1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay

136 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THẠCH ÚT HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội — Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

THẠCH ÚT HẬU

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Chủ tịch Hội đồng: Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trần Thị Kim Oanh TS Nguyễn Ngọc Quỳnh

Hà Nội — Năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thay,

Cô trong Bộ môn Tôn giáo học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập

tại trường.

Xin cảm ơn Ban Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ,Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) thành phó Cần Thơ, Phòng Nội vụ các quận, huyện đãhỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt và đồng thời cung cấp tài liệu, số liệu và thôngtin khoa học cần thiết cho quá trình hoàn thiện Luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn quý Thay, Cô trong Hội đồng chấm luận văn đãdành thời gian, công sức dé xem và đánh giá luận văn Thạc sĩ này Tôi thật sự trân

trọng cơ hội này, được trình bày công trình nghiên cứu của mình trước sự đánh giá

của quý Thầy, Cô có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn đã giúp em phát triểnchuyên môn và có cái nhìn rõ ràng hơn về lĩnh vực nghiên cứu của mình.

Lời sau cùng, xin bày tỏ lòng tri ân đặc biệt đến cô TS Nguyễn Ngọc

Quỳnh đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình hướng dẫn luận văn này Sựđóng góp ý kiến chân thành của Cô đã giúp em thấy rõ hơn về các khía cạnhnghiên cứu của mình, mở ra định hướng và phát triển ý tưởng phong phú Sựgiúp đỡ và khích lệ của Cô là nguồn động viên lớn, đã giúp tôi vượt qua những

khó khăn và đạt được mục tiêu cao quý này.

Xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2024

HỌC VIÊN

Thạch Út Hậu

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU - 55:22 tt 22 2E tt tre 4

1 Tính cấp thiết của luận văn 2- 2 2+E+SE+EESEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 4

2 Tinh hinh nghién Cu 1 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 5E 1v ng ng rc 11

4 Pham vi va đối tượng nghiên COU cececcecsessessesssessessessessessessesssssessessesseeseees 11

5 Co sở lý luận và phương pháp nghién CỨU - 5 +++£++>eeesseeseess 11

6 Ý nghĩa của luận VAN cece ecsecsessessessessessessecscsuessessessessessessecsesessesseeseenees 12

7 Kết cau của luận vănn - - - c- kSSt St SE SE EEEEEEESEEEEEEEESEEEEEESEEEEEkTkekrrerkskee 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CÔNG TAC QUAN LÝNHÀ NƯỚC DOI VỚI HOAT ĐỘNG CUA PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHOCAN THO 0 - 41.1.-A1 14

1.1 Cơ sở lý TuẬN - - G11 TH HH nà 14

1.1.1 Quan điểm, chủ trương của Dang - 222+52+EE+EEeEEerErrerrrrxre 14

1.1.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo 17

1.1.3 Các văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam «5+5 «<<+<+ 24

1.2 Tổng quan về thành phố Cần Thơ va tín ngưỡng, tôn giáo ở thành phố

Ằ® 00.9222 A14 26

1.2.1 Về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và văn hóa 2-2 2+secs+zsz sẻ 271.2.2 Về tin ngưỡng - ¿+ s+SE+EE+EEEEEEEE1E1121121111111111211 11111111111 xe 281.2.3 VỀ tôn giáO - ccs2k t1 1121121121111 1111211 211211 11 11 1 11g 281.3 Téng quan về Phật giáo ở thành phố Cần Thơ - 2-2 ¿s2 £sz+s2 291.3.1 Khái quát về quá trình hình thành Phật giáo Cần Thơ: 29

1.3.2 Hệ thống tổ chức và nguyên tắc hoạt động 2-2 s2 szs+zszzsz 301.3.3 Về cơ sở thờ tự, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ 32

Tiu két Churong 8088 35

Chuong 2 THUC TRANG HOAT DONG CUA PHAT GIAO VA CONGTAC QUAN LY NHA NUOC DOI VOI HOAT DONG CUA PHAT GIAOỞ THÀNH PHO CAN THƠ HIEN NAY o.oo e.cceccecseecseessesssesssessseessessseesseessees 36

Trang 5

2.1 Thực trạng hoạt động của Phat g1áO - - ¿+ + ++ + +svseeereererereree 362.1.1 Thực trạng sinh hoạt và hoạt động xã hội cua Phật giáo - 36

2.1.2 Một số van dé đặt ra trong sinh hoạt và hoạt động xã hội - 462.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở

thành phố Cần Thơơ -2- 2-2 £+S£+S£+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE2E12E17171212212 221 Xe 51

2.2.1 Những thành tựu nổi bat oo cececeececsessessesseesessessessessessessssssesssesseeseeseeseees 51

2.2.2 Những hạn chế, bat cập và van dé đặt ra trong công tác quản lý nhà nướcđối với các hoạt động của Phật giáo ở Cần Thơ - ¿2 + s+t+x+EvEzEvEsrersseee 62Tiểu kết chương 2 2-2-5 °+S22EE2EE2 1E XE EEEE2121121121121111 111111 xe 67Chương 3 DỰ BAO XU HƯỚNG VÀ KHUYEN NGHỊ MANG TÍNHGIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNGCUA PHẬT GIÁO Ở CAN THƠ HIỆN NAY -2-252cccccccccsceei 693.1 Dự báo xu hướng hoạt động của Phật giáo và công tác quản lý nhà nước đối

với hoạt động của Phật giáo ở Cần Thơ 2 2 2 s+E++EE+EE+£EzEzEzzrxze 69

3.1.1 Xu hướng hoạt động của Phat g1áo - 55 1S + se rrke 69

3.1.2 Xu hướng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở

Tiểu kết Chương 3 - 2-2-2 S£+Ez+EE£EEEEEEEEEEEEEE2112112111171 1111.111 xe 84KET LUẬN 2-2252 5< 2E EEEEEE11211211211211011 1111211211111 111k 85TÀI LIEU THAM KHAO 2-22 SS£+E‡EE2EEEEE2EEEEEEEEEEEErrkerrerrkee 89

PHU LỤC -. -¿-222221122+12212211112122212 1.2 1 0 95

Trang 6

PHAN MỞ DAU1 Tinh cấp thiết của luận văn

Nghị quyết số 25/2003/NQ-TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa IX đã khang định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu

cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ ton tại cùng dân tộc trong

quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ; Công tác tôn giáo là trách

nhiệm của cả hệ thống chính trị ” Gần đây nhất là trong Báo cáo chính trị củaBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII của Đảng, trong phần nhiệm vụ, giải pháp thực hiện về công tác tôngiáo, Đảng ta khang định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo,chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xâydựng va bảo vệ Tổ quốc Bao đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy

định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận Phát huynhững giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự

cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Phật giáo không chỉ cónhững đóng góp vào công cuộc dựng nước và giữ nước mà còn là một thành tốvăn hóa góp phần tích cực làm phong phú văn hóa Việt Nam, khăng định vị trí là

một tôn giáo khó có thê thay thế trong lòng dân tộc Việt Nam.

Lịch sử Vùng đất Nam Bộ (trong đó có Cần Tho) đã ghi nhận Phật giáo đicùng với những cư dân đến và gắn bó khá mật thiết với vùng đất Tây Đô trongquá trình khai khan vùng đất này Dau ấn lịch sử ghi nhận rõ nét nhất là các ngôi

Trang 7

chùa trên địa bàn Cần Thơ, đơn cử như: Chùa Pothisomron, ở quận Ô Môn, hình

thành vào năm 1735; Chùa Long Quang ở quận Bình Thủy, hình thành và năm

1824 và một số ngôi chùa hệ phái Bắc tông được xây dựng vào đầu Thế kỷ XIX.

Quá trình phát triển của Phật giáo ở thành phố Cần Thơ trong lịch sử vàhiện tại luôn có những đóng góp giá trị cho xã hội như: thực hiện nhiều chươngtrình an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo trợ nhiều đối tượng xãhội khó khăn cơ nhỡ; cùng nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội rất hiệu

quả Tuy nhiên, Phật giáo cũng như các tôn giáo khác ở Cần Thơ luôn có nhiều

van đề đặt ra cho công tác quản lý nha nước, đặc biệt là việc đảm bảo quyên tự dotín ngưỡng, tôn giáo ngày một mở rộng hơn, trong sự tác động của nền kinh tế thịtrường kết hợp với âm mưu chống phá của các thé lực thù địch.

Trong khi đó, một số sở, ban ngành các cấp của thành phố Cần Thơ chưa

nhận thức sâu sắc về nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo; chưa phát huy vai tròvà tầm ảnh hưởng của Phật giáo trong đời song xã hội hiện nay; chưa nhận thứcđúng về vai trò quan trọng của chức sắc, chức việc, nhà tu hành Phật giáo trongviệc vận động tín đồ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước Trong quá trình giải quyết một số vụ việc phức tạp có liên quan đến

tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng vẫn còn chậm, chưa có sự thống nhất cao.

Trước thực trạng nêu trên, chúng tôi lựa chọn van đề “Công tác quản lý

nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay”

làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Tôn giáo học, khóa QH-2021-X, vớimong muốn được trao đổi những kinh nghiệm trong việc tham mưu giải quyết các

vấn đề liên quan đến tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, là một trong những

lĩnh vực quản lý nhà nước khá phức tạp và nhạy cảm trong xã hội ngày nay.

2 Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các tôn giáo

nói chung và hoạt động của Phật giáo nói riêng có các tài liệu nghiên cứu đáng

chú ý sau đây:

Trang 8

Đỗ Quang Hưng (2008), “Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ ChiMinh về tôn giáo, tín ngưỡng” Đề cương bài giảng Lớp bồi dưỡng kiến thứckhoa học về tôn giáo Tác giả đã nêu những luận cứ cơ bản về học thuyết củaChủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo và phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

về tôn giáo từ thời đại Nguyễn Ái Quốc đến giai đoạn đặt nền móng cho vấn đềluật pháp tôn giáo ở Việt Nam của Hồ Chí Minh (1945-1969) Đặc biệt là phầncuối bài giảng, tác giả đã chỉ ra sự phù hợp việc vận dụng tư tưởng ấy dé ứng xửtôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong điều kiện hiện nay.

Nguyễn Hồng Dương (2015), “Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhànước Việt Nam về tôn giáo” NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Tác giả đã phântích rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo từnăm 1930 đến nay và chia thành 04 giai đoạn lịch sử Mỗi giai đoạn tác giả đã

nêu bối cảnh lịch sử cách mạng của đất nước ta, khái quát được tình hình tôngiáo thế giới và ở Việt Nam thập niên thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI Đồng thời,

tác giả đã đánh giá được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn

đề đặt ra cho quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn

giáo trong thời kỳ mới.

Hoàng Minh Đô — Lê Van Lợi (2014), “70 năm thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộcvà tôn giáo ” NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Các tác giả đã làm rõ về lý luậnvà thực tiễn được đặt ra sau 10 năm ké từ khi Nghị quyết Hội nghị Trung ương

lần thứ bảy khóa IX ra đời và đi vào cuộc sống Nội dung cuốn sách tập trung

phân tích, đánh giá về tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp, kiến

nghị nhằm góp phần hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta

trong thời gian tới.

Nguyễn Phú Lợi (2015), “Chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo, cơ sở lý

luận cua chính sách tôn giáo cua Dang và Nhà nước ta” Tài liệu bài giảng

chương trình Cao học tôn giáo, Viện nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo - Học viện

Trang 9

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã cung cấp những luận cứ khoa họcvà thực tiễn về chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, giúp cho học viên cónhững kiến thức bồ ích về tôn giáo Đồng thời, tác giả đã nêu rõ về đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo và

công tác tôn giáo nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, cũng như công tác quản lýnhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

Nguyễn Thanh Xuân (2016), “Một số tôn giáo ở Việt Nam” NXB Tôn

giáo Hà Nội, Tái bản lần thứ mười hai Tác giả đã nêu khái quát một số tôn giáolớn trên thế giới du nhập và tôn giáo nội sinh ở Việt Nam, phân tích làm rõ cơcấu tô chức của giáo hội, lịch sử ra đời, phát triển, giáo lý, giáo luật, lễ nghi,cách hành dao của tôn giáo như: Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Cônggiáo, Tin lành, Cao dai va các tôn giáo khác Đồng thời, tác giả đã giới thiệu một

số tổ chức quốc tế của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành và một số số liệu cơ bản

về tôn giáo.

Nguyễn Quốc Tuấn (2012), “Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Namthé kỷ XX” NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội Tác giả đã nêu khái quát về lịchsử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, nhất là phong trào hoạt động chấn hưng Phật

giáo từ năm 1920 đến 1951 Nội dung cuốn sách cũng đề cập những đặc điểm vàvai trò của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX.

Nguyễn Lang (1992), “Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nxb Văn học, Hà

Nội Tác giả đã biết dựa trên từng chặng thành tựu của những công trình đã có,

kế từ những cuốn Lý hoặc luận, Từ thập nhị chương cudi đời Han cho đếnnhững cuốn sách mới xuất bản Về phương diện này, phải thừa nhận tác giả cócái nhìn thâu tóm khá rành mạch và chuẩn xác, có thái độ tri âm, tri kỷ củangười biết kế thừa Không những thế, tác giả lại biết chọn cho mình một phương

thức trình bày uyên chuyền, kết hợp giữa viết lịch sử và bình luận lịch sử; giữaxây dựng các mốc lịch sử truyền giáo và lần tìm ra sợi dây thống nhất bên trongkết nỗi các mốc lịch sử ấy lại, qua đó tạo thành dáng nét riêng, là linh hồn, bản

Trang 10

sắc của Phật giáo Việt Nam; giữa nghiên cứu tiêu sử các nhà thiền sư và đi sâutìm hiểu tính cách con người, tư tưởng, thơ ca của họ.

Chu Văn Tuấn (2021), “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôngiáo trong văn kiện Đại hội XIII của Dang” Nghiên cứu tôn giáo số 3 (207).

Tác giả đã khái quát các quan điểm của Đảng về tôn giáo trong Văn kiện Đại hội

XIII thành các nội dung: Quan điểm, nhận định của Đảng về tình hình tôn giáo

và công tác tôn giáo giai đoạn vừa qua; Quan điểm chỉ đạo công tác tôn giáo;Quan điểm nguồn lực tôn giáo và phát huy nguồn lực tôn giáo Ngoài việc trình

bày những quan điểm của Đảng về tôn giáo, tín ngưỡng, tác giả còn tập trungphân tích những quan điểm mới của Đảng về tôn giáo, tín ngưỡng trong Vănkiện Đại hội XIII Day là những quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn giáo,công tác tôn giáo, nhất là công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

Lê Văn Lợi (2018), Giải quyết van dé dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay (Sách chuyên khảo) NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Tác giả

đã cung cấp những lý luận khoa học và thực tiễn, giúp cho các nhà quản lý, nhà

hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về dân tộc, tôn giáo nhằm giải quyết tốt

những van dé dân tộc, tôn giáo góp phần ồn định tình hình và phát triển bền

vững đất nước trong tình hình mới.

Đặng Nghiêm Van (1998), “Những van dé lý luận và thực tiễn về tôn giáo

ở Việt Nam ” Viện nghiên cứu tôn giáo - Trung Tâm khoa học xã hội và nhân

văn quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Khi bàn về tôn giáo, tác giả đã

nêu lên được bản chất, biểu hiện, yếu tố cầu thành một hình thức tôn giáo và xácđịnh vai trò, xu thế tôn giáo trong đời sống xã hội Bên cạnh đó, tác giả cũng đãnêu phương pháp khi nghiên cứu các tác phâm của Mác, Angghen, Lênin, HồChí Minh về tôn giáo Tác giả xuất bản cuốn sách này là nhằm góp phan dé tìm

hiểu những vấn đề chủ yếu của tôn giáo và đời sống tôn giáo hiện nay, đồng thờigiúp cho chúng ta về luận cứ khoa học và thực tiễn trong công tác quản lý nhà

nước vê tôn giáo.

Trang 11

Trần Hữu Hợp (2004), “Tôn giáo tỉnh Cần Thơ - hiện trạng, xu hướng vàmột vài vấn dé đặt ra cho công tác quan lý” Ban Tôn giáo — Dân tộc thành phốCần Thơ Tác giả đã phân tích làm rõ tình hình hoạt động của tôn giáo ở tỉnhCần Thơ, lúc bấy giờ tỉnh Cần Thơ chỉ có 05 tôn giáo: Phật giáo, Phật giáo HòaHảo, Công giáo, Tin lành và Cao đài Nội dung bài viết cho chúng ta thấy quátrình phát triển của Cần Thơ từng bước hình thành vị trí quan trọng của vùng

đồng bằng Sông Cửu Long, từ đó sự phát triển của các tôn giáo tỉnh Cần Thơcũng theo hướng chọn Cần Thơ để thiết lập tổ chức, trụ sở hành chính đạo và

trường đảo tạo của các tô chức Giáo hội.

Trần Thi Minh Nga (2014), “Đôi nét về đạo Phật và Giáo hội Phật giáoViệt Nam” Ban Tôn giáo Chính phủ Tác giả đã nêu khái quát về sự hình thànhđạo Phật và sự du nhập vào Việt Nam Phân tích cơ bản về lịch sử ra đời củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam, giáo lý, giáo luật, lễ nghi, cơ cấu tổ chức, cách

hành đạo và quá trình phát triển giáo hội.

Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), “Tôn giáo và công tác quản lý nhà

nước đối với các hoạt động tôn giáo ” Hà Nội Tác giả đã cung cấp những luậncứ khoa học và thực tiễn về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

đối với tôn giáo; những kiến thức về các tôn giáo lớn ở Việt Nam, cũng nhưnhững nội dung và phương pháp quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn

giáo Ở cơ SỞ.

Ban Tôn giáo Chính phủ (2022), “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt

Nam” Hà Nội Tác giả đã cung cấp về các nguyên tắc hiến định, các chủ trươngcủa Đảng và hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhăm đáp ứng nhu cầutín ngưỡng, tôn giáo của người dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dântộc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, dân chủ, công băng

và văn minh Với những thông tin cơ bản về tình hình tôn giáo, đời sống tôngiáo ở Việt Nam, thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở ViệtNam, thách thức cần vượt qua và những hướng ưu tiên nhằm thúc đầy việc thụhưởng ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Trang 12

Lê Hùng Yên (2018), “Thực hiện bình đẳng tôn giáo, một số kết quả thựctiễn ở thành phố Can Thơ” Công thông tin “Tín ngưỡng, tôn giáo thành phốCần Thơ” Tác giả đã nêu rõ nguyên tắc trong chính sách tín ngưỡng, tôn giáocủa Đảng và Nhà nước Việt Nam, bình đăng trong đáp ứng nhu cầu sinh hoạt

tôn giáo và phát triển đạo, đảm bảo các tôn giáo bình đăng trước pháp luật lànhững quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng,

tôn giáo.

Lê Hùng Yên (2021), chuyên đề “Quản lý nhà nước đối với hoạt độngcủa Phật giáo trên địa bàn Tây Nam Bộ hiện nay” Tác giả đã nêu rõ về quy tắcquản lý, đối tượng quản lý và nội dung quản lý Quản lý phải dựa trên cơ sở

quan điểm, chủ trưởng, chính sách, pháp luật của Dang và Nhà nước, đồng thờiđối tượng quản lý gồm có: Chủ thé quản lý và khách thé quản lý.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ (2018), “Ky

yếu khái lược tiểu sử hình thành và phát triển Phật giáo Hậu Giang - Can Thơtừ năm 1983 đến nay” Nội dung phi lại quá trình hoạt động Phật sự tại ngôi nha

chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hậu Giang (tiền thân của tỉnh SócTrăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ ngày nay) Đồng thời, tưởng nhớnhững vị tăng, ni có tắm gương sáng, giàu lòng yêu nước đã cống hiến nhiều chođạo pháp và dân tộc qua các thời kỳ Kỷ yếu cũng nêu rõ, sau khi Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam Đại hội lần thứ nhất vào năm 1981 thống nhất Phật giáo cả nước,ké từ đó Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Hậu Giang cũng được hình thành vàDai hội lần thứ nhất được tô chức vào ngày 03/12/1983.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ (2022), “Văn

kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2022 —2027” Nội dung báo cáo tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được trong hoạt

động Phật sự nhiệm kỳ 2017 — 2022, đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp vàkhả thi về hoạt động Phật sự cho nhiệm kỳ 2022 — 2027 Giáo hội Phật giáo ViệtNam thành phố Cần Thơ đã gặt hái được nhiều thành quả thiết thực trên các mặthoạt động Phật sự của Giáo hội, nhiệm kỳ sau tốt hơn nhiệm kỳ trước.

Trang 13

nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở

thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn thực hiện ghiên cứu các nội dung như sau:

- Phân tích về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà nước đối

với hoạt động của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.

- Phân tích thực trạng hoạt động của Phật giáo ở thành phố Cần thơ vàmột số vấn đề đặt ra từ hoạt động của Phật giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay.

- Dự báo xu hướng tình hình hoạt động của Phật giáo và công tác quản lý

nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở thành phố Cần Thơ.

- Đề xuất một số khuyến nghị mang tính giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo ở thành phốCần Thơ.

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thành phố Cần Thơ từ khi đượccông nhận là thành phó trực thuộc Trung ương từ năm 2004 đến nay.

Nghiên cứu về thực trạng tô chức, hoạt động của Phật giáo và công tác

quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo tại thành phố Cần Thơ.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận:

Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác — Lê

nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Namvề tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.

Đồng thời, xuất phát từ thực trạng hoạt động của Phật giáo và công tácquản lý nhà nước đối với Phật giáo tại thành phố Cần Thơ những năm gần đây.

Trang 14

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn trong quá trình thực hiện, tác giả sẽ sử dụng một số phương

pháp chính: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử; Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Tôn giáo học.

Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác

như: Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp; Phương pháp logic vàphương pháp lịch sử; Phương pháp thống kê và đối chiếu, kết hợp tham khảo ýkiến các chuyên gia quản lý nhà nước về tôn giáo.

6 Ý nghĩa của luận văn6.1.Ý nghĩa khoa học:

Luận văn góp phần làm rõ thêm tình hình hoạt động tôn giáo nói chung vàPhật giáo tại thành phố Cần Thơ nói riêng, nâng cao trình độ nghiên cứu cho đội

ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo nói chung và công tác quản lý nhà nước về

Phật giáo nói riêng.

Góp phan làm rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống của ngườidân ở thành phố Cần Thơ hiện nay và những vấn đề đặt ra nhằm tìm kiếm cácgiải pháp dé phát huy mặt tích cực, han chế mặt tiêu cực trong các sinh hoạt

Phật giáo.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Trên cơ sở tong kết thực tiễn hoạt động của Phật giáo Việt Nam tạithành phố Cần Thơ, luận văn đã rút ra một số kinh nghiệm có thé vận dụng

vào một số tỉnh vùng Tây Nam bộ về công tác quản lý tôn giáo nói chung,

Phật giáo nói riêng.

Đồng thời, góp phần đánh giá thực trạng về bộ máy, nội dung hoạt động,

hình thức hoạt động và các vấn đề cần quan tâm giúp cho Phật giáo Việt Nam

trên địa bàn thành phố Cần Thơ phát huy những giá trị tích cực trong đời sống

xã hội.

Luận văn có thê được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác quản

ly nhà nước về hoạt động tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trên dia bàn

Trang 15

thành phố Cần Thơ và một số tỉnh, thành; làm tài liệu tham khảo trong nghiêncứu và giảng dạy ở hệ thống Trung tâm Bồi dưỡng chính trị trên địa bàn thànhphố Cần Thơ.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục số liệu và hình ảnh minh họa, danhmục tài liệu tham khảo Nội dung cơ bản của luận văn gồm 3 chương, 7 mục, 18tiết cụ thé như sau:

Trang 16

1.1.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng

Van đề tôn giáo được Đảng nhận thức trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Trong quá trình lãnh đạocách mạng cũng như trong lãnh, chỉ đạo việc quản lý xã hội và điều hành đấtnước, Đảng ta luôn quan tâm đến tôn giáo Bước vào thời kỳ đổi mới, năm 1986được đánh dấu bằng Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI,

với chủ trương đôi mới toàn diện về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội Van đề tôngiáo và công tác tôn giáo được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tại Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VI, đó là: “Đảng và Nhà nước Việt Nam, trước sau

như một, thực hành chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng Lãnh đạo và giúp đỡ

đồng bào theo tôn giáo đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia

bảo vệ Tổ quốc” Đây là một số quan điểm định hướng có ý nghĩa căn cốt đốivới chính sách pháp luật về tôn giáo của Việt Nam [9, tr.49].

Đến năm 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương riêng về tôn giáo,xác định: “Tôn giáo là van đề còn tôn tại lâu dai; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu

tỉnh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp vớicông cuộc xây dựng xã hội mới Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước làtôn trọng quyền tự đo tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo,đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[9, tr.50] và được cụ thé hóa

bằng Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng

cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Trong giai đoạn 1991 - 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hànhnhiêu văn kiện về van đê tôn giáo Cương lĩnh năm 1991 của Dang Cộng san

Trang 17

Việt Nam (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VID, khang dinh quanđiểm của Dang về tôn giáo: “Tin ngưỡng, tôn giáo là nhu cau tinh than của mộtbộ phận nhân dân; thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo” Chỉ thị 37-CT/TW ngày 02/7/1998 của Bộ Chính

trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới khang định: “Những hoạt động của

tôn giáo ích nước lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp

pháp của tín đồ được bảo đảm, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôngiáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy Tôn trọng và bảo đảm quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII ngày 16/7/1998 vềxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà ban sắc dân tộc, trong mụcchính sách văn hóa đối với tôn giáo, nêu rõ: “Khuyến khích ý tưởng công bằng,

bác ái, hướng thiện trong tôn giáo” Như vậy, Đảng đã nhận thức về tính

hướng thiện, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo cần đượcphát huy, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc

dan tộc [9, tr.50].

Sau 13 năm thực hiện chính sách đổi mới đối với tôn giáo trong bối cảnh

trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến thay đổi quan trọng Trên cơ sở tổngkết thực tiễn, đồng thời xem xét những vấn đề mới phát sinh, ngày 12/3/2003 tạiHội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hànhNghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo Văn kiện đã trở thành nền tảng

chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi

mới, thé hiện sự nhất quán quan điểm, chính sách đối với tôn giáo đã được nêu

trong các văn kiện của Đảng trước đây và khăng định: “hoạt động tôn giáo vàcông tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong

khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc,thực hiện thăng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựngvà bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbang, dân chủ, văn minh”[9, tr.51].

Trang 18

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của BanChấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới,trên cơ sở tong két thuc tién két quả đã đạt được, bên cạnh đó vẫn còn một SỐhạn chế nhất định trong công tác tôn giáo Ngày 10/01/2018, Bộ Chính trị banhành Chỉ thị số 18-CT/TW về tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quan điểm của

Nghị quyết số 25-NQ/TW 12/3/2003 Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, vớinội dung công tác tôn giáo, đó là: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về

tín ngưỡng, tôn giáo; phát huy những giá tri văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôngiáo Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiếnchương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quyđịnh của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đấtnước Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vilợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc

những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật”[I].

Quan điểm nhất quán về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo tiếp tục được khang định tại các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XIII của Dang Cộng sản Việt Nam xác định: “Vận động, đoàn kết, tập hợpcác tô chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cựccho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáohoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nướccông nhận Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của

các tôn giáo cho sự phát triển đất nước” Đánh giá thành tựu, hạn chế liên quanđến tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng nhiệm vụ, giải pháp trongthời gian tới: “Tạo điều kiện cho các tô chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy địnhcủa pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín

ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyếtdau tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dé chia rẽ, phá hoạikhối đại đoàn kết toàn dân tộc Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý

nhà nước về công tac tôn giáo” Văn kiện Đại hội XIII có nhiêu nội dung bô

Trang 19

sung, cập nhật, kế thừa, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các nhàlãnh dao, quản lý, quan tri về tôn giáo, các nhà khoa học và tín đồ, chức sắc của

các tôn giáo Đây là cơ sở định hướng trong nhận thức và thực hiện có hiệu quả

công tác tôn giáo, tiếp tục phát huy “các nguồn lực của các tôn giáo” cho sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời đấu tranh

làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thiếu thiện chí gây chia rẽ

khối đoàn kết toàn dân tộc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dé chống phá cáchmạng Việt Nam Tiếp tục thực hiện tốt chính sách tôn giáo là góp phần quan

trọng tạo sự ôn định và phát triển bền vững đất nước [9, tr.54].

1.1.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

1.1.2.1 Quyển tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp nước Cộng

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Nhà nước Việt Nam tôntrong, bảo đảm và được khang định trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là

Hiến pháp Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, các bản Hiến pháp của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đôi, bố sung và hoàn thiệntheo hướng bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của

người dân.

Năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rađời đã khăng định Quyển tự do tín ngưỡng là một trong năm quyền cơ bản củacông dân có quyên: “tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tín ngưỡng, tự do tô

chức và hội họp, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” Với việc

tuyên bố tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, Hiến pháp năm 1946đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo trong phạmvi cả nước và có giá trị thời đại khi 02 năm sau (1948), quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo được ghi nhận tại Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người: “Mọingười đều có quyên tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kế cả tự do thay đổitín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình và quyền tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôngiáo của mình dưới các hình thức truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ

Trang 20

quyên tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nao” [9, tr.56].

Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và 1959, Hiến pháp năm 1980

ngoài việc ghi nhận quyên tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo, cònquy định nội dung phòng ngừa việc lợi dụng tôn giáo để làm những điều tráipháp luật, chính sách của Nhà nước: “Công dân có quyên tự do tín ngưỡng, theohoặc không theo một tôn giáo nào; không ai được lợi dụng tôn giáo dé làm trái

pháp luật và chính sách cua Nhà nước” [9, tr.56].

Bước vào thời kỳ đổi mới, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nướcđã thể chế hóa tư tưởng đổi mới với tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa công dân vẫn tiếp tục được khăng định tại Hiến pháp năm 1992 — Hiến phápthời kỳ đổi mới, đã kế thừa và phát triển các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980,

đồng thời Hiến pháp năm 1992 còn thé hiện quan điểm về sự bình dang giữa cáctôn giáo và trách nhiệm bảo hộ của nhà nước đối với nơi thờ tự của các tínngưỡng, tôn giáo Điều 70, Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Công dân có quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo

đều bình dang trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo

được pháp luật bảo hộ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo

hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà

nước” [9, tr.57].

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện, nhằm đáp ứng, phù hợp

với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, ngày 28/11/2013, Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp năm 2013 (cóhiệu lực từ 01/01/2014), gồm I1 chương, 120 điều Hiến pháp năm 2013 có

nhiêu diém mới, trong đó có ba điêm mới về quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo,

Trang 21

thé hiện sự nhìn nhận của Nha nước Việt Nam về quyền con người, quyền côngdân theo hướng ngày càng hoàn thiện, dân chủ, bình đăng, được hiến định tạiĐiều 24, Hiến pháp năm 2013 như sau: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đăng trướcpháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng,

tôn giáo dé vi phạm pháp luật [9, tr.58].

Có thé thay rang, so với các bản Hiến pháp trước, Hién pháp năm 2013 là

một bước tiễn quan trọng trong việc hiến định quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo,thé hiện sự kế thừa và phát triển trong thời kỳ đổi mới và hội nhập sâu rộng vớithé giới.

1.1.2.2 Những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong van bản

quy phạm pháp luật trước đây

Cùng với việc khang những nguyên tắc cơ bản đối với tôn giáo trong Hiếnpháp, Nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quanhững văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn, quản lý hoạt động tôn giáoqua Sắc lệnh số 234-SL ngày 14/6/1955 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa do Chủ tịch Hồ Chi Minh ky và ban hành, trong đó Chương I — Dam bảoquyền tự do tín ngưỡng, nêu rõ: “Chính phủ bao đảm quyền tự do tín ngưỡng vàtự do thờ cúng của nhân dân Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy Moingười Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn

giáo nào ”[4, tra.44].

Sắc lệnh số 234-SL thực hiện đến ngày miền Nam giải phóng, đất nước

thong nhất, sau đó được thay băng Nghị quyết 297-CP ngày 11/11/1977 của Hộiđồng Chính phủ “Về một số chính sách doi với tôn giáo ” được ban hành dé điều

chỉnh hoạt động tôn giáo trên phạm vi cả nước, trong điều kiện miền Nam mớiđược giải phóng, tình hình tôn giáo ở miền Nam do bị địch lợi dụng, mua chuộctuy đã được giải phóng nhưng tình hình rất phức tạp Khi có chủ trương đổi mớicủa Đảng, Nghị định 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng được

Trang 22

ban hành dé thực hiện chủ trương đổi mới về công tác tôn giáo Khi dat nước đi

lên công nghiệp hóa, Nghị định 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 được ban hành

dé điều chỉnh các hoạt động tôn giáo [4, tr.46].

Khi thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (số 21/2004/PL-UBTVQHII, ngày

18/6/2004); Nghị định số 22/ND-CP ngày 01/3/2005 Hướng dan thi hành một sốđiều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 92/ND-CP (08/11/2012)

Quy định chỉ tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, thay thếNghị định số 22/NĐ-CP ngày 01/3/2005.

1.1.2.3 Những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong văn bản

quy phạm pháp luật hiện hành

Nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Hiến

pháp năm 2013 và phù hợp với đời sống thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôngiáo ở Việt Nam, ngày 18/11/2016, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (số02/2016/QH14) và có hiệu lực ngày 01/01/2018 Luật gồm 9 chương, 08 Mục, 68Điều [34] Cụ thể như sau:

+ Chương I - Những quy định chung (gồm 05 điều, từ Điều 1 đến Điều5)quy định về phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dung; giải thích từ ngữ; tráchnhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tráchnhiệm của Mặt trận Tô quốc Việt Nam và các hành vi bị nghiêm cam.

+ Chương II — Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (gồm 04 điều, từ Điều 6

đến Điều 9) quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; quyềncủa tổ chức tôn giáo, tô chức tôn giáo trực thuộc; quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; nghĩa vụ của tô chức,

cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Chương III - Hoạt động tín ngưỡng (gồm 06 điều, từ Điều 10 đến Điều

15) quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng; người đại diện, banquản lý cơ sở tín ngưỡng; đăng ký hoạt động tín ngưỡng: tô chức lễ hội tín

Trang 23

ngưỡng định kỳ; tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôiphục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi; quan lý, sử dụng khoảnthu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng.

+ Chương IV — Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký hoạt động

tôn giáo (gồm 05 điều, từ Điều 16 đến Điều 20) quy định về điều kiện đăng ký

sinh hoạt tôn giáo tập trung; trình tự, thủ tục, thâm quyền chấp thuận đăng ký

sinh hoạt tôn giáo tập trung; điều kiện dé tô chức được cấp chứng nhận đăng kýhoạt động tôn giáo; trình tự, thủ tục, thấm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt

động tôn giáo; hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt

động tôn giáo.

+ Chương V — Tổ chức tôn giáo (gồm 22 điều, từ Điều 21 đến Điều 42)quy định về điều kiện công nhận tô chức tôn giáo; trình tự, thủ tục, thầm quyềncông nhận tô chức tôn giáo; hiến chương của tô chức tôn giáo; sửa đổi hiến

chương: tên của tổ chức tôn giáo; thay đổi trụ sở của tô chức tôn giáo; thành lập,chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; điều kiện thành lập,chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục, thâm

quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trựcthuộc; tư cách pháp nhân của tô chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; giảithé tổ chức tôn giáo, tô chức tôn giáo trực thuộc; phong phẩm, bồ nhiệm, bau cử,suy cử chức sắc, chức việc; thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử

chức sắc; đăng ký người được bé nhiệm, bau cử, suy cử làm chức việc; thuyênchuyên chức sắc, chức việc, nhà tu hành; cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chứcviệc; điều kiện thành lập cơ sở dao tạo tôn giáo; trình tự, thủ tục thành lập cơ sở

đào tạo tôn giáo; hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo; hướng dẫn chương trình,

nội dung giảng dạy môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam; mở lớpbồi dưỡng về tôn giáo; giải thé cơ sở dao tạo tôn giáo.

+ Chương VỊ — Hoạt động tôn giáo; hoạt động xuất bản, giáo dục, y tẾ,

bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tô chức tôn giáo (gồm 13 điều, từ Điều 43đến Điều 55) quy định về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo; hội nghị của

Trang 24

tô chức tôn giáo, tô chức tôn giáo trực thuộc; đại hội của tô chức tôn giáo, tổchức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôngiáo; cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp; sinh hoạt tôn

giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; hoạt động

tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài

tại Việt Nam; người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam; tham

gia hoạt động tôn giáo, dao tạo tôn giáo ở nước ngoài; phong phẩm, b6 nhiệm,bau cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn

giáo, tô chức tôn giáo trực thuộc, chức sac, chức việc, nhà tu hành, tín dé; gianhập tô chức tôn giáo nước ngoài; hoạt động xuất bản, sản xuất, xuất khẩu, nhậpkhẩu văn hóa phẩm; hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo.

+ Chương VII -Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo (gồm 04

điều, từ Điều 56 đến Điều 59) quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản của cơsở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo; cải tạo,

nâng cấp,xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo; đi đời công

trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo.

+ Chương VIII — Quản ly nha nước và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín

ngưỡng, tôn giáo (gồm 06 điều, từ Điều 60 đến Điều 65) quy định về nội dungquản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; trách nhiệm quản lý nhà nước về tínngưỡng, tôn giáo; thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo; khiếu nại, tốcáo, khởi kiện về tín ngưỡng, tôn giáo; xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng,

tôn giáo; xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi

thi hành công vụ.

+ Chương IX - Điều khoản thi hành (gồm 03 điều, từ Điều 66 đến Điều

68) quy định về hiệu lực thi hành; điều khoản chuyên tiếp và quy định chỉ tiết.

Đồng thời, Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày30/12/2017 quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng,tôn giáo [18] gồm có 06 chương, 25 điều quy định chỉ tiết các nội dung đượcgiao trong Luật Cụ thé như sau:

Trang 25

+ Chương I — Những quy định chung (gồm 03 điều, từ Điều 1 đến Điều3), quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng và giải thích từ ngữ.

+ Chương II — Quy định về sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng,

tôn giáo; trình tự thủ tục thay đôi người đại diện, địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập

trung: thay đối tên, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tô chức tôn giáo trực thuộc (gồm05 điều, từ Điều 4 đến Điều 8).

+ Chương III — Quy định về trình tự thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi

thương mại; giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo

tôn giáo; công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ (gồm 08điều, từ Điều 9 đến Điều 16).

+ Chương IV — Quy định về trình tự thủ tục chấp thuận, đăng ký phongphẩm, bổ nhiệm, bau cử, suy cử có yếu t6 nước ngoài (gồm 02 điều, từ Điều 17

đến Điều 18).

+ Chương V — Quy định về hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôchức tôn giáo, tô chức tôn giáo trực thuộc; tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợcủa tổ chức, cá nhân nước ngoài (gồm 02 điều, từ Điều 19 đến Điều 20).

+ Chương VI — Tổ chức thực hiện (gồm 05 điều, từ Điều 21 đến Điều 25),Quy định biéu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo, tôngiáo; tiếp nhận hồ sơ; hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành.

Nhu vậy, có thé thấy rằng, cùng với sự phát trién của đời sống kinh tế xãhội, sự mở rộng giao lưu, hội nhập và trở thành thành viên của nhiều tổ chức,diễn đàn trên thế giới, Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các quy định của các

Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Quốc tế vềcác Quyền Dân sự và Chính trị Ở Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử,quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Nhà nước ghi nhận, bảo hộ theo

chiều hướng tiến bộ, tích cực Việc không ngừng hoàn thiện chính sách, phápluật về tín ngưỡng, tôn giáo đã thể hiện trách nhiệm của Nhà nước Việt Namtrong lãnh đạo, quản lý xã hội, luôn quan tâm, coi trọng đời sống tín ngưỡng, tôn

giáo của người dân, đảm bảo quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và

Trang 26

khang định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoànkết toàn dân tộc.

1.1.3 Các văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đề phục vụ cho điều hành, lãnh đạo hành chính và công tác phật sự, Hộiđồng Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã có nhiều văn bản Đây cũng là cơ

sở pháp lý quan trọng cho việc tô chức triển khai quản lý nhà nước đối với các

hoạt động của Phật giáo.

Theo hồ sơ lữu trữ tại Ban Tôn giáo thành phố Cần Thơ từ năm 2014 đến

nay, các văn bản mang tính giáo luật của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam hiện

hành, điển hình như: Thông tư số 339/TT.HĐTS 20/04/2014 về việc hướng dẫnsinh hoạt, tu học tại các Tự viện GHPGVN; Công văn số 413/CV.HĐTS ngày25/11/2014 về việc hướng dẫn các Đạo tràng sinh hoạt tại Tự viện; Công văn SỐ

417/CV.HĐTS ngày 28/11/2014 về việc hướng dẫn đi nước ngoài của Tăng Ni;

Thông tư số 474/TT.HĐTS ngày 21/12/2015 hướng dẫn việc đăng ký hoạt động

của các đạo tràng: Công văn số 027/CV-HĐTS ngày 15/03/2016 về việc thực

hiện nếp sống văn minh trong việc đưa tang; Quyết định số 018/QD/HDTS ngày

26/01/2018 của Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc ban hành Hiến

chương GHPGVN tu chỉnh lần VI tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII;Thông báo số 046/TB.HDTS ngày 05/02/2018 phân công chư Tôn đức Phó Chủtịch HĐTS; Công văn số 031/CV-HĐTS ngày 12/02/2018 về việc tăng cườngnét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo; Nghị quyếtHội nghị lần II, nhiệm kỳ 2017-2022 số 096/NQ/HĐTS ngày 28/03/2018; Quyết

định số 140/QD.HDTS ngày 20/07/2018 về việc triển khai thực hiện mẫu Phápphục Phật giáo Việt Nam; Thông tư số 390/TT/HĐTS ngày 10/10/2018 về việchướng dẫn đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho Ban Trị sự GHPGVN cấp

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công văn số 226/CV-HĐTS ngày31/10/2018 về việc thực hiện Thông tư 390 hướng dẫn đăng ký sinh hoạt tôngiáo tập trung; Nghị quyết số 228/NQ-HĐTS ngày 10/07/2020 Hội nghị BanThường trực; Thông tư số 206/2020/TT-HĐTS ngay 19/09/2020 về việc Hướng

Trang 27

dẫn việc sinh hoạt của Tăng Ni; Quyết định số 08/QD-HDCM ngày 18/01/2021về việc ban hành Quy chế hoạt động Ban Thường trực Hội đồng Chứng minhGHPGVN; Quyết định số 09/QĐ-HĐCM ngày 18/01/2021 về việc ban hànhQuy chế hoạt động Hội đồng Giám luật thuộc Hội đồng Chứng minh GHPGVN;

Công văn số 199/HDTS-VP1 ngày 13/07/2021 về việc thường xuyên treo cờ Tổ

quốc và cờ Phật giáo tại Trụ sở GHPGVN các cấp, tại các chùa, cơ sở tự viện;

Nghị quyết số 243/NQ-HĐTS ngày 30/07/2021 của Ban Thường trực lần 6,

khóa VIII (2017-2022); Quyết định số 234/QD-HDTS ngày 20/09/2021 về việcthành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp tỉnh, nhiệmkỳ 2022-2027; Nghị quyết số 03/NQ-HĐTS ngày 29/11/2022 Nghị quyết Daihội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 GHPGVN;Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII tại Đại hội đại

biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027; Quyết định số:600/QD-HDTS ngày 26/12/2022 về việc ban hành Hiến chương Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII; Nghị quyết Hội nghị kỳ 2 Hội đồng Trị sự

khóa IX số 626/NQ-HĐTS ngày 27/12/2022; Quyết định số 563/QD-HDTS

ngày 31/12/2022 về việc ban hành Quy chế hoạt động Ban Thường trực Hội

đồng Tri sự GHPGVN; Quyết định số 564/QD-HDTS ngày 31/12/2022 về việcBan hành Quy chế hoạt động cua Ban Tri sự GHPGVN cấp tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027; Quyết định số 565/QD-HDTS ngày 31/12/2022 về việc ban hành Quy chếhoạt động của Ban Trị sự GHPGVN huyện, nhiệm kỳ 2022-2027; Quyết định số

93/QD-HDTS ngày 14/3/2023 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban

Tăng sự Trung ương GHPGVN, nhiệm kỳ 2022-2027; Công văn số

108/HĐTS-VP1 ngày 17/3/2023 về việc triển khai Hiến chương Giáo hội Phật giáo ViệtNam sửa đôi lần thứ VII, 2022; Công văn số 62/HĐTS-VPI ngày 20/2/2023 về

việc thực hiện Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 của Bộ Tài chínhhướng dẫn quan lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền côngđức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; Thông bạch số 60/TB-HĐTS ngày20/02/2023 về tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023; Thông bach số

Trang 28

61/TB-HĐTS ngày 27/02/2023 về tổ chức An cư kiết hạ PL.2567-DL.2023;Công văn số 129/HĐTS-VPI ngày 04/4/2023 về việc xuất hiện Thông báo giảmạo Hội đồng Trị sự kêu gọi ủng hộ xây dựng chùa tại huyện Châu Thành A,tinh Hậu Giang: Thông tư số 146/TT-HĐTS ngày 10/4/2023 về việc tổ chức Hội

nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2023.

1.2 Tổng quan về thành phố Cần Thơ và tín ngưỡng, tôn giáo ởthành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ được thành lập sau so với các thànhphố khác của cả nước Tuy nhiên Cần Thơ có lịch sử hình thành và phát triểntrên 130 năm, thời Pháp đô hộ đã thành lập những đồn điền, co sở công nghiệp,chợ, có bệnh viện, có trường College de Cần Thơ (nay là trường Châu VănLiêm) tồn tại gần 100 năm Là nơi hội tụ những danh nhân yêu nước như BùiHữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Châu Văn Liêm Bên cạnh đó, Cần Thơ có vị tríchiến lược kinh tế cũng như quân sự của vùng, đầu mối giao thông thủy bộ củaĐồng bằng Tây Nam Bộ năm ở trung tâm vùng đồng bằng Sông Cửu Long CầnThơ là 1 trong 5 đô thị loại 1 của Trung ương, có cảng hàng không quốc tế sân

bay Cần Thơ, cầu Cần Thơ đã khánh thành và đi vào hoạt động Có các công

trình kiến trúc cổ như bến Ninh Kiều, Chợ cổ Cần Thơ, Ngân hang nhà nước

Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc có công suất 200 MW và đang xây dựngTrung tâm điện lực Ô Môn với công suất 2.800 MW, hiện nay đã có 01 tổ máycông suất 330MW đã hòa vào lưới điện quốc gia phục vụ cho vùng đồng bằng

Sông Cửu Long và cả nước Hai nhà máy cấp nước sạch có công suất 90.000

m3/ngày đêm, dự kiến đến năm 2010 xây thêm các nhà máy cung cấp nước sạch

Trang 29

1.2.1 Về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và văn hóa

Về vị trí địa lý: Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châuthổ Sông Cửu Long, trải dài trên 65 km dọc bờ Tây sông Hậu với điện tích tự

nhiên 1.401 Km” Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và

Vĩnh Long, Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Nam giáp tỉnh Hậu Giang [48].

Khí hậu, thủy văn: Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới, hai mùa rõ rệt: mùa mưatừ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình trong năm là 27 độ C, lượng mưa trung bình 1.500- 1.800

mm/năm, tông số giờ nang 2.300- 2.500 giờ, độ âm trung bình là 83% [48].

Về cơ cau dân số: theo số liệu tong điều tra dân số và nhà ở năm 2019,

tổng dân số của thành phố Cần Thơ vào thời điểm 01/4/2019 là 1.235.171 người,trong đó dân số nam là 612.543 người (chiếm 49,59%) và dân số nữ là 622.628người (chiếm 50,41%) Với kết quả này, thành phố Cần Thơ chiếm tỷ lệ 7,19%

dân số Đồng băng sông Cửu Long và chiếm 1,28% dân số toàn quốc [48].

Về địa giới hành chính: Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính bao gồm 5 quận

(Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thét Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh,Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền) với 83 xã phường thị tran.

Tài nguyên thiên nhiên: Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa của sông

Mêkong, trong đó Sông Hậu là con sông lớn với chiều dài chảy qua thành phố là65 Km, tong lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm Sông Can Tho dai

16 Km do ra sông Hậu, nước ngọt quanh năm, có tác dụng tưới nước trong mùa

Trang 30

cấp Bộ va 11 cơ sở cấp thành phố Các cơ sở tín ngưỡng dân gian Dinh thần chủyêu thờ Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị có công khai phá đất đai Đối

với 22 cơ sở tín ngưỡng người Hoa thờ Quan Thánh Đề Quân (Quan Công), bàThiên Hậu Thánh Mẫu và Phước Đức Chính Than (Than Tài, Thé Địa) [10].

1.2.3 Về tôn giáo

1.2.3.1 Tôn giáo được công nhận

Thành phố Cần Thơ cũng được xác định là trung tâm kinh tế văn hóa

-xã hội, đóng vai trò quan trọng việc thúc đây sự phát triển khu vực đồng băngsông Cửu Long Với vị trí quan trọng của thành phố Cần Thơ, một số tôn giáocũng chọn nơi đây làm trung tâm hệ thống tổ chức Giáo hội Theo số liệu côngbố của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 12 năm 2021 cả nước có 16 tôn

giáo với 41 tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận và cap chứng nhận đăngký hoạt động [9, tr.11] Riêng thành phố Cần Thơ có 13 tôn giáo (Phật giáo;

Công giáo; Phật giáo Hòa Hảo; Tin Lành; Cao Đài; Tinh độ Cư sĩ; Baha’i; Phật

đường Nam tông Minh Sư đạo; Hồi giáo; Tứ ân Hiếu nghĩa; Bửu Sơn KỳHương, Cơ Đốc Phục lâm và Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn), với 27 tổ chức tôn

giáo được nhà nước công nhận va cấp đăng ký hoạt động, có tông số 499 cơ sởtôn giáo (293 cơ sở thờ tự, có 80 trụ sở hành chính đạo, có 69 địa điểm hợp pháp

của các tôn giáo, có 29 cơ sở tôn giáo hợp pháp khác, có 29 cơ sở thờ tự và địa

điểm sinh hoạt tôn giáo chưa hợp pháp) và có 565 chức sắc, 2.023 chức việc, có509.744 tin đỗ các tôn giáo, chiếm tỷ lệ gần 40% dân số của thành phố Cần Tho.

Ngoài ra, còn có 04 trường lớp đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo

Trang 31

như: Đại Chủng viện Thánh Quý, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Trường

Trung cấp Phật học và Lớp Cao đăng chuyên khoa Phật học [49].

1.2.3.2 Một số tổ chức mang màu sắc tôn giáo liên quan đến Phật giáo

Hiện tại trên địa bàn thành phố Cần Thơ có một số tô chức mang màu sắc

tôn giáo hay còn gọi là “đạo lạ” liên quan đến Phật giáo đang hoạt động, gồm

có: Pháp Luân công, Thanh hai Vô Thuong sư, Pháp môn Vi Diệu pháp hành

Thiên, Pháp môn diệu âm, Nhất quán đạo, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Vô vi.

1.3 Tổng quan về Phật giáo ở thành phố Cần Thơ

1.3.1 Khái quát về quá trình hình thành Phật giáo Cần Thơ:

Sau năm 1975 đất nước hòa bình, độc lập thống nhất đã tạo cơ duyênthuận lợi cho Phật giáo thực hiện một phật sự lớn đã đặt ra từ rất lâu Đó là việcthống nhất trong một ngôi nhà chung của các tổ chức hệ phái Phật giáo, đến

thang 02 năm 1980 theo nguyện vọng của toàn thể tăng ni, phật tử đại diện chocác tổ chức, hệ phái lớn của Phật giáo cả nước thành lập “Ban Vận động thốngnhất Phật giáo ” dé xúc tiễn cuộc vận động trong phạm vi cả nước, bao gồm đạidiện của 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo: Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, Giáo

hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phốHồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Giáo hội Tăng giàNguyên thuỷ Việt Nam, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ (Phật giáoNam tông Khmer), Giáo hội Tang gia Khat sĩ Việt Nam, Giáo hội Phật giáoThiên Thai Giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt Sau hai năm chuẩn bị, đếnngày 07 tháng 11 năm 1981, Đại hội thống nhất Phật giáo đã long trọng tổ chức

tại chùa Quan Sứ, Ha Nội với sự tham dự của 165 đại biểu Tang Ni, Cư sĩ đạidiện cho 9 tô chức, hệ phái dé thành lập nên một tổ chức chung của Phật giáo canước lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (51, tr.95-96].

Thống nhất Phật giáo và việc ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đáp

ứng được nguyện vọng chân chính và tình cảm của đông đảo Tăng NI, Phật tử, lại

được đảm bảo bằng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và

Nhà nước ta, là chủ thé kế thừa lich sử hàng nghìn năm của Phật giáo Việt Nam,

Trang 32

nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và phát triển,ngày càng khang định vị trí của mình trong lòng dan tộc.

Tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là lý tưởng giác ngộ chân lý của

giáo ly đức Phật, hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội nhằm phục vụ tô

quốc, dân tộc và nhân loại Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động với phương

châm: “Đạo pháp — Dân tộc — Chủ nghĩa xã hội ”, trên cơ sở kính ngưỡng, phụng

hành giáo pháp, giới luật Phật chế và tuân thủ pháp luật nước Công hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam [23].

Ké từ đó Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tinh Hậu Giang cũng được hìnhthành và Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Hậu Giang lần thứ nhất được tô chứcvào ngày 03/12/1983 tại chùa Thới Long, thành phố Cần Tho (cit) nay là quậnNinh Kiều Năm 1992, tỉnh Hậu Giang được chia ra thành tỉnh Sóc Trang vatỉnh Cần Thơ, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Hậu Giang được đôi tênthành Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Cần Thơ; năm 2004, tỉnh Cần Thơđược chia ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trungương, Ban Tri sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Cần Thơ được đổi tên thành Ban Trisự Thanh hội Phật giáo thành phố Cần Tho; sau khi Hiến chương Giáo hộiPhật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ 5, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thànhphố Cần Thơ được đổi tên thành Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Namthành phố Cần Thơ [13].

1.3.2 Hệ thống tổ chức và nguyên tắc hoạt động

* Nguyên tắc hoạt động: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơhoạt động theo nguyên tắc lấy Đạo pháp làm mục tiêu tối thượng; Tăng Ni, Cưsĩ, Phật tử làm trung tâm; các thành viên tham gia tự nguyện, đoàn kết, hòa hợp,

kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật và tuân thủ pháp luật Nhà nước.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ lãnh đạo trên nguyên tắc tậptrung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số vàthông nhất hành động [23].

Trang 33

* Hệ thong tổ chức: Tại điều 12 Hién chương Giáo hội Phật giáo ViệtNam sửa đổi lần thứ VII năm 2022, quy định hệ thống tổ chức Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam gồm 4 cấp:

- Cấp Trung ương: Hội đồng Chứng minh và các đơn vị trực thuộc, Hội

đồng Tri sự và các Ban viện trực thuộc Hội đồng Tri sự.

- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh): Chứng minh Ban

Trị sự; Ban Tri sự và các cơ quan cua Ban Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (cấp huyện): Chứng minh Ban Trị sự; Ban Trị sự và các cơ quan củaBan Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận, huyện, thị xã, thành phố thuộctỉnh, thành phố thuộc thành phó trực thuộc trung ương.

- Cap co so: Ban Quan tri co so tu vién (gồm có chùa, thiền viện, tịnh xá,

tịnh thất, Niệm Phật đường).

Riêng thành phố Cần Thơ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần

Thơ là tổ chức giáo hội cấp thành phố trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam,gồm có: Ban Chứng minh, Ban Tri sự và các co quan trực thuộc Ban Tri sự

thành phố (Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Phật giáo, Ban Hướng dẫn Phật tử, BanHoằng pháp, Ban Nghỉ lễ, Ban Văn hóa, Ban Kinh tế Tài chính, Ban Từ thiệnXã hội, Ban Thông tin Truyền thông, Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát, Ban Phậtgiáo Quốc tế) và có 03 phân ban trực thuộc (Phân Ban Ni giới, Phân Ban Giađình Phật tử, Phân Ban Thanh thiếu niên Phật tử) Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo

Việt Nam cấp quận, huyện gồm có 09 Ban Tri sự trực thuộc Giáo hội Phật giáoViệt Nam thành phố Cần Thơ Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành

phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2022 — 2027, với tổng số là 60 vị, trong đó: Ban Chứngminh 04 vi, Ban Thường trực 21 vi, các ủy viên 35 vi (dự khuyết 05 vi) [15].

Trai qua quá trình 10 nhiệm ky, Ban Tri sự Giáo hội Phat giáo Việt Nam

thành phố Cần Thơ tuy có sự thay đôi về địa giới hành chính, cũng như qui mô

tổ chức, nhưng tăng ni phật tử thành phố Cần Thơ luôn kế thừa và giữ vững

Trang 34

truyền thống cao quý của các thế hệ tôn túc đi trước Nơi đây còn lưu mãi nhữngtam gương sáng ngời của các vị chân tu phạm hạnh, giàu lòng yêu nước, thương

dân như cố Hoà thượng Thích Pháp Thân, Hòa thượng Thích Trí Đạt, Hòa

thượng Thích Bửu Lai, Hòa thượng Thạch Chương, Hòa thượng Thích Thiện

Phước, Hòa thượng Thạch Khiêng, Hòa thượng Thích Phước Minh, Hòa thượng

Thích Chơn Từ, Hòa thượng Thích Huệ Thành, Hòa thượng Thích Chơn Đức,

Thượng toa Thích Thiện Thới, Ni su Thích nữ Dõng Liên, Ni trưởng Thích nữ

Trí Thanh, Ni trưởng Thích nữ Giới Liên Suốt quá trình hoạt động Phật sựtrong các nhiệm kỳ qua, Phật giáo thành phố Cần Thơ đã đạt được những thành

tựu tốt đẹp, chính là do Giáo hội Phật giáo Việt Nam có đường hướng hoạt độngđúng đắn phù hợp với Đạo pháp và Dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của

xã hội và thời đại [ 13].

1.3.3 Về cơ sở thờ tự, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ1.3.3.1 Vé cơ sở thờ tự

Thành phố Cần Thơ có tổng số cơ sở Phật giáo là 192, trong đó: có 151

cơ sở thờ tự (gồm 105 chùa, 33 tịnh xá, I1 tịnh thất, 02 Niệm Phật đường), 10

trụ sở hành chính đạo, 06 cơ sở hợp pháp khác (gồm Trường đào tạo người

chuyên hoạt động tôn giáo, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở y tế ), 05 điểm sinh hoạttôn giáo tập trung, 20 điểm sinh hoạt tôn giáo chưa hợp pháp (gồm chùa, tịnhthất, tịnh xá) Bên cạnh đó, gồm có 03 hệ phái chính: hệ phái Bắc tông có 90 cơ

sở tự viện, hệ phái Khất sĩ có 43 cơ sở, hệ phái Nam tông có 18 cơ sở (trong đó

Nam tông Khmer 13 và Nam tông Kinh 05) [15] Tuy có khác nhau về nghi lễ,nghi thức thờ cúng, ngôn ngữ và chữ viết, sinh hoạt tôn giáo, nhưng cả 03 hệphái đều sinh hoạt trong một tổ chức chung là Giáo hội Phật giáo Việt Namthành phố Cần Thơ, luôn thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và

tô chức, thé hiện tốt tinh thần đoàn kết gan bó nhau, cùng nhau thực hiện tốt cáchoạt động đạo sự do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phó đề ra,

hỗ trợ nhau trong việc hoằng dương chánh pháp.

Ngoài ra, có các cơ sở được xếp hạng di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc

gia và cấp thành phố, gồm có:

Trang 35

1) Chùa Hội Linh: Chùa Hội Linh còn có tên gọi khác Hội Linh Cổ Tu,

thuộc hệ phái Bắc tông, tọa lạc trên diện tích đất 6.500m” tại số 314/36 đường

Cách mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phốCần Thơ Vào năm 1993 được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Chùa Hội Linh

là di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Hiện nay do Hòa thượng Thích Thiện

Pháp làm trụ trì.

2) Chùa Long Quang: Chùa Long Quang còn có tên gọi khác Long Quang

Cô Tự thuộc hệ phái Bắc tông, nằm trên diện tích đất 11.700mỶ, tọa lạc tại số

155/6, khu vực Bình Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần

Tho Năm 1993, Bộ Văn hóa — Thông tin (nay là Bộ Văn hoá — Thông tin và Du

lịch) công nhận Chùa Long Quang cổ tự là di tích Lịch sử - văn hoá cấp quốc

gia Hiện nay do Thượng tọa Thích Bình Tâm làm trụ trì.

3) Chùa Pô thi Som rôn: Chùa Pôthi Somrôn xây dựng vào năm 1735,

trên diện tích 8.600m” là một ngôi chùa Khmer cô tọa lạc tại khu vực 4, phườngChâu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Năm 2006, Chùa PôthiSomrôn được công nhận là di tích Lịch sử - văn hóa cấp thành phó Trải quanhiều thăng tram, biến có, Chùa đã có 20 đời trụ trì và có hai lần thay đổi địa

điểm Lần đầu chùa xây dựng ở vàm Ô Môn di dời đến Ba Rích, thời gian sau vềRạch Chùa hiện nay Trong khuôn viên chùa có nhiều cây trong đó có một loài

cây tên là Somrôn nên chùa được đặt hiệu là Som Rôn và hiện nay do Hòathượng Đào Như làm trụ trì.

1.3.3.2 Chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ

Căn cứ tại khoản 6, 7, 8, 9 Điều 2 Luật Tin ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng11 năm 2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIVđã giải thích từ ngữ về tín đồ, nhà tu hành, chức sắc, chức việc.

- Chức sắc, Phật giáo có hệ thống hàng Giáo phẩm chức sắc da dạng,được tô chức chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong hành đạo, gồm có Hòathượng, Thượng tọa, Ni trưởng, NI sư Tại điều 68, 69 Hiến chương Giáo hộiPhật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII năm 2022, quy định: đối với Hòa

Trang 36

thượng, Ni trưởng được “Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn, cótuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên” Đôi với Thượng tọa,Ni sư được “Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn, có tuổi đời từ 45tuổi trở lên, tuổi dao từ 25 ha lap trở lên” Hiện nay hàng giáo phẩm chức sắcPhật giáo Cần Thơ có 15 Hòa thượng, 26 Thượng toa, 14 Ni trưởng, 57 Ni sư.

- Chức việc, Tô chức Phật giáo được Nhà nước công nhận vào năm 1981

với tên gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thành phần nhân sự tham gia các

cấp Giáo hội là Tăng Ni, Cư sĩ, Phat tử (gọi là chức việc) có uy tín, năng lực làm

việc, đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc, đảm bảo tính đạidiện của các tổ chức giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam Tại điều 36 Hiến chương Giáo hội Phật giáo ViệtNam sửa đổi lần thứ VII năm 2022, “guy định độ tuổi tham gia Ban Trị sự cấp

tỉnh phải đảm bảo về độ tuổi không dưới 25 tuổi và không quá 70 tuổi Đối vớitrường hợp Chư tôn đức là Ủy viên Hội đồng Trị sự đang tham gia tại Ban Trịsự tỉnh thì có thể kéo dài độ tuổi đến 75 tuổi” Giáo hội Phật giáo Việt Nam

thành phố Cần Thơ hiện nay có tổng số 300 chức việc.

- Thành phố Cần Thơ hiện có tổng số 491 nhà tu hành Phật giáo, trong đó:

140 Tỳ kheo, 168 Tỳ kheo ni, Thức xoa 21, Sa di 69, Sa di ni 33, 07 Tu nữ, 53

ngũ giới Tại điều 72 Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ

VII năm 2022, gọi là “Đại chúng ”.

- Tại điều 74 Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứVII năm 2022, quy định: “Tín đô Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những người

có niềm tin với Phật pháp, thực hành theo giáo lý Đức Phật; những người yêumễn, kinh ngưỡng dao Phật” Trên địa bàn thành phô Cần Thơ hiện có 119.019tín đồ theo đạo Phật, số lượng tín đồ có sự tăng giảm theo từng thời kỳ, có tinh thần

yêu nước, hoạt động gắn bó với dân tộc, có ý thức chấp hành pháp luật.

Trang 37

Tiểu kết Chương I

Xác định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của một bộ

phận nhân dân, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại

đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền

tự đo tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân

dân, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện, đổi mớichính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhằm cụ thê hóa Hiến pháp năm 2013 và phù hợp với đời sống thực tiễnhoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, ngày 18/11/2016, Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật

Tín ngưỡng, tôn giáo và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 Đồng thời, Chính phủ

đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chỉ tiếtmột số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Thực hiện các

nguyên tắc hiến định, Nhà nước Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thốngpháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáocủa người dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một đất

nước Việt Nam ngày càng phát triển, dân chủ, công bằng và văn minh.

Phật giáo Cần Thơ mang tính khoan dung hòa hợp rất sâu sắc, là tôn giáo

có mặt rất sớm ở Cần Thơ đã hòa nhập thích nghi và kết hợp đời sống tâm linh,văn hóa của người dân Cần Tho, từ đó đã làm cho Phật giáo tồn tai và phát triển

vững chắc với cộng đồng, đồng hành cùng với những giai đoạn lịch sử thăng

trầm của thành phố Cần Thơ Với sức mạnh từ tinh thần hoà hợp đoàn kết giữa

các hệ phái, tổ chức Phật giáo Cần Tho đã thực sự vững mạnh, kế thừa và pháthuy được những thành tựu từ các tổ chức Tỉnh hội Phật giáo Hậu Giang, CầnThơ (cũ) Thành hội Phật giáo thành phố Cần Thơ và nay là Ban Trị sự Giáo hộiPhật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ Nhân sự của Ban Trị sự Phật giáo ViệtNam thành phố Cần Thơ và các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận,huyện đã thực hiện được nguyên tắc hoà hợp đoàn kết, thống nhất ý chí, hànhđộng thống nhất về lãnh đạo và tô chức, đó là một ưu điểm lớn quyết định sựphát triển của Phật giáo địa phương.

Trang 38

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO

VÀ CONG TÁC QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VỚI HOẠT DONGCUA PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHO CAN THƠ HIỆN NAY

2.1 Thực trạng hoạt động của Phật giáo

2.1.1 Thực trạng sinh hoạt và hoạt động xã hội của Phật giáo2.1.1.1 Sinh hoạt của Phật giáo

Ban Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ là cấp điềuhành các mặt hoạt động phat sự của Giáo hội Phat giáo Việt Nam thành phố; tổchức triển khai thực hiện các chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt độngPhật sự tại địa phương theo sự hướng dẫn của Trung ương Giáo hội Phật giáoViệt Nam; ấn định chương trình hoạt động hang năm theo nghị quyết, chươngtrình hoạt động Phật sự của Đại hội đại biểu Phật giáo cấp thành phố đề ra CácBan chuyên môn trực thuộc Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố

gồm có: Ban Hoằng pháp, Ban Giáo dục Phật giáo, Ban Tăng sự, Ban Hướngdẫn Phật tử, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa, Ban Kinh tế Tài chính, Ban Từ thiện Xã

hội, Ban Kiểm soát, Ban Thông tin Truyền thông, Ban Pháp chế, Ban Phật giáoQuốc tế Mỗi Ban có nhiệm vụ đề xuất với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo ViệtNam thành phố về chương trình hoạt động của ngành mình phụ trách phù hợpvới nghị quyết, chương trình hoạt động Phật sự của Trung ương Giáo hội và củaBan Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp thành phó, Quy chế của các Ban,

Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội Các Ban chuyên môn có một số hoạt

động như sau [15]:

* Hoạt động tăng sự đã góp phần én định các mặt sinh hoạt nội bộ của

Tăng, Ni trong địa phương Từ việc thống kê tự viện, quản lý tăng ni, cho phépngười xuất gia, tổ chức An cư Kiết hạ, Khai Đại Giới Đàn, đề xuất cấp giấychứng nhận tang ni, tô chức những dot sinh hoạt hành chính giáo hội, học tậpHiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Nội qui Ban Tăng sự Trung ương.

Trang 39

Ban Tăng su đã làm tốt chức năng nhiệm vu được giao, thành tựu trong qua

trình qua được ghi nhận như sau:

Số lượng tăng ni, tự viện có sự phát triển mạnh trong thời gian qua làminh chứng cho một thiết chế quản lý tăng sự hoàn thiện hơn vừa giúp nếp sốngTăng đoàn ồn định, thanh tịnh, hòa họp vừa phát huy vai trò hoằng pháp lợi sanhcủa người xuất gia, tính đến nay thành phố Cần Thơ có tổng số 151 tự viện và

603 tăng ni Chính số lượng tăng ni đông đảo, hiện diện khắp các quận, huyệntrong thành phó, xuất thân từ nhiều truyền thống tu tập khác nhau là áp lực lớn

trong công tác điều hành của Ban Tăng sự nhằm duy trì sự thống nhất và hài hòagiữa các thành viên Tuy vậy bang nỗ lực của toàn ngành, tình hình sinh hoạtcua tang ni, tự viện trên dia bàn thành phố ôn định, đoàn kết hòa họp nhiều vịtăng ni được tạo điều kiện tham gia học tập dé nâng cao trình độ chuyên môn,

góp phần vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh; nhiều cơ sở tự viện được tôn tạo,

trùng tu khang trang giúp cho điều kiện sống và tu học được nâng lên rõ nét.

Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa Ban Tăng sự và các ban

chuyên môn trực thuộc Ban TrỊ sự, hàng năm tô chức thành công khóa An cưkiết hạ, giúp duy trì nếp sống đặc thù của Tăng đoàn và có những điều chỉnh phủ

hợp trong 05 năm qua, băng sự hướng dẫn xuyên suốt đó mà mỗi năm cókhoảng trên 150 tăng ni tham gia khóa an cư tập trung hoặc tại chỗ theo đúngluật chế định Ngoài ra cũng từ sự hướng dẫn của Ban Tăng sự Trung ương,cách 02 năm tô chức Đại Giới Đàn một lần, mỗi lần có trên 165 tăng ni được tho

giới, làm hành trang cho con đường tu học và hành đạo Bên cạnh đó, trong giai

đoạn năm 2017-2022, Ban Tăng sự đã lập hồ sơ đệ trình Hội đồng Tri sự và BanTăng sự Trung ương xem xét tan phong hàng giáo phẩm (chức sắc) cho 56 tăng

ni cụ thể gồm: 07 Hòa thượng, 14 Thượng tọa, 09 Ni trưởng, 26 Ni sư.

* Hoạt động giáo duc tăng ni luôn được chú trọng quan tâm phát triển vềmọi mặt, hiện nay thành phố Cần Thơ có 02 trường đảo tạo Phật học, gồm CÓ:

- Học viện Phật giáo Nam tông Khmer là trường dao tạo cử nhân Phật họcdành riêng cho sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer đã được Thủ tướng Chính phủ

Trang 40

thống nhất chủ trương thành lập vào năm 2006 Việc thành lập Học viện có ýnghĩa rất quan trọng, đáp ứng nguyện vọng của sư sãi và đồng bào Khmer khuvực Nam bộ Năm 2007, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tô chức chiêusinh và khai giảng khóa I (2007 — 2011) Đến nay, Học viện đã chiêu sinh vàkhai giảng được 05 khóa, với tổng số 133 tăng sinh theo học (trong đó cókhoảng 98 tăng sinh đã tốt nghiệp ra trường), đang chiêu sinh khóa VI Học việnđào tạo chỉ là trình độ cử nhân Phật học, còn thiếu trình độ về thế học, do đónhằm giúp cho tăng sinh Phật giáo Nam tông Khmer có thêm trình độ về thế họcthuộc hệ thống giáo dục Quốc dân Năm 2016, Hội đồng điều hành Học viện đềnghị được phối hợp liên kết với Trường Đại học Khoa học — Xã hội và Nhân vănthuộc Đại học Quốc gia Hà Nội mở 02 lớp đào tạo Đại học và 01 lớp sau Đại

học ngành Tôn giáo học hệ vừa học vừa làm cho Tăng sinh Học viện Phật giáo

Nam tông Khmer Đồng thời, nham phát huy vài trò của Phật giáo Nam tông

Khmer trong việc đảo tạo tăng tài, ngày 15/12/2019 Học viện Phật giáo Nam

tông Khmer phối hợp với Trường Đại học Khoa học — Xã hội và Nhân văn thuộc

Đại học Quốc gia Hà Nội tô chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đào tạo tăngtài và nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ tại Học viện Phật

giáo Nam tông Khmer: Nhiệm vụ và giải pháp”.

- Trường Trung cấp Phật học với 02 hệ đảo tạo là Trung cấp đặt tại chùaPhước Long, quận Cái Răng và lớp Cao dang chuyên khoa Phật học đặt tại chùa

Long Quang, quận Bình Thủy Trong thời gian qua đã hoàn thành chương trình

dao tạo và tô chức trao bằng tốt nghiệp cho 299 tăng ni sinh hệ Trung cấp (85

tăng ni sinh khóa I, 120 tăng ni sinh khóa II, 94 tăng ni sinh khóa HI) 223 tăng

ni sinh lớp Cao đăng chuyên khoa (71 tăng ni sinh khoá I, 77 tăng ni sinh khóa

II, 75 tăng ni sinh khóa III) Đồng thời, nhằm đào tạo, bồi dưỡng cho tăng ni trẻ,là đội ngũ kế thừa mạng mạch Phật pháp, Ban Giáo dục Phật giáo thành phố CầnThơ đã giới thiệu nhiều tăng ni đăng ký dự thi tuyển sinh Cử nhân Phật học tạiHọc viện Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay Phật giáo Can

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w