1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

273 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Luật Tục Các Dân Tộc Thiểu Số Trong Hoạt Động Của Uỷ Ban Nhân Dân Tại Các Tỉnh Tây Nguyên Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Oanh
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Hợi
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 273
Dung lượng 62,97 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu về luật tục và việc vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trongquản lý của chính quyên cơ sở tại các tỉnh Tây Nguyên là một trong những cách thứcnhằm tìm kiếm một mô hìn

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYÊN THỊ OANH

VẬN DỤNG LUẬT TỤC CÁC DAN TỘC THIẾU

SO TRONG HOẠT DONG CUA UY BAN NHÂN DAN

LUAN AN TIEN Si LUAT HOC

HÀ NOI - NAM 2023

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYÊN THỊ OANH

Chuyén nganh: Ly luận và Lich sử Nha nước và pháp luật

Mã số: 9380106

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYEN THI HOI

HÀ NỘI - NĂM 2023

Trang 3

Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn

đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này Cảm ơn quý

thay, cô khoa Hanh chính nhà nước, Trường Dai học Luật Ha Nội đã nhiệt tinh

giảng dạy, cung cấp nhiều kiến thức chuyên ngành và giải thích những vướng mắctrong suốt thời gian diễn ra khóa học Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến khoa Sauđại học, Trường Dai học Luật Hà nội đã tổ chức, quản lý lớp rất chu đáo, tạo điềukiện tốt nhất dé tôi có thé học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè,những người đã quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận án này.

Trân trọng!

Nguyễn Thị Oanh

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trongluận án là trung thực do tôi trực tiếp khảo sát và kế thừa một số công trình nghiên cứu

đã có Những kết luận khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Oanh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

3790.0096710 1PHAN B: TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUUCAC VAN DE CUA DE// 0000906090277 8

1.1 Tinh hinh nghién iu < 8

1.1.1 Tinh hình nghiên cứu ly luận vỀ vận dung luật tục các dan tộc thiểu số 81.1.2 Tinh hình nghiên cứu về thuc trạng vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số L71.1.3 Tình hình nghiên cứu về giải pháp vận dụng luật tục các dân tộc thiếu số 23

1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu các vân đê của đê tai và các nội dung cân

tiếp tục nghiên cứu trong luận án - - ¿Sẻ SE2E+E*E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrkrkd 281.2.1 Nhận xét về tình hình nghiên cứu các van đề của đề tài luận án - 281.2.2 Những nội dung luận án cần tiếp tục nghién CUU - se cs+e+e+x+essez 301.3 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu - - - + scs+s+x+x+xexzEerees 3lNCT I0p 8 nngg ốố 31

1.1.2 Đặc điểm của vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Uy

ban nhân dân tại các tinh Tây NGHÊH c S311 33+ VVEEE+eseeeereerrreesre 43

Trang 6

1.1.4 Phương thức vận dụng luật tục các dan tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy

ban nhán dán tại các tỉnh Tây NØHVÊN - << c1 1111118881133 1 1111 EEkkreeeree 50

1.1.5 Sự can thiết của việc vận dụng luật tục các dán tộc thiểu số trong hoạt độngcủa Uy ban nhân dân tại các tinh Tây NguyyÊH - 2-2 + ccE‡E‡EEEEEEEEEeEererereeo 591.2 Các hoạt động của Ủy ban nhân dân có thể vận dụng luật tục và các nội dungluật tục có thể vận QUIN 22075 681.2.1 Các hoạt động của Ủy ban nhân dân có thể vận dụng luật tục - 681.2.2 Những nội dung của luật tục các dan tộc thiểu số có thể vận dung trong hoạt

động của Uy ban nhân dân tại các tỉnh Táy NGHVÊH << see+++s 70

1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc vận dụng luật tục các dân tộc thiểu sốtrong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại Tây Nguyên - 5c ccczxzs2 791.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội, thành phần dân tộc, tôn giáo của các dán tộc thiểu

số ở Tiây NHVÊN - 5c ST 1E115151511111111111111111111111111111111 E111 1111111101 trey 791.3.2 Đường lỗi, chủ trương của Dang và chính sách, pháp luật của Nhà nước 81.3.3 Nhận thức cua cán bộ, công chức Uy ban nhân dan vé vai tro của luật tục vàviệc vận dụng luật tục trong hoạt động của Ủy ban nhán dáH «<< < + 881.4 Kinh nghiệm vận dụng luật tục của các nước trên thế giới và các vùng dân tộcthiểu số của Việt Nam ¿+ c + tt S3 E51 11215111 15111515111 11111111115111111111E 1.11 EE E2 80Kết luận Chương L ¿52522222 12151515E11212321211121 1111111111111 11101 1xre 92

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LUẬT TỤC CÁC DÂN TỘC THIẾU

SÓ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TẠI CÁC TỈNH TÂYNGUYÊN HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN - 5-5 < scsesecscsesesee 93

2.1 Kết quả vận dụng luật tục trong hoạt động của Uy ban nhân tại các tỉnh Tây

n5 — :.:.ốỐố 93

2.1.1 Kết quả thực hiện các nguyên tắc vận dụng luật tỊC - cs+s+cscscse: 932.1.2 Két quả vận dụng luật tục trong các hoạt động cụ thể của Ủy ban nhân dán942.1.3 Kế quả thực hiện các phương thức vận dụng luật FỊC «<< + 121

Trang 7

2.2.1 Hạn chế về nguyên tắc VON đÌHg + +5 +t+E‡t‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEerrrerrrkd 1232.2.2 Hạn chế của việc vận dụng luật tục trong các hoạt động cụ thể của Uỷ ban

PAIGE BIA : ca Bi tĩnh coata votes tình ata GIAN HA CHa Ca ID CA CC Gta WD a ti ica a A 2180-18058 124

2.2.3 Han chế về chủ thé vận MUNG Gv TT vn nhờ 1262.2.4 Hạn chế về phương thức vận đÌỊHg -c- + c‡t‡k‡EEEEEEEEEEEEEekererererrkd 127

2.3 Nguyên nhân của thực trang 1 111 v1 111111 re 128

2.3.1 Nguyên nhân của kết quả dat QUOC c- - - cE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrka 1282.3.2 Nguyên nhân của những han chế trong quá trình vận dung luật tục 129Kết luận Chương 2 - - c1 3115151E111111111111111111111111111111 011.11 re 131Chuong 3: QUAN DIEM VA GIAI PHAP TIEP TUC VAN DUNG LUAT

TUC CAC DAN TOC THIEU SO TRONG HOAT DONG CUA UY BAN

NHÂN DAN TẠI CAC TỈNH TAY NGUYEN THỜI GIAN TỚI 132

3.1 Quan điểm tiếp tục vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của

Uy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên thời gian tới - - 5s scsze+x+s2 1323.1.1 Vận dụng luật tục phải xuất phát từ yêu câu giải quyết hiệu quả những van déthực tế phat sinh trong cộng dong các dân tộc thiểu số và tao điều kiện thuận lợi chongười dân tộc thiểu số trong cuộc sống hàng ngày vee ves vee ses vee eveee 1323.1.2 Vận dụng luật tục phải không trái với đường lối, chủ trương của Đảng và

không trai với chính sách, pháp luật của Nhà NUGC << 5555 +++++ 133

3.1.3 Vận dụng luật tục phải nhằm kế thừa, phát huy các giá trị truyền thong tốt

dep cua dân tộc, hướng đến xây dựng nên văn hoá tiên tiên, dam đà bản sac dan

3.2 Các giải pháp tiếp tục vận dụng luật tục trong hoạt động của Ủy ban nhân dân

tại các tỉnh Tây Nguyên thời g1an tỚI - + 333221111 vkirrsesrreeerrree 135

3.2.1 Ti iép tục đổi mới nhận thức của các chủ thé doi với việc vận dụng luật tục

rong heal đng của TP Dare THHÂN CGA sis cai kia Lễ sn asi nie Asi Ra Ra deh Ad RAR 135

3.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật về vận dụng luật tục các dân tộc thiểu sốtrong hoạt động của Uy ban nhân đÂN - - - + + S8 S+E+E+E+E+EeEeEEEererkrkrrerred 137

Trang 8

3.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, pho biến, giáo dục pháp luật và vai trò tíchcực của luật tục các dân tộc thiếu số trong hoạt động của Ủy ban nhán dan 1473.2.5 Phát huy vai trò của các thiết chế ở cấp cơ sở, như: Già làng, Trưởng buôn,

Linh mục, Mục sư, đại diện Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tô quốc và những HGƯHỜI CÓ UY CIN KhC c0 1111k kg ket 150

3.2.6 Day mạnh công tác hòa giải Ở CƠ SỞ + 2 2©t+E+E+E‡E‡ESEEEEEEEEEEEEekerereei 1523.2.7 Ti iép tục tổ chức sưu tâm và văn bản hoá luật tuCe.ccccccccccccscsccsssesscsesesseseees 1553.2.8 Các giải pháp về tổ chức thực hiện vận dụng - + se se+t+t+tzeterereei 156Kết luận Chương 3 5c S+ ST 3 111515111111111111111111111111111111 01211 rk 160.450080/.00Nna.Ỷ.ỶôỶcoô.£v 161

DANH MUC CAC CONG TRINH KHOA HOC DA CONG BO CO LIEN

QUAN DEN DE TAI LUAN AN

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

Trang 9

Nguồn của pháp luật là một trong những van đề quan trọng không chỉ trong khoahọc pháp lý mà còn ở thực tiễn thực thi pháp luật Theo Giáo trình Lí luận chung vềnhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội thì “nguồn của pháp luậtchính là tat cả các yếu tô chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý dé các chủ thểthực hiện hành vi thực tế Nói cách khác, nguôn của pháp luật là tat cả các yếu tốchứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhàchức trách có thẩm quyên cũng như các chủ thể khác trong xã hội ”! Nguồn pháp luật

có thê là: đường lỗi chính sách của Đảng, nhu cầu quản lý kinh tế-xã hội của đất nước,các tư tưởng học thuyết pháp lý, các nguyên tắc chung của pháp luật, văn bản quyphạm pháp luật, các điều ước quốc tế, phong tục tập quán, án lệ hay các quyết định,bản án của tòa án, quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp? Nhu cầu đa dạng hóa hìnhthức pháp luật đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, nhất là các nhà lậppháp Theo Đánh giá về nhu cầu cải cách pháp luật Việt Nam đến năm 2020, Chínhphủ Việt Nam đã nhận ra sự bat cập về nguồn của pháp luật trong hệ thống pháp luậtViệt Nam hiện hành nên đã đề xuất, kiến nghị về việc áp dụng tập quán pháp và án

lệ Chính vì thế: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng các án lệ, tập quán (kể

cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tê) và quy tac của các hiệp hội nghề nghiệpgóp phan bồ sung và hoàn thiện pháp luật ”3 là một trong bảy giải pháp được đề cập

ở Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,định hướng đến năm 2020 trong Nghị quyết số 48 NQ-TU của Bộ Chính trị BCHTƯĐảng Cộng sản Việt Nam ngày 25 tháng 5 năm 2005 Chủ trương đa dạng hóa nguồnpháp luật tiếp tục được ghi nhận trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022,Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng

và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mớiBên cạnh đó, xuất phát từ thực tế, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54

* Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư

pháp, Hà Nội, tr.283.

? Nguyễn Thị Hồi (2008), Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay, Tap chí Nghiên cứu lập pháp số 112 (128) thang 8/2008, tr.43.

3 Giải pháp 1.7, Mục 1, Phan II, Nghị quyết số 48 NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 24 tháng

5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020.

Trang 10

đều cư trú ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn cho việc di lại, có ngôn ngữ riêng, nên việctiếp cận các văn bản pháp luật, dich vụ pháp ly để giải quyết các van đề, tranh chấpphát sinh trong cộng đồng, bảo vệ quyên lợi của mình là không hề đễ dàng Hơn nữa,

có không ít trường hợp pháp luật chưa bao quát hết hoặc chưa phù hợp, khó tiếp cậnvới văn hóa truyền thống của các dân tộc Điều này dẫn tới việc áp dụng tập quán đểgiải quyết các vấn đề của cá nhân, cộng đồng là không tránh khỏi Ngay từ năm 1997,

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã khăng định:

Nói luật tục tức là nói đến phong tục, tập quán đã hình thành trong nhiễu năm,trong nhiễu thé hệ và đến nay, dau đã qua bao biến động, nó vẫn dang còn đượcnhân dân nhiều dân tộc tôn trọng, giữ gìn và tôn tại song song bên cạnh luật

pháp Day là một tình hình, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có một sự nghiên cứu

sâu sắc, phải có sự kết hợp giữa pháp luật của Nhà nước và phong tục tập quáncủa nhân dân ở các miễn”

Như vậy, tập quán pháp cả trên phương diện pháp lý lẫn thực tiễn đã được coi

là nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay Luật tục là phong tục, tập quán đã và đangtồn tại bền vững trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiêu số ở nước ta, đồng thời,vẫn có tác động mạnh mẽ trong đời sống các cộng đồng này Vì thế, nghiên cứu vềluật tục đã trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau,

từ các bài báo, chuyên đề, luận văn, luận án hay các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước vàdưới nhiều góc độ nghiên cứu về dân tộc, văn hoá, pháp lý, quan ly nhà nước, Tuy nhiên, hiện tại trong khoa học cũng như trong thực tiễn còn nhiều điểmchưa rõ ràng về mặt lý luận, điều kiện, phương thức, phạm vi áp dụng, trình độ nhậnthức, hiểu biết của các chủ thể áp dụng luật tục cũng như còn thiếu thông tin về luậttục Do vậy, việc áp dụng luật tục như là nguồn của pháp luật trên thực tế còn nhiềubat cập và chưa phổ biến

Việc nghiên cứu về luật tục và việc vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trongquản lý của chính quyên cơ sở tại các tỉnh Tây Nguyên là một trong những cách thứcnhằm tìm kiếm một mô hình, cách thức quản lý xã hội phù hợp với các dân tộc thiểu

SỐ Ở Tây Nguyên, đồng thời chứng minh luật tục chính là một sự bù đắp, bổ sung kịp

* Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1997), Mới quan hệ giữa luật tục, hương ước và pháp luật, Kỷ yêu Hội thảo khoa học, Đề tài khoa học cấp Bộ, Đắk Lắk, tr 190.

Trang 11

các van đề luôn xảy ra trong một xã hội hội nhập day biến động ở Tây Nguyên hiệnnay Ngoài ra, chỉ ra được những bất cập trong quá trình áp dụng luật tục và chứng

minh vai trò của luật tục với tư cách là một loại nguồn của pháp luật trong điều chỉnh

các quan hệ xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một đòi hỏi khách quan, gópphần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành Việc nghiên cứu áp dụng

luật tục vừa thé hiện sự coi trọng truyền thống dân tộc vừa giải quyết được cả hainhiệm vụ lớn: hội nhập và giữ gìn bản sắc, văn hóa truyền thống của dân tộc trước

nguy cơ “xâm lăng” văn hóa trong bối cảnh hiện nay Đó là lý do cho thấy việc chọn

và nghiên cứu đề tài “Vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của

Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay” là cần thiết và cấp bách

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn đề đề xuấtcác giải pháp khả thi cho việc tiếp tục vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số tronghoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý của các cơ quan này.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được mục đích trên thì nhiệm vụ nghiên cứu đề tài gồm CÓ:

Thứ nhất, tìm hiéu tình hình nghiên cứu các van dé của đề tài thé hiện trongnhững công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó đánh giá kếtquả nghiên cứu đã có, đồng thời xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu theoyêu câu của đề tài

Thứ hai, luận giải, làm sáng tỏ những vẫn đề lý luận về vận dụng luật tục cácdân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiệnnay như: khái quát về hoạt động của Ủy ban nhân dân và sự cần thiết của việc vậndụng luật tục trong hoạt động của Ủy ban nhân dân; khái niệm, nguyên tắc, phươngthức vận dụng và những nội dung của luật tục các dân tộc thiểu số có thé vận dụngtrong hoạt động của Ủy ban nhân dân; các yếu tô cơ bản ảnh hưởng đến việc vận dụngluật tục trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại Tây Nguyên hiện nay

Thứ ba, đánh giá thực trạng vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạtđộng quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên

Trang 12

Thứ tu, đề xuất những giải pháp cần thực hiện dé tiếp tục vận dụng luật tục cácdân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp tại Tây Nguyên trongthời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan này theo hướng phục

vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng, đáp ứng yêu cầu, bảo vệ tốt nhất quyền và

lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

+ Lý luận về vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy ban

nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên.

+ Thực trạng vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy bannhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua dé tìm ra những ưu điểm, hạn chế củaviệc vận dụng này cũng như nguyên nhân dẫn đến những ưu điểm, hạn chế đó.+ Các giải pháp có thé áp dụng tiếp tục vận dụng luật tục các dân tộc thiểu sốtrong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay nhăm nâng

cao hiệu quả quản lý của các cơ quan này.

- Phạm vi về không gian:

Phạm vi nghiên cứu về không gian của luận án là tại các vùng có dân tộc thiểu

số sinh sống và trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân các cấp Tuy nhiên, do thâmquyền quản lý của Ủy ban nhân dân mỗi cấp một khác nên việc vận dụng luật tụctrong hoạt động của Ủy ban nhân dân được nghiên cứu và trình bày trong luận áncũng có biểu hiện khác nhau giữa các cấp Ủy ban nhân dân Cụ thẻ, việc vận dụngluật tục của Uy ban nhân dân cấp tinh và cấp huyện chủ yếu thé hiện qua các hoạtđộng như: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hành chính, tôchức thực hiện pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; còn việc vậndụng luật tục của Ủy ban nhân dân cấp xã lại chủ yếu thể hiện qua hoạt động điều

Trang 13

của Ủy ban nhân dân mỗi cấp tại các tỉnh Tây Nguyên theo những biểu hiện này Và,

việc khảo sát sự vận dụng luật tục trong giải quyết các vụ việc thực tế hoặc điều chỉnh

các quan hệ xã hội cụ thé ở một số lĩnh vực chỉ được thực hiện ở một số đơn vị hành

chính cấp xã của các tỉnh: Đắc Lăk, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

- Phạm vi về thời gian:

Phạm vi nghiên cứu về thời gian của luận án là việc vận dụng luật tục trong hoạt

động của Uỷ ban nhân dân trong giai đoạn hiện nay (các nghiên cứu, khảo sát, thu

thập số liệu, đánh gia tập trung vào thực trạng vận dụng luật tục trong hoạt động cua

Uy ban nhân dân từ năm 2016 đến năm 2021)

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm,đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là cácquan điểm về dân tộc và đoàn kết các dân tộc, quản lý nhà nước và tự quản cộngđồng: về thực hiện dân chủ ở cơ sở, quan hệ giữa pháp luật - luật tục - phong tục tập

quán.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụthể như: phân tích; tổng hợp; lịch sử; so sánh; liên ngành; thống kê, điều tra xã hộihọc để có những đánh giá toàn diện và khách quan về luật tục và quá trình vận dụng

luật tục trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân.

Cụ thé:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, logic, thống kê được sửdụng dé nghiên cứu những vẫn đề lý luận về luật tục và vận dụng luật tục trong hoạt

động của Uỷ ban nhân dân, xây dựng các khái niệm và rút ra các nhận xét, đánh giá.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng để tìm hiểu, xác định cácquan niệm về luật tục cũng như khả năng điều chỉnh của luật tục đối với các lĩnh vựcđời sống và vai trò của luật tục trong mối tương quan với pháp luật

- Phương pháp khảo sát, thống kê được sử dụng dé thu thập va xử lý thông tin

về các van dé liên quan đến việc đánh giá thực trạng vận dụng luật tục trong hoạtđộng của Uỷ ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay Cách thức thu thập số

Trang 14

động phát phiếu điều tra, phỏng vẫn các chủ thể vận dụng luật tục.

Việc sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu nhăm hướng đến đảm bảotính toàn diện, khách quan và sự liên kết giữa các nội dung của luận án

5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án

- Thứ nhất, luận án xây dựng và luận giải về khái niệm vận dụng luật tụccác dân tộc thiêu số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân ở các tỉnh Tây Nguyên, về

sự cần thiết phải vận dụng, nguyên tắc và phương thức vận dụng luật tục các dân tộcthiểu số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên

- Thứ hai, luận an đã xác định và luận giải về những quy định của luật tục cácdân tộc thiểu số có thể vận dụng và các yếu tô ảnh hưởng đến việc vận dung luật tụccác dân tộc thiêu số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên

- Thứ ba, luận án đã đánh gia về thực trạng vận dụng luật tục trong hoạt độngquản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên, từ việc thực hiện cácnguyên tắc vận dụng đến phương thức vận dụng và kết quả vận dụng trong một sốhoạt động cụ thé của Uy ban nhân dân như: hoạt động ban hành văn bản quy phạmpháp luật và văn bản quản lý hành chính; hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo ducpháp luật; hoạt động tô chức thực hiện pháp luật, hoạt động thanh tra, khiếu nại, tố

cáo va xử ly vi phạm pháp luật.

- Tứ tu, luận án đã đề xuất những quan điểm dé thống nhất trong quá trình vậndụng và đề xuất các nhóm giải pháp có tính khả thi để tiếp tục vận dụng luật tục tronghoạt động của Ủy ban nhân dân ở các tỉnh Tây Nguyên đối với đối tượng là đồng bàocác dân tộc thiêu số trong thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Trang 15

- Dưới góc độ quản lý nhà nước: luận án cung cấp tài liệu tham khảo cho cáccán bộ, công chức của chính quyền cơ sở về phương pháp, cách thức vận dụng luậttục các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong quá trình thực hiện hoạt động quản lýnhà nước với đối tượng là đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm bảođảm hiệu quả của hoạt động này Bên cạnh đó, luận án cũng cung cấp tài liệu tham

khảo cho các thôn, bản trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quy ước, hương ước

mới, giúp cho đồng bào các dân tộc thiêu số thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, xây

dựng nông thôn mới ngày càng văn minh giàu mạnh.

- Dưới góc độ luật học: luận án làm sáng tỏ mối quan hệ giữa luật tục với pháp

luật, vai trò của luật tục trong điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng các dântộc thiểu số, giúp cho các nhà hoạt động thực tiễn, hoạch định chính sách, xây dựngpháp luật có cái nhìn toàn diện hơn về luật tục và giá tri của luật tục các dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên nói riêng và luật tục của các dân tộc thiểu số trên toàn Việt Nam nói

chung.

- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy luật học.

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án đượckết cầu thành 3 phan:

Phần A: Mở đầu

Phan B: Tổng quan tình hình nghiên cứu các van đề của dé tài luận án

Phần C: Nội dung chính của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Những van dé ly luận về vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số tronghoạt động của Uy ban nhân dân ở Tây Nguyên

Chương 2: Thực trạng vận dụng luật tục các dan tộc thiểu số trong hoạt độngcủa Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay và nguyên nhân

Chương 3: Quan điểm và giải pháp tiếp tục vận dụng luật tục các dân tộc thiểu

số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian tới

Trang 16

CÁC VAN DE CUA DE TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tình hình nghiên cứu

Mặc dù chưa có công trình khoa học nào ở tầm luận án tiến sĩ luật học trực tiếpnghiên cứu về “Vận dung luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy bannhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay”, song trong thực tế đã có nhiều côngtrình nghiên cứu đề cập đến ở mức độ này hay mức độ khác những vấn đề thuộc nộidung cơ bản của đề tài Phần tổng quan trình bày một cách khái quát kết quả nghiêncứu các vẫn đề cơ bản của đề tài được thể hiện ở các công trình khoa học thuộc cáccấp độ khác nhau nhằm tìm ra những nội dung nghiên cứu có thể tham khảo, kế thừa

và xác định những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trong luận án Các kếtquả nghiên cứu đó sẽ được sắp xếp theo trình tự các vẫn đề cơ bản của đề tài

1.1.1 Tình hình nghiên cứu lý luận về vận dụng luật tục các dân tộc thiểu

Dù chưa được trình bày một cách trực tiếp, toàn diện, đầy đủ và có hệ thống,

song những van đề lý luận về vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong các dân tộc,phạm vi, lĩnh vực khác nhau góp phần tạo ra cơ sở cho việc xây dựng lý luận về vậndụng luật tục trong hoạt động của Ủy ban nhân dân ở Tây Nguyên Những vấn đề này

đã được đề cập một cách rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học thuộccác cấp độ khác nhau, từ các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cácluận án, luận văn cho đến các sách chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí.Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến van đề này, có thé kểđến một số công trình sau:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước có tiêu đề “Thé chế xã hội trong pháttriển xã hội và quan ly phát triển xã hội ở nước ta hiện nay ”5 (2011) do Dương ThịThanh Mai làm chủ nhiệm, là công trình nghiên cứu có hệ thống các thể chế xã hội ởnước ta hiện nay, trong đó có cộng đồng dân cư và luật tục, hương ước với sinh hoạtlàng, xã, gia đình và sinh hoạt dòng tộc Phân lý luận của đề tài đã phân tích về nguồn

gôc, bản chât, đặc điêm và vai trò của các thê chê xã hội như luật tục, hương ước với

Š Dương Thị Thanh Mai (2011), Thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội.

Trang 17

thì các công cụ khác đã và đang hỗ trợ rất tích cực cho quá trình quản lý các bộ phậndân cư khác nhau của Nhà nước, vì thé, cần tiếp tục sử dụng và phát huy ưu thé của

các công cụ đó.

- Đề tài cấp bộ: “Vai rò của Luật tục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trongquản lý cộng dong cơ sở”5 (2018) do Bùi Văn Hùng làm chủ nhiệm đã đề cập một

cách khái quát đến một số vấn đề về luật tục như: Nguồn gốc của luật tục, quan điểm

của Nhà nước về luật tục, các nội dung cơ bản và hình thức của luật tục, cơ chế vậnhành và giá tri của luật tục Đặc biệt, đề tài đã phân tích làm rõ vai trò của luật tục

Tây Nguyên trong định hướng cho hành vi của con người khi tham gia các quan hệ

xã hội, giúp cho việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đảm bảo an ninh, chính trị

xã hội tại các buôn làng, xây dựng nếp sống văn hoá trong các khu dân cư của đồngbào Đồng thời, luật tục còn giúp day nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theođúng chủ trương của Dang và Nhà nước Đó chính là những giá trị không thé phủnhận của luật tục để Uỷ ban nhân dân có thê tiếp tục vận dụng các giá trị đó trong

hoạt động của mình.

- Đề tài khoa học cấp tỉnh: “Phát huy mặt tích cực của luật tục trong vùng đồngbao dân tộc thiếu số ở Lâm Đông dé xây dựng thôn buôn văn hóa” (2006) của tacgiả Đặng Trọng Hộ Công trình nghiên cứu này đề cập đến luật tục chủ yếu ở các thônvăn hóa của người dân tộc thiêu số Koho (23 thôn) và người Ma (02 thôn) Điểm nổibật của đề tài là chỉ ra được những mặt tích cực của luật tục như: luật tục chế địnhhành vi và ý thức của con người trong sản xuất, trong quan hệ hôn nhân và gia đình,

luật tục bảo vệ an ninh cộng đồng, luật tục bảo vệ môi trường, cảnh quan Công trình

này cũng chỉ ra những hạn chế nhất định của luật tục như: còn nhiều điều luật tục lạc

hậu, tính cục bộ địa phương của luật tục không phù hợp với thời kỳ hội nhập hiện

nay, nhiều hình phạt do luật tục quy định không còn phù hợp với quy định của phápluật Do vậy trong quá trình vận dụng Uỷ ban nhân dân các cấp tại tỉnh Lâm Đồngcần phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của luật tục

5 Bùi Văn Hùng (2018), Vai trò của Luật tục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong quản lý cộng dong

cơ sở, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

7 Đặng Trọng Hộ (2006), Phát huy mặt tích cực của luật tục trong vùng dong bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đông dé xây dựng thôn buôn văn hóa, Đề tài khoa học cấp tỉnh - Trường Cao dang sư phạm Da Lạt, Lâm Đồng.

Trang 18

Thứ hai, về luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến nội dung này thì có thê

kế đến một số công trình sau:

- Luận án “Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng ngườiChăm của chính quyên cơ sở Tỉnh Ninh Thuận ”3 (2008) của tác giả Trương TiénHưng Tác giả bước đầu phân tích về sự cần thiết và yêu cầu khi vận dụng luật tụcdân tộc Chăm trong quản lý của chính quyền cơ sở, đồng thời đề xuất những nội dungcủa luật tục dân tộc Chăm cần được sửa đổi, loại bỏ dé quá trình vận dụng luật tục đạthiệu quả cao nhất Đó là những kinh nghiệm có thể tham khảo khi đánh giá hiện trạng

và đề xuất giải pháp cho việc tiếp tục vận dụng luật tục trong hoạt động của Uỷ ban

nhân dân ở Tây Nguyên.

- Luận án “Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối vớicộng đông người Thái ở các tỉnh phía Bac Trung bộ Việt Nam” (2015) của tác giả

Vi Văn Sơn đã góp phần khăng định về vai trò của luật tục trong lịch sử đời sốngcộng đồng người Thái, phân tích rõ mối tương quan giữa luật tục Thái và pháp luật

để thấy được những giá trị tích cực của luật tục đối với pháp luật Luận án cũng đãlàm rõ quan niệm về vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước, đưa raphương thức vận dụng, những yếu tố đảm bảo cho việc vận dụng luật tục vào quản lýnhà nước đối với người Thái Đặc biệt, tác giả đã đi sâu phân tích các giá trị xã hộicủa luật tục Thái đối với các lĩnh vực phát sinh trong đời sống cộng đồng người Tháihiện nay như: việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, quá trình xây dựng đoàn kết cộngđồng, việc giáo dục con, quan hệ giữa vợ và chồng, việc giáo dục phòng ngừa tộiphạm, việc giáo dục ý thức trong lao động sản xuất, việc giáo dục ý thức học tập, việcbảo vệ quê hương đất nước hay việc sinh hoạt tín ngưỡng cho đến việc phòng chốngquan liêu tham nhũng là những van đề nóng của xã hội hiện nay Đồng thời, tác giả

cũng chỉ ra được một sô hạn chê của luật tục người Thái.

Š Trương Tiến Hưng (2008), Van dung luật tục dân tộc Chăm trong quan ly cộng dong người Chăm của chính quyên cơ sở Tỉnh Ninh Thuận, Luận án tiễn sĩ Luật học, Học viện chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

? Vi Văn Sơn (2015), Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng dong người Thái ở các tỉnh phía bắc trung bộ Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học, Học viện chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Trang 19

- Luận án “Moi quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong quan hệ xã hội ” (nghiêncứu trường hợp luật tục Edé trên địa bàn tỉnh Đăk Lak)! (2015) của tác giả TrươngThị Hiền, nghiên cứu luật tục dưới góc độ xã hội học Tác giả đã nhận diện rõ sự tồntại của luật tục Êđê trong bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa của tộc người Êđê hiệnnay Luận án cũng thừa nhận các giá trị của luật tục Êđê đối với môi trường tự nhiên,đối với quản lý cộng đồng, đối với gia đình dòng họ, hay đối với lĩnh vực tâm linh,đồng thời luận án còn chỉ ra mối quan hệ giữa luật tục Êđê và pháp luật trong lĩnh vực

quản lý xã hội trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hiện nay.

- Luận án “Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trongcộng đồng người Edé ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam ”!! (2018) của tác giả Bùi HồngQuy vừa phân tích được các giá tri của luật tục Êđê trong đời sống xã hội, vừa làm rõđược mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục Tác giả đã làm rõ môi quan hệ hai chiềugiữa pháp luật và luật tục, với những tác động có tính quyết định của pháp luật đếnluật tục và sự tác động trở lại của luật tục đối với pháp luật Những ảnh hưởng củaluật tục đến quá trình thực hiện pháp luật cũng được phân tích rõ

- Luận án “Ludt tuc vé bdo vé tai nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam(Qua luật tục của các dân tộc thiếu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên)? (2018), của tácgiả Hoàng Văn Quynh đã làm rõ được các van đề: Hệ thống khái niệm, đặc điểm, vaitrò của luật tục; Vai trò của Luật tục trong đời sống các dân tộc thiêu số ở Việt Nam;

Cơ sở hình thành nội dung bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong luật tục

của các dân tộc thiêu số ở Việt Nam; Mối quan hệ giữa luật tục các dân tộc thiểu số

và pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và

môi trường ở Việt Nam.

' Trương Thị Hiền (2015), Mới quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong quan hệ xã hội (Nghiên cứu trường hợp luật tục Edé trên địa bàn tỉnh Dak Lak), Luận án tiến sĩ xã hội học - Học viện Khoa học

xã hội, Hà Nội.

' Bùi Hong Quý (2018), Luật tuc va anh hưởng cua luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người EDé ở các tinh Ti ay Nguyén Viét Nam, Luan an tién si Luat hoc, Hoc vién chinh tri Hanh chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

'? Hoàng Van Quynh (2018), Luật tuc về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (Qua luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên), Luận án tiên sĩ luật học, Học viện

Khoa học xã hội, Hà Nội.

Trang 20

- Luận an “Vi thé của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở TâyNguyên (Nghiên cứu trường hop dân tộc E Dé va Gia rai) ”?3 (2018) của Lê HoàngLâm đã di vào phân tích, làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến vị thế củangười có uy tín trong cộng đồng DTTS (như khái niệm uy tín, người có uy tín, vị thếcủa uy tínngười có uy tín); những luận cứ lý thuyết và các chính sách đối với người

có trong cộng đồng DTTS ở Việt Nam qua các thời kỳ

- Luận án “Giá trị quyén con người trong luật tục của người Thái ở Tây BắcViệt Nam ”1“ (2020) của tác giả Lừ Văn Tuyên đã đánh giá khách quan về vị trí, vaitrò của luật tục Thái trong đời sống cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiệnnay, từ đó, luận án đã làm rõ sự tác động qua lại giữa pháp luật và luật tục Điều nàycàng khang định thêm vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội của luật tục bên cạnhpháp luật tại các vùng đồng bao dân tộc thiểu số là không thể thiếu

- Luận án “Áp dụng tập quán trong quản lý xã hội của nhà nước ở Việt Namhiện nay ”!Š (2022) của tác giả Dinh Thị Tâm làm rõ các van đề như: Khái niệm và sựcần thiết phải áp dung tập quán trong quan lý xã hội của Nhà nước, Chủ thé, phạm vi,trường hợp và nguyên tắc áp dụng tập quán trong quản lý xã hội của Nhà nước, Lựachọn và công nhận tập quán tạo nguồn đề áp dụng trong quản lý xã hội của Nhà nước,Quy trình áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc, Các yếu tố tác động đến việc

áp dụng tập quán trong quản lý xã hội của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

- Luận văn thạc sĩ “Mới quan hệ giữa pháp luật và luật tục Edé — Liên hệ vào

thực tiên xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Dak Lăk ”!5 (2006) của tác giả Nguyễn ThịTĩnh đã tập trung nghiên cứu về sự tương đồng giữa pháp luật và luật tục Êđê cũngnhư sự khác biệt cơ bản giữa luật tục Êđê với pháp luật hiện hành, đồng thời làm rõ

sự tác động qua lại giữa pháp luật và luật tục Tác giả khăng định giữa pháp luật và

luật tục Êđê có mối quan hệ mật thiết, khi phù hợp với nhau chúng khăng định nhau,

3 Lê Hoàng Lâm (2018), Vi thé của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiếu số ở Tây Nguyên (Nghiên cứu trường hợp dân tộc E Dé và Gia rai), Luận an tiễn sĩ luật hoc, Hoc viện Khoa hoc xã hội,

Hà Nội.

'4 Lừ Văn Tuyên (2020), Giá tri quyên con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

'S Dinh Thị Tâm (2022), Ap dung tập quán trong quản lý xã hội của nhà nước ở Việt Nam hiện nay,

Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

'6 Nguyễn Thị Tĩnh (2006), Méi quan hệ giữa pháp luật và luật tục Êđê — Liên hệ vào thực tiên xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Dak Lak, Luận văn thạc sĩ - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Trang 21

bô sung cho nhau, tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi con người,đặc biệt là người dân tộc thiểu số Êđê.

- Luận văn thạc sĩ luật học “Ludt tục Edé và sự vận dụng trong quản lý nhà nước

ở tỉnh Dak Lăk”!” (2006) của tác giả Lê Dinh Hoan đã tiếp cận một cách trực tiếp vềvai trò của luật tục Êđê trong quản lý nhà nước Tác giả đã làm rõ vai trò của luật tụcÊđê trong quản lý nhà nước, đặc biệt, tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản củaluật tục Êđê có thể vận dụng trong quản lý nhà nước Đó là những nội dung có thê

tham khảo trong quá trình xây dựng lý luận cũng như đánh giá thực trạng vận dụng luật tục trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay.

- Luan văn thạc sĩ luật học “án dung luật tục Koho trong quản ly cộng đồngngười Koho ở Lâm Đông hiện nay ”'8 (2011) của Nguyễn Thị Oanh, đã bước đầu làm

rõ được sự cần thiết và mục tiêu của việc vận dụng luật tục dân tộc Kơho trong quản

ly cộng đồng người Koho, hình thức và phương pháp vận dụng luật tục dân tộc Kohotrong quản lý cộng đồng người Koho tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay - một dân tộc thiểu

số lớn nhất tại Lâm Dong Do vậy, luận văn cũng cung cấp thêm tài liệu tham khảotrong quá trình nghiên cứu đề tài

Thứ ba, về sách và các bài viết liên quan đến nội dung này có thể kế đến là:

- Cuốn “Luật tục với phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”! (2000) - kyyếu hội thảo khoa học được tô chức ở Buôn Ma Thuột năm 1999 bàn về luật tục, gồm

4 phần Phan 1 Luật tục — các van dé chung: trình bày khái niệm luật tục, các hình

thức tồn tại của luật tục ở Việt Nam, một số phương pháp nghiên cứu và tiếp cận luậttục ở Việt Nam hiện nay Phan 2 Luật tục và van dé bảo tồn, khai thác hợp lý tàinguyên thiên nhiên: đề cập đến vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên của các dân tộc thiểu

số ở nước ta, về sở hữu đất đai, tài nguyên cũng như việc vận dụng các nội dung củaluật tục vào quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là trong côngtác giao đất, giao rừng hiện nay cho các dân tộc miền núi Phần 3 Luật tục và vẫn đềquản lý xã hội, văn hóa: đề cập đến các nội dung của luật tục về quan hệ cộng đồng

buôn, làng, vê Gia lang Truong bản, về hôn nhân va gia đình, vê van dé bảo vệ con

!” Lê Dinh Hoan (2006), Luật tuc Edé và sự vận dung trong quản lý nhà nước ở tỉnh Dak Lak, Luận văn thạc sĩ luật học - Học viện Chính trỊ Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

'§ Nguyễn Thị Oanh (2011), Van dung luật tục Koho trong quản lý cộng dong người Koho ở Lâm Đồng hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học - Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội.

' Nhiều tác giả (2000), Luật tuc với phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, Kỷ yêu hội thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trang 22

người, về an ninh của buôn làng và về các phong tục, nghi lễ và hội hè Phần 4 Luậttục và luật pháp: đề cập đến vấn đề thừa nhận vai trò của luật tục trong thực tế từ đó

đưa luật tục trở thành một trong những hình thức pháp luật của Nhà nước Với các

bài tham luận riêng lẻ của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, nhưng tất cả các bài viết

đó đều cho thấy giá trị nhất định của luật tục ở các góc độ khác nhau là điều khôngthê phủ nhận

- Cuốn “Van dung luật tục M'nong vào việc xáy dung gia đình, buôn, thôn vanhóa ”?9 (2002) do các tác giả Trương Bi, Điều Kau, Tô Dinh Tuấn, Bùi Minh Vũ sưutầm, biên soạn và dịch thuật Cuốn sách đề cập đến những điều luật tục M nông phùhợp với quy định của pháp luật và có thé vận dụng vào việc xây dựng gia đình, bon,

thôn văn hóa ở một số bon, thôn thuộc huyện Đắc Song và Đắc Riấp, tỉnh Đắc Nông.

- Cuốn “Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam”?! (2003) của tác giả NgôĐức Thịnh đã đề cập tới luật tục Êđê và luật tục Mơ Nông - hai dân tộc lớn ở TâyNguyên Trên cơ sở liệt kê nội dung các điều của luật tục các tác giả đã phân tích việc

thực thi luật tục ở các vùng miền khác nhau, giá trị của luật tục và làm rõ mối quan

hệ giữa luật tục với luật pháp của Nhà nước.

- Cuốn “Luật tục M nông về bảo vệ rừng, đất dai, nguồn nước ”?2 (2004) củaTrương Bi chủ yếu đề cập đến các nội dung của luật tục dân tộc M'nông về các quytắc bảo vệ rừng của làng, về những đối tượng được khai thác trong rừng, về nguyêntắc xác lập quyền sở hữu đối với đất đai của người dân, về quy tắc bảo vệ nguồn nước

chung của dân làng.

- Cuốn “Ludt tục và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vùng dân tộc thiểu

số ở tỉnh Kon Tum ”? của tác giả Nguyễn Văn Nam với 3 chương Trong đó chương

1 tập trung phân tích những đặc điểm, vai trò của luật tục trong đời sống của đồngbào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Ngoài ra, còn rất nhiều cuốn sách đã nghiên cứu luật tục dưới góc độ sưu tầm,

liệt kê vê nội dung các điêu luật tục của các dân tộc ở các địa phương khác nhau như:

A Trương BỊ, Điều Kâu, Tô Đình Tuan, Bùi Minh Vũ (2002), Van dụng luật tục Mông vào việc xây

dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa, Nxb Sở Văn hóa Thông tin Đắk Lắk, Đắk Lắk

a Ngô Duc Thịnh (2003), Tim hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

” Trương Bi (2004), Luật tục M nông về bảo vệ rừng, dat đai, nguồn nước, Sở Văn hóa — Thông tin Đắc Lắc.

? Nguyễn Văn Nam (2015), Luật Tuc Và Việc Thực Hiện Quy Chế Dân Chủ Ở Cơ Sở Vùng Dân Tộc Thiểu SỐ Ở Tỉnh Kon Tum, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

Trang 23

cuốn “Ludt tuc N’ri’?4 của của tác giả J.Dournes viết về luật tục của người Sré ởĐồng Nai Thượng nay thuộc dân tộc Koho, cư trú ở miền cao tỉnh Đồng Nai và tỉnh

Lâm Đồng, cuốn “Ludt tục Mạ”? (1957) do J.Boulbet sưu tầm và công bố với tên gọi

“Một số phương diện cua luật tục (N’ri) của người Mạ ”, cuốn “Luật fục Gia Rai ”26(1999) do Phan Đăng Nhật và Vũ Ngọc Bình đồng chủ biên đã tập hợp luật tục củacác vùng Jrai thuộc tỉnh Gia Lai, cuốn “Luật tục Chăm và luật tục Raglai”?” (2003)

do Phan Đăng Nhật chủ biên, cuốn “Tim hiểu các tộc người ở Nam Tây Nguyên 2Š(2004) do hai tác giả Ngô Đức Thịnh và Ngô Văn Lý tập hợp, sắp xếp, biên soạn vàgiới thiệu về luật tục của ba tộc người: Stiêng, Mạ và Cơ Ho Đặc biệt, cuốn “Ludttục các dân tộc thiểu số Việt Nam ”?° của tác giả Phan Dang Nhật, là một công trìnhrất công phu được sưu tầm qua nhiều năm và được trình bày bằng song ngữ, giới thiệu

về luật tục của bốn dan tộc thiểu số: Êđê, Gia Rai, Mo Nông, Ra Glai theo 9 nội dung:

Quan hệ cộng đồng, quan hệ với thủ lĩnh, hôn nhân và quan hệ nam nữ, quan hệ gia

đình, quan hệ sở hữu và thừa kế, tội phạm và việc xét xử, phong tục tập quán, ửng xử

với môi trường tự nhiên và quan hệ với gia súc, vật nuôi.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu chuyên sâu về luật tục, còn nhiều bài viếtcũng tiếp cận và phân tích về vai trò của luật tục ở khía cạnh này hay khía cạnh khác

Có thé kế đến một số bài viết sau:

- Bài “Téa án phong tục - Một kiểu vận dụng luật tục có hiệu qua’ của PhanĐăng Nhật giới thiệu về Tòa án phong tục tỉnh Kon Tum, một Tòa án phong tục tiêubiểu trong việc thu thập luật tục, vận dụng luật tục trong việc xét xử của ba dân tộcchính ở đây là Bana, Sơ đăng, Jrai Bài viết phân tích cụ thé về tên gọi, ly do ra đời,thành phần xét xử và luật được sử dụng cũng như mối quan hệ giữa các điều luật củaTòa án phong tục với luật tục mà chủ yếu là mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân, gia

đình và tài sản.

2 J.Dournes (1951), Ludt tuc N’ri, Tạp chí France — Asie (Pháp A) xuất bản ở Sài Gòn.

°° J.Dournes (1957), Luật tục Ma, Tap chí France — Asie (Pháp Á) xuất bản ở Sài Gòn.

°° Phan Dang Nhật và Vũ Ngọc Bình (1999), Ludt tuc Gia Rai, Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai.

27 Phan Đăng Nhật (2003), Luật tuc Chăm và luật tục Raglai, Trung tâm khoa hoc xã hội và nhân van quốc gia, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian.

8 Ngô Đức Thịnh và Ngô Văn Lý (2004), Tim hiểu các tộc người ở Nam Tây Nguyên, Nxb Văn hóa

dân tộc, Hà Nội.

? Phan Đăng Nhật (2014), Luật tục các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3 Phan Dang Nhật, (2007) “Toa án phong tục - Một kiểu vận dụng luật tục có hiệu quả”, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, sô 3/2007, tr 19-26.

Trang 24

- Các bài viết của Trương Tiến Hung về luật tục dân tộc Chăm ở Ninh Thuậnnhư: “Những đặc điểm luật tục người Chăm ở Ninh Thuận ”?!, “Sự can thiết vận dụngluật tục của người Chăm trong quan ly nhà nước ở chính quyên cấp cơ sở 32, là nhữngnghiên cứu sâu về luật tục của người Chăm ở Ninh Thuận Các bài viết này đã chỉ rađặc điểm, những ưu điểm, hạn chế của luật tục người Chăm; sự cần thiết vận dụngluật tục của người Chăm trong quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở.

- Bài “Luật tục với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Kon Tum” 3 của tacgiả Nguyễn Hong Sơn, trình bày về những tác động của luật tục đến việc tổ chức vaquản lý xã hội ở Kon Tum, đặc biệt là trong quá trình tô chức và thực hiện quy chếdân chủ ở cơ sở và các biện pháp nhằm phát huy những mặt tích cực của thiết chế xãhội cô truyền và hạn chế những biểu hiện tiêu cực của nó nhằm từng bước nâng caovai trò của hệ thống chính trị cơ sở, thực hiện tốt hơn nữa quy chế dân chủ ở cơ sở

trong việc xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên nói chung hiện nay.

- Bài “Luật tục với quan lý, phát triển xã hội cấp cơ so vùng dong bao dân tộcthiểu số Tây Nguyên "3 của Buôn Krông Tuyết Nhung đã phân tích các giá trị, vai trò

của luật tục, mỗi quan hệ giữa luật tục và quản lý, phát triển xã hội cấp cơ sở vùngđồng bào thiểu số ở Tây Nguyên và hướng phát triển luật tục theo quan điểm bền

vững.

- Các bài viết của Nguyễn Thị Oanh — nghiên cứu sinh đã từng bước tiếp cận về

luật tục va vai trò của luật tục, đó là: “Tai san và sở hữu tài sản trong Luật tục M nông

— Thực trạng tại tỉnh Dak Nông hiện nay ”3°, “Luật tục Koho với quan hệ hôn nhân

gia đình hiện nay”, “Van dụng luật tục dân tộc Koho trong quản lý cộng dong người

3! Trương Tiến Hưng, (2014) “Những đặc điểm luật tục người Chăm ở Ninh Thuận”, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2004, tr.19-23.

3ˆ Trương Tiến Hưng,(2005) “Sự cần thiết vận dụng luật tục của người Chăm trong quản lý nhà nước

ở chính quyền cấp cơ sở”, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, sô 3/2005, tr.21-23.

3 Nguyễn Hồng Sơn, (2013) “Luật tục với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Kon Tum”,

http://tapchidantoc.ubdt.gov.vn/, 25/03/2013.

4 Buôn Krông Tuyết Nhung, (2016) “Luật tục với quan ly, phat trién xã hội cấp cơ sở vùng đồng bao dân tộc thiêu số Tây Nguyên”, htth://tapchicongsan.org.vn, 18/05/2016.

sẽ Nguyễn Thị Oanh, (2018)“Tai sản và sở hữu tài sản trong Luật tục M?nông — Thực trạng tại tỉnh

Dak Nông hiện nay”, http://tapchitoaan.vn, 16.3.2018.

3 Nguyễn Thị Oanh — Trần Thị Khánh Chị, (2018) “Luật tục Koho với quan hệ hôn nhân gia đình hiện

nay”, https://kiemsat.vn/, 14.5.2018.

Trang 25

Koho tại tinh Lam Đông 3 7, “Quyên con người trong luật tục các dan tộc thiểu số ởTây Nguyên "33 “Van dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Uy bannhân dân đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay "39,

“Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và vai trò tích cực củaluật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy ban nhán dân tại các tỉnh Tây

trò của những người có uy tín tại các vùng được khảo sát trong quá trình vận dụng

luật tục vào cơ chế tự quan của làng ban dé giải quyết các tranh chấp phát sinh

37 Nguyễn Thị Oanh - Nguyễn Thị Thu Hoài, (2018)“Vận dụng luật tục dân tộc Koho trong quản ly cộng đồng người Koho tại tỉnh Lâm Đồng”, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, Số chuyên đề tháng 6

năm 2018, tr.24-27.

38 Nguyễn Thị Oanh, (2019)“Quyền con người trong luật tục các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”,

http:// https://kiemsat.vn/, 02.11.2019.

Bế Nguyễn Thị Oanh (2021), “Vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy ban nhân

dân đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Công thương,

số 23 — tháng 10/2021, tr.67-72.

“© Nguyễn Thị Oanh (2021), Đổi mới công tác tuyên truyén, pho biến, giáo dục pháp luật và vai trò tích cực của luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên, Tạp chí Công thương, số 24 — tháng 10/2021, tr.28-33.

*!' Dương Thị Thanh Mai (2011), Thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản ly phát triển xã hội ở

nước ta hiện nay, tldd.

Trang 26

- Đề tài cấp bộ: “Vai rò của Luật tục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trongquản lý cộng đông cơ sở”“2 (2018) do Bùi Văn Hùng — Trường Đại học Đà Lạt làmchủ nhiệm đã đề cập đến sự vận dụng luật tục của Gia làng, Trưởng bản, những người

có uy tín khác và người dân vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quảntrong cộng đồng các dân tộc thiểu số chiếm đa số ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay

- Đề tài khoa học cấp tỉnh: “Phát huy mặt tích cực của luật tục trong vùng dongbào dân tộc thiểu số ở Lâm Dong để xây dựng thôn buôn văn hóa ”*3 (2006) của tacgiả Đặng Trọng Hộ đã bước đầu khảo sát luật tục ở các thôn văn hóa của người dântộc thiêu số Koho (23 thôn) và người Ma (02 thôn) Kết quả khảo sát cho thấy thựctrạng ảnh hưởng của các điều luật tục đó đến xây dựng và điều hành thôn văn hóa củangười dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những minh chứng

cụ thê về việc vận dụng các điều luật tục trong đời sống hàng ngày của người dân,như: vấn đề khuyến khích con cháu học tập, bỏ rác đúng nơi quy định, không đánhnhau, không cờ bạc, duy trì các tập quán cưới xin tốt đẹp và loại bỏ hay hạn chế những

phong tục lạc hậu như thách cưới quá cao

Thứ hai, về luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến nội dung này thì có thê

kế đến một số công trình sau:

- Luận án “Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng ngườiChăm của chính quyên cơ sở Tỉnh Ninh Thuận ”““ (2008) của tác giả Trương TiếnHưng là một công trình tiếp cận rất sớm về vai trò thực tế của luật tục dân tộc Chămtại Ninh Thuận hiện nay Tác giả đã có những đánh giá rat cụ thé về kết qua vận dụngluật tục Chăm trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù của người Chăm tại

Ninh Thuận như: trong nhận thức tư tưởng, trong các lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân

sự, tín ngưỡng tôn giáo, đất đai, môi trường, xây dựng đời sống văn hóa mới Đóchính là cơ sở dé chính quyên địa phương, chủ yếu là cấp xã có những giải pháp quan

lý phù hợp với đối tượng người Chăm tại Ninh Thuận

” Bùi Văn Hùng (2018), Vai rò của Luật tục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong quan lý cộng đông cơ sở, tldd.

a Đặng Trọng Hộ (2006), Phat huy mặt tích cực cua luật tục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng để xây dựng thôn buôn văn hóa, tldd.

* Trương Tiến Hưng (2008), Vận dung luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyên cơ sở Tỉnh Ninh Thuận, tldd.

Trang 27

- Luận án “Luật tuc người Thái va sự vận dung trong quan ly nhà nước đối vớicộng đông người Thái ở các tỉnh phía Bac Trung bộ Việt Nam ”“ (2015) của Vi VănSơn đã chỉ ra những giá tri thực tế của luật tục Thái trong một số lĩnh vực như: bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên, xây dựng đoàn kết cộng đồng, giáo dục phòng ngừa tội

phạm, giáo dục ý thức trong lao động sản xuất, giáo dục ý thức học tập, sáng tạo, giáo

dục ý thức bảo vệ quê hương đất nước và việc sinh hoạt tín ngưỡng Đặc biệt, luật tục

có vai trò quan trọng trong phòng chống quan liêu, tham nhũng và lĩnh vực hôn nhângia đình Tác giả luận án cũng công bố khảo sát về nhận thức của các đối tượng liênquan như: can bộ, công chức, viên chức ở cơ sở, người dân tộc Thái đối với quá trìnhvận dụng luật tục vào quản lý nhà nước và đưa ra kết quả vận dụng luật tục ngườiThái trực tiếp hoặc gián tiếp trong quản lý nhà nước ở các tỉnh Bắc Trung bộ ViệtNam đối với một số lĩnh vực cụ thê Đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong quá trìnhvận dụng luật tục để có thể tiếp thu và khắc phục ở các địa phương khác trong quá

trình vận dụng luật tục sau này.

- Luận án “Mới quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong quan hệ xã hội ” (nghiêncứu trường hợp luật tục Edé trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk)“5 (2015) của Trương ThiHiền Mặc dù nghiên cứu dưới góc độ xã hội học nhưng thông qua quá trình khảo sátluận án đã làm rõ được những quan hệ xã hội mà người Êđê có xu hướng lựa chọnluật tục để điều chỉnh như: quan hệ vê hôn nhân gia đình, các mâu thuẫn nhỏ, van débảo tồn và quan ly tài nguyên, hay có quan hệ xã hội người dân có thé lựa chọn cảluật tục và luật pháp đề điều chỉnh như: thủ tục kết hôn, ly hôn Đồng thời tác giảcũng chứng minh răng có nhiều quan hệ xã hội được người dân lựa chọn điều chỉnhbang quy định của pháp luật như: các trọng tội, tranh chấp đất đai, khi mâu thuẫn vớicác dân tộc khác hoặc khi đương sự là nhóm thanh niên Đặc biệt, tác giả cho rằng tạiĐắk Lắk, đối với người dân thì “người nghèo thích vận dụng luật tục hơn "7

4 Vị Văn Sơn (2015), Luật tuc người Thái và sự vận dung trong quản lý nhà nước đối với cộng dong người Thái ở các tỉnh phía bắc trung bộ Việt Nam, tldd.

“© Trương Thị Hiền (2015), Moi quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong quan hệ xã hội (Nghiên cứu trường hợp luật tục Edé trên địa bàn tinh Dak Lak), tldd.

“’ Trương Thị Hiền (2015), Moi quan hệ giữa luật tục và luật pháp trong quan hệ xã hội (Nghiên cứu trường hợp luật tục Edé trên dia bàn tỉnh Dak Lak), tldd, tr.140.

Trang 28

- Luận án “Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trongcộng dong người Edé ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam”“Š (2018) của tác giả BùiHồng Quý Luận án tập trung khảo sát về mức độ ảnh hưởng của luật tục đối với việctuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật trong cộng đồng người Êđê Với kếtquả khảo sát cụ thể, tác giả đã chứng minh rang: nhiều quan hệ xã hội trong cộngđồng người Êđê, đặc biệt các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

như: thủ tục đăng ký kết hôn, độ tuổi, hôn nhân cận huyết, van đề ly hôn va phân chia

tai san hoặc các quan hệ về đất đai, tài nguyên, đã được vận dụng luật tục déhòa giải các mâu thuẫn nhỏ; nhiều tranh chấp mặc dù đã đưa ra giải quyết tại các cơquan nhà nước cũng có thê vận dụng luật tục trong quá trình giải quyết

- Luận án “Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam(Qua luật tục của các dân tộc thiếu số ở Tây Bắc và Tây Nguyén)*? (2018), của tácgiả Hoàng Văn Quynh đã phân tích thực tiễn vận dụng luật tục trong việc bảo vệ tài

nguyên và môi trường và việc vận dụng luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên và môi

trường ở một số quốc gia trong khu vực - giá trị tham khảo cho Việt Nam

- Luận an “Vi thé của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở TâyNguyên (Nghiên cứu trường hợp dân tộc Ê Dé và Gia rai)”* (2018) của Lê HoàngLâm đã tập trung tìm hiểu, mô tả, từ đó đi vào luận giải hiện trạng vị thế của người

có uy tín trong cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên cũng như những yếu tố tác động đến

Khoa học xã hội, Hà Nội.

°° Lê Hoàng Lâm (2018), Vi thé của người có uy tín trong cộng dong dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Nghiên cứu trường hợp dân tộc E Dé và Gia rai), Luận án tiễn sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội,

Hà Nội.

5! Lừ Văn Tuyên (2020), Giá tri quyén con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

Trang 29

tộc Thái như: về bảo vệ tài nguyên môi trường, về trật tự an toàn xã hội, về giáo dục

và đào tạo, về hôn nhân và gia đình

- Luận án “Ap dung tập quán trong quản lý xã hội của nhà nước ở Việt Nam

hiện nay ”°2 (2022) của tác giả Dinh Thị Tâm phân tích về thực trạng pháp luật về ápdụng tập quán trong quản lý xã hội của Nhà nước ở Việt Nam, thực tiễn áp dụng tậpquán trong quản lý xã hội của Nhà nước trong một số lĩnh vực ở Việt Nam hiện nayđồng thời trên cơ sở đó tác giả đã có những đánh giá khái quát về mặt tích cực củaviệc áp dụng tập quán trong quản lý xã hội hiện nay, những hạn chế cần khắc phục dénâng cao hiệu quả của tập quán trong quan lý các van dé của xã hội thời gian tới

- Luận văn thạc sĩ “Mới quan hệ giữa pháp luật và luật tục Edé — Liên hệ vàothực tiên xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Dak Lak’’ (2006) của tác giả Nguyễn ThịTĩnh đã đánh giá khách quan về giá trị thực tế của luật tục đối với quá trình thực hiệnpháp luật của người Êđê Đặc biệt, tác giả đã khái quát những vụ việc được giải quyết

tại Tòa án có vận dụng luật tục một cách linh hoạt trong quá trình xét xử, đặc biệt là

các vụ án về sở hữu tài sản, thừa kế tài sản, về hôn nhân và gia đình

- Luận văn thạc sĩ luật học “Ludt tục Edé và sự vận dụng trong quản lý nhà nước

ở tỉnh Dak Lak’’*4 (2006) của tac giả Lê Dinh Hoan Nội dung luận văn đã nhân mạnhđến thực trạng của việc vận dụng các nội dụng của luật tục Êđê vào quá trình quản lýnhà nước tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay Cụ thể, luật tục được vận dụng trong qua trìnhquản lý đối với các lĩnh vực cụ thé về hôn nhân và gia đình, tài nguyên, sử dụng đấtđai, quản lý tài sản Đồng thời, tác giả chỉ rõ những hạn chế của quá trình vận dụngluật tục như: về phương pháp, hình thức vận dụng hay những hạn chế trong quy trình

vận dụng.

- Luận văn Thạc sĩ luật học “Van dung luật tục Koho trong quan ly cộng dongngười Koho ở Lâm Dong hiện nay 5 (2011) của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã chỉ rakết quả thực tế của việc vận dụng luật tục trong quản lý các lĩnh vực như: sản xuất,phát triển kinh tế ở địa phương; quan hệ hôn nhân gia đình và làng bản; trật tự

* Đinh Thị Tâm (2022), Ap dung tập quán trong quản lý xã hội của nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

®3 Nguyễn Thị Tĩnh (2006), Mới quan hệ giữa pháp luật và luật tục Edé — Liên hệ vào thực tiễn xét xử

cua Tòa an nhân dân tỉnh Dak Lak, tlảd.

* Lê Đình Hoan (2006), Luật tục Edé và sự vận dung trong quản lý nhà nước ở tỉnh Dak Lak, tläd.

°' Nguyễn Thị Oanh (2011), Vận dung luật tục Koho trong quan lý cộng đồng người Koho ở Lâm Đồng hiện nay, tldd.

Trang 30

an toàn xã hội; van hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bao vệ tài nguyên thiên nhiên,

bảo vệ môi trường; tài sản và ruộng đất Đồng thời, tác giả cũng trình bày kếtquả khảo sát cụ thê đối với một đối tượng như: người dân, những người có uytín, các cán bộ cơ sở về tỉ lệ vận dụng luật tục trong một số lĩnh vực cụ thé.Thi ba, về sách đề cập đến nội dung này gồm có:

- Cuốn “Luật tục N’ri’** của người Srê ở Đồng Nai Thượng của tác giảJ.Dournes mặc dù chủ yếu là sưu tầm luật tục, nhưng bên cạnh một số điều luật, tácgiả còn trình bày kèm theo án lệ, tức là kết quả xét xử một số trường hợp cụ thé Đó

là biểu hiện của sự vận dụng luật tục truyền thống trong quá trình xét xử các tranhchấp của đồng bào dân tộc Srê trong thực tế

- Cuốn “Luật tục với phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam” (2000) - kyyếu hội thảo khoa học được tô chức ở Buôn Ma Thuột năm 1999 có một số bài thamluận đề cập đến khía cạnh vận dụng luật tục trên thực tế và ở một phạm vi nhỏ vớinội dung hạn chế, như: vận dụng luật tục trong vấn đề bảo tồn, khai thác hợp lý tàinguyên thiên nhiên, các vấn đề về sở hữu đất đai, nhất là trong công tác giao đất, giaorừng hiện nay cho các vùng dân tộc thiểu số Bên cạnh đó, một số bài tham luận đưa

ra các nội dung luật tục được vận dụng trong điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân vàgia đình, về vấn đề bảo vệ con người, về an ninh của buôn làng Đó chính là sự thừanhận vai trò của luật tục trong thực tế

- Cuốn “Vận dung luật tục Mnông vào việc xáy dựng gia đình, buôn, thôn vănhóa "53 (2002) của các tác giả Trương Bi, Điều Kau, Tô Đình Tuấn, Bùi Minh Vũ sưutầm, biên soạn và dịch thuật có nêu lên kết quả của việc vận dụng luật tục Mnôngvào việc quản lý, xây dựng đời sống văn hóa ở một số bon, thôn thuộc huyện ĐắcSong và Dac Riấp, tỉnh Đắc Nông

- Cuỗn “Vận dung luật tục Edé vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn vănhóa ”59, (2007) của Trương Bi, Bùi Minh Vũ, Kra Y Won, dé cập đến thực tế vandụng các quy định của luật tục liên quan đến các lĩnh vực xây dựng gia đình văn hóa;cưới hỏi, lên lão, tang lễ; an ninh, trật tự buôn, thôn; bảo vệ tài sản cộng đông; giáo

"5 J.Dournes (1951), Luật tuc N ri, sdd.

' Nhiều tác giả (2000), Luật tục với phat triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, tläd.

sẽ Trương BỊ, Điều Kâu, Tô Dinh Tuan, Bùi Minh Vũ (2002), Van dụng luật tục Mnông vào việc xây

dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa, säd.

“ Trương Bi, Bùi Minh Vũ, Kra Y Won (2007), Vận dụng luật tục Ê đê vào việc xây dựng gia đình,

buôn, thôn văn hóa, sảd.

Trang 31

dục con cháu, dân buôn về ý thức bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, giữ gìn phát huybản sắc văn hóa truyền thông của cộng đồng.

- Cuỗn “Ludt tục và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vùng dân tộc thiểu

số ở tỉnh Kon Tum” của tác giả Nguyễn Van Nam Tại chương 2 đã chỉ ra nhữngtác động tích cực và tiêu cực của luật tục đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở

CƠ SỞ frong đồng bào các dân tộc thiêu số tỉnh Kon Tum Đó chính là sự vận dụngluật tục các dân tộc thiểu số ở Kon Tum trong điều chỉnh các quan hệ xã hội xảy ra ởcấp cơ sở

1.1.3 Tình hình nghiên cứu về giải pháp vận dụng luật tục các dân tộcthiểu số

Về giải pháp vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy bannhân dân cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu mà chủ yếu làgiải pháp vận dụng luật tục trong việc quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực cụthể ở một số địa phương cụ thé

Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học dé cập đến van dé này, có thé kêđến một số công trình sau:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước với tên gọi: “Thé chế xã hội trongphát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay ”5! (2011) do DươngThị Thanh Mai làm chủ nhiệm đã đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện vàphát huy thé chế xã hội tự quản ở vùng Tây Nguyên như phát huy những giá trị tíchcực của luật tục, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng

- Đề tài cấp bộ: “Vai tro của Luật tục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trongquản ly cộng đông cơ sở "52 (2018) do Bùi Văn Hùng làm chủ nhiệm Trên cơ sở khảosát về thực trạng vận dụng luật tục các dân tộc bản địa trong quản lý cộng đồng CƠ SỞcủa các thiết chế địa phương ở các tỉnh Tây Nguyên, những hạn chế trong quá trình

vận dụng, tác giả đã khái quát các giải pháp được vận dụng ở từng địa phương thành

các giải pháp chung cho các tỉnh Tây Nguyên như: giải pháp để Ủy ban nhân dân cáccấp khang định giá trị về mặt pháp ly của luật tục, dùng làm cơ sở dé xây dựng hương

ó0 Nguyễn Văn Nam (2015), Luật Tục Và Việc Thực Hiện Quy Ché Dân Chủ Ở Cơ Sở Vùng Dân Tộc

Thiểu Số Ở Tỉnh Kon Tum, sdd.

5! Dương Thị Thanh Mai (2011), Thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở

nước ta hiện nay, tläd.

Bùi Van Hùng (2018), Vai tro của Luật tục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong quản ly cộng đông cơ sở, tldd.

Trang 32

ước, kết hợp với pháp luật của Nhà nước dé tăng cường quản lý nhà nước tại các buônlàng Tây Nguyên, giải pháp kết hợp quy định của luật pháp và luật tục trong việc giảiquyết các vụ việc cụ thé, các giải pháp về công tác cán bộ và các giải pháp cụ thê vềquá trình tô chức thực hiện vận dụng luật tục.

- Đề tài khoa học cấp tỉnh: “Phá huy mặt tích cực của luật tục trong vùng dongbào dân tộc thiếu số ở Lâm Đông để xây dựng thôn buôn văn hóa” của Đặng Trọng

Hộ đã đề xuất một số giải pháp nhăm phát huy mặt tích cực của luật tục trong vùngđồng bào dân tộc thiêu số ở Lâm Đồng để xây dựng mô hình thôn văn hóa phù hợpnhư: xây dựng cơ chế điều hành thôn văn hoá, phát huy vai trò của Già làng là nhân

tố duy trì luật tục trong điều chỉnh các quan hệ dân sự trong thôn buôn; xây dựng các

tổ chức hoà giải trong thôn buôn theo những cấp khác nhau; xây dựng quy chế hoạtđộng phối hợp giữa chính quyền cơ sở và hội đồng Già làng: xây dựng cơ chế chínhsách phù hợp về cán bộ, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đảm bảo phát huy mặt tíchcực của luật tục dé xây dựng thôn buôn văn hoá

Thứ hai, về luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ thì có thé kế đến một số luận án sau:

- Luận án “Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng ngườiChăm của chính quyên cơ sở Tỉnh Ninh Thuận "53 của Trương Tién Hưng đã nhânmạnh các giải pháp để chính quyền (chủ yếu là Ủy ban nhân dân cấp xã) vận dụngluật tục dân tộc Chăm vào quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ sởtrong điều kiện hiện nay Các giải pháp cụ thể được tác giả đề xuất gồm: nâng caonăng lực nhận thức, trình độ của cán bộ nhân dân trong vùng được vận dụng; thể chếhóa những giá trị của luật tục dân tộc Chăm; các giải pháp về công tác cán bộ hayviệc thí điểm về tô chức vận dụng ở một số địa phương và dé cao công tác kiểm tra,giám sát đối với quá trình vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong hoạt động của chínhquyền cơ sở

- Luận án “Luật tục người Thái và sự vận dung trong quan lý nhà nước đối vớicộng đông người Thái ở các tỉnh phía Bắc Trung bộ Việt Nam” của Vi Văn Sơn.Dưới góc độ quản lý nhà nước tác giả đã đề xuất các quan điểm và giải pháp vận dụngluật tục người Thái trong quan ly nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung

5 Trương Tiến Hưng (2008), Van dung luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyên cơ sở Tỉnh Ninh Thuận, tldd.

% Vị Văn Sơn (2015), Luật tuc người Thái và sự vận dung trong quản lý nhà nước đối với cộng dong người Thái ở các tỉnh phía bắc trung bộ Việt Nam, tlảd.

Trang 33

Bộ Việt Nam một cách toàn diện, từ những giải pháp mang tính khái quát về việcthống nhất chủ trương đường lối, lập tô tư vấn phong tục, sưu tầm luật tục, vận dụngluật tục vào việc xây dựng va sửa đổi các quy định quản lý của chính quyền cơ sởhoặc vận dụng luật tục vào xây dựng hương ước cho đến những giải pháp về tài chính

và những giải pháp dé nâng cao năng lực cho các chủ thé vận dụng dé hiệu qua vận

dụng luật tục được hiệu quả nhất.

- Luận án “Luật tục và ảnh hưởng của luật tục đối với thực hiện pháp luật trongcộng đồng người Edé ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam 53 của Bùi Hồng Quý đã đềxuất 8 giải pháp cụ thé dé phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cựccủa luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê ở các tỉnh TâyNguyên Việt Nam giai đoạn hiện nay Các giải pháp được đưa ra từ việc t6 chức sưutầm, đánh giá luật tục Êđê, làm rõ những mặt tích cực, tiến bộ dé phát huy, những mặtlạc hậu, không tiến bộ dé cải tạo, hạn chế, bài trừ; kết hợp luật tục Êđê và pháp luậtvào quản lý xã hội trong các buôn làng của cộng đồng người Êđê; phát huy vai tròcủa Già làng trong hoạt động tự quản và điều hòa các mối quan hệ xã hội ở các buônlang dân tộc Edé; tiếp tục quan tâm đến công tác hòa giải ở các buôn làng người Êđêtheo hướng chú trọng kết hop và phát huy các yếu tố tích cực của luật tục Êđê; tiếptục vận động xây dựng và thực hiện hương ước trong các buôn làng người Êđê phùhop với pháp luật và những mặt tích cực của luật tục; tăng cường công tác phô biến,giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân tộc Êđê, kết hợp với việc tuyên truyền, chỉ ranhững điểm tích cực cần phát huy và những điểm không tích cực của luật tục Êđê cầnhạn ché, loại bỏ; tiếp tục tô chức thực hiện tốt hoạt động trợ giúp pháp lý đối vớingười dân trong cộng đồng dân tộc Êđê; quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, tạo môitrường tốt thúc đầy thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân tộc Êđê

- Luận án “Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam(Qua luật tục của các dân tộc thiếu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên)55 (2018), của tácgiả Hoàng Văn Quynh đã nêu một số nhóm giải pháp chủ yêu sau: Về nâng cao nhậnthức vai trò, tam quan trọng của việc bảo tồn và khai thác giá trị tri thức của Luật tục

các dân tộc thiêu sô vùng Tây Bac, Tây Nguyên đôi với việc bảo vệ tai nguyên thiên

5 Bui Hong Quý (2018), Luật tuc va anh hưởng cua luật tục đối với thực hiện pháp luật trong cộng dong người EDé ở các tỉnh Tây Nguyên Việt Nam, tldd

5% Hoàng Van Quynh (2018), Luật tuc về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (Qua luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên), Luận án tiên sĩ luật học, Học viện

Khoa học xã hội, Hà Nội.

Trang 34

nhiên, môi trường; Về khai thác, vận dụng giá trị tri thức mang tính tích cực của luậttục dé hoàn thiện các văn bản về quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường

ở các vùng dân tộc thiểu số; Về đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (huyện, xã, bản,mường), già làng, trưởng bản và những người có uy tín phục vụ công tác bảo tôn,khai thác và phát huy Luật tục nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Luận an “Vi thé của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở TâyNguyên (Nghiên cứu trường hop dân tộc E Dé và Gia rai) ” (2018) của Lê HoàngLâm đưa ra các định hướng nhằm củng cố, xây dựng và phát huy vi thé của người có

uy tín, từ đó đề xuất các giải pháp nhăm nâng cao vị thế của người có uy tín trongcộng đồng DTTS ở Tây Nguyên góp phần phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa,

đảm bảo ANQG và TTATXH trên địa bàn trong thời gian tới.

- Luận án “Phổ biến giáo duc pháp luật cho đồng bào dân tộc thiếu số ở TâyBắc Việt Nam hiện nay "53 (2020) của tác giả Lò Châu Thoả đã tập trung luận giải cácgiải pháp dé phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc như:đổi mới hình thức, phương pháp phô biển giáo dục pháp luật cho đối tượng là đồngbào dân tộc Thái; nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ phổ

biến, giáo dục pháp luật; nâng cao trình độ học van cho các đối tượng cần phổ biến,

giáo dục pháp luật Đó cũng là những giải pháp giúp đồng bào các dân tộc có thê hiểuthêm về các quy định của pháp luật, về mối tương quan giữa pháp luật và luật tụctrong điều chỉnh các quan hệ xã hội của cộng đồng mình

- Luận án “Ap dung tập quán trong quản lý xã hội của nhà nước ở Việt Namhiện nay”® (2022) của tác giả Dinh Thị Tâm đã nêu rõ các quan điểm áp dụng tập

quán trong quản lý xã hội của Nhà nước ở Việt Nam thời gian tới Đặc biệt tác giả đã

đưa ra sáu giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả áp dụng tập quán trong quản lý xã hộicủa Nhà nước ở Việt Nam thời gian tới: Đổi mới và thống nhất nhận thức về vai trò,giá trị của tập quán trong quản lý xã hội của Nhà nước, Đây mạnh nghiên cứu các vẫn

đề lý luận về áp dụng tập quán trong quản lý xã hội của Nhà nước, Hoàn thiện các

5 Lê Hoàng Lâm (2018), Vi thé của người có uy tin trong cộng đông dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Nghiên cứu trường hợp dân tộc E Dé và Gia rai), Luận án tiễn sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội,

Trang 35

quy định pháp luật về áp dụng tập quan trong quan ly xã hội của Nha nước, Nâng caonăng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị của các chủ thể có thâm quyền áp dụng tậpquán trong quan lý xã hội của Nhà nước, Đảm bảo nguồn lực tài chính cần thiết và tôchức thực hiện các hoạt động khác nhằm đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng tậpquán trong quản lý xã hội của Nhà nước, Nâng cao ý thức pháp luật, sự hiểu biết củanhân dân về tập quán và áp dụng tập quán trong quản lý xã hội của Nhà nước.

- Luận văn thạc sĩ “Mới quan hệ giữa pháp luật và luật tục Edé — Liên hệ vàothực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Dak Lăk””?° của Nguyễn Thị Tĩnh đã đềxuất một số giải pháp cụ thể cho tỉnh Đắk Lắk, như: nâng cao dân trí, giải quyết nhucầu đất đai cho người Êđê, tăng cường quan hệ giao lưu giữa người Êđê và ngườiKinh với mục đích kết hợp giữa luật tục của người Êđê với pháp luật của Nhà nước

để giải quyết các tranh chấp của người Êđê đạt hiệu quả cao nhất

- Luận văn thạc sĩ luật học “Ludt tục Edé và sự vận dụng trong quản lý nhà nước

ở tỉnh Đăk Lăk””! của tác giả Lê Dinh Hoan cũng đề xuất một số giải pháp cụ thé đểviệc vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước đối với đồng bào Êđê tại tỉnh Đăk Lăkngày một hiệu qua hon Đó là: tiếp tục hệ thống hóa luật tục, nâng cao nhận thức củacán bộ lãnh đạo quản lý, ban hành văn bản ghi nhận nội dung tiễn bộ của luật tục, xâydựng don vị điển hình thực hiện vận dụng, kết hợp chính quyên cơ sở với Già làng vàcác tô chức xã hội dé vận dụng

- Luận văn thạc sĩ luật học “Van dụng luật tục Koho trong quản lý cộng đồngngười Koho ở Lâm Đông hiện nay ””2 của Nguyễn Thị Oanh đã đề xuất một số nhómgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng luật tục dân tộc Koho tại tinh Lâm Đồngnhư: “pháp luật hóa” các nội dung có giá tri tiễn bộ của luật tục dân tộc Kơho và “thêchế hóa” các nội dung tiễn bộ của luật tục dân tộc Kơho thông qua việc xây dựng vàthực hiện Quy ước thôn văn hóa; xây dựng những tiêu chuẩn cụ thê cho đội ngũ cán

bộ trong vùng người Koho sinh sống: tô chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ côngtác trong vùng người Koho sinh sống theo những tiêu chuẩn đã đặt ra; có chính sách

ưu tiên đối với cán bộ công tác trong vùng người Koho sinh sống một cách hợp lý

7 Nguyễn Thị Tĩnh (2006), Mới quan hệ giữa pháp luật và luật tục Êđê — Liên hệ vào thực tiễn xét xử

cua Tòa an nhân dân tỉnh Dak Lak, tlảd.

”' Lê Dinh Hoan (2006), Luật tuc Edé và sự vận dung trong quản lý nhà nước ở tỉnh Dak Lak, tläd.

” Nguyễn Thị Oanh (2011), Vận dung luật tục Koho trong quan lý cộng đồng người Koho ở Lâm Đồng hiện nay, tldd

Trang 36

cũng như cần xây dựng quy trình vận dụng và kiểm tra, giám sát quá trình vận dụng

đó.

Thứ ba, về sách Liên quan đến giải pháp vận dụng luật tục có rất ít cuốn sách

đề cập đến Tuy nhiên trong cuốn “Ludt tuc và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ

sở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum ””3 của tác giả Nguyễn Văn Nam đã đề xuấtnhững giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ

sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới Đó chính là những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả vận dụng luật tục trong điều chỉnh các quan hệ xã hội của cộngđồng các dân tộc thiểu số ở Kon Tum hiện nay

1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu các vấn đề của đề tài và các nộidung cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

1.2.1 Nhận xét về tình hình nghiên cứu các van đề của đề tài luận án

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các công trình liên quan đến các van đề của détài cho thấy, các công trình nghiên cứu về luật tục nói chung rat đa dạng, dưới nhiềugóc độ, nhiều khía cạnh, về cơ bản đã làm rõ được các vấn đề lý luận về luật tục Songcác công trình trực tiếp nghiên cứu về vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số tronghoạt động của Ủy ban nhân dân còn rất hạn chế, chưa làm rõ được đầy đủ các nộidung về lý luận, thực trạng và quan điểm, giải pháp cho vấn đề này Khái quát lại thì

có thê rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, phần lý luận về vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt độngcủa Ủy ban nhân dân thì các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ một số nội dung

như: khái niệm luật tục; các giá trị của luật tục trong mối tương quan với pháp luật và

trong đời sống cộng đồng những dân tộc thiểu số riêng lẻ ở một vùng miền nhất định;

sự cần thiết phải vận dụng luật tục vào quản lý xã hội Một sỐ công trình đã đề cậpđến hình thức, phương pháp, nguyên tắc vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước, điềuchỉnh các quan hệ xã hội trong một số lĩnh vực ở một địa phương cụ thể cũng nhưviệc lựa chọn những quy định tiễn bộ trong luật tục của những dân tộc nhất định đểvận dụng vào hoạt động của Ủy ban nhân dân Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa cócông trình khoa hoc nao xây dựng được day đủ cơ sở lý luận cho việc vận dụng vậndụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh

is Nguyễn Văn Nam (2015), Luật Tục Và Việc Thực Hiện Quy Ché Dân Chủ Ở Cơ Sở Ving Dan Tộc

Thiéu Số Ở Tỉnh Kon Tum, tldd.

Trang 37

Tây Nguyên Do vậy, đó là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của luận án này.

Thứ hai, về thực trạng vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt độngcủa Ủy ban nhân dân thì một số công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá đượcthực trạng vận dụng luật tục của một dân tộc cụ thé vào quản lý nhà nước ở một địaphương nhất định, trong đó có cả những dẫn chứng, số liệu minh họa; chăng hạn như:dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, dân tộc Kơho ở Lâm Đồng, dân tộc Êđê ở Đắk Lắk, dântộc Thái ở Bắc Trung bộ Song chưa có công trình nào đề cập đến thực trạng vậndụng luật tục của các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân ở một

vùng rộng lớn trên phạm vi 5 tỉnh Tây Nguyên nên đó là một nhiệm vụ nghiên cứu

cơ bản của công trình này.

Thứ ba, về quan điểm, giải pháp vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số tronghoạt động của Ủy ban nhân dân thì có một số giải pháp được nhiều công trình đề cậptới nhưng tính khả thi chưa cao Chăng hạn, giải pháp về mặt pháp lý thì nhiều côngtrình đã đề cập đến các bước dé Nhà nước ghi nhận, pháp luật hóa các nội dung phùhợp, có tính tiến bộ của luật tục nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một số lĩnhvực phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước ở một số địa phương nhất định Đây làgiải pháp tương đối hợp lý song thời gian qua vẫn chưa được các cơ quan nhà nướcquan tâm chú trọng thực hiện Hoặc giải pháp về việc thực hiện văn bản hóa luật tụcmột số dân tộc thiêu số đã và đang được các nhà nghiên cứu thực hiện, song tiến độcòn chậm Do đó, khi giải quyết các vụ việc thực tế có thể vận dụng luật tục, nếu luậttục chưa được văn bản hóa thì phần lớn phụ thuộc vào sự phán đoán của người cóthâm quyên giải quyết nên dễ dẫn đến sự tùy tiện, cảm tính Đồng thời, việc văn bảnhóa luật tục có thể làm cho luật tục bị ảnh hưởng bởi người sưu tam va do đó có thé

xa rời kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết của người dân Thêm vào đó, luật tục khiđược văn bản hóa có thé sẽ không còn phản ánh được sự thay đôi các điều kiện kinh

tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng đã sản sinh ra nó Việc văn bản hóa luật tục vìthế mà thường được cho là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất cao nhưng cũng cónguy cơ khiến luật tục trở nên xơ cứng và thiếu kinh nghiệm Ngoài ra, các giải pháp

về tổ chức thực hiện việc vận dụng luật tục cũng đang giới hạn trong phạm vi nhỏ cầnđược nghiên cứu dé tìm ra mô hình vận dụng cho phù hợp với nhiều dân tộc ở nhiều

vùng trên cả nước.

Trang 38

Có thể nói, cho đến hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cáchtoàn diện về quan điểm, giải pháp vận dụng luật tục của các dân tộc thiểu số tronghoạt động của Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và đó cũng là một trong những

nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của luận án này.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về luật tục nói chung và việc vận dụng luậttục vào hoạt động của Ủy ban nhân dân nói riêng hiện đã đạt được những kết quảnhất định có thé được kế thừa trong luận án nên đều là tài liệu tham khảo hữu ích

cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện công trình này.

1.2.2 Những nội dung luận án can tiếp tục nghiên cứu

Sau khi đánh giá tình hình nghiên cứu các nội dung của đề tài luận án cho thấy, nhiều

nội dung liên quan luận án đã được nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên có

những nội dung còn bỏ ngỏ hoặc việc nghiên cứu chưa sát thực tế với quy định củapháp luật và điều kiện thực tế tại Tây Nguyên Do đó, trên cơ sở kế thừa các thànhtựu nghiên cứu hiện có, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Xây dựng và luận giải khái niệm vận dụng, sự cần thiết phải vận dụng, nguyên

tắc, phương thức vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số và các quy định của luật tục

có thể vận dụng trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiệnnay; đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng này

- Trình bày và đánh giá thực trạng vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số tronghoạt động của Ủy ban nhân dân mà chủ yếu là trong quá trình quản lý nhà nước đốivới một số lĩnh vực cơ bản trong đời sống của vùng đồng bào các dân tộc thiêu số tạicác tỉnh Tây Nguyên hiện nay như: sản xuất và phát triển kinh tế; hôn nhân, gia đình

và quan hệ làng bản; trật tự an toàn xã hội; văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; giáo dục phòng chống tội phạm Chỉ ra những

ưu điểm và hạn chế của việc vận dụng này và xác định những nguyên nhân dẫn đến

thực trạng đó.

- Tìm kiếm và đề xuất các quan điểm, giải pháp tiếp tục vận dụng luật tục cácdân tộc thiểu số trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên nhằmnâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của các cơ

quan này.

Trang 39

1.3 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu

Cùng với pháp luật, luật tục là công cụ không thể thiếu dé điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở TâyNguyên và là công cụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy bannhân dân cũng như bảo vệ quyền và lợi ich của đồng bao dân tộc thiểu số Do vậy,vận dụng luật tục trong hoạt động của Ủy ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn

là tất yếu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Đề thực hiện được mục đích nghiên cứu đã nêu thì câu hỏi nghiên cứu đặt racho luận án bao gồm:

J Vận dụng luật tục các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Ủy ban nhân dân

ở các tỉnh Tây Nguyên là gì và có đặc điểm gì? Vì sao phải vận dụng? Việcvận dụng phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc nào, theo phương thức nào

Trang 40

Kết luận

Có thể nói luật tục là loại công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội hình thành rất sớmnhưng cho đến hiện tại vẫn có ảnh hưởng lớn trong đời sống cộng đồng của các dântộc thiểu số ở Tây Nguyên và mang lại nhiều giá trị đáng ghi nhận Luật tục là nguồn

tư liệu quý hiếm dé nghiên cứu về xã hội tộc người và văn hóa tộc người, là di sảnvăn hóa tộc người, là kho tàng tri thức dân gian và là một trong các loại nguồn củapháp luật Luật tục đã và đang có vai trò có kết cộng đồng và điều hòa các mối quan

hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên Đồng thời luật tụcđược xem là một loại nguồn bé sung cho luật pháp của Nhà nước bởi vì, luật phápkhông thé bao quát hết các van dé của đời sống xã hội va có nhiều quan hệ xã hội mà

luật pháp điều chỉnh không đạt hiệu quả cao như luật tục Vì thé, trong thuc tế đã có

nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau, từ đề tài nghiên cứu

khoa học các cấp, sách, bài tạp chí đến luận án, luận văn đề cập đến nhiều vấn đề về luật tục như: khái niệm, nguồn gốc ra đời, đặc điểm, nội dung, vai trò, giá tri của luật

tục và thực tế vận dụng luật tục trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong quátrình quản ly nhà nước, quản lý xã hội ở những vùng miễn, địa phương nhất định; một

số giải pháp cần thực hiện trong quá trình vận dụng luật tục để quản lý nhà nước ởmột số địa phương

Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào ởtầm luận án tiễn sĩ trình bày một cách toàn diện và có hệ thống về cả lý luận, thựctrang lẫn giải pháp vận dụng luật tục của các dân tộc thiểu số trong hoạt động của Uy

ban nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên hiện nay Đó chính là những nhiệm nghiên cứu của luận án nay.

Ngày đăng: 30/03/2024, 17:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w