1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động hoằng pháp Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng trong đời sống tinh thần của dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên hiện nay

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN NGỌC LAM(THICH VIEN THANH)

LAM DONG TRONG DOI SONG TINH THAN CUA DANTOC THIEU SO TAI TAY NGUYEN HIEN NAY

LUAN VAN THAC Si TON GIAO HOC

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN NGỌC LAM

(THICH VIEN THANH)

Chuyên ngành: Tôn giáo hoc

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TON GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Anh Tuấn

Hà Nội, 2024

Trang 3

MỤC LỤC

0/9670 |

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VE DIA BAN NGHIÊN CỨU VÀPHẬT GIÁO VIỆT NAM TINH LAM ĐÒNG 5-c5 c: 111.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu - +: 11

1.1.1 Dia kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội - 5 5555522 111.1.2 Khái lược một số dân tộc thiểu số luận văn khảo cứu 19

1.2 Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Dong 27

1.2.1 Tình hình Phật giáo Việt Nam tinh Lâm Đồng 27

1.2.2 Hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng 32

Tiểu kết chương 1 2-2 2 +S+E2EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrrei 35CHUONG 2 THUC TRẠNG HOAT ĐỘNG HOANG PHÁP CUAPHẬT GIAO VIET NAM TỈNH LAM DONG TRONG VUNG DANTOC THIEU SO O TAY NGUYEN (QUA KHAO CUU MOT SO DANTỘC: K?HO, MA, NUNG) uu.c.sccesceccescesscsssesssessesssessesssessesssessesssesseessesseesseens 372.1 Các hình thức va nội dung hoạt động hoang pháp của Phat giáoViệt Nam tỉnh Lâm Đồng 2 - ©£Ek+E+ESEEEEEEEEEEEEerkerkrrree 372.1.1 Các hình thức và nội dung chung trong hoạt động hoằng pháp củaPhật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng 2-2 2 s+£E+£E+Ezzzzzrxee 372.1.2 Các hình thức và nội dung đặc thù trong hoạt động hoăng phápcủa Phật giáo Việt Nam ở tỉnh Lâm Đồng vùng dân tộc thiểu số tại Tây0 0 aaAaAaA 522.2 Hoạt động hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tácđộng đến đời sống tinh thần dân tộc thiểu số vùng Tay Nguyên 62

2.2.1 Tác động đến đời sống đạo đức -+ 2+c2+sz+zs+rxsrxerxerxee 622.2.2 Tác động đến phong tục tập quán ¿2 2 2 s+cs+zxzzxsrsez 65Tiểu kết chương 2 2-52 SsSEEE2 2112111171711 1111k, 71

Trang 4

CHƯƠNG 3 MỘT SÓ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHÀM PHÁT HUYNHỮNG ANH HUONG TÍCH CỰC TRONG HOAT DONG HOANGPHAP CUA PHẬT GIAO TÍNH LAM DONG DEN DOI SONG TINH

THAN DAN TOC THIẾU SO O TÂY NGUYEN HIEN NAY 73

3.1 Một số đánh giá về hoạt động hoang pháp trong vùng dân tộc thiểu

số của Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng - 2-2 se cse=e2 73

3.1.1 Thuận lợi - 22 E2 2+EE£EEE9EE2E1271221171121121121121111 1x6 73

3.1.2 Một số khó khăn -2- ¿2£ ©+£+EE£EE£+EE£EEEEEEtEEEEEErErrrkrrrerree 76

3.2 Một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực

của Phật giáo trong đời sống tỉnh thần dân tộc thiểu số ở TâyN@Uyen WiéN NAY 0777 80

3.2.1 Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lam Đồng 803.2.2 Đối với chính quyền địa phương các cấp ¬ 83

Tiểu kết chương 3 2-2 ©S SE SE 2E2E127127171211211 2111111 E1, 86KET LUẬN ¿2-5252 212k EEEEE 2121121121111 7111212112111 11 1c 88

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -ccc++22222vscced 91

Trang 5

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Việt Nam là đất nước nghìn năm văn hiến với 54 dân tộc anh em, cùngnên văn hóa da dạng, giàu bản sắc, tín ngưỡng phong phú Đặc biệt trong quá

trình hội nhập với thế giới, sự tác động mạnh mẽ của nên kinh tế, chính trị và

tư tưởng, văn hóa các dân tộc có sự biến đổi theo nhiều chiều hướng khác

nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thayđổi về văn hóa, tôn giáo, đạo đức, lối sống trong một bộ phận nhân dân.Trong tình hình ấy, cần phát huy mọi nguồn lực dé xây dựng một lối sống tiễn

bộ, lành mạnh Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng chứa đựng những tư

tưởng nhân văn về đạo đức, vẫn còn nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây

dựng xã hội mới như Đảng ta khẳng định.

Tây Nguyên là vùng đất chiến lược đặc biệt trọng yếu về kinh tế, chính

trị, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của đất nước, sự ổn định vaphát triển bền vững của Tây Nguyên đóng vai trò hết sức quan trọng trong sựphát triển chung của cả nước Tây Nguyên địa bàn hoạt động của nhiều loạihình tôn giáo, điển hình: Công giáo, Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài vớikhoảng gần 35% dân số là tín đồ các tôn giáo So với lịch sử vùng đất này,

Phật giáo là tôn giáo có mặt khá sớm ở Tây Nguyên Ở Kon Tum, Phật giáođã có mặt vào đầu những năm 1930 của thé ki 20 Cho đến nay, Phật giáo

cũng đã chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tông số các tôn giáo ở Tây Nguyên, và

là 1 trong 3 tôn giáo chính ở Tây Nguyên cùng với Công giáo và Tin lành.

Tuy nhiên, trước đây, khác hoàn toàn với Tin lành và Công giáo, tín đồ

Phật giáo đa số là người Kinh, tỷ lệ người dân tộc thiêu số theo Phật giáo rấtít Trong thời gian gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất chú trọng đến

việc hoăng pháp ở vùng sâu, vùng xa, hoăng pháp đôi với đông bào dân tộc

Trang 6

thiểu số, trong đó có Tây Nguyên Những nỗ lực của Giáo hội Phật giáo ViệtNam thời gian qua đã làm thay đổi diện mạo Phật giáo ở Tây Nguyên, tácđộng mạnh mẽ đến đời sống tinh than của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây

Nguyên Qua thực tiễn hoạt động cho thấy Giáo hội Phật giáo Việt Nam ởkhu vực Tây Nguyên đã góp phần động viên Phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”,thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các phong trào thi

đua yêu nước, cuộc vận động ở địa phương, cơ sở Tiêu biểu như: Xây dựngđời sống văn hóa ở khu dân cư, tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo,đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, chăm sóc sức khỏe Nhân dân,phòng chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ người nhiễm HIV, phòng chống ô nhiễm

môi trường và biến đổi khí hậu Các chức sắc, tăng ni, phật tử cũng nêu caotinh thần cảnh giác và đấu tranh ngăn chặn hoạt động của các phan tử lợidụng tôn giáo, dân chủ, nhân quyên chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, góp

phần giữ vững an ninh chính tri, trật tự, an toàn xã hội trên địa ban.

Chính vì lẽ đó, đây mạnh hoăng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Namtại vùng đồng bào dân tộc thiểu Tây Nguyên hiện nay là yêu cần thiết khôngchỉ riêng đối với giới Phật giáo, nhằm 6n định đời sống tinh thần của ngời dânnơi đây, thỏa mãn niềm tin vào Phật giáo, mong muốn một cuộc sống yênbình, sự 6n định xã hội, thong nhất va toàn ven đất nước.

Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động hoằng pháp

Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng trong đời sống tỉnh thần của dân tộc

thiểu số tại Tây Nguyên hiện nay làm đề tài nghiên cứu của luận văn Thạc sĩTôn giáo học Hy vọng những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào làm sáng

tỏ những vấn đề lý luận về hoằng pháp của Phật giáo và thực tiễn Phật giáo ở

Tây Nguyên.

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu

Trước hết, trên lĩnh vực ảnh hưởng của Phật giáo nói chung trong cuộc

sống người dân Việt Nam đã dành được nhiều sự quan tâm của các nhà

nghiên cứu, có thể ké đến một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Tác giả Nguyễn Tài Thư cùng cộng sự với tác phâm Anh hưởng của

các hệ tư tưởng và tôn giáo doi với con người Việt Nam hiện nay” (NxbChính tri quốc gia Hà Nội, 1997) đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một

số lĩnh vực như: đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con

người Việt Nam hiện nay.

Tác giả Nguyễn Đăng Duy với nghiên cứu “Phát giáo và văn hóa Việt

Nam” (Ñxb Hà Nội, 1999) đã tìm hiểu vai trò của Phật giáo trong đời sống

chính trỊ, văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam.

Giáo sư Trần Văn Giàu dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứusự ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam Tiêu biểucó các tác phâm như: “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện dai” (Nxb TP Hồ

Chí Minh, 1993) và “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIXđến cách mạng tháng Tám” (3 tập) (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997,

1998) đã đề cập đến những giá trị đạo đức Phật giáo, những đóng góp của

Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Tác phẩm “Phát giáo nhập thé và phát triển” của Học viện Phật giáoViệt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nxb Tôn giáo, 2008) đã tập hợp cácbài viết của các nhà khoa học, các tri thức Phật giáo viết về vai trò Phật giáotrong các lĩnh vực của đời song xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáotrong thời kỳ hội nhập và phát triển, Phật giáo với chính trị, xã hội; Phật giáo

với sự phát triển bền vững của đất nước, Phật giáo với xã hội dân sự, Phậtgiáo với sự nghiệp độc lập, Phật giáo với đời sống tâm linh

Trang 8

Thích Thanh Từ nghiên cứu về “Phái giáo với dân tộc” (Thành HộiPhật giáo TP Hồ Chí Minh, 1995) đã bàn về những nét chính trong luân lýPhật giáo, những giới luật của phật tử tại gia và phật tử xuất gia, về đóng góp

của Phật giáo cho lịch sử dân tộc trên các phương diện chính tri, tư tưởng, van

nghệ, về các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt Nam hiện dai.

Ngoài ra, một số tác giả còn lựa chọn đề tài Phật giáo dé làm đề tài

nghiên cứu khoa học như: Luận án Tiến sĩ Triết học của Lê Hữu Tuấn với đềtài: “Anh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống vănhóa tinh than của dân tộc Việt Nam” (Hà Nội, 1999); “Anh hưởng của nhânsinh quan Phật giáo trong đời sống tỉnh thân của con người Việt Nam và sự

biến đổi của nó trong quá trình doi mới hiện nay” của Mai Thị Dung, luận ánTiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003

Điểm chung của các công trình nghiên cứu trên là đã tiếp cận Phậtgiáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau.

Đồng thời, khẳng định Phật giáo có giá trị và ảnh hưởng sâu sắc trong đờisống xã hội Việt Nam Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo kết hợp với vănhóa truyền thống tạo nên sự đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần con

người Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo các dân tộc tại Tây

Nguyên cũng có nhiều tác phẩm nghiên cứu sâu sắc, có ý nghĩa to lớn Tácphẩm “Văn hóa các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên: Truyền thống,biến đổi và các vấn đề đặt ra” của nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Vănhóa (Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm, Hoàng Cam, Phạm QuỳnhPhương ) Bằng những phương pháp nghiên cứu mang tính hệ thống, cập

nhật và đưa ra những luận cứ khoa học có độ tin cậy cao, nhóm tác giả tìm

hiểu, phân tích, đánh giá quá trình biến đổi văn hóa của các tộc người thiêu số

tại chỗ Tây Nguyên, cũng như chỉ ra các hệ quả của sự biến đôi đó đối với đời

Trang 9

sống kinh tế, văn hóa và xã hội của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây

Nguyên hiện nay Trên cơ sở đó, xem xét và đánh giá vai trò của văn hóa

trong phát triển bền vững Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại

hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, qua đó cung cấp những luận cứ khoa học và

những đề xuất, giải pháp thực tế và khả thi cho sự phát triển bền vững của

Tây Nguyên.

Công trình nghiên cứu “Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây

Nguyên”, Nxb.Khoa học xã hội năm 2006 đã nhấn mạnh Tây Nguyên là một

trong những vùng văn hóa lớn của nước ta với những giá trị văn hóa bản địa

độc đáo, đa dạng và phong phú Nhiều di sản văn hóa vật thé và phi vật thé cógiá trị lịch sử, thâm mỹ đặc sắc vẫn được lưu giữ qua nhiều thế hệ Các tộc

người ở đây đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa vật chat và tinh than củavăn hóa Tây Nguyên Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthong của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sẽ góp phần làm cho nền vănhóa đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng phong phú, củng cố sự thống

nhất, đoàn kết giữa các dân tộc và tạo nên sức mạnh nội sinh to lớn, góp phầnphát triển bền vững đất nước.

Hay các công trình như: Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn

làng các dân tộc Tây Nguyên của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn,

(Nxb Khoa hoc xã hội, 2002) Tác gia Trương Minh Dục, Xây dung và củng

cô khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb.Chinh trị Quốc gia, Hà Nội,2008 Tác giả Phạm Hữu Dat với tác phẩm May van dé lý luận cấp bách liênquan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Riêng vấn đề Phật giáo trong đời sống dân tộc thiểu số Tây Nguyên

hiện nay được nhiều nhà báo, nhà giáo dục và các cơ quan chính trị quan tâm,có nhiều bai báo, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến van dé này Tuy

nhiên, các bài báo, nghiên cứu, báo cáo chỉ nêu ra một vài khía cạnh cơ bản

Trang 10

về vấn đề này chứ chưa có công trình nghiên cứu đi sâu Ví dụ Hoàng ThịLan với công trình “Tôn giáo trong đời sống văn hóa, xã hội đồng bào dân tộc

thiểu số ở khu vực Tây Nguyên hiện nay” trên báo Lý luận chính trị điện tử.Theo tác giả bài viết, những thập niên gan đây, tôn giáo du nhập va phát triểnmạnh trong các cộng đồng dân tộc thiêu số (DTTS) ở Tây Nguyên Các giá tri

văn hóa, đạo đức, nhân văn tôn giáo có những tác động tích cực, làm phong

phú đời sống văn hóa ở Tây Nguyên Các tôn giáo hội nhập văn hóa dân tộc,

tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội (giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo),khôi phục không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết củađồng bào DTTS ở Tây Nguyên Bên cạnh những tác động tích cực, cũng cónhững tác động làm biến đổi các mối quan hệ và thiết chế xã hội truyền

thống, bị các thế lực thù địch lợi dụng gây biến động phức tạp về chính trị, xã

hội Tác phẩm Những vấn đề mới trong tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng dân tộc

thiểu số nước ta hiện nay, thực hiện tại Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng cácnăm 2018-2020 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

PGS.TS Nguyễn Văn Minh với bài viết “Các hiện tượng tôn giáo mớiở vùng dân tộc thiêu số Tây Nguyên hiện nay” Tác giả tập trung phân tíchmột số đặc điểm và ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ôn

định chính trị và trật tự xã hội của các hiện tượng tôn giáo mới ở vùng dân

tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay Đây là địa bàn có nhiều hiện tượng tôngiáo mới nhất của nước ta, đặc biệt là những tô chức xuất hiện và phát triểntrong các dân tộc thiểu số tại chỗ, một số tô chức có những đặc điểm riêng,

phạm vi hoạt động tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng khá sâu sắc, nhưngvẫn còn ít được nghiên cứu.

PGS.TS Chu Văn Tuấn với công trình nghiên cứu “Tôn giáo, tín

ngưỡng ở khu vực Tây Nguyên hiện nay” Theo tác giả, cùng với sự đa dạngvê văn hoá, tộc người, khu vực Tây Nguyên cũng khá đa dang với các loại

Trang 11

hình tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống gắn với tộc người Hiện nay, ở TâyNguyên có 4 tôn giáo gồm: Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Cao Đài Ngoài

ra, Tây Nguyên còn có các tín ngưỡng truyền thống của các tộc người cùng

nhiều hiện tượng tôn giáo mới Phật giáo ở Tây Nguyên phát triển chủ yếu

trong cộng đồng dân tộc Kinh, chưa có nhiều tín đồ Phật giáo là người dân tộcthiểu số Sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự hội nhập của đất nước trong bốicảnh toàn cầu hoá và những yếu tô khác như rừng bi phá huỷ, việc xuất hiện

các tôn giáo mới, v.v đã khiến cho các tín ngưỡng, phong tục truyền thốngdần dần bị mai một Không ít những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh do sựbiến đổi nhanh chóng của Tây Nguyên thời gian qua, đặc biệt, sự lợi dụng tínngưỡng, tôn giáo của các thé lực thù địch đã khiến cho Tây Nguyên có nhữngthời điểm trở thành điểm nóng về tôn giáo.

Viết về vấn đề hoằng pháp của Phật giáo, hoằng pháp vùng sâu vùngxa, vùng dân tộc thiểu số, tác giả Thích Gia Quang có bài viết “Khơi nguồnPhật pháp nơi vùng sâu vùng xa vấn đề đặt ra cho tô chức Phật giáo ở miền

núi phía Bắc” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, bài viết đã phân tích sựcần thiết của việc truyền bá Phật pháp ở vùng sâu vùng xa nói chung, miềnnúi phía Bắc nói riêng, trong đó nhắn mạnh đến nhu cầu đời sống tâm linh củađồng bảo nơi đây, đời sống tâm linh của đồng bào vẫn còn nhiều vấn đề tạo ra

khoảng trống cho một số tôn giáo, nhất là các tôn giáo có gốc nước ngoàitruyền bá mạnh mẽ, thu hút một số lượng đáng kể người tin theo, gây xáo trộnnhiều mặt của đời sống xã hội trên địa bàn Bài viết cũng phân tích những

khó khăn với van đề hoằng pháp ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiêu số.

Tác giả khăng định: Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau khi được thành lập năm

1981 đã sớm xác định trách nhiệm trong việc hoằng pháp đối với vùng sâu,

vùng xa, vùng biên giới và hải đảo, trong đó có địa bàn Tây Nguyên.“Chương trình hoạt động Phat sự Nhiệm kỳ IV (1997 - 2002) của Giáo hội

Trang 12

Phật giáo Việt Nam đã chú ý đến việc lập kế hoạch phân bố giảng sư đến cácvùng sâu, vùng xa dé thuyết giảng giáo lý và hướng dẫn việc tu học cho các

Phật tử địa phương Cho đến hết nhiệm kỳ này, Giáo hội đã thành lập ĐoànGiảng sư thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương và các tỉnh thành; tô chức nhiều

đợt đi thăm và giảng pháp tại các vùng sâu, vùng xa” (Xem Thích Gia Quang,

2014, tr.68) Tiép tục nhiệm vu đó, Chương trình hoạt động Phat sự Nhiệm kyVI (2007 - 2012) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn chú ý “phát triển văn

hóa Phật giáo đến các vùng sâu, vùng xa, thành lập các lớp xóa mù chữ vànâng cao các phòng đọc sách bảo, ấn hành các tài liệu giáo lý, kinh tụng bằngtiếng dân tộc Nỗ lực xây dựng mô hình tự viện tại những vùng kinh tế mới,tái định cư, xây dựng mô hình tự viện văn minh tiên tiến phù hợp với truyền

thống văn hóa Phật giáo và xu hướng phát triển của thời đại (Thích Gia

Trang 13

đồng bào dân tộc thiểu số của Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, chỉ ra một

số ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo qua các phương diện của hoạt động

hoằng pháp đến đời sống tinh thần của dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiệnnay và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạnchế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống tinh thần của của dân tộc

thiểu số.

- Nhiém vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:

+ Thứ nhất, khái quát chung về Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng vàkhái quát chung về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó

lựa chọn 3 đồng bào là đối tượng nghiên cứu.

+ Thứ hai, phân tích thực trạng và làm rõ một số ảnh hưởng chủ yếucủa Phật giáo qua các hoạt động hoăng pháp đến đời sống của một số đồngbào dân tộc thiêu số ở Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung.

+ Thứ ba, đánh giá về hoạt động hoằng pháp trong vùng đồng bào dân

tộc thiểu số va đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cựcvà hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống tinh thần của ngườidân tộc thiểu số ở Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động hoằng pháp của Phật giáo trong

đời sống tinh thần của người dân tộc thiêu số, cụ thé là 03 dân tộc: K’ho, dan

tộc Mạ và dân tộc Nùng

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Đối tượng: Tây Nguyên là vùng đất có đông đảo đồng bào dân tộc

thiểu số sinh sống, chỉ riêng tỉnh Lâm Đồng đã có đến 43 dân tộc Trongnghiên cứu này, tác giả lựa chọn 03 dân tộc thiêu số có số lượng đông nhất tạitỉnh Lâm Đồng dé nghiên cứu do là dân tộc K’ho, dân tộc Ma và dan tộc Ning.

Trang 14

+ Không gian: Nghiên cứu tác động hoằng pháp của Phật giáo đối vớiđồng bào dân tộc thiểu số ở trong phạm vi tinh Lâm Đồng.

+ Thời gian: Từ năm 2002 đến nay: Năm 2002, Đại hội GHPGVNnhiệm kỳ V trong đó nhắn mạnh đến chiến lược phát trién văn hóa Phật giáo ở

các vùng sâu, vùng xa.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ

nghĩa Mác, Lê nin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm Dang Cộng sản ViệtNam và chính sách của Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo.

- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên

cứu của tôn giáo học và liên ngành như: Nhân học, Triết học : Phân tích —tổng hợp, quy nạp — diễn dịch, so sánh, khái quát hóa, quan sát tham dự

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến

tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong đời sống tinh thần của con

- Luận văn có thé sử dung làm tai liệu tham khảo trong việc giảng dạy,nghiên cứu về vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.

- Những khuyến nghị đưa ra có thể ứng dụng trong thực tiễn.

7 Kết cầu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn cókết cau nội dung gồm 3 chương, 6 tiết.

10

Trang 15

CHUONG 1.

KHAI QUAT CHUNG VE DIA BAN NGHIEN CUU VAPHẬT GIÁO VIET NAM TÍNH LAM DONG

1.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu

1.1.1 Địa kinh té, văn hóa, chính trị xã hộiMột số khái niêm liên quan đến để tài:

Hoằng pháp: Hoằng pháp là một nhiệm vụ trọng yếu của những thé hệ

đệ tử của Đức Phật, nhằm đưa giáo ly của Đức Phật đến với quan chúng, ởcác vùng đất khác nhau, nối nghiệp Đức Phật làm cho Phật giáo đi vào đờisống, phục vụ chúng sinh Đức Phật sau khi thành đạo, thành lập Tăng đoàncũng không ngoài mục đích hoằng pháp Đức Phật từng căn đặn các đệ tử củamình: Hãy ra đi, các Tỳ Kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người Vì lòng từ

bi hãy dem lại sự tốt đẹp lợi ích và hạnh phúc cho chư Tiên và nhân loại Mỗingười hãy đi một ngả Này hỡi các Tỳ Kheo, hãy hoằng dương giáo pháp,

toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo cả

hai, nghĩa lý và văn tự.

Về khái niệm hoăng pháp, trong một bài viết của mình, tác giả Lâm

Văn Liêm có phân tích: “Hoang pháp là truyền bá đạo pháp, là một ngành tốiquan trọng trong Phật giáo Phật giáo thịnh hay suy đều do Hoằng pháp Đạo

Phật sáng tỏ hay lu mờ cũng do Hoằng pháp Tín đồ hiểu được đạo lý sâu haycạn cũng do Hoằng pháp Hoang pháp là hình thức thuyết giảng chính pháp(dhammam desetha), mang lời Phật dạy truyền bá đến mọi chúng sinh” (Lâm

Van Liêm, 2018, tr.5).

Tác giả Thích Thiện Bảo trong bài viết “Hoằng pháp đem giáo lý Đức

Phật vào cuộc đời” phân tích khái niệm hoăng pháp: Hoằng pháp nghĩa là mở

rộng ra làm cho giáo Pháp của Phật được lan toả khắp nơi hay nói cách

11

Trang 16

khác đem giáo lý của Đức Phật đến với mọi người muốn tìm hiểu và ứngdụng lời Phật dạy dé có một đời sống an lạc giải thoát giác ngộ.

Trong nghiên cứu luận văn, tác giả hiểu hoằng pháp là hoạt động nhằm

truyền bá giáo pháp của Phật giáo, đưa giáo lý của Phật giáo vào đời sống xã

hội dé phục vụ cho con người hướng đến mục đích giải thoát của Phật giáo.

Đời sống tinh than: Luận văn nghiên cứu hoạt động hoằng pháp của

Phật giáo trong mối liên hệ tác động đến đời sống tinh thần của dân tộc thiểusố tại Tây Nguyên, chính vì vậy, luận văn đề cập đến khái niệm đời sốngtinh than.

Đời sống tinh than là khái niệm rộng, thường được nhac đến trong mốitương quan với khái niệm đời sống vật chat, trong cuộc sông chúng ta van

thường hiểu đời sống xã hội được chia làm hai lĩnh vực: đời sống vật chất vàđời sống tinh thần Khi phân tích tong quan về khái niệm đời sống tinh than,tác giả Cao Xuân Sáng và Bùi Văn Hà phân tích: “Đời sống tinh thần” đượcđưa ra nghiên cứu với tư cách là phạm trù triết học từ đầu những năm 60 thế

kỷ XX ở Liên Xô (cũ), và đến nay được dùng tương đối phổ biến trong triếthọc, văn hóa học Nhưng việc xác định nội dung của nó còn có những ý kiếnkhác nhau dưới góc độ triết học, chăng hạn như: Thứ nhất, loại quan điểm chorang đời sống tinh thần gồm tat cả những hiện tượng tinh than, quá trình tinh

thần, ké cả cơ chế tác động của một số phương tiện vật chất thuộc về văn hóatinh thần (phát thanh, truyền hình, thư viện, triển lãm nghệ thuật ); thứ hai,

loại quan điểm cho răng phạm trù đời sống tinh thần có quan hệ mật thiết vớiphạm trù ý thức xã hội, khi đời sông tỉnh thần biểu hiện là một hệ thống hoạt

động, nghĩa là có sự tác động giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân, ở đó có

dau tranh tư tưởng của các tập đoàn xã hội, giai cấp khác nhau Nó là sự traođổi quan điểm, tư tưởng, lý luận, sự hình thành, phát trién ảnh hưởng của

chúng trong ý thức của quần chúng nhân dân; thứ ba, loại quan điểm cho rằng

12

Trang 17

đời sống tinh thần không phải là tập hợp đơn giản những tư tưởng xã hội, mànó còn là sự thống nhất đặc biệt của ý thức xã hội với các cơ quan, tô chức về

văn hóa, tư tưởng, khoa học, nghệ thuật nói chung; thứ tư, loại quan điểm chorằng đời sống tinh thần là toàn bộ những hiện tượng, những quá trình tinh

thần có liên hệ với những tổ chức, cơ quan về văn hóa, tư tưởng, giáo dục,khoa học, hay là hoạt động tinh thần - văn hóa của các cơ quan, tô chức đó”

(Cao Xuân Sáng, Bùi Văn Hà, 2016, tr 126).

Thừa hưởng thành tựu những công trình nghiên cứu đi trước, trong

nghiên cứu này, tác giả luận văn đưa ra khái niệm đời sống tinh thần làtoàn bộ những biểu hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm, tâm lý của conngười Trong nghiên cứu này, tác giả triển khai nội dung nghiên cứu đời

sống tinh thần của người dân tộc thiểu số dưới hai góc độ: đời sống đạo

2019, toàn quốc có 82.085.729 người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% va14.123.255 người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước Nhưvậy, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là 53 dân tộc trong thành phần dântộc Việt Nam, trừ dân tộc Kinh là dân tộc đa số.

Tây Nguyên: Tây Nguyên (còn được gọi là vùng Cao nguyên Nam

Trung Bộ, Tây Nguyên - Miền Trung) là khu vực với địa hình caonguyên các tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam gồm có:

tỉnh Kon Tum, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Lâm Đồng.

13

Trang 18

Tây Nguyên là vùng thuộc Miền Trung của Việt Nam Tây Nguyên là khuvực có diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả

nước, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi,

Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp

các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với Lào, Campuchia.

Tây Nguyên là vùng đất đa dạng về thành phần dân tộc sinh sống, với

49 dân tộc cùng chung song, gom 12 dan tộc ban dia và 37 dân tộc nhập cư từ

nơi khác đến Da thành phần dân tộc tạo cho nơi đây đặc điểm rất đa dạng vềngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán và sự phát triển không đều nhau về kinh

tế - xã hội Tây Nguyên là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo đãđược công nhận về mặt tô chức tôn giáo, trong đó chủ yêu là Công giáo, Phật

giáo, Tin Lành và Cao Đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ (chiếm 34,7% dân

số), gần 3.500 nhà tu hành, khoảng 840 cơ sở thờ tự.

Sự biến đổi kinh tế - xã hội đã đưa đến những thay đổi đáng ké tớinghi thức văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số như K’ho, Mạ Cácchương trình lớn diễn ra trên địa bàn Tây Nguyên như di dân xây dựng vùng

kinh tế mới, tái định canh định cư; giao đất giao rừng ảnh hưởng trực tiếpvà gián tiếp tới sự biến đổi các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyênnói chung, Lâm Đồng nói riêng Nền tảng xã hội phù hợp cho sự vận hành

nên văn hóa truyền thống của các tộc người Tây Nguyên trong xã hội đương

đại đã không còn Luật tục của các cộng đồng dân tộc thiểu số đang có

những biến đổi theo hướng thích nghỉ với luật pháp Hau hết các điều khoảnluật tục không còn hiệu lực thực tế là những điều khoản vốn được xem là lạc

hậu, mâu thuẫn với luật pháp.

Tại Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng hiện nay đã và đangdiễn ra hai quá trình đồng hóa tự nhiên (quá trình tiếp xúc, giao lưu ảnh

hưởng văn hóa tự nhiên giữa các tộc người): 1 là quá trình đồng hóa tự nhiên

14

Trang 19

giữa văn hóa người Kinh và các tộc người bản địa, 2 là quá trình đồng hóa tựnhiên giữa những người bản địa (giữa các dân tộc thiểu số).

Dấu vết của tín ngưỡng dân gian đa thần vẫn còn lưu giữ đậm nét

trong đời sống tâm linh, tôn giáo các dân tộc Ngoài các tôn giáo có tổ chức

nêu trên, đồng bào Tây Nguyên vẫn duy trì những nghi lễ mang màu sắc tôngiáo liên quan đến phong tục, tập quán truyền thống của họ, mà chúng ta gọi

là tín ngưỡng dân gian hay hình thái tôn giáo nguyên thuỷ (sơ khai) Trong

hệ thống tín ngưỡng dân gian của hầu hết các tộc người ở Tây Nguyên, tínngưỡng về Linh hồn là loại hình tín ngưỡng được bảo lưu một cách rõ nétnhất, nồi trội nhất, dan xen, pha trộn với các tín ngưỡng Vật linh, Ma thuật,

trở thành thứ tôn giáo cơ bản của người Tây Nguyên Thông qua các nghi lễ

tôn giáo của các tộc người ở Tây Nguyên, có thé dé thấy rang, đặc trưng tâmthức tôn giáo của họ mang nặng tính huyền ảo, và lối tham chiếu nhân tínhtrong quan hệ người - vật (người Tây Nguyên quan niệm, mọi vật đều có

linh hồn như con người), nên họ đã thờ rất nhiều loại thần linh Chính vìvậy, đối tượng thờ cúng trong các loại hình tín ngưỡng dân gian của TâyNguyên là đa thần.

Các nghi lễ, phong tục của người Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồngnói riêng hình thành trên nền tảng của đời sống kinh tế nông nghiệp Do đó,những lễ nghỉ tôn giáo điển hình va gắn bó nhất của người dân số đều liên

quan đến đời sông sản xuất nông nghiệp, như lễ cúng hồn lúa, lễ cơm mới, lễ

mẹ lúa Tiếp đến là những lễ nghi liên quan đến vòng đời của một con

người, như lễ cầu sinh đẻ và nuôi con, lễ đặt tên, lễ xả xui, lễ cầu sức khoẻ, lễtrưởng thành, lễ cưới hỏi, lễ cầu an, lễ mừng thọ, lễ tang ma, lễ bỏ mả Mặc

dù các nghi lễ tôn giáo kể trên được tô chức trong phạm vi không gian nhỏ

hẹp là một làng (bôn), nhưng mỗi một tộc người lại có những nghi lễ, cách

thức tô chức riêng biệt, khác nhau; đối tượng thờ cúng hay chủ thê của nghi lễ

15

Trang 20

có thé chỉ là một cá nhân cụ thé nao đó (như lễ đặt tên, lễ bỏ ma); người thamdự nghi lễ cũng có thể giới hạn và có điều kiện nhất định Song, những

nghi lễ tôn giáo của các tộc người thiểu số ở Lâm Đồng, Tây nguyên vẫn chứađựng tinh thần cộng đồng sâu sắc, vì trong khi thực hiện các nghi lễ đó, mỗi

người đều thể hiện trách nhiệm, sự gan bó va ý thức về tính tộc người của họđối với cộng đồng, và cũng tự khẳng định sự hiện diện, vị thế, uy quyền của

mình trong cộng đồng.

Đặc điểm tính cách dễ thấy của các đồng bào dân tộc thiểu số là sự chấtphác, lòng tin chủ yếu dựa vào việc làm và kết quả đạt được cụ thể, vì thế dễdẫn đến sự nhẹ dạ, cả tin Đời sống của người dân tộc thiểu số cũng còn nhiều

khó khăn.

Hiện tại, ở Tây Nguyên có 4 tôn giáo chính là: Phật giáo, Cao Đài,

Công giáo, Tin Lành Thời kỳ đầu, các tôn giáo nhất thần không dễ dàng du

nhập vào đây Nhưng các tôn giáo đều đã tìm được con đường truyền đạo,theo thời gian các tôn giáo đều bám trụ lại và có số lượng tín đồ nhất định.

Công giáo hiện có 391.385 tín đồ là người dân tộc Ba Na, Gia Rai, Xo Dang,Mnông, Cơ Ho, Ma, Chu Ru Tin lành có 563.556 tín đồ ở các dân tộc,

Mnông, Gia Rai, Cho Ro, Ba Na, Chu Ru, Gie Triêng Phật giáo có 14.716 tín

đồ trong các dân tộc Gia Rai, Ba Na, Xo Đăng, Mnông, Cho Ro, Ma, Cơ Ho.

Đạo Cao Đài có khoảng 100 tín đồ người dân tộc thiểu số Ngoài ra, còn có sựxuất hiện của nhiều hiện tượng tôn giáo mới như: Hà Mon, Po khắp Brau,

Ami Sara, Canh tan Đặc sung, Cây Thập giá Chúa Jésu Krist, Giáo hội Tin

lành Dang Christ Viét Nam, (Xem Hoang Thi Lan, 2021).

Khi hòa nhập vào hệ thống tin điều của Công giáo,Tin Lành va Phat

giáo, Cao Đài, các tín đồ người, K’ho, Mạ không còn tôn thờ bắt cứ vị thầnbản địa nào, ngoại trừ Aê Du, Aê Diê Điểm sáng truyền thống trong đời sốngtâm linh của họ chỉ còn lại hình ảnh vị thần thiện - Du, Diê - toàn năng, luôn

16

Trang 21

luôn có những hành động vì cuộc sống tốt đẹp của con người Đó là lý do

người K’ho, Mạ theo Công giáo, Tin Lành va Phật giáo, Cao Đài giữ lại hình

ảnh các vị thần này trong cơ sở thờ tự tôn giáo của mình.

Phật giáo du nhập vào Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng khá

muộn mãi đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Phật giáo theo bước chânngười Kinh lên Tây Nguyên lập nghiệp Từ đầu thế kỷ XX, theo bước chân

của lưu dan, chư Tăng ni từ miền xuôi cũng bắt đầu lên Lâm Đồng hành đạo,

hỗ trợ đời sống tinh than, tín ngưỡng Phật giáo được truyền vào, theo haihướng: từ Lâm Đồng qua; từ Bình Định lên Gia Lai, Kon Tum Hiện nay,toàn vùng có 762.098 Phật tử, với trên 2.000 ngôi chùa, thiền viện, 8 cơ Sởđào tạo, 6.348 chức sắc, 126 Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, huyện, Thành phó Số

lượng Phật tử các tỉnh như sau: Đắc Nông 26.429; Lam Đồng 447.490 Da số

chức sắc, Phật tử sông gan bó với dân tộc, hòa vào cuộc sống cộng đồng,

đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi áchngoại xâm Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới

do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Phật tử đã nhiệt tình hưởng ứng và tích cực

tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinhtế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương (Xem Thích Đồng Bồn,2018, tr.143) Theo số liệu theo đõi của Ban Tôn giáo Chính phủ, số lượng

tăng ni Phật giáo hoạt động ở khu vực Tây Nguyên nói chung và vùng Dân

tộc thiểu số nói riêng cũng khá biến động và theo chiều hướng gia tăng Năm2000 chi có 166 tăng, ni; năm 2005 có 343 tăng, ni, đến hết năm 2013 theothống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ và các tỉnh Tây Nguyên cho thấy: TạiKon Tum có khoảng gần 30 nghìn tín đồ, trong đó có gần 1.700 tín đồ người

Dân tộc thiểu số; 34 chức sắc, nhà tu hành, 24 chức việc, 25 cơ sở tôn giáo.Tại Gia Lai: có gần 99.000 tín đồ, trên 400 chức sắc, nhà tu hành, 83 cơ sở

17

Trang 22

tôn giáo Tại Lâm Đồng có trên 315.000 tin dé, trong đó có trên 7000 tín đỗngười Dân tộc thiểu số, gần 2000 tăng ni, 354 cơ sở tôn giáo.

Khi tôn giáo phát triển trong các cộng đồng dân tộc, những giá trị,chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo, những điều khuyên răn trong cáchứng xử của con người với dang siêu nhiên, với tự nhiên, giữa con người với

con người, và con người với chính bản thân mình trong giáo thuyết của các

tôn giáo vừa có những nét tương đồng, vừa có những điểm khác biệt, mới

mẻ so với hệ giá trị tín ngưỡng truyền thống, tạo nên sức hút, góp phầnthay đổi một số quan niệm, chuẩn mực đạo đức và lối sống của đồng bào.Đồng bào theo các tôn giáo tự giác tuân thủ những lời ran dạy, tích cực tu

dưỡng đạo đức, sống hướng thiện, yêu thương gia đình, yêu thương đồng

loại, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như Công giáo, Tin lành, Phat

giáo, Cao Đài và một số hiện tượng tôn giáo mới.

Cùng với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhiều phong tục,

tập quán, nghi lễ tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc ở nơi đây đã cónhiều biến đổi Sự mai một và suy giảm vai trò của hệ thống tín ngưỡng đa

thần truyền thống khiến một bộ phận đồng bào ở nơi đây thiếu vắng điềm tựatâm linh, đây là một trong những lý do đồng bào tìm đến với các tôn giáo.

Phật giáo có những lợi thế biết kết hợp hài hoà những nghỉ lễ cầu an ,

cầu siêu ma chay, cưới xin của phật giáo cùng với nghi lễ của họ giảm dannhững tập tục mê tín Hoạt động của Phật giáo Lâm Đồng nói riêng, TâyNguyên nói chung hướng vào việc truyền giáo cho người dân tộc, đây mạnhxây dựng cơ sở vật chất, và các hoạt động Phật sự, hoạt động từ thiện, cầusiêu gây ảnh hưởng cuốn hút tín đồ trong khu vực Phát huy hơn nữa truyền

thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kếtcác dân tộc Hướng dẫn các dân tộc thiêu số hiểu sâu rộng về lịch sử, văn hoá,đạo đức, góp phần xây dựng kinh tế gia đình và phát triển đất nước Hoàn

18

Trang 23

thành tốt phật sự ích đạo đẹp đời, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam thân yêu.

1.1.2 Khái lược một số dân tộc thiểu số luận văn khảo cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã lựa chon 03 dân tộc thiêu số có

dân số đông nhất tại tỉnh Lâm Đồng là đối tượng nghiên cứu, chính vì vậy,

trong phần này, tác giả khái quát về đời sống tinh thần của 03 dân tộc, đó là

dân tộc K’ho, dân tộc Ma và dân tộc Ning tại Lâm Đồng.

+ Dân tộc K’ho

Theo Tổng diều tra dân số vào tháng 4-2019, tại Lâm Đồng người K’hokhoản 175.531 người Họ sống tập trung ở các huyện như Lạc Dương (17.419

người), Don Dương (13.770 người), Đức Trọng (12.346 người), Lâm Ha

(18.272 người), Bao Lâm (7.407 người), nhưng đông nhất là ở Di Linh

(38.715 ngườ!) (https://lamdong.gov.vn).

Nguồn gốc danh xưng K’ho bắt nguồn từ cách gọi của người Chăm dé

chỉ những tộc người thuộc ngữ hệ Môn-Khmer sống gần và không cùng ngôn

ngữ với họ Những tộc người đó không chỉ là người Xrê, người Chil, ngườiLach, người Nộp (hiện nay được gộp chung vào tộc người Kho) ma cả

người Mạ, người Mnông, người Xtiêng cũng có thê được người Chăm gọi là

Trong truyền thống, làng K’ho vốn là những công xã thị tộc mẫu hệ,

con cái sinh ra mang họ me Làng Kho trước đây với quy mô thường là nhỏ

bé, trên dưới 100 người, cư trú trong 5-10 nóc nhà dài Về sau, do tác động

của chiến tranh và các yếu tô kinh tế, xã hội từ bên ngoài vào, nhiều làng mớihọp lại thành một làng, một làng mới bao gồm nhiều họ và quy mô làng mớilớn dần lên Làng K’ho ngày nay là các dòng họ (cóp chui) Mỗi dòng họ laibao gồm các hộ gia đình (hiu, nao) Cai quản dòng họ là trưởng họ, thường là

19

Trang 24

chồng người phụ nữ cao tuổi có uy tín trong họ (p6 árp chưi ở các nhóm Xtê,

Nop, Cờ Don hay quăng dcri pơ chang ở các nhóm Chil, Lach).

Luật tục K”ho thuộc loại luật tục truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Tuy chưa được ghi chép thành văn tự nhưng được tất cả các thành viên trongcộng đồng ghi nhớ và tuân thủ Nội dung của luật tục bao gồm rất nhiều điềucụ thể, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ

giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên, trong đó, đặc

biệt nhằm duy trì phong tục tập quán liên quan đến hôn nhân gia đình, đến giữ

gìn trật tự xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nơi cư trú.

Ngày nay, do ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế xã hội mới, gia đìnhtruyền thống của người K’ho đã có nhiều biến đổi Xu hướng chung là giađình lớn hầu như mắt đi, nhường chỗ cho quá trình hình thành và chiếm ưu

thế của gia đình nhỏ Do chính sách đất đai và do nhu cầu đất sản xuất, kháphổ biến tình trạng vợ chồng mới cưới ở với bố mẹ vợ 1-2 năm rồi xin tách ra

lập hộ mới Loại hình gia đình nhỏ 2-4 người ngày càng chiếm tỷ trọng lớn,làm cho quy mô bình quân cùa gia đình ngày càng thấp đi Do đàn ông có vaitrò ngày càng lớn hơn trong đời sống kinh tế và xã hội, địa vị của họ trong giađình được nâng iên nhiều so với trước kia.

Ảnh hưởng của gia đình người Kinh bắt đầu rõ nét ở các buôn làng

quanh thị xã, thị tran Trong các cuộc hôn nhân hỗn hợp Kinh-K’ho, du bốngười Kinh, mẹ người K’ho hay ngược lại thì con cái đều mang họ Kinh Da

xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng cư trú sau hôn nhân là cư trú bên nhàchong Trên dai thé, dudi tác động của co chế thị trường và do ảnh hưởng của

các điều kiện mới, về mặt dòng họ, hôn nhân và gia đình, nhiều đặc điểm

quan trọng của chế độ mẫu hệ đang biến đôi theo chiều hướng ngả sang chế

độ phụ hệ.

20

Trang 25

Trước khi các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Tin Lành được các giáosĩ phương Tây như Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ du nhập vào Tây Nguyên, người

K’ho cũng như các tộc người bản địa khác sinh sống ở đây đã có những tínngưỡng dân gian truyền thống Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, ngườiK’ho cũng quan niệm vũ trụ có ba tầng: tang trời, tang người sống va tangngười chết Tầng trời (đãng Trộ) ở trên cao, là nơi cư ngụ của các thần linhmà vị thần đứng đầu là Ndu, vị thần tối cao, cai quản tất cả các vị thần khác,

của không chỉ người K’ho mà còn của nhiều tộc người thuộc ngôn ngữ Khmer ở Nam Tây Nguyên như Mnông, Mạ Nđu là vị thần sáng tạo ra tấtcả Sự sống của con người và mọi vật đều do ông tạo ra Nđu là vị thần đặcbiệt ở dang vô hình, phi vật chat, không có hình dạng nhất định Khi cầu khan

Môn-người ta phải khấn: “Ndu và các yang phục vụ Nđu” Các Yang dưới sự caiquản của thần Nđu có Yang Trộ (Than Trời), Yang ứ Yang Tiah (Than Đất),Yang Mat Tơ ngai (Thần Mặt trời), Yang Mat Ko ngai (Thần Mặt trăng), YangPit (Than sam ), Yang Miu (Than Mưa), Yang Cho Yang Pnom (Thần Núi),

Yang Bre (Than Rừng), Yang Pa (Thần Nước) Ndu cũng cử Yang Koi(Than Lúa) xuống day con người trồng lúa.

Vật linh giáo cũng rat đậm nét trong đời sống của người K’ho Ở họ,hầu như mọi vật đều có linh hồn, đều có Thân Người Xrê có câu “Yang Chỉ,

Yang Chê, Tang Joh ” (Than Cây, Thần cỏ , Thần Mọi vật ) Ở người Xré,Jiri (cây da) là nơi cư ngụ của các Than chi trì cho việc sinh đẻ và dạy cho

con người trong cuộc sống.

Ở mức độ nhất định, tín ngưỡng bản địa của người K’ho đã thay đôi.Họ đã giảm dan sự chi phối của hệ thống tín ngưỡng bản địa, thay vào đó tiếp

nhận những tôn giáo mới như Tin lành, Công giáo, Phật giáo Trong cộng

đồng làng (Bon), ngoài già làng, ở đây còn xuất hiện các chức sắc tôn giáonhư mục sư, linh mục, huynh trưởng Dẫn đến các ý niệm về các vị than

21

Trang 26

cũng dần bị thay đôi Do niềm tin vào các vị thần bản địa bị phá vỡ, dẫn đếnnhu cầu tâm linh cũng có nhiều thay đổi.

+ Dân tộc Ma

Dân tộc Mạ là một dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở phía nam TâyNguyên thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn Khơme, tập trung ở

Huyện Bảo Lam, Bảo Lộc, Da Huoai, Đức Trọng va Di Linh, một phần 0

vùng dém rừng quốc gia Cát Tiên về phía tây nam, tỉnh Binh Phước va

Đồng Nai.

Theo số liệu điều tra 54 Dân tộc thiểu số 01/04/2019 dân tộc Mạ hiệncó 50.322 người, trong đó dân số nam là 24.401 người và nữ là 25.921 người.Quy mô hộ 4.7 người/ hộ Ở Lâm Đồng, dân tộc Mạ có 38.523 người

Hoạt động kinh tế chính của họ van là việc đốt rừng làm ray, trồng lúa,

phát triển nghề rèn và dệt Những sinh hoạt săn bắt, hái lượm cũng còn tn tại

như hoạt động kinh tế phụ dé bồ sung nguồn lương thực cho gia đình Nghềrèn trong vùng người Ma cũng rat phổ biến, và hiện nay nghé này phổ biếnhơn nghề dệt Sản phâm rèn nhiều nhất là các nông cụ dùng trong trồng trọt,sau đó là những đồ gia dụng và vũ khí Nghề gốm tuy có trong vùng Mạ,nhưng không phổ biến lắm, chỉ có một số làng nổi tiếng như làng Cor, làngPang, làng Rdu nằm ở lưu vực sông Đa Klung, nơi có đất sét rất mịn để có thể

làm nỗi đất bang tay Nhờ chính sách định canh định cư của Nhà nước nênsau đó cộng đồng Ma đã dan én định cuộc sông lâu dài tại đây Cùng vớingười Kinh từ nhiều vùng miền vào vùng đất này lập nghiệp, những năm gần

đây đã hình thành nên một thôn buôn với nét văn hóa khá đa dạng.

Đời sống xã hội Mạ còn mang rõ nét cơ chế công xã thị tộc Có trườnghợp một buôn, do nhu cau kinh tế và xã hội (phát triển dân số, khai khan một

diện tích rừng rộng hơn) phải tách ra làm hai buôn, tuy nhiên vẫn mang cùng

22

Trang 27

một tên Điển hình là buôn B’Lach, B ’Lach B ; B’Nao A, B’Nao B ; B’SarA, B’Sar B Người Mạ sống trong những nhà dài cô truyền có nhiều bếp lửa,

có làng chỉ sống trọn trong một căn nhà dài trên năm mươi mét, hoặc vài ba

căn nhà dai từ 20 - 40 mét Khi con trai cưới vợ về sống chung với bố mẹ, bốmẹ cho nối vào căn nhà sàn đang ở thêm một gian nhà sàn riêng dành cho đôiVỢ chồng trẻ Cứ vậy, căn nhà sàn dài mãi, dài thêm ra (nếu gia đình có nhiều

con trai) Sinh hoạt chung trong một căn nhà cũng còn là cơ hội để ông bà,cha mẹ, giáo dục con, cháu trưởng thành và găn kết các thành viên trong mỗigia đình bền chặt.

Đối với người Mạ, nhà sàn dài không chỉ là nơi cư trú của các thànhviên trong dòng tộc, mà còn là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng liên quan

đến đời sống tâm linh của cộng đồng người Mạ Ho coi việc chuyên về nhamới ở là sự kiện rất hệ trọng, đối với tất cả các thành viên trong đại gia đình.Vậy nên, mỗi khi làm xong nhà sàn dài, người Mạ có tập tục cúng thần nhà

trước khi lên ở nhà mới.

Tuy không có tục thờ cúng đích danh tên tuổi người đã khuất, nhưngvới tổ tiên thì người Mạ có sự tôn kính sâu sắc, tránh nhac đích danh tên khi

nói chuyện thông thường Đôi khi họ cũng đặt tên cho trẻ sơ sinh tên người đã

mat Mỗi người có bổn phận phải nhớ cội nguồn của mình, biết rõ mình thuộcnhánh tông chi nào Tính truyền thống chi phối hầu hết các mặt quan hệ xã

hội Mọi hoạt động vật chất cho đến những quy tắc sống đều do các vị tô phụ

đặt định mà người Mạ phải ghi nhớ, phải tuân theo.

Những tàn dư tôn giáo nguyên thủy còn tồn tại khá đậm nét trong xãhội người Mạ Giống như người K’ho, vị thần tối cao của người Ma trong vũ

trụ là than N”Ðu, được mệnh danh là vị thần đơn độc Dưới than này có nhiềuthần khác, chủ vị của nhiều đối tượng tự nhiên hoặc hiện tượng tự nhiên như

thân rừng, than núi, thân của câu vông K’Bung, một vi thân, tô phụ loài

23

Trang 28

người, đã mang từ bên dưới mặt đất (địa ngục) lên các thứ đất màu và hạt

giống của các loại cây cỏ.

Người Mạ quan niệm mọi hành động trong đời sống hàng ngày của họđều do các lực lượng siêu nhiên mà họ gọi là Yang chi phối, có những vi thần

thiện (Yang) và có những vi thần ác (Chà) Yang có nhiều loại như Yang Hiu(than nha), Yang Koi (thần lúa), Yang Bri (thần rừng), Yang Bonom (thần

núi) Do quan niệm mọi sự vật trong đời sống của mình đều diễn ra dưới sựsắp đặt của các than linh, nên người Mạ phải giết súc vật dé làm lễ tế thần vàonhững dịp như được mùa, sinh đẻ, bệnh tật, chết chóc v.v lễ hiến sinh lớnnhất là đâm trâu.

Trong xã hội Mạ không có người làm nghề thay cúng chuyên nghiệp.

Moi lễ tiệc cúng nếu có tính chất chung của cộng đồng làng ví dụ như lễ vào

năm (né rhe), các lễ nông nghiệp (nô Yang Bri), nô Rnuel, nô Yang ve thi

do chủ làng cúng, sau đó ai về nhà nấy dé cúng Nếu việc gì có tính chất gia

đình thì gia trưởng lo việc cúng kiếng Ngôn ngữ sử dụng dé cầu khan thanlinh thường là cổ ngữ, có thể gồm một số tiếng đã không còn dùng phổ biếnhàng ngày Chỉ có những người lớn tuổi có trách nhiệm mới phải nhớ đến.Những lời khan thần, đôi khi ý nghĩa không han là cầu xin mà là giao ước vớithần linh về nhu cầu của con người.

Người Mạ không có chữ viết, nền văn hoá dân gian Mạ được truyềnbang cách thuộc long va truyén miệng Trong cộng đồng người Mạ ở Lâm

Đồng hiện tồn tại nhiều lễ hội văn hóa, lễ hội dân gian, dân vũ khá đa dạng

và độc đáo Đó là hệ thống gồm các lễ hội lớn diễn ra trong vòng một năm

như: Nhô Ro he - lễ hội mừng lúa mới, NAd năng bré - lễ xem rừng xemđất, Nhô tăm snơm - lễ xin thần linh giúp cho hạt lúa lên đều, trổ nhiềubông, Nhô romul - lễ xin tuốt lúa, Nhồ ndan mat kon - lễ đặt tên cho đứa trẻ

24

Trang 29

mới sinh, Ngai bơ thi bốc - lễ bỏ ma, nghỉ lễ lớn nhất trong vòng đời của

một con người

Trong đời sống tâm linh của người Mạ, hạt lúa có vai trò hết sức quantrọng, nên, họ không tiếc vật nuôi như: dê, lợn, ga, vit dé cung tế than lúa Lễ

hội Nhô Romul, thường được người Ma tô chức vào tháng 9, 10 dương lịch

hàng năm với mục đích mừng cho cây lúa sinh trưởng và chấm dứt những

điều kiêng cữ nhăm cau cho cây lúa phát triển tốt, không bị sâu bọ, chim

chóc, muông thú phá hoại, cầu cho mùa màng bội thu, cuộc sống của ngườidân được ấm no, hạnh phúc Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá Dođó, vào đầu hoặc sau mùa xuân, sau thu hoạch, đồng bào lại cùng nhau tổchức Lễ cúng bến nước dé tạ ơn “Thần nước” đã đem lại cho dân làng nhữngmay mắn trong năm cũ và xua đuổi tà ma, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùamàng tươi tốt.

Trong di sản văn hóa, hiện nay người Mạ còn lưu giữ nhiều loại hình

văn hóa như: truyền thuyết, truyện cô tích, các bài hát dân ca Ma (yal yau),chuyén kê, văn hóa công chiêng, dan đá B’Da, sử thi Mạ, dân ca, dân vũ vớicác làn điệu: K’Dung -K Làng, Sềm N’Drao

+ Dân tộc Nùng

Người Nùng trước đây địa ban cư trú chủ yêu ở các tỉnh thuộc miền

Bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên

Quang, Hoàng Liên Sơn Sau hiệp định Gionevo năm 1954, có khoảng

45.000 người Nùng di cư vào các tỉnh phía nam; và từ năm 1975 đến nay, mộtbộ phận người Nùng từ miền Bắc tiếp tục di cư vào các tỉnh phía nam sinh

song, trong đó có Lâm Đồng.

Tại tỉnh Lâm Đồng (theo tổng điều tra dân số năm 2019) có 24.423người Nùng sinh sống Đồng bào tụ cư đông nhất tại xã Tùng Nghĩa, huyện

25

Trang 30

Đức Trọng Ngoài ra còn cư trú rải rác ở các huyện khác như Đơn Dương(xã Ka D6) (https://lamdong.gov.vn/).

Về tập quán sinh sống: Nguoi Nùng là một cu dân nông nghiệp lâu đời,

canh tác ruộng nước và các loại hoa mau trên ray Định canh và thâm canh là

cách sinh sống chính của họ Cùng với trồng trọt, người Nùng còn tích lũy

được nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi gia suc, gia cầm, đặc biệt là tạo mộtgiống lợn nội địa cho năng suất khá cao đó là Lợn Mường Khương Ngoài rangười Nùng còn phát triển các nghề thủ công gia đình rất phong phú như:trồng bông, đệt vải có hoa văn và nghề rèn đúc các nông cụ, vũ khí bằng sắtphát triển, với trình độ kỹ thuật khá cao.

Người Nùng ăn cơm tẻ là chủ yếu Trong những ngày lễ, tết, đồng bào

thường làm nhiều loại bánh từ gạo và có tục uống rượu bằng thìa NgườiNùng thường ở nhà san và nhà nửa sàn nửa đất, trong đó nhà sàn là kiểu nhàtruyền thống ưa thích của họ Nhà thường khá to, rộng, có ba gian, váchthường bằng gỗ và lợp ngói máng Nhà dat hiện nay là hiện tượng khá phố

biến ở vùng đồng bao Ning.

về tập tục văn hóa: Nam, Nữ đến tuổi trưởng thành đều bịt một chiếcrăng bằng vàng ở hàm trên; Phụ nữ mặc áo năm thân và cài một hàng cúcbăng nút vải phía bên nách phải Tùy từng nhóm Nùng địa phương mà áo dài,ngắn, rộng, hẹp khác nhau, nhưng ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắpmột miếng vải và bốn túi áo không có nắp Nam, nữ đều mặc một loại quần

nhuộm màu chàm, cạp to, ống rộng, dải tới tận mat cá chân Phu nữ Nungthường deo tap dé trước bụng, khi gong gánh con mang thêm miếng nệm vai.

Người Nùng dùng chữ Han hay chữ Nôm Ning dé ghi chép thơ ca vàtruyện cô dân gian.

Trước đây, hầu hết đồng bào đều mù chữ, chỉ có những người giàu cómới được di học, nhưng là học chữ Hán hoặc tiếng Pháp, dé làm thay cúng,

26

Trang 31

thông ngôn Hiện nay, mọi người đều được học chữ quốc ngữ Nhà nước ta đãtạo mọi điều kiện cho người Nùng phát triển kinh tế - xã hội- và sự nghiệp

văn hoá giáo dục và y tế của chính mình.

Về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Người Nùng có đời sống tín ngưỡng

truyền thống khá phong phú, trong đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín

ngưỡng thờ than là nỗi bật:

+ Thờ cúng tô tiên trong nha: gia đình người Nùng thường có ban thờtô tiên có bài vị, lư hương và được đặt vào nơi trang trọng nhất;

+ Thờ thần: Ngoài thờ cúng tổ tiên, mỗi nhà còn thờ bà mu "Mẹ Hoa"(Thần bảo hộ trẻ nhỏ), mẹ cửa (thần trông nhà).

Về sinh hoạt tín ngưỡng: Vào những ngày đầu tháng, ngày rằm đồng

bào thường đốt hương Ngày lễ, tết có cúng chè, rượu và các món ăn NgườiNùng cúng ma san (phi hang chan) và các cô hồn đầu ngõ vào dip Tết nguyênđán Những gia đình cùng một dòng họ thì cùng chung một miếu thờ thổcông, thô địa Các thầy tào, thầy mo theo ý tưởng từ xưa họ có khả năng tiếp

xúc với các loại ma thần nên được gọi là "cân thả hụng" (người mắt sáng) Họhành nghề cúng bái, cầu sự tết lành cho nhân dân Vì thế họ được mọi ngườikính nề.

1.2 Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng1.2.1 Tình hình Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đông

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi ở Nam Tây Nguyên, những năm đầuthế kỷ XX, nơi đây vẫn là vùng đất tương đối hoang sơ, đất rộng người thưa,

chưa được khai hóa nhiều Khi mới được khai phá, người Pháp đặt tên cho

vùng đất này là Đồng Nai Thượng Lịch sử hành chính vùng đất này có thê kể

đến các mốc chính:

Ngày mồng 1/11/1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng,

tinh ly đặt tại Di Linh Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển

27

Trang 32

thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuan cai tri;Năm 1913, nhập đại ly Da Lat với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh

và vẫn thuộc tỉnh Binh Thuận N gày 06/ 01/ 1916: thành lập tính Lâm Viên,gồm đại lý Đà Lat mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tinh Bình Thuan Tinh

ly đặt tại Đà Lạt Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên.

Ngày 31/ 10/1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phan lập ra thành phố Đà Lạt,

phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh ly đặt tại DI Linh Năm 1928chuyền tỉnh ly tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt Ngày 8/ 01/1941, lập lạitỉnh Lâm Viên, tinh ly đặt tại Đà Lạt Tinh ly tỉnh Đồng Nai Thượng chuyênvề Di Linh Ngày 19/05/1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnhĐồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phan đất sápnhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức Tỉnh Lâm Đồng gồm

2 quận Bảo Lộc (Blao) và Di Linh Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm

Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng Như vậy tỉnh LâmĐồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miềnNam Việt Nam đặt bao gồm 2 tinh Lâm Đồng và Tuyên Đức do Việt NamCộng hòa đặt Tháng 2/1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đứcthành tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ

thống sông lớn Lâm Đồng có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt

nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp

chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏbang phăng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổnhưỡng, thực động vật

Lâm Đồng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế với thế mạnh làphát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ

28

Trang 33

và chăn nuôi gia súc Lâm Đồng nam trong vùng kinh tế trọng điểm phíaNam - là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thịtrường có nhiều tiềm năng lớn.

Lâm Đồng có đặc trưng là đa dân tộc sinh sống với 43 dân tộc anh emkhác nhau cư trú và sinh sống xen kẽ, trong đó đông nhất người Kinh chiếm

khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Ning chiếm gần2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% , còn lại các dân tộckhác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh(https://lamdong.gov.vn) Biến động dân số của Lâm Đồng tương đối lớn doLâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lậpnghiệp, quan thé dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng

di dân tự do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ

về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn.

Lâm Đồng hiện nay có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành

và Cao Dai, trong số 4 tôn giáo đó, Công giáo đến với Lâm Đồng sớm nhất.

Trước khi Phật giáo đến với Lâm Đồng, ở đây chỉ có Công giáo theo

chân Thực dân Pháp trong quá trình tìm đến mảnh dat này Phật giáo du nhập

vào vùng đất Lâm Đồng theo bước chân của người Việt ở các tỉnh miềnTrung vào Lâm Đồng định cư sinh sống Thời gian đầu, Phật giáo ở vùng đấtLâm Đồng chỉ dừng lại ở những sinh hoạt nghi lễ tôn giáo tại gia của các gia

đình, chưa có hệ thống cơ sở thờ tự và tăng ni hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo

và hoằng pháp Giai đoạn sau có sự hoằng pháp của các thiền sư: “Người có

công lớn nhất trong việc đặt nền mong cho đạo Phật ở Đà Lạt nói riêng cũng

như ở tỉnh Lâm Đồng nói chung là Hòa thượng Thích Nhơn Thứ - người gốcBình Định Say nhiều lần đi thuyết pháp, năm 1921, từ Khánh Hòa, hòa

thượng Thích Nhơn Thứ đã đến Đà Lạt Tại đây, với sự đóng góp, trợ giúp

của Phật tử, Hòa thượng Thích Nhơn Thứ cho xây dựng một thảo am nhỉ délàm nơi tu va hoằng truyền chánh pháp Một thời gian sau, ngôi thảo am này

29

Trang 34

được trùng tu thành một ngôi chùa đầu tiên tại Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng

nói chung và đặt tên là Tổ đình Linh Quang hay Tổ đình Sắc Tứ Linh Quangsau này (do vua Bảo Đại sắc phong) Từ ngôi chùa này, đạo Phật được khơi

nguồn tại vùng cao nguyên Langbiang” (Lê Minh Quang, 2012, tr 41).

Hòa thượng Nhơn Thứ (1884 — 1941) là đệ tử của dòng thiền Lâm Tế

Liễu Quán, đời thứ 43, pháp danh Tâm Trung Đặc trưng của dòng thiền này

là dòng thiền mang đận dấu ấn văn hóa Việt Nam, không còn đậm nét văn hóa

Trung Quốc Năm 1941 Hoà thượng Nhơn Thứ viên tịch Người kế thế trú trì

chùa Linh Quang lúc này là Hoà thượng Quảng Nhuận, cũng thuộc dòng Lâm

Tế Liễu Quán đời thứ 43 (do Hòa thượng Nhơn Thứ không có người nối

pháp) Trong thời gian trú trì tại đây, Hoà thượng đã tham gia rất nhiều những

hoạt động, trùng tu chùa Linh Quang ngày một khang trang hơn và đưa Phật

giáo nơi đây phát triển vững mạnh.

Nhằm đáp ứng nhu cau sinh hoạt tôn giáo của người dân nơi đây, vớisự tâm huyết của các thiền sư, lần lượt các ngôi chùa được xây dựng ở ĐàLạt: năm 1927, khi sở trà Cầu Dat được thành lập, việc này dẫn đến sự di cư

của những gia đình các tỉnh miền Trung vào Lâm Đồng rất nhiều Họ tìm đếnvùng đất mới này dé làm công nhân trong các đồn điền, sở trà và còn tranhthủ khai hoang lập nghiệp Sau khi cuộc sống 6n định, ho bắt đầu mong muốncó một nơi dé sinh hoạt tôn giáo Năm 1936, Hòa thượng Thích Trí Thủ được

Giáo hội Tăng gia Trung Việt cử vào Da Lạt trông coi việc xây dựng một

ngôi chùa tỉnh Hội, chùa Linh Sơn được khởi công xây dựng và hoàn tất năm

1940 Tiếp đó, năm 1944, chùa Linh Phong được khởi công xây dựng, chùahoàn tất năm 1948 Năm 1949, tại Trai Mat — Đà Lạt, Tổng hội Phật giáoTrung phần và phật tử nơi đây đã khởi công xây dựng một ngôi chùa trên khu

đất rộng 3800m2 tại khóm Tự Phước, lấy tên hiệu Linh Phước, chùa được xây

dựng đến 1951 thì hoàn thành.

30

Trang 35

Quá trình đặt nền móng và phát triển Phật giáo ở Lâm Đồng những giaiđoạn đầu tiên gan liền với tên tuéi các vị thiền sư lớn: Thiền sư Thiện Minh,Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Thích Đức Triệu, Thiền sư Từ Mãn

Rõ hơn về Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Khi đến Lâm Đồng hoằng pháp, Thiền

sư Thích Nhất Hạnh đã rất quan tâm đến văn hóa và giáo dục với chủ trươnghồi phục văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Thiền sư cho ra đời Việt sanLiên Hoa, mở trường tiểu học Bồ Đề tại chùa Viên Giác (Cầu Đất), trườngTuệ Quang tại chùa Linh Quang (Đà Lạt) và Thiền sư còn tham gia giảng dạytại các trường tiêu học Trí Đức (Bảo Lộc) và các trường Trung học Bồ Đề

khác trong tỉnh.

Vùng đất Lâm Đồng do được tiếp nhận sự truyền bá từ rất nhiều nơi,

đặc biệt theo quá trình định cư của người Việt từ các tỉnh duyên hải miền

Trung đến nên Phật giáo ở nơi đây chủ yếu truyền thừa theo tông Lâm Tế,

riêng dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh được truyền thừa theo cả hai dòng kệ

của tô Minh Hải — Đắc Trí — Pháp Bảo (Quang Nam) và của tô Nguyên Thiều

(Bình Định) Ngoài hai chi phái của tông Lâm Tế có mặt sớm nhất từ buôi

đầu Phật giáo hình thành và trở thành hai dòng phái phát triển lớn mạnh, rộng

khắp trên ving đất Lâm Đồng thì Phật giáo nơi đây còn tiếp nhận một số

dòng phái khác như tông Hoa Nghiêm (Phật giáo của người Hoa) Cũng trong

năm 1958, hệ phái Khất sĩ cũng đã có mặt nơi đây, người đầu tiên có côngđem đạo Phật Khat sĩ Việt Nam đến với vùng đất này là sư trưởng Huỳnh

Liên và ngôi tịnh xá khơi nguồn cho hệ phái Khất sĩ trên vùng đất này là tịnhxá Ngọc Cảnh — Đà Lạt Như vậy có thé thay Phat giáo Lam Đồng tương đốiđa dạng về tông phái dẫn đến sự đa dạng về thực hành tôn giáo, về kiến trúc

cơ sở thờ tự,

Với đặc điểm của vùng đất mới, chủ yêu dân nhập cư nên ở Lâm Đồng,

ngoài những ngôi chùa được Tăng Ni Phật giáo đứng ra tổ chức xây dựng còn

31

Trang 36

có rất nhiều chùa được chính người dân địa phương tao dựng lên nhằm đápứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người dân, sau đó cung thỉnh những vị tusĩ về trú trì, hướng dẫn họ trên con đường tu tập Một số ngôi chùa khác do

Phật tử địa phương thành lập trong giai đoạn này: Chùa Viên Giác (1927),

chùa Phú Hội (1939), chùa Giác Hải (1940), chùa Bửu Sơn (1940), chùa Giác

Hạnh (1943).

Giai đoạn sau, dưới chế độ Ngô Đình Diện, Phật giáo Lâm Đồng có

nhiều hoạt động đấu tranh chống chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyềnNgô Đình Diệm, tiêu biểu: Ngày 2/7/1963, Sa di Thiện Mỹ ở chùa Linh Sơn

đã châm lửa tự thiêu tại trước Nhà thờ Đức Bà (Sai Gòn); Năm 1964, Phật

giáo Lâm Đồng đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên

chống lại chính quyền bù nhìn tay sai của Mỹ, đòi dân sinh, dân chủ; Trong

những năm 1970 — 1975, các phong trào đấu tranh của sinh viên Phật tử ởLâm Đồng đòi dân sinh, dân chủ, dân tộc, tự quyền phát triển sôi nổi đónggóp chung vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (Xem Lê Minh

Quang, 2012, tr 42).

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, trên cơ sở đó

năm 1982, Phật giáo tỉnh Lâm Đồng tổ chức Đại hội lần thứ I để bầu Ban Trị

sự Phật giáo tỉnh Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng dan

được kiện toàn, đến nay đã trải qua X kỳ Đại hội Phát huy tinh thần đoàn kếttôn giáo, đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần “Phụng đạo yêu nước”, theo

phương châm đạo pháp dân tộc, chủ nghĩa xã hội, trong thời gian qua, Ban Tri

sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng và toàn thể Tăng Ni, Phật tửtrong toàn tỉnh luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước, gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần ổnđịnh và phát triển đất nước, địa phương.

1.2.2 Hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng

32

Trang 37

Hoang pháp là nhiệm vụ quan trọng của người tu sĩ Phật giáo, là tiếpnối sự nghiệp của Đức Phật trên con đường lý tưởng, hóa độ giải thoát chúng

sinh, đem lại hạnh phúc cho con người Cuộc đời phạm hạnh của Đức Phật

vốn là một sự vĩ đại Trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, Đức Phật khôngchuyền bánh xe pháp bằng quyền năng phép thuật, ma Ngài dùng trí tuệ giác

ngộ và những phương pháp linh hoạt để giáo hóa, giác ngộ chúng sinh vớimong muốn cao cả là “khai thị chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật”, dé tất cả

chúng sinh đều được giải thoát.

Đức Phật đã nêu rõ mục đích của hoằng pháp là: Truyền dạy giáo phápvà công bố đời sống thiêng liêng phạm hạnh Cuộc đời hoằng pháp của đứcPhật là tắm gương sáng về nguyên tắc bình đăng trong hoằng pháp Đức Phật

cùng với Tăng già của mình đã đi khắp các vùng của Ấn Độ, từ nơi thành thịđến nông thôn, giáo hóa tát cả chúng sinh, không phân biệt giàu nghéo, giai

cấp, tuổi tác, tất cả đều được hưởng cơn mưa vị Pháp, cơ hội được giáo

hóa, giác ngộ dé trở thành Phật của mọi chúng sinh là như nhau Tuy nhiên

với mỗi đối tượng khác nhau, có đặc thù khác nhau vì vậy đức Phật dùng cácphương pháp khác nhau dé giáo hóa Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã viếtrất rõ điều này:

Phật chỉ bình đăng nói

Như nước mưa một vi

Theo căn tánh chúng sanh

Mà hưởng thọ không đồng

Như những cây cỏ kia

Được đượm nhuan đều khác.

Phật dùng món dụ này

Đề phương tiện chỉ bày

33

Trang 38

Và cỏ thuốc những câyTùy giống lớn hay nhỏ

Lan lần thêm sum suê” (Thích Trí Tịnh dịch, 2018, tr.198- 199)

Bản thân đức Phật là tấm gương sáng về hoằng pháp Đức Phật dùngchính sự thực hành phạm hạnh của bản thân để giáo hóa chúng sinh (Hoằngpháp bằng thân giáo) Đức Phật biểu hiện thân tướng trang nghiêm lưu xuất từ

giới đức vẹn toàn Từ thân đức đó đã tác động mạnh mẽ đến từ trường tâm

linh cảm hóa trực tiếp đến tâm khảm của thính chúng Đức Phật nói 5 pháp

rốt ráo của thân giáo Như Lai: “Những gì là năm? Này Ưu-đà-di, Ta có đệtử do giới vô thượng, khen ngợi Ta rằng, “Thế Tôn có giới, đại giới, lời nói

đúng theo việc làm, việc làm đúng theo lời nói” Đức Phật hoằng pháp quakhẩu giáo Đức Phật từng nói: “Im lặng như là chính pháp, nói năng nhưchính pháp” Người hoăng pháp hành pháp như thé nào biểu hiện qua ngôn

ngữ thé ấy Trong kinh điển đại thừa có đưa ra bốn tiêu chuẩn của một vị

giảng sư khi hoằng pháp: “Từ vô ngại biện tài, Nghĩa vô ngại biện tài, Từvà nghĩa vô ngại biện tài và Pháp vô ngại biện tài” Hoằng pháp qua thân,

34

Trang 39

qua khâu là hình thức biểu hiện bề ngoài, còn hoằng pháp qua ý giáo là

dùng thật tính nội tâm dé giáo hóa chúng sinh.

Phương thức hoằng pháp mà đức Phật chỉ cho các đệ tử của mình cũng

rất linh hoạt, đa dang Đó là hoằng pháp trên tinh thần “tùy duyên phương

tiện”, khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ hay phương tiện tam giáo (thân giáo,

khẩu giáo, ý giáo) hay tùy căn cơ chúng sinh mà thuyết pháp Bới mỗi chúng

sinh có những đặc thù riêng về nhận thức, nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng

Với mỗi đối tượng khác nhau thì phương thức đưa ra cũng phải khác nhau.

Nhận thức được sứ mệnh hoằng pháp, Ban Hoằng pháp Giáo hội Phật

giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cùng Tăng Ni tỉnh Lâm Đồng luôn nỗ lựckhông ngừng nhằm đưa giáo lý Phật giáo đến với đông đảo quan chúng nhândân trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng Trong bối cảnh của một tỉnh có đông đảođồng bao dân tộc thiểu số sinh sống, Phật giáo mới chỉ đến được chủ yếu vớicộng đồng người Kinh nơi đây, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh

Lâm Đồng rất quan tâm đến vấn đề hoằng pháp Điều đó thé hiện, Ban Trị sự

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Ban Hoằng pháp

Trung ương tổ chức Hội thảo, tọa đàm về hoằng pháp Điển hình như Hộithảo Hoằng với chủ đề “Sứ mệnh Hoằng pháp thời đại công nghệ số và trọng

trách xây dựng niềm tin vững chắc cho cư sĩ Phật tử” năm 2019 Các Tăng NiPhật tử trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng không ngừng rèn luyện, tu tập thân tâm,học hỏi chính pháp, bồi dưỡng các kỹ năng hoằng pháp dé thực hành hoằngpháp trong từng cử chi, lời ăn, tiếng nói, suy nghĩ tâm ý của mình dé đưa Phật

giáo đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng rất được quan tâmtrong công cuộc hoằng pháp hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Hoằng pháp là một trong những chí nguyện của hàng xuất gia Bản chấtcủa người xuất gia là “Thuong cau Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” nghĩa là, trên

35

Trang 40

cầu thành Phật, đưới hóa độ chúng sinh Vì vậy, nhiệm vụ của người xuất gialà ‘Tu giác” và “Giác tha’ Hoằng pháp là truyền bá đạo pháp, là một ngànhtối quan trọng trong Phật giáo Phật giáo thịnh hay suy đều do hoăng pháp.Đạo Phật sáng tỏ hay lu mờ cũng do hoăng pháp Tín đồ hiểu được đạo lý sâu

hay cạn cũng do Hoằng pháp Hoằng pháp là hình thức thuyết giảng chínhpháp (dhammam desetha), mang lời Phật dạy truyền bá đến mọi chúng sinh.Người hoằng pháp đòi hỏi cần có những đức tính tốt, từ thân hành, khâu hành

và ý hành, mới có thé mang giáo pháp truyền bá đến chúng sinh.

Trên tinh thần hoằng pháp của Phật giáo, đưa giáo lý Phật giáo đi khắpmuôn nơi, đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh, Phật giáo đã theo dấu chânnhững người dân di cư đến Lâm Đồng Lâm Đồng là vùng đất có vị trí chiếnlược và giàu tiềm năng dé phát triển kinh tế - xã hội, đây cũng là vùng đất có

đa dạng các thành phần dân tộc sinh sống Ba dân tộc thiểu số có số lượngđông nhất tinh Lâm đồng hiện nay là dân tộc K’ho, dân tộc Mạ và dân tộcNùng Thời gian đầu, Phật giáo chủ yếu ảnh hưởng đến cộng đồng người

Kinh ở Lâm Đồng, dần dần với những nỗ lực hoằng pháp của các Tăng Ni ởLâm Đồng, Phật giáo đã đến gần hơn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở LâmĐồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w