1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANH HỘP

HUYEN GIONG RIENG TINH KIEN GIANG

LUAN VAN THAC Si TON GIAO HOC

CAN THO, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

DANH HỘP

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Dương

CÀN THƠ, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trungthực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trongbất kỳ công trình nào khác.

Ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

DANH HỘP

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân thành cảm ơn các Thay, Cô giáo trong Bộ môn Tôn

giáo học đã giảng day, trang bị kiến thức giúp tác giả nam vững những van đềlý luận và phương pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này Đặc biệt, tác giảxin trân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hồng Dương — người thay đã nhiệttình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.

Tác giả xin trân thành cam ơn!

Ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

DANH HỘP

Trang 5

MỤC LỤCLời cam đoan

Lời cảm ơn

95210525 -:::::ạỌọ |Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE TÍN NGƯỠNG VA TÍNNGƯỠNG CUA DONG BAO DAN TOC KHMER -2- 5:55 13

1.1 Một số van đề lý luận về tín nguOng 2-2 eeeeeeeeeeeeeees 13

1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng - - - «+ s11 vn vn kg 131.1.2 Sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo -«««: 14

1.2 Những tín ngưỡng cơ bản của đồng bào dân tộc Khmer và ảnh hưởngcủa tín ngưỡng đến đời sống vat chat, tinh than của người Khmer 17

1.2.1 Những tín ngưỡng cơ bản của đồng bào dân tộc Khmer 171.2.2 Ảnh hưởng của tín ngưỡng đến đời sống vật chất và tinh thần của

người Khime[ - << c1 1111291011011 119 9011 và 21

Tiểu kết chương Looeeeececcececccseesesescssesesecseseceessesesscseseesesseseseeseseesesseseeaeeess 29Chương 2 NGƯỜI KHMER Ở HUYỆN GIONG GIENG, LE HOI DUAGHE NGO VA THUC TRANG TIN NGUONG TRONG LE HOI DUA GHENGO CUA DONG BAO DAN TOC KHMER O HUYEN GIONG GIENG,TINH KIEN GIANG c0 31

2.1 Người Khmer ở huyện Giồng Giêng và Lễ hội đua Ghe Ngo 312.1.1 Người Khmer ở huyện Gidéng Gién gg cece eeeeeeeeseseeseeeeseeeee 31

2.1.2 Lễ hội đua Ghe Ngo của người Khmer - 2-2-5555: 33

2.2 Thực trạng tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo của đồng bào dântộc Khmer huyện Giồng Giêng, tỉnh Kiên Giang và những van dé đặt ra 392.2.1 Thực trạng tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo của đồng dân tộcKhmer huyện Giồng Giêng, tỉnh Kiên Giang 2-5-5255: 39

Trang 6

2.2.2 Một số vẫn đề đặt ra trong tín ngưỡng đua Ghe Ngo của đồng bàoKhmer tại huyện Giồng Riêng, tỉnh Kiên Giang 5: 49Tiểu kết chương 2: - ¿2 - S2 SE E9 £EE2E*EEEEEE2EEE52171121217115 1111 51Chương 3 PHÁT HUY CAC GIA TRI CUA TÍN NGƯỠNG TRONG LEHOI DUA GHE NGO CUA DONG BAO DAN TOC KHMER TAI HUYENGIONG RIENG, TINH KIÊN GIANG u.0 scsssssssseesseessseessneessneesneessneesneeens 53

3.1 Giải pháp nhằm phát huy giá tri của tin ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngocủa đồng bào dân tộc Khmer tại huyện Giồng Riêng, tỉnh Kiên Giang 53

3.1.1 Giải pháp đối với chính quyền địa phương nhằm duy tri các giá trivăn hoá truyền thống, tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo 53

3.1.2 Giải pháp về tổ chức quan lý lễ hội đua Ghe Ngo trong các chùa

Nam 0g; 54

3.1.3 Giải pháp về cộng đồng dân tộc Khmer tại tỉnh Kiên Giang 553.2 Một số kiến nghị nhăm phát huy giá trị của tín ngưỡng trong lễ hội đuaGhe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer tại huyện Giồng Riêng, tỉnh Kiên

6 .AaaA 56

Tiểu kết chương 3 -¿- 52s S212 2212121211 212112111121211 11111210 57KET LUẬẬN cư 111111515111 111111 11 1111111111111 11111111111 ryt 58DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿-¿- 2s +E+EeEeEeEerrerxexes 60PHU LUC ANH LIÊN QUAN DEN LUẬN VĂN -.- -cscscececxsxei 64

Trang 7

MO DAU1 Ly do chon dé tai

Tín ngưỡng và các tập tục văn hóa truyền thống có vai trò rat lớn đốivới đời sống của các cộng đồng dân cư.Tín ngưỡng là niềm tin của con ngườiđược thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quántruyền thống dé mang lai sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng(Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, 2016) Do đó, nghiên cứu về tín ngưỡng trong lễhội đua Ghe Ngo và vai trò của nó đối với đời sống của đồng bào Khmer tạihuyện Giồng Riêng tỉnh Kiên Giang mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn.

Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở huyệnGiồng Riêng tỉnh Kiên Giang nói riêng có nhiều tín ngưỡng và lễ hội văn hóatruyền thống đặc sắc, trong đó phải kế đến tín ngưỡng đua Ghe ngo (thuyềnngo) được tô chức vào giữa rằm tháng 10 (âm lịch hằng năm).

LỄ hội không chỉ là một sự kiện thông thường, nó là một sự kiện quan

trọng về tín ngưỡng văn hóa truyền thống lâu đời của người Khmer Đối với

người dân Khmer, lễ hội không chỉ là cuộc đua Ghe ngo, mà nó còn là một tín

ngưỡng tâm linh tỏ rõ lòng biết ơn Trời Phật và các Đắng thiêng liêng đã chechở, giúp đỡ người dân Khmer trong đời sống Vì thế người dân Khmer rấtcoi trong va với tinh than rat cao khi tham gia lễ hội.

Nghiên cứu về tín ngưỡng đua Ghe Ngo của đồng bào Khmer tại huyệnGiéng Riêng tỉnh Kiên Giang vi thế mang một ý nghĩa thiết thực Trên cơ sởphân tích, đánh giá thực trạng tìm ra điểm mạnh và những han chế của nó,nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cựcvà hạn chế những điểm yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tô

chức vả quản lý tín ngưỡng đua Ghe Ngo tại địa phương.

Hiện nay, tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo có ảnh hưởng rất rõ đếnđời sống tinh thần của người Khmer tại các tỉnh Nam bộ nói chung và tại

Trang 8

huyện Giồng Riêng tỉnh kiên Giang nói riêng trên cả hai phương diện tích cựcvà tiêu cực Về mặt tích cực, tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo đã gópphần đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người dân trên địa bàn và lànhân tố quan trọng dé gắn kết cộng đồng đồng bào Khmer; góp phần duy trì,bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như tiếp thu những giá trịvăn hóa mới và đóng góp vào việc giáo dục tỉnh thần đoàn kết, tương trợ lẫnnhau, duy trì bản sắc văn hoá của người Khmer, củng cé tinh thần yêu nước,

nhân văn cho người dân Tuy nhiên, việc thực hành tín ngưỡng trong lễ hội

đua Ghe Ngo cũng bộc lộ những bat cập, hạn chế khi tổ chức gây tốn kém,lãng phí Phần lớn đồng bào Khmer thuộc diện nghèo, nhiều sóc (thôn ấp)người dân có đời sống rất khó khăn phải nhận trợ cấp thường xuyên, nên họkhông có điều kiện vật chất để tham gia các lễ hội Do vậy họ bị mặc cảm khikhông có kinh phí dé dong cac con thuyén (Ghe Ngo) tham gia lễ hội Mat

khác, lễ hội tập trung đông người, không chỉ người dân tại địa phương mà còn

thu hút người dân từ các vùng khác đến tham gia nên dễ xảy ra tình trang mattrật tự, an ninh gây ra các khó khăn cho công tác quản lý, tạo tâm lý bất antrong cộng đồng cư dân trên địa bàn Trước thực trạng trên, việc phát huynhững ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trong lễ hội đuaGhe Ngo để giáo dục, tô chức, giúp đỡ các sóc và người dân nghèo tham gialễ hội, duy trì các giá trị văn hoá truyền thống của người Khmer, loại trừ cáchiện tượng mê tín dị đoan, lãng phí và tổ chức quản lý hiệu quả các hoạt độnglễ hội đua Ghe Ngo tại tỉnh huyện Giồng Riêng tỉnh Kiên Giang là một việclàm cần thiết.

Do đó, tác giả đã chọn dé tài: “Tin ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngocủa đông bào dân tộc Khmer huyện Giông Riêng tỉnh Kiên Giang” làm luận

văn Thạc sỹ của mình.

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu

Tín ngưỡng gan liền với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người.Tín ngưỡng ra đời dựa trên niềm tin hay tôn giáo nào đó Nó chi phối đờisống của con người Mỗi dân tộc có một tín ngưỡng, niềm tin và tôn giáokhác nhau, tạo ra các bản sắc văn hoá đa dạng khác biệt Tín ngưỡng đượcngười dân truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác và được các chính quyềnnhà nước duy trì, phát triển dé phục vụ cho các mục đích chính trị của nó Tinngưỡng đề cập đến cả sự kiện và niềm tin chắc chắn về sự kiện hay van đềnào đó, nó gan liền với các giá trị Tín ngưỡng dựa trên niềm tin thực tế lànhững niềm tin dựa trên các bằng chứng và các dữ liệu Tín ngưỡng là niềmtin mạnh mẽ dựa trên các cam kết cốt lõi đối với các giá trị, qua đó dữ liệuthực tế được gạn lọc để tạo ra một lập luận mang tính thuyết phục (OECD,2019) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm2016 quy định: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thé hiện thôngqua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống dé mang lạisự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng (Luật Tín ngưỡng, Tôn

giáo, 2016).

Tín ngưỡng gan với niềm tin của con người về một chủ thé nào đó, họtin nó là sự thật, do đó nó là một sự nhận biết và ghi nhận của con người đốivới thế giới xung quanh (Fishbein & Ajzen, 1975) Tín ngưỡng, niềm tin sẽdẫn dắt con người đến một thái độ nào đó, tuỳ thuộc vào sự nhận thức và trảinghiệm của họ (Carol Underwood, 2019) Tín ngưỡng được tạo ra bởi nhiềuyếu tố, vừa do các yếu tố cá nhân vừa bao gồm các yếu tô xã hội, hội nhóm.Về bản chất tín ngưỡng là mức độ nhận thức của con người, tạo cho họ niềmtin, tỏ rõ thái độ cũng như hành vi của họ hướng về các chủ thể, sự vật hay

hiện tượng nào đó (Wei-Ta Fang & cộng sự, 2017).

Tín ngưỡng có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá, tâm linh,

tôn giáo của con người Với chức năng cơ bản là diém tựa tinh thân cho con

Trang 10

người khi gặp những van dé bế tắc trong cuộc sống: là hạt nhân của văn hóalàng/cộng đồng, tín ngưỡng dân gian nói chung, thực hành tín ngưỡng dângian nói riêng vẫn phát huy những tác dụng nhất định của nó với cá nhân vàcộng đồng trong xã hội hiện nay (Nguyễn Ngọc Mai, 2015).

Việt Nam vốn được biết đến là một quốc gia đa tôn giáo, đa tínngưỡng Hầu hết các tín ngưỡng đều có đặc điểm chung là thể hiện sự biết ơn,kính trọng đối với các đắng tối cao như Trời Phật, Chúa (thờ Phật, Chúa), tổtiên, dòng ho trong phạm vi huyết thống (tín ngưỡng thờ cúng tô tiên); biết ơncác vị anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm hoặc những người có công vớidân làng như dạy dân biết chữ, biết sản xuất nông nghiệp trong phạm vilàng xã (tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng) và cao hơn là biết ơn người “đã cócông dựng nước và giữ nước” trong phạm vi quốc gia, dân tộc (tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương hay Đức thánh Trần Hưng Dao, Thờ Bác H6)

Cho nên các tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng lễ hội, tôn giáo nói riêng

đã trở thành một giá trị truyền thống văn hoá tâm linh ăn sâu bám rễ trong đờisống tinh thần của nhân dân ta từ ngàn đời nay mà chúng ta phải tiếp tục bảotồn, gìn giữ góp phần xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú cho

cư dân ở những vùng mà tín ngưỡng này còn thu hút được lượng lớn ngườidân tham gia thực hành.

Trên phạm vi thế giới, cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu vềtín ngưỡng, tôn giáo trong các lễ hội truyền thống và sự ảnh hưởng của nó đếnđời sống vật chất và tinh thần của người dân Tiêu biểu là các công trình đãcông bồ sau:

Fishbein và Ajzen (1972, 1980) cho rằng Niềm tin, tín ngưỡng có ảnhhưởng đến hành vi của con người và ông đã đề xuất lý thuyết về hành độnghợp lý và lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “niềm tin chuẩn tắc” như là các biến

tiên đê của các chuân mực dựa trên niêm tin, tín ngưỡng của con người.

Trang 11

Samuel Ziem Bonye (2011), bài viết “Vai trò của các lễ hội truyễnthống trong ké hoach hanh động, Vận động chính sách và trách nhiệm xã

hội” (The Role of Traditional Festivals in Action Planning, Advocacy andSocial Accountability) dang trên tap chi “ World J Young Researchers

2011;1(3):32” đã phân tích vai trò của các lễ hội truyền thống, các giá tri vănhoá, niềm tin và tín ngưỡng ảnh hưởng đến đời sông tinh thần của các dân tộcvà cá nhân con người Dựa vào đó, các tổ chức có thê xây dựng các chínhsách nhằm phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống, cổ vũ người dân thamgia và định hướng họ duy trì và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống,cũng như nhận rõ trách nhiệm xã hội của từng cá nhân đối với các lễ hộitruyền thống.

Tác gia Cadière, Léopold Michel (2010) Trong cuốn sách: “Van Hóa,

Tín Ngưỡng Và Thực Hành Tôn Giáo Người Việ£” (Culture, Religious Belief

and Religious Practices of the Viet People) đã phân tích khá rõ nền văn hoátruyền thống, các tín ngưỡng, niềm tin và tôn giáo đã ảnh hưởng ra sao đốivới người Việt nam Tác giả cho rằng sự đan xen của các yếu tổ này trong đờisống văn hoá, tinh than đã tạo nên cốt cách của người Việt, tạo sự đa dạng vàgiàu bản sắc văn hoá của người Việt.

Trong nước hiện cũng có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến

tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng trong lễ hội của người Khmer tại tỉnh

Kiên Giang nói riêng.

Tác giả Tạ Ngọc Tan (2015) với cuốn sách: “Tin ngưỡng thờ cúng

Hùng Vương ở Việt Nam” (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội) cùng với sựkiện UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”

là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2012, đã khang

định giá tri văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống,

sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy vănhóa nhân loại.

Trang 12

Tác giả Lê Đại Nghĩa (2021) với cuốn sách: “Anh hưởng của tínngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh than quân nhân ở don vị cơ sở trong quân

doi nhân dan Việt Nam”, (NXB quân dội nhân dân), đã đưa ra nhận xét là

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng tôn giáo Tín ngưỡng tôn giáo chi phốisâu sắc đời sống tỉnh thần của một bộ phận nhân dân, theo cả hai chiều tíchcực và tiêu cực Trong những năm gần đây, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo củanhân dân có xu hướng gia tăng; hoạt động của các tô chức tôn giáo diễn ra sôiđộng và không kém phần phức tạp; các thế lực thù địch luôn lợi dụng tínngưỡng tôn giáo để kích động, chống phá cách mạng Việt Nam Tất cảnhững tác động đó đã làm cho ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến mọimặt đời sống xã hội tăng lên Trong quân đội, có một bộ phận không nhỏ

quân nhân chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo ở các mức độ khác nhau.

Công tác tôn giáo của quân đội, bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn

không ít bất cập, hạn chế Thực tế đó đã làm cho ảnh hưởng của tín ngưỡngtôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân đang có chiều hướng tăng lên.Cuốn sách đi sâu làm sáng tỏ thực chất, nội dung, đặc điểm, thực trạng ảnhhưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân; đề xuất địnhhướng, giải pháp khắc phục mặt tiêu cực của sự ảnh hưởng này, nhằm gópphần nâng cao đời sống tinh thần quân nhân; thực hiện tốt công tác tôn giáo ở

đơn vị cơ sở và khu vực đóng quân; vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn của các

thé lực thù địch lợi dung tín ngưỡng tôn giáo dé phá hoại quân đội; góp phan

xây dựng đơn vi cơ sở vững mạnh toàn diện.

Bùi Văn Dũng, Nguyễn Thị Câm Tú (2016), tác giả của bài báo có tựađề: “Tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh than cua người Việt Nam”,

(Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 9 (106) đã phân tích vai trò của tínngưỡng dân gian trong đời sống con người như: Vai trò của tín ngưỡng dân

gian trong việc lý giải các hiện tượng tự nhiên và con người; Vai trò của tín

ngưỡng dân gian trong giáo dục đạo đức; Vai trò của tín ngưỡng dân gian

Trang 13

trong việc phát huy dân chủ, đoàn kết; Vai trò của tín ngưỡng dân gian trongviệc bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá Bài báo khăng định: Tín ngưỡng dângian ra đời, tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữnước của dân tộc Việt Nam; là một hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, tínngưỡng dân gian không thé thiếu trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của ngườidân lao động Tín ngưỡng dân gian cũng như tôn giáo là nhu cau tinh thần củatuyệt đại đa số các thành phan cư dan ở nước ta Đánh giá đúng vai trò của tínngưỡng dân gian để có cái nhìn toàn diện về đời sống văn hoá tinh thần củangười dân Việt Nam hiện nay, dé thấy được những giá trị của nó trong đờisống xã hội của con người, đồng thời để từ đó bổ sung, điều chỉnh chủ trương,chính sách, pháp luật về tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng dân gian nói riêng,phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong sinh hoạt tín ngưỡng,

tăng cường củng cô khối đại đoàn kết toàn dân.

Tác giả Nguyễn thị Thanh Mai (2021) với bài báo: “Vai trò của tin

ngưỡng thờ mẫu đối với “an ninh tỉnh thân” của người Việt trong đời sống xã

hội hiện nay” (Qua khảo sát trên địa ban Ha Nội), HCMCOUJS.soci.vi.16 (1),

2021 Tác giả cho rằng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian tiêu biểu, chứa đựngnhững triết lý nhân sinh, mang đậm bản sắc văn hoá của người Việt Trongbối cảnh xã hội hiện nay, khi con người thường xuyên phải đối diện vớinhững bat an, lo lắng, khủng hoảng, thờ Mẫu đã trở thành chỗ dựa tinh thầnvững chắc Từ những nghiên cứu thực địa (khảo sát, tham dự) kết hợp phươngpháp nghiên cứu định tính (phỏng van sâu), kết quả nghiên cứu khang địnhvai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với “an ninh tinh thần” của người Việthiện nay: nơi con người tìm kiếm an toàn sức khoẻ, chữa bệnh; an toàn sinhkế, vận may trong làm ăn buôn bán; hoá giải căn số, tìm kiếm an toàn giới,

bản sắc, giới tính; điểm tựa tỉnh thần trong đời sông hiện thuc/tim kiếm antoàn hiện sinh nơi thế giới bên kia Các thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu chothấy sự biến đổi của xã hội Việt Nam, những vấn đề mà con người đang phải

đôi diện.

Trang 14

Trần Thị Phương Anh (2018), với bài báo: “Một số vai trò cơ bản củahoạt động tín ngưỡng - tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và các yếu tổ tác động”cho rằng: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy một thực tế là các hoạt động tínngưỡng - tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người Mộtmặt, những hoạt động này thỏa mãn những nhu cầu tín ngưỡng - tôn giáo củangười thực hành, mặt khác, nó giúp giải quyết những vấn đề khó khăn củathực tại và nâng cao đời sống tinh thần của họ như một phần không thê thiếu

trong cuộc sống.

Đỗ Quang Hưng (2015) với cuốn sách có tiêu đề: “Đời sống tôn giáo,tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội” tác giả đã phác họa đời sống tôn giáo tínngưỡng với những hình ảnh cụ thể như người Phật tử, người Công giáo, ngườiTin Lành, người Cao Đài, và từ đó đưa ra những nhận xét bước đầu về đời

sống tôn giáo tín ngưỡng của người Thăng Long - Hà Nội

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến tín ngưỡng của ngườiKhmer khá nhiều, có thé ké ra một số công trình tiêu biểu như:

Tác giả Ngô Khi, Viện văn hóa (1988), với cuốn sách: “Tìm hiểu vốnvăn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ” (Nxb Tổng hợp Hậu Giang), đã đề cập đến

hội đua ghe Ngo của người Khmer Nam Bộ Tác giả đã giải thích rõ tên gọi

“Tuk Ngo”, giới thiệu về chiếc ghe Ngo, cách làm ghe Ngo, bài viết chưanghiên cứu sâu về nghi thức cúng đầu ghe Ngo của người Khmer Nam Bộ.

Nguyễn Mạnh Cường (2002), với cuốn sách: “Vài nét về người Khmer

Nam Bộ” (Nxb Khoa học Xã hội Ha Nộn) đã khang dinh van hoa Khmer la

đặc trưng của vùng Nam Bộ, khái quát lich sử hình thành vùng dat đồng bangNam Bộ, lịch sử hình thành tộc người Khmer ở vùng đất này, những đặc điểm

trong hoạt động kinh tế - xã hội của người Khmer, văn hóa vật thé, phi vat thé

và hiện trang đời sống của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ.

Tác giả Sang Sết (2010), với giáo trình “Phong tục lễ nghi dân tộcKhmer Nam Bộ” (Giáo trình giảng dạy Trường Đại học Trà Vinh), đã tổng

Trang 15

hợp nghiên cứu về các van đề phong tục, tín ngưỡng và các nghỉ lễ của ngườiKhmer đồng bằng sông Cửu Long và sự ảnh hưởng của tôn giáo trong phongtục tập quán Mặt khác, tác giả còn nêu rõ về hình thức cư trú, sản xuất vàsinh hoạt gia đình của cộng đồng người Khmer Nam Bộ.

Huỳnh Sang (2014), tác giả bài báo: “Dau ấn Phật giáo trong lễ hội Om-Bok va Som-Pắ Pra-Khe của người Khmer Nam bộ”, (Tạp chí Đại họcTrà Vinh, số 16 , Tháng 12/2014), đã mô tả khá rõ các lễ hội, tín ngưỡng vàniềm tin tôn giáo của người Khmer tại các lễ hội chính trong đó có lễ Cúng

Ok-trăng, cúng đàu ghe Ngo.

Ngoài ra còn nhiều công trình khác có liên quan có thể ké ra như: SơnPhước Hoan (1998), Lễ hội truyén thong của dong bào Khmer Nam bộ, NxbGiáo dục, Hà Nội; Tiền Văn Triệu — Lâm Quang Vinh (2015), Lễ hội truyềnthống của người Khmer Nam Bộ, Hội Văn nghệ dan gian Việt Nam, NxbKhoa học xã hội.; Viện Văn hóa (1988), Tim hiểu vốn văn hóa dân tộc KhmerNam Bộ, Nxb Tông hợp Hậu Giang; Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét vềngười Khmer Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội; Trần Văn Bồn (2002),Phong tục và nghỉ lễ vòng đời người Khmer Nam bộ, Nxb Dai học Quốc gia,Hà Nội; và Trương Thi Kim Thủy (2016), Dấu ấn văn hóa An Độ trong lễ hội

Ok Om Bok của người Khmer Nam bộ, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo.

Các công trình nghiên cứu trên có đề cập đến chủ đề văn hoá truyềnthống, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Khmer tại các tỉnh Nam bộ,tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đếnTín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo tại huyện Giồng Riêng tỉnh kiên Giang,

một tín ngưỡng tâm linh quan trọng của người Khmer trong lễ hội cúng trăng.

Thực tế cho thấy, lễ hội này quy tụ được số lượng người tham dự rất lớn,được chuẩn bị kỹ cảng, công phu và mang ý nghĩa tinh thần, tâm linh quan

trọng của người Khmer tại các tỉnh Nam bộ nói chung và tại tỉnh kiên Giangnói riêng.

Trang 16

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan co sở lý thuyết và thực tế, phân tích

thực trạng Tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo của đông bào dân tộc Khmer

tại huyện Giồng Riêng tỉnh Kiên Giang và mức độ ảnh hưởng của tín ngưỡngnày đến đời sống tinh than của đông bào Khmer tại huyện Giồng Riéng tinhKiên Giang hiện nay, luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm

phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của

tín ngưỡng Tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo đến đời sống tinh than của

cư dân nơi đây.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận về tín ngưỡng Tín ngưỡng trong lễ hộiđua Ghe Ngo và đời sống tinh thần của đông bao dân tộc Khmer hiện nay.

Phân tích thực trạng ảnh hưởng của Tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe

Ngo đến đời sống tinh than của đông bào dân tộc Khmer tại huyện GiồngRiêng tỉnh Kiên Giang hiện nay Trong đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu

(tích cực và tiêu cưc) của tín ngưỡng này.

Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tíchcực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngođến đời sống tinh than của đồng bào dân tộc Khmer tại huyện Giồng Riéng

tỉnh Kiên Giang hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo củađồng bào dân tộc Khmer tại huyện Giồng Riéng tỉnh Kiên Giang Xác địnhcác nhân tố cốt lõi tạo nên tín ngưỡng của lễ hội dua Ghe Ngo, đo lường thực

trạng sự ảnh hưởng của các nhân tô này đên tín ngưỡng của lễ hội.

10

Trang 17

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu ảnh hưởng của Tín ngưỡng trong lễ hộiđua Ghe Ngo đến một số lĩnh vực của đời sống tinh thần, cụ thê là quan điểm,tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo và hànhvi của đồng bào dân tộc Khmer tại huyện Giồng Riêng tỉnh Kiên Giang hiện

sinh viên; người già và hưu trí; các nhà sư chùa Khmer, Hội Phật giáo tỉnhKiên Giang, Ban tôn giáo tỉnh kiên Giang)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên quan điểm của phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đời sống tinh thần, về

tôn giáo, tín ngưỡng.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chính trong luận văn là phân

tích, điều tra xã hội học, thống kê mô tả, xử lý số liệu thu thập được bằngphần mềm thống kê dành cho Khoa học xã hội (SPSS V.22) với dữ liệu thuthập được từ các phiếu khảo sát (Questionnaire).

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phan làm rõ Tín ngưỡng trong lễ hội dua Ghe Ngo, cácnhân tố cốt lõi tạo nên tín ngưỡng nay và mức độ ảnh hưởng của các nhân tôđến đời sống văn hoá, tinh than, tâm linh của người Khmer tại huyện Giồng

Riêng tỉnh Kiên Giang Kêt quả nghiên cứu sẽ là cơ sở nghiên cứu các tín

11

Trang 18

ngưỡng khác của đồng bào Khmer tại tỉnh Kiên Giang cũng như các địa

phương khác.

- Trên cơ sở đanh giá điểm mạnh, yếu (tích cực và tiêu cực), luận văndé xuất quan điểm và giải pháp chủ yêu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực,khắc phục và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng trong lễ hội đua GheNgo đến đời sống tinh thần của đồng bào Khmer hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu, giảng dạy các môn học như: triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học,Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Triết

học Việt Nam, ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo thuộc khối ngành khoa học

xã hội và nhân văn.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tácgiả liên quan đến luận văn, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văngồm 3 chương tiết.

12

Trang 19

Chương 1.

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE TÍN NGƯỠNG VA TÍN NGUONGCUA DONG BAO DAN TOC KHMER

1.1 Một số van đề lý luận về tín ngưỡng

1.1.1 Khái niệm tin ngưỡng

Tín ngưỡng là gì? Tín ngưỡng là niềm tin mạnh mẽ dựa trên các camkết cốt lõi đối với các giá trị, qua đó dữ liệu thực tế được gạn lọc dé tạo ramột lập luận mang tính thuyết phục (OECD, 2019) Theo quy định tại Khoản1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: Tín ngưỡng là niềmtin của con người được thê hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phongtục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân vàcộng đồng (Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, 2016).

Từ điển Hán Việt do tác giả Thiều Chiru biên soạn định nghĩa: “tín” làniềm tin vào một cái gì đó, “ngưỡng” hàm nghĩa là kính mến, kính trọng bậcbề trên Theo cách lý giải về mặt ngôn từ, “tín ngưỡng” có thé hiểu là mộtniềm tin, sự tôn sùng hướng thượng đối với các lực lượng siêu nhiên đứngtrên quyền năng của con người Giáo sư Ngô Đức Thịnh định nghĩa: “Tínngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới vàđể mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng” (Ngô Đức Thịnh, 2022)

Tín ngưỡng gắn với niềm tin của con người về một chủ thê nào đó, họtin nó là sự thật, do đó nó là một sự nhận biết va ghi nhận của con người đốivới thế giới xung quanh (Fishbein & Ajzen, 1975) Tín ngưỡng, niềm tin sẽdẫn dắt con người đến một thái độ nào đó, tuỳ thuộc vào sự nhận thức và trảinghiệm của họ (Carol Underwood, 2019) Tín ngưỡng được tạo ra bởi nhiềuyếu tố, vừa do các yếu tổ cá nhân vừa bao gồm các yếu tố xã hội, hội nhóm.

Về bản chat tín ngưỡng là mức độ nhận thức cua con người, tạo cho họ niêm

13

Trang 20

tin, tỏ rõ thái độ cũng như hành vi của họ hướng về các chủ thể, sự vật hay

hiện tượng nào đó (Wei-Ta Fang & cộng sự, 2017).

Tín ngưỡng ở Việt Nam mang các đặc trưng sau đây:

Tín ngưỡng phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoandung, độ lượng, nhân ái của con người và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.

Mỗi tín ngưỡng mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướngđến Chân - Thiện - Mỹ, góp phần tạo nên nét đẹp cho nền văn hóa đa dạng,phong phú về bản sắc của dân tộc.

1.1.2 Sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo

Khái niệm tín ngưỡng được triển khai trong mối tương quan với khái

niệm tôn giáo.

Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tínngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, cácquan niệm về thế giới, thé hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểmlinh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhânloại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh Tuy nhiên, hiện tạichưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cầu thành một tôn

giáo (Morreall, John và Somn, Tamara, 2013).

Theo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo (Quốc Hội, 2016) thì Tôn giáo là niềmtin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đốitượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức

Về bản chất, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thực tạixã hội bằng những lực lượng siêu nhiên, về hình thức biểu hiện, tôn giáo baogồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng (giáo lí), các quy định về hình thứclễ nghi (giáo luật) và những cơ sở vật chat dé thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

Mặt khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần củaquan chúng, phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự

14

Trang 21

do, bình đăng, bác ái Vì vậy, nhiều người trong các thành phần xã hội khác

nhau tin theo.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Khải (2018), giữa Tôn giáo và Tín

ngưỡng có sự giống và khác nhau cơ bản như sau:Sự giống nhau.

Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin

lành, ) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tô tiên, tínngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mau, ) đều tin vào những điều màtôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hềđược trông thay Chúa Trời, đức Phật hay cụ ky tổ tiên hiện hình ra bằngxương băng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các dang

linh thiêng đó.

Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điềucủa tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữacác cá thé với nhau, giữa cá thé với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt cácmối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tam gươngsáng của những đắng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín

ngưỡng đó.

Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng

Một là, nêu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ,giáo lý, giáo luật và tín đô, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có4 yếu tô đó Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni

sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Gié su sáng lập ra dao Công giáo, nhà tiên

tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi, ); giáo lý là những lời day của đứcgiáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảovà ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những

người tự nguyện theo tôn giáo đó.

15

Trang 22

Hai là, nếu đỗi với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụthé, chỉ có thé có một tôn giáo thì một người dân có thé đồng thời sinh hoạt ởnhiều tín ngưỡng khác nhau Chang hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡngthờ cụ ky tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta

còn ra đình lễ Thánh Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín

ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Răm âm lịch hàngtháng còn ra miéu, ra chùa làm lễ Mẫu

Ba là, nêu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì cácloại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thànhhoàng), bài khan (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu) Hệ thống kinhđiển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ“Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồigiáo, Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu vănmà những người cung văn hát trong các miéu thờ Mẫu không phải là kinhđiền.

Bốn là, nêu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp vàtheo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai

làm việc này một cách chuyên nghiệp cả Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ

đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốtđời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít) Còn trước

đây, những ông Dam của làng có | năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại

trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm

việc thờ Thánh chuyên nghiệp (Nguyễn Quang Khải, 2018)

Như vậy nghiên cứu Tín ngưỡng, Tôn giáo và so sánh sự giống và khácnhau giữa chúng cho thấy: cả hai đều có vai trò rất quan trọng và đóng gópnhững giá trị nhất định vào đời sống tinh thần, tâm linh của con người, giúp

con người có cuộc sông bình yên, tạo niêm tin được che chở, hạnh phúc và là

16

Trang 23

động lực thôi thúc họ hành thiện, yêu thương và giúp đỡ người khác Vì thế

tín ngưỡng và Tôn giáo được nhà nước công nhân và được pháp luật bảo vệ.

1.2 Những tín ngưỡng cơ bản của đồng bào dân tộc Khmer và ảnhhưởng của tín ngưỡng đến đời sống vật chất, tinh thần của người Khmer

1.2.1 Những tín ngưỡng cơ bản của đồng bào dân tộc Khmer

Đồng bào dân tộc Khmer ở Việt Nam sinh sống lâu đời trên vùng đấtTây Nam bộ đứng thứ 5 trong số 54 tộc người tại Việt Nam Người Khmerđồng thời cũng là tộc người có dân số cao nhất trong nhóm Môn - Khmerthuộc ngữ hệ Nam Á Theo kết quả điều tra thực trạng Kinh tế- Xã hội của 53Dân tộc thiểu số năm 2019, do Tổng cục Thống kê (Tổng cục Thống kê,2020) phối hợp cùng Ủy ban Dân tộc thực hiện, dân tộc Khmer có 1.319,652người, với khoảng 330 nghìn hộ gia đình, sinh sống tập trung chủ yếu ở488/691 xã, phường, thị tran vùng Tây Nam bộ Trước đó, năm 2009, dân tộcKhmer có 1.260.640 người; bình quân tăng dân số trong giai đoạn 2009 —

người Khmer tại Việt Nam) Tại An Giang có 75.878 người và tỉnh BạcLiêu là 73.968 người.

Ngoài ra người Khmer còn sinh sống tại các địa phương khác như:Bình Dương (65.233 người); Thành phố Hồ Chí Minh (50.422 người), CàMau (26.110 người), Đồng Nai (23.560 người), Vĩnh Long (22.630 người),

17

Trang 24

Cần Thơ (19.683 người), Bình Phước (19.315 người), Hậu Giang (18.467

nguoi), Long An (9.980 người), Tây Ninh (9.932 người).

Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế- Xã hội của 53 dân tộc thiểu sốnăm 2019 cho thấy, đồng bào Khmer còn cư trú tại một số tỉnh Trung du miềnnúi phía Bắc (642 người); vùng đồng băng sông Hồng (479 người); BắcTrung bộ và Duyên hải miền Trung (1.851 người); Tây Nguyên (2.962người); Đông Nam bộ (172.477 người) (Tông cục Thống kê, 2020)

Sự phát triển về dân số và việc cư trú ở khắp mọi vùng miền trên cảnước, là minh chứng cho thấy, đồng bào Khmer là bộ phận không thé tách rờicủa khối đại đoàn kết của 54 dân tộc anh em trên đất nước ta Với quan điểmnhất quán “Các dân tộc bình đăng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiếnbộ”, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm và ban hành nhiều chủ

trương, chính sách ưu tiên phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc Khmer.Có thé kế đến Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 14/4/1991 của Ban Bi thuTrung ương Đảng khóa VI và Thông báo số 67-TB/TW ngày 14/3/2007 củaBan Bí thư Trung ương Đảng khóa X “Về công tác ở vùng đồng bào dân tộcKhmer”; Nghị quyết số 21/NQ- TW của Bộ Chính trị “Về phương hướng pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sôngCửu Long đến năm 2010” và Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của BộChính trị “Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hộivà đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ2011 - 2020” nhằm xây dựng tổng thé các chính sách ưu đãi riêng cho đồngbào DTTS ở Đồng bang sông Cửu Long, trọng tâm là đồng bào Khmer giaiđoạn 2014 - 2020 và có Chiến lược phát triển toàn diện đối với đồng bào dântộc Khmer đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Chỉ thị số 19-CT/TWngày 10/1/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân

tộc Khmer trong tình hình mới

18

Trang 25

Các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng chính cua người Khmer Cuộc

sống của người Khmer tự bao đời phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên và truyềnthống canh tác lúa nước, do vậy, cũng giống như người Khmer ở Campuchiangười Khmer ở Việt Nam đều gìn giữ và phát huy nền văn hóa lâu đời củamình, một số lễ hội chính của người Khmer:

Lễ hội Pchum Ben (tên gọi ở Campuchia) hay lễ hội Sen Đôn ta (tên

gọi theo người Khmer Krom ở đồng băng Mekong) Đây là lễ báo hiếu ôngbà, mang ý nghĩa gần giống với lễ Vu Lan ở Việt Nam Đặc biệt trong lễ SenĐôn ta ở vùng An Giang, hang năm diễn ra một hoạt động rat nổi tiếng là lễ

hội đua bò Bảy Núi.

Tết Chol Chnam Thmay là tết mừng năm mới của người Khmer thườngbắt đầu vào tháng 4 dương lịch, ở các nước ảnh hưởng văn hoá Khmer vàPhật giáo An như Thái Lan, Lào, Miến Điện cũng có ngày tết tương tự Trongtết có 3 ngày lễ chính, sẽ có 1 ngày gọi là ngày Songkran.

Ok-om-bok (lễ cúng trăng) Trong tháng lễ có các hoạt động đua ghe

ngo truyền thống có quy mô lớn như tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giangvào ngày cuối cùng của đêm lễ Ok-om-bok sẽ diễn ra nghỉ thức thả đèn trời,

Vassa (An cu kiét ha)

Có thé nhận thấy người Khmer có đa dạng lễ hội: lễ hội tôn giáo, lễ hộinông nghiệp, các lễ hội đã tác động và chi phối mạnh mẽ đến đời sống tư

19

Trang 26

tưởng, tình cảm của con người nơi đây Từ xa xưa, việc đối mặt với thiênnhiên, sự khắc nghiệt lẫn thuận lợi của điều kiện thời tiết, qua đó ngườiKhmer hình thành Tô tem giáo (sùng bái thiên nhiên), họ tô chức các lễ cầucho thiên nhiên mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống ấm no hạnhphúc Việc tin tưởng vào thế lực siêu nhiên giúp người Khmer có nhiều độnglực trong lao động và sản xuất, đặc biệt giúp họ chiến thắng mọi khó khăn

trong cuộc sống.

Một trong những đặc trưng thuộc về lễ hội mang dấu ấn nông nghiệplúa nước (tín ngưỡng dân gian) vẫn còn được người Khmer thực hành đếnngày nay đó là nghi thức cúng đầu nge Ngo Tại Sóc Trăng, việc thực hànhnghi thức cúng đầu nge Ngo được thực hiện vào dịp lễ hội Ók Om Bók (Đútcém đẹp), lễ hội có nguồn gốc từ rất lâu đời của người Khmer Thời gian diễnra lễ hội vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, đây là ngày cuối cùng củamột chu kỳ mặt trăng xoay quanh trái đất và cũng là thời điểm hết thời vụ củanăm Theo quan niệm của người Khmer, cúng trăng là để tạ ơn thần mặt trăngsuốt một năm đã bảo vệ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa

màng bội thu.

Một trong những tín ngưỡng quan trọng của người Khmer là nghi thức

cúng đầu Ghe Ngo, thé hiện tính tâm linh, nhân văn sâu sắc với nội dungchuẩn bị hạ thủy thuyền (Ghe), cầu mong không đơn thuần cho trận đấu sắpdiễn ra mà là cầu mong cho cuộc sống trong năm của cộng đồng tộc ngườiđược chiến thang Sự phổ biến của nghi thức cúng đầu ghe Ngo đã mang ýnghĩa, giá trị văn hóa trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer Khi xãhội phát triển, bên cạnh các lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi,vụ mùa bội thu thì người Khmer cũng tổ chức các lễ hội khác liên quan đến

xã hội của mình như tưởng nhớ các anh hùng, những lễ hội mang tính cộng

đồng và vui chơi giải trí Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập hiện nay, những tácđộng khách quan, chủ quan của con người từ đó không phải tất cả các đặc

20

Trang 27

trưng lễ hội được giữ gìn một cách trọn vẹn, việc nghiên cứu các nghi thức,

nghi lễ truyền thống một cách bày bản đang đặt ra nhiều thách thức đối với

các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa và đặc biệt là giới trẻ.

1.2.2 Ảnh hưởng của tín ngưỡng đến đời sống vật chất và tỉnh than

của người Khmer

Ảnh hưởng của Tín ngưỡng đến cuộc sống của người Khmer ở hai gócđộ: đời sống tỉnh thần, văn hóa tâm linh và đời song vat chat.

Về đời sống tinh than, văn hóa và tâm linh Tin ngưỡng có sự ảnhhưởng khá rõ đến đời sống tinh thần, văn hóa và đời sông tâm linh của người

Khmer Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh (2007, 2022) thì trong quá trình hình

thành và phát triển của các tôn giáo, tín ngưỡng đều sản sinh, tích hợp và hàmchứa các giá tri văn hóa và nghệ thuật Văn hóa, tinh thần, tâm linh là một sựtích hợp qua nhiều thế hệ và được kế thừa phát triển của các tín ngưỡng, tập

tục, nghệ thuật dân gian, truyền thuyết, lễ hội, kiến trúc, lịch sử, cùng nhiều

giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khác (Vũ Hồng Vân, 2020)

Tín ngưỡng dân gian không chỉ tồn tại ở dạng trừu tượng mà nó còntồn tại trong thực tiễn và các ứng xử thực tế Tín ngưỡng và văn hoá dân giankhông chỉ là sự phản ánh một thế giới quan văn hoá trừu tượng, mà nó còntồn tại trong cuộc sống hằng ngày như là một phương tiện sáng tạo văn hoá

(Patrick B Mullen, 2000).

Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong đời sống con người được thê hiện

trên các mặt như: Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong việc lý giải các hiệntượng tự nhiên và con người; Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong giáo dụcđạo đức; Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong việc phát huy dân chủ, đoàn

kết; Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc vănhoá Là một hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngưỡng dân gian khôngthé thiếu trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân lao động Tin

21

Trang 28

ngưỡng dân gian cũng như tôn giáo là nhu cầu tinh thần của tuyệt đại đa sốcác thành phần cư dân ở nước ta (Bùi Văn Dũng, Nguyễn Thị Câm Tú, 2016).

Đối với người Khmer, tín ngưỡng được hòa quyện trong văn hóa, tôngiáo, đời sống tâm linh-tinh thần, nghệ thuật kiến trúc, hôn nhân, ma chay,cuộc song gia dinh, nudi day con cai, ầm thực va âm nhac dân gian và đượcbiểu hiện rõ nét trong các lễ hội và đời sống hằng ngày của họ.

Lé hội và phong tục tập quán của người Khmer thường hòa quyện vàonhau Trong từng lễ (bund) có nhiều nghi thức (pithi) Ở mỗi nghi thức cụ théđều có sự đan xen giữa yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng dân gian Các lễ hội củangười Khmer gắn với sinh hoạt thường ngày Người Khmer không có sự phânbiệt “rạch ròi” giữa phong tục tập quán với lễ hội, các yếu tố lễ và hội quyệnvào nhau cho chúng ta thấy sự phong phú của lễ hội dân tộc Lễ hội của đồngbào Khmer gắn liền với đạo đức, lối sống và ước nguyện của con người trongcuộc song Họ thực hiện những nghỉ lễ mong sao cho quan hệ giữa con ngườivới con người và giữa con người với thiên nhiên tốt hơn (Bùi Thị Hồng Loan,2018).

Tín ngưỡng hòa quyện trong các phong tục và các lễ hội Lễ hội cũng là

một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Khmer vì lễ hộithường gắn với tín ngưỡng dân gian và các lễ nghi tôn giáo Người KhmerTây Nam Bộ có khoảng 15 lễ hội thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, trongđó có 10 lễ hội có nguồn gốc từ Phật giáo và do các su sai t6 chức trongkhuôn viên chùa Lễ hội của người Khmer gồm 2 loại là lễ hội dân tộc và lễ

hội tôn giáo.

Lễ hội dân tộc là những ngày lễ bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hàngngày cũng như cuộc sông lao động của dân chúng, tuy nhiên, trong quá trìnhphát triển thì những lễ hội này thường bị pha trộn với những yếu tố tôn giáo.

Những lễ hội dân tộc lớn trong năm của người Khmer gồm: lễ Vào năm mới(Ch6l chnam thmây) - thường tổ chức vào giữa tháng 4 Dương lịch tức dau

22

Trang 29

tháng Chét của người Khmer, lễ cúng ông bà (Đôn - ta) - tổ chức vào 3 ngàytừ 29-8 đến 1-9 Âm lịch, lễ cúng trăng hay lễ cúng cém dep (Ok om bok) - tôchức ngày 15-10 Âm lịch.

Lễ hội tôn giáo của người Khmer ngày nay đều gắn với Phật giáo Nam

tông Những lễ hội tôn giáo định kỳ hàng năm đó là: Lễ phật đản (Lé phật dan

của người Khmer tổ chức vào rằm tháng 5 Âm lịch khác với ngày lễ phật đảncủa Phật giáo đại thừa: 8-4 âm lịch); lễ đặt cơm vắt (từ ngày 15 đến 30-8 Âmlịch); lễ ra hạ (14 và 15-9 âm lịch); lễ dâng y (từ 14-9 đến 15-10 Âm lịch).

Ngoài ra còn có những ngày lễ không định kỳ như lễ an vị tượng Phật và lễ

kết giới.

Ảnh hưởng của tin ngưỡng đến nghệ thuật ca múa nhạc, dân ca Khmergồm dân ca nghi lễ, hát ru con (chum riêng bom pê kôn) và hát đối đáp tronglao động Dân ca nghỉ lễ là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ cúngthần và nghi lễ cúng cầu mưa, cầu an, Dân ca nghĩ lễ thé hiện mối quan hệgiữa con người với thiên nhiên, biểu hiện ước mơ cũng như khát vọng của conngười về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong nghệ thuật ca dân gian của người Khmer, bên cạnh các làn điệu

dân ca còn có nghệ thuật múa và nghệ thuật sân khấu Dân tộc Khmer khá nổitiếng về các điệu múa nhất là múa dân gian, phô biến trong mọi tang lớp nhândân và mỗi khi có dip gặp gỡ, vui chơi tập thé là người dan Khmer cùng nhaumúa những điệu múa truyền thống Múa dân gian bao gồm nhiều loại: múa

sinh hoạt có Râm vông, Lâm lev, Sarvan Ngoài ra người Khmer Kiên Giang

còn có điệu múa Xarikakeo, múa trống chhayam, nhưng những điệu múanày không phổ biến rộng rãi như ba điệu múa Lâm vông, Lâm lev và Sarvan.

Nghệ thuật sân khấu là một nét độc đáo và đặc sắc trong nghệ thuậtbiểu diễn của người Khmer, có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều trình độkhác nhau từ đơn giản (dân gian) đến phức tạp (cung đình), được coi “là linhhồn của toàn bộ hệ thống nghệ thuật dân tộc mang đậm nét văn hóa và bản

23

Trang 30

sắc riêng của người Khmer” Các loại hình sân khấu của người Khmer baogồm: 1) Sân khẩu Rôbam (còn được gọi là hát Réamkér) với vở kịch nổi tiếngnhất là Réammkèr được rút ra từ áng hùng ca Yamayana của An Độ Đây là loạihình nghệ thuật lay múa làm phương tiện truyền tải nội dung nên nó còn đượcgọi là nghệ th uật múa sân khấu hay kịch múa 2) Sân khẩu Dù - Kê (Yuké) là

kịch hát của người Khmer vùng Tây Nam Bộ, ra đời vào những năm 1920

-1930 mang dấu ấn đậm nét của sự giao thoa văn hóa với nghệ thuật của ngườiHoa và người Việt 3) Sân khẩu Lakhôn tương tự kịch nói của người Viét.

Ảnh hưởng của tín ngưỡng đến văn học Văn học dân gian của ngườiKhmer rất phong phú, gồm tục ngữ, dân ca, truyện dân gian (thần thoại,truyền thuyết, cô tích, ngụ ngôn và truyện cười) Tục ngữ và châm ngôn củangười Khmer thường là những tổng kết về kinh nghiệm hay những nhận xétvà những lời khuyên rin được gọi chung là Xôphia — Xét Đặc điểm nổi bậtcủa truyện thần thoại, truyền thuyết của người Khmer là “phản ánh nét đặcthù trong quá trình khai thiên, lập địa, mở mang địa phận trên vùng đồng bằngsông nước Cửu Long sinh lầy, hoang vu, ngập nước và nhiều thú dir” Nhữngtruyện thần thoại của người Khmer có thể kế đến là “Sự tich mưa, gió, Mặttrời và Mặt trăng”, “Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài”, Ngoài ra, các địaphương còn có các truyền thuyết riêng như: sự tích chiếc thuyền vỡ (ở VũngThơm — Sóc Trăng), sự tích Bà Panh diệt cá sấu 6 vam sông Long Xuyên (AnGiang), Truyện cô tích của người Khmer thường phản ánh những mâuthuẫn trong xã hội thông qua sự đối lập giữa cái thiện — cái ác, cái tốt — cáixau chang hạn như truyện “Hoàng tử Sing Sê Một Chay”, “Chau Sanh —

Chau Thông”.

Bên cạnh văn hoc dân gian còn phải kế đến văn học viết Những tácphẩm văn học viết của người Khmer thường được ghi chép bằng các tập lábuông, thường gọi là Sa-Tra truyện (Sa-Tra Rương), gồm những truyện dài về

diệt chăn tinh, cứu người.

24

Trang 31

Ảnh hưởng của tín ngưỡng đến nghệ thuật, kiến trúc chùa của ngườiKhmer Ở Nam Bộ hiện có khoảng 500 chùa Khmer lớn nhỏ, tập trung nhiềunhất ở hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng Điểm chung của chùa Khmer Nam Bộlà chính điện quay về hướng đông: vì bà con cho răng, con đường tu hành củaPhật đi từ tây sang đông Bên trong chính điện mang vẻ bề thế và lộng lẫy vớinhiều màu sắc như nét văn hóa Khmer, nét đặc thù của Bà La — môn giáo ảnhhưởng sâu đậm văn hóa Án Độ, nhiều nhất là trên nóc được trang trí hình ảnhđền Ăngco Vat, nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khmer.

Ngôi chùa có một vị thế rất vững chắc trong đời sống xã hội và tâmthức của người Khmer Theo Hòa thượng Tăng Nô, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư

sai yêu nước tinh Sóc Trăng, Sư cả Chùa Kh’léang TP Sóc Trăng, thì: “Chùa

và chư tăng là cột trụ về tinh thần, cho nên mọi nghi thức lễ hội, đón mừngnăm mới diễn ra ở chùa, mang đậm màu sắc lễ hội Phật giáo Nam giới lớnlên được tu dưỡng trong tinh thần Phật giáo, xuống tóc đi tu, học giáo lý nhàPhật, học văn hóa trước khi bước vào cuộc song tu lap cua người trưởngthành Khi chết, người Khmer hỏa táng và tro được gửi lên chùa” (Phuong

Nghi, 2022).Đóng góp dựng chùa, nuôi chùa được coi như một khoán ước bao

đảm hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại và vĩnh hằng sau này của mỗi kiếpngười Người Khmer không tiếc công sức, vật liệu quý cùng sự khéo léo củađôi tay để xây dựng chùa, vì thế chùa trở thành trung tâm của phum, sóc, gắn

bó thiêng liêng cả đời Chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, văn

hóa, là nơi rèn luyện dao đức, phẩm hạnh Với cộng đồng người Khmer, chùa

không chỉ là nơi thực hiện tín ngưỡng tâm linh mà còn là trung tâm sinh hoạt

văn hóa cộng đồng, là nơi để trao đổi mọi vấn đề về cuộc sông vật chất và tâm

linh của người Khmer.

Trong tâm thức mỗi người Khmer, ngôi chùa hiện hữu trong suốt cuộc

đời của họ Từ khi còn bé, người Khmer đã đi chùa Lớn lên, dù bận lo cho

cuộc mưu sinh, họ vẫn thường đến chùa Về già, họ càng găn bó với ngôi

25

Trang 32

chùa hơn Đến khi qua đời, người Khmer cũng muốn được an táng trong khuvực đất chùa dé linh hồn thanh thản Ngoài ra, nhiều sư cũng tranh thủ daychữ Khmer trong chùa Dù điều kiện có khác nhau nhưng các chùa vẫn làmtốt việc lưu giữ văn hóa cho cộng đồng Khmer (Phương Nghi, 2022)

Ảnh hưởng đến đời sống vật chất Tuy không có ảnh hưởng trực tiếpnhưng tín ngưỡng có ảnh hưởng nhất định đến đời sống vật chất của ngườiKhmer trên nhiều phương diện.

Thứ nhất, tín ngưỡng là lễ nghi khởi đầu cho các hoạt động sản xuất vậtchất của người Khmer Kinh tế chủ yếu của người Khmer là trồng lúa nước,các cây lương thực, hoa màu và chăn nuôi Do vậy các nghi lễ cúng tế các vịthần linh dé giúp cho trồng cấy thuận lợi, mùa màng bội thu, súc vật không bịbệnh chết Đối với đồng bào Khmer, họ luôn quan niệm rằng “vạn vật hữulinh” Chính vi thé, than mưa, thần sông, thần rừng luôn ngự tri trong tâmthức của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long Tín ngưỡng thờ Arak vàNeak-ta rất phô biến

Thứ hai, lễ nghi dé tránh những tai họa, hậu quả xấu đem đến Ho tinrằng những thiên tai như năng hạn, ngập lụt, bệnh dịch ở thú vật, tai họa đếncho người do sự bat kính của người đối với ông Tà Vì thế họ tin rằng mỗi khicó chuyện không may xảy đến thì họ phải cúng ông Tà để cầu xin ông bớtgiận hoặc che chở cho họ Đối với ông Tà, người Khmer không dám nóinhững lời thất kính sợ bị “quở phạt

Thứ ba, tỏ lòng biết ơn các dang thiêng liêng tối cao đã giúp đỡ họ,đem đến mùa vụ bội thu Lễ cúng trăng hay lễ cúng cém dep (Ok om bok) - tôchức ngày 15-10 Âm lịch Đua ghe Ngo - một trò chơi thể thao dân tộcKhmer, bao giờ cũng gắn với nghi lễ cúng trăng - đút cốm dẹp (Óoc OmBóc), bởi khi thu hoạch mùa lúa mới, đồng bào Khmer thường làm lễ cúng tạơn các vị thần mặt trăng, thần đất, thần nước đã phù hộ ban cho mưa thuận

gió hòa, mùa màng tươi tôt nên bà con thu hoạch được mùa.

26

Trang 33

Nhìn chung đời sống kinh tế, vật chất của người Khmer còn thấp, cònrất nhiều người nghèo do có những hạn chế về trình độ học van, do thói quenvà thiếu các điều kiện phát triển kinh tế Người Khmer gắn bó với đồng ruộngvà đánh bắt cá tôm, chăn nuôi gia sức gia cầm giống như người Việt Kinh tếthuần nông gắn bó với đồng ruộng, kinh tế hàng hóa ít phát triển, làng nghềtruyền thống chưa được đầu tư và chưa được đây mạnh xúc tiễn thươngmại,v.v Đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp, chuyền dịch cơ cấu kinhtế, giao lưu hàng hóa tại nơi có đồng bào Khmer sinh sống còn rất khiêm tốnlà những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thu nhập thấp và đời sống kinh tế-vậtchất của người Khmer thấp.

Những giá trị đóng góp của tín ngưỡng dân gian của dân tộc Khmer.

Các giá trị cơ bản của các tín ngưỡng dân gian đóng góp vào sự bảo tồn, pháttriển các giá tri văn hóa, tinh thần và vật chất của dân tộc Khmer và đất nướcViệt Nam bao gồm:

Thứ nhất, góp phần giữ gìn, xây dựng tình yêu quê hương, đất nước.Tín ngưỡng, văn hóa đồng bào Khmer không chỉ đáp ứng nhu cầu văn hóa,tâm linh của nhân dân, mà còn góp phần củng có, xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân tộc cũng như xây dựng, bảo vệ tô quốc Lễ hội tín ngưỡng dân gianđồng bào Khmer tại các tỉnh Tây Nam Bộ trong đó có Kiên Giang không chỉgiúp người dân thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã khaihoang, lập ấp, mà còn nhắc nhở đồng bào về trách nhiệm giữ gìn, xây dựngtình yêu quê hương, đất nước Do vậy, yêu nước trở thành các tiêu điểm giátrị và là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, giúp tạo ra sự đoànkết gan bó trong nội bộ dân tộc Khmer và với các dân tộc khác trong cộngđồng các dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, thúc day lòng nhân ái, tinh thần nghĩa hiệp trong đời sốngcộng đồng

27

Trang 34

Lồng nhân ái, yêu thương con người, giúp người khác vượt qua khó

khăn, hòa nhập ở vùng đất mới, là sự cưu mang người khác khi “sa cơ, lỡ vậnnơi đất khách” của đồng bào Khmer được thê hiện qua lăng kính của nhữngngười đi “khai hoang, mở cõi”, đó cũng chính là lời răn dậy của Đức phật đếncác tín đồ Trong lúc khó khăn, hoạn nạn chính lòng nhân ái, tinh thần nghĩahiệp, sẻ chia lẫn nhau đã giúp họ vượt qua hoàn cảnh thực tại Vì vậy, đối với

những người khi xa xứ, lòng yêu thương con người chính là “thương người

như thể thương thân”; “một con ngựa dau cả tàu bỏ cỏ” từ lâu đã trở thànhnếp nghĩ, cách ứng xử, triết lý sống của con người nơi đây, là vùng đất củadân cư thập phương, tứ xứ, con người không quen biết nhau, nhưng cũng cónhu cầu tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, do vậy cơ sở của quan hệ giữa họ ở đâykhông phải tình mà là nghĩa Triết lý sống của đạo Phật đã in sâu vào tâmthức trở thành lẽ sống, thành hành động rất đỗi bình thường của đồng bào

Khmer nói riêng và người dân ở các tinh ĐBSCL nói chung Như vậy, lòng

nhân ái, tinh thần nghĩa hiệp, trọng đạo lý trong văn hóa Khmer được hun đúctừ truyền thống “lá lành dim lá rách” của dân tộc Việt từ ngàn đời, từ nhữngtriết lý sống mộc mạc, giản di “cơm ba bát, áo ba manh” không màng danh lợi

của những con người “Mang guom di mở cõi `.

Thứ ba góp phan củng cô khối đại đoàn kết toàn dân tộc Các ngày lễ

hội của dân tộc Khmer cũng là ngày hội của các dân tộc khác như Việt, Hoa

tại các tỉnh Tây Nam bộ Lễ Vào năm mới (Chél chnam thmây), lễ hội Cúng

trăng đua Ghe Ngo, đã quy tụ và kết nối được nhiều người tham gia và trởthành một hoạt động văn hóa-thê thao-du lịch nổi bật tại nhiều địa phương

như Sóc Trăng, Tra Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Thông qua các lễ hội, các hoạt động từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau cũng

được tô chức với nòng cốt là ban dân vận các địa phương phối hợp với các sưsãi tại các chùa Khmer, đã tạo nên sự gắn kết, giúp đỡ lân nhau trong cộngđồng dân tộc Khmer và các dân tộc khác tại các địa phương Bằng những hoạt

28

Trang 35

động từ thiện xã hội, nhà chùa cùng với nhân dân đã thể hiện vị trí, vai trònòng cốt trong phong trào nhân đạo của toàn dân Thông qua các tổ chứcchính trị xã hội đã đóng góp quỹ vì người nghèo, ủng hộ quỹ khuyến học,khuyến tài, ủng hộ lớp học tình thương, phát quà cho người nghèo, giúp giađình gặp khó khăn, hoạn nạn, xây dựng đường nông thôn, cấp tập vở chocác em khối đại đoàn kết toàn dân được thê hiện qua Hội Đoàn kết sư sãiyêu nước, hội đã thực hiện tốt công tác vận động đồng bào Phật tử tích cựchưởng ứng cuộc vận động của chính phủ: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư”; “Ngày vì người nghèo”; “Người Việt Nam ưutiên dùng hàng Việt Nam”; “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội họctập”, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các đối tượng chính sách trên

địa bàn.v.v Ngoài ra, các chùa Phật giáo Nam Tông mở các lớp dạy chữ

Khmer từ lớp 1 đến lớp 6 trong dịp hè cho su sai và con em đồng bào Khmertheo học Các chùa còn được cấp phát miễn phí các loại sách, báo, tạp chítheo định kỳ nhằm bổ sung vào tủ sách pháp luật dé sư sãi và đồng bào phậttử nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước Ngoài ra, Hội Đoàn kết sư sãi, nhà chùa kêu goi các tinđồ ủng hộ, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống COVID-19 trong thời

gian qua.

Tiéu két chuong 1

Tín ngưỡng nói chung va tin ngưỡng trong lễ hội đua Ghe Ngo của

đồng bào Khmer nói riêng ra đời, được duy trì và phát triển cho đến ngày naylà do nó có những giá trị nhất định đối với đời sông tinh than và vật chất củamột dân tộc, một địa phương hay vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.

Song hành và hòa quyện cùng tôn giáo, văn hóa truyền thống và các tínngưỡng khác, tín ngưỡng trong lễ hội dân gian cúng đầu Ghe Ngo của đôngbào Khmer tại các tỉnh đồng bằng song Cưu Long nói chung và tại huyện

Giông Riêng tỉnh Kiên Giang nói riêng mang một dâu ân văn hóa đặc sắc, mà

29

Trang 36

khi tìm hiểu về văn hóa, lễ nghi và phong tục tập quán không thé bỏ qua Mộttrong những tín ngưỡng quan trọng của người Khmer là nghi thức cúng đầuGhe Ngo, thể hiện tính tâm linh, nhân văn sâu sắc với nội dung chuẩn bị hạthủy thuyền (Ghe) Đây là lễ hội mang dấu ấn nông nghiệp lúa nước (tínngưỡng dân gian) vẫn còn được người Khmer thực hành đến ngày nay

Các giá trị của tín ngưỡng này đóng góp vào các giá trị văn hóa truyềnthống của người Khmer trên ba góc độ: Là một phần quan trọng không thểthiếu trong đời sống của dân tộc Khmer tại các tỉnh ĐBSCL; Là một sự kiện

văn hóa quy tụ không chi dân tộc Khmer, mà các dân tộc khác cùng tham gia;

Thể hiện sự đoàn kết, tam lòng nhân ái giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dântộc, giai cấp, giàu nghèo Chính những giá trị trên đã tạo ra sự phát triển bềnvững của tín ngưỡng nay và được Dang và Nhà nước cũng như các cấp chínhquyên và nhân dân tại các địa phương khuyến khích, ủng hộ và bảo vệ.

30

Trang 37

Chương 2.

NGƯỜI KHMER Ở HUYỆN GIÒNG GIENG,

LE HỘI DUA GHE NGO VÀ THUC TRẠNG TÍN NGƯỠNG TRONGLE HOI DUA GHE NGO CUA DONG BAO DÂN TỘC KHMER

O HUYEN GIONG GIENG, TINH KIEN GIANG

2.1 Người Khmer ở huyện Giồng Giéng và Lễ hội đua Ghe Ngo2.1.1 Người Khmer ở huyện Giỗng Giéng

Huyện Giồng Riéng nằm ở phía Đông tỉnh Kiên Giang, cách trung tâmthành phố Rạch Giá 32 km Phía Đông Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phíaĐông Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Tân Hiệp, phía Tây

Nam giáp huyện Châu Thành và phía Nam giáp huyện Gò Quao (tỉnh Kiên

Giang) Huyện có 19 đơn vị hành chính, với diện tích 639,24km2, dân số228,000 người (năm 2019) trong đó đồng bào dân tộc Khmer là 38,190 người,chiếm 16,75% dân số toàn huyện.

Huyện Giồng Riéng là huyện vùng nông thôn, tiềm năng kinh tế chủyếu là sản xuất nông nghiệp Trong huyện có nhiều dân tộc cùng nhau sinhsống, mỗi dân tộc tuy có sắc thái truyền thống riêng, nhưng rất hài hòađoàn kết.

Đồng bào Khmer sống đan xen với đồng bào người Kinh và người Hoa,nhưng cũng hình thành từng cụm lớn, nhỏ tương đối rõ rệt Phần lớn đồng bàoKhmer cư trú ven kinh, rạch, vùng sâu, xa trục lộ giao thông, đa số người dânKhmer sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế và mức hưởng thụ văn hóa,cũng như điều kiện kết cầu cơ sở hạ tầng nhìn chung còn khó khăn thiếu thốn;một bộ phận đồng bào Khmer về trình độ văn hóa còn hạn chế, nên việc tiếpthu chuyền giao khoa học - kỹ thuật còn chậm; phương thức sản xuất có nơi

còn lạc hậu, thu nhập bình quân còn thấp, một bộ phận đồng bào Khmer còn

thiêu von, thiêu dat sản xuât; khoảng cách về kinh tê, văn hóa - xã hội so với

31

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w