1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với pháp luật hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

112 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

BOUNCHANH SEARKAUHER

QUYEN VÀ NGHĨA VU CUA CHA MẸ VÀ CON THEO PHÁP LUẬT HON NHÂN VA GIA DINH VIỆT NAM TRONG MOI QUAN HE SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT HON NHAN VA GIA DINH CUA NUOC CONG HOA

DAN CHU NHAN DAN LAO

HA NOI - 2018

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

BOUNCHANH SEARKAUHER

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã so: 8380103

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: PGS.TS NGUYEN THI LAN

HA NOI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đáy là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hô trợ của giáo viên

hướng dân khoa học và các dong nghiệp Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.

Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bat kỳ công trình nào XÁC NHẬN CUA TÁC GIÁ LUẬN VĂN

GIẢNG VIÊN HUONG DAN TÓT NGHIỆP

PGS.TS NGUYÊN THỊ LAN BOUNCHANH SEARKAUHER

Trang 4

Trong hai năm học cao học tại trường Đại học Luật Hà Nội, tác giả luận văn đã

được học và sinh sống trong môi trường giáo dục tốt nhất Việt Nam Với lòng say mê học hỏi và yêu mến đất nước, con người Việt Nam, tác giả luận văn đã rất vinh dự được học

tập ở Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn

sâu sắc đến tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa pháp luật Dán sự và TỔ tụng dân sự và Khoa Sau Đại học Trường Đại học Luật Hà Nội Đặc biệt là cô PGS.TS.Nguyễn Thị Lan đã hướng dân, chỉ bảo tận tình cho tác giả luận văn trong quá

trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

BOUNCHANH SEARKAUHER

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU |

CHUONG 1.

KHAI QUAT CHUNG VE QUYEN VA NGHIA VU CUA CHA ME VA 6

CON TRONG PHAP LUAT VIET NAM VA LAO

1.1 Khái niệm chung về quyền va nghĩa vu của cha mẹ và con 6

1.1.1 Khái niệm cha, mẹ và con 6

1.1.1.2 Khái niệm con 10

1.1.2 Khái niệm quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con 15 1.2 Ý nghĩa của việc pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con 17 1.2.1 Về mặt xã hội 17 1.2.2 Về mặt pháp lý 18 1.3 Sơ lược lịch sử phát triển các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ

và con trong pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam và Lào `

1.3.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển các quy định về quyền và nghĩa

vụ của cha mẹ và con trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Š

1.3.2 Sơ lược về sự hình thành và phát triển các quy định về quyền và nghĩa =

vụ cua cha me va con trong pháp luật hôn nhân va gia đình Lao

KET LUAN CHUONG 1 28

Trang 6

PHAP LUAT VIỆT NAM HIEN HANH VE QUYEN VÀ NGHĨA VU CUA CHA ME VA CON TRONG MOI LIEN HE VOI PHAP LUAT CHDCND

2.1 Quyền và nghĩa vụ của cha me đối với con theo pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với pháp luật CHDCND Lào

2.1.1 Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cha mẹ đối với con theo pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với pháp luật CHDCND Lào

2.1.1.1 Quyền và nghĩa vụ đăng ký khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, chỗ ở của con

2.1.1.2 Nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, chăm sóc, bảo vệ con 2.1.1.3 Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ về việc giáo dục con cái

2.1.1.4 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về việc đại diện cho con

2.1.2 Quyền và nghĩa vụ về tài sản của cha mẹ đối với con theo pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với pháp luật CHDCND Lào

2.1.2.1 Nghĩa vụ và quyền của cha me trong việc nuôi dung con cái

2.1.2.2 Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ trong việc cấp dưỡng đối với con cái 2.1.2.3 Nghĩa vụ và quyền của cha me trong việc quản lý, định đoạt tai sản

riêng của con

2.2 Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ theo pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

KET LUẬN CHƯƠNG 2.

Trang 7

CHƯƠNG 3.

THUC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUAT VE QUYEN VÀ NGHĨA VU CUA CHA ME VA CON MOT SO KHUYEN NGHI HOAN THIEN PHAP LUAT

CUA VIET NAM VA LAO

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam va Lao

vê quyên và nghĩa vu của cha mẹ và con

3.1.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam về

quyên và nghĩa vụ của cha mẹ và con

3.1.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật gia đình của Lào về quyền và nghĩa vụ của

cha mẹ và con

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình Lào về quyền

và nghĩa vụ của cha mẹ và con trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của ViệtNam

KET LUẬN CHƯƠNG 3 KET LUẬN CHUNG

Trang 8

1.BLDS : Bộ luật dan sự

2 CHDCND : Cộng hoa dan chu nhân dân

3 HN&GD : Hôn nhân và gia đình

4.UBND : Uỷ ban nhân dân5 CBCNV : Can bộ công nhân viên

6 DCND : Dân chủ nhân dân

7 Đảng NDCM : Đảng Nhân dân cách mang Lao

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng.Theo truyền thống Việt Nam và Lào, đàn ông thường là chủ của gia đình Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất dé con cái học tập và noi theo Còn người me là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi âm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con.Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho

trẻ em.

Ngày nay, với những biến đối của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường ở cả hai nước Việt Nam và Lào, văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội Nhận thức được vai trò quan trọng của cha mẹ, các nhà làm luật Việt Nam và Lào đều quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con cái trong pháp luật hôn nhân và gia

đình mỗi nước.

Việt Nam là quốc gia có nền lập pháp tiên tiến nhất là trong việc xây dung các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.Lào và Việt Nam là hai nước trong khối ASEAN có cùng các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, cùng có nhu cầu mở cửa, đôi mới, hội nhập và phát triển Do đó, cần so sánh pháp luật về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái của Lào và Việt Nam dé khang định những thành công và chỉ ra những nhược điểm, bất cập nhằm khắc phục, học hỏi kinh nghiệm của nhau nhằm hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quyên và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với pháp

luật hôn nhán và gia đình của nước Cộng hoà dán chủ nhân dán Lào ” làm luận văn thạc

sĩ tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con là một vấn đề rộng và luôn là vấn đề mang tính thời sự Vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được đề cập đến trong một sỐ

công trình nghiên cứu khoa học:

Trang 10

Ở Việt Nam: Các học giả, nhà nghiên cứu luật hoc đã có một số công trình nghiên

cứu có giá trị như:

- Đỗ Thi Thu Hương, Van dé hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành

niên trong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại họcLuật Hà Nội, năm 2011;

- Bùi Minh Giang, Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013;

- Nguyễn Thị Giang, Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn

theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học

Quốc gia Hà Nội, năm 2013;

- Nguyễn Thị Thuý An, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà

Nội, năm 2017;

Bên cạnh đó là các bài viết trên báo và tạp chí như:

- Phạm Xuân Linh, “Bàn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 9/2006;

- Nguyễn Thị Lan, “Một số vấn đề về lạm quyền của cha mẹ đối với con”, tạp chí Luật học, Số 2/2012, tr 32 — 39;

- Tiến Long, “Quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình, vấn đề cấp dưỡng và kiến nghị”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2013;

- Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh, Những quy định pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và các kiến nghị hoàn thiện, tap chí Nghiên cứu lập pháp Số 12(340) T6/2017, tr 41 — 46;

- Đồng Xuân Thuận, “Cha me có quyén và nghĩa vu gì với con sau khi ly hôn?”, Báo Đời sống pháp luật, tại địa chỉ:

http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/tinh-huong-phap-luat/quyen-va-nghia-vu-cua-cha-me-doi-voi-con-sau-khi-ly-hon-a110729.html, ngày truy cập 16 tháng 03 năm 2018.

Ở Lào, vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái mới chỉ được đề cập đến trong một số it công trình nghiên cứu khoa học, thí dụ như:

- Luận văn thạc sĩ luật học của Somsaone Sosavit năm 2005: “Pháp luật về nhiệm

vụ va quyên của cha mẹ đôi với nhận con nuôi và nuôi con nuôi - Thực trạng và giải pháp

Trang 11

hoàn thiện” — Trường Đại học Quốc Gia Lào; Luận văn thạc sĩ của Phon Sa Dy Saiser, năm 2010: “Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn” - một số van đề lý luận và thực tiễn” — Khoa Luật Học viện an ninh nhân dân Lào Gần đây có một số đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước đáng chú ý như “Hoàn thiện pháp luật gia đình trước yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn từ 2015-2020” năm 2015 của

Kitisiak Boulom, Phalouda Sengsouda- Bộ Tư pháp Lào; “Vai trò cua gia đình trong

chăm sóc và giáo dục trẻ em — một số vẫn đề lý luận và thực tiên”, năm 2016, của Symaiteng Phalouk, sách chuyên khảo, Khoa luật Đại học Quốc gia Lào.

Có thể thấy, mặc dù đã có nhiều đề tài khoa học, sách, sách chuyên khảo, các bài viết,

công trình nghiên cứu, luận văn, luận án nhưng những công trình này nghiên cứu ở

phạm vi hẹp, hay chuyên sâu đề cập đến những vấn đề riêng biệt về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, chưa có công trình so sánh pháp luật của các nhà khoa học hai nước Việt Nam và Lào về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con Tuy nhiên, các công trình nêu trên là nguồn tai liệu tham khảo quý báu cho tác giả trong việc xây dựng các nội

dung của luận văn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với pháp luật hôn

nhân và gia đình của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

- Pham vi nghiên cứu của dé tài: Luận văn tập trung nghiên cứu một số van đề lý luận tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 và Luật Gia đình Lào năm 2008 Bên cạnh đó Luận văn phân tích và chỉ ra những điểm giống nhau và khác biệt về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con của Luật hôn nhân và gia đình Việt

Nam năm 2014 so với Luật Gia đình Lào năm 2008 Do thời gian có hạn và trong khuôn

khổ của một Luận văn thạc sỹ luật học nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực tiễn thi hành các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con tại Lào làm cơ sở cho đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện pháp luật của Lào; luận văn không nghiên cứu quyền và nghĩa vụ

của cha mẹ và con có ý nghĩa như thê nào.

Trang 12

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và các phương pháp nghiên cứu cụ thé như phân tích, diễn giải, chứng minh, đối chiếu, so sánh pháp luật, quy nạp, hệ thống hóa.

5 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Mục đích của việc nghiên cứu dé tai là đưa ra phương hướng và những giải pháp cụ thê nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con ở CHDCND

- Từ mục đích nghiên cứu như trên, có thể xác định những nhiệm vụ chính của việc nghiên cứu đề tài như sau:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo

pháp luật Gia đình của Cộng hòa DCND Lào và pháp luật hôn nhân và gia đình Việt

+ Nghiên cứu và so sánh các quy định pháp luật hiện hành của Lào và Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của cha me và con;

+ Dua ra những nguyên tắc, phương hướng và giải pháp cụ thé nhằm hoàn thiện

pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con ở Cộng hòa DCND Lào.

6 Những đóng góp mới của Luận văn

- Luận văn đã hệ thống hóa được những van đề lý luận cơ bản về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái nói chung;

- Luận văn đã nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và Lào về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con;

- Luận văn đã trình bày được các giải pháp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo Luật Gia đình Lào trên

cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Luật HN&GD Việt Nam.

7 Kết cầu của Luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cau gồm ba chương là :

Chương 1 Khái quát chung về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trong pháp

luật Việt Nam và Lào

Chương 2.Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trong mối liên hệ với pháp luật CHDCND Lào

Trang 13

Chương 3.Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật của Việt Nam và Lào

Trang 14

CHUONG 1.

KHAI QUAT CHUNG VE QUYEN VA NGHIA VU CUA CHA ME VA CON TRONG PHAP LUAT VIET NAM VA LAO

1.1 Khái niệm chung về quyên và nghĩa vu của cha me và con

Quyên và nghĩa vụ của cha me và con là một phạm trù khoa học pháp ly và đê hiêu

được bản chât của nó trước tiên ta phải xác định rõ một người thê nào được gọi là cha, làmẹ, là con của nhau.

1.1.1 Khái niệm cha, mẹ và con1.1.1.1 Khái niệm cha, mẹ

Xưng vị “cha” trong ngôn ngữ tiếng Việt bắt nguồn từ biến âm của tiếng Trung Quốc “#®” (với phiên âm là “Diẽ”) Trong tiếng Việt, từ “cha” còn gần nghĩa với từ bố -bắt nguồn từ “bô” (có nguồn gốc từ từ “4*” với phiên âm địa phương là “pẽ”, phiên âm chính thống là “Fù” — tương ứng với Phụ ) là một trong những từ đầu tiên người Việt Nam dùng dé gọi người đàn ông có công sinh thành ra mình, và có một biến âm là “bố”.

Tuy theo từng vung địa lý mà từ “cha” được gọi khác nhau, thí dụ như: ba, tia (người

miền Nam), Bọ (người Quảng Bình, Thầy (cách gọi của người Thái Bình)

Còn ở Lào, “cha” được gọi là “ tử ° (phiên âm: Bo) trong hệ ngôn ngữ Lao Tai’ -cách gọi này phổ biến trên toàn lãnh thô Lào và không có sự khác nhau theo từng vùng

địa lý như ở Việt Nam.

Theo từ điển tiếng Việt, cha được định nghĩa là “người đàn ông có con, trong quan hệ với con (có thé dùng dé xưng gọi)” Từ điển oxford dictionaries cũng định nghĩa

“father:A man in relation to his child or children” (tạm dich: cha là một người đàn ông có

liên quan đến con mình hoặc là đứa trẻ)”.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, pháp luật Dân sự nói chung và pháp luật Hôn nhân

và Gia đình nói riêng của Việt Nam và Lào không có văn bản nào quy định về khái niệm

“cha” Trong pháp luật dân sự các nước trên thê giới, khái niệm “cha” lân đâu tiên được

'Uy ban dân tộc Lào (2015), Ethnic of Lao, NXB Chính trị quốc gia Lào, trang 13.? Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điên tiêng Việt, Nxb Da Năng, tr I30

* Xem thêm tai địa chỉ: https://en.oxforddictionaries.com/definition/father, ngày truy cập 10 tháng 05 năm 2018.

Trang 15

ghi nhận trong một văn bản luật - Bộ luật Dân sự Đức được ban hành năm 2002, được sửa

đổi năm 2009 định nghĩa cha là “The father of a child is the man

1 Who is married to the mother of the child at the date of the birth,2 Who has acknowledged paternity or

3 Whose paternity has been judicially established under section 1600d or section182(1) of the Act on the Procedure in Family Matters and in Matters of noncontentious

Jurisdiction” (Section 1592)’.

Tam dich sang tiéng Việt như sau: “Cha của một đứa trẻ là một người: 1 Người kết hôn với mẹ của đứa trẻ vào ngày sinh,

2 Người đã công nhận quan hệ cha-con hoặc

3 Quan hệ cha-con của người mà đã được thiết lập một cách hợp pháp theo Mục 1600d hoặc Mục 182(1) của Đạo luật về thủ tục những van dé gia dinh va van đề của thâm quyền không tranh cãi” (Mục 1592).

Theo đó, Pháp luật Dân sự Đức sử dụng nguyên tắc suy đoán pháp lí rằng: người đàn ông có quan hệ hôn nhân với mẹ của đứa trẻ tại thời điểm mà nó được sinh ra là cha của đứa trẻ, thậm chí, nêu người me của đứa trẻ có thai với một người đàn ông khác trước khi kết hôn với người đàn ông này nhưng chỉ cần tại thời điểm đứa trẻ được sinh ra, ông ay là chồng của mẹ đứa trẻ Tức là, vào ngày đứa trẻ được sinh ra, người đàn ông làm chồng của mẹ đứa trẻ chính là cha của đứa trẻ.

Như vậy, các khái niệm trên đều đưa ra định nghĩa “cha” tương đối rộng nhưng

chưa chỉ rõ mặt xã hội học của khái niệm này, một người được gọi là cha của một đứa trẻkhi đứa trẻ đó do vợ của ông ta sinh ra hoặc được nhận nuôi theo quy định của pháp luật.

Người cha có bổn phận bảo vệ và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, con mình theo các quy định pháp luật cũng như bản năng làm cha Mặt khác, các khái niệm trên còn hạn chế ở chỗ không quy định cụ thé về “cha đẻ”, “cha không chính thức” và “cha chính thức” Vi

theo quy định của pháp luật thì có những người cha được pháp luật công nhận là cha

chính thức của một đứa trẻ nhưng không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ do người đó

có quan hệ hôn nhân hợp pháp với mẹ của đứa trẻ và công nhận đứa trẻ là con của họ.

* Xem thêm Bộ luật dân sự Đức (German Civil Code), tr.430 tai dia chỉ: http://www.1lo.ore/dyn/natlex/docs/EL

ECTRONIC/61 880/99080/F 1903938413/D EU61880%20English.pdf, ngày truy cập 15 thang 05 năm 2018.

Trang 16

Như vậy, người cha đẻ có thé là người cha chính thức hoặc không chính thức và ngược

Ở Lào, khái niệm “cha” chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và lần đầu tiên được đề cập đến trong công trình “Tiếp cận văn hóa dân tộc Lào qua nghiên cứu truyền thống và phong tục gia đình của người Lào” của tác giả Vilaychan Thao: “cha là người sinh ra những đứa trẻ và là người đứng đầu gia đình” Tác giả cho rằng quan điểm trên chưa chính xác, bởi theo cách tiếp cận dưới quan điểm của y học, cha là con người trực tiếp cung cấp tinh trùng trong quá trình thụ tinh nhằm tạo ra một cơ thé mới qua quá trình mang thai và sanh nở của người mẹ Còn quan điểm “cha là người đứng đầu gia đình” không đúng đối với trường hợp gia đình theo chế độ mẫu hệ - đây là hình thái tổ chức xã hội mà phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo, con cái mang tên thị tộc mẹ, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái Bên nhà gái làm lễ cưới chồng cho con và con sinh ra mang họ

mẹ Người phụ nữ có địa vị cao hơn đàn ông, được tôn kính trong gia đình và ngoài xã

Vậy, theo quan điểm của tác giả, cha của một đứa trẻ là “người có quan hệ huyết thống với đứa trẻ đó hoặc được pháp luật công nhận”.

Cũng như khái niệm cha, khái niệm mẹ chưa được hệ thống pháp luật Việt Nam đưa ra định nghĩa và chỉ có trong các từ điển Tiếng Việt Theo đó, mẹ là “người đàn bà có con, trong quan hệ với con”, Đây là một khái niệm rộng, nếu chỉ đưa ra khái niệm như vậy thì “mẹ ” sẽ bao gồm cả mẹ đẻ và mẹ nuôi”.

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Yến — Thanh Long, mẹ là “người đàn bà sinh ra mình”Š Khái niệm này cũng giống với khái niệm mẹ được quy định trong Bộ luật Dân sự Đức năm 2002 sửa đổi và bổ sung năm 2009: “The mother of a child is the woman who gave birth to it” (Section 1591)”, tam dich là: “Mẹ cua một đứa trẻ là người sinh ra nó” (Mục 1591) Cả hai khái niệm này đều tiếp cận dưới góc độ sinh học pháp lý,

> Xem thêm: “Chế độ mẫu hệ ở một số dân tộc đương dai” tại dia chỉ:

https://baomoi.com/che-do-mau-he-o-mot-so-dan-toc-duong-dai/c/5826708.epi, ngày truy cập 15 thang 05 năm 2018.

“Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, tr.626.

a Nguyễn Thi Lan (2008), Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, luận án tiễn sĩ luật học, trường Đại học

Luật Hà Nội, tr.8.

Š Hoàng Yến, Thanh Long (2008),Từ điền tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tr 315.

? Xem thêm Bộ luật dân sự Đức (German Civil Code), tr.430 tại địa chỉ: http://www.ilo.org/dyn/natlex/docs/EL

ECTRONI C/6 1 880/99080/F 1903938413/D EU61880%20English.pdf, ngày truy cập 15 tháng 05 năm 2018.

Trang 17

khái niệm mẹ, con luôn gắn liền với những sự kiện pháp lý nhất định Quan hệ giữa mẹ và con về mặt pháp lý chỉ được phát sinh khi được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thâm quyền Xét về nguyên tắc, người mẹ, người con về mặt sinh học sẽ đương nhiên trùng với người mẹ về mặt pháp lý vì mối quan hệ này có xuất phát điểm là sự kiện sinh đẻ để nhằm đảm bảo tính huyết hệ tự nhiên giữa hai thế hệ sinh ra kế tiếp nhau Tuy nhiên với trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người mẹ, người con về mặt sinh học có thé không trùng với người mẹ, người con về mặt pháp lý.Một van đề đặt ra là hệ thống pháp luật cần thiết phải có cơ chế điều chỉnh phù hợp để người mẹ, người con về mặt pháp lý gần nhất với người mẹ, người con về mặt sinh học.

Do đó, một câu hỏi được đặt ra là: “Có phải tất cả những người phụ nữ sinh ra mình đều có thể được gọi là mẹ không?” Có nhiều khả năng xảy ra như:

Pháp luật một số nước cho phép mang thai hộ nên người mang thai và sinh ra đứa trẻ lại không phải là mẹ của đứa trẻ mà thực chất là người phụ nữ khác.

Có những trường hợp người mẹ sinh ra đứa trẻ nhưng xét nghiệm ADN cho thấy đứa trẻ có nhóm máu không phù hợp với cả mẹ lẫn bố đứa trẻ Y học đã chứng minh được những trường hợp này do người mẹ mắc chứng chimerism — trường hợp mà người mẹ khi mang bầu đã bắt đầu với đa thai Sau đó, tế bào của một thai khỏe hơn sẽ hấp thụ tế bào của thai song sinh và chiếm lấy, mang nó trở thành một phan cơ thé minh và có hai mã di truyền khác nhau — hai chuỗi ADN khác nhau'” Do đó, đứa trẻ do người mẹ sinh ra nhưng lại mang ADN của thai song sinh đã bị người mẹ của đứa trẻ chiếm lấy lúc còn

trong bụng bà ngoại của đứa trẻ.

Có những trường hợp, người phụ nữ sinh ra đứa trẻ và bỏ rơi nó cho người cha của

nó ngay sau khi sinh con vì nhiều lý do khác nhau Vi dụ: chi A sau khi sinh con đã để lại con cho bố của nó là anh B Hai người không có đăng ký kết hôn và chưa làm Giấy Khai sinh cho con Sau đó, anh B lay người phụ nữ khác là chị C làm vợ, đồng thời ghi tên

'° Xem thêm Hội chứng chimerism tại địa chỉ:

https://science.howstuffworks.com/life/genetic/chimerism-be-own-twin.htm; https:/⁄/khoedep.xyz/con-do-chinh-cha-me-sinh-ra-nhung-xet-nghiem-adn-lai-khong-phai-con-ruot.html,ngày truy cập L7 tháng 06 năm 2018.

Trang 18

người mẹ là chị C trong Giấy Khai sinh của con Tức là, dù chị A là người sinh ra đứa trẻ nhưng người mẹ được pháp luật công nhận là chị C'".

Trường hợp khác là sau khi sinh con ngoài ý muốn và bị người đàn ông là cha của đứa trẻ bỏ rơi, người mẹ không muốn hủy hoại tương lai của mình nên đã nhờ một trong những người thân của mình đứng ra làm cha mẹ của đứa trẻ và ghi vào Giấy Khai sinh

của nó.

Như vậy, trong các trường hợp trên, người đàn bà sinh ra đứa trẻ không phải là mẹ

của nó về mặt pháp lý Do đó, một khái niệm mẹ đầy đủ theo quan điểm của tác giả phải bao gồm các các khái niệm: mẹ, mẹ đẻ (mẹ ruột), mẹ chính thức, mẹ không chính thức Theo đó, mẹ đẻ là “người phụ nữ có cùng huyết thống với đứa con”, mẹ chính thức là “người phụ nữ được pháp luật công nhận trong Giấy Khai sinh của đứa con”, mẹ không chính thức là “mẹ đẻ nhưng không có tên trong Giấy Khai sinh của đứa con” Các khái niệm trên có quan hệ mật thiết với nhau.Mẹ chính thức có thể hoặc không phải là mẹ đẻ

và ngược lại.Mẹ không chính thức là mẹ đẻ.

Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng, mẹ là “người có quan hệ huyết thông với

đứa con hoặc được pháp luật công nhận”.1.1.1.2 Khái niệm con

Từ dién tiếng Việt định nghĩa: “con là người thuộc thé hệ sau trong quan hệ với người trực tiếp sinh ra”'” Khái niệm “con ”theo từ điển tiếng Việt tiếp cận theo hướng gan liền với sự kiện sinh đẻ nghĩa là “nhitng người trực tiếp sinh ra” Người trực tiếp sinh ra đứa con có thé hiểu là bố mẹ đẻ hay bố mẹ ruột của đứa con Tuy nhiên, theo quan điểm lập pháp của các nước trên thế giới đã ghi nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì “người trực tiếp sinh ra” lại không phải là b6 me đẻ hay bố mẹ ruột của đứa con Mặt khác, con là khái niệm còn bao hàm cả con nuôi tương ứng với bố nuôi, mẹ nuôi nghĩa là bố nuôi, mẹ nuôi tuy không phải là bố, mẹ đẻ của đứa con nhưng là người trực tiếp nuôi dưỡng, yêu thương và chăm sóc đứa con Như vậy, khái niệm trên có hạn chế ở

cho đã loại bớt các trường hợp khác: mang thai hộ và cha nuôi, mẹ nuôi của đứa con

'' Nguyễn Vũ Ngọc Phúc (2012), Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000,

Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật — Đại học Quoc gia Hà Nội, tr 8.

'*Viện ngôn ngữ học (2003), Tir điển tiếng Việt, Nxb Da Nang, tr.198.

Trang 19

Từ điển tiếng Anh của các trường Đại hoc và các nhà xuất bạn tai Anh đều không đưa ra định nghĩa về “con” màđưa ra định nghĩa về đứa trẻ nói chung, thí dụ Nhà xuất bản Đại học Cambridge đưa ra định nghĩa về “đứa trẻ”: “một cậu bé hoặc cô gái từ khi sinh cho đến khi cậu ấy hoặc cô ấy là một người lớn, hoặc một con trai hay con gai ở mọi lứa tuoi”.

Khác với khái niệm của từ điển tiếng Việt, khái niệm trên tiếp cận theo quan điểm

giới, có nghĩa là khái niệm đã có sự phân biệt một đứa trẻ là con trai hoặc con gái và mở

rộng quan hệ cha, mẹ và con hơn bao gồm: một cậu bé hoặc một cô gái có thé là con có quan hệ huyết thống với cha, mẹ hoặc cũng có thé là con nuôi của cha nuôi, mẹ nuôi Do đó, ta có thê tham khảo tính hợp lý của khái niệm đứa trẻ ở chỗ: tính hợp lý về sự phân biệt giới tính cu thê, tính hợp lý về không giới hạn quan hệ cha, mẹ và con dé từ đó xây dựng khái niệm “con” trong luận văn Tiếp cận theo hướng này, Từ điển Cambridge Advanced Learner's Dictionary & Thesaurus của Nhà xuất bản trường Đại học Cambridge định nghĩa “con trai”: “một đứa con trai liên quan đến bố mẹ của mình”: “con gái”: “một đứa con gái liên quan đến bố mẹ của mình”.

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm con thường được đề cập đến là: con trong giá thú, con ngoài giá thú, con chung và con riêng, cụ thể như sau:

Luật Hôn nhân va Gia đình Việt Nam năm 2000 và năm 2014 chỉ quy định con

chung của vợ chồng chứ không đưa ra ba khái niệm còn lại Theo đó, con chung là “con

sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của

vợ chồng Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng” (Khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 và Khoản 1, Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014) Đây là một khái niệm mang tính chất bình đăng giới vì đù con được sinh ra là trai hay gái đều có vai trò, vị trí, quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với cha mẹ của chúng trong gia đình.

Khái niệm “con riêng” cũng có nhiều định nghĩa khác nhau: “Con riêng của vợ là

con mà chỉ người vợ là mẹ đẻ của cháu bé còn người chông là bô dượng Con riêng của

'3 Cambridge University Press (2018), Cambridge Dictionary, page.213& Xem thêm tai địa chỉ:https://dictionary.

cambridge.org/dictionary/english/child, ngay truy cap 02 thang 07 nam 2018.

'4Cambridge University Press (2018), Cambridge Advanced Learner's Dictionary & Thesaurus ©, page.156‘Cambridge University Press (2018), Cambridge Advanced Learner's Dictionary & Thesaurus ©, page.345

Trang 20

chong là con ma chỉ người chong là cha đẻ cua cháu bé còn người vợ là mẹ kê.” ” Trong

đó, Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa về “bố đượng” là “chồng sau của mẹ”” hay “bố

2 \ Nà TÀ ` 2 Ke lê z * ^ ~ tS x *\991

ghe” là “người lam chong của me (đôi với đứa con khi cha ruột da chét hoặc ly dị)” 8.

“me kê” là “người phụ nữ trong quan hệ với con người vợ trước cua chong” hoặc “mẹ19 re HÀ ^ z Ye x ` aA ~ z”, Khái niệm trên qua dài và rườm rà Thiệt nghĩ, chúng ta

ghẻ” là “người vợ kế của cha

không nên sử dụng khái niệm trên vì nó có nhắc đến bố duong và mẹ kế, là những người không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ nhưng không đưa ra định nghĩa về hai khái niệm trên Do đó, theo quan điểm của tác giả, con riêng “là con có cùng huyết thống của vợ hoặc chồng”.

Pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng sử dụng thuật ngữ “con trong giá thú” Theo từ điển Tiếng việt thì “giá thú” là “việc lay vợ, lay chồng được pháp luật thừa nhận”””, khái niệm này gan giống với khái niệm “hôn nhân”, nên có thé coi “con trong giá

thú” là con của cha mẹ có hôn nhân hợp pháp Theo Luật HN&GD Việt Nam năm 2014

thì cha mẹ có hôn nhân hợp pháp là cha mẹ đã đăng ký kết hôn và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà Luật HN&GD quy định, dựa theo các khái niệm tại Điều 3 Luật HN&GD thì: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” (khoản 1) và “Kết

é^

hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” (khoản 5).

Hiện nay, hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam vẫn thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trước ngày 3-1-1987 (ngày Luật HN&GD năm 1986 có hiệu lực).

Vì vậy, hôn nhân được thừa nhận trước pháp luật có hai loại:

- Có giấy đăng ký kết hôn

- Không có giấy đăng ký kết hôn nhưng được công nhận là vợ chồng trước pháp

'* Bùi Văn Tham (2006), Hỏi đáp những van dé liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình, Nhà xuất ban Phụ nữ, tr.

'ˆViện ngôn ngữ học (2003), Tir điền tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.78.

'” Hoàng Yến, Thanh Long (2008),7 điền riếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tr.55.'“Viện ngôn ngữ học (2003), Tir điền tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.626

““Viện ngôn ngữ học (2003), Tir điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, tr.401.

Trang 21

Trong sách: “Hỏi đáp những vấn dé liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình”, tác giả Bùi Vân Tham đưa gia khái niệm: Con trong giá thú là “con mà cha mẹ được pháp luật công nhận là vợ chong vì việc kết hôn của cha mẹ được đăng ký và ghi vào số đăng ký kết hôn ””' Quy định trên không những dài mà còn thiếu vì có những trường hợp cha mẹ của đứa trẻ không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng đứa trẻ đó vẫn được pháp luật công nhận là con trong giá thú theo quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 cua Quốc hội Việt Nam về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Thông tư số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dan thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10.

Do đó, theo quan điểm của tác giả luận văn, “con trong giá thú” là con mà cha mẹ là vợ chồng trước pháp luật (cha mẹ của đứa con đó có đăng ký kết hôn theo pháp luật hoặc quan hệ vợ chồng của cha mẹ đứa con đó được pháp luật thừa nhận).

Con ngoài giá thú là “con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật hoặc cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng việc kết hôn chưa được uỷ ban nhân dân công nhận, ghi vào số kết hôn”” Như vậy, trường hợp sinh con ngoài gia thú có

thê là người mẹ không có chồng mà sinh con; người mẹ có chồng nhưng đã ngoại tình và thụ thai với người khác mà sinh con; hoặc hai bên nam nữ ăn ở, chung song với nhau như vợ chồng và có con với nhau; cũng có thé là trường hợp hai vợ chồng đã li hôn, phán quyết li hôn của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó họ lại “tái hợp” chung sống với nhau mà chưa đăng kí kết hôn lại theo thủ tục luật định, nếu người phụ nữ sinh con trong trường hợp này thì đó là con chung ngoài giá thú của hai người không phải là vợ chồng trước pháp luật Con ngoài giá thú có thê là “con chung”, cũng có thể là con riêng của một bên cha, mẹ” Theo tác giả luận văn, khi chúng ta đã đưa ra định nghĩa về con trong giá

thú thì con ngoài giá thú là “con không phải là con trong giá thú”.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 thì con trong và ngoài giá thú bình đăng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ.Đồng thời,

*! Bùi Van Tham (2006), Hỏi đáp những vấn đề liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình, Nhà xuất ban Phụ nữ, tr.

? Nguyễn Văn Cừ (2002), “Một số van đề về xác định cha, mẹ và con ngoài giá thú theo Luật Hôn nhân và gia đình

Việt Nam”, Tạp chí Luật học sô 15, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.9.

®Bùi Văn Tham (2006), Hỏi đáp những vân đê liên quan đên Luật Hôn nhân và Gia đình, Nhà xuât bản Phụ nữ, tr.

95.

Trang 22

bốn khái niệm trên có quan hệ mật thiết với nhau Con chung và con riêng có thể là con trong hoặc ngoài giá thú của cha, mẹ Con trong hoặc ngoài giá thú có thé là con chung hoặc con riêng của cha, mẹ Ngoài ra, trong Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam hướng dẫn tranh chấp về thừa kế có đưa ra thêm một khái niệm mới so với pháp luật thời kỳ đó là con đẻ “gồm có con chung và con riêng, kế cả người con được thụ thai khi người bố còn sống và sinh ra sau khi người bố chết không quá ba trăm ngày Con riêng gồm con trong giá thú và con ngoài giá thú (nếu có)” (Điều I phần II).

Pháp luật Lào nói chung và Luật Gia đình Lào không đưa ra các định nghĩa về con

nói chung mà chỉ ghi nhận các trường hợp là con sinh ra từ hôn nhân: “đứa con sinh ra từ

cha mẹ đã kết hôn với nhau” hay được sinh ra do “cha mẹ không cưới hỏi nhau” hoặc đứa con được cha, mẹ nhận là cha, mẹ thật sự và được chấp nhận theo sự phán quyết của tòa án”” Theo quy định của pháp luật Gia đình Lào: đôi trai gái đăng ký kết hôn phải được đăng ký và phải được thông báo cho chính quyên địa phương bản làng nơi nam nữ cư trú trước khi trình lên phòng đăng ký kết hôn huyện, thành phố thực hiện, việc kết hôn không được đăng ký thì không có giá trị pháp lý”” Như vậy, theo lý luận khoa học pháp lý thì

đứa trẻ sinh ra mà người cha và người mẹ không có quan hệ hôn nhân, không được đăng

ký kết hôn theo quy định của pháp luật Gia đình Lào được coi là con ngoài giá thú.

Mặt khác tại Điều 37, Luật Gia đình Lào năm 2008 quy định về việc nhận đứa trẻ làm con nuôi: “Việc đem đứa con của người khác về làm con nuôi ” và phải tuân thủ theo các điều kiện về nhận nuôi con nuôi tại Điều 38; trình tự thủ tục để nhận đứa trẻ làm con nuôi tại Điều 39, 40 Luật Gia đình Lào năm 2008.

Pháp luật Lào nói chung và các công trình nghiên cứu về gia đình Lào không đưa ra khái niệm về “con” là một thiếu sót bởi “con” là một chủ thể quan trọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, trong mối quan hệ với cha, mẹ Tuy nhiên căn cứ vào các quy định của Luật Gia đình Lào năm 2008 ta có thé đưa ra khái niệm về “con”: “đứa con sinh ra do cha mẹ đã kết hôn với nhau hay được sinh ra do cha mẹ không cưới hỏi nhau nhưng cha,

Trang 23

mẹ tự nguyện chấp nhận là cha, mẹ thật sự của đứa trẻ hoặc được cha, mẹ nhận nuôi từ

con của người khác theo quy định của pháp luật Còn khái niệm con nuôi là: “đứa trẻđược nhận nuôi từ con người khác theo quy định của pháp luật”.

Từ những phân tích trên, theo tác giả luận văn, khái niệm con có thể được định nghĩa như sau: “con là đứa trẻ có cùng huyết thống với cha mẹ của nó” Nó có thé bao hàm hết các trường hợp về con chung, con riêng, con trong giá thú và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật vì huyết thống là cơ sở khoa học quan trọng và có ý nghĩa nhất để xác định cha, mẹ, con.

1.1.2 Khái niệm quyên và nghĩa vụ của cha mẹ và con

Theo từ điển luật học: “Quyên là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức dé theo đó cá nhân, tổ chức được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế””” còn “Nghĩa vụ là việc phải làm theo bốn phận của mình”””.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con là chế định đặc biệt quan trọng do Luật hôn nhân và gia đình, Luật dân sự điều chỉnh Theo đó, Quyền của con cái trong gia đình là nội dung quan hệ giữa cha mẹ và con.Còn quyền và nghĩa vụ của cha mẹ hàm chứa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của họ với tư cách là những chủ thé của các quan hệ pháp luật cha mẹ và con.Hau hết các quyền và nghĩa vu đó thuộc những mỗi liên hệ tương ứng giữa cha mẹ và con.

Tuy nhiên quyền của cha mẹ và quyền của các con không phải luôn luôn tương ứng với nhau Khái niệm quyền của các con rộng hơn nội hàm khái niệm quyền của cha mẹ Một phần quyền của các con do pháp luật hôn nhân và gia đình quy định (quyền đối với tên, thé hiện ý kiến của mình) là các quyền mang tính tuyệt đối Tương ứng (đối lập) với các con là chủ thé của các quyền đó không chỉ có những người làm cha, làm mẹ, mà còn là bất kỳ cá nhân, người có thâm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích của các con Quyên của trẻ em được bảo vệ cũng được áp dụng tương tự.Nó được sử dụng

đê bảo vệ trẻ em trong trường hợp cha mẹ lạm dụng quyên của họ đôi với các con.

“Bộ Tư Pháp, Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Bách Khoa, NXB tư pháp, Hà Nội, tr.648.“Bộ Tư Pháp, Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điên luật học, NXB Bach Khoa, NXB tư pháp, Hà Nội, tr.560.

Trang 24

Một số quyền khác mang tinh chất tương đối va tồn tai trong phạm vi các quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con, ví dụ như quyền chăm sóc, giáo dục, quyền được cha mẹ

nuôi dưỡng.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ mang những đặc điểm nhất định; theo những quy định của pháp luật và thực tiễn cuộc sống, các đặc điểm đó thé hiện: chúng mang tính chất có thời hạn, ví dụ như chỉ đến khi con đạt tuổi thành niên Sau khi các con đạt tuổi thành niên, hoặc trong một số trường hợp có thé sớm hơn trước khi con thành niên các quyền của cha mẹ đã chấm dứt Nếu người con đã thành niên không có năng lực hành vi và cha

mẹ thực hiện chức năng người giám hộ, thì nội dung quan hệ pháp luật giữa họ đã có

những thay đồi.

Trẻ em được ưu tiên bảo vệ.Còn quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thì phải được thực hiện phù hợp với lợi ích của các con.Đây là một trong những nguyên tắc được ghi nhận trong các công ước quốc tế và trong các văn bản pháp luật của các quốc gia.

Pháp luật cần phải ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con nhăm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này trong quan hệ hôn nhân và gia đình Tuy nhiên, quan hệ pháp luật cha mẹ và con là mối liên hệ tình cảm, sự gan bó ruột thịt ràng buộc lẫn nhau giữa cha mẹ và con;còn dựa trên những chuân mực về đạo đức mà nên tảng của nó xuất phát từ những yếu tố: tình cảm, huyết thong, nuôi dưỡng Các quan hệ này không yêu cầu và không cho phép sự can thiệp của Nhà nước.Vì vậy, sự điều chỉnh pháp luật các quan hệ này chỉ là tác động, thiết lập giới hạn đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.

Bên cạnh đó, lợi ích của cha mẹ luôn gắn liền mật thiết với lợi ích các con, do đó trong nhiều trường hợp lợi ích của cha mẹ cần phải được bảo vệ Nếu ngược lại, có thê làm tồn hại đến chính lợi ích của các con, thí dụ như: thé hiện của con cái trước hết trong quan hệ với cha mẹ một cách thiếu nhân đạo và sự chăm sóc, giáo dục con cái của cha mẹ không thoả đáng dưới góc độ giáo dục, vì vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em Điều này giải thích cho ba câu hỏi: thứ nhất, tại sao thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha

me và các con không chỉ là việc của riêng đương sự, ma còn phải chịu sự giám sát của cơ

quan, tô chức có thâm quyền Nguyên tắc “không phân biệt đối xử” và nguyên tắc “rách

nhiệm của Nhà nước, xã hội và gia đình trong việc bảo vệ trẻ em ”; thứ hai, việc pháp luật

Trang 25

quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con phải đảm bảo các yêu cầu: vừa thể hiện sự tôn trọng quyền của các bên trên nguyên tắc thoả thuận nhưng vẫn phải đảm bảo theo một quy tắc thống nhất theo sự điều chỉnh của pháp luật - đặc trưng của “Luật tư” (Luật dân su); đồng thời sự hiện hữu của yếu tố “công luật” nhăm bảo vệ lợi ích của các con, trẻ em là cần thiết”; thứ ba, con cái vừa có quyền được cha mẹ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc vừa có nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm dau, già yếu, tàn tật.

Từ những phân tích trên đây, có thé hiểu: “Nghia vụ và quyển của cha me và con là tong hợp các quy định của pháp luật về nghĩa vụ và quyén của cha me trong việc thực hiện quyên nhân thân và quyên tài sản đối với con cái tương ứng với các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản của con cdi đối với cha mẹ”.

1.2 Ý nghĩa của việc pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con 1.2.1 Về mặt xã hội

Việc quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con có những ý nghĩa xã hội to lớn Bởi vì, gia đình là tế bào của xã hội, muốn cho xã hội ôn định và phát triển trước hết ta phải giữ vững sự 6n định của gia đình Trong khi đó quan hệ giữa cha me và con là một trong những quan hệ chủ yếu của quan hệ hôn nhân và gia đình Việc luật hóa nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con tạo ra quy tac ứng xử của cha mẹ đối với con.Không những thế, việc quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con là biện pháp để bảo vệ đối tượng đặc biệt trong xã hội, đó là “trẻ em”.Không ai có thé phu nhan vai tro cua tré em -những chu nhân tương lai cua đất nước; là đối tượng cần sự quan tâm cả về vật chất lẫn tỉnh thần từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.Irong đó gia đình, cu thể là cha mẹ là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.Hiện nay, khi quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con, Luật hôn nhân và gia đình ghi nhận nguyên tắc bảo vệ trẻ em, bảo vệ quyền lợi của con Do đó, quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con là cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm của cha mẹ bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của trẻ em cũng như mối quan hệ và nghĩa vụ của con cái trong phụng dưỡng cha,

®Trường Dai học Huế (2004), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Nxb CAND, tr.103.

Trang 26

Mặt khác, những quy định tiến bộ về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con trong

Luật hôn nhân và gia đình hiện nay còn có ý nghĩa trong việc xóa đi những tư tưởng lạc

hậu như: trọng nam khinh nữ, việc phân biệt đối xử giữa các con, cha mẹ có quyền quyết định mọi vấn đề đối với con đồng thời vẫn kế thừa được những giá trị truyền thống tốt đẹp của hai dân tộc đó là đạo hiểu của người làm con đối với cha mẹ

1.2.2 VỀ mặt pháp lý

Không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội, việc quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con còn có ý nghĩa về mặt pháp lý.Trước hết, quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con một cách cụ thé vừa bảo đảm quyền cho các chủ thé, đồng thời cũng chỉ ra các nghĩa vụ tương ứng mà mỗi chủ thé phải gánh chịu Các quy định này tạo cơ sở dé đảm bảo các quyên của con, đặc biệt là trẻ em Cả Lào và Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990, việc nội luật hóa các quy định của Công ước vào pháp luật quốc gia hai nước là rất cần thiết Có thể thấy, các quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện nay, trong đó có quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con đã tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ các quyền cơ bản của con cái nói chung, của trẻ em nói riêng Không những thế nó góp phần đảm bảo quyền của cha mẹ, đặc biệt là quyền bình đăng giữa cha và mẹ trong mối quan hệ với con.

Một ý nghĩa pháp lý nữa cũng hết sức quan trọng là việc quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con có liên quan đến nhéu nội dung khác trong Luật Gia đình Lao và Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam như: quan hệ cấp dưỡng; nuôi con nuôi; chế định ly hôn Ví dụ: Việc quy định quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ là một trong những cơ sở dé dé ra quy định cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn Hay xuất phát từ nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con, nghĩa vụ và quyên của cha mẹ nuôi - con nuôi cũng được xác định theo các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con nói chung.

1.3 Sơ lược lịch sử phát triển các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ

và con trong pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam và Lào

Việt Nam va Lào đều là hai quốc gia đang phát triển nhưng mỗi quốc gia có một nét đặc thù riêng về mặt lịch sử, kinh tế — xã hội Chính vì vậy mà sự phát triển pháp luật nói chung, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con nói riêng trong pháp luật

hôn nhân và gia đình của hai nước cũng có những điêm riêng biệt Thông qua việc nghiên

Trang 27

cứu lịch sử phát triển các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trong pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam và Lào, ta có thé sơ lược như sau:

1.3.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển các quy định về quyên và nghĩa vụ

của cha me và con trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Gia đình là yếu tố không thé thiếu dé hình thành nên xã hội, do đó pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng được hình thành tương đối sớm Trong cô luật Việt Nam (Quốc triều hình luật) đã có những quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con nhưng còn mang nặng tư tưởng của xã hội phong kiến lạc hậu, con cái có nghĩa vụ vâng lời và phục tùng cha mẹ, thiếu hăn nguyên tắc bình đăng giữa vợ chồng và các con trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền lợi của con chưa được bảo đảm, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định hết sức mờ nhạt.

Sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (năm 1858) và trở thành một nước

thuộc địa nửa phong kiến.Cùng với việc duy trì quan hệ sản xuất phong kiến; thực dân Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến còn lợi dụng chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã tồn tại và được duy trì từ nhiều thé kỷ ở Việt Nam dé củng cô nền thống trị của chúng Sau khi ký “Hiệp ước hòa bình" với Pháp năm 1883, Việt Nam được chia làm ba miền: Bắc Kỳ, Nam Kỳ và Trung Kỳ Dựa theo Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp (1804), thực dân Pháp đã cho ban hành ba Bộ luật dân sự Trong đó chế độ hôn nhân và gia đình được quy định và áp dụng tại Bac Ky là Bộ luật dân sự 1931; tai Trung Ky là Bộ luật dân sự năm 1936; tai Nam Ky là Tập dân luật giản yếu năm 1883 Mặc dù mỗi bộ luật được ban hành và áp dụng ở từng miền nhưng tựu chung lại, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được quy định trong chế độ hôn nhân và gia đình do nhà nước thực dân - phong kiến quy định trong các bộ luật đều có chung một số đặc điểm sau:

Một là, duy trì chế độ hôn nhân cưỡng ép phụ thuộc vào cha mẹ hoặc các bậc thân trưởng trong gia đình, dù con đã thành niên, với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.

Hai là, duy trì mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình với quan niệm "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” có nghĩa là một con trai coi như có, mười con

gái cũng như không.

Ba là, thực hiện nguyên tắc bất bình đăng giữa vợ và chồng, người vợ phụ thuộc

vào người chong về mọi mặt trong gia đình cũng như trong việc nuôi day con cái.

Trang 28

Bốn là, bảo vệ quyền của người gia trưởng Đó là quyền của người chồng đối với người vợ, quyền của cha mẹ đối với con; phân biệt đối xử giữa các con, coi rẻ quyền lợi của con cái, con ngoài giá thú không được khởi kiện để truy tìm cha mẹ của mình trước

Tòa án.

Như vậy giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì những quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trong chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam còn rất sơ sài, chứa đựng nhiều điểm hạn chế Chúng được quy định dựa trên những phong tục, tập quán lạc hậu của xã hội phong kiến Việt Nam và phỏng theo Bộ luật dân sự Pháp (1804) thé hiện sự bất bình đăng giữa vo và chồng, chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và trẻ em; có sự phân biệt rất rõ ràng giữa con đẻ và con

nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú mặt khác pháp luật ở thời ky nay coi trọng

quyền của cha mẹ đối với con cái hơn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong

kiến trở thành nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hệ thống pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân gia đình được sửa đổi dé theo kịp những tiến bộ của thời đại, xóa bỏ hắn chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lac hậu Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ghi nhận thành quả cách mạng, quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Với sự phát triển về mọi mặt của xã hội cùng với yêu cầu xóa bỏ các hủ tục lạc hậu của chế độ phong kiến đối với các quan hệ Hôn nhân và gia đình đang cản trở bước tiến của xã hội, giải phóng sức người, sức của dé xây dựng và bao vệ Tổ quốc Ngày 22/5/1950 Sắc lệnh 97-SL gồm 15 điều đã ra đời trong đó có 08 điều quy định về Hôn nhân gia đình với những nội dung:

Xóa bỏ tính cách phong kiến của quyên gia trưởng cũ quá ràng buộc và áp bức cá nhân, trái với mục đích giải phóng con người của một nền pháp chế dân chủ Vì thế người con đã thành niên có quyền quản lý tài sản riêng và tự do cá nhân Con đã thành niên lay vợ, lây chồng, không cần phải có sự thỏa thuận đồng ý của cha mẹ hoặc của một thân

trưởng nao khác.

Xóa bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con, cha mẹ không có quyền xin giam cầm con khi chúng phạm lỗi.

Trang 29

Ngoài ra pháp luật còn cho phép người con hoang vô thừa nhận được quyên thưa trước Tòa án để truy nhận cha, mẹ của mình.

Sắc lệnh số 97 ngày 22/5/1950 và sắc lệnh số 159 ngày 27/11/1950 tuy đã xóa bỏ những tư tưởng phong kiến lạc hậu trong những quy định về quan hệ hôn nhân gia đình nói chung, về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con nói riêng đã cụ thé hóa nguyên tắc bình dang nam nữ Nhưng những quy định này vẫn còn mang tinh chất khung, thiếu tính cụ thể, chưa dự liệu và điều chỉnh hết những quan hệ mới phát sinh trong sự phát triển của xã hội Do đó khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ra đời đã trở thành công cụ pháp lý của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong quá trình xây dựng chế độ hôn

nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã dành

riêng chương IV (từ Điều 17 đến Điều 24) dé quy định về quan hệ giữa cha me và con cái Các quy định mặc dù chỉ mang tinh chất khái quát song Luật hôn nhân năm 1959 đã nhắn mạnh tới nghĩa vụ nuôi dạy con của cha mẹ, thé hiện được sự bình đăng về nghĩa vụ và quyền của cha me trong việc nuôi day con; quyền tự do của con được coi trọng Con trai, con gái, con nuôi, con đẻ, con trong giá thú, con ngoài giá thú có các quyền và nghĩa vụ

ngang nhau.

Kế thừa những thành tựu của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con Nếu như Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định về nghĩa vụ và quyên của cha mẹ đối với con còn rất chung chung thì Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định cụ thé hơn, b6 sung thêm một số điều luật về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con

như: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động

dé tự nuôi mình”? (Điều 20, Luật Hôn nhân va Gia đình Việt Nam năm 1986); “Cha me đại diện và quản lý tài sản của con chưa thành niên”; “Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra” (Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1986) Không những thế, luật còn quy định biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con khi cha mẹ bị xử phạt về một trong các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con chưa thành niên, ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa thành niên.Thêm vào đó, việc tách thành một chương mới về xác định cha mẹ cho con, cùng với việc quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý trong vấn đề này cũng là

Trang 30

một điểm tiến bộ so với luật hôn nhân va gia đình năm 1959 Tuy nhiên, dù có nhiều tiễn bộ và đã lưu ý tới việc bảo vệ quyền lợi của con cái, song nhìn chung các quy định về hôn nhân và gia đình trong luật năm 1959 và năm 1986 vẫn mang tính khái quát, chưa điều chỉnh hết các quan hệ phát sinh.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, kế thừa có chọn lọc và phát triển những quy định tiễn bộ của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân va gia đình năm 2000 đã dé cao vai trò của gia đình trong xã hội, xây dựng và củng cé gia đình theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc tránh những ảnh hưởng tiêu cực theo lối sống thực dụng và những tác động xấu của cơ chế thị trường ảnh hưởng tới quan hệ Hôn nhân gia đình Luật đã quy định rõ hơn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con, chương IV quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con có 6 điều luật mới so với luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, cụ thể hóa nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con với nhau Trong việc cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cũng đã mở rộng phạm vi cấp dưỡng thê hiện mối quan hệ có đi có lại giữa cha mẹ và

con Việc xác định cha mẹ cho con sinh ra theo phương pháp khoa học; con đã thành niên

xin nhận cha không cần có dự đồng ý của mẹ và ngược lại Ngoài ra Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 còn bồ sung quy định mới về “nghĩa vụ và quyền của bố đượng, mẹ kế va con riêng của vợ hoặc chồng" (Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000).

Có thé nói, sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định rất cụ thé các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con Tuy còn một số bat cập khi áp dụng vào thực tiễn nhưng ta không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ hôn nhân và gia đình trong đó có nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con; quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ một cách ổn định, đề cao vai trò của người phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em, xây dung xã hội ngày càng văn minh, gia đình hạnh phúc, tiễn bộ.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001, tính đến thời điểm ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã áp dụng hơn 13 năm Trong

khoảng thời gian đó, các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ giữa cha mẹ

-con nói riêng luôn biến đổi không ngừng và có nhiều trường hợp khi vận dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không thê giải quyết được các quan hệ phát sinh Đứng trước yêu cầu đó, ngày 19/6/2014 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình

Trang 31

năm 2014 với IX chương, 133 Điều và có hiệu lực ké từ ngày 01/01/2015 So với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 các nhà làm Luật đã có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và các quan hệ hôn nhân gia đình mới phát sinh Riêng về phần nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được quy định tại mục 1 chương V của Luật va có một số điều chỉnh: Thứ nhất là quy định thêm một số điều luật mới như: "Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con” (Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014); "Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi" (Điều 78 Luật Hôn nhân va Gia đình Việt Nam năm 2014); "Quyên, nghĩa vụ của con dâu, con rễ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng” (Điều 80 Luật Hôn nhân va Gia đình Việt Nam năm 2014) Thứ hai là bổ sung, cơ cau lại các điều luật cho phù hợp với điều kiện thực tế và các ngành luật khác có liên quan; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn cũng được quy định tại chương Quan hệ giữa cha mẹ và con một cách cụ thể và chặt chẽ hơn Nhìn chung các quy định về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là tương đối day đủ, mở rộng đối tượng về chủ thé trong đó bố sung thêm quy định về “quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rễ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng ” là điều rất hợp lý và cần thiết Những quy định đó đã tạo hành lang pháp lý vững chắc đề pháp luật về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con thực sự đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam giàu truyền thống, ôn định và hạnh phúc.

1.3.2 So lược về sự hình thành và phát triển các quy định về quyên và nghĩa vụ

của cha me và con trong pháp luật hôn nhân và gia đình Lao

Ở Lào, trong lịch sử và hiện tại, gia đình đã luôn được xác định là một thiết chế xã hội rất quan trọng — tế bào của xã hội Do vậy, dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào , chế độ xã hội nào, gia đình luôn được Nhà nước quan tâm tác động bằng chính sách, điều chỉnh bang pháp luật Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là một chế định quan trong trong pháp luật Hôn nhân và gia đình cũng được đặt trong tiến trình đó và có thé sơ lược như

sau:

Trang 32

1.3.2.1 Van đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật Lào trong thời kỳ Vương quốc Lạn Xạng cổ

Lạn Xạng là vương quốc cô của tô tiên người Lào do vua Fa Ngừm thành lập năm 1353” chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, Việt Nam và Thái Lan và đặc biệt chịu ảnh hưởng từ văn hoá Việt Nam của nước Việt Cô thé ky XIII và văn hoá Xiêm thế kỷ XV-XVIL Tuy nhiên, Lan Xạng là một quốc gia mà quốc giáo là đạo Phật Do đó, pháp luật thời kỳ này của Lào về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được xác định theo tư tưởng giáo lý cả nho giáo và phật giáo Theo đó, pháp luật phong kiến Lào quy định những nghĩa vụ nhất định đối với mỗi thành viên trong gia đình như sau: Thứ nhất,

trong quan hệ giữa cha mẹ và các con Cha mẹ là người có ơn sinh thành và dưỡng dục,

do đó cha mẹ có những bồn phận nhất định đối với con cái Theo Nho giáo, vì thương yêu con nên thấy cái gì con cũng tốt thé gọi là tự bản thân mình không tu dưỡng tốt thi không lay gi chinh dén tét gia đình, gia tộc duoc?’ Vi vay, tu than la nghia vu dau tién được đặt ra với cha mẹ dé thực hiện đạo té gia Điều 23, Luật Bàn Nhà quy định: “Bồn phận làm cha mẹ cần phải tu dưỡng đạo đức, sửa mình cho thành người đức hạnh, giữ gìn lời ăn tiếng nói cho ôn hòa để té gia, làm cho trong nhà đều được nhờ cậy, cần phải cung kính thuận hòa” Khi cha mẹ cư xử với nhau theo những tiêu chí đạo đức nhất định do Nho giáo đưa ra thì mới có thể nuôi dạy con tốt và trở thành chỗ dựa cho con và nhà mới êm ấm Cùng với tu thân, cha mẹ cần có nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy bảo con cái với thái độ nhãn nại Điều 36 Luật Bàn Nhà quy định: “người làm cha, làm mẹ phải lo cho con cái ăn cái mặc, không nên vì đứa con buổi sớm dỗi không ăn mà cha mẹ giận đô đi” Dạy con là bồn phận bắt buộc của bậc làm cha làm mẹ, không dạy được con là lỗi của cha mẹ, dạy con Trong mỗi quan hệ giữa con va cha, mẹ thì đạo hiểu được đặt lên hàng đầu: “Người làm con trước hết phải thực hành đạo hiểu; phải biết chăm sóc và phụng dưỡng cha me.

Khi cha mẹ già yêu thì việc con nuôi cha mẹ là lẽ đương nhiên”.

? Duangai Luangphasi (1978), @9VIDNLVINEV, 2UOOU£1£U2COt22tU£fCCU9920299,1)#@Ð1)009Đ391, 0 V9 24 (Duangsai Luangphasi (1978), Vương quốc Lan Xang, Nhà xuất bản Văn hoá và

Nghệ thuật quốc gia Lào, Viêng Chăn, trang 24).

*° Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong chú dịch (2003), 7 Thu, sách Luận ngữ, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.

Trang 33

Như vậy, pháp luật thời kỳ này đã có nhiều quy định tiến bộ về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đặt nền móng cho việc duy trì trật tự, nề nếp trong xã hội Tuy nhiên, nó van còn tồn tại những hạn chế cố hữu của Luật phong kiến đó là: tuyệt đối hóa uy quyền của cha me và nhắn mạnh tới nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ; việc giáo dục con học hành, nên vợ, thành chồng của con cái là do cha mẹ toàn quyền định; vẫn duy tri sự phân biệt đối xử giữa con nuôi, con đẻ, con ngoài giá thú và con trong giá thú, thi dụ: Điều 45, Luật Bàn Nhà quy định: “khi người con đẻ phạm tội, cho phép người làm cha, mẹ đến chuộc con về”, “người con nuôi phạm tội, cho phép người làm cha, mẹ nuôi đến chuộc con về nhưng số tiền phải tăng lên hai phần”

1.3.2.2 Vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con theo pháp luật Lào trong

thời kỳ Pháp thuộc

Thế kỷ XV-XVIII, Lào đã bị sáp nhập vào Xiêm, tuy nhiên, trong cuộc thám hiểm của Auguste Pavie, người Pháp đã quan tâm đến việc kiểm soát Mê Kông Khi đó, người Pháp đã đô hộ Việt Nam và muốn chiếm cứ tất cả các chư hầu của nhà Nguyễn, bao gồm cả các vùng lãnh thé còn lại của Lan Xang Điều này đã khiến Pháp tiến hành ngoại giao pháo hạm và những vụ đụng độ biên giới với tên gọi Chiến tranh Pháp-Xiêm vào năm 1893, khiến Xiêm buộc phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết nước Lào ngày nay và chia nước Lào thành hai sắc tộc là Lào Nùm (Lào vùng thấp) và Lào Thâng (Lào vùng

Dé phục vụ cho chính sách bóc lột của giai cấp thống trị và chiến tranh của thực dân Pháp, đầu những năm 90 của thế kỷ XIX, Bộ Dân Luật Lanxang được soạn thảo trên cơ sở thừa kế các quy định đã có từ trước của Bộ Luật Bàn Nhà Trong đó, có các quy định tạo cơ sở cho việc hình thành quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc đăng ký khai sinh cho con.Điều 12, Bộ Dân Luật Lanxang quy định bắt các bản làng ở các vùng Lào Nùm lập s6 sinh tử, gia thú Đề được pháp luật bảo hộ thì khi sinh con, cha,me của đứa trẻ phải đến khai với viên sĩ quan trông coi số sinh tử và số giá thú Những quy định này không áp dụng cho các vùng dân tộc Lào Thâng.Tại Điều 40 Bộ dân luật Lanxang quy định về người dân có nghĩa vụ phải đi khai số sinh tử Thời gian dé việc khai số sinh tử cho một đứa trẻ từ khi sinh ra và được nhà nước thừa nhận: “khi nào sự khai vào số sinh tử đã chiếu tục lệ mà làm rồi, thì chậm nhất là trong hạn 15 hôm phải đến khai với sĩ quan

Trang 34

giá thú để đăng ký vào số sinh tử Khai số sinh tử phải do cả hai vợ chồng đi, trong trường hợp người vợ vì mới sinh con mà không đi được thì người chồng phải cùng đi với cha mẹ mình và ba người chứng Đối với trường hợp không khai số sinh tử thì bị phạt 15 đồng bạc trắng, một con trâu và 5 con gà.

Như vậy, có thể nói những quy định trên trong thời kỳ này đã bắt đầu thê hiện sự coi trọng về van đề đăng ký khai sinh của nhà làm luật Tuy nhiên, việc đăng ký khai sinh cũng như việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong thời kì này không xuất phát từ mục đích nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhân dân mà dé phục vụ mục đích cai tri của giai cấp thống trị là bắt lính và đi phu.

1.3.2.3 Vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con theo pháp luật Lào thời kỳ từ năm 1975 đến nay

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Pathet Lào với sự hỗ trợ của Việt Nam đã giải

phóng toàn bộ nước Lào khỏi tay chính phủ phản động cách mạng Ngày 2 tháng 12 nam1975, nhà vua Lào buộc phải thoái vị và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được

thành lập.Sau năm 1975, trước bối cảnh đất nước hoàn toàn độc lập Điều này đòi hỏi Lào phải có hệ thống pháp luật dé điều chỉnh moi quan hệ xã hội trên cả nước, ngày 19 tháng 4 năm 1976 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 03/CP ngày 19/4/1976 của Hội đồng chính phủ về van đề hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật cho nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, trong đó có việc xây dựng một đạo luật dé điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình Trong thời gian chưa có Luật điều chỉnh thì việc hôn nhân và gia đình sẽ tạm thời áp dụng Bộ Dân Luật Lanxang có từ thế kỷ XIX Tuy nhiên, do Bộ Dân luật Lanxang có từ thế kỷ XIX còn chứa đựng nhiều quan hệ hôn nhân và gia đình

không phù hợp với xã hội Lào hiện đại, việc hướng dẫn thực hiện Bộ Dân luật Lanxang sẽ

do Chính phủ thực hiện.

Năm 1979, Nhà nước Lào ban hành Nghị định số 04/1979/ND-Ttg ngày 20 tháng 3 năm 1979 hướng dẫn áp dụng Bộ Dân luật Lanxang về quan hệ cha, mẹ và con Năm 1988, Nhà nước Lào ban hành Nghị định số 11/1988/ND-Ttg ngày 15 tháng 4 năm 1988 về hướng dẫn các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con.

Trong giai đoạn này, các văn bản pháp luật của Lào còn mang nặng tình hình thức,

chưa có tác dụng điều chỉnh nhiều quan hệ trong hôn nhân và gia đình Điều này xuất phát

Trang 35

từ tính khả thi của luật, mặt khác xuất phát từ việc chưa có bộ luật điều chỉnh chung về van dé này, quan hệ giữa cha, mẹ va con vẫn diễn ra theo phong tục truyền thống của ban

làng do đó mặc dù việc xây dựng Luật Gia đình Lào đã được manh nha từ năm 1976 cho

đến năm 1988 vẫn chưa được xây dựng xong.

Nhìn chung, trong giai đoạn này, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Lào mới bắt đầu được hình thành, xây dựng Trước nhu cầu phát triển kinh tế, hội nhập thế giới, năm 1990, Lào ban hành Luật Gia đình số 07/90/SPA của Hội đồng nhân dân tối cao ngày 18 tháng 12 năm 1990 thông qua thay thế Bộ Dân luật Lanxang Sự ra đời của Luật Gia đình Lào năm 1990 đã đánh dau một bước phát triển mới của lập pháp Lào với nhiều quy định tiễn bộ và đã góp phan thay thé hắn Bộ Dân Luật Lanxang Tiếp đó năm 2008, Lào sửa đôi, b6 sung Luật Gia đình mới Những van đề về hôn nhân và gia đình Lao đã được Luật Gia đình Lào năm 2008 quy định tương đối đầy đủ Trong đó những quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con được Luật Gia đình Lào năm 2008 quy định rất rõ ràng, cụ thé tại Phần V của Luật, hầu hết các quy định về nghĩa vụ và quyên của cha mẹ và con theo Luật Gia đình Lào năm 1990 đã được Luật Gia đình Lào năm 2008 sửa đổi, bồ sung, kết cấu lại điều luật cho hợp lý hơn Nhìn chung, Luật Gia đình Lào năm 2008 vẫn kế thừa các quy định tiễn bộ của Luật Gia đình Lao năm 1990, đó là các quy định về mối quan hệ giữa cha, mẹ và con: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con (Điều 29); các trường hợp chấp nhận cha (Điều 30); tài sản của cha, mẹ và con (Điều 34); Nghĩa vụ của con cái trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giúp đỡ cha, mẹ (Điều 36) Luật Gia đình Lào năm 2008 còn quy định và bổ sung thêm các điều mới: Họ tên và quốc tịch của con (Điều 31), Nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc dạy dỗ con cái (Điều 32), Nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc bảo vệ quyên và lợi ích của đứa con (Điều 33), Nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc chăm sóc con cái (Điều 35).

Việc xây dựng đạo Luật Gia đình 2008 về quan hệ cha, mẹ và con là một điều tất yếu góp phần bảo vệ các quan hệ gia đình, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Lào, phù hợp với xu thé phát trién quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu trong nước Cho đến nay Luật

Gia đình này van có hiệu lực và tiép tục được Quôc hội của Lào xem xét sửa đôi, bô sung.

Trang 36

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, luận văn đã tập trung phân tích, luận giải một số van dé lý luận về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trong pháp luật hôn nhân và gia đình Luận văn đã xây dựng khái niệm về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, phân tích các khái niệm về cha, mẹ và con, ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và

con theo pháp luật hôn nhân và gia đình của Lào và Việt Nam Từ đó giúp cho việc làm rõ

những vấn đề lý luận cơ bản về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con trong hôn nhân và gia đình đặt nền móng cho việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo của đề tài Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu và làm rõ quá trình phát triển các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Lào và Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con Có thé thay răng, quá trình hình thành và phát triển pháp luật hô nhân và gia đình Lao và Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con có nhiều điểm tương đồng Bên cạnh đó,

qua các giai đoạn lich sử khác nhau, pháp luật hô nhân va gia đình Lào và Việt Nam quy

định quyên và nghĩa vụ của cha me và con cũng có nhiều điểm khác biệt Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định theo hướng mở rộng hay thu hẹp phạm vi thầm quyền tùy theo quan niệm lập pháp của từng thời kỳ của Lào và Việt Nam Tuy nhiên, quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trong pháp luật của cả hai nước là khá

rõ ràng, cụ thé, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

Trang 37

CHƯƠNG 2.

PHAP LUẬT VIET NAM HIEN HANH VỀ QUYEN VÀ NGHĨA VỤ CUA CHA ME VA CON TRONG MOI LIEN HE VOI PHAP LUAT CHDCND LAO 2.1 Quyền và nghĩa vu của cha mẹ đối với con theo pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với pháp luật CHDCND Lào

2.1.1 Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cha mẹ doi với contheo pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với pháp luật CHDCND Lào

2.1.1.1 Quyền và nghĩa vụ đăng ký khai sinh, đặt họ tên, xác định tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, chỗ ở của con

a Quyên và nghĩa vụ của cha mẹ về việc đăng ký khai sinh cho con

Đăng ký khai sinh là việc co quan nhà nước có thầm quyền xác nhận và ghi vào Số

đăng ký khai sinh sự kiện được sinh ra của một cá nhân Nội dung đăng ký là việc xác

định những thông tin về bản thân người được đăng ký khai sinh như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nơi sinh và thông tin về cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh Sau khi được đăng ký khai sinh cá nhân được cơ quan đăng ký cấp cho Giấy khai sinh có ghi nhận đầy đủ các thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân như nội dung mà co quan nhà nước có thẩm quyền đã ghi nhận Nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và Lao cho thay nhà làm luật hai nước đều quy định quyền và nghĩa vụ khai sinh cho con của cha, mẹ tương đối cụ thê:

Khoản 1, Điều 30 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 quy định: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyên được khai sinh”:

Việc đăng ký khai sinh cho con còn được quy định trong các văn bản pháp lý về bảo vệ quyên trẻ em, đăng ký và quản lý hộ tịch và một số văn bản khác có liên quan Điều 97, Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016 quy định: “Cha, mẹ, người chăm sóc tré em có

trách nhiệm khai sinh cho trẻ em dung thời hạn theo quy định cua pháp luật” Khoản 1,

Điều 15, Luật Hộ tịch Việt Nam cũng quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh: “7zong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng kỷ khai sinh cho

cơn ”

Ở Lào, việc đăng ký khai sinh cho con được quy định trong Luật Đăng ký gia đình Lao năm 1991: “Khi rẻ em được sinh ra, người đứng dau của hộ gia đình hoặc người dai

Trang 38

điện phải có trách nhiệm thông báo cho trưởng thôn để đăng ký khai sinh Đối với trẻ em

sinh ra ở những nơi khác, cha mẹ phải thông báo cho trưởng thôn nơi đứa trẻ được sinh

ra hoặc nơi thông báo có thé được thực hiện Khoảng thời gian thông báo khai sinh không quá 30 ngày ké từ ngày sinh con ”(Điều 9, Luật Dang ky gia đình Lao năm 1991)

Khoản 1, Điều 8, Nghị định số 16/1992/NĐ-CP ngày 15 tháng 08 năm 1992 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dang ký gia đình quy định: “Người đứng dau hộ gia đình là cha hoặc mẹ của con Trường hợp cha hoặc mẹ dang 6m yếu và không thé tự đưa ra thông báo hoặc người mẹ hoặc người cha đã chết, người thân, hàng xóm nơi đứa trẻ được sinh ra, hoặc một số người khác cá nhân có thể thông bao thay mặt ho”

Từ những quy định này có thé thấy pháp luật hôn nhân va gia đình cả hai nước Việt Nam và Lào đều quy định cha me là người có quyền và nghĩa vụ dau tiên và trực tiếp nhất trong việc khai sinh cho con Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em nhà làm luật hai nước Việt Nam và Lào đều quy định thời gian để đăng ký khai sinh: đối với Việt Nam là 60 ngày, ở Lào không quá 30 ngày Sở dĩ có sự khác nhau trong việc quy định thời hạn thời gian ở hai nước theo tác giả là xuất phát bởi các quan điểm của nhà làm luật hai nước khác nhau là không giống nhau nhưng không năm ngoài mục tiêu là khoảng thời gian hợp lý để cha, mẹ đứa trẻ chuẩn bị giấy tờ, thủ tục dé tiến hành đăng ky và thực hiện khai sinh cho trẻ nhất là ở những vùng núi, vùng

cao (ở Lào), những vùng núi, trung du, hải đảo (ở Việt Nam) việc đi lại của người dân

là khó khăn hơn so với ở đồng bằng Khoản 2, Điều 15 Luật Hộ tịch Việt Nam năm 2014 quy định: “Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động” Quy định này nham đảm bảo quyên và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đăng ký khai sinh cho con được thực hiện tốt hơn và đúng thời hạn quy định Lào không có quy định này Do đó, trong quá trình sửa đổi, bố sung hoàn thiện pháp luật, Lào có thé học hỏi kinh nghiệm này của Việt Nam.

Việc nghiên cứu so sánh cho thấy các quy định trên ở hai nước chính là sự cụ thé hóa Công ước của Liên hợp quốc về quyên trẻ em năm 1990: “Tré em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra ” (khoản 1, Điều 7 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em) Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu A và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công

Trang 39

ước (ngày 20 thang 02 năm 1990)”.Lào gia nhập Công ước năm 1991 và phê chuẩn năm 2006°7.Qua đó, pháp luật Lào và Việt Nam đều khang định đăng ký khai sinh là quyền của mỗi người được pháp luật quốc tế ghi nhận, đồng thời cũng được ghi nhận trong pháp luật của quốc gia Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 và Luật Gia đình Lào năm 2008 không quy định trực tiếp về van đề này và được thé hiện trong các văn bản pháp luật đã phân tích ở trên, song trong mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con, tác giả cho răng van đề này cần phải được dé cập đến.

Mặt khác, Pháp luật hai nước Việt Nam và Lào quy định về đăng ký khai sinh cho con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ là bởi vì trẻ em lúc mới sinh ra hoàn toàn non not cả về thé chất lẫn trí tuệ nên không thé tự mình thực hiện quyền này nếu không có sự hỗ trợ từ cha mẹ hoặc người thân trong gia đình.

b Quyên và nghĩa vụ của cha mẹ về việc đặt, thay đổi họ tên, xác định dân tộc cho

Quyén va nghia vu cua cha me về việc đặt họ tên,xác định dân tộc, quốc tịch cho

con không được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam mà được quy địnhtrong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015, các văn bản pháp luật chuyên ngành và các

văn bản dưới luật khác, cụ thé:

Theo quy định về quyền có họ, tên tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015

quy định: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa

thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thi họ cua con được xác định theo tap quan.

Truong hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ de.Truong hợp trẻ em bị bo rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làmcon nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theothỏa thuận cua cha mẹ nuôi Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em

được xác định theo ho của người do.

3! Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Việt Nam (2015), “Ky niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước của LHQvề quyền trẻ em”, tại địa chỉ: http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=24042, ngày truy cập 15

Trang 40

Truong hợp trẻ em bi bo rơi, chưa xác định được cha đẻ, me đẻ va chưa được nhận

lam con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo dé nghị của người đứng đâu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo dé nghị của người có yêu câu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên

sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo

quy định của Luật hôn nhân và gia đình ”

Tại khoản 2 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định: “Viéc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc

tịch Việt Nam và pháp luật dân sự ”.

Tại ý 2 khoản 3 Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, có quy định việc đăng ký

khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau: “3 Ho, chữ đệm, tên của trẻ được

xác định theo quy định của pháp luật dân sự Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phái hiện trẻ bị bỏ roi; quê quản được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam Phần khai về cha, me và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Số hộ tịch để trồng;

trong SỐ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi” ”

Khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Nghị định này quy định việc đăng ký khai sinh

cho trẻ bi bỏ rơi, như sau:

“2 Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê

quan, quốc tịch cua con được xác định theo họ, dân lộc, qué quan, quốc tịch của mẹ; phan ghi về cha trong số hộ tịch và giấy khai sinh của trẻ dé trồng.

3 Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh, người cha yêu cau làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Diéu 25 của Luật Hộ tịch thì UBND kết hợp giải quyết việc

nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định

tại khoản I Điễu 4 của Nghị định này ”.

Theo pháp luật Lào, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về việc đặt họ tên, xác định dân tộc cho con được quy định tại Điều 31, Luật Gia đình Lào: “Cha mẹ déu có quyên lựa

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:22

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN