1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải hiện nay ”(Qua khảo cứu một số đền thờ Mẫu Thoải ở Huyện Hoài Đức, Hà Nội)

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mo dau, Kết luận, Tài liệu tham khảo va Phụ luc, luận văn (12)
  • CHUONG 1: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU THOAI VA (13)
  • ĐỊA BÀN KHẢO CỨU (13)
    • 1.1.2. Nguồn gốc của tín ngưỡng tho Mẫu Thoải Tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải là một tín ngưỡng đã có từ lâu đời và có rất (21)
    • 1.1.3. Ban chất và đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải (28)
    • CHUONG 2. THỰC HANH TÍN NGƯỠNG THO MẪU THOAI HIỆN NAY (QUA KHẢO CỨU MỘT SO ĐÈN THO MẪU THOAI Ở HUYỆN (40)
  • HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI) (40)
    • 2.1.2 Những ngày Sóc, ngày Vọng và các loại hình thực hành nghỉ lễ quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu (44)
      • 2.2.1.1. Khoảng thời gian và tan suất số buổi Lên đồng Nghi thức lên đồng tại hai đền Mẫu Thoải Linh Từ và Đền Lưu Ly trên (49)
    • Tầng 2: cũng được chia thành từng phòng nhỏ, mỗi phòng sử dụng (65)
    • Tầng 3: làm theo kiểu kiến trúc truyền thống với kết cấu gỗ gồm 2 nếp nhà tạo thành chữ “Nhị” gồm tiền tế và hậu cung (66)
      • 2.2.1.3. Mô tả quá trình của một buổi lễ Lên đồng ở Đền thờ Mẫu (66)
    • CHUONG 3: GIA TRI VÀ GIẢI PHÁP, KHUYEN NGHỊ NHẰM BAO (84)
  • NGUONG THO MAU THOAI HIEN NAY (84)
    • 3.1.1 Bu dap tinh than doi với người dân (84)
    • Nhóm 1: gồm những người có trạng thái tâm, sinh lý không bình thường - những người đồng tính: đồng tính về đặc điểm giới tính và đồng tính (86)
    • Nhóm 3: gồm những người có mầm mống căn bệnh tâm thần định kỳ ở thé nhẹ hoặc mắc các chứng nhiễu tâm mà trong y học xếp vào loại bệnh tâm thần; (86)
      • 3.1.2. Giữ gìn bản sắc tín ngưỡng, văn hóa dân tộc Tục thờ Mẫu Thoải ở Hoài Đức là một tín ngưỡng của cộng đồng người (87)
      • 3.1.3. Tính nhân văn sâu sắc, liên kết cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hoài Đức ngoài việc góp phan chan hưng nền (90)
      • 3.2 Giải pháp nhằm bảo tồn giá trị thực hành tín ngưỡng thờ (92)
      • 3.3 Một số khuyến nghị nhằm bảo tồn giá trị tín ngưỡng và thực (94)
        • 3.3.1 Đối với các thủ dén trông coi - Nâng cao nhận thức và kiến thức về tín ngưỡng thờ Mẫu, thực hành (94)
        • 3.3.2. Đối với chính quyên sở tại cấp địa phương (94)
        • 3.3.3. Đối với chính quyền sở tại cấp Thanh pho - Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động in (95)
        • 3.3.4. Đối với phòng Văn hóa thông tin cấp quận, huyện và các cấp chính quyên địa phương sở tại (95)
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (98)
    • trăng 3 đôi, (108)
  • BIEN BAN PHONG VAN SÂU (123)
  • LÝ” (128)

Nội dung

Đó cũng là một chủ trương đúng đắn theo tinh thần của Đảng và nhànước Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người đã đượckhẳng định trong nhiều Nghị quyết, đặc biệt là Ngh

Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mo dau, Kết luận, Tài liệu tham khảo va Phụ luc, luận văn

ĐỊA BÀN KHẢO CỨU

Nguồn gốc của tín ngưỡng tho Mẫu Thoải Tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải là một tín ngưỡng đã có từ lâu đời và có rất

của xã hội nguyên thủy “Với cư dân nông nghiệp lúa nước như Việt Nam, tín ngưỡng này được bảo lưu, duy trì, phát triển và dần dần nó mang tính chất của một “dao” hay một “tôn giao” — dao Mẫu”[44.tr3 1].

Phong tục thờ Mẫu ở Việt Nam, thời kỳ đầu là tín ngưỡng thờ đa Nữ thần, bởi lẽ cho tới nay con người đã phát hiện những dấu vết cho thấy dấu vết của hiện tượng này, như việc thờ Mẹ Cây, Mẹ Nước, Mẹ Cá, v.v Và cứ theo đòng chảy thời gian, theo chiều hướng khái quát hóa, người Việt đã quy các nữ thần về một số nữ thần cơ bản mang tính khái quát tổng thể lớn lao hơn và gọi là các Thần mẫu: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thoải Tín ngưỡng thờ Mẫu có tên gọi là Đạo Mẫu bởi lẽ theo chiều đài tiếp thu biến đổi và tiếp nhận những yếu tố văn hóa trong tín ngưỡng Mẫu đã có những yếu tố cau thành một tôn giáo hiện dai”[33,tr.74].

Trong số các Thủy Phúc Thần thì Mẫu Thoải là vị Thần quan trọng nhất Theo tư duy dân gian Mẫu Thoải là một bà Mẹ khởi nguyên sáng tạo ra mọi miền sông nước: biển, hồ, ao, đầm, đồng, ruộng, gan với nước đều do

Mẫu sinh ra Với Mẫu Thoải, nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong duy trì

19 sự sông của con người, nó được gan đồng nhất với nỗi buồn, niềm vui của con người Vì thế Mẫu Thoải trở thành một bà mẹ thiêng liêng, luôn sáng tao va ban phát cho nhân gian hạnh phúc Mẫu Thoải là một vị Thủy Phúc Thần thế lực và quyền năng đều liên quan đến việc điều hòa nguồn nước Mẫu là điểm hội tụ, hồi quang va tỏa chiếu sức mạnh của các Thủy Than[xem 65].

Tín ngưỡng thờ Mẫu Thoai của người Việt được khởi nguồn cùng tin ngưỡng thờ Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thượng Ngàn Không gian thiêng liêng thờ Mẫu Thoải là các đền, miếu ven sông, thường là ở nơi các ngã ba sông, các cửa sông, ngòi lớn, nõi trên con đường chuyên từ vùng rừng núi xuống trung du, đồng bằng Những ngôi ðền, miếu thờ Mẫu này là những diém tựa thiêng liêng giúp con ngýời tang sức mạnh niềm tin[xem 53].

Theo chiều dài lịch sử Mẫu Thoải đã được bồi đắp, mặc thêm nhiều lớp áo văn hóa mới Khi thì giúp dân chống hạn hay chống lụt, khi thì chống giặc ngoại xâm, khi lại dạy dân, trồng dâu nuôi tăm dét vải khiến cho diện mạo nguyên thủy khó nhận ra, cùng với quyền năng cũng được rộng lớn hơn ở các vùng miền khác nhau để phù hợp với hoan cảnh và ư nguyện của nhân dân đang sinh sống Ở vùng miền đó đã có những truyền thuyết và cách giải thích khác nhau về nguồn gốc và tâm thế Mẫu Thoải; song dù có giải thích khác nhau nhiều hay ít thì Mẫu Thoải cũng vẫn là một vị Thủy Phúc Thần Thờ

Mẫu Thoải không tách khỏi truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong lộ trình hành hương về với cội nguồn dân tộc Việt Nam[xem 36].

Mẫu Thoải cũng được gọi là “Thuỷ Cung Thánh Mẫu (chữ “Thoải” là đọc chệch từ chữ “Thuỷ”)”, là vi nữ thần dân gian Việt Nam giữ trọng trách quản lý các miền sông nước Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Mẫu Thoải có mặt ở khắp mọi nơi để âm phù dương trợ cho dân gian Mẫu Thoải giúp đỡ mọi người mỗi khi đi qua các vùng sông nước Do vậy, mỗi khi bước xuống đò, qua một khúc sông rộng người ta thường lâm nhâm cầu khấn, xin Mẫu

“phù hộ độ trì” được bình yên và may man.

Mỗi khi dân tình gặp hạn hán, Mẫu phái tướng sĩ đi lo việc làm mưa.

Còn khi bão lụt, Mẫu lại hoá phép dé gid yén, mua tanh Cac loai Thuy quai, thuỷ tặc, do các thần Tướng của Mau canh chừng, nên cũng không thé ung dung tác oai, tác quái.

Trong dân gian, Mẫu Thoải là hình ảnh của ba mẹ hiền lành, đảm đang, suốt đời lo lắng cho con cho cháu.

Mẫu Thoải được thờ tại hầu hết các đền, phủ, điện, có ban thờ Mẫu Mẫu còn được làm Thành Hoàng ở một số vùng thời xưa chuyên nghề sông nước.

Ngày giỗ Mẫu (12 tháng 6 âm lịch) các con hương đệ tử làm lễ cúng tế rất lớn Ở điện thờ Mẫu, thường có đặt ba pho tượng nữ, giống nhau ở gương mặt, tư thế ngồi và chỉ khác ở trang phục; Mẫu Thoải mặc trang phục màu trắng.

Thuận Phước cho rằng, theo truyền thuyết về Mẫu Thoải: Thuyết về vợ Vua Thuỷ Tê, cho rang Mẫu Thoải là vợ của Vua Thuy Té, là Hoàng Hậu ở dưới thuỷ cung Vua Thuỷ Té trông coi các việc ở biển, còn Mẫu trông coi các việc ở sông, suối Do sông, suối có ở khắp mọi nơi nên Mẫu cũng có mặt ở khắp mọi nơi, nhất là tại các bến sông lớn.

Cùng với quan niệm trên, dân làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, tỉnh

Bắc Ninh cho răng: Mẫu Thoải là vợ Vua Thuỷ Té, được Thượng Đề phong là

“Nhữ Nương Nam Nữ Nam Hải Đại Vương” Và Mẫu Thoải được dân làng thờ làm Thành Hoàng.

Cũng có nơi kể rang, Mẫu không phải là một ba mà là ba Ba Mau nay là con gái của Lạc Long Quân và Âu Cơ Ba Mẫu đóng dinh cơ ở sông Nguyệt Đức và có nhiệm vụ trông nom, cai quản các sông nước, luồng lạch, dạy dân chế tạo thuyền bè và đan lưới bắt cá, chế ngự các vị thần mưa, thần gió, mỗi khi các vị này lạm dụng công, xâm hại đến hạ giới Bên cạnh đó, các Mẫu còn làm mưa dé mùa màng được tươi tốt và giúp dân chống lụt.

Nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung, huyện Hoài Đức nói riêng vân truyên tụng nhau câu chuyện vê việc Mau Thoải giúp dân chong lụt:

Khi xưa ở đồng băng Bắc Bộ thường xuyên có nạn lũ lụt Khi Lý Thái Tổ - vị vua đầu tiên của nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, ông đã bắt tay ngay vào công việc trị thuỷ Đến đời vua Lý Thái Tông mới căn bản xong, các đoạn đê đã được nối vào nhau và có quy mô gần như ngay nay Trong những năm xây dựng hệ thống đê, nạn lụt vẫn thường xuyên xảy ra Khi đó, Mẫu Thoải đã phái các thuỷ thần, tướng lĩnh của mình đến các làng ven kinh thành Thăng Long dé âm phù, giúp dân đắp đê chống lụt Tại các làng Nhật Chiêu, Quảng Bá, Tây Hồ, Yên Phụ nay vẫn còn ghi lại các thần tích.

Vào thời Lê, niên đại Vĩnh Thọ, có lần nước sông Hong dâng lên rất cao, tràn cả vào Yên Phụ Nhà vua phải thân hành làm lễ Nam giao (lễ tế cáo trời đất) Mẫu Thoải đã lập tức ứng hiện và âm phù giúp dân chống lụt và xua đuôi thuỷ quái. Đời Lê Thánh Tông, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành Khi thuyền đi qua vùng Phú Xuyên, Kim Bảng thì một trận cuồng phong nỗi lên Vua sai lập đàn tràng dé cau xin các vị thần linh, Mẫu Thoải đã phái một tướng đến đẹp yên gió lớn Khi thăng trận trở về, nhà vua nhớ công ơn, đã phong tặng cho Tướng ay là Thượng đăng than, lay hiệu là Nguyệt Nga Công chúa.

Như vậy, trong Tam toà Thánh Mẫu, Mẫu Thượng Thiên mà hoá thân là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vốn con gái Ngọc Hoàng đã nhiều lần giáng nơi trần thế Còn lại Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải đều có nguồn gốc từ sơn thần và thuỷ thần, ít nhiều có gan với các nhân vat nửa lịch sử nửa huyền thoại của buổi đầu huyền sử như Tản Viên, Hùng Vương, Âu Cơ, Lạc Long Quân

Ban chất và đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải

* Bán chất của tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải Tín ngưỡng thờ Mau là loại hình tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam bởi lẽ nó đã gan liền với những giá tri sâu sắc về nhân sinh quan cũng như thế giới quan của con người, hướng con người tới những giá trị song tốt đẹp và cuộc sống ngày càng trở nên hạnh phúc 4m no hơn Trước khi tìm hiểu bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu Thoai, cần phải biết triết lý của tín ngưỡng Mau, tín ngưỡng Mẫu có nguồn gốc từ thời kỳ nguyên thủy, lay Mẫu (Mẹ) là đẳng sáng tạo và bảo tồn cho vạn vật, vũ trụ và con người, đây là nơi con người gửi gắm những mong muốn, khát vọng hay ước mong của mình về đời sống sung túc, mạnh khỏe, may mắn và tài lộc của mình Tín ngưỡng Mẫu ở đây không phải là hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất mà là một hệ thống các tín ngưỡng lâu đời với sự cấu thành của ít nhất ba lớp khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết và chỉ phối lẫn nhau Đó chính là su cau tao của lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp tín ngưỡng thờ Mẫu Thần và lớp tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và càng ngày càng được phát triển, đặc biệt là giai đoạn hiện nay.

Lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần mang tính phô quát, rộng rãi, phù hợp với hầu hết xã hội nông nghiệp trong đó có Việt Nam, đặc biệt chú trọng tới vai trò của người phụ nữ Lớp thờ Mẫu thần phát triển trên nền tảng của lớp thờ Nữ thần, thường có gan với yếu tố quốc gia, thờ các Vương Mẫu, Quốc Mau,

Thánh Mẫu như Nguyên phi Ÿ Lan, Mẫu Tây Thiên, Mẹ Gióng hay Linh Sơn Thánh Mẫu Lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần mang tính chất bản địa, nội sinh thuần túy Lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ lại được hình thành trên cơ sở hai lớp thờ trên kết hợp với sự tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung

Hoa Tuy nhiên, trải qua thời gian, lớp tín ngưỡng này đã quay trở lại với những đặc điểm điển hình của một tín ngưỡng đậm nét ban địa hơn.[xem 66]

Tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải cũng năm trong lớp tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ,Tứ Phủ chính vì vậy thờ Mẫu thoải cũng mang những bản chất tương tự như trong những bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, thờ Mẫu Thoải có bản chất sâu xa là nơi con người gửi gắm những mong muốn, khát vọng và ước mơ của mình về đời sống sung túc, mạnh khỏe, may mắn và tài lộc của mình hướng con người đến những giá trị tốt đẹp hơn tạo tiền đề làm chỗ dựa vững chắc cho con người trong xã hội, chính vì vậy bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải cũng mang bản chất phổ quát, rộng rãi và phù hợp với hầu hết xã hội nông nghiệp và cũng tiếp nhận và phát triển trên nền tảng thờ của lớp thờ Nữ Than đã có từ xa xưa mặc dù tiếp nhận và phát triển trên sự giao lưu văn hóa ảnh hướng của nhiều nên văn hóa bởi Việt Nam nằm ở ngã ba giao thoa có sự tiếp xúc văn hóa rất lớn không kê đến quá khứ nhiều năm bị ách đô hộ của các nước phương Bắc thế nhưng theo dòng chảy thời gian bản của tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải cho tới nay đã mang những bản chất điển hình của một tín ngưỡng bản địa [xem 46].

Trong tư duy người Việt, Mẫu Thoải chính là cách người dân đất Việt, nơi “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” tôn vinh vị thần của sông nước.

Nói rộng ra, đó là cách con người vật chất hóa tình cảm của mình với tự nhiên, nhân hóa tự nhiên đề tự nhiên gần gũi với đời sống con người, không chỉ đời sống sản xuất mà còn trong cả đời sống chiến đấu[ xem 47].

Thậm chí, cũng như các vị Thánh Mẫu khác, Mẫu Thoải còn đi vào sử sách nước Việt như một vị thần giúp đỡ triều đình đánh đuổi giặc ngoại xâm, vẫn còn lưu dấu tích là các đền thờ ở ngày nay Như đền thờ Xâm Thị và đền Dam ở vùng Thường Tín — Hà Tây (nay là Hà Nội) dé tưởng nhớ công lao ba giúp đỡ nhà Trần chống giặc Nguyên Mông Hay đền Mẫu Thác Hàn (Hàn

Sơn) ở Thanh Hóa có sau khi bà hiển linh giúp vua Lê Lợi.

Ngoài ra ở nhiều nơi trên đất nước còn có nhiều ngôi đền thờ Mẫu Thoải khác, thường ở các vùng đọc sông nước Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là

27 nhóm đền Hạ (đền Tam Cò), đền Ÿ La, và đền Thượng (đền Dum) tại Tuyên

Quang, một trong những nơi phát tích của bà

* Đặc điểm của tin ngưỡng thờ Mẫu Thoải Cùng với sự ra đời và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mau Thoải cũng được hình thành và phát triển hòa quyện với tín ngưỡng tâm linh của người Việt Thờ Mẫu Thoải mang đặc điểm chung bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá va lịch sử hoá dé thành các Mẫu thần tương ứng thời kì từ thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Âu Cơ, Ÿ Lan, Mẹ Thánh

Gióng, Tứ vị Thánh nương, Đặc điểm nỗi bật của tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải - Bà mẹ cai quản vùng sông nước theo quan niệm của dân gian Tục thờ Mẫu Thoải (Mẫu thủy) là tín ngưỡng cô sơ nhất, từ thời xa xưa cư dân đã xem nước như người mẹ ban phát sự sinh sôi nảy nở cho muôn loài Các đền thờ Mẫu Thoải hầu hết đều có địa hình đẹp gần sông, suối, ao, hồ Từ thủa xưa những ngày giáp tết người dân cư trú ở những khu vực cai quản của Mẫu Thoải đều thành kính thắp hương tế lễ để tỏ lòng biết ơn “Mẹ nước".

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tam tòa Thánh Mẫu là các vị thần cai quản các miền khác nhau gồm có: miền trời, miền rừng núi và miền sông nước Mẫu Thoải là vị thánh mẫu thứ ba (Mẫu đệ tam), coi sóc thế giới sông nước Trên ban thờ Tam tòa thánh Mẫu ta sẽ thấy Mẫu Thoải mặc xiêm y trang, ngồi bên trái Thượng Thiên Thánh mẫu (Mẫu đệ nhất) Chữ Thoai là đọc chệch từ chữ Thủy (nghĩa là nước) Xiêm y trắng cũng là tượng trưng cho nước, thé giới mẫu cai quản. Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước, Mẫu Thoải là vị thần vô cùng quan trọng Mỗi khi có hạn hán, lũ lụt, Mẫu ra tay cứu giúp, để đảm bảo mùa

28 màng bội thu Không chỉ vậy, Mau còn cứu vớt các vong linh trôi nổi trên các ao hồ, sông nước Ngoài ra, bà còn day dân đóng thuyền bè, đan lưới bắt cá

Bởi vậy, bà được dân gian vô cùng sùng kính và ngưỡng mộ.

1.2.1 Địa kinh tế chính trị xã hội huyện Hoài Đức Địa danh Hoài Đức đã xuất hiện từ lâu Theo sách “Việt sử thông giám cương mục” thì tên gọi Hoài Đức có từ năm 622 đời Đường, niên hiệu Vũ Đức do huyện Tống Bình tách ra làm 2 huyện: Giao Chỉ và Hoài Đức Trải qua các thời kỳ lịch sử, tên gọi và địa giới của Hoài Đức biến đổi nhiều lần. Đến tháng 11/1953, huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng được tách bởi huyện Liên Bắc Hoài Đức bao gồm 10 xã: Kim Chung, Thọ Nam, An

Thượng, Sơn Trang, Hữu Hưng, Dương Cát, Đại La, Phương Sơn, Vân Côn, Mã Tân

Từ 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh

Vĩnh Phúc, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện

Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào Hà Nội.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính; song Hoài Đức vẫn được nhắc đến như một vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đến nay cơ cấu hành chính của huyện gồm 1 thị tran Trạm Trôi và 19 xã: Kim Chung, Đức Giang, Đức

Thượng, Yên Sở, Lại Yên, Sơn Đồng, Minh Khai, An Khánh, An Thượng, La

Phù, Đông La, Vân Côn, Vân Canh, , Song Phương, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Tiền Yên, Đắc Sở với diện tích 82,67 km2, dân số 198.424 người với tổng số 48.776 hộ, 132 thôn và tương đương thôn Huyện có 54 làng cô truyền thống, 12 làng nghề truyền thống và nhiều di tích lich sử văn hóa có giá trị, trong đó có 81 di tích đã được Nhà nước ra Quyết định xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phó.

HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI)

Những ngày Sóc, ngày Vọng và các loại hình thực hành nghỉ lễ quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu

Trước khi tìm hiểu về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải vào ngày Sóc, ngày Vọng và những ngày lễ quan trọng, chúng ta phải hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của 2 ngày này trong tháng:

Sóc: là tên gọi ngày bắt đầu của một tháng, là trước, mới, là bắt đầu, khởi đầu Vọng: là ngày rằm (tức ngày 15) tháng âm lịch Vọng có nghĩa là trông xa, là ngày mặt trăng mặt trời đôi xứng nhau ở hai cực Người xưa cho

42 rằng vì thế mặt trời mặt trăng nhìn rõ nhau, thấu suốt ánh sáng nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn con người trở nên sáng suốt, trong sạch, đây lùi được mọi đen tối vẫn đục cái tâm vốn sáng suốt, trong sạch từ trong bản thể Chữ Vọng còn có nghĩa trông mong, ước mong, người xưa lấy ý nghĩa này kết hợp với ý nghĩa trước để làm ngày cầu nguyện Người ta tin rằng ở ngày này nhờ sự thông suốt của mặt trời, mặt trăng mà thần thánh, ông bà, tô tiên sẽ thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cdi khác và sự thông cảm tha thứ sẽ được đáp lại.

Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" tức là ngày lành tốt nhất trong tháng Chính vì vậy vào ngày Sóc, ngày Vọng tại Đền Mẫu Thoải các con nhang đệ tử những người theo “Đạo Mẫu” ở khu vực Hoài Đức-Hà Nội và các khách hành hương không phân biệt vùng miền đều thành kính tới bản Đền dé dâng “lễ mỏng, tâm thành” Mọi người tới thực hành nghi lễ, hành hương tại Đền thờ Mẫu thường cầu mong những điều tốt đẹp cho cuộc sống, cho gia đình với lòng thành kính với thánh Mẫu nơi đây Họ coi việc thực hành nghi lễ ở đây thông qua việc cầu cúng, chap tay cúi lay, thành tâm thì họ sẽ được Mẫu thương, Mẫu độ cho tài lộc, cho bình an.

Bên cạnh ngày sóc, vọng hàng tháng thu hút nhân dân địa phương đến với các Đền thờ Mẫu Thoải trên địa bàn Hoài Đức, thì những lễ nghi quan trọng thường được tiến hành tại Đền cũng được các ông, bà đồng chú ý và lưu tâm.

Dan lễ tôn nhang bản mệnh: người xưa đúc kết về con người liên quan đến vũ trụ: “cảm ứng giữa người và trời” nghĩa là quan hệ âm dương ngũ hành giữa trời đất liên đới với đời người Con người hiểu về sự cảm ứng, chức năng thu và phát của cơ thé còn rất hạn chế, còn cho van đề khoa học cực ky cao siêu này là duy tâm, do đó đã cản trở sự tiễn triển của con người qua học thuật, nghiên cứu mệnh lý Một van dé mác các bậc dé vương đã từng dé tâm, mời các vị “thân đoán” làm cô vân cho việc trị quôc an dân.Một vân đê mà

43 các nhà trí giải từ ngàn năm trước đã cho là khoa học mệnh lý, để tìm sự vượng suy của con người cũng như đất nước Và phải chăng từ hạn chế đó khiến người ta chỉ biết cầu mong vào các đắng thần linh, nói cách khác là dựa vào thiên nhiên, từ đó dẫn đến các nghi lễ tín ngưỡng đề phòng tai họa cho bản thân cũng như gia quyến như lễ cầu bình an Lễ cầu bình an có thé được tổ chức tại chùa, tại Đền Mau hay các Phủ hoặc điện thờ, tư gia ”Tôn nhang bản mệnh là phụng sự chư vị cai quản bản mệnh lục thập hoa giáp (60 năm theo canh chi), tại các đền phủ, điện, đài phụng thờ Tứ phủ - gọi tắt là tôn nhang bản mệnh (đội bát nhang) Đây là nghi lễ công nhận một người chính thức trở thành đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ Thời gian thực hiện thường là vào mùa xuân, tháng giêng, tháng hai, ba và mùa thu thang Tam, chín, mười (trước khi lập đông) Khi tôn nhang, cần thiết có sự hướng dẫn, giúp đỡ của thủ nhang, hay đồng trưởng của đền, điện hoặc thầy nơi khác đến.

Trước khi tôn nhang phải chuẩn bị lễ vật cúng Thánh trong ngày hôm đó Lễ vật gồm lục cúng (hương-hoa- đăng- trà- quả- thực) tuỳ tâm theo điều kiện và lễ mặn (gà hoặc miếng thịt lợn, xôi, rượu) Lễ cúng ha ban là 7 qua trứng ga hoặc trứng vịt sống, gạo, mudi, rượu và có thé thêm miếng thịt lợn sống xắt ra làm 5 miếng nhỏ Vàng mã có nghìn vàng Tứ phủ hoặc nghìn vàng hoa, mâm hài Tứ phủ 24 đôi (12 đôi to, 12 đôi nhỏ chia bốn màu), thêm mấy đỉnh vàng lá (theo bảng tra mệnh lục thập hoa giáp in tên hiệu Thánh bản mệnh va tiễn lễ kim ngân hai hán, vàng mã và đồ vật tuỳ tuổi của tín chủ).

Việc “tôn nhang bản mệnh” trong nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ

Mẫu tại các Đàn, Phủ, Điện nói chung và tại Đền thờ Mẫu Thoải ở huyện

Hoài Đức nói riêng là nhằm mong Mẫu, các vị Thần linh Công Đồng, Các Quan, Các Chau Bà và Cô, Cậu che chở dé được an tâm làm việc, sản xuất trở thành nhu cầu trong đời sống thực hành tâm linh của người Việt Theo cách tính của dân gian, một hội có 60 năm, từ năm Giáp Tý đến năm Quý Hợi, mỗi năm các vi thân bản mệnh giáng hạ đêu khác nhau, do đó duệ hiệu, màu sac,

44 khăn áo, cũng như ngày lễ khác nhau Các vị thần linh bản mệnh trong quan niệm của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng thuộc các vùng miền cai quản của các Mẫu Chính vì vậy, tôn nhang bản mệnh trở thành nghi lễ tín ngưỡng phổ biến hội nhập và dung hòa trong nhiều tôn giáo mà cả đối với tín ngưỡng thờ Mẫu.

Theo khảo sát của chúng tôi tổng hợp qua nghỉ thức tôn nhang bản mệnh tại hai đền Mẫu Thoải của huyện Hoài Đức, các thủ Hương cho biết cách tính thần bản mệnh theo các tuổi được chiếu y bảng (Xem Phụ lục: Bảng mệnh lục thập hoa giáp in tên hiệu Thánh bản mệnh và tiễn lễ kim ngân hài hán, vàng mã và do vật tuỳ tuổi của tin chủ) Đàn lễ tam phủ thục mệnh (lễ Thiên phủ, Địa phủ, Thuỷ phủ): đàn lễ này chỉ làm cho những người đang 6m nặng, lúc thăng, lúc giáng, không tìm ra bệnh, do đó phải di cung hoán số (cải tử hoàn sinh), cầu cho bệnh nhân khỏi bệnh, tăng tudi tho. Đàn lễ điền hoàn tứ phủ: trả nợ mã dâng cúng Thiên, Dia, Thuỷ, Nhạc dé cầu bình an Loại hình dan tràng nay dâng mã, cúng lễ như trình đồng, nhưng khi khai ngạch (kê khai nội dung đàn tràng) thì có một vài chữ khác đàn trình đồng và múc nước mở phủ, chỉ có đồng thầy hầu chứng rồi tiễn đàn mà đệ tử không phải hầu. Đàn lễ mừng đồng (khánh hạ tư ân hay khánh hạ thù ânhay đáp tạ thần ân): đàn lễ này chỉ làm khi Thanh đồng ra hầu Thánh đã lâu, mọi công việc gia đình, bản thân đều được hưng vượng, thuận lợi thì làm đàn này để tạ ơn Phật Thánh Về vàng mã và nghỉ thức cúng lễ, sé sách như đàn trình đồng song phải thay đổi vài chữ khi khai ngạch trong so Ở đàn này, đồng thay hầu trước (nếu còn đồng thay), rồi thanh đồng đệ tử hau sau.

Dan lễ thải đồng: đàn lễ này làm khi Thanh đồng đã mấy chục năm hau Thanh, nay tuổi cao sức yếu không có khả năng hau Thánh nữa Nghi lễ vàng mã cúng lễ như đàn trình đồng, chỉ thay đổi một vài chữ trong giấy sớ khi khai ngạch Nếu đồng thầy còn thì mời đồng thầy hầu chứng đàn, rồi thanh

45 đồng nếu còn đủ sức thì hau mỗi phủ một, hai giá, nhược bằng đồng thầy đã mat thì mời đồng thầy khác hầu chứng dan rồi tiễn, néu Thanh đồng không còn đủ sức khỏe đề hầu Thánh thì không phải hầu nữa.

Kiều năm quan (năm ông đồng cùng lúc hầu năm quan lớn): đây là đàn lễ phức tạp trong khâu tô chức, nên ít khi làm đến Đàn lễ này chỉ làm nhân dip lễ lớn của đền như khánh thành, đàn nhật lớn, nếu đủ điều kiện làm dan.

LỄ tạ tam nhật (sau ba ngày), hoặc tam niên (sau ba năm): dan nay làm sau khi thanh đồng đã trình đồng được ba ngày hoặc ba năm, những đàn này vàng mã đơn giản, lễ bái tuỳ tâm, cốt làm cho phải phép.

cũng được chia thành từng phòng nhỏ, mỗi phòng sử dụng

với công năng khác nhau như phòng mã, phòng y Phòng giữa đặt tượng Dia

Tạng và thờ bách gia trăm họ trong tư thế dũng xuất, diễn tả Đức phật Địa Tạng Mục Kién Liên phá ngục cứu vong, dan dắt linh hồn chúng sinh về miền cực lạc của thê giới Di đà.

làm theo kiểu kiến trúc truyền thống với kết cấu gỗ gồm 2 nếp nhà tạo thành chữ “Nhị” gồm tiền tế và hậu cung

- Tiền tế gồm: 1 gian 2 trái, các bộ vì làm theo 2 dạng cách “Thượng gid chiêng con nhị, hạ kẻ bảy” va “ván mê, kể x6” trên 3 hàng chân cột.

- Hậu cung gồm: 3 gian 2 trái với kết cấu các bộ vì “Thượng trồng giường, hạ côn giường, ké só” Trên 5 hàng chân chốn một cột, các bộ vì chắc khỏe trang trí hoa văn lá lật và vân mây

- Tại đây bài trí 7 ban thờ gồm tượng mộc được sơn son thiếp vàng cùng các bức hoành phi câu đối bổ trợ[xem 55].

2.2.1.3 Mô tả quá trình của một buổi lễ Lên đồng ở Đền thờ Mẫu

Nghi lễ lên đồng tại Đền thờ Mẫu Thoải huyện Hoài Đức theo khảo sát của chúng tôi được tiến hành theo trình tự về cơ bản cũng giống như trình tự hành lễ của nghi lễ lên đồng tại nhiều Đền, Phủ thờ Mau vùng đồng bằng Bắc

Bộ cụ thể như sau:

Chuẩn bị cho van hau Chọn ngày tốt đề hầu, tránh ngày thần cách, sát sư.

Xin cung hau, có trầu cau đến lễ ở đền, thống nhất các công việc với nhà dén Có trầu cau đến lễ ở chốn tô, mời đồng thay, thầy pháp, cung văn, ban bè, hau dâng, thông báo ngày, giờ, địa điểm dé mọi người sắp xếp công việc.

Sắp khăn áo từng giá hầu, những đồ hau cần thiết và mua sam lễ vật Lễ bày ban Công đồng, lễ phát lộc, lễ mặn, lễ chay, cỗ bàn đãi khách, vàng mã, hoa, đăng

Các hoạt động diễn ra trong quá trình Lên đồng Cúng trước khi hầu: khi lễ chay, mặn, vàng mã đã đầy đủ, pháp sư thỉnh Phật Thánh các khoa, thanh đồng chỉnh túc cân y theo lễ; việc thụ lộc trước hoặc sau khi hâu tuỳ thuộc vào thời gian hoàn cảnh công việc sao cho phù hợp.

Trước khi bào hau, thanh đồng một lần nữa mời/xin phép đồng đền, thủ nhang đồng thay, pháp sư, toàn thé bạn bè, đạo hữu dé đúng phép lịch sự, trước đó hau dâng đã sắp xếp day đủ những thứ cần thiết cho một van hau.

Phủ khăn: nếu đi Hau lần đầu có đồng thầy mở phủ, tân đồng phải thỉnh đồng thầy hầu vài giá đại diện chứng đàn lễ hoặc không thì thầy phải phủ khăn cho tân đồng vào hau, còn nếu đồng thầy đã mat hoặc người đó là đồng cựu thì tự mình phủ khăn hầu Thánh Tuần tự hầu tráng bóng (không mở khăn phủ diện) Tam tòa Thánh Mẫu, từ Ngũ vị Tôn Quan đến Tứ phủ Chau Bà, Tứ phủ Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu rồi mới được mở khăn phủ diện dé hau theo thứ tự các giá đồng.

Hệ thống Tiên Thánh Tứ phủ rất phong phú từ cao xuống thấp, nhưng trong một vẫn hầu đa phần chỉ hầu đại diện khoảng 19 đến 20 giá, bao gồm: ba đến năm giá Quan lớn, ba đến năm giá Chau Bà, ba giá Ong Hoàng, ba đến năm giá Thánh Cô, một hoặc hai giá Cậu Ngoài ra, các thanh đồng kiêm tri đôi nước thờng hầu thêm giá Trần Triều sau khi hầu Tam toà Thánh Mẫu và trước khi hầu các Quan lớn Trước đây còn có thanh đồng sau khi hầu Cậu thì hau cả Ngũ Hồ, Ông Lét.

Các nghỉ thức trong vấn hầu:

Ra tay dấu: các vị Thánh nam ra tay trái, các vị Thánh nữ ra tay phải, nếu trên số năm phải ra răng cả hai tay, như Chầu Lục, Chầu Mười, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười Sau khi ra tay dấu, tráng bóng xong rồi xe giá hoặc tung khăn hồi đương ngự đồng là tùy theo người hau.

Theo tay dấu, cung văn dâng văn, hầu dâng lên y phục cho giá hầu đó, giá đầu tiên phải tống khẩu bằng rượu trước khi hành lễ.

Hành lễ: các vị Thánh nam dùng khăn tấu hương và lên xuống gối ba lần, các vị Thánh nữ dùng quạt và hương quỳ lễ, khi hành lễ cần nhất phải trang nghiêm diệu dụng.

Khai quang: thể hiện uy đức tối cao của Thần Thánh soi xét chứng giám từ dén, phủ, lễ vật, giấy, sé của thanh đồng cùng lòng thành tâm của bách gia đệ tử.

Làm việc quan (các loại hình vũ đạo): tùy theo đặc thù từng giá đồng (múa kiếm, cờ, đao, hèo, chèo, đề thơ, múa mỗi, múa quạt, múa bộ ) Khi thực hiện những vũ đạo này không được quay lưng vào ban thờ hoặc đưa kiếm xiên lên hướng ban thờ, vũ đạo cần nghiêm trang, đĩnh đạc, nhẹ nhàng, khoan thai, Thánh nam thể hiện chất Thánh nam, Thánh nữ thê hiện chất Thánh nữ, đẹp mà không thất lễ, tôn nghiêm đài các mà vẫn dân dã hoà đồng sao cho phối hợp nhịp ngành diệu dụng, múa xong vái tạ ngự đồng.

Toa ngự: các giá hiến rượu, trà, trầu, cau, thưởng thức văn đàn nhã nhạc, chấp ngôn tau đối của bách gia, ban thưởng cung văn, thừa lời truyền phán với nội dung chứng giám lòng thành mọi người, ban phúc lành, phù trợ quốc thái dân an, chúng nhân cát khánh, sau đó phát lộc bằng tiền hoặc hiện vật

Khi phát lộc tiến hành tuần tự, các đồng đền, đồng điện, thủ nhang, pháp sư, cung văn, tả hữu hầu dâng, các thanh đồng, quan khách tới dự lễ, các cụ cao niên, bạn bè, người nhà, chấp tác, nhà bếp bản đền, không phát lộc lộn x6n, làm mất lòng, khi người phát lộc đại trà có thé đưa ra ngoài nhờ một vị năm được nghỉ lễ, quen người, quen việc làm hộ, sau đó thưởng thức thêm một hoặc hai khổ văn, ban khen đàn hát rồi xe giá, không ngự đồng lâu quá sẽ thành nhạt đồng, gây nên tâm lý mệt mỏi cho người tham dự.

Xe giá (thăng đồng) có hai hình thức, một là tung khăn lên dau, hai là che quạt vào mặt, lúc đó hầu dâng sẽ chủ động phủ khăn lên đầu, đầu hơi ngả ra phía sau, nhích nhẹ đầu và hai vai, hai tay giơ cao trước hoặc ngang trán, sau đó vái tạ để chuyền sang giá đồng khác.

GIA TRI VÀ GIẢI PHÁP, KHUYEN NGHỊ NHẰM BAO

TON, PHAT HUY GIA TRI TIN NGUONG VA THUC HANH TIN

NGUONG THO MAU THOAI HIEN NAY

Bu dap tinh than doi với người dân

Thực hành tín ngưỡng tho Mau Thoải giúp cho chủ thé cảm thấy bình an, xua tan áp lực cuộc sống Các cá nhân tìm tới các cơ sở Đền thờ và chủ thê thờ cúng là các Thánh Mẫu như tìm đến người mẹ thân thiết có quyền lực siêu phàm bảo vệ, che chắn, giúp đỡ họ trong phương diện tinh than dé họ có thêm sức mạnh đối đầu với cuộc sống thực tại Người tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Thoải nói riêng đều có mong muốn có được sự bù đắp về mình tinh thần trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, có thể là cầu mong cho công danh sự nghiệp, cầu tài, cầu lộc cầu bình an, cầu tai qua nạn khỏi, cầu chữa bệnh

Theo khảo sát của chúng tôi về mục đích của người dân Huyên Hoài Đức đến với Đền thờ Mẫu Thoải trên địa bàn huyện cho thấy, mục đích tiến lễ của người dân trên địa bàn huyện Hoài Đức đối với hai đền Giẻ Trôi Ao Sen (Mẫu Thoải Linh Từ) và Đền Lưu Ly có sự chênh lệch khác nhau, con hương, đệ tử cũng như người dân thường tập trung thực hiện các lễ nghi nhiều hơn tại đề Giẻ Trôi Ao Sen, bởi đây là ngôi đền cổ, thiêng liêng và nỗi tiếng đối với người dân trong vùng Mặt khác trong các nội dung tiến lễ cũng có thể thấy đều tập trung vào nhiều mục đích, chủ yếu là cầu tài lộc, làm ăn, sức khoẻ, chữa bệnh, công danh sự nghiệp và cậu tự, cũng như các mục đích khác Đối với Đền Giẻ Trôi Ao Sen, số lượng người đến cầu tự cao nhất, chiếm 80%, cầu sức khỏe, chữa bệnh chiếm 75% và cầu tải, lộc, làm ăn chiếm 60%, cầu công danh sự nghiệp chiếm 54% và 50% cho các mục đích cầu kính khác. Điều này cho thấy rằng, trong tâm thức của người dân, Mẫu Thoải Giẻ Trôi

Ao Sen không chỉ có vai trò như bà mẹ xứ sở ban tài, phát lộc mà còn giúp người dân chữa bệnh, cầu tự.

Khảo sát phỏng vấn về lý do đến lễ tại Đền Giẻ Trôi Ao Sen để xin con cầu tự, chúng tôi thu được câu trả lời của người dân như sau:

Chị N.T.A, 42 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội cho biết: “Vo chồng tôi lấy nhau cũng được 10 năm, chúng tôi đã có 1 cháu lớn, hai vợ chong cô gắng mãi vẫn chưa có cháu thứ 2 Dù đã đi chữa chạy, can thiệp y học nhưng hiện vẫn chưa có kết quả Nghe người dân khuyên nên đến Mẫu Giẻ Sen lễ cau tự thường xuyên, có nhiễu cặp vợ chông cũng từng như vậy và đã có kết quả Thôi thì, có bệnh thi vai tứ phương, đến đây lễ cũng mong Mẫu thương, Mẫu che chở và dan dat đường con cái cho mát mẻ, thoả lòng ước nguyện của hai vợ chong cũng như gia đình” (Phỏng vẫn ngày 19 tháng 10 năm 2021).

Như vậy, đối với người dân, Mẫu Thoai Giẻ Sen cũng như Mẫu Thoải Lưu Ly luôn là chỗ dựa bù đắp tinh thần cho những thiếu hụt và đáp ứng mong mỏi của họ Việc đến lễ Mẫu ngoài thê hiện lòng thành kính, tôn thờ, thì còn thể hiện sự mong cầu và ước muốn về những điều tốt đẹp mà Mẫu có thê mang lại cho họ, giúp họ vững tin vượt qua những khó khăn và vất vả của cuộc sông.

Nói về vai trò của Tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, Nghi lễ lên đồng nói riêng đối với việc bù đắp tinh thần cho người dân để họ tìm đến tiến lễ, tác giả Nguyễn Ngọc Mai có chia thành các nhóm những người theo nghi lễ hầu đồng:

Nhóm thứ nhất, những người có cuộc sống không suôn sẻ, gặp nhiều khó khăn, bat trắc trong cuộc sông, những người thuộc cộng đồng LGBT

Nhóm thứ hai, những người nhạy cảm, dễ xúc động, dễ tin, bản thân họ rất yếu đuối, do hoàn cảnh sống éo le, trắc trở buộc họ phải trở nên mạnh mẽ hoặc cố tỏ ra mạnh mẽ Họ là những người thường gặp bất hạnh trong cuộc song đời thường, nhất là bất hạnh về tình duyên, con cái,

Nhóm thứ ba, những người mang trong mình mầm mống hoặc đã phát các bệnh lý về tâm thần, một chứng bệnh hay xuất hiện ở thời kỳ trưởng thành

83 sinh dục (bệnh hysteri) Họ cũng được Tay y coi như một dạng của thể bệnh tâm thần phân lập;

Nhóm thứ tư: những người hay mắc các chứng bệnh ốm đau mà chữa mãi không khỏi.

Nhóm thứ năm: những người hoàn toàn bình thường, nhưng thuộc thành phan làm ăn, kinh doanh, buôn bán hay tiểu thương, tiểu chủ. Đối với tác giả Nguyễn Thị Hiền cũng chỉ ra 5 nhóm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu tại vùng đồng bằng châu thé Bắc Bộ cụ thé như sau:

gồm những người có trạng thái tâm, sinh lý không bình thường - những người đồng tính: đồng tính về đặc điểm giới tính và đồng tính

Nhóm 2: gồm những người hay gặp bất hạnh/ bị sốc trong cuộc sống đời tư: li hôn, vợ hoặc chồng mat sớm Hoặc tình duyên không ra gì Họ cũng là những người nhạy cảm, bản thân bi ton thương tâm lý hay mắc các hội chứng Stress mà y học hiện đại gọi là bệnh tram nhược ở các thé hưng cảm,trầm cảm, y học hiện đại xếp họ vào bệnh “rối loạn cảm xúc”.

gồm những người có mầm mống căn bệnh tâm thần định kỳ ở thé nhẹ hoặc mắc các chứng nhiễu tâm mà trong y học xếp vào loại bệnh tâm thần;

Nhóm 4: gồm những người hay có những biéu hiện tâm lý bat thường, hoặc hữu sinh vô dưỡng, không có con dân gian gọi đó là bệnh âm/ âm bệnh

Phạm Nhan hoặc bị bắt sát (Thánh vật) Đây là loại bệnh tâm căn - bệnh tâm sinh lý;

Nhóm 5: gồm những người bình thường làm ăn buôn bán, hoặc là các mệnh phụ phu nhân, họ đến với đồng phan lớn là vì niềm tin Thánh Than, dé cầu mong xin lộc rơi, lộc vãi, phần khác là mong muốn được thé hiện cái tôi bị đè nén của mình và tìm giây phút trốn thoát khỏi thực tại.

Tóm lại, có thể thấy răng, trong bối cảnh xã hội hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường và đời sống xã hội có nhiều thay đổi, thăng trầm, người

84 dân huyện Hoài Đức tìm đến với Mẫu nói chung và các đền Mẫu Thoai trên địa bàn huyện không chỉ thể hiện mong mỏi và sự cầu xin về tài lộc, con cái hay sự bình an và sức mạnh độ trì dé họ có thé vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống Mà hơn hết, đến với tín ngưỡng Thờ Mẫu, cũng cho thấy ý thức của người dân trong việc kế thừa và phát huy những giá trị bản sắc tín ngưỡng và văn hóa dân tộc.

3.1.2 Giữ gìn bản sắc tín ngưỡng, văn hóa dân tộc Tục thờ Mẫu Thoải ở Hoài Đức là một tín ngưỡng của cộng đồng người dân với những giá trị nhận thức hướng tới cội nguồn và khát vọng hòa bình hạnh phúc được hình thành từ môi trường địa lý, lịch sử tự nhiên và tập quán dân gian Đó là hình thái ý thức cô xưa đồng hành với quan niệm vạn vật hữu linh và đa thần giáo trong đời sống dân tộc Do là những thuần phong mỹ tục, có ý nghĩa giáo dục truyền thống và vấn đề bảo vệ môi trường Việc tường giải tích thần ở các đình miếu, danh lam thắng cảnh là việc làm cần thiết trong hoạt động du lịch hiện nay Còn là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa tâm linh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo thứ tín ngưỡng này.

Ngoài ra, trong tín ngưỡng thờ Mẫu Thoải và lễ hội Mẫu Thoải ở Hoài Đức còn mang tính thiêng liêng, phản ánh tình cảm, sự ngưỡng mộ về vai trò của người mẹ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ban sắc văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ Mẫu thé hiện những ý nghĩa tâm linh và giá trị nghệ thuật cao đẹp Tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là Nghi lễ lên đồng là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian được các cơ quan chủ quản cho phép tô chức với sự tham gia của một số đoàn từ nhiều địa phương Đây là một sự công nhận chính thức đối với giá trị tâm linh và bản sắc dân tộc cũng như nghệ thuật của loại hình này Y nghia tam linh cua tin ngưỡng tho Mau thể hiện ở góc độ là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo thuộc về dân gian, có từ lâu đời Nghi lễ hầu Thánh, hầu đồng có ý nghĩa tôn vinh các nhân vật lịch sử, cùng với công trạng của các vị dưới

85 hình thức diễn xướng có nghỉ lễ và hát văn Tuy nhiên, có một thời gian dài, do những hoàn cảnh đất nước chiến tranh, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, cho nên nó chưa trở thành hoạt động thông thường trong đời sống lễ hội Việt Nam Trong những năm gần đây, tín ngưỡng thờ Mẫu và nghỉ thức hầu đồng được phục hồi trở lại, Tín ngưỡng Tam phủ của người Việt lại được UNESSCO công nhận di sản văn hóa phi vật thé thế giới Thực chat tin ngưỡng thờ Mẫu và Nghi lễ hầu đồng xuất phát từ thế giới quan của người Việt Người Việt cỗ cho rằng, có bốn thế giới: thế giới trên trời; thế giới dưới nước; thé giới trong rừng và thế giới người Điểm đặc biệt là các thế giới này đều do các Bà Mẹ (Mẫu) cai quản. Đặc biệt, nghi lễ lên đồng con là một nghệ thuật diễn xướng tâm linh.

Hau đồng là một trạng thái thăng hoa của con người do cảm nhận được Thánh nhập vào mình, dẫn đến chỗ vô thức, rồi tự nhiên tái diễn lại những cử chỉ, động tác của các vị Thánh đó cùng với lời hát, tiếng đàn của cung văn. Đối với nghi lễ lên đồng, yếu tố chủ đạo là nghi thức nhập hồn của các vi thần linh và ông đồng, bà đồng Nhưng dé thé hiện nghi thức ấy cần có một môi trường hoạt động diễn xướng Đây là không gian thờ cúng trang nghiêm tại các đền, điện thờ, phủ Các ban thờ phải được trang hoàng rực rỡ màu sắc, vật pham thờ cúng phải sang trọng Bên cạnh đó còn có âm nhac, hát văn, múa đồng đề làm nền cho lễ nghi tín ngưỡng.

Một giá đồng thực sự là một sân khấu dân gian đặc thù, một sân khấu tâm linh, một kiểu sân khẩu còn ở dạng “nguyên hợp” giữa các yếu tố nghệ thuật và tín ngưỡng ; âm nhạc, hát văn và múa thiêng không thê tách rời nghi lễ nhập hồn Người trình diễn và người xem như là nghệ sĩ và khán giả Sự hứng thú và đam mê của người xem tác động không nhỏ đến tâm lý người hầu đồng, tạo nên sự giao tiếp đồng cảm vừa tâm linh, lại vừa mang tính nghệ thuật.

Việc nhân thần hoá và lịch sử hóa các vị Thánh Tứ phủ được phản ánh trong các bài văn châu kê lai lịch, sự tích liên quan đên các huyén thoại,

86 truyền thuyết về cuộc đời, sự nghiệp của các vị tiên hiền Lòng yêu nước thông qua việc tôn vinh các vị thần trong hệ thống đã được tín ngưỡng hoá, linh thiêng hoá Tín ngưỡng Tứ phủ thông qua đó khăng định chỗ đứng của mình về phía dân tộc, nhân dân, một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được tín ngưỡng hoá, đi vào thế giới tâm linh của con người.

Nhiều vị Thánh cũng là các nhân vật lịch sử: Quan Lớn Tuần Chanh là danh tướng thời An Dương Vương; Ông Hoàng Bảy là quan triều đình trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái; Ông Hoàng Mười là quan văn thời Lê trấn giữ vùng Nghệ An Những vị thần tứ phủ có cả người các dân tộc vùng cao như Chau Thác Bờ là phụ nữ Mường, Bà Chúa Xứ là phụ nữ Chăm Điều đó đã khẳng định rằng, trong tín ngưỡng thờ Mẫu xa xưa, người Việt đã mang tinh thần đoàn kết, cộng đồng với nhau.

Hát văn, hầu đồng là sinh hoạt văn hóa cộng đồng Ở đây, yếu tổ tin ngưỡng và văn hoá hoà quyện vào nhau làm cho người dự cùng lúc được đáp ứng nhu cau tâm linh và nhu cầu thắm mỹ thông qua hưởng thụ những giá trị văn hóa nghệ thuật của diễn xướng dân gian Điều này lý giải vì sao tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong đời song hiện dai.

Trong sinh hoạt của tin ngưỡng thờ Mẫu Thoải đã giúp liên kết mọi người, thậm chí vượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến tôn giáo hoặc sự cục bộ địa phương để cùng hướng về một đối tượng linh thiêng, với một tín ngưỡng và một lễ hội thong nhất Nó còn phát khởi môi thiện tâm trong mỗi con người trong các mối quan hệ xã hội Thực tế, khi một ai đó bước chân vào những nơi thờ tự họ đều nghĩ rang đây là chốn linh thiêng Cho nên, tin ngưỡng có thể khơi dậy tính lương thiện và bản chất chân thành của con người vì họ muốn thé hiện sựtốt đẹp của mình trước những vi thần linh Khi con người tin vào một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó thì người ta tin răng với không gian và thời gian linh thiêng đó, mọi lời câu xin sẽ được

BIEN BAN PHONG VAN SÂU

Người phỏng vấn: Cao Minh Dat Thời gian phỏng vấn: ngày 19 tháng 3 năm 2021 Địa điểm phỏng vấn: Đền Lưu Ly Đối tượng phỏng van: Chị D.T.D, 27 tuổi, Địa chi: thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức thành phô Hà Nội

Câu hỏi Theo chị, lý do ngày thường mà chị đến đền lễ là gì?

Trả lời: 7ói vừa có chuyện buồn của cá nhân, lại cũng di xem bói, thay cũng khuyên nên ra Đên lễ để cẩu xin tai qua nạn khỏi, cuộc sống bình an.

Thường tôi ít khi đi lễ trong những ngày bình thường Như mọi người thì tôi thường di lễ vào những ngày dau tháng mông 1 hoặc rằm thôi.

BIEN BAN PHONG VAN SÂU

Người phỏng vấn: Cao Minh Dat Thời gian phỏng van: ngày 27 tháng 9 năm 2021 Địa điểm phỏng vấn: Đền Giẻ Sen Đối tượng phỏng vấn: V.D.M, 39 tuổi Địa chỉ: Huyện Hoài Đức, Hà Nội,

Câu hỏi Lý do anh đến lễ Đền vào ngày thường là gì?

Trả lời: Thật ra thì mình lại không như mọi người thường lỄ vào ngày mong dau tháng hoặc ram Bản thân mình khi nào có thời gian rảnh roi minh cũng muốn di lễ dé cho cái tâm được thanh than, dong thời Mau cũng che chở cho cuộc sống được bình an Mình ngại di vào những ngày đông đúc, thích di lễ những lúc văng vẻ và yên tinh như thé này tạo cho tâm lý vô cùng thoải mái, không phải chen chúc, chờ đợi Hơn nữa, lễ Mẫu cũng như lễ Phật thôi, tùy tâm mà, đến lúc nào chẳng được, cứ gì đâu phải có chuyện buôn, vui mới đên Theo quan điểm cá nhân mình là vậy.

BIEN BAN PHONG VAN SÂU

Người phỏng vấn: Cao Minh Dat Thời gian phỏng van: ngày 25 tháng 8 năm 2021 Địa điểm phỏng vấn: Đền Giẻ Sen Đối tượng phỏng van: Bà N.T.L, 71 tuổi - Thủ nhang Địa chỉ: Hoài Đức, Hà Nội

Câu hói Các van hầu của Bà vào những dịp nào? Theo quan niệm của tín ngưỡng Mẫu bà thuộc căn nào?

Trả lời: Thông thường tôi là thủ nhang của dén nên ngoài những lễ lớn vào các dip thang tám và tháng ba, thì cũng thường tiễn hành một số van hau nhỏ vào những dịp dau năm hay cuối năm, hoặc những dip tiệc cua Vi thánh đứng bóng, mang căn cua mình Tôi là người núp căn cua Cô Bo thiên về cung Thoải phi cho nên được trông nom, phục vu thờ cúng tại Dén Mẫu

Thoai Linh Từ cũng là một lựa chọn hữu duyên do Mẫu ưu ái Nhà tôi, đến nay cũng ba đời nồi tiếp nhau trông nom và cai quản, phụng sự việc Thánh, phục vụ bà con tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn huyện

BIEN BAN PHONG VAN SÂU

Người phỏng vấn: Cao Minh Dat Thời gian phông vấn: l5 tháng 3 năm 2021 Địa điểm phỏng vấn: Đền Mẫu Lưu Ly Đối tượng phỏng van: Bà T.T.H, 65 tuổi, Thủ nhang Địa chỉ:

Câu hỏi Các van hầu thường được tổ chức trong đền vào những dịp nào?

Trả lời: Ngoài hai ngày tiệc trọng đại vào thang tam và tháng ba thì quan trọng nhất đối với những người tín đồ theo tin ngưỡng thờ Mẫu là phải nhớ được các ngày Khánh tiệc của các Mẫu và các Chẩu, Quan cũng như

Tiệc có, tiệc Cậu dé mà phụng sự cho đúng, tránh bị Thanh quo, mang, trách móc Nhận thức được điều đó, tôi làm thủ nhang dén này đến nay đã hơn 40 năm nhưng chưa bao giờ quên bat cứ ngày khánh tiệc nào của Cha, Me và

Các Quan cũng như Cô, Cậu trong hệ thống điện than đạo Mẫu

BIEN BAN PHONG VAN SÂU

Người phỏng vấn: Cao Minh Dat

Thời gian phỏng vấn: ngày 27 tháng 9 năm 2021 Địa điểm phỏng vấn: Đền Giẻ Sen Đối tượng phỏng vấn: C.T.M, 45 tuổi - Bà Đồng Địa chỉ: Thôn Nội, Xã Đức Thượng, Huyện Hoài Đức, Hà Nội,

Câu hỏi: Tại nhà bà có điện thờ tư gia, nhưng tại sao bà vẫn mở các vấn hầu tại đền phủ của địa phương?

Trả lời: Tai nhà tôi cũng có Điện tư gia, chính vi vậy, thường là những tháng Khánh tiệc của Cha - Me chúng tôi cũng vẫn đến những Dén to, phủ lớn dé thực hành lễ dang và hau Cha - Me Tại điện tư gia của mình, chúng tôi chủ yếu tiến hành các nghỉ thức thực hành cho con hương, đệ tử cho thuận tiện va chủ động Hon nữa, tôi lại là dé tử của Cụ Gié Sen, Cu là người mo phủ cho tôi tại Dén Gié Sen, chính vì vậy, hang năm nếu có diéu kiện, tôi cũng vẫn đến xin cụ một vài van hau và khoá hau tại Đến, cũng vừa gan nhà, cũng vừa thuận tiện đi lại

BIEN BAN PHONG VAN SÂU

Người phỏng vấn: Cao Minh Dat Thời gian phỏng van: ngày 27 tháng 9 năm 2021 Địa điểm phỏng vấn: Đền Giẻ Sen Đối tượng phỏng van: C.V T, 55 tuổi - Ông Đồng Địa chỉ: thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức thành phố

Câu hỏi: Thời gian và tần suất thực hành nghỉ lễ hầu đồng của Ông được diễn ra như thế nào?

Trả lời: Trước đây, còn trẻ thì tôi cũng hay di đến những dén to phi lớn dé hau như Dén Đông Bằng ở Thái Bình, Phi Giây - Nam Định, Đển Lanh Giang - Hưng Yên, Dén Bảo Hà - Lào Cai, Đên Cui - Nghệ An Tuy nhiên, trong những năm gan đây, một phan do sức khỏe và phan di lại, hau tại những đền to phủ lớn cũng ton kém, hơn nữa tôi cũng thay đổi tư duy, chỉ đến các dén lớn dé lễ Do đó, dam năm trở lại đây tôi về đền gan nhà dé hau.

Thật ra thì gia đình tôi cũng mở điện tư gia Tuy nhiên, theo truyền thống, một năm cũng phải nên có vài ba van hau tại những dén lớn cho mát mẻ Chứ hau tại điện tư gia nhà mình thì hau lúc nào chẳng được Tại điện tư gia tôi chủ yếu mở phi và hau cho con hương, dé tử thôi Tôi thường hay hau tại dén Lưu Ly, cách nhà vài bước chân nên cũng nhàn Mẫu Thoài ở đây, dân làng tôi vừa thờ nhưng cũng xem bà như Thanh Hoàng cả làng nên hàng năm déu có lễ hội rước lớn, cũng giống như Mẫu Thodi trên làng Giẻ Sen ấy Các bà được rước rất hoàng tráng và trang nghiêm mỗi dip lễ hội tháng 2 và tháng

BIEN BAN PHONG VAN SÂU

LÝ”

Không gian cong Đền Giẻ Sen

Không gian xung quanh Đền Giẻ Sen

Không gian thờ tự ( Cây hương đá cổ)

Không gian thờ tự ( Ban thờ đức ông )

3 Lễ hội rước Mẫu Thoải tại thôn Nội,Đức Thượng, Hoài Đức Đền Giẻ Sen đón nhận di tích cấp thành phố

( ‘A HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM pres pas Ena phic |

4 Một số công tác chuẩn bị trong lễ hội Mẫu Thoải- Đền Giẻ Sen

Kiệu rước, khuôn viên đên được chuân bị trước khi tiên hành lê hội

5 Một số hình ảnh trong quá trình tiến hành lễ hội

6 Một số nghỉ lễ được tiến hành trong

Nghi lễ tế trong lễ hội

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN