BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH) Theo Luật Khí tượng thủy văn 2015: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.” BĐKH gây hậu quả đến cuộc sống con người, càng làm thay đổi môi trường sống Trái đất. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiên Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Các Bộ, ngành và địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của biến đổi khí hậu; nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau (Nguyễn Hương, 2023). 1.2. Khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 1.2.1 Vị trí địa lý ĐBSCL là phần cuối cùng của châu thổ, bao gồm địa phận 13 tỉnh thành là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm 79% diện tích toàn châu thổ và bằng 5% diện tích lưu vực sông Mê Công. ĐBSCL được giới hạn bởi phía Bắc là biên giới Việt Nam-Campuchia; phía Tây là biển Tây; phía Đông là biển Đông; và phía Đông-Bắc là sông Vàm Cỏ Đông và thành phố Hồ Chí Minh (Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, 2024). Hình 1.1. Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Phạm Hoài Chung, 2019). 1.2.2 Tài nguyên nước ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Trong những năm gần đây, lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy vào ĐBSCL khoảng 410 tỷ m3. Khoảng 17% tổng lưu lượng nước chảy qua sông Hậu tại Châu Đốc và 83% qua sông Tiền tại Tân Châu. Càng về phía hạ lưu, phân bổ lượng nước này càng tiến gần đến tỷ lệ phân đều 50:50 vì một phần nước từ sông Tiền chảy ra sông Hậu qua sông Vàm Nao (Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, 2024). 1.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội của người dân ĐBSCL Xã hội: Qua kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, ĐBSCL có khoảng 17,3 triệu người, tăng 1 triệu người so với năm 2009, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi ở ĐBSCL chiếm 22% và nhóm dân số từ 65 tuổi trở chiếm 8,4%. Điều này có nghĩa là ĐBSCL đang trong thời kỳ dân số vàng (Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, 2024). Kinh tế: Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn đóng góp trên 12% cho Tổng sản phẩm nội địa cả nước. Riêng nông nghiệp của vùng chiếm 34,6% Tổng sản phẩm nội địa toàn ngành nông nghiệp, đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 60% lượng trái cây của cả nước. Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người năm 2019 đạt 51,3 triệu đồng, thấp hơn 18% so với trung bình cả nước là 62,7 triệu đồng. Do bản chất thuần nông của nền kinh tế vùng, tỷ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu Tổng sản phẩm nội địa ở mức cao 31,5%. Ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm dưới 25,3% tổng sản phẩm của ĐBSCL vào năm 2019. Ngành dịch vụ chiếm 41,2% Tổng sản phẩm nội địa của ĐBSCL, tương đương với mức bình quân cả nước. ĐBSCL chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (18,8 tỷ Đô-la Mỹ) và 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (8,5 tỷ Đô-la Mỹ) của Việt Nam (Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, 2024). 1.3. Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL (ĐBSCL) ĐBSCL hiện đã chịu ảnh hưởng thường xuyên của những trận lũ lớn, sự xâm nhập mặn và đất bị ô nhiễm. Đây là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Việt Nam bởi sự xâm nhập mặn với 1,8 triệu ha diện tích đất bị nhiễm mặn. Gần đây bão đã bắt đầu trở thành một vấn nạn. Mới chỉ năm 1994, một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á về BĐKH cho rằng bão không xảy ra tại ĐBSCL, chỉ 15 năm sau, rõ ràng chuyện này đã không còn đúng nữa (HQ, 2021). Với hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc và có trên 740 km bờ biển, từ năm 2016 đến năm 2023, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuất hiện tổng số 779 điểm sạt lở với tổng chiều dài 1.134 km, trong đó bờ sông có 666 điểm/744 km; bờ biển có 113 điểm/390 km. Hiện còn 561 điểm sạt lở: Bờ sông 513 điểm/602km; bờ biển 48 điểm/208km; trong đó điểm đặc biệt nguy hiểm cần làm ngay là 63 điểm/204km (bờ sông 39 điểm /118km, bờ biển 24 điểm/86km) (Trang Nguyễn, 2023). Hiện ĐBSCL cũng là một trong năm đồng bằng bị tác động mạnh nhất bởi nước biển dâng; tác động từ các hoạt động khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn Mekong dẫn đến nguy cơ thiếu nước ngọt cục bộ tại một số thời điểm, đặc biệt là suy giảm mạnh phù sa về ĐBSCL. Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường và ngập úng khi triều cường xảy ra ở nhiều đô thị. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, mất rừng ngập mặn ven biển diễn ra nghiêm trọng cũng là những thách thức đáng báo động ở ĐBSCL (Trang Nguyễn, 2023). CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL 2.1 Tác động về kinh tế Nhắc đến ĐBSCL, người ta nghĩ ngay đến vựa lúa lớn nhất cả nước, nơi đóng góp vai trò trọng yếu trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Với hơn 2,4 triệu ha đất canh tác và gần 700 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, ĐBSCL luôn là "cánh tay" vững chắc cung cấp nguồn lương thực dồi dào cho Việt Nam. Năm 2021, ĐBSCL tiếp tục khẳng định vị thế độc tôn khi dẫn đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây. Theo số liệu thống kê, sản lượng lúa đạt 24,5 triệu tấn thóc (chiếm 55,5% cả nước), sản lượng tôm đạt 0,78 triệu tấn (chiếm 833,5% sản lượng cả nước), cá tra đạt 1,47 triệu tấn (chiếm 98% sản lượng cả nước) và trái cây đạt 4,3 triệu tấn (chiếm 60% sản lượng cả nước) (Thị Thùy Dương Hà, 2022). Tuy nhiên, BĐKH đang là mối đe dọa tiềm ẩn đối với vai trò an ninh lương thực của ĐBSCL. Các dự báo cho thấy, BĐKH sẽ làm giảm diện tích canh tác, nuôi trồng do hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ thiếu hụt lương thực trong tương lai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia (Thị Thùy Dương Hà, 2022). Hình 2.1. Xâm nhập mặn vùng ĐBSCL (Hoàng Anh, 2022). Dự báo dân số ĐBSCL có thể tăng từ 17 triệu hiện nay lên đến khoảng 30 triệu vào năm 2050, công nghiệp hoá, đô thị hoá sẽ ngày càng phát triển và sẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đồng thời làm tăng nhu cầu về nước sạch cũng như phát sinh nhiều nước thải hơn. Đây sẽ là áp lực lớn đối với nguồn nước của ĐBSCL, đặc biệt là giải quyết vấn đề nước ngọt, ô nhiễm nguồn nước. Do đó, nhu cầu lương thực và nước ngọt cũng ngày càng tăng, đồng thời kéo theo những vấn đề về suy giảm chất lượng nước, ô nhiễm nguồn nước. Những vấn đề về xung đột giữa nhu cầu nước ngọt cho nông nghiệp và nhu cầu nước mặn, nước lợ để nuôi tôm đang diễn ra ở nhiều nơi (Nguyễn Văn Hồng et al., 2019). Theo nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự tham gia vào chuỗi giá trị cây trồng cạn của nông hộ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của Lê Thanh Sang và cộng sự nhằm mục đích nghiên cứu hiện trạng nông dân ở khu vực ĐBSCL đang sản xuất trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi BĐKH đã chỉ ra rằng nông dân sản xuất nhỏ phải đối mặt với mưa lớn gây lũ lụt vào mùa mưa và thiếu nước ngọt sử dụng cho tưới tiêu vào mùa khô. BĐKH là nguyên nhân gây ra nhiều loại sâu bệnh trên cây trồng, đặc biệt là thiên tai như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn làm giảm năng suất cây trồng. Do đó, để duy trì năng suất, nông hộ phải gia tăng sử dụng đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu và ngày công lao động. Điều này dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận (Lê Thanh Sang, 2023). 2.2 Tác động về an ninh cá nhân, cộng đồng, và an ninh chính trị Nạn nghèo đói gia tăng do ảnh hưởng của BĐKH là một vấn đề nhức nhối, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Dòng nước sông Mê Kông - nguồn sống của ĐBSCL - lại đang nằm trong vòng xoáy tranh chấp giữa các quốc gia cùng sử dụng. Việc thiếu quan tâm đến lợi ích chung, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu có thể dẫn đến những xung đột, bất ổn khu vực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và sự phát triển bền vững của toàn bộ khu vực. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng nước sạch, khẳng định đây là mối đe dọa toàn cầu đáng lo ngại nhất, vượt qua cả khủng bố, khủng hoảng tài chính và thậm chí nguy hiểm hơn cả vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nguy cơ bất ổn chính trị sẽ hiện hữu nếu những xung đột và bất ổn xảy ra, hoặc chính quyền địa phương không có giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH. Niềm tin của người dân vào chính quyền sẽ bị lung lay, dẫn đến những bất ổn trong xã hội (Thị Thùy Dương Hà, 2022). Hình 2.2. Cấp nước ngọt cho người dân Bến Tre mùa hạn mặn (Phương Liên and Huỳnh Hân, 2022). 2.3 Tác động về y tế Môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh sức khỏe cho người dân. Theo các chuyên gia y tế, 40% bệnh tật xuất phát từ nguyên nhân môi trường. BĐKH, với những biểu hiện như nắng nóng kéo dài, lũ lụt, đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống, tạo điều kiện cho các dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-o0o -KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý và Công nghệ Môi trường
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TÊN ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGƯỜI DÂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Sinh viên thực hiện: Hồ Quang Minh Nhật MSSV: 1914469
Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Võ Lê Phú
TS Võ Thanh Hằng
TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1
1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH) 1
1.2 Khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 1
1.2.1 Vị trí địa lý 1
1.2.2 Tài nguyên nước 1
1.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội của người dân ĐBSCL 2
1.3 Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL (ĐBSCL) 2
CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL 4
2.1 Tác động về kinh tế 4
2.2 Tác động về an ninh cá nhân, cộng đồng, và an ninh chính trị 5
2.3 Tác động về y tế 5
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL 7
3.1 Giải pháp về kĩ thuật 7
3.2 Giải pháp về kinh tế 7
3.3 Giải pháp về xã hội 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
KTTH Kinh tế tuần hoàn
VAC Vườn – ao – chuồng
VACB Vườn – ao – chuồng – biogas
VACR Vườn – ao – chuồng – rừng
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢN
Hình 1.1 Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Phạm Hoài Chung, 2019) 2Y Hình 2.1 Xâm nhập mặn vùng ĐBSCL (Hoàng Anh, 2022) 4 Hình 2.2 Cấp nước ngọt cho người dân Bến Tre mùa hạn mặn (Phương Liên and Huỳnh Hân, 2022)
Hình 3.1 Đê biển ở Cà Mau (An Minh, 2023) 8 Hình 3.2 Mô hình vườn – ao – chuồng – rừng (Ảnh minh hoạ) (Cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014) 9
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH)
Theo Luật Khí tượng thủy văn 2015:
“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.”
BĐKH gây hậu quả đến cuộc sống con người, càng làm thay đổi môi trường sống Trái đất Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiên Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH Các Bộ, ngành và địa phương đã
và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của biến đổi khí hậu; nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau (Nguyễn Hương, 2023)
1.2 Khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
1.2.1 Vị trí địa lý
ĐBSCL là phần cuối cùng của châu thổ, bao gồm địa phận 13 tỉnh thành là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu
ha, chiếm 79% diện tích toàn châu thổ và bằng 5% diện tích lưu vực sông Mê Công ĐBSCL được giới hạn bởi phía Bắc là biên giới Việt Nam-Campuchia; phía Tây là biển Tây; phía Đông
là biển Đông; và phía Đông-Bắc là sông Vàm Cỏ Đông và thành phố Hồ Chí Minh (Ủy ban sông
Mê Công Việt Nam, 2024)
Trang 6Hình 1.1 Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Phạm Hoài Chung, 2019).
1.2.2 Tài nguyên nước
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt Trong những năm gần đây, lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy vào ĐBSCL khoảng 410 tỷ m3 Khoảng 17% tổng lưu lượng nước chảy qua sông Hậu tại Châu Đốc và 83% qua sông Tiền tại Tân Châu Càng về phía hạ lưu, phân bổ lượng nước này càng tiến gần đến tỷ lệ phân đều 50:50 vì một phần nước từ sông Tiền chảy ra sông Hậu qua sông Vàm Nao (Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, 2024)
1.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội của người dân ĐBSCL
Xã hội:
Qua kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, ĐBSCL có khoảng 17,3 triệu người, tăng 1 triệu người so với năm 2009, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi ở ĐBSCL chiếm 22% và nhóm dân số từ 65 tuổi trở chiếm 8,4% Điều này có nghĩa là ĐBSCL đang trong thời kỳ dân số vàng (Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, 2024)
Kinh tế:
Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn đóng góp trên 12% cho Tổng sản phẩm nội địa cả nước Riêng nông nghiệp của vùng chiếm 34,6% Tổng sản phẩm nội địa toàn ngành nông
Trang 7nghiệp, đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 60% lượng trái cây của cả nước Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người năm 2019 đạt 51,3 triệu đồng, thấp hơn 18% so với trung bình cả nước là 62,7 triệu đồng
Do bản chất thuần nông của nền kinh tế vùng, tỷ trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu Tổng sản phẩm nội địa ở mức cao 31,5% Ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm dưới 25,3% tổng sản phẩm của ĐBSCL vào năm 2019 Ngành dịch vụ chiếm 41,2% Tổng sản phẩm nội địa của ĐBSCL, tương đương với mức bình quân cả nước
ĐBSCL chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (18,8 tỷ Đô-la Mỹ) và 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (8,5 tỷ Đô-la Mỹ) của Việt Nam (Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, 2024) 1.3 Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL (ĐBSCL)
ĐBSCL hiện đã chịu ảnh hưởng thường xuyên của những trận lũ lớn, sự xâm nhập mặn
và đất bị ô nhiễm Đây là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Việt Nam bởi sự xâm nhập mặn với 1,8 triệu ha diện tích đất bị nhiễm mặn Gần đây bão đã bắt đầu trở thành một vấn nạn Mới chỉ năm 1994, một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á về BĐKH cho rằng bão không xảy ra tại ĐBSCL, chỉ 15 năm sau, rõ ràng chuyện này đã không còn đúng nữa (HQ, 2021)
Với hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc và có trên 740 km bờ biển, từ năm 2016 đến năm
2023, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuất hiện tổng số 779 điểm sạt lở với tổng chiều dài 1.134 km, trong đó bờ sông có 666 điểm/744 km; bờ biển có 113 điểm/390 km Hiện còn 561 điểm sạt lở: Bờ sông 513 điểm/602km; bờ biển 48 điểm/208km; trong đó điểm đặc biệt nguy hiểm cần làm ngay là 63 điểm/204km (bờ sông 39 điểm /118km, bờ biển 24 điểm/86km) (Trang Nguyễn, 2023)
Hiện ĐBSCL cũng là một trong năm đồng bằng bị tác động mạnh nhất bởi nước biển dâng; tác động từ các hoạt động khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn Mekong dẫn đến nguy
cơ thiếu nước ngọt cục bộ tại một số thời điểm, đặc biệt là suy giảm mạnh phù sa về ĐBSCL Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường và ngập úng khi triều cường xảy ra ở nhiều đô thị Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, mất rừng ngập mặn ven biển diễn ra nghiêm trọng cũng là những thách thức đáng báo động ở ĐBSCL (Trang Nguyễn, 2023)
Trang 8CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL
2.1 Tác động về kinh tế
Nhắc đến ĐBSCL, người ta nghĩ ngay đến vựa lúa lớn nhất cả nước, nơi đóng góp vai trò trọng yếu trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia Với hơn 2,4 triệu ha đất canh tác và gần 700 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, ĐBSCL luôn là "cánh tay" vững chắc cung cấp nguồn lương thực dồi dào cho Việt Nam Năm 2021, ĐBSCL tiếp tục khẳng định vị thế độc tôn khi dẫn đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây Theo số liệu thống kê, sản lượng lúa đạt 24,5 triệu tấn thóc (chiếm 55,5% cả nước), sản lượng tôm đạt 0,78 triệu tấn (chiếm 833,5% sản lượng cả nước), cá tra đạt 1,47 triệu tấn (chiếm 98% sản lượng cả nước) và trái cây đạt 4,3 triệu tấn (chiếm 60% sản lượng cả nước) (Thị Thùy Dương Hà, 2022)
Tuy nhiên, BĐKH đang là mối đe dọa tiềm ẩn đối với vai trò an ninh lương thực của ĐBSCL Các dự báo cho thấy, BĐKH sẽ làm giảm diện tích canh tác, nuôi trồng do hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng và vật nuôi Điều này đồng nghĩa với nguy cơ thiếu hụt lương thực trong tương lai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia (Thị Thùy Dương Hà, 2022)
Hình 2.1 Xâm nhập mặn vùng ĐBSCL (Hoàng Anh, 2022).
Trang 9Dự báo dân số ĐBSCL có thể tăng từ 17 triệu hiện nay lên đến khoảng 30 triệu vào năm
2050, công nghiệp hoá, đô thị hoá sẽ ngày càng phát triển và sẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đồng thời làm tăng nhu cầu về nước sạch cũng như phát sinh nhiều nước thải hơn Đây
sẽ là áp lực lớn đối với nguồn nước của ĐBSCL, đặc biệt là giải quyết vấn đề nước ngọt, ô nhiễm nguồn nước Do đó, nhu cầu lương thực và nước ngọt cũng ngày càng tăng, đồng thời kéo theo những vấn đề về suy giảm chất lượng nước, ô nhiễm nguồn nước Những vấn đề về xung đột giữa nhu cầu nước ngọt cho nông nghiệp và nhu cầu nước mặn, nước lợ để nuôi tôm đang diễn ra ở nhiều nơi (Nguyễn Văn Hồng et al., 2019)
Theo nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự tham gia vào chuỗi giá trị cây trồng cạn của nông hộ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của Lê Thanh Sang và cộng sự nhằm mục đích nghiên cứu hiện trạng nông dân ở khu vực ĐBSCL đang sản xuất trong điều kiện
bị ảnh hưởng bởi BĐKH đã chỉ ra rằng nông dân sản xuất nhỏ phải đối mặt với mưa lớn gây lũ lụt vào mùa mưa và thiếu nước ngọt sử dụng cho tưới tiêu vào mùa khô BĐKH là nguyên nhân gây ra nhiều loại sâu bệnh trên cây trồng, đặc biệt là thiên tai như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn làm giảm năng suất cây trồng Do đó, để duy trì năng suất, nông hộ phải gia tăng sử dụng đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu và ngày công lao động Điều này dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận (Lê Thanh Sang, 2023)
2.2 Tác động về an ninh cá nhân, cộng đồng, và an ninh chính trị
Nạn nghèo đói gia tăng do ảnh hưởng của BĐKH là một vấn đề nhức nhối, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân Dòng nước sông Mê Kông - nguồn sống của ĐBSCL - lại đang nằm trong vòng xoáy tranh chấp giữa các quốc gia cùng sử dụng Việc thiếu quan tâm đến lợi ích chung, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu có thể dẫn đến những xung đột, bất ổn khu vực, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và sự phát triển bền vững của toàn bộ khu vực Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng nước sạch, khẳng định đây là mối đe dọa toàn cầu đáng lo ngại nhất, vượt qua cả khủng bố, khủng hoảng tài chính và thậm chí nguy hiểm hơn cả vũ khí hủy diệt hàng loạt Nguy cơ bất ổn chính trị sẽ hiện hữu nếu những xung đột
và bất ổn xảy ra, hoặc chính quyền địa phương không có giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH Niềm tin của người dân vào chính quyền sẽ bị lung lay, dẫn đến
Trang 10Hình 2.2 Cấp nước ngọt cho người dân Bến Tre mùa hạn mặn (Phương Liên and Huỳnh
Hân, 2022).
2.3 Tác động về y tế
Môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh sức khỏe cho người dân Theo các chuyên gia y tế, 40% bệnh tật xuất phát từ nguyên nhân môi trường BĐKH, với những biểu hiện như nắng nóng kéo dài, lũ lụt, đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống, tạo điều kiện cho các dịch bệnh phát sinh và lây lan
Năm 2015 - 2016, hạn hán và xâm nhập mặn khiến 1,8 triệu người tại ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt Tuy nhiên, nhờ sự chủ động của chính quyền, con số này đã giảm xuống còn 96 nghìn
hộ vào mùa khô 2019 - 2020, dù tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt hơn (Thị Thùy Dương Hà, 2022)
Tuy nhiên, vấn đề thiếu nước sạch vẫn là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe người dân Theo Liên Hợp Quốc, ô nhiễm nguồn nước nguy hiểm gấp 10 lần so với chiến tranh ĐBSCL, nằm ở hạ nguồn sông Mê Công, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hoạt động xả thải từ thượng nguồn
và các hoạt động sản xuất, tiêu dùng tại địa phương (Thị Thùy Dương Hà, 2022)
Trang 11Chất lượng nước tại nhiều con sông, kênh, rạch ở ĐBSCL bị ô nhiễm nghiêm trọng là nguyên nhân dẫn đến 84.672 ca bệnh trong giai đoạn 2016 - 2020 theo thống kê của ngành y tế (Thị Thùy Dương Hà, 2022)
Trang 12CHƯƠNG III GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL
3.1 Giải pháp về kĩ thuật
Hệ thống đê biển và đê bao: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê bao ngăn mặn dọc các sông lớn như sông Tiền, sông Hậu nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt cho khu vực (Thị Thùy Dương Hà, 2022)
Hình 3.1 Đê biển ở Cà Mau (An Minh, 2023).
Cống kiểm soát ngăn mặn: Xây dựng các cống kiểm soát ngăn mặn khép kín tại các điểm trọng yếu của vùng chuyên canh cây ăn quả và khu vực canh tác ổn định để ngăn chặn xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất nông nghiệp (Thị Thùy Dương Hà, 2022)
Hồ, ao trữ nước: Triển khai xây dựng các hồ, ao nhỏ để trữ nước tại chỗ với quy mô phù hợp, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô (Thị Thùy Dương Hà, 2022)
3.2 Giải pháp về kinh tế
Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long chuyển mình với mô hình kinh tế tuần hoàn
Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang dần thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp tại ĐBSCL Các tỉnh, thành phố trong khu vực đang tích cực thúc đẩy ứng dụng mô hình này,
Trang 13hướng đến sản xuất tiên tiến và thân thiện với môi trường Điển hình là mô hình VAC (vườn - ao
- chuồng), VACR (vườn - ao - chuồng - rừng) và VACB (vườn - ao - chuồng - biogas) Các mô hình này mang lại nhiều lợi ích thiết thực, bao gồm:
- Giải quyết vấn đề quản lý và xử lý chất thải: Phân chuồng được sử dụng làm thức ăn cho cá và cây trồng, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp: Phân xanh, rơm rạ được ủ thành compost, cung cấp nguồn dinh dưỡng cao cấp cho đất
- Tạo ra nguồn năng lượng sạch: Biogas từ chất thải chăn nuôi được sử dụng cho sinh hoạt, góp phần giảm rác thải và bảo vệ môi trường
- Nhiều địa phương trong khu vực đã gặt hái thành công với mô hình KTTH, tiêu biểu như:
+ Tỉnh Đồng Tháp: Nổi tiếng với mô hình VACR, VACB, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống
+ Thành phố Cần Thơ: Phát triển mạnh mô hình VAC, VACB kết hợp với du lịch sinh thái, tạo điểm nhấn cho ngành nông nghiệp
+ Tỉnh Bạc Liêu: Mô hình VAC được ứng dụng rộng rãi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
Trang 14Sự thành công của các mô hình KTTH tại ĐBSCL cho thấy tiềm năng to lớn trong việc đổi mới và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường (Trần Văn Hiếu, 2022)
3.3 Giải pháp về xã hội
Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong sinh kế của người dân vùng hạn mặn Tuy nhiên, hoạt động này lại bấp bênh và dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu Do đó, việc xây dựng chiến lược sinh kế bền vững là vô cùng cấp thiết để giúp người dân thích ứng với điều kiện mới
Nâng cao vốn con người và vốn xã hội được xem là hai giải pháp then chốt cho vấn đề này Về vốn con người, cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận giáo dục, đặc biệt là đối tượng người nghèo thông qua các chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí Vốn xã hội được đánh giá dựa trên các mối quan hệ và sự uy tín trong cộng đồng
Để cải thiện vốn xã hội, cần hỗ trợ kịp thời cho người dân khi gặp khó khăn, tăng cường liên kết hợp tác, khắc phục hạn chế trong hoạt động chung, đồng thời phát triển các mô hình sản xuất theo tổ đội, nhân rộng mô hình hợp tác xã hiệu quả Bên cạnh đó, việc duy trì và phát huy tinh thần hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng (Tiến Dũng Nguyễn et al., 2020)
Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực Nhờ vậy, năng lực và khả năng thích ứng của người dân được nâng cao, sự gắn kết và hỗ trợ trong cộng đồng được củng cố, góp phần xây dựng sinh kế bền vững cho cư dân vùng hạn mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu