1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Tín ngưỡng thờ Tứ trấn Thăng Long đối với đời sống tinh thần người dân Hà Nội hiện nay

173 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 1. Y nghĩa lý luận (13)
    • 6.2. Y nghĩa thực tiễn (13)
  • 7. Kết cầu luận văn Ngoài phần Mục lục; Mở dau, Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo, (13)
  • KHÁI QUAT CHUNG VE TÍN NGƯỠNG THO TU TRAN THANG LONG VA DOI SONG TINH THAN NGUOI DAN HA NOI HIEN NAY (14)
    • 1.1. Khai quat chung vé tin ngưỡng thờ Tứ trấn Thăng Long (14)
      • 1.1.1. Một số khái niệm (14)
    • 1.2. Khái lược về đời sống tỉnh thần người dân Hà Nội (36)
      • 1.2.2. Đời sống văn hoá, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Hà Nội (41)
  • VỚI ĐỜI SONG TINH THAN NGƯỜI DAN HÀ NOI HIỆN NAY (45)
    • 2.1.2. Lý giải các vấn dé về con Hgười Các vị than được thờ trong Tứ Tran có nguồn gốc, lai lịch khác nhau, (48)
    • 2.2.1. Điễm tựa tỉnh thân (52)
    • 2.3. Hạt nhân của sự có kết cộng đồng và kế tục lich sử 1. Hạt nhân của sự cỗ kết cộng đồng (59)
  • MỘT SO GIẢI PHÁP VÀ KHUYEN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ (67)
  • TÍN NGƯỠNG THO TU TRAN THANG LONG DOI VỚI ĐỜI SONG TINH THAN NGƯỜI DAN HA NỘI TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY (67)
    • 3.1.1. Giải pháp về bảo tôn, phát triển văn hóa vật thể đỗi với Tín ngưỡng thờ Tứ tran Thăng Long - Hà Nội (68)
    • 3.1.2. Nhóm giải pháp về bảo ton và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối (78)
    • 3.1.3. Nhóm giải pháp đối với đấu tranh phòng chống những yếu tổ (86)
    • 3.2. Một số khuyến nghị Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý thuyết và băng khảo cứu thực địa tạiTrên cơ sở nghiên cứu về mặt lý thuyết và băng khảo cứu thực địa tại (87)
      • 3.2.1. Khuyến nghị đối với người dân Hà Nội - Hơn ai hết, người dân Hà Nội chính là chủ thể hưởng thụ văn hóa, các (87)
      • 3.2.2. Khuyến nghị doi với lãnh đạo chính quyền các cấp - Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 05/5/2022 của Bộ (88)
      • 3.2.3. Khuyến nghị đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (90)
  • DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO (96)
  • PHỤ LỤC (101)
    • PHAN 1: PHU LUC CHỮ (102)
    • PHAN 2: PHU LUC ANH 2.1. Dén Bach Ma (102)
      • B. THỦ ĐÈN . Đồ lễ chính ở đền này là gì? Người dân có biết không (khi đến lễ) (103)
        • 1.2.2. Lý lịch di tích đền Voi Phục (112)
        • 1.2.3. Hồ sơ di tích Đình — Chùa Kim Liên (122)
    • HỒ SƠ ĐI TÍCH (129)
    • DEN QUAN THAR (129)
      • PHAN 2: PHU LUC ANH Phụ lục 2.1: Anh đền Bạch Mã - tran Đông (135)
    • NƠIHÓAVÀNG CONGSAU (136)

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn: Tín ngưỡng tho Tứ tran Thăng Long đối với đời sống tỉnh thần người dân Hà Nội hiện nay là công trình nghiên cứucủa riêng tôi.. Chủ đề này cũng được

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 1 Y nghĩa lý luận

Y nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tra cứu, tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu với các đối tượng, ban ngành liên quan đến tôn giáo, văn hóa tôn giáo, quản lý hoạt động tôn giáo

Kết cầu luận văn Ngoài phần Mục lục; Mở dau, Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo,

KHÁI QUAT CHUNG VE TÍN NGƯỠNG THO TU TRAN THANG LONG VA DOI SONG TINH THAN NGUOI DAN HA NOI HIEN NAY

Khai quat chung vé tin ngưỡng thờ Tứ trấn Thăng Long

Về khái niệm tín ngưỡng, thuật ngữ tín ngưỡng hoặc tín ngưỡng dân gian, hiện trong giới nghiên cứu vẫn còn có những ý kiến khác nhau.

Theo từ nguyên học, thuật ngữ tín ngưỡng hay niềm tin (tiếng Anh là Belief/Belive) có thê hiểu là tự do về ý thức (conscience) hay tự do về niềm tin tôn giáo (croyance religieuse) Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất thì tín ngưỡng bao trùm lên cả tôn giáo, còn hiểu theo nghĩa thứ hai thì tín ngưỡng là một bộ phận của tôn giáo.

Theo Hán - Việt từ điển của Dao Duy Anh đã giải thích: tin ngưỡng có nghĩa là lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa.

Theo Tir điển Tôn giáo, tín ngưỡng được định nghĩa là “lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức biểu tượng là “trời”, “Phật”, “Chúa”,

“thánh”, “thần”, hay một sức mạnh hư ảo huyền bí, vô hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của con người ta, được con người tin là có thật và tôn thờ Các tín ngưỡng dần dần được hình thành phát triển từ thấp đến cao là: tô tem giáo, ma thuật, bái vật giáo, rồi đến các tôn giáo hoàn chỉnh” [35, tr 12]

Như vậy, ta có thê thấy có nhiều quan niệm khác nhau về tín ngưỡng Có ý kiến đồng nhất tín ngưỡng với tôn giáo, có ý kiến lại cho rằng tín ngưỡng nằm dưới tôn giáo trong bậc thang phát triển Tuy nhiên có thê hiểu một cách chung nhất thì tín ngưỡng là niềm tin của con người vào sự tồn tại, sức mạnh của một lực lượng siêu nhiên bên ngoài, có thê chi phôi cuộc sông con người.

10 Ở Việt Nam, thời kỳ trước năm 1990 trong các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước, không dùng thuật ngữ tôn giáo mà dùng thuật ngữ tín ngưỡng khi muốn đề cập đến chủ trương, chính sách đối với tôn giáo [67, tr 144].

Trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm 1946, tại Điều 10, Chương II, mục B có ghi: “Công dân Việt Nam có quyên tự do tín ngưỡng”.

Tại Sắc lệnh số 234-SL ngày 14/6/1955 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Điều 1, Chương I có ghi: “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào ” Như vậy, ở đây tín ngưỡng cũng có nghĩa là tôn giáo Sau này, thuật ngữ tín ngưỡng, tôn giáo được đề cập đến trong các văn bản pháp quy mới (với cách viết là để liền hai cụm từ, hoặc tách rời nhau bang dấu phẩy): “Công dân Việt Nam có quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo ”

(Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992).

Và hiện nay, khái niệm về Tin ngưỡng đã được luật hoá tại văn bản quy phạm pháp lý lập pháp cao nhất của nước ta, đó là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 Cu thể, Tin ngưỡng được định nghĩa “là niềm tin của con người được thé hiện thông qua những lễ nghi gan liền với phong tục, tập quán truyền thống mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”.

“Hoạt động tín ngưỡng” là hoạt động thờ cúng tô tiên; các biểu tượng linh thiêng, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với đất nước, với cộng đồng: các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá tri lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội “LỄ hội tín ngưỡng ” là hoạt động tín ngưỡng tập thé được tô chức theo lễ nghi truyền thống nhăm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.

“Cơ sở tín ngưỡng” là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miéu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác (khoản

1,2,3,4 Điều 2, Luật Tin ngưỡng, tôn giáo 2016)

Trong nội dung nghiên cứu của đề tài Luận văn này, chúng tôi sẽ bám sát nội hàm khái niệm Tin ngưỡng theo định nghĩa trên, đảm bảo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo.

Khái niệm Tho có thé được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất đó là sự tôn thờ, sùng bái một đối tượng có thé là trời, thần, thánh, Thứ hai, Tho trong hoạt động /hở cúng Do là việc thực hiện một loạt các động tác (khẩn, vai, quy, lay) dưới dạng hành lễ.

Thờ được hiểu ở đây (trong Luận văn) là thờ cúng nên nó là những hành động của con người dùng lễ vật phối hợp với các động tác mang tính thành kính biểu hiện sự cung kính của mình với Dang Bề Trên nhằm lấy long Dang Bè

Trên, mong Dang Bè Trên ban ân huệ dé thỏa mãn về tinh than.

+ Thờ: Được hiểu là hành động biểu hiện sự sung kính một đắng siêu nhiên như thần thánh, Đồng thời thờ cũng được hiểu là một cách cư xử với bề trên cho phải đạo: như thờ cha mẹ, thờ thầy `

+ Cúng: Nghĩa là dâng lễ vật cho các đắng siêu nhiên, cho người đã khuất hay cho bản thân lễ vật đó Cúng cũng có thé có ý nghĩa phi tôn giáo nhưng thờ cúng là thuật ngữ chỉ dùng riêng cho tôn giáo.

Khái lược về đời sống tỉnh thần người dân Hà Nội

1.2.1 Địa giới và người Hà Nội:

* Về địa giới Hà Nội (phạm vi không gian) Vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, sau khi Vua Gia Long (1802-1820) xây dựng kinh đô tại Huế thì triều đình nhà Nguyễn đã có cuộc cải cách hành chính lớn nhất kê từ khi ra đời chế độ Phong kiến Việt

Nam Nhà vua xoá bỏ Bắc Thành (gồm 11 tran và 1 phủ trực thuộc) ở miền

Bắc, lập tỉnh Hà Nội vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831).

Hà Nội thời kỳ này chỉ gồm phần đất mà đến khoảng niên hiệu Quang

Thuận (1460-1469) được đặt thành hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức

(năm Gia Long thứ tư -1805 đổi thành Thọ Xương và Vĩnh Thuận); nay thuộc hai quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và một phần các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng,

Tây Hồ (các phường ven Hồ Tây)

Sau khi Pháp chiếm được nước ta, vào ngày 19-7-1888, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Hà Nội Năm 1902, Pháp lập

Hà Nội làm thủ phủ của toàn Đông Dương Lúc này Hà Nội được phân chia thành khu vực nội thành và ngoại thành (năm ở phía Đông Nam thành phố)

Năm 1945, diện tích Ha Nội rộng khoảng 150 Km2 Thời gian nay, Hà

Nội gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành, phía Bắc giáp huyện Đông Anh (Phúc Yên), phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phượng, thị xã Hà Đông và phía Nam giáp huyện Thanh Oai, Thanh Tri (Ha Đông).

Trong giai đoạn từ 1954 đến 2010, Hà Nội có bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính Trong đó năm 1961, 1978 là mở rộng; năm 1991 là thu hep và năm 2008 được mở rộng với quy mô như hiện nay.

Vào kỳ họp tháng 8 năm 2008, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Với diện tích khoảng hơn 3.300 Km2 gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã Kể từ thời điểm đó, Hà Nội luôn nam trong số 17 thành phó, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Theo phương án mở rộng này, địa thế của Hà Nội tựa vào dãy núi Ba

Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thé rồng cuộn hổ ngôi tiện hướng nhìn sông dựa nui; tiếp nối được giá trị khoa học va nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là luôn gắn với môi trường sống của con người với môi trường cảnh quan thiên nhiên, đó cũng là xu hướng phát triển bền vững nhất mà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đang hướng tới.

Do thay đổi về địa giới hành chính, Hà Nội được mở rộng và kéo theo đó là quá trình đô thị hoá nên đã ảnh hưởng đến cơ cấu dân cư ở Hà Nội Và chính điều này cũng có tác động đến đời sống văn hoá xã hội cũng như đời song tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng của người dân Hà Nội nói chung và người dân sống trong phạm vị các quận của Tứ trấn.

Không gian văn hóa, xã hội và lịch sử của Tứ tran Thang Long thuộc phạm vi dia ban của ba quận: Hoàn Kiếm, Ba Dinh và Đồng Da Ba quận nay cơ bản thuộc giới hạn của thành Thăng Long thời Lê thế kỷ thứ XV, được vẽ và chú thích trên tắm bản đồ có niên hiệu Hồng Đức năm 1490 Chính vì vậy trong phạm vi luận văn này chúng tôi nghiên cứu chủ yếu vai trò của tín ngưỡng thờ Tứ tran Thăng Long với đời sống tinh thần người dân Hà Nội chủ yếu đang sinh sống trên địa bàn ba quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa.

* Về người dân Hà Nội:

Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành nơi quy tụ của nhiều luồng cư dân khác nhau Chính điều này đã tạo nên đời sống văn hoá tinh thần rất phong phú của người dân đất kinh kỳ.

Từ thời Ly, bộ phận dân cư gốc của Thăng Long (thành Đại La cũ) chi chiếm một bộ phận nhỏ, phần lớn cư dân chuyên từ các làng bao quanh Thăng Long về làm ăn Họ là những người sản xuất và buôn bán nhỏ, lập nên các

“làng nghề” trong phố, đó chính là tiền thân của các khu phố cô của Hà Nội ngày nay với 36 phố phường (hàng Ngàng, hàng Đào, hàng Lược ).Theo thời gian họ định cư lâu dài trên mảnh đất đô hội này và trở thành người dân Hà Nội, mang tính cách dân thành thị Tuy nhiên, suốt thời đại phong kiến, Thăng Long - Hà Nội chỉ là một thành thị quân vương, chủ yếu giữ vai trò về chính trị, quân sự Tầng lớp thị dân cũng chỉ là “thị din non”, mang trong mình nhiều yếu tố của nông thôn.

Ké từ thời điểm Pháp chiếm được nước ta, vào ngày 19-7-1888 cho đến ngày Thủ đô Hà Nội được giải phóng năm 1954, tính chất cư dân của Hà Nội giai đoạn này có những thay đổi rõ rệt Vào thời kỳ này khi Hà Nội đã trở thành một trung tâm giáo dục, văn hoá, chính tri, kinh tế sầm uất thì cũng xuất hiện nhiều tang lớp cư dân mới Đầu tiên là tầng lớp quan lại, viên chức thuộc chính quyền thực dân Pháp ké cả người Pháp và những người Việt phục vụ cho chính quyền thực dân Pháp.

Theo Trần Ngọc Thêm, giai đoạn này tính cách của người Hà Nội được hình thành khá rõ nét với 4 thành tố: tinh cách tiêu tư sản thành thị, tinh cách Nho giáo, tính cách truyền thống văn hoá nông nghiệp và sự phối hợp giữa

34 các thành tố trên với nhau Đó là sự thanh lịch, trí tuệ, trọng danh dự; đó là sự khéo léo, ngọt ngào, ưa hài hoà ; đó là sự coi trọng gia đình, coi trọng giáo dục nhân cách, giữ nghiêm nền nếp, coi trọng thứ bậc trong gia đình và đó cũng là tính ích kỷ, khép kín hay sự lãnh mạn, thơ mộng và ý thức cá nhân rõ ràng, tính toán sòng phăng, rạch ròi Đây cũng được coi là hệ thống tính cách hoàn chỉnh nhất của người Hà Nội, hội tụ đủ cả yếu t6 không gian và thời gian [xem 68].

VỚI ĐỜI SONG TINH THAN NGƯỜI DAN HÀ NOI HIỆN NAY

Lý giải các vấn dé về con Hgười Các vị than được thờ trong Tứ Tran có nguồn gốc, lai lịch khác nhau,

Tương truyền răng vào đời nhà Đường xâm lược nước ta, Cao Bién khi đó là một viên quan đô hộ, cũng là một đạo sỹ giỏi pháp thuật sai quân lính đắp thành Dai La Trong một đêm mưa giông sam chớp, Cao Bién thay trong đám mây ngũ sắc một vị thần mặc quần áo sặc sỡ, cưỡi con rồng đỏ bay lượn trên mặt thành Sợ hãi, Cao Bién định dùng phép thuật dé tran yếm Nhưng đêm đó, Cao Biền chiêm bao thấy vị thần đó hiện lên và bảo rằng “Ta là tỉnh anh đất Long Đỗ, nghe nói ông sai đắp thành, cớ sao lại định dùng bùa phép tran yếm” Cao Bién tỉnh giấc, tuy sợ nhưng ông van cho chôn đồng và sắt dé tran yêm long mạch Tức thì sau một đêm mưa gió, sam chớp, sáng dậy, Cao Bién thay đồng sắt bị sét đánh nát vụn Cao Bién sợ và liền đó lập đền thờ thần

Long Đỗ dé được phù hộ [xem phụ lục chữ 1.2.1]

Than Long Đỗ từ vị thần tự nhiên, là tinh anh tú khí của đất nước được thần thánh hoá thành vị thần có công trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước với hình ảnh không cho Cao Bền xây thành, và sau đó thần hiện thân vào

“Ngựa trang” dé giúp vua lý xây thành Dai La Hiện nay, với những người dân đến lễ thần ở đền Bach Mã thì họ thường khan than Long Đỗ Dai Vương, vì với họ thần Long Đỗ là vị thành Hoàng của Kinh thành Thăng Long, là nhân vật anh hùng lịch sử nên rat gần gũi với người dân — Bác Thủ đền

Nguyễn Hải Đường chia sẻ với chúng tôi như vậy.

Với người dân làng Thủ lệ (Thị Trai xưa) thi Đức thần Linh Lang là vị tướng giỏi, có công lớn đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững độc lập cho đất nước Lý lịch thần tích của ngài [xem phụ lục chữ 1.2.2] kế rằng: Đức thần Linh Lang có nguồn gốc là con của Long Vương thác sinh vào làm con một bà phi của vua Lý Thánh Tông, tên là Hạo nương Đức thần đã có công giúp vua Lý Thánh Tông đánh giặc Trinh Vĩnh (giặc Tống) Còn sau khi hóa, vào thời Trần, Đức thần Linh Lang hiển linh giúp đánh giặc Mông Cổ (giặc Nguyên), nhà vua lại bao phong làm Thượng đăng thần Vào thời vua Lê Trang Tông, Đức thần Linh Lang hiển linh âm phù giúp quan Dai thần Thái úy họ Nguyễn (có tài liệu ghi rõ là Trịnh Tùng) diệt trừ nhà Mạc Ngài được phong làm Thượng dang phúc than than, có lai lịch và công tích khá rõ ràng nhưng với tắm lòng ngưỡng mộ tài đức của thần mà người xưa đã thần thánh hoá sự tích của thần mang tính huyền thoại day bí ân Gat bỏ những yếu tố đó thì thần là Hoàng Tử Linh Lang, con thứ tư của vua Lý Thái Tôn, là người có ý chí kiên cường dam xả thân vì đất nước, đã hy sinh anh dũng dé bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Vị thần tran Nam Thăng Long là Cao Sơn Dai Vương, từ truyền thuyết là con Âu cơ, Lạc Long Quân Qua các thời kỳ, thần Cao Sơn được lịch sử hoá và trở thành vị thần có tên gọi và quê quán hắn hoi Sang thế kỷ XVI,

45 thần Cao Sơn được gan với thành quả bảo vệ ngai vàng của họ Lê trước nạn ngoại thích chuyên quyền Sự kiện được ghi trên tam bia thời Hồng Thuận (1510) Bai minh ghi trên tắm bia “Cao Sơn Đại vương than từ bi minh tính tự

” do sử thần Lê Tung soạn đã cho thấy vai trò của thần quyền trong đời sống chính trị dưới thời quân chủ phong kiến nước ta “ Lúc Thánh Tổ Cao Hoàng Dé (Lê Thái Tổ) nước Đại Việt mới khởi nghĩa, được các vị thần linh nổi tiếng hết lòng giúp đỡ, đó há chang phải là trời đất mến chuộng người chính nhân, quỷ thần soi thấu người có đức hay sao? Sau đó đền, miếu liền được xây dựng, lễ lớn được sắp đặt, điển lệ sáng ngời truyền mãi đời sau Mùa xuân, mùa thu cúng tế đều nhằm báo đáp công lao của thần và mong cầu phúc Linh ứng rõ ràng, từ xưa đến nay đều như vậy ” Phần cuối bài minh có ghi: “ dựng nên sự nghiệp phi thường, tuy rằng cơ bản là do đạo đức của đế vương, nhưng góp công hoàn thành sự nghiệp phi thường, cũng nhờ ở sự giúp đỡ của thần minh: Céi âm cõi đương cùng một lí, cảm ứng cơ mau; giữa trời và người liên quan với nhau như thế đấy Nên phải dựng đền đài to đẹp, sớm hôm hương khói, để báo đền công ơn của thần Lại ghi phẩm trật trong số sách phụng tho, khắc sự tích vào bia đá, để làm sáng rõ sự cảm ứng linh thiêng ” Vì công lao to lớn đó mà ở các nơi thờ, đức thần Cao Sơn được thờ là vị thần thứ 2, bên trái đức thánh Tản (Đền Và, Hà Tây) Uy danh của thần được ghi trong bài minh của văn bia: “Cao Sơn lừng danh/Vòi vợi uy linh/Hễ cầu là ứng/Ban khắp ơn lành/Thời gặp vận rủi/ Trời sinh thánh minh ” [28, tr 416-417; 420-422].

Nói về Thần Huyền Thiên Trấn Vũ được thờ ở đền Quán Thánh, vốn là một vị thần tiên có nguồn gốc đạo giáo, nhưng khi vào nước ta, thần trở thành vị phúc thần Với quốc gia dân tộc, Thần có công chống giặc ngoại xâm, với nhân dân, thần giúp trừ tà ma yêu quái bảo vệ kinh thành Thăng Long.

Trong cuôn ky ức tư liệu Hán Nôm việt vê đên Quán Thanh của tác giả

Nguyễn Đức Dũng [xem 10] có nêu ti mi về thần tích của ngài Ngài là vị thần có nhiều công trạng với với nhân dân vùng Giao Chỉ trước đây và Thăng

Long nên được coi là thành hoàng phía bắc của thành Huyền Thiên Trấn Vũ đã hiển linh đánh đuổi giặc ngoại xâm 3 lần, đó là vào đời vua Hùng Vương thứ 6, Đức Huyền Thiên thượng dé giúp vua đánh quân giặc từ biển tràn vào sau hoá thân trên núi Phượng Hoàng (huyện Kim Anh ngày nay); Vào đời

Hùng Vương thứ 7, giặc Hán sang xâm lược nước ta, Đức Huyền Thiên hoá thân thành Thánh Gióng giết hết tướng giặc rồi hoá tại núi Vệ Linh, bay lên trời Vua Hùng phong tước gọi là Thiên Vương và cho lập đền thờ than Làng Nghĩa Vi (tổng Vũ Ninh xưa) nơi thần sinh ra, dân làng cũng lập đền thờ và khắc vào bia đa 7 chữ: “Đồng Thiên Vương Thánh Mẫu cô Trạch” Lần thứ ba khi quân nhà Tống sang xâm lược nước ta, một trận cuồng phong làm cho nước dâng sóng to như biên cả, thần hiện ra thành vị tướng trên trời, cao 10 trượng, mặc áo chiến bao vàng, tay cầm ngọn giáo bằng vàng, quân Tống trông thấy khiếp sợ bỏ chạy Vua cho xây đền thờ và dựng tượng thần ở núi Sóc Sơn Đời vua Lý Thánh Tông, ở sông Hồng Hà gần kinh thành Thăng Long có 3 con vật hung dữ là Hồ tinh, Quy tinh và Xà tinh đã làm phá vỡ đê sông Hồng Đức Huyền thiên xuất hiện từ hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) cùng với một trận giông tố sắm sét giết hết bọn quỷ dit, đê Sông Hồng lại được vững chai Vua cho lập đền thờ, chính là đền Chân Vũ — Quán Thánh ngày nay.

Bên cạnh đó, Đức Huyền Thiên còn giúp nhân dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống của dân vùng xung quanh thành Thăng Long Vào thời Vua Hùng Vương thứ 14, Thần đã giúp dân làng giết chết con rùa có nhiều phép lạ làm hại dân; và vào cuối đời các vua Hùng, ở gần thành Long Đỗ có con hồ ly tỉnh chín đuôi rất đữ tợn, tung hoành khắp nơi, làm hại dân chúng Ngọc

Hoàng Thượng dé động lòng, cho thần Huyền thiên giáng hạ, phù phép giết được hồ tinh Vua lý cho lập đền thờ dé trừ mọi loài yêu quái, giữ yên phương bắc cho kinh thành Đến khi Vua An Dương Vương xây thành Cổ loa, có tỉnh

47 gà trắng và quỷ ở vùng núi Thất Diệu hiện ra quấy nhiễu phá thành, Thần Huyền Thiên theo lời khẩn cầu của thần Kim Quy đã hiện lên ở núi Xuân Lôi giúp An Dương Vương trừ tà Vua cho lập đền thờ ở phía bắc thành Cổ loa

(Đông Anh, Hà Nội ngày nay) Các đời vua Lê sau này, mỗi khi có hạn hán, vua thường đến đây dé cầu đảo và đều được linh ứng.

Sự tích các vị thần đều gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ tô quốc của dân tộc, gan với những van dé xã hội trong đời sống nhân dân, phản ảnh “thế giới quan”, cách lý giải của nhân dân về các van dé về con người, về xã hội.

2.2 Điểm tựa tinh thần và giáo dục đạo đức:

Điễm tựa tỉnh thân

Một trong những chức năng chính của tín ngưỡng, tôn giáo là chức năng bù đắp về mặt tinh thần, là điểm tựa tỉnh thần cho con người Tín ngưỡng thờ Tứ Tran Thăng Long cũng vậy.

Khi con người gặp khó khăn, bat trắc trong cuộc sống va cảm thấy bị bế tắc, bất lực không có lối thoát thì khi đó con người luôn có ước mơ, khát khao có một sự trợ giúp từ một sức mạnh siêu pham mà họ vẫn tin là có khả năng ủng hộ, giúp đỡ mình Và họ không thê tìm được lực lượng đó trên trần thế, vì vậy họ hướng đến lực lượng siêu nhiên và đã tìm thấy ở đó một sự

“bau víu” cho cái không có thực trong hiện tại, và ít nhiều cũng giúp con nguoi có niềm tin đó vơi bớt sự khô đau, sự khó khăn cũng trở nên nhẹ nhàng hơn Qua đó, họ thấy niềm tin vào lực lượng siêu nhiên dường như đã được

“kiểm chứng”, sự có mặt của lực lượng siêu nhiên dường như đã được khẳng định Rất có thé nhờ như vậy, con người đã có đủ ding khí vượt qua trở ngại, khó khăn dé tồn tại và phát triển. Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, là vị thành hoàng đầu tiên của Thăng Long Vào thời vua Lý xây thành Dai La, nhiều lần cứ đắp lên thành lại bị đồ.

Vua thấy vậy cho người đến cầu khan thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trăng đi ra Vua lần theo vết chân ngựa vẽ đồ án xây thành và quả nhiên sau đó thành không bị đồ nữa Từ đó đền có tên Bạch Mã, nỗi tiếng với hình ảnh ngựa trăng linh thiêng, vì vậy sau này người dân đã thờ thần Bạch Mã tại ngôi đền này Đến đời Tran, 3 lần hoa tai, phố phường bị gió thôi, lửa cháy dit dội duy chỉ có đền là vẫn y nguyên Trong Bai kí trên bia sửa chữa dén Bạch Ma có phi “Bạch Mã là ngôi đền rất thiêng, Như vậy, thần sở dĩ là thần, vì khi thì tác dụng kín đáo, khi thì nhân đức rõ ràng, huyền diệu không sao biết được Chúng ta thờ phụng, cũng chỉ hết sức tôn kính, theo đúng nghỉ lễ để bày tỏ lòng thành kính tột bực như lúc nào cũng có thần” [28, tr 400-403]

Trong Bai Minh kém theo bai tran thuat trén bia dén Cao Son Dai Vuong (Cao Son Dai Vuong than tir bi minh tinh tự), có ghi về việc ca tụng sự hiền linh của Cao Sơn Dai Vương như sau: “Trong đền dựng tảng đá có đề chữ “Cao Son Đại Vương” Bọn Văn Lữ trông thay lấy làm kinh di bèn khan cầu: “Đoan Khánh tàn ngược, dân không sống nổi Mệnh trời và lòng người đều hướng về kẻ có đức Thánh thượng hiện nay là cháu Thánh Tông, con Kiến Hoàng nghĩ tới gian lao của tổ tiên dựng nghiệp, thương triệu dân bị khốn cực, nên phải mưu việc xã tắc, dây đạo quân trừ khử bạo tàn Bọn Văn Lữ chúng tôi, cùng giúp vua thánh minh, đem lại an ninh cho thiên hạ Nếu thần linh thiêng, xin phù hộ từ cõi âm ngầm giúp hoàn thành nghiệp lớn không đầy một tuần đã thành công nhanh chóng như vậy, có lẽ do đạo đức của bậc vua thánh vốn gây được niềm tin, trời và người đều hưởng ứng mà quỷ thần cũng có phan giúp sức đó chăng?” [28, tr 418-419]

Theo Văn bia đền Quán Thánh (Trùng tu Trấn Vũ quán bi ký) có ghi:

“Quán Tran Vũ ở phía bắc thành là dé tran giữ phương bắc quán làm từ lúc mới xây dựng kinh đô Thăng Long Huyền Dé tran giữ cõi trời phái bắc, giữ nước giúp dân, nồi tiếng linh ứng Chín tầng trời dựa ở chân uy, mười phương

49 đất dựa nhờ thần giáo hoá Công ngang với năm mươi vạn kiếp, đáng được thờ cúng cho đến ức vạn năm ” [28, tr 411-413]

Theo tác giả Lê Văn Lan, trong sách Dấu xưa truyện cũ Thăng Long cho rằng: “Dễ dàng nhận ra cả bốn kiến trúc tín ngưỡng này đều nằm trên địa giới ngoài cùng của kinh thành Thăng Long xưa Chúng làm chức năng mốc giới (cột mốc) Từ xưa, người Thăng Long đã sáng tạo ra những thần thánh dé thờ ở các mốc giới này, chính vì thế làm cho việc cắm mốc giới trở nên thiêng liêng Và khiến các thế hệ người kinh đô xưa thêm vững tin vào sự bảo vệ chắc chăn cho nơi làm ăn sinh sống của mình Đấy là một đặc trưng của nền văn hoá Thăng Long” [17, tr 44-47]

Với những quan niệm về niềm tin vào các dang siéu nhién, vé cac vi than được thờ cúng tại Tứ Tran Thăng Long đã mang lại cho con người niềm an ủi, động viên, một sự nâng đỡ tinh thần nhất định.

Trong tài liệu thực tế tại tứ tran Thăng Long của chúng tôi, qua các cuộc phỏng vấn sâu người đi lễ tại Tứ trấn, hầu hết đều cho thấy họ có một niềm tin vào sự linh thiêng, vào sự chở che của các vi thần được thờ ở Tứ tran Chúng tôi có mặt tại đền Voi Phuc, sau budi lễ đón nhận bằng xếp hang Di tích quốc gia đặc biệt (ngày 29/5/2022) thì được bác Nguyễn Văn Tuy là Phó ban Quản lý di tích đền Voi phục cho biết, hôm nay khách đến lễ đông tuy không phải là ngày rằm, mùng một (âm lịch) Có lẽ do đền đã mở cửa trở lại sau một thời gian tạm dừng vì dịch Covid-19, và quan trong hơn là qua các phương tiện thông tin, thì họ biết đền Voi Phục, một trong Tứ tran Thang Long được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt Qua phỏng van một bạn trẻ (27 tuổi, quê ở Bắc Ninh), thì được em cho biết: “Đã nhiều lần đi qua khu vực đền, có điều lạ làm em chú ý đến vì nếu bên kia Cầu Giấy đang mưa, thì chỉ cần đi qua khu vực đền là trời lại tạnh ráo Em biết đền Voi Phục là một trong Tứ Tran Thăng Long từ lâu, nhưng hôm nay mới có dip để vào lễ, là tinh cờ thôi, em không phải là người thường xuyên đi đền, nhưng có lẽ là vấn đề tâm

50 linh, em đến đền khi nào em cảm thấy cần đi, chứ không phải đi vì lý do cầu xin công việc, cầu mong sự may mắn và khi đến lễ đền ở đây em thấy thực sự thoái mái, yên tĩnh và nhẹ nhõm Đền Quán Thánh em có đi một vài lần.

Em nhớ nhất lần đầu đến đền Quán Thánh, cũng do tình cờ vì gặp cơn mưa nên em dừng lại trước cổng đền, chờ tạnh mưa rồi đi tiếp Em vào đền tham quan và lễ bái, cũng nhanh thôi, thế mà quay ra vừa hay trời cũng tạnh mưa dé cho em tiếp tục đi công việc của mình” Còn có trường hợp, khi chúng tôi đến đền Bạch Mã vào thời điểm buổi trưa ngày 10/10/2022 (tức ngày mùng

15 tháng 9 âm lịch), vi là ngày tuần nên đền mở cửa cả buổi trưa Cô Trần Thị X, 68 tuổi, nhà ở phố Phan Đình Giót, nay đã chuyên về Xuân Phương Theo cô, hàng năm cứ đầu xuân, cô thường đi lễ “năm trấn” (ngoài Tứ Trấn Thăng Long, thì đền Thiên Ứng là một tran!!!) Năm nay, do dịch bệnh ma đầu năm cô chưa đến Tứ Trấn được, nay sắp xếp mãi thì cô mới thực hiện được tâm niệm của mình Cô đi lễ một mình, sắm đủ lễ để dâng ở các đền, kế hoạch sẽ đi trong ngày băng phương tiện xe buýt Với sự tín tâm với thần, thánh, cô muốn tạ ơn thần thánh vì thời gian qua, gia đình cô làm ăn thuận lợi, may mắn, con cái có công việc tốt Cô cảm thấy sau khi đi lễ về, đầu óc thanh thản, cả năm gặp may mắn về nhiều điều trong cuộc sống, ví như: đáng lẽ chỉ mong được nhà liền kề thôi thì cô lại được hắn cả căn nhà song lập Nay nhân ngày rằm, cô đi lễ các đền Tứ trấn, cầu mong gia đình bình an, may mắn.

Như vậy, có thể thấy mỗi vị thần ở từng trấn có vai trò và ý nghĩa riêng trong đời sống tâm linh của cư dân Thăng Long — Hà Nội Người dan Hà Nội luôn luôn tin vào sự linh thiêng của các vị thần bảo vệ kinh thành Thăng Long, tin vào sự trường tồn của kinh thành Thăng Long — Hà Nội Tin vào sự chở che, bao bọc, sự ảnh hưởng của các vi thần thuộc Tứ Trấn đối với đời sông tinh thần của người dân thủ đô Tín ngưỡng thờ Tứ Trấn đã tạo thành

51 nên tảng, vốn liếng tinh thần, tâm linh nâng đỡ con người cùng với vùng đất này tồn tại và phát triển trong đặm dài lịch sử.

Tín ngưỡng thờ Tứ trấn Thăng Long — Hà Nội còn thé hiện sự dung hợp mạnh mẽ với các tôn giáo và tín ngưỡng khác: tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền

Hạt nhân của sự có kết cộng đồng và kế tục lich sử 1 Hạt nhân của sự cỗ kết cộng đồng

Tôn giáo, tín ngưỡng thuộc hình thái ý thức xã hội, Chủ nghĩa Mác-

Lénin, đã khang định, tôn giáo, tín ngưỡng chỉ mat đi khi những cơ sở kinh té, xã hội thậm chí là cả cơ sở tâm lý, nhận thức cho sự ra đời và ton tại của nó không còn nữa Hay nói khác, chỉ khi nào những cơ sở cho sự tồn tại của tôn giáo, tín ngưỡng "không còn gì để phản ánh nữa thì khi ấy tôn giáo, tín ngưỡng sẽ mat đi Do vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thé giới tự nhiên còn nhiều điều chưa thể đạt đến sự hợp lý, đặc biệt mặt trái của cơ chế thị trường, rồi đạo đức, phân hóa giàu nghèo, rủi ro, bệnh tật, môi trường sinh thái mat cân bằng, đó là cơ sở khách quan dé tôn giáo, tín ngưỡng còn tồn tại và phát triển trên những phạm vi nhất định vì lẽ đó mà tôn giáo vẫn là một thực thé tồn tại trong chủ nghĩa xã hội Nhưng như đã nói ở trên, tôn giáo, tín ngưỡng không đơn thuần chỉ là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh, tinh thần, mà còn là vấn dé văn hóa, đạo đức, lối sống, cố kết cộng đồng, đó là những giá trị tốt đẹp mà công cuộc xây dựng xã hội mới có thê tiếp nhận, điều này thé hiện một cách sâu sắc quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa

55 tồn tại xã hội với ý thức xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam về vẫn đề tôn giáo, tín ngưỡng Chính lẽ đó, tôn giáo, tín ngưỡng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý bởi tính nhân bản, nhân văn, hướng thiện cua nó, những giá tri văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo có nhiều điều phủ hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới, góp phần bổ sung hoàn thiện cho việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiễn đậm đà ban sắc dân tộc Hơn nữa, mọi tôn giáo, tín ngưỡng còn có thé đóng góp những giá trị tốt đẹp khác đối với sự ồn định xã hội, đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững, bởi bản thân nó chính là sự cố kết cộng đồng, thông qua việc thờ cúng, hoặc sự thống nhất chung của các thành viên trong việc thực hiện nghĩ lễ thờ cúng hoặc qua việc thực hành các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo Đó cũng là nhận định của Nguyễn Đức Lữ trong Góp phan tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam : “Tín ngưỡng dân gian, cái vôn là kết quả sáng tạo của chính nhân dân, có tác dụng trực tiếp và thường xuyên tới việc củng có sự cố kết cộng đồng: là ý thức tiềm ấn gắn bó người dân với gia đình, quê hương, đất nước” [32, tr 21]

Và các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống có thể được coi là một phương thức, là hạt nhân quan trọng của sự cô kết cộng đồng Cố kết cộng đồng những người cùng chung một không gian sinh sống, cùng chung niềm tin về một tín ngưỡng Tín ngưỡng luôn cần có một cộng đồng dé các thành viên cùng tôn thờ những thánh thần và vật thiêng liêng Trong hành động thực hành nghỉ lễ, sự thờ cúng, các thành viên đều cing nhau hướng tới sự kính trọng, giao cảm, tin tưởng vào các thần linh đang hiện hữu và cùng tham gia.

Từ đó tạo ra sự gần gúi, gan két, chia sé đồng thời cùng tôn trọng và bình đăng như nhau trước thần linh Đời sống xã hội hiện nay với quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa, hội nhập toàn cầu bên cạnh thuận lợi, những giá tri kinh tế, vật chất mang lại, thì mặt khác cũng đang đặt cho Việt Nam chúng ta những thách thức không nhỏ về vấn dé gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dé

56 tạo thành “kháng sinh” chống lại những “ căn bệnh” mà xã hội mới tạo ra.

Trước thực trạng đó, việc phá vỡ cô kết cộng đồng truyền thống ở các khu vực thành thị, khu vực ven đô đang là vấn đề cấp bách được đặt ra và cần phải giải quyết.

Tín ngưỡng thờ Tứ tran Thăng Long với vai trò tran giữ, tạo nên ranh giới về không gian thiêng của vùng đất Thăng Long - Hà Nội, vì thế nó trở thành hạt nhân để thu hút, cố kết cộng đồng những người cùng sinh sống trên manh đất Thăng Long - Hà Nội, cùng hướng về một hệ thống tín ngưỡng chung Chức năng hạt nhân cố kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ Tứ Trấn được thê hiện rõ nét trong việc tạo nên hệ giá trị chung, niềm tin tín ngưỡng chung của người Hà Nội, cố kết niềm tin tín ngưỡng của cư dân với cơ sở thờ tự (Tứ trấn) Bởi chính không gian thờ cúng cùng với đối tượng được thờ cúng — Là các vi thần của Tứ trấn, đã tạo ra môi trường cảnh quan văn hoá tôn giáo, quy tụ các giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hoá trong một không gian thiêng để gìn giữ đời sống tâm linh của người Hà Nội Các hoạt động thực hành tín ngưỡng được thể hiện dưới nhiều hình thức, đơn giản như thắp hương, dâng lễ, đặc biệt được đây lên cao trào trong các sinh hoạt lễ hội của tín ngưỡng Điều đó không chỉ gắn kết những cá nhân trong một gia đình, trong một cồng đồng (làng, xã ) mà còn thê hiện sự giao lưu, kết nối với các cộng đồng làng xã khác, các cá nhân từ nhiều vùng, miền của đất nước.

Trong tài liệu thực tế tại Tứ tran, các cụ thủ đền có ké lại, có những trường hợp họ từ các vùng rất xa Hà Nội như Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn về lễ tại đền (Voi phục, Bạch Mã ) vì họ được “báo”, thần linh mách bảo họ cần đến lễ thần Linh Lang ở đền Voi Phục (đền chính), cần đến lễ thần

Bạch Mã Cũng có những đoàn du khách ở tỉnh xa họ nói năm nao vào mùa xuân cũng phải đi lễ cả Tứ trấn Tuy nhiên, đã hai năm các đền, chùa phải đóng cửa do dịch bệnh Covid-19, nên sau khi cuộc sông trở lại bình thường

57 mới, họ lên kế hoạch và đã thực hiện được rất sớm (ngay từ những ngày đầu tháng 5/2022). Đặc biệt hơn, với sự kiện cả bốn tran được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt thì tại các tran, chính quyền và các tổ chức, cơ quan đều tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng đặc biệt này với những nghi lễ trang trọng, linh thiêng, trong sự hồ hởi, phấn khởi của người dân địa phương cũng như những du khách có lòng tín kính với các vị thần thiêng của Tứ trấn Thăng Long. Đền Kim Liên là nơi tổ chức lễ đón nhận sớm nhất: ngày 16/4/2022 (vào ngày lễ hội chính của đền 16.3 âm lịch) Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định nhắn mạnh, cùng với các di tích thuộc "Thang Long tứ tran", đền Kim Liên va sự tích về thần Cao Son Dai Vương là minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm đấu tranh, lao động bền bi, dé chinh phục, cải tạo thiên nhiên của cha ông ta vào buôi đầu định đô, mở nước; góp phần cung cấp nhiều thông tin giá trị về phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân và quy mô của kinh đô Thăng

Long xưa. Đền Quán Thánh và Voi Phục tô chức lễ đón nhận vào ngày 29/5/2022 Đền Bạch Mã đón muộn nhất là ngày 8/6/2022 (tức 10/5 âm lịch)

Cùng với chuỗi sự kiện này, đền Quan Thánh đã tô chức Lễ tưởng niệm ngày hoá Đức Huyền Thiên Trấn Vũ (vào ngày 9/9 âm lịch) và đền Kim Liên tổ chức Lễ Dâng hương truyền thống ngày hoá Thượng đăng thần “Cao Sơn Đại

Lé tưởng niệm ngày hoá Đức thánh Huyền Thiên Tran Vũ năm nay (vào ngày 09/9 âm lịch, tức ngày 04/10/2022) được tô chức long trọng trong không khí vui tươi, phấn khởi của người dân và chính quyền quận Ba Đình, tiếp nối thành công của sự kiện Thăng Long Tứ trấn được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Lễ hội đền Quán Thánh gắn với lễ tưởng niệm ngày sinh, ngày hoá của Đức Huyền Thiên Trấn Vũ trở thành sự kiện văn hoá thường niên, là điểm nhấn của du lịch tâm linh không chỉ của người dân trên địa ban mà còn dé lại dau ấn đậm nét với người dân Thủ đô và du khách trong nước và quốc tế.

Lễ hội ngày nay, truyền thống ngàn xưa được gìn giữ và phát huy trong xã hội hiện đại Đời sống tinh thần của người Hà Nội luôn có điểm tựa vững chắc là hệ thông tín ngưỡng thớ Tứ trấn từ ngàn năm nay, đã không làm mất đi bản sắc riêng có của người dân Hà Nội, mà còn giúp người dân Hà Nội hội nhập mạnh mẽ, thích nghỉ và phát triển trên nền tang của sự liên kết và đoàn kết cộng đồng.

2.3.2 Tính kế tục lịch sử Phải nói rang, truyền thống văn hóa Việt Nam luôn được tích tụ và hun đắp bởi tín ngưỡng của chính người dân sinh sống hàng nghìn năm lịch sử, nó vừa liên tục, vừa gián đoạn, trong đó tính liên tục (kế tục lịch sử) là cơ bản, tính gián đoạn chi là tạm thời Quy luật về tính kế tục lich sử là biểu hiện cơ bản cho tính độc lập tương đối, tính có thể nhận thức được và dự báo được những giá trị lịch sử văn hóa tín ngưỡng Do vậy, dựa vào truyền thống văn hóa tín ngưỡng Hà Nội, nhất là Tứ tran Thăng Long có thé phân tích được xu thế vận động, phát triển văn hóa tín ngưỡng Hà Nội trong giá trị lịch sử, hiện tại Bởi lẽ, chính quan điểm Mác Lê Nin và UNESCO cũng thừa nhận “Văn hóa trong đó có tín ngưỡng phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống gia tri, truyén thống, thâm mĩ và lối sống dựa trên đó từng dân tộc tự khăng định bản sắc riêng của mình” [57, tr 218]

Lịch sử Thăng Long đến nay đã hơn nghìn năm, trong lớp trầm tích dày đó được viết nên bởi những trang sử hào hùng của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Tín ngưỡng thờ Tứ Trân ra đời cũng găn liên với những

TÍN NGƯỠNG THO TU TRAN THANG LONG DOI VỚI ĐỜI SONG TINH THAN NGƯỜI DAN HA NỘI TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY

Giải pháp về bảo tôn, phát triển văn hóa vật thể đỗi với Tín ngưỡng thờ Tứ tran Thăng Long - Hà Nội

Tín ngưỡng thờ Tứ Trấn Thăng Long — Hà Nội là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thé quý giá Các di tích của Tứ tran Thăng Long đều có kiến trúc gắn với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo Không gian thờ cúng của tín ngưỡng thờ Tứ tran Thăng Long bao gồm kiến trúc, cơ sở thờ tự của bốn ngôi đền cùng với hệ thống các tượng thờ, văn bia, hoành phi câu đối không gian thờ cúng này chính là những tài sản hữu hình quý giá đối với văn hóa Thăng

Long — Hà Nội nói riêng, với cả nước nói chung.

Trên thực tế ta có thê thấy các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích này đã được bắt đầu ngay từ khi loại hình di tích này ra đời và cũng có sự khác nhau trong từng giai đoạn và điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.

Trong mỗi ngôi đền của Tứ trấn ta có thể nhận thấy dấu ấn của các lớp văn hoá thuộc nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử kế tiếp nhau Một điều dễ hiểu, các tran trong Tứ tran trước đây là các di tích đơn lẻ nên việc bảo vệ, tu bổ va phục hồi mỗi tran là hoàn toàn khác nhau.

Trong giai đoạn từ sau thời kỳ đổi mới, năm 1986 đến năm 2000, đã có nhiều văn bản quy định, thông tư hướng dẫn tạo cơ sở pháo lý cho việc bảo tồn di tích Cụ thê như: Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN năm 1984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của Hội đồng Nhà nước; Nghị định 288/HDBT ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh và Thông tư số 206/VH-TT ngày 22/7/1986 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Từ năm 2001 đến nay thì thực hiện theo

64 quy định tại Luật Di sản văn hoá năm 2001 và sửa đôi, bé sung vảo năm 2009 và các văn bản quy định, thông tư hướng dẫn thi hành luật DSVH.

Với các di tích tại thành phố Hà Nội, UBND thành phố có các văn bản như: QD 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Quyết định về việc Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội; và mới đây Quy chế này được sửa đổi và bổ sung theo Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 và một số các thông tư liên tịch khác, cùng đóng góp cho công tác bảo vệ va phát huy giá tri của các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn thành phố Chính nhờ đó ma trải qua hơn ngàn năm lịch sử với bao biến cé thăng tram cũng như nhiều dot trùng tu, tôn tạo lớn nhỏ thì cho đến nay những giá tri lịch sử - văn hoá, tâm linh, kiến trúc nghệ thuật, Tứ tran Thăng Long — Hà Nội vẫn được bao tồn tương đối nguyên vẹn, đang phát huy những giá trị trong đời sống đương đại.

*Dén Bach Mã - tran Đông Thăng Long: Đền Bach Mã là một công trình kiến trúc lớn trong khu vực phố cô Hà Nội Đền là một di tích hoàn chỉnh và biệt lập và là di tích tiêu biểu cho lịch sử lâu đời của Thăng Long — Hà Nội Di tích mang nhiều giá trị trên các mặt lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật Được khởi dựng từ thế kỷ thứ IX, cho đến nay đền đã trải qua nhiều lần sửa sang, tu bỗ các hạng mục kiến trúc nhưng cơ bản vẫn giữ được các mảng trang trí cũ và gìn giữ được nét nghệ thuật từ thế kỷ XIX Điểm nỗi bật của kiến trúc bên trong đền là toàn bộ bộ khung nhà gỗ với hệ thông cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái được làm theo kiểu “giá chiêng chồng giường con nhị” với nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc chăn theo phong cách nghệ thật thời Nguyễn Hiện nay trong đền còn lưu giữ được nhiều di vật rất phong phú với các chất liệu, loại hình khác nhau Đó là hệ thống bia đá cô ghi lại các lân đên được trùng tu, sửa chữa, có cả bia công đức , chuông, kiệu, hoành

65 phi, câu đối, cửa võng, sắc phong, bát hương, cây đèn với các chất liệu băng đá, đồng, gỗ, gidy déu là các đồ thờ tự quý Theo lời kế của Thủ đền hiện nay là bác Nguyễn Hải Đường thì trước đây đền còn có 10 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến cho thần thờ, nhưng hiện nay các sắc phong này cũng không còn nữa Trải qua bao biến thiên của lịch sử qua các triều đại Lý, Trần, Lê với hơn ngàn năm tuổi, đền Bạch Mã là nơi chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay Vì vậy, hệ thống di tích này chính là nguồn sử liệu quan trọng đề tìm hiểu một số vấn đề về khu phố cô Hà Nội, về quy hoạch của kinh thành Thăng Long.

Theo thủ từ của đền, bác Nguyễn Hải Đường chia sẻ: Hiện nay, đền Bach Mã thuộc sự quản lý của phường Hang Buôồm, cụ thể là tiểu ban quản ly di tích đền Bạch Mã và bác là phó tiểu ban Tiểu ban quản lý di tích đền Bạch

Mã có khoảng 25 người, có các cán bộ thuộc phòng văn hoá phường, và cả các nhân viên là những người làm chấp tác tại đền Đó là những người sinh sống tại phường, từ già đến trẻ nhưng điểm chung là đều có tinh thần trách nhiệm trong các công việc của đèn Hàng ngày, ban nghỉ lễ của đền có trách nhiệm trông nom, don dep, thay hương hoa dé không gian thờ cúng của đền được trang nghiêm, thanh tịnh Trước đây, vào các dịp lễ hội, người dân thường dâng cúng các đồ mã rất nhiều, đặc biệt có cả những bộ vàng mã ngựa trắng dé dang than

Bạch Mã Tuy nhiên, hiện tượng này giờ không còn nữa Và hiện tượng diễn hầu đồng cũng chi là biểu dién một vài giá mang ý nghĩa trình diễn nghệ thuật trong các kỳ lễ hội của đền chứ đền không cho phép thực hành nghi lễ hau đồng tại đền — cô Nguyễn Thị Bich, 82 tuổi, nhà ở số 48 hàng Buém, làm chấp tác khoảng 20 năm tại đền, chia sẻ Và như vậy, ngôi đền Bạch Mã luôn được cộng đồng cư dân Hà Nội gìn giữ, tu sửa và thờ phụng. Đền Bạch Mã được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 1986 và được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng

*Dén Voi Phục - tran Tây Thăng Long:

Trải qua một thời gian dài tồn tại với những biến động thăng trầm của lịch sử, cho đến nay, đi tích đền Voi Phục đã có những thay đổi về mặt kiến trúc, các đi vật cô trong di tích cũng bị hư hỏng, thất lạc nhiều Theo Lý lịch Di tích đền Voi Phục [xem phụ lục chữ 1.2.2], cho biết đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa và cả xây mới vào đời Trần Thái Tông (1225-1258) sau chiến thắng Nguyên Mông và đời vua Lê Trang Tông (1533-1548) đền lại được sửa chữa và phong mỹ tự cho thần Tuy nhiên, vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta Do đền là nơi nuôi giấu các chiến sỹ cách mạng nên đã bị thực dân Pháp đốt phá thiêu dụi hoàn toàn ngôi đền Đến năm 1953 trùng tu lớn toà tiền tế và hậu cung Năm 1992-1993 sửa lại nhà thờ mẫu và công nghi môn, năm 2000 phục hồi day nhà tả mạc

Về hiện vật còn lưu giữ tại đền có bộ di vật cô các bức cuốn thư, hoành phi, câu đối, long ngai được chạm khắc bằng gỗ thiếp vàng thuộc nghệ thuật thé kỷ XIX, XX Ngoài ra còn có nhiều đồ thờ tự quý khác như: Chuông đồng, hạc đồng, Bát hương sứ men lam, lọ lộc bình, cây nến, lọng trống Các sắc phong bản sao từ thời Lê đến thời Nguyên, và cuốn ngọc phả bản sao Đặc biệt là hiện nay trong khuôn viên đền Voi Phục có nhiều cây cổ thụ có tuổi đời hàng mấy trăm năm, rất có giá trị trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường của đền Trong đền hiện có quả chuông được đúc mới năm 1994, do dân làng Thủ Lệ quyên góp, quả chuông cao 93cm, đường kính 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có hàng chữ Hán đúc nổi: “Tây tran thượng đắng”.[29, tr.

373] Đợt trùng tu gần nhất là năm 2009, dé hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Căn cứ vào nội dung giá trị của di tích, đền Voi Phục được xếp vào loại hình di tích lịch sử - kiến trúc, đền đã được Bộ Văn hoá, Thẻ thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá ngay từ đợt đầu tiên vào năm 1962 Vào

67 ngày 19/02/1976, trong một lần đến thăm Tây trấn Thăng Long, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ghi lưu niệm với nội dung “Đây là một di tích lịch sử cần được giữ gìn chu đáo” [Xem phụ lục chữ 1.2.2] Và sau 60 năm, vào tháng

1/2022, đền Voi Phục được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long - Tứ tran.

Nhóm giải pháp về bảo ton và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối

với tín ngưỡng thờ Tứ Trấn

Vai trò của tín ngưỡng thờ Tứ Trấn đối với đời sống tỉnh thần người dân Hà Nội đã được khăng định từ lịch sử ngàn xưa cho đến ngày nay Như đã nói trên, tín ngưỡng Việt Nam nói chung, tín ngưỡng thờ Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội nói riêng, có nhiều chức năng không chỉ đối với đình làng mà còn đối với cả đời sống người dân đang sinh sống trên địa bàn đó như: chức năng liên kết cộng đồng, chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục dao đức nhằm ôn định đời sống văn hóa tín ngưỡng, giữ gìn ban sắc văn hoá và đó cũng là sợi dây nối kết con người với nhau, từ đó củng cố và phát huy sức mạnh của cộng đồng cư dân làng xã, cộng đồng dân tộc.

Qua khảo cứu thực địa chúng tôi thấy bốn ngôi đền của Tứ trấn Thăng Long vẫn còn một số vấn đề bat cập về văn hóa phi vật thé cần phải chú ý trong công tác bảo tồn và phát triển Chính vì vậy nên cần phải có những nhóm giải pháp khả thi để không chỉ bảo tồn mà phải phát huy những giá trị tốt đẹp của Tứ tran Thăng Long - Hà Nội

*Thứ nhất: Hướng giải pháp về quản lý Nhà nước.

- Những giá trị văn hóa phi vật thể mà tín ngưỡng thờ Tứ Trấn mang lại như các lễ hội truyền thống, các giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy theo hướng: phục hồi, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những yếu tố không phù hợp, biến tướng, lai căng làm ảnh hưởng đến giá trị truyền thống.

Gia tri của tín ngưỡng, tôn giáo được Dang va Nhà nước ta quan tâm thể hiện thông qua các chính sách, đường lối, nghị quyết của các cơ quan quản lý Cụ thê như tại Nghị quyết số 25/NQ-TW (2003): “Gìn giữ và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân”; hay tại Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 cũng khẳng định: “Nhà nước tôn trọng và bảo vệ giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tô tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu của nhân dân” Lễ hội truyền thống chính là môi trường lý tưởng dé các giá trị, chức” năng của tín ngưỡng thờ Tứ tran Thăng Long được khang định và lan toa. Đánh giá về lễ hội Tứ tran Thăng Long, tác giả Lê Hồng Lý viết: “Liên quan đến lễ hội cung đình phải ké đến các lễ hội của Thăng Long Tứ tran Từ chỗ là các trấn canh giữ, yêm trạch vì sự bình an của kinh thành ở bốn góc, lúc đầu chỉ thuần túy là ý nghĩa bảo vệ thông thường về mặt an ninh, trật tự Sau đó là ở ý nghĩa tâm linh trấn yêm chống lại các yêu quái, tà ma với các đền miéu và các nghi lễ theo phong tục phương Đông Nhưng rồi, dần dan trở thành các lễ hội với quy mô không hè nhỏ, có ý nghĩa cho cả cung đình lẫn dân gian và trở thành một sinh hoạt văn hóa dân gian, đậm màu tín ngưỡng được chấp nhận cho đến tận ngày nay Cả bốn nơi này lễ hội đã được mở từ lâu đời và đây cũng là cơ hội dé có thé khôi phục lại với quy mô hoành tráng hơn nữa trong số các lễ hội liên quan đến cung đình mà lại đầy chất dân gian” [33, tr 255].

Tư liệu thực tế của chúng tôi được biết trong chương trình 05-Ctr/TU ngày 30 tháng 5 năm 2001 của Thành uỷ Hà Nội về duy tu, tôn tạo các di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, trong đó có việc Hoàn thành tôn tao Tứ tran nhan dip kỷ niệm 1000 năm Thăng Long — Hà Nội; với vi trí nam trong không gian thiêng của Thăng Long — Hà Nội nên Tín ngưỡng thờ Tứ trấn Thăng Long đã được phục hồi cả về mặt kiến trúc cũng như cả về

75 các nghỉ thức tế lễ và các lễ hội truyền thống Tuy nhiên, sau đó các lễ hội truyền thống tại Tứ trấn hầu hết đều không được tổ chức trong những năm gần đây Nếu có thì chỉ có phần lễ chứ không có phần hội Lý do cũng một phan do sự thay đổi về cơ quan chủ quản các ngôi đền của Tứ tran Thăng

Long như đã phân tích ở trên.

Tại đền Bạch Mã, lễ hội truyền thống được tô chức với quy mô đại hội là 5 năm 1 lần, gần đây nhất là lễ hội được tô chức đúng vào năm 2010 nhân ky niệm 1000 năm Thăng Long — Hà Nội, với sự phục dung lại nghỉ lễ “tiến xuân ngưu” - Hội dâng trâu mùa xuân, là một nghi lễ đặc trưng của lễ hội truyền thống đền Bach Mã đã kéo dài suốt may thé kỷ từ triều Lý tới thời Hậu

Lê (ở Thăng Long), chuyền sang cả triều Nguyễn (Thuận Hoa).

Tại đền Voi Phục, lễ hội truyền thống được tổ chức lần gần đây nhất là vào năm 2012 để kỷ niệm ngày hoá của Đức thần Linh Lang và kỷ niệm 50 năm đền Voi phục được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá Lễ hội đền Voi Phục năm 2012 diễn ra từ ngày mùng 9/2 đến 14/2 năm Nhâm Thìn (Âm lịch) Tại Lễ hội nay, đã có các đoàn chung thờ như Hào Nam, Phú Hang,

Yên Xá, Tân Triều, Ngọc Khánh được mời đến dự Đây chính là điểm đặc sắc của lễ hội đền Voi Phục, thể hiện sự cố kết cộng đồng làng — xã rất bền chặt, vốn là chức năng chính của các lễ hội tín ngưỡng Từ đó đến nay, vào ngày hoá của Đức than Linh Lang thì BQL đền chỉ có lễ cáo thắp hương thần, còn lễ hội thì coi như đã dừng han Day nhà ngang của đền nơi để các ngai, kiệu, trống phục vụ cho lễ hội đã bị xuống cấp do không được sử dụng và bảo quản tốt Theo bác Nguyễn Trọng Tuân, hiện là thủ đền Voi Phục ké lại cho chúng tôi về những kỳ lễ hội thời gian trước năm 2000 với một chút nuối tiếc.

Bởi bác là người sinh ra và lớn lên ở làng Thủ lệ, ông cụ sinh ra bác cũng phục vụ ở đền Voi Phục và bác là con “cầu tự” thần Ling Lang Đại Vương mà có Chính vì vậy mà tuy gia đình bác ko còn đầy đủ (vợ bác đã mat) nhưng

76 bác vẫn được dân làng tin tưởng và bầu bác làm Thủ đền từ năm 2012 Bác cho chúng tôi biết, ngoài lễ hội chính thì đền Voi Phục còn có các vấn, mỗi năm có 4 vấn: Vấn tế xuân khai sắc (rằm tháng Giêng); Vấn ngày hoá Đức thần Linh Lang (12/2 âm lịch); vấn ngày sinh Đức thần (21 tháng Chạp) và vấn cho ngày Yến tiệc (12/9 âm lịch) Bởi vậy nên trong làng Thủ lệ luôn có sẵn các đội tế lễ, đội dâng hương, đội chuyên chỉ phục vụ các vấn của đền trong một năm Họ là những người dân của làng, được tuyển chọn và được luyện tập thường xuyên nên có tính chuyên nghiệp cao Mỗi kỳ tổ chức hội đền thì cả làng Thủ lệ đều tưng bừng, tiếng trống tập, tiếng gọi nhau í ới của người làng để ra đền làm các công việc chắp tác cho đền Từ người già, con trẻ, đến năm thanh nữ tú tất cả không phân biệt thành phần, tuổi tác đều cùng nhau lo công việc chung của đền Ai nay đều vui mừng, phan khởi, mọi lo toan của cuộc sống đời thường được nhường chỗ cho sự háo hức, phấn chan khi họ cảm thấy mình đang được làm những công việc mà “thần” giao cho nên luôn cố gang dé hoàn thành một cách tốt nhất Bác Tuân còn chia sẻ chúng tôi về mong muốn lễ hội truyền thống đền Voi Phục được các cấp quản lý cho phép tô chức lại nhăm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh than, đời sông tâm linh của người dân từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị của Tín ngưỡng thờ Tứ trấn nói chung, cũng như truyền thống lịch sử lâu đời và nền văn hoá đặc sắc của cư dân Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay.

Năm 2022 được nhìn nhận lại như là một năm khởi đầu đánh dấu cho sự hồi phục trở lại các lễ hôi truyền thống của Tín ngưỡng thờ Tứ tran Thăng Long Cũng cần nhớ lại, vào thời điểm Thủ tướng chính phủ ký quyết định xếp hang Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ tran (ngày 18/01/2022) làn sóng dịch Covid-19 vẫn lan rộng trên cả nước ta cũng như trên địa bàn Thủ đô, các ngôi đền, đình, chùa trên cả nước đều phải đóng cửa dé phòng chống dịch bệnh Tuy nhiên khi đó chúng ta đã chủ động kiểm soát được dịch bệnh,

77 hầu hết mọi người dân đều đã được tiêm phòng vắc xin Covid-19 Chính vì điều đó nên đến ngày 14/2/2022 các Di tích được phép mở của đón khánh du lịch tham quan, chiêm bái, tuy nhiên các hoạt động tô chức lễ hội vẫn bị tạm dừng Đến ngày 15/3/2022, Thủ tướng đã ra quyết định mở cửa lại hoạt động du lịch Việt Nam trong điều kiện bình thường mới Trên cơ sở đó thì các lễ hội tín ngưỡng cũng dần được kích hoạt đề tổ chức lại. Đầu tiên phải ké đến lễ hội tại đền Kim Liên Năm nay lễ hội được tổ chức vào ngày 16/4/2022 nhằm ngày 16/3 âm lịch, đúng ngày đền Kim Liên tổ chức lễ hội hàng năm Đền được tô chức khai hội và đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Tiếp theo là lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt của Đền Quán Thánh và Đền Voi phục của UBND Quận Ba Đình vào ngày

29/5/2022 với nghi thức dâng hương và rước băng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào đền trong không khí trang trọng, vui tươi của lãnh đạo các cấp

Chính quyền thành phó, quận và những người dân đến dự lễ.

Nhóm giải pháp đối với đấu tranh phòng chống những yếu tổ

- Cần sự chủ động ngăn chặn những lối sống băng hoại giá trị đạo đức, sống thực dụng, làm đảo lộn thang giá tri xã hội, cũng như sự hủy hoại những truyền thống tốt đẹp, phong tục tập quán hàng ngàn năm văn hiến của Thăng long - Hà Nội

Trong giai đoạn từ 1986 đến năm 2000, Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước va đạt được những thành tựu lớn trên lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp nông thôn Thêm vào đó là sự đổi mới nhiều chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng nên đã tạo tiền đề cho các hoạt động, sinh hoạt văn hoá dân gian và lễ hội truyền thống bung ra mạnh mẽ cả về quy mô lẫn nội dung lễ hội.

Qua thực tế tại các di tích của Tứ trấn Thăng Long, chúng tôi được biết Tín ngưỡng thờ Tứ Tran Thăng Long — Ha Nội còn thé hiện sự dung hợp mạnh mẽ với các tôn giáo và tín ngưỡng khác: tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Voi

Phục; ở đền Bạch Mã và đền Kim Liên: những ngôi đền này đều có ban thờ Mẫu, hoặc cả một không gian nhà thờ Mẫu như đền Voi Phục; tín ngưỡng thờ tổ nghề (cắt tóc) như ở đền Kim Liên

Tứ trấn Thăng Long vốn là những ngôi đền thiêng, thu hút rất nhiều khách tham quan, du lịch, chiêm bái, cầu cúng, nên việc “cấy ghép” được những ban, những điện thờ Mẫu vào được không gian của bốn ngôi đền trên theo chúng tôi là một việc làm có chủ đích của những người quản lý đền trong giai đoạn trước đây Ví như, tại đền Voi Phục và đền Bạch Mã đã có thời gian tổ chức hầu đồng tại nhà Mẫu Hiện nay đã không còn tình trạng này nữa, nếu

82 tín khách thập phương có nhu cầu trình diễn hau đồng thì cần được sự đồng ý của Ban quan lý đền (Voi Phục, Bạch Ma).

- Cần có những quy định chặt chẽ và sự kiểm soát sát sao của các tô chức quan chúng tại địa điểm tổ chức lễ hội.

Với chính sách của Dang và Nhà nước về quyền tự do tôn giáo, tin ngưỡng của mọi người dân cộng với quá trình phục hồi lễ hội tôn giáo tín ngưỡng diễn ra mạnh mẽ thì cũng có không ít những hiện tượng lợi dụng niềm tin tín ngưỡng nay dé “buôn than bán thánh” theo kiểu “đặt lễ thuê”, “khan vai thuê”, “xem bói”, “gieo quẻ” Ngoài ra trong phan hội, ngoài các trò chơi dân gian cô truyền thì những trò chơi mới như đu quay, xiếc người, xiếc thú, ảo thuật hoặc đấu võ, đấu vật rất dé bị thương mai hoá, đặt cược Do đó cần có những quy định chặt chẽ và sự kiểm soát sát sao của các tô chức quan chúng tại địa điểm tô chức lễ hội dé khắc phục triệt dé tình trạng nay.

Một số khuyến nghị Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý thuyết và băng khảo cứu thực địa tạiTrên cơ sở nghiên cứu về mặt lý thuyết và băng khảo cứu thực địa tại

những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam

3.2.1 Khuyến nghị đối với người dân Hà Nội - Hơn ai hết, người dân Hà Nội chính là chủ thể hưởng thụ văn hóa, các giá trị tín ngưỡng thờ Tứ tran Thăng Long mang lại Chính vì thế cần có những biện pháp cụ thể với người dân như: nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về tín ngưỡng, về lịch sử hơn ngàn năm của bốn ngôi đền của Tứ tran Thăng Long: nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa ma tín ngưỡng thờ Tứ Trấn mang lại và bằng các hành động cụ thể khi tham gia

83 hoạt động lễ bái tại các đền, hay khi tham gia các nghi lễ của các lễ hội Tứ tran

- Phát huy tinh than làm chu, sáng tạo của người dân Ha Nội trong vai trò là chủ thé sáng tạo và gin giữ những giá tri của Tín ngưỡng thờ Tứ tran

- Xây dựng con người Hà Nội vừa hiện đại, vừa giàu bản sắc nghìn năm văn hiến với những giá trị tốt đẹp, như: ý thức cộng đồng, yêu nước, văn minh, thanh lịch, chuộng người tài, chuộng cái mới, tinh tế, dung hợp văn hóa tiến bộ của nhân loại thành giá trị văn hóa dân tộc - hiện đại là truyền thống sáng tạo của người Hà Nội Chúng ta nhận thức rằng, sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung, trong đó có di sản văn hóa phi vật thé Tin ngưỡng thờ Tứ tran Thang Long - Hà Nội chi có thé được day manh va dat hiệu qua khi người dân tự giác tham gia Do đó, việc giáo duc dé nâng cao ý thức tự giác của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng đồng minh, địa phương minh là công việc có ý nghĩa quan trong dé hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tam và bảo tồn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

- Nâng cao vai trò lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng và của từng đảng viên đối với sự nghiệp phát triển văn hóa Thủ đô, cũng như trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của Hà Nội.

- Mỗi người dân cần ý thức về trách nhiệm công dân của mình đối với Thủ đô Đặc biệt trong phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới, tại nơi công cộng.

3.2.2 Khuyến nghị doi với lãnh đạo chính quyền các cấp - Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tam nhìn đến năm 2045 Nâng cao vai trò lãnh đạo và tinh thần trách

84 nhiệm của các cấp ủy đảng và của từng đảng viên đối với sự nghiệp phát triển văn hóa Thủ đô, cũng như trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của Hà Nội Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội.

- Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thê và phi vật thé, các di tích, công trình kiến trúc có giá tri, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia; đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô Trong thời gian vừa qua, đặc biệt nhân dip kỷ niệm

1000 năm Thăng Long — Hà Nội, sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với tín ngưỡng thờ Tứ Tran đã được thê hiện bang chủ trương, vi dụ như Thủ đô Hà Nội có cả một Chương trình số 05 triển khai, trong đó có sự chỉ đạo

“Hoàn thành tôn tạo Tứ tran” Va được cụ thé hóa bằng các hành động cụ thê: đó là các chương trình hành động đầu tư tu bổ, tôn tạo, mở rộng kiến trúc, lễ hội được phục dựng Đặc biệt lễ hội tiến Xuân Ngưu gan với nhiều nghi lễ nông nghiệp tại đền Bạch Mã đã được phục dựng với sự tham gia của đông đảo của các tầng lớpnhân dân cũng như các vị lãnh đạo thành phó, quận.

Duong như, đây chính là cơ sở giúp vị thé Tứ tran Thăng Long cùng các vị thần thờ trong bốn ngôi đền được nâng tầm trở lại là các vị thần bảo vệ kinh đô xưa Trong thời gian tới, chính quyền các cấp cần tiếp tục quan tâm, duy trì các chủ trương, hành động tương tự nhằm phát huy hơn nữa vai trò của tín ngưỡng thờ Tứ Trấn đối với đời sống tỉnh thần của người dân Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

- Ngoài việc phô biến các quy định, cần thiết phải giải thích và cụ thé hóa, thé chế hóa các quy định chung của Nhà nước và của thành phố Các văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, ngắn gọn, dé hiểu dé mọi người dân dé dàng tiếp thu và tự giác chấp hành.

- Ngoài ra, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn Đây cũng là cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữ đi sản văn hóa truyền thống của mình Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc vận động, tuyên truyền dé nang cao y thirc tu giac của người dân cần gắn với cuộc vận động xã hội hóa trong công tác bảo ton.

Chỉ khi người dân có ý thức trong việc bảo tồn đi sản văn hóa thì mọi khó khăn đều có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả Người dân sẽ không tiếc công sức, thời gian, thậm chí, họ có thể mang tiền bạc, của cải và tài sản của mình để phục vụ cho các hoạt động bảo ton.

- Trong công cuộc đồi mới, Thủ đô cần có chính sách phát triển, thu hút các tài năng khoa hoc, công nghé, đặc biệt tao mọi điều kiện để phát triển sự năng động sáng tạo, ý thức tự cường, tự tôn dân tộc của mọi người dân Hà

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

C Mác và Ph.Angghen (2002), 7oàn tap, T 4 Nxb Chính trị quốc gia,

Toan Ánh (1992), Nép cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ

Toan Ánh (2012), Nếp cũ “Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình và Lễ - Tết - Hội Hè", Nxb Trẻ, Hà Nội.

Bách khoa thư Hà Nội (1999), Phan Tôn giáo Hà Nội, Nxb Từ điển Bách khoa, Bản in thử dé trưng cầu ý kiến (Tài liệu tham khảo).

Nguyễn Chí Bên (chủ biên) (2010), Bao tén, phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.

Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học. Đoàn Minh Châu (1999), Nâng cao bản lĩnh văn hóa cho thanh niên Hà

Nội trong boi cảnh giao lưu quốc tế hiện nay, Cung văn hóa thé thao thanh niên, Hà Nội.

Lý Khắc Cung (2000), Hà Nội van hóa và phong tục, Nxb Thanh Niên,

Thích Thanh Duệ, Quảng Tuệ, Tuệ Nhã (1995), Dáng hương, tập tục và nghỉ lễ, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

Nguyễn Đức Dũng (2022), Quán Thánh, Nxb Thế giới, Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh người Việt miễn Bắc, Nxb

Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Nguyễn Đăng Duy (2011), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin,

14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) “Van kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX” Nxb Chính trị Quốc Gia

Ngô Van Giá (Chủ biên) (2007), Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thong ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Ngô Thị Hồng Hanh (2000), Công fác quản lý di tích ở thủ đô Hà Nội trong thời gian qua Di tích lịch sử - văn hóa Hà Nói, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội. Đỗ Thị Hảo (chủ biờn) (2014), Dầu xưa chuyện củ Thang Long Hà Nội,

Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

Hội ngôn ngữ học Hà Nội (2010), Hà Nội những vấn dé ngôn ngữ văn hóa, Nxb Thời Đại, Ha Nội Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà

Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

Nguyễn Đắc Hung (2009), Việt Nam văn hóa và con người, Nxb Chính trị Quốc gia.

Phan Thi Mai Hương (chủ biên) (2010), Những biến đổi tam lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, Nxb Từ điền Bách khoa, Hà

Nguyễn Thừa Hy (2010), Kinh tế xã hội đô thị Hà Nội thé kỷ XVII,

XVIII, XIX, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

Nguyễn Thừa Hy (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

Vũ Khiêu (chủ biên) (2010), Văn hiến Thăng Long, Nxb Hà Nội,

Phan Huy Lê (chủ biên) (2010), Lich sw Thang Long Hà Nội,

Tap I, Nxb Ha Nội, Hà Nội.

Trần Huy Liệu (2000), Lịch sử thủ đô Hà Nội, Nxb Hà Nội.

Nguyễn Thế Long (2005), Dinh và Dén Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Nguyễn Thế Long, Pham Mai Hùng (2005), Chùa Hà Nội, Nxb Văn hóa

Hồ Quang Lợi (2014), Hà Nội cuộc kiến tạo mang hưng khi thoi đại,

Nxb Ha Nội, Ha Nội

Trinh Duy Luân (2000), Ha Nội: một số biến đổi trong đời sống và diện mạo đô thị hiện nay, trong nơi ở và cuộc sống cua cu dân Hà Nội, Nxb

Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2007), Góp phan tìm hiểu Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo.

Lê Hồng Lý (2010), Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội, Nxb Hà Nội Nguyễn Doãn Minh (2020), Tr Tran Ti hăng Long Ha Noi, Nxb Khoa học Xã hội.

Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam,

Nxb Khoa học Xã hội.

Hữu Ngọc (2010), Chân dung Hà Nội truyền thống, thành pho Rong nghìn tuổi, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2010), Tw liệu văn hiến TÌ hăng Long - Hà Nội: Tuyển tập văn kiện lịch sử, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

Tran Đức Ngôn (2005), Van hóa truyền thống ngoại thành Hà Nội dưới tác động của kinh tế thị trường, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

Nhiều tác giả (2010), Đại Việt Sử Ký Toàn Thu, Nxb Khoa học xã hội.

Nhiều tác giả (2010), Thăng Long - Ha Nội: Tuyển tập công trình nghiên cứu Lịch sứ, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

Trần Thị Kim Oanh (2013), "Chức năng xã hội của tôn giáo — nhìn từ góc độ triết học”, Tạp chí Triết hoc (1), tr.41-49

Phạm Lan Oanh (2003), "Vài nét về nhu cầu lễ hội ở Thăng Long - Hà

Nội", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (10), tr.9-13.

Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Tờ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng — Trung tâm Từ điền hoc.

Nguyễn Vinh Phúc (2000), Ha Nội phong tục, văn chương, Nxb Trẻ, Hà

Nguyễn Vinh Phúc (2005), Hà Nội cdi dat con người, Nxb Thế giới, Hà Nội.

Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Duy Hinh (2009), Các Thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nxb Lao động, Hà Nội.

Van Quảng (2009), Van hóa tâm linh Thăng Long Hà Nội, Nxb Lao động,

Cao Xuân Sáng, Bùi Văn Hà (2016), Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn Triết học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (12), tr.126-131.

Sở văn hóa thông tin Hà Nội (1993), Lễ hội Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

Nguyễn Kim Sơn (Chủ biên) (2014), Hà Nội thủ đô anh hùng, Thành phố vỡ hũa bỡnh, ẹxb Hà Nội, Hà Nội.

Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Đỗ Thị Minh Thúy (2010), Tín ngưỡng dân gian Hà Nội trong đời sống văn hóa đô thị hiện nay, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

Hoàng Đạo Thuy (1996), Hà Nội thanh lịch, Nxb giáo dục.

Luu Minh Tri (2000), Tiém năng và giá trị lich sử Thang Long — Hà Nội ngàn năm, Nxb Ha Nội, Hà Nội.

Lưu Minh Trị (2002), Tìm trong di sản văn hóa Việt Nam Thang Long -

Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

Vũ Quốc Tuan (2010), Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển, Nxb Hà Nội, Hà Nội. Ủy ban Quốc gia về thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1992), Thập kỷ thé giới phát triển văn hóa, Hà Nội

Viện Văn Hoc (1988), Tho văn Ly Tran (tập 2), Nxb Khoa học xã hội Lê Trung Vũ — Lê Hồng Lý (đồng chủ biên, 2005), Lễ hội Việt Nam,

Nxb Văn hoá Thông tin.

Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb

Trần Quốc Vượng (2005), Hà Nội như tôi hiểu, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

Trần Quốc Vượng (2006), Thang Long - Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm,

Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

Trần Quốc Vượng (2014), Văn hóa Việt Nam, Nxb Thời Đại và Tạp chí

Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

Lý Tế Xuyên (1972), Viét điện u linh, Nxb Văn học, Hà Nội.

Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin,

Trần Thị Hong Yến (2013), Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trinh cao cấp lý luận chính trị: Tôn giáo và tín ngưỡng, Nxb Lý luận chính tri Tính cách người Hà Nội: Hôm qua, hôm nay và ngày mai http://tranngocthem.name.vn/nghien-cuu-vhh/vhh-viet-nam/47

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN