1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của biến đổi khí hậu đến an sinh xã hội

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến An Sinh Xã Hội
Tác giả Trần Huy Thanh Phúc
Người hướng dẫn PGS.TS. Võ Lê Phú, TS. Võ Thanh Hằng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại tiểu luận cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Liên quan đến ASXH, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng không chỉ đến bản thân con người mà còn đến những điều kiện sản xuất và sinh sống của con người.. Người dân trồng lúa, trồng cây ăn trái

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐỀ TÀI

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN AN

SINH XÃ HỘI

GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú

TS Võ Thanh Hằng

Họ và tên: Trần Huy Thanh Phúc MSSV: 1914716

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Danh mục những cụm từ viết tắt 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Mục tiêu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 Khái niệm an sinh xã hội 4

2.2 Các bộ phận của an sinh xã hội 4

2.3 Tình hình an sinh xã hội tại Việt Nam 6

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN AN SINH XÃ HỘI 7

3.1 Thực trạng 7

3.2 Một số giải pháp hướng tới phòng ngừa, giảm thiểu rui ro thiên tai 9

3.3 Một số biện pháp khắc phục rủi ro thiên tai 10

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 13

Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

Danh mục bảng biểu

Bảng 2.1 Kết quả thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên giai đoạn 2006-2011………… 8

Danh mục những cụm từ viết tắt

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi tra ̣ng thái khí hậu có thể xác đi ̣nh thông qua các thay đổi về giá tri ̣ trung bình hoặc biến thiên (dao động) của các yếu tố khí hậu trong một thờ i gian dài, có thể hàng thập kỷ hoặc lâu hơn (IPCC, 2007)

Theo những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, sự biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây trên thế giới đã có sự gia tăng nhiều mặt Nếu tính từ thời kỳ tiền công nghiệp (1870), nhất là từ 1980 đến nay, song hành với sự phát triển của công nghiệp, con người thông qua các hoạt động như đốt các nhiên liệu hoá thạch, khai thác hầm mỏ, đất đai, rừng cây; xử lý các chất thải đã và đang làm tăng dung lượng và nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, làm nhiệt độ trái đất tăng nhanh với tốc độ chưa từng có so với trước đây Những kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong 100 năm qua nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,6oC và mực nước biển dâng khoảng 20cm Nếu việc phát khí thải nhà kính tiếp tục với tốc độ như hiện nay thì nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm 1,14oC vào năm 2050, tương ứng mực nước biển sẽ tăng thêm là 0,5m và năm 2100 tăng thêm 3oC, tương ứng mực nước biển sẽ tăng thêm 0,9m Liên minh công nghiệp môi trường Georgia (GIEC) - một tổ chức của Mỹ đặt tại bang Georgia đã cho biết các năm

2007, 2008 và 2009 là 3 trong 10 năm nóng nhất trong 100 năm qua Mới đây, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công bố báo cáo cho biết năm 2009 là một trong những năm nóng nhất thế giới Hiện tượng bão tuyết lớn bất thường và băng giá quá lạnh ở các vùng Bắc bán cầu cũng như hiện tượng nóng nắng kéo dài cùng với bão lụt có cường độ lớn ở các vùng Nam bán cầu là những biểu hiện trực tiếp của sự biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây

Liên quan đến ASXH, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng không chỉ đến bản thân con người

mà còn đến những điều kiện sản xuất và sinh sống của con người Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của một bộ phận cư dân trên thế giới Nhiều quốc đảo nhỏ, nhiều vùng biển thấp sẽ bị ngập thậm chí bị xoá tên trên bản đồ thế giới khi nước biển dâng Khi đó hàng trăm triệu người đứng trước nguy cơ không chỉ thiếu đất đai canh tác mà còn phải di cư, thay đổi điều kiện sinh hoạt của mình Việt Nam là quốc gia được cảnh báo là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới do nước biển dâng dưới tác động của biến đổi khí hậu

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng 100cm sẽ có 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 4,79% diện tích tỉnh Quảng Ninh, 1,47% diện tích đất các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích TP.HCM, 4,79% diện tích tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập ĐBSCL là khu vực có nguy cơ ngập cao (38,9% diện tích)

Hiện nay, diện tích đất gieo trồng của Việt Nam là khoảng 9,4 triệu hecta (trong đó có 4 triệu hecta đất trồng lúa) Nếu mực nước biển dâng thêm 1m thì Việt Nam sẽ bị mất đi

Trang 5

khoảng hơn 2 triệu hecta đất trồng lúa (khoảng 50%) Điều này đồng nghĩa với việc người dân mất đất sản xuất, mất đi sinh kế, kéo theo đó là gia tăng nghèo, đói

Theo số liệu của Tổng cục Thủy lợi, vụ đông – xuân năm 2015 – 2016 có 104.000 ha lúa

bị ảnh hưởng nặng đến năng suất do xâm nhập mặn, chiếm 11% số diện tích gieo trồng của 8 tỉnh ven biển Tại các tỉnh ĐBSCL, nhiễm mặn ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng

và giảm năng suất lúa, trung bình giảm tới 20% – 25%, thậm chí tới 50% Người dân trồng lúa, trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản đứng trước nguy cơ bị mất sinh kế, mất việc làm, mất thu nhập và rất có thể sẽ bị buộc phải trở thành người dân “tị nạn môi trường”, những người buộc phải di cư kiếm sống do không thể canh tác trên chính mảnh đất của mình…

Trong thời gian tới để ứng phó với BĐKH, bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an sinh xã hội cần phải chủ động phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội trước tác động của BĐKH trên cả ba phương diện: phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro Thế nên, đề tài này sẽ tập trung vào khía cạnh tác động của BĐKH, phân tích tác động đến an sinh xã hội và đẩy mạnh hỗ trợ sinh kế cho người dân Từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro của BĐKH đến an sinh xã hội Vì thế tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tác động của biến đổi khí hậu đến anh sinh xã hội”

1.2 Mục tiêu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở dữ liệu, phân tích mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2006-2011

Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiếu và khắc phục rủi ro của thiên tai, tìm hiểu chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nghiên cứu và xây dựng các mô hình nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu có tính đến các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai

Trang 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm an sinh xã hội

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con

Theo quan điểm của Đảng, nhà nước ta, an sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ,

có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế

hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới

Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc

2.2 Các bộ phận của an sinh xã hội

2.2.1 Bảo hiểm xã hội

Đây là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH Có thể nói, không có BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh Theo nghĩa hẹp, cụ thể, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động

và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội

BHXH có những điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; đòi hỏi tất cả mọi người tham gia phải đóng góp tạo nên một quỹ chung; các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để hưởng; chi phí cho các chế độ được chi trả bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ được hình thành

từ sự đóng góp của những người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước; đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ; phần tạm thời chưa sử dụng của Quỹ được đầu tư tăng

Trang 7

trưởng, nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng chế độ BHXH; các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH, không liên quan đến tài sản của người hưởng BHXH; các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập trước khi hưởng BHXH…

2.2.2 Trợ giúp xã hội

Đó là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình

Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng và xã hội bằng tiền hoặc bằng các điều kiện và phương tiện thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống của cộng đồng

2.2.3 Trợ cấp gia đình

-Trong hệ thống ASXH của nhiều nước quy định chế độ BHXH dựa trên những nhu cầu đặc biệt và có những chi phí bổ sung gắn với gia đình

- Những phương pháp áp dụng bao gồm việc sử dụng cơ cấu thuế để gắn với trách nhiệm gia đình Người không có con phải nộp thuế cao hơn những người có con; người ít con phải nộp thuế nhiều hơn người đông con…

2.2.4 Các quỹ tiết kiệm xã hội

Ngoài BHXH, trong hệ thống ASXH của nhiều nước có tổ chức các quỹ tiết kiệm dựa trên đóng góp cá nhân

- Những đóng góp được tích tụ dùng để chi trả cho các thành viên khi sự cố xảy ra Đóng góp và khoản sinh lời được chi trả một lần theo những quy định

- Từng cá nhân nhận khoản đóng góp của mình và khoản sinh lời, không chia sẻ rủi ro cho người khác…

2.2.5 Các dịch vụ xã hội được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng

- Trợ cấp cơ bản cho mọi cư dân, hoặc tất cả những người đã từng làm việc trong một khoảng thời gian nhất định

- Trợ cấp này không liên quan đến tài sản trước đó của người thụ hưởng; các chế độ được chi trả từ ngân sách Nhà nước

2.2.6 Trách nhiệm từ chủ sử dụng lao động

- Thường chỉ là hệ thống tai nạn nghề nghiệp hoặc hệ thống đền bù cho người lao động

- Chủ yếu liên quan đến tai nạn tại nơi làm việc và bệnh nghề nghiệp

Trang 8

- Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với chăm sóc y tế và bồi thường tuỳ theo mức độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp

- Có thể bao gồm một phần để chi trả chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc (nằm trong chế độ BHXH)

2.2.7 Dịch vụ xã hội khác

- Quy định thêm về ASXH dưới các hình thức khác

2.3 Tình hình an sinh xã hội tại Việt Nam

Đến nay, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, người dân ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, phân hóa giàu nghèo, phân hóa giữa các vùng miền có xu hướng mở rộng Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hóa và thất nghiệp ở thành thị còn nhiều Nguồn lực để thực hiện an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Khả năng cân đối giữa nguồn và sử dụng của hệ thống an sinh xã hội, kể cả các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ bảo trợ

xã hội còn hạn chế và gặp thách thức lớn cả trước mắt, cũng như trong trung và dài hạn Các quỹ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là quỹ bảo hiểm y tế ở trong tình trạng báo động trong tương lai gần Nguồn lực đầu tư cho an sinh xã hội của Nhà nước khó đáp ứng được yêu cầu an sinh xã hội ngày càng tăng của người dân, trong khi đó huy động từ các nguồn khác, đặc biệt từ cộng đồng còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn xảy ra không ít tiêu cực, phiền hà Một số chính sách an sinh xã hội còn tồn tại những bất hợp lý; chưa có các chính sách an sinh xã hội đặc thù và phù hợp với dân

cư nông thôn và các vùng dân tộc, miền núi có điều kiện sống khó khăn Chất lượng cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, đặc biệt là dịch vụ y tế, còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng mức sống của dân cư Hệ thống hành chính,

sự nghiệp cung cấp dịch vụ an sinh xã hội chưa theo kịp yêu cầu phát triển, còn hạn chế trong năng lực tổ chức và quản lý đối với các loại hình an sinh xã hội

Trang 9

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN AN SINH

XÃ HỘI

3.1 Thực trạng

3.1.1 Lao động – việc làm

Một nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2010) đánh giá tác động của BĐKH dựa trên tác động khung sinh kế đối với một số lĩnh vực chủ yếu như việc làm và giảm nghèo cho thấy, các tác động chủ yếu của BĐKH đến lao động, việc làm gồm như vấn đề di cư, thay đổi cơ cấu lao động; vấn đề mất và thay đổi chất lượng việc làm Có sự tác động, ảnh hưởng của thời tiết đến sự khan hiếm, khó khăn về điều kiện sản xuất dẫn đến sự di cư xen lẫn vào các dòng di cư nông thôn – thành thị và sự dịch chuyển lao động

từ việc làm nông nghiệp sang việc làm phi nông nghiệp (như thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công vốn tồn tại theo xu hướng góp phần tạo nên nhiều sinh kế ít rủi ro với thiên tai hơn)

BĐKH những năm gần đây đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập của lao động trong hầu hết các ngành kinh tế, trong đó các ngành nông - lâm - ngư nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng nhất Các tác động tiêu cực của BĐKH đến nông nghiệp, đặc biệt đến ngành trồng trọt là một động lực thúc đẩy sự dịch chuyển lao động từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, nghề muối và từ nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp Việc chuyển dịch lao động ở các vùng bị tác động của BĐKH chủ yếu dựa vào sự nỗ lực của người dân Nhiều mô hình chuyển đổi sinh kế của người dân khá thành công như cải tạo diện tích trồng lúa bị xâm nhập mặn thành đầm nuôi tôm, thay đổi giống cây trồng chịu mặn, chịu hạn Nhiều lao động đã phải chuyển đổi ngành nghề, di cư ra thành phố hay các vùng công nghiệp để tìm việc làm Vấn đề cần quan tâm là phần lớn lao động nông nghiệp chủ yếu chưa qua đào tạo nên việc tìm kiếm việc làm và chuyển đổi ngành nghề là rất khó khăn, họ phải làm các công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, hay lao động tự do với điều kiện làm việc không tốt và thu nhập bấp bênh Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng mảng tác động lớn nhất của biến đổi khí là an sinh xã hội, đặc biệt là đến người nghèo và các nhóm yếu thế đối với sức khỏe, sinh mạng, tài sản, tư liệu sản xuất và thậm chí cả phương thức, tập tục canh tác của nhóm đối tượng này, làm cho vốn sinh kế của người nghèo càng bị rủi ro và suy giảm nhiều

Tác động của BĐKH đến lao động, việc làm đã chỉ ra hai xu hướng tác động, đó là (i)

BĐKH làm cho việc làm trong nông nghiệp bấp bênh hơn, rủi ro hơn và điều kiện việc trở nên tồi tệ hơn; (ii) BĐKH làm một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm, giảm thời gian làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lượng lao động di cư của địa phương

Nghiên cứu gần đây của Viện KHLĐ&XH (2011) về tác động của BĐKH đến việc làm

Trang 10

của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010 cho thấy, do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan làm giảm tiềm năng tạo việc làm bình quân khoảng 0.22%/năm tương đương với khaorng

1400 chỗ việc làm mỗi năm

3.1.2 Nghèo đói và công tác giảm nghèo

Báo cáo về sự phát triển của con người năm 2007/2008 (UNDP) chỉ ra rằng “Rủi ro do BĐKH sẽ tác động đến 40% những người nghèo nhất của thế giới – vào khoảng 2.6 tỷ người – bị giảm hoặc mất cơ hội trong tương lai”

Nghiên cứu gần đây tại Hà Tĩnh và Ninh Thuận còn cho thấy một nghịch lý (nhưng thực tế) là xét về tổn thất dài hạn, người nghèo lại thấy ít bị tổn hại hơn so với acsc hộ gia đình

khá giả “Khoảng 44% số hộ nghèo thấy có ảnh hưởng lâu dài trong khi có 74% hộ có

mức sống trung bình và khá giả cho rằng chịu ảnh hường lâu dài của thiên tai” Điều

này được lý giải bằng bằng chứng là người nghèo thì ít tài sản hươn và đầu tư cho sản xuất cũng ít hơn nên thiệt hại ít hơn Tuy nhiên, nếu đánh giá theo mức độ tổn thương và khả năng phục hồi thì xảy ra theo hướng ngược lại

Về cơ bản có mối liên hệ giữa các điều kiện khí hậu khắc nghiệt và mức độ nghèo đói sẽ càng trở nên trầm trọng hơn Sinh kế của người nghèo bị phụ thuộc vào các hệ sinh thái dẫn đến sự rủi ro của chính họ

Hơn nữa, người nghèo thường tập trung ở các vùng có điều kiện khó khăn về thời tiết, địa hình và các điều kiện sản xuất cũng hạn chế khiến họ khó có điều kiện để thoát nghèo, trong khi nhóm cận nghèo cũng dễ rơi vào nghèo đói Người nghèo, người dân tộc thiểu

số là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước các rủi ro do BĐKH gây nên

3.1.3 Tác động của BĐKH đến phụ nữ và trẻ em

Những điểm quan trọng khi phân tích tác động của BĐKH dưới góc độ giới cho thấy, phụ

nữ và nam giới đối mặt với những tác động của BĐKH trong các điều kiện không giống nhau, thấy phụ nữ thường chịu nhiều tác động của BĐKH hơn nam giới Sự gia tăng bất bình đẳng về giới do cacsinh kế của phụ nữ ngày càng phụ thuộc vào môi trường và điều kiện khí hậu, thời thiết Phụ nữ và trẻ em gái thường phải đảm nhiệm việc nội trợ, giáo dục con cái và lo thực phẩm cho gia đình Trong bối cảnh BĐKH ngày càng gia tăng khiến họ bị giảm cơ hội được giải phóng và bình đẳng

Trẻ em, đặc biệt là trẻ em các vùng có khí hậu khắc nghiệt bị ảnh hưởng cả về sức khỏe

và điều kiện kinh tế hộ gia đình thấp kém, bị hạn chế hoặc không được đảm bảo 4 quyền

cơ bản (sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia)

Thực tế cho thấy, những nạn nhân bị chết trong các trận lũ lụt thường là trẻ em, người già, người tàn tật,… vì họ không có khả năng nhận biết, phản ứng, đối phó kịp thời như

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w