1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Giới thiệu Bản Tôn Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Minh Vương Bồ Tát và thực hành Mật Tông tại Luật Mật Viện Thắng Nghiêm - chùa Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGÔ HUY TRUNG

GIỚI THIỆU BAN TON PHẬT MAU ĐẠI CHUAN ĐÈMINH VƯƠNG BÒ TÁT VÀ THỰC HÀNH MẬT TÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGÔ HUY TRUNG

Chuyên ngành: Tôn giáo họcMã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐỖ THỊ MINH THÚY

Hà Nội - Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của cá nhân

Luận văn này được thực hiện sau quá trình học tập tại Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua.

Các nhận định, đánh giá, tài liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực,

có nguồn gốc rõ ràng và gan liên với thực tiễn.

Ngày 27 tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Ngô Huy Trung

Trang 4

LOI CAM ON

Trong thời gian hoc tập, nghiên cứu dé hoàn thành luận văn khoa học với détài: “Giới thiệu Bản Tôn Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Minh Vương Bồ tát và thựchành Mật Tông tại Luật Mật Viện Thắng Nghiêm - Chùa Khúc Thuỷ, xã Cự

Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.

Con đã nhận được sự ân cần chỉ dạy của Người Thay khả kính - Thay Kim

Cương Thượng Sư Thích Minh Thanh Con xin cảm tạ tri ân đến Người.

Em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS TS Đỗ Thị Minh

Thúy Em xin cảm ơn cô, những lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô.

Em xin gửi lời tri ân đến Quý Thầy Cô trong bộ môn Tôn giáo nói riêng,Quý Thầy Cô, Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói

chung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.

Ngày 27 tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Ngô Huy Trung

Trang 5

1.3 Khái quát về địa ban nghiên cứu

`" eee tenet eee e een ease ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

Tiểu kết: rr ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.CHƯƠNG 2: MỘT SO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VE BAN TON PHẬT MAU

ĐẠI CHUAN Đ: - 25s 2S 2t 2 211271071121121111211211 2111111121111 1e 332.1 Giới thiệu chung về Bản Tôn Phật Mẫu Dai Chuẩn Dé ERROR!

BOOKMARK NOT DEFINED.

2.2 Hình ảnh, tôn tượng Phật Mẫu Chuan Dé Bồ tát và ý nghĩa ERROR!

BOOKMARK NOT DEFINED.

2.3 Cac pháp khí, khí cụ và ý nghĩa ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.3.1 Khan Khata và ý nghia - 6 ch HH ng nưệt 41

2.3.2 Biéu tượng bat cát tường và ý nghĩa - 2 cccccxecerrrrreres 422.3.3 Chuông trống Bát nhã - 2 2 2k +E£EE#EE+EEEEEEE12E2E21 212121 ce, 44

2.3.4 Chuông chày Kim CƯƠng - < + 1311331119113 1E 1111k erree452.4 Chân ngôn Chuẩn đề Vương Bồ tát và ý nghĩa [6; 18] ERROR!

BOOKMARK NOT DEFINED.

2.5 Bố tự pháp va quán tưởng Chân ngôn Phat Mẫu Chuẩn Đề [6; 7] ERROR!BOOKMARK NOT DEFINED.

Trang 6

2.6 Luận giải về Bản tôn Phật Mẫu Chuẩn Đề và ý nghĩa thực hành Pháp môn

Chuẩn Đề Nhận định Bản Tôn Chuẩn Đề thuộc Phật Bộ (Phật Mẫu Bộ)

——— EEỶỶ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.6.1 Luận giải về Bản tôn Phật Mẫu Chuan Đề [7] 2-2 +52522.6.2 Y nghĩa thực hành Pháp môn Chuẩn đề ¿- ¿2 :s++zx++s+¿ 59Tiểu kết: (6c tEeEerkerrrkerxeei ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

CHUONG 3: THUC HANH NGHI QUY BAN TON PHAT MAU CHUAN DETAI LUAT MAT VIEN THANG NGHIEM - CHUA KHUC THUY VA NETĐẶC THU TRONG NGHI LE MAT TONG VIỆT NAM 64

3.1 Thực hành hành trì Chuẩn Đề tại Luật Mật Viện Thắng Nghiêm chùaKhúc Thủy huyện Thanh Oai Thành phố Hà Nội.ERROR! BOOKMARK NOT

3.1.1 Thực hành Nghi quỹ Hộ Ma Ban tôn 5555 << ++£sseese ó6

3.1.2 Thực hành phương pháp Nghi quỹ Quán hạnh Bản Tôn 81

3.2 Nét đặc thù trong nghỉ lễ Mật Tông Việt Nam va thực hành nghỉ lễ Mật

Tông tại Luật Mật viện Thắng nghiêm - chùa Khúc Thuy ERROR!

BOOKMARK NOT DEFINED.

3.3 Kết quả giáo hoá tại Luật Mật viện Thang nghiêm - chùa Khúc Thuy

¬ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

3.4 Một số kiến nghị -5-5-5+ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.Tiểu kết -2- 55c SceccExerxrrrrrrrred ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.KET LUAN 0oieocccccccccccsscsssessessessssssessecsessusssessecsessusssessessessusssessessessnsssessetsesanssseeseeses 101

PHU LUC HINH ẢNH 2-22 2E E22 1E7112712112711211211 1x1 Exerree 103TÀI LIEU THAM KHẢO -::2222221151522+22222211111112 2221102111 107

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khởi nguồn tại An Độ và tồn tại cho đến ngày nay đã trai qua hon 2500 năm

thăng trằm trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, Phật giáo đã để lại ba Tạng

Kinh điển cho các thế hệ sau về các giáo lý, luận giải, nghiên cứu về thế giới nhânsinh quan va vũ trụ quan mà ngày nay khoa học hiện dai vẫn chưa có thể tìm hiểu vàchứng minh được hết khối kho tàng tri thức đồ sộ này Việc tìm hiểu triết lý Phật giáovề nhân sinh quan và vũ trụ quan đang là mối quan tâm của nhiều học giả trên toàn

thế giới Qua đó, thế giới ngày càng nhận thức rõ được giá trị chân thực của Phật giáo

trong đời sống xã hội hiện đại Phật giáo hay “Đạo Phật” chính là “Đạo” mà cốt tủygiáo lý hướng về phương diện xã hội, về lòng Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đăng đối vớimọi loài chúng sinh có mặt trên Thế giới Phật giáo còn là Đạo của Tri thức, Trí tuệ,

biện giải được những thắc mắc của con người về chính bản thân mình, cùng khắp

trong vũ trụ Đạo Phật cũng luôn luôn song hành cùng sự phát triển của xã hội nhânloại và không tách rời với thế giới thực tại [18; 33] Tuy nhiên trong sự phát triển vàgiao thoa văn hóa giữa các dân tộc và cũng được coi là một tôn giáo ngoại nhập, Phậtgiáo đã hình thành nên các Tông phái khi đến các quốc gia khác nhau An Độ đượcví như là nơi thân, gốc rễ của Đạo Phật và phát trién thêm các cành nhánh khi du nhập

vào các quốc gia khác dé phù hợp với văn hóa, kiến thức và trình độ nhận thức của

người dân ban địa vào từng thời điểm Day chính là lý do hình thành nên mười (10)Tông phái lớn được biết đến như Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Thiên Thai,

Luật Tông, Tam Luận Tông, Duy Thức Tông, Pháp Hoa Tông, Hoa Nghiêm Tông,

Câu Xá Tông, Thành Thật Tông Tuy nhiên, những Tông phái có sức ảnh hưởng vàthâu nhiếp được nhiều tang lớp Phật tử tiếp tục được hoằng dương và phát triển như

Thiên, Tịnh Độ, Duy Thức, Mật, còn những Tông phái yêu cầu, đòi hỏi người thực

hành phải có một trình độ kiến thức nhất định đã dần thu hẹp và giới hạn về số lượngPhật tử có thé tham gia thực hành được.

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia được đón nhận Phật giáo từ rất

sớm, theo như lịch sử khảo cứu thì sau khi Đức Phật nhập Niết bàn khoảng 200 năm

Trang 8

thì Đạo Phật đã bắt đầu được truyền đến qua con đường To lụa trên biển và trên bộ.Trong suốt hơn 2300 năm hình thành và phát triển Phật giáo tại Việt Nam đến nay thìchỉ thâu tóm lại ba Tông phái chính được xiến dương phát triển mạnh nhất là Thiền

Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thì ba Tôngphái này có ảnh hưởng lớn nhất và cũng được chư Tổ hướng dẫn áp dụng cả ba Tôngvào trong tu hành đồng thời chứ không có sự tách biệt rd ràng như ở những quốc gia

khác [4]

Ké từ những năm 1995 trở lại đây, khi đất nước Việt Nam chuyền mình, mởcửa kinh tế, giao thương và hội nhập, thì Tôn giáo cũng không ngừng được phát trién.

Và Phật giáo một lần nữa cũng được chú trọng nghiên cứu, xây dựng, mở rộng dé

đáp ứng với nhu cầu đời sống tâm linh của người dân Việt trong giai đoạn mới, thời

đại mới Đặc biệt sự giao thoa của Phật giáo Việt Nam với các nước như Trung Quốc,

Đài Loan, Nhat Bản, Tay Tang, Srilanka, An Độ Va Mật Tông tại Việt Nam đangđược xiên dương, nghiên cứu tu tập, cùng với sự trao đôi về văn hóa tâm linh với Phậtgiáo Tây Tạng, Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ Đặc biệt các dòng phái truyền thừa từ TâyTạng, Bhutan, Đài Loan đã sang Việt Nam đề quảng bá, hoằng dương Pháp tu Mật

Tông của họ.

Do biến có lịch sử chiến tranh giữ nước, cùng các pháp nạn trong Phật giáomà Mật Tông Việt Nam đã bị gián đoạn, sự truyền nối không được liên tục, tài liệuchứng tích bị đốt phá mà làm ảnh hưởng đến sự phát triển Trước những van đề về du

nhập văn hóa Tây Tạng, Bhutan và phương Pháp tu tập Mật Tông từ các nước khác,

mà một số nhà nghiên cứu, Phật tử Việt Nam đã quên mat rang Việt Nam đã có một

bề dày lịch sử phát triển Phật giáo rực rỡ, đặc biệt là Mật Tông mà cho răng Mật Tôngcủa Việt Nam được truyền thụ từ Trung Quốc, Tây Tạng, Bhutan Trong khi những

quốc gia đó đón nhận Mật Tông sau cả Việt Nam [9]

Trong bối cảnh thông tin đa chiều và nhiều thông tin chưa rõ về sự phát triểnPhật giáo Việt Nam nói chung và Mật Tông nói riêng, bằng sự nghiên cứu tu học củamình, cùng với sự day dỗ chỉ bảo tận tình của người Thầy Kim Cương Thượng Sưkhả kính là Thượng Toạ Thích Minh Thanh và sự chia sẻ kinh nghiệm kiến thức của

Trang 9

các bậc Thầy đi trước, huynh đệ trong Tự viện, Sơn môn Hương Tích trong hơn mườinăm qua tại ngôi chùa lịch sử Luật Mật Viện Thắng Nghiêm - chùa Khúc Thủy, xãCự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội; đồng thời nhờ sự giảng dạy ân cần của các thầy

cô của Trường KHXHNV, cũng như kiến thức thu thập được từ những buổi tham

quan các Thánh tích Phật giáo tại Tay Tang, Trung Quốc, Mỹ, các buổi tọa đàm giao

lưu văn hóa với khoa tôn giáo trường đại học South Carolina (Mỹ), tôi xây dựng đề

tài: “Giới thiệu Bản Tôn Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Minh Vương Bồ tát và thựchành Mật Tông tại Luật Mật Viện Thắng Nghiêm - Chùa Khúc Thuỷ, xã Cự

Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” nhằm trình bày sơ lược Lịch sử Phậtgiáo Mật Tông Việt Nam và gan liền với phương Pháp tu tập mà Chư Tổ đã dé lại;đặc biệt là Đức Bản Tôn Thất Câu Chi Đại Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ tát đãđược hình thành và tu tap ở Việt Nam từ cách đây gần 2000 năm lịch sử Mật Tôngđã có một vị thế quan trọng trong lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam phát triển rực rỡtrong các triều đại phong kiến Tiền Lê, Lý, Trần vì vậy nó có những nét văn hóa đặcsắc riêng dựa trên sự kế thừa của Phật giáo nguyên thủy từ An Độ mà đã bản địa hóa

theo cách riêng của người dân Việt [9]

2 Tình hình nghiên cứu:

Nghiên cứu về Phật giáo nói chung, Mật Tông nói riêng đã được nhiều nhànghiên cứu quan tâm Số lượng công trình nghiên cứu rất phong phú, có thể chia ra

làm hai mảng tài liệu sau:

2.1 Những nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, Phật giáo Việt Nam

Thiền Uyén Tập Anh, còn gọi là Thiền Uyên Tập Anh Ngữ Lục, Thiền UyênTruyền Dang Luc là một tác phẩm sớm nhất của Phật giáo Việt được viết bang chữHán ghi lại tương đối hệ thống các Tông phái Phật giáo Việt Nam và hành trạng cácvị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý trongkhoảng thời gian từ cuối thế ky VI đến thế ky XIII Tác phâm cung cap cho luận văncây pha hệ truyền thừa của các vị Tổ Sư, qua đó khang định đặc điểm của Phật giáoViệt Nam: Đó là ba Tông phái Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông có ảnh hưởng

Trang 10

lớn nhất và nhiều chư Tổ trong tu hành đã áp dụng cả ba Tông trước khi được hợpnhất về giáo hội, về Tông phái dưới thời Trần [13]

Công trình của Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (trọn bộ 3 tập)

Nxb Văn học tái bản năm 2011, là công trình cơ bản nghiên cứu về lịch sử Việt Nam

tử khởi nguyên đến năm 1963 Tác giả phác họa một cách mạch lạc các mốc biênniên sử truyền giáo và phân tích, làm sáng rõ sự kết nối thống nhất bên trong giữa cácsự kiện, qua đó làm rõ nét bản sắc của Phật giáo Việt Nam Nguyễn Huệ Chi nhận

định: “Bộ sách của Nguyễn Lang đáp ứng được như cầu khám phá cặn kẽ về Phậtgiáo Việt Nam - một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm, không phải với tư

cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu, và vẫn được thường

xuyên bản địa hóa, dé trở thành một phần tâm linh dân tộc, không phải chỉ là một tôngiáo đơn thuần mà cao hon han thé, còn là một thành tổ trọng yếu của văn hóa, tưtưởng; và không phải là một thành tố rời rac, phân đoạn, mà luôn luôn hiện diện như

một hệ thống có sức vận động và phát triển tự thân trong suốt tiến trình lịch sử " 113,tr I5I Tác phẩm được giới nghiên cứu đánh giá cao về độ tin cậy trong nghiên cứu

lịch sử Phật giáo Việt Nam Tác phẩm đã giúp luận văn tham cứu khi triển khai về

những đặc điểm, giá trị của Phật giáo Việt Nam trong đó có Mật Tông.

Cuốn Lược Sử Phật Giáo của Edward Conse đã nêu bật được bối cảnh và sựphân đoạn bồn thời kỳ Phật giáo, được phân tích trong các không gian cụ thé (An Độ,

Nepal và Kashmir, Tích Lan, Trung Á, Trung Hoa, Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật

Bản, Tây Tang, Mông C6) Tác giả đã bao quát được những chỉ tiết cốt lõi du đượctrình bày dưới hình thức khái quát nhất Trong đó, sự truyền bá và phát triển của Phậtgiáo Ấn độ vào Trung Hoa được Edward Conze trình bày một cách cô đọng Côngtrình gồm hơn 300 trang, với tư tưởng Đại thừa, được trình bày một cách súc tích,căn bản Tác phẩm là tài liệu tham khảo giúp luận văn có cái nhìn bao quát về lịch sử

Phật giáo [36]

2.2 Những nghiên cứu về Mật Tông

Các công trình của Hòa thượng Thích Viên Thành: Nghi thức tu trì Chuẩn Đề(1984), Nghỉ thức tu trì Dai Bi - Nghi thức tu trì Chuan Đề (1997) là các tác phâm có

Trang 11

vị trí đặc biệt mở đầu trong khảo cứu, phục dựng vé các nghi thức tu trì Chuan Đề

Mật Tông

Các công trình của Thượng tọa Thích Minh Thanh: Nghi quỹ Hộ ma Phật Mẫu

Chuẩn Dé, Nghi quỹ Quán hạnh Phật Mẫu Chuẩn Dé (2019) trực tiếp di sâu nghiêncứu về hai Nghi quỹ Phật Mẫu Chuan Đề là các tác phẩm tiếp nối các khảo cứu củaHòa thượng Thích Viên Thành Các công trình của Hòa thượng Thích Viên Thành vàThượng tọa Thích Minh Thanh cung cấp nền tảng hiểu biết căn bản về Phật MẫuChuan Đề cho luận văn.

Công trình của tác giả Nguyễn Minh Ngọc: Mật Tông trong đời sống văn hóatinh thần của người Việt (2010) đã tiếp cận Mật Tông dưới góc độ tìm hiểu vai tròcủa Mật Tông trong xã hội, trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt qua côngnăng của các thần chú và các Pháp tu Từ góc nhìn đương đại tác giả cho rằng MậtTông hiện thu hút được sự quan tâm của đông đảo quan chúng tin đồ Việt Nam Côngnăng của các thần chú và các Pháp tu Mật Tông được coi là thích ứng với điều kiệnkinh tế, xã hội đang nhiều biến động Tác phâm là tài liệu tham khảo hữu ích cho luận

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống các kiến thức tổng quan lịch sử Tông phái Phật giáo Việt Nam và

Mật Tông Việt Nam, các tư liệu có liên quan đến quá trình du nhập và phát triển tại

Việt Nam qua các thời kỳ.

- Tống hợp thông tin về Ban Tôn That Câu Chi Đại Phật Mẫu Chuan Dé MinhVương Bồ tát và những nghi thức, nghi lễ, pháp khí của Mật Tông trong truyền thống

Mật giáo Việt Nam.

- Trình bày một số nghi lễ thực hành Mật Tông tại Luật Mật Viện Thang

Nghiêm - Chùa Khúc Thuỷ.

- Bước đầu đưa ra một số đặc trưng của Phật giáo Mật Tông Việt Nam trongđời sông văn hóa Việt Nam.

Trang 12

- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo tin cậy trong nghiên cứu chuyên sâu về BảnTôn Phật Mẫu Đại Chuan Đề và thực hành Mật Tông tại Luật Mật Viện ThắngNghiêm - chùa Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội từ 1997 đến nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Bản Tôn Phật Mẫu Đại Chuân Đề và thực hành MậtTông tại Luật Mật Viện Thắng Nghiêm - chùa Khúc Thuy, xã Cự Khê, huyện Thanh

Oai, Hà Nội.

- Pham vi nghiên cứu:

Về không gian giới hạn tại Luật Mật Viện Thang Nghiêm - Chùa Khúc Thuy,

xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Về thời gian tập trung nghiên cứu từ 1997 — 2022: Thời gian tập trung nghiên

cứu từ 1997 gắn với cột mốc Tháng 2 năm 1997, cô Hòa Thượng Viện Chủ Sơn môn

Hương Tích Thích Viên Thành cử Thượng Tọa Thích Minh Thanh về trụ trì chùaKhúc Thuỷ Thời điểm bấy giờ chùa chỉ còn là phế tích, đồng thời đây cũng là thờiđiểm chùa trở thành Mật viện hoằng pháp Mật Tông.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vat lịch sử, Tư tưởng Hồ Chi Minh và các quan điểm của Dang, Nhà

nước về tôn giáo tín ngưỡng trong nghiên cứu đời sống tôn giáo tín ngưỡng tại địabàn nghiên cứu.

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện trung thực quá trình hình thành Phật giáo

và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam.

- Phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích tài liệu từ gốc cũng nhưnguồn tư liệu thứ cấp.

- Phương pháp quan sát, tham dự.

- Cách tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành được sử dụng khi xem xét

các vân đê thuộc nội dung nghiên cứu của luận văn.

Trang 13

6 Kêt cầu luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội

dung của luận văn được chia thành 3 chương 12 tiết.

Trang 14

Chương 1:

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ, GIÁO NGHĨA, PHƯƠNG PHÁP TU TẬP PHẬTGIAO MAT TONG VÀ KHÁI QUÁT VE DIA BAN NGHIÊN CỨU

1.1 Khái lược về lich sử Phat giáo Mật Tông va sự hình thành phat triển

tại Việt Nam

Theo tư tưởng Phật giáo Đại Thừa thì trong 49 ngày thiền định dưới gốc BồDé, Đức Phật đã thuyết hai bộ Kinh lớn là Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Phạm Võngtrong cảnh giới Thiền định cho các Đại Bồ tát và bát bộ Hộ Pháp, trong đó Ngài Kim

Cương Tát Đỏa là Thượng Thủ Khi Bồ tát Văn Thù và Tôn giả A Nan kết tập xong

bộ Kinh này thì Long Vương đã thu về cất giữ trong tháp sắt ở Long cung Sau này,khi Bồ tát Long Thọ ra đời, Ngài đã nhập thiền định đỉnh lễ Bồ tát Kim Cương TátĐỏa, vào cảnh giới Long Cung dé đọc các bộ Kinh Hoa Nghiêm này gồm có ba bản:

Thượng, Trung và Hạ (Bản Hạ có 10 vạn bài kệ và 38 phẩm; Bản Trung có 49 vạn 8nghìn § trăm bài kệ, 1200 phẩm; Bản Thượng có 1300 Đại Thiên Thế Giới và số kệnhiều như bụi nhỏ, Một Tứ Thiên Hạ Sớ Bản kệ nhiều như bụi nhỏ) Long Thọ Bồtát thay rằng con người ở thế giới Sa Bà chỉ có thé lĩnh hội được giáo lý trong Ban

Hạ với 10 vạn bài kệ nên Ngài đã ghi nhớ và cho Đệ tử ghi chép lại sau này và các

bộ Kinh Đại Nhật Như Lai, Kim Cương Đỉnh cũng được xuất hiện từ đây.[4]

Phật giáo Mật Tông được chính thức thành lập vào thế kỷ thứ VII ở vùng NamAn Độ Ở An Độ, giai đoạn mà Mật giáo phát triển mạnh mẽ nhất là dưới thời các

Vương triều Pàla (750 - 1150 sau CN) ở Bengale (An D6) Nhà Vua Dharmapala (thế

ky VID), người đã nhiệt thành ủng hộ xây dựng Tu viện Vikramasila, làm trung tâm

truyền bá Mật giáo [5, 12]

Ngài Long Thọ Bồ tát (Nagarjuna, 150 - 250) được coi là vị Tổ Sư của Mậtgiáo Ngài thuộc dòng Bà la môn, thụ giới tại Nalanda, sau đó đến Vương Xá tu mười

hai năm đắc thánh quả Đại thủ ấn tat địa (Mahamudrasiddhi).

Long Trí (Nagabodhi) là truyền nhân của Ngài Long Tho Sau mười hai năm

tu hành, Ngài chứng ngộ thánh quả.

Trang 15

Kim Cương Trí (Vajrabodhi, 663 - 723) người Nam Ấn, tu học ở Nalanda.Năm mười lim tuổi qua Tây An học về Nhân Minh luận với Ngài Pháp Xứng, sau đótham học về Luật, Trung Quán luận, Du già luận, Duy Thức luận, sau cùng tu học

và nghiên cứu Kim Cương Đỉnh (Vajra Sekhàra) và các Kinh Mật giáo với Ngài Long

Trí ở Nam An bảy năm Năm 720, Ngài qua Trung Hoa, đến Lac Dương truyền bá

Mật giáo Ngài được coi như vi Tổ đầu tiên của Mật Tông Trung Hoa đồng thời với

Ngài Thiện Vô Úy.

Bắt Không Kim Cương (Amoghavajra, 750 - 774) là đệ tử xuất sắc của NgàiKim Cương Trí Ngài người Bắc Ấn, thụ giới Sa di năm 15 tuổi, theo Thầy đến LạcDương thọ Tỷ khiêu giới năm 20 tuổi Tu học mười hai năm thông suốt Mật giáo.Sau khi Thầy mất, Ngài cùng với các đệ tử qua Tích Lan nghiên cứu giáo lý KimCương đỉnh Du già và Dai Nhật thai tạng Trở về Trường An với số Kinh điển đồ sé,Ngài khởi công dịch thuật Ngài Bất Không Kim Cương là Quốc sư của ba triều vua

Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông.

Thiện Vô Úy (Subhakarasimha, 637 - 735) là đệ tử của Ngài Long Trí, tức là

huynh đệ với Ngài Kim Cương Trí, từng là vua xứ Orissa, tu học ở tu viện Nalanda,

thâm hiểu Du già, Chân ngôn và ấn quyết.

Mật giáo Ấn Độ được khởi xướng và truyền bá do các cao Tăng như LongThọ, Long Trí, Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy Trên mặt giáo nghĩa và hành trì thì

chia làm hai phái Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim Cương thừa (Vajrayàna), dựatheo tư tưởng của hai bộ Kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh [9; 16]

Tại Việt Nam trước 1945, sự phát triển Chân ngôn Tông hay Mật Tông diễn

Trang 16

Đỉnh, Tô Tắt Địa đã được truyền bá và thuyết giảng tại xứ Giao Châu trong thờikỳ này Đặc biệt phải ké đến hệ thống hình thành và thờ cúng Phật Mẫu Man nươngtứ Pháp bao gồm chùa Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), chùa Dâu (Phúc Khê Tự, Khúc

Thuy xưa - nay thuộc quản lý cua Thôn Thuong Phúc, xã Ta Thanh Oai, huyện Thanh

Trì, Hà Nội) thờ Phật Pháp Vũ va Ma But (tháp Phật - thời vua A Dục) cùng thời

điểm với chùa Đậu (Thường Tín), chùa Tướng, chùa Dàn, chùa Tổ (Thuận Thành

-Bắc Ninh) đã được các Tôn giả như Diệu Đức, Ca Diếp Ma Đằng (Kim Trang), Trúc

Pháp Lan (Kim Quốc), Khâu Đà La.v.v cùng với chính quyền Ngô Sĩ Nhiếp choxây dựng vào thời kỳ đầu thế kỷ thứ 2 thờ Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện,Man Nương - Tứ Pháp [29] Bên cạnh hệ thống năm chùa ở Bắc Ninh còn có nhiều

nơi khác nữa như ở ngoại thành Hà Nội có hệ thống: Chùa Sùng Nghiêm (Keo) thờ

Pháp Vân (hai pho tượng); chùa Ninh Hiệp (chùa Nành) thờ Pháp Vân gọi là chùa bà

Nành; chùa Pháp Vân, Pháp Vũ ở Thanh Trì; chùa Đại Bi (chùa Sét) thờ Tứ Pháp Ởtỉnh Hưng Yên, xã Lạc Hồng có: Chùa Thái Lạc thờ Pháp Vân; chùa Hồng Cầu thờPháp Vũ; chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi; chùa Hong Thai tho Phap Dién; X4 Lac Dao

có chùa Lac Dao thờ Pháp Van; chùa Hoang thờ Pháp Vũ; chùa Hướng Dao thờ Pháp

Lôi; chùa Tân Nhuế thờ Pháp Điện Ở tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) có chùa PhápVân thờ Pháp Vân; chùa Thành Đạo (chùa Đậu) thờ Pháp Vũ Ở tỉnh Hà Nam có:Chùa Quế Lâm (chùa Bến hay còn gọi là chùa Bà Bến), chùa Do Lễ, chùa Thôn Bồn,

chùa Tiên thờ Pháp Vân; chùa Trinh Sơn, chùa Bảo Sơn (chùa Bà Đanh) thờ Pháp

Vũ; chùa Đặng Xá, chùa Nứa thờ Pháp Lôi; chùa Bầu thờ Pháp Điện [30; 33]

Qua đây cũng cho thấy các Tôn giả Án Độ đã khéo léo đưa Phật giáo hoà nhập

vào văn hóa tín ngưỡng bản địa (từ văn hóa lúa nương chuyển sang nên văn minhđông bằng lúa nước) và hình tượng Man Nương - Tứ Pháp tiêu biểu cho Phật Bộ“Ngũ Trí Như Lai” với bốn vị Phật ở bốn phương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi,

Pháp Điện - A Súc Bệ Phật; Bảo Sinh Phật; A Di Đà Phật; Bất Không Thành Tựu

Phật) và vị trí trung tâm là Đại Nhật Như Lai (Man nương), Bản tôn là Đại Phật Mẫu

Chuẩn Đề là me bay muôn ức Đức Phật cũng tương ứng với anh hưởng văn hóa

Mẫu hệ bản địa tại thời kỳ đó Từ các căn cứ trên chúng ta có thê thấy Chân ngôn

10

Trang 17

Tông đã đến với Việt Nam rat sớm, ngay sau khi được hình thành và phát triển tại AnĐộ bởi Tổ Sư Long Thọ [30]

Thời kỳ thứ hai: Đến thé kỷ thứ VI, Mật Tông đã có sự phát triển về giáo luậtvới sự hiện diện của Thiền Sư Ty Ni Da Lưu Chi người An Độ, Thiền Sư đã tiếp tụcphát triển Mật Tông tại xứ Giao Châu qua hình thức tu tập “Tổng Trì Tam Muội”(Dharani samadhi), dịch hai bộ Kinh là Kinh Tượng Đầu Tinh Xá và kinh Đại thừaphương quảng Tổng trì Nhận xét về dòng Thiền Tỳ Ni Da Lưu Chi ở Việt Nam,

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh cho rằng: “Tượng Đầu Tinh Xá là một kinh có chủ đềthiền và chủ đề giác ngộ Bồ đề, thuộc văn hệ Bát Nhã Còn Kinh Tổng Trì là mộttrong những kinh đầu tiên của hệ thống Mật giáo Vì vậy cho nên chúng ta biết rằngpháp thiền quán của dao But mà thay Tỳ Ni Da Lưu Chi đem vào Giao Châu hồi đó,có hai màu sắc: Màu sắc của Bát Nhã và màu sắc của Mật Tông Đến Thầy Tỳ NiĐa Lưu Chi, mới là Bat Nhã Nhung Bát Nhã ở đây được yém trợ bởi tư tưởng TâmẤn của Mật Tông” [13]

Lịch sử Phật giáo Việt Nam và Nhật Bản cùng ghi nhận rằng vào thế kỷ thứVIII (752), Tổ Sư Phật Triết người Việt Nam đã từ xứ Giao Châu di hoằng truyềnPhật Pháp và Chân ngôn Tông sang Nhật Bản và trở thành vị Sơ Tổ khai sáng NhãNhạc Nhật Bản (nhạc cung đình) có nguồn gốc từ Lâm Ấp Nhạc của Việt Nam vàdựa trên nghi thức cúng dàng lời ca tiếng nhạc lên chư Phật Những vũ điệu Bồ tát,Bạt Đầu, Bội Lư được nhà Sư Phật Triết xây dựng thành những tiết mục công phu,kết hợp cả diễn tau âm nhac, múa hát, hóa trang, mang nội dung tư tưởng Phật giáo

và âm hưởng nhac Lâm Ap (Việt Nam) kết hợp với mau sắc trong cung đình Nhật

Bản, đã tạo hiệu ứng độc đáo, trở thành nên tảng dé phat trién thanh nhac cung dinh

Nhat Ban sau nay [8; 9]

Cũng giai đoạn thé kỷ 8-10 nhà tiền Lê và nhà Lý, Mật Tông đã rat thịnh hành

tại Việt Nam, vua quan lại đã cho dựng những cột đá chạm khắc thần chú như Tam

tự tổng tri (OM AH HUM), Phật Dinh Tôn Thắng Da La Ni, Bạch Tan Cái ThầnChú tại một số chùa, nơi thờ tự và các di tích được xác định xây dựng vào khoảngcác năm 973, 995 tại kinh đô Hoa Lư Ninh Bình, dấu ấn Mật Tông còn thê hiện qua

11

Trang 18

các hệ thông Pháp tu hành như Chuan Đề, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Mã đầuQuan Âm cùng các nghi lễ Thiên Phật, Hội đèn quảng chiếu, lễ hội tụng Kinh Nhân

Vương Bát Nhã Ba La Mật Đa Các cao Tăng thời đó như Khuông Việt, Lý Khánh

Vân, Từ Đạo Hạnh, Thiền Nham, Nguyễn Minh Không, Giác Lộ, Giác Hải, Nguyện

Học đều nổi danh bởi phương Pháp tu tập Tổng Tri này [1; 5]

Thời kỳ thứ ba vào thế kỷ thứ XIII - XIV với sự xuất hiện của Thiền phái

Trúc Lâm: “Giáo hội Trúc Lâm là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã cómặt tại Đại Việt từ thé kỷ thứ XII, XIV Khuynh hướng thống nhất Phật giáo, khôngchia Tông phái mà thu góp tat cả tinh hoa của các Tông phái lại dé cùng thực tập vớinhau” [11] Mật Tông trong thời kỳ này đóng vai trò chuyên trách các vấn đề giaotiếp giữa con người và trời đất nhằm cầu cho Quốc thái dân an, điều này đã thúc đâysự xuất hiện các Sa môn Mật Tông, các ngôi chùa Mật Tông Dường như nghịch lý,trong khuynh hướng thống nhất Phật giáo, Mật Tông giai đoạn này lại dù không rộngkhắp nhưng đã hiện diện như một Tông phái chứ không chỉ tổn tại như các yếu tốMật giáo trong Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chỉ trước, Thiền vô Ngôn Thông sau này nữa.

Các Hệ phái Mật Tông như Hương Sơn, Pháp Cổ đã xuất hiện trong thời kỳ này (xin

xem sơ đồ dưới đây được dẫn theo Thư viện Hoa Sen)

12

Trang 19

Biểu đồ VII.3: Thiền Tông Việt Nam - Thiên phái Trúc Lâm Yên Tử

x82 V123 ‘ Phap Loa To.

Pháp trang, Hương trang Hương Sơn, Pháp Co, Mat Tong1284 - 1330

Cảnh Huy Huyền Quang Quế Đường

1254 5 1334

Hương Hải

1628 - 1715

THIÊN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

Sách Tam Tổ Thực Lục cho biết trong ba vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm, Phậthoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đặc biệt coi trọng Mật Tông Sự thống nhất các

Hệ phái trong Thiền phái Trúc Lâm là một quá trình vận động lịch sử của Phật giáoViệt Nam, mà còn từ một cội nguồn tư tưởng căn bản: “Có một điều chúng ta nênbiết là Mật giáo có liên hệ mật thiết với thiền Ngay trong Tâm Kinh Bát Nhã thì Mậtgiáo đã có mặt: Gaté gaté, para gaté parasam gaté Tại sao vậy? Tại vì chính văn họcBát Nhã đã tạo ra Mật Giáo, mà hồi đó văn học Bát Nhã cũng là nền tảng của thiền

13

Trang 20

tập Không những vậy, văn học Bát Nhã đã tạo ra văn học Hoa Nghiêm, cho nên tưtưởng Bát Nhã có liên hệ đến tư tưởng thiền [11]

Sách Tam Tổ Thực Lục dẫn lý do đề cao Mật Tông trong hợp nhất các Tôngphái trong Trúc Lâm như sau: Vua (Trần Nhân Tông) thường ngủ trưa ở chùa TưPhúc trong Đại nội, một hôm mộng thấy trên rin tré một hoa sen vàng lớn như bánh

xe, trên hoa có Phật vàng, có người đứng bên cạnh chỉ Điều Ngự hỏi: “ðiếi vị Phậtnày không? Đức Biến Chiếu Tôn đấy” (Một trong những pháp hiệu dé gọi Đức giáochủ Mật giáo) [18b, tr9]

Đến Tổ thứ hai Pháp Loa, ông đã sử dụng những yếu tố Mật Tông trong sự tuhọc của mình Đoạn hội thoại của ông với Huyền Quang về thức/ngủ, bệnh/khôngbệnh, khi bị Huyền Quang bắt gặp Sư kêu “hồng, hồng” [18b, tr31] và cái đạp của Sưcho thay Pháp tu Mật Tông và Pháp tu Thiền đã được bộc 16 trọn ven Hồng hồng -thần chú Mật Tông và đánh (đạp) nhăm thức tỉnh của trong phép tu Đầu đà Thiền

Pháp Loa là người trực tiếp thực hành một số nghi lễ Mật Tông: “Tháng 9 nămKỷ Dậu, niên hiệu Hưng Long thứ 17, Sư phụng chiếu theo thuyền Vua rước Xá lợiĐiều ngự từ đại nội xuống phủ Long Hưng, tôn trí vào lăng “Lúc mở bảo vật đưaxuống ham hay bọc Xá lợi, sư đều có pháp ngữ” [18b, tr24] “Ngày 16 tháng 3 nămCanh Thân, niên hiệu Đại Khánh thứ bảy (1320), lúc đưa thi thể Anh Tông vào kimquan và khi hạ huyệt, Sư đều có pháp ngữ” “Năm Quý Hợi, niên hiệu Đại Khánh thứ

10 (1323) tháng 9, Tư đồ Văn Huệ Vương mời Sư về chùa Báo Ân tại Siêu Loạidé truyền giới Bồ Đề và thọ Pháp quán đỉnh” [18b, tr 27, 28] Tổ Pháp Loa có các đồ

đệ tu Mật Tông: “Năm Ky Mùi, niên hiệu Đại Khánh thứ sáu (1319) trời hạn, có chiếusai Sư cầu mưa, Sư khiến Sa môn Thu Tử cầu, được ứng nghiệm” “Ngày mùng 1tháng 9 năm Ất Sửu, niên hiệu Khai Thái thứ hai (1325), Sư phụng chiếu vào chùaTư Phúc trong Đại nội giảng Kinh Viên Giác Tháng này trời hạn có chiếu thỉnh Sư

cầu mưa, Sư sai một vị Tăng cầu được ứng nghiệm.” “Năm Ất Sửu, niên hiệu Khai

Thái thứ ba (1326), tháng 4 đại hạn, Sư phụng chiếu cầu mưa, bèn sai Thu Tử cầuđược ứng nghiệm lập tức” Về Sa môn Thu Tử, Tam Tổ Thực Luc cho biết Sư vốn trụ

14

Trang 21

trì chùa Diên Quang tại Hiển Linh, Sư là Sa môn được ban áo tia, đồng thời là ngườithân cận được Pháp Loa khi 6m nặng sắp mắt, sai đến thuyền Vua trình lên Vua pháp

kệ và lời di chúc [18b, tr 26, 27, 29, 30, 32)

Dưới triều Nhà Tran, Mật Tông đã được xién đương thông qua việc thực hành

Nghi quỹ Dan trang cầu siêu, chan tế cô hồn, giải oan cắt kết Kim Cương trường

Đà La Ni được biên soạn bởi Tam tô Trúc Lâm và các đệ tử.

Phật giáo Việt Nam nói chung và Mật Tông nói riêng đã bị ảnh hưởng và suy

giảm vào thời kỳ pháp nạn nhà Hồ và giặc Minh xâm lược, chùa chién, di tích bị tanphá, Kinh sách, Nghi quỹ bị cướp đốt, các chứng tích còn lại không còn nhiều, cũng

từ đó việc truyền thừa Mật Tông bị ngắt quãng theo biến có lịch sử của đất nước [5]

Thời kỳ triều đại hậu Lê và đến giai đoạn lịch sử cận đại, Phật giáo Việt Namtuy có hồi phục nhưng không còn sự ảnh hưởng lớn mạnh như trước do chủ trươngtam giáo đồng nguyên (Nho, Đạo Lão, Phật giáo) bởi triều đại phong kiến thời đó.Mật Tông cũng không nam ngoài anh hưởng này và một số nghi thức, phương Pháptu tập thực hành đã bị ngoại đạo cắt xén cải biên theo cách thức tu tập của họ nhằm

mưu cầu lợi ích cá nhân, vật chất trước mắt Một số Sơn môn, Tổ Đình vẫn còn duy

trì thực hành Mật Tông nhưng không còn phổ biến rộng rãi (vi dụ Hệ phái HươngTích, chùa Thay, chùa Cổ Lễ, chùa Phổ Minh, chùa Dược Su, chùa Bối Khê ).

Giai đoạn đầu của lich sử hiện đại, đất nước xảy ra chiến tranh, người xuất giatu hành không còn nhiều, chùa chiền bị tàn phá, Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt

Nam và được bảo trợ bởi chính quyền thực dân Pháp, Mỹ Nhiều nơi chùa chién bị

dỡ bỏ làm nhà thờ, bệnh viện, trường học bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây dunhập cùng với Thiên Chúa Giáo Thời kỳ hiện đại đất nước bị chia cắt bởi cuộc chiếntranh Pháp, Mỹ Miền Bắc dồn toàn lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, số lượng

tăng sĩ xuất gia tu hành hầu như không phát triển Cuộc Cai cách ruộng đất năm 1956với mục tiêu đem lại ruộng đất cho dân nghèo đã đem lại sự biến đồi tích cực cho xã

hội Tuy nhiên, đứng từ góc độ văn hóa, các giá tri tâm linh chưa được coi trọng Tínhcực đoan của phong trào bài trừ mê tín dị đoan đã dẫn đến tình trạng tại một số địa

15

Trang 22

phương chùa chién, đền miéu, bia ký, tượng pháp bi phá huỷ, việc truyền thừa tramlắng.

Tại miền nam, Phật giáo gặp những biến có đưới thời chính quyền Ngô Đình

Diệm Tuy nhiên, thời kỳ sau ghi nhận: Kinh sách được khôi phục và biên soạn, việc

dịch lại có hệ thống, các tu sĩ tại miền nam đi sam cứu tại nước ngoài (An Độ, Dai

Loan, Nhat Ban, Nepal, Srilanka ) và Mật Tông Tay Tang cũng được du nhập và

phát triển trong giai đoạn này Khu vực Núi Cam (An Giang) cũng được xem là mộttrong số những nôi phát tích Mật Tông tại phía Nam, Việt Nam Trong thời kỳ nàynhiều vị Tổ Sư ở phía nam đã dày công nghiên cứu và biên soạn hệ thống lại Mật

Tông bộ, Kinh chú Đà La Ni, Nghi quỹ thực hành như Hoa Thượng Thích Viên

Đức, Thích Thiền Tâm, Thiền Sư Nhẫn Tế, Thích Đồng Hạnh, Thích Quảng Trí, ni

sư Thich Nỡ Trí Hải, [30]

Đến dau thé kỷ 21 đã có nhiều kinh sách Nghi quỹ hành tri Mật Tông được

Việt dịch và biên soạn bởi các Tu sĩ như Thích Nguyên Tang, Thích Pháp Quang,

và cư sĩ như Huyền Thanh (1958-2017), Tống Phước Khải, cư sĩ Phi Bằng và được

trợ giúp bởi các Tu viện, giáo hội Việt Nam trong nước và hai ngoại.[ 13]

Sau khi đất nước thống nhất (1975) đến đầu thập kỷ 80, Hệ phái Hương Tíchdo có Hòa Thượng viện chủ Thích Viên Thành đã từng bước khôi phục và truyền bálại Mật Tông Việt Nam Chùa Hương còn được biết đến là một trong những Sơn môntu tập và thực hành Pháp môn Tổng trì theo tông chỉ yêu quyết được dé lại và truyền

thừa từ các đời Tổ Sư Đệ Nhất, Đệ Bát.v.v cho thế hệ sau như kệ truyền Tông vàyếu quyết hành trì [9; 24; 30]

Tóm lại, trải qua nhiều biến có lịch sử thăng trầm dựng nước và giữ nước cùngcác thời kỳ Pháp nạn mà tài liệu Mật giáo bằng tiếng Phạn phần lớn đã bị tiêu huỷ,lay cướp của hai thời kỳ Pháp nạn từ giặc phương Bắc và chỉ còn ít chứng tích bằngđá lưu lại Các vị Tô Sư ở Việt Nam đã phải dày công khôi phục các Nghỉ quỹ, Kinh

điền Mật Tông từ Hán tự thông qua sự giao thoa văn hóa phương bắc dé tiếp tục mạng

mạch Mật giáo Việt Nam phù hợp với văn hóa truyền thống bản địa cũng như truyềnthừa tiếp nối đến ngày nay.

16

Trang 23

1.2 Giáo nghĩa Mật Tông, phương Pháp tu tập

1.2.1 Giáo nghĩa Mật Tông1.2.1.1 Mandala

Xuất phát từ tư tưởng của hai bộ Kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh, Mật

Tông thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới Mandala và Kim cương giới Mandala.

Mandala, Hán dich là luân viên cụ túc, nghĩa là vòng tròn đầy đủ Đây là biéu

tượng của vũ trụ và năng lực trong vũ trụ được trình bày bằng các hình vẽ Mandala,

về mặt triết lý, là cơ sở hợp nhất thế giới hiện tượng và thế giới bản thé, là đối tượngcủa thiền quán Trong ý nghĩa thực tiễn thi Mandala là Đàn tràng bằng đất dé hành

giả bày biện các lễ vật hay pháp khí phục vụ cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tutap, v.v

Thai tạng giới Mandala (Garbhadhàtu Mandala) là yếu tố thụ động tâm linh,cũng có nghĩa chỉ cho vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính Tác dụng lý tính như thai mẹchứa đựng đứa con, từ lý tính thai tạng mà xuất sinh mọi Công đức.

Kim cương giới Mandala (Vajradhatu Mandala) là yếu tố tác động, biéu hiệncho trí tuệ viên mãn, còn gọi là trí thủy giác Kim cương giới là trí tuệ nội chứng củaPhật Bí Tạng ký có nói: "Thai tạng là lý, Kim cương là trí".

Như vậy, Thai tạng giới biểu pháp cho bản thể Phật tính của mọi chúng sinhvà Kim cương giới biéu pháp cho trí tuệ viên mãn Từ Thai tạng giới mà xuất sinhKim cương giới theo tiến trình nhân quả Sự hợp nhất Kim cương giới và Thai tạnggiới là sự chứng ngộ tối thượng (là sự phối ngẫu được trình bày trong các tranhThangka, tượng pháp) Mandala có nhiều loại nhưng tựu trung có bốn loại:

a) Đại Mandala (Maha Mandala): vòng tròn hội tụ các Đức Phật và Bồ tát,trình bày bằng hình vẽ hoặc điêu khắc Mandala này biéu tượng cho tự thân của Phậtvà mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thê vũ trụ nên gọi là Đại.

b) Tam muội gia Mandala (Samaya Mandala): vòng tròn hội chúng với những

pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị Samaya dịch là bản thệ, tức là xu

hướng và khả năng hóa hiện độ sinh của mỗi vị Phật, Bồ tát.

17

Trang 24

c) Pháp Mandala (Dharma Mandala): là Mandala của văn tự lý giải chân lý.

Tắt cả những lời Phật dạy, những Chân ngôn của Phật và Bồ tát đều bao hàm trong

d) Yết ma Mandala (Karma Mandala): là Mandala bằng điêu khắc chạm trổ

biểu hiện các động tác, các hành trạng độ sinh của Phật và Bồ tát.

Tóm lại, đại Mandala là tổng thể pháp giới, là tự thân của Phật; Pháp môn mà

chư Phật, Bồ tát thuyết gọi là Pháp Mandala; vũ khí mà các Bản Tôn cầm trong tay

là Tam muội gia Mandala và những hình ảnh của các Bản Tôn gọi là Yết ma Mandala.Bốn Mandala này biêu pháp cho năng lực thiêng liêng của Tam mật tương ưng: Thân

mật, Khẩu mật và Ý mật cũng như Tam Mật Gia Trì (ba việc cùng thực hành trong

một lúc).

Trên đây là trình bày qua về bốn Mandala của chư Phật và Bồ tát; ngoài ra, tấtcả muôn loài, mọi hiện tượng đều có bốn Mandala của chúng, đại khái sắc tướng của

chúng gọi là đại Mandala, đặc tính, khả năng riêng của chúng là Tam muội gia

Mandala, danh từ để gọi chúng là Pháp Mandala, hành vi của chúng là Yết ma

Mandala Điều cần chú ý là bốn Mandala không độc lập, chúng có mối liên hệ duyên

sinh và mặc dù Phật, Bồ tát có Mandala riêng nhưng không tách rời mọi Mandala củaPháp giới Vì vậy, Phật và chúng sinh là một, cùng chung thể tính là sáu đại: Địa,

Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức Sự khác nhau giữa Phật và chúng sinh ở chỗ Phậtthì tỉnh thức mà chúng sinh thì mê muội [8]

1.2.1.2 Mantra - Than chi: trong Phật giáo

Mantra là một số âm chứa đựng sức mạnh của vũ trụ hay biểu hiện khía cạnh

nào đó của Phật Mantra chính là Chân ngôn (thần chú), được đọc lặp đi lặp lại nhiềulần trong các buổi tu tập hành trì Định nghĩa về Chân ngôn, một số nhà nghiên cứu

có nói: Chữ “Chân” là chân thật, “Ngôn” là lời nói tức là lời nói chân thật từ kim

khẩu của Đức Thích Ca Mâu Ni xuất ra, Chữ "than" là tinh than, tức nang lực suy

nghiệm; chữ "chú" là lời, là tiếng dùng làm công cụ biéu diễn Như vậy, “Chân ngôn”hay "thần chú" là công cụ để suy nghiệm, là hiện tướng dẫn khởi một ảnh tượng tinhthần Chân ngôn khi vang lên kêu gọi nội dung của nó nơi thực tại trước mắt một cách

18

Trang 25

trực tiếp Chân ngôn là năng lực chứ không phải đơn thuần là ý kiến mà tâm trí cósuy luận và hiểu hết được Chân ngôn phát lộ, tự thị hiện như thế, như vậy đó Chínhở nơi đây chứ không phải bắt cứ nơi đâu, lời nói là hành động mà sự thực hiện thìtrực tiếp và tức khắc" [8]

Chân ngôn còn gọi là Da La Ni (Dharani), Hán dich là tổng trì, tức bao gồm

tat cả, đó là những Chân ngôn mang sức mạnh siêu nhiên, thường thì Da La Ni dai

hơn Chân ngôn (mantra) Đà La Ni là biểu pháp khía cạnh chứng đắc của Phật hayBồ tát được thấy trong thiền định, biểu tượng hay ký hiệu hóa hình ảnh, nội dungchứng đắc ấy, được lưu trữ và dễ dàng hiện hành khi gọi chúng trở lại Chức năng Đà

La Ni không khác với Chân ngôn Mặt khác, tác dụng của Chân ngôn hay Da La Ni

được coi như là phương tiện đề đạt được thiền định, trí tuệ.

Một van dé cần nói rõ là hình thức của Chân ngôn hay cách đọc Chân ngônkhông phải làm cho ta thoát khỏi khổ đau hay những nỗi bất hạnh hoặc tiêu trừ

được nghiệp chướng; mà chính là nhờ tâm trong sạch và thành thực mới cứu vớtđược chúng ta, như Đại su Milarepa nói: “Khi chư vi tự hỏi ác nghiệp có được tiêutrừ hay không, chư vị nên biết rằng: nó chỉ tiêu trừ bằng sự ước mong của thiệntâm”.

Tóm lại, Chân ngôn (Mantra) là một phương tiện trong những phương tiện ma

Mật Tông thực hành dé thanh lọc tâm linh va đạt được thiền định, trí tuệ sau cùng làhợp nhất và đồng hóa với vạn hữu Chân ngôn được coi là "Mật" vì nó chứng tỏ mốiliên hệ mật thiết bên trong của sự vật hiện tượng, nhất là sự kết nối giữa vật chất vàtinh than [8]

1.2.1.3 Tam mật tương ung

Như đã nói, Tam mật là Thân mật, Khâu mật và Ý mật Theo Mật Tông, để

đạt được khả năng điều động năng lượng vũ trụ hay năng lượng tâm linh thì phải thực

hành nghi thức đúng phép gồm cả ba lĩnh vực của Thân, Khâu, Ý Thân thể tác động

qua điệu bộ, nhất là của hai bàn tay, được diễn theo lời Chân ngôn sẽ tạo nên thái độ

tâm linh phù hợp theo một điểm Miệng đọc các mantra (Chân ngôn), âm thanh biểu

19

Trang 26

tượng, là hiện tượng thiêng liêng làm cho rung động nội tâm của hành giả Tâm ý thìquán tưởng Mandala, tạo thành một thể thống nhất đề thể nhập Tam mật của Phật.

Tam mật của Như Lai bản thê bình đăng, không giới hạn, có mặt khắp Phápgiới, hay nói cách khác: mọi hình sắc đều là thân mật, mọi âm thanh đều là khâu mật,

mọi lý đều là ý mật Như đã nói, thân Phật và thân vũ trụ là một, quan điểm về thânmật trong Mật giáo lấy tư tưởng trùng trùng duyên khởi của Kinh Hoa Nghiêm làmcơ sở Sự hiện hữu của thân không đơn giản là một hữu thể độc lập, mà có các mối

quan hệ mật thiết với thế giới bên ngoài, hay nói cách khác là với cái không phải thân.Điều kiện mà thân tồn tại gồm cả pháp giới, gọi là mọi hình sắc là thân Tương tự

trong Trung Bộ Kinh, Phật dạy quán sắc uẫn bao gồm nội sắc, ngoại sac, thd, té, liệt,

thắng, Xa, gần đều không hiện hữu (vô ngã) Sự màu nhiệm hay bí mật của thân là cái

màu nhiệm của thân vô ngã.

Tương tự như thân, về ngữ mật thì mọi âm thanh đều là ngữ mật Thế giới màchúng ta đang sống là thế giới được biéu hiện bằng ngôn ngữ, mọi thứ đều có tên gọi,mọi thứ đều được khái niệm hóa qua ký hiệu ngôn ngữ, mọi vật đều được nhận thức

và giải thích qua mẫu tự và văn cú, ngôn ngữ diễn biến linh động dé làm hiền lộ cái

màu nhiệm bên trong, đó chính là sức mạnh của âm thanh Mật Tông cho rằng thếgiới được tạo ra bởi 14 nguyên âm và 33 phụ âm Thể nhập thực tại qua ngôn ngữ âm

thanh là một phương cách đặc biệt của Mật Tông.

Ý mật là sự cảm nhận một cách trực tiếp của tâm Đó là cái tâm thuần túy,không bị chi phối bởi các kiến thức, không phải cái tâm suy nghĩ có đối tượng, ma

tâm ay nguyén ven don so cam nhan truc tiép thực tai vô ngã, thực tai vô nga ay duoc

cam nhan qua nhiều khía cạnh khác nhau Thế giới tâm là một, Duy thức học gọi làthế giới tính cảnh Tâm nhận thức trực tiếp những gì đang diễn ra như thường nói:

"Đương thé tức không" Đó là thực tại được cảm nhận một cách tích cực.

Thực hành Tantra (nghi thức) là tạo thế cân bằng hòa điệu của thân tâm, rồi

tạo mối quan hệ hay sự nối tiếp thân khẩu ý các vị tương ứng với Tam mật của Phật,

Phật cũng chính là vũ trụ thân Đó là sự thé hiện hòa điệu giữa con người và vũ trụ.

20

Trang 27

Sự gia trì Tam mật của Phật sẽ nhập vào Tam mật của ta Đó gọi là Tam mật tươngưng hay Tam mật Du già [8; 9]

“Trì”, hai bên thừa tiếp nhau nên gọi là Tam mật gia trì Những gì được trình bày về

Mật Tông ở trên chỉ là những nét phác hoa sơ sai, còn nghĩa lý bí mật, phương phápthực hành Tantra của Mật Tông thì phức tạp vô cùng, cần phải nghiên cứu sâu rộng

và hành trì nghiêm túc may ra mới có cái nhìn chính xác và đầy đủ Triết lý của MậtTông là triết lý của Bát Nhã Ba La Mật (Prajnãpàramità) và giáo lý của Kinh HoaNghiêm cộng với Duy thức học Sự phối hợp giáo lý siêu nghiệm với hình thức thủấn, chú, Mandala là một sự kết hợp đặc biệt Vũ trụ, thế gidi, con người, van vật đều mang một giá trị thiêng liêng đối với một hành giả Mật Tông Nếu nhìn lướt quacác biểu tượng và Nghi quỹ của Mật Tông có vẻ như sự thành tín sơ khai hoặc mêtín, nhưng chính thái độ tinh thần được thé hiện qua Nghi quỹ ấy lại là hiển lộ mốiliên hệ giữa tinh thần và vật chất, giữa con người và vũ trụ với những năng lượng vô

cùng tận Các biểu tượng Mật Tông rất dễ bị ngộ nhận và phê phán, tuy nhiên khi

nghiên cứu sâu vào biển Tâm, ta mới khám phá ra được tác dụng và ý nghĩa củachúng, chúng là những phương tiện diễn đạt những kinh nghiệm tâm linh sâu sắc nhất

của hành giả Triết lý và phương pháp hành trì của Mật Tông cơ bản vẫn xây dựng

theo tiến trình Giới Định Tuệ như tat cả mọi đường lồi tu tập khác của Phật giáo Nócó mối liên hệ khá chặt chẽ với giáo lý Nguyên thủy và giáo lý Đại thừa Sự khác biệtcủa Mật Tông là ở phương tiện để thể nhập thực tại (Tính không, Vô ngã), đó làphương tiện huyền bí [7; 8]

Sự phát triển của đạo Phật tạo ra nhiều Tông phái khác nhau và các phương

pháp hành trì khác nhau; đã là phương tiện thì "đa môn", cho nên bat cứ phươngtiện gì mà đưa đên niêm tin, loại bỏ chướng ngại nội tâm, giúp cho Tâm thực

21

Trang 28

chứng giải thoát tối hậu thì đều được sử dụng: Mật Tông là một trong nhữngphương tiện ấy.

1.2.2 Phương Pháp tu tập trong Mật Tông

1.2.2.1 Phương Pháp tu Kính đàn (Hộ Ma) trong Mật Tông

HỘ MA hay HOMA, Phạn ngữ gọi là QUÂN TRÀ, đồng nghĩa với sự thiêu

đốt, sự tịch trừ báo nghiệp, ác nghiệp, vô minh Hán dịch là hỏa thiêu, hỏa tế để chỉcho cảnh lửa cháy lẫy lừng hay sự cúng tế bằng lửa Hộ ma còn có nghĩa là thiêu ám

dé chỉ cho lửa trí tuệ thiêu đốt hắc nghiệp.

Về pháp thực hành Hộ ma, trong bộ Du già Nghỉ quỹ có nói: “Tire tai Kết Phật

ấn Tăng ích cờ xí báu Hàng phục Kim Cương nộ Câu triệu Kim Cương câu Thinh

mời liền ứng nhau Kính ái liên hoa bộ Năm Du già như thé nên làm pháp Hộ ma”.Mật ý: là 37 vị Bản Tôn Phật Trí hỏa như thiêu như đốt muôn vạn nghiệp chướng,

cau chướng, oán trái, u mê, ám muội, tối trí, phiền não, vô minh , tốc chứngbậc Chính Đăng Chính Giác, Pháp Tính Đại Nhật chi thân [21]

Kinh Đại Nhật nói: Hàng Tam Thế là chữ HA (4), Tịch trừ Chướng nghiệp

ba đời, cũng Tịch trừ tam độc phiền não chướng ba đời cho tam giới Như vậy có thể

hiểu Hộ Ma là một phương pháp trong tu hành dùng để tịnh trừ các chướng nghiệp,oan gia oán trái dé được hóa giải các phiền não mà tiếp cận đến tính giác và đạt đượcmột số tat địa trong tu hành [21]

Hộ ma của Kim Cương Thừa được chia làm hai loại: Ngoại Hộ ma và Nội Hộ

Ngoại Hộ Ma là dùng phép hỏa tế cúng dàng tat cả thân phố môn để tăng ich,

năng lực không thé nghĩ ban của mật chú và khiến cho Chân ngôn mau được thànhtựu Ngoại hộ ma chủ yêu tịch trừ các thành phần tác động từ bên ngoài hoặc làm lợiich cho các thành phan bên ngoài dé hỗ trợ người tu hành được viên mãn, thành tựunguyện nơi hiến cúng khi thực hiện Nghi quỹ Ngoại hộ ma Đối với hành giả Chânngôn Tông, Ngoại Hộ ma: Yêu cầu đàn Hộ ma, phải có đủ ba thứ: Tượng Bản tôn,Đàn hỏa thiêu, hành giả, tượng trưng cho Tam mật (Thân, Khẩu, Ý) của hành giả.

Trong đó, tượng Bản Tôn tượng trưng cho Y mật, không hạn chế ở bat cứ Đức Như

22

Trang 29

lai nào hay vị Minh vương nào, chỉ tùy theo Pháp tu mà quyết định; Đàn hỏa thiêutượng trưng Khẩu mật, còn tự thân của hành gia thì tượng trưng cho Thân mật Vềphương thức thực hành thì trước hết là chọn đất, làm đàn, đặt lò thiêu, tụng Chânngôn, rồi bỏ các vật cúng dàng như nhũ mộc, ngũ cốc, v.v vào trong lò thiêu trướctiên để hiến cúng Bản Tôn, Thánh chúng sau là dé thanh tịnh hóa Tam mật của hành

giả Vì thực hành pháp này đều là những việc ở ngoài tâm, cho nên gọi là Ngoại hộ

ma, Sự hộ ma Căn cứ Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già Hộ Ma Nghi quỹ, ngoại HộMa có năm pháp cầu thành tựu, các pháp Tức tai, Tăng ích, Hàng phục, Câu Triệu,Kính Ái v.v và các lò thiêu đốt của các pháp cũng khác nhau như Tức Tai dùng lòhình tròn, Tăng Ích có lò vuông, Hàng Phục dùng lò tam giác, Câu Triệu lò hình kim

cương và Kính Ai dùng lò hình hoa sen Thời gian thực hành các Pháp cũng khác

nhau như Tức Tai thì vào đầu đêm, Tăng Ích vào sáng sớm, Hàng Phục vào giữa đêm,Câu Triệu vào tất cả các thời, Kính Ái vào lúc cuối đêm Về phương hướng cũng chiara các phương vị theo các pháp, như Tức Tai mặt hướng Bắc, Tăng Ích mặt hướngNam, Câu Triệu nhìn khắp các phương và Kính ái nhìn về Tây Mandala của các đànHộ ma thường gồm ba lớp là Trung viện, viện hai, viện ba tuỳ theo Bản Tôn và cácbộ Hộ Pháp đi cùng.

Nội Hộ Ma là dùng lửa Trí tuệ đốt sạch cỏ rác phiền não bên trong, cần phảilay Bồ Đề Tâm làm động lực căn bản Trong Kiến lập Hộ ma Nghi quỹ có nói: “Vinghiệp chướng che lấp, quán nơi môn chữ A, dùng trí tuệ mãnh liệt, tưởng chungquanh thành lửa, như kiếp hỏa lẫy lừng, thiêu đốt nghiệp phiền não, và củi gỗ vô

minh, không còn sót vật gì, tuôn chảy bạch cam lồ, tươi mát mười phương cõi, những

nhiệt não chúng sinh, giúp nảy mầm Bồ Đề, thứ lớp sinh các chữ, đây chính là Pháp

thân, bí mật nội hộ ma”.

Nội Hộ ma thông thường có cũng có năm pháp:

1 Pháp tức tai (Sankita): Quán tưởng bản tính đức Dai Nhat Như Lai.

2 Pháp tăng ích (Pustica): Quán tưởng bản tính đức Bat Không Thành Tựu

Như Lai.

23

Trang 30

3 Pháp kính ái (Vasikarana): Quán tưởng Bản tính đức Vô Lượng Tho Nhu

4 Pháp câu triệu (Akosaya): Quán tưởng bản tính đức Bảo Sinh Như Lai.

5 Pháp điều phục (Abhicaruka): Quán tưởng ban tính đức A Suc Như Lai.

Năm pháp này tương ứng với nội chứng của năm trí thuộc năm bộ Kim Cương

giới Nói về công đức của năm pháp này thì mỗi pháp đều có hiệu quả của bốn pháp

kia, gọi là Ngũ pháp hỗ cụ Chắng hạn như khi tu pháp Tức Tai thì dứt được phiềnnão tham, sân hoặc tiêu trừ tai nạn, đó là ý nghĩa Tức Tai Khi đã dứt trừ phiền não

tham, sân thì tăng trưởng được Công đức giới, Định, Tuệ và các thứ phúc đức khác,

đó là ý nghĩa Tăng Ích Khi Công đức đã được tăng trưởng, thì dần dần phá vỡ vôminh, diệt trừ các Tai ách, đó là ý nghĩa Điều (hàng) phục Nhờ các công đức ấy màđược chư Phật, Bồ tát gia trì, đó là ý nghĩa Kính ái Nhờ những công đức nói trên màcác điều thiện sinh khởi, muôn pháp hiên hiện, đó là ý nghĩa Câu triệu Ngoài ra, nămloại pháp nói trên, nêu thêm pháp Diên thọ (pháp này sinh ra từ pháp Tăng ích) thìchúng ta có thé có sáu pháp.

Ngoài ra, củi đốt trong pháp Hộ ma, gọi là Hộ ma mộc, tro tàn gọi là Hỏa thực

khôi, dao chặt củi gọi là Hộ ma đao Tờ giấy hoặc thẻ gỗ viết chép mang nội dungcầu nguyện và chỉ thú của pháp Hộ ma có thể dùng làm vật hộ mệnh, gọi là Hộ ma

trát; nơi thực hiện nghi thức Hộ ma gọi là Hộ ma đường.

That sự pháp ngoại Hộ ma chỉ có tác dụng diệt tội sinh phúc trong sinh tử giới

vì thé mà người tu hành không thé thành tựu tat địa thông qua pháp ngoại hộ ma này.

Còn pháp Nội hộ ma thì có công năng dứt trừ phiền não khiến cho siêu thoát luân hồi

và hành giả tu hành có thé đạt được một số tat địa nhất định nếu thực hành đúng Pháp.Nếu bậc Chân ngôn hành giả chỉ làm phép ngoại hộ ma theo thế tục màkhông hiểu ý nghĩa về nội hộ ma thì cũng giống với người thờ cúng than lửa

mà thôi.

Nếu phân biệt theo tinh tương đối thé gian và xuất thé gian, thì pháp Hộ ma

của xuất thế gian là Nội hộ ma, còn pháp Hộ ma của thế gian là Ngoại hộ ma Tuy

nhiên, trong pháp Hộ ma xuat thê gian cũng có nội ngoại khác nhau, tức lây Quán

24

Trang 31

tâm làm nội và lay Sự tướng làm ngoại Còn pháp Ngoại hộ ma, vì chưa tương ứngvới nội quán, không thành tựu Tất địa, cho nên khi thực hành Ngoại hộ ma thì phảiđồng thời tu quán Tam bình đăng của Nội hộ ma, dé mong nội ngoại tương ứng, lý

sự dung hợp, mau thành tựu Tắt địa; đó là nghĩa chân thực Ngoại hộ ma tức Nội hộ

ma Đây không những chỉ là chỗ khác biệt giữa Ngoại hộ ma của Kim Cương Thừa

và Ngoại hộ ma của các giáo phái khác, mà còn là một yếu quyết của hành giả Chân

ngôn Tông khi tu pháp Hộ ma [5; 7; 12]

Đối với vòng sinh tử, chúng ta (kế cả người tu lẫn tục) có thể thực hiện PhápNgoại hộ ma trong cuộc sống thường nhật Đơn giản là mỗi nghỉ thức cúng tế theo

mong cau nao đó trong cuộc sống (Cúng giỗ, cúng thí thực, cúng vong linh, cúng cầu

an, cầu tài v.v ), chúng ta nên sử dụng nguyên liệu thực phẩm, hương hoa, hoặccác Pháp Phật dé hỏa hiến cùng theo Nghi quỹ Ngoại hộ ma cho tat cả các hữu tình(bằng cách tác pháp ra bên ngoài) nhằm lợi lạc cho họ dé: Viên mãn nguyện nơi cầuhién cúng; Lam lợi ích cho thành phần được hiến cúng theo mong cau; Giảm tịch trừtội nghiệp và tăng phước đức tư lương cho người hiến cúng; Tâm càng chí thành, cảm

ứng càng lớn, lợi ích càng tăng trưởng [15]

Tuy nhiên, khi hướng đến sự giải thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử, người

tu hành, đặc biệt là các hành giả nên giữ gìn một cách nghiêm Mật Pháp Nội hộ

ma nhằm day nhanh tiến trình tiêu trừ, xóa hết những chủng tử tạp nhiễm, nhữngdư sót còn lại nơi ban ngã mà dé tiếp cận và thang tiến đến tính giác Không thé

làm sạch bên ngoài mà quên đi bên trong thì khó có thê đạt được giải thoát khỏi

luân hồi [15]

1.2.2.2 Phương pháp thực hành quan hạnh trong Mật Tông

Trong Phật giáo quán chiếu là một phương pháp giúp cho hành giả, người tuxây dựng một thói quen tư duy, suy luận để sửa chữa lỗi lầm, phát triển trí tuệ, mởmang kiến thức, tri kiến nhân sinh quan, thế giới quan, đặc biệt là về mối quan hệgiữa cá nhân với mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ bao la Khi quán chiếu sâu sắcthì hành giả mới có thể biết rõ nguyên nhân tạo tội và cái quả báo mà chúng ta phảitrải qua nhiều đời thụ khổ Muốn chấm dứt vòng sinh tử khổ đau, chúng ta phải nỗ

25

Trang 32

lực tiến tu nhận diện và chuyền hóa hết vô minh phiền não, có thế thì mới mong thành

tựu được Phật quả vậy.

Bốn quán hạnh mà người tu hành thực hiện dé làm phương tiện sám hối diệttội Trong kinh có nêu ra bốn thứ quán hạnh như sau: [7; 9]

Quán nhân duyên: Tức quán nhân duyên tạo tội Hành giả phải hằng quánsát mọi tội lỗi có ra đều do vô minh chủ động thúc đây ba nghiệp: thân, ngữ, ý tạo

thành tội Vì thiếu năng lực chính quán, chính niệm, không biết tội lỗi, xa lìa thiện trithức, tạo những điều bất thiện, vì nhân duyên đó nên bị trôi lăn trong sinh tử, chịunhiều nỗi thống khổ không biết bao giờ mới được thoát ra.

Quán quả báo: Tức quán quả báo của việc tạo tội Hành giả thường tư duy

quán chiếu như sau: Cái quả báo hiện ta đang phải trả đây, không phải ngẫu nhiên màcó Tất cả đều có nguyên nhân sâu xa của nó Cái nguyên nhân sâu xa đó là do vôminh nghiệp thức bat giác gây ra Từ đó mà ta phải chịu luân chuyền nỗi trôi trải quanhiều đời thụ quả khổ không cùng tận, đắm chìm trong biên sinh tử, mit mờ khôngbờ mé, khác nào như ôm tảng đá nặng nhảy xuống vực sâu, khó bề ra khỏi.

Quán tự thân: Quán thân mình tuy có Phật tính nhưng bị bao thứ phiền não

che lắp, nếu không nhờ công đức quán chiếu sâu sắc của trí tuệ thì không thé nào hiểnlộ được Phật tính Hành giả cần phải phát khởi cái tâm thù thắng dé chuyén hóa sạchhết vô minh phiền não, hiển bày tính giác, chứng đắc diệu quả Vô Thượng Bồ Dé.Đó là hằng quán chiếu nơi tự thân.

Quán thân Phật, Bồ tát: Quán thân Phật, Bồ tát đầy đủ các công đức, vắnglặng thường trụ, tùy phương tiện thị hiện Niết bàn nhưng tâm từ bi cứu độ chúng sinh

không hề tạm bỏ.

Tuy nhiên Mật Tông thường sử dụng phương pháp Quán hạnh về Phật, Bồ

tát, Bản Tôn trong các nghi lễ cúng dàng lên Bản Tôn Hành giả ngoài việc thực hành

bốn thứ quán hạnh nêu trên thì trong các nghi lễ cúng dàng thường kết hợp với các

đồ hình Mandala Cùng đó hành giả sử dụng các câu Chân ngôn, kết hợp với các khế

ấn và dùng tâm quán tưởng về hình tượng Bản Tôn, Công hạnh, Hạnh nguyện củacác Ngài để đạt đến Tam mật tương ưng, Tam mật gia trì tức thân thành Phật tuy

26

Trang 33

nhiên người thực hành và hành giả cần phải nhận được sự truyền dạy của bậc KimCuong Thượng Sư thì mới có thé tu tập thực hành mà không bị phạm lỗi.

1.2.2.3 Quan Dinh và ý nghĩa.

Thày Thích Viên Giác trong cuốn Phật Học Cơ Bản - Giới thiệu về Mat Tông

(Kim Cương Thừa) [8] bàn về Quán Đỉnh đã cho răng:

Một đặc trưng của Phật giáo Kim Cương Thừa là nghi thức bắt buộc thamdự việc phát nguyện, phụng sự và thực hành Nghi quỹ (tiếng Phạn là sadhana) theo

một đức Bản Tôn hay một vi Bồ tát nào đó Đó là nghi thức mà một bậc Kim CươngThượng Sư tu chứng thành tựu một Pháp môn nào đấy trao truyền trực tiếp cho các đệ

tử Pháp môn đó, bao gồm mô tả, giảng nghĩa, quán tưởng và thứ lớp tu tập cùng với

các nghi lễ cúng dàng và Chân ngôn tương ứng Mặc dù vậy, quán đỉnh còn mang ý

nghĩa nhiều hơn những gì cấu thành nên nó; nó là sự trao truyền nguồn tâm phúcvà năng lực gia trì của cả một dòng truyền thừa Quán đỉnh ban sự gia trì và traoquyền thé nhập thực hành một Nghi quỹ trong Mật Tông Quán đỉnh có thé ngăn hoặc

dài, đơn giản hay phức tạp tuỳ theo nghi lễ và mục đích, nội dung tư tưởng của Kim

Cương Thượng Sư muốn trao truyền cho hàng đệ tử Quán đỉnh thường bao gồm:

- (Tiếng Phạn là Abisheka) tức là phần quán đỉnh thánh hóa người đệ tử thành

vị hóa thân Bản Tôn.

- Khẩu truyền - tụng đọc một bài Kinh văn (đôi khi có thé là tụng bản cô đọng

hoặc tụng nhanh đầy đủ cả bài Kinh)

- Tri là những phần giảng dạy hướng dẫn cách tu tập thực hành.

Trong những trường hợp đặc biệt, chỉ cần một nghi lễ rút gọn kết nốingười đệ tử với Nghi quỹ thực hành đi kèm cùng trì tụng Chân ngôn liên

quan là đủ.

Bốn quán đỉnh giai đoạn thành thục giống như nguồn suối cam lộ, tịnh hóa

bốn ám chướng và gieo trồng hạt giống tứ thân, là căn bản của con đường tu trì Chân

ngôn Trong khi đòng suối cam lộ được quán đỉnh ban phúc từ Bản Tôn, Kim CươngThượng Sư trong nghi lễ, hành giả quán tưởng tâm mình được chuyển hóa, thểnhập và an trụ trong trạng thái của Bản Tôn, nhờ đó tịnh hóa hết thảy ám chướng và

27

Trang 34

tà niệm Chúng ta hiển lộ tâm tính của mình đồng như tâm của Bản Tôn khôngkhác Toàn bộ sắc thân của chúng ta được chuyền hóa thành Mandala của Bản Tôn.Thông qua bốn pháp quán đỉnh, chúng ta được tịnh hóa bốn ám chướng cho bản thângồm có thân, khẩu, ý, khí vi tế Bốn thân là: Hóa Thân, Báo Thân, Pháp Thân, Thé

Tính Thân (Svabhavikakaya).

Trong phan quán đỉnh thứ hai gọi là mật quán, chúng ta tịnh hóa những ám

chướng gây ra bởi khâu nghiệp Tất cả những khâu nghiệp bắt thiện và những lời vô

nghĩa không biết dừng nghỉ của chúng ta được chuyên hóa thành lời nói chân thậtcủa Đức Phật Bằng cách tịnh hóa các ác nghiệp ám chướng thuộc về khẩu, chúng

ta gieo trồng hạt giống thành tựu Báo Thân Phật.

Nhờ quán đỉnh thứ ba tức là quán đỉnh Trí tuệ, chúng ta tịnh hóa tất các ácnghiệp ám chướng thuộc về ý Tat cả si mê ám chướng (tran sa hoặc) của chúngta được chuyển hóa thành bản chất trí tuệ và tự tính tâm của chúng ta hiển lộ vôbiên không giới hạn Bằng cách tịnh hóaý nghiệp,chúng tagieo trồng hạt

giống thành tựu Pháp Thân Phật.

Quán đỉnh thứ tư đôi khi còn được gọi là quán đỉnh ngữ tôn quý Nhờ được

thụ nhận quán đỉnh thứ tư nay, chúng ta tịnh hóa các ám chướng vi tế (vô minh hoặc)dé thành tựu quả vị giác ngộ Bằng cách tịnh hóa các ám chướng vi tế, chúng ta gieotrồng hạt giống thành tựu Thẻ tính thân siêu việt (Svabhavikakaya).

Quán đỉnh mới chỉ là sự khởi đầu nhập môn Dé được lợi ích dai lâu, tiếptheo sau đó phải là sự tu tập, hành trì đúng cách dưới sự hướng đạo của KimCương Thượng Sư.

Các Pháp tu Mật Tông được phân chia theo trật tự thứ lớp trong đó quán

đỉnh là một yếu tô quan trọng không thé thiếu, vì vậy một lễ truyền Pháp quán đỉnh

-trong một nghĩ lễ nào đó thường do vị Kim Cương Thượng Sư và quy ước -trong từng

dòng truyền thừa quy định Những quán đỉnh phổ biến nhất là của những hóa

thần Bản tôn như Quan Âm Tứ Thủ, Lục Độ Tara và A Di Đà, Chuẩn Dé, Địa Tạng,

Dược Sư, Văn Thù.v.v

28

Trang 35

Đối với Quán đỉnh truyền Pháp thì vị Kim Cương Thượng Sư thường yêu cầuđệ tử phát nguyện thực hành tu tập một cách chân thật nhất với mục đích đem lại lợilạc cho chúng sinh và cầu đến địa vị giải thoát tối thắng.

Để lễ truyền Pháp quán đỉnh thành tựu, cần hội đủ ba nhân duyên điều

kiện sau:

- Động cơ của người Thay phải thanh tinh dựa trên cơ sở tình yêu thương bìnhdang và lòng bi man Người Thầy cũng phải đã từng đón nhận lễ truyền Pháp quánđỉnh và bản thân có kinh nghiệm tu chứng.

- Người đệ tử phải có tín tâm không chút nghi ngờ về sự hợp thức của budilễ và phẩm hạnh của vị Thượng Sư Người thầy phải được hiểu là hiện thân của Đức

Phật và bậc Đạo Sư của chính Ngài.

- Những pháp khíbiểu tượng trongbuổi lễnhư tranh anh, hình tượng,bình quán đỉnh, và những phẩm vật cúng dường được chuẩn bị đầy đủ, thanh tịnh.

Một Pháp tu là chân thực khi nó hội tụ đầy đủ các phương diện sau củasự truyền Pháp: Bắt nguồn từ sự truyền thừa không gián đoạn; Sự truyền Pháp baogồm nghi lễ quán đỉnh; Giảng nghĩa Kinh văn va các hình ảnh biểu tượng; Khâutruyền phần Kinh văn của Nghi quỹ; Truyền trao năng lượng tâm linh vốn là đặc

trưng và hiện hữu sẵn có trong các Bản tôn/Pháp tu.

* Nghi thức quán đỉnh: Dé tham gia quán đỉnh truyền Pháp, bạn phải là Phậttử đã Quy y Một lễ quán đỉnh có thé bao gồm nhiều nghỉ lễ thánh hóa/tịnh hóa Đạilễ quán đỉnh chính có thể bao gồm bốn phần truyền Pháp, gia trì hoặc thánh hóa, mộtsố nghỉ lễ này lại chia ra thành nhiều nghi lễ nhỏ hơn nữa Một nghi lễ Quán đỉnh nhỏgồm ba phan tịnh hóa Thân, Khẩu, Ý là ba cửa ngõ tạo nghiệp (Karma) của mỗi chúngsinh Lễ Tịnh hóa Thân giúp thanh lọc những ué trược về thân để chúng ta cóthể quán tưởng bản thân mình thành vị hóa thân Bản tôn Lễ Tịnh hóa Khẩu giúpthanh lọc khâu nghiệp và cho phép chúng ta trì tụng câu Chân ngôn tương ứng LễTịnh hóa Ý giúp ta thực chứng sự bất nhị của tâm mình và tâm của Bản Tôn, từđó siêu việt được năng - sở đối đãi nhị nguyên thường ngày Vì thế một Pháp tu tậpnào đó mà theo đấy ta được phép quán tưởng tự thân là hóa thân Bản Tôn, trì

29

Trang 36

tụng Chân ngôn, xua tan những vọng tưởng phân biệt giữahành giả và đức

Bản Tôn Hình thức tu tập này giúp chúng ta liễu ngộ bản tâm của mình với tâm củachư Phật không khác.

Nếu lễ quán đỉnh có bao gồm Bình Quân Trì thì sẽ cần có các bình quánđỉnh trang trí bằng lông không tước Nước ở trong bình sẽ được Kim Cương Thượng

Sư tịnh hóa trước khi diễn ra lễ quán đỉnh Trong lúc tiến hành nghi lễ, phật tử thườngxếp thành hàng và từng người một tiễn lên để nhận sự gia trì từ Kim Cương Thượng

Sư có thể được ban một chút nước cam lộ từ bình nước thanh tịnh (Ngài sẽ tướinước cam lộ lên đỉnh đầu của Phật tử cùng tụng một câu Chân ngôn Bản Tôn để tịnh

hóa nghiệp chướng)

1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Luật Mật Viện Thắng Nghiêm - chùa Khúc Thuỷ thuộc địa phận thôn KhúcThuy (quan thé Phật Quang Đại Tùng Lâm), xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phốHà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 15 km về phía nam Chùa năm trong quan théThánh Tích làng Khúc Thuỷ, một địa phương mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh

Phật giáo và dân tộc, với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa

Thắng Nghiêm, chùa Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền, miéu, văn chi, nhà thờ.v.v Chua là nơi sinh song và trụ xứ tu hành của nhiều bậc danh Tăng, danh Tướngthời Lý (1010-1225), thời Trần (1255-1400) như: Khuông Việt Quốc Sư, Vạn HạnhQuốc Sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc Sư, Đạo Huyền Quốc Sư, Huyền Thông QuốcSư (tức Linh Thông Hòa Thượng Đại Vương), Hưng Đạo Đại Vương Chùa ThắngNghiêm là ngôi cổ Tự có lịch sử lâu đời Tương truyền, chùa được xây dựng vàonhững năm 187-266 thời Ngô Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Châu (Phật lịch 731-810).Ngài Tôn Giả Diệu Đức (vốn được coi là hóa thân của Bồ tát Văn Thủ từ An Độ sang

sáng lập, truyền bá Phật Pháp) đã xây dựng lên ngôi đại Bảo Tháp thờ Xá lợi Phật mà

ngày nay nhân dân địa phương vẫn gọi là Ma But - thời Vua Asoka Tiếp theo ngài

Tôn giả Diệu Đức là hai vị Tôn giả Kim Quốc (Ca Diếp Ma Đằng) và Kim Trang(Trúc Pháp Lan) cũng từ An Độ sang hoăng truyền chính Pháp Kê từ đó đến nay,chùa đã trải qua nhiêu đời các bac Quoc Sư, Tô Sư truyên nôi kê đăng trụ trì trùng

30

Trang 37

hưng ngôi Phạm Vũ Chùa Thắng Nghiêm có nhiều các tên gọi khác nhau trải quacác triều đại phong kiến như chùa Bụt, chùa Vua, chùa Pháp Vương, chùa Bà ChúaHến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa TrìBong (thời nhà Tran), chùa Liên Tri (thời hậu Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà

Nguyễn) Ngày nay nhân dân thường gọi theo tên địa danh là chùa Khúc Thuỷ.

Hiện chùa vẫn còn lưu giữ được 33 đạo sắc phong của các triều đại phongkiến Vào cuối thé ky XIX, đầu thế kỷ XX, cha con quan Tổng đốc, Tổng tran Ha

Đông là Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu thừa lệnh các Vua nhà Nguyễn tiếptục cho đại trùng tu quần thể Thánh Tích Phật Quang Đại Tùng Lâm một lần nữa.Trải qua hai thời kỳ pháp nạn của Phật giáo cũng như hai cuộc chiến tranh chốngthực dân, dé quốc cùng sự xâm thực của thiên nhiên, quần thé Thánh Tích đã cólúc bị hư hoại hoàn toàn Một số công trình kiến trúc, tài sản của chùa được mangra để phục vụ kháng chiến, nhiều di vật, tài liệu quý đã bị huỷ hoại và thất lạc

trong dân gian.

Năm 1995, Ni sư Thích Đàm Thuỷ (tự Bé) cùng toàn thê chính quyền nhân

dân đồng thuận làm đơn vào chốn Tùng Lam Hương Tích cúng chùa cho cố Hòa

Thượng Viện Chủ, Thích Viên Thành và xin thỉnh Sư về kế đăng trụ trì.

Tháng 2 năm 1997, cố Hòa Thượng Viện Chủ Sơn môn Hương Tích ThíchViên Thành cử Thượng Toa Thich Minh Thanh về tiếp nối ngọn đèn thiền Thời điểmbay giờ chùa chỉ còn là phế tích, công việc trùng hưng ngôi Pham Vũ đã và dang

được tiến hành liên tục; Đồng thời đây cũng là thời điểm chùa trở thành Mật viện

hoằng pháp Mật Tông nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóatâm linh, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo cũng như truyền thống của dân tộc Do vậy,đây cũng là cột mốc thời gian luận văn chọn giới hạn thời gian từ 1997 cho đến nay,nghiên cứu: “Tìm hiểu Bản Tôn Phật Mẫu Dai Chuan Đề và thực hành Mật Tông tạiLuật Mật Viện Thắng Nghiêm - chùa Khúc Thuy, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội”.

31

Trang 38

Tiểu kết

Lược sử Phật giáo Mật Tông Việt Nam, luận văn nhận định Mật Tông Việt

Nam gan liền với văn hóa bản địa từ thủa sơ khai mà tiêu biểu là hình tượng của ManNương Tứ Pháp trong văn hóa Luy Lâu Hình ảnh người mẹ, That Câu Chi Phật Mẫu

Đại Chuan Đề Minh Vương Bồ tát đã được cách điệu hóa lồng ghép vào hình tượngMan Nương cùng với bốn vị Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện là bón vị Phat

ở Bốn phương thuộc hệ thống Ngũ Trí Như Lai trong Mật Tông ở Việt Nam vào thếky HI-HI Sự truyền thừa Mật giáo được ghi nhận qua sự phát triển của Pháp mônTổng Trì Tỳ Ni Da Lưu Chi vào thế kỷ VII và Mật pháp của Ngài Từ Dao Hạnh,

Không Minh Không, Nguyễn Minh Không, vào thời Lý; Nhat Tông (Thiền, Tịnh,Mật quy hợp) của Tam Tổ Trúc Lâm thời Trần Mật Tông Việt Nam có những nétvăn hóa đặc sắc riêng dựa trên sự kế thừa của Phật giáo truyền đến từ An Độ mà đượcbản địa hoá cho phù hợp với lối sống, cách sinh hoạt của người dân Việt Luật Mật

Viện Thắng Nghiêm - chùa Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội là một trong

những cơ sở truyền thừa của Mật Tông ở Việt Nam hiện nay.

Một nội dung quan trọng khác được tông quan trong chương này là Giáo nghĩaMật Tông: Mandala, Mantra - Thần chú trong Phật giáo, Tam mật tương ưng, Tam

mật gia trì và Phương Pháp tu tập trong Mật Tông: Kính đàn (Hộ Ma), Quán hạnh,

Quán đỉnh, nhằm diễn giải về nội dung, ý nghĩa đối tượng thờ - Bản Tôn Phật MẫuĐại Chuẩn Dé và nghỉ lễ trong các chương sau.

32

Trang 39

Chương 2:

MOT SO NOI DUNG NGHIÊN CỨU VE BAN TON PHẬT MAU

DAI CHUAN DE

Như vậy Phat Mẫu Chuẩn Đề đã hóa thân làm vị Bồ tát với hạnh nguyện rộng

lớn vô cùng tận, Ngài đã vì chúng sinh ở thế giới Sa Bà trong thời mạt pháp mà hiệnthân dé phô độ; Ngài muốn chúng sinh sớm tiêu trừ nghiệp chướng và đạt đến sự giảithoát giác ngộ cứu kính thanh tịnh, Ngài đã thuyết ra Chân ngôn này Nếu chúng sinhnào, thực hành Chân ngôn của Ngài như đã nói ở trên thì sẽ thoát được mọi khỏi khổ

đau và tiễn đến giác ngộ, giải thoát như Đức Phat Thích Ca Mau Ni đã giới thiệu vềNgài [27]

2.1 Giới thiệu chung về Bản Tôn Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề

Cundhe Phan âm là Cundi, Cunti, Cundhi, Kundi, Cundhe, Cunde, Cumdi,Cumdhe, Suddhe được phiên âm là Chuan Đề (Trong các tên Phan nay thì hai tênthường được dùng là Cundhe với Suddhe) và được dịch nghĩa là Khiết Tĩnh, Thanh

Tinh, Diệu Nghĩa, Minh Giác, Hộ Tri Phật Pháp Day là vị Phật Mẫu hiện thân Bồ táthay hộ mệnh và tế độ các chúng sinh khiến cho ngộ giải Phật Quả.

Bồ tát Chuan Đề còn được gọi day đủ là Thất Câu Chi Phật Mẫu Dai Chuẩn

Đề Minh Vương Bồ tát, theo “Nhị khóa hợp giải” thì Câu Chi nghĩa là trăm ức, Thatcâu chi là bảy trăm ức, Phật mẫu là mẹ sinh ra chư Phật Danh hiệu Thất Câu ChiPhật Mẫu Chuẩn Đề có nghĩa thời quá khứ đã có bảy trăm ức Bồ tát do tu Pháp mônChuan Đề tam muội mà chứng quả Vô Thượng Bồ Đề và chúng sinh đời sau muốnthành tựu Phật quả cũng phải nương theo Pháp môn này để tu hành.

Phật Mẫu cũng là một thuật ngữ quan trọng trong giáo điển Phật giáo, bao gồm

bốn nghĩa như sau:

- Chỉ cho Ma-Da phu nhân là thân mẫu của Phật, hoặc Ma Ha Ba-Xà-Ba-Đề(tức Kiều Đàm Di) di mẫu của Phật.

- Chỉ cho Bát Nhã Ba La Mật, vì Bát Nhã (Trí tuệ) có năng lực sinh ra tất cảchư Phật.

33

Trang 40

- Chỉ cho Pháp, vì chư Phật lay Pháp làm Thay, do Pháp mà thành Phat, cho

nên gọi Pháp là Phật mẫu, mẹ của chư Phật.

- Chỉ cho Phật Nhãn Tôn, theo Mật Tông, Bát Nhã Ba La Mật là Pháp có công

năng sinh ra các vị Phật, Bồ tát đồng thời đem đến cho chư Phật nhất thiết chủng trí,có tác dụng thị hiện tướng thế gian Pháp Bát nhã này được thần cách hóa gọi là Phật

mẫu hay Phật nhãn tôn, mẹ của hai bộ Thai tạng giới và Kim cương giới.

Theo Kinh điển ghi chép: Bồ tát thường thuyết Kinh Đà La Ni, nguyện cầu

cho tat cả chúng sinh trong thé gian và xuất thế gian đều thành tựu những sự nghiệp

tu tập Vì tắm lòng Từ Bi vô hạn của Ngài với quần sinh như mẹ thương yêu đám conthơ, nên gọi là Phật Mẫu Ngài thường diễn nói rằng: “Chân Như và Tỉnh chân thường

của tat cả chúng sinh xưa nay đều sẵn có trong bản giác chu Phật vậy, nên trong đógốm đủ các Đức dụng khắp cõi hà sa Nhưng do chúng sinh thường hay huy báng

chính Pháp, chẳng tin lời của Phật, tự mình làm tổn hại cho mình, nên phải tram luânđọa lạc trong tam đồ ác đạo, dẫu cho nghìn vị Phật ra đời cũng khó mà cứu thoátđược ” Ngài thay vậy nên mới sinh lòng từ man, lập Pháp môn phương tiện mà điềuphục các việc trần cấu của người sơ cơ nhập đạo và muốn đồng với Chư Phật một

nguồn giác, dé dứt chỗ vọng mà trở về nơi Chân Như Tự Tính [6]

Trong tư liệu tôn giáo Ấn Độ thì Cunti hay Cundhi là tên của một Apsara vàcó ý nghĩa là Nguồn suối nhỏ, cái giếng nhỏ, may mắn, tốt giỏi, người có tài ba lỗilạc Theo ghi chép khác thì Chuan Đề (Kundi) là một tên gọi của Durga (Hóa thâncủa Hắc Mẫu Thiên Kali) với bài Chú xưng tán là:

# ã@Œ SE BR HK

OM KALI KULI KUNDI SVAHA

(Quy mệnh Hắc Mẫu Thiên Nguyện tuân theo sự tôn kinh Sakti ma thành tựu Phápcua Durga)

Căn cứ tai liệu Phật giáo Trung Hoa thì Chuan Dé Bồ tát còn có các tên gọi

khác là: Thất Câu Chi Phật Mẫu hay That Câu Dé Phật Mẫu mãtra), Chuan Đề Phật Mẫu (Cundhe buddha-Matra), That Câu Dé Phật Mẫu Chuẩn

(Sapta-koti-buddha-34

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN