1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biến đổi khí hậu tác đông đến ngành giao thông vận tải việt nam và ngược lại

13 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biến đổi khí hậu tác động đến ngành giao thông vận tải Việt Nam và ngược lại
Tác giả Lê Nhật Minh
Người hướng dẫn PGS.TS Võ Lê Phú
Trường học Đại học Quốc gia Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giao thông vận tải
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 470 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIAĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬNĐỀ TÀI:BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH GIAO THÔNGVẬN TẢI VIỆT NAM VÀ NGƯỢC LẠISinh viên thực hiện: Lê Nhật M

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH  TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM VÀ NGƯỢC LẠI Sinh viên thực hiện: Lê Nhật Minh MSSV:19145156 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS VÕ LÊ PHÚ Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu 1 Chương 2: Giao thông Việt Nam tác động ra sao đến biến đổi khí hậu 2 Chương 3: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến giao thông vận tải Việt Nam 4 Chương 4: Các giải pháp ứng phó 6 Tài liệu tham khảo 10 Chương 1: Giới thiệu Lý do chọn đề tài Ngành Giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong những xu hướng mới diễn ra gần đây Thu nhập và tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng mạnh đã dẫn đến quá trình cơ giới hóa nhanh chóng tại Việt Nam, đất nước với khoảng 96 triệu dân và gần 40 triệu phương tiện, trong đó có 35 triệu xe máy Mặc dù tỷ lệ sở hữu ô tô vẫn còn tương đối thấp ở Việt Nam nhưng cùng với việc gia tăng thu nhập, ô tô đang nhanh chóng thay thế xe máy, đặc biệt là ở các thành phố lớn Tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng vẫn còn thấp, một phần do mức độ phát triển mạng lưới thấp và một phần do tính thuận tiện cũng như chi phí phải chăng của xe máy Nhờ những thành tựu phát triển kinh tế và hội nhập nhanh chóng với thương mại thế giới, vận tải hàng hóa tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây Đường bờ biển dài và mạng lưới đường thủy nội địa rộng khắp của Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi cho việc vận chuyển hàng hóa; tuy nhiên, tỷ trọng so với phương thức vận tải đường bộ lại đang giảm dần Mạng lưới giao thông của Việt Nam dù đã được mở rộng với tốc độ đáng kinh ngạc trong hai thập kỷ qua nhưng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ thiên tai Ngày nay, mạng lưới đường bộ của Việt Nam kéo dài tới hơn 400.000 km, phần lớn không được xây dựng để ứng phó các kịch bản thiên tai cực đoan, dự kiến sẽ trở nên thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu Nếu không đầu tư cải thiện khả năng chống chịu của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, những thành tựu của Việt Nam trong việc tạo ra kết nối tới toàn bộ các cộng đồng nông thôn có thể bị phá hủy Bên cạnh đó, khả năng chống chịu của hạ tầng kết nối cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo thành công trong dài hạn của nền kinh tế, vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại bên ngoài và ngày càng phụ thuộc vào các kết nối liền mạch giữa nông thôn và thành thị 1 Những thành tựu kinh tế và xã hội của Việt Nam trong những năm qua đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao Trong đó, phát triển mạng lưới giao thông chính là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Do phát triển nhanh, nhu cầu năng lượng tiêu thụ trong ngành Giao thông vận tải cũng tăng cao, điều này dẫn tới sự gia tăng lượng lớn phát thải KNK, tác nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu Số lượng phương tiện giao thông đường bộ tăng cao đang gây ra ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại các thành phố, gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của hàng triệu người dân tại khu vực đô thị Nếu các giải pháp chính sách không được thực hiện thì phát thải KNK từ GTVT dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần, lên tới gần 90 triệu tấn CO2tđư vào năm 2030 Mục tiêu Đưa ra những cảnh báo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành giao thông và ngược lại Đồng thời đề xuất phương hướng để giảm thiểu lượng phát thải khí ô nhiễm từ ngành giao thông cũng như phát Chương 2: Giao thông Việt Nam tác động ra sao đến biến đổi khí hậu 1 Phát thải khí thải: Giao thông đường bộ chiếm một phần lớn trong lượng khí thải ô nhiễm môi trường Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, ở Việt Nam, khoảng 32% khí thải phát ra từ các phương tiện vận chuyển 2 Hình 1: Dự báo phát thải CO2 của các phân ngành vận tải 2 Sử dụng nhiên liệu hóa thạch: Những phương tiện giao thông đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu diesel, và khí đốt Việc sản xuất và tiêu thụ chất nhiên liệu này cũng đóng góp vào việc tăng lượng khí thải và góp phần vào biến đổi khí hậu 3 Sử dụng không gian đất: Xây dựng và duy trì các cơ sở hạ tầng giao thông như các đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, cầu, bến tàu, sân bay, cũng đòi hỏi sử dụng không gian đất, đóng góp vào sự thay đổi về sự sinh thái của vùng đất Do đó, để giảm thiểu tác động của giao thông đến biến đổi khí hậu, cần đẩy mạnh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, các loại phương tiện mô-tô điện, đi xe đạp, tăng cường việc đầu tư vào các dự án về năng lượng sạch và phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành giao thông vận tải 3 Chương 3: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến giao thông vận tải Việt Nam Biến đổi khí hậu đang có tác động rất lớn đến ngành giao thông vận tải ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam: Các hiện tượng cực đoan của thời tiết với tần xuất ngày càng nhiều như: Bão lũ, tố lốc, mưa lớn thất thường, hạn hán kéo dài vào mùa khô, nước biển dâng gây ngập lụt và xâm nhập mặn ở nhiều vùng miền trên phạm vi cả nước Đối với ngành Giao thông vận tải (GTVT), Biến đổi khí hậu (BĐKH) với các hiện tượng cực đoan của thời tiết ảnh hưởng đến hiệu quả vận tải ở tất cả các loại hình giao thông: Đường bộ, sắt, thủy, hàng không ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội BĐKH và nước biển dâng đã gây ra sụt lún, ngập lụt nhiều tuyến giao thông: gia tăng sạt trượt, xói lở mặt, nền đường làm các phương tiện giao thông không lưu thông được, gây ách tắc, gia tăng tai nạn giao thông đường bộ Đường xá bị cắt đứt nhiều đoạn, nhiều tuyến đường địa phương sau bão lũ hàng tuần vẫn bị ngập lụt, ách tắc, giao thông đi lại khó khăn… Hình 2: Nguồn Internet: Lũ cuốn, sạt lở đi qua trả lại lòng đường thành dòng suối thoát nước 4 Trong GTVT hàng không và các hoạt động của phương tiện mặt đất tại các sân bay lớn có thể gây ra ô nhiễm ở mức độ cao Hoạt động của hàng không đã và đang có yếu tố ảnh hưởng tới khí quyển theo chiều hướng không tốt và cũng bị BĐKH tác động ngược trở lại Công nghiệp hàng không tác động không tốt đến môi trường và cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề do BĐKH gây ra Theo Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), gần 20% các vụ tai nạn hàng không trên thế giới có liên quan đến vấn đề khí hậu, thời tiết và chiếm 8% tỉ lệ tử vong Các hiện tượng thời tiết như mưa, gió, mưa đá, bão, sấm, chớp… đều là những thử thách đối với an toàn bay Báo cáo của ICAO cho thấy, các vụ tai nạn và những vụ việc nghiêm trọng gần đây đã nêu lên tác động tiềm tàng của hiện tượng khí hậu cực đoan đến an toàn bay Hình 3: Nguồn Internet: Sương mù gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình bay 5 Nước biển dâng có thể nhấn chìm cơ sở hạ tầng giao thông ven biển từ đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay Hàng năm, mưa lớn gây ra lũ lụt, lở đất đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tuyến giao thông, làm tắc nghẽn và ảnh hưởng đến việc lưu thông của phương tiện, phá hủy hạ tầng giao thông và làm tăng khối lượng cũng như chi phí khổng lồ cho công tác bảo trì Rất nhiều tuyến QL huyết mạch thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ như: QL1A, 14, 19, đường Hồ Chí Minh và hàng loạt tuyến QL khu vực Tây Bắc, miền Trung - Tây Nguyên Theo Bộ GTVT, việc ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu với ngành GTVT đang được đặt ra một cách hết sức cấp thiết Bộ GTVT sẽ đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không Đồng thời, Bộ GTVT sẽ nghiên cứu và triển khai các giải pháp thích ứng với một số dự án thí điểm, cập nhật các kế hoạch, chiến lược phát triển GTVT và rà soát, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan Chương 4: Các giải pháp ứng phó Giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải Việt Nam đã nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính Bao gồm các biện pháp kiểm soát về chính sách, luật pháp, chương trình và hoạt động Tất cả đều đã góp phần đáp ứng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đã được thống nhất Đến năm 2030, giảm 8% phát thải khí nhà kính (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 2019) Ngoài ra, các đơn vị thực hiện các chương trình và hành động chuyên biệt để giảm ảnh hưởng của giao thông vận tải đến môi trường Các hoạt động giảm phát thải CO2 điển hình bao gồm:  Năm 2016, khu vực Mekong đã triển khai dự án vận tải hàng hóa và logistics bền vững với 4 phần: tiết kiệm nhiên liệu, vận chuyển sản 6 phẩm nguy hiểm, tiếp cận tài chính, luật pháp và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, 2019)  Các hoạt động sau đây đã được thực hiện tại Hà Nội vào năm 2017 trong khuôn khổ dự án hệ thống quản lý điều khiển phương tiện sinh thái (EMS): Nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện và hiểu biết về điều khiển phương tiện môi trường của người lái xe taxi Taxi có trang bị EMS (hệ thống quản lý điều khiển phương tiện) để theo dõi, giám sát và đánh giá tính khả thi và tác động của việc giảm phát thải chính xác  Hồ Chí Minh, triển khai dự án thử nghiệm sử dụng nhiên liệu khí CNG Tuyến Bến Thành – Chợ Lớn, TP.HCM, gồm 50 xe buýt mang mã số 01, dài gần 9 km Theo số liệu, lượng khí thải độc hại đã giảm 53-63%, lượng khí thải CO2 giảm 20%, Không còn khói bụi và nhiên liệu được đốt cháy hiệu quả, tiết kiệm được 30-40% nhiên liệu Ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu Các giải pháp ứng phó “cứng” bao gồm:  Đổi mới cấu trúc để đảm bảo khả năng bảo vệ thích hợp  Thiết kế lại hoặc di dời cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ  Bảo vệ hành lang đường bộ với các cấu trúc kỹ thuật như đê và kè  Tăng cường khả năng thoát nước để chịu được mưa cường độ lớn và chống xói mòn tốt hơn  Chú ý nhiều hơn đến sự thay đổi nhiệt độ như một yếu tố trong việc lựa chọn đối với xi măng nhựa đường và nhũ tương nhựa đường để đảm bảo tính vững chắc cho vỉa hè  Nâng cao kỹ thuật bảo vệ bờ biển mà không gây hại cho môi trường sống xung quanh 7 Các giải pháp ừng phó “mềm” bao gồm:  Tiến hành đánh giá tính dễ tổn thương và các tác động của biến đổi khí hậu để đưa vào kế hoạch tổng thể của ngành giao thông nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng, giảm thiểu việc tạo ra các tổn thương và đảm bảo đạt được các mục tiêu về khả năng lưu thông  Cải hiện quy hoạch không gian được tích hợp trên cơ sở điều chỉnh đường bộ để đảm bảo các hệ sinh thái quan trọng lân cận - duy trì và bảo vệ những vùng đệm với tác dụng chống lũ, hạn hán, động đất và các hiện tượng cực đoan khác  Đảm bảo đường dẫn đến các bệnh viện, các trung tâm sơ tán và tạo thuận lợi cho việc phân phối vật tư y tế, đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp  Áp dụng các biện pháp môi trường để giúp bảo tồn động – thực vật, bao gồm việc bảo vệ và củng cố hành lang di cư cho phép các loài có thể di cư để tránh tác hại của biến đổi khí hậu  Cải thiện các hệ thống cảnh báo sớm và xác định các vị trí thiên tai đối với lũ, bão và các rủi ro địa kỹ thuật GS TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Trung tâm Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết, để giảm nhẹ khả năng bị tổn hại do BĐKH gây ra, cần có sự điều chỉnh ở các hoạt động xây dựng các kế hoạch phát động xây dựng các kế hoạch phát triển năng lượng và GTVT có tính đến các yếu tố của BĐKH Cần nâng cấp và cải tạo các công trình GTVT ở các vùng thường bị đe dọa bởi lũ lụt, nước biển dâng, bảo đảm quản lý nhu cầu năng lượng trên cơ sở hiệu suất năng lượng cao, sử dụng tiết kiệm và hợp lý năng lượng; xây dựng chiến lược ứng phó và thích ứng với diễn biến bất thường của thời tiết… 8 Một trong các biện pháp được Bộ GTVT đề xuất là phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê biển Đây là giải pháp phát triển kinh tế bền vững, khi mà cả nước đã có 2.800 km đê biển thuộc các tỉnh và thành phố bao gồm 10 huyện, thị xã đã và đang phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai, tạo điều kiện cho các địa phương có biển phát triển kinh tế - xã hội Nhưng, do hệ thống đê của Việt Nam đắp bằng đất, nền lại yếu, xây dựng thiếu quy hoạch và không khoa học, nhiều tuyến di dời, đắp lại và làm mới chiếm 42,3% tổng chiều dài bờ biển Việt Nam mới chỉ chống đỡ được bão từ cấp 9 trở xuống Việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê biển Việt Nam không những chỉ bảo vệ an ninh cho quốc gia mà còn bảo vệ vững chắc các công trình GTVT nhằm giảm tác động của BĐKH, hạn chế bão lũ, nước biển dâng tàn phá các tỉnh, thành phố nằm ven biển và các công trình GTVT, phục vụ an sinh xã hội và phát triển kinh tế Mặt khác, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê biển ngăn chặn được nước mặn xâm nhập vào đất liền, phá hủy các công trình GTVT có nền móng nằm sâu trong lòng đất do nước mặn xâm lấn ăn mòn là rất cần thiết Để giảm thiểu tác hại của BĐKH ở cấp độ vĩ mô đó là trên cơ sở khoa học của các kịch bản BĐKH các nhà hoạch định chính sách cần tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng chương trình hành động thích ứng với BĐKH và thực thi có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Ngành GTVT cần quy hoạch, thiết kế lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên đất liền, trên biển và ven biển, các bến cảng, kho bãi, luồng lạch, giao thông thủy nội địa, nhất là ở các vùng đồng bằng ven biển và miền núi Xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật phù hợp với BĐKH Khi phát triển GTVT ở các vùng thường bị đe dọa bởi lũ, lụt, nước biển dâng Xây dựng công trình giao thông cần chú ý mực nước biển dâng mỗi năm khoảng 3cm, và tới năm 2100 sẽ tăng khoảng 70cm so với mực nước biển năm 1990 để lựa chọn giải pháp công trình cho phù hợp ngay từ khâu khảo sát, lập dự án Trong điều kiện kinh tế cho phép, từng bước kiên cố hóa ta – luy hoặc trồng cây xanh, thảm thực vật để bảo vệ nền đường, mố cầu… 9 Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển các loại phương tiện sử dụng ít hoặc không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu tái tạo trong các phương tiện vận tải Trong giao thông, nhất là giao thông nông thôn cần chú ý đến tác động của BĐKH; chú trọng các biện pháp gia cố đê biển, tiêu thoát nước khi úng ngập, nhất là vào mùa bão, lũ… Nhiệm vụ của sinh viên Là một học sinh shinh viên, chúng ta có thể thực hiện những góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến ngành giao thông vận tải bằng cách:  Sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm bớt khí thải  Tăng cường đi bộ, đi xe đạp để giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân  Chọn phương tiện giao thông có hiệu quả năng lượng cao và ít gây ô nhiễm  Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, tăng cường xanh hóa đô thị Tài liệu tham khảo 1 Asian Development Bank, 2012, Tóm lược về Tác động của Biến đổi Khí hậu và Kế hoạch Ứng phó 2 Trần Lý (tổng hợp), 2017, Biến đổi khí hậu tàn phá hạ tầng giao thông 3 Taxi Tải, 2022, Ảnh hưởng của giao thông vận tải đến môi trường và các giải pháp 4 TS Vũ Anh Tuấn, 2016, 10 giải pháp quản lý giao thông đô thị bền vững 5 VUSTA, 2011, Ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến giao thông vận tải và giải pháp ứng phó 6 Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN), 2021, Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tận dụng cơ hội phát triển kinh tế - xã hội 10 7 Jung Eun Oh, Maria Cordeiro, John Allen Rogers, Nguyễn Quốc Khánh, Daniel Bongardt, Đặng Tuyết Ly, và Vũ Anh Tuấn, 2019, Báo cáo tổng kết: Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải 11

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w