1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Thực thi pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực thi pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay
Tác giả Diệp Đức Cường
Người hướng dẫn PGS.TS. Lại Quốc Khỏnh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tôn giáo học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 6,31 MB

Nội dung

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang luôn quan tâm thực hiện tốt cácchủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công táctôn giáo và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phan t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DIỆP ĐỨC CƯỜNG

THỰC THỊ PHÁP LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

O TINH KIÊN GIANG HIEN NAY

Chuyên ngành: Tôn giáo hoc

Mã số: 8229009.01

Cần Thơ, 2023

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Dai hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lại Quốc Khánh

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Có thê tìm hiệu luận văn tai:

- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiNhà nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo kháchoạt động va sinh hoạt tôn giáo 6n định theo quy định của pháp luật.Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiềulĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia thực hiện nhiều chức năng đốivới xã hội Hướng đến thực thi pháp luật nhằm đảm bảo quyên tự do tínngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy mặt tích cực, hạn chế nhữngtiêu cực của tôn giáo, nhà nước cần phải đây mạnh thực thi pháp luật,đảm bảo cho tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo diễn ra theokhuôn khổ của pháp luật, phd hợp với xu thế phát triển của xã hội

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang luôn quan tâm thực hiện tốt cácchủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công táctôn giáo và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phan thực hiện cóhiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổnđịnh quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chat và tinh than củacác tầng lớp nhân dân, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, bình dang giữacác tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các vị chức sắc, chức việc vàđông dao tin đồ phan khởi, an tâm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, xâydựng mối quan hệ đoàn kết dân tộc, tin tưởng vào đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Tuy nhiên, bên

cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng,tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang còn không ít hạn chế

Xuất phát từ tình hình trên, tôi lựa chon đề tai: “Thue thi pháp

luật tín ngưỡng, tôn giáo ở tinh Kiên Giang hiện nay” làm luận văn thạc sĩ Tôn giáo học định hướng ứng dụng.

1

Trang 4

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bùi Đức Luận (chủ biên) (2005), “Quản lý hoạt động tôn giáo,

cơ sở lý luận và thực tiễn”, Ñxb Tôn giáo, Hà Nội Ban Tôn giáo Chínhphủ (2008), “Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động

tôn giáo”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), “Tài

liệu Hỏi - Đáp pháp luật liên quan đến tôn giáo”, Hà Nội Ban Tôn giáo

Chính phủ (2009), “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, Hà

Nội Đỗ Quang Hưng (2009), “Nghiên cứu tôn giáo Nhân vật và Sự

kiện”, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Đặng Nghiêm Vạn(2012), “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb.Chính trị Quốc gia

Nhìn chung, các công trình và bai viết của các tác giả đã công bố

ở trên, ít nhiều có đề cập đến nội dung thực thi pháp luật về tín ngưỡng,tôn giáo Tuy nhiên có thé thấy các công trình trên chủ yếu đề cập đếngóc độ quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo Chúngtôi chưa có dip tiếp cận một công trình cụ thể nào nghiên cứu vềthực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh KiênGiang Đây là một khoảng trông trong nghiên cứu, bởi thực tiễn chothấy, đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nóiriêng, nơi có nhiều tổ chức tôn giáo cùng tồn tại, hoạt động, đónggóp chung vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, chính trị

Trang 5

tỉnh Kiên Giang hiện nay, luận văn đề xuất một số phương hướng, giảipháp đảm bảo thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Kiên

Giang trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn tập trung thựchiện các nhiệm vụ cụ thé như sau:

- Nghiên cứu, làm rõ một số van dé lý luận về thực thi pháp luật

tín ngưỡng, tôn giáo.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về

tín ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Kiên Giang hiện nay.

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp đảm bảo thực thi phápluật về tín ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề thực thi pháp luật về

tín ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Kiên Giang.

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động thực thi phápluật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

- Phạm vi thời gian: Luận văn khảo sát các số liệu thông kê liênquan đến thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnhKiên Giang từ 2016 đến nay (năm 2016, Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra

đời).

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Trang 6

Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài là lý luận của chủ nghĩa Lênin, Tư tưởng Hồ Chi Minh va quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về tín ngưỡng, tôn giáo và luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo.

Mác-5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát điền

da, ngoài ra, học viên còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác

như phương pháp so sánh, thống kê toán học nhằm mục đích hỗ trợ choviệc xử lý số liệu điều tra

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn góp phần làm phong phú hơn

lý luận về tô chức, thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo Luậnvăn có thê được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tuyêntruyền về thực thi pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang

6.2 Ý nghĩa thực tiễnThông qua các hoạt động nghiên cứu đề tài góp phần truyềnthông về việc chấp hành pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương.Ngoài ra, dé tài còn cung cấp cho chính quyền địa phương những tưliệu cần thiết nhằm đánh giá chính xác hơn và đưa ra những chính sáchthiết thực hơn về thực thi pháp luật về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Kiên

Giang.

7 Kết cầu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn gồm 03 chương

Trang 7

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA THUC THI PHÁP LUAT

VE TÍN NGUONG, TON GIÁO

1.1 Khai niém

1.1.1, Khát niệm tín ngưỡng, tôn giáo

Dựa trên các góc độ tiếp cận khác nhau về tôn giáo, nhiều địnhnghĩa khác nhau về tôn giáo, tín ngưỡng Trong giới hạn nội dungnghiên cứu, Luận văn tiếp cận khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng theo cáchhiểu phổ thông nhất hiện nay: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hộigôm những quan niệm dựa trên cơ sở niễm tin vào các lực lượng siêunhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trựcgiác và tác động qua lại một cách hư do, nham ly giải những van détran thé cũng như ở thé giới bên kia Niém tin đó được biểu hiện rất da

dạng, phong phú tuỳ thuộc vào những giai đoạn lịch su, hoàn cảnh địa

lý — văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được

vận hành bằng những nghỉ lễ những hành vi tôn giáo khác nhau củatừng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau, tác động đến từng cá nhân

và cả cong đồng theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực phụ thuộcvào từng tôn giáo cụ thể và hoàn cảnh lịch sử — địa ly cụ thể

1.1.2 Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáoPháp luật về Tín ngưỡng, tôn giáo là hệ thống những quy phạmpháp luật quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tínngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyên và nghĩa vụ của cơquan, tô chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo,được áp dụng thực hiện đối với cơ quan, tô chức, cá nhân trong việcbảo đảm và thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 8

1.1.3 Khái niệm thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáoThực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là hành vi hợp pháp,quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể làm cho những quyđịnh của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đi vào cuộc sống, trở thànhnhững hành vi thực tế, hợp hiến, hợp pháp, mang lại những lợi ích nhấtđịnh cho các chủ thé.

Chủ thê thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm các

cơ quan, Ban ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo,các tô chức tôn giáo được pháp luật thừa nhận và cho phép hoạt động,các cá nhân là chức sắc, tín đồ tôn giáo

Các hình thức thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo:

Theo lý luận chung về thực thi pháp luật, căn cứ vào tính chấtcủa hoạt động thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, có thể chiahoạt động này thành bốn hình thức gồm: (1) tuân thủ pháp luật tín

ngưỡng, tôn giáo, (2) thi hành pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo, (3) sử dụng pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo, (4) áp dụng pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Nội dung tổ chức thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo:

Một là, triển khai, phô biến, hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật

về tín ngưỡng, tôn giáo cho các tô chức, cá nhân có hoạt động tínngưỡng, tôn giáo và toàn xã hội Hai là, xây dựng kế hoạch, chươngtrình, nội dung cụ thé dé tuyên truyền, hướng dẫn thực thi pháp luật tínngưỡng, tôn giáo Ba là, tổng kết, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của thựcthi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, quá trình tổ chức thực thi phápluật để tiếp tục hoàn thiện

1.2 Sự cần thiết thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáoViệc thực thi pháp luật nói chung, thực thi pháp luật về tín

ngưỡng, tôn giáo nói riêng có những tác dụng cân thiệt như: Giúp mọi

6

Trang 9

người hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong thựchiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Thực thi pháp luật giúp điều

chỉnh các hành vi tín ngưỡng va tôn giao.Giup các cơ quan quản lý nhà

nước, các tô chức có căn cứ, cơ sở pháp lý dé quản lý tốt các hoạt độngtín ngưỡng, tôn giáo Giúp các tô chức tôn giáo và tổ chức chủ trì tín

ngưỡng có căn cứ triển khai các hoạt động của họ trên thực tế.

1.3 Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Trước khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ta đời năm 2016, ở Việt

Nam đã có một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo

và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, các văn bản đó đã trở thành một bộ

phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của nước ta Thực tiễntrên thé giới và ở Việt Nam cho thấy không có hoạt động tín ngưỡng,tôn giáo nao đứng ngoài pháp luật Nha nước Thé hiện đầu tiên và rõràng nhất là Hiến pháp năm 1946, sau này là Hiến pháp năm 1959,Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 Có thé kế đến các văn bản quyphạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáonhư: Sắc lệnh 234/SL ngày 14/6/1955 về vấn đề tôn giáo do chủ tịch

Hồ Chí Minh ký; Nghị định sô 69/HDBT ngày 21/3/1991 về các hoạtđộng tôn giáo của Hội đồng Bộ trưởng: Nghị định 26/1999/NĐ-CP củaChính phủ về hoạt động tôn giáo và đặc biệt Pháp lệnh tín ngưỡng, tôngiáo 2004, các quyên tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân được quyđịnh rõ ràng, cụ thể hơn Hiến pháp 2013 Bên cạnh quy định trongHiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt, pháp luật vềvan dé tín ngưỡng, tôn giáo còn được cụ thé hóa trong nhiều bộ luậtkhác của Nhà nước như Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Dat đai,

Hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo, tại kỳ họp thứ 2,ngày 18/11/2016, Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việc ban hành Luật

7

Trang 10

Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 là sự tiếp tục cụ thể hóa quan điểm và chủtrương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, thể hiện nhất quán

chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Những

nội dung mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được bổ sung dé tạo sựtương thích với luật pháp quốc tế trong bối cảnh nước ta hội nhập sâurộng với khu vực và quốc tế

Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từng bước được

hoàn thiện, tạo ra môi trường pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng nhu cau tín ngưỡng, tôn giáocủa một bộ phận nhân dân và còn thích ứng với những điều ước quốc tế

mà Việt Nam tham gia ký kết và gia nhập trong đó có Tuyên ngôn quốc

tế về nhân quyền, Công ước quốc tế về cac quyền dân sự và chính trị,

Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo từng bước được hoàn thiện đã

đi vào thực tiễn góp phần làm cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở ViệtNam ngày càng ồn định

Tiểu kết chương 1Cho đến nay, tín ngưỡng, tôn giáo vẫn là một phương diện quantrọng của đời sống tinh thần con nguoi, đồng thời là một hiện tượngvăn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng của con người vềmột xã hội tốt đẹp, an lành Thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

là đòi hỏi khách quan xuất phát từ nhu cầu của đời sống tín ngưỡng, tôngiáo và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước Cho nên, bàn về tínngưỡng, tôn giáo nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ởnhiều chuyên ngành khác nhau như văn hóa, tôn giáo học, nhânhọc, Trong giới han dé tài nghiên cứu khái niệm tín ngưỡng tôn giáo

dưới góc độ tôn giáo học, theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.

Thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động của các

cơ quan nhà nước có thâm quyên nhăm bảo đảm quyên tự do tín

8

Trang 11

ngưỡng hoặc không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt

động phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ vào phục vụ sự nghiệpxây dựng và bảo vệ tổ quốc Nhà nước quy định bằng pháp luật cáchoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đảm bảo quyền bình dang giữacác công dân, các tô chức xã hội, hình thành khung pháp lý, làm cơ sở

dé thực hiện hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật Thực thi

pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa và có tác dụng nhất địnhđối với sự phát triển xã hội, góp phần tăng cường kỷ cương pháp luật,xây dựng lối sống văn minh, “tốt đời, đẹp đạo” trong cộng đồng các tôn

giáo.

Trong lịch sử từ khi có nhà nước tới nay, các quốc gia đều thựchiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo Ở Việt Nam, từ khiĐảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, luônquan tâm đến công tác tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo trong thực hiệnmục tiêu giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội Quan điểmcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáoqua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử đã đáp ứng được nhu cầu thực

tế và đi vào cuộc sống dưới sự ủng hộ, đồng tình của các chức sắc, chứcviệc, nhà tu hành và tin đồ các tôn giáo Có thé khang định trong thời

kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước về tôn giáo và tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã từng bước

hoàn thiện, đáp ứng yêu câu, nhiệm vụ mới.

Trang 12

Chương 2:

THUC TRẠNG THUC THỊ PHÁP LUẬT VE TÍN NGUONG,

TÔN GIÁO TẠI TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY

2.1 Khái quát tình hình tín ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở

vị trí tan cùng phía Tây - Nam của Tổ quốc Về tín ngưỡng, tôn giáo,trên địa ban tỉnh Kiên Giang hiện có 11 tôn giáo hoạt động trong 21 tôchức giáo hội, | hội thánh (giáo hội cấp toàn đạo), 450 tô chức tôn giáo

trực thuộc, 399 cơ sở thờ tự và 62 cơ sở từ thiện của các tôn giáo Chức

sắc, nhà tu hành là 1.586 người, chức việc 3.580 người, với hơn590.000 tín đồ (chiếm 34,75% dân số toàn tỉnh) Các tôn giáo đang hoạt

động, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay khá đa dạng Một

số tôn giáo đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có thé kế đến: Phật giáo;Công giáo; Phật giáo Hòa Hảo; Hồi giáo; Baha'l, Tịnh Độ Cư sĩ Phậthội Việt Nam; Minh Sư đạo; Tứ Ân Hiếu Nghĩa; Tin lành; Cao Dai.Ngoài ra, còn có tô chức Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lon được Ban Tôngiáo tỉnh Kiên Giang cấp đăng ký hoạt động tôn giáo

Về tín ngưỡng, toàn tỉnh có 458 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có 22

cơ sở được xếp hạng di tích, 338 cơ sở tín ngưỡng cử cộng đồng dân cư

đã bầu được ban quản lý và được UBND cấp xã công nhận theo quyđịnh tại Điều 11 của Luật, có 430 cơ sở đã đăng ký hoạt động tín

ngưỡng hàng năm Bên cạnh còn có 52 cơ sở từ thiện xã hội, trong đó,

giáo dục 12 cơ sở, y tẾ có 35 cơ Sở, dạy nghề 2 cơ sở, bảo trợ xã hội 3

cơ sở Phần lớn các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hình

thành từ lâu đời, có cơ sở được hình thành từ hàng trăm năm như: Lăng

Mạc Cửu, Đình Nguyễn Trung Trực, Đình Lê Văn Duyệt, Đình Nam

10

Trang 13

Thái, Dinh Cậu, Lăng Ông Nam Hải Hàng năm có trên 600 hoạt độngtín ngưỡng và 200 lễ hội tín ngưỡng được tô chức.

2.2 Những kết quả đạt được trong thực thi pháp luật về tín

ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Kiên Giang

2.2.1 Hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang thực thi pháp luật về

tín ngưỡng, tôn giáo

+ Đảng và các cấp Chính quyền Kiên Giang luôn quan tâm, coitrọng việc thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

+ Chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng,tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang đã triển khai, phô biến, giáo dục pháp luật

về tín ngưỡng, tôn giáo, đưa pháp luật đi vào cuộc sống và thực hiện tốtquản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo băng pháp luật

+ Chính quyền va các tổ chức đã hướng dẫn, tạo điều kiện đểcác tô chức tín ngưỡng tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của phápluật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận

+ Tỉnh Kiên Giang đã thực thi tốt pháp luật về tín ngưỡng, tôngiáo, góp phần giữ gìn và phát huy những thành quả tốt đẹp của đờisống tôn giáo, đây mạnh phong trào sống “tốt đời, đẹp dao”

+ Chính quyền các cấp tỉnh Kiên Giang đã kịp thời nắm bắt tìnhhình, tâm tư, nguyện vọng của các tôn giáo, tín đồ tôn giáo, tín ngưỡng và

có phương hướng giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh theo pháp luật

+ Dựa trên cơ sở pháp luật, chính quyền và các tổ chức tôngiáo trên địa bàn đã chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với

những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây chia rẽ, phá hoại

khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo

+ Chủ động vận động, đoàn kết các tôn giáo, đồng bào tôngiáo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,

Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

11

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w