1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ Vu Lan của Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Phật tử tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang

87 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lễ Vu Lan của Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Phật tử tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang
Tác giả Nguyên Hoàng Nam
Người hướng dẫn TS. Dương Quang Điện
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tôn giáo học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 21,65 MB

Nội dung

Nó đã hòa quyện với đạo hiếu của dân tộc, không phân biệt tôn giáo, dang cấp và giai tầng xã hội, mọi người đều tham gia với lòng tôn kính hướng về tri ân tổ tiên, cội nguồn, dé tưởng nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN HOÀNG NAM

LẺ VU LAN CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SÓNG

TINH THAN CUA NGƯỜI PHẬT TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN HOÀNG NAM

LE VU LAN CUA PHAT GIAO TRONG DOI SONG

TINH THAN CUA NGUOI PHAT TUTAI THANH PHO RACH GIA, KIEN GIANG

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

Người hướng dẫn: TS Dương Quang Điện

Hà Nội, 2024

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE LE VU LAN CUAPHAT GIAO VA CONG DONG PHAT TU TAI THANH PHO RACH GIA, KIÊN GIANG oi ccccsscssssssssessessessessessssssessecsscsecsecsussussasssessessessessucsussuesseeseeseeses 16

1.1 Khái quát chung về lễ Vu Lan của Phat giáo . -s¿5z 52 l6

1.1.1 Khái niệm . - + E211 11111 S9 9533111 1 vn re rec 16

1.1.2 Nguồn gốc lễ Vụ Lan ¿2 ++SE+SE+EE£EESEEEEEEEEEEEerkerkerrerei 19

1.1.3 Nghi thức chính trong lễ Vu Lan - - 2-5 2+s+ss+£+zszxecsez 21

1.1.4 Y nghĩa và vai trò của lễ Vu Lan đối với Phat tử - 271.2 Khái quát chung về cộng đồng Phật tử thành phó Rạch Giá, Kiên Giang 32

1.2.1 Sự hình thành và một số hoạt động của cộng đồng Phật tử thành phó Rạch Giá, Kiên Giang ¿ 2- ©5222 EEEEEkerkrrrkerkrerrees 321.2.2 Thang đo về sự ảnh hưởng của lễ Vu Lan báo hiếu đối với đời sôngtinh thần của Phat tử tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang 351.2.3 Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu trong cộng đồng Phật tử tại thànhphố Rạch giá, Kiên Giang - 2-5222 ESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkrrei 42Tiểu kết chương Ì -¿- 2 ¿5s SE+SE+E2+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE2EE1 1E crreg 48CHƯƠNG 2 VAI TRO LE VU LAN CUA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜISÓNG TINH THÂN CỦA PHẬT TỬ TẠI THÀNH PHÓ RẠCH GIÁ, KIÊNGIANG; NHỮNG VAN DE ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP - 49

2.1 Vai trò lễ Vu Lan trong đời sống tinh thần của Phật tử tại thành phố

Rạch Giá, Kiên G1ang - - c1 119v nh ng ng, 49

2.1.1 Vị thé của lễ Vu Lan trong đời sống tinh than Phật tử 492.1.2 Những biểu hiện khăng định vai trò của lễ Vu Lan trong đời sống tinh thần của Phật tử tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 53

Trang 4

2.2 Một số vẫn đề đặt ra và giải pháp nhăm phát huy vai trò của lễ VuLan trong đời sống tinh than của Phật tử tại Thành phố Rạch Giá, tinh

,S0i06ir 7 5 61

2.2.1 Một số vấn đề đặt ra tt v1 1111111111111 111 1x 61 2.2.2 Một số giải PAP eeceececscescsssessessessessessssssssessessessessesssssessesseeseesess 65 Tiểu kết chương 22 - 5-5252 EEEEEEE2121121121121171 71111 1xE.crk 70 KET LUẬN -¿ - St kSt SE EEESEEEEE1E1111111111111111 1111111111111 111 1x, 71 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO ccscsssesssssesssessesssecseessesssessessseeseee 74

PHU LLỤC 2-22 SS2S29EEEEEE121127112112711211711211711211211 11111 11c 78

Trang 5

Vu Lan báo hiếu của Phật giáo đã trở thành ngày lễ mang đậm nét nhân văn,quyện hòa với đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kién Liên đại hiếu đã cứu

me mình ra khỏi kiếp nga quỷ (quỷ đói) Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm không chỉ là lễ của tín đồ đạo Phật, mà còn là ngày lễ của tình thương, báo hiếu tri ân trời Phật, ông bà, tổ tiên, cha mẹ của người dân Việt Nam Nó đã hòa quyện với đạo hiếu của dân tộc, không phân biệt tôn giáo, dang cấp và giai tầng xã hội, mọi người đều tham gia với lòng tôn kính hướng về tri ân tổ

tiên, cội nguồn, dé tưởng nhớ công ơn cha me va tô tiên nói chung, nhắc nhở

mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm conphải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếunghĩa dé thé hiện tình cam, lòng biết on góp phần lớn vào đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam (Võ Văn Dũng & Nguyễn Thị Vân Anh,

2016)

Ké từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tínngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt Qua hàng nghìn năm, Vu

Lan báo hiểu luôn là một trong những ngày lễ có sức sông văn hóa mãnh liệt

Trang 6

nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam Ngày nay, lễ VuLan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễhội văn hóa tình người” Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tô.

Phật giáo có mặt ở nước ta từ rất sớm, với sự từ bi nhân ái, với những giá trị nhân văn sâu sắc, trong đó đặc biệt dé cao đạo hiếu như một triết lí nhân sinh, như một truyền thống tốt đẹp Lễ báo hiếu trong đạo Phật được gọi

là lễ Vu lan Nói đến Vu Lan là phải nói đến mùa báo hiếu, mùa mà nhữngngười con nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và muốn làmviệc gì đó để đền ơn đáp nghĩa Là người con phải biết được tình thương yêu

và lòng hy sinh cao cả của cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và đền ơn đáp nghĩa công ơn đó Đó mới là đạo lý làm người và là chuẩn mực để đo lườngđạo đức của con người Đại lễ Vu Lan kêu gọi ý thức xã hội về tỉnh thần đền

ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn

ân đức, đó là tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những ngườiday dỗ, truyền dat tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xâyđất nước, các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh mang lại nền độc lập, tự chủ thiêngliêng cho đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người

Chính ý nghĩa về mặt tâm linh, tinh thần và đạo lý sống sâu sắc của lễ

Vu Lan báo hiểu như vậy cho nên nó có sức ảnh hưởng rất lớn và sâu rộngkhông chỉ trong Phật giáo mà còn cả xã hội và được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể Ngày lễ Vu Lan được chuẩn bị rất chu đáo và được tổ

chức với các nghi thức trang nghiêm Các Phật tử cũng tích cực tham gia và

đóng góp nhân lực, tai lực cho ngày lễ, cùng các Tăng, Ni tại các chùa chuẩn

bị và tham gia ngày lễ với sự tận tâm và lòng thành kính (Võ Văn Dũng và

Nguyễn Thị Vân Anh, 2016) Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ ảnh hưởng đến

Trang 7

đời sống tinh than (tâm linh, tín ngưỡng, niềm tin) của nhiều người mà nó còntác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những mặt tích cực kê trên, lễ Vu Lan báo hiếu vẫn còn một

số mặt tiêu cực như: Hiện nay ở nhiều gia đình cũng như nhiều nơi cho rằng đây là tháng cô hồn, tháng của ma quỷ, không dem lại may mắn, đồng thời dé báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên họ đua nhau cung tiến tiền vàng, vật dụng vào chùa, sắm sửa thật nhiều vàng mã và đốt tràn lan với niềm tin rằng thế mới là hành động báo hiếu tổ tiên, cúng thí cô hồn Lễ Vu Lan đang bị yếu tố

mê tín, phi Phật giáo tác động, đó là tục đốt vàng mã, bói toán, lên đồng gọihon Dip này, nhà nhà lại sắm sửa lễ vật, vàng mã dé cúng chúng sinh, nhà ítcũng đốt vài bộ quan áo, mấy xấp tiền vàng cho “người cõi âm” hết vài trăm

ngàn, nhà nhiều, đốt cả 6 tô, xe máy, nhà lầu, tốn đến tiền triệu Mặc dù nhận

thức được đốt vàng mã là tốn tiền của, là khói bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ngay cả khi nhiều ngôi chùa đã đặt biển cấm đốt vàng mã trong chùa, song việc đốt vàng mã vẫn diễn ra phổ biến (Báo Điện tửDCSVN, ngày 16/8/2021) Điều này gây nên sự lãng phí công sức tiền củanhiều gia đình và gây nên tâm ly mặc cảm tự ti của những người nghèo dokhông có nhiều tiền dé sắm lễ cúng Phật và ông bà tô tiên Chưa ké nhiều thầycúng và người làm nghề xem tướng bói toán, hầu đồng lạm dụng trục lợi kiếmtiền Trong khi đó, theo triết lý của đạo Phật và đạo lý làm người của ngườiViệt Nam là dé tỏ lòng biết ơn đến cội nguồn, ông bà tô tiên chỉ cần có tamlòng thành, hướng thiện hướng về cội nguồn, yêu thương giúp đỡ người khác

và muôn loài, tu thân tích đức, không cần mâm cao cỗ đầy hay đốt nhiều vàng

mã trong các lễ.

Những tồn tại ở trên của lễ Vu Lan báo hiếu hiện diện ở mọi nơi, trong

đó có thành phố Rach Gia tỉnh Kiên Giang Do vậy, việc nghiên cứu nhữngảnh hưởng của Lễ Vu Lan báo hiếu đối với đời sống tinh thần của người Phật

Trang 8

tử tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang mang một ý nghĩa rất lớn trênphương diện đời sống tinh thần tâm linh và đời sống vật chất Nghiên cứu sẽđánh giá mặt mạnh, mặt tồn tại của lễ Vu Lan báo hiếu và đề xuất các giải pháp và khuyến nghị khắc phục Thông qua đó sẽ giúp có các đánh giá và đưa

ra các giải pháp về tô chức quản lý lễ Vu Lan báo hiểu, nhằm khắc phục các điểm tổn tại trong lễ Vu Lan báo hiếu hiện nay tại địa phương.

2 Tình hình nghiên cứu

Lễ Vu Lan báo hiếu thuộc phạm vi nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo,các tập tục văn hóa truyền thống và được tìm hiểu khá rộng dưới nhiều góc độ

khác nhau, như Tôn giáo học, Triết học, Văn hóa truyền thống, dân gian, các

tập tục và lễ nghi trong văn hóa của người Việt Lễ Vu Lan báo hiếu đượcnghiên cứu và được lồng ghép trong các nghiên cứu về tôn giáo, các lễ nghi của đạo Phật và các lễ nghi truyền thống của người Việt.

Trên phạm vi thế giới, cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo và các lễ hội truyền thống của các dân tộc và sự ảnhhưởng của nó đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tiêu biểu làcác công trình đã công bố như:

Tôn giáo và các tín ngưỡng có ảnh hưởng đến đời sống của người dân.Fishbein và Ajzen (1972, 1980) cho rằng niềm tin, tín ngưỡng có ảnh hưởngđến hành vi của con người, và ông đã đề xuất lý thuyết về hành động hợp lý

và lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “niềm tin chuẩn tắc” như là các biến tiền đềcủa các chuẩn mực dựa trên niềm tin, tin ngưỡng của con người Theo đóniềm tin của một người và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi mà người

đó nhận biết được sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người đó Từ lý thuyết này cóthé áp dụng vào dé tài nghiên cứu là: niềm tin của Phật tử vào các giá trị đạođức cốt lõi của lòng biết ơn, của tam lòng hướng về cội nguồn của dao Phậtđược kết hợp hài hòa với truyền thống văn hóa lâu đời “Uống nước nhớ

Trang 9

nguồn” của người Việt trong lễ Vu Lan báo hiếu và các hoạt động thực tế màcác Phật tử tham gia trong lễ Vu Lan báo hiếu, có ảnh hưởng đến thái độ cũngnhư đời sống tinh thần của họ.

Glock, C Y & Stark R (1965), trong cuốn sách: “Tôn giáo và xã hội căng thăng - Religion and society in tension”, đã đưa ra phương pháp tiếp cận

đa chiều kích về sự tác động của tôn giáo đối với xã hội và con người Theo ông và các cộng sự, có 5 chiều kích (5 dimentions) ảnh hưởng: 1) Chiêu kích

hệ tu tưởng, nghỉ thức lễ nghỉ, ảnh hưởng xã hội, kinh nghiệm và tri thức.Chiêu kích hệ tư tưởng liên quan đến mức độ tin vào một lý thuyết tôn giáocủa một cá nhân; 2) Chiêu kích lễ thức, bao gom su thực hành các nghỉ thứccủa tôn giáo (di chùa, di nhà thờ, quy y, rửa tội): 3) Chiều kích ảnh hưởngcủa tôn giáo thể hiện qua thái độ, ứng xử hằng ngày của cá nhân (bố thi, tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người khác ); 4) Chiêu kích kinh

nghiệm, cảm xúc, nhằm chỉ sức mạnh của các moi quan hé cam xuc cua mot

cá nhân doi với tôn giáo; 5) Chiêu kích tri thức, liên quan đến những hiểu biết

của cá nhân về lịch sử, các sự kiện, quan điểm và học thuyết cua mot tôn giáo

cụ thể cũng như quan điểm niém tin, nhận thức, kinh nghiệm cua ca nhân vềmột thực thé tối hậu Như vậy, ly thuyết của Glock và cộng sự đã đưa ra kháchi tiết rõ ràng về sự ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống của cá nhân quanăm chiều kích Do vậy công trình nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo

có giá trị phục vụ cho nghiên cứu về mức độ anh hưởng của lễ Vu Lan báohiểu đối với đời sống tinh than của các Phat tử tại thành phố Rạch Giá.

Samuel Ziem Bonye (2011) trong bài viết “Vai trò của các lễ hộitruyền thong trong kế hoạch hành động, Vận động chính sách và trách nhiệm

xã hội” (The Role of Traditional Festivals in Action Planning, Advocacy and

Social Accountability) đăng trên tạp chí “World J Young Researchers; số2011; 1(3):32” đã phân tích vai trò của các lễ hội truyền thống, các giá tri văn

Trang 10

hoá, niềm tin và tín ngưỡng ảnh hưởng đến đời sông tinh thần của các dân tộc

và cá nhân con người Dựa vào đó, các tổ chức có thé xây dựng các chínhsách nhăm phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống, cỗ vũ người dân tham gia và định hướng họ duy trì và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống, cũng như nhận rõ trách nhiệm xã hội của từng cá nhân đối với các lễ hội truyền thống Bài viết này khăng định các giá trị của lễ hội văn hóa truyền thống có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người Do đó nó là một cơ

sở lý thuyết quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu này

Tác giả Cadière, Léopold Michel (2010), trong cuốn sách: “Van Hóa,

Tín Ngưỡng Và Thực Hành Tôn Giáo cua Người Việf” (Culture, Religious

Belief and Religious Practices of the Viet People) đã phân tích khá rõ nền vănhoá truyền thống, các tín ngưỡng, niềm tin và tôn giáo đã ảnh hưởng ra sao đối với người Việt nam Tác giả cho rằng sự đan xen của các yếu tố này trong đời sống văn hoá, tinh thần đã tạo nên cốt cách của người Việt, tạo sự đa dạng

và giàu bản sắc văn hoá của người Việt Như vậy công trình nghiên cứu này

đã khang định vai trò của văn hóa tín ngưỡng truyền thống và việc vận dụngcác tín ngưỡng tôn giáo đã ảnh hưởng đến tính cách của người Việt Nam, vì

vậy công trình này cũng là tai liệu tham khảo có giá tri cho nghiên cứu nay.

Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo,tâm linh và các tập tục truyền thống có đề cập đến lễ Vu Lan báo hiếu, có thé nhắc đến như: Tác giả Lê Đại Nghĩa (2021) với cuốn sách: “4nh hưởng củatín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh than quân nhân ở don vị cơ sở trongquân đội nhân dân Việt Nam”, NXB quân dội nhân dân, đã đưa ra nhận xét làViệt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng tôn giáo Tín ngưỡng tôn giáo chi phốisâu sắc đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân, theo cả hai chiều tíchcực và tiêu cực Trong những năm gần đây, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của

nhân dân có xu hướng gia tăng; hoạt động của các tô chức tôn giáo diễn ra sôi

Trang 11

động và không kém phần phức tạp; các thế lực thù địch luôn lợi dụng tínngưỡng tôn giáo để kích động, chống phá cách mạng Việt Nam Tất cảnhững tác động đó đã làm cho ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến mọi mặt đời sống xã hội tăng lên Trong quân đội, có một bộ phận không nhỏ

quân nhân chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo ở các mức độ khác nhau Công tác tôn giáo của quân đội, bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn

không ít bất cập, hạn chế Thực tế đó đã làm cho ảnh hưởng của tín ngưỡngtôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân đang có chiều hướng tăng lên.Cuốn sách đi sâu làm sáng tỏ thực chất, nội dung, đặc điểm, thực trạng ảnhhưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân; đề xuất địnhhướng, giải pháp khắc phục mặt tiêu cực của sự ảnh hưởng này, nhằm gópphần nâng cao đời sống tinh thần quân nhân; thực hiện tốt công tác tôn giáo ở

đơn vị cơ sở và khu vực đóng quân; vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn của các

thé lực thù dich lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo dé phá hoại quân đội; góp phan

xây dựng đơn vi cơ sở vững mạnh toàn diện.

Tác giả Nguyễn Thế Vinh (2021), trong nghiên cứu về “Anh hưởng củađạo Phật đối với đời sống văn hóa tỉnh thần tại Quảng Ninh” đăng trên tạp

chí Lý luận Chính trị (online, ngày 29/12/2021) đã phân tích những ảnh

hưởng của đạo Phật đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tại Quảng

Ninh, từ đạo đức, phong tục tập quan, văn hóa, lối sống, nghệ thuật cho đến

an sinh xã hội Tác giả nhấn mạnh ảnh hưởng đến đạo đức và lỗi sống của người dân Đến nay, Phật giáo vẫn là tôn giáo gần gũi với tâm lý và nhu cầu tỉnh thần của đông đảo người dân Quảng Ninh Họ cảm nhận đạo Phật từ bảnchất nhân văn của giáo lý thông qua việc khuyến khích con người sống vàhành động theo những điều thiện, khuyên con người tránh xa điều ác và dừnglại trước “tham - sân - si” Một số giáo lý quan trọng của đạo Phật trong việc

Trang 12

xây dựng đạo đức con người, làm cho đời sống tinh thần của xã hội ngày càng

lành mạnh.

Ảnh hưởng đến an sinh xã hội hiện nay: Phật giáo phát trién với tinhthần xóa bỏ luân hồi thông qua con đường tu tập Thân — Khẩu - Y Phát huytinh than từ bi cứu khổ của đạo Phật và tam lòng từ bi của người Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thường xuyên triển khai các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội theo tinh thần từ bi của đạo Phật như: các chương trình

hỗ trợ, chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi Cácngày lễ, tết còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình nghèo, gia đìnhchính sách, đóng góp kinh phí ủng hộ xây dựng nhà đại đoàn kết, tu sửatrường học vùng khó khăn Một số chùa trên địa bàn tỉnh đã tô chức nuôidưỡng người già, trẻ mồ côi

Ảnh hưởng đến văn hóa và nghệ thuật: Các ngôi chùa với kiến trúc độcđáo trở thành biểu tượng văn hóa truyền thống, tâm linh và tinh thần đặc sắccủa địa phương Giá trị Phật giáo có ảnh hưởng trực tiếp là những ngôi chùalàng có giá trị nghệ thuật cao, góp phan làm cho đời sống văn hóa tinh than

của nhân dân ngày càng phong phú, lành mạnh Chùa thờ Phật trở thành

chùa làng Đây là không gian linh thiêng để người dân gửi gắm tín ngưỡng.Ngoài việc cúng bái, người dân có thể đến học hỏi kinh nghiệm làm ruộng

Họ được các nhà sư chữa bệnh và dạy chữ “Chùa làng, cảnh như cõi Phật” đãtrở thành nét đẹp văn hóa của làng quê và là nơi níu chân biết bao trái timnhững người con xa quê Đối với người Phật tử, việc đi lễ Phật vào những ngày lễ, tết, rằm, mùng một hàng tháng đã trở thành nếp sống không thê thiếu trong đời sống tinh thần của họ Mọi người đến chùa dé thư giãn, cầu nguyện

và tim sự bình yên trong tâm hon Lễ Phật Dan, lễ Vu Lan, phóng sinh khôngcòn là ngày lễ của Phật giáo vì nhiều người dân tham gia

Trang 13

Bùi Văn Dũng, Nguyễn Thị Câm Tú (2016), tác giả của bài báo có tựađề: “Tín ngưỡng dân gian trong đời sống tỉnh thần của người Việt Nam”, Tạpchí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 9 (106) đã phân tích vai trò của tín ngưỡng dân gian trong đời sống con người như: Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong

việc lý giải các hiện tượng tự nhiên và con người; Vai trò của tín ngưỡng dân

gian trong giáo dục đạo đức; Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong việc phát

huy dân chủ, đoàn kết; Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong việc bảo tồn vàgiữ gìn bản sắc văn hoá Bài báo khăng định: Tín ngưỡng dân gian ra đời, tồntại và phát triển trong suốt chiều dai lich sử dựng nước và giữ nước của dântộc Việt Nam; là một hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngưỡng dângian không thé thiếu trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân laođộng Tín ngưỡng dân gian cũng như tôn giáo là nhu cau tinh thần của tuyệt đại đa số các thành phần cư dân ở nước ta Đánh giá đúng vai trò của tínngưỡng dân gian để có cái nhìn toàn diện về đời sống văn hoá tỉnh thần củangười dân Việt Nam hiện nay, để thấy được những giá trị của nó trong đờisống xã hội của con người, đồng thời dé từ đó bổ sung, điều chỉnh chủ trương,chính sách, pháp luật về tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng dân gian nói riêng,phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong sinh hoạt tín ngưỡng,tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân

Trần Thị Phương Anh (2018), với bài báo: “Một số vai trò cơ bản củahoạt động tín ngưỡng - tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và các yếu tố tác động”cho rằng: Nhiều nghiên cứu gan day cho thay một thực tế là các hoạt động tín ngưỡng - tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người Một mặt, những hoạt động này thỏa mãn những nhu cầu tín ngưỡng - tôn giáo củangười thực hành, mặt khác, nó giúp giải quyết những vấn đề khó khăn củathực tại và nâng cao đời sống tinh thần của họ như một phần không thể thiếu

trong cuộc sông.

Trang 14

Đỗ Quang Hung (2010) với cuốn sách có tiêu dé: “Đời sống tôn giáo,tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội” tác giả đã phác họa đời sống tôn giáo tínngưỡng với những hình ảnh cụ thể như người Phật tử, người Công giáo, người Tin Lành, người Cao Đài, và từ đó đưa ra những nhận xét bước đầu về đời sống tôn giáo tín ngưỡng của người Thăng Long - Hà Nội Theo đó văn hóa Thăng Long, Hà Nội là sự hòa quyện của nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống

với tôn giáo, tín ngưỡng Các lễ nghi tôn giáo như đi lễ chùa các ngày Phật

Đản, Vu lan Báo hiếu, ngày đầu năm và ngày mồng một đầu tháng, ngày răm,

ăn chay, phóng sinh, tham gia các hoạt động từ thién, trở thành một thói

quen của nhiều người dân Hà Nội

Nguyễn Thi Phương Hà (2015), trong nghiên cứu “Dao hiếu trong lễ

Vụ Lan của đạo Phát” (Luận văn thạc sỹ, mã số: 60.22.03.01, Đại học

XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội), đã khẳng định: Đạo hiếu được bắt

nguôn từ tam lòng tri ân, là sự bày tỏ, đền đáp công lao đưỡng dục trời bé của

me cha, người đã dem lại cho ta sự sống, nâng đỡ ta từ những bước đi đầu

tiên Nói đến Vu Lan là phải nói đến mùa báo hiểu, mùa mà những người connhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và muốn làm việc gì đó déđền ơn đáp nghĩa Bởi vì công ơn cha mẹ quả thật trên đời này không có gìthiêng liêng bằng Công ơn ấy đã thấm trong ta từ thủa tượng hình, đến với taqua hơi 4m, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa bổ dưỡng và qua giọng hát ngọt ngào Cha mẹ là hình ảnh đầu tiên mà ta nhìn thấy khi ta mở mắt chào đời và cũng là người làm cho ta nhớ mãi nụ cười, ánh mắt và hương vị yêuthương của cha mẹ dành cho mình Hơn nữa, nói đến cha mẹ là phải nói đến

sự hy sinh cho các con cả cuộc đời về cả tâm hồn lẫn thé xác Chính vi tìnhthương và lòng hy sinh cao cả như thé, phận làm con chúng ta phải hiểu rõtình thương và sự hy sinh của cha mẹ, hiểu dé đền ơn đáp nghĩa với dang sinh

thành dưỡng dục ta nên người.

10

Trang 15

Võ Văn Dũng và Nguyễn Thi Vân Anh (2016) trong bài viết: “Lễ VuLan trong triết học Phật giáo và truyén thong dao hiéu cua người Việt Nam”(Nghiên cứu Phật học, số tháng 7/2016), đã chỉ ra sự tương đồng của lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo với đạo hiếu của người Việt Nam Theo các tac giả, sự tương đồng này được thể hiện:1) Đối với cha mẹ lúc còn sống, phận làm con phải biết kính trọng đối với đẳng sinh thành Lúc còn nhỏ phải vâng

lời cha mẹ, chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức, lớn

lên phải biết phụng dưỡng cha mẹ; 2) Khi cha mẹ không còn phải biết nhớcông ơn sinh thành dưỡng dục bằng cách sống tốt ở đời và tưởng nhớ đến cha

mẹ bằng cách thờ cúng Trong cuộc sống mỗi con người, không chỉ biết đếncông ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, mà còn phải biết đến công ơn vàtưởng nhớ những người đã khuất, từ những đắng sinh thành từ vô lượng kiếp cho đến những người có công vì nước vì dân đã hy sinh xương máu, cho đến những đồng bào đã tử nạn và những oan hồn không có người cúng tế chịu nhiều đau khô nơi địa ngục (Võ Văn Dũng & Nguyễn Thị Vân Anh, 2016, tr.6) Về ý nghĩa của lễ Vu Lan, các tác giả cho rằng có ba ý nghĩa chính là: 1)

Giáo dục lòng nhân ái của con người, khơi dậy lòng từ bị độ lượng trong quan

hệ giữa người với người và với các loài vật xung quanh Đức báo ân đã góp

phần không nhỏ vào củng cố dao đức của xã hội, nhất là ngày nay; 2) Nhắcnhở mọi người báo hiếu cha mẹ băng những hành động thiết thực tùy theo sứccủa mỗi người; 3) Góp phần khắc sâu vào tâm thức của mỗi người đạo lýuống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Do vậy, ngày lễ Vu Lan đã trở thành

“ngày hội hiểu” của các tin đồ Phật tử và quan chúng nhân dân.

Có một số bài nghiên cứu về lễ Vu Lan báo hiếu được đăng tải trên cáctạp chí nghiên cứu về Phật học có thé kế ra như: “Vu Lan Hiếu hạnh, ven trònbáo ân” và “Nguồn gốc lễ Vu lan báo hiéu” của tac giả Thích Thiện Hạnh(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số ngày 12/10/2018 và số 7/8/2019); Bài viết:

11

Trang 16

“Vụ Lan trong tỉnh thần ngày Tự tứ” của tác giả Thích Huệ Thông (Tạp chíVăn hóa Phật giáo, số 351, ngày 1/9/2020) Tác giả Thích Phước Nghiêm cóbài viết: “Tuổi trẻ và Vu - Lan — Góc nhìn từ Phật giáo” (Tap chí Văn hóa Phật giáo, số 351, ngày 1/9/2020) Các bài báo này đều tập trung phân tích về nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiểu trong đạo Phật và sự hòa quyệnvới đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và văn hóa truyền thống của người ViệtNam; các nghỉ thức chính trong lễ Vu Lan báo hiếu.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả kế trên đều khang định tôngiáo, tín ngưỡng có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của quan chúng nhân dân Tham gia các lễ nghỉ tôn giáo trở thành một nét văn hóa của người Việt Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến các lễ hội của Phật giáo như Phật đản, Vu Lan báo hiếu đã thu hút và gây ảnh hưởng đến nhiều Phật tử cũng như các tín đồ của đạo Phật.

Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về vai trò của lễ Vu Lan báo hiếu đến đời sống tinh thần của người dân và các Phật tử tại các tỉnh đồng băng sông Cửu Long nói chung và tại thành phó Rach Giá tinh Kiên Giang nói riêng, nhằm đánh giá thực trạng và

đề xuất các giải pháp giúp Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các cơ quanquản lý có các chính sách phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của lễ

Vu Lan tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang Đây chính là khe hở trong nghiên cứu và cần được nghiên cứu và làm rõ.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn làm sáng tỏ vai trò của lễ Vu

Lan báo hiểu đối với các Phật tử tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, luậnvăn dé xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của lễ Vu Lan báo hiếu tại thành phố Rạch Giá

tỉnh Kiên Giang.

12

Trang 17

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của nghiên cứu này bao gồm:

Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dungnghiên cứu làm cơ sở triển khai nội dung nghiên cứu.

Phân tích thực trạng vai trò của lễ Vu Lan báo hiếu đối với đời sốngtỉnh thần của các Phật tử tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò, hạn chếnhững van dé tồn tại của lễ Vu Lan báo hiếu đối với đời sống tinh than củangười Phật tử tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo

tôn giáo, tín ngưỡng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chính trong luận văn là phân

tích, quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học, thống kê mô tả, xử lý số liệu

13

Trang 18

thu thập được bằng phần mềm thống kê dành cho Khoa hoc xã hội (SPSSV.22) với dữ liệu thu thập được từ các phiêu khảo sat (Questionnaire) Phiéu

khảo sat được xây dung dựa trên thang do Likert.

Theo Bissonnette (2007), thang do Likert (Tiéng Anh: Likert Scale)

được đặt theo tên cua nhà khoa học xã hội người Mỹ Rensis Likert- Người da

phat minh ra phương pháp này vào năm 1932 Thang đo Likert là một thang

đo lường hoặc một công cụ được sử dụng trong bảng câu hỏi để xác định ýkiến, hành vi và nhận thức của cá nhân hoặc người tiêu dùng Đối tượng thamgia khảo sát lựa chọn từ một loạt các câu trả lời có thể cho một câu hỏi hoặctuyên bố cụ thê dựa trên mức độ đồng ý của họ Các câu trả lời thường bao

ớt!

, "không đồng ý", "trung lập", "đồng ý" va

"hoàn toàn đồng ý" Thông thường, các câu trả lời này sẽ được mã hóa băng

số, chang hạn như 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý; 3= Trunglập/lưỡng lự, 4= đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý Thang đo Likert được sử dụng

rộng rãi trong nghiên cứu xã hội và giáo dục Trong giao dục, thang đo Likert

được dùng trong các bài nghiên cứu khoa học, bài khóa luận, luận văn sử

dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Do nguồn dữ liệu thứ cấp (các tàiliệu, văn bản có sẵn) thiếu và sơ sài, nên trong nghiên cứu này tác giả đã sửdụng thêm nguồn thông tin sơ cấp băng cách thu thập dữ liệu thông quaphương pháp điều tra xã hội học và thiết kế bảng câu hỏi theo thang đo Likert,nhằm lượng hóa, chi tiết hóa và đo lường được mức độ đánh giá của các đối

tượng nghiên cứu, thay vì chỉ sử dụng câu hỏi đóng (có, không) không thu

thập được các thông tin mong muốn

Dé đảm bảo được độ tin cậy của dữ liệu vả thông tin thu thập được,

thang đo và bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các công trình nghiên cứu

của các tác giả nước ngoài va trong nước có liên quan đến van đề nghiên cứu

(xem bảng 1) Dữ liệu được sang lọc nhăm loại bỏ các phiêu có quá nhiêu 6

14

Trang 19

trống (trên 30%) và các phiếu có cùng một đáp án cho tất cả các câu hỏi(missing values) thông qua phần mềm thống kê SPSS.

6 Đóng góp của luận văn

Thứ nhất, luận văn góp phần làm rõ về một hoạt động có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo, đó là lễ Vu Lan báo hiếu của đạo Phật, sự kết hợp hàihòa giữa tôn giáo với văn hóa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dântộc Việt Thông qua phân tích, đánh giá vai trò của lễ Vu Lan trong đời sốngtinh thần của các Phật tử, luận văn sẽ đúc rút ra các nội dung quan trọng và làtài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các nghiên cứu có liên quan đến lễ VuLan báo hiếu.

Thứ hai, trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, yếu (tích cực và tiêu cực),luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởngtích cực, khắc phục và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lễ Vu lan báo hiểu đốivới đời sống tinh thần của các Phật tử tại thành phố Rạch Giá hiện nay.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án có thé bổ sung vào lý luận vềtín ngưỡng, tôn giáo và ảnh hưởng của lễ nghỉ tôn giáo đến đời sống tinh thần

của công chúng, làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu, giảng dạy các

môn học như: triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Việt Nam hay nghiên cứu về các lễ nghi tín ngưỡng truyềnthống của người Việt ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo thuộc khối ngành khoahọc xã hội và nhân văn và đào tạo trong hệ thống của Phật giáo.

7 Kết cầu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận văn gồm 2 chương, 4 tiết

15

Trang 20

CHƯƠNG 1.

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE LẺ VU LAN CUA PHẬT

GIAO VA CONG DONG PHAT TU TAI THANH PHO RACH GIA,

Đôn-ta(ở Campuchia và người Khmer) Boun khao padap din (ở

Lào), matakadanaya (Sri Lanka), Sart Thai (Thái Lan) Vu Lan là cách viét tắt của "Vu Lan b6n", tiếng Phan là "Ullambana" Trong đó, Ullam dịch là

"treo ngược" (đảo huyền), ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược; chữ "bồn" tiếng Phạn là "bana" tạm dịch là "cứu giúp" Như vậychúng ta có thể hiểu từ "Vu Lan bồn" có nghĩa là giải cứu người bị tội thốngkhổ tot cùng Còn "báo hiểu", đó là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thànhdưỡng dục của người con đối với cha mẹ (Ngô Thị Lan Anh & các cộng sự,

2020).

Lễ Vu Lan báo hiếu trùng với Tết Trung nguyên của người Hoa vàcũng trùng hợp với ngày Ram tháng Bảy (âm lịch) Xá tội vong nhân củangười Việt Nam và một số nước Á Đông Theo tín ngưỡng dân gian, Rằm

tháng Bảy là ngày mở cửa ngục, ân xá cho các vong nhân nên có lễ cúng cô

hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nơi nương tựa, không có thân

16

Trang 21

nhân trên dương thê đê thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh vê cảnh giới an lành.

N

^ W

Vào "tháng cô hon" (tháng 7 âm lịch), người Việt Nam, người Trung

Quốc theo phong tục dân gian cho rằng là tháng không may mắn và có những điều kiêng ky, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện Ở Việt Nam, tháng Bảy âm lịch cũng bị nhiều coi là thời gian xui xẻo nhất trong năm

và phải kiêng ky nhiều thứ Có ý kiến cho rằng quan niệm này không có trong

phong tục của người Việt (Thích Thiện Hạnh, 2019).

Trong văn hóa Trung Hoa, ngày ram tháng Bay âm lịch thuộc TiếtTrung Nguyên va được gọi là Ngày ma (hồn người chết) và tháng thứ bảy nói

chung được coi là Tháng ma (P8 R, Quỷ nguyệt), trong đó những con ma va

linh hồn, bao gồm cả của tô tiên đã qua đời, đến từ các cõi âm Cùng với

lễ Thanh minh (vào mùa xuân) và Trùng cửu (vào mùa thu), con chau con

sống tỏ lòng tôn kính đối với tô tiên đã qua đời của họ, trong Lễ hội hồn ma, người chết được cho là về thăm những người sông (Xing Guang, 2005).

Như vậy lễ Vu Lan báo hiếu có từ rất sớm, 14 ngày lễ quan trọng củaPhật giáo, được phổ biến ở nhiều quốc gia Tại Việt Nam, lễ Vu lan báo hiểucủa đạo Phật đã hòa quyện với truyền thống tri ân, đền ơn đáp nghĩa “Uốngnước nhớ nguồn” trong văn hóa truyền thông của người Việt Đến nay lễ Vulan báo hiếu đã được đưa vào chương trình lễ nghi chính thức của đạo Phật và

là lễ lớn thứ hai sau lễ Phật đản Đây cũng là dịp bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến

ơn đất nước, ơn đồng bào, nhớ tới ân đức hy sinh cao cả của các bậc tiền bối,anh hùng liệt sỹ đã vị quốc vong thân vì hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc.

Trong trường hợp ngày lễ Vu Lan và ngày xá tội vong nhân trùng một

ngày, các chùa có thê kết hợp hai lễ này và cúng kính tại nhà Trình tự cúng

có thê được thực hiện theo các bước sau đây:

17

Trang 22

Cúng Phật: Chuẩn bị mâm cơm chay hoặc ngũ quả dé cúng Phật, thểhiện lòng tôn kính và thành kính đối với Đức Phật.

Cúng thân linh: Sắp xếp một mâm cúng gồm rượu trắng, mũ 5 quan, trái cây tươi và hoa dé tưởng nhớ và tri ân các vị thần linh.

Cúng gia tiên: Chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mặn tùy theo quan điểm gia đình Đặt trên mâm các bát chén chứa thức ăn như cháo trắng, bánh kẹo

và nhang dé cúng ông bà tổ tiên Đồng thời, đặt cả quan áo tiền vàng đại diện

cho công ơn và lòng thành kính của gia đình.

Cúng chúng sinh: Sắp xếp chén muối và chén gạo, noi cháo trăng, nến

và nhang dé cúng chúng sinh Đây là cách thé hiện lòng từ bi và nhân ái đốivới tất cả chúng sanh

Với nguồn gốc như đã nói ở trên, Lễ Vu Lan chính là dịp để con cháu trong gia đình thé hiện lòng thành kính, hiếu thảo, đền đáp lại công ơn sinhthành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà và thé hiện lòng thành với tổ tiên Đây

là ngày lễ đặc biệt, nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp "uống nước nhớnguồn" của dân tộc Việt Nam

Ở Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức bông hồng cài

áo Đây là nghi thức khởi xướng bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốnsách "Bông Hong Cài Áo" viết năm 1962 Những ai may mắn còn cha mẹ sẽđược cài bông hồng đỏ và một bông hồng trăng cho những ai cha mẹ đã đivào cõi luân hồi Các tu sĩ mượn thân cha mẹ để pho độ chúng sinh, ho caibông hồng màu vàng dé thé hiện lý tưởng cao quý này Bông hồng được xem

là vua các loại hoa, là biểu tượng của tình yêu, sự cao quí, ngát hương Bông hồng cài trên ngực áo thể hiện những tình cảm tốt đẹp nhất, thiêng liêng nhất

của người con dành cho cha mẹ mình (Ngô Thị Lan Anh & các cộng sự,

2020)

18

Trang 23

1.1.2 Nguồn gốc lễ Vu Lan

Từ lễ “Giải thoát” khỏi địa ngục đau khổ của đạo Phật, lễ Vu Lan đã trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam Xuất phát từ truyền thuyết về tôn giả Mục Kiền Liên, đệ tử xuất chúng của đức Phật đã cứu mẹ của mình ra khỏi địa ngục, Vu Lan là ngày lễ hăng năm để tưởng nhớ về ânđức sinh thành, đưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ và ông bả tổ tiên

Theo đó, Kinh Vu Lan chép rang Mục Kién Liên đã tu luyện thànhcông nhiều phép than thông đến mức có thé dùng mắt thần nhìn khắp trời dat,ngài thấy me mình đã mat dang ở cõi địa ngục, bi doa day và đói khát khổ sở.Với lòng hiếu thảo của mình, Mục Kiền Liên đã đem cơm xuống tận địa ngục

dé dâng mẹ, tuy nhiên do đói lâu ngày nên khi ăn mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức

ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Thấy vậy, Mục Kién Liên liền quay về tìm Phật dé hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứuđược mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới monggiải cứu được Ngày rằm tháng Bay là ngày thích hợp dé cung thỉnh chư tăng,hãy sam sửa lễ cúng vào ngày đó Lam theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải

thoát cho mẹ Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ

cũng nên làm theo cách này Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Theo truyền thuyết, vào ngày thứ mười lăm, cõi thiên đàng, địa ngục và

cối người trên dương thế mở cửa và cả tín đồ Đạo giáo và Phật giáo sẽ thựchiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khô của người quá cố Trọng tâmcho tháng 7 âm hồn là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nơi mà theo truyềnthống hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, kéo dài ngay ca khi ông bà tổtiên đã qua đời Các hoạt động trong tháng này sẽ bao gồm việc chuẩn bị thựcpham cúng dường nghi lễ, đốt hương, đốt giấy vàng mã, một dạng hiện vật

19

Trang 24

băng giấy như quan áo, vàng và hàng hóa khác dé cúng linh hồn của ông bà,

Tổ tiên khi về thăm nhà Bữa ăn được chuẩn bị chu đáo (thường là ăn chay) sẽđược phục vụ với các ghế trống cho mỗi người quá cố trong gia đình và đối

xử với những người đã chết như thể họ vẫn đang còn sống.

Nhà nghiên cứu Xing Guang (2016) thông qua phân tích các nguồn tư

liệu của Phật giáo nguyên thủy, kinh Nikaya và kinh Gamas, đã chứng minh

rằng thực hành báo hiếu (lòng hiếu thảo) là thiện nghiệp chính trong giáo lý

đạo đức của Phật giáo ngay từ khi đạo Phật mới ra đời Thật vậy, Đức Phật

khuyên con người phải tôn kính cha mẹ như đắng dang tối cao và là dangsáng tạo ra loài người, cha mẹ đã làm rất nhiều cho con cái Từ đó, Đạo Phậtdạy tín đồ của mình phải trả nợ cho cha mẹ băng cách phụng dưỡng và kínhtrọng cha mẹ, đó là báo hiếu (Filial piety) Đây là hành động được coi là đầu tiên của tất cả các hành động công đức, hoặc thiện nghiệp, trong đạo đức màĐức Phật đã dạy con người Hơn nữa, theo giáo lý về nghiệp của Phật giáo,giết mẹ và giết cha được coi là hai trong số năm ác nghiệp nghiêm trọng nhất,

và hậu quả là tái sinh ngay lập tức vào địa ngục Phật giáo Đại thừa đã phát

triển ý tưởng về lòng hiếu thảo hơn nữa và hình thành bốn món nợ và cần đáp

lễ đối với bốn nhóm người - cha mẹ, chúng sinh, những người cai trị và Phậtgiáo - một lời day đã trở thành rất phô biến trong Phật giáo Trung Quốc vàtruyền bá sang các nước Đông Á khác (Xing Guang, 2016).

Báo hiếu là một trong những khía cạnh quan trọng của giáo lý đạo đức Phật giáo nguyên thủy Lòng hiểu thảo đã được thực hành bởi những Phật tử

Ấn Độ trong thời kỳ đầu khi đạo Phật hình thành (1) Báo hiếu là trả ơn chame; (2) Báo hiếu được thực hành như một chánh nghiệp thiện, là ruộngphước; (3) Báo hiếu được thực hành như Pháp, trật tự xã hội (Pháp làDhamma có nghĩa là những gì Đức Phật đã Giác Ngộ, đã hiểu biết, đã thấuđáo vào thời điểm Giác Ngộ) Trên cơ sở này, nó cũng cho thấy răng những

20

Trang 25

người Phật tử An Độ sơ khai đã thực hành báo hiểu không phải như một sự

“thỏa hiệp với đạo đức hiếu thảo của Ba la môn giáo” mà báo hiếu trở thànhmột đức tính quan trọng được dạy bởi bậc thầy đó là Đức Phật (Xing Guang,

2005)

Ké từ khi Phật giáo có mặt tại Việt Nam đến nay, ram tháng Bảy không chỉ được gọi là ngày Xá tội vong nhân mà còn được biết đến là ngày lễ Vu

Lan — một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của Phật giáo Không

những thế, nó đã trở thành ngày lễ Trung nguyên, ngày lễ thể hiện đạo đứchiểu hạnh của đa số người dân Việt, từ người già cho đến người trẻ, từ namcho đến nữ Nhiều năm qua, tiếp nối truyền thống tốt đẹp này, lễ Vu Lan đãđược cử hành, thu hút hàng ngàn người tham gia vào hội lễ với một số lễ thứcnhằm giải tội cho người chết, cầu phúc đức, bình an cho người sống Ngoài các mục đọc tụng kinh Vu Lan bồn, kinh Báo ân cha mẹ, cầu siêu độ vong,còn có các nghi lễ Đại Phật tuyên dương, Mông Sơn thí thực Buổi chiều hoặctối, một số chùa còn diễn tích Mục Kién Liên cứu mẫu hoặc trò Phá ngục

1.13 Nghỉ thức chính trong lễ Vu LanViệc chuẩn bị và tiến hành lễ Vu Lan thường được các Phật tử và nhiềungười không phải là tín đồ của Phật giáo thực hiện một cách chu đáo ngay từnhững ngày đầu tháng bảy âm lịch để tưởng nhớ tới ông bà, cha mẹ, tổ tiên,những người thân quen đã khuất bóng một cách đặc biệt hơn những ngày bìnhthường Theo tập quán, các gia đình sửa soạn lễ để dâng cúng, lễ Phật cầunguyện cho các vong linh được siêu thoát, nhiều người ăn chay, niệm Phật,làm việc thiện, đến chùa nghe thuyết pháp, chuẩn bị đồ cúng dường Chư tăng

ni vào ngày lễ Ở nhiều gia đình, ban thờ Phat, bàn thờ tô tiên trong nửa đầutháng bảy âm lịch cũng được thắp nhang đèn, bày hoa quả dé cúng Bên cạnhviệc tưởng nhớ, tỏ lòng hiểu thảo đến người đã khuất, lễ Vu Lan còn là dịp dé

con cái báo hiệu cha mẹ hiện tiên Vào lễ Vu Lan, con gái đã đi lay chong

21

Trang 26

thường mang gà hay vịt về biếu bố mẹ đẻ, phong tục này phô biến ở các làngvạn chài ven sông và trở thành một việc hiếu hăng năm của con cái đối vớicha mẹ ở nhiều địa phương trong cả nước (Ngô Thị Lan Anh & các cộng sự,

cúng chúng sinh và lên chùa thành kính dâng hương, tham gia khóa lễ.

Trong ngày lễ Vu Lan, ngoai ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất, người Việt Nam còn tô chức nghi thức bông hồng cài áo là cài bông hồngmàu đỏ cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở

về lòng hiếu thao và tình người, dé tỏ lòng biết ơn các bậc sinh thành hiện còn

và cả những người đã khuất Nghi thức này do Thiền sư Thích NhấtHạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962 Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lấy ý

từ doan văn này dé sáng tác ca khúc bat hủ Bông hồng cài áo thường được sử

dụng trong ngày lễ Vu Lan.

Với nghi thức này, hoa hồng được cài lên ngực áo tượng trưng cho sựtri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con đối với cha mẹ, dù cho họ không còntrên cdi đời này Đồng thời, hoa hồng còn thé hiện cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương Trong buổi lễ, ai còn cha mẹ sẽđược cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm, đó là một lời nhắc nhở rằngmình vẫn còn cả cha và mẹ, còn cả một bầu trời yêu thương cao rộng dé cảmnhận niềm hạnh phúc và tự nhủ luôn biết có gang dé làm vui lòng cha mẹ Ai

mat cha hoặc me thì sé cài lên ngực minh đóa hông nhạt, ai mat cả hai dang

22

Trang 27

sinh thành thì cài lên ngực mình hoa trăng buồn thương Hoa hồng trăng cònmuốn nhắc nhở con người rằng phải sống thật tốt, ý nghĩa dé người ra đi cảmthấy tâm hồn được an nhiên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện trần gian Một số địa phương có tục lệ riêng như ở Quy Nhơn thì dân chúng xếp thuyền giấy rồi thả ra biển để tưởng nhớ những ai ra khơi rồi mat tích như hồi thập niên 1980-1990 với nạn thuyền nhân vượt biên.

Theo quan điểm Phật giáo, Vu Lan là dịp để chúng ta nghĩ đến “tứ đạiân” nghĩa là ơn cha mẹ, ơn quốc gia, ơn thầy bạn và ơn xã hội Trước hết, mỗingười cần thực hành và khắc sâu hạnh nguyện báo hiếu với cha mẹ, ông bà, tôtiên Đối với ơn quốc gia, chúng ta hãy tri ân các anh hùng dân tộc đã hy sinh,hãy là những người công dân tốt Ơn thầy bạn là sự trân trọng những người

dạy dỗ, truyền thụ kiến thức, đạo đức cho chúng ta trong cuộc sống Ơn xã hội

là biết ơn mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, chăng hạn như trong thời gianchống dịch COVID-19 vừa qua, đã có biết bao bác sỹ, chiến sỹ tuyến đầu vất

vả ngày đêm Chúng ta cần tri ân họ sâu sắc Với truyền thống văn hóa hiếunghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổtiên của người Việt Nam, ngày lễ Vu Lan của Đạo Phật đã hòa quyện với triết

lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch (xá tội vong nhân) hình thành

lễ hội Vu Lan báo hiếu

Các nghỉ thức chính trong lễ Vu lan báo hiếu bao gồm:

Đến chùa cầu bình an cho ông bà, cha mẹ và cầu siêu cho cha mẹ, ông

bà, tổ tiên đã mat, niệm kinh, làm công quả, cúng dường hay thả đèn hoa đăng Mọi người đem những việc tốt trong năm để dâng lên ông bà, cầu nguyện cho gia đình được bình an cũng như điểm lại những việc chưa tốt dékhắc phục sửa chữa trong thời gian sắp đến

Thăm viếng mộ tổ tiên Ngày lễ Vu Lan là ngày để mọi người tri ân,

kính nhớ tô tiên, hướng vé nguôn cội Do vậy, thăm viêng, chăm sóc phân mộ

23

Trang 28

ông bà tổ tiên và những người đã khuất dé bày tỏ lòng tưởng nhớ của mình là

một nghi thức quan trong trong đại lễ Vu Lan.

Mam cơm cúng ông bà tổ tiên là nghi lễ cỗ truyền của dân tộc Việt Nam trong ngày lễ Vu Lan Tùy theo truyền thống mà mỗi gia đình có thể chọn dâng món chay hoặc món mặn nhưng phần lớn các gia đình Phật tử đều làm các món chay thuần khiết dé dâng cúng ông bà tổ tiên cùng hoa quả, bánh trái, nhang đèn Mâm cơm cúng thể hiện lòng thành kính và cầu mong tổ tiênđược an nghỉ nơi chín suối

Tham gia nghỉ lé bông hồng cài áo: Trong ngày lễ Vu Lan, tại các hộiđoàn hay pháp hội thường thực hiện nghi lễ bông hồng cài áo Đây là mộtnghi lễ đẹp và ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu đạo Bông hồng đỏ cho những aimay mắn còn cha mẹ trên đời và bông hồng trắng dành cho những người mà cha mẹ đã rời xa cõi trần thế Nghi lễ đầy nhân văn này nhắc nhở ta rằng hãy quý trọng thời gian tươi đẹp như bông hồng đỏ thơm ngát lúc ba mẹ cònbên cạnh dé không phải hối tiếc khi cha mẹ rời xa ta, như bông hồng trắngbuồn bã nơi ngực áo

Mua quà tặng cha mẹ, ông bà: Con cháu gửi đến những bậc sinh thànhcủa mình một món quà ý nghĩa, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, phong tụctập quán vùng miền hay sở thích của ông bà, cha mẹ mà con cháu sẽ muamột món quà có ý nghĩa kèm theo đó là những câu chúc ấm áp dành cho họ.Đây là món quà thực sự có ý nghĩa là món quà xuất phát từ tình yêuthương của con cái chứ không thé hiện ở giá trị vật chất của món quà Goiđiện hỏi thăm cha mẹ, ông bà nếu ở xa Khi con cháu đang ở xa mà khôngthê trở về bên cạnh ông bà, cha mẹ vào ngày lễ Vu Lan, thì đành ra một ítthời gian để gọi điện hỏi thăm cha mẹ, ông bà Không có món quà nào ýnghĩa bằng tam long chan thanh, hiếu thảo của con cái cả Được con cháuquan tâm, hỏi thăm vào ngày này chính là điều ý nghĩa nhất đối với cha mẹ,

24

Trang 29

ông bà Nói lời yêu thương với cha mẹ mỗi ngày Đây là một việc làm nhỏ

nhưng có ý nghĩa rất lớn không chỉ trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu mà làthường xuyên mỗi ngày, dù có khó nhưng chắc chắn cha mẹ sẽ rất hạnh

phúc khi được nghe những lời này.

Thả đèn hoa đăng: Theo truyền thông dân gian, hoa đăng, hay còn gọi

là đèn hoa, mang ý nghĩa tôn vinh giá trị tâm linh và văn hóa trong các lễ hội

truyền thống của người Việt Mỗi một ngọn đèn hoa được thắp lên là một tia

sáng chứa đựng tâm niệm thiện lành và an lạc, đó là một tia hy vọng mở ra

những cánh cửa mới, xóa tan mọi khó khăn và đau khổ Chúng là biểu tượngcủa sự giải thoát, khiến mọi người cảm nhận răng trong mỗi con người đềutồn tại một nguồn sáng bat diệt, sẵn sàng chiếu roi đời sống và lan tỏa niềmvui đến với mọi người xung quanh Trong ngày Vu Lan, việc thả đèn hoa đăng có nguôồn gốc từ Phật giáo, mang ý nghĩa cầu siêu cho những người đãqua đời Khi đèn được thắp sáng và thả xuống nước, chúng ta mong muốn sựbình an và gửi tam lòng biết ơn sâu sắc đến cha me và tổ tiên Mỗi ngọn đènhoa đăng đại diện cho một lời cầu nguyện, một ý niệm thiện tâm và một ước

mong an lạc cho chính mình và mọi người.

An chay: Ngày nay, ăn chay đã trở thành một trào lưu thịnh hành, thu

hút sự quan tâm không chi cua gia đình ma còn của giới trẻ, đặc biệt trong

những dịp đặc biệt như mùng 1, rằm âm lịch, Lễ Phật Đản và Đại lễ Vu Lan.

Ăn chay không chi mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp tinh thần được thanhtịnh và cơ thé được làm sạch Bữa ăn chay không cần phải phức tạp, chi cầntận dụng các loại rau, củ, quả và thực vật tươi ngon dé tạo nên những món ănđầy hương vi và dinh dưỡng

Các nghỉ thức lễ Vụ lan được tổ chức tại chùa: Các chùa là trung tâmlinh thiêng hội tụ mọi người về đây tham dự lễ Vu lan Báo hiếu với tắm lòng

thành tâm và sot sang Dưới sự chủ trì của các Sư, Ni, lễ Vu Lan báo hiéu

25

Trang 30

được chuẩn bi rất chu đáo, lễ vật được bày biện trang trí đẹp mắt và được tổchức rất trang nghiêm Các nghi thức chu yếu của lễ Vu Lan được tô chức tạicác ngôi chùa bao gồm:

Nguyện Hương (Vị chủ lễ thắp 3 nén nhang, quỳ ngay thăng, niệm

hương)

Kỳ Nguyện (Vị chủ lễ lay Phật và nói về lý do của buổi lễ Vu Lan báo hiếu)

Tan Phật (Ca ngợi Phat)

Đảnh lễ Tam bảo (lay 3 lay tượng trưng cho tam thé Phật)Tan lu hương (ngâm, vịnh, tụng tùy theo từng nơi nói về hương thơm

dâng lên Phật)

Kệ Khai kinh (ca ngợi kinh Phật và chuâân bị đọc kinh) Kinh Vu lan Bon (Chủ lễ cùng các Tăng, Ni và các Phật tử chú tâm lắngnghe lịch sử, ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu qua bài kinh)

Phật Nói Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng An hay Kinh báo đáp công ơnCha mẹ (Lời của Đức Phật nói về nỗi khổ của người Mẹ và công ơn sinh

thành dưỡng dục cho nên phải báo ân)

Sam hồi Vu lan

Phục nguyện

Tam tu quy y

Cung lay Phật

26

Trang 31

Ngày lễ Vu Lan được tổ chức nhằm gợi nhắc các thế hệ con cháu vềnhững công on vô biên của cha mẹ Mùa Vu Lan — Mùa hiếu hạnh, đây là dịp

dé mọi người cầu nguyện cho cha me đã mat được vãng sinh về Tây phươngcực lạc, còn những người vẫn còn cha còn mẹ thì cầu nguyện cho cha mẹđược mạnh khỏe, an lạc, được sống hạnh phúc dài lâu bên con cái Đồng thời,

nó cũng mang đến cho các Phật tử và quần chúng cơ hội đề hiểu rõ hơn vềnhững giá trị giáo dục nhân bản của văn hoá Phật giáo, như "TỪ - BI - HỶ -

XA" Dao Phật day rang, “Từ - Bi - Hy - Xa” là bốn đức tinh tiềm tàng sẵn có

trong lòng mỗi con người (Tứ vô lượng tâm) Dé từ đó, ta biết rộng mở tamlòng, yêu thương, đồng cảm, sẻ chia niềm vui, khổ ải với tat cả mọi người

và đó là hạnh phúc.

“Từ” là tình thương Thương ta và thương người, thương cả vạn vật, cỏ

cây, hoa lá để ánh sáng của lòng bác ái rọi chiếu khắp nhân gian, laychuyền, cảm hoá những trái tim lầm lỗi trở về thiện tâm, chánh niệm Tinhyêu thương cần trong sáng (trong suốt, không tham lam dục vọng hay thiên

vị), thì đó là tâm Từ Đạo Phật khuyên con người có tâm từ Vì đó là khởi

nguồn của đạo đức và sự bình an

“Bi” là buồn với nỗi buồn của thiên hạ, biết đồng cảm và sẻ chia vớinhững nỗi đau cùng cực của chúng sinh Ví như, khi thấy ai đó gặp kiếp nạn,

27

Trang 32

đói khổ lầm than, thì ta sẵn lòng dang tay giúp đỡ, an ủi, động viên Chớ thấyngười vấp ngã, thất bại ma dé biu chê bai sẽ chuốc lấy nghiệp.

“Hy” là hy lạc, biết vui cùng niềm vui và sự thành công của người khác Khi một người biết đồng cảm với “Bi” thì cũng sẽ biết chia sẻ với “Hỷ” cùng moi người Nếu nhận thức được ánh sáng của Phật và được cảm hoá thì mọi người sẽ không còn ganh đua, tính toán, nhỏ nhen, ích kỷ với đồng nghiệp, bạn bè, chúng sinh Chính sự hoà hiếu làm nên ý nghĩa của cuộc đời

tràn ngập sự an lạc và tình yêu thương.

“Xả” là buông xả, không chấp trước, ứ đọng những gì không vui,không tốt đẹp Đó là trạng thái của tâm, khiến cho giữa một cá nhân và toànthé chúng sinh không còn sự riêng biệt chia cách, mà đồng nhất thể Ngoại

cảnh, vũ trụ cùng vô lượng chúng sinh đã trở thành một và hòa vảo vũ trụ Do

vậy “Tứ vô lượng tâm” là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh và lễ Vu Lan báo hiếu cũng là dip dé giáo dục và nhắc nhở các Phật tử nắm vững nguyên tắc này trong tu tập vàthực hành nó trong cuộc sông hằng ngày

LỄ Vu Lan luôn là một nét đẹp văn hóa của dân tộc, không chỉ riêng

của những người theo Phật giáo Cứ đến ngày ram tháng Bay, không ai bao aimọi người cứ lần lượt theo nhau đến chùa, hoặc ở nhà làm lễ cúng với tâmniệm nhớ đến ông bà, tổ tiên, cha mẹ Không biết từ bao giờ, báo hiếu đã trở thành trách nhiệm và bon phận của mỗi con người, một nét đẹp trong văn hóaứng xử, góp phan dé củng cố đạo lý của gia đình, dong họ, dân tộc và cònchính là tiêu chuẩn quan trọng đề đánh giá đạo đức của con người.

Vụ Lan là một trong số các lễ hội Phật giáo mang nhiều giá trị nhân văn,giáo dục con người những điều hay, lẽ phải luôn hướng về cội nguồn của mình,báo đáp công sinh thành dưỡng dục Đối với lễ Vu Lan, chữ Hiếu luôn được

28

Trang 33

đặt lên hàng đầu Chính vì ý nghĩa giáo dục này mà ngày càng có nhiều người

Việt Nam tham gia vào lễ Vu Lan, coi đó như một ngày lễ của dân tộc ta.

Thực hành lễ Vu Lan là thực hành đạo hiếu, một trong những giá tri đạo đức nền tảng của dân tộc Việt Người Việt khi nói đến đạo Hiếu, liền nghĩ ngay đến việc “thờ cha, kính mẹ” Trong các mối quan hệ nhà — làng — nước thì gia đình là cái nền tảng của tất cả các quan hệ xã hội Kinh điển và các lễ hội của nhà Phật luôn hướng con người đến việc tuân thủ các quy tắc, chuẩnmực đạo đức của gia đình, gia tộc, tuân theo nề nếp gia phong “kính trênnhường dưới”, biết báo đền công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ sẽ đượccoi là có hiếu Những nghi thức của lễ Vu Lan luôn đòi hỏi hành động, suynghĩ, việc làm của con người phải xuất phát từ thực tâm, hoàn toàn tự nguyệnthì sự báo đáp ấy mới thật sự có ý nghĩa (Đỗ Công Định, 2002)

Thông qua lễ Vu Lan, con cái hiểu được bổn phận mà mình phải làm

dé đền đáp công ơn của hai đắng sinh thành Con cái không chỉ hiếu thuậnvới cha mẹ một ngày, hai ngày là đủ mà suốt cả cuộc đời này ta cũngkhông thể báo đáp hết công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ “Báohiếu cha mẹ theo Phật giáo không chỉ đơn thuần báo hiếu cha mẹ đời sốngvật chất, tiền bạc, sự cung phụng vâng lời, mà còn hướng đến đời sống đạo

đức và trí tuệ của cha mẹ, giúp cha mẹ an lạc và hạnh phúc trong chính

pháp của Đức Phật”.

Lễ Vu Lan trong Phật giáo ngày càng phát triển, có những nghỉ lễ mới

ăn sâu vào tiềm thức người dân, ảnh hưởng rộng đến xã hội đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên Hiện nay ở Việt Nam và cộng đồng Phật tử người Việt ở nước ngoài, hình thức nghi lễ “Cài bông hồng” trên áo đã trở nên quenthuộc Nghi lễ này có sức ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều người dân, trong đó

có rất nhiều người không phải là đệ tử của Đức Phật Ngày lễ Vu Lan nhưmột ngày hội lớn đối với con người Việt Nam, đây là dip dé các Phật tử dành

29

Trang 34

một ngày an lạc, về với gia đình cha mẹ chuẩn bị một mâm cơm dâng lên giatiên, thành kính cửa Phật Vào mùa Vu Lan hầu hết phật tử thường ăn chay débiểu hiện lòng từ bi, yêu thương vạn vật Ăn chay vào mùa Vu Lan sẽ giúp cho con người cảm thấy được bình an, là dịp để nhớ ơn báo hiếu và cầu mong cha mẹ hiện tiền sẽ sống vui vẻ, mạnh khỏe bên con cái.

Như vậy nghi thức lễ Vu Lan báo hiểu được tổ chức tai chùa rất trang nghiêm với các nội dung ca ngợi Đức Phat và tô tiên, sam hồi dé sửa chữa cáclỗi lầm, tri ân công đức các vị tiền bối, củng có niềm tin vào con đường giảithoát của Đức Phật, nghi thức bông hồng cài áo để tri ân công sinh thành

dưỡng dục của cha mẹ Chính những nội dung như vậy nên lễ Vu Lan báo

hiểu mang một giá trị tinh than to lớn, duy trì được đạo hiếu và truyền thốnguống nước nhớ nguồn của dân tộc và nó giúp gắn chặt mọi người dân Việt Nam sống hòa mình giữa Đạo với đời trong tình thương yêu bao dung và độ

lượng (Thích Thiện Hạnh, 2019; Thích Thanh Từ, 2000).

Tuy nhiên, cùng với những nét đẹp văn hóa đó, ngày lễ Vu Lan đang bị

nhiều yếu tổ mê tín, phi Phật giáo tác động, đó là tục đốt vàng mã, hủ tục mêtin, Dip này, nhà nhà lại săm sửa lễ vật, vàng mã dé cúng chúng sinh, nhà ítcũng đốt vài bộ quan áo, mấy xấp tiền vàng cho “người cõi âm” hết vài trămngàn, nhà nhiều, đốt cả ô tô, xe máy, nhà lầu, tốn đến tiền triệu Mặc dù nhậnthức được đốt vàng mã là tốn tiền của, là khói bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ngay cả khi nhiều ngôi chùa đã đặt biển cấm đốt vàng mã

trong chùa, song việc đốt vàng mã vẫn diễn ra pho biến (Báo điện tử DCSVN,

2021; Nhật Phong, 2020)

Về van đề này, Thượng tọa Thich Đạo Hiển khang định: Lễ Vu Lan cónguôồn gốc Phật giáo nhưng trong giáo lý nhà Phật không khuyên con ngườiđốt vàng mã trong dip nay dé báo hiếu, thé hiện lòng biết ơn công sinh thành,

dưỡng dục của cha mẹ Việc đôt nhiêu vàng mã sẽ gây tôn kém và ảnh hưởng

30

Trang 35

xâu đến môi trường Bởi vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi việc thựchành tiết kiệm trong việc sử dụng vàng mã cũng như tổ chức các hoạt độngdip Ram tháng Bay (Báo Điện tử, ĐCSVN, 2021).

Lễ Vu lan báo hiếu thực sự đã có những ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các Phật tử, khăng định vai trò của mình ở các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, nó là “đạo Hiểu”, thé hiện tam lòng đền ơn đáp nghĩa của con cái đối với các bậc thiêng liêng tối cao, tô tiên, ông bà và cha mẹ Đó làtriết lý sống có đạo đức, văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam đã hình thành

và phát triển hàng ngàn năm và lễ Vu Lan báo hiếu là dịp đặc biệt để mọingười thể hiện tam lòng đó Do vậy lễ Vu Lan báo hiếu quy tụ được rất đông

đảo các Phật tử tham gia (Đỗ Công Định, 2002; Nguyễn Thị Phương Hà

2015; Võ Văn Dũng, Nguyễn Thị Vân Anh, 2016).

Thứ hai, lễ Vu Lan báo hiếu giúp giáo dục lòng nhân ai của con người,

khơi dậy lòng từ bi độ lượng trong quan hệ giữa người với người va với các

loài vật xung quanh Đức báo ân đã góp phần không nhỏ vào củng cố đạo đứccủa xã hội, nhất là ngày nay; Nhắc nhở mọi người báo hiểu cha mẹ băngnhững hành động thiết thực tùy theo sức của mỗi người; Góp phần khắc sâuvào Tâm thức của mỗi người đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt

Do vậy, ngày lễ Vu lan đã trở thành “ngày hội hiếu” của các tín đồ, Phật tử vàquần chúng nhân dân (Võ Văn Dũng, Nguyễn Thị Vân Anh, 2016).

Thứ ba, mọi Phật tử đều cho rằng đó là ngày lễ linh thiêng và mọingười tập trung thời gian công sức chuẩn bị và tham gia lễ với tắm lòng thành kính rất cao Bởi vì nó là sự đáp lễ, làm tròn bổn phận con cháu đối với ông

bà, tổ tiên, cha mẹ, nó là ruộng phước mà mọi người cần thiết phải tham gia

Có lẽ rất ít lễ hội của Phật giáo mà các Phật tử bày tỏ tam long thanh kinh voitroi Phat, tô tiên, ông bà, cha mẹ như lễ Vu Lan báo hiếu (Xing Guang, 2005;

Ngô Thị Lan Anh & các cộng su, 2020).

31

Trang 36

Thứ tr, lễ Vu Lan báo hiểu tác động đến các suy nghĩ và hành vi củacác Phật tử Nhờ có lễ Vu Lan báo hiếu mà các Phật tử có điều kiện soi xét lạimình, từ đó tự điều chỉnh các nhận thức, thói quen va hành động của mình trong cuộc sống Tâm thiện, từ bi, tam lòng bao dung độ lượng và giúp đỡ người khác được củng cố và phát triển trong tâm thức của các Phật tử (Thích

Thiện Hạnh, 2019; Thích Thanh Từ, 2000).

Thứ năm, tỉnh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau không phân biệt giai tầng

xã hội, dân tộc, tôn giáo được củng cố và phát triển thông qua lễ Vu Lan báo

hiểu Thông qua các bai giảng của các tăng ni về nền tảng đạo đức cốt lõi của

dao Phật là từ bi, hy xả, lấy tâm từ bi, bao dung độ lượng dé cứu vớt chúngsinh thoát khỏi mọi sự khổ đau và thông qua các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo khổ, đã củng cô và phát triển tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng các Phật tử cũng như người dân Đây là một ý nghĩacao đẹp gan đạo với đời trong triết lý của đạo Phật mà lễ Vu Lan báo hiếu làmột cơ hội thuận lợi dé mọi nguoi thé hién (V6 Van Ding, Nguyễn Thị Vân

Anh, 2016; Thích Huệ Thông, 2020).

1.2 Khái quát chung về cộng đồng Phật tử thành phố Rạch Giá,

Kiên Giang

1.2.1 Sự hình thành và một số hoạt động của cộng đồng Phật tửthành phố Rạch Giá, Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh ven biển, nằm phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 6.348,53 km”; dân số1.738.833 người (411.047 hộ); đặc điểm tự nhiên tương đối đa dạng (có đồngbăng, rừng, núi, biển đảo); đường biên giới trên bộ chung với Vương quốcCampuchia dài 56,8 km; bờ biển dài trên 200 km, vùng biển rộng khoảng

63.290 km” Hiện tỉnh có 27 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Kinh có dân số

đông nhất (chiếm 85,67%); đồng bào các dân tộc thiểu số với 249.131 người,

32

Trang 37

(chiếm 14,33%), trong đó, đồng bào dân tộc Khmer có 50.936 hộ, với217.244 khâu (chiếm 12,49%); dân tộc Hoa cớ7.575 hộ, với 30.821 người(chiếm 1,77%); các dân tộc thiểu số còn lại có 266 hộ, với 1.086 người (chiếm 0,06%).

Trong những năm qua, tình hình tôn giáo ở Kiên Giang cơ bản ổn định, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được tạo điều kiện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Toàn tỉnh có 492.131 tín đồ các tôn giáo (chiếm 29,24%dân số), trong đó có 2.181 chức sắc, nhà tu hành, 3.787 chức việc, 342 tổ

chức tôn giáo cơ sở, 377 cơ sở thờ tự, 57 cơ cở từ thiện nhân đạo Có trên 400

đình, miéu, am, céc,

-Phật giáo tinh Kiên Giang có ba hệ phái: Nam tông, Bắc tông và Khat

sĩ Toàn tinh có trên 300 ngàn tín đồ Phật giáo, 182 cơ sở thờ tự, gần 1.500

tăng, ni Tỉnh hiện có 76 chùa Phật giáo Nam tông (3 chùa và | tháp di tích

văn hoá cấp quốc gia, 2 chùa di tích cấp tỉnh) với 926 vị chức sắc, nhà tu hành

(399 tỳ kheo, 527 sadi), 1.654 chức việc trong Ban Quản tri chùa, trên 200

nghìn tín đồ (chiếm trên 12% dân số toàn tỉnh) và 40% tín đồ các tôn giáo Sốlượng các ngôi chùa được tập trung nhiều nhất, trên 80% tại thành phố RạchGiá và vùng phụ cận Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức về số lượngPhật tử tại thành phố Rạch Giá (do nhiều người đi làm ăn ở phương xa hoặckhông sinh hoạt thường xuyên tại các ngôi chùa), nhưng số lượng Phật tử tại thành phố Rạch Giá cũng lên tới hàng chục ngàn người (Phạm Ngọc Hòa,

2018).

Phật tử tại thành phố Rạch Giá được phân thành hai nhóm: Nhóm theoPhật giáo Bắc tông (chiêm khoảng 70%) và nhóm theo Phật giáo Nam TôngKhmer (chiêm khoảng 30%) Mặc dù sinh hoạt tại các chùa khác nhau, theocác giáo phái khác nhau nhưng các Phật tử tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên

Giang rat doan két va tương trợ lẫn nhau trong cuộc sông, biểu thị tính cách

33

Trang 38

hiền hòa lương thiện của người dân nơi đây Mặc dù có sự khác biệt về thành

phần dân tộc, hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vấn, mức sống, nhưng các Phật

tử tại thành phố Rạch Giá đều có nhận thức và hành vi chuẩn mực theo đúng tính thần của đạo Phật là: “Lá lành đùm lá rách”, hướng thiện với tâm từ bị, bao dung, độ lượng và yêu thương tất cả mọi người và muôn loài theo đúng triết lý đạo đức của Phật giáo Tinh thần ấy chính là sợi dây tạo sự liên kết chặt chẽ trong cộng đồng Phật tử tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang (Đỗ

Thị Hòa Hới, Lê Tô Nam, 2021).

Trong các hoạt động do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang

và thành phố Rạch giá phát động như: Hoạt động từ thiện (xây nhà tìnhthương, làm đường xây cầu ở vùng khó khăn), giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn dé đến trường, thì nỗi bật nhất phải kê đến là đã xây dựng được 01 Trung tâm Từ thiện xã Hội Phật Quang, là nơi tiếp nhận các em nhỏ

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con em đồng bào dân tộc hay bị bỏ rơi, vềnuôi dưỡng và tổ chức học tập cho các em Trung tâm đã nuôi dạy được hàngtrăm học sinh từ nhà trẻ cho đến Phổ thông trung học Nhiều em tốt nghiệp đã

tiếp tục theo học các trường Đại học, cao đăng và trường nghề Như vậy, dưới

sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh kiên Giang, tinh thần yêuthương, từ bi con người trong giáo lý của đạo Phật đã được cụ thể hóa thành các hành động thực tế và mang một ý nghĩa rat lớn Bên cạnh đó, tam lònghảo tâm của các Phật tử hướng về cộng đồng cũng là đặc điểm nỗi bật Rấtnhiều Phật tử đã tự nguyện hiến dat dé xây chùa, xây trường học và đóng góp tài lực, vật lực dé làm đường, xây cầu và xây dựng các ngôi nhà tình thươngcho người nghèo ở các vùng nông thôn và vùng biên giới Có thé nói hoạtđộng từ thiện hướng về giúp đỡ người nghèo là hoạt động nỗi trội và mangmột ý nghĩa cao đẹp nhất của Phật giáo và các Phật tử tại tỉnh Kiên Giang nóichung và thành phố Rạch Giá nói riêng

34

Trang 39

Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên giang và thành

phố Rạch Giá còn huy động được các nguồn lực của các Phật tử tham gia vàocác hoạt động tương trợ giúp đỡ cộng đồng như tham gia các hoạt động giải cứu nông sản cho nông dân, vệ sinh môi trường; tô chức các khóa tu mùa hè

và sinh hoạt tại các chùa, đều được các Phật tử hưởng ứng nhiệt tình và tham gia đông đảo Sự phát triển không ngừng về chiều rộng lẫn chiều sâu của Cñáo hội Phat giáo Việt Nam thành phố Rạch giá nói riêng và tại tỉnh Kiên Giang nói chung có phần đóng góp rất lớn của các Phật tử (Phạm Ngọc

Hòa, 2018); Đỗ Thị Hòa Hới, Lê Tô Nam, 2021).

1.2.2 Thang do về sự ảnh hướng của lễ Vu Lan báo hiéu đối với đời sống tinh than của Phật tử tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang.

Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, đề có nguồn dữ liệu

SƠ cấp bố sung cho nguồn dữ liệu thứ cấp bị thiếu phục vụ cho nghiên cứu,tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi để điều tra các Phật tử tại thành phố RạchGiá Dé xây dựng bảng câu hỏi mang tính khoa học và thực tiễn, cần dựa vào thang do dé xây dựng nó.

Một bộ thang đo bao gồm cơ sở lý thuyết của các nhà nghiên cứu vềcác van dé có liên quan đến các nội dung nghiên cứu Trong nghiên cứu này,các lý thuyết được xem xét và đưa vào thang đo bao gồm:

Fishbein va Ajzen (1972, 1980) cho rang Niém tin, tín ngưỡng có ảnhhưởng đến hành vi của con người và ông đã đề xuất lý thuyết về hành độnghợp lý và lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “niềm tin chuẩn tắc” như là các biến tiền đề của các chuân mực dựa trên niềm tin, tín ngưỡng của con người, theo

đó niềm tin của một người và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi màngười đó nhận biết được sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người đó

Glock, C Y., & Stark R (1965), trong cuốn sách: “Tôn giáo và xãhội căng thang - Religion and society in tension”, đã đưa ra phương pháp

35

Trang 40

tiếp cận đa chiều kích về sự tác động của tôn giáo đối với xã hội và conngười Theo ông và các cộng sự, có 5 chiều kích (5 dimentions) ảnh hưởng:1) Chiêu kích hệ tư tưởng, nghỉ thức lễ nghỉ, ảnh hưởng xã hội, kinh nghiệm

và tri thức; 2) Chiêu kích lễ thức: 3) Chiêu kích ảnh hưởng của tôn giáo thể hiện qua thái độ, ứng xử hằng ngày của cá nhân (bố thí, tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người khác ); 4) Chiêu kích kinh nghiệm, cảm xúc; 5) Chiêu kích tri thức,

Lý thuyết về vốn tâm lý (vốn tâm lý là trạng thái phát triển tâm lý tích

cực của một cá nhân, được mô tả bằng: (1) có sự tự tin để nhận các nhiệm vụ

thử thách và đạt thành công với nỗ lực cần thiết; (ii) đưa ra một quy kết tíchcực (sự lạc quan) về thành công hiện tai và trong tương lai; (iii) kiên cườngtheo đuổi các mục tiêu và, khi cần thiết, chuyển hướng các con đường dẫn đến mục tiêu (sự hy vọng) dé thành công; (iv) khi gặp phải các vấn đề và nghịch cảnh, họ chịu đựng, phản kháng lại và thậm chí vượt qua (sự kiên cường) dé

đạt được thành công (Luthans & các cộng sự, 2004).

Lý thuyết về vai trò của các tô chức tôn giáo đối với đời sống tinh thần,hành vi và thái độ của con người được nhiều nhà nghiên cứu phát triển như:Vanistendael (2003) cho rang tôn giáo có một VI trí nhất định trong đời sống

tinh thần của một cộng đồng truyền thống.

Shanjendu Nath (2015) cho rằng tôn giáo giúp hình thành nhân cáchcủa một cá nhân và qua đó nó hun đúc đời sống xã hội Tôn giáo đưa ra ýthức về giá trị xã hội trong tâm trí của mọi người Trong việc tuân thủ các luật

lệ xã hội hoặc tôn trọng người lớn tuổi và thé hiện sự thông cảm với cảm xúc

của người khác, hoặc thực hiện các nghĩa vụ xã hội một cách trung thực Vai

trò của tôn giáo là rất rộng lớn Trong những trường hợp đó nó đóng vai trònhư một giáo viên Không chỉ vậy, một cảm giác đồng cảm giữa những ngườithuộc các cộng dong khác nhau cũng được day theo tôn giáo Hon nữa, tôn

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w