1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội Chôl Chnăm Thmây trong đời sống tinh thần của người Khmer Kiên Giang hiện nay

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANH THUYEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANH THUYÈN

Chuyên ngành: Tôn Giáo HọcMã sé: 8229009 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Minh Thúy

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài Lễ hội Chôi ChnămThmây trong đời sống tinh thần của người Khmer Kiên Giang hiện nay là

công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.

Đề tài luận văn nghiên cứu này được thực hiện sau quá trình học tập tạitrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,đồng thời qua quá trình nghiên cứu và khảo sát tình hình thực tế trên địa bàn

tỉnh Kiên Giang Đặc biệt là nghiên cứu sâu vào lễ hội Chol Chnăm Thmây

của người Khmer tại tỉnh Kiên Giang, vai trò và sự ảnh hưởng của lễ hội đốivới người Khmer trên địa bàn tỉnh Luận văn đã được thực hiện cùng với sựhướng dẫn của PGS TS Đỗ Thị Minh Thúy.

Đối với các số liệu nghiên cứu cũng như kết quả điền da trong luận vănnày đều là số liệu trung thực, khách quan và chưa được công bố trong công

trình nghiên cứu nào.

Kiên Giang, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Danh Thuyền

Trang 4

LOI CẢM ON

Xin chân thành tri ân va cảm niệm công đức đến cô PGS.TS Đỗ ThịMinh Thúy, là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học Trong suốt thời gian qua ké từ khi

định hướng và chọn đề tài, tiến hành nghiên cứu đề tài Tuy răng công tác giảngdạy và nghiên cứu cô đang rất bận rộn nhưng cô vẫn dành nhiều thời gian quýbáo và tâm huyết của mình dé hướng dẫn em định hướng được cách viết một bàiluận văn sao cho đúng với bố cục và thé thức của một bài nghiên cứu, địnhhướng về cách viết cũng như cách lập luận, phân tích và trình bày theo đúng yêucầu mà đề tài đã đặt ra Nhờ vào sự góp ý tận tình và hướng dẫn tận tâm của côđã giúp cho em hoàn thành và bổ sung thêm mảng kiến thức mà em chưa đượctiếp cận về đề tài của mình.

Mặt khác, em cũng xin chân thành gởi đến quý thầy, cô bộ môn Tôn giáohọc, Nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cũng như việc giảng dạy giúpem bồ sung thêm kiến thức và hiéu biết thêm về chuyên ngành của mình đang theohọc Đây vừa là nền tảng và cũng là cơ sở tạo nguồn động lực quan trọng giúp emhoàn thành tốt luận văn của mình Giúp em năm vững được những kiến thức

chuyên ngành và tự tin cho bước tiếp theo nếu có điều kiện.

Điều đặc biệt hơn nữa, con cũng xin tri ân quý chư tôn đức Giáo phẩm,

Hòa thượng, thượng tọa, đại đức, Tăng, quý Gia đình, bạn bè và quý Phat tử đã

quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm, động viên tinh thần trong suốtthời gian qua khi thực hiện nghiên cứu đề tài Tuy nhiên, do trình độ lý luận,kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân mình còn cónhiều hạn chế khiếm khuyết nên không thể tránh khỏi những thiếu sót không

mong muốn Mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp tích cực từ phía

thầy cô và Nhà trường dé em hoàn thiện thêm phan kiến thức còn thiếu hụt nhằmdé nâng cao chất lượng luận văn của bản thân.

Xin chân thành tri ân!

Kiên Giang, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Danh Thuyền

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

STT CHỮ VIET DAY DU CHU VIET TAT1 | Đồng bang sông Cửu Long ĐBSCL

2 | Giáo hội Phật Giáo Việt Nam GHPGVN

3_ |Hội đoàn kết Sư sãi yêu Nước Hội ĐKSSYN

4_ | Phật giáo Nam tông Khmer PGNTK

Trang 6

MỤC LỤC

MO ĐẦU 5c 5 25c 2221221221 217121211211211211 211111111111 111.11 1111k |Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIẼN -2- 252 sex =szez 111.1 Một số van dé về đời sống tinh thần esseseseseeseeseeeeeees 111.1.1 Quan niệm về đời sống tinh thần 2 22 s+cs+zx+zxzse2 II1.1.2 Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cô truyền trong cộng đồng người

Khmer Nam bộ - - - << << 2 2212311311113 1v vớ 14

1.2 Một số van dé về lễ hội cô truyền 2-2 2 s+£E+£E+£EzEezrzred 181.2.1 Khái niệm lễ hội, lễ hội cổ truyền 2- 2 2 2 x=s+cszzz 19

1.2.2 Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo - 2-5 ++s+2++x+z++xezxzxerszsee 26

1.3 Vùng đất Kiên Giang và người Khmer Nam bộ những nét đặc thù 291.3.1 Lịch sử và điều kiện tự nhiên - 2s +k+E+EeE+Eerxexerxexee 291.3.2 Đặc điểm dân cư và kinh tẾ -ccccccsvcsrxrtrrerrrrrrrrrrrrree 30Tiểu kết chương Ï: - 2c ©5£+5£2SE2EE9EE2EEEEEEEEEEE2E12112117171 711.1 re 33Chương 2: LE HỘI CHÔL CHNĂM THMAY - VAI TRÒ VÀ VIỆC BAOTỎN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG ĐỜI SÓNG TINH THÂNCUA NGƯỜI KHMER KIÊN GIANG HIEN NAY sc 5 s+s+ 35

2.1 Lễ hội Chol Chnăm Thmây - hiện thân của sự khé hợp giáo lý Phật giáo

Nam tông với tín ngưỡng dân gian người Khmer Kiên Giang 35

2.1.1 Sự khế hợp giáo lý Phật giáo Nam tông với tín ngưỡng dân gianCUA NGUOT 54:1: 00c-:':53ỐẢ£ 352.1.2 Diễn trình lễ hội Chôi Chnăm Thmây — Những biểu hiện tính hội(ngưỡng tâm lý, tính giải trí, vui choi) trong đời sống tinh thần của người

2.1.3 Sự giao thoa văn hóa vùng miên giữa các tỉnh lân cận và nước bạn

Cam Pu Chia qua lễ hội Chol Chnăm Thmây 2- 2-5552 63

Trang 7

2.2 Vai trò lễ hội Chol Chnăm Thmây trong đời sống tinh thần của người

Khmer Kién Giang 11121757 65

2.2.1 Đoàn kết cộng đồng, gắn kết giữa dao và đời, giữ gin phum sóc, gia611i8ï 781027775 652.2.2 Lưu giữ, trao chuyền văn hóa tinh thần người Khmer ó62.3 Bảo tồn và phát huy lễ hội Chél Chnăm Thmây trong đời sống tinh thancủa người Khmer tại Kiên G1ang - - 5 + SE *kE+seEseeesekrseeerke 77

2.3.1 Quan điểm về bảo tồn va phát huy lễ hội Chél Chnăm Thmây trongđời sống tinh thần của người Khmer tại Kiên Giang . - 77

2.3.2 Một số biến đổi trong lễ hội Chol Chnăm Thmây hiện nay 792.3.3 Một số kiến nghị :- 2-52 SE EE2EE2E21521171211212 211111 xe, 828.0 :::ạ 87KET LUAN wicescescsssessssssessssssscsssssscssessscsscsscssscsusasecsusssecsusssecsusssecsuessecssesseeaseess 90DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO ccscsssesssssesssessesssecseessecsessessseeseee 93PHU LUC ANH 2.S St E12E9E3E1515E511115155111211511115112111511123 1112 Eee 98

Trang 8

MO DAU

1 Ly do chon dé tai:

Kiên Giang là một trong những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinhsong, dân số đứng thứ ba, chỉ sau tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng Người Khmerlà một trong 54 dân tộc anh em cùng chung sống và làm việc trên lãnh thổ

Việt Nam Theo văn bản trả lời của thường trực Ban Tri sự Giáo hội Phật giáoViệt Nam tỉnh gởi đến Ban Tôn Giáo tỉnh Kiên Giang vào ngày 25/6/2020,Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã có ý kiến về việc thống nhất lấy số liệutín đồ theo tổng số dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh là trên 200.000 ngườiKhmer đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chiếm12,49% so với các dân tộc khác trong toàn tỉnh Bởi vì, theo truyền thống củahệ phái Phật giáo Nam tông Khmer thì dân tộc Khmer kể từ khi lọt lòng mẹhọ đương nhiên được xem là người Phật tử, theo số liệu công trình nghiên cứucủa nhiều nhà khoa học cho thấy đa số vòng đời của người Khmer đều gắngliền với đạo Phật hệ phái Nam tông Khmer Từ khi sinh ra, lớn lên học hành,dựng vợ ga chồng, cho đến trở về già và qua đời chỉ còn nắm tro tàn cũng gửivào chùa Tuy nhiên, do cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo hoặc đihọc hành, đi công tác nên người Khmer phải rời xa quê tha hương cầu thực,nhưng khi đến những ngày lễ lớn như tết cô truyền Chôi Chnăm Thmây, lễSene Dénta v.v họ đều quay trở về qué nha và đến một ngôi chùa gần nhấtdé thực hiện tất cả lễ nghi theo phong tục truyền thống của đồng bào mình,tuy nhiên chỉ có một số rất ít (không đáng kể) người Khmer theo một số tôn

giáo khác.

Như đã đề cập ở phần trên, người Khmer Kiên Giang chủ yếu theo hệphái Phật giáo Nam tông (Theravada) Trên địa bàn tỉnh có tổng số 76 ngôichùa Nam tông trong đó 75 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer và mộtngôi chùa Phật giáo Nam tông Kinh Các chùa nằm rải rác khắp 13 huyện,

Trang 9

thành phố trong toàn tỉnh như: Thành phố Rạch Giá có 4 chùa, Hòn Đất có 8chùa, Gò Quao 14 chùa, Giồng Riêng 14 chùa, Châu Thành 13 chùa, Tân Hiệp1 chùa, An Biên 2 chùa, U Minh Thượng 3 chùa, Vĩnh Thuận 5 chùa, KiênLương 5 chùa, Hà Tiên có 3 ngôi chùa, Giang Thành 3 chùa và thành phố PhúQuốc có 1 chùa, trong đó có 4 ngôi chùa và một ngôi tháp thờ 4 vị Hòa thượngliệt sĩ được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 3chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Tổng số tu sĩ Phật giáo

Nam tông hiện nay có 910 vị[!].

Vùng Nam bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng, người Khmer chịuảnh hưởng bởi Phật giáo Nam tông Tuy nhiên, trước đó người Khmer đã từngchịu ảnh hưởng của Bà la môn giáo, nhưng do thời gian lâu dần Bà la môn giáođã bị thoái hoá chỉ còn những tàn dư nhỏ tồn tại trong đời sống tín ngưỡng củangười dân và Phật giáo Nam tông dần chiếm nhiều vị thế quan trọng trong cộng

đồng của người Khmer, đồng thời chi phối rất lớn trong đời sống tinh than củangười Khmer Nam bộ Nổi bật là các lễ hội lớn của người khmer đều gan lién

với ngôi chùa của Phat giáo Nam tông.

Người Khmer Kiên Giang có nhiều lễ hội đa dạng, phong phú tạo nênbản sắc văn hóa riêng của dân tộc đồng thời góp phan vào sự đa dang của nền

văn hóa nước nhà Trong đó lễ hội Chôi Chnăm Thmây có ý nghĩa và vai trò vô

cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer.

Trải qua bề dài của lịch sử, các lễ hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều biếnđổi nhất định sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng vẫn mang một ýnghĩa tích cực nhất định trong đời sống tinh thần của họ Qua đó cho thấy, Phậtgiáo Nam tông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng tạo nên vị thế quantrọng trong lòng dân tộc góp phần hài hòa xã hội, đời song tinh thần lành mạnh.Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước ngày nay, lễ

1 Theo thống kê trong báo cáo tổng kết công tác hoạt động Phat sự năm 2021,

sô 05/BC-HDKSSYN ngày 26/1/2022 của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang.

Trang 10

hội đã chuyển mình sang một bước ngoặt mới vừa mang tính tâm linh vừalà chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cộng đồng dân tộc người Khmer.Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn dé tai: “LE HOI CHOL CHNĂM

THMAY TRONG ĐỜI SÓNG TINH THAN CUA NGƯỜI KHMER

KIÊN GIANG HIEN NAY” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩchuyên ngành Tôn giáo học của mình với mong muốn tìm hiểu sâu hơn vềnội dung cũng như ý nghĩa và vai trò của lễ hội, đồng thời giúp cho đồngbào Phật tử phát huy, tiếp cận va bảo tồn được nền bản sắc văn hóa độc đáotrong đời sống tinh thần của dân tộc mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Vấn đề lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo và tác động của lễ hội trong đời sốngtinh thần các cộng đồng dân cư nói chung, đời sống tinh thần của người

Khmer Kiên Giang nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu, học giả quan tâm.Số lượng công trình nghiên cứu rất phong phú, đa dạng có thể chia ra làm 4

mảng tài liệu sau:

2.1 Nhóm tư liệu, số liệu được thu thập từ các nguồn đữ liệu báo cáocủa Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy Ban Mặt trận tô quốcViệt Nam tỉnh, Ban dân tộc, Ban tôn giáo, Ban Tri sự Giáo hội Phật giáo ViệtNam tỉnh và Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang.

2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về lễ hội tín ngưỡng tôn giáo củacác dân tộc Việt Nam: Đã cho thay một cách tông quan về lễ hội cé truyềncủa các dân tộc Việt Nam như các công trình:

- Tác pham của Phan Kế Bính “Việt Nam phong tục” (1909), Nhà xuấtbản Đồng Tháp (tdi bản) Day là một trong những tác phẩm xuất hiện sớm

nhất ở Việt Nam dé cập tới phong tục, tập quán, lễ hội, lễ nghi, đìnhđám của người Việt vào cuối thế ky XIX, dau thế ky XX Tác phẩm cungcấp cho các nhà nghiên cứu tín ngưỡng dân gian một cái nhìn cụ thể về đờisong tinh thần của xã hội Việt cô truyền trong đó có lễ hội truyền thống.

Trang 11

- Cuỗn “Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc bộ”, 1992, NxbKHXH, Hà Nội do Lê Trung Vũ chủ biên là công trình đề cập một cách hệ

thống các lễ hội cô truyền của người Việt ở Bắc bộ Qua việc mô tả chỉ tiết vị

trí, nguồn gốc lịch sử các lễ hội, công trình đã cho thấy sự đa dạng, phong phútrong đời sống tinh thần người Việt.

- Gs Ngô Đức Thịnh trong cuén “Vé tin ngưỡng và lễ hội cổ truyễn ”,(2007) Nxb Văn hóa thông tin & Viện Văn hóa, đã đưa ra cái nhìn khái quát

về tín ngưỡng các tộc người ở Việt Nam Đặc biệt những tổng quan có ýnghĩa lý luận về lễ hội truyền thống trong công trình này như: Nghiên cứu lễ

hội truyền thống từ môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa, đúc rút một số

đặc trưng và giá trị của lễ hội là những đóng góp rất lớn cho các nhà nghiêncứu đi sau, trong nghiên cứu trường hợp cụ thể về các lễ hội truyền thống củacác dân tộc trên đất nước Việt Nam.

- Cuốn “Van hóa tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất nước Việt

Nam”, (2008), Nxb Van hóa thông tin & Viện Văn hóa của Nguyễn Mạnh

Cường đã đề cập tới văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất nước Việt

Nam như Thái, H°mông, Chăm, Tay, Nùng trong đó có văn hóa tín ngưỡng

của người Khmer Trong công trình này, lễ hội Chol Chnăm Thmây cũng đã

được mô tả khá chỉ tiết.

2.3 Nhóm công trình nghiên cứu về lễ hội tín ngưỡng tôn giáo củangười Khmer: Từ những năm 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện các công trìnhcủa các tác giả, các nhà khoa học nghiên cứu về đời sống tôn giáo tín ngưỡngcủa người Khmer, về các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng dân gian, nét văn hóa

tại các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer như các công trình sau:

- Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa với bài viết “LỄ hội nông nghiệp cổtruyền ở người Khmer vùng dong bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Văn hóadân gian, 1987, số 4, tr.63-68, đã mô tả khá chi tiết về một lễ hội nông nghiệp

Trang 12

cô truyền ở người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã cho thấy nétvăn hóa đặc sắc trong sản xuất gieo trồng của người Khmer.

- Các tác giả Thạch Voi, Huỳnh Ngọc Trảng, Đặng Vũ Thị Thảo, LêVăn, Hoàng Túc (1993) trong tác phẩm “Văn hóa người Khmer ở đồng bằngsông Cửu Long”, Nxb Văn hóa dân tộc Tác phẩm này tác giả đã sơ lược,khái quát về dân tộc Khmer trong khu vực đồng băng sông Cửu Long, đặcbiệt đề cập đến các lễ hội, Tín ngưỡng — tôn giáo, Phong tục tập quán, Vanhọc — Nghệ thuật của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long.

- Tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2002) trong tác phẩm “Vai nét vềngười Khmer Nam bộ”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Trong bai nghiên cứu,tác giả khái quát tương đối rõ ràng về nền văn hóa đặc sắc của người KhmerNam bộ, về lịch sử hình thành và phát triển đồng bằng Nam bộ, những diễnbiến trong hoạt động kinh tế và xã hội người Khmer, bên cạnh đó đề cập về

Phật giáo Nam tông Khmer qua các thời kỳ đại hội.

- Bài viết “Đóng góp của Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh KiênGiang” (2016), của tác giả Danh Lắm Bài viết này tác giả đã khái quát mộtcách chỉ tiết về người Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, sự hình thành,phát triển và những đóng góp của Phật giáo Nam tông Khmer Kiên Giang qua

các thời kỳ trước và sau năm 1975, về công tác quản lý, hỗ trợ chính sách dântộc và tôn giáo của chính quyền trên địa ban tỉnh.

- Tác giả Bùi Thị Hồng Loan qua bài viết “Yếu tổ văn hóa tinh thantrong cộng đồng cư dân Khmer dong bằng sông Cửu Long” (2018), tác giả đãđề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến phong tục tập quán của người Khmervùng đồng bằng sông Cửu Long, về văn hóa dân gian của người Khmer trongnên giáo dục và lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo, nét văn hóa mang tính đặc thùcủa người Khmer Nam bộ qua nghệ thuật, kiến trúc chùa, tháp trong các ngôichùa Phật giáo Nam tông Khmer.

Trang 13

- Cuốn “Ngôi chùa Khmer và sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc”của Trần Thanh Pôn (2006), Nxb Khoa học xã hội Chủ biên của công trìnhdé cập đến đời sống sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán, lễ nghi tu hànhcủa Phật giáo Nam tông Khmer, nhắc đến lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo củangười Khmer tại chùa Bên cạnh đó, người nghiên cứu còn nói đến sự ảnhhưởng của ngôi chia Khmer trong việc bảo vệ và phát huy ban sắc văn hóa

dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Khmer nói riêng.

- Các tác giả Trương Văn Chung, Thích Nhật Từ (đồng chủ biên), NxbKhoa học Xã hội trong công trình “Nghiên cứu về chuyển đổi tôn giáo ở NamBộ, Việt Nam” (2021) đã dành gần một chương dé mô tả, tường giải quá trìnhchuyên đổi sang đạo Tin lành của nhóm người Khmer ở Tây Nam Bộ Trongcông trình nay, những biến động trong đời sống tinh thần của một nhómngười Khmer ở Tây Nam Bộ đã phần nào phản ánh sự biến động của tôn giáotín ngưỡng cô truyền của người Khmer.

2.4 Nhóm công trình nghiên cứu về lễ hội Chôi Chnăm Thưây tạiKiên Giang:

Trong đời sống tinh thần của người Khmer Nam bộ nói chung, ngườiKhmer ở tỉnh Kiên Giang nói riêng luôn gắn liền với lễ hội và tín ngưỡng, đó làmột phần không thé thiếu trong đời sông sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo củariêng họ Như trên đã dẫn các công trình của nhiều nhà khoa học đã nghiên cứudé cập tới lễ hội Chôi Chnăm Thmây trong đời sống của người Khmer ở Nambộ, nhưng hiện vẫn chưa thấy có nhà khoa học nào nghiên cứu riêng và chuyênsâu mang dé tài về lễ hội Chôi Chnăm Thmây của đồng bào Khmer tại KiênGiang hiện nay, do đó có thé nói đây là dé tài mới Dé tài “Lễ hội ChôiChnăm Thmây trong đời sống tỉnh thần của người Khmer Kiên Gianghiện nay” sẽ là một đóng góp trong nghiên cứu trường hợp về lễ hội Chél

Chnăm Thmây tại tỉnh Kiên Giang nơi có vùng biên giới giáp với

Trang 14

CamPuChia, lễ hội tại đây ít nhiều sẽ có nhiều mặt ảnh hưởng đáng kể quasự giao lưu văn hóa giữa 2 nước Đề tài góp phần cung cấp tư liệu hữu íchvề mặt ý nghĩa, nội dung cũng như cách thức tổ chức lễ hội Chol ChnămThmây tai tỉnh Kiên Giang.

Việc nghiên cứu không ngoài mục đích hướng cho người Khmer tỉnh

nhà hiểu sâu sắc hơn nền văn hóa đặc trưng của riêng dân tộc mình, đồng thờidé ra mục tiêu nhằm duy trì, phát triển nét văn hóa đặc trưng đó dé không bịmai một, và đây sẽ là nguồn tư liệu cho thế hệ mai sau hiểu về nguồn gốc của

của một xã hội hiện đại.

- Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy nghiên cứu về sựvận động của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo qua trường hợp cụ thể là lễ hộiChôi Chnăm Thmây trên địa bàn sinh sống của người Khmer tại tỉnh Kiên

Giang hiện nay.

Trang 15

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu lễ hội Chôi Chnăm Thmây từ góc độ tôn giáo học, là

một lễ hội tôn giáo — tín ngưỡng Do vậy, lễ hội Chôi Chnăm Thmây sé đượcphân tích trong môi trường Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Kiên Giang

nói riêng, khu vực Nam bộ nói chung.

- Đề tài đi sâu vào việc phân tích, đánh giá về lễ hội Chôi ChnămThmây, chỉ ra những ảnh hưởng của lễ hội này trong đời sống tinh thần của

người Khmer tại Kiên Giang hiện nay.

- Đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trịcủa lễ hội Chôi Chnăm Thmây hiện nay trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáocủa người Khmer Góp phan gin giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa, đời sống tinhthần của người Khmer trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phát triển da dạng van

hóa hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Chôi Chnăm Thmây trong đời sống tinhthần của người Khmer Kiên Giang hiện nay.

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Dia ban sinh song của người Khmer tai

tỉnh Kiên giang nơi diễn ra lễ hội Chol Chnăm Thmây.

- Thời gian: Tập trung nghiên cứu lễ hội Chôi Chnăm Thmây trong đời

sống Tín ngưỡng, Tôn giáo của người Khmer Kiên Giang hiện nay.5 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trongnghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại địa bàn nghiên cứu.

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Tôn giáo học,Văn hóa học; Nhân học tôn giáo; Các phương pháp cụ thể như phân tích —tong hợp tư liệu (dựa trên sự tập hợp, hệ thống các nguồn tư liệu đã công bó,

Trang 16

qua các cuộc tọa đàm, buổi hội thảo khoa học ) và qua khảo sát điền da thựcđịa, phỏng vấn sâu, quan sát tham dự

6 Những đóng góp của luận văn:

Luận văn sẽ góp phần trong việc tổng quan các vấn đề lý luận vànghiên cứu thực tiễn liên quan đến đời sống tinh thần, đời sống tín ngưỡng,

tôn giáo; lễ hội, lễ hội tôn giáo — tín ngưỡng trong Phat giáo nói chung vàPhật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Luận văn góp phần trong việc diễn giải một cách cặn kẽ về tầm ảnhhưởng của lễ hội Chol Chnăm Thmây trong đời sống tinh thần của ngườiKhmer tại Kiên Giang hiện nay Đồng thời, lay đó làm cơ sở thúc đây quátrình nhận thức đúng đắn của người dân trong các hoạt động lễ hội, bài trừ cáchủ tục, mê tín di đoan Dua ra những giải pháp cu thể để hạn chế mặt tiêu

cực va phát huy vai trò tích cực của lễ hội Chél Chnăm Thmây đối với ngườidân tại địa phương Lễ hội được ví như món ăn tinh thần của người KhmerKiên Giang, thông qua đó hướng người dân góp phần bảo tồn và phát huy bảnsắc văn hóa của dân tộc.

Luận văn là tài liệu tham khảo tin cậy cho các nhà nghiên cứu về tôngiáo đặc biệt là Phật giáo Nam tông Khmer về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

qua lễ hội Chôi Chnăm Thmây tại các ngôi chùa Khmer Kiên Giang hiện nay.

Và là nguồn tư liệu đáng tin cậy cung cấp cho các Ban, Ngành, đoàn thể trêndia ban tỉnh có căn cứ khoa học nhằm phát huy hiệu quả vai trò công tác quan

lý tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

7 Kết cầu luận văn: Ngoài phan mở đầu, kết luận của bài luận văn vàtài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Trình bày các quan niệm về đời sống tinh thần từ góc độ triết học vàvăn hóa học Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm nghiên cứu về đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo cô truyên trong cộng đông người Khmer Nam bộ.

Trang 17

Trình bày các quan niệm về lễ hội, lễ hội truyền thống, lễ hội tínngưỡng dan gian, lễ hội tôn giáo Trình bày khái quát về lễ hội tín ngưỡng dângian, tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống tinh thần của người dân khu vựcNam bộ nói chung và người Khmer trên địa ban tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Về sự giao thoa văn hóa vùng miền, đặc điểm kinh tế, dân cư, sự cộng hưởnggiữa tín ngưỡng và tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Khmer.

Chương 2: Lễ hội Chôi Chnăm Thmây - vai trò và việc bảo tồn,phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống tỉnh thần của người Khmer

Kiên Giang hiện nay.

Khái quát sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáoNam tông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Sự khế hợp giữa giáo lý Phật giáoNam tông với văn hóa của người Khmer trên địa bàn Đồng thời, phân tích,

chứng minh vai trò lễ hội Chol Chnăm Thmây trong các ngôi chùa Khmer có

ảnh hưởng như thế nào trong đời sống tỉnh thần của đồng bào dân tộc Nơisinh hoạt tôn giáo tập trung và là trung tâm gắn kết mối quan hệ cộng đồng.

Ý nghĩa, tam quan trọng của lễ hội Chol Chnăm Thmây mang đậm bảnsắc văn hóa của dân tộc Phát huy và bảo tồn lễ hội trong cộng đồng người

Khmer Kiên Giang hiện nay.

Kết Luận: Tổng hợp và tóm tắt lại những nội dung đã được trình bày,bên cạnh đó đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm nhằm khắc phục hệ quả

mà lễ hội mang lai dé giúp cho lễ hội truyền thống phát huy theo đúng nghĩacủa nó Khăng định vị thế của ngôi chùa trong cộng đồng và định hướng chotương lai phát triển tốt hơn.

10

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN

1.1 Một số vấn đề về đời sống tỉnh thần1.1.1 Quan niệm về đời sống tinh than

Dé đưa ra quan niệm về đời sống tinh than làm cơ sở lý luận nghiêncứu các vấn đề thực tiễn trong luận văn, trước hết cần làm rõ các khái niệmliên quan như đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh than.

Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, quan

niệm Mác xít trong nghiên cứu văn hóa đã phân chia văn hóa thành văn hóavật chất và văn hóa tinh thần Các nghiên cứu Mác xit đã chỉ ra rằng: Quátrình hoạt động thực tiễn xã hội, con người sản xuất ra những điều kiện vậtchất và phương tiện sinh hoạt đồng thời sản xuất ra ý thức: “Con người là kẻsáng tạo ra các quan niệm, tư tưởng của mình”, đưới nhiều dạng khác nhau (ýthức tôn giáo, ý thức khoa học, ý thức nghệ thuật, ý thức pháp quyên, ý thứcđạo đức )” [1, tr 40] Như vậy, Con người ở đây được hiểu từ hai góc độ:Con người viết hoa với nghĩa tương đương xã hội loài người và con người cánhân riêng lẻ Xã hội loài người trải dài trong lich sử ton tại của con người vớisự hiện hữu của các nền văn minh, văn hóa khác nhau Trong khi con ngườicá nhân là một thực thê xã hội sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định, trongđiều kiện hoàn cảnh tự nhiên, xã hội nhất định: “Có thể quan niệm sự pháttriển văn hóa như là sự thống nhất giữa việc làm chủ văn hóa quá khứ và việctạo ra những giá trị văn hóa mới Trong quá trình làm chủ, hình thái vat thécủa văn hóa chuyên vào hình thái cá nhân (những kết quả phát triển văn hóa

trước đó trở thành tài sản cá nhân), còn trong quá trình sáng tạo, hình thái cánhân sẽ chuyên sang hình thái vật thé (con người thé hiện các khiếu năng, trithức thành kết quả mới trong hoạt động của mình) Sự phát triển văn hóa là ở

chỗ, một mặt thông qua việc làm chủ văn hóa hiện có con người trở thành

11

Trang 19

thực thé xã hội, mặt khác trong quá trình hoạt động sáng tạo sẽ hình thành thếgiới vật thé phong phú da dang, tạo ra những điều kiện sống thiết yếu của conngười” [I, Tr 32].

Các hoạt động của con người trong lát cắt lich sử thé hiện sự kết nốihiện tại và quá khứ, giữa sự kế thừa văn hoá và sáng tạo văn hóa của từng xã

hội cụ thể (giới hạn địa lý, không thời gian nhất định) với từng cá nhân chính

là đời sống văn hóa của một cộng đồng.

Đời sống văn hóa của một cộng đồng, do vậy, thể hiện qua các hoạtđộng trên hai mặt: Thứ nhất, làm chủ, kế thừa, bảo quản, pho biến, cải taokinh nghiệm quá khứ, nhờ làm chủ được văn hóa của quá khứ mới thực hiệnđược mối liên hệ với lịch sử, sự kế thừa văn hóa giữa các thế hệ; Thứ hai,sáng tạo các giá trị vật thé, giá trị tinh thần, đây là mặt quan trọng, quyết địnhsự phát triển của văn hóa.

Như vậy, đời sống văn hóa là một khái niệm chỉ sự vận động của vănhóa trong không gian, thời gian xác định, của một chủ thê nhất định Đời sốngvăn hóa của con người bao gồm hai khía cạnh vật chất và tinh thần, chia táchtương đối thành đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần Từđó toàn bộ các giá trị văn hóa được xác định thuộc về văn hóa vật thể hay

thuộc về văn hóa phi vật thé.

Hình thái phi vat thé của sự ton tai văn hóa tinh than chính là: “Ý thứcxã hội bao gồm toàn bộ những khái niệm, tư tưởng, lý luận, học thuyết khácnhau, hợp thành tài sản tinh thần của xã hội” Do đó, đời sống văn hóa tinhthan chỉ bao gồm lĩnh vực văn hóa tinh thần Đời sống văn hóa tinh thần do

vậy đương nhiên có nội hàm hẹp hơn khái niệm đời sống văn hóa.

Đời sống tinh thần bao quát lĩnh vực hoạt động nào của con người? Đờisong tinh thần và đời sống văn hóa tinh thần có sự giao thoa khi cùng chỉ sựhoạt động của con người trong lĩnh vực tinh thần Sự khác nhau giữa hai kháiniệm này năm ở giá trị văn hóa Mác cho răng, căn cứ vào mức độ tự nhiên

12

Trang 20

được con người chuyền biến thành “bản chất người” tức mức độ tự nhiênđược con người khai thác cải tạo thì có thể xem xét được trình độ văn hóa

chung của con người” Giá tri văn hóa trong một san phẩm, một hiện vật

chính là tính chất, mức hữu ích đáp ứng nhu cầu của con ngưởi ở một trình độnhất định, mặt khác giá trị văn hóa trong một sản phẩm còn phản ánh trình độphát triển, mức hoàn thiện về thé chat, trí tuệ, thâm mĩ và dao đức của ngườisáng tao ra các sản pham ấy Không phải tat cả các vật phẩm con người sángtạo ra đều đạt tới giá trị văn hóa bao gồm cả các giá trị văn hóa tinh than:

“Hiện vật nào có khả năng thỏa mãn nhu cầu phát triển nhất của con ngườitrong một giai đoạn nhất định, dưới một hình thái “nhân bản hóa” cao nhấtmới được gọi là “hiện vật văn hóa” [1, tr 26, 27, 29]

Từ nhận thức trên, luận văn đưa ra quan niệm về khái niệm đời sốngtinh thần như sau: “Mội mặt khái niệm đời sống tinh than bao quát toàn bộđời sống văn hóa tinh than của con người, phản ánh quá trình sáng tạo cácgiá trị văn hóa phi vật thé; Mặt khác, khái niệm đời sống tinh than phản ánhmọi hoạt động tỉnh than của con người trong quá trình vận động thực tiễn củaxã hội và cá nhân tạo ra các vật phẩm đáp ứng nhu cầu con người ở mọi trình

độ từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp ”

Đời sống tinh thần được thể hiện qua lối sống, sinh hoạt văn hóa, nghệ

thuật, tôn giáo, tín ngưỡng Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tiếp cậnkhái niệm đời sống tinh thần giới han trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tôngiáo, do đó sẽ sử dụng khái niệm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh kháiniệm đời sống tinh thần.

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là quá trình con người bộc lộ, thực hành,hoàn thiện về niềm tin tín ngưỡng dân gian, ý thức tôn giáo GS Ngô ĐứcThịnh cho rằng: “Tôn giáo tín ngưỡng cũng như nhiều hiện tượng khác, đều làsản phẩm của một xã hội, phản ánh nhận thức xã hội Do tính đặc thù của nó,tôn giáo tín ngưỡng không chỉ là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh than,

13

Trang 21

mà còn là bộ phận hữu cơ gan bó mật thiết với sinh hoạt văn hóa của cộngđồng Do vậy, các nhà nghiên cứu văn hóa, nhất là văn hóa dân gian khôngthé không từ góc độ đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng dé có thé tiếp cậnvăn hóa dân tộc một cách sâu sắc hơn” [57] Đặc biệt việc nghiên cứu lễ hội -một hình thức tín ngưỡng dân gian tổng hợp với các biểu hiện phong phútrong sinh hoạt tâm linh của một cộng đồng như nhạc lễ, múa thiêng, diễnxướng nghỉ lễ đã giúp khám phá sự tương tác, mối liên kết chặt chẽ giữa

các hình thức văn hóa nghệ thuật tín ngưỡng và nghệ thuật đời thường.

1.1.2 Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cỗ truyền trong cộng đồng người

Khmer Nam bộ.

La cộng đồng dân cư nông nghiệp trồng lúa nước, người Khmer Nambộ sống định cư trong các Phum Sóc “Phum Sóc” là địa giới vật chất, xácđịnh địa bàn sinh sống của một cộng đồng người Khmer nhất định; Phum Sóclà một hình thức tổ chức xã hội cơ sở quan trọng của người Khmer có cơ chếvận hành, t6 chức quản trị riêng tạo nên những thiết chế vật chất cơ bản trongđó có ngôi chùa Khmer Khi đề cập đến nét văn hoá Phum sóc của ngườiKhmer thì vấn đề này tương đối đa dạng không chỉ giới hạn tại tỉnh KiênGiang mà cả vùng Nam bộ phong phú không kém phần đa dạng Tuy nhiên,do sự phát triển kinh tế vượt bậc của xã hội ngày nay cũng như việc giao lưuvăn hoá giữa các dân tộc qua các thời kỳ đã tạo nên diện mạo mới cho vănhoá Phum sóc ngày nay Hình thức tổ chức xã hội của phum sóc là cộng đồngdân cư chung sống với nhau tương tự như hội đồng làng, xã ở thời kỳ trước.Có thé thấy hình thức tổ chức này vẫn đang trong giai đoạn biến đổi cụ thénhư: Trong giai đoạn thăng trầm của lịch sử đã từng tồn tại một tô chức hộiđồng làng của Phum sóc do trưởng làng là người đứng đầu và điều hành mọicông việc (trưởng làng phải là người có đức có tài, hiểu biết thâm sâu về giáolý Phật giáo do người dân tin tưởng đề cử bầu ra, ngày nay vai trò trưởng làngđã được thay đổi thành trưởng ấp theo đúng cơ chế vận hành của bộ máy hành

14

Trang 22

chính Nhà nước) Bên cạnh những biến đổi đó người Khmer cơ bản vẫn giữvà tuân thủ nguyên tắc truyền thống của mình Theo như kết quả khảo sátthực tiễn tại tỉnh Kiên Giang cho thấy răng: Một số tập tục truyền thống như“Cắt tóc trả ơn bà mụ” đã giúp cho mẹ và bé vượt cạn thành công, hình thứcnày đã không còn phô biến như thời kỳ đầu mà thay vào đó là họ thỉnh, mờihoặc trực tiếp đến chùa nhờ nhà Sư ban phước lành cho đứa bé được khoẻmạnh Trường hợp đối với những ngôi chùa trong Phum sóc thì không cô địnhsố lượng Mỗi phum sóc có thé có 1 hoặc 2 ngôi chùa hoặc có thé nhiều hơn

như tại tỉnh Trà Vinh có 7 huyện, toàn tỉnh có 143 ngôi chùa Phật giáo Namtông của người Khmer, có Phum sóc lên đến 8 ngôi chùa Điều đó chứng tỏrằng số lượng ngôi chùa còn tuỳ thuộc vào phạm vi hoạt động của Phum sócvà số lượng tín đồ Phật tử nhiều hay ít, thậm chí có ngôi chùa hình thành từrất sớm trước khi hình thành Phum sóc như chùa Ratanaransi “Láng Cát” (Tp.

Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) được hình thành cách đây hơn 600 năm, sau khi

ngôi chùa được hình thành thì một bộ phận người dân mới trở về nương nhờcửa Phật và dần hình thành Phum sóc như ngày nay Những ngôi chùa Phậtgiáo Nam tông vùng Nam bộ nói chung được hình thành nên đều do sự đóng

góp của người dân địa phương mà hình thành nên, do đó ngôi chùa còn đượcgọi là ngôi nhà chung của người dân địa phương và các vi Sư đóng vai trò làTăng sĩ nhận sự cúng dường và là ruộng phước điền để người dân gieo thiện

phước nơi Tam bảo.

Tương ứng với những thiết chế vật chất của Phum Sóc, đời sống văn

hóa tinh thần của người Khmer về lối sống, về hệ giá trỊ, về sinh hoạt văn hóa,

nghệ thuật, về tôn giáo, tín ngưỡng đã được định dạng Nói cách khác, đó làbản sắc văn hóa của riêng người Khmer đã được kết tinh từ đời sống văn hóaPhum Sóc Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer, tín ngưỡngtôn giáo là một thành tố văn hóa có tính đại diện, trở thành biểu tượng chovăn hóa truyền thong Khmer trên phương diện văn hóa vật chat, vật thé qua

15

Trang 23

cơ sở thờ tự là ngôi chùa (Wat Khmer), và phương diện tinh thần, văn hóa phivật thê qua các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo mà nôi trội là lễ hội, đặc biệt với

lễ hội Chol Chnăm Thmây.

Người Khmer Nam bộ nói chung và người Khmer trên địa bàn tỉnhKiên Giang nói riêng đều có nhiều loại hình tín ngưỡng phong phú và đa dạngmang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về hìnhthức tổ chức, bên cạnh đó còn tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng buổi

lễ cụ thé Các loại hình tín ngưỡng của người Khmer luôn mang đậm dấu ấncủa tôn giáo, bởi vì, phần lớn người Khmer theo Phật giáo hệ phái Nam tông(Theravada), thê hiện qua các nghi thức, các buôi lễ thường có sự chứng minhvà hiện diện của các vị Sư Các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer luônmang tình cảm mật thiết và gắn bó sâu sắc đối với đồng bào Khmer Ngôichùa không chi là nơi diễn ra các nghỉ lễ tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là biểuhiện của sự gắn kết tình cảm, cố kết cộng đồng ngay từ buổi đầu du nhập.

Đời sống tâm linh của người Khmer Nam bộ là sợi dây kết nối bền chặtcác quan hệ cộng đồng của Phum sóc Hiện tại, người Khmer Nam bộ vẫn cònlưu giữ được nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo mangmột sắc thái có tính đặc thù riêng của dân tộc như: Loại hình ca múa vớinhững điệu múa đặc trưng, về tín ngưỡng tôn giáo vẫn còn lưu lại nhiều loạihình như cúng ông Tà, cúng xin đất đai Đại đa số, người Khmer Nam bộquan niệm rằng Trời, Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng, Thần bảo hộ mùa mang, Vithần bảo hộ đất dai, đều là những lực lượng siêu nhiên giúp ban phướclành hoặc cũng có thé giáng họa cho họ Mặt khác, họ luôn tin rang trong sảnxuất kể cả trong cuộc sống thường nhật muốn được bình yên thì phải có sựbảo hộ từ các lực lượng siêu nhiên đầy quyền năng chở che, chăng hạn như:Neak-Ta (Vị thần bảo hộ Phum-Sóc), Areak (Thần bảo hộ gia tộc), M’chas

Tuk — M’chas Đây (than bảo hộ đất, nước), Tevata (Các vị thiên than bảo hộnhân thé) Chính vì thế, hàng năm người Khmer Nam bộ thường hay tổ

16

Trang 24

chức các buổi lễ theo định kỳ với mục đích cầu bình an, mưa thuận, gió hòa,mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, 4m no đủ day.

Bên cạnh đó, người Khmer Nam bộ tin tưởng rằng, trong mỗi nghềnghiệp làm ăn, kinh doanh như: Nghề thầy thuốc, nghề mộc, nghề thầy cúngké cả các loại hình nghệ thuật như thầy dạy nhạc ngũ âm, múa chan tat cảnhững nghé trên đều có thay tổ là người sáng lập hay còn gọi là sư tổ Do đótrước khi hành nghề các học trò đều bay mam trái cây, ngũ quả và một số vậtphụ tùng khác cúng tổ, khan vai đến bậc thầy tổ của mình với mục đích théhiện sự tri ân và kính trọng đối với bậc tổ nghề khả kính với nguyện vọng sẽđược chư tô gia hộ cho công việc được suông sẻ và thuận lợi.

Ý thức hướng về cội nguồn qua việc thờ cúng các vi thần bảo hộ Phumsóc, gia tộc, nhân thé của người Khmer Nam bộ khá tương đồng với tục thờThành Hoàng lành, thờ thổ thần, tổ tiên của người Việt Tuy nhiên, nếu làng

của người Việt có chùa thờ Phật (ngoài thờ Phật ra thì các chùa Việt còn thờ

nhiều bồ tát, Quán thế âm, các hóa thân và hộ pháp), đình thờ Thành Hoànglàng thì Phum sóc của người Khmer Nam bộ chỉ có duy nhất ngôi chùa (WatKhmer) và chỉ thờ duy nhất bức tượng của đức Phật Bên cạnh đó, nhiều địaphương van còn duy trì tín ngưỡng thờ Neak-ta (kbal bram bây — ông tà 8 đầu)hầu như địa phương nào có người Khmer sinh sống đều lặp một nhà thờ nhỏ ởđầu phum hoặc cuối phum sóc với mong muốn vị thần đó sẽ bảo hộ cho bà

con địa phương được bình an, loại hình tín ngưỡng dân gian này đã hình

thành từ xưa đến nay Bởi vì tín ngưỡng đã ăn sâu và đời sống tâm linh củangười dân, tuy đồng bào người Khmer theo Phật giáo nhưng họ vẫn không thêbỏ qua những tập tục mà ông cha đã dé lại Sự nhất thé hóa việc thờ cúng

trong ngôi chùa (Wat Khmer) phản ánh Phật giáo Nam tông mang đậm tínhdân gian, chịu ảnh hưởng nhiều từ các loại hình tín ngưỡng cô truyền.

Đời sống tinh thần của người Khmer Nam bộ trong đó có đời sống tínngưỡng, tôn giáo đa dạng, phong phú mang tính triết lý sâu sắc Điều này

17

Trang 25

giúp cho người Khmer Nam bộ có được đạo lý sống và làm người, thậm chícả trong đời sống lao động sản xuất thường nhật của họ Dù muốn, dù khônghọ vẫn phải đương đầu với những rủi ro, được và mất đặc biệt, ngườiKhmer Nam bộ chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trồng lúa nước, phụ thuộcnhiều vào điều kiện tự nhiên Thế giới tâm linh xuất hiện trong đời sống tinhthần của các cộng đồng dân cư do trình độ nhận thức, khoa học kỹ thuật trướcđây còn thô sơ, có phần đơn giản, và cho đến nay, đã có những bước pháttriển rõ rệt so với thời điểm trước kia, nhưng việc sùng bái các thế lực siêunhiên, thần thánh hóa các thé lực than bí vẫn là nền tảng niềm tin, nhu cầucũng như triết lý nhân sinh của người Khmer Nam bộ.

Cùng thờ phụng cái thiêng, cùng ước nguyện một cuộc sống an lành,đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là một nền tảng cố kết chặt chẽ mỗi cộng đồng

phum sóc người Khmer Nam bộ Mỗi dịp Phum sóc mở hội, đặc biệt lễ hội

Chôi Chnăm Thmây được mở vào dip đầu năm mới với ý nghĩa tiễn năm cũ,đón năm mới là thời điểm tập hợp, phô diễn các sinh hoạt văn hóa cộngđồng múa Dù kê, múa Chsay Dăm, Romwong, hát À-dây Các trò chơi dân

gian tại lễ hội cũng có nét đặc sắc không kém phần long trọng của lễ hội như:

Trò bịt mắt đập nồi, nhay bao bố, leak konsen (giau khan), tro danh Kol,

Lbeng hok sva (múa khỉ), Bong hok Côm (tha đèn gid) các trò choi vừamang tính chất tưởng nhớ lại quá khứ vừa mang khuynh hướng của hiện đại.Mọi nhà, mọi người đều tham gia trình diễn - sáng tạo, thưởng thức - hưởngthụ Sự cộng cảm giữa người với người, giữa người với trời đất, địa nhângiao hòa; Sự nhập thân và trao truyền văn hóa giữa các thế hệ là các khíacạnh nổi trội của lễ hội Chôi Chnăm Thmây trong đời sống tâm linh của

người Khmer Nam bộ.

1.2 Một số vấn đề về lễ hội cỗ truyền.

Nước ta có nền văn hóa độc đáo và đa dạng Theo Thống kê lễ hội ViệtNam, tập 1, Hà Nội, 2008, do Cục Van hóa - Thông tin cơ sở ấn hành Hiện

18

Trang 26

nay, Việt Nam có 7.966 lễ hội khác nhau; trong đó lễ hội dân gian có 7.039

(chiếm 88, 36%); lễ hội tôn giáo có 544 (chếm 6, 82%; lễ hội lịch sử cáchmạng có 332 (chiếm 4,16%); lễ hội có nguồn gốc nước ngoài có 10 (chiếm

0,12%); lễ hội khác có 40 (chiếm 0,5%).

Có thé thay rằng, lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa gắn liền vớiđời sống tinh thần không chỉ riêng đối với người Khmer mà còn là của tất cảdân cư đang sinh sống trong đất nước Việt Nam từ hàng nghìn năm nay trảiqua biết bao thế hệ.

1.2.1 Khái niệm lễ hội, lễ hội cỗ truyền

Lễ hội trước hết là một khái niệm trong nghiên cứu văn hóa truyềnthống được hoàn thiện dần từ đầu thế kỷ XX đến nay Tiến trình này diễn rakhông chỉ tại Việt Nam mà cả ở các nước khác trên thế giới, Việc nghiên cứuvề lễ hội đã phản ánh quá trình nhận thức về vai trò của văn hóa, đời sống tinhthần qua đó chỉ ra ban sắc văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc.

Lễ hội, đại hội, liên hoan trong các nghiên cứu Phương Tây được hiểucó cùng một nghĩa và được gọi bằng một từ duy nhất là festival (xem Từ điểnAnh-Việt của Oxford) Từ điển Wikipedia định nghĩa: Festival là một sự kiệnthường được tổ chức bởi cộng đồng dân cu địa phương mà trọng tâm hướng

vào một số điều kỳ diệu của cộng đồng dân cư đó.

Theo thời gian và từ góc nhìn của mỗi nhà nghiên cứu, quan niệm vềfestival - lễ hội, trên thé giới đã có những dịch chuyền và cách hiểu ngày càng

rộng mở hơn:

Pieper.J (1965) cho rằng: “đã gọi là lễ hội phải gan với tín ngưỡng, tôn

giáo” New York Harcourt.) Falassi (1987) từ phương diện nhân học thì quanniệm lễ hội là “một khoảng thời gian linh thiêng hoặc trần tục của lễ kỷ niệm,

được đánh dấu bởi những quan sát đặc biệt” Yeoman (2004) cho rằng: LỄ hội

là một hiện tượng được định hướng bởi văn hóa Không gian công cộng nơifestival xuất hiện góp phần gây dựng nên hình ảnh của cộng đồng Cách hiểu

19

Trang 27

về lễ hội của các quan điểm trên đã xuất phát từ các đặc trưng truyền thốngnhư dé cao các giá trị cộng đồng, bản sắc văn hóa Lay chất liệu từ cácfestival đương đại, Getz (2005) đưa đến một cách tiếp cận hiện đại hơn khicoi festival là “những lễ kỷ niệm có chủ đề nhất định và mang tính cộngđồng” có thé gồm cả yếu tố truyền thống và hiện dai.[59, tr 37,38]

Tại Việt Nam, việc tiếp cận khái niệm lễ hội diễn ra có phần đặc thù, từnguyên lễ hội chưa xuất hiện trong các công trình nghiên cứu văn hóa đầu thếkỷ XX như trong tác phẩm Việt Nam Văn hóa sử cương của học giả Đào DuyAnh xuất bản năm 1938 khi mô tả về lễ hội đã dùng khái niệm đại hội (vàodam hay vào hội) [2, tr.225].

Học giả Toan Ánh trong tác phẩm Nép cñ hội hè đình đám xuất ban

năm 1969, tái bản 2005 cũng chưa sử dụng khái niệm lễ hội Lễ hội được ông

gọi tên là hội hè đình đám: Hội hè đình đám là những cuộc tổ chức hội họp tạicác thôn xã nhân dịp vào đám và trong dip đám này có nhiều trò mua vui chodân thôn giải trí [6, tr 9] Trong quan niệm của ông về hội hè đình đám đã chỉra hai yếu tố cơ bản là đình đám (lễ) và hội hè (hội) trong mỗi một cuộc hội

hè đình dam.

Vào nửa sau thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã cónhững thành tựu nghiên cứu chuyên sâu về bản chất lễ hội Khái niệm lễ hội

đã được sử dụng phổ biến Tiếp tục những nghiên cứu thực địa như các học

giả đi trước, Gs Đinh Gia Khánh là một trong những người đi đầu trong sửdụng thuật ngữ lễ hội trong nghiên cứu Ông đã chỉ ra tính nguyên hợp là đặcđiểm cơ bản của văn hóa dân gian trong đó bao gồm lễ hội, tức là giữa lễ và hội luôn có sự gan két trong một tong thé: “Đặc điểm cơ bản của văn hóa dangian (trong đó có lễ hội) là tính nguyên hợp tức nói răng quan hệ nghệ thuậtay người ta nhận thức hiện thực như một tổng thé chưa bi chia cắt” [26, tr.12].

Theo ông: Danh từ “Lễ hội” nên dùng như một thuật ngữ trong lĩnh vực văn

hóa Chúng ta cũng có thé xác định sơ bộ về ý nghĩa của thành tố “LỄ” va

20

Trang 28

“Hội” “Lễ” có nghĩa là một nghi thức đặc thù gan liền với sinh hoạt lễ hội,“Hội” có nghĩa là một tập hợp đông người dân trong các hoạt động sinh hoạttập trung mang tính của cả một cộng đồng

Về giá trị nhận thức lễ hội đem lại, PGs TS Nguyễn Tri Nguyên chorằng: “Lễ hội là sự thé hiện, là sự phát lộ của ký ức văn hóa dân tộc Giốngnhư gen di truyền, ký ức văn hóa chứa đựng hàm lượng thông tin các giá trịvăn hóa của quá khứ qua các truyền thống văn hóa dân tộc, tạo nên bản sắc vàsự đa dạng văn hóa, cũng thiết yếu đối với sự sống con người tựa như sự đadạng sinh học trong thé giới tự nhién”[39, tr.54-56].

Nhà nghiên cứu Thu Linh trong nhận định về bản chất của lễ hội đã

nhắn mạnh vai trò chủ đạo của lễ trong mối tương quan với hội: “Lễ (cuộc lễ)

phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lễ trong các dip nay trởthành hệ thống những nghỉ thức có tính chất phổ biến được quy định một cáchnghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một “cải diễn hóa” cùng với không khítrang nghiêm đóng vai trò chủ đạo, đây chính là điểm giao thoa giữa lễ và hội,

và có lẽ cũng vi vậy người ta thường nhập hai từ lễ hội”[29, tr.27] Đồng quanđiểm này, Nguyễn Quang Lê đã đưa ra nhận định chi tiết: 1) Hệ thống lễ: Baogồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo chu đáo và nghiêm túc.Thông qua các nghỉ lễ này con người được giao cảm với thế giới siêu nhiên là

các thần thánh (các nhiên thần và nhân than), do chính con người tưởng tượngra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và có tác động tốt đẹp đến tương laicuộc sông của mình 2) Hệ thống hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và cáckiểu diễn xướng dân gian, cụ thé là các trò vui chơi giải trí, các đám rước vàca múa dân gian chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưathể tách ra khỏi việc thờ cúng [30, tr.5-9]

Gs Ngô Đức Thịnh đã đưa ra định nghĩa về Lễ hội như sau: “Lễ và hộilà một thé thống nhất không thé chia tách Lễ là phần tín ngưỡng, là phan thếgiới tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo, còn hội là phần tập

21

Trang 29

hợp vui chơi, giải trí, là phần đời sống văn hóa thường nhật, phần đời của mỗicon người, của cộng đồng Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định

của lễ, có lễ mới có hội” [54, tr.321]

Từ các ý kiến trên đây của các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế và ViệtNam tuy có sự đánh giá khác nhau về vai trò của lễ và hội trong một lễ hội,nhưng đã đưa ra các quan điểm khá nhất trí về các vấn đề cơ bản của một diễntrình lễ hội như: Lý do mở hội, các nghi lễ có yêu tố tâm linh hoặc không,môi trường tô chức lễ hội, tính cộng đồng của lễ hội, tính giải trí của lễ hội Luận văn đưa ra quan niệm về lễ hội như sau:

Lễ hội thuộc về đời sống tinh than của một cộng đồng dân cư nhấtđịnh Cộng dong đó thuộc về làng xã, phum sóc, bản mường hoặc được mở

rộng hơn tới tỉnh, thành phố Lễ hội là một cấu trúc tổng thể không tách rờicủa hai thành to lễ và hội Ti rong đó Lễ là các nghỉ thức có tính quy ước, tínhkhái quát, giữ vai trò tuyên bố lý do mở hội Hội là phan diễn giải trực quancác nghỉ thức qua các trò diễn, ca, múa, thường mang nét đặc sắc, độc đáo,phản ánh tính vùng miễn, dân tộc.

Lễ hội là khái niệm chung bao gồm lễ hội cổ truyền và lễ hội hiện đại.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn cần làm rõ khái niệm lễ hội cô

Lễ hội cỗ truyền: Ti nguyên “cỗ truyền” theo từ điển Tiếng Việt cónghĩa “Từ xưa truyền lại, vốn có từ xua”[40, tr.204] Khi làm định ngữ chodanh từ lễ hội đã mặc định cách hiểu: Tất cả các lễ hội cổ truyền được hình thành trong lịch sử, được lưu truyền thuộc về một cộng đồng dân cư nhấtđịnh Như vậy, đặc tính căn bản dé nhận dạng lễ hội cô truyền là các yếu tốvăn hóa truyền thống.

Các yếu tố văn hóa truyền thống được xác định qua bốn điểm căn

bản sau:

Thứ nhất: Đặc trưng về môi trường (địa điểm, không gian, thời gian).

22

Trang 30

Thứ hai: Tính cộng đồng (sự gắn kết xã hội, tính xã hội).

Thứ ba: Nghi thức, nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo (huyền thoại và biểutượng) Thứ tư: Tính hội (ngưỡng tâm lý, tính giải trí, vui choi).

Đặc trưng về môi trường (địa điểm, không gian, thời gian, tinh chat) của lễ hội cỗ truyền: Lễ hội cô truyền là khái niệm nhằm chỉ các lễ hội có nguOn gốc từ trong xã hội nông nghiệp Sự phụ thuộc vào tự nhiên trong sảnxuất nông nghiệp là cơ sở để các cộng đồng dân cư tạo dựng nên các lễ hộinhằm thể hiện ước vọng cầu an, cầu mưa, cầu mùa Lễ hội cổ truyền thườngđược các cộng đồng dân cư nông nghiệp tổ chức theo từng mùa trong một

năm, các lễ hội xuân, hạ, thu, đông đã phản ánh nhịp điệu sinh trưởng của cây

trồng, mở đầu và kết thúc mỗi một chu trình sản xuất gắn liền với đời sống xãhội của mỗi cộng đồng người Lễ hội Chol Chnăm Thmây của người Khmer

là một lễ hội cô truyền tiêu biểu của cư dân nông nghiệp Nam bộ.

Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã có những kiến giải cụ thévề đặc trưng môi trường (địa điểm, không gian, thời gian, tính chất) của lễ hộicô truyền như sau:

- Môi trường của lễ hội truyền thống Việt Nam về cơ bản chính là nôngthôn, làng xã Việt Nam Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tốvăn hoá truyền thông được bảo tồn và phát triển Những yếu tố văn hoá truyềnthống đó không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, vận hành cùng tiến trìnhphát triển lịch sử của mỗi địa phương trong lịch sử chung của đất nước Nóchính là hệ quả của cả quá trình lịch sử của không chỉ một cộng đồng người.Đây chính là tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong doc dailịch sử của bất cứ một cộng đồng cư dân nào Lễ hội có sức lôi cuốn, hấp dẫnvà trở thành nhu cầu, khát vọng của người dân cần được đáp ứng và thoảnguyện qua mọi thời đại Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát caođời sống tinh thần của người dân trong xã hội ở từng giai đoạn của lịch sử.

23

Trang 31

- Người ta có thé phân loại lễ hội cỗ truyền theo thời gian các mùatrong năm, trong đó quan trọng nhất là mùa xuân, mùa thu (xuân thu nhị kỳ),phân chia theo phạm vi lớn nhỏ: Lễ hội làng, lễ hội vùng, lễ hội quốc gia.Phân loại theo tính chất của lễ hội: Lễ hội nghề nghiệp (nông, ngư, nghềbuôn ), lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, người có công với quê hương, đấtnước, lễ hội gan với các tôn giáo tín ngưỡng cu thể như lễ hội của Phật giáo,

Kitô giáo, Tín ngưỡng dân gian

- Lễ hội cổ truyền là những mốc đánh dấu chu trình đời sống sản xuấtvà đời sống xã hội của mỗi cộng đồng người, mà một khi cái mốc mang tínhlễ nghi đó chưa được thực hiện thì các quá trình sản xuất và quá trình xã hộiđó sẽ bị đình trệ, sự sinh tồn và các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ Do vậy, mộtnghi lễ, lễ hội bao giờ cũng mang tính chuyên tiếp của một chu trình sản xuấtvật chất hay xã hội nhất định.

Tính cộng đồng (sự gắn kết xã hội, tính xã hội): Lễ hội là một sinhhoạt văn hóa có tính cộng đồng cao, đại diện tiêu biểu cho đời sống tinh thầncủa một cộng đồng dân cư, cộng đồng nghé nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng,cộng đồng thị dân, quốc gia dân tộc Mỗi cộng đồng vừa là chủ thé sáng tao,tô chức va hưởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tính cộng đồng (sựgan kết xã hội, tinh xã hội) của lễ hội cổ truyền, có thé tóm tắt trên các điểm

chính sau:

- Chủ thé của lễ hội cô truyền là cộng đồng, đó là cộng đồng làng, cộngđồng nghé nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớnhơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc Nói cách khác không có lễ hội nào lại không thuộc về một dạng cộng đồng, của một cộng đồng nhất định Cộngđồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa

của lễ hội.

24

Trang 32

- Lễ hội là một trong những “hoạt động văn hoá cao”, “hoạt động văn

hoá nổi trội” trong đời sống con người Hoạt động lễ hội là hoạt động củacộng đồng hướng tới “xử lý” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó Hoạtđộng này diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thoả mãn vàphục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp người; thoả mãn

những nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống.- Trong số hơn 7000 lễ hội cổ truyền của nước ta, xét về nguồn cội đềulà lễ hội nông nghiệp, quy mô ban đầu là hội làng Tuy nhiên, trong tiến trìnhlịch sử, các lễ hội nông nghiệp này dần biến đổi, làm phong phú hơn bằngnhững nội dung lịch sử (nhất là lịch sử chống ngoại xâm), nội dung xã hội

(nhất là các quan hệ cộng đồng), nội dung văn hóa tạo nên diện mạo vô cùng

phong phú và đa dạng như ngày nay.

Nghỉ thức, nghỉ lễ tín ngưỡng tôn giáo (huyén thoại va biéu tượng):Lễ hội cô truyền gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo Tính thiêng là một đặc tính của lễ hội cổ truyền, quy định “ngôn ngữ” của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, tinh thăng hoa Do vậy, lễ hội cé truyền là một sinhhoạt tín ngưỡng mang tính đại diện, vượt trội được bộc lộ qua cách thức kếtnối với thần linh (lời khấn, lễ vật dâng cúng, hiến tế, diễn xướng, nhữngngười có phâm chất đặc biệt được lựa chọn thay mặt cộng đồng giao tiếp với

mang tính phong tục, nên nó vân thuộc vê cái thiêng.

25

Trang 33

- Tính tâm linh và linh thiêng của lễ hội quy định “ngôn ngữ” của lễ hội

là ngôn ngữ biểu tượng, tính thăng hoa, vượt lên thé giới hiện thực, trần tụccủa đời sống thường ngày Ví dụ, diễn xướng ba trận đánh giặc Ân trong Hội

Gióng, diễn xướng cờ lau tập trận trong lễ hội Hoa Lư, diễn xướng rước Chúa

gái (My Nương) trong Hội Tản Viên Chính các diễn xướng mang tính biéu

tượng này tạo nên không khí linh thiêng, hứng khởi và thăng hoa của lễ hội.

Tính hội (ngưỡng tâm lý, tính giải trí, vui chơi): Lễ hội cô truyền làmột hiện tượng văn hóa dân gian tổng hop với các nghi lễ, phong tục, diễnxướng dân gian, âm thực phong phú, phản ánh các sinh hoạt đa diện trong

đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nông nghiệp.

LỄ hội cổ truyền là một sinh hoạt văn hóa truyền thống chứa đựng đặc

tính vừa đa dạng vừa nguyên hợp, được bộc lộ tập trung trong Tính hội(ngưỡng tâm lý, tính giải trí, vui chơi), Từ điển Bách khoa toàn thư mởWikipedia cho rằng:

Lễ hội cổ truyền là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống tínhphức hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tong thể, bao gồm gần như tat cảcác phương diện khác nhau của đời sông xã hội của con người: Sinh hoạt tínngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễnxướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu ), các cuộc thi tài, vuichơi, giải trí, 4m thực, mua bán Không có một sinh hoạt văn hóa truyền

thống nào của nước ta lại có thé sánh được với lễ hội cỗ truyền, trong đó chứa

đựng đặc tính vừa đa dạng vừa nguyên hợp này.12.2 Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo

Như đã đề cập, Việt Nam là đất nước đa tín ngưỡng, đa tôn giáo NgườiViệt Nam vốn đã có truyền thống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khá lâu đời,đến nay truyền thống ấy vẫn giữ nguyện vẹn theo đúng nghĩa, gắn liền với đờisống tinh thần, tâm linh của người Việt nói chung và người Khmer nói riêng.Dé đi vào van đê này, chúng ta có thê khái quát sơ lược vê thuật ngữ “Tín

26

Trang 34

33 có

ngưỡng”, “Tôn giáo” và phân biệt được thế nào là lễ hội Tín ngưỡng? Thế

nào là lễ hội Tôn giáo?

Căn cứ theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tínngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: Tín ngưỡng là niềm tin của con ngườiđược thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quántruyền thống dé mang lại sự bình an về tinh than cho cá nhân và cộng đồng.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáonăm 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thốngquan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghivà tổ chức.

Ngoài ra, theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Tôn giáo còncó thê được hiểu như là một hệ thống văn hóa, tín ngưỡng và đức tin Baogồm cả hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, những quan niệm về thégiới được thé hiện qua kinh sách, lời tiên tri, các địa điểm tâm linh, khải thị,các quan niệm về đạo đức hay tổ chức liên quan đến nhân loại với nhiều yếutố khác nhau như: Yếu tố siêu nhiên, yếu tố siêu việt hoặc yếu tố về tâm linh.

Theo Gs Ngô Đức Thịnh cho rằng: Sự phân biệt giữa tín ngưỡng vàtôn giáo được căn cứ vào hình thức biểu hiện và trình độ tô chức, dù cả haiđều bắt nguồn từ niềm tin vào cái thiêng liêng của con người Ông cho rang:

Tín ngưỡng chưa có hệ thống giáo lý, mà chi mới có các huyền thoại, thantích, truyền thuyết; Chưa thành hệ thống thần điện còn mang tính chất đa thầntản mạn; Còn có sự hòa nhập nhất định giữa thế giới thần linh và con người.

Chưa mang tính cứu thế; Gan với cá nhân và cộng đồng làng xã, chưa thành

giáo hội; Nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán và chưa thành quy ước chặt

chẽ; Mang tính chất dân gian, sinh hoạt của dân gian, gắn với đời sống nôngdân Trong khi đó: Tôn giáo đã có hệ thống giáo lý, hệ thống giáo luật, kinh

điển thể hiện quan niệm vũ trụ và nhân sinh, truyền thụ qua học tập ở các tu

viện, các cơ sở tự viện, thánh đường; Thần điện đã hình thành hệ thống dưới

27

Trang 35

dạng đa thần hay nhất thần giáo; Đã tách biệt thế giới thần linh và con người,xuất hiện hình thức “cứu thế”; Tổ chức giáo hội, giáo đoàn khá chặt chẽ, hìnhthành hệ thống giáo chức; Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ (chùa,nhà thờ, thánh đường); Không mang tính dân gian, có chăng chỉ là sự biếndạng theo kiểu dân gian hóa, như Phật giáo dân gian [54, tr IS]

LỄ hội tín ngưỡng: Theo Luật tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội tín ngưỡng lànhững hoạt động tín ngưỡng tập thể và được tô chức theo nghi lễ truyền thốngvới mục đích đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng Một định nghĩa khác:LỄ hội tín ngưỡng có nghĩa là các hoạt động tín ngưỡng có tô chức, thể hiện

qua sự tôn thờ, tôn vinh, tưởng niệm những người có công với đất nước, cộngđồng và xã hội trong đó có thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng mang tính truyềnthông, bao gồm các hoạt động tín ngưỡng dân gian tiêu biểu cho những giá trịtốt đẹp về văn hóa, lịch sử và đạo đức xã hội.

LỄ hội tôn giáo: là những sự kiện văn hóa được tô chức cộng đồngmang tính tôn giáo Thông qua lễ hội, tôn giáo có thê phô trương thanh thế,thần linh hóa những thứ trần tục.

Như vậy, cần làm rõ tương quan giữa các khái niệm lễ hội cô truyền, lễhội tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo và lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo Lễ hội cô truyềnlà một biểu hiện của tín ngưỡng, tôn giáo được quy định bởi tính thiêng quađối tượng được thờ phụng, các nghi thức Tuy nhiên, là một sinh hoạt tâmlinh trong đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng không phải tất cả các hình

thức tín ngưỡng dân gian nào cũng có lễ hội Cũng như vậy, trong tôn giáo có

nhiều lễ thức quan trọng nhưng sự xuất hiện của các lễ hội tôn giáo có tínhchất đặc biệt và luôn gắn với toàn thê tín đồ Như vậy, giữa các khái niệm lễhội cô truyền, lễ hội tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo cóSự tương đồng khi đề cập tới các lễ hội trong lịch sử, được hình thành trongxã hội nông nghiệp, thuộc về môi trường nông thôn (làng xã, Phum sóc) với

chủ thể là người nông dân.

28

Trang 36

LỄ hội tín ngưỡng, tôn giáo: là một hình thức lễ hội mang những yếu tốdân gian được một tôn giáo cùng các tín đồ thực hiện Trong trường hợp Phật

giáo Nam tông Khmer, Lễ hội Chél Chnăm Thmây là lễ hội tín ngưỡng, tôn

giáo phản ánh quá trình Phật giáo thâm nhập và phát triển trong cộng đồngngười Khmer vốn trước đó đã chịu ảnh hưởng của Bà la môn giáo; Phản ánhquá trình hội nhập và phát triển theo hướng dân gian hóa của Phật giáo Namtông Khmer, khi hệ thần Bà la môn giáo trong đời sống tinh thần người dânchỉ còn tồn tại như các vị thần dân gian được lưu truyền thờ phụng, tôn vinh

tại các ngôi chùa (Wat), thông qua các lễ hội.

1.3 Vùng đất Kiên Giang và người Khmer Nam bộ những nét

đặc thù

1.3.1 Lịch sử và điều kiện tự nhiên

Kiên Giang là một trong những tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc,thuộc Đồng bằng sông Cửu Long Điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi và làvùng kinh tế trọng điểm, có cả Biển, Rừng, đôi núi, đất liền và vùng biên giớihải đảo đặc biệt có vùng biên giới giáp với Campuchia nên, theo từ điển Báchkhoa toàn thư mở Wikipedia, Kiên Giang là vùng thuộc trấn Hà Tiên thời cũ(nay là thành phố Hà Tiên) do Mạc Cửu khai phá vào khoảng thế kỷ XVII tứclà trong khoảng thời điểm năm 1601 đến hết năm 1700 (trong lịch Gregory).Vào khoảng dau thé ky XVIII chúa Nguyễn thuần phục Mạc Cửu, vùng datHà Tiên được coi là một trong 6 tỉnh Nam kỳ thời vua Minh Mạng Sau năm1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng cũng chính là thời điểm tỉnh KiênGiang được thành lập.

Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bánvà mở rộng kinh tế thị trường với các nước trong khu vực Bên cạnh đó, đadạng về địa hình từ đồng băng đến rừng núi và biên giới hải đảo Kiên Giangthuộc khí hậu nhiệt đới 4m gió mùa, do ở vĩ độ thấp và giáp biển Ngoài ra,Kiên Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão do năm ven biển, tuy nhiênlượng mưa bão chỉ chiếm tỷ lệ đáng kể Khí hậu Kiên Giang tương đối ôn hòa,

29

Trang 37

it thiên tai, không có bão đồ bộ trực tiếp, không rét, đồi dào nhiệt lượng rấtthuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng và vật nuôi Đặc biệt,

Kiên Giang có đường bờ biển dài hơn 200 km và có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ (43 hòn đảo có cư dân sinh sống), Diện tích tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là

6.348 Km? được chia thành nhiều loại đất khác nhau, trong đó, đất nông

nghiệp chiếm 64,2% chủ yếu trồng lúa nước; đất chuyên dùng chiếm 35,4 ha;đất rừng chiếm 122,8 ha và đất ở chiếm 10,1 ha (Cục Thống kê Kiên Giang,Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Kiên Giang năm 2009, Rach Giá, tháng

13.2 Đặc điểm dân cư và kinh tế

Theo nguồn Niên giám của Cục thống kê về tổng điều tra dân số và nhàở tỉnh Kiên Giang năm 2009 qua các năm, tính đến thời điểm năm 2020 dâncư trong toàn tinh có 1.728.869 người, đạt 272 người/Km? mật độ dân số Có3 dân tộc chính trên dia bàn tỉnh: Người Kinh (chiếm 85,5%), người Khmer(chiếm 12,2%) và người Hoa (chiếm khoảng 2,2%.

Trong toàn tỉnh hiện có 11 tôn giáo được nhà nước công nhận về mặt tôchức bao gồm: Phật giáo (có 3 hệ phái: Bắc tông, Nam tông và Khat si); Cônggiáo; Tin lành (có 6 hệ phái); Cao đài (6 hệ phái); Phật giáo Hòa hảo; HồiGiáo (Islam); Baha’I; Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam; Phật đường Nam tông;Minh đạo sư và Tứ ân hiểu nghĩa Có 450 tô chức tôn giáo trực thuộc; có 399các cơ sở thờ tự, 62 cơ sở từ thiện Ngoài ra, còn có hơn 1.586 các nha tuhành, chức sắc, 3.580 chức việc và hơn 590.000 các tín đồ chiếm 34,75% dân

số trong toàn tỉnh.

Kiên Giang có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống Họ sống hòathuận và xen kẽ với các dân tộc khác trên địa bàn, tập trung đông và chủ yếunhất ở các huyện Hòn Đất, Giồng Riéng, Châu Thành và Gò Quao NgườiKhmer Nam bộ nói chung và người Khmer tại Kiên Giang nói riêng đều cóchung ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết Từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay,Phật giáo hệ phái Nam tông (Theravada) đã trở thành một tôn giáo chính

30

Trang 38

thống của người Khmer Nhiều ngôi chùa Phật giáo Nam tông đã được thànhlập ở các tỉnh, thành Nam bộ, trong đó có Kiên Giang Có thé nói rằng, tínhđến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 76 ngôi chùa Phật GiáoNam tông và mỗi ngôi chùa luôn gắn liền với đời sống tinh thần của ngườiKhmer tại mỗi địa phương Một trong những ngôi chùa có thé kế đến là chùaRatanaransi “Láng Cát” tại thành phố Rạch Giá xuất hiện sớm nhất, ngôi chùacô kính được thành lập vào mùa hạ Phật lich năm 1956, dương lịch năm 1412(tính đến năm 2022 là 610 năm) với tên gọi cô kính là chủa “Angkor Chum”do Hòa thượng Riddhijaya (Rit-Thi-Chi) sinh năm 1370, viên tịch năm 1442

là vị Hòa thượng trụ trì đầu tiên, bậc khai sáng ra ngôi chùa Ngoài ra, vớitruyền thống đoàn kết, yêu nước và chuộng hòa bình, Phật giáo Nam tông

Kiên Giang đã có giai đoạn lịch sử vô cùng khốc liệt.

Phật giáo Nam tông Kiên Giang đã cùng với Đảng và nhân dân đứnglên đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc Tiêu biểu là cuộc biểu tình củagiới Sư sãi và trên 2.000 đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnhKiên Giang) đã tổ chức đoàn biểu tình đòi chính quyền Mỹ - Ngụy khôngđược bắt Sư sãi đi lính và bắn phá chùa chiền vào rạng sáng ngày 10/6/1974.Đây là cuộc đấu tranh chính trị rộng lớn được đồng bào người Khmer và các

dân tộc Tây Nam bộ đồng tình ủng hộ Cùng với đó là sự hy sinh oanh liệt của

4 vị sư: Danh Tấp, Lâm Hùng, Danh Hom, Danh Hoi hy sinh trong trận biểu

tình tại quận Kiên Thành (nay là phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá) Đểghi nhận sự anh dũng hy sinh của 4 vị sư, Nhà nước đã công nhận và cấp ditích lich sử van hóa cấp Quốc gia do bộ Văn hóa Thông tin công nhận theoquyết định số 993-QD/BT ngày 29/9/1990 Nhằm ghi nhận công lao đóng gópto lớn đó cũng như sự hy sinh cao cả vì đạo pháp va dân tộc cua 4 vi sư,Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cũng đã truy phong 4 vi sư lên

hàng giáo phẩm Hòa thượng (bậc giáo phẩm cao nhất trong Giáo hội) tại hộithảo với chuyên đề “Phật giáo Nam tông dong hành cùng dân tộc” diễn ra

vào năm 2014 tại tháp 4 Sư liệt sỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

31

Trang 39

Phật giáo Nam tông Kiên Giang, hay còn có tên gọi khác là Hội đoànkết sư sãi yêu nước (DKSSYN) tỉnh Kiên Giang là một tô chức tôn giáo đượcnhà nước công nhận và có tư cách Pháp nhân, là một trong 9 tổ chức thành

viên sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981) Phật giáo Nam tôngKiên Giang hay Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang được thành lậpvào ngày 28/8/1968 tại chùa di tích văn hoá Xẻo Cạn, huyện An Biên, tỉnhRạch Giá (nay là huyện U Minh Thương, tỉnh Kiên Giang) Là thành viên củaỦy ban Mặt trận dân tộc giải phóng (nay là Ủy Ban Mặt trận tô quốc ViệtNam tỉnh Kiên Giang) Trong suốt quá trình hoạt động dưới sự chỉ đạo trựctiếp của Ủy Ban Mặt trận và Ban Khmer Vận lúc bấy giờ, Hội luôn tích cựcvận động và tập hợp giới Sư sãi và đồng bào người Khmer là Phật tử hệ pháiNam tông không ngừng phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàndân tộc, cùng với Đảng, quân và dân tỉnh nhà đấu tranh cho sự nghiệp giảiphóng đất nước, giải phóng dân tộc Dé kế thừa và phát huy truyền thống tốtđẹp đó Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang đã không ngừng củngcô và kiện toàn bộ máy tổ chức Đến nay, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnhKiên Giang đã trải qua 7 kỳ đại hội, với điều lệ Hội gồm 9 chương va 21điều [Điều lệ của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ

Về Kinh tế, Kiên Giang là vùng dat vô cùng thuận lợi cho sự phát triểnkinh tế cả về điều kiện tự nhiên và điều kiện sống của người dân vô cùngthuận lợi Tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế đạt 11,81% so với mục tiêu déra là 12,5% và đứng ở vị trí thứ 3 trong vùng Đồng băng sông Cửu Long Đặcbiệt, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chủ yếu phát triển nông nghiệp, sản lượnglương thực đạt 4,28 triệu tấn đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực[Thông tin kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang] Bên cạnh đó, Kinh tế biển dồi daovới nguồn thủy hải sản phong phú, đa dạng Kiên Giang cũng là tỉnh thuộcngư trường Kiên Giang — Cà Mau, là ngư trường lớn nhất nước ta Trong năm

32

Trang 40

2020, sản lượng về khai thác, nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh ước tính đạt836.175 tan, từ đó cho thấy tổng sản lượng tăng hơn so với năm 2019.

Đi theo sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngàynay, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã có nhiều bước cải tiến rõ rệt như: máymóc, công nghệ cao đã được đưa vào sử dụng giúp năng suất ngày càng hiệuquả và giảm thiểu nguồn nhân lực Thực hiện lại nông nghiệp theo hướng cơcấu nâng cao giá trị sản xuất theo chuỗi giá trị Tổng diện tích gieo trồng lúalà 728.415 ha đạt 103,32% so với kế hoạch, giảm 0,93% so với cùng ky, trongđó lúa chất lượng cao chiếm 76,54% tông diện tích gieo trồng Năng suất thuhoạch 5,85 tấn/Iha, giảm 0,179 tan/ha và tăng 0,329 tan/ha so với cùng kỳ.Sản lượng lúa cả năm ước tính đạt khoảng 4.260.185 tấn, đạt 100,24% kế

hoạch, tăng 4,96% so với năm 2017 [Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2018),Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và phươnghướng nhiệm vụ năm 2019, Tr 2] Điều đó cho thay đời sống của ngườiKhmer Kiên Giang hiện nay vẫn gắn liền với sản xuất nông nghiệp.

Tiểu kết chương I:

Chương I, luận văn đã đi sâu nghiên cứu tổng quan về mặt lí luận, làmrõ hơn một số quan niệm, khái niệm cơ bản giúp giải quyết các vẫn đề nghiên

cứu thực tiễn ở chương sau:

- Đã đưa ra quan niệm về đời sống tinh thần trên cơ sở làm rõ mốitương quan với các khái niệm đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần.Đời sống tinh thần bao quát toàn bộ đời sông văn hóa tinh thần của con người,phan ánh quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa phi vật thé; Ở bình diện rộnglớn hơn, khái niệm đời sống tinh thần phản ánh mọi hoạt động tinh thần của

con người trong quá trình vận động thực tiễn của xã hội và cá nhân tạo ra các

vật phâm đáp ứng nhu cau con người ở mọi trình độ từ thấp đến cao, từ giảnđơn đến phức tạp.

Song song khái niệm đời sống tinh thần, luận văn còn sử dụng khái

niệm đời sông tín ngưỡng, tôn giáo nhăm giới hạn lĩnh vực nghiên cứu (luận

33

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w