1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội vu lan bồn Phật giáo tại tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện nay (Qua khảo sát một số ngôi chùa tại thành phố Huế)

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN VĂN ĐƯỢC

(QUA KHAO SAT MOT SO CHUA TAI THANH PHO HUE)

LUAN VAN THAC Si TON GIAO HOC

Hà Nội, 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN VĂN ĐƯỢC

TẠI TINH THỪA THIÊN HUE HIỆN NAY

(QUA KHẢO SÁT MOT SO CHUA TẠI THÀNH PHO HUE)

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học (UD)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu có được trong luận văn này là hoàntoàn trung thực, chưa được công bố ở trong luận văn, luận án, công trình nào.Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luân văn này người viết xin chân thành cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc rõràng và được phép công bố.

Nha trang ngày thang năm 2021Người thực hiện

Đoàn Văn Được

Trang 4

MỞ ĐẦU 52 5c 21 2x21 21122122112112112111111112112111121121121111211 211.111 lChương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUÁT VE PHẬTGIÁO, LE HỘI PHẬT GIAO Ở THỪA THIEN — HUẼ -:5¿ 11

1.1 Khái quát về nghi lễ, nghi lễ Phật gi40 o eecceccceccssccsstesseesseessesstesseesseessees 111.1.1 Lễ hội và lễ hội tôn giáo -2 22+¿+©EE+++ttEEE+EetEEEEEerrrrrkrrrrrrrkee 11II ng dd 12

1.1.3 Nghi lễ Phật giáo -222+-©2222222+t2E222231122222111112 22211112 crrrrrrev 13

1.2 Khái quát sự hình thành và phát trién của Phật giáo tại Thừa — Thiên Hué 191.3 Sự hình thành và phát triển của lễ hội Vu lan bồn tại Thừa Thiên - Huế 23

1.3.1 Nguồn gốc hình thành lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo 231.3.2 Lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo tại Việt Nam - - - +c+c+xsxerersres 311.3.3 Sự du nhập và phát triển lễ Vu Lan Bồn Phật giáo tại Thừa Thiên — Huế 36Chương 2 LỄ HỘI VU LAN BON TẠI THỪA THIÊN — HUE HIỆN NAY 392.1 Kết cấu của lễ hội Vu Lan Bồn tại Thừa Thiên — Huế hiện nay 392.1.1 Công tác chuân bị :-::::++++++++£*+2222222222222222211111111111111112122222eeecce, 39

"1 ÔỎ 44

2.1.3 Pham on ốốốố 652.1.4 Những nét riêng biệt trong lễ hội Vu Lan Bồn của Phật giáo tỉnh Thừanôn 1 : A.AÀẢ Ỏ 72

2.2 Tác động của lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo tại Thừa Thiên — Hué 74

2.2.1 Tác động của lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo đối với người Tu sĩ Phật Giáo

VA Phat ti N :-3::ÃÄẬÄÃậậ)Ả ,ÔỎ 74

2.2.2 Tác động của lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo đối với người dânđến tham dự sc2©+++2EE+tE2EELE2EE11122111122111122111122111121111122111122111e 2111 crtxe, 742.2.3 Tác động của lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo đối với xã hội 75

2.3 Một số vấn đề đặt ra trong lễ hội Vu Lan Bồn ở Thừa Thiên — Huế va

phương hướng giải QUYẾT - 2 2 2S 9E9SE‡EEEEEEEE2E12E121217121 11111 xe 76

Trang 5

2.3.1 Van đề liên quan đến nghi lễ Phóng Sanh Đăng . - 76

2.3.2 Van đề liên quan đến công tác trang trí toàn cảnh và nghi thức trai đàn

chân tế _ - -c¿ 2222222222222121112122222111111 220011112 0 0 re 792.3.3 Van dé liên quan đến an ninh trong ngày đại lễ Vu Lan Bồn: 81.45880/.0)000n i 83DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿©++s+E+t+E+EEEEE+EeEEEE+Eerrezxee 84

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Phật giáo du nhập, đồng hành cùng dân tộc Việt Nam hơn 2000 năm, tuy

có những lúc thăng trầm theo dòng lịch sử nhưng cho đến ngày nay Phật giáo

luôn là tôn giáo được người Việt Nam mến mộ và trở thành một trong sỐ Ítnhững tôn giáo pho biến với số lượng tín đồ đông đảo nhất tại Việt Nam Sự dunhập từ rất sớm cộng với sự chuyền biến để hài hòa với bản sắc văn hóa dân tộcđã giúp Phật giáo từ lâu trở thành một phần văn hóa không thé thiếu của ngườiViệt Nam Với sự phát triển không ngừng cộng với ảnh hưởng ngày càng rộngđến xã hội thì việc nghiên cứu về văn hóa Phật giáo là một điều hết sức cần thiết.Đến với văn hóa Phật giáo chúng ta không thé không kế đến những lễ hội tiêubiểu của Phật giáo, trong đó nổi bật có lễ hội Vu Lan Bồn (lễ hội Vu Lan) bởitrong ngày lễ đó không chỉ là ngày mà các tín đồ Phật giáo bày tỏ niềm hân hoan,hy lạc đối với chư Phật, tôn Pháp, chư hiền thánh Tăng, mà đó còn là yếu tố hết

sức quan trọng gắn kết các tín đồ Phật giáo, gan kết bà con nhân dân, gắn kết

Phật giáo với dân tộc Qua đó, thấy được sự bổ sung hài hòa cho nhau va càng dé

tô đậm thêm, làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc Việt Nam Không chi dừng lại ở

đó, ngày lễ này còn chứa đựng biết bao nhiêu giáo lý của Phật giáo và qua đónhắc nhở hàng tín đồ của mình luôn luôn phải ghi nhớ, phải vươn lên để sốngngày càng tốt đời, đẹp Đạo.

Gần đây một số công trình nghiên cứu về sự dung hòa, gắn kết giữa đạo

hiểu và lễ Vu Lan của Phật giáo cũng được nhiều tác giả viết và nghiên cứu Tuynhiên, vẫn chưa thé làm rõ hết được lễ Vu Lan trong từng vùng miền cũng nhưtinh thần đạo hiếu lễ hội Vu Lan, càng không thé làm rõ được giáo lý Phật giáo

được truyền tải trong nghi lễ Vu Lan được tô chức ở các tỉnh thành cụ thé trong

đất nước Việt Nam Bởi lẽ Phật giáo linh hoạt đề thích nghi với từng nét văn hóa

vùng miền nên để làm rõ được toàn diện là điều không phải dé dàng với người

nghiên cứu Cũng vì vậy chúng tôi lựa chọn nghiên cứu lễ hội này tại Thừa Thiên

— Huê làm đê tài nghiên cứu trong luận văn.

Trang 7

Tuy lễ hội Vu Lan có những điểm tương đồng trong văn hóa Phật giáo

Việt Nam nói chung, nhưng đối với từng địa phương, từng vùng miền, dưới sự

chi phối của đặc điểm văn hóa riêng mà cũng có những đặc tính riêng biệt với

những sự độc đáo riêng trong lễ hội Lại song song với dòng lịch sử cũng có

không ít những bước chuyền biến khác nhau nên diễn tiến của lễ hội Vu Lan tạicác địa phương ngày càng đa dạng và phong phú Trong giới hạn của đề tài luậnvăn thật khó dé có thé chỉ ra hết những điều đó nên chúng tôi mạo muội chỉ xintìm hiểu và nhắc đến lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo tại tinh Thừa Thiên — Huế, quakhảo sát một số ngôi chùa tại thành phố Huế hiện nay.

Thừa Thiên — Huế là mảnh đất tâm linh với bề dày lịch sử, những ngôi chùa

cô chứng kiến sự thịnh suy của bao triều đại, vùng đất với biết bao cuộc chiến

tranh cùng hàng ngàn người ngã xuống, chôn vùi trên mảnh đất Cố đô Chính vìvậy mà tâm linh tại đây cũng có nhiều điều khác biệt cần được tìm hiểu và lưu giữ.Bước sang thế kỷ XXI thời đại của công nghệ thông tin, khi các phát minh khoahọc công nghệ đã mang lại cho con người một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất.Nhưng cũng chính những ảnh hưởng của nên kinh tế thị trường, của công cuộc đô

thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu, sự tôn thờ khoa học công nghệ là

nguyên nhân làm mat dan đi, hoặc là lu mờ đi những giá trị truyền thống, trong đócó những lễ hội tôn giáo, những lễ hội văn hóa truyền thống làm nên bản sắc vănhóa dân tộc Thừa Thiên — Huế tuy là vùng đất với bề dày lịch sử tâm linh Phậtgiáo, cũng không thê tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định bởi sự phát triển hiệnnay, nên rất cần được tìm hiểu, nhận rõ thực trạng này.

Từ những hiểu biết nhỏ bé từ thực tế của bản thân cộng thêm sự kế thừa

những công trình nghiên cứu của người đi trước, người viết cho rằng việc nghiêncứu lễ hội Vu Lan của Phật giáo nói chung và lễ hội Vu Lan Phật giáo tại tỉnhThừa Thiên — Huế nói riêng là một việc hoàn toàn cần thiết, nhằm góp phan chỉra những nội dung và giá trị giáo lý mà lễ hội này muốn truyền tải tới người tham

dự, những ảnh hướng tích cực đối với xã hội của mùa lễ cũng như những ảnhhưởng còn có phần hạn chế của mùa lễ hội Từ đó, có cơ sở góp phần nhận thức

Trang 8

đầy đủ hơn để chúng ta có những định hướng, các hoạt động của lễ hội tôn giáomột cách tích cực, góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn giữ

được bản sắc dân tộc, góp phần củng có đạo đức truyền thống, đặc biệt là giá triđạo hiếu ngàn đời của ông cha.

Vì những lý do nêu ở trên nên chúng tôi chọn: LE HỘI VU LAN BONPHẬT GIÁO TẠI TINH THỪA THIÊN - HUE HIEN NAY (qua khảo sát mộtsố ngôi chùa tại thành phố Huế) dé làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Tôn giáo học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu liên quan, chúng tôi tạm phân các tài

liệu thành hai nhóm ra như sau:

Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam và lễ hội

Phật giáo tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về Phật giáo ViệtNam Dưới đây chúng tôi chỉ ké đến một vài tác phẩm mà chúng tôi may mắn

được tiếp xúc và cũng cho rằng cần thiết cho luận văn tốt nghiệp của mình:

Đào Duy Anh với tác phẩm Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, nhà xuất bản

Quan Hải Tùng Thư, Huế, năm 1938; Trần Quốc Vuong (chủ biên) tac phẩm CơSở Văn Hóa Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007 Các tác phẩm này đãtrình bày các nét cơ bản nhất của nguồn gốc Đạo phật, sự du nhập vào Việt Namvà đặc điểm của Phật giáo Việt Nam Sự giao thoa của Phật giáo Việt Nam vớinhững tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam như tín ngưỡng thờ cúng tô tiên,tín ngưỡng thờ Mẫu, các tác động của Phật giáo đến đời sống tinh than, lối sống

của người Việt Nam

Thích Nguyên Tạng với tác phẩm Phật Giáo Việt Nam tại Chùa Pháp Vân,(lưu hành nội bộ), năm 1969 Tác phẩm cũng nói đến sự du nhập của Phật giáovào Việt Nam, sự chuyên biến qua các thời kỳ, những thành quả đat được và đặcbiệt tác giả chỉ ra những ảnh hưởng của Phật giáo đến mọi mặt của đời sống

người Việt Nam.

Trang 9

Trần Văn Giàu với một loạt các công trình nghiên cứu như: Giá tri tinhthan truyền thống của dân tộc Việt Nam (nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội

năm 1975); Đạo Đức Phật Giáo Trong Thời Hiện Đại (nhà xuất bản Thành phố

Hồ Chí Minh, năm 1993); Sw Phát Triển Của Tu Tưởng Việt Nam Từ Giữa ThếKỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (03 tập) (nhà xuất bản Chính trị quốc gia HàNội năm 1997, 1998), trong đó đã đề cập đến nhưng giá trị đạo đức Phật giáo, đề

cập đến những đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Nguyễn Tài Thư chủ biên với tác phẩm Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, xuấtbản năm 1988 Tác giả đã phân tích sự phát triển và ảnh hưởng của Phật giáo

Việt Nam về mặt tư tưởng, Chính tri - xã hội qua từng giai đoạn cua lịch sử.

Nguyễn Lang với tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, xuất bản năm2012 Tác giả đã trình bày khá rõ ràng và dẫn chứng sự du nhập của Phật giáo

Việt nam, các giai đoạn, thời kỳ phát triển của Phật giáo Việt Nam Trong tác

phẩm, đặc điểm và tư tưởng của Phật giáo cũng được làm rõ qua các thời kỳ.

Thứ hai: Các công trình nghiên cứu về lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo tại

Việt Nam.

Phật giáo có rất nhiều ngày lễ với các hình thức tổ chức và quy mô khácnhau nhưng tiêu biểu và nổi bật phải kế đến: Ngày trăng tròn tháng vesak (ngày15 tháng 4 âm lịch, theo lịch hiện hành) là ngày Thái tử Sĩ Đạt Đa (Đức Bồn Sư

Thích Ca Mâu Ni tương lai) ra đời hay còn gọi là ngày Phật đản sinh; ngày

15/01 âm lịch là ngày lễ Thượng nguyên; lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm vào ngày19/02, 19/06, 19/09 âm lịch hằng năm; lễ hội Vu Lan ngày 15/07 âm lịch; lễPhật xuất gia ngày 08/02 âm lịch, Trong những ngày lễ đó, ngày 15 tháng 07âm lịch hằng năm lễ hội Vu Lan Phật giáo là một trong những lễ hội quan trọngnhất của Phật giáo Tại đó, ta thay được sự lan tỏa của Phat giáo trong cộngđồng người dân tộc Việt Nam, làm nổi bật tinh thần hòa hop, sự biến đổi giao

thoa giữa Phật giáo với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt.

Lé Vu Lan là một nét đẹp văn hóa truyền thống từ xa xưa, ngày Vu Lan báohiểu mang lại cho chúng ta một giá trị văn hóa đạo đức thiêng liêng, trân trọngcủa đời sống tinh thần tốt dep.

Trang 10

Lễ Vu Lan báo hiếu từ lâu đã hòa nhập với truyền thống đạo hiếu củangười Việt, truyền thong “uống nước nhớ nguồn” Với truyền thong đạo hiếu caođẹp thê hiện tắm lòng yêu thương, ghi nhớ, đền ơn, đáp nghĩa của con cháu đốivới ông bà tô tiên Truyền thống Đạo hiếu của dân tộc Việt Nam luôn được cácnhà nghiên cứu quan tâm, và cũng theo đó các công trình lớn nhỏ cũng lần lượtra đời như: quyền sách 500 Câu Truyện Đạo Đức Về Lòng Hiếu Thảo xuất bản2012 của Nguyễn Hanh và Tran Thị Thanh Nguyên (Nhà xuất bản Trẻ); HiếuKính xuất bản năm 2018 của Đoàn Trung Còn (Nhà xuất bản Đà Nẵng); Kể

Chuyện Gương Hiếu thảo tái bản năm 2019 của Phương Thúy và Hoàng Trang(Nhà xuất ban văn học)

Các bài viết, các công trình nghiên cứu về lễ hội Vu Lan Phật giáo chođến nay vẫn chưa có nhiều Phần nhiều là các bài viết ngắn được đăng trên cácbáo hoặc tạp chí dưới nhiều góc độ khác nhau Hoặc là lễ hội Vu Lan được nhắcđến như một phan rất nhỏ trong một quyên sách về Phật giáo Dưới đây chúng tôichỉ liệt kê những tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu được dựa trên lượng kiến thức vô

cùng hạn hẹp của mình:

Toan Anh trong Nép Cũ Tín Ngưỡng Việt Nam quyền thượng, tác giả có

dé cập riêng đến lễ Vu Lan của Phật giáo Cũng trong tác pham này, tác gia chỉ

ra nguồn gốc của lễ Vu Lan, nội dung và một vài ý nghĩa của lễ Vu Lan.

Vũ Ngọc Khánh với Chùa Cổ Việt Nam cũng dành một ít trang để đề cậpđến Lễ Vu Lan của Phật giáo.

Ky yếu toa đàm khoa học năm 2015, van đề Vu Lan — Báo hiếu được xemxét đóng góp của lễ hội Vu Lan Bồn với xã hội Việt Nam hiện nay, được xuấtbản cùng năm do nhà xuất bản Tôn giáo Trong đó, các tác giả đã khảo sát và tìm

nguồn gốc của lễ Vu Lan, sự du nhập và biến đổi của nó.

Đỗ Thị Thanh Thảo với khóa luận tốt nghiệp ngành triết học năm 2016,

với tựa đề Lễ Vụ Lan Của Phật Giáo Ở Hà Nội Hiện Nay, khoa Triết học trường

Đai Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn — Dai Học Quốc Gia Hà Nội Trong đó

đã bàn về nguôn goc, ý nghĩa, tiên trình của lễ Vu Lan và biêu hiện cụ thê của nó

Trang 11

tại Hà Nội, ngoài ra tác giả còn đề cập đến lễ hội Vu Lan tại một số nước Phậtgiáo phát triển trong khu vực.

Thích Phước Đạt với tác phẩm lễ Vu Lan và đạo lý sống của dân tộc ViệtNam, nhà xuất bản Văn hóa giáo dục, Hà Nội Tác giả nêu rõ một số ý nghĩa của

lễ Vu Lan với đời sống đạo đức của người Việt hiện nay.

Thích Huệ Đăng với tập Kinh Vu Lan và Báo Hiếu, nhà xuất bản Tôngiáo Cũng chỉ ra nguồn gốc sơ khởi của lễ Vu Lan, cách thức tổ chức của ngườixưa Đặc biệt bản Kinh còn khăng định người Phật tử phải thực hành pháp Vu

Lan như một pháp của Phat dé báo hiếu công ơn sanh thành của ông bà cha mẹ

đời này, nhiều đời quá khứ, rộng hơn nữa là của chúng sanh muôn loài.

Các tạp chí, đặc biệt các trang báo Phật giáo cũng có rất nhiều bài viết vềngày lễ Vu Lan với những nội dung và các chỉ tiết khác nhau liên quan đến lễ hội

- Tạp chí nghiên cứu Phật học số 4 — 2004, Thich Minh trí với bài Vu Lan

Báo Hiếu — Báo Ơn Của Người Phật Tử

- Ngoài ra các trang wep khác của Phật giáo như: Vườn hoa Phật giáo,

Đạo Phật ngày nay, Thư viện Hoa sen cũng có một số bài viết nhỏ của nhiềutác giả cũng viết về lễ Vu Lan với nhiều tiêu đề khác nhau.

Qua tìm hiểu các nguồn tư liệu phong phú đã cho chúng ta hiểu biết về cácphương diện khác nhau về một lễ hội Vu Lan Bồn Tuy vậy, cho đến nay chưa cómột chuyên luận khảo cứu về lễ hội này ở Thừa Thiên — Huế một cách chỉnh thé,

giúp nhận thức sâu sắc đầy đủ hơn về nó tại một vùng văn hóa Bởi vậy, chúngtôi chọn đề tài này làm nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành

Tôn giáo học của mình.

Trang 12

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Luận văn góp phan làm rõ nguồn gốc, sự du nhập và phát triển, thực trangthực hành nghỉ lễ, các đặc trưng và hiệu dụng của lễ hội Vu Lan Bồn tại ThừaThiên — Huế hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Lam rõ sự du nhập, phát triển của Phật giáo ở Thừa Thiên — Hué, qua lễhội Vu Lan Phật giáo tại Thừa Thiên — Huế.

Làm rõ nguồn gốc, nội dung của lễ hội Vu Lan trong truyền thống Phậtgiáo và thực trạng lễ hội Vu Lan tại Huế hiện nay Qua đó chỉ ra những đặc điểm

đặc trưng của lễ hội Vu Lan tại Thừa Thiên — Huế.

Chỉ ra các tác động, ý nghĩa của lễ hội này, cũng như làm rõ một số bat

cập của lễ hội Vu Lan Bồn tại Thừa Thiên — Huế hiện nay, qua đó kiến nghịnhững giải pháp dé khắc phục hoặc it nhất là giảm thiêu những bat cập đó đếnmức tối thiêu.

4 Đối tượng, pham vi nghiên cứu

Đối tượng nhiên cứu: Lễ Vu Lan của Phật giáo tại tỉnh Thừa Thiên — Huếhiện nay (tập trung làm rõ nguồn gốc ra đời, chuyền biến, nội dung thực hànhnghi lễ, đặc trưng, một SỐ tác dụng của lễ hội Vu Lan Bồn tại Thừa Thiên — Huế,các hạn chế và giải pháp khắc phục).

Phạm vi nghiên cứu: Do Thừa Thiên — Huế là miền đất có bề dày lịch sửvề Phật giáo, lại có nhiều sơn môn, pháp phái với các hình thức tổ chức lễ VuLan phong phú với quy mô khác nhau, nên dé tìm hiểu và khảo sát được toàn bộchùa trong Thừa Thiên — Huế là một điều rất khó thực hiện Trong điều kiện vôcùng khó khăn, hạn chế của chúng tôi, phạm vi chúng tôi chỉ khảo sát ở một sốngôi chùa tiêu biểu nhất thuộc Phật giáo Đại thừa tại Thừa Thiên — Huế hiện nay.

Từ đó chúng tôi bước đầu rút ra một số điểm đồng thuận chung cho Lễ hội Vu

Lan tại Thừa Thiên — Huế hiện nay.

Trang 13

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ chọn khảo sát một số chùa tiêu biểutrong phạm vi Thừa Thiên — Huế dưới đây:

1- Chùa Từ Đàm: Hiện toa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộcphường Trường An, thành phố Hué, tỉnh Thừa Thiên — Huế.

2- Tổ Đình Thiền Tôn (Chùa Thiền Tôn): Chùa tọa lạc ở thôn Ngũ Tây, xãThủy An, thành phố Hué, tinh Thừa Thiên — Hué.

3- Tổ Đình Tây Thiên: Tọa Lạc tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế,tỉnh Thừa Thiên — Huế.

4- Tổ Dinh Hải Đức (Chùa Hải Đức): Toa lạc tại ấp Bình An, nay thuộcphường Truờng An, thành phố Huế, tinh Thừa Thiên — Huế.

5- Chùa Báo Quốc: Tọa lạc ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường

Đúc, thành phố Hué, tỉnh Thừa Thiên — Huế.

6- Chùa Linh Mu (Thiên Mu): Toa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sôngHương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây.

7- Tổ Dinh Kim Tiền (Chùa Kim Tiền): Tọa lạc tại số 92/10 đường ĐiệnBiên Phủ, phường Trường An, thành phố Hué, tinh Thừa Thiên Hué.

8- Chùa Quốc Ân: Tọa lạc tại số 43, đường Đặng Huy Trứ, phường

Trường An, thành phố Hué, tỉnh Thừa Thiên Huế.

9- Chùa Kim Đài: Tọa lạc tại thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, Thị xã

Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

10- Chùa Thanh Lam: Tọa lạc tại đường Ngô Thế Vinh, xã Thủy Phương,thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

5 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

cụ thể

Cơ sở lý luận và phương pháp luận

Luận văn này có cơ sở lý luận và phương pháp luận dựa vào chủ nghĩa

Mac — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Đường lỗi, chính sách của Đảng

Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam về tôn giáo.

Trang 14

Luận văn tiếp cận từ góc độ tôn giáo học, lý thuyết về lễ hội tôn giáo cókết cau gồm phan lễ và phần hội, hệ thống kết cấu của tôn giáo gồm ý thức tôn

giáo, nghi lễ thờ cúng của tôn giáo, thiết chế tô chức của tôn giáo Niềm tin vàoPhật giáo, phương thức thực hành, cộng đồng Niềm tin nay được thé hiện quacách thức thực hiện, hành trì nghi lễ, các giáo lý Phật giáo được truyền tải trongđó, cách thức thực hiện nghỉ lễ dé đáp ứng được nhu cầu tâm linh của của một

lượng đông đảo tín đồ tham dự.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng lý thuyết xã hội học về tôn giáo, để làm rõ

cách thức thực hiện nghi lễ trong lễ Vu Lan có tác động quan trọng như thế nàođối với tín đồ Phật giáo, cũng như người dân đến tham dự, qua việc thực hiệnnghỉ lễ đó giúp ta thấy được môi tương quan gắn bó, sự hỗn dung giữa nghi lễPhật giáo với các nghỉ lễ của tôn giáo bản địa khác.

Các chương pháp nghiên cứu cụ thểPhương pháp điều tra xã hội học.

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.Phương pháp khảo sát thực địa gồm:

- Phương pháp quan sát tham dự: Chúng tôi đã tham gia trực tiếp vào toàn

bộ quá trình thực hành lễ hội Vu Lan tại một vài chùa mà chúng tôi chọn trongluận văn, dé năm bắt ghi chép làm tư liệu cho luận văn này.

- Phỏng vấn: Đối với những chùa mà chúng tôi không đủ điều kiện trựctiếp tham dự, chúng tôi đã chuẩn bị trước những bảng câu hỏi để phỏng vấnnhững Tăng, Ni là những người trực tiếp tham gia hoặc sắp xếp tô chức toàn bộnghỉ lễ, cũng như phỏng vấn một số Phật tử tham dự nghi lễ, dé làm tư liệu kháchquan cho nhận định của mình Chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn nhóm,chụp hình dé làm tư liệu.

- Thu thập và xử lý dữ liệu: đã hệ thống hóa toàn bộ các tư liệu thu thậpđược dé sử dụng phân tích trong đề tài luận văn của minh.

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận vănÝ nghĩa về mặt học thuật:

Trang 15

Luận văn đã góp phần làm rõ hơn về nguồn gốc, nội dung, tác dụng, ý

nghĩa của ngày lễ Vu Lan Phật giáo đối với tín đồ và đối với xã hội.

Góp phan làm rõ hình thức tổ chức, nội dung, giáo lý của Phật giáo đượclồng ghép truyền tải trong lễ hội Vu Lan tại Thừa Thiên — Huế, từ đó tìm đượcđiểm riêng biệt về phương thức tổ chức cũng như nội dung nghỉ lễ của lễ hội VuLan tại Thừa Thiên — Huế, chỉ ra những điều còn tồn tại và đề xuất các phương

hướng khắc phục.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Luận văn sẽ là một tài liệu để Ban Tôn Giáo tại tỉnh Thừa Thiên — Huế cócơ sở hiểu hơn về ý nghĩa, những tồn tại của lễ hội Vu Lan tại đây, từ đó có thể

đưa ra phương hướng chính sách quản lý phù hợp hơn nữa.

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên củangành Tôn giáo học tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lễ hội Vu Lan nói chung cũngnhư lễ hội Vu Lan tại tỉnh Thừa Thiên — Huế sau này.

7 Kết cau của luận văn

Luận văn được chia làm hai chương và sáu tiết, trong đó chương 1 gồm 3

tiết, chương 2 gồm 3 tiết.

Chương 1: Một số van dé lý luận chung và khái quát về Phật giáo, lễ hội Phậtgiáo ở Thừa Thiên — Huế

1.1 Khái quát về nghi lễ Phật giáo

1.2 Khái quát sự hình thành và phát triển của Phật giáo tại Thừa Thiên — Huế1.3 Sự hình thành và phát triển của Lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo tại tỉnh Thừa

Thiên — Huế

Chương 2: Thực trạng của Lễ hội Vu Lan Bồn tại Thừa Thiên — Huế hiện nay2.1 Kết cấu của Lễ hội Vu Lan Bồn tại Thừa Thiên — Huế hiện nay

2.2 Tác động của Lễ hội Vu Lan Bồn tại Thừa Thiên — Huế

2.3 Một số van đề đặt ra trong Lễ hội Vu Lan Bon tại Thừa Thiên — Huế vàphương hướng giải quyết.

10

Trang 16

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI QUAT VE PHẬT GIÁO,

LE HỘI PHẬT GIÁO Ở THỪA THIÊN - HUE

1.1 Khái quát về nghỉ lễ, nghỉ lễ Phật giáo1.1.1 Lễ hội và lễ hội tôn giáo

Ở Việt Nam khái niệm lễ hội chỉ mới xuất hiện cách đây không lâu Trướchết chỉ có khái niệm “lễ” hoặc “hội” Cả hai khái niệm này đều là từ gốc Hánđược dùng dé gọi một loại hình nghi thức phong tục, chăng hạn như: Lễ ThànhHoàng làng, lễ gia tién , cũng vậy “hội” cũng có nhiều hội khác nhau như: HộiGióng, Hội Lim, Hội chọi trâu, Hiện nay, lễ hội là khái niệm chỉ sự gắn kết haihình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tổng hợp này có ít nhất hai yếu té cũng làhai đặc trưng đi liền với nhau Trước hết là lễ như: lễ bái, tế lễ thần linh, cầu

phúc và sau “hội” là hình thức thăm thú vui chơi ở nơi đông đúc, vui vẻ.

“Lễ” là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính củacon người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người

trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện “Hội” là sinh hoạt

văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từsự tồn tại và phát trién của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc

cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia

súc, sự bội thu của mùa màng.

Theo giáo sư Phan Đăng Nhật cho răng: Lễ hội là một pho lịch sử khong

lồ, ở đó tích tụ vô số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các

sự kiện xã hội — lich sử quan trong của dân tộc Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tíchtụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại

cho tương lai.

Như vậy ta thay “Lễ Adi” là một thé thống nhất không thé tách rời giữaphan lễ va phan hội Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phan tâm linh sâu xa trong

moi con người Hội là các trò diễn mang tính nghi thức, gôm các trò chơi dân

11

Trang 17

gian phản ánh cuộc sống thường nhật của người dân và một phần đời sống cánhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng, mang tính thiêng,

gan với tôn giáo cụ thé.

Lễ hội tôn giáo là một sinh hoạt tổng hợp của một cộng đồng người cóniềm tin tôn giáo, tại một không gian, thời gian thiêng nhằm hướng về một lựclượng thiêng, một sự kiện, một nhân vật nhất định Nhằm nhắc lại sự kiện mangtính thiêng của nhân vật tôn giáo, có ý nghĩa hoằng dương giáo lý, niềm tin tôn

giáo đó.

1.1.2 Nghỉ lễ

“Nghi” là nghi thức, khuôn mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; là dáng,mẫu, nghi thức, nghi lễ, khuôn phép, “Lễ” là lễ giáo, lễ bái, cúng tế, tôn thờ,cung kính, hình thức của lễ là phương thức, cách bày tỏ ý cung kính, tôn trọngcủa mình, lây hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tin tôn kính bên trong.

Nghi lễ như vậy có ý nghĩa rất rộng, bao hàm về các phương diện: phong

tục, tôn giáo tín ngưỡng và cả ứng xử bao trùm hành vi, thai độ, tín ngưỡng, văn

hóa, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ

là bộ phận nghi thức trong tôn giáo, các hình thức thể hiện sự tôn thờ các lựclượng thiêng được thờ cúng, trình tự hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ

phụng của mỗi một tôn giáo Mỗi một tôn giáo lại có sự lựa chọn các hình thức

nghi lễ khác nhau, thể hiện nét đặc trưng bộ phận ý thức tôn giáo của mình làgiáo lý của tôn giáo Nghi lễ thông thường còn được thể hiện qua sự ứng xử, giaotiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo, thầm thấu qua nghỉ

lễ của lễ hội, mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc.

Như vậy, Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức, cáchthức, hình thức thé hiện các khuôn mẫu, trình tự giao tiếp đã được đặt ra của mộthay nhiều người đối với một hay nhiều người khác; và đối với một hay nhiều vịthần linh, đắng cao cả siêu nhiên Nghi lễ tôn giáo gồm nhiều nghi thức hành lễtôn giáo hợp lại, bị quy định và gắn liền với giáo lý tôn giáo.

12

Trang 18

1.1.3 Nghỉ lễ Phật giáo

Nghi lễ Phật giáo là nghi lễ dành riêng trong thực hành sinh hoạt Phật

giáo, mang những nét riêng của dao Phật Trong nghi lễ Phật giáo có hai phanquan trọng là phần Lễ và phần Nhạc lễ; tùy theo truyền thống văn hóa nghệ thuậtcủa mỗi vùng miền mà trong phan lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biéu hiệntheo đặc thù truyền thống ấy Qua quá trình du nhập lâu dài có sự hỗn dung sâusắc với văn hóa bản địa Ngày nay nghi lễ Phật giáo mang màu sắc lễ nhạc cổ

truyền của dân tộc, là một bộ phận của nền văn hóa truyền thống, làm nên bản

sắc văn hóa độc đáo cho dân tộc và làm giàu cho văn hóa Phật giáo.

Với cách hiểu về sự tương tác như vậy, thì nghi lễ Phật giáo vừa làphương cách, hình thức dé bày tỏ niềm tin, lòng thành kính tôn thờ của Phật tử

biết ơn đối với đức Phật, tôn Pháp, chư Tăng chúng, gọi chung là Tam bảo.Người Phật tử danh lễ cúng dàng, thực hiện những nghi lễ nhằm tôn kính, ca

ngợi Tam bảo Qua đó, niềm tin hướng đến Tam bảo sâu sắc sẽ tạo một sựchuyên hóa trong tâm hồn con người Người Phat tử qua quá trình tu tập dựa vàođức tin Tam bảo thường xuyên thực hành nghi lễ, nhờ vậy có những tiến bộ nhấtđịnh về mặt tâm linh Trong kinh Kitagiri, một bài Kinh thuộc Trường kinhTrung bộ, ma về sau được diễn đạt lại trong bộ Puggalapaññatti (Nhân chế định)

của Tạng Diệu Pháp, cũng như được làm sáng tỏ thêm trong các bản chú giải

kinh đó đều đề cập đến bảy loại thánh nhân; trong đó loại thánh nhân đầu tiênđược nhắc đến là “Tùy tín hành”, đây được coi là quả vị thánh nhân thuộc vềphần có tình cảm tin sâu, mà thực hành thường xuyên đem lại quả vi về trí tuệ

tâm linh.

Như vậy, nghi lễ Phật giáo là một trong những cách thức thể hiện niềm tintôn giáo sâu sắc, là một món ăn tinh thần không thé thiếu của người Phật tử.Ngay cả khi người Phật tử đó chưa thực sự hiểu, thậm chí là không hiểu gì về

nghi lễ đó, nhưng việc thực hành nghi lễ thường xuyên đó sẽ biểu hiện được lòngtin, sự thành kính trong sạch, ngày càng sâu sắc của người tín đồ đối với bậc giáo

chủ mà họ tôn thờ, đối với Pháp mà họ tin nhận, đối với đoàn thể tu sĩ đang

13

Trang 19

hướng dẫn họ tu tập Việc thực hành nghi lễ Phật giáo nghiêm can đối với hàng

tín đồ không chỉ là bày tỏ sự thành kính đối với ba ngôi Tam bảo, cũng không

phải là sự phô trương bề ngoài với các hình ảnh chư Tăng cùng hàng tín đồ tụngniệm với các loại công cụ hỗ trợ, dé moi người nhìn vào với su quy mô, dep dé,

nghiêm trang đó Mà tác dụng chính của thực hành nghi lễ trước là tăng trưởng

trí tuệ tâm linh, tiếp đó là tăng trưởng điều lành, giảm thiểu các điều ác trong mỗingười tín đồ, đem lại một sự an bình cho mỗi Phật tử, cho xã hội Do đó, thựchành thường xuyên các nghi lễ Phật giáo theo đúng ý nghĩa của từng nghỉ lễ cầnđược coi trọng và khuyến khích.

Có thé nói, nghi lễ Phật giáo là một phương tiện phô biến nhất, hiệu quảtinh tan rất cao trong việc dẫn dắt người vào dao Có nhiều người chưa bao giờ đi

chùa, nhưng lại nhân dip gia đình có người thân là cha mẹ hoặc anh chị em qua

đời, qua việc tiếp xúc với các sư Thầy đến hướng dẫn nghi lễ tang ma và tham

gia thực hành các nghi thức Phật giáo trong lễ tang tại gia đình do các Thầy cửhành mà qua đó có sự cảm mến, quan tâm đến Phật giáo và bắt đầu quan tâm đếnviệc tìm hiểu Phật pháp sau đó là cảm mến và quy y Tam bảo Bởi lẽ rằng, nhu

cầu về an định nội tâm của con người là rất lớn, cấp thiết, khi được khai mở đúng

nhu cầu đó thì sẽ nảy nở một cách tốt đẹp Hơn nữa, nghi lễ cầu nguyện là mộtphương cách tốt, hiệu quả vô cùng với nội tâm khi trong đời sống đang có nhữngbất an xảy đến, với nỗ lực và những phương tiện hiện có, họ không thể giải quyết

được 6n thỏa những bất an trong nội tâm đó Lúc đó, việc thực hành một nghi lễPhật giáo với sự cầu nguyện thành kính và tin tưởng hết mình sẽ là phương pháp

nhanh và vô cùng hiệu quả dé đạt được sự cân bằng, an bình với nội tâm đang bị

bế tắc đó Không ai là người chắc chắn rằng cuộc sống ngày mai sẽ thành bại,thịnh suy như thế nào; cũng không ai là người biết rõ bất trắc sẽ đến với mình lúcnào, cái chết sẽ đến với mình lúc nào; cũng không ai rõ biết lúc nào mình sẽ phảichia tay với cái chết của những người thân thương Cuộc sống với quá nhiều ưutư như vậy nên việc tìm cho mình một người Thay tâm linh là nhu cầu gần nhưkhông thé thiếu đối với mỗi người trong xã hội ngày nay Nghi lễ Phật giáo được

14

Trang 20

các sư Thay thực hiện đúng thời điểm với niềm tin thiêng liêng, mang lại chonhững người tín tưởng một trạng thái bình an, một sự tĩnh tâm cần thiết Một mốiquan tâm khá lớn của người Á châu nói chung là những người thân đã qua đời,lại cộng thêm những băn khoăn, những ước mơ, nỗi lòng thầm kín khó có thê thélộ được với ai, thì người ta hay hướng về lễ Phật và cầu nguyện bằng những

nghi lễ Phật giáo Nghỉ lễ Phật giáo đường như đã đáp ứng được, thỏa mãn được

nhu cau tinh thần, nhu cau nội tâm đa dạng của con người có khi trở thành phong

tục truyền thống nên dễ thuyết phục được nhiều hàng tín đồ hơn so với những bài

thuyết pháp đầy triết lý, đầy lôgic mà chỉ một bộ phận nhỏ chúng sinh có thể lĩnh

hội được.

Mỗi nghi lễ Phật giáo đều có ý nghĩa nhất định, đều có nội dung thông

điệp muốn truyền tải trong đó nhưng việc cảm nhận của mỗi người lại khác nhauvà đôi khi chỉ là sự cảm nhận về trực giác, bằng tình cảm mà không một ngôn

ngữ của ý niệm nào có thể diễn tả được Có những lúc khi được tham gia haytham dự một nghi lễ những bài tán tụng, những bài kệ với những ngôn từ và âmđiệu tram bồng của lễ nhạc mà các Thay thực hiện cộng với không gian phối trí

đẹp dé, sự nghiêm túc, trang nghiêm của buổi lễ làm người ta xúc động mạnh,

tâm h6n thăng hoa sáng lên, tuy là ta cũng không hiểu hết được ý nghĩa của bàitán, bài kệ đó Nghi lễ Phật giáo thực chất cũng là sự truyền tải đạo lý, giáo lýcủa đức Phật, khi tham gia thực hành nghi lễ trong lễ hội đó thì tín ngưỡng của

người Phật tử trở thành một phương pháp tu tập, phương pháp hành đạo thuận lợi

cho phần đông tín đồ Phật tử.

Khi nghi lễ Phật giáo được thực hành đúng mục đích, đúng phương pháp

sẽ tạo cho người tham gia, tham dự tâm hồn tĩnh lặng, chuyên chú, lắng đọng trải

nghiệm khi tham gia nghi thức một cách an định trang nghiêm, làm cho lòngngười có những rung cảm được định hướng thanh thoát và có những hành vi ứng

xử thích hợp Thực hành nghi lễ Phật giáo trong lễ hội tạo thành một bầu không

khí trang nghiêm, lễ nghĩa và thanh tịnh, làm cho người tham gia tự thanh lọcđạo đức trong sáng hướng tới điều phải, điều tốt một cách tự nhiên Mỗi một nghi

15

Trang 21

lễ Phật giáo riêng lại đặt trong một hoàn cảnh nhất định lại đem đến cho mọingười một không khí trang nghiêm tôn kính riêng, có thể là trang nghiêm nhưngbi ai, có thé là trang nhiêm nhưng nhẹ nhàng, có thé là trang nghiêm nhưng đầyphan chan, nhưng điểm chung là đều thu hút và làm cho người đến dự tự khépmình vào bầu không khí thiêng đó, vì có lẽ do họ đều cảm nhận được sự annhiên Điều quan trọng là nghi lễ Phật giáo tạo ra môi trường cộng cảm thanhlọc, bầu không khí trở nên thánh thiện, trong sáng về đạo đức, làm cho ngườitham gia nghi lễ cũng cộng cảm vào môi trường đó, được thanh lọc trong môitrường tốt lành đó.

Khi tiến hành một nghỉ lễ Phật giáo, từ người tu sĩ điều khiển buổi lễ,những người tu sĩ tham gia hỗ trợ cho đến những người Phật tử tham gia đều

chuẩn bị rất kỹ về cả trang phục bên ngoài lẫn nội tâm Họ chuẩn bị một cách

nghiêm can dé tham gia nghi lễ một cách thành tâm nhất, trang nghiêm nhất cảvề bên ngoài lẫn trong tư tưởng, bởi như thế đối với họ đó trước là một sự cungkính đối với Tam bảo, sau là sự thành tâm trong nghi lễ đó sẽ mang lại cho họnhững điều lợi ích về tâm linh, những an bình trong tâm hồn họ Ké cả những

người không phải là Phật tử, hoặc là những người nghiên cứu, thậm chí là cả

những người vốn có ít thiện cảm với Phật giáo và nghi lễ Phật giáo, nhưng trongkhông khí trang nghiêm thanh tịnh đó, họ vẫn có thể cảm nhận được sự hùng hồncủa sự thanh lọc Qua trải nghiệm nghi lễ sẽ tự chuyển hóa thân tâm, họ trở nênhòa ái, thánh thiện, cung kính một cách tự nhiên Nếu, một khóa lễ không thể

đảm bảo được tính trang nghiêm, thanh tịnh như vậy thì khó có tác dụng cảm

nhận về mặt nội tâm, và cảng khó dé chuyén hóa một người chưa biết đến đạo.Do đó, sự nghiêm mật cả ở bên ngoài lẫn bên trong, sự thành tâm cung kính, sựtin tưởng thiết tha là những yếu tố vô cùng quan trọng với một buổi lễ Phật giáo.

Hòa thượng Thích Phước Trí trụ trì chùa Pháp Vân ở Tân Phú - thành phố HồChí Minh, phó trưởng ban nghi lễ trung ương thường dạy đệ tử và tín đồ của

mình rằng: Một buổi lễ được trọn vẹn công đức cho người tu sĩ thực hành, lẫn gia

đình tín chủ ứng cúng khi hội tụ day đủ ba yếu tố đó là Tăng chúng, đạo tràng

16

Trang 22

thanh tịnh; hai là đàn lễ trang nghiêm; ba là gia đình đình tín chủ hòa hợp cùng

nhau hướng về mục đích chung của buôi nghi lễ.

Tóm lại, nghi lễ là một phương tiện vô cùng hữu hiệu đối với tất cả cáctôn giáo nói chung, Phật giáo lúc buổi sơ khai mặc dầu chưa mấy quan tâm, coitrọng đến, nhưng trong quá trình phát triển Phật giáo lâu dài thì nghi lễ đã khangđịnh và đóng vai trò vô cùng to lớn và gần như là đóng vai trò chủ đạo trong quátrình truyền bá, và đặc biệt là trong các sinh hoạt liên quan đến Phật giáo Chúng

ta có thé thay rằng tat cả các buổi sinh hoạt Phật giáo dù ít dù nhiều, thậm chí là

toàn bộ đều có sự xuất hiện của nghĩ lễ Phật giáo và nghi lễ cũng chính là hoạtđộng bề nổi của tất cả các ngôi chùa Phật giáo Nghi lễ cũng là phương tiện dé

đáp ứng nhu cau tâm linh của toàn bộ tín đồ Phật tử cũng như tu sĩ xuất gia dù làngười đó đã hiểu, có thâm thấu giáo lý đến mức độ nào đi chăng nữa, thì nghi lễ

Phật giáo cũng là phương tiện hiệu quả đáp ứng được nhu cầu truyền bá Phật

pháp của Phật giáo, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Các thuật ngữ Phật giáo được sử dụng trong luận văn

An cư kiết hạ: [45, tr 26] chỉ thời gian ba tháng tu dưỡng tại một thiền

viện trong thời gian mùa hè, hay có mưa Vì vậy người ta cũng gọi là Hạ an cư —an cư mùa hè hoặc là Vũ an cư — an cư mùa mưa.

Lục thần thông: [45, tr 342] sáu năng lực siêu nhiên của một vi Phật, làsáu loại thần thông Đó là: 1 — Than cảnh thông, thân thông, thân như ý thông,thần túc thông: khả năng di chuyên không hạn chế: phi thân, di chuyền tức thời; 2— Thiên Nhãn Thông: có thé nhìn thấy toàn bộ tiến trình lưu chuyên của chúngsinh qua 6 cõi luân hồi; 3 — Thiên Nhĩ Thông: có thé nghe được toàn thể nhữngtiếng khổ vui mà chúng sinh trải qua trong 6 cõi luân hồi 4 — Tha tâm thông:năng lực nhận biết tâm lực của tất cả chúng sinh trong 6 cõi luân hồi; 5 — Túc

mệnh thông, túc trú thông: năng lực nhận biết mọi sự việc xảy ra trong vô lượngkiếp trước mả chúng sinh đã trải qua, cũng như biết được toàn bộ thọ mệnh của

chúng sinh trong 6 cõi luân hồi; 6 — Lau tận thông: năng lực chuyển hóa toàn bộphiền não trong ba cõi, thế nên không còn là đối tượng của sinh diệt trong ba cối.

17

Trang 23

Nga quý: [45, tr 384] là quỷ đói, là một trong Ba ác thú, Lục đạo và Ngũ

thú Nga quy là hạng chúng sinh được xem như hạnh phúc hơn Dia ngục nhưng

đau khổ hon A - tu — la Người ta cho rằng các yếu tô sinh thành quỷ đói là keokiệt, ganh ti và tham lam Loài súc sinh này được biểu diễn bằng cái bung rất lớn

và cái miệng rất nhỏ.

Tự tứ [20, tr 554] Còn gọi là tùy ý, tùy ý sự Nghĩa đen là Thinh cầu,Thinh mời Budi lễ Tự tứ được cử hành mỗi năm một lần trong chùa vào ngày

cuối cùng của Hạ an cư, kết hạ, đúng ngày răm tháng bảy Trong đó một vị tỳ

kheo chính mình đi ra giữa đại chúng thỉnh cầu chư Tăng hoan hỷ, tùy hỷ chỉ dạyđể cho mình biết được những sơ sot, sai lầm, tội lỗi sai phạm để vị đó tự giác sámhối, nhận khuyết điểm và ăn nan sửa đồi, chừa cải.

Sáu nẻo luân hồi (Lục đạo) [45, tr 338]: sáu đường tái sinh; chỉ các dạng

đời sống trong luân hồi, trong vòng sinh tử Người ta phân biệt ba thiên đạo và baác đạo ba thiên đạo gồm có cõi người, thiên và A-tu-la Ba ác đạo gồm Ngã quỷ,

Dia ngục và súc sinh.

Lễ quán đỉnh (Lễ quán đảnh) [20, tr 373]: Nghi lễ rưới nước lên đầu Nghi

lễ tu tap cơ ban cho các phương pháp tu tập của Kim Cuong Thừa trong mat

tông khi làm lễ truyền pháp, tu tập thiền định, vị Thầy theo nghi thức rưới nướclành lên đầu người đệ tử và đọc Nghi qui tương ứng Phật giáo Tây tạng gọi là“truyền lực”.

Tứ trọng ân [20, tr 522 — 523]: bốn ân nặng mà người Phật tử phải báo ânđền đáp: 1 Ân cha mẹ, ông bà, tô tiên; 2 Ân quốc gia, xã hội, quê hương, đất

nước; 3 Ân Tam bảo; 4 Ân chúng sanh, đồng bào đồng loại.

Tru trì [20, tr 506]: “ở và gin giữ” Vi trụ trì của một ngôi chùa là vi tăng

chủ coi sóc, điều hành, lãnh đạo tinh thần ngôi chùa đó “Trụ” có nghĩa là trụ

Nhu Lai xứ và “Tri” có nghĩa là Tri Như Lại sự, tức là người lãnh trọng tráchthay đức Phật tu tập hành trì, gìn giữ chánh pháp.

Công quả [20, tr 108]: Là những người tự nguyện làm việc giúp cho nhàchùa, nhận bât cứ thù lao nào cả.

18

Trang 24

Khay thỉnh sư: Là một dụng cụ trong nghi lễ của Phật giáo Đó là một

chiếc khay nhỏ thường thì hình vuông hoặc chữ nhật Trên khay có một bình hoanhỏ, hai ly đèn cầy và một lu hương tram.

Chuông trống Bát Nhã: Là một nghi thức sử dụng trong Phật giáo đượckết hợp giữa Chuông U Minh và Đại Trống trong Phật giáo.

Chuông U Minh hay còn gọi là Đại Hồng Chuông: Là một trong các Phápkhí của Phật giáo, được làm băng đồng và treo lơ lửng trên một cái giá đỡ.

Khánh: là một dung cụ được dùng trong nghi lễ Phật giáo Được làm bằngđồng và có nhiều loại Có thể là hình tròn, có thể hình nửa hình cầu được gắnthêm cái cây, có thé hình giống như một cái chuông nhỏ.

Lưu phạn: Trong thời Phật còn tại thế các tu sĩ sau khi đi khất thực sẽ về

lại một tịnh xá dé dung cơm trưa Có những tu sĩ nhỏ hoặc mới khi đi khat thực

không có ai cho đồ ăn, họ lại chỉ cho những vi tu sĩ lớn có đạo hạnh Do đó, Phatchế ra trước khi ăn các tu sĩ đều múc lại một phần đồ ăn của mình dành chonhững người không khát thực được gì Phần đồ ăn đó được gọi là lưu phan.

Quy y [20, tr 379]: quy là trở về, quay về Y là nương tự vào Quy y là

quay về và nương tụa vào ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng để được nâng đỡ, gia hộ

và hướng dẫn trên hai con đường tu học đời và đạo.

Xúc thực, ý tư thực: Ý nói ở cói đó ăn bằng việc ngửi và ý nghĩ là no,không cần phải ăn giống như con người chúng ta.

1.2 Khái quát sự hình thành và phát triển của Phật giáo tại Thừa —Thiên Huế

Phật giáo du nhập vào nước ta hơn hai ngàn năm với biết bao thăng trầm.Một thời gian khá dài dé cho dân tộc Việt Nam, từ thế hệ này sang thế hệ khác cóthé chat lọc từ trong giáo lý đạo Phật mọi yếu tố thích hợp nhất với điều kiện lịchsử — xã hội của dân tộc ta, đất nước ta, dé Phật giáo đồng hành cùng với lịch sửdân tộc trong suốt quá trình phát triển.

Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ sớm và phát triển hưng thịnh trong

thời kỳ Lý — Trần Tuy nhiên, cho tới những năm đầu nhà Tran dai đất miền

19

Trang 25

Trung vẫn thuộc lãnh thổ vương quốc Chăm Pa (địa giới hành chính từ QuảngBình đến Bình Thuận ngày nay), nơi đây tôn giáo chính được thừa nhận là Bà LaMôn giáo Mọi sự chỉ thay đổi khi Quảng Bình cùng hai châu Ô, Rí (Quảng Trịvà Thừa Thiên — Huế ngày nay) lần lượt thuộc về lãnh thé Đại Việt vào các năm

1069 (đời vua Lý Thánh Tông) và năm 1306 đời vua Trần Nhân Tông Đặc biệt,năm 1306 vua Chế Mân cắt hai châu Ô, Rí cho nhà Trần làm sính lễ cưới côngchúa Huyền Trân, chính thức đánh dấu vùng dat Thừa Thiên - Huế ngày nay

thuộc lãnh thé Việt Nam Cùng với việc di dân của người Việt vào vùng đất này

là văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo của họ mang theo, để khai thác vùng đất mới.

Cũng theo đó, Phật giáo được truyền vào mảnh đất Thuận Hóa này, vị sư Đại

Việt đầu tiên đặt chân lên vùng đất Thuận Hóa có lẽ là ngài Điều ngự giác hoàng

Trần Nhân Tông Sau đó, Ngai đã đưa thêm các vị tu sĩ Phật giáo khác vào dé

làm chỗ dựa tinh thần cho người dân, Phật giáo Đại Việt cũng theo đó từng bướclại được khởi sắc tại đây.

Vào năm 1555, Duong Văn An nhuận sắc sách Ô Châu cận lục, trong đó

có nói rõ phong tục, tín ngưỡng, chùa quán ở Tiên Bình và Thuận Hóa Trước khi

có sách Ô Châu cận lục, tại phan đất Thừa Thiên — Huế đã có chùa Thiên Mu ở

xã Hà Khê; chùa Sùng Hóa ở làng Lại Ân; chùa Tu Khách ở cửa Tư Dung

Chùa Sùng Hóa vào thé kỷ thứ XV, XVI là một quốc tự Sách Ô ChâuCận Lục: “Hang năm đến tuân tiết lập nghỉ thì tam ti và quan chức các nha môn,vệ sở đến tụ họp đông đủ, áo xiêm lễ nhạc dong dao nhu máy” [1, tr.69] Trong

Sơn môn đã có Tang sĩ tung kinh Dai thừa, ngoài dân gian và cung đình đã có tập

tục làm lễ Vu Lan Sách Nam Triéu Công Nghiệp Diễn Chí của Nguyễn Khoa

Chiêm đã nhắc đến vào Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoang đã đến chùa Thiên Muđể làm lễ Vu Lan [8, tr 26].

Vào dau thé kỷ thứ XVII, Chúa Nguyễn Hoàng cho làm lại chùa Thiên

Mụ (1601); chùa Sùng Hóa (1602) và mở Đại lễ Phật đản tại chùa Sùng Hóa

(1603); thỉnh chư Tăng đến giảng kinh, thuyết pháp Đại thừa; làm cho dân Thuận

20

Trang 26

Hóa vân tập, nghe kinh, xem hội rất đông Vào nửa sau thế kỷ này, Phật giáoThuận Hóa bắt đầu hình thành nhiều Tông phái và phát triển.

Đời chúa Nguyễn Phúc Tan (1649-1687) có ngài Nguyên Thiéu từ TrungQuốc sang phủ Quy Ninh (Quy Nhơn) rồi lại ra Thuận Hóa lên núi Phú Xuân,khai sơn chùa Vĩnh Ân (Quốc Ân hiện nay) để hoằng giáo Thiền Lâm Tế NgàiNguyên Thiều rất có uy tín với các chúa Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn

(1687-1691), Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) và Nguyễn Phúc Chú 1738) Cùng trong đời chúa Phúc Tần còn có Tổ Giác Phong khai sơn chùa Báo

(1725-Quốc; Tổ Từ Lâm khai sơn chùa Từ Lâm; Tổ Khắc Huyền khai sơn Thiền Lâm

Thiền viện (thuộc Thiền phái Tào Động) Cuối thế kỷ thứ XVII, chúa Nguyễn

Phúc Chu mời Thạch Liêm Hòa thượng, cũng phái Tào Động, sang mở giới đàn

truyền giới tại chùa Thiền Lâm, tức thiền viện Thiền Lâm ngày trước Đến đây,Phật giáo Thuận Hóa đã thiết lập được Đại giới đàn với đủ Tỷ — kheo, Sa — di vàBồ - tát giới Lúc này Phật giáo kết hợp với phủ chúa Nguyễn rất mật thiết Chúa

đã được ngài Thạch Liêm truyền dạy cách trị nước theo tinh thần và đạo đức Phật

giáo; lúc đó có bốn ngàn giới tử Thuận Hóa đã được truyền giới (trong Hai

Ngoại Ky Su).

Thế kỷ thứ XVIII, Phật giáo Thuận Hóa phát triển một cách đặc biệt Thứnhất là Tổ Minh Hoằng Tử Dung, khai sơn Ấn Tôn tự tức chùa Từ Đàm hiệnnay Tổ đã hướng dẫn một mùa an cư kiết ha rất lớn tại Thiền Lâm thiền viện, địabàn Trường An bây giờ (vùng đất từ Từ Đàm lên tới đàn Nam Giao) Chư Tăngcả hai đạo Thuận Quảng đều vân tập về đây, Tổ được cung thỉnh làm Thiền chủ.Thứ hai là trong kỳ An cư kiết hạ năm Nhâm Thìn (1712), Tổ Liễu Quán, ngườiĐại Việt đầu tiên ở Nam hà đắc đạo với Tổ Minh Hoằng Tử Dung Đây là một sự

kiện lớn không những với Phật giáo Thuận Hóa và Đàng trong, mà với cả Phật

giáo Việt Nam nói chung Về sau Tổ Liễu Quán đã tổ chức đến năm Đại giớiđàn: Quý Sửu (1733), Giáp Dần (1734), Ất Mão (1735), Canh Thân (1740) vàNhâm Tuất (1742) (Theo bia ở Tháp Liễu Quán), truyền giới cho hàng vạn tín

đồ, Tổ có đến 49 đệ tử đắc pháp Té lại xuất kệ khai phái Thiền Lâm Tế Tử

21

Trang 27

Dung — Liễu Quán ở Nam Hà, truyền bá từ Huế vào Nam; Tổ đình phái này làThiền Tôn.

Thế kỷ thứ XIX, khởi đầu từ vua Gia Long (1802—1819), Phật giáo ThuậnHóa khởi sắc; chùa chiền nhiều, Tăng chúng đông, với tên tuổi của các cao Tăngnhư ngài Đạo Minh Phổ Tịnh, ngài Mật Hoang, Tánh Thiên Nhất Định, Hải

Thuận Diệu Giác, Hải Thiệu Cang Ky,

Đầu thế kỷ thứ XX có phong trào chân hưng Phật giáo ở miền Trung, HộiAn Nam Phật học ra đời (1932), hầu hết các hội viên ở Thuận Hóa là Nho sĩ,quan lại, phụ nữ, thanh niên, trí thức tân học , đã phối hợp cùng với Giáo hộiTăng già chuyển Phật giáo Thuận Hóa sang thời kỳ cận đại; dùng chữ quốc ngữđể dịch kinh tụng hằng ngày; đưa nhạc lễ vào các khóa hành lễ (như bài Trầm

Hương Đốt của Bửu Bác), cải cách thờ tự cho trang nghiêm và giản dị hơn; tổchức các Học Đường dé dao tạo Tăng tài theo học phong mới; tổ chức Khuôn

Hội đến tận làng xã để đưa Phật giáo về nông thôn, góp phần khai trí dân sinhthoát khỏi mê tín dị đoan, bỏ thói xấu kiện cáo lẫn nhau, lập nếp sống thân áihiền hòa, giản đị Nhất là chú ý giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng như Gia đìnhPhat Hóa Phổ về sau là Gia đình Phat tử; lập nhà nuôi trẻ mồ côi, lập trường BồĐề từ Tiểu đến Trung học, các trường Mam non Lâm Tỳ Ni Lai mở Bệnh xá ởThành phó và tận các làng xã xa xôi dé khám và cho thuốc miễn phí Tất cả cácchủ trương đều đã và đang phát triển tại Thừa Thiên — Huế.

Những năm 1945-1975, với nhiều biến chuyến trên chính trường ViệtNam, đây là giai đoạn đấu tranh sông còn của Phật giáo ở miền Nam Việt Namnói chung và Thừa Thiên — Huế nói riêng, với sự tham gia của nhiều tăng sĩ, cưsĩ, Phật tử gia đấu tranh phản đối chế độ Ngô Đình Diệm Mặc dù có một sỐ tăngsĩ bị chính quyền Mỹ — Diệm lợi dung, làm phân hóa Phật giáo, nhưng nhờ vữngtin vào sự trường tồn của Đạo pháp và Dân tộc nên Phật giáo đã đứng vững vàtiếp tục phát triển mạnh mẽ nhất là từ sau khi nước nhà thống nhất năm 1975, đã

thành lập được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là ngôi nhà chung của Phật giáo

Việt Nam.

22

Trang 28

Những gì Phật giáo Thừa Thiên — Huế còn giữ được, tạo được sau baothăng trầm làm nên cái riêng của Phật giáo Huế trong lòng người dân nơi đây, đólà những yếu tố văn hóa góp thêm, làm phong phú thêm va là thành tố chung taonên nền văn hóa Thừa Thiên — Huế cùng những thành tố khác Đó cũng chính làtruyền thống của Phật giáo Thừa Thiên — Huế trong mạch sống của quê hương và

dân tộc.

Sau năm 1975, kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, Phậtgiáo Thừa Thiên — Huế đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động thống nhất Phật

giáo cả nước thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thực hiện đường hướng

“Đạo pháp — Dân tộc và CNXH”’ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, từ năm 1981

đến nay, Phật giáo ở đây đã và đang từng bước trưởng thành và đạt được nhiều

kết quả trên các mặt hoạt động Phật sự Các Lễ hội Phật giáo như lễ Phật đản, Vu

Lan, ngày càng được chú trọng và tô chức quy mô hơn, các công tác tu sửachùa chiên, công tác giáo dục tăng ni, Phật tử đặc biệt được chú trọng, các côngtác từ thiện, thiện nguyện cũng ngày một nhiều Hơn tat cả, những thành tựu đócó sự thuận duyên tạo nên một Phật giáo càng phát triển, càng đẹp, càng hoàn

Đại Lễ Vu Lan tiếng Phạn là Ullambana, Trung Quốc phiên âm là Ô lam

bà noa, còn gọi là Vu Lan Bồn Phiêm âm chữ Ullam là “Vu Lan” có nghĩa là

“Đảo huyền” treo ngược, chữ bana là “Bồn” có nghĩa là “Cứu” chỉ cho vật dụngdùng để cứu giúp, cho nên danh xưng Vu Lan Bồn có nghĩa là Cứu đảo huyền,cứu giúp thoát khỏi nỗi khổ bị treo ngược.

Vu Lan Bồn Trung Quốc dịch là Cứu đảo huyền (hay Giải đảo huyền.

thực ra giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lay ý từ câu “Dân chi duyệtchi do giải dao huyền dã” trong Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng,

23

Trang 29

chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục), Cứu đảo

huyền được hiểu theo nghĩa, là phương pháp cứu giúp tất cả các loài quỷ

đói thoát khỏi những nỗi thống khổ bị đảo ngược, như thân thể có hình dáng thô,xấu, ác khác lạ với loài người, các cơ quan nội tạng ngược với các chức năng vốncó của nó như cô thì bằng cây kim, bụng thì to như trống, và có những cách thứcăn uống vô cùng khó khăn thống khổ, muốn ăn cũng không cách nào nuốtđược thức ăn, muốn uống thì cũng không sao uống được nước, lúc nào cũng bị

lửa đói khát thiêu đốt, khi ăn thức ăn biến thành lửa, vì vậy nỗi thống khổ vô

cùng, cho nên cứu đảo huyền là cứu cái khổ của những gì ngược lại với bìnhthường, cũng không khác với cái khổ của người bị treo ngược.

1.3.1.2 Nguồn gốc hình thành

Khởi nguyên của Dai lễ Vu La Bồn là căn cứ theo Phật Thuyết Kinh Vu

Lan Bồn chính là từ thuyết về Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả, là một trong mười

vị đại đệ tử của Phật Khi chứng đắc được lục thần thông, ông tưởng nhớ vàmuốn biết bây giờ mẹ như thé nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời dat dé tìm.Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm Ngạ quỷ, bị đói khát

hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ Tuy nhiên, khi

thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được Mục Liên thấynhư vậy vô cùng thương xót quay về tìm Phật dé hỏi cách cứu me Phat day rằng:

dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu Chỉ cómột cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được.Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư Tăng, hãy sắm sửa lễ

cúng vào ngày đó Lam theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được thoát được kiếp

Ngạ quỷ đói khát, khổ sở Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu chocha mẹ cũng theo cách này Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Như vậy theo bản kinh V Lan Bồn thì Lễ Vu Lan xuất phát từ thời đức

Phật còn tại thế và nhân sự kiện Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ mà đức Phật thuyết

kinh Tuy nhiên ba bản kinh Vu lan hiện còn trong Đại tạng kinh Đại chính tân

tu là Bát Nê-hoàn Hậu Quán Lap, Phật Thuyết Vu Lan Bon Kinh, Phật Thuyết

24

Trang 30

Báo Ân Phụng Bon Kinh đều chỉ nhắc đến việc Mục Kién Liên cứu mẹ bị doa ở

địa ngục chứ không hề đề cập đến nhân thân của Mục Kiền Liên cũng như

nguyên nhân vì sao mà mẹ của ông bị đọa địa ngục Chính vì vậy, làm cho người

đọc khó hình dung ra bối cảnh của vấn đề Thế nên, về sau này đã có một tácphẩm Biến văn mang tên Mục Kiên Liên Minh Gian Cứu Mẫu, nhằm bỗ sungnhững chi tiết quan trọng và cần thiết đó Trong tác pham này, nội dung liên hệđến nhân thân và nguyên nhân mà nhân thân của Tôn giả Mục Kiền Liên bị đọa

địa ngục.

Thực chất Kinh Vu Lan Bồn không có trong kinh điển Nguyên Thủy Phậtgiáo Cũng có giả thuyết cho rang, câu chuyện Mục Kiền Liên là biến tau từ kinhUất Đa La Mẫu Đọa Nga Quỷ Duyên, gọi tắt là kinh Udt Da La Mẫu có viếttrong mục Chuyện Nga quỷ của Tiểu bộ kinh, chỉ thay tên nhân vật từ Uất Da La

(Uttara hay là Uttaramatu) thành Mục Kiền Liên và thay tên người giảng là một

tỳ kheo thành lời giảng của đức Phật Tuy nhiên, trong Tiểu Bộ kinh do giáo sư

Tran Phương Lan dich thì Tat cả các chuyện này đã do Tôn giả Đại

Muc-Kién-Liên (Maha Mogsallana) tường trình lên Đức Phật sau khi Tôn giả nhập định và

nhờ thần lực đi lên cõi Thiên để gặp chư Thiên và hỏi chuyện Về sau đức Phật

dùng các đề tài này dé thuyết pháp.

Mặc dù nguồn gốc của bản kinh Kinh Vu Lan Bồn đến nay vẫn là đề tàicòn gây tranh luận Song, việc thực hành phép cúng dường trong Kinh Vu Lan déhồi hướng những phước lành cho người thân lại được nhắc đến trong nhiều bảnkinh như trong: Kinh Đại Bồn Tịnh Độ có nhắc đến việc vua Tần Bà Sa La,Trưởng Giả Tu Đạt cùng với Phu Nhân Mạc Lợi đều y theo lời dạy của Phậttrong Kinh Vu Lan Bồn làm 500 cái bồn bằng vàng cúng dường Phật cùng

Chúng Tăng, để cầu nguyện diệt trừ tội chướng của cha mẹ trong bảy đời Lại

trong kinh Soạn Tập Bách Duyên, quyền thứ năm do cư sĩ Chi Khiêm dich.Trong mục Uu Đa La Mẫu Đọa Nga Quỷ Duyên, gọi tắt là Kinh Ưu Da La Mẫu

có chép: “Có một vi Tăng tên là Mục Liên, pháp lực quảng dai, mẹ cua Ngài bị

đọa xuống địa ngục là Ngạ quỷ, khi ăn thức ăn đêu biến thành lửa, đói khác vô

25

Trang 31

cùng Mục Liên không có phương pháp nào để cứu ách nạn cho mẹ, đến Phậtcâu xin chỉ giúp, đức Phật vì Mục Liên nói pháp Vu Lan Bồn để cứu mẹ thoát

khổ ” [39, tr 156].

Như vậy, nguồn gốc của lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo có khởi nguyên từthời đức Phật còn tại thế và sau đó được phát triển rộng rãi cho đến ngày nay đặcbiệt là những nước Châu Á Nguyên nhân chính do ý nghĩa của lễ Vu Lan Phậtgiáo mang phong thái giáo dục đạo lý “nhé ơn và báo ơn” rat cao lại tương đồng

với đạo lý “hiểu nghĩa” của người Châu Á, đặc biệt là người Hàn Quốc, Trung

Quốc và Việt Nam Đối với người Trung Quốc và Việt Nam nói chung thì ngàylễ Vu Lan là ngày mà người sống nhớ tưởng đến những người đã khuất, ngàycúng thí cho âm linh cô hồn, hay ngày xá tội vong nhân Với Phật giáo lễ Vu Lankhông chỉ là thời điểm người sống tưởng nhớ đến những người quá cố; ngàycúng thí cho âm linh cô hồn; mà đó là dip mà học trò tưởng nhớ đến Thay cô, đệtử tưởng nhớ đến Thay tổ và bậc sư trưởng Đó còn là ngày mà mọi người conPhật nhớ tưởng đến ơn nghĩa, báo hiếu cho những đắng sinh thành, đến những

người có công, có ơn với ta không chỉ đã khuất không chỉ trong một đời mà còn

trong nhiều đời nhiều kiếp, kế cả những người vẫn còn đang sống, đang hiệnhữu Đó còn là ngày mà mọi người nhớ tưởng đến ơn của Tổ quốc che chở, ơncủa đất nước, còn là ngày mà chúng ta nhớ tưởng đến ơn của mọi loài hữu hình,

vô hình.

1.3.1.3 Diễn tiến của lễ hội Vu Lan Bon

Trong bản kinh Phật Thyết Kinh Vu Lan Bon có ghi:

“ Ram tháng bay là ngày Tự tứ,

Mười phương Tăng đều dự lễ này,Phải toan sắm sửa chớ chay, "

Pung trong bình bát vọng cau kính dâng

Phật dạy bảo mười phương tăng chúng,

Phải tuân theo thể thức sau này:

Trước khi tho thực đàn chay,

26

Trang 32

Phải cau chú nguyện cho người tin gia.

Câu that thé mẹ cha thí chủ ”[1I, tr 17-18].

Phat dạy cho Ngài Mục Kién Liên trong Kinh Vu Lan về phương phápcứu mẹ rằng ngày 15 tháng 7 là ngày Phật hoan hỷ, cũng là ngày Tự tứ của chưTăng, nên đem thức ăn nước uống đựng trong bình bát cing dường chư Tăng vàTam Bao, trượng thừa đại từ bi lực, oai thần công đức lực của Tam Bảo, có thé

cứu độ được cha me đời nay va cũng có thé cứu độ cha mẹ bảy đời trước.

Trong Kinh Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ cũng có ghi:

“ Rằm tháng bảy đến ngày Tự tứ,Thập phương Tăng đều dự lễ này,

Sam sanh lễ vật đủ đây,

Chờ giờ câu hội đặt bày cúng dâng.

Đặng cau nguyện song đường trường tho, ” [11, tr 44].

Từ hai bản kinh trên ta thấy rằng phương pháp cứu mẹ mà Đức Phật dạy

cho Ngài Mục Liên trở thành nghi thức cúng dường trai tăng nhân ngày Tự tứ,

được gọi là pháp “Vu Lan” và bình bát để vật thực cúng đường cho chư Tăngchính là “Bồn” vật để trợ duyên cho pháp cứu tế, nên gọi đủ là Pháp Vu Lan

Bon Cũng theo bản kinh thì đại Lễ Vu Lan Bồn có từ thời Đức Phật còn tại thé,

vì căn cứ vào Kinh Vu Lan và Ngài Mục Kiền Liên là thủy tổ của Pháp hội này,và cũng là người tô chức Pháp hội này trước nhất Pháp hội Vu Lan với tính chấtdé cao tinh than đạo đức hiếu hạnh và phương pháp cứu độ cho các hương linhthoát khỏi khổ não địa ngục của mình, rat hợp với thuần phong mỹ tục của AnĐộ, đã nhanh chóng được lan truyền cũng như phát trién trong xã hội lúc bay giờ.

Trong bản Kinh ta cũng có thể thấy được phương pháp đức Phật chỉ dạy cho mọingười lúc bấy giờ là cúng dường Tăng chúng trong ngày Tự tứ, và nương nhờvào sự chú nguyện của Tăng chúng để chú nguyện cho cha mẹ hiện tiền cũngnhư nhiều kiếp quá khứ Đặc biệt trong bản kinh 8áo Đáp Công On Cha Mẹ Phật

lại dạy thêm ngoàải việc cúng dường cho chúng Tăng, Phật còn dạy thêm phương

pháp báo hiếu đó là trì giới, những giới luật mà Phật chế ra cho người Phật tử tại

27

Trang 33

gia Mà nhờ đó mà người thân cả quá cô lẫn còn sống của người Phật tử đó đượchưởng trọn phần công đức do họ hồi hướng.

Tiếp nối sau ngài Mục Kiền Liên Tôn giả trong thời Phật còn tại thế cóvua Tan Ba Sa La, trưởng giả Tu Đạt cũng y theo phương thức Phat day mà tô

chức cúng dường chúng Tăng, dé hồi hướng công đức cho hương linh của những

người thân đã mất trong bảy đời Điều này được nhắc đến trong Kinh ĐạiBồn Tịnh Độ nội dung là Vua Tần Bà Sa La, Trưởng giả Tu Đạt cùng với Phunhân Mạc Lợi đều y theo lời dạy của Phật trong Kinh Vu Lan Bồn làm 500 cáibồn bằng vàng cúng dường Phật cùng Chúng Tăng, để cầu nguyện diệt trừ tội

chướng của cha mẹ trong bảy đời.

Phật Giáo Đông Độ, Kinh Vu Lan Bồn cũng được Ngài Trúc Pháp Hộ

dịch vào thời Tây Tan, và một lần nữa Đạo Hiếu của Phật Giáo lại thịnh hành ởĐông Phương Hiếu đạo ở Đông Phương là một chuẩn mực đạo đức của xã hội

rất được coi trọng, nhưng chỉ dừng lại ở hiếu thuận với cha mẹ còn tại thế, cònnhư cha mẹ đã mat hoặc là bảy đời phụ mẫu thì ngoài việc dé tang, cúng tế rachưa có phương pháp nào hiệu quả để báo đáp đền ơn, chính vì vậy tư tưởng

cũng như phương pháp báo hiếu của Dao Phật đã giải quyết van dé nan giải này,

và rất nhanh chóng được chấp nhận và phô biến rộng rãi trong khắp các tầng lớp

xã hội Đông phương.

Đại Lễ Vu Lan Bon được truyền vào Đông Độ và được tổ chức quy môlần đầu tiên chính là Vua Lương Võ Dé, vị Vua Phật tử thuần thành và có côngnhất trong việc hoằng truyền các Pháp hội trong Phật giáo Bắc truyền Trong

sách Phật Tổ Thong Kỷ quyên 37 chép: “Niên hiệu Đại Đồng thứ 4, Vua đến

chùa Đồng Thai thiết lễ Trai tăng Vu Lan Bon” [52, Phật tô thong kỷ] PhápHội Vu Lan Bồn tại Đông Độ được tô chức như thế nào thì trong sách Thích ThịLục Thiếp có nhắc đến việc vua Lương Võ Đề cứ mỗi khi đến ngày 15 tháng 7,đều dùng bồn đựng các thứ cúng dường, đem cúng cho các chùa Từ đó vềsau, dan dan trở thành phong tục, các vua quan đời sau, cho đến thứ dân đều tuântheo lời Phật dạy, hưng khởi Pháp hội Vu Lan Bồn dé báo đáp ân của cha mẹ.

28

Trang 34

Trong sách Pháp Uyén Châu Lâm chép: “các chùa lớn trong nước déu có

tổ chức Hội Vu Lan Bon tín chúng quan quyên cho đến thứ dân, đến chùa đựng

vật thực trong bồn hiển lễ báo hiếu rất đông thời Đường lễ Vu Lan rat đượctrong thị” [50, pháp uyên châu lâm, quyền 33].

Tuy ở trong các sách cô có ghi lại tại các thời đại có tô chức lễ Vu Lan

Bồn của Phật giáo tại các nơi, nhưng lại chỉ nhắc đến phần cúng dường Tam bảomột cách đại khái chung chung, cụ thé lễ được tô chức với chương trình như thế

nào thì vẫn khó xác định được Ở trong thời Phật còn tại thế theo các bản kinh

nhắc ở trên, thì Phật dạy cho hàng Phật tử phương pháp cúng dường cho đạichúng nhân ngày tiết trăng tròn tháng bảy hay tiết Vu Lan, còn đối với chúngTăng Phật chỉ dạy phương pháp thọ nhận đồ Phật tử dâng cúng và chú nguyệncho người tín chủ, nhưng nghi lễ đó cũng rất đơn giản không có gì rườm rà, phức

tạp cả Nghỉ lễ đó đơn giản là nhân ngày đại chúng tụ họp sau ngày Tự tứ tín chủ

săm sanh các lễ vật cần dùng, cơm canh, dé trong một cai Bồn rồi dâng cúngcho toàn thé Tăng chúng đồng như nhau không phân biệt lớn nhỏ Còn đối vớihàng đệ tử xuất gia của mình Phật dạy cho là phải chú nguyện chúc phúc cho

người dâng cúng, cùng với bảy đời hoặc nhiều đời nhiều kiếp phụ mẫu đã qua

của họ nếu đã qua đời được sanh về cảnh giới tốt đẹp, được thoát khỏi cảnh dữtrong sau nẻo luân hồi; còn nếu như phụ mẫu còn sống, còn hiện tiền thì đượctăng trưởng phước đức mà từ đó mạnh khỏe, an nhàn Và nếu theo tập tục truyềnthống lúc bấy giờ, sau khi thọ hưởng đồ cúng dường người tu sĩ đứng đầu trong

buổi lễ đó sẽ có những lời khuyên bảo, rao giảng cho hàng tín đồ tại gia dâng

cúng Nhưng qua các bản kinh lại không thấy nhắc đến phương pháp chú

nguyện? Nghi lễ chú nguyện được cử hành như nào? Cho tới sau này được

truyền vào Đông Độ các sách cũ ghi lại cũng không nhắc đến nghi lễ Vu lanđược tô chức như thế nào? Mà cũng chỉ ghi lại một cách chung chung.

Trong thời đức Phật còn tại thế lễ Vu Lan được diễn ra theo các kinh sách

dé lại hoàn toàn đơn giản, có khi được các Phật tử tổ chức lễ cúng đường ngay tại

nhà, có khi tại cung điện, có khi tại các Tinh xá và việc thực hành nghị lễ Vu Lan

29

Trang 35

một cách cụ thê như nào thì không thấy ghi chép lại Người viết nhìn nhận rằng

thời bấy giờ việc tô chức lễ Vu Lan Bồn Phật giáo không có sự xuất hiện của hội

vì các lý do sau:

Thứ nhất: Thời bấy giờ có lẽ tổ chức một lễ cúng dường trai tăng lớnnhân ngày Vu Lan thì gần như là hàng quốc vương, quan lại, hoặc những giađình trưởng giả giàu có trong xã hội Họ chỉ tổ chức tại nhà của họ hoặc họ sắm

sanh toàn bộ lễ vật mang lên tịnh xá cúng dường Tăng chúng trong giờ ngọ, chứhoàn toàn không nhắc tới việc các tịnh xá tổ chức lễ Vu lan Bồn Vi lý do đó nên

người viết thiết nghĩ sẽ không có sự tập trung đông đảo bà con nhân dân đếntham gia tham dự vui choi để trở thành hội.

Thứ hai: Xã hội phân chia giai cấp một cách gay gắt, khi những gia đình

giàu có hoặc những người thuộc tang lớp thượng lưu tổ chức lễ Vu Lan thì họ chỉ

mời những người thuộc tầng lớp họ hoặc trên tầng lớp họ, đương nhiên là nhữngngười thuộc các tầng lớp bên dưới không dám tham dự, chỉ một số lượng ngườihau dé phục vụ cho các tang lớp trên trong lễ cúng dường tự tứ, cũng không có

người đến dé vui chơi nên không thé xuất hiện phần “hội” trong thời bấy giờ.

Thứ ba: Trong thời đó quan niệm về niềm tin vào nghỉ lễ, quan niệm vềtội, phước được nhận từ các cõi trên cực kỳ lớn, do đó những người đến tham dựlễ với tâm thế chí thành chí kính, tha thiết để được phước lợi hồi hướng công đứccho người thân nhiều đời đã qua nên việc đến dé vui chơi (không nhắc đến đốitượng có mặt tại budi lễ là các em nhỏ) là điều khó có thé xảy ra.

Thứ tư: Trong kinh sách, cũng như trong các tư liệu dé lại cũng chưa bao

giờ nhắc đến dù là phảng phất bóng dáng của hiện tượng trây hội, trò chơi, hay

bat kỳ điều gì dé chúng ta có thé quy ra thuộc phần “hội”.

Khi Phật giáo xuất hiện ở các nước phong kiến cũng đi kèm theo đó là lễVu Lan được tổ chức ngày một quy mô hơn và cũng được lưu lại tại các tư liệucủa Đông Độ được lưu lại cho đến ngày nay Đặc biệt trong sách Thích Thị Lục

Thiếp có nhắc đến việc vua Lương Võ Dé cứ mỗi khi đến ngày 15 tháng 7, đều

dùng bôn đựng các thứ cúng dường, đem cúng cho các chùa Từ đó vé sau, dan

30

Trang 36

dần trở thành phong tục, các vua quan đời sau, cho đến thứ dân đều tuân theo lờiPhật dạy, hưng khởi Pháp hội Vu Lan Bồn dé báo đáp ân của cha mẹ Theo tưliệu ở trên người viết cho rang lễ Vu Lan trong các thời kỳ này có sự chuyền biếndần thành lễ hội Vu Lan, bởi khi lễ Vu Lan được tổ chức một cách đều đặn chođến trở thành phong tục của một nước thì lễ phải phù hợp và cũng dung hòa vớinền văn hóa địa phương, rồi từ vua quan cho đến thứ dân đều “hứng khởi Pháphội Vu Lan” Điều này ta có thé nhìn nhận lễ Vu Lan đã dan trở thành hội Vu

Lan với sự hưởng ứng của đông đảo quan chúng nhân dân Có thé thấy người

dân đã bắt đầu hưởng ứng theo không chi với tâm thé ảm đạm của ngày “xá fộivong nhân” theo văn hóa truyền thống của họ nữa, mà ta có thể thấy đâu đó sựhứng khởi hay nô nức theo lễ với bóng dáng của một lễ hội, lễ hội Vu Lan.

Cho đến ngày nay thì đã trở thành mùa lễ hội Vu Lan, đặc biệt là ở những

nước Phật giáo Đại thừa phát triển rộng rãi với các hoạt động về “lễ” và “hội”đều phong phú Ta có lấy một ví dụ gần gũi nhất là ở Việt Nam ta cứ vào tháng 7âm lịch là tháng được gọi là mùa Vu Lan Hiếu Hạnh có rất nhiều hoạt động liênquan đến lễ đó là Cầu siêu, Bạt độ, Chan tế cúng thí âm linh cô hồn, ; cũng cónhiều các hoạt động liên qua đến hội nhưng lại bị lồng ghép vào lễ như là cáckhóa tu với chủ đề liên quan đến đạo hiếu, hội hoa đăng, ca nhạc chào mừng vulan với các chủ đề về hiếu hạnh, hội phóng sanh,

1.3.2 Lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo tại Việt Nam

1.3.2.1 Diễn tiến của lễ hội Vụ Lan Bồn trong lịch sử Việt Nam

Phật Giáo được truyền vào Việt Nam rất sớm, đạo đức của người ViệtNam xem hiếu đạo là một chuẩn mực đạo đức của cuộc sông, cho nên lễ Vu LanBồn của Phật giáo khi truyền vào, được dân tộc Việt Nam tín sùng và phát triển

rộng rãi từ dân gian cho đến triều đình từ sớm là việc dễ hiểu Nhưng đại lễ VuLan Phật giáo được tổ chức chính thức từ lúc nào ở Việt Nam đến giờ vẫn còn làmột việc khó xác định Phải cho đến thời kỳ Lý Trần trở đi, nước nhà được độclập mới có những tài liệu như Đại Việt Sử Ky Toàn Thư, Châu Bản Triéu Nguyễn

v.v đề cập và ghi chép.

31

Trang 37

Đại Việt Sử Ky Toàn Thư, ky nhà Ly chép: “Mùa thu tháng bay năm Mau

Tuất (1118) tiết Trung nguyên, vua Lý Nhân Tông bày cỗ bàn, nhân vì lễ Vu Lan

Bon, cầu siêu cho Linh Nhân Hoàng thái hậu” [26, tr 218] Đến đời vua Lý ThanTông đại lễ Vu Lan Bồn trở thành quốc lễ của triều đình các quan phải chúcmừng, ma theo tinh thần nhà Phật ăn chay tịnh tâm để cầu nguyện cho nên triềuđình không bày yến tiệc.

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi: “Tháng Bay tiết Trung Nguyên,

năm Mậu Thân (1128) Niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất Vua Thần Tông ngự

điện Thiên An, các quan dâng biểu chúc mừng, nhân lễ Vu Lan Bồn, thiết lễ cầusiêu báo hiểu cho vua Nhân Tông, nên không bày yến tiệc” [26, tr 219] TriềuLý rồi đến triều Trần Phật giáo được coi như là Quốc giáo, việc hằng năm mở

hội Vu Lan Bồn báo hiếu siêu độ đã trở thành thông lệ và dần đã trở thành một

phong tục đẹp trong đời sống văn hóa đạo đức “uống nước nhớ nguồn” củangười Việt Nam Nhưng việc tổ chức lễ hội Vu Lan như thé nào thì lại khôngthấy ghi chép ty mi mà cũng chi là thiết lễ cúng dường chùa chién, thỉnh chưTăng đọc tụng kinh văn, kỳ siêu, chứ việc hành lễ như thế nào? Kinh văn

được đọc là bản kinh nào? Sắm sanh lễ vật cho cúng tế như thế nao? van

không thấy nhắc tới.

Vào năm 1309, Thiền sư Pháp Loa (vi tổ thứ hai của thiền phái Trúc Lâm)đã đứng ra tổ chức Đại lễ Vu Lan, thiết đàn chay Vu Lan cầu nguyện cho TrúcLâm, và cầu nguyện Quốc thái dân an, âm siêu dương thái Cũng vào năm 1320,Pháp Loa còn tổ chức một Trai đàn chân tế nữa ở chùa Dai Ninh trong cung décầu nguyện cho Thượng hoàng Anh Tông sống lâu thêm, và trong dịp đó cũnglàm lễ quán đỉnh cho Thượng Hoàng Trong việc cứu tế âm dương lưỡng lợi, báohiểu thiên trọng về khoa nghi đã trở thành một truyền thống nghi lễ, vừa mangtính triết lý, văn chương, nghệ thuật, tâm lý, tuy đi xa với truyền thống tâmlinh nguyên thủy vào thời Phật tại thế, nhưng cũng đã giúp cho hậu thế tin

vào nhân quả, phước lành báo đáp thâm ân dưỡng dục và tri ân bá tánh vạn dân

trong mùa báo hiếu Không những chân thí cho người còn sống (dương) mà còn

32

Trang 38

chân tế cho kẻ đã qua đời (âm), âm dương lưỡng lợi mà theo nhà Phật là “phổđông cúng dường”.

Như vậy, theo tư liệu trên cho thấy trong thời kỳ Phật giáo Lý Trần đã bắtđầu xuất hiện trai đàn chân tế để vừa là cầu bình an cho những người sống, cũnglà vừa để cầu siêu cho những người quá vãng Có lẽ cũng trong giai đoạn nàynghỉ lễ Phật giáo tại Việt Nam bắt đầu phát triên, bởi đáp ứng được nhu cầu thiếtyếu về mặt hình thức, thiên hiện tình cảm của người sống với những người đãkhuất và những người thân còn hiện tiền Lại cộng thêm sự hậu thuẫn của triềuđình Phong kiến đối với Phật giáo, nên có lẽ khi ngài Pháp Loa tổ chức Trai đànchân tế đã là một ban đạp vững chắc cho nghi lễ Phật giáo phát triển mạnh mẽ tại

Việt Nam.

Đại Việt Su Kỷ Toàn Thư có chép: “Mùa thu ngày 15 thánh 7 năm Giáp

Dân (1434) niên hiệu Thiệu Bình thứ nhất, Vua Lê Thái Tông mở hội Vu Lan, tha

cho 50 người tù nhân có tội nhẹ, cúng dường 220 quan tiên, cho các su tụngKinh ” [26, tr 536] Từ dé liệu trên cho thấy tới triều Hậu Lê, triều đại mà Phật

giáo không còn được hưng thịnh và sùng bái như trước, nhưng lễ hội Vu Lan vẫnđược tô chức Điều này chứng to đại lễ Vu Lan báo hiếu đã được thẩm thấu rat

sâu vào trong tâm trí của người dân Việt thời bấy giờ, khi đó Vu Lan Bồn khôngcòn là lễ hội riêng của Phật giáo nữa mà đã hòa mình vào thuần phong mỹ tục,thâm nhuan vào đạo đức người Việt, trở thành lễ hội của dân tộc Việt Nam.

Đến triều nhà Nguyễn, đại lễ Vu Lan Bồn được tô chức không đơn thuần

chỉ là lễ hội báo hiếu, cầu siêu cho cửu huyền thất tổ của nhân dân, Phật tử, mađã trở thành lễ hội của Quốc gia, cầu siêu cho chư anh linh chiến sĩ vì nước quên

mình và do triều đình đứng ra tổ chức Qua đó, một lần nữa chứng tỏ được ýnghĩa nhân văn của lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo, lại cũng chứng minh được nghỉlễ Phật giáo tại Việt Nam từ khi ngài Pháp Loa khai nguồn (Trai đàn chan tế) đãđược người Việt Nam đón nhận vô cùng mạnh mẽ Cho đến triều nhà Nguyễn

các Trai đàn kỳ siêu được diễn ra thường xuyên hơn và triều đình lại đứng ra tổ

chức đê câu siêu bát độ cho các âm linh cô hôn, chiên sĩ tử trận nơi chiên trường.

33

Trang 39

Lễ Vu Lan Bồn bắt dau từ thời kỳ nhà Lý đã phang phat hình dáng của lễhội Vu Lan Bồn, bởi khi Phật giáo phát triển rộng sâu trong thời ký đó lại cónhững vị Quốc vương tô chức lễ Đặc biệt, đời vua Ly Than Tông đại lễ Vu LanBồn trở thành quốc lễ của triều đình thì có lẽ không khí náo nức của một mùa hộibắt đầu có nhưng chỉ vô cùng mờ nhạt Hơn nữa, khi lễ Vu Lan Bồn trở thànhQuốc lễ thì trong những ngày đó chắc chan số lượng người trở về kinh đô détham gia lễ hội là không ít, trong đó có không ít người về để tham gia trên tỉnhthan “tray hội” là chính Cho tới triều dai nhà Tran, Hậu Lê rồi đến nhà Nguyễnthì Lễ Vu Lan Bồn được tổ chức ngày càng quy mô hơn, định kỳ hơn bởi đã cómột giai đoạn dài hình thành và phát triển hoàn thiện ở các triều đại, hoàn thiện ởđây không phải là việc hoàn thiện về mặt ý nghĩa hay cố định một phương thức

tổ chức, một cách hành lễ, Mà việc hoàn thiện người viết muốn nhắc tới đó là

sự chuyên biến của lễ hội Vu Lan đến từng vùng miền, hòa nhập với văn hóa củatừng địa phương, để có riêng cho mình một màu sắc văn hóa bản địa, một cáchthức tổ chức, một cách thức hành lễ cho phù hợp với văn hóa, điều kiện của từngvừng miền, nhưng vẫn luôn giữ vững được cái cốt lõi đó là ý nghĩa về tinh thanhiểu hạnh hòa cùng với lòng từ bi rộng lớn của Phật giáo dé lại.

1.3.2.2 Lễ hội Vu Lan Bon Phật giáo tại Việt Nam hiện nay

Cho tới ngày nay, lễ hội Vu Lan Bồn tại Việt Nam được tô chức một cáchquy mô với nhiều màu sắc khác nhau, tại mỗi vùng miền của tô quốc Bởi sựuyên chuyên của Phật giáo mà khi Phật giáo thâm nhập vào trong từng vùngmiền lại có những màu sắc khác nhau, bởi Phật giáo dung hòa với đặc trưng văn

hóa của các vùng miền đó Nghi lễ Phật giáo cũng vậy, khi du nhập vào từng

vùng miền cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa địa phương, có sự chuyền biến chophù hợp nhất với từng vùng miền Ví dụ, nghi lễ Phật giáo khi vào trong đồngbằng Nam bộ mang nhạc lễ của tân cô giao duyên, của cải lương của vùng NamBộ; đối với Trung bộ đặc biệt là Thừa Thiên Huế thì nghi lễ Phật giáo lại mangâm hưởng của nhã nhạc cung đình Huế trong các bài tán tụng

34

Trang 40

Cũng bởi sự dung hòa với văn hóa địa phương như vậy, nên việc tìm ra

một nghi lễ Phật giáo nói chung và thống nhất trên toàn Việt Nam là điều cực kỳkhó khăn Cho tới ngày nay, vẫn chưa có sự thống nhất về nghi lễ trên toànQuốc Lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo cũng vậy, dé tô chức đồng loạt thống nhấttrên toàn quốc thì gần như không thé Trong một huyện mà tổ chức được thống

nhất chương trình giữa các chùa đã là một việc khó, chưa dám nói đến tỉnh rồi

đến trên toàn đất nước Cũng bởi sự hòa nhập của Phật giáo đi sâu vào văn hóavùng miền, lại cộng thêm sự uyén chuyền “tùy duyên” của Phật giáo nên tùy theođiều kiện vùng miền, tùy theo ba con nhân dân tín đồ tại từng địa phương mà cónhững cách thức tổ chức lễ Vu Lan Bồn, sao cho phù hợp với điều kiện hoàncảnh của từng chùa, của từng miền Thêm nữa, mỗi năm một điều kiện khác nhau

về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế, không gian, mà lại có quy mô và phươngthức tô chức khác nhau Từ những điều trên cho thấy để có một lễ hội Vu Lan

chung nhất cho toàn quốc là “bất khả thi” Tuy nhiên, trên nhiều cái riêng đóngười viết nhận thấy vẫn có một vài điểm chung khi may man được tham gia lễhội Vu Lan Bồn của Phật giáo ở nhiều tỉnh, cộng thêm được trao đổi với nhiều sư

Thầy ở các tỉnh khác nhau về lễ hội này, nên người viết xin tạm đưa ra một vài

điểm chung cho lễ hội Vu Lan Bồn Phật giáo trên toàn quốc đó là (các nghi thức

này chúng tôi sẽ làm rõ trong chương 2):

Thứ nhất là nghi thức Bông Hong Cài Ao

Thứ hai là nghi thức Cúng Ngo

Thứ ba là Pháp Hội Cau Siêu và Cúng Thí Thực (Trai đàn chân tê).

Tóm lại, đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền LiênTôn giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật Hiếu hạnh đócũng được nhắc đến trong “Tứ trọng ân” của giáo lý Phật giáo Vì mọi ngườimuốn báo ân cha mẹ nên cúng dường Vu Lan, dé hồi hướng cho cha mẹ siêuthoát Dat Nước nhớ ân những người vì tổ quốc đã hy sinh nên thiết lễ Vu Lan

dé cầu nguyện chư anh linh được về cảnh Phật.v.v Vu Lan Bồn là một pháp

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w