1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Nghi lễ xuất gia của phật giáo Theravāda (qua khảo cứu một số chùa ở tỉnh Kiên Giang hiện nay)

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghi lễ xuất gia của Phật giáo Theravada (qua khảo cứu một số chùa ở tỉnh Kiên Giang hiện nay)
Tác giả Danh Hữu Giang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thùy Thơm
Trường học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Tôn giáo học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 27,49 MB

Nội dung

Tác phẩm “Phật giáo Nguyên Thủy Sử Lược” của Tỳ Khưu Giới Đức đã nêu lên cụ thể về các thời kì kết tập kinh điển Phật giáo, sự hình thành và phát triển của Phật giáo Theravada tại Việt N

Trang 1

DANH HỮU GIANG

NGHI LE XUẤT GIA CUA PHẬT GIÁO THERAVADA

(QUA KHẢO CỨU MỘT SÓ CHÙA Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội, 2023

Trang 2

DANH HỮU GIANG

NGHI LỄ XUẤT GIA CUA PHẬT GIÁO THERAVADA

(QUA KHẢO CỨU MỘT SÓ CHÙA Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY)

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thúy Thơm

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Danh Hữu Giang, xin cam đoan luận văn nay mang tính xác thực

qua khảo sát thực tế nghi lễ xuất gia Phật giáo Theravada do tôi thực hiện, từviệc tham chiếu với giới luật Tạng cùng với tính chất thực tế của nghi lễ đã

được tìm hiéu ở một sô chùa trên địa ban tỉnh Kiên Giang hiện nay.

Ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Danh Hữu Giang

Trang 4

hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.

Túc giả xin trân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Danh Hữu Giang

Trang 5

MỤC LỤC

9527105 ::‹::ạ | Chương 1 CO SỞ HÌNH THÀNH NGHI LE XUẤT GIA PHẬT GIAO

THERAVADA VA DIA BAN NGHIÊN CUU -¿©252+£z+£zzcs2 5

1.1 Co sở hình thành nghỉ lễ xuất gia đối với Phat giáo - 5

1.1.1 Cơ sở kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa tín ngưỡng ở Ấn Độ 51.1.2 Cơ sở triết lý trong kinh điển Phật giáo -¿-cc¿cc5sc+ 8

1.1.3 Dia bàn nghién CUU 0 eecceseceseceseceseeeseeeeseceseesseeeseeesaeesseenseeeaes 14

1.2 Nghi lễ xuất gia (Upasampada) ở Việt Nam có sự tương quan, dich

chuyền từ các nước Phật giáo Theravãda - 2-2 2 2 s+zs+zxerxezez 20 1.3 Những nghi lễ truyền thống qua quá trình xuất gia tu học của Phật giáo Theravada tại một số chùa trên địa ban tỉnh Kiên Giang «- 22

1.3.1 Chùa Ca Nhung (Sirtganga) -. Ă SH hệt 22

1.3.2 Chùa Cù Là Mới (Ottomsuriya Kompuncinthm) 24

1.3.3 Chùa Sóc Xoài (Ajakusalapambeñjeay) ¿-¿5cccccccccccce2 25

Tiểu kết chương L 22 £©5£+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEE2E1221717121 21121 xe 26Chương 2 NOI DUNG CƠ BAN THE HIỆN NGHI LỄ XUẤT GIA CUAPHẬT GIAO THERAVADA (QUA KHAO CUU MOT SO CHUA Ở TINH

KIÊN GIANG) ucecccccccsesscsscscsecsesecsececscessececsucersucarsucarsecarsusarsacansassesasaesasaneasnees 28

2.1 Bối cảnh và tam quan trong thé hiện qua nghi lễ xuất gia của Phat giáo Theravada trong những giai đoạn đầu của giáo pháp - 28

2.1.1 Xuất gia Thiện Lai Tỳ Kheo Ehi Bhikkhu và Tỳ Kheo Ni Ehi

Bhikkhuni Upasampadã - - - - <1 E*xE#kE+EEEeEsrkrrkeskrrkese 29

2.1.2 Xuất gia Tỳ Kheo bằng cách thọ Tam Quy (Tisaranagamana

Upasampada) - - - s1 HH TH HH rà 33

2.1.3 Nghi lễ xuất gia bằng sự giáo huấn của Đức Phật

(Ovadapatiggahanipasampad3) - - c+ set 34

Trang 6

2.1.4.Nghi lễ xuất gia bằng việc trả lời câu hỏi của Đức Phật

(Pafthabyakarantipasampada) - - -c Sc tk ni, 36

2.1.5 Nghi lễ xuất gia Tỳ Kheo băng cách tụng một lần tuyên ngôn (fatti)

và tiếp theo tụng ba lần thành sự ngôn (kammaväcä):

2.1.8 Nghi lễ xuất gia kheo ni bằng cách giữa hai Tăng phái: Tỳ Kheo ni

Tăng trước, Tỳ Kheo Tăng sau, mỗi phái tụng một lần tuyên ngôn (fatti)

và 3 lần thành sự ngôn (kammavaca) trở thành tam lần tụng (atthavacika):

(Atthavaciktipasampada) - - - + t1 ng ng ng ng key 45

2.2 Điều kiện dé tiến hành tăng sự cho nghỉ lễ xuất gia, thọ giới Tỳ Kheo 47

2.2.1 Năm chi pháp thành tựu Ty Kheo - ++s-s++<s++e+ssss 47 2.2.2 Người cận sự nam (vatthusampatfi) - -«<+s+++s+2 47

2.2.3 Tung tuyên ngôn (fattisampatti) . 55s sc+sSsseseereeeeee 48

2.2.4 Tung thành sự ngôn (kammavaca) phải đúng theo văn phạm PAli (ANUSASANAVIPPALtL) - c1 HH ng ng Hết 49

2.2.5 Chỗ ranh giới sima phải đúng theo luật (sImãävippatti) 50

2.2.6 Tỳ Kheo Tăng hội đầy đủ dé hành lễ Tăng sự (purisavippatti) 522.3 Nghi lễ xuất gia của Phật giáo Theravada tại Việt Nam (qua khảo cứumột số chùa ở tỉnh Kiên €2 52

2.3.1 Nghi thức xuất gia sa di tại chùa Sóc Xoài (Rãjakusalapambeñjeay) 522.3.2 Nghi thức xuất gia Tỳ Kheo tại chùa Sóc Xoài

(RãJakusalapambeñJ€a) - c1 HH HH ng ng key 60

Tiểu kết chương 22 - ¿+ + SESESE2EE2E12212212217171121121121111 11 1xx cre 68

Trang 7

Chương 3 Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRI VĂN HÓA NGHI LE XUẤT GIA PHẬTGIÁO THERAVADA DOI VỚI VIỆC GIAO DUC DAO ĐỨC TÍN ĐỎi50067 1904075007) 005 70

3.1 Giá trị văn hóa nghi lễ xuất gia Phật giáo Theravada đối với việc giáo

dục đạo đức tín đồ Phật giáo Việt Nam -2- 52+ 2+ z+Ezrerserxees 70 3.2 Sự khác biệt nghi lễ xuất gia theo truyền thống Việt Nam và thời kỳ Đức Phật còn tại thỂ -c2+++ttttEkktrrttrrH ri 73

3.3 Giá trị nghi lễ xuất gia trong xã hội hiện nay -5- 5+: 793.4 Nghi lễ xuất gia đóng góp vào giảm thiêu những tệ nạn, hệ lụy trong xã

hội trên phương diện giữ gin ngũ gIỚI 5 7-5 S5 + +sessereeeeke S2

3.5 Nghi lễ xuất gia đóng góp giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân

MOT SỐ HINH ANH LE XUẤT GIA DUOC THU THẬP TRONG QUA

TRINH KHAO SÁT THUC TE: - - 2 + k+E£EE+E£EE+EEEE+EeEkekerkerrxree 100

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phật giáo là một tôn giáo lớn, du nhập từ rất sớm, ảnh hưởng sâu sắcđến đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam Trải qua bao thăng trầm củalịch sử, Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng với dân tộc trong quá trình dựng

nước và giữ nước Một trong những tông phái Phật giáo có giá trị sâu sắc, gìn

giữ chánh pháp của Phật giáo Nguyên Thủy đó chính là Phật giáo

Theravada.

Trải qua thời gian hình thành và phát triển lâu dai, các nghi lễ Phat giáo

càng trở nên đa dạng và phong phú, có ý nghĩa tư tưởng, mang những giá trị

nhân văn sâu sắc Trong đó, nghi lễ xuất gia là một trong những điều kiện tiênquyết, là nhịp cầu giúp người tu sĩ tiễn thân trên con đường tu đạo, giải thoát

bước vào hàng ngũ Tăng đoàn Tuy nhiên, nghỉ lễ xuất gia của các Tông phái Phật giáo khác nhau cũng có phần khác nhau Kiên Giang và Thành Phó Hồ

Chí Minh là những địa bàn có nền kinh tế phát triển, chịu sự tác động mạnh

mẽ của nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa, trước thực trạng đó, việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nghi lễ Phật giáo, đặc biệt nghi lễ xuất gia là hết sức cần thiết.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo và các nghi thức, nghi

lễ Phật giáo nhưng có rat ít công trình nghiên cứu về nghi lễ xuất gia của Phat

giáo Theravada Nhăm nghiên cứu cụ thé hơn về van dé nghỉ lễ xuất gia của Phật giáo Theravada, bảo tồn và phát huy những giá trị cao đẹp của Phật giáo trước tình hình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì học viên đã chọn đề tài “nghi

lỄ xuất gia cua Phật giáo Theravada (qua khảo cứu một số chùa trong địa bàn tỉnh Kiên Giang)” làm đề tài nghiên cứu của mình Nghiên cứu về nghi lễ xuất gia của Phật giáo Theravada không những làm nỗi bật giá trị của Phật

Trang 9

giáo Theravada mà còn góp phan bảo tồn những giá trị cao đẹp của Phật giáo.

Hy vọng những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ vào công tác nghiên cứu

tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng và thực tiễn sự phát triển Phật giáo

Theravada trong giai đoạn hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo và các nghi thức, nghi

lễ Phật giáo nhưng có rat ít công trình nghiên cứu về nghỉ lễ xuất gia của Phật

giáo Theravada.

Nghi lễ xuất gia là một trong những van đề mà Phật giáo quan tâm sâusắc Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, người thực hiện dé tài nàyđược tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú về Phật giáo va các nghi lễ Phật

giáo Tuy nhiên dé đi sâu vào nghiên cứu và tập trung vào đề tài, chúng được

chia thành những nhóm tài liệu sau:

Thứ nhất: các công trình liên quan đến Phật giáo Việt Nam nói chung,

Phát giáo Theravada nói riêng.

Một trong những tác pham có thê ké đến đó chính là “Nguyên Thủy

Phật giáo Lư Tưởng Luận” của tác giả Thích Quảng Độ Tác phẩm nói về

vấn đề Nguyên Thủy Phật giáo và những phương pháp giải thích giáo lýPhật giáo Nguyên Thủy liên quan mật thiết đến Phật giáo Theravdda Ngoài

ra còn một số tác phẩm như “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” của Nguyễn

Lang; “Tư Tưởng Phật Giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh Những công

trình trên cung cấp một cách khá toàn diện về lịch sử và đặc điểm Phật giáoViệt Nam.

Tác phẩm “Phật giáo Nguyên Thủy Sử Lược” của Tỳ Khưu Giới Đức

đã nêu lên cụ thể về các thời kì kết tập kinh điển Phật giáo, sự hình thành và

phát triển của Phật giáo Theravada tại Việt Nam, đồng thời khái lược về các Chùa Phat giáo Theravada tại các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam.

Trang 10

Ngoài ra còn một số bài viết được đăng trên tạp chí như: Phật giáoTheravada Trong Đời Sống Người Khmer Đồng Bang Sông Cửu Long củatác giả Đặng Thị Kim Oanh Theo tác giả: “khác với nhiều tôn giáo khác,

Phật giáo Theravada của người Khmer ĐBSCL không chỉ thực hiện chức

năng tôn giáo mà còn đảm nhận các chức năng khác về văn hóa — xã hội, dao

đức lỗi sống với từng cá nhân và cả cộng đồng Day duoc xem là nét đặc

trưng quan trọng và tiêu biểu của Phật giáo Theravada ở người KhmerĐBSCL”.

Thứ hai, một số tài liệu liền quan đến dia bàn nghiên cứu có thé kê đếnnhư: Trần Kim Dung (2000) với tác phẩm Văn Hóa Truyền Thống CủaNgười Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong Cuộc Sống Hiện Nay (Vănhóa Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á), NXB Đại học Quốc gia,

Tp Hồ Chí Minh Thạch Voi (1988), Tìm Hiểu Vốn Văn Hóa Tộc Người

Khmer Nam Bộ, NXB Tổng hợp Hậu Giang: Trương Lưu (1993), Văn HóaNgười Khmer Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Văn hóa dân tộc

Tiếp đến là những tài liệu liên quan đến nghi lễ xuất gia của Phật giáo

Theravada có đến một sô kinh điển như: Mười Đức Tính Cần Có Của Người Xuất Gia của tác giả Tình Vân Xuất Gia, Hoàn Gia, Tại Gia của tác giả Hạnh Huệ Nền Tảng Phật giáo quyền 2, quyền 3 Quy Y Tam Bảo của Tỳ khưu Hộ Pháp; Tăng Già Thời Đức Phật của tác giả Thích Chơn Thiện; Phật Tổ Truyền Đạo Pháp của Văn Sơn Thượng, Nguyễn Văn Quý Phật Tổ Đạo Ảnh của tác

giả Thich Đức Tri; Phật Tổ Tam Kinh của tác giả Thích Phổ Tuệ; Các Tông

Phái Đạo Phật tác giả Nguyễn Công Oánh; Các Hệ Phái Phật giáo Và Tôn

Giáo Mới Tại Vùng Nam Bộ của tác giả Thích Nhật Từ

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Luận văn nhằm tìm hiểu về cơ sở hình thành nghi lễ xuất gia Phật giáo

Theravada; nội dung cơ bản thể hiện nghi lễ xuất gia của Phật giáo Theravada (qua khảo cứu một số chùa ở tỉnh Kiên Giang) Bên cạnh đó, luận

Trang 11

văn còn thể hiện được ý nghĩa và giá trị văn hóa của nghỉ lễ xuất gia Phật giáoTheravada đôi với việc giáo dục đạo đức tín đồ Phật giáo Việt Nam và trongviệc hộ quốc an dân.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghi lễ xuất gia của Phật giáo Theravada

- Pham vi nghiên cứu: lịch sử Phật giáo Theravada và một số chùa trên

địa bàn Tỉnh Kiên Giang.

- Không gian: nghiên cứu luận văn là một số ngôi chùa trong địa bàn

tỉnh Kiên Giang.

- Thời gian: luận văn nghiên cứu nghi lễ xuất gia của Phật giáo

Theravada ở tỉnh Kiên Giang hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch

sử cụ thể, phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp tiếp cận từ nhu cầu

tín ngưỡng, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như phương pháp phântích, tong hợp, so sánh, phân loại, thống kê, điều tra xã hội học

Ngoài ra, vấn đề này mang tính thực tế cao nên luận văn phải nghiên

cứu cụ thé thông qua phương pháp điền dã, khảo sát thực tế tại các Chùa dé

biết được nghỉ lễ cụ thể, số lượng Tang Ni xuất gia, và khảo sát xem nghi lễ tại các chùa có giống nhau hay không, có trang nghiêm giữ được đúng nghỉ lễ

của Phật giáo Theravada hay không.

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên

cứu, học tập tôn giáo, hoặc cho việc hoạch định chính sách của các nhà

nghiên cứu.

Cung cấp những luận cứ, luận chứng cụ thể nhằm phát huy những giá trị văn hoá tôn giáo tốt đẹp, khắc phục những hạn chế còn tồn đọng trong giai

Trang 12

đoạn hiện nay (tức là việc bảo ton và phát huy những giá trị Phật giáo, đặcbiệt là những giá trị cua Tăng đoàn còn nhiều bat cập )

Chương 1.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHI LE XUẤT GIA PHẬT GIÁO

THERAVADA VÀ DIA BAN NGHIÊN CỨU

1.1 Co sở hình thành nghỉ lễ xuất gia đối với Phật giáo

1.1.1 Cơ sở kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa tín ngưỡng ở Ấn Độ

Về kinh tế: Thời kỳ này có sự phát triển của sở hữu tư nhân về tư liệusản xuất và dẫn tới sự phân hóa và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc

Về chính trị: Xã hội theo đà tiến triển nên phát sanh ra bốn chứcnghiệp: Si, Nông, Công, Thương Dan dan phát triển thành giai cấp hóa Thời

kỳ này có bốn giai cấp chính như sau:!

Giai cấp trên hết là giai cấp Bà La Môn (Brahmana): Đây là những người thuộc giới tăng lữ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo Họ được xem như một tang lớp lãnh đạo tinh thần, có quyền lực trong lĩnh vực văn hóa, tôn giáo và tham gia công tác chính trị để tham mưu Họ tự cho rằng

họ được sinh ra từ miệng của Đắng Phạm Thiên (Brahma), nên họ đượcquyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thuong Dé và thaymặt Phạm Thiên dé dẫn dắt tinh thần của quần chúng nhân dân nên được cácbậc dưới tôn kính và được toàn quyền hưởng mọi lạc thú Dân chúng Ấn Độ

rất tôn trọng dang cấp này.

Giai cap thứ nhì là Sát Dé Ly (Kshastrya): Họ được sinh ra từ vai của

Dang Phạm Thiên Giai cấp này gồm các bậc vua chúa, quý tộc, trưởng giả,

công hau khanh tướng Ho nắm quyên cai trị và thưởng phạt dân chúng.

! Thích Thanh Kiểm (1973), Lược sử Phật Giáo An Độ, NXB Van Hạnh, tr 31-32.

? Thích Quảng Độ (1969), Nguyên Thủy Phật Giáo Tư tưởng Luận, Viện Dai Học Vạn Hạnh xuât ban

5

Trang 13

Giai cấp thứ ba là Phé Xá (Vaisya): họ được sinh ra từ hông củaĐắng Phạm Thiên Giai cấp này gồm các nhà thương mại, các trại chủ giàu

có Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với các tầng lớp dânchúng trong xã hội.

Giai cấp thứ tư là Thủ Da La (Soudra): họ được sinh ra từ chân của

Dang Pham Thién Giai cap nay gồm các nông dân và công nhân nghèo khô.

Họ làm những công việc cày cấy, công việc cực nhọc trong cuộc sống hàng

ngày Họ bị dân tộc Nhã Lợi An (Aryan) áp bức bốc lộc sức lao động và phục

ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vat, vv

Thực tế, xã hội thời bấy giờ còn có rất nhiều tầng lớp giai cấp khácnhau, ở đây cũng chỉ nêu ra những giai cấp chính Tuy nhiên, các giai cấp này

luôn có những phân biệt đối xử, khinh miệt giai cấp thấp hơn nên họ hoàn toàn không có việc cưới gả giữa các giai cấp mà luôn tỏ ra sự kỳ thị phân biệt sang hèn, cao thấp một cách bat bình đăng và vô lý.

Về văn hóa: thời kỳ này đã có những phát minh hết sức quan trọng về toán học gồm cả số học và thần học, về thiên văn học, về triết học, đã chế tác

được những trang sức, đóng được thuyền vượt bién những thành tựu này,ngày càng trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự ra đời của nhiều nền tôngiáo khác nhau Triết học tôn giáo thời bấy giờ cũng ảnh hưởng quan trọng vàgóp phan to lớn đến sự ra đời của Phật giáo

Đức Phật Gotama, trước khi giác ngộ, còn là một Bồ Tác, Ngài được

sinh ra trong gia đình Khattiya, đã tận hưởng cuộc sống vĩ đại của Ngài từ

những công đức được thực hiện tích lũy trước đó, cho đên năm mười sau tuôi,

6

Trang 14

khi Ngài nhận ra rằng chúng sinh thật sự đang đau khổ và họ cần phải có

phương thức cụ thé để giải quyết sự đau khổ ấy Với lòng trắc ẩn lớn lao này của Ngài cũng là nguyên nhân của sự từ bỏ thế gian và cuối cùng Ngài đã có

được sự giác ngộ Thông thường, những người được xuất gia với mục đích

như vậy sẽ quyết định rằng họ sẽ tham gia cùng với những người khác để giúp đỡ họ, hoặc họ sẽ tìm kiếm con đường riêng của mình.

Lúc đầu, Thái tử Siddhattha quyết định cùng với những đạo sĩ khác dé

tầm cầu chân lý, kế đến, Ngài đã gia nhập giáo phái của hai vị ân sĩ (của

Alara Kalama và Uddaka Ramaputta).> Nhưng, Ngài không hai lòng với giáo

lý của hai vị thầy ở giáo phái này và sau đó Ngài quyết định tìm kiếm conđường riêng của mình nhằm mục đích tìm ra chân lý hạnh phúc cao thượngcho tất cả chúng sanh

Như là bản chất của sự việc tự nhiên cho N gài chọn con đường riêng, khi tự Ngài tìm kiếm con đường riêng, sau đó quyết định hành trì những phương pháp thông qua quán chiếu danh sắc thực tại cùng với tri kiến và tư duy như thật của Ngài trong hành trình tìm kiếm chân lý tối thượng nhất để giải quyết cái khổ sanh tử luân hồi của chúng sanh Ngài nhận ra rang sự

trong sạch về đạo đức là căn nguyên của mọi đức tin Với một ý chí phan đấu,

nghị lực và sự kiên trì, Ngài đã đạt được sự giác ngộ, sự trong sạch thanh tịnh

tuyệt đối, sau đó Ngài đã dạy cách đó cho dân chúng Do cũng là cách đưa

các đệ tử đến đời song thanh tinh, doi sống của phạm hạnh (brahmacariya) Bước đầu của sự hoằng dương chánh pháp, Đức Phật giải thích về nguồn gốc

và sự phân chia giai cấp trong xã hội An Độ, phủ nhận quan niệm sai lầm từ

xa xưa cho rằng giai cấp Bà la môn cao quý hơn giai cấp Sát dé ly của Ngài.

Từ những tiền đề về kinh tế xã hội và tư tưởng phân biệt giai cấp đã ăn

sâu vào nép sông loài người như trên, cùng với vai trò của Đức Thích Ca Mau

3 Thích Thanh Kiểm (1973), Lược sử Phật Giáo Án Độ, NXB Vạn Hạnh, tr 38.

7

Trang 15

Ni là một trong những nguồn gốc cơ bản, là cơ sở hình thành nghi lễ xuất giacủa Phật giáo.

1.1.2 Cơ sở triết lý trong kinh điển Phật giáo

- MOt số khái niệm căn bản nghỉ lễ:

Từ nghi lễ tiếng anh là ritual, có nguồn gốc tiếng Latin Ritus, có nghĩa

là hành vi có trật tự Theo nghĩa rộng, nó bao gồm nhiều hoạt động đã được

hình thức hóa trong văn hóa thành những nghi lễ thông thường trong cuộc

sống Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ những hoạt động mang tính bắt buộc,chính thức diễn ra trong bối cảnh thờ phượng tôn giáo

Nghi lễ có bốn yếu tố, trước hết, nghi lễ là một hoạt động xã hội lặp đi

lặp lại, gồm một loạt các tác động có tính chất biéu tượng dưới dạng múa, ca,lời nói, điệu bộ, thao tác trên một số các đồ vật.v v

Thứ hai, nghỉ lễ tách riêng khỏi các hoạt động thường ngày trong xã

hội Thứ ba, nghi lễ theo đúng một mô hình nhất định do văn hóa đặt ra, điều

này có nghĩa là các thành viên trong một nền văn hóa nào đó có thể nhận ranghi lễ qua một loạt các hoạt động mặc dù có thể chưa thấy bao giờ

Cuối cùng, hoạt động nghi lễ liên quan chặt chẽ đến một số tư tưởng

thường xuất hiện trong huyền thoại.*

Về mặt từ nguyên, từ “nghi lễ” bắt nguồn từ tiếng Latin là ritus - nghĩa

là hành vi có trật tự Về mặt ý nghĩa của từ này các nhà nhân học đã đưanhiều định nghĩa khác nhau Durkheim (1912) cho rằng nghỉ lễ “là hoạt động

chỉ ra những quy định (rule) con người biết dé tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trước những đối tượng thiêng” Nghỉ lễ theo Tylor là phương tiện giao tiếp với những thực thé linh hồn” là “cầu nguyện, hiến tế, nhịn ăn, định hướng và tay uế” Theo Victor Turner, nghỉ lễ (ritual) “là hành vi được quy

định có tính chất nghi thức dành cho những dịp, không liên quan đến công

4 Nguyễn Công Hoan (2010), Tiếp Cận Nghỉ Lễ Chuyển Đổi Trong Nghiên Cứu Tôn Giáo Học, trong tạp chí

nghiên cứu tôn giáo, sô 10, Tr 15-18

Trang 16

việc có tính chất kỹ thuật hàng ngày, mà có quan hệ với các niềm tin vào đắngtối cao hay các sức mạnh thần bí”,

Như vậy, nghỉ lễ là những hành vi được tô chức vào những dịp nhất

định mang tính chất nghi thức, trang trọng và mang ý nghĩa biểu tượng, được

kiêu thức hóa, lặp đi lặp lại, diễn ra trong thời gian và không gian xác định

+ Khái niệm xuất gia

Theo từ điển Phật giáo Việt Nam, xuất gia tiếng Hán là: HH3 Phạm:

Pravrajy Hán âm: Ba phệ nễ da Là lìa bỏ nếp sống gia đình, chuyên tâm tu

hạnh thanh tịnh của sa môn; cũng chỉ cho người xuất gia tu đạo, đồng nghĩavới sa môn, Tỳ Kheo Lai vì xuất gia là xa lia chốn hồng trần, bụi bam củathế tục, cho nên cũng gọi là xuất trần Xuất gia phải cạo bỏ râu tóc, khôngtrang sức, đồng thời mặc áo hoại sắc, vì thế xuất gia còn được gọi là Lạc sức(bỏ trang sức), Thế phát (cạo tóc) Trong 7 chúng đệ tử Phật thì trừ 2 chúngtại gia là ưu bà tắc (người nam) và ưu bà đi (người nữ) thuộc tại gia, 5 chúngcòn lại là Ty Kheo, Ty Kheo ni, thức xoa ma na, sa di và sa di ni thì đều

thuộc xuất gia.

Từ xưa, xuất gia đã được thực hành ở Ấn độ, ngay vào thời đại Phệ đà (veda)Š đã có người bỏ thé tục, lia gia đình dé cầu giải thoát Từ đó về sau, tín

đồ Bà la môn giáo theo phong tục ấy, phần nhiều vào những nơi núi rừng văng vẻ dé chuyên tâm tu đạo Trong Phật giáo thì chính đức Thế Tôn Thích

Ca là người đầu tiên xuất gia học đạo và sáng lập Phật giáo, về sau những

người xuất gia được tô chức thành giáo đoàn Việc xuất gia của đức thái tử

Sidattha được ghi chép rõ ràng trong Dai Phẩm tạng Luật, trong những kinh Bắc truyền như kinh Tu Hành Bản Khởi quyên hạ, kinh Thái Tử Thụy Ứng

Bản Khởi quyên thượng

5 Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử văn minh An Độ,

6 http://www.buddhamountain.ca/VT0184TuHanhBanKhoi2Q.php

9

Trang 17

Luật Ma Ha Tăng Kỳ, quyền 23 và 24 có nêu ra 26 hạng người khôngđược nhận cho xuất gia, như quá nhỏ, quá gia, thiếu nợ, ngoại đạo Kinh HàKhổ trong Trung A Hàm, quyền 36 nói xuất gia, tại gia đều có niềm vui, nỗikhổ về tự tại và không tự tại như đối với tại gia thì vàng bạc, gia súc chăn

nuôi không tăng trưởng nên không tự tại là khổ, còn đối với xuất gia thì tự tại buông tha theo dục vọng, sân si là khổ Hội Úc già trưởng giả trong kinh Dai Bao Tích, quyên 82 cũng nói rộng về chỗ hay, dở của tại gia và xuất gia, như

tại gia thì nhiều ô nhiễm, xuất gia thì tốt lành; tại gia bị ràng buộc, xuất gia thì

vô ngại; tại gia thuộc ác, xuất gia thuộc thiện; tại gia hèn nhát, xuất gia không

hèn nhát; tại gia thuận dòng sinh tử, xuất gia ngược dòng sinh tử Luận Đại trí

độ quyền 13 có nói rõ sự hành đạo giữa tại gia và xuất gia có khó, dễ khác

nhau, như tại gia nếu muốn chuyên về đạo nghiệp thì bỏ phế gia nghiệp, cho

nên khó: còn xuất gia thì da lia tục, cắt đứt mọi su ràng buộc, chỉ chuyên một mặt hành đạo, vì thế nên dễ Luận Du Già Sư Địa quyền 47 so sánh công đức

tu học của Bồ tát xuất gia và Bồ tát tại gia, cho rang công đức của Bồ tát xuấtgia to lớn hơn công đức của Bồ tát tại gia Còn kinh Hiền Ngu quyên 4 thì nói

công đức xuất gia không cùng tận Nhưng Đại thừa thì không câu chấp giữ

giới về mặt hình thức mà chủ trương phát tâm bồ đề và tu hạnh lợi tha mới là

điều cốt yếu của việc xuất gia, vì thế phản đổi Thanh Văn Tăng cho rằng

nghĩa căn bản của việc xuất gia chi là cạo tóc được giới Phẩm Đệ tử trong

kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết (Đại 14, 541 hạ) ghi: “Tôi nghe đức Phật dạy,cha mẹ không cho phép thì không được xuất gia Duy Ma Cật nói: Nhưng các

vị cứ phát tâm Vô thượng chính đăng chính giác thì đó chính là xuất gia”.Kinh Đại Trang Nghiêm pháp môn quyền hạ (Đại 17, 830 trung) nói: Bồ tátxuất gia, chăng phải cứ tự mình cạo tóc mà gọi là xuất gia, ( ) chăng phải tựmình giữ gìn luật nghi gọi là xuất gia; nếu phát khởi được 4 tâm vô lượng

rộng lớn, làm cho chúng sinh yên vui, đó mới gọi là xuât gia”.

7 Hội Văn hóa giáo dục Linh Sơn Đài Bắc, Phật Quang Đại Từ Điển, Quyền 6.

10

Trang 18

+ Nghi lễ xuất gia

Là nghỉ lễ đặc trưng riêng biệt của Phật giáo, có ý nghĩa vô cùng quan

trọng đối với một người tu sĩ khi muốn bước chân vào hàng ngũ tăng đoàn

Một số đặc trưng tiêu biểu: Trước hết, mang đặc trưng riêng, gắn liền

với hình ảnh người tu sĩ Phật giáo Thứ hai, nghỉ lễ tách riêng khỏi các hoạt

động thường ngày trong xã hội Thứ ba, nghi lễ theo đúng một mô hình nhất

định do tư tưởng Phật giáo đặt ra, điều này có nghĩa là các thành viên đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định Tuy nhiên, tại một số quốc gia

và vùng lãnh thổ, do ảnh hưởng của những đặc trưng văn hóa, xã hội tiêu biểu

mà nghỉ lễ xuất gia có thể có một số biến đổi Cuối cùng, nghỉ lễ liên quan chặt chẽ đến một số tư tưởng trong lịch sử Phật giáo Š

Phật giáo Thượng Toa Bộ, hay Phật giáo Theravada, là một trong ba

truyền thống lớn của Phật giáo hiện đại Khởi nguồn từ Ấn Độ, Phật giáo

Thượng Tọa Bộ được hình thành và phát triển đầu tiên ở Sri Lanka, sau đó

được truyền bá rộng rãi tại nhiều quốc gia ở vùng Đông Nam Á Được cho là

nhánh Phật giáo bảo tồn nhiều tư tưởng của Phật giáo Nguyên Thủy, Phậtgiáo Thượng Tọa Bộ ngày nay có hơn 150 triệu tín đồ trên toàn thế giới,không chỉ giữ vai trò như quốc giáo tại một số quốc gia nhưSriLanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia mà còn hồi sinh tại Ấn Độ,quê hương của Phật giáo, cũng như bắt đầu bén rễ ở phương Tây

Thuật ngữ “Thượng Tọa Bộ” trong cô ngữ Pali là Theravada, trong

tiếng Việt là được phiên âm Hán-Việt từ danh xưng Shàngzuò Bu (tiếng

Trung: EE#) trong tiếng Trung Quốc Nó bắt nguồn từ những ghi chép củacác du tăng Trung Quốc đến An Độ vào thé kỷ thứ VII là ngài Huyền

Trang và Nghĩa Tịnh khi nhắc đến các trường phái Phật giáo ở Sri Lanka.

8 Nguyễn Công Hoan (2010), Tiếp cận nghỉ lễ chuyền đổi trong nghiên cứu tôn giáo học, trong tạp chí nghiên

cứu tôn giáo, sô 10, Tr 15-18.

II

Trang 19

Nhiều tài liệu tiếng Việt còn sử dụng các danh xưng không hoàn toànchính xác là Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Nam Tông hay Phật giáo

Nguyên Thủy để chỉ Phật giáo Thượng Tọa Bộ Trên thực tế, Phật giáo

Thượng Tọa Bộ được xác định là một nhánh hậu thân của Phật giáo Nguyên

Thủy và là đại diện lớn nhất của truyền thống Phật giáo Nam truyền

Thera trong tiéng Pali hay sthavira trong tiếng Sanskrit nghĩa là “cũ”,

“cô xưa”, “lâu năm” và đồng thời được dùng dé chỉ một Tỳ Kheo đã tu hành

lâu năm (trưởng lão, thượng tọa) Con veda (Pali) hay vadin (Sanskrit) nghĩa

là “giáo lý”, “quan điểm” Theravada hay Sthaviravadin vi vậy co nghĩa là

“giáo lý của người xưa”, “Thượng Tọa Bộ” Danh xưng này bắt nguồn từ việc các tăng sĩ Thượng Tọa Bộ cho rằng truyền thống Phật giáo của mình có

nguồn gốc lâu đời và bảo tồn nguyên vẹn các giáo lý nguyên thủy của ĐứcPhật Thích Ca Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, qua các khảo cứu hiện

đại, không có băng chứng lịch sử nào cho thấy nhánh Thượng Tọa Bộ đã tồn tại cho đến khoảng hai thế kỷ sau cuộc đại phân ly các bộ phái xảy ra sau Đại Hội kết tập lần thứ ba.Chỉ đến vào thế kỷ thứ IV, qua biên niên

sử Dipavamsa (Dao sử), các Tăng sĩ Mahavihara ở Sri Lanka đã bắt đầu cố

găng xác định nguồn gốc kết nối của mình với Trưởng lão bộ, một trong hai cộng đồng tăng sĩ sơ khai, có xu hướng bảo tồn nguyên vẹn các giới luật của Phật giáo Nguyên Thủy Theo học giả Bhante Sujato, mối liên hệ này

thực chất xác định Trưởng lão bộ (Sthaviravada) là nguồn sốc của một nhóm

các bộ phái liên quan, một trong số đó là Thượng Tọa Bộ (Theravada).

Mặc khác, sự truyền bá của Phật giáo Theravada và nghỉ lễ Phat giáo

Theravada vào Việt Nam Theo nguồn sử ký Mahdvamsa đã ghi lại rằng vuaAsoka đã cử các nhà truyền giáo do các trưởng lão Phật giáo đứng đầu đếnchin vùng lãnh thổ Một trong những lãnh thé này được gọi là Suvarnabhimi,

nơi hai vị trưởng lão (Thera), Sona va Uttara, được cho là đã có một hành

12

Trang 20

trình đến đó Chính xác thì vùng đất của Suvarnabhimi Đó là vùng đất của

Đông Nam A hay Đông Dương? Đây là một van đề còn nhiều tranh cãi.” Căn

cứ vào đữ liệu lịch sử của Trung Quốc và địa điểm khảo cổ tại “Óc Eo”, một

vùng ven biển của miền Nam Việt Nam, vào những thế kỷ đầu sau Công

Nguyên, đã có những con tàu từ Ấn Độ và cả từ La Mã đến vùng đất Phù

Nam, Chân Lạp buôn bán, các tu sĩ cũng theo con đường này và đến vùng đấtGiao Chỉ!? dé thuận lợi cho việc giao tiếp Sự hiện diện của họ có thể đượccoi là băng chứng cho thấy rằng Phật giáo đã truyền bá vào những vùng đất

này từ rất lâu.!!

Hơn nữa, lịch sử của người Khmer cho biết có hai vị trưởng lão (Thera)

đến Suvannabhimi, dé truyền bá Phật pháp đến Myanmar, một vùng của Mon

Land, Thái Lan, Lào và Phù Nam Khi đến Phù Nam, hai vị trưởng lão (Thera) đến cảng Oc Eo, nay là tỉnh An Giang bang một con tau buôn Hai vị

Thera ở tại một ngọn núi dé giảng Pháp cho người dân Phù Nam.!? Sau thời

gian truyền dạy giáo lý cho những người dân ở đó, một ngày nọ hai vị trưởng

lão đã nhận thấy rằng tất cả người dân Phù Nam đã được quy y Tam Bảo, nên

hai vị Thera tiếp tục cất bước ra đi cho một hành trình truyền giáo Sau khi

hai vị Trưởng lão rời đi, người dân đặt tên cho ngọn núi này là “Phnom

Pathe” có nghĩa là “Các vị Thánh Tăng đã đi khỏi núi Pathê” Núi này cách

Óc Eo khoảng 3 km, ngày nay gọi là “Phnom Pathe, khu di tích Óc Eo thuộc

xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Phật giáo cũng được truyền qua các thời kỳ Phù Nam, thời kỳ chúa

Nguyễn, thời kỳ chống Pháp Dựa trên dữ liệu lịch sử, chúng ta có thé kết

luận thực tế rằng đại đế Asoka trị vì từ năm (269-237) trước Công Nguyên,

? Chánh Trí (2012), Phật Giáo Sử Đông Nam Á, NXB Tôn Giáo Hà Nội, tr 16.

10 Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, NXB Văn Hóa Hà Nội, tr 28-29.

!! https://quangduc.com/a66181/dat-phat-phu-nam

!2 Lê Hương (1974), Sử Liệu Phù Nam, Nha in Đoàn Viên.

13

Trang 21

Phật giáo Theravada đã lan sang Việt Nam trong thé ky thứ III trước CôngNguyên.

1.1.3 Địa bàn nghiên cứu

Sự dịch chuyên nghỉ lễ xuất gia của Phật giáo Theravada vào Việt Nam

từ các nhà truyền giáo của Tăng đoàn từ các nước Phật giáo Nguyên Thủy

Thời Pháp đô hộ Đông Dương (1864-1954), theo lịch sử Phật giáo

Việt Nam có ghi lại một nhóm người Việt Nam đang sinh sống tại Campuchialúc bay giờ Họ đã tiếp xúc và thực hành giáo lý Theravada ở đó Do đó, khi

họ trở về và đã truyền bá ánh sáng của Phật pháp, tu tập thực hành theo

trường phái Theravada tại Việt Nam.

Ngoài ra, nhân vật đặc biệt của giai đoạn lịch sử này là hòa thượng Hộ

Tông (Vøzmsarakkhiro)'3, thế danh là Lê Văn Giảng, sinh ngày 15 tháng 10

năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc Ngài xuất thân

trong một gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu

là bà Định Thị Giêng Ông học đại học tại Hà Nội và sau khi tốt nghiệp, trở

thành một bác sĩ thú y trẻ tên là Lê Văn Giảng được cử sang Phnôm Pênh,

Campuchia làm việc cho chính phủ Pháp Năm 1939, ông xuất gia thọ đại giới

Tỳ Kheo (Upasampada) Đây là một sự kiện lich sử dé chứng minh răng Phậtgiáo Việt Nam đã có từ lâu trên đất nước Việt Nam

Theo lời mời của một nhóm Phật tử tại gia do ông Nguyễn Văn Hiếu,

một người bạn thân dẫn đầu, ông đã trở về Việt Nam và giúp thành lập ngôi chùa Nguyên Thủy đầu tiên cho phật tử Việt Nam, tại Gò Dưa, Thủ Đức (nay tọa lạc tại số 171/10 quốc lộ 1A, phường Bình Chiêu, thành phố Thủ Đức).

Ngôi chùa có tên là Bửu Quang (Ratana Ramsyarama) Năm 1940, như ánh

sáng mặt trời của trí tuệ cho Phật giáo Theravada Việt Nam, ngài tăng thống

(Sanghardja) người Campuchia, Hòa thượng Chuon Nath, cùng với 30 vi Tỳ

!3 Thich Đồng Bồn (1995), Tiêu Sử Danh Tăng Việt Nam Thế Kỳ XX, tập 1, Thành Hội Phật Giáo TP HCM

XB - TP.HCM, tr 228.

14

Trang 22

Kheo Campuchia đã thành lập địa giới Sima (kiết giới Sima) tại ngôi chùanày!“ cùng với 4 vị Tỳ Kheo đã từng tu học tại đất nước Campuchia'Š, đó là

hòa thượng Thiện Luận, HT Huệ Nghiêm, HT Buu Chon và HT Hộ Tông.

Sau sự kiện quan trọng này và được sự hỗ trợ của ngài tăng thống

(Sangharaja) HT Chuon Nath và các phật tử Campuchia, đã giúp mở ra cơ

hội mới cho rất nhiều người Việt Nam bắt đầu theo Phật giáo Theravada

Nhiều người trong số họ đã được gửi đến Campuchia dé xuất gia theo truyền thống Phật giáo Theravada, va học giáo Pháp ở Campuchia Dưới chế độ

của Hoa Kỳ, Phật giáo Theravada Việt Nam đã phát triển khi VTBSC126

được chính phủ Diệm chính thức thành lập và công nhận vào ngày 18 tháng

12 năm 1957; Các nhà truyền giáo Theravada Việt Nam đã đạt được nhiềuthuận lợi trong công việc hoằng pháp Trên toàn quốc, họ đã tổ chức truyền

giới cho Tỳ Kheo, Sadi và tu nữ nhằm mục đích giáo dục các Tăng Ni tài

năng cho thế hệ sau

Phật giáo Theravada Việt Nam ban đầu xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không có cơ quan hoàng gia nào ủng hộ Nó được bắt nguồn

từ Phật giáo Campuchia do hòa thượng tăng thống (Sz#gharäja) Samdet

Choun Nath và các nhà sư Campuchia đã giúp đỡ các nhà sư Việt Nam,

hướng dẫn và chỉ cho họ con đường tu học và hành thiền theo truyền thốngNguyên Thủy (Theravdda).'© Một yếu tô lich sử quan trọng là Theravada ViệtNam là những trí thức từ các thời kỳ dưới chế độ Pháp và Hoa Kỳ Đó là các

Hòa thượng Thiện Luật, Hộ Tông, Buu Chon, Giới Nghiêm, An Lâm, Tịnh

Sự, Tối Thắng, Giác Quang, Hộ Pháp, Thông Kham, Siêu Việt, Pháp Tri, Hộ

Nhẫn, Pháp Lạc và Vô Hại.

!# Nguyen Van Hieu, Cong Tac Xay Dung Phat Giao Nguyen Thuy tai Viet Nam - On the Work of

Establishing Theravada Buddhism in Vietnam, (1971).

15 Nguyễn Văn Sáu, Bước Dau Tìm Hiểu Phật Giáo Nam Tông Việt Nam - Beginning Study of Theravada

Buddhism in Vietnam, (Ha Noi: Religion Publishing House, 2007), pp.9-10.

'6 Thiện hậu, Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam (1938-1963), (NXB Hồng Đức, 2017), 44.

15

Trang 23

Từ năm 1975 đến năm 1979 dưới thời tướng Pol Pot, trong tình hình này, các nhà sư Phật giáo Campuchia buộc phải từ bỏ các cuộc xuất gia; họ bị buộc phải từ chối Phật giáo, do đó tăng đoàn (sangha) dan đã biến mat hoàn

toàn Nhiều tu viện và đền thờ đã bị phá hủy Khi thấy những hành động vô

nhân đạo này, Tăng đoàn và phật tử Việt Nam đã quay trở lại Campuchia một

lần nữa, để khơi dậy Phật giáo Campuchia Một số nhà sư sống sót sau chiến tranh của Pol Pot đã được phép mặc lại Y Ca Sa va dé xây dung lai Sangha.

Vi vậy, các phái đoàn của các nhà su từ Việt Nam đã được chao đón cho các

buổi lễ tái lập sau khi Sazgha của Campuchia bị xóa số hoàn toàn dưới thờiPol Pot.

Trong số các vị trưởng lão hòa thượng tôn túc, HT Giới Nghiêm lần

đầu tiên truyền bá Phật giáo Theravada đến Miền Trung Việt Nam Ngài làmột nhà sư theo hệ phái Đại thừa đã từng sinh sống ở thành phố Huế, nơi nổibật của truyền thống Mahayana Từ khi biết đến các nhà truyền giáoTheravada sang Việt Nam, ngài quyết định chuyên từ Mayahayana sang

truyền thống Theravada, nhưng phải mat khoảng ba tháng theo giới điều của Theravada và sau đó ngài được đức tăng thống Campuchia cho phép thọ đại

giới Tỳ Kheo theo truyền thông Theravada ở Campuchia '

Hòa thượng Tinh Sự (Mahathera Santakicco), người từng là tru trì của một ngôi chùa Mahayana trước khi trở thành một nhà su Theravada, nhận ra

những quan diém khác nhau của giáo lý Mahayana va Theravada đã thay đôi

sự thực hành Phật giáo của mình và xuất gia theo truyền thong Theravada tạiPhnom Penh như một sa di và sau đó trở thành một Tỳ Kheo tại chùa Wat

Paknam ở Bangok Ngài đã hoàn thành chương trình Abhidhamma Pandit

băng tiếng Thái, và sau đó ngài đã dịch toàn bộ Tạng Luận hay Tạng Vi Diệu

Pháp (Abhibhamma Pitaka) sang Việt ngữ.

! Nguyễn Văn Sáu, Bước Đầu Tìm Hiểu Phật Giáo Nam Tông Có Đô Huế - Beginning Study of Theravada

Buddhism in Ancient Capital of Hue, (HCMC: NXB Ho Chi Minh, 2002), tr 12-17.

16

Trang 24

Nghi lễ xuất gia (Upasampadä) là vai trò quan trọng của Phật giáoTheravada trong việc đào tao ra các vị Tỳ Kheo mới và các Sangha mới nhằm

truyền bá và bảo tồn giáo pháp (Buddhasãsana) của Phật giáo Nguyên Thủy.

Có nhiều tình huống xảy ra ở nhiều quốc gia Phật giáo khi văng bóng các Tỳ

Kheo gia nhập vào Szägha bởi một số lý do như chiến tranh hoặc quốc gia

không có đức tin ủng hộ của Hoang gia Tương tự như vậy, một thảm hoa ap

đến với Campuchia trong thời kỳ Khmer Do thống trị từ năm 1975 đến năm

1979 dưới thời tướng Pol Pot.'® Trong tình hình này, Phật giáo với tư cách là

một đối thủ tiềm tàng cho lòng trung thành của người dân Campuchia, là mộttrong những mục tiêu hàng đầu của Pol Pot Trong hoàn cảnh đó, các tu sĩPhật giáo bị buộc phải từ bỏ sự xuất gia tu tập của họ; họ buộc phải từ chốiPhật giáo, do đó Sangha đã biến mat hoàn toản

Nhiều tu viện và đền thờ đã bị phá hủy một cách có chủ ý, trong khi

những tu viện khác không thé chống lại được, nhiều tu viện được sử dụng làmmục đích khác như nhà kho Khi nhìn thấy những hành động vô nhân đạo nay,

người Việt Nam đã quay trở lại Campuchia một lần nữa, để cứu Campuchia Một số nhà sư sống sót sau chiến dịch “năm sero” của Pol Pot đã được phép

dap lại Y Casa và làm việc để xây dung lại Tăng đoàn (Sangha) Vì vậy, cácphái đoàn của các nhà sư từ Việt Nam sang đã được chào đón cho các buổi lễtái lập, sau khi chư tăng Campuchia bị xóa số dưới thời Pol Pot

Phái đoàn tu sĩ Việt Nam gồm có: !°

1 Hòa thượng Bửu Chơn: trưởng phái đoàn.

2 Hòa thượng Giới Nghiêm: phó trưởng phái đoàn

3 Hòa thượng Siêu Việt thuộc đơn vị thành phố Hồ Chí Minh.

4 Hòa thượng Minh Châu thuộc đơn vị thành phố Hồ Chi Minh.

5 Hòa Thượng Thiện Tâm thuộc đơn vi thành phố Hồ Chí Minh

18 Thích Nhật Từ 92020), Phật Giáo Nam Tông Vùng nam Bộ, NXB Hồng Đức, tr 156.

! Thiện Minh (1996), Lịch sử Phật giao Nam tong Việt Nam, Luận văn Cử nhân Phật học, Học viện Phật

giáo Việt Nam tại TP.HCM, tr 57-58.

17

Trang 25

6 Hòa thượng Danh Dĩnh thuộc đơn vi thành phố Rạch Giá

7 Hòa thượng Danh Ban thuộc đơn vi thành phố Rạch Giá

8 Hòa thượng Danh Đệm thuộc đơn vi thành phố Rạch Giá

9 Hòa thượng Danh Am thuộc đơn vị thành phố Rạch Giá

10 Hòa thượng Danh Ôn thuộc đơn vi thành phố Rạch Giá

11 Cư sĩ Hải Như: Thành viên thuộc đơn vị thành phố Hồ Chí Minh.

12 Cư sĩ Đỗ Thế Hồng thuộc đơn vị thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi giới đàn được ghi nhận có bảy nhà sư Campuchia đầu tiên đãchính thức tái xuất gia như sau:

1 Hòa thượng Bru Dit: bảy mươi tuổi

Hòa thượng Ich Sim: sáu mươi tuổiHòa thượng Ken Von: năm mươi tuôiHòa thượng Non-Nget: sáu mươi tuổi

Hòa thượng Dinh Sarum: năm mươi tudi Hòa thượng Tep Von: năm mươi tuôi

Tất cả bảy vị HT đều từng là nhà sư trước đây Họ đã từng là những vị

sư trưởng lão trong tăng đoàn Với kiến thức sâu rộng và lòng tôn kính Phậtpháp, Phật giáo Campuchia đã được khôi phục lại rất nhanh chóng

Trong Phật giáo Theravada, các nhà sư là thành phần quan trọng nhất

trong Phật giáo thông qua nghi lễ Ứpasampadä Sự hiện diện của các nhà sư

là hiện thân của sự tồn tại của giáo pháp, của Tăng đoàn ở Campuchia, bởi pháp và luật là thầy, là phương hướng duy nhất của nhà sư trong hành trình tu tập giải thoát Vì vậy, các quy tắc và quy định giới luật của đời sống tu viện được dua ra trong giáo luật Pali được coi là kim chỉ nam và không thể thay

20 Thiện Minh (1996), Lịch Sử Phật giao Nam Tông Việt Nam, Luận văn Cử nhân Phật học, Học viện Phat

giáo Việt Nam tại TP.HCM, tr 59.

18

Trang 26

đổi.?! Vì vậy, thâm quyền ở Tăng đoàn (Sangha) là chấp hành nghiêm ngặttuân theo và sự thâm niên của xuất gia tu học cũng được tấn phong tủy theo

ha lap Song song cùng phát triển với sự xuất hiện của Sangha giữa hai quốcgia, các nhà su Theravada ở Việt Nam sông và thực hành tùy thuộc vào các

quy tắc giới luật được quy định trong Tạng Luật Pali Dé trở thành một thành viên của Sangha, một người muốn theo đuôi đời sống xuất gia phạm hạnh

phải thực hiện hai lần thọ giới:

- Đầu tiên là thọ giới sadi (Pabbajja)

- Sau đó là thọ đại giới Ty Kheo (Upasampada)

Cách sống cũng phù hợp theo thứ lớp thánh thiện của một tu sĩ đượcxếp trật tự như sau:

Sa di (Szmaner4): tuân thủ giữ mười giới luật Thông thường, người ta

có thể thọ giới Tỳ Kheo ở mọi lứa tuổi nhưng không thể thọ giới Tỳ Kheo

trước hai mươi tuôi Trước hai mươi tuổi chỉ được phép thọ Sa di giới.

Tỳ Kheo (Bhikkhu): Phải tuân thủ theo 227 điều luật Vị Tỳ Kheo cũng phải được công nhận lớn nhỏ theo thứ bậc của tuổi ha và được tính thâm niên

hạ lạp theo năm tháng Người ta cho rằng tu sĩ càng có nhiều năm thì trí tuệ

và kỷ luật tự giác càng cao Sau mười năm làm Ty Kheo được coi là trưởng

lão (Thera) (tiếng Việt là Thượng tọa) và sau hai mươi năm là Tỳ Kheo, vị ấyđược coi là đại trưởng lão (Mahdathera) (tiếng Việt là Hòa Thượng) theo cáchứng xử thứ bậc thời Phật giáo sơ khai Đạt được thâm niên nhiều năm tuôi hạ

thì thứ bậc cũng được công nhận tuân thủ ở bat cứ khi nao các nha sư ở cùng

nhau, như Tăng hội, tụng kinh hội sẽ được tôn trọng cung kính công khai

và chỉ những người có cấp bậc Thera trở lên mới đủ tiêu chuẩn, đủ thâm

quyên cho xuât gia những giới tử mới đê vào Tăng đoàn.

21 Tỳ Khưu Giới Đức (2021), Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam sử lược, tập 1, NXB Hồng Đức, 17.

19

Trang 27

1.2 Nghỉ lễ xuất gia (Upasampađä) ở Việt Nam có sự tương quan,dịch chuyển từ các nước Phật giáo Theravada

Phật giáo Theravada bao gồm sự đa dạng phong phú của các truyền

thong và thực hành đã phát triển trong lịch sử lâu dai của sự tương tác với các

nền văn hóa và cộng đồng tôn giáo khác nhau Đây là hình thức tôn giáo trở thành một quốc giáo ở Campuchia, Lào, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan,

và được các nhóm thiểu số ở An Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Nepal và

Việt Nam thực hành Việt Nam Theravada Upasampadä có nguồn gốc từCampuchia Sarigha, nhiều người Việt Nam đã trở thành tu sĩ Phật giáo bởi

Sangha Campuchia Ngoài ra, sự phát triển của Phật giáo Theravada và Upasampadä ở Việt Nam được giúp đỡ rất nhiều thông qua các cuộc tiếp xúc với các nước Theravada khác như từ An Độ, Sri Lanka, Thái Lan và Miến Điện cả trong thời cận đại và ngày nay Người thực hiện luận văn này cũng không phát hiện ra trường hop nào Upasampada có nguồn gốc từ

Sangha Lao.

Theo nguồn lịch sử của Mahdvamsa đã ghi lại rang Asoka đại dé đã cử

các nhà truyền giáo do các trưởng lão Phật giáo đứng đầu đến chín vùng lãnh

thô Một trong những lãnh thé này được gọi là Suvannabhimi, vùng đấtvàng, nơi hai Theras, Sona và Uttara, được cho là đã đến từ năm 133 Chính

xác thì vùng đất của Suvarnabhimi ở đâu? Đó là vùng đất của Đông Nam A

hay Đông Duong? Đây là một van dé được nhiều tranh luận

Các quốc gia Phật giáo Theravdda ở Đông Nam A cho rang Phật giáo được truyền bá đến vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên bởi hai vị A ra hán,

Sona va Uttara O Thai Lan, Đại Bảo tháp ngày nay được gọi là Phra Pathom

Chedi có nghĩa là Bảo tháp đầu tiên được xây dựng tại Nakhorn Pathom Như

một sự kiện lịch sử, điều này đã chứng nhận rằng Nakhorn Pathom là thủ đô

2 Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và trường đại học khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM (2015), Phật

Giáo Vùng Mê-Kông: Lich sử & Hội Nhập, NXB Dai Hoc Quoc Gia Thanh phô Hồ Chí Minh, tr 25

20

Trang 28

hoặc một trong những thành phố quan trọng nhất của Suvarnabhiimi và nó đãtrở thành một trung tâm tích cực cho việc truyền bá giáo lý của Đức Phật.”Khu vực Thaton của Miễn Điện được tuyên bố là thủ đô của Suvannabhimi,

nơi mà trưởng lão Sona va Uttara thuyết giảng bài kinh Phạm Võng(Brahmajala Sutta).”4

Theo sử liệu của Trung Quốc và địa điểm khảo cô tại “Óc Eo”, một

vùng ven biên của Nam Việt Nam, vào những thé ky đầu sau Công Nguyên

đã có những con tàu từ Ấn Độ và cả từ La Mã đến buôn bán Sự hiện diện của

họ có thể được coi là bằng chứng cho thấy rằng Phật giáo đã truyền bá vào những vùng đất này rất sớm.

Hơn nữa, lich sử của người Khmer cho thấy rang có hai vị trưởng lão đến Suvannabhumi dé truyền bá Phật pháp đến Myanmar, một vùng của

Mon Land, Thái Lan, Lào và Phù Nam Khi đến Phù Nam, hai vị trưởng lão

đã đến cảng Óc Eo băng một con tàu buôn Lúc này, Nữ hoàng Nagi Soma trị vì Phù Nam Hai vị trưởng lão (Thera) ở tại một ngọn núi để giảng Pháp

cho người dân Phù Nam Một ngày nọ, nhận ra những người ở đó đã quy y

Tam Bảo nên hai vị Thera rời đi dé tiếp tục hành trình truyền bá chánh phápđến với xứ sở khác Sau khi hai vị trưởng lão đã đi, người dân đặt tên cho

ngọn núi nay là Ba Thê (Phnom Pathe) có nghĩa là “Các vị trưởng lão đã rời

đi” Núi này cách cảng Óc Eo khoảng 3 km; nó nằm ở huyện Thoại Sơn, tỉnh

An Giang của Việt Nam.”

Dựa trên các dữ liệu lịch sử trên, chúng ta có thé nhận ra sự kiện đại dé

Asoka trị vì đất nước Ấn Độ từ năm (269-237) trước Công Nguyên, Phật giáo

Theravada đã truyền bá đến Việt Nam trong thé kỷ thứ III trước CôngNguyên.

?3 P.A Payutto, Thai Buddhism in the Buddhist World, (Bangkok: Mahachulalongkornvidyalaya Press.

25482005), p.24.

>4 Roger Bischoff, Buddhism in Myanmar: A Short History, (Srilanka: Buddhist Publication Society, 1995),

p.27 ;

°5 Tỳ Kheo Thiện Minh, Sử Du Nhập Phật Giáo Nguyên Thủy Dén Việt Nam - Propagation of Theravada

Buddhism to Vietnam, (Theravada Buddhism Magazine, Nov, 2008), tr.48.

21

Trang 29

1.3 Những nghỉ lễ truyền thống qua quá trình xuất gia tu học củaPhật giáo Theravada tại một số chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

1.3.1 Chùa Ca Nhung (Siriganga) Chùa Cà Nhung, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, được thành lập vào

ngày 20/06/1790 tại làng Ca Môn, Quận Gò Quao, tỉnh Rach Gia Nay là ấp

Hòa Tạo, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Chùa do đại đức

Tăng Óc cùng với phật tử tại địa phương góp công đức thành lập nên Chùa

Cà Nhung cách thành phố Rạch Giá khoảng 30km, chùa tọa lạc trên quốc lộ

80, đi theo đường quốc lộ phía trái từ Rạch Giá về chùa tới chợ Cà Nhung, qua dốc cầu sẽ nhìn thấy một khuôn viên chùa rất rộng.

Theo HT Danh Đồng cho biết? lễ xuất gia Sa di thường được tô chức

vào dịp tết Chôi Chnăm Thmây theo truyền thống đồng bào dân tộc Khmer.Trước thời gian tu khoảng vài tháng các thanh thiếu niên (TTN) muốn vàochùa xuất gia tu học phải đi học kinh tụng, các giới luật của Sa di cơ bản và

kinh lễ bái tam bảo ở nhà ông Achar trong xóm.

Trước ngày tết Chol Chnăm Thmây khoảng một tuần cha me dẫn con đến chùa gặp Hòa thượng trụ trì dé được hướng dẫn các thủ tục làm đơn xin

phép chính quyền địa phương và giáo hội Phật giáo Độ tuổi xuất gia không

có giới hạn tùy vào nhân duyên của mỗi người khác nhau.

Vì vậy, có người xuất gia ở độ tuôi rất trẻ, cũng có người xuất gia ở độtuôi trưởng thành, già số lượng TTN vào xuất gia cũng không cố định, tùy

vào từng năm TTN người Khmer đi tu theo truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tu dé học, tu dé hoàn chỉnh bản thân, tu dé trao dồi đạo hạnh và mục đích cuối cùng là để phụng sự đạo pháp và dân tộc, xây dựng quê hương đất

nước ngày càng giàu đẹp.

? Cuộc phỏng vấn Hòa thượng Danh Đồng Ủy viên thường trực HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị

sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, trụ trì chùa SIRIGANGA Cà Nhung vào lúc: 15h30” ngày 18/09/2022.

22

Trang 30

Trước tết Chôi Chnăm Thmây một ngày tức ngày 13/04 dương lịch, ởnhà TTN sau khi được ông Achar hướng dẫn xuống tóc xong Sau đó giới tử

ăn mặc đồng phục màu trắng và tay cam Khay” trong đó có 5 cây đèn cay, 5

cây nhang giới tử đi từng nhà bà con trong xóm để xin phép đi xuất giacũng như nói lời giã từ với ba con quyến thuộc, láng giéng

Khi trở về nhà giới tử thay đồ mặc vải hôi và pia nia trang, Achar

hướng dan làm lễ cúng ông bà tổ tiên với 2 mâm cơm dé thê hiện lòng tưởng

nhớ và xin phép cho giới tử đi xuất gia ở chùa

Tiếp đến ông Achar, cha mẹ giới tử và tất cả thân bằng quyến thuộc,anh chị em, bạn bè, bà con trong xóm làm lễ cột chỉ tay cho giới tử để hướngđến việc cầu phúc và gửi kèm theo ít tứ vật dung dé người xuất gia sử dụngvào những việc cần thiết trong thời gian tu tại chùa Theo như Hòa thượng

cho biết việc cột chỉ tay này có từ thời đức Phật Nhiên Đăng (Buddha Dipankara) còn tại thế.

Vào budi chiều cùng ngày gia đình giới tử được Ong Achar hướng dẫn chuẩn bị các phương tiện để đưa rước giới tử đến chùa Đối với chùa Cà Nhung, phật tử thường đưa rước giới tử đi chùa bằng thuyền, xudng là chủ

yếu vì ở đây đa số ba con ở trong vùng đồng bang sông nước di lại đa số bằngghe, thuyền là phương tiện chính

Tại chùa vào buổi chiều khoảng 6 giờ, Achar tập trung các giới tử ởtrước sân ngôi trai đường để thực hiện nghỉ thức cột chỉ tay cho giới tử và

cúng cơm Krong pia li, các lễ vật cúng gồm có: 2 mâm com dé cột chi tay,

Sala tho, bai say, tean tru

Vào buổi tối khoảng 18 giờ chư phật tử tập trung vào trai đường lễ bái tam bảo, thọ trì tam quy và ngũ giới, cung thỉnh chư tăng tụng kinh cầu an

phúc chúc năm mới, đông thời tụng kinh câu siêu hôi hướng phước báu đên

? Cái Khay bằng gỗ trong đó gồm có 5 cay đèn, 5 cây Nhang, 5 hoa sen, 5 cốc nước tượng trưng dé

thờ cúng 5 vị Phật trong quả dia câu này.

23

Trang 31

các bậc hữu ân của quý phật tử đã quá vãng dé được sanh về cõi giới an vui Sau đó cung thỉnh chư tăng ban bố thời pháp thí nói về nguồn gốc và ý nghĩa của tết Chol Chnăm Thmây.

1.3.2 Chùa Cu La Mới (Ottomsuriya Kompuncinthmi)

Chùa Cù Là Mới tọa lạc ở Khu Phố Minh Lac, thị tran Minh Lương,

huyện Châu Thanh, tỉnh Kiên Giang Chùa thành lập vào năm 1903 do HT

Tăng Suông khai sáng Theo lời Thượng tọa trụ trì Danh Liêm tô chức lễ xuất

ia?’ t

gia” tại chùa như sau:

Lễ xuất gia Sa di ở chia Cù Là Mới thường được tô chức vào dịp TếtChôi Chnăm Thmây theo truyền thống đồng bao dân tộc Khmer, vào ngày 13

tháng 04 dương lịch hàng năm Những thanh thiếu niên (TTN) người Khmer muốn vào tu học ở chùa thì trước hết phải xin phép cha mẹ trước Sau khi cha

mẹ đồng ý thì dẫn con vào chùa để xin phép Thượng tọa Trụ trì chùa, đểThượng tọa hướng dẫn làm thủ tục xin phép chính quyền địa phương và giáohội Phật giáo để xuất gia tu hoc

Trước ngày làm lễ xuất gia, từ khoảng một hoặc hai tháng, TTN phải

xin cha mẹ vào ở chùa dé học những bài kinh cơ bản và các giới luật Sa di

Sau khi học các tác phong, oai nghi của một người xuất gia, các vị sư sãi ở chùa với sự tận tâm chỉ dẫn cho các giới tu chuẩn bị vào tu học đúng theo trình tự giới luật đức Phật chế định TTN vào chùa xuất gia tu học vào khoảng

độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi.

Trước tết Chol Chnăm Thmây một ngày, ở nhà cha mẹ mời vị Achar

trong xóm đến nhà để hướng dẫn làm các nghỉ thức theo truyền thống: cho

giới tử xuống tóc và chuẩn bị vật dụng làm lễ như: Tam Y và các món vậtdụng phụ tùng theo giới luật đức Phật đã chế định Kế đến xuống tóc cho giới

28 Phỏng vấn Thượng tọa Danh Liêm Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Trưởng

Ban Trị sự Phật giáo huyện Châu Thanh, tỉnh Kiên Giang, trụ tri chùa Cù Là Mới vào lúc 14h30” ngày 18/09/2022.

24

Trang 32

tử, mặc vải hôi và pia nia trang Thời điểm này tại nhà các phật tử, các nhà sưđược gia đình thỉnh mời đến nhà dé cúng dường trai tăng và tứ vật dung dé

hồi hướng phước báu đến ông bà cha me, cửu huyền thất tổ đã quá vãng Đến

tham dự buổi lễ trai tăng này có tất cả họ hàng quyến thuộc, bà con láng giềngtrong phum sóc Vào buổi chiều cùng ngày, Achar thực hiện nghỉ thức buộc

chỉ tay cho người chuẩn bị xuất gia Sau khi làm lễ buộc chỉ tay và cúng ông

bà, tổ tiên xong đến khoảng 15 hay 16 giờ gia đình chuẩn bị phương tiện như:

thuyén, xe đưa rước ba con quyến thuộc, láng giéng và giới tử đến chùa dé chuẩn bị làm lễ xuất gia.

1.3.3 Chùa Sóc Xoài (4jakusalapambefijeay)

Chùa Sóc Xoài được thành lập cuối thế kỷ 18 tại Phum Kandal (xóm giữa) chỗ ngã ba kênh Tà Lúa, từ năm 1884 di dời đến chỗ hiện nay là Khu

phố Sơn Tiến, thị tran Sóc Sơn, huyện Hòn Dat, tỉnh Kiên Giang Người sáng

lập là Đại đức Chau Suas và Đại đức Danh Phêch VỊ trụ trì hiện nay là Thượng tọa Danh Phản.

Theo Thượng tọa trụ trì”, điểm nổi bậc nơi đây là lễ đại giới dan biệttruyền, truyền giới Tỳ Kheo Tăng trong tỉnh đã chính thức tổ chức thọ giớiđàn Ty Kheo cho 50 Sa di thuộc hệ phái Theravada Khmer đến từ các huyện,thành phố trong tỉnh Đại giới đàn thường được tổ chức vào đầu tháng 6

dương lịch hàng năm.

Buổi lễ Đại giới đàn được sự chứng minh của Hoà thượng Danh Đồng,

Ủy viên Thường trực Hội đồng Tri sự, Trưởng ban Tri sự GHPGVN tỉnh, Chủtịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang, Hòa thượng Tế độ (Đànđầu) tại giới đàn biệt truyền truyền giới Tỳ Kheo; Hoà thượng Danh Lung, Ủyviên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chánh văn phòng II Trung ương giáo hội;Thượng toạ Danh Phản, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Tri sự

? Phỏng vấn Thượng Tọa Danh Phản, lúc 8 giờ 30 ngày 18 tháng 9 năm 2022.

25

Trang 33

GHPGVN tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh, cùng 23 vitôn túc, thầy yết ma đồng chứng minh tại budi lễ.

Nghi thức chính trong buổi lễ đã diễn ra xong, 50 tân Tỳ Kheo khởi sự

đồng loạt đảnh lễ Hòa thượng chứng minh, Hòa thượng Danh Đồng, Hoà thượng Tế độ đã có lời đạo từ, sách tấn tới các Tân Tỳ Kheo tại giới đàn mang tính biệt truyền của Phật giáo Thervãda Lời giáo huấn của HT đến tất cả các tân Tỳ Kheo nên chấp hành tinh nghiêm và hành trì giới luật mà Đức Phật đã

ban hành, chế định đối với bậc Tỳ Kheo phải tuân thủ theo đúng 227 giới vàđặc biệt nên tránh xa 4 điều cam ky của Bat Cộng Trú (Pãr/¡ka)

Nghi lễ thọ đại giới Tỳ Kheo là một bước chuyên đổi lớn đề tu lên bậctrên, là nghi thức rất quan trọng đối với các chư Ty Kheo Tăng trong hệ phái

Theravada Đại giới đàn biệt truyền, truyền giới Tỳ Kheo phải qua 4 lần tụng Tăng sự ngôn (1 lần tuyên ngôn và 3 lần thành sự ngôn)

Do vậy, thọ giới Tỳ Kheo là sự kiện trọng đại của người xuất gia,

khăng định sự tự nguyện thọ lãnh của người thọ giới đối với các quy tắc củaluật trong nhà Phật, uy nghi, thiêng liêng mà mình sẽ sống một cuộc sống

phạm hạnh một cách đầy đủ nhất Tỳ Kheo thọ giới cũng là bước đầu khẳng

định vị ay với một thé nguyện trong sạch về hạnh, cam kết bước đi trên con

đường giải thoát và phụng hành một cách kiên cường, vững chãi nhất cho đến

thành tựu đạo quả, giải thoát, Niết Bàn

Tiểu kết chương 1

Cơ sở hình thành nghi lễ xuất gia có thé nói là khởi đầu hình thành từPhật giáo sơ khai từ thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên trong xã hội đa tôngiáo từ những hệ lụy bất công phân biệt giai cấp được bảo vệ bởi thân quyền

và thế quyền Chính vì lẽ đó mà Đắng Giác Ngộ đã xuất hiện, Đức ChánhĐăng Giác ra đời trong một xã hội day ray những bat công như vậy Ngàinhân mạnh rang, cơ sở dé phân biệt một con người là cao thượng hay trịchthượng là hành động của bản thân chủ thé, bat kỳ con người nào tỔn tại trong

26

Trang 34

xã hội, cái tạo nên bản chất của con người không phải từ bên ngoài mà là từ

những hành vi đạo đức trong cuộc sống thực của họ, không phải là những gì thuộc đăng cấp mà con người được sinh ra Đức Phật giải thích sự khác biệt

của các giai cấp trong xã hội từ sự khác nhau của sự phân công xã hội, nghề

nghiệp, đạo đức và sự phân công đó được xã hội giao phó, sự phân định của

xã hội, nghĩa là cuộc sống của con người do con người quyết định chứ không phải do ý muốn của ngoại cảnh, lực lượng hay thần linh nào đó tạo ra Không

có sự phân biệt giai cấp, không có giai cấp do một vị thần thiêng liêng tạo ra,

buộc các giai cấp khác phải phục tùng mình, vì vậy những gì giai cấp Bà la

môn nói về đăng cấp là vô lý, phiến diện và vô căn cứ

Như vậy, Đức Phật đã bàn về các vấn đề xã hội theo quan điểm lịch sử

xã hội phát triển là một quá trình, các trạng thái tồn tại của xã hội đều xuất

phát từ nguyên nhân bên trong nó, không có sự tồn tại mặc định xã hội do các

lực lượng siêu nhiên tạo ra Sau đó, Đức Phật đưa lý thuyết của Ngài vào thực

hành, trước hết là Tăng đoàn Ngài không lấy sự phân biệt đăng cấp làm cơ sở

mà dựa vào đạo đức của mỗi người để tiếp thu, cũng không phân biệt trên

dưới bat kế người đó thuộc dang cấp nao trong xã hội (sự phân biệt này không

mâu thuẫn với xã hội, bởi vì nó là dựa trên sự tự nguyện và lòng nhân ái, sự tôn trọng của mỗi người).

Với hoàn cảnh nhịp độ phát triển của xã hội, Song song với điều đó

Tăng đoàn cũng ngày càng phát triển đông hon Các nghi lễ xuất gia cũng

cần được hình thành hoàn thiện qua nhiều lần thay đôi bởi Đức Phật chophù hợp với hoàn cảnh cuộc sống, văn hóa, tập tục của người dân An Độ.Cùng với sự phát triển của Phật giáo, chánh pháp ngày càng được lan tỏahòa nhập đến các nền văn hóa khác của các quốc gia lân cận và sang đếnViệt Nam như ngày nay.

27

Trang 35

Chương 2

NOI DUNG CƠ BAN THE HIỆN NGHI LE XUẤT GIA CUA

PHAT GIAO THERAVADA (QUA KHAO CUU MOT SO

CHUA O TINH KIEN GIANG)

2.1 Bối cảnh va tam quan trọng thé hiện qua nghỉ lễ xuất gia củaPhật giáo Theravada trong những giai đoạn đầu của giáo pháp

Trong tạng luật, Đại Phẩm (Mahavagga Pali) và chú giải luật (VinayaAtthakatha), Đức Phật đã chế định ban hành tám cách xuất gia tho cụ túc giới

Upasampada:*°

+ Đối với Tỳ Kheo có 5 cách như sau:

1 Thọ Tỳ Kheo bằng cách Đức Phật gọi “Ehi Bhikkhu”: (Ehi Bhikkhu

Upasampada).

2 Tho Ty Kheo bang cach tho Tam quy (Tisaranagamana Upasampada)

3 Tho Ty Kheo bang cách tho nhận lời giáo huấn của Đức Phật

+ Đối với Ty Kheo ni có 3 cách như sau:

6 Tho Ty Kheo ni bang cach thọ nhận tấm trọng pháp

(Garudhammapatig gahantipasampada).

7 Thọ Ty Kheo ni bang cách nhờ người đại diện (Diitentipasampada)

30 Ty Khưu Hộ Pháp (2017), Nền Tan Phật Giáo - Quyên 1, NXB Tôn Giáo, tr 490-491; Thãnissaro Bhikkhu,

The Buddhist Monastic Code II, Op Cit., p.187.

28

Trang 36

§ Thọ Tỳ Kheo ni bằng cách giữa hai Tăng phái: Tỳ Kheo ni Tăng trước,

Tỳ Kheo Tăng sau, mỗi phái tụng một lần (fatti) va 3 lần thành sự

ngôn (kammavdca) trở thành tám lần tụng (atthavacika):

(Atthavacikipasampada).

Nhung nói chung có ba giai đoạn chính trong quá trình hình thành nghi

lễ xuất gia Upasampada cũng tùy thuộc vào các điều kiện tương ứng theo thời

gian, không gian và sự phát triển của cộng đồng tăng đoàn đệ tử của Phật

Giai đoạn thứ nhất, những năm đầu trong cuộc đời sự nghiệp hoằng dương

chánh pháp của Đức Phật, khi có một người xin xuất gia dé gia nhập vào tăngđoàn, Ngài sẽ chỉ nói, Ehi Bhikkhu! (thiện lai Tỳ Kheo, hãy đến đây!) Giaiđoạn thứ hai, tiếp đến những năm sau đó Đức Phật cho phép các đệ tử tự tiếnhành nghỉ lễ xuất gia Tỳ Kheo bang cách thức quy y Tam Bảo Giai đoạn thứ

ba của nghi thức xuất gia; giai đoạn ba là thì Đức Phật cho phép thọ Tỳ Kheo băng cách tụng một lần tuyên ngôn (fatti) và tiếp theo tụng 3 lần thành sự

TAN???

ngôn (kammavaca) gọi là “fatticatutthakammavaca’’.

2.1.1 Xuất gia Thiện Lai Tỳ Kheo Ehi Bhikkhu và Tỳ Kheo Ni Ehi

Những người cận sự nam, đạo sĩ, hay tu sĩ ngoại đạo, sau khi nghe Đức

Phật thuyết pháp, ho đã đắc chứng đạo qua A La Hán (arahantaphala), A Na Hàm Quả (andgamiphala), Tu Da Hàm Quả (sakkadägämiphala), hoặc đắc quả thánh thấp nhất là quả vị Tu Đà Hườn Quả (sotapattiphala) và phát sanh đức tin trong sạch nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng nên có ý nguyện muốn

29

Trang 37

xuất gia Tỳ Kheo, người cận sự nam đảnh lễ thỉnh cầu Đức Phật cho phép thọ

Ty Kheo như sau: “Bạch ngài con có thể được xuất gia trong sự hiện diện của

đức Thế Tôn không? Con có thé tu lên bậc trên không? (Labheyyaham bhante

bhagavato santike pabbajjam, labbheyyam upasampadan’ti.)*!

Đức Phat dùng Phật nhãn quán xét đến tiền kiếp người cận sự nam ấy

thấy rõ rằng: Người cận sự nam ấy là người có ba la mật đầy đủ, nhất là hạnh

bồ thí ba la mật, đã từng bố thí tám món vật dụng đến hang Sa môn gồm có tam y, bát, dây thắt lưng, dao cạo tóc, ống kim chỉ và đồ lọc nước, và đã phát

nguyện trở thành Ehi Bhikkhu Trong tiền kiếp, người cận sự nam ấy cũnghoàn toàn không có trộm cắp Y Casa, hay bát của hàng Sa môn Khi cận sưnam ấy hội đủ các điều kiện thiện lành đã vung bồi trong quá khứ

Sau đó, khi Đức Phật đưa bản tay phải, chỉ bằng ngón trỏ truyền dạy

rằng: “Con hãy lại đây! Con trở thành Tỳ Kheo theo ý nguyện! Chánh pháp

mà Như Lai đã thuyết giảng, hoàn hảo đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối Con

hãy thực hành phạm hạnh đúng đắn dẫn đến sự chứng đắc tận cùng của khổ

đế” (Ehi Bhikkhu! Svakkhato dhammo cara brahmacariyan sammadukkhassa antakiriyaya).`?

Ngay sau khi Đức Phật truyền dạy vừa dứt lời, ngay tức thì, người cận

su nam Ấy, hoặc đạo sĩ, hoặc tu sĩ ngoại đạo trở thành Tỳ Kheo, có đầy đủ tám

món vật dụng của bậc Sa môn, được thành tựu là do quả của phước thiện (chư

thiên đem đến dâng cúng), vị Tỳ Kheo có Tăng tướng trang nghiêm, ngũ cănthanh tịnh, như một vị Tỳ Kheo 60 hạ Thật vậy, đó là bối cảnh của nghỉ lễxuất gia thiện lai Tỷ Kheo hay gọi là xuất gia Ehi Bhkkhu

Trong giai đoạn đầu hình thành nên tăng đoàn, người được xuất gia đầu

tiên trong tăng đoàn của Phật là Ngài đại đức Aññasi Kondañña, bang cach

gọi “Ehi Bhikkhu”, là vị Tỳ Kheo đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phat

317 B Horner, tr., The Book of Discipline (Vinaya Pitaka), p.18.

3 Truong Dinh Dũng (Ty Kheo Indacanda), Tam Tang Song Ngữ Pali-Viet Tập 4

(Vinayapitake-Mahavaggapali): Tạng Luật, Dai Pham, Tap Một, (Srilanka, Buddhist Cultural Centre, 2009), 37.

30

Trang 38

Gotama, và tiếp theo tuần tự các Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, NgàiMahdanama, và Ngài Assaji cũng đều xuất gia và thọ Tỳ Kheo bang cách gọithiện lai Tỳ Kheo hay “khi Bhikkhu”.

Với cách thức xuất gia thọ cụ túc giới cao thượng như vậy, duy chỉ có

Đức Phật mới có đủ thâm quyền và kha năng cho phép những cận sự nam hay các giới tử xuất gia thọ đại giới cao quý theo cách gọi “Ehi Bhikkhu” mà thôi.

Ngoài ra, chu bậc Thánh thượng thủ Thanh Văn cũng không có đủ oai lực và

thâm quyền cho phép xuất gia thọ đại giới Tỳ Kheo theo cách ấy Đức PhậtGotama cho phép giới cận sự nam hoặc giới tử thọ Tỳ Kheo bằng cách gọi

“Ehi Bhikkhu’” tat cả gồm có 28.647 vị Tỳ Kheo Trong Luật tạng được liệt kê

Nhóm Bhaddavaggi anh em và bạn hữu có 1.030 vi.

Hai vi đại đệ tử (Aggasavaka) và nhóm đệ tử có 252 vi.

Dai Đức Angulimdla | vị.

Trong Kinh Tạng có 27.303 vị như sau:

Bà la môn Sela và nhóm đệ tử có 301 vi.

Đức vua M⁄ahãkappina và cận thần có 1.001 vị

Dân thành Kapilavatthu có 10.000 vi.

Bà la môn Parayanika và nhóm đệ tử có 16.001 vi.

Gồm có tat cả 28.647 vị Tỳ Kheo được xuất gia theo nghi lễ Ehi

Bhikkhu.

31

Trang 39

Thật vậy, giai đoạn đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật, sự xuất giacao quý bằng cách gọi Ehi Bhikkhu, không phải tat cả hàng cận sự nam, đạo

sĩ, hoặc tu sĩ ngoại đạo đều có đủ tiêu chuẩn dé có thé trở thành Ty Kheo Ehi

Bhikkhu, cũng không phải được xuất gia theo cách nay là do nhờ huyền năng

hay phép thuật nào của Phật, mà chính là những vị Tỳ Kheo này do đã vung

bồi đầy đủ các ba la mật (pãrãm?) trong quá khứ và phải hội đủ ba điều kiện

quan trọng là:

a Là một người đã cúng dường tám món vật dụng cần thiết hoặc tam y

và quả bắt đến một bậc thánh (Ariya) hoặc thậm chí cho một sa môn

xứng đáng có đủ đức hạnh (Silavanta puthujjana).

b Là một người đã cúng dường hoàn tất các điều kiện trên và phát

nguyện rằng do nhờ phước báu của sự cúng đường này là duyên lành trợ lực cho tôi được xuất gia Ehi Bhikkhu dưới sự hiện diện của

một vi Phật Chánh Đảng Giác trong tương lai.

c Phải là người sẽ chắc chắn đắc quả A La Hán ngay trong kiếp hiện

tại này và cũng là kiếp cuối cùng chấp dứt trong sanh tử luân hồi

Riêng đối với trường hợp xuất gia Ehi bhikkhuni là rất hiếm trong giai

đoạn đầu của giáo pháp, chỉ có vài trường hợp như Tỳ Kheo ni Bhadda, xuất

thân từ giáo phái Ky Na giáo (Jain), trong Pali gọi là Nigantha Cách thức cua

nghỉ lễ xuất gia được trích trong Thánh nhân ký sự (Apadana) như sau:

Trong Trưởng lão ni kệ nói lên lời kệ của Tỳ Kheo ni Bhadda như sau:

“tôi quỳ xuống kính lễ đức Thế Tôn với 2 tay chấp thành hình búp sen trước

sự hiện diện của đắng từ phụ Đức Phật Gotama, Ngài nói với tôi rằng: nàyBhadda, con hãy đến đây; đó là sự xuất gia Ehi Bhikkhuni của toi”

(Nihacca janum vanditva sammukha panijalim aham chỉ bhadde’ti mam avaca

sa me dstipasampada’ti) Day có thé là bang chứng cho thay rằng phụ nữ đãđược xuất gia Tỳ Kheo Ni, có lẽ là trước thoi Maha Pajapati

33 Trưởng lão ni kệ, câu 109.

32

Trang 40

Đây là một minh chứng day thú vị cho thấy phụ nữ cũng đã được choxuất gia trước thời Mahdpajapati Một điều kỳ lạ trong khi Pháp Cú kinh phủ

nhận rằng không có nữ tu nào được xuất gia Ehi Bhikkhuni Cum từ “này, hãy

đến đây Bhaddã” được giải thích đơn giản là sự chỉ dẫn hoặc mệnh lệnh dé Bhadda duoc tiép cận, Duc Phat đưa ra một ly do đặc biệt quan trọng là, ngoài Tỳ Kheo ni Bhadda thì không một ai trong số hàng Tỳ Kheo ni đã hội

đủ 3 điều kiện và các công đức (hội đủ các công đức đã làm được trong quá

khứ: tatha katadhikaranam abhavato).

2.1.2 Xuất gia Tỳ Kheo bằng cách thọ Tam Quy (Tisaranagamana

Upasampada)

Tisaranagamana Upasampada là sự truyền giới được nhận bằng cáchthọ tam quy, quay về hay nương tựa nơi Tam bảo, tức là Đức Phật (Bhuddha),

Đúc Pháp (Dhamma) và Duc Tang (Sangha) Day được gọi là

Tisaranagamana Upasampada đầu tiên của Rãhula.

Trong chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Phật đến thành Ca Tỳ La

Vệ (Kapilavatthu) vào năm hạ thứ hai của Ngài, đứa con trai 7 tuổi của Ngài, Rahula, đến gần Ngài dé xin thừa kế Vi Đức Phật chỉ có giáo pháp là di sản

của riêng mình, nên Ngài đã truyền lại cho Rahula di sản này Sau đó, Ngài

Xá Loi Phat (Sariputta) hướng dẫn nghỉ lễ xuất gia dé nhận Rahula vào Tăng

đoàn (Sangha).

Một lần nọ, vào cuối mùa an cư kiết hạ đầu tiên, Đức Phật khuyến

khích sáu mươi vị Tỳ Kheo đã xuất gia Tỳ Kheo Ehi Bhikkhu Upasampadahoằng truyền chánh pháp của Ngài đến nhiều nơi khác nhau Đức Phật đã ngỏ

lời với các Tỳ Kheo như sau: “Này các Tỳ Kheo, các ngươi đã thoát khỏi các

sự trói buộc thuộc về cõi trời và cõi người Này các Tỳ Kheo, hãy cất bước du

hành vì lợi ích của nhiều người, vì an lạc của nhiều người, vì lòng thương xótthế gian, vì sự tiến hóa, sự lợi ích, sự an vui của chư Thiên và nhân loại, chớ

đi hai người chung một đường.”

33

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w