Luận văn có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động ban hành quyết định hành chính của chính quyền cấp huyện, đề ra các yêu cầu, điều kiện đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc hoạt động ban hành quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh hiện nay
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THỊ HỒNG NHUNG
HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN -
TỪ THỰC TIỄN ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số : 8 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Nghị
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu, Học viện hành chính Quốc Gia
Phản biện 2: GS.TSKH Đào Trí Úc, Đại học Quốc Gia Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng 204, tầng 2, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
Thời gian: vào hội 16h00, ngày 13 tháng 9 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, được trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào
TÁC GIẢ
Bùi Thị Hồng Nhung
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6 Những đóng góp của đề tài
7 Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn
8 Kết cấu của luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niệm quyết định hành chính
1.2 Nội dung hoạt động ban hành quyết định hành chính
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ban hành quyết định hành chính
Chương 2 HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH
CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH
HẢI DƯƠNG
2.1 Giới thiệu khái quát về thị xã Chí Linh
2.2 Thực trạng kinh tế - xã hội Chí Linh
2.3 Thực trạng hoạt động ban hành quyết định hành chính của Ủy ban
Nhân dân thị xã Chí Linh ( giai đoạn từ 2010 - 2017)
2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động ban hành quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, giai đoạn từ 2010 đến nay
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI
DƯƠNG
3.1 Quan điểm, phương hướng đẩy mạnh hoạt động ban hành quyết định
Trang 5hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành quyết
định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
58
Trang 6Hội đồng Nhân dân HĐND
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1: Bản đồ thị xã Chí Linh
Trang 8Bảng số 1: Tỷ lệ các loại quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã
Chí Linh ban hành trong giai đoạn 2010 – 2017 ( đơn vị:%)
Biểu đồ 1: Số lượng quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí
Linh ban hành trong giai đoạn từ 2010 - 2017
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Luật pháp với tư cách là công cụ, là phương tiện quản lý nhà nước và điều chỉnh mối mối quan hệ xã hội phát sinh theo một cách thống nhất Với tư cách là một ngành luật – Luật hành chính là một bộ phận cấu thành của nền hành chính Nhà nước đóng vai trò quan trọng như một công cụ quản lý nhằm tạo ra một hệ thống quy phạm pháp luật sắc bén, có hiệu lực để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của mọi công dân Nói đến Luật hành chính, chúng ta thấy một thực tế là luật hành chính ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không nằm tập trung trong một văn bản riêng mà trong nhiều văn bản quản lý nhà nước Thực tế này bắt nguồn từ sự đa dạng, phức tạp của vấn
đề hành chính nảy sinh trong đời sống xã hội Nó không mang vấn đề cụ thể như giáo dục, thuế hay đất đai mà liên quan, tác động tới tất cả các mặt đời sống xã hội
Với những lý do cấp bách như đã nêu, tôi chọn đề tài “ Hoạt động ban hành
Quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân cấp huyện – từ thực tiễn Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành
Luật Hiến pháp – Luật Hành chính
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, việc nghiên cứu, tìm hiểu về công tác văn bản nói chung đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu qua các cấp bộ, ngành sở, qua các diễn đàn, hội thảo khoa học và các bài viết trên các báo, tạp chí lớn của các cơ quan hành chính Nhà nước
+ Thạc sỹ Võ Trí Hào, "Hoàn thiện hoạt động xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật", NXB Tư pháp - Hà Nội 2004
+ Nguyễn Quốc Tuấn, "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009", Tạp trí quản lý Nhà nước số 2/2005, năm 2005
+ Luận văn thạc sỹ Luật "Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm
Trang 10pháp luật tại Bộ Tư pháp Việt Nam" (2008) của Đào Thị Hoài Thu, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
+ Luận văn thạc sỹ Luật "Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh Nghệ An" (năm 2008) của Trần Văn Mão, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
+ Báo cáo khảo sát tình hình ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND
do Vụ Pháp luật và Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2006
+ Đề án :"Tăng cường năng lực trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật" Đề án do Bộ Tư pháp thực hiện năm 2006
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động ban hành quyết định hành chính của chính quyền cấp huyện, đề ra các yêu cầu, điều kiện đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật Trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc hoạt động ban hành quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt
động ban hành quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh
Hai là, Đánh giá thực trạng trong hoạt động ban hành quyết định hành
chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh
Ba là, Đề xuất phương hướng và một số giải pháp góp phần thực hiện tốt
công tác ban hành quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động ban hành Quyết định hành chính của Ủy ba Nhân dân cấp huyện nói chung và hoạt động ban hành Quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương nói riêng; thực trạng và giải pháp bảo đảm hoạt động ban hành Quyết định hành
Trang 11chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh đáp ứng các yêu cầu hiện nay
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2017
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận nghiên cứu của luận văn là Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm lý luận của Đảng ta về nhà nước và pháp luật nói chung và về hoạt động ban hành Quyết định hành chính nói riêng Đồng thời luận văn cũng dựa trên thực tiễn hoạt động ban hành Quyết định hành chính trước những yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân
5.2 Phương pháp nghiên cứu
.Những đóng góp của đề tài
7 Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn
8 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương nội dung, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo Phần nội dung gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành quyết định hành chính Chương 2: Thực trạng hoạt động ban hành quyết định hành chính của Ủy
ban Nhân dân thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ban
hành quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH
QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH 1.1 Khái niệm quyết định hành chính
1.1.1 Khái niệm quyết định
Thuật ngữ quyết định hành chính không chỉ xuất hiện trong khoa học mà còn cả trong những quy định của luật như: Luật khiếu nại, tố cáo; Luật Tố tụng hành chính… Chính vì vậy, việc làm rõ khái niệm quyết định hành chính cũng như việc giới hạn nội hàm của khái niệm là điều rất cần thiết cho việc nghiên cứu
và thực tiễn hoạt động quản lý hành chính Nhà nước
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “quyết định là định một cách chắc chắn, với
ý nhất định phải thực hiện”[1]
Theo nghĩa hiểu thông thường quyết định còn là việc lựa chọn một phương án tối ưu nhất trong nhiều phương án để giải quyết một vấn đề
Theo Giáo trình Luật Hành chính (Khoa Luật Trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, 1994) thì khái niệm “quyết định” được bắt nguồn từ thuật ngữ La tinh “Actus” có nghĩa là hành động, hành vi Bởi vậy, nước ngoài thường gọi quyết định là hành động, một hành động dẫn đến một hậu quả pháp lí được gọi là quyết định pháp luật
Người ta còn gọi quyết định là mệnh lệnh, là sự thể hiện ý chí quyền lực,
là văn bản, là kết quả và hình thức thể hiện của hoạt động Nhà nước
Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với những nội dung phong phú và đa dạng tác động đến các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính như cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát Tuy nhiên những quyết định đó chỉ nhằm xây dựng, ổn định chế độ công tác nội
bộ cơ quan và khả năng trực tiếp tác động đến xã hội rất hạn chế Vì vậy, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban hành các
Trang 13quyết định hành chính là các chủ thể trong hệ thống các cơ quan hành chính thực hiện quyền lực nhà nước để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội
1.1.2 Khái niệm quyết định hành chính
1.1.3 Chủ thể ban hành quyết định hành chính
Như đã phân tích về định nghĩa Quyết định hành chính như trên, thì có thể nói chủ thể ban hành quyết định hành chính là những chủ thể quản lý hành chính nhà nước thì đều có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính Chủ thể quản
lý hành chính bao gồm: Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức được Nhà nước trao quyền, cá nhân tổ chức được ủy quyền Các chủ thể này, tham gia quản lý hành chính thì đều có quyền ra các quyết định hành chính phù hợp với thẩm quyền của mình
1.1.4 Đặc điểm của quyết định hành chính
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật nên ngoài những đặc điểm riêng của quyết định hành chính còn mang đặc điểm chung của một quyết định pháp luật
Đặc điểm chung
Đặc điểm riêng
1.1.5 Phân loại quyết định hành chính
Để phân loại quyết định hành chính chúng ta phải căn cứ vào tính chất của quyết định hành chính để xác định tiêu chí phân loại Việc phân loại quyết định hành chính nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu và đồng thời để tổ chức ban hành thực hiện quyết định có hiệu quả Bởi vì các quyết định hành chính có khi liên quan đến quá trình hoạch định chủ trương, chính sách hoặc đưa ra các quy phạm pháp luật hành chính, cũng có khi chỉ hạn chế vào một công việc cụ thể nên khi phân loại cần căn cứ vào các tiêu thức
*Dựa theo tính chất pháp lý và nội dung của quyết định
Trang 14*Dựa theo tính chất của mệnh lệnh trong quyết định
Theo tiêu chí này thì các quyết định hành chính phân chia thành các loại như:
- Quyết định cấm đoán
- Quyết định cho phép
- Quyết định điều chỉnh sửa đổi
*Dựa theo thẩm quyền ban hành
Quyết định hành chính về văn hóa
* Dựa theo thời hạn có hiệu lực của quyết định
*Căn cứ theo thể thức, hình thức thực hiện
- Quyết định hành chính thể hiện dưới dạng văn bản
- Quyết định hành chính thể hiện dưới dạng lời nói: Được sử dụng để điều hành hoạt động nội bộ cơ quan nhà nước hoặc để giải quyết những việc khẩn cấp, gấp rút (thiên tai, lũ lụt)
- Quyết định hành chính thể hiện dưới dạng ký hiệu, biển báo, tín hiệu
Trang 151.2 Nội dung hoạt động ban hành quyết định hành chính
1.2.1 Xác định nhu cầu ban hành quyết định hành chính
1.2.2 Xác định căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn ban hành quyết định hành chính
Các căn cứ ban hành văn bản (còn được gọi là căn cứ là cơ sở ban hành văn bản) có vai trò quan trọng trong việc xác lập tính pháp lí, tính thực tiễn của văn bản Tuy nhiên, do cách hiểu khác nhau nên trong các văn bản việc viện dẫn các căn cứ ban hành chưa có sự thống nhất về trật tự; viện dẫn
“thừa” hoặc “thiếu” căn cứ làm cho văn bản ban hành không đảm bảo tính pháp lí Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin trao đổi về vai trò của các căn cứ ban hành trong Quyết định (cá biệt) và cách sử dụng trong quá
trình soạn thảo loại văn bản này như sau:
* Các căn cứ là cơ sở pháp lí của văn bản
Cơ sở pháp lí là những chuẩn mực pháp lí của văn bản được ban hành Việc viện dẫn cơ sở pháp lí là đưa ra những văn bản quy phạm pháp luật hoặc áp dụng pháp luật để làm cơ sở trực tiếp của việc ra các quyết định
Ở góc độ lí luận, cơ sở pháp lí là những chuẩn mực pháp luật mà các chủ thể ban hành văn bản đó phải tuân thủ để đảm bảo và khẳng định văn bản đó hợp pháp, có giá trị pháp lí Ở góc độ thực tiễn, thì các cơ sở pháp lí được trình bày dưới dạng các “căn cứ” (Có nghĩa là dựa vào để làm cơ sở cho việc “lập luận” hay “hành động”)
Như vậy, để đảm bảo sự chặt chẽ cho văn bản, tạo tính thuyết phục cho việc lập luận và chứng minh tính đúng đắn, tính hợp pháp, hợp lí của văn bản thì trong các văn bản đó cần viện dẫn các văn bản được sử dụng làm căn cứ pháp lí
Trong thực tế hiện nay, có Quyết định khi ban hành được viện dẫn rất nhiều văn bản không cần thiết và không liên quan đến nội dung để làm cơ sở pháp lí Điều này làm cho nội dung văn bản trở nên dài, thậm chí mâu thuẫn Do
Trang 16đó, chúng ta cần phải xác định rõ các nhóm văn bản được dùng làm cơ sở pháp
lí để viện dẫn vào văn bản
* Các căn cứ là cơ sở thực tế
Cơ sở thực tế của Quyết định có vai trò cung cấp, phản ánh thông tin thực tế để chứng minh rằng văn bản đó được ban hành trên cơ sở xuất phát từ thực tế và có tính khả thi
Khi viện dẫn những thông tin từ tình hình thực tế như gồm “Căn cứ vào nhu cầu công tác, năng lực cán bộ” hoặc những văn bản phản ánh tình hình thực
tế đã và đang diễn ra (Biên bản, kế hoạch, tờ trình, công văn vv) Đồng thời, căn
cứ thực tế còn là những đề nghị của bộ phận tham mưu, giúp việc
Như vậy, các căn cứ là cơ sở pháp lí và căn cứ là cơ sở thực tế sẽ đảm bảo sự liền mạch, tính liên tục của văn bản Sự liên kết giữa các căn cứ chính là đảm bảo trật tự lôgic của một văn bản Nếu thiếu các căn cứ là cơ sở pháp lí, cơ
sở thực tế sẽ làm cho văn bản không chỉ giảm tính pháp lí, mà còn làm giảm tính logic của văn bản
1.2.3 Soạn thảo, ký ban hành quyết định hành chính
1.2.4 Công khai, gửi, lưu trữ quyết định hành chính
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ban hành quyết định hành chính
1.3.1 Các yếu tố bên trong
Một quyết định hành chính có thực hiện được trên thực tế hay không ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố sau:
1.3.2 Các yếu tố bên ngoài