cá nhân, từ đó, ảnh hưởng làm thay đổi vốn xã hội

của con người trong đời sông xã hội

1.1.2 Nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của mạng xã hội và mạng xã hội

Facebook đến một số lĩnh vực

Mạng xã hội và sự phô biến của nó trong thời đại Công nghiệp 4.0 với sựbùng né của Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tao (AD, đã và đang nhận đượcnhững quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học đến từ nhiều ngành khoa học khácnhau Do đó, mạng xã hội và ảnh hưởng của nó được phân tích từ nhiêu quan

19

Trang 29

điểm khác nhau từ công nghệ, kinh tế học, truyền thông, chính trị hay xã hội học.Mỗi lăng kính nhìn đó lại cung cấp những luận cứ khoa học thú vị về một hiệntượng xã hội rất quan trọng trong thời đại công nghệ số Có một mẫu số chungcủa các nghiên cứu đó là thường tập trung vào giới trẻ, những người sử dụng và

chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ mạng xã hội và những ưu điểm, nhược điểm cũng

như các ứng dụng của mạng xã hội trong đời sống xã hội ngày nay Thêm vào

đó, nghiên cứu về mạng xã hội cũng tập trung vào việc so sánh những đặc điểm,ảnh hưởng của các trang mạng xã hội khác nhau.

1.1.2.1 Nghiên cứu vai trò, ảnh hưởng của mạng xã hội đến vốn xã hộiTrong các vấn đề lý thuyết có liên quan đến mạng xã hội và đời sống sinhviên, vốn xã hội cũng là một chủ dé rat dang quan tâm Về cơ sở lý thuyết liênquan đến vốn xã hội, Pierre Bourdieu (1930 - 2002) là một trong những nhà xã hộihọc nghiên cứu kỹ lưỡng về vốn xã hội và mỗi quan hệ của nó với các loại vốnkhác Thảo luận chỉ tiết nhất của Bourdieu về vốn xã hội xuất hiện trong bài luậnThe Forms of Capital (Các hình thức vốn) (1986) Bourdieu cho rằng ba loại vốn:vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội là nhân tố cốt lõi Bourdieu cho răng vốn

xã hội (theo định nghĩa của ông) không phải là tích cực cho mọi người: giá tri

vốn xã hội của mỗi người là tuỳ vào mức độ chênh lệch giữa vốn đó của họ vàcủa người khác [169] Tất cả thành viên trong nhóm có mối liên hệ trong nhữngmạng lưới xã hội phát triển ngay trong nhóm, các mối quan hệ xã hội được nảysinh từ các thành viên có thể được sử dụng trong các nỗ lực dé cải thiện vị trí xãhội của cá nhân Sự khác biệt trong kiểm soát vốn xã hội có thé giải thích tại saovới cùng một lượng vốn kinh tế và văn hóa nhưng lại mang lại lợi nhuận hayquyền lực khác nhau cho mỗi cá nhân Các thành viên trong nhóm tạo ra vốn xãhội có một “hiệu ứng nhân rộng” ảnh hưởng tới các loại vốn khác [143]

James Coleman (1926 - 1995) là một trong những nhà khoa học người Mỹ

có đóng góp to lớn trong sự phát triển của khái niệm vốn xã hội Khái niệm nàyđược ông bàn đến rat cu thé trong tác phẩm Social capital in the creation of human

20

Trang 30

capital (Vốn xã hội trong việc tạo ra nguồn nhân lực) (1988) Trong tác phẩm này,Coleman cho rằng vốn xã hội được xác định bởi chức năng của nó Vốn xã hộikhông phải là một thực thê duy nhất mà bao gồm rất nhiều các thực thể khác nhau

với hai đặc điểm chung: đều bao gồm một vài khía cạnh của cấu trúc xã hội và

cùng tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho các cá nhân hành động-nhữngngười sống trong cấu trúc đó [150, tr 302] Coleman phân tích tầm quan trọng củavốn xã hội trong sự hình thành vốn con người Khởi điểm của Coleman hoàn toànđối nghịch với Bourdieu Nhưng Coleman chấp nhận vốn con người là quan trọng

và coi vốn xã hội luôn luôn là có ích vì nó đóng góp vào sự hình thành của vốn

con người [136] Vốn xã hội mang lại nhiều lợi ích khiến cá nhân đạt được thành

công dễ dàng hơn là những người không có vốn này Coleman đặc biệt quan tâmđến sự tương tác giữa vốn xã hội va von con người, mặc dù ông thừa nhận rang sựchuyên đổi có thé được giới hạn giống như vốn vật chat và vốn con người, vốn xãhội là không thê thay thé được hoan toàn nhưng có thê được cụ thể các hoạt độngnhất định [136] Tuy nhiên, một hình thức vốn xã hội nào đó được đưa ra có thê có

giá tri với người nay nhưng lại không có giá trị hay thậm chí có hai với người khác.

Anthony Giddens (sinh năm 1938) đã đưa ra lý thuyết về cầu trúc vào những

thập niên cuối của thế kỷ XX Gắn lý thuyết của ông với chủ đề vốn xã hội chothấy có sự liên hệ mật thiết Ông đã nhắc đến lòng tin và vai trò của lòng tin trongcác mối quan hệ, tương tác xã hội Giddens quan niệm rằng “có thé nói sự tin cậy

là một phương tiện làm én định các mối quan hệ tương tác giữa con người vớinhau Có thé tin cậy vào một người khác là có thé tin rằng người này sẽ có một

loạt những phan ứng mà mình mong đợi” [124, tr 136] Nhu vậy, long tin được

phân tích ở khía cạnh vốn xã hội và xem đây như là một dấu hiệu/đặc trưng của

von xã hội [94, tr 20-21] Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh việc các tác nhân sử dụngcác nguồn lực và các quy tắc phát sinh trong sự tương tác xã hội dé tái tao lại cautrúc xã hội Đây chính là vôn xã hội của các tác nhân.

21

Trang 31

Một số tác giả trong nước cũng đề cập đến khía cạnh đo lường vốn xã hộitrong các bối cảnh cụ thé Theo tác giả Dinh Hồng Hải, có thé tam phân chia vốn

xã hội thành hai loại căn bản: vốn xã hội dành cho cá nhân (như quan điểm củaBordieu) và vốn xã hội mang tính xã hội (như quan điểm của Putnam, Fukuyama)

Dường như hướng thứ hai ngày càng được quan tâm nhiều hơn và cũng được sử dụng ngày một rộng rãi hơn trong nhiều ngành nghề có liên quan đến vốn xã hội

nói chung và khoa học xã hội nói riêng Sự khác biệt trong việc tiếp cận vốn xãhội với các mức độ khác nhau ở các xã hội khác nhau chính là khó khăn lớn nhấtđối với việc sử dụng lý thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu về khoa học xã hội

Về mối quan hệ giữa mạng xã hội và vốn xã hội, trở lại với công trình Phápđạc tam giác về vốn xã hội của người Việt Nam: Mạng lưới quan hệ-lòng tin-sựtham gia (2015) do Nguyễn Quý Thanh chủ biên, “thông qua việc trao đôi thôngtin hay bàn luận về một vấn đề nào đó trên diễn đàn, phòng chat và mạng xã hội,(đặc biệt là Facebook ở Việt Nam), các cá nhân dần hình thành quan hệ của mình.Không thể phủ nhận sự phát triển rất nhanh của các trang mạng xã hội hiện nay đã

tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân phát triển quan hệ số theo số lượng và

chất lượng” [95, tr 204] Một trong những tính năng nôi bật tạo nên sự hấp dẫn

của mạng xã hội là tính mở của nó Trên mạng xã hội, con người có thể dễ dàng

lập các hồ sơ cá nhân dé tìm kiếm bạn bè từ những người thân quen hay nhữngngười có cùng sở thích Một trong những mạng xã hội có ảnh hưởng lớn nhất làFacebook cũng rat chú trong phát triển mảng này Facebook có các tính năng gợi

ý bạn bè từ danh sách những bạn bè của chúng ta Các tính năng này chỉ có hai

khả năng “chấp nhận” và “không chấp nhận” đo đó, người dùng thường có xu

hướng mở rộng bạn bè trên các mạng xã hội Số bạn bè trên mạng xã hội của mỗi

cá nhân cũng nhiều hơn số bạn bè trong thực tế Việc mở rộng bạn bè qua mạng

xã hội dẫn theo việc mở rộng von xã hội của các cá nhân Tuy nhiên, Internet nóichung và mạng xã hội nói riêng cũng có những tác động tiêu cực đên vôn xã hội

22

Trang 32

của các cá nhân khi họ quá chú trọng vào thé giới mang mà hạn chế tham gia vàohoạt động trong đời sống hiện thực.

1.1.2.2 Nghiên cứu vai trò, ảnh hưởng của mạng xã hội trong lĩnh vực

truyền thông

Công trình Truyền thông cá nhân trong xu thé bùng no thông tin hiện nay

(2010) của tác giả Lê Minh Thanh qua phân tích tài liệu trên blog và các trang

mạng xã hội trực tuyến, trong đó tập trung vào hình thức và nội dung trong khoảngthời gian từ 2005-2010 đã tìm ra những mặt tích cực, tiêu cực của truyền thông cánhân trong thời đại internet Nghiên cứu chỉ ra rằng, blog và mạng xã hội góp phầntăng thêm các công cụ truyền thông và thông tin, tạo nền tang cho sự công bằngtrong tiếp cận thông tin, tăng cường tính cộng đồng trong xã hội Nghiên cứu cũngnhân mạnh, Blog và mạng xã hội là nguồn thông tin phong phú cho báo chí, làkênh kiểm chứng các thông tin đồng thời có thé đánh giá được các van đề, mức

độ ảnh hưởng của thông tin thông qua phản ứng của công chúng qua Blog và mạng

xã hội Tuy nhiên, điểm tiêu cực của thông tin trên mạng xã hội là sự hỗn loạn cácthông tin do không có sự kiểm chứng, sự lệch chuẩn trong ngôn ngữ mạng, sự xâmphạm đời tư và sự phát tán của trang web có nội dung không lành mạnh [92] Đềtài Mạng xã hội với việc truyén tai thông tin trong lĩnh vực văn hoá - giải tri (2013)của Ngô Lan Hương đã tập trung vào việc nghiên cứu quá trình đưa — tiếp nhậnthông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các trang mạng xã hội nỗi tiếng và cónhiều người truy cập nhất hiện nay trong phạm vi 2 trang mạng xã hội chủ yếu:Facebook và Twitter Nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá và kết luận mang tính

định hướng trong việc phát trién mang xã hội nhằm khai thác một cách tôi đa hiệu

quả của nó trong việc lan truyền thông tin trên lĩnh vực văn hóa — giải trí Đề tàiBáo mạng điện tu với việc khai thác và sử dụng thông tin trên diễn đàn, mạng xã

hội (2013) của Nguyễn Minh Hạnh với cũng đã có những khảo sát, phân tích bước

dau vê việc báo mạng điện tử với việc khai thác va sử dụng thông tin trên diễn dan,

23

Trang 33

mạng xã hội Tuy nhiên, nghiên cứu chưa có những phân tích cụ thé, sâu sắc vềtác động của mạng xã hội đối với báo điện tử.

Gần đây, bài viết Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch

vụ thông tin — thư viện đáp ứng yêu câu chuyển đổi số trong giáo dục đại học

(2020) của Thái Nguyên Hoàng Giang, Đào Mộng Uyén cho rang, “mạng xã hộibao gồm nhiều người dùng cá nhân hay tô chức, có tài khoản riêng trên một nềntảng nào đó Và cách thức họ tương tác với nhau dựa trên các hoạt động chia sẻthông tin: thích (like), bình luận (comment), chia sẻ (share), Một số trang mạng

xã hội phô biến tại Việt Nam hiện nay là Facebook, Instagram, Viber, Messenger,Youtube, LinkedIn, MySpace, Twitter, Trong đó, sử dụng mang xã hộiFacebook đang phổ biến nhất Song song với trang Web chính thức của thư viện,các trung tâm TTTV sử dụng Facebook nhăm thúc đây quảng bá các dịch vụ thôngtin và hoạt động của thư viện Thông qua Facebook, thư viện cung cấp thông tin

và tư vấn cho người dùng tin, hỗ trợ người dùng tin tra cứu trực tuyến, hỗ trợ hoạtđộng tiếp thị của thư viện như nghiên cứu người dùng tin, quảng bá sản phẩm vàdich vụ hay quảng bá hình ảnh của thư viện Đồng thời, thư viện có thé quảng bácác tài liệu số và tài liệu in mới được bổ sung và các dịch vụ sắp được triển khai”

[25 tr 548-563]

Ở một phương diện khác, công trình Sứ dung mạng xã hội trong truyền

thông chính trị ở Việt Nam (2022) của các tác giả Nguyễn Thị Trường Giang,

Nguyễn Thị Thu đã khang định sự phố biến tăng nhanh của mang xã hội trong đờisông chính trị-xã hội Việt Nam những năm gần đây Nhóm tác giả cũng chỉ ra

những tác động chính của mạng xã hội tới hoạt động truyền thông chính tri ở Việt Nam hiện nay: mang xã hội là kênh giúp lan truyền, phổ biến rộng rãi các thông

tin chính trị, góp phan quan trọng trong việc phô biến, tuyên truyền chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mạng xã hội cũng là kênh tươngtác hiệu quả với công chúng, giúp thu nhận thông tin phản hồi dé nắm bắt và địnhhướng dư luận xã hội; là phương tiện cô vũ, tập hợp quần chúng hưởng ứng các

24

Trang 34

sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt với nhóm công chúng trẻ; trong bối cảnh xuất

hiện nhiều thông tin xấu, độc, người làm truyền thông chính trị có thé sử dungmạng xã hội như một kênh hiệu quả trong việc phản bác các quan điểm sai trái,góp phan bảo vệ nền tang tư tưởng của Đảng Nhìn chung, nhóm tác giả cho rang,

“việc sử dụng mạng xã hội trong công tác truyền thông chính trị là một hoạt động

cần được thúc đây vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả chính quyền vàngười dân Tuy nhiên, dé bảo đảm sử dụng mạng xã hội hiệu quả, cần phải lựachọn kênh phù hợp, tăng cường bảo mật thông tin, xây dựng đội ngũ nhân lựcchuyên nghiệp, có những bộ quy tắc cụ thé cũng như sử dụng các KOLs trongtruyền thông chính trị và nắm bắt xu hướng cá nhân hóa thông tin” [24]

1.1.2.3 Nghiên cứu vai trò, ảnh hưởng của mạng xã hội tới hoạt động

kinh doanh

Đích đến của hàng hóa được sản xuất luôn là khách hàng Các mô hình kinhdoanh luôn phải tìm khách hàng, thông tin về khách hàng thông qua việc xây dựngcác mối quan hệ, thông qua việc quảng bá truyền thông dé người tiêu dùng, nhữngkhách hàng tiềm năng biết về sản phâm Mạng xã hội đã và đang rất phô biến trênthế giới, do đó, đây chắc chắn là kênh giao dịch đông đảo nhất Thêm vào đó, vớigiao diện von đã nhiều tiện ích của Web 2.0 va sự nỗi lên mạnh mẽ của Web 3.0với nhiều tính năng hỗ trợ thông minh khác, các mạng xã hội đã trở thành một công

cụ quảng bá hiệu quả, một kênh phân phối sản phẩm đến khách hàng Các nhà sảnxuất cũng có thé thông qua mạng xã hội biết được nhu cau, các sở thích cũng nhưphản hồi của khách hàng về sản phẩm Đồng thời, thông qua mạng xã hội, có thé sửdụng các chiến lược marketing đề kích thích “tâm lý đám đông” trong việc tiếp thịcác sản phâm của mình

Từ sớm, trong bài viết Are Social Networking Sites Useful for Business?

(Các trang web mạng xã hội có hữu ich cho doanh nghiệp không ?) (2008) tac gia

Karen E.Clain đã kết luận rằng “Càng nhiều trang có tên của bạn và đường linkdẫn đến Website hay blog của bạn, bạn càng có nhiều cơ hội xuất hiện trong các

25

Trang 35

kết quả tìm kiếm, qua đó, cơ hội dé khách hàng tìm thấy bạn sẽ dé dang hơn” [125].Tất nhiên, không phải mạng xã hội nào cũng định hướng phục vụ kinh doanh, cónhững mạng chuyên phục vụ cho kinh doanh nhưng cũng có những trang mạng xãhội hướng đến đại chúng, trong đó có cộng đồng các doanh nghiệp hoặc các doanh

nghiệp tận dụng sự đại chúng đó dé quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm dé tìm kiếm khách hàng, thuê nhân sự, tìm đối tác, nhà cung cấp, bán lẻ.

Cách thức sử dụng mạng xã hội hiệu quả cho kinh doanh cũng được nhiềunhà nghiên cứu quan tâm Bài viết Three Ways Social Networking Leads To BetterBusiness (Ba cách mạng xã hội dẫn đến kinh doanh tốt hơn) (2014) của ScottHebner đã nhân mạnh vai trò của mang xã hội mà các doanh nghiệp cần phải ghinhớ nếu muốn khai thác triệt dé các lợi ích mà nó mang lại, trong đó: (1) Mạng xãhội chính là đường dẫn mới cho sản phẩm kinh doanh; (2) Mạng xã hội là bộ mặtcủa các dữ liệu, tạo ra các sáng tạo mới cho các sản phẩm đầu ra; (3) Mạng xã hộichính là tương lai cua cách thức các doanh nghiệp hoạt động.

Trong bài viết The World's 21 Most Important Social Media Sites and Apps

in 2015 (21 trang web và ứng dụng truyền thông xã hội quan trọng nhất thé giới

năm 2015) (2015), tác giả Milanovic cho rằng, mạng xã hội không có gì là mới

mẻ bởi vì ngay từ khởi thủy, con người đã tìm cách liên lạc, kết nối, thúc đây quan

hệ với các cá nhân khác Tuy nhiên, thời đại số làm mạng xã hội có ý nghĩa khác

đi và điều này có ảnh hưởng đến kinh doanh LinkedIn, Google+ và Facebookchính là nơi dé bắt đầu và phát triển các mối quan hệ với khách hang, nơi có thédiễn ra những cái bắt tay, những lời giới thiệu, những lá thư đảm bảo một phần

của hoạt động kinh doanh Do đó, người kinh doanh khôn ngoan là người phải biết

sử dụng các nền tảng xã hội mới dé giữ mình luôn phù hợp, trong đó phải hiểu rõ

về các trang mạng xã hội Milanovic cũng đưa ra danh sách các trang mạng xã hộiquan trọng nhất năm 2015 trong đó nhắn mạnh đến lĩnh vực mà mỗi trang có thêgiúp cho doanh nghiệp Với Twitter, doanh nghiệp có thé dé dàng lập các hồ sơcủa mình, tin nhắn với 140 tính năng là một lợi thế khi chia sẻ các đường link, các

26

Trang 36

hình ảnh, các ý tưởng kinh doanh với các ngôn sao hay những người có ảnh hưởng.Trong khi đó, Facebook dù được dùng nhiều đề tìm kiếm bạn bè, đồng nghiệp, họhàng và những người liên quan đến họ, tuy nhiên với tính năng chia sẻ ảnh, cácđường link, những suy nghĩ thoáng qua của cá nhân có thé giúp doanh nghiệp day

mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình Đặc biệt, LinkedIn là một trang

chuyên dụng, hướng dẫn việc kinh doanh Nó là không gian mạng phù hợp với

một cộng đồng doanh nghiệp địa phương; hữu ích cho việc gặp gỡ khách hàng,liên lạc với các nhà cung cấp, tuyển dụng nhân viên hoặc cập nhật thông tin mớinhất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Ngoài ra, còn có các trang Xing, Renren,Google+ cũng rất hữu ích cho hoạt động kinh doanh [170] Cũng trong năm

2015, bảng danh sách 42 dịch vụ mạng xã hội hữu dụng nhất cho doanh nghiệpcua Mark Gottlieb đã liệt kê ra những trang mạng xã hội chuyên dụng dành chodoanh nghiệp, doanh nhân, cũng như các điều kiện dé tham gia như Affluence.org,nơi kết nối những cá nhân giàu có với tài sản trên 1 đô la Mỹ hoặc thu nhập hàng

năm trên 200.000 đô la Mỹ hoặc Black Business Women Online dành cho những

doanh nhân, người khởi nghiệp là phụ nữ Mỹ gốc phi [1 17]

Các trang mạng xã hội sẽ cho phép doanh nghiệp, người kinh doanh tiếpcận với những khách hàng tiềm năng, liên lạc với khách hàng hiện tại và mở rộngtruyền thông với chỉ phí gần như là miễn phí vì các mạng xã hội đều cho sử dụngmiễn phí [140] Một nghiên cứu gan đây ở Việt Nam làm rõ hơn luận điểm này là

luận án Mới quan hệ giữa mạng xã hội, nhận thức phát triển bên vững và lựa chọn

điểm đến của du khách: Nghiên cứu tại khu vực Tây Nguyên (2020) của tác giả

Lưu Thị Thanh Mai Với công trình này, tác giả khăng định, truyền thông trên

mạng xã hội cần được lưu ý hơn theo khía cạnh tích cực, khi truyền thông gắn liền

với trách nhiệm cá nhân, gắn liền với nhận thức phát triển bền vững của du kháchđối với các điểm đến du lịch và cộng đồng văn hóa xung quanh điểm đến Cácthông tin về trải nghiệm ở các điểm đến, các danh thắng, với ý thức phát triển bềnvững của du khách, được nhận thức và lan truyền trên mạng xã hội cũng là cách

27

Trang 37

dé các điểm đến hay chính địa phương có các điểm đến phát trién bền vững tích cựctheo xu thế chung của thế giới Vấn đề giáo dục trách nhiệm cá nhân, nhận thứcphát triển bền vững khi tham gia mạng xã hội và việc nâng cao nhận thức phát triểnbền vững cũng không chỉ phù hợp với khu vực Tây Nguyên mà còn với nhiều địa

phương khác (mặc dù văn hoá, đặc thù mỗi nơi có sự khác biệt) [64, tr 24].

Đồng điệu với một số quan điểm nêu trên, bài viết Marketing trên mạng xã

hội (2020) của tác giả Đỗ Thu Trang cho rằng, những lợi ích rất thiết thực màmạng xã hội mang lại cho hoạt động marketing hiện đại là: tiết kiệm chi phí; thiếtlập mối quan hệ với số đông khách hàng mục tiêu; khả năng lan truyền thông tinnhanh chóng; các hoạt động trực tuyến sẽ truyền cảm hứng cho các cuộc hội thoạitrong “thế giới thực”; thông tin cá nhân khá chân thực về người dùng: tăng cơ hội

dé kê chuyện về doanh nghiệp va sản phẩm đồng thời tăng độ nhận biết thươnghiệu; gia tăng trải nghiệm của người dùng Riêng với Facebook, tác giả khăng định,

dé có được 100 triệu người sử dụng Radio phải mat 8 nam, TV mất 3 năm cònFacebook chỉ cần 9 tháng dé đạt được con số ấy Facebook chính là thiên đường

của các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ với 64% số người dùng tiếp cận được các

thông tin quảng cáo từ Facebook, 52% trong số đó tìm hiểu thông tin thông quacác trang chính thức của các thương hiệu Các giao dịch trên Facebook cũng rất

dễ dàng Chỉ cần một bài post với lượng người tương tác cao thì người bán có thêquảng bá sản phẩm của mình đến người đọc một các nhanh chóng [105, tr 47]

Một công trình khác là Báo cáo nghiên cứu: Thương mại điện tử trên mạng

xã hội tại Việt nam: Một số vấn đề pháp lý (2021) do VCCI thực hiện Về bức

tranh chung của việc sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, báo cáo này cho rằng,

“Các nền tảng mạng xã hội hàng đầu ở Việt Nam là Facebook, Youtube, Zalo, với

số người dùng internet sử dụng tương ứng là 98%, 89% và 74% Ngoài ra,Instagram, Tiktok, Pinterest cũng đang thu hút nhiều người sử dung, đặc biệt phdbiến hơn với thế hệ Z (nhóm sinh từ khoảng 1997 - 2010) Mạng xã hội cũng đóngvai trò khá quan trọng với công việc khi 58% người dùng internet cho biết họ sử

28

Trang 38

dụng cho mục đích công việc Bên cạnh các mạng xã hội xuyên biên giới phổ biến,

ở Việt Nam còn có rất nhiều các mạng xã hội nhỏ ở trong nước, chủ yêu dưới dangcác diễn đàn (forum) như Otofun, Tĩnh tế, Web trẻ thơ, Làm cha mẹ, v.v Gần đây,một số mạng xã hội mới được ra đời như Hahalolo, Gapo, Lotus, v.v Tuy nhiên,điểm chung là các diễn đàn, mạng xã hội trong nước còn khá nhỏ và ít người dùnghơn rất nhiều so với các mạng xã hội xuyên biên giới (trừ Zalo)” [112] Với tamảnh hưởng như vậy, báo cáo đã làm rõ khả năng hỗ trợ thương mại trực tuyến của

các mạng xã hội, gồm: thứ nhất, mạng xã hội đóng vai trò như một kênh tiếp thị

trực tuyến phô biến và hiệu qua; th hai, mạng xã hội cũng là nơi diễn ra mạnh

mẽ hoạt động hỗ trợ thương mại điện tử; thi ba, mạng xã hội cũng có tác động hỗ

trợ các nền tảng thương mại điện tử khác

Như vậy, trong bối cảnh việc sử mạng xã hội ngày càng pho biến, cácnghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội trong hoạt động kinh doanh có rất nhiềutriển vọng trong tương lai Ngoài chính trị, kinh tế và kinh doanh, truyền thông,giáo dục như đã phân tích, mang xã hội chắc chắn còn đóng vai trò không thé phủnhận trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội mà phạm vi luận án này chưathê tiếp cận đầy đủ

1.2 Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa mạng xã hội, mạng xã hội

Facebook và các hoạt động của sinh viên

Đề cập đến sự ảnh hưởng của mạng xã hội và Facebook đến đời sống củangười trẻ, thanh niên nói chung, có nhiều khía cạnh được đặt ra nghiên cứu Trong

đó có những nghiên cứu đề cập tới ảnh hưởng của các nền tảng này tới việc học

tập của sinh viên, lại có những nghiên cứu đề cập tới ảnh hưởng của chúng tới một

số phương diện, hoạt động khác trong đời sống sinh viên

1.2.1 Nghiên cứu anh hướng của mang xã hội, mạng xã hội Facebook tới học tập của sinh viên

Về khả năng ứng dụng của mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêngtrong môi trường giáo dục, bài viết The Use of Alternative Social Networking Sites

29

Trang 39

in Higher Educational Settings: A Case Study of the E-Learning Benefits of Ning

in Education (Việc sử dung các trang web mạng xã hội thay thé trong môi trường

giáo dục đại học: Nghiên cứu điển hình về lợi ích học trực tuyến của Ning trong

giáo duc) (2007) cua Kevin P Brady, Lori B Holcomb va Bethany V Smith chobiết, có nhiều trường học cắm sử dụng mạng xã hội trong lớp học bởi vì sự riêng

tư và an toàn của học sinh bị ảnh hưởng trên các mạng xã hội rộng rãi như Facebook, Twitter Thay vào đó, ho sử dụng các mạng chuyên dụng như Ning,Elgg dé cung cấp cho giáo viên và học sinh những tiện ích như mạng xã hội demlại đồng thời hạn chế những vấn đề liên quan đến sự riêng tư và an toàn của học

sinh Các mạng xã hội này cũng đặc biệt phù hợp và hỗ trợ hiệu quả cho hình thức

hoc tập từ xa [128, tr 165-167] Những tin nhắn, những diễn đàn thảo luận, các

công cụ đa phương tiện từ các mạng xã hội giúp các cá nhân có thé dé dang họctập, trao đôi, tiếp nhận kiến thức của cả học sinh và giáo viên [133] Tuy nhiên,khi sử dụng các mạng xã hội dé thảo luận, học sinh, sinh viên nên viết và đọc lạithật cân thận trước khi đưa ra công khai cho những người dùng trong diễn đàn đọc.Việc sử dụng mạng xã hội của giáo viên cũng là một chủ đề thu hút nhiều thảoluận do tính hai mặt của nó William Kist (2008) dẫn ra rằng khi Hiệp hội Giáodục Ohio ở Mỹ khuyến nghị các giáo viên không nên tham gia MySpace, Facebook

và các mạng xã hội khác thì các giáo viên vẫn duy trì việc sử dụng của họ do những

lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho họ Những giáo viên cũng nói rằng việc sửdụng mạng xã hội của họ là quyền của họ và nó đem đến lợi ích, đồng thời, nhiềucách thức sử dụng an toàn cũng được họ đưa ra [187, tr 246]

Với công trình Internet Addiction and Interpersonal Problems in KoreanAdolescents (Nghién Internet và các van dé liên cá nhân ở thanh thiếu niên HanQuốc) (2009), các tác giả Seo, Kang and Yom khăng định, giai đoạn quan trọngnhất trong sự hình thành và phát triển nhân cách chính là giai đoạn thanh thiếuniên, trong khi đó, giới trẻ lại sử dụng mạng xã hội rất pho bién Chinh vi vay,

mạng xã hội còn có ảnh hưởng đến giáo duc qua tác động đến sự phát triển bản

30

Trang 40

sắc cá nhân thông qua việc trải nghiệm, học tập qua mạng xã hội Từ mục đíchban dau là sử dụng internet nói chung và các trang mang xã hội nói riêng dé timkiếm thông tin, ngày nay, nó được sử dụng dé xây dựng hình anh cá nhân nhiềuhơn Việc chúng ta chia sẻ những hình anh cá nhân và nhận được các phản hồi của

mọi người như yêu thích, bình luận, ngạc nhiên trên Facebook, sẽ gitip chúng ta

đánh giá được đâu là hình ảnh được mọi người quan tâm nhất Việc giới trẻ cónhiều trang cá nhân dé chia sẻ nhiều hồ sơ cá nhân khác nhau cũng nhằm mục dichthử nghiệm các hình ảnh khác nhau của minh Từ đó, có thé xây dựng các hình

trọng của sự giáo dục cá nhân là sự tự giáo dục, thông qua đó mà bản sắc cá nhân

được hình thành Sự tự giáo dục này đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành

và phát triển nhân cách cá nhân, bên cạnh sự giáo dục của nhà trường

Giáo viên và học sinh, sinh viên là những đối tượng chính trong hệ thốnggiáo dục và mạng xã hội đang ảnh hưởng trực tiếp đến hai đối tượng này, do đó,

lẽ tất yêu, việc học tập cũng chịu những ảnh hưởng từ mạng xã hội Một khảo sát

quốc gia của Mỹ năm 2010 cũng khảo sát 1200 hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên

thư viện cho thấy, đa số họ đồng ý răng mang xã hội có thé giúp nhà giáo chia sẻkiến thức, tài nguyên, tạo ra một cộng đồng học tập chuyên nghiệp, cải thiện liênlạc giữa giữa hoc sinh và nhân viên trong phạm vi toan trường Mạng xã hội cũnggiúp học sinh phát triển tính xã hội và hợp tác trong hoạt động học tập và tạo ra

sự kết nối với học tập từ cuộc sông [181] Nhiều trường học ở Úc đã thành lập cácnhóm học tập thông qua mang xã hội Facebook dé tăng cường sự liên hệ giữa các

31

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w