Tiểu luận văn hoá các dân tộc thiểu số đề tài khó khăn và rào cản của học sinh dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận với học tập và việc làm

22 0 0
Tiểu luận văn hoá các dân tộc thiểu số  đề tài khó khăn và rào cản của học sinh dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận với học tập và việc làm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: LỊCH SỬ TIỂU LUẬN MƠN: VĂN HỐ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỀ TÀI: Khó khăn và rào cản của học sinh dân tộc thiểu số trong việc tiế

lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: LỊCH SỬ TIỂU LUẬN MÔN: VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỀ TÀI: Khó khăn và rào cản của học sinh dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận với học tập và việc làm Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Long Giang Sinh viên thực hiện : Phạm Năng Gia Huy Ngành : Văn hoá học Lớp : K68 Văn hoá học Mã sinh viên : 23031963 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Long Giang giảng viên môn Văn hoá các dân tộc thiểu số khoa Lịch Sử Đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian của môn học Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của thầy, em đã vượt qua những khó khăn trong lúc thực hiện bài luận của mình Tiếp đến, em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội – Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp em có được nền tảng kiến thức vững vàng như ngày hôm nay Ngoài ra, không thể không nhắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần của em luôn giúp đỡ em mỗi lúc em gặp khó khăn trong thời gian qua Sự thành công của bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người Nhưng sau tất cả, em nhận thấy rằng với số lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các quý thầy cô thông cảm và góp ý để em ngày càng trở nên hoàn thiện hơn Sinh Viên Huy Phạm Năng Gia Huy Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Trang Page 2 4 MỤC LỤC 5 6 1 Đặt vấn đề 9 2 Bối cảnh chính sách 18 3 Triển khai nghiên cứu 20 4 Câu chuyện ẩn sau 5 Kiến nghị giải pháp 6 Phụ lục Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Trang Page 3 6 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU 7 Bảng 3.1: Tiêu chí chọn mẫu Bảng 3.2: Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính, 8 1/4/2009 (tỉnh) 8 Bảng 3.3: Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính 13 1/4/2009 (huyện) Biểu 3.1: Học sinh các dân tộc thiểu số tại 3 tỉnh năm 2004 16 Biểu 3.2: Học sinh các dân tộc thiểu số tại 3 tỉnh năm 2010 Bảng 4.1: Kết quả thực hiện chính sách cử tuyển của toàn quốc qua các giai đoạn Bảng 4.2: Tỷ lệ kết hôn trước 19 tuổi Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 4 1 Đặt vấn đề Trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề cụ thể, chúng ta cần hiểu được nội dung cơ bản của các khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực a) Nguồn nhân lực Có nhiều cách định nghĩa nguồn nhân lực Theo như định nghĩa của Liên hợp quốc thì ta có thể hiểu “nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” Hiểu theo nghĩa rộng là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội và nguồn lực con người cho sự phát triển Hẹp hơn, nguồn nhân lực được xem như khả năng lao động của xã hội, nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội bao gồm các nhóm người thuộc độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động và sản xuất xã hội b) Phát triển nguồn nhân lực Nhắc đến khái niệm nguồn nhân lực thì không thể không nhắc đến khái niệm phát triển nguồn nhân lực Một khái niệm “thực hành” của khái niệm nguồn nhân lực Richard Swanson đã mở rộng cách hiểu khái niệm phát triển nguồn nhân lực như một quá trình khơi nguồn và phát triển chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao khả năng thể hiện của cá nhân, đội ngũ, quá trình sản xuất hệ thống và tổ chức khái niệm này chứa hai thành tố cốt yếu: 1) đào tạo, phát triển hướng đến phát triển nghiệp vụ nhân lực để nâng cao khả năng thể hiện cá nhân; 2) phát triển tổ chức tổ chức nhằm khơi nguồn nhân lực để thay đổi khả năng thể hiện của cá nhân Theo cách suy luận “quá trình” này, phát triển nguồn nhân lực nhân lực vừa được coi như hệ thống vừa xem như một cuộc hành trình trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng người lao động để mở ra cho cá nhân các công việc mới dựa trên những kỳ vọng và định hướng tương lai của từng tổ chức Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực là tìm cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mối liên hệ giữa giáo dục, đào tạo và phát triển Trong đó, giáo dục được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang nghề mới thích hợp hơn Từ đặc điểm này, nhóm tác giả đã thảo luận khía cạnh giáo dục của phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Dưới đây sẽ khái quát vài nét về hệ thống chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 5 2 Bối cảnh chính sách Có hai nhóm chính sách trực tiếp và gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi trên cả nước Về nhóm chính sách trực tiếp là các chương trình, hoạt động liên quan đến sức khoẻ người dân: - Chính sách cấp thẻ bảo hiểm miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số - Chương trình phòng, chống sốt rét - Chương trình phòng, chống bướu cổ - Chương trình phòng, chống HIV/AIDS - Chương trình tiêm chủng mở rộng Tiếp đến là nhóm chính sách trực tiếp về mặt giáo dục và đào tạo: - Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống các trường phổ thông nội trú - Chính sách cử tuyển học sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp - Chính sách ưu tiên điểm đối với học sinh thi đại học, cao đẳng - Chính sách hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo đi học tại các xã đặc biệt khó khăn - Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên Tương tự, nhà nước cũng ban hành các chính sách ảnh hưởng gián tiếp lên tình hình phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc miền núi như: - Chương trình 135 giai đoạn II - Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo Có thể thấy rằng nhà nước đã cố gắng thực hiện nhiều chính sách ưu tiên tạo điều kiện xây dựng đội ngũ lao động, trí thức là người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số Mặc dù, có nhiều chính sách hỗ trợ như vậy nhưng theo đánh giá gần đây của Uỷ ban Dân tộc thì nhân lực vùng dân tộc và miền núi còn “thiếu về số lượng, yếu về chất lượng” Một trong những nguyên nhân của sự yếu kém này là do chất lượng giáo dục ở các vùng này Tính đến năm 2009, tỷ lệ người không biết đọc, viết trong tổng dân từ 15 tuổi trở lên ở vùng núi phía Bắc là 12.7% Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 6 3 Triển khai nghiên cứu Để lí giải nguyên nhân dẫn đến “yếu” và “thiếu” trong phát triển nguồn nhân lực nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng Bản báo cáo tập trung phân tích tình hình học tập của học sinh dân tộc và miền núi Báo cáo sẽ chỉ ra suy nghĩ của học sinh, gia đình và cộng đồng về vấn đề học tập Nhóm nghiên cứu đi vào tìm hiểu chuyện học tập của các em học sinh chịu ảnh hưởng như nào: 1) Từ những hạn chế vật chất, khó khăn trong học tập hay quan trọng hơn là suy nghĩ và thái độ của cha mẹ các em về việc học và cơ hội nghề nghiêp sau này 2) Từ đặc thù văn hoá tộc người, mối quan hệ liên tộc giữa cộng đồng thiểu số với đa số và giữa những nhóm thiểu số 3) Từ trải nghiệm của chính các học sinh về việc thực thi các chính sách ưu tiên, hỗ trợ của Nhà nước tại địa phương Cách phân tích tách lớp này sẽ giúp lần tìm các nguyên nhân sâu xa ẩn sau động thái bỏ học sớm của học sinh dân tộc và miền núi Để tìm lời giải cho các vấn đề trên Trong thời gian có hạn, nhóm tác giả đã khảo sát và vận dụng các phương pháp nghiên cứu nhân học như thảo luận, hỏi chuyện tại bốn cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc địa bàn các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Yên Bái Cụ thể hơn, nhóm tác giả đã hỏi chuyện trực tiếp các học sinh, giáo viên và phụ huynh, điểm trưởng, người lao động, phó chủ tịch Xã và những người từng lao động, tìm việc tại các thành phố, đô thị Bảng 3.1: Tiêu chí chọn mẫu Địa bàn tỉnh đa dân tộc, tình hình giáo dục nhiều khó khăn điển hình cho vùng dân tộc, miền núi Cộng đồng thiểu số ít người Chính quyền địa phương tạo điều kiện triển khai nghiên cứu trong thời gian hạn hẹp Mạng lưới cộng tác viên cơ sở Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 7 Dựa trên các tiêu chí đề ra, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn cộng đồng người Thái và Dao sinh sống ven đường quốc lộ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) và cộng đồng người Pà Thẻn (huyện Quang Bình, Hà Giang) ở Điện Biên, cộng đồng người Hmông ở khu vực cách trở của huyện Điện Biên Đông đã được lựa chọn Lựa chọn ba điểm nghiên cứ với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đa dạng sẽ giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu xem sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng như nào đến việc học tập và cơ hội việc làm của nguồn nhân lực ở địa phương Bảng 3.2: Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính, 1/4/2009 (tỉnh) Đơn vị tính: người Tỉnh Tổng số Thành thị Nông thôn Hà Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Giang Điện 724537 362858 361679 84338 41518 42820 640199 321340 318859 Biên Yên 490306 245261 245045 73460 36476 36984 416486 208785 208061 Bái 740397 369481 370916 139374 68427 70947 601023 301054 299969 Bảng 3.3: Dân số chia theo thành thi/nông thôn, giới tính, 1/4/2009 (huyện) Đơn vị tính: người Huyện Tổng số Thành thị Nông thôn Nam Chung Nam Nữ Quang Bình Chung 28488 Nữ Chung Nam Nữ 56593 28488 28105 (HG) 56593 28105 Điện Biên Đông 28191 - - - (ĐB) 56249 28058 Văn Chấn (Yên 72121 2410 1261 1149 53839 26930 26909 Bái) 144152 72031 14854 7248 7606 129298 64873 64424 Bên cạnh các yếu tố về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội, vấn đề giáo dục tình trạng bỏ học xảy ra một cách đáng báo động tại địa bàn ba tỉnh nghiên cứu Theo số liệu thống kê, từ 2004 hiện tượng bỏ học diễn ra vô cùng phổ biến Khi các cấp học tăng lên, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số bỏ học cũng tăng theo (biểu 3.1) Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 8 Những con số thống kê cho thấy xu hướng chung ở khu vực miền núi phía Bắc là cấp học càng cao thì tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số lại càng giảm Biểu 3.1: Học sinh các dân tộc thiểu số tại 3 tỉnh năm 2004 (%) Nguồn: Số học sinh phổ thông thuộc các dân tộc ít người tại thời điểm 31/12 phân theo địa phương năm 2010 Tổng cục thống kê Dường như tỷ lệ này không có thay đổi trong những năm qua Thậm chí số lượng học sinh còn giảm đi ở một số tỉnh Điều này thực sự đáng quan tâm bới nó không hề tương xứng với những nỗ lực không ngừng nghỉ từ phía Nhà nước và các cơ quan ban ngành chức năng trong những năm trở lại đây Tình hình học sinh bỏ học có vẻ đi ngược lại với các mức độ ưu đãi, hỗ trợ ngày càng tăng từ các chính sách Biểu 3.2: Học sinh các dân tộc thiểu số tại 3 tỉnh năm 2010 (%) Nguồn: Số học sinh phổ thông thuộc các dân tộc ít người tại thời điểm 31/12 phân theo địa phương năm 2010 Tổng cục thống kê Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 9 Tại các điểm nghiên cứu, tỷ lệ nghịch giữa bỏ học tại các cấp thì đối tượng học sinh từ các nhóm thiểu số ít người có xu hướng giảm hơn khi so với nhóm thiểu số áp đảo tại địa bàn nghiên cứu Thêm vào đó, giữa các địa bàn và tộc người nghiên cứu thì tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp cũng khác nhau Sau đây sẽ là những suy nghĩ của học sinh giải thích nguyên nhân khiến các em bỏ học ở các cấp khác nhau Từ đó làm bật lên điều gì đó tạo nên độ “chênh” giữa các chính sách ưu đãi phát triển giáo dục của Nhà nước cho vùng dân tộc, miền núi và thực tế bỏ học rất phổ biến ở các địa phương 4 Câu chuyện ẩn sau Trong lớp: Nguyên nhân mà nhóm nghiên cứu thu được nhiều nhất từ câu trả lời của các bạn học sinh, chủ yếu là các bạn học sinh cấp 2 đó chính là việc khó tiếp thu trong việc học tập, các em cho rằng học lực của bản thân là chưa đủ tốt dẫn đến việc tiếp thu các kiến thức trong sách vở trở nên khó khăn hơn, các bạn cho rằng càng học lên cao chương trình học có thêm nhiều môn học mới vì là những môn học mới các bạn chưa từng tiếp cận trước đây nên việc cần phải giảng giải một cách tỉ mỉ, cẩn thận để cho các bạn học sinh có thể dễ dàng tiếp thu được kiến thức các môn học đó là vô cùng quan trọng Thế nhưng, các giáo viên (chủ yếu là người dân tộc Kinh hoặc nếu không thì là dân tộc thiểu số đông ở địa phương) thường dạy một cách lướt qua, các bạn có thể không kịp nghe hoặc kịp nghe nhưng chưa thể kịp hiểu, hình dung ra kiến thức đó Theo báo cáo về giáo dục vùng đa dân tộc ở Tây Nguyên, đa phần các giáo viên không giao tiếp, quan tâm từng học sinh một mà thay vào đó, họ chọn cách dạy tập trung, tức là coi các học sinh trong cùng 1 lớp có thể có trình độ ngang nhau, 1 bạn hiểu thì tức là các bạn khác cũng có thể hiểu như bạn đó Điều này đã thể hiện ra sự chủ quan của người giáo viên khi không quan tâm tới các yếu tố tác động tới khả năng tiếp thu của các bạn học sinh như là văn hoá tộc người của các học sinh hay sự đa dạng tộc người trong 1 lớp học Đặc biệt, với những nhóm dân tộc “ít người” hơn thì khoảng cách với các bạn trong lớp sẽ càng trở nên “xa cách” hơn Khi giáo viên thuộc nhóm số đông thì sẽ rất khó để có thể nắm bắt được tâm lý của các học sinh thuộc nhóm “ít người” từ sự yếu thế và khác biệt từ tộc người của mình mà thường thì các học sinh sẽ “ngại”, “ít phát biểu” Từ đó, giáo viên sẽ đánh giá một cách chủ quan, thiếu chiều sâu cho rằng các bạn học sinh này học không tốt và ít được các giáo viên dành sự ưu ái cho giống như các bạn khác Điều này sẽ khiến cho các học sinh thuộc nhóm “ít người” cảm thấy bản thân bị cô lập, khó hoà nhập với mọi người, Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 10 tạo ra một rào cản trong tâm lí Lâu dần, các bạn sẽ nghĩ rằng mình không phù hợp với môi trường học tập và từ đó sẽ dẫn đến việc các bạn quyết định bỏ học Sự “bất đồng giao tiếp” không hoàn toàn nằm ở ngôn ngữ mà còn ở những sắc thái khác biệt văn hoá và tâm lý tộc người Bất cập nữa là giáo viên người Kinh lên vùng cao thường chỉ hai, ba năm sau sẽ được phân công đến một địa bàn khác Thời gian ngắn như vậy sẽ chưa kịp quen học sinh, chưa hiểu rõ các phong tục, tiếng địa phương, đã phải chuyển trường Học sinh thì bỡ ngỡ, phải bắt đầu làm quen lại với giáo viên mới Khi nghe các em chia sẻ những trải nghiệm bên ngoài mái trường “khoảng cách” giữa học sinh và giáo viên lại càng giãn ra Ngoài trường Một hiện tượng đáng báo động là các bạn học sinh đã từng bị đánh, bị bắt nạt trong quãng đường di chuyển rất xa đến trường để học tập Quãng đường để đến được ngôi trường đã rất xa rồi (có khoảng cách trung bình 10-15 km từ nơi các em sống), lại thêm vào quãng đường đó những nguy hiểm khó khăn như việc bị bắt nạt càng làm cho suy nghĩ đến trường học tập của các bạn học sinh trở nên “nhạt nhoà” hơn Một khó khăn khác chính là con đường để đi đến trường của các vùng sâu, vùng xa Đường không chỉ xa mà còn rất khó để di chuyển Rất ít địa phương vùng sâu có thể làm được một con đường nhựa hoàn chỉnh để cho các học sinh có thể thuận tiện di chuyển đến trường chủ yếu do vấn đề về kinh tế khi bản thân địa phương đó cũng nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa hình khó khăn cho việc di chuyển nên việc giao lưu phát triển kinh tế với các vùng khác là rất ít Khi thời tiết đẹp đã rất khó để di chuyển rồi thì khi gặp thời tiết xấu như mưa bão gần như việc đến trường là không thể Chúng ta có thể thấy rằng ở những vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thì đa phần các bạn học sinh phải di chuyển đến trường bằng cách đi bộ mặc dù khoảng cách từ nhà các bạn đến trường có thể lên đến hàng chục cây số các bạn phải di chuyển bằng cách đi bộ do kinh tế gia đình không đủ khả năng để có thể mua cho các bạn một chiếc xe đạp Do phải đi bộ đến trường xa như vậy nên các bạn học sinh ở những nơi này không phải lúc nào cũng có thể đến trường thường xuyên được hoặc là các bạn phải ở nhà người thân hoặc là dựng những ngôi nhà tạm để trú Một vấn đề khác là do những cấp học trước các bạn học ở gần nhà, khi lên cấp học cao hơn, phải di chuyển đến những địa điểm xa nhà hơn thì tâm lý sợ sệt, lạ lẫm với môi trường mới là khó tránh khỏi Lợi dụng điều đó, tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” cũng trở nên phổ biến đến đáng báo động các bạn học sinh từ những vùng sâu mới ra vẫn còn tâm lý bỡ ngỡ, chưa quen với môi trường mới này chính là đối tượng hoàn hảo để Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 11 những “ma cũ” thuộc nhóm dân tộc đa số ở địa phương lựa chọn để thực hiện hành vi bắt nạt các em học sinh mới chưa quen với môi trường bị bắt nạt những cũng không dám kể với ai do mang tâm lý lo sợ bị trả thù bất cứ lúc nào Thế nhưng khi đặt vấn đề cho các giáo viên ở nơi đây thì các câu trả lời đều là cho rằng không có sự bắt nạt nào xảy ra ở trong môi trường giáo dục này cả thế nhưng họ cũng ngầm hiểu rằng bước qua khỏi cánh cổng nhà trường thì hiện trạng trên xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi trên con đường đến trường của các bạn học sinh Các giáo viên cũng cho rằng hành động bắt nạt xuất phát từ hành vi cá nhân Nhóm nghiên cứu cũng đặt câu hỏi cho các bạn học sinh rằng khi bị bắt nạt thì có báo cho giáo viên không thì đáng buồn là phần lớn các câu trả lời đều là không vì thầy cô giáo cũng thuộc nhóm dân tộc đó, điều đó càng nói lên khoảng cách giữa nhóm người của giáo viên với những em học sinh bị bắt nạt vẫn còn rất lớn Một vấn đề đáng báo động nữa xuất phát từ yếu tố chủ quan từ bản thân các bạn học sinh là yếu tố “mải chơi” Các “tệ nạn xã hội” đã len lỏi vào môi trường giáo dục như cờ bạc, chơi bi-a, điện tử, hút thuốc, … khi đã vướng vào các tệ nạn thì rất khó để có thể từ bỏ nó, từ đó các bạn sẽ lơ là việc học tập, thậm chí là bỏ học Theo nhiều giáo viên thì một trong những nguyên nhân khiến các em vướng vào tệ nạn có thể kể đến đặc thù văn hoá dân tộc của các em (ví dụ như tập quán ‘hút’ trước đây của người Hmông) Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng hiện tượng thanh niên ‘chơi bời’ xuất phát từ những ‘lỗ hổng’ trong tâm lý và xã hội mà học sinh thiểu số thường gặp ở môi trường học tập Mặc dù phải thừa nhận các yếu tố kể trên có tác động dẫn tới việc nghỉ học của các em học sinh ở đây thế nhưng chưa thể coi rằng đây là lý do cốt yếu được, nhiều em “chấp nhận cho chúng nó đánh Cho nó đánh một lần, cùng lắm là hai lần, nó tự chán thôi mà” Chuyện bị đánh có lẽ đã trở thành một thứ hành trang “không thể thiếu” trong con đường đến trường của các em học sinh dân tộc thiểu số những yếu tố nêu trên chưa thực sự là nguyên nhân chính khiến các em không hứng thú đến trường nữa Để tìm ra được nguyên nhân sâu xa hơn, nhóm nghiên cứu đã theo các em học sinh đi về nhà của các em Từ nhà Khi nhận được những câu hỏi về các khó khăn trong học tập, hoàn cảnh kinh tế eo hẹp chính là câu trả lời phổ biến nhất mà nhóm nghiên cứu thu được từ các bậc cha mẹ và chính bản thân các em học sinh Thực tế, đa phần các hộ gia đình Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 12 đều làm nông nghiệp, thu nhập của họ phải dựa vào thời tiết nên rất bấp bênh Với sự phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như vậy, nhiều gia đình không đủ khả năng kinh tế để cho con em tiếp tục đi học Mặt khác, hình thức “bán trú dân nuôi” ở bậc PTCS vẫn yêu cầu các gia đình đóng góp gạo và cho con thêm tiền khi đi học xa Nhiều gia đình còn không kiếm đủ miếng ăn cho họ, vậy họ làm sao có thể chu cấp đầy đủ cho con họ để đi học? vì vậy họ đành phải cho con nghỉ học sớm Tương tự như vậy, từ góc nhìn của các giáo viên thì kinh tế cũng là nguyên nhân chính khiến tình trạng bỏ học ngày càng tăng Theo đó, một số giáo viên cho rằng cha mẹ của các em học sinh lo đi làm, kiếm đủ gạo để ăn trong ngày đã rất là khó khăn rồi, với nỗi lo về miếng ăn qua ngày lớn như vậy thì thời gian đâu để họ quan tâm đến việc học hành của con cái? Ở phần nguyên nhân “từ nhà” này, nhóm nghiên cứu nhận thấy có sự khác biệt trong suy nghĩ và thái độ của giáo viên Các giáo viên (đa phần là người Kinh) cho rằng phụ huynh các dân tộc thiểu số không nhận thức được học để làm gì, họ có suy nghĩ là trẻ em đến tuổi thì phải đi học theo một cách quán tính Vì thế, thường khi lên đến cấp 3, chương trình học cao hơn và mức phí tăng nên nhiều gia đình đã cho con nghỉ học có thầy giáo lí giải căn nguyên tình trạng “nhận thức hạn chế” của trẻ em dân tộc thiểu số ít người là do tảo hôn quá sớm Như vậy, góc nhìn nguyên nhân “từ nhà” này thì ngoài lí do được nhiều người cho rằng đó là vấn đề kinh tế thì còn một nguyên nhân khác Đó là sự nhận thức từ chính các vị phụ huynh dân tộc thiểu số Trong cách nhìn của các giáo viên vùng xuôi thì cộng đồng người lớn các dân tộc thiểu số nói chung, các nhóm ít người nói riêng thì họ có một hạn chế nhất định trong nhận thức Điều này càng nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa các dân tộc Một thực tế là các phụ huynh và con em họ đều ý thức được việc học để xoá mù chữ, thoát khỏi cảnh dốt nhát, thoát khỏi cái nghèo và viễn cảnh làm nghề nông vất vả, cực nhọc Dù là dân tộc thiểu số nào mà nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu cũng đều nói “học để đỡ vất vả, đời bố mẹ đã không biết chữ rồi, đời con cháu phải khác” Một số dòng họ người thiểu số đã có sáng kiến thành lập quỹ khuyến học động viên con em học tập Một số đưa ra các hoạt động khuyến khích con em cố gắng học tập như học bán trú dân nuôi, cử người dựng nhà tạm cho con cháu có nơi học Những gia đình có kinh tế khá, bố mẹ nói tiếng Kinh tốt, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học đã quyết tâm phải cho con đến trường Vậy vì sao khi thôi học thì học sinh lại không nói với giáo viên, hay tâm trạng bất lực của phụ huynh được hỏi chuyện tại nơi nghiên cứu có đơn giản là do họ không khuyên được con tiếp tục học tập hay vì không lo nổi tiền học của con? Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 13 Những điều này có liên quan gì đến những diễn ngôn trong xã hội về dân tộc thiểu số, đặc biệt là với các nhóm ít người Đi sâu hơn vào hỏi chuyện, nhóm tác giả nhận ra rằng mối lo chủ yếu của cả học sinh và phụ huynh các em là ở khả năng tiếp cận cơ hội học tập và việc làm (sau tốt nghiệp) Điều nãy đã làm hé lộ những mặt nhạy cảm trong cách vận hành của hệ thống chính quyền Nhà nước Ra chính sách Tại ba điểm nghiên cứu Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên đều có trường dân tộc nội trú cấp 2, cấp 3 Các trường đều cho các em các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội với mục tiêu bồi dưỡng nguồn nhân lực của địa phương Học sinh được tá túc và cấp kinh phí ăn ở Do có những quyền lợi như vậy nên đã xuất hiện sự tiêu cực ở khâu thông tin và triển khai thi tuyển dẫn đến việc trước khi có luật thi lấy điểm cao từ trên xuống dưới thì có những trường nội trú trước đây chỉ “toàn là con em cán bộ, hãn hữu lắm mới có con em nông dân” Trong trường nội trú có hệ gọi là dự phòng, nếu ở diện này thì học sinh hoàn toàn vẫn phải đóng học phí và nhiều phụ huynh đã không cho con học hệ này bởi họ cho rằng đã vào trường nội trú thì ai cũng như nhau Không có sự khác biệt nào giữa các con Bảng 4.1: kết quả thực hiện chính sách cử tuyển của toàn quốc qua các giai đoạn Đơn vị: người Năm (1) 1990-1995 (2) 1996-1998 (3) 1999-2009 Số lượng cử tuyển 4876 2312 19720 Nguồn: Đề án 2011, Uỷ ban dân tộc Vấn đề cử tuyển vào đại học và cao đẳng vẫn còn nhiều thắc mắc với đồng bào các dân tộc thiểu số Dù khâu xét tuyển rất chặt chẽ, tiến hành nhiều bước và hình thức cử tuyển phải công khai nhưng người dân lại không nắm được những thông tin này, các chỉ tiêu cử tuyển hay rơi vào con cán bộ xã – huyện là những người nắm nhận được thông tin trước nên những suất này thường dành cho con em hay người quen Theo Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, học sinh con hộ nghèo sống trên các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tiền đi học Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 14 thực hiện theo niên học đến hết 5/2011 nhưng nếu hộ không thuộc diện nghèo thì không được xét nhận trợ cấp Một số người dân tỏ thái độ thắc mắc thậm chí phản ứng bằng cách không cho con đi học Qua tiếp xúc, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng một số ít người dân cho con đi học chỉ để hưởng chính sách, có tiền thì học không có thì thôi Về cơ hội việc làm Các phụ huynh đều không muốn cho con học lên cao vì học cũng chẳng để làm gì, có bằng cũng không xin được việc vì “con em cán bộ trong xã đã có chân hết rồi” Điều này cũng được thể hiện ở tâm lý của các bạn học sinh Hiện tượng các công việc trong xã đều có con em cán bộ đi học (cử tuyển) về nắm giữ đã được rất nhiều người dân lấy làm dẫn chứng cho việc có bằng cũng không xin được việc ở địa phương Chính về thế, có một số người sau khi tốt nghiệp lớp 12 hoặc trung cấp đã xin làm hợp đồng với một số việc hành chính tại địa phương, thường là những vị trí lương thấp, tính chất bấp bênh Sau vài tháng làm hợp đồng không có hiệu quả, gia đình thường bảo con em thôi việc ở nhà làm còn “tốt hơn” Người dân cho rằng các vị trí “biên chế” phân theo chỉ tiêu nên đòi hỏi phải có quan hệ mới có thể tiếp cận được Theo quy định, các “suất” này yêu cầu người xét tuyển phải có bằng cấp và chắc chắn rồi khi có “suất” về thì đương nhiên chỉ con em cán bộ mới đủ tiêu chuẩn xét tuyển biên chế vì con em nông dân ít khi có bằng cấp đầy đủ Trong khi đó, phương án học nghề của các học sinh thôi học sớm cũng không dễ dàng Các công việc cho nam giới như cơ khí, điện lạnh, hàn, sửa chữa hay may mặc, uốn tóc cho nữ giới khó phát triển tại các địa phương bởi người dân thiếu vốn đầu tư trang thiết bị, không có tiền thuê mặt bằng, cửa hàng Hơn nữa, những nhu cầu tiêu dùng mua bán này ở các địa phương là thấp chưa thực sự cần thiết ở đây để tạo ra một dịch vụ ổn định Việc tiếp cận và định hướng việc làm cũng có những khó khăn Tại Hà Giang, người dân muốn đăng ký, tham gia các chương tình tuyển dụng hướng nghiệp thường vấp phải cản trở bằng cấp Tại Yên Bái, đào tạo nghề không căn cứ vào nhu cầu thị trường, một số chương trình đạo tạo nghề xong người được đào tạo không có chỗ làm hoặc lương thấp khiến người lao động từ bỏ Chính quyền cũng không mấy để ý Công tác hậu kiểm sau đào tạo không được quan tâm, đào tạo xong để đó, mặc kệ những người lao động của mình kiếm được việc hay không, cũng không cần biết nội dung đào tạo có đáp ứng được thị trường không Ở Yên Bái và Điện Biên, người Hmong nhận ra nghề sửa xe máy có thể đem lại lợi nhuận nên đã ra thành phố học nghề Quá trình học để thành thạo có thể mất từ chín tháng đến một năm Thế nhưng khó khăn với họ là thiếu vốn để đầu tư dụng cụ, thiết bị cũng như thuê địa điểm sửa chữa Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 15 Câu chuyện “đầu ra” trở thành tâm điểm bức xúc của phụ huynh và học sinh Thực ra họ cũng quyết tâm cho con em ăn học lắm chứ, xác định rằng ở nhà có gì ăn nấy, dồn tất cả cho các con học Đến lúc con học xong thì ra đình cũng đã kiệt quệ rồi, làm sao lo thêm được khoản “chạy” xin việc Đúng vậy, một hiện tượng gây bức xúc nữa là hiện tượng “chạy” khi đi xin việc Tuỳ vị trí, khoảng cách địa lý khác nhau mà sẽ có các mức chi khác nhau Động lực cho con học hết cấp 3 hay cao hơn là vô cùng thấp khi mà họ nhận thấy mình không có khả năng lo cho “đầu ra” của các con Một số trường hợp cụ thể tại thôn bản học xong cấp 3 thậm chí tốt nghiệp cao đẳng nhưng cũng không xin được việc do gia đình không lo được tiền “chạy” nên cũng chỉ ở nhà phụ gia đình làm nông Do vậy, nếu con em không muốn đi học mà cha mẹ nhắc nhở không được thì cùng chả thể làm gì khác ngoài “đành chịu thôi” Họ sợ con em có các phản ứng tiêu cực hơn nữa là họ nhìn thấy được sự bất lực khi biết mình không có khả năng lo được cho con sau khi học xong Có thể hiểu rằng phụ huynh và học sinh không nhìn thấy khả năng tiếp cận “cơ hội việc làm” mà việc học đem lại nên động cơ theo học từ đó cũng giảm dần nếu không muốn nói là vô vọng Phụ huynh không có quyết tâm và khả năng đầu tư cho con em học tiếp con em cũng không có nhiệt huyết theo học Đã vậy điều kiện gia đình khốn khó lại phải nộp các khoản đóng góp cho trường, trường thì lại xa, đường đi vất vả, hiểm trở Chương trình học mới, giáo viên lạ lẫm, sự khác biệt về tộc người và cả việc bị bắt nạt Tất cả những yếu tổ kể trên đã tác động mạnh mẽ vào động lực, niềm tin học tập của các học sinh Sau bỏ học Một hệ luỵ bất cập của việc bỏ học sớm đó là tảo hôn Một khía cạnh cho thấy con số học sinh nữ nghỉ học thường nhiều hơn nam Ở các địa bàn nghiên cứu, nhóm tác giả thấy rằng nếu một nhà có nhiều người con đi học thì thường phải để một người ở nhà làm việc và thường rơi vào các em nữ, điều này cũng có liên quan ít nhiều đến tập quán và tâm lý tộc người cho kết hôn sớm ở đây Các em nữ thường nghỉ học những năm cuối trung học cơ sở và đây cũng là thời gian rơi vào độ tuổi “mai mối” tại các địa bàn nghiên cứu Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 16 Bảng 4.2: Tỷ lệ kết hôn trước 19 tuổi (%) Vùng Tổng số Trung du và miền núi phía Bắc Chung Nam Nữ Tây Nguyên 51.8 15 36.8 41.8 10 31.8 Với người Pà Thẻn (Hà Giang) nam thanh niên nghỉ học sớm hay bị bố mẹ nói nên để chứng tỏ bản thân, họ coi việc lấy vợ sẽ ít bị mắng chửi hơn Về phía con gái Pà Thẻn thì lấy chồng do yêu sớm cũng rất phổ biến Qua đó ta có thể thấy tập quán kết hôn của người Pà Thẻn khá sớm Với người Dao (Yên Bái), việc lấy vợ/chồng ở độ tuổi 14-15 thường do cha mẹ sắp đặt do nhu cầu thiếu lao động ở nhà trai nên muốn lấy thêm lao động về làm việc hơn là xây dựng hạnh phúc cho con cái Một số nhà hỏi cô dâu cho con khi cô dâu vẫn đang học lớp 7, lớp 8 Khi hỏi cưới, gia đình nhà trai cam kết cưới về vẫn cho con dâu đi học nhưng thực tế, sau khi cưới cô gái chỉ ở nhà để phụ giúp gia đình chồng, Nhà gái cũng ít khi thắc mắc vì họ cho rằng con gái mình do nhà chồng quản lý Khác biệt rõ rệt ở vấn đề tảo hôn của người Hmông thường do các em tự đề xuất Đến tuổi, các em được tự do yêu đương nên đã muốn lấy vợ, chồng Theo quan niệm người Hmông, khi đã 16-17 tuổi mà chưa có chồng thì người con gái đó coi như “ế” Suy nghĩ này có ở trong cả suy nghĩ của cả phụ huynh và học sinh, các em sẽ báo với gia đình và gia đình sẽ ấn định ngày tổ chức Trong số các học sinh bỏ học sớm, một số sẽ chọn đi làm ăn xa Ở ba điểm nghiên cứu, tuỳ theo tâm lý tộc người và điều kiện địa lý mà thanh niên dân tộc thiểu số ở đây có những cách thích ứng khác nhau với việc đi làm xa Họ thường đi theo nhóm hoặc cá nhân và đi xuất khẩu lao động nước ngoài Nhưng có một điểm chung là họ khó tiếp cận các nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao do trình độ học vấn không cao nên họ chỉ có thể làm những việc đơn giản như chạy bàn, phụ hồ,… cộng đồng người Thái ở Yên Bái trong thời gian nông nhàn sẽ đi theo nhóm xuống Hà Nội tìm việc kiếm thêm thêm phụ giúp gia đình Chủ yếu thông qua các kênh môi giới không rõ ràng, không có hợp đồng ổn định, chế độ làm việc không đảm bảo Công việc vốn đã vất vả, môi trường làm việc ô nhiễm hơn thế họ còn bị chủ ép làm thêm giờ và giữ lại 1-2 tháng lương để người đó không bỏ trốn Có những trường hợp bị tai nạn lao động cũng chỉ có thể tự bỏ tiền ra lo cho bản thân Những người này không có một tổ chức nào, hoàn toàn phụ thuộc vào sức khoẻ của bản thân Một vấn đề nữa là họ không biết cách để quản lý tiền bạc và chăm sóc sức khoẻ bản thân khi đi làm xa Chỉ có một số ít có thể mang tiền về cho gia đình Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 17 Vòng luẩn quẩn thay lời kết Câu chuyện bỏ học sớm, tảo hôn và đi làm ăn xa của thanh thiếu niên tộc người thiểu số giống như một vòng luẩn quẩn trong diễn ngôn khác biệt về tộc người Điều này càng làm cho tình trạng tảo hôn ở cộng đồng thiểu số trở nên phổ biến Vô hình chung dẫn đến lý giải mang tính định kiến tộc người về quan hệ giữa kết hôn sớm với chất lượng nòi giống nói chung, năng lực nhận thức của tộc người nói riêng Các chuyến làm ăn xa không hiệu quả của một số thanh niên đã khiến suy nghĩ người dân tộc thiểu số khó mà tiếp cận các việc làm ngoài thôn bản trở nên phổ biến Nói cách khác, người dân thường trở lại địa phương tìm việc bởi đó là những gì họ làm được trong giới hạn kinh tế và mạng lưới xã hội của mình và gia đình Một số người Kinh hay nhóm thiểu số đông người thường cho rằng các dân tộc thiểu số ít người có tâm lý “co cụm”, ngại tiếp xúc xã hội Thậm chí chính các dân tộc thiểu số đó cũng có phần đồng ý với các ý kiến này Họ nói rằng dân tộc mình chưa được tốt về mặt này, mặt kia thế nên họ tự ti, cho rằng bản thân yếu kém, thụ động trong các cơ hội tiếp cận các vị trí chủ chốt trong xã, huyện Ý kiến của một số cán bộ người Kinh thì cho rằng vị trí cấp xã mà dân tộc thiểu số đảm nhận là do “chỉ đạo trên xuống về cơ cấu thành phần dân tộc” Ý kiến này càng làm chia rẽ, nhấn mạnh vào sự khác biệt dân tộc thay vì gắn kết Báo cáo của nhóm tác giả muốn chỉ ra rằng không phải là bản thân các thiếu niên này không có ý thức học tập, làm việc mà rào cản lớn nhất là sự công bằng về cơ hội tiếp cận của họ Phải biết rằng cộng đồng ít người hiếm có cơ hội tiếp cận thông tin, nhất là cơ hội học tập việc làm Ngoài ra, tài chính hạn chế vô tình chung tác động đến cơ hội mở rộng mối quan hệ xã hội của họ Tình cảnh như vậy, đa phần người dân thiểu số đi làm xa nhà một thời gian rồi lại quay về tìm việc trong phạm vi thôn, bản Định kiến tộc người thể hiện ở những dạng thức tinh tế (cơ hội tiếp cận các vị trí chủ chốt giữa các tộc người) Sự kỳ thị đó trong cách nhìn của các dân tộc (người Kinh và các nhóm thiểu số “đông người”) cũng như của chính tộc người đó (mặc cảm về dân tộc mình là thiểu số “ít người”) thì cũng chỉ làm rõ hơn sự khác biệt và tính chính trị giữa các tộc người Dẫn đến cách nhìn vấn đề “thiểu số” theo cách rất “thiểu số” rằng mọi vấn đề sẽ chỉ tồn tại trong nội bộ các tộc người thiểu số mà thôi Cách giải quyết sẽ chỉ tập trung như thể vấn đề là của các dân tộc thiểu số Từ đó sẽ dẫn đến cái nhìn một chiều, không nhìn thấu bản chất hay cách khác đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khác biệt tộc người nếu không đặt hiện trạng tiêu cực này vào mặt kinh tế, chính trị xã hội Nền cấu trúc chính trị xã hội mà tương tác tộc người đang diễn ra và theo đó mà định khung Cụ thể hơn là những bất cập trong cơ chế vận hành của nhà nước Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 18 Một vấn đề nữa “khác biệt” đang dẫn đến những xung đột về tộc người (theo chính lời người dân bộc bạch) Xuất phát từ những đè nén, nhẫn nhịn lâu ngày đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến “giọt nước tràn ly” Đó sẽ là một vấn đề đáng quan ngại của “khối đoàn kết dân tộc” luôn được Nhà nước quan tâm đặt ra 5 Kiến nghị giải pháp Qua cuộc nghiên cứu, nhóm tác giả đã nhận diện được nhữnh thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực nói chung và vấn đề giáo dục vùng dân tộc, miền núi nói riêng Từ đó đã đưa ra những gợi ý về hai nhóm giải pháp: Trước mắt: 1) Tạo được niềm tin về cơ hội học tập và nghề nghiệp cho người dân tộc thiểu số, từ đó tạo ra nỗ lực thúc đẩy mọi người phấn đấu theo học chứ không phải “học chỉ đủ để biết chữ” Vì vậy cần phải có các giải pháp cụ thể như: a) Phổ biến công khai các thông tin về chương trình hỗ trợ, chính sách cử tuyển, cơ hội học tập và nghề nghiệp tới tất cả mọi người theo như đề xuất của người dân thì cần đa dạng hoá các hoạt động truyền thông b) Về chính sách, cần xoá bỏ hình thức “biên chế” để loại bỏ các hiện tượng tiêu cực từ hình thức này như “chạy chọt” Giảm bớt các “đầu mối” trong khâu thủ tục hành chính tránh hiện trạng “nhiều cửa” c) Phổ biến các tấm gương thành công tiêu biểu ở địa phương 2) Tạo điều kiện cho trẻ em dân tộc thiểu số đến trường bằng cách hỗ trợ các yếu tố “phương tiện” a) Trường gần thôn bản là mong ước của các em từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông Người dân đưa ra ý kiến mở rộng hệ thống trường cấp 1 theo hình lức liên thôn bản, xây các trường cấp 2, cấp 3 theo hình thức liên xã Như vậy sẽ tốt hơn vì khoảng cách từ nhà đến trường khoảng từ 3-5km, học sinh vẫn có thể đi bộ đến trường nếu không có phương tiện b) Bậc tiểu học, người dân muốn có giáo viên người địa phương giảng dạy là tốt nhất bởi sẽ cần sử dụng cả tiếng phổ thông và tiếng địa phương để truyền dạy, giảng giải cho các em hiểu rõ Về điều này thì giáo viên người Kinh lại ít nhiều khó khăn khi đón các em học sinh mới lớp 1, 2 c) Với cấp 3, người dân mong nhà nước giảm 50% mức đóng góp ở bậc PTTH và có thể áp dụng thời điểm thu phí linh hoạt hơn (không bắt buộc phải đóng ngay đầu năm học mà có thể nộp dần trong học kỳ) Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Page 19 d) Với các thôn bản đặc biệt khó khăn, nhà nước có thể xét trợ cấp gạo, tiền cho học sinh ngày giáp hạt từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch e) Mở rộng hình thức trường dân tộc nội trú để học sinh có thể tiếp cận với cách học “tập trung và chuyên tâm”, cha mẹ cũng đỡ lo về phần kinh tế f) Người dân có ý kiến có chính sách tuyển chọn các học sinh khá, giỏi được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo tiếp các bậc cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp Hơn thế, nên có các học bổng đại học cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số tại địa bàn đặc biệt khó khăn g) Chủ trương xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bổ sung các công tác viên xã hội được đào tạo và có kinh nghiệm giải quyết mâu thuẫn học đường cho trường học các cấp h) Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn một cách linh hoạt, đặc biệt là các hộ đông con đi học mà nguồn thu duy nhất chỉ dựa vào hoạt động nông nghiệp 3) Hướng đến hình thành và phát triển các hình thức tương trợ ngay trong bản thân cộng đồng học tộc a) Lập Quỹ khuyến học hoặc loại hình tương tự ở các họ tộc, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên b) Tạo sự liên kết cộng đồng hơn, khơi gợi tinh thần tương trợ trong cộng đồng, khi đó thì già làng, người có uy tín quan trọng trong làng có vai trò rất quan trọng Những cá nhân cần thấu triệt về một lợi ích chung của cả cộng đồng, chứ không chỉ là một vài cá nhân, tổ chức ở địa phương Dài lâu: Khi đã đảm bảo được tính công bằng cho cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nhóm ít người tiếp cận về cơ hội về học tập và việc làm sẽ dần tạo ra các thay đổi tích cực về đặc điểm nguồn nhân lực thiểu số Từ đó, có thể giảm thiểu những định kiến khác biệt về tộc người đã có từ lâu trong xã hội Việt Nam Để làm được điều đó, cần phải tìm ra giải pháp và thực hiện cải tổ cơ cấu vận hành, tổ chức hành chính của Nhà nước, nói cách khác là đấu tranh chống lại hiện tượng tiêu cực, tham nhũng Đồng thời, thông qua phương tiện truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân tôn trọng sự khác biệt văn hoá tộc người để củng cố khối đại đoàn kết đân tộc Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan