1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền các dân tộc thiểu số theo pháp luật quốc tế và pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VILAYCHANH THAO

QUYEN CAC DAN TỘC THIEU SO THEO PHÁP LUẬT QUOC TE VA PHAP LUAT CONG HOA DAN CHU

NHAN DAN LAO

HA NOI - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VILAYCHANH THAO

QUYEN CÁC DAN TỘC THIEU SO THEO PHÁP LUẬT QUOC TE VA PHAP LUAT CONG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: TS VŨ ĐỨC LONG

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

Với lòng say mê học hỏi và yêu mén đất nước, con người Việt Nam, tác giả luận văn đã rất vinh hạnh được học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật quốc tế và Khoa Sau đại học T rường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là TS VŨ DUC LONG đã hướng dan, chỉ bảo tận tinh trong quá

trình học tập và làm luận văn tot nghiép.

TAC GIA LUAN VAN

VILAYCHANH THAO

Trang 4

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dân khoa học và các đông nghiệp Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bồ

trong bat kỳ công trình nào.

XÁC NHẬN CỦA TÁC GIÁ LUẬN VĂN TÓT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NGHIỆP

TS VŨ ĐỨC LONG VILAYCHANH THAO

Trang 5

1.1 Khái niệm dân tộc thiêu số 5

1.1.1 Khái niệm dân tộc 5

1.1.2 Khái niệm dân tộc thiêu số trên thé giới 10

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của các dân tộc thiểu số ở Lào 15 1.2 Nội dung các quy định của pháp luật quốc tế về quyền của các dan

QUYEN CUA CÁC DAN TỘC THIEU SO THEO QUY ĐỊNH CUA 31

PHAP LUAT QUOC TE

2.1 Nguồn pháp luật quốc tế về quyền của các dân tộc thiểu số khi 2.2 Nguyên tắc của luật quốc tế đảm bảo quyền của các dân tộc thiêu

số 37

2.2.1 Nguyên tắc bình đăng, không phân biệt đối xử

37

Trang 6

thiểu số

2.3 Phạm vi quyền của các dân tộc thiểu số trong luật quốc tế 2.4 Các quyền cơ bản của thành viên dân tộc thiểu số

2.4.1 Quyền có quốc tịch, được xác định dân tộc 2.4.2 Quyền được giáo dục

2.4.3 Quyền được tham gia quản lý nhà nước 2.4.4 Quyền được chăm sóc sức khoẻ

2.4.5 Quyền đối với văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ 2.4.6 Quyền được tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn giáo 2.4.7 Quyền được hưởng an sinh xã hội

2.4.8 Quyền tự do di lai, cư trú 2.4.9 Quyền lập hội, tự do hội họp

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT CONG HOA DCND LAO VỀ QUYEN CUA CÁC DÂN TỘC THIẾU SO VA CÁC GIẢI PHÁP DE XUẤT 3.1 Quy định của pháp luật về quyền của các dân tộc thiểu số

3.2 Vân đê thực hiện quyên của các dân tộc thiêu sô ở Cộng hoàDCND Lào hiện nay

Trang 7

3.3.1 Những giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

vê bảo đảm quyên của các dân tộc thiêu sô

3.3.2 Những giải pháp nhằm về cơ chế thực thi pháp luật đảm bảo

quyên của các dân tộc thiêu sô.

3.3.3 Những giải pháp về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền của các

Trang 8

1 DTTS : Dân tộc thiêu số

2 CHDCND : Cộng hoa dan chu nhân dân3 CNTB : Chu nghĩa tư ban

4.XHCN : Xã hội chủ nghĩa 5 DTDS : Dân tộc đa số

6 UDHR : Tuyên ngôn thé giới về nhân quyền 1948

7 ICCPR : Công ước quốc tế về các quyên dân sự, chính trị

Trang 9

LOI NOI DAU 1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài

Quyền của các dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc quyền của nhóm xã hội dễ

bị tốn thương được ghi nhận trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng, như:

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính tri năm 1966; Công ước quốc tẾ vỀ các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966; Tuyên ngôn về bảo vệ nhân quyền của những người thuộc các nhóm thiêu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ năm 1992;

Hiến chương LHQ

Pháp luật về quyền các dân tộc thiểu số của Lào được ghi nhận trong Hiến pháp đạo luật cao nhất của nước CHDCND Lào, Bộ luật Dân sự, Luật Gia đình Lào, Luật Phát triển và bảo vệ phụ nữ Lào Tuy vậy bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực và thành công, pháp luật của Lào về quyền các dân tộc thiểu SỐ cũng còn một số khiếm khuyết, nhược điểm, bất cập cần khắc phục: Lào là

một quốc gia đa dân tộc với nhiều nhóm dân tộc thiêu số sinh sống chủ yếu ở

những vùng, miền núi điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất còn nhiều khó khăn, hệ thống pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất; năng lực thực thi pháp luật của đội ngũ cán bộ, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số còn bất cap; trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân tộc thiểu số còn hạn chế Bên cạnh đó, một số

thế lực thù địch lợi dụng tình hình khó khăn, sự chưa hoàn thiện của hệ thống

pháp luật dé tuyên truyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mat 6n định chính tri xã hội ở vùng dan tộc thiểu số;

Cần nghiên cứu pháp luật về quyền của các dân tộc thiểu số của quốc tế và Lào (có liên hệ với Việt Nam) dé khang định những thành công và chỉ ra

những nhược điểm, bat cap nhằm khắc phục, hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.

Những kinh nghiệm của quốc tế về quyền của các dân tộc thiểu số mà cộng đồng quốc tế đã áp dụng rất thành công trong hoạt động viện dân, sử dụng những quy định của pháp luật về quyền của các dân tộc thiểu số cùng với những tiền đề thuận lợi cho khả năng áp dụng quy định của pháp luật về quyền của các dân tộc thiểu số sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho Lào trong quá trình bổ

Trang 10

tộc thiểu số của luận văn theo pháp luật quốc tế và pháp luật của nước Cộng hoà

DCND Lào góp phan nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà nước cùng toàn

thé xã hội trong việc ghi nhận và đặc biệt là việc bảo vệ, bảo đảm cho các quyền của các dân tộc thiểu số được thực hiện trong cuộc song mot cach nghiém chinh có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

Thông qua việc tìm hiểu, tác giả nhận thấy cần thiết có một công trình

nghiên cứu một cách tong thé va tuong đối toàn diện về việc ghi nhận và thực

hiện các quyền của dân tộc thiểu số một cách có hệ thống: từ đó, xem xét và đưa

ra những phương hướng và giải pháp cụ thé ngoài góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà DCND Lào trong lĩnh vực này còn góp phần

nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội đối với việc bảo đảm và bảo vệ các

quyền của các dân tộc thiểu số, tạo những điều kiện cần thiết nhất để xây dựng

một xã hội bình đăng giữa các cộng đồng dân cư, cộng đồng các dân tộc cùng phát triển giàu mạnh và phon vinh.

Từ những lý do đã nêu trên, cho thấy việc lựa chọn đề tài: “Quyên các dân tộc thiểu số theo pháp luật quốc tế và pháp luật Cộng hoà dân chủ nhân dan Lao” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học là hết sức cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền con người của Nhà

nước Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2 Tình hình nghiên cứu đề tài

DTTS và quyền của DTTS là một đề tài tuy không mới, tuy nhiên việc nghiên cứu dé tài này hầu như còn hạn chế, nhất là nghiên cứu dưới góc độ tiếp

cận từ luật pháp quốc tế Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu dưới dạng các bài viết, các bài tham luận tại các hội thảo trong và ngoai nước.

Ở Việt Nam — một quốc gia có trình độ lập pháp tiên tiến, cũng có nhiều công trình nghiên cứu có giá tri: Một sô van đê vê người thiêu sô trong luật quôc

Trang 11

tế, Vũ Công Giao, Hà Nội năm 2001; Luật Quốc tế về quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương, Nxb Lao động — xã hội, Hà Nội, năm 2010; “Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số”, Nông Thị Kiều Diễm, luận văn

thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014; “Quyền của

người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam”, Lê Xuân Trình, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015

Ở Lào, các nhà nghiên cứu cũng có một số công trình nghiên cứu có giá

trị Thí dụ như, Luan văn thạc sĩ luật học của Hong Sa Dy Da Phét năm 2005:

“Pháp luật về quyền của cộng đồng dân tộc thiểu số - Thực trạng và giải pháp

hoàn thiện” — trường Đại học Quốc Gia Lào; Luận văn thạc si của Phon Sa Ly:

“Hoàn thiện pháp luật về quyền của các dân tộc thiểu số trong pháp luật của

Cộng hoa dân chủ nhân dân Lào”, năm 2007 — Khoa Luật Học viện an ninh

nhân dân Lào Tuy nhiên chưa có công trình pháp luật của các nhà khoa học Lào nghiên cứu một cách tổng thể và tương đối toàn diện về việc ghi nhận và thực

hiện các quyền của dân tộc thiêu số theo pháp luật quốc tế và pháp luật của nước

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Các nghiên cứu và các ý kiến nêu trên chưa nhiều nhưng đã có những cách tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, có những giá trị khoa học nhất định, là

nguồn tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các nội dung về quyền của các dân

tộc thiểu số của nước Cộng hoà DCND Lào Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này còn có những vấn đề chưa được đề cập một cách đầy đủ và toàn diện hoặc có đề cập nhưng mức độ nghiên cứu chưa sâu.

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu các điều ước quốc tế quy định về các nhóm

quyền của DTTS, cũng như các chủ trương, chính sách, pháp luật của Lào đối với DTTS.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Trang 12

Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật va các phương pháp nghiên cứu cụ thé như phân tích, diễn giải, chứng minh, đối chiếu, so sánh pháp luật, quy nạp, hệ thống hóa.

5 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đưa ra phương hướng và những

giải pháp cụ thé nhăm hoàn thiện pháp luật về quyền của các dân tộc thiểu số ở CHDCND Lào.

- Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là:

a) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền của các dân tộc thiểu số theo pháp luật quốc tế và pháp luật CHDCND Lào;

b) Đề xuất các giải pháp cụ thê nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của

các dân tộc thiểu số ở nước CHDCND Lào.

6 Những đóng góp mới cua Luận văn

- Luận văn nghiên cứu một cách tổng thể các vấn đề lý luận cơ bản về quyền của các DTTS trên bình diện pháp luật quốc tế và pháp luật của nước CHDCND Lào;

- Luận văn nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật thực định của Lào về quyền của các DTTS;

- Luận văn đề xuất các giải pháp cụ thé, thiết thực, có tính kha thi nhăm hoàn thiện pháp luật hiện hành về quyền của các DTTS ở CHDCND Lào.

7 Kết cầu của Luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cau gồm ba chương là :

Chương 1 Những van dé lý luận về quyền của các dân tộc thiêu số

Chương 2 Quyền của các dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế

Chương 3 Thực trạng pháp luật Cộng hòa DCND Lào về quyền của các dân tộc thiêu sô và các giải pháp đê xuât

Trang 13

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VỀ QUYEN CUA CÁC DÂN TỘC THIẾU SO Dân tộc thiểu số là một vấn đề mang tính thời sự được pháp luật quốc tế

và pháp luật Lào quy định tương đối cụ thé Tuy nhiên nội hàm “dân tộc thiểu

số” rất phong phú và phức tạp Do đó, trước khi đi vào phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và Lào về quyền của các dân tộc thiểu số, chúng ta cần

phải làm rõ một số van dé lý luận cơ bản về quyền của các dân tộc thiêu số như

1.1 Khái niệm dân tộc thiểu số 1.1.1 Khai niệm dân tộc

Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát trién trong lich sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước' Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua trải qua các hình thái cộng đồng đồng từ

thấp đến cao như bộ lạc, bộ tộc Những thành viên trong thị tộc gan bó với nhau băng quan hệ huyết thống Bộ lạc bao gồm những người cùng họ và những người khác họ, cùng sinh sống trên một địa bàn Sản xuất phát triển thì bản thân

con người cũng phát triển theo, cùng với những đặc trưng như- ngôn ngữ, văn

hoá vật chất (thé hiện trong phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt) và văn hoá tinh thần (thê hiện thành ý thức và các hình thái ý thức) Hình thức của cộng đồng người cũng có sự tiến hoá: từ phân tán đến tập trung, từ thấp đến cao,

kết quả là hình thành nên những tộc người và những dân tộc khác nhau như-chúng ta thấy hiện nay Có thể quan niệm dân tộc là cộng đồng những người

cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu

theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh than do

Con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được Văn hoá của các dân tộc có những nét chung giống nhau (thí dụ như- đều trải qua nền văn

minh nông nghiệp tiến lên nền văn minh công nghiệp), nhưng cũng có những nét

' Phạm Huy Châu (2007), “Vé hái niệm dân tộc và ch nghĩa dân tộc”, Tạp chí Triết học, số 11 (198), tháng 11

— 2007.

Trang 14

sinh hoạt và ứng xử, các nếp tâm lý và tư duy, các ưu thế phát triển về mặt này hay mặt khác) tạo ra tính đa dạng, vô cùng phong phú của văn hoá nhân loại.

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, dân tộc được định nghĩa là cộng đồng

người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một sỐ đặc trưng văn hoá và tính cách”.

Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rang, dân tộc là sản pham lâu dai của lich sử”.

Trước dân tộc là các hình thức cộng đồng như: thị tộc, bộ tộc, bộ lạc Do đó, dân tộc còn được hiểu là một cộng đồng dân cư hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết của tat cả các bộ tộc sống trên cùng một vùng lãnh thd’.

Sự phát triển của xã hội loài người gan liền với Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội có giai cấp đầu tiên được hình thành Phạm vi thống trị của nhà nước

có thê không trùng với thị tộc, bộ lạc, bộ tộc Có nhà nước một bộ tộc, cũng có

nhà nước nhiều bộ tộc, sắc tộc Sự xuất hiện nhà nước đã góp phần rất quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thúc đây sự thống nhất về kinh tế

và văn hoá, mở rộng giao lưu giữa các bộ tộc Dưới tác động của các quan hệ

mới; đặc biệt là quan hệ giao lưu về kinh tẾ, khuôn khổ chật hẹp của bộ tộc không còn thích hợp cho sự phát triển Những nhân t6 khách quan trên đây đã thúc đây quá trình hình thành một cộng đồng người mới thay thế bộ tộc, đó là sự

xuất hiện của dân tộc Trong quá trình phát triển của xã hội loài người ké từ khi Nhà nước xuất hiện, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới sự ra đời và

phát triển của các dân tộc tư bản chủ nghĩa Theo cách hiểu về Dân tộc tư bản

chủ nghĩa của J.V Stalin: Dân tộc là khối cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt

kinh tế và về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa” Khi

CNTB chuyền sang giai đoạn để quốc chủ nghĩa, các đế quốc thực hiện chính

? Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà nẵng, trang 247.

* Nông Thị Kiều Diễm (2014), "Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

hiện nay", luận văn thạc sĩ luật học, khoa Luật — Đại học quôc gia Hà Nội, tró.

* Bộ Giáo duc và Dao tạo (2007), Giáo trình triết học Mác — Lê nin, Nhà xuất bản Chính tri quéc gia, Ha Nội,

tr.313.

Trang 15

sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch Vấn đề dân tộc trở nên gay gắt và từ đó xuất hiện van dé dân tộc thuộc địa Bên cạnh đó, Dân tộc hình thành đã thực sự tạo ra động lực cho sự phát triển Đấu tranh chống lại sự nô dịch và áp bức

dân tộc chính là đấu tranh vì sự phát triển và tiễn bộ chung của nhân loại Do đó, Dân tộc là loại hình của cộng đồng người xã hội hiện đại (xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản, XHCN) Theo đó, rõ ràng có nhiều loại dân tộc: dân tộc Chiếm nô, dân tộc Phong kiến, dân tộc Tư bản, dân tộc Xã hội chủ

Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,

trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất và cũng thường xuyên có sự lẫn

lộn, đó là dân tộc (Nation/Quốc gia) và dân tộc (Ethnic/Tộc người) Tuy nhiên,

có thê lý giải hai khái niệm này như sau:

Nghĩa thứ nhất: Dân tộc (Nation/Quéc gia) là một cộng đồng chính trị - xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thé nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chính (trừ trường hợp cá biệt), một sinh hoạt kinh tế chung, với những biểu tượng văn hóa chung, tạo nên một tính cách dân tộc.

Nghĩa thứ hai: Dân tộc (Ethnic/Tộc người) là một cộng đồng mang tính tộc người, có chung một tên gọi, một ngôn ngữ, được liên kết với nhau bằng giá

trị sinh hoạt văn hóa tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức là chung một khát vọng cùng chung sống, có chung một số

phận thé hiện ở những ký ức lịch sử Một tộc người không nhất thiết phải có

cùng một lãnh thổ, một cộng đồng sinh hoạt kinh tế, có thể ở các quốc gia dân

tộc khác nhau°.

Như vậy, khái niệm dân tộc — tộc người (Ethnic/Tộc người) không phải

bao giờ cũng trùng hợp với khái niệm dân tộc (Nation/Quốc gia) theo nghĩa là một cộng đồng chính trị - xã hội được quản lý bằng bộ máy nhà nước Có quốc

gia chỉ gồm một dân tộc (hiếm có, như- trường hợp Triều Tiên trước khi bị chia cắt), song phần lớn là những quốc gia nhiều dân tộc (nhiều dân tộc nhỏ quy tụ

xung quanh một dân tộc chủ yếu, thường là đông hơn va phát triển hơn trong’

Xem thêm Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.217-218

Trang 16

lich sử) Trong thực tế,có trường hop những người cùng một dân tộc nhưng lại

sống phân tán ở những quốc gia khác nhau Trong lịch sử, các dân tộc hình thành và phát triển rất không đồng đều cả về thời gian, quy mô, sức sống

lẫn trình độ phát triển Đã có nhiều dân tộc tự phát liên kết với nhau, hoà nhập vào nhau hoặc đồng hoá, thôn tính lẫn nhau Xu thế lịch sử của dân tộc là cần có nhà nước dé bảo vệ lãnh thé của mình Ý thức về chủ quyền lãnh thé phát triển

thành ý thức quốc gia dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước Bản thân nhà nước,

đến lượt nó, lại có tác động trở lại củng cô sự đoàn kết dân tộc, sự thống nhất

nhiều dân tộc trong biên giới của mình Bộ máy nhà nước trung -ương tập

quyền của nhà Tần ở Trung Quốc chăng hạn, khi ban hành luật pháp thống nhất trong cả nước, bắt mọi người cùng viết một kiểu chữ, cùng đi một cỡ xe (thư đồng văn, xa đồng quỹ) đã đây nhanh sự cỗ kết của dân tộc Hán ngay từ trước

Công nguyên”.

Để hiểu rõ hơn về dân tộc - tộc người, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận rộng rãi 5 tiêu chí sau dé xác định thé nào là dân tộc (ethnic)*:

- Có cùng tiếng mẹ đẻ (có ngôn ngữ tộc người thống nhất);

- Có cùng một khu vực lãnh thé (có lãnh thé tộc người thống nhất); - Có nền kinh tế tộc người thống nhất;

Có các đặc trưng văn hoá thống nhất/văn hoá tộc người; -Có ý thức tự giác tộc người thống nhất.

Các nhà Dân tộc học Xô Viết đã dùng bốn tiêu chí dé xác định thành phan

dân tộc ở Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết:

- Cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thô nhất định;

- Cùng nói một ngôn ngữ;

- Có chung các đặc điểm văn hóa;

- Có cùng ý thức dân tộc hay là tự giác dân tộc.

Ở Lào, khái niệm “dân tộc” chưa được định nghĩa một cách cụ thé Nhung tiêu chí xác định dân tộc bat đầu được đề cập trong Báo cáo Chính tri của Dang

7 Pham Huy Châu (2007), “Về khái niệm dan tộc va chủ nghĩa dân tộc”, Tap chí Triết học, số 11 (198), thang 11

Š Khoa Luật - Dai học Quốc gia Ha Nội (2010), Quyền con người- Tập tài liệu chuyên dé của Liên Hợp quốc,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Trang 17

điểm chung thống nhất về sinh hoạt văn hóa, có tinh thần và ý thức cùng một

dân tộc”.

Ở Việt Nam, tiêu chí xác định dân tộc bat đầu được dé cập từ 1960 Năm 1973 tại Hà Nội đã tiễn hành hai cuộc Hội thảo khoa học (vào tháng 6 và tháng 11) Các hội thảo đã thống nhất lấy dân tộc (tộc người) làm đơn vị cơ bản trong

xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam Ba tiêu chí để xác định dân tộc/tộc người, được thống nhất sử dụng”:

- Có tiếng nói chung (ngôn ngữ mẹ đẻ),

- Có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa (đặc trưng văn hóa),

- Có ý thức tự giác nhận mình cùng một dân tộc.

Trên thế giới, dân tộc (tộc người) được dùng với nhiều thuật ngữ như:

Dân tộc bản địa (Thổ dân, dân bản xứ), dân tộc thiểu số, dân tộc đa số Ở Việt

Nam và Lào hiện nay, nhiều thuật ngữ đã và đang được dùng để nói về dân tộc ở

Việt Nam và dân tộc Lào như: "dân tộc Việt Nam", “dân tộc Lào”; "các thành phần dân tộc Việt Nam", “các thành phần dân tộc Lào”; "cộng đồng các dân tộc

Việt Nam", “nhân dân các bộ tộc Lào”; "dân tộc đa số" và "dân tộc thiểu số"

Trong một số bài viết của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch Kay sỏn Phomvihane đã dùng các thuật ngữ này nhằm bao quát cả hai nghĩa dân tộc — quốc gia (Dân tộc Việt Nam, Dân tộc Lào) và dân tộc - tộc người (dân tộc Kinh, Tày, Giao, H mông, Nùng; nhân dân các bộ tộc Lào Thâng, Lào Lùm, Lào

Sú ) Tùy vào từng hoàn cảnh mà dân tộc Việt Nam cũng như dân tộc Lào được

hiểu theo mỗi nghĩa khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn dùng để nói đến các thành phần dân tộc trên đất nước Việt Nam và đất nước Lào.

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “dân tộc” nhưng nhìn chung các khái niệm hiện nay trên thế giới đều thừa nhận dân tộc là một cộng đồng dân cư và giống nhau ở những điểm như sau:

- Thứ nhất, cộng đồng về lãnh thé;

2 Nông Thị Kiều Diễm (2014), "Hoan thiện pháp luật về dam bảo quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay", luận văn thạc

sĩ luật học, khoa Luật — Dai học Quôc gia Hà Nội, tr.8.

Trang 18

- Thứ hai, cộng đồng về kinh tế;

- Thứ ba, cộng đồng về ngôn ngữ;

- Thứ tư, cộng đồng về văn hoá, về tâm lý.

Cộng đồng về lãnh thổ, cộng đồng về kinh tế, cộng đồng về ngôn ngữ, về

văn hoá, tâm lý và tính cách là bốn đặc trưng không thể thiếu của mỗi dân tộc Đó chính là những yêu tố có mối quan hệ nội lực mạnh mẽ Nó vừa kết dính dân

tộc thành một khối vừa tao ra động lực dé liên kết và phát triển cho mỗi quốc gia

dân tộc Với những đặc trưng trên, dân tộc hình thành thường gan liền với quá

trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tu bản, song cũng

có những dân tộc hình thành không gắn với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản (Việt Nam và Triều Tiên là một ví dụ).

Tuy còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề dân tộc - quốc gia, dân tộc

- tộc người Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, tác giả không có tham vọng đi sâu vào phân tích khái niệm dân tộc theo nghĩa dân tộc - quốc gia,

mà nhìn nhận phạm trù dân tộc theo nghĩa dân tộc - tộc người.

Từ những phân tích ở trên, tác giả luận văn cho rằng khái niệm dân tộc cần phải được hiểu theo nghĩa đơn giản là: “m6t cộng đồng dân cư thống nhất

về mặt lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, văn hoá và tâm lý”.

1.1.2 Khái niệm dân tộc thiểu số trên thé giới

Cho đến nay, chưa có bất cứ văn kiện quốc tế nào của Liên Hợp quốc đưa

ra định nghĩa “Dân tộc thiểu số”.

Các nhà nghiên cứu nhân chủng học cho rằng DTTS gồm 2 thành phần:

DTTS có nguồn gốc lịch sử (minorités historiques) là tập thể tộc người đã có mặt trên vùng lãnh thổ từ lâu đời mà người ta thường gọi là dân tộc bản địa

(peuples autochtones); DTTS di cư (minorités immigrées) là những người nước

ngoài sang định cư tại một quốc gia đã có chủ quyên”.

Vào năm 1977, trong Báo cáo viên đặc biệt của Tiểu ban chống phân biệt đối xử và bảo vệ người thiêu số là ông Francesco Capotorti đã đưa ra định nghĩa

!° Lê Xuân Trình (2015), Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật — Dai học Quoc gia Hà Nội, tr L7.

Trang 19

về người thiểu số trong báo cáo nghiên cứu của mình như sau: "là một nhóm

người, xét về mặt số lượng, ít hơn phần dân cư còn lại của quốc gia, CÓ VỊ thế

yếu trong xã hội, những thành viên của nhóm- mà đang là kiều dân của một nước- có những đặc trưng về chủng tộc, tín ngưỡng hoặc ngôn ngữ khác so với

phần dân cư còn lại và chứng tỏ rõ ràng là có một ý thức thống nhất trong việc

bảo tồn nền văn hóa, truyền thống, tôn giáo và ngôn ngữ của họ Tuy nhiên nỗ

lực của Tiểu ban trong việc bảo vệ người thiểu số đã bị một số quốc gia có tư

tưởng ủng hộ quá trình hợp nhất, và một số quốc gia đang thúc day sự đồng hóa phản đối, vì thế Tiểu ban này van chưa thé đi đến một định nghĩa chính thức về người thiêu số Các quốc gia Bắc Mỹ và Nam Mỹ là các quốc gia ủng hộ việc hợp nhất giữa người thiểu số vào cộng đồng chung, các quốc gia Châu Âu có tư tưởng đồng hóa người thiểu số, các nước Đông Âu lại thể hiện sự quan tâm đến việc bảo vệ người thiểu số, nên tat cả các luồng ý kiến không thé đi đến thống

nhất, cho đến vào năm 1984, Ủy ban nhân quyền đã yêu cầu Tiểu ban về vấn đề

người thiêu số định nghĩa thuật ngữ người thiểu sé, để định nghĩa thuật ngữ này với mục đích giới han, thu hẹp phạm vi đối tượng là người thiểu SỐ, nhằm mục đích tạo sự đồng thuận của nhiều quốc gia, một thành viên của Tiểu ban này là ông Julet Deschenes người Canada đã đưa ra một định nghĩa về người thiểu số như sau:

"Một nhóm các công dân của một quốc gia, tạo thành thiêu số về số lượng và có vị thế không chiếm ưu thế trong quốc gia đó, mang những đặc trưng về

chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ phân biệt với nhóm thuộc đa số dân cư, có một

ý thức thống nhất giữa các thành viên, một động cơ rõ rệt cho dù là mặc định bởi

một ý nguyện tập thể nhăm tồn tại với mục tiêu là đạt đến sự bình đăng với đa số dân cư, cả trên phương diện pháp luật và thực tiễn".

Tuy nhiên định nghĩa này lại không bao gồm (i) Cư dân bản địa; (ii)

Người không phải công dân nước sở tại và (iii) Người thuộc thành phan đa số nhưng bị áp bức Theo đó, định nghĩa này đã giới hạn về phạm vi những đối tượng về người thiểu số, do đó nó không thé bao quát đầy đủ nội hàm của “dân

tộc thiêu sô”.

Trang 20

Tòa án Công lý quốc tế thường trực (PCH) đưa ra định nghĩa về dân tộc thiểu số: cộng đồng thiêu số là một nhóm người sống trên một quốc gia hoặc một địa phương nhất định, có những đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, tín ngưỡng, ngôn ngữ và truyền thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và có quan điểm thống nhất trong việc bảo lưu những yếu tố truyền thống, duy trì tôn giáo, tín ngưỡng và hướng dân, giáo dục trẻ em trong cộng đồng theo tinh thần và truyền thống của chủng tộc ho"!

Dai hội đồng LHQ đã thông qua thuật ngữ “dan tộc thiểu số” trên cơ sở

dựa vào quan điểm của Gs Francesco Capotorti (đặc phái viên của LHQ) đã đưa ra vào năm 1977: “Dân tộc thiểu số là thuật ngữ am chỉ một nhóm người: a Cư trú trên lãnh thé của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này; b Duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; c Thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ; d Đủ tư cách đại điện cho nhóm dân tộc của họ, mặc đù số lượng it hon trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; ad Có mối quan tâm đến van đề bảo ton bản sắc chung của họ, bao gôm cả yếu tô văn hóa, phong tục tập quản, tôn

giáo và ngôn ngữ của ho’.

Trong cuốn từ điển của trường Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, dân tộc thiểu số (ethnic minority) được định nghĩa: “Một nhóm người thuộc một chủng tộc hoặc quốc tịch cụ thể sống trong một quốc gia hoặc vùng có

nhiều người thuộc chủng tộc khác hoặc quốc tịch khác”, Tuy vậy, định nghĩa này đã không khái quát được tiêu chí để phân biệt khái niệm dân tộc thiểu số và dân tộc đa số.

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa: “đân

tộc thiểu số là dân tộc chiếm số ít, so với dân tộc chiếm số đô ng nhất trong một nước có nhiều dân tộc ”!' Định nghĩa này đã khắc phục được hạn chế trong

!! Ly Văn Tuyên (2015), Quyền của các dân tộc thiểu số trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tạp chí

Lý luận chính trị sô 10-2015.

!* Champaka.info (2015) Minority Rights: International Standards and Guidance for Implementation(HR/PUB/10/3)'? Cambridge University Press, Cambridge dvanced Learner’s Dictionary &Thesaurus, tr 413 '* Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà nẵng, trang 247.

Trang 21

cuốn từ điển của đại học Cambridge Tuy nhiên, khái niệm dân tộc thiêu số này

chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà không phản ánh đúng và đầy đủ bởi vì

một dan tộc có thé là thiểu số ở một quốc gia có nhiều dân tộc nhưng lại là dân tộc chiếm đa số ở quốc gia khác (ví dụ, dân tộc Kinh — những người Việt Nam ở

Lào là dân tộc thiểu số nhưng ở Việt Nam lại là dân tộc chiếm đa SỐ, dân tộc

Lào ở Lào chiếm đa số nhưng ở Việt Nam lại chỉ là dân tộc thiêu số).

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

và xuất phát từ nguyên tắc bình đăng dân tộc, thì khái niệm “dân tộc

thiểu số” không phân biệt địa vi, trình độ phát triển của các dân tộc Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số đân nhiều hay it, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc DTTS là thuật ngữ chỉ cộng đồng người có

mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn

ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù; Xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc

(như đã phân tích ở trên); Kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc

người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó DTTS luôn gắn với một quốc gia và là một bộ phận của quốc gia có chủ quyền.

Ở Việt Nam, khái niệm DTTS được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp luật cũng như trong công tác nghiên cứu, học tập và trong hoạt động thực tiễn Thuật ngữ này cũng được sử dụng chính thức trong Hiến pháp, luật và văn bản dưới luật Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa

ra khái niệm tại K2, D4 "DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc

đa số trên phạm vi lãnh thé nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; K3,

Điều 4: "Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả

nước theo điều tra dân số quốc gia".

Ở Lào, khái niệm DTTS được quy định trong Nghị định số 18/2013/ND —

CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ, chăm sóc người dân tộc thiểu số trong

các lĩnh vực kinh tế, y tế và giáo dục ngày 15 tháng 8 năm 2013 Theo đó, Diéu3

quy định: “DTTS là một cộng đồng dân cư trong đó có các bộ tộc Lào có số dân

Trang 22

ít hơn so với cộng đồng dân cư có các bộ tộc có số dân nhiều hơn chiếm đa số

trên phạm vi toàn lãnh thổ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào”; “DTĐS là

cộng đồng dân cư trong đó có số dân nhiều hơn 50% tổng số dân của các cộng

đồng dân cư khác trên phạm vi toàn lãnh thổ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân

Có thé thay các khái niệm đưa ra không hoàn toàn giống nhau Điều này cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề dân tộc thiểu số trên thế giới Tổng hợp những thuộc tính được nêu ra từ các định nghĩa trên và nội dung các văn kiện quốc tế có liên quan về van đề dân tộc thiểu số, có thé thấy, về mặt khách quan, dân tộc thiểu số có những đặc điểm: về số lượng (ít, thiểu số khi so sánh với nhóm đa số cùng sinh sống trên lãnh thô); về vị thế xã hội (là nhóm yếu thế trong

xã hội thể hiện ở tiềm lực, vai trò ảnh hưởng của nhóm tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh thổ nơi họ sinh sống); về bản sắc (có những đặc điểm riêng

về mặt chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán); về vị thế pháp lý (có thể là công dân hoặc kiều dân của quốc gia nơi họ đang sinh sống) Về mặt chủ quan, nhóm cộng đồng có ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa của minh”.

Từ những sự phân tích trên, tác giả luận văn cho rang: “Đân tộc thiểu số

là một cộng đồng dân cư thuộc một ching tộc hoặc quốc tịch cu thể chiếm số ít hơn sống trong một quốc gia hoặc vùng có nhiều người thuộc chúng tộc khác hoặc quốc tịch khác chiếm đa số”.

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của các dân tộc thiểu số ở Lào

Nước Lào, trước đây còn gọi là Vương quốc Lạn Xạng, “Lạn” tiếng Lào là

triệu, “Xang” là voi Được mệnh danh là Miền đất Triệu Voi, Lao nam ở noi giao hội

của hai nền văn minh vi đại va hing manh nhất Châu A là An Độ và Trung Hoa,

người dân Lao đã hap thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy dé

hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo Do đó, Lào là quốc gia đa dạng về chủng tộc, bao gồm 49 dân tộc thuộc 149 chủng tộc khác nhau Nếu dựa dựa trên các tiêu chí về ngôn ngữ, dân tộc

'S Lừ Văn Tuyên (2015), Quyền của các dan tộc thiểu số trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tạp chíLý luận chính trị số 10-2015

Trang 23

Lao được chia làm những nhóm chính: Nhóm dân tộc nói tiếng Mon — Khmer; nhóm dân tộc nói tiếng Palaungic; nhóm dân tộc nói tiếng Khmuic; nhóm dân tộc nói tiếng Tibeto-Burman; Nhóm dân tộc nói tiếng Hmong-Mien; nhóm dân

tộc nói tiếng Lao -Tai'® Trong báo cáo về công tác dân tộc Lao năm 2015, của Uỷ ban dân tộc Lào thì Dân tộc Lào bao gồm 49 dân tộc thuộc hơn 114 bộ tộc sinh sống trên lãnh thổ Lào với 4 nhóm ngôn ngữ chính: Nhóm dân tộc nói ngôn

ngữ Lào — Tay; nhóm dân tộc nói ngôn ngữ Mon-Kmer; nhóm dân tộc nói ngôn

ngữ Mong — Yao; Nhóm dân tộc nói ngôn ngữ Chin — Tibet!’ Trong phương

pháp nghiên cứu Lào học, dé thuận tiện cho nghiên cứu dân tộc học, các nhà sử

hoc Lào thường phân chia ra làm ba nhóm người chính là Lao Lum (Loum), Lào

Thong va Lao Sung cùng chung sống trên một lãnh thổ thống nhất' Người Lào Lim, hoặc Lao ở vùng đất thấp, chiếm đa số trong dân số - 66% - và bao gồm một số nhóm dân tộc đã bắt đầu di chuyên từ bắc vào bán đảo Đông Nam A khoảng 1.000 năm trước Tat cả tiếng Lào Lim nói ngôn ngữ của gia đình Tai-Kadai - ví dụ như Lào, Lue, Tai Dam (Người Den) và Tai Deng (Người Đỏ). Nhóm người Lào Loum thích sống ở vùng thung lũng thấp và sản xuất nông

nghiệp cơ bản trên lúa gạo Người Lao Thâng, hay trung du Lào, có nguồn gốc

từ Nam Dương đã di cư về phía bắc vào thời tiền sử Là người trồng lúa, họ đã phải di dời vào vùng cao bằng việc di cư của Lao Lim và vào năm 1993 chiếm

khoảng 24% dân số cả nước Sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ giữa các nhóm của Lào thâng lớn hơn nhiều so với những người ở Lào Lùm hoặc Lao

Sủng, hoặc ở vùng cao Lào Người Lào Sủng chiếm khoảng 10% dân số Các nhóm này là những người nói tiếng Miao-Yao hoặc Tibeto-Burmese, những người tiếp tục di cư vào Lào từ phía bắc trong vòng hai thế kỷ qua Tại Lào, các nhóm cao nguyên sống trên đỉnh hoặc trên sườn núi phía Bắc, nơi chúng trồng lúa và ngô trên đồng ruộng Một SỐ ngôi làng đã được tái định cư tại các địa

laA

điểm dat thấp ké từ những năm 1970 Người Hmong là nhóm Lao Sung có số

'© Xem thêm về Dân tộc Lao, tại địa chỉ: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_ethnic_groups in Laos, ngày

truy cap 12 thang 06 nam 2017.

iW Uy ban dan tộc Lào (2015), Ethnic of Lao, NXB Chính tri quéc gia Lao, trang 13.

'3 Phu Kham Lenin (2004), Quá trình hình thành va phát triển c a Vương quốc Lào qua các thời , Nxb.Quéc

gia, trang.191-192.

Trang 24

dân đông nhất, với những ngôi làng trải dài khắp vùng cao của tất

cả các tỉnh phía bắc Miên (Yao),kha, Lahu, và các nhóm khác có

liên quan là số lượng nhỏ hon đáng kể và có xu hướng nam ở các

khu vực khá giới hạn ở phía Bắc DTTS ở Lào có số dân không

đồng đều, trong đó dân tộc Lào hay Lào Lùm chiếm đa số khoảng 3,6 triệu người, có dân tộc chỉ gồm vài trăm ngườirem (500 người), Chut (450 người) của nhóm Mon — Kmer, tuy vậy, với quan điểm tất cả mọi dân tộc, dù ít, du nhiều, lich sử hình thành sớm hay muộn hay di cư từ nhiều vùng, nhiều quốc gia khác nhau đều được thừa nhận là chủ nhân của nước Lào.

Các DTTS ở Lào có những đặc trưng cơ bản, cụ thê:

Thứ nhất, về đoàn kết dân tộc: Các DTTS ở Lào đã cùng nhau trải qua quá trình lịch sử từ thửa đầu sơ khai dựng nước

và quá trình đấu tranh để bảo vệ bờ cõi, xây dựng một đất nước Lào thống nhất Mặc dù trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, mặc dù có nhiều dân tộc và chênh lệch về số lượng sống trên cùng một lãnh thổ quốc gia, các dân tộc có điều kiện sống, phong

tục tập quán riêng biệt nhưng các dân tộc Lào đều có chung truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau, không có

hiện tượng đồng hóa, xâm chiếm lãnh thổ của dân tộc nhiều người hơn với dân tộc ít người hơn, vì vậy cũng không xuất hiện sự mâu thu n đối kháng giữa dân tộc thiểu số với đân tộc đa số.

Truyền thống đoàn kết này chính là một đặc trưng nôi bật,

làm tăng cường sức mạnh nhân dân các bộ tộc Lào trong công

cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước là điều kiện cơ bản dé Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào thực hiện tốt các

chính sách và pháp luật trên phạm vi toàn lãnh thổ.

Trang 25

Thứ hai, về địa bàn cư trú: Dân cư các DTTS ở Lào phân bố không đồng đều, tập trung ở một số vùng, nhưng không cư

trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các DTTS

khác, thậm trí xen kẽ với các dân tộc đa sô.

Khu vực cư trú bao gồm cả miễn núi, trung du, đồng bằng, ven sông Mekong, thậm chí ở đô thị thành phố, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới là địa bàn chiếm tới 2/3 lãnh thổ quốc gia và có vị trí

chiếnlược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng Đặc điểm

xen kẽ giữa các dân tộc một mặt đã tạo điều kiện để các dân tộc này có cơ hội dé tăng cường sự hiểu biết, hòa hợp, gắn bó với nhau, nhờ đó các dân tộc có điều kiện học hỏi những tri thức mới, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển

giữa các dân tộc.

Nhưng mặt khác, đặc điểm sống xen kẽ này làm cho các

dân tộc kém phát triển hon dé bị đồng hóa, mat đi nguồn gốc,

bản sắc của dân tộc mình.

Thứ ba, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Các DTTS

ở Lào có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau.

Một số DTTS như dân tộc Khơme, Chăm, Việt Nam là những

dân tộc thiểu số phân bố ở những vùng đồng bằng, đô thị là nơi có nền kinh tế- xã hội phát triển như: Viêng Chăn, Luang Pha

Băng, Bolykhamsai, lại sinh sống xen kẽ với đa số người dân

tộc Lào nên có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, Một số dân tộc khác như dân tộc Arem, Aheu, Kasseng, Katu, Khmu tuy có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn hơn nhưng phần lớn đã thoát khỏi cuộc sống lạc hậu và đói nghèo Một số DTTS rất ít

người như dân tộc Jeng cu trú ở tapu, dân tộc Chut cư trú ở

tỉnh Khammouane, dân tộc Tum ở Bolykhamsai lại có đời sống

Trang 26

vật chất rất khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu, thậm chí vn còn lối sống di canh, di cư và mới đang dần chuyển sang lối sống định canh, định cư tự cung, tự cấp.

Trình độ phát triển của các DTTS không đồng đều bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, chủ

yếu do tập quán văn hóa lâu đời và tư duy cố hữu, chậm thay đôi, cộng thêm vào đó là địa bàn đi lại xa xôi, khó khăn, tài nguyên tuy phong phú nhưng lại khó khai thác, đất đai sản xuất vừa thiếu vừa khô căn, năng lực quản lý nhà nước và năng lực chuyên môn của cán bộ công tác tại vùng dân tộc phần lớn vừa thiếu vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, tổ chức, thi

hành pháp luật, chính sách của Nhà nước vào thực tiễn, nhất là

tại cấp cơ sở những nguyên nhân nhân này nếu không được

nhìn nhận đúng đắn, giải quyết phù hợp, kịp thời sẽ làm cho

đời sống của các DTTS ngày càng tụt hậu, làm gia tăng sự phân

hóa giàu nghèo giữa miền xuôi với miền ngược, giữa DTTS với

dân tộc đa số, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng phát trién bền vững của Nhà nước Lao.

Thứ tư, về bản sắc văn hóa: Các DTTS ở Lào đều có những nét riêng biệt về văn hóa, tạo nên một nước Lào với nhiều mau sắc phong phú, đa dang về văn hóa, các DTTS ở Lào đều có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, một số ít DTTS có chữ viết riêng, có nền văn hóa mang bản sắc riêng, thể hiện

trong nếp sinh hoạt hàng ngày, thông qua lễ hội, Tết, thông qua

trang phục từng dân tộc, phong tục tập quán trong cưới hỏi, ma

chay, dỗ, thông qua tín ngưỡng thờ cúng, tâm linh

Trang 27

1.2 Nội dung các quy định của pháp luật quốc tế về quyền của các

dân tộc thiểu số

Như đã phân tích ở trên, quyền của các dân tộc thiểu số là một van đề

mang tính thời sự và còn nhiều quan niệm khác nhau Do đó, việc thúc đây và bảo vệ quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc,

tôn giáo và ngôn ngữ sẽ góp phần vào sự ổn định chính trị và xã hội của các

quốc gia.

Hầu như tất cả các quốc gia đều có một hoặc nhiều nhóm thiểu số sinh

sống trên lãnh thé của mình, những đặc trưng về chủng tộc, ngôn ngữ hoặc tôn

giáo của họ làm cho họ khác biệt so với phần dân cư đa số Quan hệ hoà thuận

giữa các nhóm thiểu số với nhau và giữa các nhóm thiêu số với các nhóm da số

và sự tôn trọng bản sắc của mỗi nhóm là tài sản quý báu tạo nên sự đa dạng về chủng tộc và văn hoá của xã hội loài người Điểm c, Điều 55, Hiến chương Liên hợp quốc khuyến khích: “Sw t6n trong và tuân thủ triệt dé các quyên và các tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo” Điều 1, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc (1948) quy định: “Moi người sinh ra tự do và bình dang về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái” Điều 2 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc cũng quy định: “Ai cũng được hưởng những quyên tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chung tộc, mau da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bắt cứ thân trạng này khác Vì vậy, nội dung quy định của pháp luật quốc tế về quyền của các dân tộc thiêu số phải dựa trên sự bảo vệ các quyền đặc biệt và các nguyên tắc bình dang, không phân biệt đối xử.

Trước đây, việc bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số không nhận được nhiều sự quan tâm của Liên hợp quốc như là các quyền có tính chất cấp thiết.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có một sự quan tâm ngày càng cao đến

các vấn dé của các dân tộc thiêu số khi những căng thắng về tôn giáo, chủng tộc,

dân tộc ngày càng lớn đe doạ các cơ câu chính trị, kinh tê, xã hội cũng như sự

Trang 28

toàn vẹn lãnh thé của các quốc gia Bên cạnh đó, việc đáp ứng những nhu cầu của các dân tộc thiêu số, việc đảm bao quyền của các dân tộc thiểu số được tôn trọng phẩm giá và được bình dang với tất cả các dân tộc đa số và giúp đỡ họ

tham gia vào quá trình phát triển chung còn góp phần làm giảm những căng thang, xung đột về quyền và lợi ích giữa các nhóm và các cá nhân trong xã hội.

Đây là những yếu tố chính nhằm bảo đảm hoà bình và sự 6n định.

Mặt khác, cũng có quan niệm cho rằng, nếu như các quy định về không

phân biệt đối xử được thực hiện một cách hiệu quả và nghiêm túc, thì các quy định về các quyền của các dân tộc thiêu số là không cần thiết Tuy nhiên, quan

điểm này sớm chứng tỏ là không phù hợp Bởi vì, Marx và Engels cho rằng chỉ

có ở chủ nghĩa cộng sản mới ton tại một cau trúc kinh tế — xã hội và hệ tư tưởng

chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình

đăng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiến chung đối với các phương tiện sản

xuất và tài sản nói chung Chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã

hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản “Chủ nghĩa cộng sản

thuần túy” theo Marx và Engels nói đến một xã hội không có giai cấp, không có

nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuôi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép

moi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính

trị và kinh tế' Chế độ xã hội chủ nghĩa là giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa cộng

sản Trong giai đoạn này, những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội van còn tồn tai’ Do đó, người ta thay rang van cần thiết phải có những biện pháp tiếp

theo để bảo vệ tốt hơn quyền của các dân tộc thiểu số khỏi sự phân biệt đối xử

va dé tăng cường ban sac của họ.

'* Trần Nam Tiến (2015), “Chủ nghĩa cộng sản”, Trang điện tử Nghiên cứu quốc tế, ngày truy cập 03/06/2017.?° Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Giáo trình Triết học Mác — Lê Nin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,

Năm xuất bản ?

Trang 29

Sự phân biệt đối xử đã bị ngăn cam trong một số văn kiện quốc tế liên

quan; trong đó hầu hết, chứ không phải tất cả, nhằm vào các hoàn cảnh mà trong đó những nhóm thiểu số và cá nhân thành viên của các nhóm có thê bị từ chối sự

đối xử bình dang Phân biệt đối xử được giải thích là “áp dụng bat cứ sự phân

biệt, loại trừ, hạn chế hoặc thiên vị dựa trên bất kỳ cơ sở nào như về chủng tộc, màu da ngôn ngữ, tôn giáo dân tộc hoặc nguồn sốc xã hội nơi sinh hoặc các yêu tô khác, với mục đích nhằm làm tốn hại hoặc vô hiệu hoá bất kỳ người nào được thừa nhận, hưởng thụ hoặc thực hiện, trên cơ sở bình đăng, tất cả các quyền và tự do” Việc ngăn ngừa sự phân biệt đối xử đã được định nghĩa là “

ngăn ngừa bất kỳ hành động nào phủ nhận việc các cá nhân hoặc nhóm người

được đối xử một cách bình đăng” Từ sự phân tích trên, có thể thấy nội dung quyền của các dân tộc thiểu số trong các quy định của pháp luật quốc tế về sự

phân biệt đối xử phải dựa trên cơ sở giới tính, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo,

dân tộc và nguồn gốc xã hội, vị thế, nơi sinh và các yếu tô khác.

Mặc dù, quyền của các dân tộc thiểu số được cộng đồng quốc tế công

nhận và đảm bảo thực hiện trong phạm vi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu đã

đạt được nhiều thành tựu Nhưng trong xu thế toàn cầu hoá, sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực, sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguyên nhiên liệu hoá thạch nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người, sự chạy đua vũ trang, tình trạng khủng bố, xung đột khu vực ít nhiều có ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện các quyền của các dân tộc thiểu số trên thế giới như là chịu sự đối xử bất công trên các phương diện chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế Kết quả là các quyền đặc biệt của các dân tộc thiểu số đã được quy định Cộng đồng quốc tế đề ra các biện pháp trong điều khoản bé sung

về không phân biệt đối xử trong các văn kiện quốc tế về quyền con người.

Về mặt lý luận, các quyền đặc biệt không phải là những đặc quyền nhưng chúng được quy định dé tạo điều kiện cho các tộc người thiểu số có thể bảo tồn những bản sắc, đặc trưng và truyền thống của họ Các quyền đặc biệt chỉ quan

trọng trong việc đảm bảo sự đôi xử bình đăng chỉ khi các dân tộc thiêu sô có thê

Trang 30

sử dụng ngôn ngữ riêng của họ, được hưởng lợi ích từ những dịch vụ mà họ tự

tổ chức cũng như được tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của quốc gia thì họ mới có thê đạt được vị thế của những nhóm đa số Sự khác biệt trong việc đối

xử với các nhóm xã hội và các cá nhân thuộc các dân tộc thiểu số sẽ được xoá

bỏ nếu họ được bảo đảm sự bình đăng và những lợi ích như những nhóm đa sỐ trong cộng đồng Do đó, rất cần phải có những quy định của pháp luật quốc tế về sự bảo vệ quan trọng cho các cá nhân thuộc các dân tộc thiểu số trong việc thụ hưởng các quyền bao gồm việc thừa nhận họ là những con người trước pháp luật, được bình đăng trước toà án, được bình đăng trước pháp luật và được pháp

luật bảo vệ một cách bình dang, cũng như các quyền quan trọng khác về tự do

tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do hội họp Tất nhiên, sự bình đăng về các

quyền nêu trên phải bảo đảm một sự cân bằng giữa các quyền của những người

thuộc các dân tộc thiểu số được duy trì, phát triển bản sắc và những đặc trưng

của họ và những nghĩa vụ tương ứng của các quốc gia đã dé cập đến việc bảo vệ

sự toàn vẹn lãnh thô và độc lập về chính trị của các quốc gia.

Các quyền của các dân tộc thiểu số trong quy định của pháp luật quốc tế

không những chi gắn bó mật thiết mà còn bé sung cho các quyền con người đã

được thừa nhận rộng rãi và đã được bảo đảm trong các văn kiện quốc tế Theo đó, nội dung các quy định của pháp luật quốc tế về quyền của các dân tộc thiểu số phải bao gồm: sự bảo vệ cuộc sống và những đặc trưng về dân tộc, chủng tộc, văn hoá, tôn giáo và ngôn ngữ; có quyền hưởng thụ đời sống văn hoá, thể hiện

và thực hành tín ngưỡng của riêng các dân tộc thiểu số cũng như sử dụng ngôn

ngữ của riêng họ trong đời sống riêng tr cũng như công cộng: có quyền tham gia vào đời sông cộng đồng và các hoạt động văn hoá, tôn giáo, kinh tế, xã hội; có quyền tham gia vào các quyêt định có ảnh hưởng tới họ ở cấp độ quốc gia và khu vực ; có quyền thiết lập và duy trì những tổ chức của riêng họ; có quyền thiết lập và duy trì các mối quan hệ hoà bình với các thành viên khác của dân tộc họ và với những người thuộc các dân tộc thiểu số khác, cả trong phạm vi quốc

gia và ngoài biên giới quôc gia; được tự do thực hiện các quyên của họ, dưới

Trang 31

hình thức cá nhân hay cùng với những thành viên khác trong cộng đồng, mà

không bị phân biệt đối xử.

Các quyền đặc biệt của các dân tộc thiêu số chỉ có thé được đảm bảo thực

hiện bởi sự tận tâm thiện chí của các quốc gia Do đó, để bảo vệ và thúc đây các

quyền của các dân tộc thiểu số, luật quốc tế cần phải bổ sung thêm các nhóm biện pháp như: tạo những điều kiện thuận lợi để giúp các dân tộc thiểu số có thé

biểu hiện những đặc trưng và phát triển nền văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, phong

tục tập quán và truyền thống của họ; cho phép các dân tộc thiểu số có những cơ hội bình đăng dé học tiếng mẹ đẻ hoặc có những thiết chế để học tiếng mẹ đẻ;

khuyến khích những tri thức về lịch sử, truyền thống, ngôn ngữ và văn hoá của

người thiểu số hiện vẫn duy trì ở các vùng họ sinh sống và đảm bảo rằng các

thành viên của các dân tộc thiểu số đó có các cơ hội bình đăng trong việc tiếp

nhận những tri thức chung của xã hội; cho phép họ tham gia vào tiến trình kinh

tế và phát triển của quốc gia, vùng lãnh thé và khu vực mà họ sinh sống; xem

xét những nhu cầu chính đáng của người thuộc các dân tộc thiểu số trong các

chính sách và chương trình phát triển của quốc gia cũng như trong việc hoạch

định và thực hiện các chương trình hợp tác và trợ giúp Nội dung của các quy định pháp luật quốc tế về việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số cũng

không thé thiếu những quy định về sự hợp tác giữa các quốc gia trong các van

dé liên quan đến quyền và các lợi ích chính đáng của các dân tộc thiêu số Bởi

vì, thông qua việc trao đổi, giao lưu, hợp tác với các quốc gia khác mà một quốc gia có thể nắm bắt, thông tin và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đó trong

việc đảm bảo thực hiện và xây dựng pháp luật quy định về quyền của các dân

tộc thiểu số.

Dé các quy định của pháp luật quốc tế về quyền của các dân tộc thiểu số được đảm bảo thực hiện theo lẽ công băng trên thực tế và không bị vi phạm tuỳ tiện từ bất cứ cá nhân, tổ chức nào đòi hỏi luật quốc tế phải có các quy định chặt chẽ về những thủ tục báo cáo thực thi, thủ tục khiếu nại, tố cáo, thủ tục tố tụng Theo đó, những thủ tục báo cáo là những quy định về việc cam kết trình báo

định ky của các quôc gia thành viên công ước vê quyên con người nói chung va

Trang 32

quyền của các dân tộc thiểu số nói riêng trong việc thực hiện các nghĩa vụ của

họ, đặc biệt là trong việc chuyên hoá hệ thống pháp luật và các hoạt động lập

pháp, hành pháp của quốc gia cho hài hoà với những quy định của các điều ước quốc tế và các biện pháp khác để đảm bảo thực hiện quyền con người, trong đó có các quyền cụ thé của các dân tộc thiêu số Các thủ tục khiếu tô về những vi phạm quyền con người, bao gồm những vi phạm các quyền cụ thé của các dân tộc thiểu số cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những quy phạm pháp lý cho phép các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ngăn ngừa kịp thời sự phân biệt đối xử và bảo vệ quyền và lợi ich của các dân tộc thiểu số Chủ thé của

những khiếu t6 có thé là cá nhân hoặc nhóm là nạn nhân vi phạm; hoặc nhóm

người trực tiếp chứng kiến hay có những hiểu biết đáng tin cậy về những vi phạm như vậy; hoặc các quốc gia cũng có thể khiếu tố về việc một quốc gia khác không tuân thủ đầy đủ những nghĩa vụ được quy định trong pháp luật quốc tế mà các quốc gia cùng là thành viên.

Như vậy, nội dung các quy định của pháp luật quốc tế về quyền của các dân tộc thiểu số phải bao gồm các quy định cụ thể và rõ ràng về quyền của các dân tộc thiêu số Những quyền này bao gồm các quy định tự do cá nhân, bình đăng, không phân biệt đối xử, và các quyền đặc biệt của người thiểu số Các quy định về quyền này cần phải được các quy định khác để tăng cường và thúc đây thực hiện quyền của các dân tộc thiểu số về thiết lập các cơ chế, vị trí vai trò của

2 ^

các tổ chức, cá nhân, sự cam kết của các quốc gia trong việc bảo vệ, giám sat việc bảo đảm các chuẩn mực về các quyền của các dân tộc thiểu sé.

1.3 Nội dung các quy định của pháp luật Lào về quyền của các dân tộc thiểu số

Quyền và lợi ích của các dân tộc thiểu số ở Lào đã được Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước Lào quan tâm từ rất sớm: “nhân dân các bộ tộc Lào đã đoàn kết, chung sức, chung lòng trong kháng chiến, nay lại cùng nhau xây dựng đất nước Lào tươi đẹp và phén thịnh Dang và Nhà nước có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện các cơ ché, chính sách, tao chuyên biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiêu số”?! Từ Đại hội II năm 1982 đến

Trang 33

Đại hội X năm 2016 của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, chính sách dân tộc đã

được Đảng Nhân dân cách mang Lào đề ra trên các van đề cốt lõi là: Vi trí của

vấn đề dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc; những vấn đề trọng yếu của chính sách dân tộc trong những điều kiện cụ thể Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VIII đã ra nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng

Nhân dân cách mạng Lào về vấn đề này trong kỳ đổi mới, thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết chỉ rõ: Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Nhân dân cách mạng Lào

luôn xem vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến

lược quan trọng trong cách mạng Lào.

Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của

chủ tịch Kay sỏn Phom vi hắn về vấn đề dân tộc, Đảng Nhân dân cách mạng Lao đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với nội dung cơ bản là: “Binh đăng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” Trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước Trên cơ sở đánh giá toàn diện van đề dân tộc và xuất phát từ yêu cầu của tình hình mới, Nghị quyết khăng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vẫn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng

thời cũng là van đề cấp bách hiện nay của cách mang Lào Lần đầu tiên, van dé

dân tộc được xác định là vẫn đề chiến lược cơ bản, lâu đài có tính xuyên suốt

trong toàn bộ tiến trình phát triển của cách mạng Lào, đồng thời Đảng Nhân dân

cách mạng Lào còn xác định đây là van đề cap bach Đây là luận điểm rat quan trọng thé hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy đôi mới trong bối cảnh quốc gia va quốc tế của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong thời kỳ đổi mới Tiếp đó, Nghị

quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách

mang Lào Khoá IX về công tác dân tộc đã khang định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là:

?! Kay Son Phom Vi Hắn, Chính sách dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh va phon vinh, Tạp

chí điện tử Viêng Chăn times, ngày truy cập 02 tháng 06 năm 2017.

Trang 34

“Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế — xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước

hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo;

phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của nhân dân các bộ tộc Lào, đồng

thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa

phương trong cả nước” Đại hội lần thứ X của Đảng đã khăng định: Vấn đề

dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dai trong sự nghiệp cách

mạng của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Việc xác định vị trí của vấn đề dân tộc của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trên chính là xuất phát từ đặc điểm của cộng đồng quốc gia dân tộc ở Lào và

coi đó là bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước Đây là cơ sở rất

quan trọng đề từ đó định ra các nguyên tắc cũng như chính sách của Đảng Nhân

dân cách mang và Nhà nước Lào về van dé dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa

và hội nhập quốc tế Lênin đã từng chỉ rõ: “những sai biệt về mặt dân tộc và quốc gia giữa các dân tộc và các nước, những sai biệt này sẽ còn tồn tại lâu dài ngay cả sau khi nền chuyên chính vô sản được thiết lập trong phạm vi toàn thế ĐIỚI” Điều đó cho thấy chừng nào còn có sự khác biệt về dân tộc thì dân tộc vẫn tồn tại và vã n còn cơ sở xã hội và thực tiễn cũng như nguy cơ tiềm ân mâu thuẫn dân tộc và xung đột dân tộc, do đó, van đề dân tộc van tiếp tục đặt ra.

Nghị quyết chỉ rõ, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đoàn kết

các dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn dé giành lại nền độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân các bộ tộc Lào Trong công cuộc đôi mới, đoàn kết các dân tộc nhằm hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các dân tộc ở Lào

được làm chủ vận mệnh của mình trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đó chính là cơ sở để Lào thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách dân tộc của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.

Nghị quyết cũng chỉ ra rằng, trong công cuộc xây dựng đất nước, đây

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để Lào trước năm 2030 cơ bản trở thành

nước công nghiệp phát triển, có nền kinh tế hiện đại, vị thế của Lào trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao thì trong giai đoạn này ngoài chính sách thúc

Trang 35

đây đoàn kết dân tộc cần phát huy cao độ tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc và được coi như là một nguyên tắc suyên suốt toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội: Nguyên tắc này xuất phát từ một thực tế

lịch sử là sự phát triển không đều giữa các dân tộc khi Lào bắt tay vào xây dựng

đất nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thực trạng phát

triển kinh tế - xã hội ở Lào cho thấy, sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội như đã phân tích ở trên của bài luận văn là một đặc điểm lớn Nghị quyết phân

tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội ở Lào đồng thời chỉ ra rằng, tương trợ

giúp đỡ 1 n nhau là sự giúp đỡ của dân tộc nay với dân tộc khác, không phải là

sự giúp đỡ một chiều Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của sự phát triển, vì sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc gia dân tộc.

Đó cũng chính là bản chất của chính đảng vô sản Đề thực hiện vẫn đề này, vai

trò của nhà nước và hệ thống chính trị rất quan trọng Trong các văn kiện của

Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên tắc tương trợ được bổ sung các thành tố

tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng tiến bộ Có thé coi đây là một nguyên tắc đối với vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Lào hiện nay.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng phân tích và chi ra rằng: “Bình dang là cơ sở để đoàn kết, nhân dân các bộ tộc Lào đều là bộ phận hợp thành của dân tộc Lào „đoàn kết là biểu hiện thực hiện bình đắng và tương trợ giúp đỡ nhau là điều

kiện để thực hiện bình đăng và đoàn kết” Các nguyên tắc cơ bản trên có mối

quan hệ mật thiết với nhau, được xác định và triển khai đồng bộ trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chính sách dân tộc ở Lào.

Các nội dung cơ bản trên đây chính là cơ sở dé các nhà làm luật Lào thé chế hóa thành nội dung quy định pháp luật về quyền các dân tộc thiểu số và triển

khai thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội.

Bên cạnh tính giai cấp thì nội dung các quy định của pháp luật Lào về

quyên của các dân tộc thiêu sô phải phản ánh đúng và phù hợp với điêu kiện

Trang 36

kinh tế - xã hội của các dân tộc thiêu số Lào: quyền được sử dụng ngôn ngữ của

dân tộc minh, tự do tu tưởng, tôn giáo, quyền được giáo dục, quyền được chăm

sóc sức khoẻ, quyền được hưởng an sinh xã hội Các dân tộc thiểu số ở Lào chủ yếu tập trung sống ở vùng cao (Lào Thang — người Lào vùng cao) nơi có

điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn và khó khăn do đó

nội dung của pháp luật về quyền của các dân tộc thiểu số phải bảo đảm quyền

không phân biệt đối xử, quyền bình dang dân tộc, bảo đảm các quyền của các

dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đập tan các âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc để gây rỗi loạn, ly khai của các thế lực thù địch Ngay từ thời dựng nước, Lào đã là quốc gia đa dân tộc, có nhiều truyền thống bản sắc văn hoá vô cùng đa dạng và phong phú Các dân tộc thiểu số ở

Lào gồm 48 dân tộc ít người, chiếm khoảng gần 40% dân số cả nước So với

Việt Nam (Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số) chỉ chiếm 13.8% dân số thì số lượng các dân tộc thiểu số ở Lào trên tổng số dan cả nước là tương đối lớn Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục thống kê Lào năm 2008, cả nước Lào có 149 nhóm thuộc 49 chủng tộc, nói 59 ngôn ngữ khác nhau Do đó, nội dung quy định của pháp luật Lào về quyền của các dân tộc thiểu số là phải đảm bảo tạo điều kiện giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số và được Nhà nước hỗ

trợ để phát triển về mọi mặt.

Ngoài ra, Lào là thành viên của các công ước: Công ước quốc tế về các

quyền dân sự và chính trị (Lào gia nhập năm 2007); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 (Lào gia nhập ngày 13 tháng 05 năm

2007); Công ước về Bảo vệ và Thúc day sự đa dang của văn hóa (Lào gia nhập 25 tháng 10 năm 2007) Công ước Quốc tế về Xoá bỏ mọi hình thức Phân biệt chủng tộc (CERD) (Lào kế thừa tư cách thành viên của chính quyền cũ 1974 và

trực tiếp ký kết gia nhập ngày 5 thang 10 năm 1981); Công ước về Xóa bỏ mọi

hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CED W) (Lào gia nhập ngày 14 tháng 08 năm 1981), Công ước về Quyền trẻ em (CRC) (Lào gia nhập ngày 08 thang 5 năm 1991), Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Human Rights Declaration, viết tắt là HRD) là văn bản tuyên bố chung về nhân quyền

Trang 37

của các nước ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tô chức tai Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 11 năm 2012 với sự chấp thuận và ký kết của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN trong đó có Lào Bên cạnh các điều ước đa phương, Lào còn tham gia ký kết hiệp định song phương: Hiệp định hợp tác tiêu chuẩn cơ bản giữa UNICEF và Chính phủ Lào về quyền trẻ em (ngày 23 tháng 08 năm 1995) Có thể nói đây là mức độ

cam kết rất cao của Lào về thực hiện quyền con người trong đó có quyền của

các dân tộc thiểu số, kể cả so với nhiều quốc gia phát triển, thé hiện nỗ lực rất lớn của Lào trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Với việc ký kết và tham gia vào các điều ước quốc tế nêu trên và đảm bảo

việc thực hiện các điều ước quốc tế có hiệu quả đòi hỏi tiến hành nội luật hoá các quy phạm của điều ước quốc tế về quyền của con người trong đó có quyền của các dân tộc thiêu số vào pháp luật trong nước của các nhà làm luật Lào Nội

luật hoá là quá trình đưa nội dung các quy phạm điều ước quốc tế vào nội dung

của quy phạm pháp luật trong nước thông qua việc xây dựng, ban hành (sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước dé

có nội dung pháp lý đúng với nội dung của các quy định của diéu ước đã được

ký kết hoặc gia nhập) Mục đích nội luật hoá không phải là dé khang định hiệu lực pháp lý của điều ước bởi vì dudi góc độ pháp lý quốc tế, hiệu lực của một điều ước quốc tế nhất định không bị chi phối bởi việc nó đã được nội luật hoá hay chưa Nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mật thiết đến van dé chuyên hoá (nội luật hoá) các điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước Mục dich cơ bản của van đề chuyên hoá là bảo đảm thuận lợi cho việc thực hiện các điều ước quốc tế Hiện nay, pháp luật Lào chưa quy định rõ ràng về việc điều ước quốc tế mà Lào đã ký kết hoặc gia nhập có vị trí như thế nào trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong nước Tuy nhiên, qua nghiên cứu Hiến pháp, các văn bản pháp luật có liên quan (Bộ luật Dân sự, Tố tụng dân sự, Hình

sự, Luật Lao Động, Luật Quốc tịch) sẽ được phân tích ở chương 3 của luận văn,

Nhà nước Lào đang từng bước thực thi tong thé những biện pháp về cải cách thé chế, cải cách hành chính và đặc biệt là cải cách hệ thống tr pháp trong đó có

Trang 38

hoạt động xây dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật và nội luật hoá các quy phạm điều ước quốc tế nhằm thúc day việc tôn trọng va bảo đảm các quyền con người, đồng thời day mạnh công tác tuyên truyền, phô biến

nâng cao nhận thức của người dân về các quyền con người nói chung, quyền của các dân tộc thiểu số nói riêng và nội dung các công ước quốc tế về quyền con

người, quyền của các dân tộc thiêu số mà Lào là thành viên Qua đó, nhận thức về quyền con người, quyền của các dân tộc thiểu số, về nội dung của các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền của các dân tộc thiêu số được nâng cao rõ rệt, ké cả đối với các cán bộ ở trung ương, địa phương cũng như của người

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương I, tác giả đã tập trung phân tích, luận giải một số van dé lý luận về quyền của các dan tộc thiểu số cũng như khái niệm dân tộc, dân tộc thiêu số, đặc trưng cơ bản của các dân tộc thiêu số ở Lào Từ đó giúp cho việc làm rõ những vẫn đề cơ bản về lý luận quyền của các dân tộc thiểu số, đặt nền móng cho việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo của đề tài Ngoài ra, tác giả cũng

đã trình bày nội dung các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Lào về

quyền của các dân tộc thiểu số Có thé thấy răng, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, việc tham gia và thực hiện nghiêm túc các cam kết, điều ước quốc tế về quyền con người nói chung và quyền của các dân tộc thiểu số nói riêng có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đóng góp vào việc thực hiện chủ trương

nhất quán về bao đảm và thúc day quyền con người nói chung và quyền các dân tộc thiểu số nói riêng, đồng thời hỗ trợ cho quan hệ của Lào với các quốc gia

khác và các tô chức quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của đất nước

trong cộng đồng quốc tế.

Trang 39

CHƯƠNG 2

QUYỀN CUA CÁC DAN TỘC THIẾU SO THEO QUY ĐỊNH CUA

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

2.1 Nguồn pháp luật quốc tế về quyền của các dân tộc thiểu số

Đến nay, cộng đồng quốc tế đã có hàng trăm văn kiện quốc tế ở cấp độ

toàn cầu và khu vực về nhân quyền nói chung, trong đó có nhiều văn kiện quốc tế ghi nhận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp quyền của người DTTS Ở cấp độ

toàn cầu, trong khuôn khô LHQ, phải ké đến các văn kiện sau:

- Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Tuyên ngôn nhân quyên,

UDHR) được Đại hội đồng LHQ thông qua theo nghị quyết số 217 (II) ngày 10/12/1948 Nghị quyết đã được thông qua với 48 phiếu thuận, 0 phiếu chống và 8 phiếu trắng.

UDHR là văn kiện nên tảng trong lĩnh vực nhân quyền UDHR gồm lời

nói đầu và 30 điều khoản, ghi nhận các quyền và tự do cơ bản của con người.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, các quyền con người cơ bản được

quy định và bảo vệ ở cấp độ toàn cầu Ngay tại lời nói đầu của UDHR đã công nhận răng các phẩm giá và quyền bình đăng của tất cả các thành viên trong gia

đình nhân loại chính là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình trên toàn thế

giới Bên cạnh đó, UDHR cũng nhấn mạnh rằng các thành viên của LHQ cam kết thúc đây và tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người UDHR sẽ tác động và ảnh hưởng đến các quốc gia trong cộng đồng quốc tế trên các khía cạnh đạo đức và chính trị Bên cạnh đó, với các giá tri, chuẩn mực cơ bản được

ghi nhận trong UDHR được chia sẻ bởi tất cả các thành viên của cộng đồng

quốc tế UDHR còn được xem như là một phần của tập quán pháp quốc tế Lời mở đầu, UDHR đã ghi nhận: “ Tuyên ngôn thế giới về nhân quyên là chuẩn mực chung cho tat cả các dân tộc và các quốc gia phan đấu đạt tới " Dang chú ý, Điều 1 của UDHR nêu rõ cơ sở triết lý của quyền con người: Mọi người sinh ra đều tự do và bình dang về phẩm giá và các quyền Họ được phú cho ly trí và lương tri để đối xử với nhau trên tình anh em Điều 2 của UDHR quy định: Mọi

người sinh ra đêu được hưởng tât cả các quyên và tự do nêu trong Tuyên ngôn,

Trang 40

không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn

ngữ, tôn giáo, chính kiện hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội,

tài sản, noi giống hay các tình trạng khác Hơn nữa, không được đặt ra sự phân

biệt dựa trên địa vị chính trị, pháp lý hoặc quốc té của quốc gia hoặc lãnh thô mà một người tuỳ thuộc vào, dù đó là lãnh thô độc lập, quản thác, không có hoặc bị

hạn chế về thẩm quyền Như vậy, UDHR đã thiết lập các nguyên tắc cơ bản của Luật Nhân quyền quốc tế - Nguyên tắc bình dang, không phân biệt đối xử Những nguyên tắc này là nền tảng cho việc thực hiện các quyền và tự do cơ ban

của con người được quy định trong Tuyên ngôn, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng

trong việc ghi nhận và thực hiện quyền của nhóm người dễ bị tốn thương, trong

đó có DTTS.

- Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước này được Đại hội đồng LHQ thông qua theo Nghị quyết 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 và có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 Công ước gồm 53 điều, cùng với 02 Nghị định thư về Các vấn đề khiếu nại của công dân và về Huỷ bỏ án tử hình Công ước là sự mở rộng và cụ thé hóa các quyền bắt nguồn từ UDHR (các điều

từ 1 đến 21).

Điều 1 của Công ước ghi nhận quyền tự quyết của các dân tộc "Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết Xuất phat từ quyền đó, các dân tộc tự quyết định thé

chế chính trị của mình và tự do phát triền kinh tế, văn hóa và xã hội" Việc ghi

nhận quyền dân tộc tự quyết ngay tại điều 1 của Công ước đã nhân mạnh giá tri,

tầm quan trọng của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới được đấu tranh giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền tự quyết của mình Điểm đáng chú

ý ở quy định này là cần phân biệt quyền dân tộc tự quyết với quyền của nhóm người thiểu số (trong đó có DTTS) Quyền của nhóm người thiểu số không thuộc phạm vi của quy định này Điểm đặc biệt của ICCPR là có một điều khoản riêng quy định về quyền của người thiểu số về dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ- Điều 27: Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ,

những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của

cộng đông mình, không bị khước từ quyên có đời sông văn hoá riêng, quyên

Ngày đăng: 20/04/2024, 20:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN