Trước tình hình thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng, tìm ranhững giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác QLNN về tín ngưỡng,tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định vừa là nhiệm vụ cấp bác
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
CONG TAC QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE HOẠT DONG TIN NGUONG, TON GIAO TAI TINH NAM DINH HIEN NAY
Chuyên ngành: Tôn giáo hoc
Mã số : 8229009.01
Hà Nội - Năm 2023
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Bá Trình
Phản biện 1: TS Lê Thị Liên
Phản biện 2: TS.Trần Thị Hồng Yến
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn - DHQGHN
Vào hồi 9h ngày 20/3/2023 tại Bộ môn Tôn giáo học
Có thê tìm hiêu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Dai học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa,
của dân, do dân và vì dân; trong đó, công tác quản lý nhà nước về tín
ngưỡng, tôn giáo có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiệnchủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín
ngưỡng, tôn giáo.
Nam Định có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo, Tinlành với số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc đông, cơ sở tôn tôn giáo
nhiều Ngoài ra Nam Định còn có một hệ thống các cơ sở tín ngưỡng
khá dày đặc với nhiều loại hình
Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng hoạt động điều hành,quản lý xã hội của chính quyền các cấp, công tác quản lý nhà nước về
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của tỉnh Nam Định đã đạt được những
kết quả nhất định Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế như: Cáccấp lãnh đạo chưa thực sự quan tâm và chỉ đạo sát sao đối với vấn đềtín ngưỡng, tôn giáo; Sự phối hợp giữa các cấp, ngành còn thiếu kịp
thời và đồng bộ; Cán bộ cơ sở tại một số địa phương còn non yếu
thậm chí có nơi còn có khuynh hướng hữu khuynh, buông lỏng hoặc
tả khuynh thái quá, tạo ra những sơ hở, thiếu chặt chẽ trong công tácquản lý Do đó, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nhiều nơi vẫn còntinh trạng vi phạm pháp luật như việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự,
việc tranh chấp, kiện tụng về đất đai tín ngưỡng, tôn giáo Hành vi lợidụng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người dân dé trục lợi vẫn còn
diễn ra, Các thế lực thù địch vẫn ngắm ngầm lợi dụng tín ngưỡng, tôngiáo để chống đối chính quyên
Trang 4Trước tình hình thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng, tìm ranhững giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác QLNN về tín ngưỡng,
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa
mang tính chiến lược dé thực hiện đúng đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyên tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của người dân; vừa phát huy vai trò, ảnh hưởng tích
cực của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội; đồng thời kịp thời
ngăn chặn và dau tranh có hiệu quả với những âm mưu, hành động lợidụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mat 6n định chính trị, trật tự xã hội,
chia rẽ đoàn kết trong nhân dân Với ý nghĩa đó học viên lựa chọn đề
tài “ Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
tại tỉnh Nam Định hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gan đây đã có nhiều công trình, tạp chí, bài
báo nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáonhư: Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia “Chính sách, pháp
luật về tôn giáo, tín ngưỡng cua Việt Nam: 25 năm nhìn lại” (Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2016, Nxb Lý luận chính tri)
Cuốn sách “Nhà nước, Tôn giáo, Pháp luật” của GS TS Đỗ Quang
Hưng, (Nxb Chính trị Quốc gia, 2015) Cuốn sách “Quan điểm đường
lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiệnnay” của PGS.TS Nguyễn Hồng Dương (Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội, 2012) Luận án tiến sĩ “Đời sống tôn giáo và công tác quản lýnhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên hiện nay” của Nguyễn
Thị Mạnh Anh, (2018); Luận án Tiến sĩ: “Tôn giáo và công tác tôn
giáo ở Hà Nội hiện nay” của Dam Tuan Anh (2018)
Trang 5Riêng về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Nam Định có những
luận văn, bài nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hương
“Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam và
việc thực hiện ở tỉnh Nam Định hiện nay” và Đề án nghiên cứu “Công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàntỉnh Nam Định hiện nay ”(Nguyễn Văn Khuê, năm 2015
Các công trình trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau củatôn giáo, đặt van đề quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở từnglĩnh vực, từng địa phương cụ thể Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa cócông trình, luận văn, luận an nao đề cập trực diện đến van dé công tác
quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Nam Định nhất là từ khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra đời Trong quátrình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả
nghiên cứu của các công trình đã có và các tài liệu liên quan đến luận
văn dé giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ đề ra
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.3.1 Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn
giáo của tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
ở địa phương.
3.2 Nhiệm vụ:
- Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về côngtác QLNN nước về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, ở tỉnh Nam Định
hiện nay nói riêng.
- Làm rõ thực trạng của công tác quản lý nhà nước về hoạtđộng tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Nam Định trong những năm gần đây
Trang 6- Chi ra một số van dé đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quảcông tác QLNN nước về tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo tại Nam Định trong tình hình mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả công tác quản lý nhànước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định
4.2 Phạm vi nghiên cứu:- Về nội dung, không gian: Đề tài này chỉ giới hạn trong việc
nghiên cứu hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn
giáo tại Nam Dinh.
- Về thời gian: Từ năm 2018 (khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo cóhiệu lực thi hành) đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.5.1 Phương pháp luận.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của
Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử về tôn
giáo; tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Dang và
Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo
5.2 Phương pháp nghiên cứu.Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của tôn giáo họcMác — Lê nin; phương pháp nghiên cứu liên ngành của Tôn giáo học;
các phương pháp logic, lịch sử, phân tích, tong hợp kết hợp với
phương pháp điền dã để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luậnvăn.
Trang 76 Đóng góp về khoa học của luận văn.- Luận văn góp phần làm rõ về cơ sở khoa học của việc hoạch
định, xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước
nói chung về tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Nam Định nói riêng
- Luận văn góp phan làm rõ những van dé thực tiễn của côngtác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo của tỉnh Nam Định
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phầnlàm rõ hơn cơ sở khoa học của việc thực hiện chính sách, pháp luật vềtín ngưỡng, tôn giáo ở các địa phương trong cả nước.
- Về thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng dé làm tài liệu tham
khảo trong giảng dạy, nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các báo
cáo viên, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôngiáo cấp địa phương
8 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 3 chương và 7 tiết
Trang 8B NỘI DUNG
Chương 1:
MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐÈ TÀINGHIÊN CỨU VA THUC TIEN ĐỜI SONG TÍN NGUONG,
TON GIAO TAI NAM DINH
1.1 Lý luận về công tác quan ly nhà nước về hoạt động tin
ngưỡng, tôn giáo.
1.1.1 Khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động tin
ngưỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
Khái niệm về tôn giáo: Trong lịch sử đã từng tôn tại rất nhiềukhái niệm khác nhau về tôn giáo, ở những góc độ tiếp cận khác nhauvà trong các lĩnh vực khác nhau đều đưa ra những quan niệm khácnhau về tôn giáo
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) đưa ra khái niệm tôn giáo
và haot động tôn giáo Tôn giáo là niém tin của con người ton tại vớihệ thong quan niệm và hoạt động bao gom đối tượng tôn thờ, giáo Ly,
giáo luật, lễ nghỉ và tổ chức Hoạt động tôn giáo: Là hoạt động truyềnbá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý về tổ chức tôn giáo
Khái niệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo Quản lýNhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là một dạng quản lý xã hội đặc biệt
của Nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật và
chính sách tín ngưỡng, tôn giáo dé điều chỉnh hành vi của cá nhân, tô
chức trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo do các cơ quan quản lý nhà
nước thực hiện, nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, duy
trì sự ôn định và phát triên bên vững của xã hội.
Trang 91.1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng: chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước về công tác tôn giáo và quản lý nhà nước về hoạt độngtín ngưỡng, tôn giáo.
1.1.2.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn giáo vàcôngtác tôn giáo.
Quan điểm về tôn giáo được thé hiện cụ thé trong Nghị quyết24-NQ/TW năm 1990 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25- NQ/TW
năm 2003 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về công táctôn giáo.
1.1.2.2.Chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng,
tôn giáo và công tác tôn giáo.
- Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo đã
được cụ thê hóa qua các văn bản pháp luật: Luật Tín ngưỡng, tôn giáonăm 2016, Nghị định 162/2017/NĐ-CP Quy định chỉ tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn.
Bên cạnh các văn bản Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, hiệnnay công tác Quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo còn áp dụng
các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến tín ngưỡng, tôngiáo như Luật Dat đai, Luật xây, Luật Di sản
- Nội dung, nhiệm vụ và phương thức của công tác quản lý
nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
Nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo được thêhiện cụ thể trong Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016: gồm 07 nội
dung chính: Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
Trang 10về tín ngưỡng, tôn giáo; Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng,
tôn giáo; Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; dao tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn
giáo; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín
ngưỡng, tôn giáo.
Nhiệm vụ QLNN vẻ tín ngưỡng, tôn giáo: Ban hành theothâm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với các ban ngành của các tổ chứcchính trị - xã hội và các tô chức khác liên quan trong việc tham mưutrình cấp có thâm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn
giáo; Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác quản lý nhả nước
về tín ngưỡng, tôn giáo đối với các ngành, các cấp liên quan và các địaphương: theo thâm quyên các cấp tiếp nhận, giải quyết các nhu cầu
tôn giáo và hướng dẫn các tô chức tôn giáo hoạt động theo đúng quyđịnh của pháp luật; thực hiện các chương trình phối hợp với các ngành
trong việc tuyên truyền vận động
Phương thức quản lý bằng Pháp luật, bằng chính sách tôn
giáo, hệ thông tô chức bộ máy; thanh tra, kiểm tra, tổng kết đánh giá
1.2 Thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Nam Định1.2.1 Đặc điểm lịch sử, tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội
tỉnh Nam Định
1.2.1.1 Đặc điểm lịch sử, tự nhiên.Diện tích tự nhiên Nam Định là 1.637,4 km’, là vùng đất nam
ở hạ lưu hai con sông lớn của Đồng bằng Bac Bộ là sông Hồng và
sông Day Phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh
Bình, phía nam và đông nam giáp biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Hà
Trang 11đồng thời có đường sắt, đường bộ, đường sông, cùng hệ thống cảng
sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long trong giao lưu, tiêu thụ hànghóa, trao đổi kỹ thuật, công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý
kinh doanh.
1.2.2 Đời sống tín ngưỡng tôn giáovà hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo ở tỉnh Nam Định
1.2.2.1 Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh ở tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh thuần nhất về dân tộc nhưng đa dạng về tôngiáo, phong phú về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, có nhiều cơ sở
thờ tự, đông chức sắc, tín đồ tín ngưỡng, tôn giáo
Về tín ngưỡng: hiện nay trên địa bàn có 2.699 cơ sở tín với
các loại hình chính như: Jin ngưỡng sùng bái tự nhiên: Tin ngưỡng
thờ nhân thân: Tín ngưỡng tho’ Mẫu: Tin ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Tinngưỡng sùng bái Thần linh:
Về tôn giáo: trên địa bàn tỉnh có 3 tôn giáo chính đó là Phật
giáo, Công giáo và Tin lành, với 4 tổ chức: Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam; Hội thánh Tin lành Việt Nam(miền Bắc) và Hội thánh Phúc âm toàn vẹn Việt Nam Toàn tỉnh có
1500 cơ sở thờ tự hợp pháp của 3 tôn giáo, trên 1.700 chức sắc, chức
Trang 12việc Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Nam Định rất đa dạng, phong
phú và đậm đặc, ăn sâu vào trong tâm thức người dân tỉnh Nam Định.
1.2.2.2 Nội dung, phương thức hoạt động tín ngưỡng, tôngiáo ở tỉnh Nam Định:
- Về nội dung hoạt động tín ngưỡng: các hoạt động tínngưỡng thường gan với các lễ hội và thực hành các nghỉ lễ
- Về nội dung hoạt động tôn giáo ở Nam Định như: tô chứccác Hội nghị, Hội nghị tổng kết hàng năm, các lễ hội tôn giáo mở các
lớp bồi dưỡng về tôn giáo, phong phẩm, bổ nhiệm, bau cử suy cử,
thuyên chuyền, chức sắc, chức việc người tu hành trong các tô chức
tôn giáo, xây dựng cơ sở
- Về phương thứcThực hiện phương thức QLNN về tín
ngưỡng, tôn giáo.
Quản lý bằng thực hiện những quy định của hiến pháp và
pháp luật Trên cơ sở trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cấp chínhquyên, ban ngành cụ thé, tỉnh Nam Định đã thống nhất thực hiện đúng
các quy định của pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theothâm quyền từng cấp trong công tác QLNN nước về tín ngưỡng, tôn
giáo trên địa bàn toàn tỉnh.
Tiểu kết Chương 1Nam Định là tỉnh có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự hình thành
và phát triển tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương, các hoạt động tínngưỡng, tôn giáo diễn ra rất sôi động và phong phú với nhiều hình
thức khác nhau, số lượng chức sắc, tín đồ đông, cơ sở thờ tự nhiều Do
đó, công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu cần thiết để
đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đồng
Trang 13thời để các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúngHiến chương,Điều lệ, theo đường hướng hành đạo và các quy định của pháp luật
Chương 2:
TÌNH HÌNH VÀ KÉT QUÁ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VE HOAT DONG TÍN NGUONG, TON GIÁO
TỈNH NAM ĐỊNH2.1 Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Nam Định.
2.1.1 Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo
Việc Ban hành và tổ chức thực hiện những biện pháp quản lý,điều hành của chính quyền địa phương
UBND tỉnh Nam Định đã ban hành kế hoạch số UBND, ngày 11/4/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc triển khai
34/KH-thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh UBND các huyện,thành phố Nam Định cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai, thi hành
Luật trên địa bàn
2.1.2 Xây dựng tô chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý
nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
2.1.2.1.Xây dựng tô chức, bộ máy tham mưu, giúp việc
Bộ máy làm công tác tôn giáo và QLNN về hoạt động tínngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định được tổ chức như sau:
Cấp tỉnh: tính đến tháng 10/2022, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội
vụ gồm 02 phòng: Phòng Nghiệp vụ và Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp.Hiện nay, Ban có 01 đồng chí Phó Giám đốc phụ trách Ban, 01 Phó