1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Ảnh hưởng của nghi lễ Hầu đồng đối với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội hiện nay (Qua khảo cứu tại Phủ Tây Hồ)

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của nghi lễ Hầu đồng đối với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội hiện nay (Qua khảo cứu tại Phủ Tây Hồ)
Tác giả Phạm Ngọc Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Thanh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Tôn giáo học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 32,05 MB

Nội dung

Với những lý do trên tác giả đã chọn dé tài nghiên cứu “Anh hưởng củanghỉ lễ Hau đồng doi với đời sống tinh than của người dân Hà Nội hiện nay qua khảo cứu tại Phú Tây Hồ” làm đề tài ngh

Trang 1

PHẠM NGỌC LINH

ANH HUONG CUA NGHI LẺ HẦU DONG DOI VỚI ĐỜI SONG

TINH THAN CUA NGUOI DAN HA NOI HIEN NAY

(QUA KHAO CUU TAI PHU TAY HO)

LUẬN VĂN THAC SĨ TON GIÁO HOC

Hà Nội — 2023

Trang 2

PHẠM NGỌC LINH

ANH HUONG CUA NGHI LE HAU ĐÔNG DOI VỚI ĐỜI SONG

TINH THAN CUA NGUOI DAN HA NOI HIEN NAY

(QUA KHAO CUU TAI PHU TAY HO)

Luận van Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo hoc

Mã số: 8229009.01

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Thanh

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực

hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Thanh Trong quá trình nghiên cứu

và viết luận văn, tôi luôn nghiêm túc, cầu thị và trách nhiệm với công việc Tat cả

các tài liệu và nguồn thông tin được sử dụng là trung thực

Moi sự giúp đỡ dé giúp tôi hoàn thành Luận văn này, đều đã được chophép và ghi rõ nguồn góc

Tác giả Luận văn

Phạm Ngọc Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành Luận văn tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên

hướng dẫn TS Nguyễn Văn Thanh đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này Trong

quá trình thực hiện luận văn, tôi còn nhiều thiếu sót về kiến thức và kĩ năng làmviệc nhưng nhận được sự giúp đỡ của thay, Tôi đã hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo trong

Bộ môn Tôn Giáo Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận

tình giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện làm đề tài.

Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan đoàn thê quản lý Phủ Tây Hỗ, thành phố Hà Nội, người dân tại khu vực khảo cứu, những người

đi lễ tai Phủ Tây Hồ, đã tan tình hỗ trợ, trong quá trình nghiên cứu, phỏng

vẫn và tập hợp thông tin để có được một Luận văn hoàn chỉnh và có cơ

sở khoa học một cách thuyết phục nhất

Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân đã luôn

ủng hộ, đồng hành và tạo điều kiện tốt nhất dé tôi có thé tập trung nghiên cứu

và hoàn thành đề tài này

Mặc dù đã hoàn thành luận văn, nhưng do về mặt kiến thức còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Tôi mong được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy, cô và mọi người dé luận văn hoàn thiện hơn.

Học viên

Phạm Ngọc Linh

Trang 5

MỤC LỤC

0/6570 ÔỎ 5

1 Lý do Chom dé tài -ss°ess2EvedseES2EvadseESevaesetoovaessetoovassseoorosse 5

2 Tình hình nghién CỨU s 5-5 s< << %4 4999999989 9989.0999998498490689ø 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU s 5 s-s-s<s< se ss se s4 s5s595s9s95 10

4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu -s -cs<ccessseeecvsssseeecvesse 11

4.1 Đối tượng HghiÊH CỨU: ssssssesssssesserseresresressessssssrsscescessssssssssscsscsessesees 11

4.2 PRAM Vi NGNIEN CÍLH- c << 5 << 1.990.099.009 689 6880658 11

5 Phương pháp nghién CỨU 5-5 5< 5< 5< << s9 9 999 9666989890980 98 11

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn -. s ccccccssseeee 12

7 Kết cấu luận văn - 2° EV222ssS©©2222vddds9E9922222919900052222228800ste 12 CHƯƠNG 1: NGHI LẺ HẦU DONG VÀ ĐỜI SONG TINH THAN GƯỜI

DAN HÀ NỘI HIEN NA Y 2° 25-5 5s se se SseEsEssessersersersersersee 12

1.1 Nghỉ lễ Hầu đồng °ssEEEesseEzzeseeeoezzssseoocoe 12

LL], 01 nnẽa.a Ả.Ả 12

1.1.2 Nghi lễ Hau dong - những giá trị văn hóa, nghệ thuật 20

1.2 Đời sống tinh thần của người dân Hà Nội hiện nay - 28

1.2.1 Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tại Hà Nội 28

1.2.2 Đặc điểm đời sống tinh than người dân Hà Nội hiện nay 33

Tiểu kết chương I s- << s° s° s s£S££s£Es£Es£Es£ssEseEseEsessessesersersess 41 CHUONG 2: ANH HUONG TÍCH CỰC VA TIÊU CỰC CUA NGHI LE HAU DONG DOI VOI DOI SONG TINH THAN NGUOI DAN HA NOI HIỆN NAY (QUA KHAO CỨU TẠI PHỦ TÂY HÒ' 43

2.1 Phương diện tỉnh thần s -2css2EEvessssseoeeovvasssssssee 43 2.2 Phương diện lối sống, đạo đức se cccccesssseeeezvvosssseeeee 48 2.3 Phương diện thực hành tin nØưõïng s-s s-s-s «<< ssss se sssee 55 2.4 Đánh giá chung về anh hưởng tích cực, tiêu cực và nguyên nhân 59

Trang 6

2.4.1 Ảnh hưởng tich CUC cesessessessesssessessessessesssssssssessessessessessssussseeseeseeseess 592.4.2 Ảnh hưởng ti@U CUC escecceseesessessessessessesesessessessessesessessessesscsesseesesseees 66

2.4.3 NQUYEN TNGN 8n e Ầ 69

Tiểu kết Chương 2: scssscssssessessssssssscsscsoecscsnssncsscsscsscsoccacesecsucsucescescescenceses 71 CHUONG 3: GIAI PHAP NHAM PHAT HUY NHUNG ANH HUONG

TICH CUC VA HAN CHE NHUNG ANH HUONG TIEU CUC TRONG

NGHI LE HAU DONG DOI VOI DOI SONG TINH THAN NGUOI DAN

HA NỘI HIEN NAY uicsccsssssssssssssssssosecesecssecssecssecssecsssssssscsscssnecssecsnecasecaseesses 73

3.1 Dự báo về nhu cầu va xu hướng phat triển của tín ngưỡng thờ Mau 73

3.2 Các nhóm giải php -s- 5 s< << <ssseEsSenEeE88008 00008090 74

3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện mô hình quản lý sinh hoạt của các cơ sở

thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và phú Tây Hồ nói riêng 74 3.2.2 Giải pháp liên quan đến ban quản lý, chủ dén, thủ nhang cơ sở thờ

tự, đồng thay và đối tượng tham gia thực hiện nghỉ lễ 5-5: 76 3.2.3 Giải pháp về trách nhiệm của các co quan, tổ chức có liên trong

hoạt động quan lý sinh hoạt hau dong và thờ Mẫu . - 803.2.4 Tiếp tục bồ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật,

liên quan dén tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa

7/7/77, RREEREEEEERR — 82

Tiểu kết chương 4 s- << 5° s£ s£ssES£Es£EseEsEEsEssEseEseEsessessesersersese 85 TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5-5 5° 5£ 5£ ©s££S<£ss£ssexsetsesseessesee 88 PHU LUC ANH << 5° 5£ 5 s2 EsEsEEsESESEsEsEEsessesersersersese 95

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc và đa dạng

trong đó tín ngưỡng thờ Mau từ lâu đã có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Trong thời đại ngày nay, Việt Nam với chính sách mở cửa

và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những mục tiêu, yêu cầu cho sự phát

triển của đất nước ở mọi phương diện trên cơ sở gìn giữ, phát huy và dé cao

bản sắc văn hóa dân tộc Trước sự phát triển tiến bộ của đất nước cũng như quátrình toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực, trong đó việc tìm hiểu, nghiên cứu, gìngiữ bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo là cần thiết Đặc biệt là hiện nay nghỉ

lễ Hầu đồng đã và đang là một trong những vẫn đề cần được quan tâm bởi sự

thu hút và tin theo của người dân.

Điểm nhắn và cũng là một lưu ý quan trọng là tháng 12 năm 2016 “Thực

hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” (Practices related to the

Viet beliefs in the Mother Goddesses of Three Realms) được Tô chức UNESCO

công nhận, trở thành Di sản van hoa phi vat hề đại diện của nhân loại Đây cũngchính là cột mốc giúp Việt Nam có thê thực hiện tốt được các chính sách bảotồn về các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời với khát vọng được nghiên cứu,công hiến và phát triển tiềm năng về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của các nhàkhoa học với mong muốn “Hoằng dương Đạo Mẫu” của các tín đồ thờ Mẫu

Bên cạnh đó, đây cũng là trách nhiệm của người dân, những người thực hành

tín ngưỡng và các nhà quản lý cũng cần phải có nhận thức đúng đắn về tính nhân văn, giá trị cao đẹp, dé giữ gìn, phát huy Bên cạnh đó, đây cũng là trách

nhiệm của người dân, những người thực hành tín ngưỡng và các nhà quản lý

cũng cần phải có nhận thức đúng đắn về tính nhân văn, giá trị cao đẹp, để giữgìn, phát huy vẻ đẹp ấy một cách tối đa nhất, tích cực nhất, tránh gây hoang

mang va sản sinh mê tín di đoan, không đê người xâu sử dụng lòng tham, lợi

Trang 8

dụng di sản vào mục đích trục lợi cá nhân, từ đó khơi gợi lòng yêu mến đề lantỏa ra cộng đồng, tìm về bản chat và giá trị cội nguồn dé “Thực hành tín ngưỡng

thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt” xứng đáng với danh hiệu là Di sản văn hóa

phi vật hề đại diện của nhân loại, là niềm tự hào của người Việt Nam, tạo vi thếcho văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam trước quốc tế

Vấn đề về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đặc biệt là thực hành tín ngưỡng

thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ hiện nay là hết sức cấp bách và cần thiết Trên thực tếcho thay răng đa số người dân, Đồng thay đang bị hiểu sai về khái niệm và giátrị trong thực hành nghi lễ thờ Mẫu và có hành động trục lợi, biến nó trở thành

một loại ngành nghề, dịch vụ và có biéu hiện tuyên truyền mê tín di đoan từ các

hoạt động này Vì thế, nghiên cứu về van dé này cũng là một cách dé củng cố

kiến thức cho bản thân học viên, cũng như người dân và những người là con nhang đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu là hết sức thiết thực và cấp bách cho công cuộc phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc

Hau đồng là một trong những nghỉ lễ đặc trưng và quan trọng bậc nhất củatín ngưỡng thờ Mẫu, nghỉ lễ này mang tính ban dia của người Việt với sắc màuđộc đáo, thiêng liêng Thời gian gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng,nghi lễ Hầu đồng không chỉ thu hút được sự rất nhiều sự quan tâm từ phía cáchọc giả mà còn nhận được rất nhiều chú ý của người dân và các con nhang đệ

tử thờ Mẫu Nghi lễ Hầu đồng hiện nay vẫn còn có rất nhiều tranh luận về nguồn góc, ban chất, bên cạnh những giá trị tích cực, tính linh thiêng và những nét đẹp về văn hóa mà nó mang lại

Thủ đô Hà Nội được mệnh danh là thành phố vì hoà bình, là trai tim của cả

nước va là cái nôi của trung tâm văn hoá, chính tri, noi đây có hệ thong tin

ngưỡng, tôn giáo đa dạng, phong phú Từ lâu tín ngưỡng, tôn giáo, đã tro thành

một phan không thê thiếu trong đời sông tinh than của người Hà Nội nói riêng

và người Việt Nam nói chung Nhắc tới tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội, thì

Trang 9

không thé không nhắc tới Phủ Tây Hồ - nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh linh thiêng bậcnhất, bà là một trong bốn vị Tứ bất tử của Việt Nam và là Thần chủ trong hệthống Tứ Phủ.

Hau đồng không chỉ là nét dep, đặc chưng của tín ngưỡng thờ Mẫu mà còn

là nhu cầu về tinh thần của một số bộ phân người dân Thế nhưng, khi nhu cầu được trở về với cội nguồn đã xảy ra hiện tượng “mê tín dị đoan”, “buôn thần bán thánh” Một số người đã lợi dùng lòng tin của người khác vào thần linh, lợi

dụng chính sách tự do tin ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước nhằm trụclợi, đưa ra những quy chuẩn sai lệch dẫn tới hậu quả khó lường, làm xói mòn

đi nét đẹp truyền thống Những thực tế đó, đòi hỏi cần có những nghiên cứu,hiểu biết sâu hơn nữa dé phân định trong mức độ cụ thể, đâu là tích cực cần gìngiữ, đâu là hạn chế cần khắc phục cho loại hình tín ngưỡng đặc biệt này Từ đó,góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển nền văn hoá

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng, Nhà nước ta và nhân dân ta đang

thực hiện Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đào sâu dé phat huy được bản chấttốt đẹp của nghỉ lễ Hầu đồng là một điều kiện thuận lợi nhằm phát huy, quảng

bá cho nhân dân cả nước và thế giới thấy được vẻ đẹp đó

Nhận thức được tầm quan trọng cũng như các vấn đề tồn tại xung quanhnghi lễ Hầu đồng đối với người dân Hà Nội, các cơ quan, ban ngành về tôn giáo

vẫn luôn đặt sự quan tâm không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn mà còn khích lệ nghiên cứu với mục đích gìn giữ, phát huy tối đa giá trị văn háo tín ngưỡng tại đây Và cũng là một chủ trương đúng theo tinh thần mà Đảng, nhà nước đã đề

ra về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Đặc biệt trong nghị quyết 24 và nghị quyết 25 đã đề cập “tín ngưỡng và tôn giáo là nhu cau tinh thần của một bộ

phận Nhân dân”, “phát huy những giá trị tốt đẹp, mặt tích cực, điểm tương đồng

của tín ngưỡng, tôn giáo với chủ nghĩa xã hội”.

Trang 10

Với những lý do trên tác giả đã chọn dé tài nghiên cứu “Anh hưởng của

nghỉ lễ Hau đồng doi với đời sống tinh than của người dân Hà Nội hiện nay (qua khảo cứu tại Phú Tây Hồ)” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ chuyên ngành tôn giáo học với mong muốn được đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu

và bảo tồn nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của nước nhà.

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có không ít các công trình nghiên cứu khoa học về nghi lễ Hầu đồng

bởi đây là mảng đề tài vô cùng hấp dẫn không chỉ thu hút được rất nhiều sự

quan tâm từ phía các học gia trong nước, ngoải nước mà còn có cả sự đón nhận

của người dân và các tín đồ thờ Mẫu Trong bối cảnh hiện nay, về loại hình tínngưỡng tâm linh độc đáo này Khi nói tới các công trình nghiên cứu về nghỉ lễHầu đồng thì không thể không đề cập tới các tác giả sau:

- GS Ngô Đức Thịnh chủ biển với nhóm công trình như: “Tín ngưỡng

thờ Mẫu ở Việt Nam” (Nxb Văn hóa va Thông tin, Hà Nội, 1996), “Tin ngưỡng

và văn hoá tín ngưỡng ở Việt nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001), :

“Tín ngưỡng thờ Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam

và châu A” (Nxb Khoa học xã hội, 2004) “Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền”(Nxb Văn Hóa Thông Tin và Viện Văn Hóa, 2007); “Tín ngưỡng thờ Mẫu ViệtNam, 2 tap” ( Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2009), “Van hóa thờ nữ than — mẫu than

ở Việt Nam và Châu A bản sắc và giá tri” (Nxb Thế giới - 2013), “Lên Dong: Hành trình của Thần linh và Thân phán ”, (2020) Nxb Dân Trí, Hà Nội Day

là các công trình nghiên cứu toàn diện, bai ban về những vấn đề lý luận thực

tiễn của loại hình tín ngưỡng tâm linh này Trong các tác phẩm của minh GS

Ngô Đức Thịnh đã chỉ rõ và bao quát từ hệ thống điện thờ của tín ngưỡng thờ Mau cũng như nghi lễ Hau đồng từ thời kỳ đầu cho tới nay Phải nhắn mạnh

rằng, đây là nhóm công trình đóng góp nền tảng của ông trong việc nghiên cứu,

diễn giải, luận cứ và luận chứng ở những vân đê lớn về nguôn gôc, ban chat,

Trang 11

đặc điểm của nghi lễ Hầu đồng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Namtại các vùng miền nói riêng.

- Nguyễn Đăng Duy: Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam (2001),

Nxb Văn hóa — Thông tin, Hà Nội Tại chương 3 của tác phẩm, ông đã dé cập

đến tín ngưỡng thờ Mẫu cùng những vấn đề cơ bản về cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu, hiện tượng thờ mẫu Liễu, các vấn đề về nghi lễ Hầu đồng, mô tả

không gian thờ Mẫu và sự khác biệt giữa ba miền

Ngoài ra, còn có rất nhiều bai viết, công trình nghiên cứu về nghi lễ Hầuđồng của các học giả trong nước và ngoài nước như: Si hình thành tín ngưỡngthờ Mẫu Tam/Tứ phủ và nghỉ lễ Hau dong (2017) của tac giả Bùi Quang Thanh,Tạp chí Tín ngưỡng dân gian số 22; - Trần Quang Dũng chủ biên tác công trình:

Tin ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ chốn thiêng nơi cõi thực, (2017), Nxb Thế giới; Vai trò của Đồng thầy và bản hội trong việc bảo tôn, phát huy các thực hành

tín ngưỡng thờ Mdu (2019) của tác giả Mai Thị Hạnh, Tạp chí Nghiên cứu Tôn

giáo số 7; Lên Dong (Hau Bóng): A Living Museum Of Vietnamese Cultural

Heritage, (2014) cua tác gia Frank Broschan, Tap chi Khoa hoc xã hội SỐ 6;Staging the spirits: Lên dong — Cult — Culutre — Spectacle (2018) của tac giảAndrea Lauser Những công trình trên đã dé cập tới những góc độ nghiên cứukhác nhau về nghi lễ Hầu đồng để từ đó có thể thấy được những giá trị về vănhóa, xã hội trong đời sống của con người Việt Nam

- Về cơ bản việc nghiên cứu nghĩ lễ Hầu đồng mới chỉ được thực hiện ở

phạm vi cả nước hoặc ở các khu vực chính như Nam Dinh, Thanh Hóa trên

thực tế có rất ít đề tài riêng cho các tỉnh hoặc các vùng miền trên cả nước Dù nghi lễ Hầu đồng được cả nước biết tới như một nghi lễ trang trọng, lộng lẫy

và là đặc trưng cho tín ngưỡng thờ Mẫu miền Bắc thế nhưng mỗi vùng miền

déu có các nét đặc trưng, độc đáo, riêng biệt vê văn hóa, phong tục cũng như

Trang 12

trong cách thức thực hành nghi lễ đây cũng là một phần khiến cho nền văn hóa

Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Các công trình nghiên cứu trước đây về nghi lễ Hầu đồng dù đã được các

tác giả trình bày một cách tương đối cụ thé, bài bản va dé hiểu tuy nhiên trong quá trình học tập và nghiên cứu học viên nhận thấy rằng các nghiên cứu về nghỉ

lễ Hầu đồng tại phủ Tây Hồ, Hà Nội còn ít Trên thực tế phủ Tây Hồ cũng đượcnghiên cứu ít nhiều nhưng chỉ chủ yếu tập trung vào truyền thuyết về cuộc gặp

gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh và Phùng Khắc Khoan, nơi đây là ngôi Phủ linh thiêngbậc nhất thờ Mẫu Liễu mà chưa có nghiên cứu cụ thê nào đi sâu về ảnh hưởngcủa nghi lễ Hau đồng, đời sống tinh thần của người dân tại đây Trên tinh than

ay, tác giả luận văn đã kế thừa thành quả của các công tình nghiên cứu đi trước

về nghi lễ Hầu đồng nói chung và nghỉ lễ Hau dong tai phủ Tây Hồ nói riêng, kết hợp cùng với khảo cứu, sưu tầm, chọn lọc và tích lũy trong quá trình học tập với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu đã đặt ra trong luận

ngưỡng đối với đời sống tinh thần dân trong giai đoạn hiện nay.

- Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời với khát vọng được nghiên cứu, cống hiến và phát triển tiềm năng về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

- Phân tích những ảnh hưởng của nghi lễ Hầu đồng đối với đời sống tinh

thần của người dân Hà Nội cụ thẻ tại phủ Tây Hồ.

- Chi ra những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực còn tồn tại trong nghi lễ Hauđồng tại Hà Nội hiện nay

b Nhiệm vụ nghiên cứu

10

Trang 13

Thứ nhất, khái quát về nghi lễ Hầu đồng và địa bàn khảo cứuThứ hai, trình bày và phân tích ảnh hưởng của nghỉ lễ Hau đồng đối với đờisống tinh thần người dân Hà Nội qua khảo cứu tại phủ Tây Hồ.

Thứ ba, đưa ra dự báo, một số giải pháp nhằm phát huy tích cực và hạn chế tiêu cực của nghỉ lễ Hầu đồng đối với đời sống tinh thần người dân Hà Nội hiện

nay.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của nghỉ lễ Hầu đồng đối với người dân

Hà Nội hiện nay (qua khảo cứu tại phủ Tây Hồ)

4.2 Pham vi nghiên cứu:

- Khong gian: Nghiên cứu tại phủ Tây Hồ - Hà Nội

- _ Thời gian: năm 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước về các vấn đề xã hội tín ngưỡng, tôn giáo

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tôn giáo học kết hợp với các

phương pháp nghiên cứu liên ngành như xã hội học, phương pháp logic- lịch

sử, phương pháp phân tích Đặc biệt, đi sâu vào các phương pháp:

- Phương pháp quan sát, phân tích: giúp tác giả nhìn nhận, quan sát trực

tiếp hoặc gián tiếp một cách hệ thống nhằm thu thập được các thông tin về nghi

lễ Hầu đồng và những ảnh hưởng của nghỉ lễ Hầu đồng đối với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội tại phủ Tây Hồ, Hà Nội

- Phương pháp điền dã khảo cứu: Phương pháp này được tác giả sử dụngvới mục đích nhằm phân tích các giá trị của nghi lễ Hầu đồng và những ảnh

11

Trang 14

hưởng tích cực, tiêu cực trong nghi lễ đối với đời sống tinh thần người dân tai

đây

- Phương pháp tổng kết: Với phương pháp này tác giả có thê hệ thống lạiđược những thành quả trong quá khứ, hiện tại và thực tiễn từ các công trìnhnghiên cứu của các học giả trước về ảnh hưởng của nghỉ lễ Hầu đồng.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

*Lý luậnLuận văn góp phần hoàn thiện hơn những hiểu biết về ảnh hưởng của nghi

lễ Hầu đồng đối với đời sống tinh thần người dân Hà Nội hiện nay qua khảo tạiphủ Tây Hỗ, Hà Nội trên một số phương diện về đời sống tinh thần, thực hànhtín ngưỡng Minh chứng trong nghiên cứu về nghi lễ Hầu đồng là phù hợp

với thực tiễn

*Thực tiễn

- Trình bày một số khái niệm về tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ, nghi lễ Hầu

đồng và anh hưởng của nghi lễ Hầu đồng đối với đời sống tinh thần người

dân Hà Nội hiện nay, qua khảo cứu tại phủ Tây Hồ Từ đó, phân tích nhữngảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới đời sống tinh thần người dân Hà Nội va chỉ ranguyên nhân.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh

hưởng tiêu cực trong nghi lễ Hau đồng Đồng thời phục vụ công tác phát triển,

quảng bá giá trị văn hóa, du lịch tâm linh

- Kết quả đạt được của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo dành cho việc

học tập, cũng như nghiên cứu của sinh viên, học viên chuyên ngành tôn giáo

học, các cơ quan, tổ chức quan lý nhà nước về công tác tôn giáo, tín ngưỡng.

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài tham khảo, Phụ lục, phần nộidung của luận văn gồm 3 chương và 8 tiết

12

Trang 15

CHƯƠNG 1:

NGHI LE HAU DONG VÀ ĐỜI SONG TINH THAN NGƯỜI DÂN

HÀ NỘI HIỆN NAY

1.1 Nghỉ lễ Hầu đồng

1.1.1 Một số khái niệm

Nghi lễ Hau đồng là nghi thức chính của tín ngưỡng thờ Mẫu, phổ biếntại nhiều vùng ở miền Bắc, Việt Nam Dé hiểu rõ hơn về nghỉ lễ Hầu đồng, tácgiả luận văn xin phép được nêu và làm sáng tỏ một số khái niệm sau đây:

* Tín ngưỡng thờ MẫuTheo Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam: “Trên nên tảng của

tín ngưỡng thờ Nữ thân Người dân thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miễn tròi, rừng, nước, hình thành và phát triển

mạnh mẽ Tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh

hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân ”.[13*] Gia trị

cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là cái tâm hướng thiện, bởi Mẫu là mẹ, mỗingười mẹ đều mong muốn và dạy dỗ con sống hướng thiện Người đến thờ Mẫutâm phải sáng Trong cuộc sống thể hiện là người biết ăn ở, biết đối nhân xửthế, thành tâm thờ phụng ông bà, tổ tiên Cao hơn là biết ơn những người có

công với dân, với nước Năm 2016 “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủcủa người Việt” (với tiêu dé tiếng Anh là Practices related to the Việt beliefs in

the Mother Goddesses of Three Realms) đã chính thức được UNESCO ghi danh

vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thê đại diện của nhân loại Trên nền tảng tín ngưỡng thờ nữ thần, tín ngưỡng thờ Mẫu ta phủ, một hình thức thờ cúng

người mẹ hóa thân ở các miền trời

* Nghỉ lễ

12

Trang 16

Về mặt từ nguyên Ritual (nghi lễ) trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếngLatin là Ritus Nghi lễ là phương tiện dẫn dắt đời sống tinh thần cho con người

tới điều đúng đắn và giúp con người với tín ngưỡng, tôn giáo dé hòa nhập Nghi

lễ còn là hành động thường được thê hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội,

trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo thông qua đời sống tâm linh được thựchiện theo một khuôn mẫu, lặp đi lặp lại và mang đậm sắc thái dân tộc của mỗi quốcgia, vùng miễn

Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2003): “Nghi lễ là cácnghỉ thức của một cuộc lỄ và trật tự tiến hành” Trong “Bách khoatong hợp - kiến thức thời đại” khái niệm về nghi lễ là “Một chuỗi cử chỉ dé đápứng những yêu câu chủ yếu, những cử chỉ đó phải được thực hiện như mộtchuẩn mực hài hòa nào đó ”

Trong điển Hán Việt “Nghỉ” ({#) tức là phép tắc, tiêu chuẩn , phong thái,dáng vẻ bên ngoài ra, “Nghi” còn có nghĩa là hướng theo, cũng có thể hiểu làtam gương dé tất cả mọi người noi theo

“LỄ” (Ể) là lay hình thức lễ cúng tốt đẹp bên ngoài dé biểu thị niềm tôn kínhbên trong Ngoài ra thì “Lễ” còn có nghĩa là vật phẩm dâng biếu dành cho bề trên

“LỄ” trong tín ngưỡng, tôn giáo là các hình thức sinh hoạt chủ chốt và

có tính thiêng, giá trị tâm linh trong đời sống của những tín đồ tôn giáo Phật

giáo, Công giáo, Islam, Tin Lành, tín ngưỡng thờ Mẫu

“Lễ” trong lễ hội dân gian tại làng xã là sự kiện văn hóa được tô chứcmang tính cộng đồng, được dùng dé chỉ những cuộc tụ họp vào ngày hội của

dân chúng, tại các vùng làng quê do người dân nơi đó tô chức nhằm biểu hiện

lòng tôn kính với thần linh — nhân vật lịch sử, tổ nghề, những người có công

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt Nam

lâu nay, đồng thời đây cũng là nơi mà những giá trị văn hoá truyền thống của

dân tộc được tái hiện lại từ phong tục tập quán, trang phục, nghi lễ, âm nhạc trò

13

Trang 17

chơi 4m thực Có thé coi lễ hội dân gian như một "bảo tàng sống" về văn hoá

và lưu giữ lại đầy đủ nhất các giá trị văn hoá của một cộng đồng Với ngườiViệt, đi lễ, đi hội là một cách thoả mãn nhu cầu tâm linh và giải toả áp lực một

năm làm việc vat vả Lễ hội đáp ứng cho quan chúng nhu cầu tìm hiểu về lịch

sử thông qua những nhân vật được thờ cúng dé gắn kết cộng đồng và giải tri

* Lễ hội Thánh Mẫu Liêu HạnhHàng năm, lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tổ chức long trọng tại tất

cả những địa phương nơi có đền thờ bà, trải doc từ Bắc chí Nam, là hình thứcsinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Hàngnăm, tại các đền, phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh vào ngày 3/3 tháng 3 và 13/8

âm lịch đều tổ chức lễ tiệc của Mẫu Liễu Hạnh dé tưởng nhớ công ơn của Mẫu

đã giúp đỡ dân chúng Đây cũng là dịp để các con nhang đệ tử, con dân củaMẫu quy tụ lại và hòa không gian văn hóa, những nét đẹp của sinh hoạt dângian và thé hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Tại đây, người di

lễ sẽ tiến hành thực hiện lễ nghi và các hoạt động sinh hoạt văn hoá mang tính

phong tục, tập quán Điều này thé hiện ý thức xã hội hướng về cội nguồn màtrong đó người Mẹ là một biểu tượng, ý thức yêu đất nước, gắn bó với quêhương, dân tộc, ý thức về một đời sống thường nhật với các nhu cau về vật chat,tinh thần Từ góc độ xã hội, lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh là hình thức sinh hoạt

tín ngưỡng văn hoá đang diễn ra một cách sống đội trong cuộc sống hiện tại của một con người không chỉ đáp ứng nhu cau tự do tôn giáo tín ngưỡng mà còn đáp ứng cả về đời sống văn, tâm linh, tinh thần, hướng con người về những

giá tri tốt đẹp

Ngoài ra, lễ hội cũng đáp ứng tâm thức trở về nguồn của mỗi một con người, trong đó có cội nguồn dân tộc, cội nguồn lịch sử và tự nhiên xã hội Lễ

hội tạo điều kiện dé con người khám phá và hưởng thụ văn hoá, trở thành nhu

câu tự nhiên, thành sự phân khởi và trông đợi cua họ vê những ước vong đôi

14

Trang 18

với Thánh Mẫu Những giá trị của lễ hội không chỉ dừng lại ở mỗi cá nhân hay

mỗi dân tộc mà còn được lan toả rộng thành một tài sản văn hoá chung, tôn

vinh giá trị văn hóa và cô kết cộng đồng dân tộc

Người ta đến với Mẫu đều có những ước vọng và mong cầu khác nhau,

dé có thé truyén tai được tâm tư, nguyện vọng tới Mẫu, Thánh thần nơi ay, ho

có thé trực tiếp cầu khan hoặc thông nghi lễ Hau đồng dé được nghe phán truyền

từ các vị Thánh, Quan Mẫu là biểu tượng, được dân gian được gan voi một

quyền uy va kha năng siêu pham có thé phù hộ che chở cho muôn van chúngsinh với những hoàn cảnh và vận hạn khác nhau Biểu tượng ấy gắn kết những

số phận có chung một nỗi niềm lại với nhau, tạo thành một cộng đồng, sự gan

kết, cảm thông cho số phận ho Không chỉ thé đây con là nơi gin giữ và trao

truyền văn hoá cho thế hệ mai sau, điều đó làm cho văn hoá được lâu bên, bảo

đảm tính thong nhất và tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc

Tóm lại, nghi lễ theo nghĩa rộng là phương tiện dẫn dắt đời sống tinh thần cho con người, là phép tắc mà người xưa đã định ra, bao quát từ hành vi,

thái độ, đi đứng, giao tiếp của con người trong xã hội cho tới cưới hỏi, cúng lễ,

tang ma Theo nghĩa hẹp thì nghi lễ một chuỗi các hành động được thực hiện

theo khuôn mẫu định sẵn, được lặp đi lặp lại và một phần của nghỉ lễ tínngưỡng, tôn giáo, còn là cách bày tỏ lòng ngưỡng mộ của con người đối với

các vị thần thánh

* Nghỉ lễ Hau đông (Hau bóng) Hau đồng (Hau bóng, Lên đồng hay Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu) là

một nghi lễ chính và đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Ý nghĩa của từ Hầu bóng còn có thé hiểu là linh hồn, hình bóng phản

chiếu của Thần linh khi nhập bóng (hồn) vào thân xác ông, bà Đồng

Đến với loại hình tín ngưỡng tâm linh độc đáo này, ta có thê thấy được

sự khác biệt so với nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác là tín ngưỡng thờ

15

Trang 19

Mẫu hướng niềm tin con người về thế giới thực tại với những mong cầu của họ

về sức khỏe, tiền tài, công danh, sự nghiệp chứ không phải thế giới sau khi

“khuất núi” Đề thần linh có thê đáp ứng được những ước vọng ấy sẽ cần phải

có sự trợ giúp của các ông/bà Đồng, lúc này họ đóng vai trò là người hầu hạ cho bóng của các Ngài và “cầu nối” giữa thần linh với con người thông qua việc nhập hồn nhiều lần của các vị Thánh vào thân xác của các Thanh Đồng Mỗi khi tới ngày phải Hau đồng các ông/bà Đồng thường phải chọn ngày lành tháng tốt, dé phù

hợp với căn số, trạng thái tinh than, cơ thé cũng như công việc

Qua lăng kính của GS Ngô Đức Thịnh “Lén dong là hiện tượng nhập honnhiêu lan của các vị than linh T; rong đó, thời gian noi lần một vi thân linh nhập hồn(giáng dong, nhập đông), rồi làm việc quan (tức thời gian thực hiện các nghỉ lễ, nhảy

múa, ban lộ, phán truyén) và xuất hon (thăng dong), được gọi là một gia dong (tức

thời gian thân linh ngự trị trên cái giá của mình là các ông Đồng bà Đồng” [21, tr

82]

Theo tác gia Nguyễn Duy Hinh “Bản chất thực của nghỉ lễ lên dong làloại hình tôn giáo trực tiếp từ người đến than và từ than đến người Tất cả diễn

ra trong tiềm ý thức con dong và thể hiện ra bên ngoài ”[32, tr874]

Như đã đề cập, nghi lễ Hầu đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần củathần linh vào thân xác ông bà Đồng để cầu mong sức khỏe, tài lộc Về bảnchất, nghi lễ này mang trong mình yếu tố Shaman nhưng không hoàn toàn đồng

nhất với các hiện tượng Shaman của người Siberia (xuất, thoát hồn) hay Then của người Tày (nhập và xuất hồn).

Giống như tín ngưỡng thờ Mẫu thì tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Triều) thì Hầu đồng cũng là một nghi lễ quan trọng, thuật ngữ “Đồng Cốt” cũng

thường được nhắc tới khi đề cập tới nghi lễ Hầu đồng và cũng có nhiều cáchgiải nghĩa khác nhau Trong cuốn “Việt Nam phong tục ” của Phan Kế Bính thì

16

Trang 20

có hai dòng đồng là “Đồng Cot” theo hau và thờ Thánh Mẫu còn “Thanh Dong”

là những người thờ Vua Cha Bát Hải, Đức Thánh Trần (Trần Triều)

“Đồng” (8) trong tiếng Hán có nghĩa là trẻ nhỏ, người hau hạ và ở đây

có thê hiểu là đứa trẻ nhỏ theo hầu hạ, phụng sự các vi Thần linh Ngoài ra từ

“Đồng” còn có nghĩa là thống nhất cùng nhau, đồng ý

Từ “Cốt” () là xương cốt, cái gốc, có thé hiểu theo nghĩa là người có

khả năng đặc biệt, thông qua nghỉ lễ để Thần linh mượn thân xác nhập vào

Chữ “Thanh” (#4) là trong sạch, thanh khiết, minh bạch, tĩnh lặng ngoài

ra khi “Thanh” làm động từ còn có nghĩa là quét sạch

GS Ngô Đức Thịnh :” Nghi thức hầu bóng thuộc dòng Đồng cốt này

khác biệt với nhiều hình thức lên đồng của dòng Thanh đồng mang tính ma

thuật trừ ma tà” [27, tr101]

Hiện nay, các ông bà Đồng có thể là những người đã có gia đình, hoặc

thành niên chưa có vợ hoặc chồng bởi thời ky đầu Hầu đồng chỉ được thực

hiện bởi những người nhỏ tuổi, sau đối tượng thực hành nghi lễ được mở rộng

cả ở những người trưởng thành nhưng phải có được “cham căn”

Trong một năm sẽ có nhiều dịp Hầu đồng, với những Đồng đền, trong

một năm se có lễ hầu xông đền (sau năm giao thừa), hau Thượng Nguyên (tháng

Giêng), hầu Nhập hạ (tháng Tư), Tan hạ (hang Bay), Tat niên (tháng Chap),Hạp ấn (25 tháng Chạp) Ngoài các dịp trên, đối với những người theo tín

ngưỡng thờ Mẫu thì giỗ Thánh Mẫu vào tháng Ba và tháng Tám giỗ Vua Cha

Bát Hải Động Đình và Đức Thánh trần là quan trọng hơn cả Tùy theo quy định

của mỗi đền, phủ vào các tháng tiệc Tháng sẽ khai hầu hoặc không Trước khi

Hau đồng thường các ông bà Đồng sẽ phải chọn ngày, báo trước cho Đồng đền(xin cung), mời khách dự, tìm hầu dâng và cung văn

* Phú

"Phủ" theo từ điển tiếng Việt (từ cũ) phủ là nơi ở của các quý tộc xưa,

17

Trang 21

hiện nay Phủ được hiểu là một đơn vị hành chính.

Phủ là đặc nơi thờ phụng chính của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ.

Một số Phủ thờ Mẫu Liễu Hanh ở nước ta là: Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Phủ Quang Cung, quan thé di tích Phủ Giầy (Nam Dinh), Phủ Mỗ (Thanh Hóa) Tại tỉnh Thanh Hoá một số cơ sở thờ tự lại gọi “Đền” là “Phủ” và nơi đó không hoàn toàn thờ Mẫu mà còn có các vị Thánh thần khác Có thé hiệu “Phủ” là chốn thờ Mau sam uat, có tính trung tâm và hội tụ lan ra ngoài phạm vi địa phương, thu

hút các con nhang đệ tự khắp nơi về hành lễ (tựa như với chốn Tổ của sơn môn

Phật giáo) Ngôi Phủ lâu đời nhất còn tồn tại hiện biết là điện thờ các thần vũnhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ XVII

* Người dân Hà Nội

Khái niệm người dân Hà Nội trong luận văn được hiểu là những ngườiđược sinh ra, sinh sống và làm việc tại Hà Nội không kê nguồn sốc của họ từ

đâu, thuộc tộc người nao Họ giữ trong minh vai trò là chủ thể của văn hóa, lịch sử và có nghĩa vụ đóng góp vào sự phát triển về mọi mặt cho Hà Nội.

* Đời sống tỉnh thânKhi bàn về khái niệm đời sống tinh than, tại Việt Nam và thé giới hiệnnay đang còn có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học dựa trênnhững cách nhìn và các góc độ tiếp cận khoa học khác nhau Về cơ bản, cónhững quan điểm như sau về đời sống tinh thần:

- Theo tác giả Nguyễn Như Ý trong cuốn Dai Từ điền tiếng Việt đây là khái

niệm ghép giữa 2 khái niệm “đời sống” và “tinh thần” được giải thích như sau

1 Sự sinh sống và là những hoạt động nội sinh diễn ra trong một sinh vật: đời sống con người, cây cối.

2 Là hoạt động của con người trên một lĩnh vực nào đó nói chung: đời sông tinh thân, đời sông cá nhân

18

Trang 22

3 Điều kiện, lối sống, sinh hoạt của con người và xã hội: đời sống côngnhân viên, đời sống xa hoa.

Tác giả Phùng Đông: “Đời sống tỉnh thân xã hội là tất cả những giá trị,những sản phẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, nhữngquan hệ tinh than của con người, phan ánh đời sống vật chất xã hội và đượcthể hiện như là một phương thức hoạt động và ton tại tinh than của con ngườitrong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất dinh’’ [49]

Theo C.Mác và Ănghen :“Lịch sử tur tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng mình rằng sản xuất tỉnh thân cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng cua giai cấp thống tri” [63, tr625]!

Về khái niệm “Đời sống tinh thần” được các nhà khoa học đưa ra nghiêncứu với tư cách là một phạm trù triết học từ đầu những năm 60 của thế ky XXtại Liên Xô (cũ) Cho tới nay, khái niệm nay vẫn dang được dùng tương đốiphô biến trong triết học, xã hội học, văn hóa học

Trong đó, có những quan điểm khác nhau từ góc độ triết học như: Nhóm

có quan điểm cho răng đời sống tinh thần là toàn bộ những hiện tượng liên quan tới tinh thần, bao gồm các cơ chế tác động của một số phương tiện vật chat thuộc phạm trù văn hoá tinh thần (thư viên, bảo tàng ); nhóm thứ hai cho rằng

phạm trù đời sống tỉnh thần có mối quan hệ mật thiết với phạm trù về ý thức xã

hội; thứ ba, nhóm nay quan điểm cho răng đời sống tinh thần không phải là tập

hợp đơn thuần những tư tưởng xã hội, mà nó còn là sự thống nhất đặc biệt của

ý thức xã hội với các cơ quan, tổ chức về văn hoá, tư tưởng, khoa học, nghệ

thuật khác; nhóm thứ tư có ý kiến, đời sống tinh thần là tập hợp những hiện tượng, những hoạt động tính thần có quan hệ với những tổ chức, cơ quan về

'C, Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Tuyên ngôn của Dang Cộng sản, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà

Nội, (2002)

19

Trang 23

văn hoá, tư tưởng, khoa học giáo dục hoặc các hoạt động tinh thần - văn hóacủa các cơ quan, tổ chức đó.

Tóm lại, từ những quan điểm trên, học viên đưa ra cách hiểu như sau về

đời sống tinh thần: Đời sống tinh thần là toàn bộ những quá trình, hiện tượng,

giá trị, những hoạt động tinh thần của con người, đang có sự biến đổi Nó vừa

phản ảnh đời sống vật chất, chịu sự chỉ phối của đời sống vật chất nhưng lại có

tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại với đời sống vật chất kia theo

từng thời kỳ, giai đoạn phát triển lịch sử nhất định

Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, niềm tin tâm linh có vaitrò vô cùng quan trọng và là biểu hiện sinh động của văn hóa Việt Nó khôngchỉ giúp xoa dịu mat mát của số phận mà còn là liều thuốc động viên tinh than,

dẫn dắt cho kiếp người khốn cùng không ngừng cố khang, hướng thiện và vượt

qua mọi khó khăn tỏng cuộc sống

1.1.2 Nghỉ lễ Hau đồng - những giá trị văn hóa, nghệ thuật

Việt Nam nỗi tiếng với kho tang văn học dân gian đồ sé trong đó có mộtmảng riêng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Ở đây chúng ta dễ dàng tìm thấycác thần tích, huyền thoại, truyền thuyết, truyện thơ, các bài giáng bút, chầuvăn Khi nói đến giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật thì đây là một kho tàng

đồ sộ lưu giữ trí tuệ và tâm hồn người Việt Nam, các đền, phủ thờ thánh Mau

đều có những truyền thuyết, thần tích, văn bia, liên quan tới nguồn gốc của vị thánh được thờ ở đó như: Phủ Giày (Nam Định) và điện Hòn Chén (Huế) đã có sắc phong và vẫn được lưu giữ cho tới hiện tại Những truyền tụng trong dân gian về huyền tích các vị thánh đều thấm đẫm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với các Ngài Theo đó, việc thờ phụng các Thánh được xem

như một biểu hiện làm sinh động đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc

từ bao đời nay Ở một phương diện nao đó, thông qua việc ghi nhớ, tôn thờ

người Me cùng với các vi thánh thuộc Tứ phủ, cha ông ta từ xa xưa đã làm sâu

20

Trang 24

sắc hơn, khắc họa rõ hơn nét đạo lý truyền thống tốt đẹp này của dân tộc và giữgin, trao truyền lại trong đời sống tinh thần của nhân dân, góp phan giáo dục,

bồi đắp truyền thống hào hùng và nhân cách cho thế hệ sau.

Các câu truyện, thơ về tín ngưỡng thờ Mẫu chủ yếu xoay quanh vào vị Than chủ với các tác phẩm nổi tiếng như: “Vân Cát than nữ” của Doan Thị

Điểm kế về Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái Ngoc Hoàng thượng dé do đánh vỡ

chén ngọc mà bị đày xuống trần gian và đầu thai vào làm con gái của một gia

đình ở Van Cát (Nam Dinh) vào thời Lê, được đặt tên là Giáng Tiên vừa đẹp

người, đẹp nết, sau kết duyên cùng Đảo Lang vảo ngày 3 tháng 3 Giáng Tiênphải về trời Nhưng vì thương nhớ duyên trần chưa dứt lần này bà lấy hiệu làLiễu Hạnh hạ phàm lần nữa cùng hai cô nương Qué, Thị Tiên chúa về lay cha

me tha tội bat hiểu :” Con là người bat hiểu, làm lụy đến cha mẹ, không phải là con không muốn ở lại hau ha cha me, những vì cơ trời không biết, số mệnh đã định Xin cha mẹ nén lòng thương xót đề cho con được bớt tội lỗi phan nào ”

và “Con ở đệ nhị tiên cung, vì có lỗi bị trích xuống trần, nay từ biệt kiếp trần,

lại đến hau nơi dé đình; chỉ vì nhớ công cha mẹ, tạm về thăm hỏi, dẫu rằng bahồn còn đó, những chín phách không đâu, thực là không thể nào thường ở luônnơi nhân gian vậy Cha mẹ có âm công, đã được ghi vào sổ tiên, sau này tatđược đoàn tu” và khuyên ran chồng con :”Thiếp là tiên nữ trên thiên cung,

chàng cũng là ngôi sao ở tòa thượng dé, duyên lứa của chúng ta déu do tiễn

định, nhưng ân tình chưa trọn, ân ái chưa đây, vài chục năm sau sẽ lại noi

duyên cũ, chàng đừng nên quá thương tam” [25, tr19, 21] Qua phần trích trên

có thé thay được hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với tam lòng hiếu thao với mẹ cha, một lòng sắc son với chồng cho dù có sinh ly tử biệt cũng vẫn sẽ

mãi ở cạnh bên che chở cho gia đình.

Mãi sau khi gia đình mat hết, con cái trưởng thành Tiên chúa không cònvướng bận gì, bà mới chu du về gió hóa phép trừng tri kẻ xâu, roi lên xứ Lạng

21

Trang 25

họa thơ, thách đó, về Hỗ Tây hội ngộ văn chương với Trạng Bùng (Phùng KhắcKhoăn), thư sinh họ Ngô, họ Lý, rồi kết duyên với kiếp sau ủa Đào Lang saucùng lại về trời Lần giáng sinh cuối, Quế, Thị cùng theo hầu bà kẻ ác bị tai vạ,

kẻ lành được phúc, giúp đỡ triều đình, dan chúng đẹp trừ tai họa

“Tiên Phả Dịch Lục ” của Kiều Oánh Mậu gồm 24 đoạn với các sự kiện

về cuộc đời Thánh Mẫu từ lúc chưa giáng sinh cho tới những công lao của bà

cho dân chúng trong ba lần hạ phàm và sự xuất hiện của Phật giáo tại nước ta,

bồ sung cho Vân Cát than nữ như Cuộc chiến Song Sơn, Mẫu Liễu Hạnh quy

y của Phật Theo tác giả Ngô Đức Thịnh :”Hiện tượng thâm nhập giữa Phật

giáo ngoại lai với tín ngưỡng dân gian, tạo ra một mô thức tôn thờ tiễn Phậthậu thánh, là một nét đặc sắc của Phật giáo ở miễn bắc Việt Nam” [24,tr108,109]

Trong sự tích Công chúa Liễu Hạnh của tác giả Nguyễn Đồng Chi, hình tượng Mẫu Liễu được xây dựng dựa trên nền tảng các văn bản trước đó Liễu

Hạnh là một tiên nữ đẹp tuyệt trần vì ương bướng mà bị vua cha Ngọc Hoàngday xuống dân gian trị tội Vốn là người thắng tính, hễ có ai làm việc xấu bà sẽthang tay mà trừng trị không phân biệt giai cấp cho di là con vua, có sai ắt phảicũng phải chiu tdi Điều này thể hiện sự mạnh mẽ, bat khuất của người phụ nữ

Việt Nam, dám nói, dám làm đứng lên chống lại những bat cong, chuẩn mực

của xã hội bấy giờ [29,chương 137]

Theo “Nam Hải DỊ Nhân Liệt Truyện” của Phan Kế Bính thì người được

Thánh mẫu đối đáp thơ văn nhiều nhất là Phùng Khắc Khoan “Khi đi str trở

về, qua tỉnh Lạng Sơn, gặp khi bà chúa Liễu hiện hình chơi trên đỉnh núi Đôi bên đối đáp với nhau một hồi, rồi bà chúa Liễu biến mat Khắc Khoan lại trông

thấy gỗ ngồn ngang dọc đường, nhận ra chữ “Liễu Hạnh” và chữ “Phùng”,biết là ý bà chúa Liễu muốn nhờ Khắc Khoan đứng lên khởi công lập đền thờ

bà ấy Về sau, nhân lúc thong thả, Khắc Khoan cùng hai người là Ngô, Lý đi

22

Trang 26

chơi hồ Tây, lại gặp bà chúa Liễu phen nữa, có làm thơ xướng họa liên ngâm.”

[47, chương 27]

Qua một số tác phẩm trên cho thay, Mẫu Liễu Hạnh là đại diện cho hìnhảnh người phụ nữ Việt Nam đã được khắc hoạ với rất nhiều đức tính tốt đẹp,như chính trực, tan tảo, chịu thương chịu khó, cùng tam long nhân hậu, thươngyêu chúng sinh, bảo vệ cái thiện, trừng trị cái ác và hướng con người đến nhữnggiá trị chân - thiện - mỹ Đáng quý hơn cả, là vai trò của người phụ nữ được đề

cao và trân trọng, họ chỉ là những con người bình thường có lòng tin vào trật

tự, công ly, tín ngưỡng chỉ cần biến cố xảy đến thì từ người phụ nữ đôn hậu

mà cứng rắn, từ bình thường hóa thành phi thường Mẫu, Mẹ trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng chính là biểu tượng cho cốt cách, đạo đức đáng trân trọng của

người phụ nữ Việt Nam truyền thống nói riêng, của con người Việt Nam nóichung, luôn luôn che trở, hy sinh hết mình vì đất nước, gia đình, không ngại

gian khổ mà dành hết cuộc đời tần tao dé đóng góp cho đất nước được hòa bình,

dé con cái có được một cuộc sống tươi đẹp hơn

Ngoài những câu truyện thần, cô tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn có một số bài thơ Giáng bút của bà được tác giả Ngô Đức Thịnh đề cập tới:

Khuyên răn thành kính phụ thờ tổ tiên:

“Trong nhà phụng sự

Tổ tiên Kính thành hai chữ dám quên tắc lòng

Cây có cội, nước có dòng

Bốn mùa tám tiết lễ ding kính dâng

Há né liêu tảo giản tan

Quý chưng trong sạch mười phần là hay

Lọ là mâm lớn cỗ day

Lo là thịt béo , rượu cay mới hào

Phận bồ bao quản khó nghèo

23

Trang 27

Cứ trong giỗ chạp ít nhiều đem dâng

Trước là thờ kính tổ tiên

Sau là tiếp đãi kẻ gan nguoi xa

Phung tiên việc nước tri nha Trước sau thành kính lòng ta dám nhờn

Xin đừng nghĩ nổi thiệt hơn ”Khuyên thờ cha mẹ chồng:

“Khôn trinh là phận nữ hiển,Phụng thỏ cô cậu cho tuyển trước sau

Nghĩ sao phải đạo làm dâu,

Việc thường sớm trực khuya hau dám sai

Dưới màn nứa bước không roi,

Đặt êm chăn gối, khuyên mời ruou com.

Yêu dương cũng phải một niềm, Nếu mà ghét bỏ cũng cam một bê.

Xin đừng vào bầu ra chê,

Liễu bờ bao quản phận hèn,

Hiếu tuy một thuở, ơn dén cha sinh:

Cha chồng sánh với cha mình,

Mẹ chong sdnh voi me minh khac dau

Dám khuyên chọn dao làm dâu ”?

? Ngô Đức Thịnh, Lên đồng hành trình thần linh và thân phận (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2008)

24

Trang 28

Trong nghi lễ Hầu đồng, vai trò của âm nhạc và các bài chầu văn cũng

là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng, quý giá dé ta có thé hiểu rõ được những

thần tích của các vị Thánh trong Tứ phủ Bởi đây chính là cách truyền tải nguồn

sốc, chiến công của các vi Thanh, trải qua hoàn cảnh gian nan, cơ cực, vất vả,

cứu khổ cứu nạn cho người dân Ngoài ra, vị thánh của tín ngưỡng thờ Mau, có

không ít vị được đồng nhất với những anh hùng lịch sử của đất nước và được

ca tụng với nhiều chiến công oanh liệt trong cuộc trường chinh bảo vệ nước

nhà; nhiều vị được nhân dân tôn thờ vì tắm lòng thương yêu, luôn chở che, nâng

đỡ, bảo ban dân chúng trong việc làm ăn, sinh sống, hay cứu giúp dân lúc hoạn

nạn, khốn cùng

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong quá trình hình thành, đã sản sinh những loạihình diễn xướng riêng biệt, độc đáo và khó có thể bị trộn lẫn với những hình thức diễn xuống nào khác Có thé coi đây là loại hình diễn xướng tổng hợp nhưng đã được sân khấu hoá tâm linh, bởi ngoài có sự kết hợp từ rất nhiều yếu tố: âm nhạc, ca từ, vũ đạo, nhịp phách Khác với các sân khẩu biéu diễn thông

thường, không gian biểu diễn được thực hiện trước điện thờ các vị Thánh, đó

chính là thứ tạo nên tính thiêng cho loại hình nghệ thuật ay.

Có thé thấy rang hiếm có hình thức tin ngưỡng, tôn giáo nào đặc biệt nhưtín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó nổi bật là nghi lễ Hầu đồng, ở đó hội tụ nhiều

yếu tô, giá trị văn hóa, nghệ thuật ngôn từ, trình diễn mang đậm sắc thái dân gian, độc đáo với các hình thức sinh hoạt cộng đồng được liên kết chặt chẽ với

tính "thiêng" trong không gian "thiêng" như là nghi lễ hau đồng của người Việt

Âm nhạc và lời văn chau kết hợp với nhau trong khung cảnh nghi lễ Hau đồngcùng với sự hòa hợp với các hoạt động diễn ra trong nghi lễ, đặc biệt là các

động tác múa Đồng (múa thiêng, múa tôn giáo), khi kết hợp với nhau sẽ thé

hiện sự tái sinh của Thân linh qua thân xác con Đông.

25

Trang 29

Múa trong hầu đồng tập trung rất nhiều động tác của các động tác múadân gian Việt Nam, bởi nó được nảy sinh trong lòng dân chúng, xuất phát từ

cuộc sông hàng ngày, từ cuộc sống lao động Như chúng ta đã thay, bat kỳ một

tín ngưỡng, tôn giáo nao cũng bắt nguồn từ niềm tin của con người vào một thé

giới siêu nhiên Người Việt Nam cũng vậy với truyền thống nông nghiệp lúa nước, trên cơ sở những cảm nhận trực quan trong cuộc sống, lao động san đã xuất hiện ý thức về sự sinh sôi nảy nở và phát triển của vạn vật xung quanh

mình Múa đồng đã tiếp thu và phát triển nhiều động tác truyền thống, như múa

quạt, múa kiếm, múa cờ, múa môi, múa chèo đò nhưng khi được đưa vào

khung cảnh tín ngưỡng, lời hát văn và âm nhạc có tiết tấu liên tục thay đổi,cũng như sự ngẫu hứng của các ông bà Đồng trong trạng thái “nhập hồn”, đã

góp phần cho múa đồng có sắc thái riêng biệt mà không bị nhằm lẫn với bất cứ điệu múa nào Các bài văn chau được các cung văn hát trong những buổi hau

bóng các Thánh Mẫu có một vị trí quan trọng, tự bản thân nó đã có những giá

trị văn hoá nghệ thuật nhất định

Bên cạnh đó, không thể không nói tới sắc màu (đỏ, vàng, trắng, xanh lá)

và trang phục của Tứ phủ, điều này góp phần tạo ra những sắc thái riêng chotín ngưỡng thờ Mẫu trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam Trong nghi lễhầu đồng, cùng với âm nhạc, trang phục được đặc biệt chú trọng Nếu chau van

là "linh hồn" của tín ngưỡng thờ mẫu thì trang phục là “mảnh ghép”” quantrọng không thể thiếu khi thực hành nghi lễ hầu đồng Trang phục đẹp, bắt mắtcũng tạo nên cảm xúc hứng khởi và thăng hoa đối với các Thanh đồng cũngnhư người tham dự Trang phục trong hầu đồng được gọi là khăn chau, áo ngự,

lễ phục của Thánh khi giáng đồng, mỗi bộ trang phục sẽ được sử dụng cho mỗi

giá đồng khác nhau, thể hiện đặc trưng của từng vị thánh lúc ngự đồng, Thanh đồng hầu bao nhiêu giá thì sẽ có chừng ấy trang phục và trang sức bắt mắt đi kèm Theo nhận xét và đánh giá của các nhà khoa học, trang phục hầu đồng có

26

Trang 30

thê coi là một kho tàng sưu tầm lịch sử, văn hoá vô vàng đặc sắc, quý giá và là

"bảo tàng sống" của nền văn hóa Việt Nam Đối với các Thanh đồng, họ vô

cùng coi trọng những bộ trang phục bởi đó là những phục trang của Thánh khi

‘ha pham’ Cũng chính là lý do đó mà trang phục trong nghỉ lễ hau đồng là yêu

tố không thé thiếu dé bảo tồn và phát huy giá trị của thờ Mẫu Cũng chính là lý

do đó mà trang phục trong nghỉ lễ hầu đồng là yếu tố không thé thiếu dé bảo tồn và phát huy giá trị của thờ Mẫu

Tại các đền, phủ từ đồ thờ cúng, vật trang trí, dưới bàn tay của những

nghệ nhân đã chạm khắc những hoa văn tinh xảo lên các cột, hoành phi câu đối,

khám thờ, tat cả đều được son thếp vàng Déu mang tính đặc trưng rõ rệt của

Tứ phủ với hai “ông lốt” chầu vào điện thờ cùng các dãy nón được treo trên

trần của điện thờ, mỗi chiếc nón sẽ tương ứng với các vị Thánh theo từng hàng Đối với động Sơn Trang, thường được xây thành một khu riêng biệt với kiến trúc độc đáo thé hiện rõ cảnh sắc núi rừng lung linh huyền ảo tạo nên một sắc thái đặc biệt cho Phủ Thượng Ngàn Trong mỗi buổi lên đồng, các Thanh đồng

sẽ chuẩn bị nhũng bộ trang phục, trang sức khác nhau với các màu sắc chủ đạo,tương ứng với các vị Thánh sẽ giáng đồng vào buồi hau hôm đó Các bộ trang phụckhông chi thé hiện sắc thái uy nghi, lẫm liệt của các quan triều đình mà còn mangđậm sắc thái dân tộc của các vị thuộc hàng Chau Bà, Thánh Cô thuộc Phủ Thượng

Ngàn (gốc dân tộc) như: Chau Đệ Nhị, Đệ Luc, Chau Bé, Cô Đôi, Cô Sáu và Cô

Các điệu múa, âm nhạc va đạo cụ trong nghĩ lễ hầu đồng được các ông

bà Đồng khoác lên không chỉ đơn thuần là các động tác và âm thanh hoà quyện với nhau một cách uyên chuyền, nhịp nhàng mà tạo nên hiệu quả thâm mi, góp

phần tạo nên phấn khởi dẫn con người tới với thần linh, đồng thời thần linhcũng thông qua thân xác của các ông bà Đồng trong lễ hầu đồng mà tái sinh về nơitrần thế ban phát tài lộc cho các nhang, đệ tự Đây cũng là thời điểm tạo nên sự hợp

27

Trang 31

thê và thê hiện khát ước vọng được vượt qua mọi khó khăn của con người với các vithần Chiến tranh đi qua, để lại tinh thần được gửi gắm vào hình tượng của Thánh

như: các Hoàng đi dẹp giặc giúp dân, hay các Cô gánh hàng đi chợ bán quả chanh

trái ớt, quả bưởi hay buôn bán vải tơ tat cả chỉ là những sinh hoạt bình dị, đời thường chân thực về đời sống của con người Việt Nam.

1.2 Đời sống tỉnh thần của người dân Hà Nội hiện nay tại địa bànkhảo cứu

1.2.1 Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tại Hà NộiThủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa lớn nhất của cả nước và làmột trong hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam Hà Nội có vi trí từ 20°53' đến21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, thuộc khu vực trung

tâm vùng đồng băng sông Hồng màu mỡ Năm tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên va

Phú Thọ Bên cạnh diện tích tự nhiên rộng lớn khoảng 3.358,6 km? và có mạng

lưới sông ngòi phong phú, da dạng như sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu,sông Day va sông Nhué, là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, là dấu tíchcòn lại của các con sông cô Trong khu vực nội thành, h6 Guom và hồ Tây

đóng vai trò đặc trưng, tạo nên nét riêng trong khung cảnh đô thị.

Mệnh danh là mảnh đất nghìn năm văn hiến, Hà Nội trước kia là ThăngLong nơi gan liền với biết bao mốc son lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam

Sở hữu vị trí chiến lược quan trọng, đây cũng chính là từng được 7 lần chọn làm nơi đóng đô Theo các ghi chép, tư liệu về lịch sử, vào năm 1010 vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẫn) đã ban "Chiếu dời đô" từ kinh đô Hoa Lư đến đất Đại

La làm kinh đô mới và đặt tên là Thăng Long, có ý nghĩa là Rồng bay lên Từ

đó, Thăng Long trở thành biểu tượng cho sự phén thịnh và vươn lên của đấtnước Trải qua các triều đại phong kiến, Thăng Long đã có nhiều tên gọi khácnhau như Đông Đô, Đông Kinh, Bắc Thành, Đại La tên gọi Hà Nội được

28

Trang 32

dùng từ năm Minh Mạng thứ 12 (1831) với ý nghĩa là “vùng đất được baoquanh bởi các con sông”, đồng thời cũng phản ánh vị trí địa lý đặc biệt của HàNội.

Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới

nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa, chính trị lớn nhất nước Với vai trò

là thủ đô, Hà Nội đã sản sinh nhiều các loại hình văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, các vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca

ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc lịch sử Với các di tích vănhóa vật thể nỗi tiếng : Hoàng thành Thăng Long, đền Quán Thánh, đền Bạch

Mã, Văn Miếu Quốc Tử Giám văn hóa phi vật thể như: tín ngưỡng thờ Mẫu(được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thé của nhân loại — 2016),nghệ thuật trình diễn dân gian, làng nghề truyền thống

Sau những thay đổi về địa giới hành chính, tính đến năm 2022, Hà Nội

có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã, và 579 đơn vị hành chính cấp xã 383 xã, 175 phường, 21 thị tran Day là thành phố

trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã Có thể nói, vị trí địa lýcủa Hà Nội mang ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế, giao thông,quân sự và chính trị của cả nước Hà Nội có 318 làng nghé, làng nghề truyềnthống tiêu biểu được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó có 48làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 270 làng được công

nhận danh hiệu Làng nghề Với gan 6.000 di tích văn hóa, lich sử, Ha Nội dan

đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa trong đó có 16 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt, gần 1.200 di tích được xếp hạng quốc gia, đặc biệt Khu Di tích

Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóathé giới

Hà Nội, trái tim của đất nước là nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa vanhóa của khắp mọi miền Tổ quốc Nơi đây cũng rất phong phú đa dạng về văn

29

Trang 33

hóa tôn giáo, tín ngưỡng như: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Công giáo, tín

ngưỡng thờ Thành hoảng, tín ngưỡng thờ Tổ tiên và nổi bật nhất là tín

ngưỡng thờ Mẫu Là vùng đất địa linh nhân kiệt, Hà Nội từ lâu đời đã là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước nên tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ Hau đồng của Hà Nội cũng mang những đặc điểm riêng phản ánh môi trường tự nhiên và lịch sử, xã hội của vùng đất này Điều đó cũng được thê hiện thông qua sự đặc trưng về các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội đều gan bó với môi trường tự

nhiên ao, hồ hoặc sông nước von là điểm nổi bật của môi trường tự nhiên HàNội Điền hình là sự tồn tại của hai nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh nồi tiếng của HàNội hiện nay là phủ Tây Hồ ở hồ Tây và đền Bà Kiệu ở hồ Hoàn Kiếm, cả hainơi này đều ở ké hai hỗ nước linh thiêng trong lòng nội đô, góp phan làm nên

vẻ đẹp vừa nên thơ ma cô kính mang đậm nét xưa Hà Nội.

Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phó Hà Nội lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 về phương

hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Trong những năm vừa qua, với những thuậnlợi khó khăn đan xen tốc độ thay đổi nhanh theo quy hoạch kinh tế - xã hội HàNội, phục hồi kinh tế hậu Covid-19 Tuy còn những tôn tại, hạn chế, bat cập vàđối mặt nhiều khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực phan đấu và quyết tâmcao của toàn Đảng bộ, nhân dân Hà Nội ngày càng nỗ lực phan dau quyết tâm

thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ Chính trị - Kinh tế - Văn hóa — Xã hội mà nghị quyết Đảng đã đề ra.

Kết quả nổi bật nhiệm kỳ 2015-2020 Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc, sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự quan tâm, phối hợp giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung

ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế; với tinh thần "Hà Nội vì cả

nước, cùng cả nước”, tận dụng thời cơ thuận lợi đang có, tích cực, năng động, sáng

tao, quyết tâm cao vượt mọi khó khăn, thách thức, trong những năm vừa qua, Đảng

30

Trang 34

bộ, chính quyên, các lực lượng vũ trang và nhân dân Thu đô đã thực hiện thắnglợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phó lần thứ XVI với nhiều thành

tựu to lớn, tương đối toàn diện, có nhiều dấu ấn nỗi bật Hà Nội hoàn thành vượt mức 16/16 chỉ tiêu của Nghị quyết, trong đó có 4 chỉ tiêu vượt kế hoạch và 3 chỉ tiêu hoàn thành sớm trước 2 năm (tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo).

Kinh tế của Thủ đô đạt mức tăng trưởng cao, cơ cấu chuyền dịch theo

hướng tích cực; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh được cải thiện.duy trì tăng trưởng cao hơn Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giaiđoạn 2016 - 2020 tăng 7,39%; GRDP bình quân đầu người đạt 5.420 USD.Công tác tài chính luôn ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; thu ngân sách

nhà nước trên địa ban giai đoạn 2016 - 2020 dat 1,2 triệu ty đồng Các thành

phan kinh tế được củng có, tăng cường phát triển Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả vượt bậc, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 25 tỷ USD, dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số, nhưng thành phô Hà Nội đóng góp trên 16%

GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhậpkhẩu của cả nước Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì vai trò là trung tâm lớn về kinh tế

và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển

Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, nôi bật; chú trọng đầu tưkết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn khởi sắc rõ nét Đến cuối

năm 2020, thành phố Hà Nội có 10 huyện và 367 xã đạt chuẩn nông thôn mới,

dat tỷ lệ 96, 1%,

Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân được cải thiện, đáp ứng đủ về

nhu cau tín ngưỡng, tôn giáo, chất lượng dich vụ ngày càng được nâng cao Các

di sản văn hoá - lịch sử được chú trọng bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị, kếthợp với phát triển dich vụ du lich Chi đầu tư phát triển văn hoá tăng 30% sovới nhiệm kỳ trước Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam chính thức trở

31

Trang 35

thành viên Mạng lưới các "thành phố sáng tạo" của UNESCO Việc ban hành,thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, công sở được cán bộ, đảng viên vànhân dân Hà Nội đồng tình, hưởng ứng thực hiện, bước đầu đạt kết quả tích

cực

Trong thời gian qua theo những báo cáo mới báo cáo hội nghị, Phó Chủ

tịch Thường trực UBND thành phó Hà Nội, Lê Hồng Sơn ghi nhận và biểu dương những thành tích, sự nỗ lực của đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo,

người chuyên thực hành tín ngưỡng trên địa bàn thành phố trong việc thực hiệntriển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, gópphan nâng cao đời sống vật chất và tinh than của đồng bào có đạo trong thờigian qua Hoạt động của tô chức tôn giáo diễn ra lành mạnh, tuân thủ pháp luật

Các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước Chức sắc tôn giáo, người thực hành tín ngưỡng vận động đồng bào chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bài trừ mê tín dị đoan Nhiều tô chức tôn giáo có kế hoạch, chương trình, hoạt động cụ thê phù

hợp với đặc điểm sinh hoạt của tôn giáo Đồng thời, thực hiện hiệu quả các hoạtđộng thiện nguyện về y tẾ, giáo dục, bảo trợ xã hội Các tôn giáo liên tục triểnkhai xây dựng đường hướng hành đạo, gắn bó, đồng hành với dân tộc như: "Hộquốc An dân" của Phật giáo; "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc" của Công giáo

"Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc" của Tin

lành; hoặc "Nước vinh dao sáng” của Cao Dai.

Theo đó, Hà Nội hiện có 7 tôn giáo được Nhà nước công nhận là Phật

giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha’I và Minh sư đạo Trong đó

có 2.059 ngôi chùa (Phật giáo), Công giáo có 83 giáo xứ, 306 họ giáo, 20 tu viện, Tin lành có 7 hệ phái được Nhà nước công nhận, Cao đài có 3 họ dao Cao

đài (Bến Tre), Đạo Baha’I có 15 Hội đồng (3 Hội đồng được công nhận là Hai

Bà Trưng, Thanh Trì, Thạch Thất), Minh sư đạo: có 1 tổ chức Minh sư với 1

32

Trang 36

chức sắc, 50 tin đỗ và 3 chức việc Ngoài 7 tôn giáo trên Hà Nội còn là khu vực

có tín ngưỡng truyền thống lâu đời như tín ngưỡng thờ Mau, thờ cúng tổ tiên Hàng năm tại Thành phố Hà Nội diễn ra hàng trăm lễ hội lớn nhỏ với sự tham

gia của đông đảo người dân sự trong và ngoài nước, diễn ra của các lễ hội dân

gian cũng như sự hình thành và phát triển của những tín ngưỡng lâu đời đã tạocho cộng đồng người dân Hà Nội có một đời sống văn hoá, tâm linh, tinh thần

đa dạng

Hà Nội luôn luôn chú trọng bảo tồn các giá tri di sản văn hoá vật thể và

phi vật thể, từ đó góp phần đây mạnh phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô Khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, thành phố sẽ mở cửa đón khách, tổ chức các lễ hội văn hoá dip đầu năm mới, vi vậy các chức sắc,

tín đồ các tôn giáo va người chuyên thực hành tín ngưỡng cần chung tay dénhững lễ hội trên được tổ chức vui tươi, an toàn, lành mạnh theo đúng quy định

của pháp luật.

Với những đặc điểm trên, Hà Nội có day đủ điều kiện thuận lợi góp phan nâng cao đời sống cho người dân và thúc đây Hà Nội phát triển hơn nữa Tuy nhiên, do sự phân hoá về kinh tế không đồng đều giữa các khu vực đã và đang gây trở ngại cho hoạt động thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của Hà Nội cũng như những địa bàn kinh tế còn chậm phát triển Đây cũng là một trong những yếu tố gây sức ép lên đời sống tinh than và đời song vật chat của người dân Hà

Nội.

1.2.2 Đặc điểm đời sống tỉnh thần người dân Hà Nột hiện nay tại địa

bàn khảo cứu

a) Phủ Tây Hồ Phủ Tây Hồ tọa lạc trên dải đát hình Kim Quy, nơi này trước khía thuộc thôn Bảo Khánh, ấp Tây Hồ huyện Vĩnh Thuận, Phủ Hoài Đức Nay thuộc địa phận phường Quảng An, quận Tây Hồ cách trung tâm Hà Nội khoảng 4km về

33

Trang 37

phía Tây Bởi sự linh thiêng hằng hữu nên phủ Tây Hồ đã nổi tiếng cả trong vàngoài nước không những vậy nơi đây còn lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa tâmlinh của Thủ đô Hà Nội và phản ánh rõ nét về đặc điểm tự nhiên, môi trường

và xã hội tại chốn này Là ngôi Phủ linh thiêng thờ Mẫu Liễu Hạnh tại Hà Nội,

bà là một “mảnh ghép” trong tứ bat tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử

và Liễu Hạnh Thánh Mẫu) và được coi là vị thần chủ của tín ngưỡng Tam Tứ phủ của Việt Nam Tương truyền phủ Tây Hồ là nơi Khắc Khoan hội ngộ văn

thơ với Mẫu Liễu lần hai sau khi Trạng đi sứ về Có thể thấy sự xuất hiện của

di tích thờ Mau tại Hà Nội thường gan với các cuộc gặp gỡ, giao lưu tinh hoavăn hóa tại, vừa phản ánh lịch sử, xã hội của vùng đất kinh kỳ này

Đây là một trong những ngôi phủ lớn và quan trọng trong hệ thống các

cơ sở thờ tự của tín ngưỡng thờ Mau, do vậy đã từ lâu, phủ Tây Hồ luôn nổi tiếng vào hàng bậc nhất thờ Mẫu Liễu tại Hà Nội, hàng năm thu hút lượng lớn người dân về đây lễ Mẫu Hiện nay, phủ Tây Hồ là một tổng thé di tích bao

gồm nhiều bộ phận kiến trúc, sắp xếp cân đối theo thứ tự từ ngoài vào: cổngPhù - nhà chờ - Phủ chính - Nhà làm việc của Ban quản lý - Cung Sơn Trang -Nhà khách - Lầu Cô - Lầu Cậu

Công phủ: xây dựng theo kiểu tam quan bốn cột trụ, hai bên cửa đượcbịt kín, trang trí hình rồng, hồ đắp nổi Trên cổng chính có khắc bốn chữ Hán

"Phong đài nguyệt các" (Lầu gió gác trăng) Hai bên công có đôi câu đối thuật lại tích Mẫu Liễu và Trạng Bùng hội ngộ tại hồ Tây Hai đầu cột trụ chính trong

6 chìm có đắp nổi hình rồng, ngựa, trên cùng là mái cổng được lợp ngói cuốn,

bốn góc mái có đuôi ngựa, trên bờ nóc ở giữa có hình mặt trời và hai con kim.

Khoảng cách giữa hai cột trụ chính này được trang trí hàng chữ triện cách điệu

uốn theo vòm cửa Phủ chính quay ra hồ, phía trên cửa Tam quan có đề bốnchữ: “Tây Hồ Hiển Tích” Quanh cổng được chạm khắc long phụng, hoa văntinh xảo

34

Trang 38

Nhà Tiền tế được phân làm hai nơi thờ, phía trước thờ Ban Công Đồng(Vua cha Ngọc hoàng, quan Nam Tào, Bắc Đầu, Ngũ vị Tôn Ông, Ông Bảy,

Ông Mười và Hội đồng các Quan) Phía sau là bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu(chỉ có ngai) và trong cùng là hậu cung đặt tượng của tam vị Thánh Mẫu

Động Sơn Trang mới được xây dựng với thiết kế độc đáo, đậm nét dân

tộc, thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và 24 cô Sơn Trang Nhìn chung phủ Tây

Hồ được xây dựng trên một vùng không gian đẹp, cô kính của đất Hà Nội cùng

sông nước hữu tình của Hồ Tây và truyền thuyết về cuộc hội ngộ giữa Trạng

và Tiên chúa, càng làm cho phủ Tây Hồ thêm phan linh thiêng

Phủ Tây Hồ hiện nay là di tích lich sử và danh thắng quan trọng nhất của

địa phương, nói cách khác, nó được xem là gương mặt mang tính lịch sử - văn

hóa tiêu biểu nhất của phường Quảng An, Tây Hồ (Hà Nội).

Nổi tiếng với sự linh thiêng và cổ kính phủ Tây Hồ vào những dịp tết,

ram, mùng 1, phủ sẽ đóng cửa muộn hon dé đón lượng lớn du khách thập phương tới dâng hương cũng như đáp ứng như cầu về tín ngưỡng của người

dân về cửa Mau Người dân tới đây ngoài cầu bình an, may man thì còn có cơhội thưởng ngoạn cảnh dep và thưởng thức 4m thực đặc trưng của Tây Hồ

Trước khi đi sâu vào phần số liệu khảo sát, cần phải đề cập tới cột mốc

quan trọng vào ngày 1 tháng 12 năm 2016 thì “tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

của người Việt” được tô chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thé đại diện của nhân loại và nghi lễ Hau đồng tại phủ Tây Hồ lần đầu tiên được

thực hiện tô chức Trong hệ thống điện thần của Việt Nam, Liễu Hạnh là một trong

mảnh ghép của ““Tứ bat tử” và là vị Mẫu than chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ Phu Tây Hồ là nơi thờ Mẫu Liễu linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội được toa trên thé đất

đẹp ở Hồ Tây vì thế khách thập phương tới đây hành lễ rất đông bởi sự linh thiêngcủa Mẫu Bên cạnh đó, có rất nhiều lời ngỏ của các Đồng mong muốn được hau taiphủ, tuy nhiên ban quản lý vẫn khước từ những lời ngỏ ấy

35

Trang 39

Ông T.T.H (Trưởng tiêu Ban di tích phủ Tây Hồ chia sẻ): “ Trước đây,Phu không tổ chức hau dong Có rất nhiễu lời ngỏ của các Đồng mong muon

được hau tại phủ, tuy nhiên ban quản lý vẫn khéo léo từ chối những lời ngỏ ay Ban Quản lý phủ Tây Ho trước giờ vẫn rất tôn trọng sự tôn nghiêm và thanh tịnh nơi thờ Mẫu Cách đây vài năm, nhân ngày giỗ Mẫu ngày 3 tháng 3 âm Ban quản lý Phú Tây Hồ mới xin phép UBND quận Tây Hồ cho tổ chức hau đồng vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch”

Trong thời gian khảo cứu tại địa bàn, tần suất và số budi hầu đồng, theokhảo sát của học viên tại phủ Tây Hồ, Hà Nội cụ thé là thực hành nghi lễ Hauđồng như sau:

- Năm 2016 lần đầu tiên phủ Tây Hồ tổ chúc hầu đồng sau khi tín

ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO vinh danh

- Những năm tiếp theo từ 2017 đến 2019 phủ Tây Hỗ cho phép Hau đồng theo quy định tại Phủ vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch

- Năm 2020 và 2021 Phủ không tổ chức Hau đồng, sở dĩ có sự sụt giảm

như vậy là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong hai năm này có thé coi

là giai đoạn bùng phát dịch bệnh vô cùng lớn Trên tinh thần hưởng ứng nhữngchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp thực hiệnnghiêm túc và kiêm soát chặt chẽ hoạt động cam tập trung đông người và giãn

cách nhằm bảo đảm cho tính mạng người dân và công tác phòng chống dịch.

Vì thế, việc tổ chức nghi lễ Hầu đồng tại Phủ không được thực hiện trong

khoảng thời gian này, Phủ chỉ mở cửa đón khách khi có quyết định từ chính

quyên.

Qua phỏng van được biết Phủ sẽ tô chức hai khóa hau trong một năm,

khai hầu trước 10 ngày và sẽ kết thúc vào trước chính tiệc tháng 3, tháng 8 (âmlịch) Ngoài ra, các dịp như hầu thượng nguyên, hầu vào, ra hè Phủ cũng sẽ

không tô chức Hau đông mà chỉ cúng tê vào các dip đó.

36

Trang 40

Chị L.T.H, 33 tuổi người dân tại phường Quảng An, Hà Nội cho biết:

"Để biết chính xác ngày nào sẽ hau thì chỉ can trừ di 10 ngày trước khi

chính tiệc, Tức là, ngày 3⁄3 (âm lịch) giỗ Mẫu thì sẽ trừ đi 10 thì ngày 22/2 (âm lịch) Phu sẽ bắt đầu hau” (Phỏng vẫn ngày 21 tháng 10 năm 2023).

Cũng nhờ nét đẹp đặc biệt của ngôi phủ cùng nguồn gốc thiêng liêng

ay, Phủ Tây Hồ ngày càng nỗi tiếng và trở thành điểm tham quan quen thuộc

của người dân Hà Nội Mang trong mình những giá trị văn hoá, tâm linh, kiến

trúc và lịch sử to lớn, vào ngày 13/2/1996, Phủ Tây Hồ, Hà Nội được Bộ Vănhoá công nhận là Di tích Lich sử Quốc gia

b) Đặc điểm đời sống tinh than người dân Hà Nội hiện nayQuá trình xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, tốt đẹp phải là một quá

trình xây dựng hết sức chủ động và sáng tạo, phải xác định rõ được những đặc trưng căn bản của nó phù hợp với thực tiễn đời sống ở từng xã hội Với định hướng xã hội chủ nghĩa theo học thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng

Hồ Chí Minh đã định hướng cho đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam

Đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng

và Nhà nước, là điều kiện đảm bảo sự phát triển của xã hội Việt Nam không đi

lệch hướng xã hội chủ nghĩa Tuy vậy nhưng không có sự o ép, gò bó, ngược

lại Dang, Nhà nước luôn khuyến khích sự đa dang trong đời sống tinh thần của

người dân, tạo điều kiện cho những nhu cầu về mặt tinh thần khác nhau có cơ hội cùng tồn tại và phát triển Qua đó, tìm cách phát huy người dân tích cực tham gia hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tỉnh thần, tạo

nên những giá trị tinh thần mới, tiến bộ góp phần làm phong phú thêm đời sống

tỉnh thần của dân tộc.

Hiện nay, đời sống tinh thần trong xã hội ngày càng phát triển, cùng với

sự hưởng thụ trong các giá trị tinh thần là người dân Trên tinh than chủ nghĩa

nhân văn, yêu chuộng hoà bình, xã hội dân chủ công băng văn minh, chung sức

37

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w