Tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam

76 0 0
Tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CHI P

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

- -

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ LAO ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Quốc Cường Sinh viên thực hiện:

Tạ Khánh Linh – K57E1 – 21D130125

Hà Nội, Tháng 2/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ LAO ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀO VIỆT NAM

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Tạ Khánh Linh Nữ

Dân tộc: Kinh Lớp: K57E1

Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kinh doanh quốc tế

Giảng viên hướng dẫn ThS Lê Quốc Cường

Hà Nội, Tháng 2/2024

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN Họ và tên: Tạ Khánh Linh

Sinh ngày: 15 tháng 06 năm 2003 Nơi sinh: Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội Lớp: K57E1

Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Địa chỉ liên hệ: Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội Điện thoại: 0337900890

Email: linhkhanh15062003@gmail.com

II Quá trình học tập * Năm thứ 1:

Ngành học: Kinh doanh quốc tế Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Kết quả xếp loại học tập: Giỏi * Năm thứ 2:

Ngành học: Kinh doanh quốc tế Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Kết quả xếp loại học tập: Giỏi

Ngày 18 tháng 02 năm 2024 Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, sinh

viên thực hiện đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như sự quan tâm, động viên kịp thời để hoàn thành đề tài này Vì vậy, sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới:

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Lê Quốc Cường, người trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu khoa học và đã dành thời gian, công sức để hướng dẫn, giúp đỡ cũng như động viên em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học

Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Ban chủ nhiệm và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để từ đó em có những tri thức để thực hiện đề tài này

Do kiến thức của em còn hạn chế, trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong các quý thầy cô trường Đại học Thương mại nói chung và Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng cảm thông và có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2024 Sinh viên thực hiện

Tạ Khánh Linh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng em Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học do em tự tìm hiểu, phân tích một các trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác ngoài các sản phẩm liên quan tới nghiên cứu khoa học này

Sinh viên thực hiện

Tạ Khánh Linh

Trang 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU x

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Đóng góp mới của nghiên cứu 3

1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

2.1 Các khái niệm 5

2.1.1 Khái niệm trình độ lao động 5

2.1.2 Khái niệm năng suất lao động 5

2.1.3 Khái niệm chi phí lao động 6

2.1.4 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

2.2 Cơ sở lý thuyết 8

2.3 Tổng quan các công trình có liên quan 11

2.3.1 Các nghiên cứu về tác động của trình độ lao động đến đầu tư trực tiếp nước

Trang 7

2.3.4 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 20

3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 20

3.3 Mô hình nghiên cứu 21

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 23

4.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 23

4.2 Thực trạng trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động tại Việt Nam

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

5.1 Kết quả phân tích mô hình các nhân tố ảnh hưởng 53

5.2 Đánh giá kết quả 56

CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 59

6.1 Tóm tắt lại các phát hiện của nghiên cứu 59

6.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 59

6.3 Giải pháp đối với người lao động 62

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

5 FGLS Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi

9 GMM Phương pháp tổng quát của các khoảnh khắc

14 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

16 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

17 PCSE Mô hình ước lượng hiệu chỉnh sai số dữ liệu bảng

22 UNCTAD Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển 23 VCCI Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 24 VEPR Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH

Biểu đồ 4.1 Dòng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 22

Biểu đồ 4.2 Quan hệ giữa tổng vốn FDI thực hiện và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2018 - 2022 24

Biểu đồ 4.3 FDI vào Việt Nam theo đối tác năm 2022 25

Biểu đồ 4.4 Cơ cấu FDI vào Việt Nam năm 2022 theo ngành 26

Biểu đồ 4.5 Quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2018 - 2022 31

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo giai đoạn 2018 - 2022 33

Biểu đồ 4.7 Tỷ trọng lao động giản đơn trong nền kinh tế giai đoạn 2018 - 2022 35

Biểu đồ 4.8 Cơ cấu lao động trong nền kinh tế phân theo nghề nghiệp năm 2022 35

Biểu đồ 4.9 So sánh một số chỉ tiêu kỹ năng của lao động Việt Nam và một số nước

Biểu đồ 4.12 Năng suất lao động cả nước giai đoạn 2018 - 2022 43

Biểu đồ 4.13 Năng suất lao động của một số ngành kinh tế giai đoạn 2018 - 2022 44

Biểu đồ 4.14 Tỷ trọng trong cơ cấu lao động có việc làm trong nền kinh tế của một số ngành kinh tế giai đoạn 2018 – 2022 45

Biểu đồ 4.15 Chi phí lao động bình quân một tháng giai đoạn 2018 - 2021 49

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các biến trong mô hình hồi quy 20

Bảng 2: Kỳ vọng xu hướng tác động của 03 biến độc lập “Trình độ lao động”, “Năng suất lao động” và “Chi phí lao động” lên biến phụ thuộc 21

Bảng 3: 10 địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước năm 2022 26

Bảng 4: 10 địa phương có lực lượng lao động đông đảo nhất cả nước năm 2022 31

Bảng 5: 10 địa phương có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo cao nhất năm 2022 34

Bảng 6: 10 địa phương có năng suất lao động cao nhất cả nước năm 2022 43

Bảng 7: 10 địa phương có chi phí lao động bình quân một tháng cao nhất cả nước năm 2021 50

Bảng 8: Phân tích thống kê mô tả 52

Bảng 9: Phân tích ma trận tương quan 52

Bảng 10: Phân tích kết quả hồi quy đa biến 53

Bảng 11: Lựa chọn mô hình hồi quy và phân tích các khuyết tật 54

Bảng 12: Khắc phục khuyết tật mô hình bằng FGLS 55

Trang 11

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ sau cuộc đổi mới năm 1986, Việt Nam đã dần dần mở cửa và hội nhập với phần còn lại của thế giới Vào thời điểm cuối năm 1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, đây được coi là một quyết định mang tính lịch sử, tạo nền tảng pháp lý cho việc hợp tác với nước ngoài, mở đường cho dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta do những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế (đóng góp 20,13% GDP trong cơ cấu kinh tế), thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20/12/2023, cả nước có 39.140 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 468,92 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt khoảng 297,2 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực Theo đối tác đầu tư, hiện có 144 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, đứng đầu là Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông Theo địa bàn, FDI đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút đầu tư; tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương

Hiện nay, hội nhập quốc tế là xu hướng chung trên thế giới Sự ra đời của các tổ chức quốc tế như WTO, IMF, WB… và việc ký kết hàng loạt các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới đã mở ra nhiều cơ hội để các quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán Bên cạnh đó, không chỉ có lợi thế về khoa học công nghệ cao, FDI còn mang lại cho nước nhận đầu tư cơ hội tiếp xúc và học hỏi các kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện chuyển giao kiến thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Bởi những lợi ích đó, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam luôn nỗ lực khuyến khích và thúc đẩy hoạt động thu hút FDI

Lao động là một trong các yếu tố luôn được Chính phủ quan tâm hàng đầu do đây là yếu tố tác động không nhỏ đến quyết định của nhà đầu tư khi đánh giá thị trường Trong đó, bao gồm trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động Trình độ lao động

Trang 12

và năng suất lao động ở nước ta trong những năm gần đây đã có sự cải thiện, cụ thể, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,4%, cao hơn tỷ lệ 26,1% của năm 2021 Tuy nhiên, trình độ và năng suất lao động vẫn chưa thể theo kịp tốc độ tăng của chi phí lao động Theo Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức lương bình quân của người lao động năm 2022 là 8,25 triệu đồng/tháng, tăng 6% so với năm 2021 Chi phí lao động tăng nhanh cùng với quá trình già hóa dân số và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư khiến Việt Nam đứng trước thách thức mất lợi thế so sánh hiện tại về lao động giá rẻ trong các ngành đòi hỏi kỹ năng thấp và thâm dụng lao động

Xuất phát từ tình hình đó, em quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của trình độ lao

động, năng suất lao động và chi phí lao động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước vào Việt Nam” cho bài nghiên cứu khoa học của mình nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng nguồn

lao động Việt Nam cũng như tình hình thu hút FDI, qua đó chỉ ra mức độ tác động của trình độ lao động, năng suất lao động, chi phí lao động đến dòng FDI và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của nước ta trong thu hút dòng vốn này

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp vào các địa phương

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động đến dòng FDI vào các địa phương tại Việt Nam

- Tổng quan về thực trạng trình độ lao động, năng suất lao động, chi phí lao động và tình hình thu hút FDI tại Việt Nam

- Phân tích lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI

- Đưa ra những kiến nghị cho các cơ quan quản lý Nhà nước, giải pháp cho người lao động để cải thiện lợi thế đó và nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào các địa phương

Trang 13

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và

chi phí lao động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập được trên 63 tỉnh thành của Việt Nam

 Phạm vi thời gian: 5 năm từ 1/1/2018 đến hết 31/12/2022

1.4 Đóng góp mới của nghiên cứu Đóng góp về khoa học:

 Bài nghiên cứu phân tích và làm rõ thực trạng nguồn lao động và tình hình thu hút FDI tại các tỉnh thành của Việt Nam

 Đề tài xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới dòng FDI vào các địa phương Việt Nam và phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó Từ đó đóng góp nhất định vào khung lý luận và nghiên cứu khoa học về các nhân tố ảnh hưởng tới dòng FDI vào Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng

 Đánh giá được tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động đến dòng FDI vào các địa phương

 Phân tích triển vọng thu hút FDI vào các địa phương Việt Nam

 Đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài

Đóng góp về thực tiễn:

Đề tài nghiên cứu cung cấp các dữ liệu phong phú về thực trạng nguồn lao động và tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn gần đây, đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách giúp cải thiện hiệu quả thu hút FDI của Việt Nam Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu của Việt Nam và giảng viên, học viên, những người quan tâm tới chủ đề

Trang 14

1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu

Ngoài lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục biểu đồ hình, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; đề tài nghiên cứu được kết cấu chia thành 6 chương như sau:

- Chương 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động tại Việt Nam

- Chương 5: Kết quả nghiên cứu

- Chương 6: Giải pháp và kiến nghị nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 15

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm trình độ lao động

Theo Victor R Fuchs (1964), rất khó để định nghĩa một cách chính xác về trình độ lao động Có thể coi trình độ lao động là ảnh hưởng của một lượng sức lao động lên công nghệ và các yếu tố đầu vào khác, phụ thuộc vào các nhân tố như kiến thức, trí tuệ, sức khỏe của người lao động trong thời gian làm việc

Gregory Clark (2007) cho rằng trình độ lao động là tính kỷ luật và thái độ đối với công việc, là nhân tố chính thu hút dòng vốn đầu tư dẫn đến sự thịnh vượng của một nền kinh tế Nói một cách khái quát, trình độ lao động là khái niệm phản ánh chất lượng lao động Đó là chất lượng nguồn nhân lực được đo lường thông qua trình độ văn hóa, bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm

Dưới góc độ tiếp cận về nguồn vốn nhân lực, trình độ lao động là trình độ học vấn và kỹ năng làm việc của lực lượng lao động (Nguyễn Ngọc Tùng, Ngô Thị Thuần, Nguyễn Hùng Anh, 2018) Cụ thể, trình độ lao động được xem xét thông qua các kỹ năng, sự lành nghề, khéo léo (thể chất, trí tuệ, tâm lý…) và năng lực đánh giá

Có nhiều khái niệm khác nhau về trình độ lao động, dưới góc độ tiếp cận của bài

nghiên cứu, trình độ lao động là chất lượng lao động bao gồm kiến thức, kỹ năng, khả năng

hoàn thành công việc được phản ánh thông qua trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc của người lao động

2.1.2 Khái niệm năng suất lao động

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm về “năng suất”: là tỷ lệ giữa

sản lượng đầu ra và tổng các yếu tố đầu vào để đạt được sản lượng đầu ra đó Đó là kết quả cuối cùng của quá trình sử dụng các yếu tố xã hội bao gồm: khoa học, nghiên cứu và phát triển (R&D), giáo dục, kỹ thuật, quản lý, cơ sở hạ tầng sản xuất, tổ chức lao động Như vậy, có thể hiểu năng suất lao động là tỷ lệ giữa số lượng sản phẩm đầu ra và lao động đầu vào được sử dụng để sản xuất ra số lượng sản phẩm đó

Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), năng suất lao động là giá trị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong một khoảng thời gian trên tổng số giờ lao động sản xuất của người

Trang 16

lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường sản lượng được sản xuất trên một đơn vị lao động, thường là sản lượng trên một giờ lao động hay sản lượng trên một người lao động Ngoài ra, năng suất lao động phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, mức độ hiệu quả trong việc sử dụng lao động vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2002), năng suất lao động là tỷ lệ của sản phẩm đầu ra và đầu vào lao động Nói cách khác, năng suất lao động đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng đầu vào lao động trong nền kinh tế để sản xuất ra một lượng sản phẩm đầu ra nhất định

Tổng cục Thống kê đưa ra định nghĩa: năng suất lao động là khái niệm phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu Theo đó, năng suất lao động quốc dân được tính bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên tổng số người làm việc bình quân, gián tiếp thể hiện mức độ phát triển của nền kinh tế quốc gia

Như vậy, năng suất lao động được hiểu là sản lượng hàng hóa hay dịch vụ cuối cùng

được tạo ra trên một đơn vị lao động tham gia vào hoạt động sản xuất

2.1.3 Khái niệm chi phí lao động

Theo Jack E Triplett (1983), chi phí lao động là khoản tiền lương cần thiết để đạt được sự phục vụ của người lao động cộng với chi phí cần thiết để đảm bảo rằng người lao động sẽ đóng góp sức lao động một cách hiệu quả Nói cách khác, chi phí lao động là tổng tiền lương mà người sử dụng lao động chi trả và phúc lợi dành cho người lao động trong thời gian làm việc

Conner và Prahalad (1996) cho rằng chi phí lao động là khoản tiền mà người chủ doanh nghiệp chi trả cho người lao động để duy trì được quyền điều hành, kiểm soát hành vi của người lao động Mặt khác, đối với người lao động, tiền lương là khoản thu nhập có được khi chấp nhận bị điều hành bởi người thuê và sử dụng sức lao động trong quan hệ hợp đồng Như vậy, chi phí lao động cũng có thể đo lường bằng tổng thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động do sức lao động mà mình bỏ ra trong thời gian làm việc Cụ thể, khoản thu nhập này bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp; tiền thù lao dưới các hình thức; tiền

Trang 17

nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản

lý và các tổ chức; các khoản lợi ích khác và tiền thưởng (Khoản 2, Điều 3 Luật Thuế thu

nhập cá nhân)

Trong bài nghiên cứu này, chi phí lao động được hiểu là khoản tiền lương và các chi

phí khác mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động để sử dụng lao động trong doanh nghiệp

2.1.4 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment), theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, 1996), xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Có thể thấy rằng, dưới cách định nghĩa của WTO, một khoản đầu tư sẽ được xác định là đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu thỏa mãn được 2 điều kiện: đầu tư được thực hiện từ nước này sang nước khác (có sự tham gia của yếu tố nước ngoài) và nhà đầu tư cần có quyền quản lý tài sản mà mình mua

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 2009) đưa ra khái niệm về FDI: là hình thức đầu tư qua biên giới, trong đó một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế có quyền kiểm soát hoặc có được một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác với mục tiêu là thiết lập lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý thực sự doanh nghiệp Cách định nghĩa này nhấn mạnh vào yếu tố nước ngoài, cụ thể là việc đầu tư được thực hiện qua biên giới, từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD), đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư qua biên giới, được thực hiện bởi một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) với mục đích thiết lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp) cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư Cách định nghĩa của OECD nhấn mạnh vào yếu tố xuyên biên giới, yếu tố nước ngoài của khoản đầu tư và mục đích thiết lập lợi ích lâu dài của doanh nghiệp Trong cách định nghĩa này, thuật ngữ “lợi ích lâu dài” hàm ý rằng tồn tại mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp cũng như mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư lên các quyết

Trang 18

định quản lý của doanh nghiệp, tương tự với thuật ngữ được đề cập trong định nghĩa của IMF

Theo UNCTAD (2012), FDI lại được định nghĩa với những yếu tố cấu thành rất rõ ràng bao gồm: việc đầu tư dài hạn gắn liền với lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể đầu tư; ở một quốc gia này vào một công ty ở một quốc gia khác Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư vượt qua biên giới lãnh thổ của một quốc gia, tức là từ nước đầu tư (home country) sang nước nhận đầu tư (host country) Các yếu tố xác định FDI trong cách định nghĩa này bao gồm: dài hạn, gắn liền với lợi ích và sự kiểm soát lâu dài, từ quốc gia này sang quốc gia khác

Từ những khái niệm trên về FDI, có thể hiểu rằng FDI là một loại hình của đầu tư

quốc tế, phản ánh sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghê ̣, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiê ̣p nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiê ̣p nhận đầu tư

2.2 Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết quy mô thị trường:

Tất cả các yếu tố như GDP, dân số, lượng hàng nhập khẩu, các hiệp định thương mại, yếu tố như chính trị, nguồn nhân lực, thể hiện tổng thu nhập và tiềm năng phát triển và sự ổn định của quy mô thị trường doanh nghiệp có vốn FDI Theo lý thuyết này, quy mô của thị trường nước tiếp nhận FDI càng lớn, nguồn vốn FDI đổ vào quốc gia đó sẽ càng nhiều Khi một công ty đa quốc gia tìm kiếm một địa điểm để đầu tư thì quy mô thị trường được đánh giá là một yếu tố quyết định đáng kể đến quyết định đầu tư và lượng vốn FDI được đầu tư Trong đó, các yếu tố của thị trường lao động là rất quan trọng

Lý thuyết về về phương thức thâm nhập:

Lý thuyết này giải thích sự khác biệt giữa FDI và xuất khẩu ở khía cạnh chi phí sản xuất Chi phí sản xuất có thể được hiểu là bao gồm chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền Chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên các doanh nghiệp tính đến khi so sánh chi phí giữa sản xuất trong nước để xuất khẩu hay đầu tư trực tiếp để sản xuất tại nước ngoài Nếu

Trang 19

quốc gia tiếp nhận đầu tư có lợi thế về lao động như số lượng lao động lớn, mức lương đòi hỏi thấp, các doanh nghiệp FDI có thể tận dụng để giảm bớt chi phí lao động so với sản xuất trong nước Chi phí lao động sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành thâm dụng lao động như nông nghiệp, dệt may, da giày, v.v…

Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm của Raymond Vernon (1966):

Lý thuyết này đề cập đến tác động của yếu tố lao động đến FDI trong giai đoạn 2 và giai đoạn 3 Cụ thể, ở giai đoạn 2 – giai đoạn sản phẩm chín muồi: Để tận dụng được lợi thế so sánh của các nước khác nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất để nâng cao lợi nhuận và sức cạnh tranh, ngành sản xuất sản phẩm bắt đầu được di chuyển sang các nước khác Khi đó FDI vào hoạt động sản xuất sẽ giúp làm giảm chi phí đơn vị vì chi phí lao động và chi phí vận chuyển giảm Sau khi quốc gia phát minh chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu, hoạt động sản xuất yêu cầu lao động phải có trình độ cao và doanh nghiệp phải trả một mức thù lao hậu hĩnh cho nhân viên nên chi phí lao động vẫn cao Do sự cạnh tranh với các hãng sản xuất tại địa phương ngày càng gay gắt nên việc di chuyển sản xuất sang các nước có mức thu nhập thấp hơn là bước đi hợp lý tiếp theo

Đến giai đoạn 3, giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa: Các nhà sản xuất bắt đầu tập trung vào việc giảm chi phí trong quá trình sản xuất thay vì tăng thêm tính năng mới của sản phẩm Kết quả là, sản phẩm và quá trình sản xuất ngày càng được tiêu chuẩn hóa Điều này cho phép các nhà sản xuất có thể gia tăng lợi thế kinh tế theo quy mô và nâng cao tính lưu động của hoạt động sản xuất Lao động dần được thay thế bởi nguồn vốn Vernon cho rằng: “Nếu lợi thế kinh tế về quy mô được khai thác có hiệu quả, sự khác biệt duy nhất giữa hai địa điểm sản xuất chính là chi phí lao động” Vì thị trường của quốc gia phát minh bị chia sẻ giữa các đối thủ cạnh tranh mà chủ yếu là các đối thủ nước ngoài nên các nhà sản xuất tiến hành di chuyển vốn và công nghệ sang các nước có mức thu nhập thấp nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ tại đây trong khi tại các nhà máy sản xuất trong nước của quốc gia ban đầu, các phát minh sản phẩm mới cùng với công nghệ mới lại được tiến hành Khi công nghệ được chuẩn hóa, quá trình sản xuất được chia thành nhiều giai đoạn, ngành sản xuất được di chuyển sang các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế so sánh về nguồn lao

Trang 20

động dồi dào và giá rẻ Tại đây, mỗi nước sẽ chịu trách nhiệm một giai đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm Các quốc gia được chuyển giao đang phát triển này sẽ tạo ra sản phẩm với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với quốc gia ban đầu và quốc gia ban đầu sẽ nhập khẩu các sản phẩm giá rẻ này thay vì tự sản xuất chúng với chi phí cao Hơn nữa, các nhà sản xuất cũng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm ngăn chặn khả năng thị trường rơi vào tay các nhà sản xuất địa phương, từ đó các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu

Lý thuyết của Dunning (1979):

Đây được xem là một khuôn khổ kinh tế để đánh giá các yếu tố quyết định đằng sau quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoạt động nước ngoài của các công ty đa quốc gia (MNE) Theo đó, một công ty tiến hành đầu tư ra nước ngoài khi có các lợi thế OLI Trong đó O (Ownership Advantages) là Lợi thế sở hữu, L (Location Advantage) là Lợi thế địa điểm và I (Internalisation Advantages) là Lợi thế nội bộ hoá Mô hình OLI chỉ ra rằng các công ty sẽ thực hiện các hoạt động ở nước ngoài để tối đa hoá lợi nhuận, thông qua xuất khẩu trực tiếp, hoạt động cấp phép hay sản xuất thông qua FDI Các công ty sẽ thực hiện hoạt động FDI nếu có đủ cả ba lợi thế về sở hữu, địa điểm và nội bộ hóa

Trong số ba lợi thế đó, ảnh hưởng của yếu tố lao động tại nước nhận đầu tư đến FDI được đề cập đến trong lợi thế về địa điểm Cụ thể, lợi thế về địa điểm (L) là lợi thế riêng của nước nhận đầu tư giúp mang lại nhiều lợi nhuận hơn là sản xuất trong nước nhờ các điều kiện sản xuất thuận lợi Nói cách khác, lợi thế này giúp các doanh nghiệp có lợi khi tiến hành sản xuất ở nước ngoài thay vì sản xuất ở nước mình rồi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Các lợi thế về địa điểm bao gồm các lợi thế kinh tế như nguồn lực, dung lượng thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường, chi phí vận tải, cơ sở hạ tầng…; các lợi thế về văn hóa xã hội như: thái độ, quan điểm, ngôn ngữ, trình độ lao động… và các lợi thế về chính trị, pháp luật và thể chế như: sự ổn định về chính trị, chính sách của Chính phủ…

Từ các lý thuyết trên, có thể thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng quyết định đầu tư vào một quốc gia hơn nếu như quốc gia đó có các lợi thế, trong đó có lợi thế về lao động (trình độ lao động và năng suất lao động cao, chi phí lao động rẻ) để tối đa hóa lợi nhuận của mình

Trang 21

2.3 Tổng quan các công trình có liên quan

Lý thuyết về mối quan hệ giữa lao động và FDI đã được đề cập trong các lý thuyết về quy mô thị trường, lý thuyết về phương thức thâm nhập và lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm do Vernon (1966) xây dựng Các nghiên cứu của Dunning (1977, 1979, 1981, 1988, 1996, 1998, 2000, 2001) cũng đã đưa ra lý thuyết về sản xuất quốc tế với mô hình OLI, xây dựng và kế thừa những ưu điểm của các lý thuyết khác về đầu tư trực tiếp nước ngoài Những lý thuyết này cung cấp những hiểu biết hữu ích để giải thích các hoạt động đầu tư quốc tế giữa các quốc gia và cung cấp cơ sở lý luận cho nhiều nghiên cứu khác

2.3.1 Các nghiên cứu về tác động của trình độ lao động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trình độ lao động là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào một quốc gia Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các quốc gia có nhiều cơ hội hơn để phát triển trình độ lao động, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức về cạnh tranh với lực lượng lao động của các nước khác trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá mức độ tác động của trình độ lao động đến dòng FDI chảy vào một quốc gia Cụ thể, các bài nghiên cứu bao gồm:

Tác giả Aradhna Aggarwal (2015) với bài nghiên cứu “The Influence of Labour Markets on FDI: Some Empirical Explorations in Export Oriented and Domestic Market Seeking FDI Across Indian States” đã sử dụng phương pháp ước lượng PCSE để xem xét mối quan hệ giữa tính cứng nhắc của thị trường lao động và FDI Aradhna đã đưa vào mô hình một số biến độc lập liên quan đến trình độ lao động như chỉ số phát triển, phổ cập giáo dục bậc cao và đã chỉ ra rằng tính cứng nhắc của thị trường lao động có tương quan nghịch với dòng FDI vào 25 bang của Ấn Độ trong giai đoạn 1991 - 2001

Faqin Lin (2011) trong bài “Labor Quality and Inward FDI: A Firm‐level Empirical Study in China” đã nghiên cứu tác động của chất lượng lao động đến việc thu hút FDI vào 29 ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc trong năm 2004 Bằng phương pháp hồi quy IV-GMM và mô hình phi tham số, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng lao động được đo bằng giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong quyết định phân bổ FDI ở Trung Quốc, nhưng kinh nghiệm làm việc của lao động thì có ảnh hưởng đáng kể hơn trong việc thu hút

Trang 22

FDI Ngoài ra, chất lượng lao động cũng tác động nhiều đến việc thu hút các dòng FDI khác hơn là đối với các nhà đầu tư Hồng Kông, Macao và Đài Loan Vai trò của chất lượng lao động với dòng FDI vào Trung Quốc cũng không đồng nhất giữa các ngành công nghiệp và các tỉnh thành

Rahmah Ismail, Ishak Yussof (2019) trong bài nghiên cứu “Labour market competitiveness and foreign direct investment: The case of Malaysia, Thailand and the Philippines” đã nghiên cứu về khả năng tính cạnh tranh của thị trường có thể tác động đến dòng FDI vào các nền kinh tế ASEAN như Malaysia, Thái Lan và Philippines bằng phương pháp kiểm định trị số P Nhóm tác giả đã sử dụng các biến độc lập liên quan đến trình độ lao động như Số lượng nhân công có tay nghề và chuyên môn và Số lượng nhân công có năng lực quản lý để đưa vào mô hình các nhân tố tác động đến dòng FDI Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng dòng FDI vào nước chủ nhà phụ thuộc vào rất nhiều khía cạnh của thị trường lao động, đồng thời các nhân tố thúc đẩy dòng FDI vào là khác nhau ở mỗi quốc gia

Lei Hou, Qi Li, Yanfei Wang, Xintong Yang (2021) trong “Wages, labor quality, and FDI inflows: A new non-linear approach” đã nghiên cứu tác động của tiền lương và chất lượng lao động đối với dòng FDI vào 29 tỉnh thành của Trung Quốc giai đoạn 1993 - 2018 Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình gồm biến phụ thuộc là FDI chảy vào các tỉnh thành mỗi năm cùng 8 biến độc lập trong đó có chất lượng lao động và đưa ra kết quả nghiên cứu: Khi chất lượng lao động thấp, các doanh nghiệp FDI sẽ ưa chuộng những nơi có mức lương cao để tìm lao động chất lượng cao hơn Khi chất lượng lao động cao, họ lại ưu tiên những nơi có mức lương thấp để giảm thiểu chi phí lao động Ảnh hưởng cận biên của chất lượng lao động lên dòng FDI vào nói chung là giảm khi cơ số mức lương tăng lên

Nhóm tác giả Cleeve, Debrah và Yiheyis (2015) thực hiện nghiên cứu “Human Capital and FDI Inflow: An Assessment of the African Case” nhằm đánh giá vai trò của vốn con người đối với dòng vốn FDI, và các nhân tố khác trong việc xác định mức độ thu hút đầu tư vào vùng cận Sahara và điều tra xem liệu sự thay đổi trong các yêu cầu về địa điểm qua thời gian có đòi hỏi sự sẵn có của lực lượng lao động chất lượng cao tại các nước nhận đầu tư trong khu vực hay không Bằng việc sử dụng các phương pháp ước lượng của hồi quy

Trang 23

tuyến tính cùng với dữ liệu tại 35 quốc gia khu vực cận Sahara, châu Phi giai đoạn 1980 - 2012, nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng của nguồn vốn nhân lực lên FDI là tích cực và đáng kể Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra các kiến nghị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu hút đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài có giá trị cao

Trong bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” đăng trên báo Kinh tế và Quản lý, tác giả Nguyễn Thị Kim Nguyên (2023) đã sử dụng quy trình gồm hồi quy OLS, hồi quy FEM, hồi quy REM, hồi quy FGLS để thực hiện nghiên cứu trên quy mô 6 nước ASEAN gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2020 Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng cải thiện vốn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất cải thiện khả năng thu hút FDI đến nước nhận đầu tư Các doanh nghiệp FDI thường lựa chọn quốc gia có lợi thế về chất lượng nguồn nhân lực nhằm có thể đáp ứng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Qua đó, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho các quốc gia nhóm ASEAN 6 nói chung và Việt Nam nói riêng

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh (2016) trong bài nghiên cứu “Regional Determinants of FDI Location in Vietnam” đã tiến hành nghiên cứu về các nhân tố quyết định dòng FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2012 bằng mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên Tác giả đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng đáng kể của các nhân tố trong đó có chất lượng lao động đến việc chỉ định địa điểm đầu tư trực tiếp giữa các tỉnh thành của Việt Nam

Nhóm tác giả Ngô Vi Dũng, Đào Thị Bích Thủy và Nguyễn Ngọc Thắng (2018) với nghiên cứu “Economic and non-economic determinants of FDI inflows in Vietnam: a sub-national analysis - Post Communist Economies” đã nghiên cứu các nhân tố quyết định dòng FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2013 và kết luận rằng các nhân tố quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động, thể chế chính sách và quy hoạch là các nhân tố chính quyết định đến dòng FDI vào Việt Nam

Nhóm tác giả Ngô Minh Ngọc và cộng sự (2020) đã sử dụng phương pháp hồi quy GMM, PMG để nghiên cứu các nhân tố quyết định đến FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019 Các tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc là FDI và các biến độc

Trang 24

lập gồm GDP, lực lượng lao động, lao động lành nghề, chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, sự ổn định kinh tế vĩ mô Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng lao động lành nghề có tác động tích cực đến dòng FDI vào Việt Nam và các tác giả cũng đề xuất rằng Việt Nam nên dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng các chính sách cải thiện trình độ lao động

Các bài nghiên cứu trên đã cho thấy mức độ ảnh hưởng nói chung của trình độ lao động đến dòng FDI vào một quốc gia bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau Bên cạnh các nhân tố liên quan đến lao động, các bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến dòng FDI cũng như quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, những nhân tố liên quan đến lao động còn chung chung và số lượng còn hạn chế Một số tác giả cũng đã đề ra các kiến nghị cần thiết để phát triển lực lượng lao động nhằm thúc đẩy hoạt động thu hút FDI

Ủng hộ các quan điểm và kết quả của các nghiên cứu trên, giả thuyết thứ nhất được đề xuất về tác động tích cực của trình độ lao động đến dòng FDI Cụ thể:

Giả thuyết 1: Trình độ lao động có tác động tích cực đến dòng FDI tại nước đang

phát triển

2.3.2 Các nghiên cứu về tác động của năng suất lao động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp khác nhau để đánh giá mức độ tác động của năng suất lao động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia Các bài nghiên cứu bao gồm:

Nhóm tác giả Luhur Selo Baskoro, Yonsuke Hara, Yoshihiro Otsuji (2019) với bài nghiên cứu “Labor Productivity and Foreign Direct Investment in the Indonesian Manufacturing Sector” đã nghiên cứu các yếu tố quyết định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất của Indonesia, tập trung vào tác động của năng suất lao động đến dòng vốn FDI từ năm 2001 đến năm 2014 Việc phân tích sử dụng mô hình OLI được Dunning (1980, 1988, 2001) xây dựng và kế thừa những ưu điểm của các lý thuyết khác về đầu tư trực tiếp nước ngoài, để giải thích FDI của các doanh nghiệp đa quốc gia Kết quả thực nghiệm cho thấy năng suất lao động, tiền lương và xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng thu hút FDI Năng suất lao động và xuất khẩu có mối quan hệ cùng

Trang 25

chiều với FDI, trong khi tiền lương nghịch biến với dòng vốn FDI vào ngành sản xuất trong thời gian nghiên cứu Kết quả cũng cho thấy dòng vốn FDI vào lĩnh vực này có xu hướng hướng tới mục tiêu những ngành không sử dụng nhiều lao động hơn là những ngành sử dụng nhiều lao động

Tác giả Sharmin Akter & Md Bazlur Rahman (2023) trong bài nghiên cứu “Significance of Labor Productivity and Labor Cost on Foreign Direct Investment: Evidence from Bangladesh Textile Sector” đã thực hiện đánh giá tác động của năng suất lao động và chi phí lao động đến dòng vốn FDI vào ngành dệt may Bangladesh, nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý từ các nước kém phát triển đến đang phát triển trong việc hoạch định chính sách, từ đó thu hút thêm dòng vốn FDI nói chung và trong ngành dệt may nói riêng Nghiên cứu cho thấy dòng vốn FDI vào ngành dệt may của Bangladesh chịu tác động đáng kể bởi chi phí lao động, năng suất lao động, cơ sở hạ tầng, tăng trưởng thị trường và quy mô thị trường Trong đó năng suất lao động làm tăng mức năng suất của sản phẩm và việc tăng mức lương giúp tăng năng suất lao động thông qua việc hình thành vốn và điều chỉnh lương lao động

Tác giả Hong Hiep Hoang (2012) với đề tài “Foreign direct investment in Southeast Asia: Determinants and spatial distribution” đã phân tích các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI vào các nước trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1991 – 2009 Kết quả cho thấy quy mô thị trường, độ mở của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng chất lượng, vốn nhân lực, năng suất lao động là những yếu tố chính có tác động tích cực về dòng vốn FDI Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra rằng lao động giá rẻ không giúp thu hút FDI vào khu vực, bởi các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến năng suất lao động Họ luôn quan tâm đến lao động có tay nghề, năng suất lao động thay vì chi phí lao động danh nghĩa thấp Thậm chí, họ sẵn sàng trả lương cao để đạt được năng suất lao động cao hơn vì mục tiêu cuối cùng của họ là tiền lương tương đối chứ không phải tiền lương danh nghĩa Vì vậy, lao động giá rẻ không phải là lợi thế trong thu hút dòng vốn FDI vào ASEAN Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng định hướng chiến lược của các nước ASEAN trong thu hút FDI là nâng cao nhanh chất lượng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề

Trang 26

Các bài nghiên cứu trên đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và chỉ ra mối quan hệ giữa năng suất lao động đến dòng FDI vào một quốc gia Tuy nhiên khi đặt cạnh các nhân tố khác tác động tới FDI thì ảnh hưởng của năng suất lao động chưa được làm rõ mà mới chỉ được đề cập một cách khái quát Trong đó, các tác giả cũng đã đưa ra các đề xuất, kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế

Từ góc độ kinh tế vĩ mô các địa phương, nghiên cứu này ủng hộ tác động tích cực của năng suất lao động đến dòng FDI vào các địa phương Giả thuyết thứ hai được đề xuất như sau:

Giả thuyết 2: Năng suất lao động có tác động tích cực đến dòng FDI tại nước đang

phát triển

2.3.3 Các nghiên cứu về tác động của chi phí lao động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà khoa học trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu về dòng vốn đầu tư trực tiếp Trong đó, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chi phí lao động trong nền kinh tế của một quốc gia có tác động đáng kể đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào quốc gia đó Cụ thể:

Nhóm tác giả Christian Bellak, Markus Leibrecht và Aleksandra Riedl (2006) trong bài nghiên cứu “Labour costs and FDI flows into Central and Eastern European Countries: A survey of the literature and empirical evidence”, đã chỉ ra rằng chi phí đơn vị lao động cao cũng như tổng chi phí lao động cao có ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các quốc gia Trung và Đông Âu (CEEC) trong giai đoạn 1995 - 2003 Cụ thể, việc tăng chi phí lao động đơn vị thêm một điểm phần trăm sẽ dẫn đến giảm vốn đầu tư nước ngoài lên tới 2,7% Điều này cũng phản ánh thực tế, khi việc lựa chọn địa điểm rót vốn của nhà đầu tư có khả năng bị chi phối bởi chi phí lao động tại các nước này

Tác giả Evangelos Kalfelis (2019) cũng có phát hiện tương tự trong nghiên cứu “FDI flows into the OECD countries The impact of labor costs” Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất làm cho một quốc gia trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty đa quốc gia là chi phí lao động thấp Nghiên cứu lập luận rằng phần lớn dòng vốn FDI giữa các nước OECD một phần được thúc đẩy bởi việc các nhà đầu tư nước ngoài theo đuổi chi phí sản xuất và chi phí lao động cơ bản ở mức thấp tối ưu và bị

Trang 27

ảnh hưởng bởi chi phí lao động gia tăng tại chính quốc gia sở tại Kết quả cho thấy tác động của chi phí lao động mạnh hơn đáng kể ở các nền kinh tế mới nổi so với các nước có nền kinh tế chú trọng vào lực lượng lao động trình độ cao Thực tế, nhiều quốc gia phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung lao động do một lượng thành phần có trình độ cao di chuyển đến các nước có mức lương cao hơn và cơ hội nghề nghiệp tốt hơn Đây cũng là một vấn đề đáng xem xét khi nói đến thực trạng nguồn lao động của các nước đang phát triển, khi nhiều nguyên nhân khiến yếu tố chi phí lao động thấp dần không còn là lợi thế giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Trong nghiên cứu “Relationship of Labour costs and Labour productivity with Foreign direct investment in the V4 countries”, nhóm tác giả Hudáková J., Papcunová V., Štubňová M và Urbaníková M (2020) đã phân tích ảnh hưởng của chi phí lao động và năng suất lao động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia V4 bao gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Slovakia Theo đó, mối quan hệ giữa các nhân tố này khác nhau trong từng quốc gia Tại Ba Lan, sự phụ thuộc giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với hai biến chi phí, năng suất là không đáng kể Tại Cộng hòa Séc, dòng vốn này tăng khi năng suất và chi phí lao động đồng thời tăng Ngược lại, trường hợp của Cộng hòa Slovakia lại nhận thấy vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm khi các yếu tố về chi phí và năng suất tăng Còn đối với Hungary, yếu tố chi phí lao động có tác động không lớn tới dòng vốn trực tiếp nước ngoài, trong khi ảnh hưởng của năng suất lao động lại khá lớn Những khác biệt trên mở ra ý tưởng về việc xem xét những yếu tố và điều kiện đặc thù khác nhau trong thị trường lao động có ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đặt trong môi trường kinh doanh của từng quốc gia như thế nào

Nhóm tác giả Bahar Bayraktar-Saglam & Selin Sayek Boke (2017) với bài nghiên cứu “Labor Costs and Foreign Direct Investment: A Panel VAR Approach” đã xem xét mối tương tác nội sinh giữa chi phí lao động và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước OECD thông qua phương pháp GMM hệ thống trong giai đoạn 1995–2009 Những phát hiện thực nghiệm đã cho thấy rằng cơ cấu ngành của FDI và cơ cấu chi phí lao động đóng vai trò quan trọng trong điều tra mối liên hệ giữa chi phí lao động và FDI Kết quả nghiên

Trang 28

cứu đã cho thấy các chính sách thị trường lao động nên tập trung vào các công cụ nâng cao năng suất lao động

Julian Donaubauer, Christian Dreger (2018) trong bài nghiên cứu “The End of Cheap Labour: Are Foreign Investors Leaving China?” đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của tiền lương đến FDI vào Trung Quốc Nghiên cứu đã cho thấy tiền lương lao động có tương quan nghịch mạnh mẽ với dòng FDI vào Trung Quốc Trong khi đó, sự tăng vọt của tiền lương tại Trung Quốc đã cải thiện khả năng thu hút FDI của các nước láng giềng có thu nhập thấp Bài viết còn cung cấp số liệu phản ánh thực trạng việc tiền lương tăng đã làm thay đổi sự phân bổ FDI vào các tỉnh thành ở Trung Quốc

Mức độ ảnh hưởng của chi phí lao động đến dòng FDI đã được trình bày trong các bài nghiên cứu trên bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau Các tác giả cũng đã đề ra các đề xuất, giải pháp để cải thiện hiệu quả thu hút FDI trong trường hợp chi phí lao động tăng gây cản trở hoạt động này Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu một cách khái quát tác động của chi phí lao động đến dòng FDI chứ chưa phân tích mối quan hệ của chi phí lao động và FDI ở cấp độ địa phương

Nghiên cứu này ủng hộ quan điểm và kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trên Do đó, giả thuyết thứ ba được đề xuất như sau:

Giả thuyết 3: Chi phí lao động có tác động tiêu cực đến dòng FDI tại nước đang phát

triển

2.3.4 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu

Trên thế giới và trong nước đã có một số công trình nghiên cứu tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động đến dòng FDI vào một quốc gia Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế về số lượng và phạm vi nghiên cứu Tại Việt Nam, có không nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thị trường lao động đến thu hút FDI, đặc biệt là các yếu tố cụ thể như trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động Ngoài ra, có rất ít các nghiên cứu được thực hiện trên giai đoạn 2018 – 2022, do đó số liệu chưa được cập nhật và các nhận định, đề xuất được đưa ra có thể đã không còn phù hợp với tình hình thực tế nhiều biến động hiện nay Những khoảng trống nghiên cứu này càng trở nên cấp thiết khi đa số các nhà nghiên cứu đều tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các quốc gia hoặc ở

Trang 29

cấp độ quốc gia Do đó, bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu ở cấp độ địa phương của Việt Nam – một quốc gia đang phát triển nhằm thu thập số lượng dữ liệu đủ lớn để tiến hành phân tích định lượng, từ đó kiểm định tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động đến dòng FDI ở cấp độ địa phương, vào các tỉnh thành Việt Nam

Trang 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để đánh giá tác động của trình độ lao động, năng suất lao động và chi phí lao động đến dòng FDI vào Việt Nam, bài nghiên cứu tiếp cận phân tích ở cấp độ địa phương Do đề tài nghiên cứu cần sử dụng dữ liệu trên phạm vi một quốc gia nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khó có thể thực hiện được Vì vậy, nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp đã được công bố để tiến hành phân tích Số liệu được thu thập từ các niên giám thống kê Việt Nam do Tổng cục Thống kê phát hành và số liệu do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thống kê trong giai đoạn 2018 – 2022 Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp chính thống, được cung cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước nên đảm bảo tính chính xác, có độ tin cậy cao Dữ liệu sau đó được chọn lọc, loại bỏ tất cả các năm có dữ liệu không đầy đủ, hình thành mẫu nghiên cứu gồm dữ liệu của 63 tỉnh/thành với tổng số lượng 315 năm quan sát trong giai đoạn 2018 – 2022 Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê mô tả để phản ánh về tác động của các nhân tố đến dòng FDI vào các địa phương tại Việt Nam

3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

- Phương pháp thống kê:

Thống kê các dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2018 – 2022 để phục vụ cho quá trình phân tích

- Phương pháp tổng hợp:

Sử dụng để thống kê, tổng kết các thông tin, số liệu về các yếu tố liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp phân tích:

Sau khi thu thập đủ dữ liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy, những số liệu này được tiến hành phân tích bằng phần mềm STATA Cụ thể bao gồm:

Thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được trong quá trình thực hiện nghiên cứu Các chỉ tiêu như giá trị trung bình, giá trị lớn

Trang 31

nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn sẽ cho thấy cái nhìn khái quát về tình hình thực tế của đối tượng nghiên cứu và các yếu tố liên quan

Phân tích tương quan

Đây là phương pháp được sử dụng để đo lường mối liên quan giữa các biến với nhau Từ đó có thể tính toán và dự báo được sự thay đổi của một biến dựa vào thông tin về các biến liên quan đó

Phân tích hồi quy

Phương pháp này được sử dụng để tìm ra mối quan hệ của biến phụ thuộc vào các biến độc lập bằng một phương trình phù hợp nhất với các kết quả quan sát

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: thực hiện hồi quy OLS, hồi quy FEM, hồi quy REM để chọn ra mô hình hồi quy tối ưu nhất Sau đó tiến hành đánh giá hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi và thực hiện hồi quy FGLS để sửa chữa các hiện tượng tự tương quan và/hoặc phương sai thay đổi

3.3 Mô hình nghiên cứu

Dựa theo các nghiên cứu trước, mô hình nghiên cứu được phát triển từ mô hình gốc của Cleeve và cộng sự (Cleeve et al., 2015)

Bài nghiên cứu sử dụng 08 biến độc lập để kiểm định tác động tới biến phụ thuộc FDI,

cụ thể:

Bảng 1: Các biến trong mô hình hồi quy

là tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%) tại địa phương i năm t, i lần lượt là 63 tỉnh thành, t = 2018 đến 2022;

Năng suất

lao động NSit là năng suất lao động (triệu đồng/người) tại địa phương i năm t, i lần lượt là 63 tỉnh thành, t = 2018 đến 2022;

Trang 32

Chi phí lao

động CPit

là thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh theo nguồn thu từ tiền lương, tiền công (nghìn đồng) tại địa phương i năm t, i lần lượt là 63 tỉnh thành, t = 2018 đến 2022; Tổng sản

phẩm GRDPit

là tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (triệu đồng) tại địa phương i năm t, i lần lượt là 63 tỉnh thành, t = 2018 đến 2022;

Lực lượng

lao động LLit

là lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (nghìn người) tại địa phương i năm t, i lần lượt là 63 tỉnh thành, t = 2018 đến 2022; Cơ sở hạ

tầng CSHTit

là khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường thủy (triệu tấn.km) tại địa phương i năm t, i lần lượt là 63 tỉnh thành, t =

là số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm tại địa phương i năm t, i lần lượt là 63 tỉnh thành, t = 2018 đến 2022

Bảng 2: Kỳ vọng xu hướng tác động của 03 biến độc lập “Trình độ lao động”, “Năng suất lao động” và “Chi phí lao động” lên biến phụ thuộc

Tên biến Kỳ vọng xu hướng tác động đến biến phụ thuộc

Ghi chú: (+): Tác động cùng chiều; (-): Tác động ngược chiều

Phương trình hồi quy được viết như sau:

FDIit = 0i + 1TDit + 2NSit + 3CPit + 4GRDPit + 5LLit + 6CSHTit + 7PCIit + 8CTit + it

Trang 33

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ LAO ĐỘNG

TẠI VIỆT NAM

4.1 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Trong giai đoạn 2018 – 2022, dòng FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng trưởng theo thời gian Nhìn chung trong giai đoạn này, dù gặp phải khó khăn do những biến động của nền kinh tế thế giới do dịch Covid-19, song tổng vốn FDI đăng ký bình quân mỗi năm vẫn đạt 32,18 tỷ USD; tổng vốn FDI thực hiện bình quân mỗi năm đạt khoảng 20,32 tỷ USD Ngoài ra, số dự án cấp mới bình quân mỗi năm cũng đạt khoảng 2645 dự án

Biểu đồ 4.1 Dòng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022

Năm 2018, dòng FDI vào Việt Nam giảm nhẹ do tác động từ tình hình căng thẳng leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và sau đó tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt tới 38 tỷ USD vốn đăng ký và 20,38 tỷ vốn thực hiện vào năm 2019 Đến năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại nặng nề, các chính sách phong tỏa, cách ly xã hội đã gây ra sự đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, theo đó các dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng giảm mạnh, đặc biệt là dòng FDI Do nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng Tổng vốn đăng ký và thực hiện đều giảm đáng kể: vốn

Trang 34

đăng ký giảm xuống 28,53 tỷ còn vốn thực hiện giảm xuống còn 19,98 tỷ Sau đó, do các chính sách của Chính phủ, dịch bệnh được kiểm soát và Việt Nam đã thu hút được 31,15 tỷ vốn FDI đăng ký trong năm 2021 Tuy nhiên, do các dư âm của suy thoái kinh tế do dịch bệnh và các biến động, tình hình căng thẳng leo thang về chính trị trên thế giới, các nhà đầu tư có xu hướng cân nhắc kỹ hơn trong quyết định đầu tư ra nước ngoài, vì vậy số vốn FDI đăng ký lại giảm

Vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2022 tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021 Tuy không phải là mức tăng cao nhất trong năm so với cùng kỳ, song đây là tín hiệu tốt cho thấy các doanh nghiệp đang dần phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau đại dịch Xét tổng vốn đầu tư, do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu giảm sút Sự không chắc chắn của nhà đầu tư và tình trạng rủi ro do ảnh hưởng của xung đột chính trị toàn cầu, áp lực lạm phát tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng đang gây áp lực giảm đáng kể lên FDI toàn cầu trong năm 2022, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam Bên cạnh đó, năm 2022 không có nhiều các dự án lớn như năm 2021, các nhà đầu tư đã chững lại các quyết định đầu tư lớn để chờ tình hình ổn định hơn Tuy nhiên, niềm tin của một số đối tác đối với kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn được khẳng định thông qua các quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu của nhà đầu tư nước ngoài Nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn trong năm 2022

Trang 35

Biểu đồ 4.2 Quan hệ giữa tổng vốn FDI thực hiện và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2018 – 2022

Có thể thấy, vốn FDI thực hiện có xu hướng biến động theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Do đó từ sau năm 2019, vốn FDI bắt đầu giảm Song, nhờ có các biện pháp đối phó và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng giảm chậm lại trong năm 2021 và nhanh chóng tăng lên trong năm 2022 Theo đó, vốn FDI cũng chỉ giảm nhẹ trong năm 2021 và sau đó lại tăng mạnh, đạt tới 22,4 tỷ USD vào năm 2022, tăng gần 13,5% Đây cũng là lượng vốn FDI thực hiện cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2022

Xét theo đối tác đầu tư, đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong năm 2022 Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 39,7% so với cùng kỳ 2021 Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, chiếm gần 17,3% tổng vốn đầu tư, tăng 22,7% so với cùng kỳ Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn, mua cổ phần nhiều nhất trong 10 tháng năm 2022 (chiếm 20,4% số dự án mới, 32,6% số lượt điều chỉnh và 34,1% số lượt góp vốn, mua cổ phần)

Trang 36

Biểu đồ 4.3 FDI vào Việt Nam theo đối tác năm 2022

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Xét theo ngành, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,26 tỷ USD và gần 1,29 tỷ USD Còn lại là các ngành khác Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25,1% và 16,3% tổng số dự án

Trang 37

Biểu đồ 4.4 Cơ cấu FDI vào Việt Nam năm 2022 theo ngành

Xét theo địa phương, đến nay, dòng FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh thành trên cả nước Hiện tại FDI vào Việt Nam tập trung nhiều ở các vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương có tiềm năng thế mạnh phát triển, những địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn lao động dồi dào và chất lượng hơn thu hút FDI tốt hơn, như vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng Cụ thể, năm 2022, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép vào Đông Nam Bộ là 10,87 tỷ USD còn vùng Đồng bằng sông Hồng là 11,28 tỷ USD Đứng đầu về thu hút FDI là TP Hồ Chí Minh với 4,47 tỷ USD và 986 dự án, sau đó là Bình Dương với 3,18 tỷ USD và 69 dự án; Quảng Ninh với 2,37 tỷ USD và 9 dự án

Bảng 3 10 địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước năm 2022

Trang 38

Để đạt được các thành tựu trong thu hút đầu tư, không thể không kể đến nỗ lực của các trung tâm xúc tiến đầu tư tại địa phương với các hoạt động hướng tới “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” Trong ,hững năm qua, với chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác kế hoạch và đầu tư của địa phương, lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư các tỉnh/thành đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư chất lượng cao vào các khu công nghiệp mới đi vào hoạt động Trong đó, thu hút và phát triển mạnh công nghiệp theo chiều sâu, công nghiệp công nghệ cao, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ và giảm tỷ trọng gia công Để tăng sức hút đầu tư, các trung tâm xúc tiến đầu tư còn mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương, đơn vị thông qua việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa các tỉnh/thành, thành lập các đoàn công tác đi tìm hiểu cơ hội hợp tác và xúc tiến đầu tư tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ Ngoài ra, các địa phương cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời, tăng cường cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, gắn cải cách hành chính với xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp Bên cạnh đó, các địa phương như Bắc Ninh, Hải Phòng cũng đã chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến, thu hút đầu tư; thường xuyên tổ chức các chương trình đối thoại, hội nghị, hội thảo với các hiệp hội đầu tư, hiệp hội ngành hàng, các nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước nhằm quảng bá các lợi ích cho nhà đầu tư, kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan