1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Tín ngưỡng thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Qua khảo cứu một số đền ở Hà Nội hiện nay)

76 8 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THIÊN PHƯƠNG

(Qua khảo cứu một số Đền, Phủ thờ Mẫu ở thành phố Hà Nội hiện nay)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THIÊN PHƯƠNG

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ THỰC HÀNHTÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

(Qua khảo cứu một số Đền, Phủ thờ Mẫu ở thành phố Hà Nội hiện nay)

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN THUY THOM

(Thích Minh Thịnh)

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MO ĐẦU G2121 212 121121122127111111211211 2110111111111 21101111 1 cxerrre |

Chương 1 KHÁI QUAT CHUNG VE TÍN NGUONG THỜ MẪU Ở VIỆTNAM VA DIA BAN NGHIÊN CUU -.2- 2 +E+Et+E+EE2ESEEzEvEEzEeEtzrrrsrree 8

1.1 Tin ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam - 2 5 2+s+ccxerereerered 8

1.1.1 Một số khái niệm occ eeccccccssesseessesseessecssessessuessesssseseesseesessseeseessees 81.1.2 Nguồn gốc, không gian thờ cúng và những nghi lễ cơ bản của tín

ngưỡng thờ MAU - 2-5-2 21+ SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrkrrkrrrrkee 10

1.2 Dia bàn khảO CỨU <2 1E 111222223311 11 1 1199551111 tren 16

1.2.1 Dia kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thành phô Hà Nội 161.2.2 Một số Đèn, Phủ thờ Mẫu ở Hà Nội - ¿2-5 2 s+xzxszesx2 23Tiểu kết chương | ¿2 SESE2EE+ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE121E2121 E1 xe 30

Chương 2 THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU (QUA KHẢO CỨU

MOT SO DEN, PHỦ THỜ MAU Ở THÀNH PHO HÀ NỘI) 312.1 Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu qua nghi thức hầu đồng ở phủ Tây Hồvà đền Rừng, đền Ghénh, đền Mẫu Cửu Trùng Thiên 31

2.1.1 Thời điểm, lễ tiết nghi lễ hầu đồng -2-c5¿ 52552 312.1.2 Chủ thé thực hiện, công tác chuẩn bị và trình tự van hau 342.1.3 Các nghi thức trong nghi lễ hầu đồng -:5¿5¿ 39

2.2 Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thường ngày và dip lễ hội 432.2.1 Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thường ngày 432.2.2 Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong lễ hội . 48

Tiểu kết chương 2 - 2-52-5222 E2E12E15E15717121121121121111 7111 cxe 51Chuong 3 GIA TRI VA NHUNG VAN DE DAT RA, KHUYEN NGHI DOIVỚI THUC HANH TÍN NGƯỠNG THỜ MAU (QUA KHẢO CUU MOT

SO DEN, PHU THO MAU Ở THÀNH PHO HA NỘI HIEN NAY) 52

3.1 Giá trị của thực hành tin ngưỡng thờ Mau 2-5252 52

Trang 4

3.1.1 Giá trị đối với tinh thần người dân . - 2-2 scs+s+ 523.1.2 Giá trị văn hóa, đạo đức, du lịch - nguồn lực của tín ngưỡngmm 0 543.2 Những van dé đặt ra đối với thực hành tín ngưỡng thờ Mau va

khuyến nghị 22 252+2<+EE£EE£EEEEE2E12112111717171121121121111 111111 cxe 57

3.2.1 Những van dé đặt ra đối với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu 573.2.2 Một số khuyến nghị đối với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành

phố Hà Nội hiện nay -2 2 2+EE+EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrree 62

Tiểu kết chương 3 2-52 SE2SE2EE2EEEEEEEEEE2E12152111111121E 2121 x0 64KET LUẬN -i-c-Sc St St 1 111115111 1511111111111111111111 1111111111 ceE 66DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿2 5+ s+E+E+E£EE+E+EeEtzxexerezxz 68

Trang 5

MO DAU

1 Lý do chon đề tài

Từ xa xưa người Việt Nam luôn có niềm tin vào các lực luợng siêu

nhiên, với quan niệm cho rằng bắt cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưađã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nôngnghiệp như trời, đất, núi, rừng, sông, nước dé được phù hộ và họ tin rằng

lực lượng này sẽ có một sức mạnh thần kỳ dé che chở, bảo trợ tinh thần chongười đang sống Vì lẽ đó mà nói đến Việt Nam là nói đến một quốc gia đa

tôn giáo, đa tín ngưỡng Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ (thuộc Bộ

Nội vụ), ước tính hiện nay có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo Cả nước hiện có gần 8.000 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội

dân gian, 332 lễ hội lịch sử cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo, 10 lễ hội du nhập

từ nước ngoai vào và hơn 40 lễ hội khác.

Tuy nhiên, khi đề cập đến tín ngưỡng Việt Nam là đề cập đến chân giátrị nhân văn, đặc biệt là yêu tổ văn hóa đạo đức trong tín ngưỡng có giá trị đặcthù nhằm củng có, bảo vệ đức tin thiêng liêng trong đời sống tinh thần của

cộng đồng, đồng thời cũng chứa đựng những chuẩn mực đạo đức, mang tính

nhân loại Đó là tình thương yêu con người, hướng thiện, ngừa ác

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng Việt Nam mang sắcthái tín ngưỡng nguyên thủy và có chiều dai lịch sử hàng ngàn năm Việc tôn

thờ Mẫu làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, nảy nở, bảo vệ, che chởcho con người của tín ngưỡng Mẫu đã dễ dàng đi vào đời sống nhân dân, bắtrễ sâu vào xã hội và đời sống tâm linh của mỗi con người Việt Nam Trải qua

quá trình tiếp biến văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu đã được bôi dap, hòa

cùng các tôn giáo khác dé trở thành một tín ngưỡng ban địa riêng của riêng

Việt Nam, mang đậm bản sac văn hóa Việt Nam.

Trang 6

Chính lẽ đó, Việt Nam luôn tự hào là đất nước có nền văn hóa tínngưỡng độc đáo, với những giá trị vật thé và phi vật thé được thé giới côngnhận Tín ngưỡng cũng là một thực thê xã hội tồn tại khách quan, mang trong

mình những giá trị tích cực Chân - Thiện - Mĩ Đồng thời tín ngưỡng đã góp

phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam, với tư cách là một bộ phận cấu thành

của văn hóa, một mặt tạo ra sự phong phú cho văn hóa Việt Nam, mặt khác

góp phần lưu giữ, phát triển những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường hiện

nay ở Việt Nam thì tín ngưỡng Việt Nam đã và đang có những tác động biếnđổi sâu sắc theo xu hướng mai một bản sắc, ý thức về việc giữ gìn văn hóa tinngưỡng Việt Nam ngày một yếu đi Do vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắctín ngưỡng dân tộc Việt Nam nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó có thựchành tín ngưỡng là nhiệm vụ quan trọng Dé làm rõ tính chân thực của tín

ngưỡng thờ Mẫu cũng như sự biến tướng của nó, mà như nhà nghiên cứu Ngô

Đức Thịnh — một nhà nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam về tín ngưỡng thờ

Mẫu đã khăng định: “Đã đến lúc cần đánh giá đúng và công bằng về tínngưỡng thờ Mẫu, cần biết cách gột rửa hết đất cát, bụi bam mà thời gian đã

khoác lên mình nó để Di sản được bảo tồn và phát huy hết giá trị vốn có ”.Nên chúng tôi đã chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡngthờ Mẫu (Qua khảo cứu một số Phủ, đền ở Hà Nội hiện nay)” làm nghiên cứu

cho Luận văn Thạc sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

đã có không ít những công trình nghiên cứu Vì đây là một loại hình tínngưỡng vao năm 2016 được UNESCO công nhận “Thực hành tín nưỡng thờ

Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thé đại điện của nhânloại Do vậy, để phục vụ cho công trình nghiên cứu, chúng tôi chia làm 3 chủđề tham khảo, kế thừa:

Trang 7

1 Công trình nghiên cứu về tin ngưỡng thờ Mẫu

Thứ nhất là: Học giả Ngô Đức Thịnh có 2 công trình: 1 “Đạo Mẫu ởViệt Nam” (2012); 2 “Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người

ở Việt Nam và Châu Á” (2004), hai công trình này đã phân tích và nghiên cứu

tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, nói về lịch sử hìnhthành tín ngưỡng thờ Mẫu và hệ thống thờ tự cũng như các giá đồng trong tínngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam Trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam, tác giả

đã khái quát những vấn đề chung về đạo Mẫu Việt Nam; Những đặc trưng của

thờ Mẫu các miền: Bắc, Trung, Nam; Giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu đây làcông trình đề cập đến những kiến thức khá cơ bản về tín ngưỡng thờ Mẫu ở

Việt Nam.

Thứ hai: Hoc gia Đặng Van Lung với hai công trình: 1 “Tam Tòa

Thánh Mẫu” (1991); 2 “Van hóa Thanh Mẫu” (2004) Hai công trình này đã

chỉ ra sự hình thành, phát triển và một số đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Đặc biệt cần lưu ý đến Tam tòa thánh Mẫu và tính dân gian của mẫu LiễuHạnh, từ đó đi đến ly giải tai sao người dân lại lại có niềm tin vào tín ngưỡng

thờ Mẫu Trong công trình Văn hóa Thánh Mau, tác giả đề cập đến những vandé xoay quanh ba vị Thánh Mẫu mà tác giả cho là tích tụ nhận thức theo bagiai đoạn lớn của toàn dân: Mẫu Mi Châu, Mau Y Lan và Mẫu Liễu Hạnh.

Thứ ba: Học giả Vũ Ngọc Khánh chủ biên (2002) với cuốn “Nữ Thầnvà Thánh Mẫu Việt Nam”, với nội dung khái quát về nguồn gốc, sự tích của

phần lớn các vị nữ thần và thánh Mẫu đã và đang được thờ phụng ở ViệtNam Và học gia đã khang định rằng, hầu hết những vị được nhân dân tôn

thờ phong làm thánh, thần đều là những vị nữ anh hùng có công giết giặc

ngoại xâm hoặc các bà chúa của các làng nghề truyền thống Nên người

dân đã thờ phụng nhằm tôn vinh họ.

Và rât nhiêu các công trình của các tác giả khác:

Trang 8

2 Công trình nghiên cứu về thực hành tin ngưỡng thờ MẫuCó một sé tác giả với các công trình tiêu biểu sau:

Học giả Ngô Đức Thịnh có 2 công trình tiêu biểu đáng lưu ý: 1) “Lênđồng, hành trình của thần linh và thân phận” (2019); 2) “Phủ Quảng Cungtrong hệ thống Đạo Mẫu Việt Nam” (2010) Học giả Ngô Đức Thịnh đã chỉhệ thống điện thờ và những nghi thức trong tín ngưỡng Mẫu ở Việt Nam qua

một số các giá hầu Trong công trình Lên đồng, hành trình của thần linh vàthân phận, tác gia Ngô Đức Thịnh đã phân tích sắc nét về vị trí của nghi lễ lên

đồng là một nghi lễ đặc trưng của đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Tác giả khangđịnh lên đồng là một hình thức Shaman giáo — một hình thái tôn giáo mangtính phổ biến của xã hội loài người, là hình thức mà hình thức con ngườithông quan với thế giới siêu nhiên thông qua các thầy Shaman (Thay đồng),theo quan niệm dân gian thầy đồng có những khả năng như phép thuật, phù

phép, tự đưa mình vào trạng thái ngất ngây dé có thé thông quan với thế giới

thần linh Và cũng trong công trình này, tác giả phân tích nghi thức lên đồngdưới nhiều góc cạnh: khía cạnh tâm sinh lý, góc độ giới với việc đề cao vai

trò của người phụ nữ, sự tích hợp văn hóa với sự hiện diện của nhiều loại hình

văn hóa khác nhau trong nghi thức này, Trên những cơ sở phân tích đó, tácgiả đã phân tích những giá trị và phản giá trị của nghi thức này [Ngô ĐứcThịnh, 2019]

Học giả Trần Quang Dũng (chủ biên) (2017) với cuốn “Tín ngưỡng

thờ Mẫu Tứ phủ chốn thiêng nơi cõi thực” Công trình này đã trực tiếp nghiên

cứu thần Điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ qua các lớp và mối liênhệ giữa các lớp thờ, tính thiêng nơi cõi thực Đồng thời học giả đã mô tả mộtsố nghi lễ như: nghi lễ khăn áo trong hầu đồng, nghi lễ tôn nhang bản mệnh,nghi lễ Tứ phủ trình đồng

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Mai (2013) với công trình “Nghi lễ lên

đông lich sử và giá trị”, nói vê nghi lễ hau đông - một tín ngưỡng dân gian có

Trang 9

giá trị về mặt văn hóa, nhưng việc thực hành tín ngưỡng thì cần phải chú ý vìđang là một hiện tượng văn hóa phức tạp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ do tácđộng của nén kinh tế thị trường.

3 Công trình nghiên cứu về một số Phi, Dén ở Hà Nội

Học gia Maurice Durand (1959): Có 2 công trình đáng lưu ý: đó là

cuốn “Điện thần và nghi thức hầu đồng” và cuốn “Thánh Mẫu linh tiêm” do

TS Nguyễn Thị Hiệp dịch, được ghi chép một cách tỉ mỉ, cụ thể về tín ngưỡngthờ Mẫu trước năm 1959 ở Việt Nam, đồng thời nói về cách thức, nghi lễ của

hoạt động hầu đồng, về không gian thờ, các lớp thờ đồng thời mô tả về một sốPhủ và đền ở Hà Nội như: Phủ Tây Hồ, Đền Ghénh (Gia Lâm), Đền Rừng

(Long Biên), Đền Bà Kiệu (Hà Nội), Đền Cửu Trùng Thiên (Hà Nội)

Học giả Hà Đình Thành (1993) với cuốn “Phủ Tây Hồ”,

NXBVHDT, công trình này có nội dung liên quan trực tiếp đến tín ngưỡng

thờ Mẫu ở Phủ Tây Hồ với ba nội dung chính: thứ nhất nghiên cứu lịch sửPhủ Tây Hồ; thứ hai nghiên cứu về nghi thức hầu đồng ở Phủ Tây Hồ và

liên hệ với Phủ Dày ở Nam định; thứ ba đề cập đến các bài chầu ở Phủ Tây

Hồ ca ngợi Mẫu Liễu Hạnh.

Tác giả Frank Broschan (2001) có công trình “Lên đồng (Hầu bóng)”,công trình này đã mô tả cách thức hầu đồng ở vùng Bắc bộ, trong đó có đề

cập đến thực hành nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội, góc nhìn của

nhân học tôn giáo.

Trên đây chỉ là một số tác pham tiêu biéu của các nhà nghiên cứu về tín

ngưỡng thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung, ở

Hà Nội nói riêng Ngoài các ông trình này còn nhiều công trình khác được

đăng tải trên các tạp chí: Nghiên cứu Tôn giáo, Công tác tôn giáo, Tạp chí

KHXH Và một số công trình Luận án, dé tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà

nước, câp Bộ, cũng đã đê cập đên lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi.

Trang 10

Các công trình nghiên cứu ké trên đều ít nhiều dé cập đến các vấn déliên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, tuy nhiênnghiên cứu về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở khoảng thời gian hiện nay,

qua không gian nghiên cứu cụ thê là một số đền, phủ thì chưa có công trình

nghiên cứu chuyên sâu nào Luận văn sẽ nghiên cứu bổ sung vào khoảng

trống nói trên.

Theo tỉnh thần đó, tác giả xin tiếp thu, kế thừa thành quả của các công

trình nghiên cứu của các học giả đi trước, kết hợp với những kiến thức khảo

sát thực tế về tín ngưỡng thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại mộtsố Phủ, Đền ở Hà Nội hiện nay để lý giải minh chứng làm sáng tỏ những vấndé nghiên cứu đặt ra trong luận văn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở những khái quát lý luận chung và thực tiễn khảo sát một số

đền thờ Mẫu tiêu biểu ở thành phố Hà Nội luận văn tập trung làm rõ tín ngưỡngthờ Mẫu ở Việt Nam và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại một số Đền, Phủ ởHà Nội Từ đó chỉ ra giá trị và những vấn đề còn đặt ra trong thực hành tín

ngưỡng thờ Mẫu đồng thời đưa ra khuyến nghị đối với các cấp chính quyềnnhằm bảo tôn giá trị tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

3.2 Nhiệm vu nghiên cứu:

Đề thực hiện được mục đích, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam và địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích, luận giải và đưa ra những minh chứng về thực hành tín

ngưỡng thờ Mẫu (Qua khảo cứu một số Đèn, Phủ ở thành phố Hà Nội).

- Chỉ ra những giá trị và những vấn đề còn đặt ra trong thực hành tín

ngưỡng thờ Mẫu Trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị nhằm gìn giữ những giátrị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở ViệtNam nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng.

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Tín ngưỡng thờ Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hà

Nội hiện nay

4.2 Pham vi nghiên cứu

Khảo cứu một số Đền, Phủ thờ Mẫu tiêu biểu ở thành phố Hà Nội: như:đền Rừng (Long Biên); đền Ghénh (Gia Lâm); phủ Tây Hồ (Quận Tây Hồ),

đền Mẫu Cửu Trùng Thiên (Thường Tín).

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu53.1 Cơ sở lý luận:

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam vềtín ngưỡng, tôn giáo.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học như: nhu

cầu tín ngưỡng, cấu trúc - chức năng tôn giáo và phương pháp của triết họcnhư: thong nhat logic - lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, xử

lý tư liệu Phương pháp Nhân học tôn giáo và Xã hội học tôn giáo: điền dã,phỏng vấn chuyên gia, quan sát thực địa, quan sát tham dự.

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần vào công tác nghiên cứu lý luận tín ngưỡng, tôn

giáo nói chung, vẫn đề văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nói riêng

Luận văn có thể sử dụng làm tai liệu tham khảo cho các nghiên cứu liênquan đến tín ngưỡng Việt Nam, đặc biệt là về tín ngưỡng thờ Mẫu và thực

hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

7 Kết cầu của luận văn Ngoài phần mở dau, kết luận, danh mục tảiliệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

Trang 12

- Khái niệm tín ngưỡng: Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm

tín ngưỡng Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái niệm tínngưỡng trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 “là niềm tin của con người đượcthê hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyềnthống dé mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” [Quốchội, 2016].

- Tín ngưỡng thờ Mẫu:

Trong bài viết Luận bàn về cách phân loại tín ngưỡng thờ Mau, tác giả

Vũ Thúy Hằng và Đoàn Thị Hồng Nhung sau khi phân tích các quan niệm

của nhiều tác giả khác nhau về cách gọi tên đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, điđến đưa ra quan điểm về khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu: “tín ngưỡng thờ Mẫu

là một bộ phận của ý thức xã hội, là tín ngưỡng dân gian bản địa, được hình

thành từ chế độ thị tộc Mẫu hệ, thuộc một loại hình tín ngưỡng dân gian thờnữ thần, để tôn vinh những người phụ nữ có công với nước, với cộng đồng,

tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội làm

Thánh Mẫu, Vương Mẫu và tiêu biéu là Đức Mẫu Liễu Hanh trong Tam phủ,Tứ phủ và qua đó người ta gửi gam miền tin vào sự che chở, cứu giúp của

các lực lượng siêu nhiên thuộc nữ thần” [Vũ Thúy Hằng, Đoàn Thị Hồng

Nhung, 2018, tr 27-28].

Theo Ban Tôn Giáo Chính Phủ: Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡngdân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyền thích ứng

Trang 13

với sự thay đối của xã hội Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tạicủa con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trongđời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và cósức thu hút mọi tang lớp trong xã hội Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ

Mẫu Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối

nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với

dân, với nước [Xem http://btgcp.gov.vn].

Do vậy, theo chúng tôi tín ngưỡng thờ Mẫu:

“Là một loại hình tín ngưỡng dân gian, lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làmthần tượng được hình thành từ chế độ thị tộc mau hệ, bắt nguồn từ tín ngưỡng

thờ nữ than tuy nhiên không phải tat cả nữ than đều là Mẫu, nhằm tôn vinh

những người phụ nữ có công với nước, có công với cộng đồng tiêu biểu cho

những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội làm Thánh mẫu,

Vương mẫu và do đó họ thờ Mẫu tam phủ, tứ phú khá pho biến và Mẫu cócác quyên năng sinh sôi, nảy nở, bảo trợ cho con người ”.

Với khái niệm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là gì, trong các cuốn từđiển về tôn giáo hay Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng không đưa ra Tuynhiên, qua nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu thì chúng tôi hiểu như sau:

“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu chính là việc thực hiện các hành vi,hoạt động thờ cúng trong tín ngưỡng thờ Mẫu trên cơ sở tuân thủ theo nghỉ

thức đã được quy ước và biểu hiện của sự thực hành tín ngưỡng đó chính làcác hoạt động tế, lễ, cầu, củng, khan vái, hấu đồng, hau bong trong khônggian sinh hoạt tín ngưỡng cụ thể Nói khác, nó là sự thể hiện niềm tin, lòng

thành kính của những người có chung niềm tin vào thánh Mẫu và đó cũng là

thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa tin do với thánh Mẫu và giữa tín đồ vớitín do”

Chúng tôi dùng 2 khái niệm này làm nội hàm triển khai nghiên cứu

trong luận văn

Trang 14

1.1.2 Nguồn gốc, không gian thờ cúng và những nghỉ lễ cơ bản của

tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phô

biến tại Việt Nam Về nguồn gốc hình thành, một số nhà nghiên cứu cho rằng,tục thờ Mẫu có từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên

kết hợp với tín ngưỡng thờ nữ thần rất phát triển trong xã hội mẫu hệ (gọi nữthần là Mẹ - Mẫu - Mê) Qua quá trình tiếp biến văn hóa, từ hình bóng các vịthần tự nhiên chuyên sang các nhân thần Việc tôn thờ Mẫu (Me) làm than

tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người của ĐạoMẫu đã dễ dàng đi vào đời sống dân gian, bắt rễ sâu vào xã hội và đời sống

tâm linh của mỗi con người.

Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn đối với ngườiphụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người Đồng thời, đó

cũng là thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh va thờ phụng những vi nữthần gan liền với các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, được nhân dân cho

rằng có chức năng sáng tạo, sản sinh, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của

con người như: Trời, đất, sông, nước, rừng nui

Văn hóa Việt Nam được hình thành từ nền văn hóa nông nghiệp, mànhư tác giả Trần Ngọc Thêm đã khăng định là “văn hóa gốc nông nghiệp điểnhình” [Trần Ngọc Thêm, 1999, tr.22] với những đặc trưng chủ yếu: Trong

ứng xử với môi trường tự nhiên thì do phụ thuộc vào tự nhiên nên hình thành

ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên; về mặt nhận thức thì

hình hành lối tư duy tổng hợp, tổng hợp kéo theo biện chứng; về mặt tổ chức

cộng đồng sống theo nguyên tắc trọng tình Lối sống trọng tình cảm tất yêudẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ Đặc biệt văn hóa Việt

Nam có một đặc trưng mang tính nổi bật là trọng nữ, người phụ nữ giữ mộtvai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra mộtloạt minh chứng về việc trọng nữ của văn hóa Việt Nam: “Phụ nữ Việt Nam

10

Trang 15

là người quản lý kinh tế, tài chính trong gia đình — người nắm tay hom chìakhóa Chính bởi vậy mà người Việt Nam coi Nhất vợ nhì trời; Lệnh ôngkhông bang công bà, ; còn theo kinh nghiệm dân gian thì Ruộng sâu trâunải, không bang con gái dau lòng Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người cóVai trò quyết định trong giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái

mang Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với

nghĩa là “mẹ” đã mang thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cải, đường cái,

đũa cdi, cột cái, trong cái, ngón tay cái, máy cdi ” [Trần Ngọc Thêm, 1999,

tr.23] và ông khăng định “Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông

Nam A này được nhiều học giả phương Tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ”” [Tran

Ngọc Thêm, 1999, tr.23]

Quay trở lại với nguồn gốc văn hóa nông nghiệp của Việt Nam dé thay

rõ hơn nguồn gốc xa xưa của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam cũng như nhiềudân tộc khác trong khu vực Đông Nam Á, từ xa xưa cư dân sinh sống chủ yêu

băng nông nghiệp với hai hình thức cơ bản là trồng trọt và chăn nuôi nên cómối quan hệ khăng khít với tự nhiên hay chính xác hơn là phụ thuộc lớn vào

tự nhiên Muốn có lúa gạo dé ăn cần có rất nhiều yếu tố của môi trường tự

nhiên: đất, nước, mây, mưa, sắm chớp, vì thế nên ca dao Việt Nam có bài:Người ta đi cay lay công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêmTrông cho chân cứng đá mềm

Trời yên, biên lặng mới yên tam lòng

Có thể nói với cư dân vùng trồng lúa nước thì môi trường tự nhiên vô

cùng quan trọng, cây trồng muốn phát triển phải có đất tốt dé nuôi dưỡng cây,

phải có nước để cây phát triển, muốn có nước phải có mưa, muốn có mưa

phải có mây, khi mưa có sâm, có chớp, chính vì thê các vị thân tự nhiên ra

11

Trang 16

đời Là các vị thần cai quản các hiện tượng tự nhiên vô cùng gan gũi, chi phốicuộc sống con người: thần Cây, than Dat, thần Mây, than Mưa, than Sam,thần Chớp, thần Nước,

Trồng trọt, chăn nuôi luôn mong cầu sự sinh sôi, nay nở Gieo hạt thócxuống mong cầu sinh sôi thành khóm lúa, mỗi cây trong khom lại sinh sôi,

nảy nở ra bông lúa triu hạt, ; chăn nuôi mong cầu sự sinh sản phát trién bầy

đàn vật nuôi, Và hình tượng đại diện, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở

không gì bằng hình tượng người Mẹ Người Mẹ không chỉ sinh con ra mà còn

nuôi dưỡng con bằng dòng sữa ấm áp và tình yêu thương vô bờ bến của mình,rồi cũng chính người mẹ nuôi dạy con cái đến lúc trưởng thanh, Mẹ là biéutượng, là nguồn cội của sinh sôi, nảy nở Viết về điều này, tác giả Ngô ĐứcThịnh nhận xét: “Người Việt và các dân tộc khác ở nước ta vốn là cư dân

nông nghiệp trồng lúa ở vùng nhiệt đới gió mùa, do vậy, từ ngàn đời nay, từquan niệm, lối nghĩ đến nếp sống của họ cơ bản vẫn là nông dân Quan niệm

vũ trụ luận phương Đông cô đại vẫn là âm dương tương khắc, tương sinh.

Trong tiềm thức của họ, việc tôn thờ thần Dat, thần Nước, thần Núi, thần

Lúa đều đồng nhất với Âm và nhân hóa thành nữ tính — Mẹ Hơn thế nữa,

nhiều hiện tượng vũ trụ và tự nhiên cũng được người Việt gan cho nữ tinh, ma

thuộc tinh cua nó là bao trữ, sinh sôi, sang tao” [Ngô Duc Thịnh, 2012, tr.32].

Với sự nỗi trội, chiếm ưu thế của “tính nữ” trong văn hóa Việt Nam, tín

ngưỡng thờ Nữ thần ở Việt Nam tương đối phố biến Trong cuốn các nữ than

Việt Nam của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc đã liệt kê và giới thiệu

được than tích, huyền thoại của 75 vị nữ thần tiêu biểu của Việt Nam Trải dài

từ Bắc vào Nam ta sẽ thấy hệ thống di tích thờ nữ thần điển hình: thờ các vi

nữ tướng anh hùng: Hai Bà Trung, Bà Triệu, Y Lan, Duong Vân Nga, ; thờ

các yếu tố mang tính bản thể của vũ trụ, bà Ngũ Hành: Bà Thủy, Bà Hỏa, Bà

Kim, Bà Mộc, Bà Thổ; thờ các hiện tượng tự nhiên: Pháp Vân, Pháp Vũ,

Pháp LôI, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Ngọc, Bà Den, Thiên Hậu, Pô Inu

Nưgar, Tác giả Ngô Đức Thịnh đã nhận xét về tín ngưỡng thờ nữ thần: “Ở12

Trang 17

đây rõ ràng là người xưa đã khoác cho tự nhiên, vũ trụ thuộc tính nữ, mang

tính sinh sản, tồn trữ và che chở Suy cho cùng, việc tôn thờ nữ thần chăng

qua chỉ là cách nhân thần hóa và tôn sùng lực lượng tự nhiên mà thôi” [Ngô

Đức Thịnh, 2012, tr.31]

Trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần phát triển thành tín ngưỡng

thờ Mẫu với hình tượng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, núirừng, Tín ngưỡng thờ Mẫu có quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần nhưngkhông phải tất cả nữ thần đều là Mẫu thần mà chỉ một số Nữ thần được tônvinh là Mẫu thần Đến Mẫu Tam Phủ, Tứ phủ tức Tam Tòa Thánh Mẫu là

một bước phát triển, một quá trình “nâng cao”, “lên khuôn” từ một số hành vi

tôn thờ rời rạc đến một thứ tín ngưỡng, một “đạo” có tính hệ thống hơn [XemNgô Đức Thịnh, 2012, tr.34] Có thé thấy, tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng

dân gian của người Việt đã có lịch sử lâu đời, trải qua quá trình phát triển, tích

tụ các lớp văn hóa, phản ánh lịch sử phát triển văn hóa của người Việt: đượchình thành và phát triển trên nền tang của tín ngưỡng thờ nữ than, trải quathời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển thành tín ngưỡng thờ

Tam phủ - Tứ phủ, Đến thế kỷ XVI, do có sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu

Hạnh đã đánh dấu mốc quan trọng và bà đã trở thành hóa thân của MẫuThượng Thiên - Vị thần chủ cao nhất, toàn năng nhất (Nguồn gốc Thánh Mẫu

Liễu Hạnh sẽ được phân tích kỹ hơn ở phan sau của luận văn).

Như vậy có thê nói tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ xa xưa, kết đọng

trong kho tàng văn hóa dân tộc, trong suốt chiều dai lịch sử của đất nước, gan

liền với lao động và quá trình đấu tranh sinh tồn của người Việt, được xâydựng và bảo tồn trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta

bởi các câu truyện lịch sử cũng như truyền thuyết về các vị anh hùng dân tộc.

Không gian thờ cúng, không gian thiêng của tín ngưỡng thờ Mẫu được

hiểu là những địa điểm, những cơ sở kiến trúc và nhiều hạng mục, công trình

liên quan, thường được gọi là: phủ, điện, đền, am, miếu Trong không gianthờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu quan trọng nhất là hệ thống điện thần với số

13

Trang 18

lượng các vị được tôn thờ tương đối nhiều Về cơ bản, khi đã gạt bỏ các yếu

tô địa phương thì điện thờ Đạo Mẫu ở miền Bắc Việt Nam như sau:1 Phật Bà Quan Âm

2 Ngọc Hoàng

3 Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn,

Mẫu Thoải, Địa Tiên Thánh Mẫu)

4 Ngũ Vị Quan lớn (Từ Đệ Nhất đến Đệ Ngũ)

5 Tứ Vi Chau bà (hay Tứ vị Thanh Bà) là hóa thân trực tiếp của Tứ Bị

Thánh Mẫu

6 Ngũ Vi Hoàng Tử (gọi theo thứ tự từ Dé Nhất tới Đệ Ngũ)

7 Thập Nhị Vương Cô (Goi theo thứ tự từ 1 đến 12)8 Thập Vị Vương Cậu (Goi theo thứ tự từ 1 đến 10)

9 Ngũ Hồ

10 Ông Lốt

Tuy nhiên cần lưu ý rằng con số các vị Thánh trong từng hàng không

cô định mà thường có sự thay đổi.

Trong điện thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu ta thấy điện thần mang tính gia

tộc với các tên gọi như Cha, Mẹ, Cô, Cau, và còn mang tính cung đình:

Vua, Chúa, Quan, Ông Hoàng, Ngọc Hoàng và Phật Bà là các yếu tố ảnh

hưởng thêm sau này Và đặc biệt trong điện thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu còncó sự tích hợp các vi thần linh là người dân tộc thiểu số, nhất là ở hàng Chau

(Chúa), Cô Vi dụ như Chau Lục Cung Nương (Chúa Lục), là vị Thánh đứng

ngôi vị thứ sáu trong hang tứ phủ Chau Bà, với quyền hành cai quản lục cung

— sau viện, thuộc hang Nhạc phủ:

Hữu lũng giang là nơi cát địa

Bắc lệ ngàn tụ khí là nơi

Chúa tiên vâng lệnh tuân lời

Đã trong bề ngọc ra ngoài bàn loan

Tương truyền, Bà là người Nùng, giáng sinh vào nhà họ Trần ở Lạng Sơn.Đền thờ chính của Chau Lục là ở Lục Cung Linh Từ, xã Hòa Lạc, Hữu

14

Trang 19

Lũng, Lang Sơn Trong thần điện và nghi lễ hầu đồng, Thánh Chau Lụcthường ngự trang phục màu lam hoặc tím, Thánh thường hiển linh cho

thuốc chữa bệnh, cho lộc buôn bán Trong Văn Chau Lục có câu ca:

“Kim chi ngọc diệp rành rành

Lục Cung Công chúa giáng sinh phù trần

Nét đoan trang ai nào giám đọ

Tính đành hanh đã có tiếng vang”

[Văn Chau Lục].

Các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ phân thành hàng mà

còn phân thành phủ, mỗi phủ do một vị Thánh Mẫu đứng đầu cai quản, đượcbiểu hiện băng các mau sắc đặc trưng: Thiên phủ do Mẫu Thượng Thiên cai

quản, ứng với màu đỏ; Địa phủ do Địa Tiên Thánh Mẫu (Mẫu Địa) cai quản,ứng với màu vàng: Thoải phủ do Mẫu Thoải cai quản, ứng với màu trắng:Nhạc phủ do Mẫu Thượng Ngàn cai quản, ứng với màu xanh.

Mỗi vị Thánh Mẫu cai quản một phủ với những quyền năng khác nhau:

Mẫu Thượng Thiên: sáng tạo bầu trời, làm chủ quyền năng mây, mưa, sam,

chớp Mẫu Thượng Thiên thường được biết đến nhiều gắn với Thánh Mẫu

Liễu Hạnh (xuất hiện muộn nhất trong Tam phủ, Tứ phủ), hóa thân của MẫuThượng Thiên, nhưng đã trở thành vị thần chủ của vị Thánh Mẫu được biết

đến nhiều nhất và được thờ cúng nhiều nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu; MẫuThượng Ngàn, trông coi miền rừng núi; Mẫu Thoải trị vì miền sông nước,

xuất thân từ dong doi Long Vương, Mẫu Địa quyền năng cai quan dat đai.

Nghỉ lễ, lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu phong phú, đa dạng, thường

diễn ra cả năm, nhưng tập trung chủ yếu vào tháng Ba và tháng Tám, theo

quan niệm “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”, “xuân thu nhị kỳ” Tháng

Ba lễ hội thường ở các đền, phủ thờ Mẫu, tháng Tam ở các đền thờ Cha như:Vua Cha Ngọc Hoàng, Bát Hải Đại Vương, Đức Thánh Trần

Nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu tương đối đa dạng nhưng trong đó đặcsắc nhất là nghi lễ lên đồng Tác giả Ngô Đức Thịnh định nghĩa về lên đồng:

15

Trang 20

“là nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ cũng như một số dạng thờ Mẫu khác.Do là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tam phủ, Tứ phủ vào thân xác các

ông đồng, bà đồng, là sự tái hiện lại hình ảnh các vi Thánh, nhằm phántruyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ đạo Mẫu” [Ngô Đức Thịnh,

2012, tr85] Dé nhập hon, thầy đồng phải đưa mình vào trạng thái ngây ngất,một trạng thai Shaman phổ biến trên thế giới Viết rõ hơn về trang thái này,tác giả Ngô Đức Thịnh phân tích: “Hiện nay, người ta vẫn còn tranh luận vềnội hàm thuật ngữ Shaman Trong khi ban đầu người ta chỉ coi hiện tượng

xuất hồn của các thầy đồng là “Shaman”, thì không ít người sau này, coiShaman bao gồm cả xuất hồn và nhập hồn Xuất hồn là quá trình hồn của cácthầy Shaman thoát khỏi thân xác dé đi vào giao tiếp với các than linh hay linhhồn của những người đã chết Còn nhập hồn (Possession) là quá trình linh hồn

của thần linh nhập vào các thầy đồng, hiện diện trước người trần và thỏa mãn

những cầu xin của người trần Cũng có khi nhập hồn thần linh vào thân xácthầy Shaman dé giúp họ thoát hồn dé giao tiếp với thé giới siêu nhiên” [Ngô

Đức Thịnh, 2019, tr.51-52] Lên đồng là một hình thức diễn xướng nghỉ lễ,hình thức sân khấu tâm linh, tổng hợp các yếu tố nghĩ lễ, văn học ca nhạc,múa,

1.2 Địa bàn khảo cứu

1.2.1 Địa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trung

tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của Việt Nam Nam ở vị trí trung tâm củađồng băng sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh -

nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển Thànhtrung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước.

Hà Nội có vi trí trung tâm, vị thế rồng cuộn, hồ ngồi”, nằm ở trung tâmchâu thô sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây(Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó,

16

Trang 21

các dòng sông cũng tụ Thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía Biển Đông

(sông Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu) Mà trong Chiếu dời đô của Vua Lý Công

Uan đã chỉ rõ: “ thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trờiđất, được thé rồng cuộn hồ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi

sau sông trước Vùng này mặt dat rong mà bằng phang, thé dat cao mà sáng

sua, dân cu không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn

thịnh Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu

của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” [Nhiều tác

giả, Ngô Duc Thọ, Hoàng Văn Lâu dịch, 2017, tr.148].

Hà Nội có nhiều tiềm năng dé phát triển kinh tế, xã hội: Hà Nội có địahình đa dạng gồm núi thấp, đổi và đồng bằng; có hệ thống sông, hồ, đầm tự

nhiên tương đối nhiều, hiện có 7 con sông chảy qua Hà Nội, sông Hồng, sôngDuong, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Day, sông Cà Lô, có thé nói nétđặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay

“Thành phố trong sông”; diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn chiếmkhoảng 47,4% quỹ đất thành phó, lại giàu phù sa, phù hợp cho các loại cây

trồng; Hà Nội là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàngkhông và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.

Lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội gắn liền với nhữngthăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam Nơi đây từng là kinh đô của phần

lớn các triều đại phong kiến Việt Nam và với bề dày lịch sử hàng ngàn năm,Hà Nội được gọi là “thủ đô ngàn năm văn hiến”.

Hà Nội có những di tích khảo cô cho thấy sự xuất hiện người Việt cô ở

khu vực này từ rất sớm, trong giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi, cách đây

khoảng 2 vạn năm, thuộc hậu kỳ đồ đá cũ (Di tích Cổ Loa đã cho thấy điềuđó) Vào khoảng năm 208 trước Công Nguyên, sau khi lập nên nhà nước ÂuLạc, An Dương Vương đã chọn vùng đất này làm kinh đô, xây thành Cô Loa

17

Trang 22

(nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) Trải qua khoảng thời gian gần 1000 năm Bắc

thuộc, Cổ Loa một lần nữa trở thành kinh đô của nước Việt sau chiến thắngcủa Ngô Quyền trước quân Nam Hán vào năm 938 Thời kỳ nha Lý, khi Ly

Công Uan lên ngôi, tim nơi xây dựng kinh đô, với nhãn quan sâu rộng, vua

Lý Công Uan đã tìm thấy Dai La, vào năm 1010 khi tới thành Dai La, vua Lý

Thái Tổ nhìn thấy một con rồng bay lên nên quyết định đặt tên kinh thànhmới lúc đó là Thăng Long Đến thời nhà Trần, Thăng Long cùng với Thiên

Trường là hai trung tâm lớn, sam uất của Đại Việt lúc bấy giờ.

Đến cuối thế ki XIV, nhà Tran suy vong, Hồ Quý Ly lên ngôi và di đời

kinh đô về Thanh Hóa Lúc này, Thăng Long được đổi thành Đông Đô Tới

năm 1406, Đại Ngu rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh, Thăng Long một

lần nữa bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan Thời kì này kéo dài đến

tận năm 1428 sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thành công và nhà Lê được thànhlập dưới thời Lê Lợi Năm 1430, Đông Quan được mang tên mới là ĐôngKinh Sau thời nhà Lê, nước ta tiếp tục trải qua giai đoạn Trịnh Nguyễn phântranh, rồi đến triều đại Tây Sơn Đến năm 1802, nhà Tây Sơn sụp đồ, Gia

Long lên ngôi vua và đóng đô ở Phú Xuân, Huế.

Năm 1931, vua Minh Mạng ra lệnh chia đất nước thành 29 tỉnh, trongđó Thăng Long thuộc Hà Nội Hà Nội khi đó bao gồm 4 phủ và 15 huyện,nam gọn giữa hai dòng sông là sông Hồng và sông Day Đây cũng là dau mốc

cho sự xuất hiện của tên gọi Hà Nội.

Trong thời Pháp thuộc, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang

Đông Dương Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Hà Nội

được chọn là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nơi diễn ra thời

khắc lịch sử: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng

trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

18

Trang 23

Kháng chiến chống Mỹ, Hà Nội kiên cường cùng nhân dân cả nước dau

tranh vì một Việt Nam hoàn toan độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thé, nhân

dân Việt Nam sum họp một nhà Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng,Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí thủ đô của đất nước cho đến giai đoạn hiện tại.Thành phố nghìn năm văn hiến tiếp bước phát triển và trở thành một trongnhững trung tâm chính tri, kinh tế, văn hóa hàng đầu của cả nước.

Về dân cư: Quá trình tụ cư và sự hình thành dân cư ở Hà Nội là một

quá trình dài xuyên suốt nhiều thời kỳ lịch sử và có ý nghĩa tác động đến tínhcách đặc trưng của con người nơi đây Từ cô xưa nhờ vị trí địa lý thuận lợi,điều kiện tự nhiên ưu đãi, năm ở vùng đồng bằng sông Hồng, đất đai màu mỡ,thuận tiện cho trồng trọt, chăn nuôi, giao thông buôn ban, Chính vi vay, đã

rất đông người tiền sử đã lựa chọn sinh sống ở vùng đất này (thời kỳ văn hóa

Sơn Vi và Hòa Bình) Đến thời kỳ tiền Đông Sơn, con người đã tiếp tục khai

phá, mở rộng các vùng đất thuộc Hà Nội, nhiều di tích của con người thời ky

này đã được tìm thấy ở Hà Nội như di tích Văn Điển, Gò Mun Sự sam uấtcư dân ở mảnh đất Hà Nội các thời kỳ trong lịch sử đã hình thành nên cáclàng cổ ở nơi đây.

Các thời kỳ sau, với vị trí trung tâm, kinh đô của nhiều thời kỳ, nhiều

triều đại trong lịch sử Việt Nam, Hà Nội có sức hút mạnh mẽ dân cư các vùngđến làm ăn, sinh sống Năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,

Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cộng đồng cưdân Hà Nội tiếp tục tăng lên Với vị thế mới, Hà Nội vẫn là mảnh đất thu hútcư dân hội tụ về làm ăn, sinh sống Về cư dân Hà Nội có thể thấy về cơ bảnbao gồm: Cu dân gốc ban địa — những người đến sinh cơ lập nghiệp, sinhsong từ lâu; thứ hai, là cư dân nơi khác đến Hà Nội, bộ phận chiếm số lượng

lớn, rất phức tạp và luôn có sự thay đổi về thành phần, số lượng qua các thời

kỳ lịch sử.

19

Trang 24

Dân cư Hà Nội hiện nay khoảng 8,4 triệu người (chiếm khoảng 8,4 %

dân số cả nước) (số liệu năm 2022), Hà Nội hiện là thành phố đông dân thứ

hai của cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh) Một đặc điểm cho thấy, vì làtrung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hàng đầu cả nước nên Hà Nội

cũng là nơi hội tụ các tầng lớp “tỉnh hoa” của đất nước về làm ăn sinh sống, vì

vậy chất lượng dân số của Hà Nội cũng từng bước được nâng lên đáng kê.

Về lối sống: Trên mảnh đất là nơi tập trung linh khí đất trời, hội tụ các

nên văn hóa - người Hà Nội có điều kiện chat lọc và thấm thấu vẻ đẹp nhân

cách và tâm hồn từ khắp nơi Không chỉ tài hoa, nho nhã, cần cù, sáng tạo,

giàu nghĩa khí, người Hà Nội cũng nổi tiếng sành ăn, sành chơi, sành mặc, cógu thâm mỹ tỉnh tế, nhẹ nhàng, biết làm đẹp và biết thưởng thức cái đẹp

Người Hà Nội luôn kế thừa những nét đẹp văn hóa của con người

Thăng Long — Đông Đô ngàn năm tuổi và phát huy những nét đẹp hiện đại

của thời dai mới — tạo nên nét đẹp của người Hà Thành.

Người Hà Nội đúng nghĩa được biết đến là những người có khoảng thời

gian nhất định gắn bó với Hà Nội, hiểu và học được nếp sống truyền thống

của người Hà Nội và có những đóng góp nhất định về một lĩnh vực nào đó

vào sự phát triển chung của thành phố Nhân cách người Hà Nội có những đặctrưng riêng biệt, điển hình đã đi vào những lời ca dao:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dâu chưa thanh lịch cũng người Tràng An

Nhân cách người Ha Nội đặc trưng riêng biệt với những đức tinh: tinh

thần yêu nước và khí khác anh hung; tinh thần hiếu học coi trọng tai năng va

trí tuệ; chất hào hoa phong nhã; lòng nhân ái, tính cộng đồng chuộng hòa

bình, thanh lịch thể hiện trong trang phục, 4m thực, văn hóa nghệ thuật, vui

chơi giải tri;

20

Trang 25

Với vai trò thủ đô của cả nước, Hà Nội khang dinh vi thé trung tamchính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước: Ha Nội là nơi đặt trụ sở các cơ quanchính trị đầu não như văn phòng quốc hội, bộ ngoại giao, Tập trung nhiềuviện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng, thư viện Quốc Tử Giám là

trường đại học đầu tiên của nước ta.

Về kinh tế, Hà Nội là đầu tàu So với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộvà cả nước, mặc dù Hà Nội chỉ bang 21,2% va 1% tương ứng về diện tích

nhưng thành phố đóng góp tới 47,46% và 12,59% về GRDP, 52,48% và17,07% về thu ngân sách nhà nước, 14,19% và 4,61% kim ngạch xuất khâu

của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước Kinh tế Thủ đô xứng đánggiữ vị trí đầu tàu và là một động lực phát triển quan trọng của đất nước Từ

năm 2008 đến nay, kinh tế Thủ đô luôn duy trì tăng trưởng cao hơn và đóng

góp tích cực vào tăng trưởng cua cả nước [Xem https://www.qdnd.vn] Ha

Nội có các khu công nghiệp lớn như khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, Sài

Đồng B, Nội Bài, Du lịch cũng được thành phố Hà Nội chú trọng phát triển,

dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội được xếp hạng trong nhóm 10thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, đứng thứ 15 trong danh

sách 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thé giới.

Thành phố Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì

hòa bình” vào giữa năm 1999.

Về đời sống văn hóa: Với hơn một nghìn năm văn hiến, từ thuở là kinh

thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhấtnước với các di tích văn hóa vật thé và phi vật thé Vùng đất lành vốn đã sản

sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những

vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian mangđậm màu sắc lịch sử Văn hóa Hà Nội là tong hoà các yếu tố giao lưu, hộinhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, dé tạo nên bản sắc Thăng Long -

21

Trang 26

Hà Nội, một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong

phú và đa dạng”.

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Hà Nội có một hệ thống tôn giáo

phong phú, tiêu biểu cho đời sống tôn giáo của cả nước nhờ sự hình thành

và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử, có ảnh hưởng sâu sắc đến nền vănhóa và xã hội của mảnh đất kinh thành xưa Hà Nội có sự hiện diện của hầunhư day đủ các tôn giáo thế giới du nhập vào Việt Nam: Phật giáo ThăngLong - Hà Nội có lịch sử lâu đời, gắn với những thời kỳ đầu khi Phật giáovào Việt Nam, thời Lý Phật giáo phát triển rực rỡ, ở Hà Nội có những ngôi

chùa tiêu biểu, quan trọng với lịch sử Phật giáo Việt Nam: Chùa KhaiQuốc, chùa Một Cột, chùa Hồng Phúc, Bà Đá, Kim Liên, Diên Phúc, ;Công giáo Hà Nội là nằm trong số những địa điểm lâu đời nhất ở xứ Bắc

Kỳ xưa, nơi Linh mục Đắc Lộ đặt chân đến ngay khi ông từ Cửa Bạng(Thanh Hóa) năm 1627 ra Thăng Long và gieo mầm đầu tiên của cộngđồng Công giáo Hà Nội Từ đó Hà Nội luôn là vi trí quan trọng nhất củaCông giáo ở phía Bắc Hồi Giáo ở Hà Nội cũng tiêu biểu cho Hồi giáomiền Bắc Việt Nam, Tin Lành, Cao Đài,

Không chỉ có đầy đủ các tôn giáo điển hình ở Việt Nam, Hà Nội còncó đời sống tín ngưỡng vô cùng phong phú, đa dạng Hà Nội là nơi tập trungnhiều đền, phủ, lễ hội, tôn giáo người dan Hà Nội tôn kính tất cả các vịthánh thần ân đức; các bậc anh hùng vì dân vì nước được thờ phụng ở cácđền, phủ, miéu, đình, chùa Đây là những nét nôi bật biểu hiện đời sống

tâm linh của người dân đất Hà Nội xưa và nay Nên mặc dù tín ngưỡng thờMẫu có ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, nhưng Hà Nội là một trongnhững địa phương đậm đặc nhất các di tích, cơ sở thờ tự liên quan đến tín

ngưỡng thờ Mẫu.

22

Trang 27

1.2.2 Một số Đền, Phú thờ Mẫu ở Hà Nội

* Theo thống kê của Sở văn hóa và Thẻ thao Hà Nội, toàn thành phố cóhơn 2000 địa điểm, di tích liên quan tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó có 4 phủ,210 đền, 892 điện, 33 miéu, số còn lại là điện tư nhân

* Luận văn chúng tôi khảo 3 đền, 1 phủ

1 Phủ Tây Hồ (Tây Hồ)

Phủ Tây Hồ thuộc thôn Tây Hồ, trước là đất một làng cô của kinh

thành Thăng Long, tọa tại bán đảo lớn của làng Nghi Tam, nhô ra giữa HồTây, ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thànhphố Hà Nội Về thời gian xây dựng phủ Tây Hồ còn nhiều quan điểm, dẫnchứng khác nhau Theo tương truyền, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ17 nhưng có thể có muộn hơn Vì trong các sách nói về di tích của Thăng

Long - Hà Nội cô ra đời đầu thế kỷ 20 đều không thấy ghi chép về di tích này.Trong bài viết “Bồ túc tư liệu về thời điểm xuất hiện phủ Tây Hỗ: Bàn về tínhxác thực của sắc phong mang niên đại 1887 và hiệu chỉnh nội dung của nó”,tác giả Chu Xuân Giao phân tích: “1/ Ở thời điểm thập niên 1930, ngôi đềnthờ Liễu Hạnh công chúa ở làng Tây Hồ chỉ là một ngôi đền trong phạm vi

một làng, được gọi đơn giản là “đền đức Liễu Hạnh công chúa”, và qui môchắc han là nhỏ hẹp Cái tên “Phủ Tây Hồ” mà ngày nay quen dùng chắc hanchưa thể xuất hiện ngay ở thời điểm đó; 2/ đến thời điểm đó, đền đức Liễu

Hạnh công chúa mới “nồi nóc” được khoảng 60 năm, tức là có thể hiểu rằng,

mãi đến cuối thé ki XIX (thập niên 1870) đền mới được xây cất Chúng tôiphỏng đoán rằng, đó chính là ngôi đền Bảo Khánh (Bảo Khánh linh từ) của

làng Tây Hồ trước đây, nó là tiền thân của Phủ Tây Hồ ngày nay” [Chu Xuân

Giao, 2010, tr.69].

Là một ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh nam tại thủ đô Hà Nội và

là một trong những trung tâm thờ Mẫu Liễu Hạnh lớn của cả nước Đây là

Thánh Mẫu ra đời muộn (khoảng thế kỷ XV), nhưng đã nhanh chóng trở23

Trang 28

thành vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến toànbộ hệ thống thần điện, cũng như niềm tin dân gian về tín ngưỡng, được tônvinh là “Mẫu Nghi Thiên Hạ”.

Nói Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt

Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh phân tích ở các phương diện: với sự xuất hiệncủa Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã hoàn thiện quan niệm về thế giới quan, nhân

sinh quan, hệ thống điện thần và nghi lễ thờ cúng; Trong điện than Tam Phủ,

Tứ Phủ, Thánh Mẫu thường hóa thân thành Tiên Thiên Thánh Mẫu, mặc áo

đỏ ngồi vị trí trung tâm; Bat cứ nơi thờ tự nào của tín ngưỡng thờ Mẫu Tamphủ, Tứ phủ đều có sự hiện diện của Tam tòa Thánh Mẫu, thực chất đó là

Thánh Mẫu Liễu Hạnh [Xem Ngô Đức Thịnh, 2012, tr.161].

Có nhiều huyền tích, thần thoại, thần tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh Cóhuyền tích Thánh Mẫu nguyên là Đệ Nhị Tiên Cung, là Công chúa con Vua

Ngọc Hoàng Đại Dé), ba lần giáng sinh nơi trần gian, “tam thế giáng sinh”.

Địa điểm giáng sinh của Thánh Mẫu, lần thứ nhất, phủ Quảng Cung, xã Yên

Đồng và các di tích lân cận; lần thứ hai, quan thé di tích Phủ Day, xã Kim

Thái, Vụ Bản, Nam Định; lần ba, Tây Mỗ Linh Từ, làng Tây Mỗ, xã Hà Thái,

huyện Hà Trung, Thanh Hóa.

Theo thần tích tại Phủ Tây Hồ truyền rằng Liễu Hạnh là Quỳnh Hoa

-con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, vi tội lam vỡ cái ly ngọc quý mà bị day

xuống trần gian Xuống trần gian, nàng chu du mọi miền, qua đảo Tây H6dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bén lưu lại mở

quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu Người

tiên nữ này đã giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham

quan Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dao chơi trên hô,thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bàithơ "Tây Hồ ngự quán" Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biếtkhi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn Đề nguôi ngoai nỗi nhớ, ông

24

Trang 29

cho lập đền thờ người tri âm Đến triều Nguyễn bà được nhà vua phong "Mẫunghi thiên ha", là một trong bốn vị than "Tứ bat tử" của Việt Nam.

Các công trình kiến trúc của phủ Tây Hồ bao gồm cổng làm kiểu tamquan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa Thánh Mẫu); phủ chính có quy mô lớn

nhất Mặt trước có cửa tam quan 2 tang, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”,được trang trí tỉ mỉ, công phu Phần trên bốn cánh cửa giữa chạm tứ quý, phần

dưới chạm tứ linh, ở giữa chạm đảo thọ Qua tam quan là phương đình 2 tầng,8 mái Nhà tiền tế, hậu cung xây sát sau phương đình; kế đến là điện Sơn

Trang 3 tang, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tang, tầng trên thờ Quan Âm, tangdưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian; khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu Ditích phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giátrị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX như bộ tượng tròn gần

300 pho, hoành phi, câu đối Đặc sắc nhất là bức đại tự ghi: “Thiên tiên trắcgiáng” (tiên trời xuất hiện) và bức hoành phi ở cửa cung dé: “Mẫu nghỉ thiên

hạ” (làm mẹ của cả thiên hạ) Điện chính, hay chính điện, là kiến trúc trung

tâm của phủ Tây Hồ ngày nay Về tong thé, gồm có ba lớp bài trí Ngoài cùng

là mặt tiền Mặt tiền của điện nhìn ra Hồ Tây, được thiết kế thành tam quan(gồm ba cửa ra vào, hai tượng hộ pháp, mái hai tang, đắp nồi hình các linhvật) Ở giữa là ban công đồng, có đặt các tượng thờ của các vị sau: NgọcHoàng Thượng dé, Nam Tào, Bắc Đầu, Ngũ vị Tôn ông, Ông Hoàng Bay,

Ông Hoàng Mười Ở bên trong là ban Mẫu, gồm hai nửa: hậu cung (ở trong

cùng, là nơi đặt tượng các Mẫu), cung vọng (ở phía trước hậu cung, là nơi đặtlong ngai bài vị các Mẫu) Hai nửa được ngăn cách bằng ba cửa có nửa trên làchấn song (tức cửa kiểu thượng song hạ ván) Ba cửa thường luôn đóng,khách tới chiêm bái có thé vọng vào hậu cung qua phan chan song.

2 Đền Rừng (Long biên)

Đền Rừng nằm ở địa chỉ Ngách 293/37 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội.

25

Trang 30

Về tên gọi đền Rừng, trong bài viết đăng trên báo Quân đội Nhân dân có phântích về nguồn gốc tên gọi:

“Có nhiều quan điểm xung quanh tên gọi của ngôi đền này, đa phầnđều liên quan đến vị thế nơi đền tọa lạc.

Theo Nghệ nhân Dân gian Hoàng Xuân Mai: “Xưa kia dén có tên là

dén Dừng, nghĩa là Dùng chân, bởi người ta cho răng, đến toa lạc ở vị trítrên bến dưới thuyền, những người qua đây, đặc biệt là giới thương nhân,thường dừng chân, vào đên lễ Thánh câu bình an, thuận buôm xuôi gió, van

sự tốt lành Qua thời gian, dén mới có tên là dén Rừng như hiện nay.”

Ông Phạm Duy Quang, Chi hội trưởng Hội Di sản Văn hóa ThăngLong Hà Nội quận Long Biên cho biết: “Rừng ở đây là Rừng núi Có thể cáccụ xưa kia đặt tên dén Rừng là do khu vực này trước đây rất thấp và có rất

nhiễu cây cối - nơi liên quan gan bó với sông nước nghìn năm lâu đời, nơikhiến nảy sinh điều mong ước, nguyện câu của cư dân ở chỗ “sát sạt” sông

nước này, đó là: được sự tạnh ráo như trên cao, trên rừng ”

“Rừng” - cái tên rất Việt - chứ không phải “Lâm” như theo ngôn từ,

ngữ nghĩa Hán Cái chất dân gian ấy như khang định chất Việt riêng của đền.Tuy đây không phải là điểm khởi nguồn, không phải nơi xuất thế của đức mẹvô lượng, song, vượt thác ghénh cua lich su, Me Rung nhu da thon thức dan

dat chúng đồ về miền đức hạnh Ngoài tên “Rừng”, theo Nghệ nhân Ưu TúNguyễn Tat Kim Hùng: “Dén còn được biết đến với tên gọi Gia Thượng Linh

từ và Tứ vị phi Tên gọi Tứ vị phú xuất phát từ việc phụng thờ các vị Thánhcủa đên” [Xem https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/den-rung].

Là một ngôi đền theo tương truyền là linh thiêng, thờ tứ phủ: Chúa đền- Nhị vị Chúa bà, Đệ nhất Thượng thiên, Đệ nhị Thượng ngàn Tuy nhiên,

trong ngôi đền này chủ yếu khi hầu tập trung vảo việc thờ Nhị vị Chúa và thờvọng ông Bảy Bao Hà Đền này vào các ngày lễ chính thường có những đồngthày chuyên nghiệp về đây tô chức hầu vì họ quan niệm đền Rừng là một ngôi

26

Trang 31

đền có nhiều giá trị nhân văn, tụ hội khí thiêng của đất trời nên ai về đền nàycũng cảm nhận được sự an yên, đem lại cho con người nhiều may man.

Về kiến trúc, đền Rừng được xây dựng theo lối mô típ quen thuộc củacác công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo Viét Đền có vị trí đẹp, mặt

hướng ra sông Hong, xung quanh là hệ sinh thái cây trồng đa dạng, phongphú Công Tam Quan của đền được xây dựng khá bề thế, điểm đặc biệt là bêncạnh các dòng chữ, câu đối băng chữ Hán, Nôn thì có hai chữ tên “ĐÈNRỪNG” bằng tiếng Việt được sơn màu đỏ rất nổi bật Trên diện tích hon

4.000m2, quy mô lớn, đền Rừng xây dựng khá tập trung và gọn gàng với 7cung, mỗi cung rộng gần 400m2, bao gồm: nhà Tổ thờ than linh, Thổ dia,Chủ nhang đồng đền qua các thời kì; Cung Công Đồng, cung Tam Tòa Thánh

Mẫu; Cung Chúa Bà; Cung Quan Tam; cung Sơn Trang; ngoài trời là Mẫu

bán thiên và lầu Cô lầu Cậu Trong đó, chính cung là nơi thờ Nhị vị Chúa Bà

ở cung trong.

3 Đền Ghénh (Gia Lâm)

- Đền Ghénh có tên chữ là "Thiên quang linh từ", gần cầu Chương

Dương, thuộc địa phận tô 2, phường Bồ Dé Gọi là đền Ghénh vì trước cửa

đền có một ghềnh nước lớn Theo năm tháng, dòng chảy biến động, conghénh mat đi và chỉ còn lai dấu tích nơi tên đền.

Theo một số tài liệu, Đền thờ công chúa Lê Ngọc Hân, vợ của vuaQuang Trung, nồi tiếng về tài, đức và sự trinh liệt Cho đến nay, trong dân

gian vẫn lưu truyền sự tích đền Ghénh gắn với số phận bi thương của công

chúa Ngọc Hân, người được cả kinh thành Thang Long gọi là "Chúa tiên” bởi

dung nhan xinh đẹp, cầm kỳ thi họa đủ tài xuất chúng Năm 16 tuổi (1786),nàng được gả cho thủ lĩnh Tây Sơn tức Quang Trung Nguyễn Huệ Cuộc tình

giữa Ngoc Hân và Nguyễn Huệ chỉ kéo dai 6 năm, sự ra đi đột ngột của vị

hoàng dé tài ba đã khiến người đẹp thành Thăng Long đồ máu khóc chồng màviết nên tác phâm "Ai tu van" bat hủ Bảy năm sau, ở tuổi 29, nàng lặng lẽ đi

27

Trang 32

theo Quang Trung vào cõi vĩnh hăng Nhà Nguyễn lên ngôi đã tìm cách tậndiệt những người có liên quan đến triều đại Tây Sơn Bà Chiêu nghi NguyễnThị Huyền, xót phận con gái Ngọc Hân sau khi mat, vẫn phải gửi thân xác ởPhú Xuân - Huế nên đã tìm cách "bí mật" đưa được hài cốt Bắc cung Hoàng

hậu nhà Tây Sơn về an táng tại quê nhà (làng Nành, Gia Lâm) Không ngờđến đời vua Minh Mạng có người đã đem việc "ngụy hậu" Tây Sơn vẫn đangđược "mồ yên ma dep" ở quê mẹ, thoát việc "trả thù 9 doi" do vua Gia Long

khởi xướng và thực thi Triều đình Huế ra lệnh lập tức đào mộ Ngọc Hân lên,san đất thành bình địa cho cỏ gai mọc day, còn xương cốt thì đem vứt xuống

sông Hài cốt Ngoc Hân bị dé xuống sông Hồng thuộc địa phận làng Ái Mộ.Thương xót Bac cung Hoang hau tai hoa bac ménh, nhan dan Ái Mộ lập miéu

thờ bà chính nơi bờ sông vớt được hai cốt Dòng sông bên lở, bên bồi; ít lâu

sau, ngôi miéu nhỏ cũng bị lũ cuốn trôi Cho đến năm 1858, cụ Đặng Thị Bảnđã công đức dé tôn tạo đền chùa ở Ai Mộ, Lâm Du, Phú Viên Năm 1872, đềnlại bị giặc Pháp đốt sạch trong cơn binh lửa đánh Thành Hà Nội Déc long voi

việc tin nghĩa, cụ lại di quyên góp xây lại đền Trải bao phen binh lửa, can

qua, đền Ghénh vẫn được con cháu cụ Đặng Thị Bản trông nom và dân làng

gìn giữ đến ngày nay Đền hiện có các hạng mục chính như: điện mẫu, điệnsơn trang, nhà tố, nhà khách và khu vực phụ trợ Trong Đền còn lưu giữ đượcnhiều đi vật quý: quả chuông được đúc vào thời Tự Đức, hai cỗ kiệu đượctrang trí bằng nghệ thuật chạm trồ, các bức đại tự, cuốn thư, hoành phi và câu

đối Cùng với các di vật quý, di tích Đền Ghénh ngày nay đã trở thành một

công trình kiến trúc cô kính, được đông đảo du khách ca nước biết đến [Xemhttps://bode.longbien.hanoi.gov.vn/denghenh].

Khi khảo cứu chúng tôi thấy rat hay là đền nay trước kia là một miéu

nhỏ thờ Thủy thần nhưng lại được gọi là Thiên Tiên Cổ điện, tức miéu thờTiên (trên trời) Phải chăng nơi đây có Thiên — Thủy giao hòa? Do vị trí gần

mép sông nên miêu bị sạt lở và được xây dựng lại nhưng sau này miêu này đã

28

Trang 33

trở thành đền như ngày hôm nay lại là do việc xây dựng lại gắn với truyềnthuyết ba bộ hài cốt của mẹ con Ngọc Hân công chúa — Bắc cung Hoang hậu

của vua Quang Trung thời Tây Sơn.

4 Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên (Thường Tín)

Ngôi đền được xây dựng ở thôn Bằng Sở, Ninh Sở, Thường Tín, HàNội Theo ghi ở bia trùng tu thì đền được xây dựng thế kỷ 15, có nghĩa làtrước cả Phủ Giầy Tháng 9 năm 2004 đền bị cháy xây dựng lại Mẫu Cửu haycòn gọi với các tên là Mẫu Cửu Trùng Thiên, Mẫu Đệ Nhat Thiên Tiên, Thiên

Thanh Công Chúa, Thanh Vân Công Chúa, Lục Cung Vương Mẫu, MẫuTrùng Thiên, Thánh Mẫu Cửu Trùng Mẫu Cửu Trùng là vị Thánh Mẫu đứngđầu Thiên phủ do Thiên phủ Chí tôn sắc lệnh hành sai Mẫu ngự trên chíntầng mây, cai quản Tiên cung, lục cung sáu viện, hết thảy các Tiên thánh trêntrời Mẫu Cửu Trung Thiên thường được thờ ở một ban ngoài trời ở sân đền,phủ với tên Mẫu Cửu Trùng, Mẫu Cửu Trùng Thiên hay Mẫu bán Thiên Mẫu

Cửu Trùng không giáng trần nên không có tích về Mẫu

Qua khảo cứu chúng tôi thấy, trong cung câm có tượng Mẫu CửuTrùng Thiên cao nhất được đặt ở giữa, một bên là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

và bên còn lại là Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ Mẫu Cửu ở vị trí Thượng Thiên,đền này không có Tam Tòa như các đền thờ Mẫu Gian ngoài tiếp theo là thờ

Tứ Vị Chau Bà, đôi khi giống như thờ Tứ tran chứ không chỉ đơn giản là đạidiện cho các Mẫu Gian tiếp theo nằm ngoài là Công Đồng chỉ có 8 Ngai

không hề có tượng Gian ngoài kế tiếp đó là Thủ Đền Công Chúa và hai bênlà các Quan Gian ngoài cùng không còn gọi là Công Đồng nữa mà thay vào

đó được gọi với cái tên Ngũ VỊ Tôn Quan, ở phía trên là Ngọc Hoàng và Nam

Tao Bắc Dau Không giống với các đền thờ thông thường khác nó không có

Trần Triều và Sơn Trang Ngôi đền này, theo nhà đền truyền thì là một ngôiđền thiêng vì trước kia chính cô ruột của vua Bảo Đại cũng đã từng đến đây

29

Trang 34

cầu đảo và hiện nay, nhà đền còn thờ một bức ảnh cô ruột của vua Bảo Dai tạimột gian thờ nhỏ ở đền.

Tiểu kết chương 1

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa của người Việt, có nguồn

gốc từ lâu đời, thé hiện đặc trưng văn hóa của nền nông nghiệp lúa nước đềcao những đặc tính sinh sôi, nảy nở Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự phát triển từtín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần với việc tôn thờ các vị nữ thần dưới danh

nghĩa Mẹ, Mẫu Ban đầu các vị Thánh Mẫu là các vị thần tự nhiên, về sauchuyên từ nhiên thần sang nhân thần, sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnhtrở thành vị thần chủ của tín ngưỡng này đã đưa tín ngưỡng thờ Mẫu pháttriển lên một tầm cao mới, hoàn thiện quan niệm về thế giới quan, nhân sinh

quan và nghi lễ thờ cúng Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành tín ngưỡng chiếm vịtrí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, trung tâm chínhtrị - kinh tế - văn hóa — xã hội của cả nước, nơi hội tụ tinh hoa của đất nước.

Với bề dày truyền thống, người dân Hà Nội có đời sống tín ngưỡng, tôn giáophong phú và đa dạng, trong đó có hệ thống phủ, đền của tín ngưỡng thờ Mẫu

rải rác khắp mảnh đất nơi đây và trong các ngôi chùa ở Hà Nội cũng thườngtheo mô típ “tiền Phật hậu Mẫu” đã khăng định vị thế của tín ngưỡng thờ Mẫutrong đời sống người dân thủ đô hào hoa, phong nhã.

30

Trang 35

2.1.1 Thời điểm, lễ tiết nghỉ lễ hau đồng

Trong năm 2023, tác giả đã thường xuyên đến quan sát tại các điểmnghiên cứu: phủ Tây Hồ, đền Rừng, đền Ghénh, đền Mẫu Cửu Trùng Thiênvà có phỏng vấn 08 thanh đồng thực hiện các giá đồng tại các điểm nghiên

cứu Từ đó, tác giả tìm hiểu được về mặt thời gian thực hiện nghi lễ hầuđồng ở các điểm này như sau Vào 4 dip tiết chính trong năm ở bốn điểm

nghiên cứu đều diễn ra rất nhiều các giá hầu đồng với những đặc trưng thê

hiện như sau:

STT | Khoảng thời gian | Đặc trưng về tên | Mục đích các giá hau

gọi giá hầu

I |ThángGiêng(AL) |Tiét lễ hầu | Câu đảo bình an cho cảThượng nguyên |năm đối với thanh đồng

cũng như các con nhangđệ tử.

2_ | Tháng Tu (AL) Tiết lễ hầu vào hè | Mục dich là cau mát, tránh

ôn dịch, cầu mong cho

nhân vật bình an, nhânkhang vật thịnh trong batháng hè.

3 | Tháng Bay (AL) Tiết lễ hằurahè | Đây là mở đầu cho nửa

năm cuôi, bởi theo quan

31

Trang 36

niệm dân gian của ngườixưa thì “ Xuân thường thu

tự”, việc tế lễ quan trọng

như đầu năm là để cầumong, còn nửa cuối nămcuối cũng sẽ được bình ankhang thái.

Tháng Chạp (AL)Hâu

hầu tạ

tât niên, Hau tat niên ta Phật,

Thanh đã phù trợ trong

một năm Mang ý nghĩa

sau một năm moi người

được bình an nên lễ tạ

Phật Thánh, điều này cũngthể hiên nét nhân văn

trong suy nghĩ của người

Việt Nam là có trước có

sau, tri ân công đức.

Đó là các địp hầu thường niên theo truyền thống của tín ngưỡng thờMẫu, còn tại các điểm nghiên cứu cho thấy, các dịp khác trong năm cũng diễn

ra rất nhiều các giá hầu Những lần đến điểm nghiên cứu của tác giả vào cácthời gian khác nhau, bất kỳ trong năm cũng đều ghi nhận có các giá hầu Khitìm hiểu thì được biết: Ngoài các lễ tiết thường niên đã ké ở trên, nghi lễhầu đồng còn thực hiện vào các dip đản nhật, hóa nhật của các vị TiênThánh Hầu Thánh Mẫu Thần Chủ vào rằm tháng tám, hầu Đức Thánh

Trần vào 20 tháng 8 Hau tiệc Mẫu tùy theo từng Đền, Phủ

Theo quan sát thực tiễn của tác giả, từ ngày 16 đến này 19 tháng

Tám âm lịch, khi đến đến Rừng ngày nào cũng gặp các thanh đồng thực

Trang 37

hiện nghi lễ hau Trường hợp khác là hầu đột xuất, tổ chức khi nhà đền hoặcthanh đồng có việc lớn, khánh tán lạc thành, xây đền, lập điện, trước hoặc

sau việc hiểu, hỷ hau trình hoặc hau tạ Tiên Thánh.

Vào một ngày thường trong tuần, tháng 6 năm 2023 tác giả đến quansát tại đền tại đến Rừng, gặp giá hau Mẫu Thượng Ngàn, do thanh đồngBHS thực hiện Khi hỏi về thời gian thực hiện giá đồng, thanh đồng chia sẻ:

về thời gian hầu đồng nói chung thì hầu đồng thường được diễn ra trong

những ngày tiệc trong tín ngưỡng thờ Mau, có thé là ngày đản nhật (ngàysinh), ngày kị nhật (ngày hoá) của các vị thánh hoặc sẽ diễn ra những ngàykhác nhau tuỳ theo nhu cầu của người thực hiện nghi lễ, ví dụ một năm sẽ cónhững dip thực hiện những van hầu khác nhau như hầu xông đền (đầu nămmới), hầu nhập hạ (tháng 4) và hầu tán hạ (thang7), hầu hap ấn (25 tháng chaphằng năm), lễ hầu tất niên, hay hằng năm sẽ có 2 khoảng thời gian quan trọngđối với người thực hiện nghi lễ là tháng 3 (giỗ mẫu Liễu Hạnh) và tháng 8

(giỗ Đức Vua Cha Bát Hải, Đức Thánh Trần) Tuy nhiên đối với thời gian

diễn ra nghi lễ cần phải tuân theo những yêu cầu nhất định như không thé

diễn ra vào ngày thần cách (ngày thần đi xa), ngày sát sư (ngày không tốt cho

người t6 chức nghỉ lễ), ngày sát chủ (ngày không tốt đối với gia chủ) ngoài racòn có những ngày như tam nương, thụ tử, tuỳ theo mục đích của van hauđồng đó diễn ra” [Nam, 36 tuôi, phỏng van tháng 6 năm 2023].

Nhìn chung nghi lễ hau đồng thường được thực hiện thường niên vào

các dịp Tháng Giêng, Tháng Tư, Tháng Bảy, Tháng Chạp trong năm, ngoài

ra còn được thực hiện vào bất kỳ thời gian nào nhằm kỷ niệm các dịp quantrọng liên quan đến các vị được tôn thờ trong tín ngưỡng thờ Mẫu hoặc theonhu cầu của chủ đền, thanh đồng khi có các sự kiện quan trọng Cách thức

và quy mô phụ thuộc vào hoàn cảnh, tâm linh hay kinh tế của mỗi thanhđồng Nhìn chung nghi lễ hầu đồng phải mang nghĩa chúc Thánh tho vô

cương và câu bình an cho gia đình, xã hội.

33

Trang 38

2.1.2 Chủ thể thực hiện, công tác chuẩn bị và trình tự vẫn hau* Chủ thể thực hiện:

Chủ thé thực hiện ở đây là các đồng nhân của tín ngưỡng thờ Mẫu đãđược trình đồng mở phủ và trải qua 3 năm thử lính, còn đối với người chưađược 3 năm thử lính thì cần có vai trò của người đồng thầy giúp chứng đàn và

dẫn đần cho các con đồng trước khi vào hầu đồng.

* Chuẩn bị vấn hầu

Đề có được một vấn hầu thành công, công tác chuẩn bị có vai trò quan

trọng Công tác chuẩn bị bao gồm:

+ Chọn ngày tốt dé thực hiện van hau: Như đã phân tích ở phantrên cho thấy, hầu đồng cũng phải chọn ngày tốt dé hau, tránh ngày thần

cách, sát sư.

+ Xin cung hầu: băng việc đem trầu cau đến lễ ở nơi mình định hầu,

trình bay, thống nhất công việc với nhà đền Sau đó đem trầu cau đến lễ ở

chốn tô, mời đồng thay, thầy pháp, cung văn, hầu dâng Khi đã mời những

người liên quan thực hiện giá hầu xong thì thông báo ngày, giờ, địa điểm

cho tất cả mọi người liên quan để mọi người sắp xếp công việc dự hầu Theo

quan niệm hầu đồng càng đông người dự càng có lộc.

+ Chuẩn bị sắp khăn áo và các vật cần thiết theo từng giá hầu Thầyđồng sẽ đưa danh sách thứ tự các giá hầu, các đệ tử phụ giúp sẽ chuẩn bị áokhăn, mũ giày, các vật cần thiết đi theo từng giá hầu Một canh hầu đồng

có thé hầu nhiều giá, hầu bao nhiêu giá thì cần chuẩn bị đầy đủ lễ phục vàcác vật dụng đi kèm của đủ các giá đó Trang phục các giá đồng đều có quy

định riêng thể hiện ở đặc trưng mau sắc trang phục, hoa văn và các vật dụng

đi kèm Quan sát của tác giả: giá Đức Thánh Ông Trần Triều trang phục đặctrưng là áo bào đỏ thêu rồng, tay cầm thanh đao, một dải lụa đỏ Giá Đệ nhị

Vương Cô, mặc áo xanh thêu rồng, đội khăn đóng, van khăn xanh phủ lên, có

kiêm cờ giắt sau sông lưng, hai tay cũng câm kiêm và cờ Châu Đệ Nhị

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN