1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số qua thực tiễn dân tộc Thái tại tỉnh Sơn La

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số qua thực tiễn dân tộc Thái tại tỉnh Sơn La
Tác giả Lường Hồng Lâm
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Công Giao
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 25,67 MB

Nội dung

Chính vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ, cụ thể là tiếng nói, chữ viết của dân tộcmình đã trở thành một quyền con người cơ bản, được pháp luật quốc tế và pháp luậtcủa các quốc gia ghi nhận v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LƯỜNG HÒNG LÂM

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LƯỜNG HONG LAM

Chuyén nganh: Luat Hién phap va Luat Hanh chinh

Mã so: 8380101.02

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ CONG GIAO

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳcông trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm

bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các

môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét dé tôi

có thê bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lường Hồng Lâm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS VũCông Giao, người hướng dẫn khoa học giúp tôi thực hiện luận văn này Sự hướngdẫn, góp ý tận tình của thầy đã giúp tôi định hướng, quyết tâm và hoàn thành bảnluận văn tốt hơn

Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo lớp Cao học LuậtHiến pháp — Hành chính Khóa 25 đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức cơ bản về

lĩnh vực quan trọng này.

Xin trân trọng cảm ơn Khoa Luật Đại học Quốc gia cùng các thầy cô giáoKhoa Luật, Phòng Đào tạo và Bộ môn Luật Hiến pháp - Hành chính đã tạo điềukiện giúp đỡ trong suốt thời gian khóa học và thực hiện luận văn

Xin cảm ơn các bạn đồng môn và các đồng nghiệp tại Trường Trung cấpLuật Tây Bắc, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh

Sơn La, Đài Phát thanh — truyền hình tinh Sơn La đã trao đổi thảo luận và cung cấpnhững thông tin tư liệu hữu ích liên quan đến đề tài luận văn

Cuối cùng, xin đặc biệt cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ, độngviên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 9/2021

Lường Hồng Lâm

Trang 5

Chương 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHAP LY VE BAO DAM

QUYEN DUNG TIENG NOI, CHU VIET CUA CAC DAN TOCTHIẾU SO Ở VIET NAM HIEN NAY 2-25-55cccccccxccrxerreee 7

1.1 Những vấn đề lý luận về bảo dam quyền dùng tiếng nói, chữ viết

của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay - 255cc 7

1.1.1 Khái niệm “dân tộc thiểu số”, “quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các

dân tộc thiểu số”, “bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các

dân tộc thiểu số” -+-++E++++ttEEEEtrtEEEELEETEEErirrriirrrrrireg 7

1.1.2 Bản chất, đặc điểm và nội dung quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các

dan tOc thidu OP ỚỚỚớớ"ố.ố.ố.ề 14

1.1.3 Các lĩnh vực và điều kiện bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của

các dân tộc thiỂu SỐ c:-+2+++2E+ktttEEkttttEkrrtttrtrtttrtrrrrrrrrrerriee 19

1⁄2 Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong

pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 2 2 525: 271.2.1 Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong pháp

luật QUOC tẾ - - ¿22-512 2EEE19E19212112112717112112111171211 211111111 1 xe 271.2.2 Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong pháp

Tổng kết Chương - ¿- 2 ¿+ ESE£SE£EE#EE2EE2E2EEEEEEEEE121111211117111 1111111 37

Chương 2: THỰC TRẠNG BAO DAM QUYEN DUNG TIENG NÓI,

CHỮ VIET CUA CÁC DÂN TỘC THIẾU SO Ở TINH SƠN LA 38

2.1 Khai quát về dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La 222cccc+eczzrt 38

Trang 6

2.2 Khái quát lịch sử tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái ở Việt Nam 41

2.3 Kết quả bảo đảm quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc

Thái ở tinh Sơn La hiện nay S2 3+3 ri re48

2.3.1 Bảo đảm quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái trong đời

sống văn hóa — xã hội - ¿2 + SE S£+E£+E£+EEEEEEEEEEEEEEEEE12117171 21112 xe 48

2.3.2 Bảo đảm quyền hưởng thu các giá tri tốt dep từ tiếng nói, chữ viết của

dân tộc Thái ở tỉnh Son La - - - < E321 111251 11138111185 111585111151 xk2 512.3.3 Bảo đảm quyền phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thai trên địa

ban tinh Son La 1 53

2.4 Nhận xét chung về thực trạng bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ

viết của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay -2- 2-5555: 56

2.4.1 Thành tựu và nguyên nhân Error! Bookmark not defined.2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân - Error! Bookmark not defined

Tổng kết Chương 2 c.ccccccsscsssessessessessessessecsssssessecsecsessssssessessessuseseesessessseeseeseees 62Chương 3: QUAN DIEM, GIẢI PHÁP BAO DAM QUYEN DUNG TIENG

dân tộc ở Việt Nam hiện nay, từ thực tiễn dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La 63

Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc gắn liền vớichủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựngnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - ¿+ s+x+xezzezeez 63Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc gan liền với

trách nhiệm của Nhà nước thông qua những quy định về tôn trọng,bảo vệ và hỗ trợ và xử lý những hành vi vi phạm tiếng nói, chữ viếtcủa các dân tộc thiểu SỐ -¿- St St EEESEEEESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrrrrkee 64Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc đòi hỏi sự

tham gia, hưởng ứng, gìn giữ, phát triển từ phía cộng đồng 65

Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc phải đặt trong

tông thê hài hòa với việc bảo đảm các quyên con nBưỜi . - 66

Trang 7

3.1.5 Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc phải phù hợp

với điều kiện kinh tế - văn hóa — xã hội của từng vùng, từng địa phương 67

3.1.6 Bao đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết cần đặt trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế và các chuân mực được quy định trong các vănkiện quốc tế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện - - ¿+ szx+x+sez+ 67

3.1.7 Bảo dam quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc phải áp dung

kết hợp nhiều biện pháp và huy động từ nhiều nguồn lực trong xã hội 683.2 Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của

dân tộc Thái ở Việt Nam hiện nay, từ thực tiễn dân tộc Thái ở tỉnh

3.2.1 Nhóm giải pháp xây dựng các điều kiện bảo đảm quyền dùng tiếng nói

chữ viết của dân tộc TThái ¿2 + +xt+E£+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEECrEerrkrrkerreee 693.2.2 Nhóm giải pháp tô chức thực hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết của

dân tộc 'Thái 2-2 £+SE+EE£EE£2E2E1E71171211211717112112111111 11.1111 73 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của dân tộc Thái trong việc thực

hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình 75Tong két Chung XNg Ả Ô 79

KET LUAN 0oiecccccccceccescsssessessesssessessecsvcssessessecsecsssssessessecsssssessessessessnessessesscsseeseeseees 80DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO -2-22- 5£25£2££+£E£+£EzEecrxesrez 83PHU LỤC -222222222cc+2222221111112tE222172TT 1 tt tE.rrrrrie 87

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

DTTS: Dan tộc thiểu số

ICI: Tòa án Công lý quốc tế

Tr.CN: Trước Công nguyên

TNCV: Tiếng nói, chữ viết

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng2.L | Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở của dân tộc Thái trên

địa bàn tỉnh Sơn La năm 2019 39

Bang 2.2 | Thống kê số liệu chương trình truyền hình phát trên sóng

STV của đài Phát thanh -truyền hình tỉnh Sơn La từ năm

2018 đến 06 tháng đầu năm 2021 49

Bang 2.3 | Người tham gia tố tụng hình sự là các dân tộc tại Tòa án nhân

dân tỉnh Sơn La từ năm 2018 đến 06 tháng đầu năm 2021 50Bang 2.4 | Kết quả tổ chức học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tinh

Sơn La từ năm 2018 đến 06 tháng đầu năm 2021 53

Trang 10

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiTrải qua nhiều thế kỷ dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc ViệtNam luôn đồng sức, đồng lòng, đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhằm bảo

vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thé và xây dựng đất nước giàu mạnh

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số thuộc dân tộc

Kinh là 82.085.826 người, chiếm 85,3%, 53 dân tộc thiểu số còn lại chiếm 16,7%

dân số Trong 53 dân tộc thiểu số có 6 dân tộc có dân số trên 01 triệu người là: Tay,Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng (trong đó dân tộc Tày có dân số đông nhất với1,85 triệu người); 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người, trong đó O Du là dântộc có dân số thấp nhất (428 người)

Hiện nay 54 dân tộc Việt Nam sử dụng khoảng 90 ngôn ngữ khác nhau, được

xếp theo ba ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tay - Thái, Mông - Dao,

Ka Dai, Tạng Miễn, Nam Đảo, Hán Nhóm ngôn ngữ Tay - Thái có 8 dân tộc, nhóm

ngôn ngữ Mông - Dao có 3 dân tộc, nhóm ngôn ngữ Môn - Kho Me có 21 dân tộc,

nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc và nhóm ngôn ngữ Hán có 3 dân tộc, mỗi

dân tộc mang một nét văn hóa riêng, tiếng nói và chữ viết riêng

Hiến pháp năm 2013 quy định tat cả các dân tộc đều có các quyền bình dang

về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa “các dân tộc có quyén dùng tiếngnói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống

và văn hóa tốt đẹp của minh” [23] Tuy nhiên, kê từ đổi mới (1986), cùng với sựphát triển ngày càng nhanh chóng của đất nước, xuất phát từ một số nguyên nhân

khách quan, chủ quan, truyền thống văn hóa của một số dân tộc thiểu số, trong đó

có dân tộc Thái, đang dần bị mai một, mà biểu hiện rõ nhất là về tiếng nói và chữ

viết của các dân tộc Xét riêng từ trường hợp của dân tộc Thái, chữ Thái hiện không

còn được giảng dạy và sử dụng như là một ngôn ngữ bắt buộc và chính thức trong

hệ thống cơ sở đào tạo cũng như trong các hoạt động hành chính Trong cuộc sống

của người Thái, chữ Thái cũng không còn được sử dụng và hiện chỉ còn vài người,

hầu hết là đã lớn tuổi, trong cộng đồng dân tộc Thái có thé đọc viết chữ Thái Điều

Trang 11

này dẫn đến nguy cơ thất truyền chữ viết của dân tộc Thái trong thời gian tới Về

ngôn ngữ nói, mặc dù tiếng Thái được sử dụng trong một số chương trình phát

thanh và truyền hình của các tỉnh nơi có đông đồng bào Thái sinh sống, song thời

lượng phát sóng ít, số người theo dõi không nhiều Ngay cả trong cộng đồng ngườiThái, tiếng Thái cũng ngày càng bị thay thế bởi tiếng Việt Hiện tại chỉ còn những

bản làng vùng sâu, vùng xa bà con mới chủ yêu sử dụng tiếng Thái dé giao tiếp, còn

ở các khu đô thị hoặc khu vực gần đường giao thông, tiếng Kinh vẫn được sử dụngphô biến hơn ngay trong các cộng đồng người Thái Điều này cũng dẫn đến nguy cơtiếng Thái ngày càng nghèo nàn và bị bỏ quên bởi chính người Thái

Ngôn ngữ nói, viết là biểu hiện của tư duy là một dấu hiệu quan trọng của

ban sắc dân tộc Thông qua tiếng nói, chữ viết, các dân tộc biéu lộ suy nghĩ, ý chí và

lưu truyền những nét đẹp trong phong tục truyền thống của mình Song thực tế cho

thấy, để bảo vệ, giữ gìn và phát huy quyền đối với tiếng nói, chữ viết của mình, cácdân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, trong đó có người Thái, đang gặp những khó

khăn nhất định Thực tế đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục

để giúp các dân tộc thiểu số ở nước ta, trong đó có dân tộc Thái, có thể bảo vệ và

thực hiện đầy đủ quyền dùng TNCV của dân tộc mình

Xuất phát từ phân tích như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bao đảm quyềnding tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số qua thực tiễn dân tộc Thái tại

tỉnh Sơn La” đề thực hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình Thông qua việc tìm

hiểu, nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực tiễn việc thực hiện quyền dùng

TNCV của dân tộc Thái ở tinh Sơn La, tác giả sẽ đề xuất những quan điểm và giải

pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo tốt hơn quyền dùng TNCV của dân tộc

Thái hiện nay ở nước ta.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quyên dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiêu số là một hướng nghiêncứu tương đối mới ở Việt Nam Từ trước tới nay ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu

về ngôn ngữ thiểu số, nhưng còn ít những công trình nghiên cứu tiếp cận van đề này

từ góc độ quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiêu só

Dù vậy, vân đê quyên dùng tiêng nói, chữ viêt của các dân tộc thiêu sô cũng

Trang 12

đã được đề cập ít nhiều trong một số nghiên cứu về bảo đảm quyền của các dân tộcthiểu số nói chung, trong đó tiêu biểu như:

- Đề tài “Bảo đảm bình dang và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong

sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” do GS TS Hoàng Chí Bảo làmchủ nhiệm, được xuất bản thành sách năm 2009 Dé tai đã phân tích toàn diện

những yếu tổ tác động, thực trang va đề xuất các giải pháp nhằm bao đảm sự bình

đăng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong sự phát triển kinh tế - xã hội ởnước ta hiện nay, trong đó có sự bình đăng về mặt sử dụng ngôn ngữ

- Dé tài “Bảo đảm quyên của các DTTS và dau tranh chống âm mưu lợi dungvan đề dân tộc Việt Nam” năm 2015 do PGS TS Doan Minh Huan làm chủ nhiệm

Đề tài đã phân tích toàn điện những yếu tô tác động, thực trạng và đề xuất các giải

pháp nhằm bảo đảm quyền của các DTTS trên mọi lĩnh vực, trong đó có quyền sử

dụng tiếng nói, chữ viết

- Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của cácdan tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nông Thị Kiều Diễm, bảo vệ năm

2014 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã phân tích toàn diện cơ

sở lý luận và cơ chế bảo đảm quyền của các DTTS ở Việt Nam hiện nay, trong đó

có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết

- Luận văn thạc sĩ luật học “Quyên của các dân tộc thiểu số theo quy địnhcủa luật pháp quốc tế và Việt Nam” của tác giả Lê Xuân Trình, bảo vệ năm 2015 tạiKhoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã phân tích toàn diện cơ sở lý luận,nội hàm và khung pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về quyền của các DTTS,trong đó có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết

- Luận văn thạc sĩ luật học “Đđm bảo các quyền con người cua các dan tộcthiểu số trong giải quyết vụ án hình sự” của tác giả H Năm BKRông, bảo vệ năm

2015 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Luận van đã phân tích toàn diện co

sở lý luận, pháp lý và cơ chế bảo đảm quyền của các DTTS trong tố tụng hình sự ởViệt Nam hiện nay, trong đó có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết

Bên cạnh đó còn có một sô bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chuyên

Trang 13

ngành của một số tác giả như: Nguyễn Xuân Đạt với bài viết “Co sở đảm bảo và thực

hiện quyên của các dân tộc thiểu số hiện nay” (đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật

số 3/2014; Lừ Văn Tuyên với bài viết “Quyên của các dân tộc thiểu số trong pháp luật

quốc tế và pháp luật Việt Nam (đăng trên tạp chí Lý luận chính trị số 10/2015); Hồ ThịNga với bài viết “Quyển dùng và tiếp cận ngôn ngữ của các dân tộc Thái ở Việt Nam”

(đăng trên Tạp chí nhân lực khoa học xã hội, số 6 năm 2017)

Ở cấp địa phương, cũng đã có một số đề tài nghiên cứu ở Sơn La về bảo tồn disản văn hóa của các dân tộc thiểu số trong tỉnh, tiêu biểu như: “Giữ gìn và phát huy

những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái trong quá trình hội nhập Quốc tế”; “Bảo

tôn văn hóa cư dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La”; “Dia chi Sơn La’; “Nghiên cứu

và phát huy di sản văn hóa thời tiền — sơ sử vùng lòng hồ thủy điện Sơn La”

Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin lớn

quyền của các dân tộc thiêu số nói chung, quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của các

DTTS nói riêng, trong đó có những tri thức, thông tin trực tiếp về văn hoá của dân

tộc Thái ở Sơn La Đó là những tư liệu hữu ích cho học viên trong việc nghiên cứu

thực hiện đề tài này Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào phân

tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về việc bao đảm quyền dùng tiếngnói, chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là từ góc độ của dân tộc

Thái Vì vậy, luận văn này vẫn có giá trị cả về lý luận và thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dichLuận van này nhằm đánh giá một cách toàn diện khả năng thực hiện quyền

dùng TNCV của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La từ các góc độ pháp lý, văn hoá, xã hội,

trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền này

của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La nói riêng, ở nước ta nói chung trong những năm tới.

3.2 Nhiệm vụ

Dé đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thông hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quyền dùng TNCV của

các dân tộc thiểu sé, trong đó bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung và cơ chế bảo

đảm thực hiện quyền theo pháp luật hiện hành của Việt Nam

Trang 14

Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền dùngTNCV của dân tộc Thái ở tinh Sơn La, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và phân tíchnguyên nhân của những thành tựu, hạn chế.

Thứ ba, đề xuất những quan điểm và giải pháp bao gồm các giải pháp pháp

lý và xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền dùng TNCV của dân tộc Thái

qua thực tiễn tại tỉnh Sơn La.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễnliên quan đến việc thực hiện quyền dùng TNCV của dân tộc Thái, qua thực tiễn ở

tỉnh Sơn La.

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về quyềndùng TNCV của dân tộc Thái, có liên hệ tới một số quyền con người khác

- Phạm vi không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quyền

dùng TNCV của dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La, không mở rộng sang các dân

Đề tài được thực hiện dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin,

chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó bao gồm:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng ở tất cả cácchương, mục để đảm bảo việc luận giải, phân tích các nội dung liên quan đến đề tài

- Phương pháp thống kê: chủ yếu được sử dụng tại Chương 2 của luận văn nhằm

tập hợp và đánh giá tình hình dùng TNCV của dân tộc Thái tinh Son La hiện nay.

Trang 15

- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng trong quá trình thực hiện chương 2

và chương 3, bằng cách tham vấn ý kiến của một số chuyên gia, đặc biệt là nhữngngười hiểu biết về văn hoá, tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La, đểcủng có những nhận định, đánh giá thực trạng và đề xuất của tác giả trong luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

* Ý nghĩa lý luận

Về ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần củng cố cơ sở khoa học về quyềndùng TNCV của dân tộc Thái và thực tiễn quyền dùng TNCV của dân tộc Thái tại

tỉnh Sơn La hiện nay.

về ý nghĩa thực tiễn: luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảocho các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc hoàn thiện pháp luật về quyền của

các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu

tham khảo cho các cơ quan nhà nước ở tỉnh Sơn La và các địa phương khác có

người Thái sinh sống trong việc nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền dùng TNCV củadân tộc Thái Ngoài ra, luận văn có thé được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo

cho việc giảng dạy, nghiên cứu về quyền con người ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và

các cơ sở đào tạo khác của Việt Nam.

7 Kết cau của luận vănNgoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 03 chương như sau:

Chương 1: Những van đề lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền dùng tiếng

nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc

Thái ở tỉnh Sơn La

Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường bảo đảm quyền dùng tiếng nói,chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn dân tộc Thái ở

tỉnh Sơn La

Trang 16

Chương 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHAP LY VE BẢO DAM QUYEN

DUNG TIENG NOI, CHU VIET CUA CAC DAN TỘC THIẾU SO Ở

VIET NAM HIEN NAY

1.1 Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của

các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

1.1.1.Khái niệm “dân tộc thiểu số”, “quyền dùng tiếng nói, chữ viết của

các dân tộc thiểu số” “bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc

thiểu số”

1.1.1.1 Khái niệm dân tộc thiểu số

Đề tìm hiểu về khái niệm dân tộc thiểu số, trước hết cần tìm hiểu về khái

niệm dân tộc.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm dân tộc được định nghĩa như sau:

Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hộiđược chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thé nhất định, ban

đầu do sự tập hợp của nhiều bộ lạc liên minh, sau này của nhiều cộng

đồng mang tính tộc người (ethnie) của bộ phận tộc người Tính chất củadân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau Bước vàogiai đoạn công nghiệp rõ rệt nhất là ở các nước phương Tây, do yêu cầuxóa bỏ tính cát cứ của các lãnh địa trong một dân tộc nhằm tạo ra một thị

trường thống nhất nên cộng đồng dân tộc được kết cau chặt chẽ hơn Kếtcau của cộng đồng dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử,

văn hóa trong khu vực và bản thân [16].

Từ định nghĩa nêu trên, có thé thấy khái niệm “đân tộc” ở Việt Nam cònmang nghĩa một “sắc tộc” (ethnic/ethnic group) theo quan niệm phô biến của cộngđồng quốc tế Khi sắc tộc này có tính chất “thiéu số”, nó được gọi là “dan tộc thiểu số ”(ethnic minority) theo cách gọi chung trên thế giới dé chỉ những nhóm sắc tộc có sốdân ít và thường là yếu thế ở một quốc gia Điều này cũng phù hợp với Từ điển Hán -

Trang 17

Việt, theo đó “Dân fộc” có nghĩa là các sắc tỘc trong một quốc gia [1, tr 201], còn

“thiểu số” có nghĩa là số ít, ít oi [1, tr 418]

Nhìn chung, nhận thức phổ biến của cộng đồng quốc tế cũng cho rằng, kháiniệm “dân tộc thiểu số” được xác định căn cứ vào số lượng dân cư của dân tộc đótính trên số dân của một quốc gia và những giá trị chung về văn hoá, xã hội Cụ thé,

Tòa án công lý quốc tế thường trực (PCH — do Hội Quốc Liên thành lập) trước đây

đã đưa ra ý kiến về tranh chấp giữa hai quốc gia là Hy Lạp và Bungari về việc cộngđồng nhập cư thiêu số của hai quốc gia này, theo đó PCH xác định:

Cộng đồng thiểu số là một nhóm người sống trên một quốc gia hoặc địaphương nhất định, có những đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, tínngưỡng, ngôn ngữ và truyền thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau, có quan điểm

thống nhất trong việc bảo lưu những yếu tố truyền thống, duy trì tôn

giáo, tín ngưỡng và hướng dẫn, giáo dục trẻ em trong cộng đồng theotỉnh thần và truyền thống của chủng tộc họ [35]

Trong thời kỳ hiện đại, trong nghiên cứu công bố năm 1977 của Francesco

Capotorti (Báo cáo viên đặc biệt của Tiểu ban về chống phân biệt đối xử và bảo vệ

người thiểu số của Liên Hiệp Quốc) đã đưa ra định nghĩa “người thiểu số là một nhóm

nguoi xét vé mặt số lượng it hơn so với phần dan cư còn lại của quốc gia, có Vị thế yếu

trong xã hội” Công ước của Liên Hiệp Châu Âu năm 1995 đưa ra khái niệm “Dân tộcthiểu số hàm ý một nhóm người từ một quốc gia khác đến cư trú trên lãnh thé của quốcgia thuộc liên hiệp Âu Châu và có quốc tịch của khói Au Châu” [49]

Từ những phân tích ở trên, có thê hiểu: Dân tộc thiếu số là những tộc người

có số dân ít ở một quốc gia, có cùng một phương thức sinh hoạt kinh tế, tập trungsinh sống trên cùng một vùng lãnh thổ hoặc đan xen với nhiều dân tộc khác, cóngôn ngữ riêng, có thể bao gồm cả tiếng nói và chữ viết, dé giao tiếp và có nhữngnét tương dong về nguon gốc, truyền thong văn hoá, tâm lý, xã hội và/hoặc tôn

giáo, tín ngưỡng.

1.1.1.2 Khái niệm quyên dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số

Vân dé tiêng nói, chữ viêt thuộc vê phạm trù ngôn ngữ Ngôn ngữ có nhiêu

Trang 18

hình thức biểu hiện như: hình thể, tiếng nói và chữ viết Việc xuất hiện ngôn ngữ là

tất yêu và cần thiết để phục vụ cho nhu cầu cung cấp và trao đổi thông tin trong

cuộc sống hằng ngày Có nhiều giả thuyết về sự hình thành ngôn ngữ của con người

như thuyết tượng thanh, thuyết tiếng kêu, thuyết quy ước xã hội song đều xem

ngôn ngữ là “cái vỏ của tư duy”, là phương tiện dé thé hiện trình độ nhận thức vàgiao tiếp của con người

Theo phép duy vật biện chứng với triết học Mác — Lênin, con người là chủthể sáng tạo ra ngôn ngữ và đưa ngôn ngữ vào trong đời sống dé trở thành phươngtiện phù hợp phục vụ cho việc nắm bắt, trao đổi thông tin của mình từ trong quátrình lao động, sản xuất, sinh hoạt và các quan hệ xã hội khác Cụ thể, trong tácphẩm “Biện chứng của Tự nhiên”, Ph Angghen đã viết:

Trải qua hàng ngàn năm đấy tranh, bàn tay hoàn toàn khác với bàn chân,

với tư thế con người đứng thăng dẫn tới việc con người hoàn toàn tách

khỏi khi Đồng thời với quá trình đó tiếng nói phát triển dẫn đến đầu ócngười cũng phát triển và làm cho con người hoàn toàn khác conkhi”,“Trước hết là lao động, rồi sau đó và đồng thời với nó là ngôn ngữ -

đó là hai sức kích thích cơ bản nhất, do ảnh hưởng của chúng mà bộ óc

của người vượn dan dan biến thành bộ óc của con người, tuy rất giống

với bộ óc của loài vượn, nhưng lớn hơn và hoàn thiện hơn nhiều [10]

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến ngôn ngữ trong đó có chữ viếtnhư sau: “Vì lẽ sinh tôn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn

học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các

phương thức sw dụng ” [10, tr 431].

Ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản và quan trọng để phân biệt tộc người này vớitộc người khác Ngôn ngữ cũng là phương tiện dé những người đồng tộc gan bó với

nhau Thông qua tiếng dân tộc (tiếng mẹ đẻ) là tiếng được tiếp thu từ thời thơ ấu

được nghe, tiếp xúc, giao tiếp với các thành viên trong gia đình, cộng đồng sinh

hoạt, các thành viên trong tộc người có thể hiểu, giao kết và cộng tác, phối hợp,

giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hàng ngày

Trang 19

Chính vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ, cụ thể là tiếng nói, chữ viết của dân tộcmình đã trở thành một quyền con người cơ bản, được pháp luật quốc tế và pháp luậtcủa các quốc gia ghi nhận và bảo vệ.

Khái niệm quyền ở đây được hiểu là những gi mà theo lẽ công bang, chínhđáng một người hay một cộng đồng/nhóm người được hưởng, được làm, và được

các chủ thé khác tôn trọng, bảo vệ, bảo dam Cu thé, theo luật nhân quyền quốc tế,

các dân tộc thiêu số, hay rộng hơn là các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, ngônngữ, tôn giáo (minirities/minority groups) thuộc về những nhóm dễ bị tồn thương,cần phải được bảo vệ đặc biệt và có những quyền đặc biệt được bảo vệ bởi phápluật quốc tế và pháp luật quốc gia, trong đó có quyền về TNCV Điều 37 Công ướcQuốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966) quy định:

Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn

ngữ, những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những thànhviên khác của cộng đồng mình, không bị khước từ quyền có đời sống vănhoá riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền

được dùng ngôn ngữ riêng của họ [15].

Quy định này sau đó được tiếp tục khang định và phát triển trong Tuyên bố

về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo

và ngôn ngữ năm 1992 của Liên Hợp quốc

Tuy nhiên, đối với các quốc gia có nhiều nhóm dân tộc thì có một nhu cầukhách quan là cần xác định một hoặc một số ngôn ngữ như là chính thức để sử dụngtrong các hoạt động hành chính, nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các hoạtđộng quản trị công Điều này là cần thiết và có lợi cho tất cả cả mọi người dân củaquốc gia đó, bất ké thuộc sắc tộc nao, tuy nhiên cũng đồng nghĩa là có thé ngôn ngữcủa một số nhóm dân tộc thiểu số sẽ không được sử dụng trong hoạt động quản lýnhà nước Đây chính là lý do ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013, tại Điều 5, đã nêurõ: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết,

giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt

đẹp cua minh”.

10

Trang 20

Từ những phân tích ở trên, có thé định nghĩa “Quyển dùng tiếng nói, chữ viếtcủa các dân tộc thiểu số là khả năng mà các dan tộc thiểu số được công nhận, bảo

vệ, bảo đảm việc sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trong đời sống sinhhoạt hàng ngày của dân tộc mình và có thể trong hoạt động hành chính tuỳ theođiều kiện, hoàn cảnh của quốc gia”

1.1.1.3 Khái niệm và tam quan trọng của việc bảo đảm quyển dùng tiếng

nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số

Theo nghĩa phổ quát, bảo đảm là việc tạo ra những điều kiện cần thiết déhiện thực hoá một việc gì đó Từ cách tiếp cận đó, có thé hiểu: Bảo đảm quyển dùngtiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số là việc thực hiện những cách thức, biệnpháp theo quy định của pháp luật để bảo tôn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các

đân tộc thiểu số trong thực tiền

Việc bảo đảm quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu số là đặc biệt quan

trọng, bởi lẽ ngoài việc đây là một nghĩa vụ của nhà nước trong việc thực hiện các

cam kết quốc tế về quyền của các dân tộc thiểu số, việc sử dụng ngôn ngữ là điềukiện cơ bản, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm sự tham gia và hòa nhập của cácdân tộc thiêu số vào đời sông mọi mặt của đất nước Cụ thé như sau:

- Bảo đảm quyên dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số là diéu

kiện dé cải thiện kha năng tiếp cận giáo duc cho trẻ em các dân tộc thiểu số

Về van đề này, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, trẻ em các dân tộc thiêu

số trên thế giới thường nhận được rất ít hoặc thậm chí không nhận được sự giáo dụcchính thức Theo Ngân hàng Thế giới, 50% số trẻ em trên thế giới sống ở các cộngđồng có ngôn ngữ được dạy ở nhà trường khác với ngôn ngữ được sử dụng tại nhà;

vì thế các ngôn ngữ được dạy ở nhà trường rất ít hoặc thậm chí không bao giờ được

sử dụng tại nhà Do đó, việc không được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình ở

trường dẫn tới kết quả học tập của trẻ em các dân tộc thiểu số thường thấp, sốtrường hợp bỏ học hoặc học lại thường ở mức cao [56] Ở một số quốc gia, khi tiếng

mẹ đẻ được sử dụng làm phương tiện giảng dạy trong nhà trường tối thiểu từ 6-8năm cho thấy kết quả là sự tự tin, lòng tự trọng của của trẻ em các dân tộc thiểu số

11

Trang 21

được cải thiện đáng kế: số học sinh các dân tộc thiểu số đến lớp tăng [48], tỉ lệ bỏhọc giảm, thành tích học tập tăng [54] kéo dai thời gian đến trường, chất lượng bàithi tốt, khả năng đọc, viết lưu loát hơn với cả ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ chínhthức của quốc gia [54].

- Bảo đảm quyên dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số thúc đẩy

sự bình đẳng và trao quyên cho phụ nữ thiểu số

Trên thế giới, phụ nữ các dân tộc thiểu số thường là nhóm dễ bị tổn thươngnhất trong tập hợp nhóm bị tổn thương lớn hơn là phụ nữ nói chung Ho ít có cơ hội

được học tập ở trường, đặc biệt là cơ hội dé học bằng ngôn ngữ của dân tộc mình vì

sự phân biệt về giới hoặc về dân tộc Tuy nhiên, trong thực tế, một số nghiên cứu đãchỉ ra rằng, phụ nữ các dân tộc thiêu số đã thé hiện rất tốt khi được dạy bằng ngôn

ngữ mẹ đẻ, do đó làm tăng khả năng của họ trong việc theo học các bậc học cao hơn

và thoát khỏi sự cô lập, đói nghéo.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự tương tác với các dịch vụ công cộngtrong những lĩnh vực quan trọng của phụ nữ thiểu số như dịch vụ chăm sóc sức

khỏe sẽ được cải thiện bằng việc sử dụng hiệu quả TNCV của chính dân tộc họ Vi

dụ, nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, có từ 5-7 phụ nữ chết mỗi ngày do các biếnchứng trong quá trình mang thai hoặc sinh nở, trong đó tỷ lệ cao nhất là ở vùng dântộc thiêu số, vùng sâu vùng xa Bên cạnh lý do thiếu hộ sinh và nhân viên y tế thìrào cản văn hóa ở những khu vực đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ dân

tộc thiểu số không sử dụng các dịch vụ sức khoẻ sinh sản, vì thế làm gia tăng mức

độ rủi ro của họ Đề giải quyết van dé này, nhiều Chính phủ và các đối tác phát triểnquốc tế đã áp dụng sáng kiến đào tạo phụ nữ địa phương trở thành hộ sinh Sự hiểubiết phong tục, tập quán của các nữ hộ sinh địa phương và đặc biệt là khả năng

dùng TNCV của của bệnh nhân là chìa khóa để có được sự tin tưởng và khuyến

khích phụ nữ địa phương tham gia các dịch vụ y tẾ, vì vậy góp phần khắc phục

những truyền thống cổ hủ (bao gồm cả việc sinh con trong rừng) khiến các bà mekhó tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [39]

12

Trang 22

- Bảo đảm quyên dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số cải thiệngiao tiếp và các dịch vụ xã hội cho họ

Nhiều nghiên cứu cũng cho thay việc sử dụng TNCV thiểu số trong việc cungcấp dịch vụ công như y tế, giáo dục, tư pháp, văn hoá giúp cho các dịch vụ này hiệuquả hơn và cải thiện khả năng giao tiếp của người dân các dân tộc thiêu số Điều này là

bởi giao tiếp là một quá trình hai chiều, khi chính quyền tìm cách áp đặt các dân tộc

thiểu số sử dụng một ngôn ngữ trong tất cả các tình huống sẽ dẫn tới sự tây chay củacác dân tộc đó Hậu quả là sự thất bại trong việc tiếp cận các thiểu số bang một loại

ngôn ngữ áp đặt chung sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa chính quyền và các dân tộc

thiểu số, ngược lại, việc sử dụng TNCV của các nhóm thiêu số trong việc cung cấp cácdịch vụ công sẽ giúp chính quyền nhận được sự hưởng ứng từ phía người dân

- Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số góp phan

làm ổn định xã hội và ngăn ngừa xung đột

Một học giả đã khăng định rằng: “Khi quyên của các nhóm thiểu số được quyđịnh trong hiến pháp và thực hiện thông qua hệ thống bầu cử, tư pháp và giáo dụctrước khi một cuộc xung đột có cơ hội xảy ra, đó chính là cơ hội để cuộc xung đột

không xảy ra” [49].

Thực tế cho thây, ở những nơi bảo đảm quyền dùng TNCV của các dân tộcthiểu số, những vấn đề mà là nguyên nhân gây sự kì thị, coi thường và phân biệt đối

xử, cũng như tình trạng căng thăng và xung đột sắc tộc trong một quốc gia sẽ ít xảy

ra hơn và có khả năng tránh được Điều đó là bởi việc sử dụng các ngôn ngữ thiểu

số giúp tăng mức độ ủng hộ chính quyền và sự hòa đồng của các nhóm thiểu số,

cũng như tăng sự hiện diện của họ tại các khu vực khác nha, thậm chí tăng cơ hộiviệc làm cho họ, điều này có thể góp phần tích cực làm tăng sự đoàn kết và ôn định

xã hội Ngược lại, ở những nơi chỉ sử dụng một ngôn ngữ chính thức mà quá xa lạvới các dân tộc thiểu số, bạo lực có xu hướng xảy ra nhiều hơn Đây là một trong

những lý do OSCE đưa ra các khuyến nghị ở Oslo về quyền ngôn ngữ của các dântộc thiểu số như một công cụ phòng chống xung đột ở các nước trong khối này

13

Trang 23

- Bảo đảm quyên dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số thúc đẩy

sự da dạng ngôn ngữ

Theo UNESCO:

Ngôn ngữ là chia khóa dẫn tới su hòa nhập Ngôn ngữ là trung tâm trongcác hoạt động, là sự thé hiện và biểu đạt bản sắc của con người Nhận

ra được sự ưu ái hàng đầu mà mỗi ngườidành chongôn ngữ của

mình sẽ nuôi dưỡng sự hòa mình thực sự của họ dé tiền tới sự phát triển

mà thành quả đạt được sẽ ton tại bền vững [55]

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc đánh mất sự đa dạng về TNCV là sự mat

mát của di sản nhân loại Các quốc gia không nên chỉ ưu tiên một hoặc một số ngônngữ, mà cần có các hành động tích cực dé thúc day, duy trì và phát triển các ngôn

ngữ thiểu số ở bất cứ nơi nào có thé, xem đó như là những yếu tố cốt yêu của bản

sắc dân tộc Tôn trọng và tích cực ủng hộ sự đa dạng ngôn ngữ là dấu hiệu của một

xã hội hòa nhập là một trong những chìa khóa dé chống lại sự thiếu khoan dung vàphân biệt chủng tộc Ghi nhận quyền dùng TNCV của dân tộc thiêu số là một bước

đi rõ ràng trong việc thúc day sự chấp nhận đối thoại liên văn hóa, cũng như xây

dựng nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục tôn trọng sự đa dạng văn hóa

1.1.2 Bản chất, đặc điểm và nội dung quyền dùng tiếng nói, chữ viét củacác dân tộc thiểu số

1.1.2.1 Bản chất, đặc điểm quyên dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộcthiểu so

Bản chat, đặc điểm quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu số thé hiện quanhững yếu tố sau đây:

Tính phổ quátQuyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu số là quyền cơ bản gắn với mỗingười kể từ khi họ sinh ra hay còn gọi là tiếng mẹ đẻ Mỗi ngôn ngữ của mỗi dântộc đều là di sản văn hóa chung không chỉ của riêng dân tộc đó mà còn là di sản văn

hóa của cả cộng đồng quốc gia dân tộc và nhân loại

TNCV của các dân tộc thiểu số không chỉ dành cho thành viên của các dân

14

Trang 24

tộc thiểu số đó mà ban chất TNCV sinh ra dành cho con người, cho những chủ thé

có nhu cau tìm hiểu, học hỏi và dùng tiếng dân tộc đó

Tinh đặc thù

Ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau có những đặc điểm khác nhau xuất phát

từ những đặc trưng của từng dân tộc TNCV của các dân tộc thiểu số thường mangtrong mình đặc trưng riêng gắn liền với tập quán, hình thái kinh tế, lối sống, truyềnthống văn hóa đặc trưng cơ bản của từng dân tộc

Quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu số được pháp luật quốc tế quy định

và được pháp luật của các quốc gia nội luật hóa nhằm thừa nhận sự đặc thù cụ thể

về TNCV của các dân tộc và họ có quyền dùng và khai thác những giá trị văn hóa,giá trị tinh thần liên quan đến TNCV của dân tộc ho Thông qua TNCV của dân tộc

mình, các dân tộc thiểu số có thể đảm bảo các quyền cơ bản và quan trọng về bản

sắc của cá nhân, dân tộc mình

Tính quy phạm

Khi nhắc tới quyền ta hiểu là việc nhà nước công nhận và bảo vệ những hành

vi “được làm cua cá nhân, tổ chức Quyền dùng TNCV là một giá trị bam sinh, vốn

có của mỗi cá nhân và dân tộc thiểu số, nhưng để hiện thức hoá một cách đầy đủ

quyền này, nó cũng cần được nhà nước quy định trong Hiến pháp và các văn bản

quy phạm pháp luật Một khi được quy định như vậy, việc tôn trọng, bảo vệ, bảo

đảm quyền này trở thành những quy phạm bắt buộc với các chủ thé có liên quan,bao gồm các cơ quan nhà nước Vì các dân tộc thiểu số thường là những nhóm yếu

thé của xã hội với những đặc điểm mang tính đặc thù dé bị tốn thương, điều kiện

phát triển kinh tế - văn hóa — xã hội còn nhiều khó khăn, cho nên việc quy phạmhoá các quyền của họ, trong đó có dùng TNCV, có ý nghĩa quan trọng

1.1.2.2 Nội hàm quyên dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu sốQuyền dùng TNCV của các dân tộc thiêu số là quyền tự do của mỗi cá nhân làthành viên của các dân tộc thiêu số, đồng thời cũng là một quyền tập thé của chung

toàn thể dân tộc đó Thông qua quy định về quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu

số nhà nước phải hạn chế không được tuỳ tiện can thiệp vào quyền này Đồng thời,

15

Trang 25

phải đưa ra những quy định và biện pháp thúc đây và bảo đảm thực hiện quyền dùngTNCV của các dân tộc thiêu số Nhà nước cũng có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ giáodục và hỗ trợ dé đảm bảo mỗi cá nhân thành viên các dân tộc thiểu số có khả năng vađiều kiện dé nghiên cứu, tìm hiểu, sử dụng TNCV của dân tộc mình.

Theo nghĩa rộng, quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiêu số còn

bao gồm các nội dung sau:

Được sử dụng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu sốNhư đã đề cập ở phần trên, hiện tại quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu

số đã được các văn kiện quốc tế về nhân quyền ghi nhận Tại Việt Nam quyền dùngtiếng nói chữ viết của các dân tộc thiêu số đã được Hiến pháp 2013 quy định rất cụthé: “Các dân tộc có quyển dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, pháthuy phong tục, tập quán, truyền thong và văn hóa tốt đẹp của minh” ngoài ra trongnhiều văn bản pháp luật khác cũng có quy định nhằm ghi nhận và đảm bao dé cácdân tộc thiêu số ding TNCV của dân tộc mình

Xuất phát từ quyền này, các dân tộc thiêu số có quyền được khai thác nhữngthông tin, tư liệu từ các văn bản từ chữ viết của dân tộc mình, được hưởng những

tinh hoa, truyền thong tốt đẹp từ TNCV của dân tộc Việc khai thác những giá tri sửdụng của TNCV của dân tộc có thể đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin,ghi chép, lưu trữ, truyền đạt, sinh hoạt văn hóa về mặt tỉnh thần hoặc vật chất chomỗi thành viên của dân tộc thiểu số đó

Dựa vào tính năng truyền tải thông tin của tiếng nói, tính năng ghi chép, lưu

giữ thông tin của chữ viết mà con người khai thác lợi ích trong cuộc sống với những

đúc rút kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đối nhân xử thế, các phong tục, tập quán,

nghi lễ của các dân tộc thiêu số, bao gồm cả việc mang lại những lợi ích về vật chất

qua việc dùng TNCV của các dân tộc thiểu số

Việc sử dụng TNCV của các dân tộc thiểu số là một trong những quyền năngquan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các dân tộc thiểu số và những cá nhân, tổ chứctìm hiểu và nghiên cứu về ngôn ngữ thiêu số Các dân tộc thiểu số có toàn quyềnkhai thác những công dụng và được hưởng lợi ích liên quan đến tiếng nói chữ viết

của dân tộc mình, tuỳ thuộc vào khả năng của bản thân mỗi cá nhân.

16

Trang 26

Được sử dụng các văn bản, sách chữ dân tộc

Nhiều dân tộc thiểu số có ngôn ngữ viết riêng mà trong đó lưu truyền các giá trịvăn hóa, nghệ thuật dân gian, nghỉ lễ, luật tục, tín ngưỡng được ghi chép qua nhiềuđời Đây là nguồn sử liệu quan trọng, quý giá về mọi mặt liên quan đến cuộc sống củacác dân tộc thiểu số truyền từ đời này qua đời khác, về nhiều lĩnh vực khác nhau Các

bản ghi chép của các dân tộc thiểu số không chỉ là phương tiện lưu trữ, mà thông qua

đó chữ viết của các dân tộc thiểu số thể hiện chức năng phản chiếu đời sống vật chất vàtinh than của các dân tộc thiểu số dé bảo tồn và góp phan hiểu rõ về quá trình phát triểncủa các tộc các dân tộc thiêu số đó Mọi cá nhân đều có thể khai thác công dụng, nộidung của các bản chữ viết, sách bằng tiếng dân tộc thiểu số dé đáp ứng nhu cầu học

tập, nghiên cứu của mình một cách chính đáng và hợp lý.

Quyền dùng các văn bản, sách ghi chép bằng chữ viết của các dân tộc thiểu

số là một quyền thực tế và đảm bảo cho quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu sốđược phát huy Hiện nay, Nhà nước ta có nhiều chính sách và chương trình hànhđộng đề bảo lưu và phát triển hệ thống các văn bản chép tay, sách chữ viết của các

dân tộc thiểu số, trong đó bao gồm việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng để lưu giữ,

bảo tồn và giảng dạy chữ viết của các dân tộc thiểu số Nhà nước cũng khuyến

khích, hỗ trợ dé các dân tộc thiểu số dùng chữ viết của dân tộc mình làm đa dạng

văn hóa đời sống tinh thần Cùng với đó, mỗi cá nhân sẽ từng bước nâng cao ý thứcgìn giữ những nét đẹp văn hóa và dùng chữ viết của các dân tộc thiêu số đúng mụcđích và mang lại ý nghĩa trong đời sống xã hội

Được dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số tham gia vào đời

sống văn hóa- xã hội

Các dân tộc thiểu số có quyền dùng TNCV của mình trong các hoạt động đờisống sinh hoạt hằng ngày, bao gồm đời sống tinh than, tín ngưỡng, tâm linh Điềunày thể hiện qua việc các dân tộc thiểu số dùng TNCV riêng để miêu tả, biểu đạtcác sự vật, sự việc bằng TNCV của dân tộc mình với đặc trưng riêng và thể hiện sựsáng tạo phù hợp với những nhu cầu tất yếu của cuộc sống Song việc dùng TNCV

của các dân tộc thiêu sô không chỉ hạn chê đôi với cá nhân là thành viên các dân tộc

17

Trang 27

thiểu số mà được mở rộng đến mọi cá nhân, tổ chức khác Các tô chức và cá nhânthuộc các dân tộc khác đều có quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu số tham giavào đời sống văn hóa, sáng tác, sinh hoạt, phát triển các giá trị truyền thống hăngngày, với điều kiện phải gìn giữ được đặc trưng của dân tộc đó Sự mở rộng nhưvậy kích thích sự sáng tạo từ mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng hướng tới việc xây

dựng và phát triển đời sống văn hóa, tinh thần đa dạng và phong phú với đa màu sắccủa các dân tộc khác nhau.

Bên cạnh đó, trong các hoạt động và các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật mà

các dân tộc thiêu số tham gia đền có quyền dùng TNCV của mình đến một mức độnhất định, tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước Vi dụ, ở Việt Nam, Bộ luật Tốtụng Dân sự năm 2015 quy định: “Người tham gia tổ tụng dân sự có quyên dùng tiếng

nói, chữ viết của dân tộc của mình dé tham gia” Quy định này dé đảm bảo quyền của

công dân bảo vệ quyền và lợi ích của các dân tộc thiểu số, qua đó đảm bảo tối ưu việctham gia vào quá trình tố tụng của công dân là thành viên các dân tộc thiêu sé

Được hưởng thụ các giá trị tốt đẹp từ tiếng nói, chữ viết của các dân tộc

thiểu số

Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, TNCV là công cụ chủ yếu và quan trọng

tạo nên những giá trị văn hóa được truyền qua nhiều thế hệ Việc hưởng thụ những

kinh nghiệm quý báu, giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần từ TNCV của các dân tộc thiểu

số là quyền năng cơ bản của họ và cũng chính là nhu cầu chính đáng dé hướng tới cácgiá trị tinh thần tốt đẹp TNCV là thành quả sáng tạo của các dân tộc thiêu số đã đưa nó

vào thực tế cuộc sống, sử dụng va gìn giữ từ đời này qua đời khác

Về van đề trên, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)năm 1966 tại Điều 3 đã nêu rõ: “Ở những nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, cácquốc gia can tôn trọng quyên không thé bị tước bỏ của họ trong việc được dùngtiếng nói riêng của họ” Trong thực té, mỗi cá nhân có thé phát huy được bản chấttốt đẹp của TNCV dân tộc minh thông qua hiểu biết của bản thân về truyền thống

văn hóa dé lưu giữ và phát huy mà không làm mai một, biến tướng, pha lẫn hoặclàm triệt tiêu TNCV của dân tộc mình.

18

Trang 28

Được phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu sốTNCV của các dân tộc thiêu số đều đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với

nhiều sự tác động nhất định Việc lưu truyền TNCV của các dân tộc thiêu số trên

thế giới cũng như ở Việt Nam cho đến ngày nay càng trở nên khó khăn và gặp nhiều

trở ngại hơn Phát triển ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số bao gồm cả TNCV lạicàng gặp nhiều thách thức trong bối cảnh đó Vì vậy, việc này không chỉ là quyền

và còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân thành viên các dân tộc thiểu số, đồng thời là

nghĩa vụ của các Nhà nước và của cộng đồng quốc tế Tại Điều 1 Tuyên bố về các

nguyên tắc trong trong hợp tác quốc tế về văn hóa UNESSCO năm 1966 quy định

rằng: “Mối người déu có quyên và nghĩa vụ phát triển nên văn hóa của mình” và

“Hợp tác về văn hóa là quyên và nghĩa vụ của tất cả mọi người, mọi quốc gia,

những chủ thể có thé chia sẻ với quốc gia này hoặc quốc gia kia kiến thức và kỹnăng của dân tộc mình".

Sở dĩ cần xem phát triển ngôn ngữ thiểu số là một nghĩa vụ của nhiều chủ thé 1a

do việc phát triển TNCV của các dân tộc thiêu số sẽ góp phần đảm bảo cho việc sángtao, sáng tác ra các tác phâm văn hóa, văn nghệ, kinh nghiệm, sáng chế bằng TNCV

của các dân tộc thiểu số Việc thay đổi tư duy và nhận thức của mỗi cá nhân trong việc

phát triển TNCV của dân tộc mình là yếu tố quan trọng mang tính thúc đấy và đóng

góp vào sự phát triển TNCV của các dân tộc thiểu số Nói cách khác, quyền dùng

TNCV của các dân tộc thiểu số là một trong những quyền con người cơ bản và quantrọng thê hiện tính nhân văn đối với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc tác động trực tiếp tớitâm lý, tình cảm, thái độ và lý trí của các dân tộc thiểu số, tạo nên sự phát triển hài hòa,phù hợp sẽ góp phần khơi gợi năng lực tiềm năng của mỗi cá nhân tham gia vào phát

triển các lĩnh vực của cuộc sống thông qua TNCV của chính dân tộc họ

1.1.3 Các lĩnh vực và điều kiện bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viếtcủa các dân tộc thiểu số

1.1.3.1 Các lĩnh vực can bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của cácdân tộc thiểu số

Giáo dục

Trong việc bảo đảm quyên sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thì giáo dục

19

Trang 29

đóng vai trò trung tâm và là nền tảng dé duy trì sự đa dạng tiếng nói, chữ viết Điềunày là bởi nêu một ngôn ngữ không được giảng dạy thì sẽ dần bị mai một và biếnmat Vì vậy, nếu không thể thực hiện được việc giảng day bằng ngôn ngữ của tất cả

các dân tộc thiểu số thì các nhà nước phải đảm bảo được ít nhất là môn dạy tiếng

thiểu số của dân tộc mình cho tất cả mọi trẻ em của các dân tộc thiểu số trongchương trình giáo dục quốc dân

Ngoài ra, trong giáo dục không được sử dụng sự khác biệt về ngôn ngữ đề phânbiệt học sinh theo dân tộc và chủng tộc Khi tất cả mọi người được dùng chung tiếngnói, chữ viết và không bị phân biệt thì việc sử dụng ngôn ngữ thiểu số làm phương tiện

giảng dạy phải được coi là điều bình thường và không bị ngăn cắm

Đề thúc đây sự hòa nhập, tất cả học sinh phải có sự đối xử công bằng: Nhómhọc sinh thiểu số phải không bị cản trở trong việc học hỏi văn hóa và ngôn ngữ của

cộng đồng quốc gia trong tất cả mọi khía cạnh, hoạt động Phải đảm bảo giáo dục

ngôn ngữ cho nhóm thiêu số là sẵn có, được cung cấp và tiếp cận công bằng, khôngphân biệt đối xử

Ở những nơi ngôn ngữ thiểu số chủ yếu được sử dụng băng lời nói, không cógiáo viên được đào tạo chuyên môn giảng dạy chữ viết thiểu số hoặc có rất ít tài liệu

để giảng dạy thì các trợ giảng là người địa phương và các tài liệu dịch thuật củachính địa phương đó chính là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tậpcủa học sinh dân tộc thiểu số

Chính quyền phải đảm bảo phát triển các chương trình giảng dạy và đào taogiáo viên băng ngôn ngữ thiểu số một cách phù hợp; chương trình giáo dục songngữ phải được phát trién dé đáp ứng được những tình huống cụ thể Ngoài ra, nhà

nước cũng cần bố sung việc giảng dạy lịch sử, văn hóa, truyền thong cua dân tộc

thiêu số vào chương trình giảng dạy chính

1.1.3.2 Giáo dục tư nhân

Việc thành lập, vận hành các trường tư và dịch vụ giáo dục sử dụng tiếngnói, chữ viết thiểu số như một phương tiện chính trong giảng dạy nên được chophép, công nhận và tạo điều kiện Bởi từ lâu, luật pháp quốc tế đã nhận định tính dễ

20

Trang 30

bị ton thương của cộng đồng dân tộc thiểu số Các dân tộc thiểu số cần được giảngdạy ở các trường tư, bằng tiếng nói, chữ viết của chính họ, không bị ảnh hưởng bởichính sách giáo dục chung của nhà nước [51] Day là quyền được trao đôi, liên kếtvới các người khác trong cùng cộng đồng của các dân tộc thiểu số Không nên đặt

ra bat kì hạn chế nào đối với việc sử dụng tiếng nói, chữ viết thiêu số, kể cả việc

dùng ngôn ngữ đó như phương tiện giảng dạy chính hoặc ngôn ngữ chính thức của

trường Tuy nhiên chính quyền có thé áp đặt một số tiêu chuẩn về chất lượng hoặcnội dung, giữ được thái độ trung lập trong sự ưu tiên tiếng nói, chữ viết Đồng thời,giống như giáo dục công, chính quyền phải tránh sự xa lánh, cô lập dân tộc thiểu số

và khuyến khích sự hiểu biết liên văn hóa Dé đảm bao rằng các nhóm thiểu số ngônngữ không bị cô lập với phần còn lại của dân số, phải đảm bảo họ luôn có quyền

được học tập bằng tiếng nói, chữ viết chính thức

Pháp luật và chính sách cần tạo điều kiện và chủ động hỗ trợ cho giáodục tư bằng tiếng nói, chữ viết thiểu số Nếu giáo dục công không thé thực hiệnđược bằng ngôn ngữ thiểu số, thì nguồn tài chính và một số hình thức hỗ trợ

khác của nhà nước cần tạo điều kiện cho giáo dục tư giảng dạy bằng ngôn ngữ

thiểu số, đặc biệt trong trường hợp các cộng đồng thiểu số nhỏ về số lượng vàphân tán về khoảng cách địa lý

Mặc dù các cơ quan nhà nước không có nghĩa vụ trong việc tài trợ cho

các trường tư, nhưng sự bảo vệ, khuyến khích đa dạng ngôn ngữ cũng như sự

dễ bị tổn thương của nhiều nhóm dân tộc thiểu số cho thấy việc ủng hộ cáctrường tư là rất cần thiết

Chính phủ có thê hỗ trợ các trường dân tộc thiểu số tư băng cách trợ giúptrong việc sản xuất và in ấn tài liệu tiếng dân tộc thiểu số hoặc thuê giáo viên chotrường Tuy nhiên, bất kì sự hỗ trợ nào cho các cơ sở giáo dục tư nhân cũng vẫnphải tuân thủ nguyên tắc cơ bản là cắm phân biệt, đối xử

Cần đảm bảo các dân tộc thiểu số không bị phân biệt đối xử dưới bat kỳ hình

thức nào khi được giảng dạy băng ngôn ngữ của họ ở trường tư Các chứng chỉ họ đạt

được cân được công nhận, các kỳ thi tuyên sinh vào các trường đại học hoặc các tô

21

Trang 31

chức giáo dục nhà nước khác cũng nên được thực hiện bằng ngôn ngữ thiểu số (Vídụ: Nhật bản công nhận bằng của các trường tư thục Hàn Quốc dé làm chứng chi choviệc đăng kí vào giáo dục đại học) Trong trường hợp không khả thi, cần có cácphương án khác cho nhóm thiểu số để họ không gặp khó khăn, bất công trong việctheo học bậc học cao hơn Nếu học sinh bị loại một cách bất công và không hợp lý

khỏi cơ hội tiếp cận các bậc học cao hơn thì có thé được coi là phân biệt đối xử

Hành chính, y tế và các dịch vụ công khác

Bat cứ khi có thé, dich vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xã hội và tất cả các

dịch vụ hành chính hoặc công cộng khác cần được sử dụng tiếng nói, chữ viết thiểu

số Việc cam sử dụng tiếng nói, chữ viết thiêu số và áp đặt sử dụng ngôn ngữ chínhthức trong tất cả các dịch vụ hành chính, công cộng bị coi là hành vi phân biệt đối

xử về dân tộc, chủng tộc trong luật quốc tế Điều đó là bởi việc chỉ sử dụng ngôn

ngữ chính thức có thể là trở ngại cho việc tìm kiếm và tiếp cận dịch vụ công của cácdân tộc thiêu số, đặc biệt là phụ nữ

Ở nhiều quốc gia, nhà nước đã nỗ lực thực hiện các biện pháp đảm bảo việc

sử dụng tương xứng, hợp lý các ngôn ngữ thiêu số trong lĩnh vực như hành chính, y

tế và các dịch vụ công cộng, và đã mang lại kết quả tốt đẹp rõ ràng trong việc nâng

cao chất lượng dịch vụ cũng như tăng cường sự tham gia của các dân tộc thiểu số

vào các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Thực tiễn cho thấy việc sử dụngtiếng nói, chữ viết thiêu số có thé làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm này cũngnhư tăng cường sự hòa nhập, đồng thuận và công nhận của các dân tộc thiểu số đốivới quốc gia

Thực tế cho thấy không phải tất cả các tiếng nói, chữ viết thiểu số ở một đấtnước đều cần được sử dụng trong lĩnh vực hành chính và dịch vụ công, tuy nhiên, khicác nhóm thiểu số tập trung với một tỷ lệ nhất định trong một lãnh thổ, khu vực hoặcđịa phương nhất định, thì cần bảo đảm quyền của họ trong việc sử dụng ngôn ngữ của

mình trong các lĩnh vực hành chính và các khu vực công cộng một cách cân xứng và

thích hợp Tại các khu vực không sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu sé,

nhà nước can ứng biên nhanh với việc cung cap dich vụ và giao tiêp có hiệu quả đôi

22

Trang 32

với các dân tộc thiểu số, đặc biệt trong các van dé liên quan đến sức khỏe, y tế, xử lýnhững tình huống khan cấp Điều này bao gồm việc chuẩn bi sẵn sàng: nhân viên y

tế song ngữ, phiên dịch trực tiếp, phiên dịch qua điện thoại, bản in thông tin y tế vàthông tin trang web, các tài liệu và video bằng các ngôn ngữ thiêu số

Danh tinh và địa điểm

Do tiếng nói, chữ viết là trung tâm của bản chất con người, của văn hóa và

bản sắc xã hội, nên cần phải tôn trọng hình thức ngôn ngữ của tên người và tên cácđịa điểm ở những vùng thiểu số [52] Danh tính của một người, dưới dạng họ tênriêng trong tiếng nói, chữ viết thiêu số, phải được các cơ quan nhà nước tôn trọng,công nhận và sử dụng Trong trường hợp có thê, việc sử dụng các tiếng nói, chữ viếtthiêu số trên các biển báo đường phố và chỉ định địa hình cũng cần được thêm vào,đặc biệt khi chúng có ý nghĩa lịch sử hoặc nơi tập trung các dân tộc thiểu số

Đối với cá nhân, hầu hết các quốc gia hiện đã công nhận quyền sử dụng họtên băng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số và nghĩa vụ tương ứng củachính quyền về tôn trọng quyền này Điều này phải được quy định trong luật pháp,quy định trong một quy trình minh bạch răng các cá nhân có thể sử dụng tên riêngcủa họ trong các liên hệ với chính quyền và chính quyền cũng phải sử dụng tên nàytrong các hoạt động hành chính Đối với cộng đồng, tên đường phó, địa phương vàcác chỉ số địa hình dành cho công chúng rất quan trọng vì chúng thể hiệndấu ấn bản sắc xã hội, văn hóa và lịch sử Một cách tiếp cận thực tế mang lại hiệuquả tốt đang được áp dụng ở hầu hết các quốc gia là chính quyền bảo đảm tên

đường phố, đại danh ở địa phương sử dụng song ngữ, hoặc thậm chí "đa" ngữ,

khi có đủ sự tập trung hoặc yêu cầu sử dụng đối với các dấu hiệu đó trong các tiếngnói, chữ viết của các dân tộc thiểu số

Trang 33

Trên các phương tiện truyền thông công cộng, tiếng nói, chữ viết của dân tộcthiểu số phải có không gian riêng phù hợp theo nguyên tắc tỉ lệ Tính hợp lý và khảnăng thực hiện điều này lớn bao nhiêu thì họ càng có cơ hội xuất hiện và được lắngnghe nhiều hơn bấy nhiêu trên các phương tiện truyền thông.

Trong lĩnh vực truyền thông tư nhân, dé phù hợp với các quyền cơ bản của conngười như tự do ngôn luận, người thiểu số phải được tự do giao tiếp với nhau trênphương tiện truyền thông cá nhân mà không gặp trở ngại trong việc sử dụng tiếng nói,chữ viết của chính họ Vai trò của phát thanh công cộng bằng các tiếng nói, chữ viết

thiêu số là đặc biệt quan trọng trong việc thúc đây không chỉ sự tôn trọng mà còn cả sự

chấp nhận và tạo ra cảm giác hòa nhập giữa các nhóm thiểu số nơi nhu cầu và lợi ích

của chính họ được phản ánh và truyền đạt một cách công bằng

Các nhóm thiểu số có thể tham gia trực tiếp vào việc phát triển các chươngtrình phát sóng bằng tiếng nói của họ Sử dụng tiếng nói, chữ viết thiểu số trongphương tiện truyền thông công cộng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn

các ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc thiêu số

Các hoạt động riêng tư

Việc sử dụng bất kỳ ngôn ngữ thiểu số nào trong tất cả các hoạt động

riêng tư phải được bảo đảm, bat kế hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tôn

giáo, trong bat kế thời gian, địa điểm nào Điều này là bởi tự do cá nhân trong lĩnh

vực riêng tư, kê cả việc sử dụng tiếng nói, chữ viết là một đặc điểm cơ bản của các

xã hội tự do và dân chủ Theo đó, ngoài các trường hợp đặc biệt có thể bị hạn chế

thì khả năng về quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết thiểu số trong các hoạt động riêng

tư phải được pháp luật đảm bảo.

Hoạt động tư pháp

Theo luật nhân quyền quốc tế và pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó cóViệt Nam, phiên dịch miễn phí được cung cấp trong tố tụng hình sự nếu bị cáo làngười dùng tiếng nói, chữ viết thiểu số và không hiểu ngôn ngữ tố tụng Bản dịch

thuật miễn phí các tài liệu tòa án mà cần thiết cho sự bào chữa của bị cáo cũng cần

có bằng tiếng nói, chữ viết của chính họ Mặc dù không cần thiết phải dịch tất cả

các tài liệu và mọi khía cạnh khác của thủ tục tố tụng, nhưng những tài liệu cần thiết

cho một vụ án phải được dịch đầy đủ và miễn phí cho bị cáo

24

Trang 34

Việc đảm bảo quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số tronghoạt động tư pháp là cần thiết vì hậu quả của việc sử dụng tiếng nói, chữ viết khôngđược hiểu bởi tất cả các cá nhân khi áp dụng pháp luật là vô cùng nghiêm trọng Vìthế, việc sử dụng tiếng nói, chữ viết mà các cá nhân tham gia tô tụng có thể hiéu théhiện sự tôn trọng đặc biệt đối với quyền được xét xử công bang da duoc quy dinh

trong luật quốc tế Trong tổ tung hình sự và các hình thức tô tụng tương tự phải luôn

đi kèm với sự giải thích và dịch thuật miễn phí phù hợp cho bi can, bi cáo, người bi

giam giữ mà không hiểu tiếng nói, chữ viết được sử dụng bởi các quan chức tư pháphoặc thực thi pháp luật Việc này sẽ giúp họ có thể thực hiện quyền bào chữa củachính mình cũng như góp phần bảo vệ sự công bằng của thủ tục tố tụng Thủ tục tốtụng tại tòa án (đối với các loại án) và các phiên xét xử nên được xem xét tiễn hành

bằng ngôn ngữ thiêu số ở mức độ và phạm vi phù hợp, trong đó sự tập trung và số

lượng người nói là yếu tố quyết định tính thực tế khi áp dụng biện pháp này

Dé dam bảo quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiéu số tronghoạt động tư pháp, có thê áp dụng nhiều biện pháp như: Sử dụng tờ rơi, áp phích

hoặc các phương tiện hữu hình khác trong tất cả các phòng xử án và đồn cảnh sát

Các phương tiện trên được viết, soạn thảo bang các ngôn ngữ được sử dung rộng rãi

nhất trong khu vực dé thông báo cho bất kỳ bị cáo hoặc nghi phạm hiểu về quyền

của mình: được dịch thuật hoặc phiên dịch miễn phí; mở đợt tuyển các dịch giả vàphiên dịch viên có trình độ phù hợp; yêu cầu thâm phán; chủ tọa hoặc quan chức tòa

án khác tuân thủ quyền ngôn ngữ bằng cách xác minh khả năng về tiếng nói, chữ

viết của bị cáo hoặc nghi phạm nếu xuất hiện tình huéng vé su nghe hiéu, doc hiéu

ngôn ngữ; cung cấp quyền dé nghị xem xét lại quyết định khi không có bản dịchthuật hoặc khi bản dịch thuật được đưa ra nhưng không đầy đủ hoặc không chínhxác dé có thé bảo vệ được tính công bằng của phiên tòa

1.1.3.3 Điều kiện dam bảo quyên dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộcthiểu so

Điều kiện về chính trị

Dé đảm bảo quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu số, yếu tô chính trị là

25

Trang 35

rất quan trọng, có tác động to lớn Quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu số bịtác động bởi môi trường chính trị với những chủ trương, đường lối, chính sách củađảng chính trị cầm quyền, cùng với đó là các quan hệ chính trị và ý thức chính trịcũng tác động đến vấn đề này Một khi đảng chính trị cầm quyền và môi trườngchính trị có tính dân chủ, pháp quyên cao, sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc bảo

đảm các quyền bình đăng nói chung, quyền dùng TNCV nói riêng của các dân tộc

thiểu số Ngược lại, nếu đảng chính trị cam quyền và môi trường chính trị bảo thủ,mắt dân chủ thì các quyền, bao gồm quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu số sẽdần bị mai một, thậm chí bị triệt tiêu

Điều kiện về pháp lý

Pháp luật là điều kiện quan trọng để hiện thực hoá các quyền, bao gồm

quyền dùng TNCV của các dân tộc thiểu số Mặc dù các quyền này có bản chat tự

nhiên, vốn có nhưng sẽ không thể được tôn trọng và bảo đảm thực hiện trong thực

tế nêu không được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật Bên cạnh đảm bảo quyên dùngTNCV của các dân tộc thiếu số với những quy định về việc các dân tộc “được lam”

khi dùng TNCV của dân tộc minh thi thông qua các văn bản quy phạm pháp luậtcòn đặt ra các quy định cụ thể về nghĩa vụ đối với các cá nhân, tổ chức trong việc

tôn trọng và bảo đảm TNCV của các DTTS.

Ý thức, trách nhiệm của cơ quan nhà nước

Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật đảm bảo quyền dùng TNCVcủa các dân tộc thiểu số, qua đó cá nhân có thâm quyền, cơ quan nhà nước là chủthé thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật dé hiện thực hóa quyền dùng TNCV củacác dân tộc thiểu số trong thực tế Như vậy, thông qua chức năng, nhiệm vụ củamình, các cơ quan nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thúc đây vàthực hiện quyền của các dân tộc thiểu số đối với TNCV của dân tộc mình

Ý thức của các dân tộc thiểu số

Mặc dù pháp luật đã ghi nhận quyền, song nếu các dân tộc thiêu số không

dùng TNCV của dân tộc mình thì quyền đó cũng không thành hiện thực Thực tếtrên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy, trong nhiều trường hợp những thành viên

26

Trang 36

của các dân tộc thiêu số đã không thé hiện ý thức cao trong việc tim hiểu, học hỏi

và phát huy những truyền thống, giá trị tốt đẹp của dân tộc mình, trong đó bao gồmngôn ngữ Vì vậy, việc mỗi cá nhân, cộng đồng các dân tộc thiêu số nâng cao ý thứctrách nhiệm trong việc chủ động bảo tồn, gìn giữ TNCV của dân tộc mình có ýnghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền này

Nguồn nhân lực, vật lựcViệc bảo tồn TNCV của các dân tộc thiểu số đòi hỏi có nguồn nhân lực tri

thức về TNCV của các dân tộc thiêu số đề có thể truyền đạt, phổ biến, giáo dục đến

tầng lớp nhân dân là các dân tộc thiểu số TNCV mang nét đặc trưng của các dântộc thiểu số, các dân tộc tuy có cùng ngữ hệ có thể có TNCV có nét tương đồngSong mỗi dân tộc đều có bản sắc và đặc điểm riêng Bởi vậy, dé đảm bảo được việc

tuyên truyền, phố biến và giáo dục TNCV của các dân tộc thiểu số đòi hỏi cần phải

có nguồn nhân lực giảng dạy phù hợp Việc truyền dạy tiếng nói chủ yếu thông quacác giao tiếp, sinh hoạt, học hỏi hằng ngày trong gia đình giữa các thành viên tronggia đình, trong các quan hệ xã hội giao lưu đời sống, song đối với chữ viết do bao

gồm hệ thống các âm, van, ghép âm, ghép van vì vậy cần có nguồn nhân lực am

hiểu, nắm chắc về hệ thống chữ viết của các dân tộc thiêu số Cùng với đó, dé

truyền đạt, giảng dạy đạt hiệu quả cao cần có kết hợp nhiều kỹ năng và các phương

tiện, công cụ hỗ trợ trong các hoạt động dạy và học Chỉ khi đảm bảo được các điềukiện về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị bố trợ như vậy thì việc sử dụngTNCV của các dân tộc mới có thé được bảo đảm thực hiện va phát triển

1.2 Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiếu số trong pháp

luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

1.2.1 Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong phápluật quốc tế

Quyền dùng TNCV của các dân tộc đã được ghi nhận và bảo vệ tại nhiều vănkiện quốc tế quan trọng về nhân quyền, tiêu biểu như:

Tuyên Ngôn quốc tế về Nhân quyền (1948) đã được Dai hội đồng Liên Hợp

quốc thông qua theo nghị quyết số 217 A(II) ngày 10 tháng 12 năm 1948 đã ghi

27

Trang 37

nhận cụ thé tại Điều 2 như sau: “Ai cũng được hưởng những quyên tự do ghi trong

bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bat cứ lý do nào, như ching tộc,

màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc

hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bat cứ thân trạng nào khác” Việc đưa ra nhữngquy định về việc không phân biệt đối xử về chủng tộc, nguồn gốc dân tộc và ngôn

ngữ tại văn kiện này đã tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế, đặt nền móng cho sự bình dang

về dân tộc, bình đăng về ngôn ngữ cùng với những lĩnh vực khác để các quốc gia,các thành viên thực hiện và đảm bảo được quyền của các dân tộc được bảo vệ

Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chúng tộc 1965 được

thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106A(XX) ngày 21/12/1965 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, có hiệu lực từ ngày04/01/1969, căn cứ theo Điều 19 Việt Nam gia nhập ngày 09/6/1981 Công ước này

dựa trên tỉnh thần của Hiến chương Liên Hợp Quốc trên nguyên tắc về sự bình đẳngcủa con người trong đó nhẫn mạnh về việc không có bat kỳ sự phân biệt nào về sắctộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo.

Công ước quốc tế về các quyên dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 Điều

3 cũng ghi nhận:

Tại những nước có nhiều nhóm dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ cùngchung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và

các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình,

không thé bị tước bỏ quyền được thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền

được thê hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được dùng tiếngnói riêng của họ.

Thể hiện việc nhóm dân tộc được coi là nhóm yếu thế trong xã hội có quyềnđược hưởng thụ nên văn hóa riêng, tôn giáo riêng mà không bị ảnh hưởng, tước bỏ và

được quyền dùng tiếng nói riêng của dân tộc của mình luôn được duy trì và phát triển

Công ước quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 được

thông qua và để ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số2200A (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoản 2 Điều 2

Công ước này ghi nhận:

28

Trang 38

Các quốc gia thành viên cam kết bảo đảm rằng các quyền được nêu trong

Công ước này sẽ được thực hiện không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào

về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trịhoặc các quan điểm khác, nguồn sốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thànhphần xuất thân hoặc các địa vị khác

Tuy không đề cập trực tiếp đến nhóm đối tượng là các dân tộc song tại văn

kiện này đã thể hiện sự bình đăng chung cho mọi cá nhân, mọi dân tộc, mọi quốcgia là thành viên trong việc thực hiện các quyền liên quan đến kinh tế, văn hóa xãhội không có sự phân biệt nào về chủng tộc, ngôn ngữ

Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc,chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ 1992 được Dai Hội đồng Liên Hợp Quốc công bố

theo Nghị quyết 47/135 ngày 18/12/1992 Tại văn kiện này Đại Hội đồng đã khangđịnh lại rằng “mét trong những mục tiêu cơ bản của Liên Hợp Quốc, như đã được

nêu rõ trong Hiến chương Liên Hợp Quốc là thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng

các quyên con người và tự do cơ bản của tat cả mọi người, không phân biệt vềchủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo ” việc thúc day và khuyên khích sự tôntrọng quyền con người và không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ chính là tiền đề để

xã hội phát triển và góp phần vào việc đảm bảo sự ồn định về chính trị, xã hội củamỗi quốc gia, Tuyên bố này đã đưa ra các quy định cụ thể về quyền dùng TNCV(ngôn ngữ) tại các điều sau: Khoản 1 Điều 1 Tuyên bố nêu rõ: “Các quốc gia sẽ bảo

vệ sự ton tại và bản sắc dân tộc hay sắc tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của

người thiểu số trong phạm vì lãnh thé thuộc sự quản lý của họ, và khuyến khích

những điêu kiện dé thúc đẩy bản sắc đó”

Theo Khoản | Điều 2:

Những người thuộc các nhóm thiéu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo vàngôn ngữ (dưới đây gọi là những người thuộc các nhóm thiểu số) cóquyền hưởng nền văn hóa, được thừa nhận và thực hành tôn giáo, đượcdùng ngôn ngữ của cộng đồng họ, dưới hình thức riêng rẽ hoặc trong tập

29

Trang 39

thể, một cách tự do và không bị can thiệp hay bị bất kỳ hình thức phân

biệt đối xử nào

Khoản 3 Điều 4:

Các quốc gia cần thực hiện các biện pháp thích hợp dé bat cứ khi nào có

thé, những người thuộc các nhóm thiểu số có thé có đầy đủ những cơ hội

được học hỏi tiếng mẹ đẻ của họ hoặc được giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ

của họ.

Khoản 4 Điều 4:

Các quốc gia, trong trường hợp thích hợp, cần thực hiện các biện pháptrong lĩnh vực giáo dục để giúp phát triển kiến thức về lịch sử, truyềnthống, ngôn ngữ và văn hóa của các nhóm thiểu số đang sống trongphạm vi lãnh thé của họ Những người thuộc các nhóm thiểu số cần cóđầy đủ những cơ hội dé có được kiến thức về xã hội nói chung

Như vậy, tại văn kiện này không chỉ đặt ra vấn đề về bình đăng dân tộc mànêu ra nhiệm vụ cho mỗi quốc gia là thành viên phải có những biện phạm bảo vệ sự

tồn tại và ban sắc của các dân tộc với các yêu tố gắn liền với các nhóm thiéu số

Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa năm 2007 tại Điều 13 quy định:

Các dân tộc bản địa có quyền tái tạo, sử dụng, phát triển và truyền bá tớicác thế hệ tương lai lịch sử, ngôn ngữ, những truyền thống truyền khẩu,

các triết lý, các hệ thống chữ viết và định đoạt và lấy tên riêng cho cộng

đồng, địa điểm và con người của họ.

Không chỉ vậy dé đảm bảo về quyền về của những người thuộc các nhómthiểu số về dân tộc Liên Hợp quốc đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp dé

đảm bảo sự bình dang và phát triển của nhóm các dân tộc với việc thành lập ra Uyban giám sát tiến bộ đối với các quốc gia là thành viên dé dam bảo việc thực hiện

nghĩa vụ của các quốc gia trong việc tuân thủ nghiêm những nghĩa vụ đảm bảoquyền các dân tộc, việc nội luật hóa thông qua các văn bản và triển khai những

chính sách theo báo cáo định kỳ kết hợp với việc thiết lập nhóm công tác về người

thiêu sô và bảo vệ người thiêu sô một cách tích cực tránh việc đã ban hành ra tuyên

30

Trang 40

bố song bỏ ngỏ không thực hiện nhằm thúc đây một cách tối đa và mang lại hiệuqua cao nhất dé các dân tộc phát huy được năng lực và sức mạnh của mình trongviệc phát triển chung của quốc gia song vẫn duy trì, bảo vệ và phát huy được bảnsắc văn hóa một cách hiệu quả.

1.2.2 Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu sé trong phápluật Việt Nam

Mặc dù chưa có một văn bản luật chuyên biệt nao về dân tộc thiêu số nóichung và quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số nói riêng, song cácquyền nói chung, quyền dùng tiếng nói, chữ viết nói riêng của các dân tộc thiểu số

đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam

Xét về mặt chính sách, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã thê hiện sựnhất quán từ trước đến nay trong việc tôn trọng quyền mỗi dân tộc có tiếng nói chữviết riêng, quyền bình dang và tự do phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc Cụ thé,

ngay từ văn kiện đầu tiên của Đảng Cộng sản tại Đại hội lần thứ nhất (3/1935) đã

khẳng định: “Các đân tộc được dùng tiếng mẹ đẻ cua mình trong sinh hoạt chính

trị, kinh tế và văn hóa” Quan điểm đó được thé hiện xuyên suốt qua các thời kỳ

cách mạng, được tiếp tục khang định qua các quan điểm, chủ trương, chính sáchĐảng và Nhà nước đối với vấn đề học và dạy tiếng nói, chữ viết của các dân tộcthiêu số Việt Nam

Hiến pháp năm 1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta Mặc dù bản Hiến

pháp này chỉ có 70 điều song đã dành ra hai điều dé khang định sự “binh dang vềquyên lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiễn

kịp trình độ chung ”cho thay rang mặc dù chưa thống nhất được đất nước và toàn

vẹn được lãnh thé song Nhà nước luôn nêu cao sự bình đăng dân tộc, mục tiêu xóa

bỏ và rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc về các điều kiện và trình độ tiếp thu,

phát triển Đồng thời, tại Điều thứ 15 đưa ra quy định: “Nên sơ học cưỡng bách và

không học phi Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyên họcbằng tiếng của mình Học trò nghèo được Chính phủ giúp” Quy định này cho thây

rằng việc học luôn được ưu tiên và việc các dân tộc dùng TNCV của minh là điềuđược Nhà nước khuyến khích, đảm bảo thực hiện

31

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình anh Ban do địa giới hành chính tỉnh Sơn La Địa giới hành chỉnh của tỉnh Sơn La gồm: - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số qua thực tiễn dân tộc Thái tại tỉnh Sơn La
Hình anh Ban do địa giới hành chính tỉnh Sơn La Địa giới hành chỉnh của tỉnh Sơn La gồm: (Trang 47)
Bảng 2.1: Kết quả tong điều tra dân số và nhà ở của dân tộc Thái trên địa bàn - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số qua thực tiễn dân tộc Thái tại tỉnh Sơn La
Bảng 2.1 Kết quả tong điều tra dân số và nhà ở của dân tộc Thái trên địa bàn (Trang 48)
Bảng 2.4: Kết quả tổ chức học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2018 đến 06 tháng đầu năm 2021 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số qua thực tiễn dân tộc Thái tại tỉnh Sơn La
Bảng 2.4 Kết quả tổ chức học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2018 đến 06 tháng đầu năm 2021 (Trang 62)
Phụ luc 01: Hình ảnh minh họa về hình thái kinh tế của người Thái - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số qua thực tiễn dân tộc Thái tại tỉnh Sơn La
h ụ luc 01: Hình ảnh minh họa về hình thái kinh tế của người Thái (Trang 96)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w