Tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng tại công ty niêm yết chứng khoán Tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng tại công ty niêm yết chứng khoán Tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng tại công ty niêm yết chứng khoán Tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng tại công ty niêm yết chứng khoán
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Thận trọng là một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản và là một yêu cầu được nhắc đến khá nhiều trong hoạt động kế toán Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng đến việc xác định giá trị các yếu tố trình bày trên BCTC, từ đó ảnh hưởng đến tính trung thực, đáng tin cậy và hữu ích của thông tin kế toán Tầm quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc này đã được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ghi nhận khi đưa khái niệm thận trọng vào Khung khái niệm cũng như yêu cầu thực hiện nguyên tắc thận trọng hiện diện nhiều trong các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) cụ thể Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thực tiễn công tác kế toán đã cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện nguyên tắc này khi đánh giá giá trị, lập và trình bày các yếu tố trên BCTC.
Khái niệm thận trọng (conservatism/prundence) lần đầu tiên được IASB đưa vào Khuôn khổ về lập và trình bày BCTC năm 1989 và được xem là một yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán Việc áp dụng nguyên tắc thận trọng sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy (Reliability) của thông tin kế toán, từ đó ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của các đối tượng sử dụng thông tin BCTC Do trong quá trình lập và trình bày BCTC có thể phát sinh các giao dịch, sự kiện không chắc chắn như: khoản nợ phải thu có thể không thu hồi được, tài sản có thể bị giảm giá trị thị trường, chi phí trả trước liên quan đến nhiều kỳ kế toán, lợi thế thương mại của doanh nghiệp,…Trong tình huống đó, nhằm hạn chế hiện tượng doanh nghiệp phản ánh không đúng thực tế tình hình tài chính hay kết quả kinh doanh, như: định giá thấp nợ phải trả, đánh giá cao giá trị tài sản… IASB yêu cầu kế toán phải cân nhắc cẩn trọng trong việc đánh giá, ghi nhận và trình bày các yếu tố không chắc chắn Sự cân nhắc cẩn trọng là để sao cho tài sản và thu nhập không bị thổi phồng (không bị đánh giá quá cao), trong khi chi phí và nợ phải trả không bị đánh giá quá thấp Đồng thời có sự bất cân xứng đối với thời điểm ghi nhận thông tin tốt và thông tin xấu của doanh nghiệp Theo đó, thông tin tốt (tăng doanh thu, tăng tài sản…) chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, còn thông tin xấu (tăng chi phí, giảm tài sản…) sẽ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng xảy ra Sự bất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin này giúp cảnh báo sớm cho nhà đầu tư về khả năng mất vốn, cảnh báo sớm tình hình bất lợi cho cổ đông, tăng tính hữu ích của BCTC.
Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán: cho phép ban giám đốc phát hiện sớm các dự án có giá trị hiện tại âm (Ball, 2001), và tăng cơ hội đầu tư trong tương lai (Garcia Lara và cộng sự,
2009), hạn chế hành vi cơ hội của nhà quản lý (Watts, 2003; Chen và cộng sự, 2007), giảm việc quản trị lợi nhuận (Watts, 2003), tăng giá trị doanh nghiệp (Watts và Zuo, 2012)…Tuy nhiên trong thực tế, doanh nghiệp có thể lợi dụng việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán như một công cụ để tạo ra các thông tin trên BCTC theo ý muốn chủ quan với nhiều mục đích khác nhau, như doanh nghiệp “cố tình” tạo quỹ chìm, hoặc lập dự phòng quá mức, cố ý trì hoãn ghi nhận lãi…Bên cạnh đó, sự bất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin sẽ ảnh hưởng đến tính trung lập của thông tin kế toán, gây ra nhiều tranh
11 cãi về ảnh hưởng của việc thực hiện nguyên tắc này Ví dụ khi doanh nghiệp trì hoãn ghi nhận thu nhập tiềm năng sẽ làm cho nhà đầu tư đánh giá thấp về doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quyết định nắm giữ cổ phiếu của cổ đông cũng như quyết định đầu tư Do đó IASB đã loại bỏ khái niệm thận trọng ra khỏi Khung khái niệm trong bản sửa đổi năm
2010 Tuy nhiên sự sửa đổi này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều do ảnh hưởng của việc không cẩn trọng cân nhắc khi đánh giá các giao dịch, sự kiện không chắc chắn của doanh nghiệp Và trên thực tế, mặc dù không tồn tại khái niệm thận trọng trong Khung khái niệm nhưng yêu cầu thận trọng vẫn hiện diện trong việc ghi nhận, xác định giá trị và công bố thông tin (IAS 2, IAS16, IAS 19, IAS 36, IAS 37, IAS 39, IAS 40, IFRS 2, IFRS 4, IFRS 5, IFRS 7, IFRS 9) Vì vậy trong bản dự thảo sửa đổi Khung khái niệm của IASB năm 2015, nguyên tắc thận trọng đã một lần nữa được đưa vào.
Từ vài trò của việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán cũng như những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thực hiện nguyên tắc này, cần có cơ chế giám sát việc thực hiện từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Đúng từ góc độ bên trong doanh nghiệp, đặc điểm quản trị công ty là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán QTCT xuất phát từ sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp, tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối quan hệ ủy quyền (principle-agent) trong công ty, ngăn ngừa, hạn chế những người quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác hoặc làm thất thoát nguồn lực do công ty kiểm soát QTCT tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của ban giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông và những người có lợi ích liên quan Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp thiết lập một cơ chế QTCT tốt sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (Beekes & cộng sự (2004), Lim (2011), Lara và cộng sự
Hiện nay có hơn 200 bộ quy chế QTCT đã được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ (IFC, 2010) Do giữa các quốc gia có sự khác nhau giữa nguồn gốc các thể chế pháp luật, đặc tính văn hóa, trình độ phát triển của thị trường tài chính, do đó QTCT cũng được xây dựng để phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty liên quan đến đặc điểm của Hội đồng quản trị, đặc điểm của Ban kiểm soát, Ban giám đốc, cấu trúc sở hữu vốn của các tổ chức, cá nhân có liên quan… Mỗi một yếu tố đều ảnh hưởng đến quá trình giám sát các hoạt động trong doanh nghiệp, do đó sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán Vì vậy tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán là một trong những nội dung mà luận án quan tâm và muốn làm sáng tỏ.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu trước, mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu thực nghiệm nhằm làm rõ tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án hướng tới việc giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất , nhận diện, xác định và đo lường các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty tác động đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai , đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở mô hình của Ahmed & Duellman (2007).
Thứ ba , đánh giá tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ tư , các khuyến nghị đối với việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào thuộc đặc điểm quản trị công ty có tác động đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Đo lường các yếu tố đó như thế nào?
Câu hỏi 2: Có những mô hình nào được sử dụng để đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán?
Câu hỏi 3: Kết quả đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các CTNY trên TTCK Việt Nam theo mô hình Ahmed & Duellman (2007) như thế nào?
Câu hỏi 4: Các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty có có tác động như thế nào đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam?
Câu hỏi 5: Khuyến nghị dành cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan chức năng
Nhà nước, cơ sở giáo dục đào tạo như thế nào đối với việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn của đặc điểm quản trị công ty, việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và sự tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016.
Luận án tập trung nghiên cứu các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) Đây là các công ty có quy mô vốn lớn, có nghĩa vụ thực hiện quy chế QTCT theo các văn bản quy phạm pháp luật cũng như do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đề xuất. Bên cạnh đó, với bộ máy kế toán lớn, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán sẽ giúp tác giả có đủ thông tin để đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán Tác giả không nghiên cứu BCTC tại các công ty chưa có cổ phiếu niêm yết tại HOSE và HNX vì nghiên cứu này đòi hỏi thông tin BCTC đã được kiểm toán và báo cáo thường niên được công bố đầy đủ theo quy định bắt buộc thì dữ liệu thu thập mới có độ tin cậy.
Do đặc điểm cấu trúc tài chính đặc thù và chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định riêng của Chính phủ nên các Tổ chức Tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác) được loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu. Như vậy Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Luận án nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở dữ liệu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016 (5 năm) Lý do tác giả lựa chọn mốc thời gian của giai đoạn nghiên cứu là năm 2012 vì đây là năm đầu tiên Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 Bộ Tài chính về ‘Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng’ bắt đầu có hiệu lực Trong giai đoạn này, một số văn bản liên quan đến kế toán tài chính nói chung và nguyên tắc thận trọng nói riêng cũng được ban hành như: thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 thay thế cho quyết định 15/2006/QĐ-BTC quy định chế độ kế toán DN; Thông tư 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 sửa đổi bổ sung thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 về “hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại DN” Từ 01 tháng 8 năm 2017, Nghị định 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ thay thế cho Thông tư 121/2012, do đó đặc điểm quản trị công ty trong các CTNY trên TTCK Việt Nam có thể có những thay đổi để phù hợp với quy định mới.
Việc ban hành các văn bản pháp luật này chắc chắn sẽ làm cho các công ty niêm yết có sự thay đổi trong chế độ kế toán nói chung, trong việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán nói riêng cũng như trong việc tổ chức và thực hiện quản trị công ty.
Vì vậy, Luận án tập trung phân tích thông tin từ BCTC đã được kiểm toán, báo cáo thường niên của các công ty niêm yết cổ phiếu liên tục trên TTCK Việt Nam trong thời gian từ 2012 – 2016.
Nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau:
(1) Nghiên cứu các yếu tố của đặc điểm quản trị công ty, gồm: Quy mô của hội đồng quản trị, Sự kiêm nhiệm giữa chức danh chủ tịch HĐQT và CEO, tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính, Sở hữu của Ban giám đốc, Sở hữu của Nhà nước;
(2) Đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán trên cơ sở mô hình trong nghiên cứu của Ahmed & Duellman (2007);
(3) Nghiên cứu tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán với 4 biến kiểm soát: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời.
Khái quát phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm STATA phiên bản 14, cụ thể như sau:
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước và lý thuyết nền tảng, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và mô hình hồi quy về tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Đồng thời trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của từng mô hình đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tác giả lựa chọn mô hình phù hợp nhất với đặc điểm của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Luận án thu thập dữ liệu thứ cấp từ BCTC, báo cáo thường niên của công ty niêm yết trên HOSE và HNX từ năm 2012 – 2016 với sự hỗ trợ của công ty Vietstock vàUBCK Nhà nước Thông qua phần mềm thống kê STATA, dữ liệu được kiểm chứng
Lý luận chung về nguyên tắc thận trọng trong kế toán, đặc điểm quản trị công ty; Tổng quan nghiên cứu tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Khoảng trống nghiên cứu về tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
Mô hình hồi quy kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Thu thập, xử lý dữ liệu
Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Kiểm định mối quan hệ tương quan
Thực hiện hồi quy theo từng mô hình OLS, REM, FEM, kiểm định sự tồn tại của mô hình, khuyết tật của mô hình, lựa chọn mô hình phù hợp
Phát hiện, thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị với mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định(FEM), mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Bằng các kiểm định về sự phù hợp và khuyết tật của từng mô hình, tác giả lựa chọn mô hình phù hợp nhất và sử dụng kết quả hồi quy có được để đánh giá các giả thuyết mà luận án đặt ra, đồng thời phân tích, thảo luận và đề xuất các kiến nghị với các đối tượng sử dụng thông tin.
Khung nghiên cứu của Luận án
Hình 1.1: Khung nghiên cứu của Luận án
Nguồn: Tác giả xây dựng
Kết cấu của Luận án
Kết cấu của Luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 1 luận án trình bày lý do lựa chọn đề tài và nêu các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: mục tiêu nghiên cứu cùng câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã xác định, khái quát phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Trong chương này tác giả trình bày lý luận chung về nguyên tắc thận trọng trong kế toán (lịch sử của thận trọng kế toán, các mô hình đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán), lý luận chung về quản trị công ty Đồng thời tác giả trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và các lý thuyết nền tảng phục vụ nghiên cứu (lý thuyết thông tin bất đối xứng, lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên liên quan) từ đó xác định ‘khoảng trống’ nghiên cứu.
Chương 3: Giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
Nội dung của chương 3 bao gồm xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán được đề xuất trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết nền tảng Từ đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, phương trình hồi quy, xác định mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên thực nghiệm về tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy, mối quan hệ tương quan và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất trên cơ sở lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất để đo lường tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của từng yếu tố thuộc đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tác giả đề xuất một số khuyến nghị dành cho nhà đầu tư, nhà quản lý DN, cơ quan ban hành chính sách và các cơ sở đào tạo.
Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu các nội dung cơ bản của luận án, làm rõ sự cần thiết của chủ đề nghiên cứu và trình bày khung nghiên cứu của luận án.
Phần đầu của chương đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng trong kế toán, đặc điểm quản trị công ty và tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các CTNY trên TTCK Việt Nam Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận án đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết trong các nội dung tiếp theo Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào đánh giá tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty gồm: quy mô Hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành (CEO), tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính, Sở hữu vốn của Ban giám đốc và Sở hữu vốn của Nhà nước đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán Trong đó việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các CTNY trênTTCK Việt Nam được đo lường trên cơ sở mô hình của Ahmed & Duellman (2007).Ngoài ra, trong chương này tác giả giới thiệu tổng quát về phương pháp nghiên cứu, khung nghiên cứu của luận án, kết cấu các chương của luận án.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN
Lý luận chung về nguyên tắc thận trọng trong kế toán
2.1.1 Lịch sử nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Nguyên tắc kế toán là những chuẩn mực, quy ước, yêu cầu, hướng dẫn cơ bản nhất mà tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện trong việc ghi nhận, đo lường các yếu tố tài chính để lập BCTC nhằm đạt được mục tiêu dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh Mục tiêu của những nguyên tắc kế toán chung là tạo tính thống nhất cho các BCTC.
Thận trọng (prudence/conservatism) là một nguyên tắc (quy ước) phổ biến và xuất hiện từ khá lâu trong kế toán, ảnh hưởng đến cả lý thuyết và thực hành kế toán Sterling
(1967) mô tả nguyên tắc thận trọng trong kế toán (ACC): “là nguyên tắc cổ xưa nhất và có lẽ là nguyên tắc phổ biến nhất của định giá kế toán”.
Trong nghiên cứu của Basu (1997) đã cho thấy ACC có thể đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử của kế toán Vào trước những năm 1900, ACC chủ yếu tập trung vào Bảng Cân đối kế toán Đầu tiên vào thế kỷ XIV, trong cuốn sách của Walter of Henley viết về vấn đề quản lý bất động sản có tựa đề ‘Husbandry’ đã đưa ra lời khuyên cho kiểm toán viên các tài khoản của lãnh chúa phải “trung thành và thận trọng” Các tài liệu khác nói về ACC bắt đầu có từ những năm đầu thế kỷ XV Penndorf (1933) kiểm tra hồ sơ của một doanh nhân Tuscan là Francesco di Marco of Prato (1358-1412) và đã chứng minh rằng ông ấy đã đánh giá giá trị hàng tồn kho của mình thấp hơn so với giá phí hoặc thấp hơn giá trị thị trường của nó Ông đưa ra dẫn chứng một khoản tổn thất vào năm 1406 như sau: “bởi vì chúng tôi không còn coi trọng chúng như ban đầu từ khi giá của chúng giảm xuống”, những khoản tổn thất vào năm 1406 và 1408 đều do những nông cụ (công cụ) bị giảm giá trị trong năm.
Savary (1675) là người đầu tiên đề xuất nguyên tắc giá trị thấp hơn giá gốc hoặc giá trị thị trường (lower-of-cost-or-market principle) trong bài viết đầu tiên về kế toán.Ông đã phát biểu rằng nếu một hàng hóa bắt đầu trở nên xấu đi, hoặc lạc hậu so với thời đại thì ông ấy cần tìm một nhà máy hoặc người bán buôn có giá thấp hơn 5% so với giá trị trước đó vì giá của nó phải giảm xuống mức giá này Tuy nhiên trong nghiên cứu củaVance (1943) tìm thấy một số tài liệu kế toán trước đó đã đề xuất ghi nhận giá trị hàng tồn kho theo hiện tại hơn là ghi nhận theo giá phí lịch sử trong một số trường hợp cụ thể khi mà giá trị thị trường của nó bị giảm xuống Việc định giá hàng tồn kho ở mức thấp hơn giá phí hoặc giá trị thị trường đã được đưa vào Bộ luật Thương mại của Pháp năm
1673, đưa vào bộ luật Thương mại của Đức năm 1884 (Schmalenbach, 1959) Vấn đề này thậm chí đã được mô phỏng sớm hơn ở Đức trong một dự thảo của bộ luật thương mại Đức năm 1857 (Littleton, 1941) Theo Brief (1975), trong cuốn sách viết về kế toán có tựa đề ‘The Accountant’ được xuất bản vào tháng 6 năm 1881 đã đưa ra ý kiến bàn luận về ACC và trách nhiệm của các kiểm toán viên về các ước tính kế toán như sau:
“Các ước tính trong kế toán thường là những điều thích hợp để sử dụng, khi mà chúng có liên quan tới các vấn đề chi tiết và giúp cho việc lập bảng cân đối kế toán được thực hiện nhanh hơn, tuy nhiên tất cả các ước tính sẽ tạo ra một ít bất lợi cho công ty hơn là có xu hướng khác” (Brief, 1975, trang 292).
Vào thời điểm mà Bảng Cân đối kế toán được coi là báo cáo chính và là báo cáo tài chính duy nhất được các công ty công bố thường xuyên thì ACC đã được đề cập trong các quy định của kế toán Ủy ban nguyên tắc kế toán (APB) trong tuyên bố số 4 (APB, 1970a) đã công nhận thực tế rằng: “…Tài sản và nợ phải trả trong DN thường xuyên được đo lường trong tình huống không thực sự chắc chắn Về mặt lịch sử, các nhà quản lý, nhà đầu tư và kế toán thường mong muốn rằng các lỗi có thể mắc phải trong việc đo lường giá trị thu nhập ròng và tài sản ròng có xu hướng báo cáo giảm xuống hơn là báo cáo tăng thêm Điều này dẫn đến các quy ước của thận trọng trong kế toán…”(APB, 1970a, trang 171)
SFAC 2 (FASB, 1980) dường như chấp nhận nguyên tắc thận trọng trong kế toán nên đã viết trong lời mở đầu rằng tài sản và nợ phải trả báo cáo trên bảng CĐKT phải được đánh giá, lựa chọn với cơ hội ngang nhau, nhưng phủ nhận rằng giá trị đó được thực hiện bằng cách nhận biết tất cả các tổn thất và không nhận biết các lợi ích FASB
(1980) đã mô tả ACC như sau:
“Nguyên tắc thận trọng trong kế toán là một phản ứng cẩn thận (thận trọng) đối với những điều không chắc chắn để cố gắng đảm bảo rằng những bất ổn và những rủi ro tiềm tàng trong các tình huống kinh doanh được xem xét một cách đầy đủ Vì vậy nếu có hai ước tính về số tiền được nhận hoặc phải trả trong tương lai có giá trị tương đương nhau thì ACC đề xuất sử dụng ước tính ít khả quan hơn. Tuy nhiên nếu hai giá trị này không ngang bằng nhau, ACC không bắt buộc nhất thiết phải sử dụng giá trị ít khả quan hơn ACC cũng không yêu cầu trì hoãn ghi nhận thu nhập khi đã có bằng chứng đầy đủ về sự tồn tại của nó hoặc ghi nhận tổn thất trước khi có bằng chứng đầy đủ cho thấy chúng đã thực sự phát sinh” (SFAC
SFAC 2 (FASB, 1980) cũng cho rằng nguyên tắc thận trọng trong kế toán được phát triển trong suốt khoảng thời gian mà bảng cân đối kế toán được xem là BCTC chính, các khoản lợi nhuận chi tiết hoặc kết quả hoạt động khác hiếm khi được cung cấp ra bên ngoài doanh nghiệp “Đối với chủ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác – những đối tượng chính sử dụng BCTC nằm bên ngoài doanh nghiệp – việc báo cáo giảm lợi ích của nguyên tắc thận trọng trong kế toán đã trở thành một cân nhắc phổ biến đáng mong muốn, vì càng báo cáo giá trị tài sản giảm xuống thì mức độ an toàn của tài sản đảm bảo cho các khoản vay hoặc các khoản nợ khác càng cao…” (SFAC, 1980, trang 23). Ở góc nhìn từ Bảng Cân đối kế toán, Watts và Zimmerman (1986) cho rằng nguyên tắc thận trọng trong kế toán là chỉ dẫn cho kế toán “báo cáo giá trị thấp nhất trong số các giá trị có thể có của tài sản và giá trị cao nhất đối với các khoản nợ”.
Feltham và Ohlson (1995) mô tả ACC như sau: khi đánh giá tài sản theo nguyên tắc cơ sở dồn tích thì giá trị ghi sổ luôn được đánh giá thấp hơn trong mối tương quan với giá trị thị trường của nó Beaver và Ryan (2000) đã tìm thấy sự khác biệt chắc chắn giữa giá trị ghi sổ và giá trị thị trường (có thể thông qua giá trị chênh lệch giữa giá trị ghi sổ so với giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu) có mối quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện ACC (ví dụ như chi phí R&D, chi phí quảng cáo, dự phòng, tính giá xuất kho theo phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)…).
Theo GAAP, nguyên tắc thận trọng là những chỉ dẫn yêu cầu kế toán của DN phải công bằng và hợp lý trong việc thực hiện đánh giá và đưa ra các ước tính kế toán nhằm không phóng đại cũng như không giảm bớt các chi phí và kết quả hoạt động của DN Ví dụ về nguyên tắc thận trọng trong GAAP bao gồm: ghi nhận giá trị tài sản thấp hơn giá phí hoặc nguyên tắc giá trị thị trường, ghi nhận chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo, các cáo buộc chống lại việc công nhận nội bộ giá trị lợi thế thương mại… Ở góc nhìn từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Givoly và Hyan (2000) định nghĩa ACC là sự lựa chọn một trong các nguyên tắc kế toán dẫn đến việc tối thiểu hóa của thu nhập gián tiếp tích lũy (dồn tích) Họ sử dụng sự cộng dồn của những dồn tích chênh lệch giữa kế toán theo cơ sở tiền và kế toán theo cơ sở dồn tích như là một phương pháp đo lường việc thực hiện ACC Nghiên cứu cho rằng sự chênh lệch giữa kế toán theo cơ sở tiền và kế toán theo cơ sở dồn tích đã được lũy kế một khoản lỗ lớn từ giai đoạn 1965 – 1968 và sự cộng dồn lũy kế các khoản lỗ này không thể được giải thích bằng những thay đổi về điều kiện nền kinh tế như là sát nhập, hợp nhất, hoạt động thâu tóm, tăng chi phí và trợ cấp hưu trí, tăng trưởng và lạm phát Ryan (2006) cho rằng ACC liên quan đến việc các công ty ghi nhận vào thông tin BCTC một cách kịp thời khi nhận được thông tin xấu (ví dụ tăng chi phí, giảm giá trị tài sản, tăng nợ phải trả…) nhưng không ghi nhận nhanh chóng khi nhận được tin tốt tương ứng (ví dụ giảm chi phí, tăng giá trị tài sản, tăng doanh thu hoặc thu nhập…) Kế toán thực hiện như vậy một thời gian sẽ dẫn đến việc ghi nhận không kịp thời tương xứng trong ghi nhận thông tin tốt và thông tin xấu Tính kịp thời không tương xứng này được gọi là thận trọng có điều kiện trong kế toán, hay còn gọi là ACC phụ thuộc vào tin tức (Beaver và Ryan, 2005; Ball and Shivakumar, 2005).
Khái niệm về nguyên tắc thận trọng đầu tiên thể hiện qua lời cảnh báo được đưa ra trong nghiên cứu của Bliss (1924) là: ‘không dự báo lợi ích (lợi nhuận) nhưng dự đoán tất cả các tổn thất có thể có’ Điều này ngụ ý rằng tổn thất sẽ được xác định sớm hơn nhiều, trong khi việc ghi nhận lợi nhuận được hoãn lại cho đến khi đạt được lợi nhuận thực sự Một ví dụ thường được trích dẫn của ACC là việc định giá thấp hơn so với giá trị thị trường của hàng tồn kho và chứng khoán kinh doanh Đây chính là một trong những nội dung cụ thể trong thực hành kế toán của ACC, bởi vì tổn thất từ việc giảm giá trị thị trường (tổn thất) được ghi nhận trước khi hàng được bán, những lợi ích có được từ việc giá thị trường gia tăng thì không bao giờ được công nhận trước khi việc bán hàng được diễn ra Ví dụ trên cũng thể hiện sự bất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin xấu và thông tin tốt vào BCTC Basu (1997) định nghĩa ACC là “xu hướng của kế toán đòi hỏi mức độ xác minh cao hơn để ghi nhận thông tin tốt (lợi nhuận) so với ghi nhận thông tin xấu (tổn thất hoặc chi phí)” Hay nói cách khác, kế toán có nhiều khả năng báo cáo “thông tin xấu” về dòng tiền trong tương lai hơn là “thông tin tốt” (“thông tin xấu” được ghi nhận vào BCTC một cách kịp thời hơn) Các tổn thất chưa xảy ra thường được ghi nhận nhanh hơn vào kết quả kinh doanh so với những lợi ích dự kiến có được Khái niệm Thận trọng được Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đưa vào khuôn khổ lập và trình bày BCTC năm 1989 nhằm đảm bảo tính đáng tin cậy (Reliability) của thông tin kế toán IASB giải thích về ACC là “một mức độ thận trọng trong việc đưa ra các ước tính cần thiết trong điều kiện không chắc chắn, như tài sản và thu nhập không được đánh quá quá cao và các khoản nợ, chi phí không được đánh giá thấp” (IASB, 1989, trang 37).
Trong các văn bản về kế toán được lưu giữ đã mô tả ACC rằng khi phải lựa chọn giữa hai hoặc nhiều kỹ thuật kế toán chấp nhận được thì ưu tiên lựa chọn kỹ thuật có tác động ít nhất đến vốn chủ sở hữu Cụ thể hơn, ACC ngụ ý rằng tốt nhất là nên báo cáo giá trị thấp nhất có thể có của giá trị tài sản và doanh thu nhưng báo cáo giá trị cao nhất có thể có của nợ phải trả và chi phí (Belkaoui, 1985) Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể xuất hiện sự xung đột giữa việc báo cáo thấp hơn giá trị lợi nhuận và việc báo cáo thấp hơn giá trị tài sản Khi đó, các cân nhắc báo cáo thấp hơn giá trị lợi nhuận được ưu tiên hơn là đánh giá cao giá trị tài sản trong việc xác định liệu một phương pháp hoặc cách tiếp cận có thận trọng hay không (ARB 2, CAP, 1939) ACC cũng được hiểu là doanh thu thì nên ghi nhận chậm (muộn) hơn so với ghi nhận trước, còn chi phí thì nên ghi nhận trước (Hendriksen & Van Breda, 1992) Ví dụ DN áp dụng phương pháp khấu hao nhanh sẽ làm cho chi phí khấu hao hàng tháng (hoặc năm) cao hơn, do đó thu nhập và giá trị còn lại của tài sản bị định giá thấp hơn trong thời gian tính khấu hao Đây chính là sự bất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin vì nó cho phép trong điều kiện không chắc chắn thì chỉ được ghi giảm giá trị tài sản thuần nhưng không được ghi tăng tài sản thuần nếu chưa có bằng chứng chắc chắn Penman & Zhang (2002) cho rằng thận trọng kế toán dẫn đến chất lượng của lợi nhuận thấp hơn vì khi thực hiện thận trọng thì sẽ đẩy nhanh việc ghi nhận chi phí đầu tư, do đó làm giảm thu nhập và tạo dự trữ ẩn (hidden reserves), nghĩa là chi phí đầu tư của công ty bị ghi nhận tăng lên (Kim & Yung,
Lý luận chung về quản trị công ty
2.2.1 Nguồn gốc và định nghĩa Quản trị công ty
Nguồn gốc về quản trị công ty (QTCT) xuất phát từ sự phân tách quyền sở hữu với quyền quản lý trong các công ty đại chúng Khi đó, các nhà đầu tư là các chủ sở hữu đầu tư vốn của mình vào công ty với kỳ vọng sẽ được hưởng lợi tức khi công ty hoạt động có lãi Tuy nhiên thực tế có nhiều nhà đầu tư (chủ sở hữu) không đủ thời gian và trình độ chuyên môn cần thiết hoặc không đủ quyền để điều hành công ty và đảm bảo rằng công ty sẽ có lợi nhuận Khi đó, các nhà đầu tư sẽ thuê các nhà quản lý có trình độ để điều hành các hoạt động thường ngày của công ty với mong muốn công ty hoạt động lâu dài và có lãi Hay nói cách khác, công ty là của chủ sở hữu (cổ đông), nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt, sự điều hành của ban giám đốc và sự đóng góp của người lao động, mà những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi.
Việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sẽ giúp nhà đầu tư giải quyết vấn đề về thời gian hay năng lực điều hành, tuy nhiên chính sự tách biệt này cũng chính là nguyên nhân gây ra sự nguy cơ xung đột lợi ích giữa các bên liên quan trong doanh nghiệp Trong khi nhà đầu tư và nhà quản lý đều mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình nhưng điều kiện để tối đa hóa lợi ích của hai đối tượng này hoàn toàn khác nhau Điều kiện để nhà đầu tư tối đa hóa lợi ích của mình là khi giá trị doanh nghiệp gia tăng (gồm cả lợi nhuận được tạo ra và giá trị thị trường của doanh nghiệp – được đo bằng giá trị thị trường của cổ phiếu công ty), trong khi đó lợi ích của nhà quản lý chính là thu nhập họ nhận được – phần tiền công mà chủ đầu tư trả cho họ.
Nhằm hạn chế xung đột lợi ích tồn tại giữa các bên liên quan với doanh nghiệp (xung đột giữa người quản lý với chủ sở hữu, giữa chủ sở hữu và chủ nợ…) các quy định về quản trị công ty được hình thành, mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho nhà đầu tư nói riêng và cho công ty nói chung Việc thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty sẽ giải quyết được mối quan hệ ủy quyền trong công ty, qua đó các bên có liên quan cùng nhau giám sát có hiệu quả quá trình quản lý và các giao dịch đã được ký kết, giúp giảm các vấn đề liên quan đến các xung đột lợi ích Như vậy quản trị công ty là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của công ty, nhằm vào sự phát triển dài hạn của công ty.
Hiện nay có nhiều tổ chức hay các quy chế ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế đưa ra định nghĩa về quản trị công ty Dưới đây tác giả trình bày một số định nghĩa về quản trị công ty được chấp nhận một cách rộng rãi:
Theo ủy ban Cadbury (1992) thì quản trị công ty là “một hệ thống mà qua đó công ty được định hướng và kiểm soát” HĐQT phải chịu trách nhiệm về việc ban hành, thực hiện, chất lượng QTCT của DN Lúc này, vai trò của cổ đông trong QTCT là chỉ định các thành viên HĐQT, các kiểm toán viên và qua đó đảm bảo cơ cấu QTCT hợp lý. Trách nhiệm của các TV HĐQT bao gồm: xây dựng mục tiêu chiến lược, đưa ra sự đảm bảo quản lý chiến lược hiệu quả, giám sát các nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh và thông báo cho cổ đông về năng lực quản lý của họ Các công việc của HĐQT phụ thuộc vào các quy định của luật pháp và cổ đông trong các đại hội cổ đông.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 1999, 2004): “QTCT là những biện pháp nội bộ được thiết lập theo một hệ thống để điều khiển, định hướng và kiểm soát các hoạt động trong DN”.
Tổ chức Tài chính Quốc tế đã giới thiệu về đặc điểm QTCT trong cuốn ‘Cẩm nang quản trị công ty’ như sau: “Quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và các quy trình” (IFC, 2010) Mục tiêu cuối cùng của việc thiết lập, vận hành QTCT là nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp, qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ đông.
Tại Việt Nam, khái niệm QTCT đầu tiên được đề cập tại điều 2 “quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán”, ban hành theo quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của
Bộ Tài chính Theo văn bản này, QTCT là “hệ thống các nguyên tắc để đảm bảo cho công ty đươch định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty”.
Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng đưa ra định nghĩa riêng của mình về QTCT. Theo Shleifer và cộng sự (1997) trong nghiên cứu ‘A Survey of Corporate Governance’ đã định nghĩa QTCT là cách thức mà các nhà cung cấp tài chính (vốn) cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư đảm bảo thu được lợi tức từ các khoản đầu tư của họ Mathiesen
H (2002) cho rằng QTCT là một khái niệm nghiên cứu cách thức khuyến khích quá trình quản trị kinh doanh hiệu quả trong các công ty cổ phần bằng việc sử dụng các cách thức động viên lợi ích, cấu trúc tổ chức và quy tắc Quản trị công ty thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về nâng cao hiệu quả tài chính, ví dụ như: những cách thức nào mà chủ sở hữu doanh nghiệp khuyến khích các giám đốc của họ sử dụng để đem lại hiệu suất đầu tư cao hơn? Trong Financial Times (1997) định nghĩa QTCT được hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ của một doanh nghiệp với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của doanh nghiệp với xã hội Trong khi đó James D Wolfensohn - Cựu Chủ tịch World Bank (6/1999) cho rằng QTCT nhắm tới mục tiêu thúc đẩy sự công bằng doanh nghiệp, tính minh bạch và năng lực chịu trách nhiệm Hillman & Dalziel (2003) cho rằng QTCT được thiết lập nhằm giám sát Ban quản lý với tư cách đại diện cho cổ đông, cung cấp các nguồn lực để thực hiện các chức năng nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông.
Như vậy không có một khái niệm thống nhất về QTCT vì các nội dung liên quan đến QTCT phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, luật pháp và văn hóa của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ Trong nghiên cứu này, tác giả định nghĩa QTCT theo quan điểm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2004) Theo đó, QTCT bao gồm việc thiết lập các biện pháp nội bộ theo một hệ thống nhằm điều khiển, định hướng và kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp QTCT liên quan tới một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác.
2.2.2 Nội dung và đặc điểm của quản trị công ty
Hiện nay có hơn 200 bộ quy chế QTCT đã được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ (IFC, 2010), phần lớn các bộ quy tắc này tập trung vào vai trò của BKS hoặc HĐQT, một số bộ quy tắc đã có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế Theo OECD
(2004) thì không có mô hình QTCT tốt nhất Do giữa các quốc gia có sự khác nhau giữa nguồn gốc các thể chế pháp luật, đặc tính văn hóa, trình độ phát triển của thị trường tài chính, do đó nội dung, nguyên tắc và đặc điểm QTCT cũng được xây dựng để phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia, vùng lãnh thổ.
Theo khuôn mẫu QTCT ở Anh, nội dung QTCT gồm có 5 nội dung chính là: Lãnh đạo, Hiệu quả, Trách nhiệm, Cơ chế đãi ngộ; Mối quan hệ với cổ đông Tại Mỹ, nội dung QTCT cũng bao gồm 5 nội dung chính là: Quyền của cổ đông; Luật giao dịch nội gián; Vai trò của các bên liên quan đến công ty; Công khai, minh bạch báo cáo và công bố thông tin; Trách nhiệm của HĐQT Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ban hành bộ nguyên tắc QTCT đầu tiên vào năm 1999, chỉnh sửa lần thứ nhất vào năm 2004 và cập nhật mới nhất vào năm 2015, được trở thành chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên quan.Theo OECD, QTCT bao gồm có 6 nguyên tắc: Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổQTCT hiệu quả; Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT; Công bố thông tin và tính minh bạch; Trách nhiệm của HĐQT.
Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Hầu hết các nghiên cứu trước đây khi xem xét mối quan hệ giữa quản trị công ty và việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán đều tập trung xem xét các đặc điểm của Hội đồng quản trị (quy mô của HĐQT, thành viên độc lập trong HĐQT, sự kiêm nhiệm hai chức danh CEO và chủ tịch HĐQT, trình độ chuyên môn kế toán tài chính của thành viên HĐQT…); Ủy ban kiểm toán; cấu trúc sở hữu Cụ thể như sau:
2.3.1 Tác động của quy mô Hội đồng quản trị đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Các nghiên cứu trước đo lường quy mô HĐQT dựa vào số lượng thành viên của HĐQT Mỗi quốc gia khác nhau thì có các quy định về số lượng thành viên trong HĐQT khác nhau Tuy nhiên trong nghiên cứu của Campos và cộng sự (2002) đã chỉ ra rằng số lượng thành viên HĐQT không nên quá ít nhưng cũng không nên quá nhiều, quy mô tối ưu nên ở mức từ 5 đến 9 thành viên.
Hiện nay, các nghiên cứu về tác động của quy mô HĐQT đến việc thực hiện ACC là chưa thống nhất Có hai quan điểm đối lập nhau trong các nghiên cứu về tác động của quy mô HĐQT Theo lý thuyết đại diện, HĐQT có quy mô lớn sẽ hoạt động không hiệu quả so với HĐQT có quy mô nhỏ, vì HĐQT có quy mô lớn sẽ gặp khó khăn trong việc điều phối và quản lý các thành viên tham gia (Jensen, 1993) HĐQT có quy mô lớn hơn cũng có thể bị ảnh hưởng tới kết quả hoạt động nếu xảy ra vấn đề mỗi thành viên của HĐQT dựa vào các thành viên khác để theo dõi quản lý Ahmed và Henry (2012) tìm thấy tác động ngược chiều của quy mô HĐQT đối với việc thực hiện nguyên tắc thận trọng không có điều kiện trong kế toán Trong nghiên cứu tại Pháp của Jarboui (2013) giai đoạn 2007 – 2011 và của Boussaid và cộng sự (2015) giai đoạn 2009 – 2012 đều tìm thấy tác động tiêu cực của quy mô HĐQT đến việc thực hiện ACC Nghiên cứu tại
Ai Cập của Nasr và Ntim (2017) cũng tìm thấy kết quả tương tự, nghĩa là khi quy mô HĐQT càng tăng thì mức độ thực hiện ACC tại các DN càng giảm xuống.
Quan điểm đối lập lại cho rằng HĐQT quy mô lớn cho phép các thành viên trongHĐQT chuyên môn hoá Beekes và cộng sự (2004) nghiên cứu các CTNY tại Anh giai đoạn từ 1993 - 1995, Lim (2011) nghiên cứu các CTNY của Australia năm 1998 và
2002 đa tìm thấy tác động tích cực của quy mô HĐQT đến việc thực hiện ACC Tương tự, Ahmed & Henry (2012) nghiên cứu các CTNY của Australia giai đoạn từ 1992 –
2002 đã tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về tác động tích cực của quy mô HĐQT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện trong kế toán.
Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm khác của Ahmed & Duellman (2007) tại
Mỹ, Kootanaee và cộng sự (2013) tại Iran, Yunos và cộng sự (2014) và Mohammed và cộng sự (2016) tại Malaysia đều không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô HĐQT và việc thực hiện ACC.
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu chính thức nào về tác động của quy mô HĐQT đến việc thực hiện ACC nhưng có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của quy mô HĐQT đến thông tin công bố Đặng Ngọc Hùng (2014), (2016) xem xét tác động của quy mô HĐQT đến mức độ công bố thông tin kế toán đã tìm thấy tác động thuận chiều, nghĩa là quy mô HĐQT tăng lên thì mức độ công bố thông tin kế toán càng cao Nguyễn Hà Linh
(2017) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô HĐQT và điều chỉnh lợi nhuận, nghĩa là số lượng thành viên HĐQT càng nhiều thì điều chỉnh lợi nhuận càng thấp Các văn bản pháp luật hiên nay tại Việt Nam quy định về số lượng thành viên HĐQT gồm có Luật doanh nghiệp (2014), thông tư 121/2012/TT-BTC Theo điều 150, Luật doanh nghiệp, số lượng thành viên HĐQT của công ty cổ phần từ 03 đến 11 thành viên, điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên HĐQT Theo điều 11, thông tư 121/2012/TT-BTC, số lượng thành viên HĐQT của công ty đại chúng tối thiểu là 03 người và tối đa là 11 người Thực tế, giữa các CTNY sẽ có sự chênh lệch về số lượng thành viên HĐQT, do đó có thể ảnh hưởng đến quá trình giám sát cũng như mức độ thực hiện ACC trong DN.
2.3.2 Tác động của việc kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành (CEO) đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Tăng cường chức năng và chất lượng giám sát thông qua việc hạn chế tập trung quyền lực vào một số cá nhân là một trong những yêu cầu của QTCT Khi một cá nhân kiêm nhiệm cả hai chức danh cao nhất trong công ty là CEO và Chủ tịch HĐQT thì có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực và có thể tạo ra những mâu thuẫn về lợi ích Theo lý thuyết ủy nhiệm, việc kết hợp hai chức danh này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng giám sát của HĐQT (Jensen & Meckling, 1976; Dechow và cộng sự , 1996) Khi một cá nhân đảm nhiệm cả hai chức danh cao nhất trong DN thì họ sẽ hành động vì lợi ích cá nhân thay vì lợi ích lâu dài của DN (Healy, 1985), có nhiều cơ hội thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận (Alzoubi, 2012) Bader A.S (2010) cho thấy việc kiêm nhiệm hai chức danh này ảnh hưởng đến chức năng giám sát của HĐQT, đồng thời dẫn đến xu hướng che dấu những thông tin bất lợi của công ty đối với cổ đông Khi chất lượng giám sát của HĐQT bị giảm xuống do việc kiêm nhiệm chức danh CEO và chủ tịch HĐQT thì mức độ thực hiện ACC sẽ bị ảnh hưởng, tùy theo động cơ thực hiện của nhà quản lý.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Lim (2011) tại Australia, nghiên cứu của Mohammed và cộng sự (2016) tại Malaysia cho thấy tác động ngược chiều của sự kiêm nhiệm chức danh đến việc thực hiện ACC Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc kiêm nhiệm hoặc không kiêm nhiệm chức danh với việc thực hiện ACC, mặc dù các nghiên cứu này được xem xét tại nhiều quốc gia khác nhau (Beekes và cộng sự, 2004; Ahmed & Duellman, 2007; Xia & Zhu, 2009; Jarboui, 2013; Kootanaee, 2013; Yunos và cộng sự, 2014; Boussaid và cộng sự, 2015; Nasr & Ntim, 2017) Để đo lường sự kiêm nhiệm chức danh CEO và Chủ tịch HĐQT, hầu hết các nghiên cứu trước đều đặt biến giả, gắn giá trị bằng 1 nếu Chủ tịch HĐQT là CEO, gắn giá trị bằng 0 nếu hai chức danh này tách biệt Ngoại trừ trong nghiên cứu của Lim
(2011) tác giả sử dụng biến giả ‘không kiêm nhiệm’ nên gắn giá trị bằng 1 nếu tách biệt giữa CEO và chủ tịch HĐQT, gắn giá trị bằng 0 nếu kiêm nhiệm hai chức danh.
Do chưa có sự thống nhất trong kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sự kiêm nhiệm chức danh và việc thực hiện ACC, do đó khi nghiên cứu vấn đề này tại Việt Nam, sự kiêm nhiệm giữa chức danh chủ tịch HĐQT và CEO là một nhân tố mà tác giả quan tâm.
2.3.3 Tác động của tính độc lập của Hội đồng quản trị đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Tính độc lập của HĐQT là một khía cạnh quan trọng trong QTCT, được giải thích và hỗ trợ mạnh mẽ bởi lý thuyết đại diện Theo lý thuyết đại diện, một HĐQT có tính độc lập cao thì sẽ theo dõi và kiểm soát có hiệu quả hành động của nhà quản lý (Fama
& Jensen, 1983) Cũng theo Fama & Jensen (1983), một HĐQT có các thành viên độc lập với quá trình quản lý, với thế mạnh về trình độ chuyên môn và sự độc lập của mình, họ sẽ kiểm soát các hoạt động cũng như tư vấn cho ban điều hành.
Lý thuyết nền tảng phục vụ nghiên cứu tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
2.4.1 Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetric Information)
Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1970 và đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại khi ba nhà khoa học nghiên cứu về lý thuyết này là G.A Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng đạt giải Nobel kinh tế vào năm 2001.
Thông tin bất đối xứng là một hiện tượng xảy ra khi các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường cố tình che dấu thông tin, làm cho các bên tham gia giao dịch không có đầy đủ thông tin như nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư cũng như ký kết hợp đồng Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra trên thị trường, đặc biệt là TTCK.
Người đầu tiên giới thiệu về lý thuyết bất đối xứng thông tin là G.A Akerlof
(1970) trong bài viết ‘Thị trường của những trái chanh’ Ông đã chứng minh rằng thông tin bất đối xứng xảy ra khi một bên giao dịch trên thị trường có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác Nó thường xảy ra khi các bên tham gia giao dịch trên thị trường cố tình che đậy thông tin, người mua vì không có được thông tin trung thực, đầy đủ và kịp thời nên sẽ trả giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa hoặc bên có ít thông tin hơn sẽ đưa ra quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch, đồng thời bên có nhiều thông tin hơn sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên đối tác Hậu quả là người bán không còn động lực để sản xuất hàng hóa có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm chất lượng trung bình để cung cấp cho thị trường Bất cân xứng thông tin thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm có chất lượng kém, hàng hóa tốt bị loại bỏ dẫn đến sự lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho cả hai bên Bên cạnh đó, bất cân xứng thông tin còn gây ra rủi ro đạo đức (moral hazard) và độc quyền về thông tin (information monopoly). Điều này sẽ làm bóp méo quyết định tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế, thậm chí có thể dẫn đến thất bại thị trường.
Trên TTCK, công ty niêm yết đóng vai trò là người cung cấp hàng hóa, sẽ có nhiều thông tin hơn so với nhà đầu tư – đóng vai trò là người mua trên thị trường Nhà quản lý thường là người nắm rõ tình hình hoạt động, rủi ro tiềm ẩn cũng như triển vọng trong tương lai của công ty hơn so với nhà đầu tư – những người bị tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý Vì vậy bất cân xứng thông tin xảy ra khi có sự chênh lệch, khác biệt về lượng thông tin được cung cấp hoặc được nắm giữ bởi bên đại diện (nhà quản
58 lý) và bên ủy nhiệm (chủ đầu tư) Ví dụ: một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty, hoặc những thông tin CTNY công bố trên BCTC không cho nhà đầu tư biết hết những rủi ro và lợi ích mà công ty có trong tương lai Bên cạnh đó, sự bất cân xứng thông tin có thể xuất phát từ việc cung cấp thông tin của nhà quản lý, như hiện tượng che đậy các thông tin bất lợi, thổi phồng các thông tin có lợi hoặc cung cấp thông tin một cách không công bằng giữa các nhóm nhà đầu tư khác nhau Ngoài ra, sự bất cân xứng thông tin trên TTCK có thể xuất phát từ việc DN sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ chú trọng vào việc đẩy giá cổ phiếu, có sự rò rỉ thông tin do nội gián, tạo cung cầu ảo trên thị trường, tung tin đồn thất thiệt về DN, cung cấp thông tin sai…
2.4.1.2 Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu
Theo lý thuyết thông tin bất đối xứng, việc cung cấp và nhận thông tin có sự chênh lệch nhau sẽ gây ra nhiều hệ quả bất lợi Trên TTCK, bên cung cấp thông tin là ban điều hành – những người đại diện cho cổ đông, bên nhận thông tin là cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý của Nhà nước… Thực tế cho thấy hiện tượng bất đối xứng thông tin trên TTCK Việt Nam nói riêng và các TTCK khác nói chung là rất phổ biến Nhiều CTNY bị phát hiện che dấu thông tin bất lợi nhằm thổi phồng lợi nhuận, nâng giá trị của công ty lên hoặc cung cấp thông tin sai lệch, không chính xác gây bất lợi cho nhà đầu tư.
Thông tin bất đối xứng bao gồm bất cân xứng về khối lượng thông tin, tính kịp thời của thông tin và chất lượng của thông tin (tính trung thực, tính hữu ích của thông tin) QTCT tốt giúp làm giảm tình trạng bất cân xứng thông tin giữa ban quản lý và cổ đông (Karamanou và Vafeas, 2005) Vì vậy để giảm tình trạng thông tin bất cân xứng này trong công ty cổ phần, cần xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả thông qua việc tăng cường áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty hay thiết lập các yếu tố của HĐQT, BKS, KTNB Đồng thời ban điều hành cần cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích, kịp thời cho các đối tượng có nhu cầu thông tin Để thực hiện được điều này thì DN cần xây dựng cơ chế giám sát thông qua các đặc điểm QTCT để giám việc việc thực hiện ACC, đảm bảo DN thực hiện ACC một cách đầy đủ và hợp lý.
Basu (1997) cho rằng ACC chính là việc bất đối xứng trong việc ghi nhận thông tin ‘tốt’ và thông tin ‘xấu’ của DN Các nghiên cứu khác trước đây cũng xem xét việc thực hiện ACC trên cơ sở lý thuyết thông tin bất đối xứng và hiện tượng bất đối xứng trong ghi nhận thông tin của DN Chính vì vậy lý thuyết thông tin bất đối xứng là lý thuyết quan trọng và không thể thiếu khi nghiên cứu về ACC.
2.4.2 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện là một trong những lý thuyết nền tảng quan trọng, liên quan đến các vấn đề của quản trị công ty, đặc biệt là trách nhiệm của các bên Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976 Lý thuyết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền Jensen và Meckling (1976) xác định mối quan hệ ủy nhiệm giữa các bên như một hợp đồng được ký kết kết giữa bên ủy nhiệm (người hưởng lợi) và bên đại diện (người được thuê hoặc được ủy quyền) trong đó bên ủy nhiệm sẽ bổ nhiệm, chỉ định người khác - người quản lý công ty (người đại diện - agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty.
Khi chủ sở hữu thuê bên đại diện quản lý công ty, vấn đề xung đột lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý sẽ nảy sinh Nguyên nhân là vì người đại diện trực tiếp điều hành công ty thường có kiến thức chuyên môn hơn cổ đông, họ được quyền quản lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày, vì vậy họ có thể đưa ra các quyết định hay hành động để tối đa hóa lợi ích của bản thân thay vì mang lại lợi ích của công ty và có xu hướng quên đi lợi ích của cổ đông khi họ có thể đạt được mức lợi nhuận nào đó (Jensen và Meckling, 1976) Xung đột lợi ích này bộc lộ rõ nhất ở các công ty lớn (Gayle và Miller, 2009) Trong nghiên cứu của Tuggle và cộng sự, 2010, sau khi phân tích những biên bản cuộc họp của HĐQT đã nhận thấy HĐQT đã không giám sát Ban giám đốc điều hành một cách thích đáng để bảo vệ lợi ích cho cổ đông Bên cạnh đó, quyết định của nhà quản lý bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ nắm giữ cổ phần mà họ nắm giữ trong công ty Jensen và Meckling (1976) cho rằng khi nhà quản lý sở hữu toàn bộ công ty thì họ sẽ đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích của mình – cũng chính là lợi ích của công ty Tuy nhiên khi phần vốn của họ chiếm tỷ trọng nhỏ thì lợi ích của họ có được trong kết quả hoạt động của công ty sẽ bị giảm, do đó họ có xu hướng muốn nhận được khoản thù lao (tiền lương) lớn hơn từ chủ sở hữu công ty. Để tối thiểu hóa những xung đột lợi ích này, lý thuyết ủy nhiệm đưa ra chi phí đại điện mà chủ sở hữu phải chịu do sự ủy quyền của mình, gồm: chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và tổn thất phụ trội (Jensen và Meckling, 1976) Chi phí giám sát là khoản chi phí cần thiết chi trả cho việc chủ sở hữu giám sát những hành vi của nhà quản lý,nhằm đảm bảo nhà quản lý không thực hiện những hành động gây bất lợi cho công ty.Chi phí ràng buộc là khoản chi phí mà nhà quản lý phải chịu nhằm đảm bảo với chủ sở hữu sẽ hạn chế những hành động gây thiệt hại cho chủ sở hữu Tổn thất phụ trội và khoản tổn thất xuất hiện khi giảm phúc lợi của nhà quản lý do có sự bất đồng về lợi ích giữa nhà quản lý và cổ đông Lý thuyết đại diện đề xuất số lượng thành viên HĐQT càng độc lập thì hiệu quả giám sát càng cao (Nicholson và Kiel, 2007), khi đó, công ty sẽ giảm bớt chi phí đại diện và lợi ích của cổ đông công ty sẽ cao hơn Lý thuyết đại diện cũng cho rằng việc lập và trình bày BCTC có hai mục đích khác nhau: đối với cổ đông, đó là cách thức giám sát sự hiệu quả của nhà quản lý trong khi đó đối với nhà quản lý, đó là cách thức nhà quản lý thuyết phục cổ đông rằng họ hành động một cách tốt nhất (Watson và cộng sự, 2002) Vì vậy, cần thiết lập hệ thống giám sát thích hợp đối với ban điều hành nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông và đảm bảo nhà quản lý cung cấp BCTC có chất lượng
2.4.2.2 Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu
Vấn đề chính mà lý thuyết đại diện nêu ra là làm thế nào để người đại diện (nhà quản lý) hành động vì lợi ích cao nhất cho người ủy nhiệm (cổ đông) khi họ có giữa hai đối tượng này có sự bất đối xứng về thông tin và sự khác nhau về lợi ích Trong công ty cổ phần, ban giám đốc công ty thường là những người do chủ sở hữu công ty thuê hoặc họ là những cổ đông có tỷ lệ nắm giữ cổ phần ít Vì vậy những nhà quản lý này thường có xu hướng thực hiện các hành động mang lại lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích cho công ty Đồng thời, họ cũng chính là người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về DN (thông qua BCTC) cho những người có lợi ích (cổ đông, chủ nợ) Khi đó, vì lợi ích cá nhân, nhà quản lý có thể cung cấp thông tin quá khả quan về tình hình hoạt động hoặc báo cáo gia tăng giá trị tài sản của DN hoặc ngược lại Như vậy, thông qua lý thuyết đại diện, xung đột lợi ích giữa người ủy nhiệm và người đại diện có thể được hạn chế bằng cách yêu cầu nhà quản lý thận trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình doanh thu và giá trị tài sản của DN Hay nói cách khác nhà quản lý cần yêu cầu kế toán thực hiện nguyên tắc thận trọng một cách phù hợp khi ghi nhận tình hình hoạt động của DN nhằm cung cấp thông tin trung thực, khách quan và hữu ích Để thực hiện được điều này, một vấn đề được đặt ra là QTCT cần xây dựng cơ chế giám sát hành vi của nhà quản lý trong quá trình ghi nhận doanh thu, chi phí, tài sản và nguồn vốn Phạm vi của nghiên cứu này là xem xét vai trò của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT như HĐQT, BKS, KTNB trong việc giám sát việc thực hiện ACC tại các công ty.
2.4.3 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Lý thuyết các bên liên quan là một trong những lý thuyết về quản lý tổ chức và đạo đức kinh doanh, là một lý thuyết được phát triển từ lý thuyết đại diện Lý thuyết này được khởi đầu trong nghiên cứu Strategic Management: A Stakeholder Approach của Freeman (1984) Đây là lý thuyết về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh Nó đề cập tới đạo đức và các giá trị trong quản trị tổ chức Trong lý thuyết này, khái niệm "các bên liên quan" là bất kỳ cá nhân, nhóm cá nhân hoặc tổ chức có lợi ích bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hành động của DN.
Lý thuyết các bên liên quan cho rằng, ngoài các cổ đông còn có các đối tượng khác có liên quan đến quá trình hoạt động của DN bao gồm: cơ quan chính phủ, các tổ chức chính trị, các hiệp hội thương mại, công đoàn, cộng đồng, các công ty liên quan, khách hàng tiềm năng, và công chúng (có cả nhóm nhà đầu tư tiềm năng) Theo Zingales
(2000) thì công ty không chỉ đơn giản là một tổ hợp các thành phần tham gia sẵn có trên thị trường, mà thay vào đó công ty là một sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần tham gia Từ quan điểm đạo đức, DN có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan Khi xảy ra xung đột lợi ích giữa các bên liên quan, DN phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng Từ quan điểm quản trị, vai trò quan trọng của quản lý là để đánh giá tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu các bên liên quan để đạt được mục tiêu chiến lược của DN Do kỳ vọng và mối quan hệ quyền lực của các bên liên quan thì luôn thay đổi theo thời gian, nên DN phải liên tục điều chỉnh các chiến lược điều hành và công bố thông tin để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.
Lý thuyết các bên liên quan hướng mọi hoạt động, quyết định của nhà quản lý, chủ sở hữu DN phải vì lợi ích của tất cả các bên có liên quan, chứ không phải chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc một nhóm cá nhân nào đó Theo đó DN cần có cơ chế quản lý, giám sát đảm bảo các thông tin công bố là hữu ích, trung thực, khách quan, đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan.
Xác định khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết nền tảng về nguyên tắc thận trọng trong kế toán, quản trị công ty và tổng quan các nghiên cứu công bố trong nước và nước ngoài về tác động của đặc điểm quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tác giả xác định một số khoảng trống của các nghiên cứu trước đây như sau:
Thứ nhất, Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các nội dung liên quan đến thận trọng trong kế toán (accounting conservatism), tuy nhiên tại Việt Nam một số tác giả chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu một số khía cạnh của việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trọng kế toán như việc trích lập dự phòng, ghi nhận nợ tiềm tàng… Vì vậy luận án nghiên cứu một cách tổng thể về nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai, Thận trọng trong kế toán có thể được đo lường dựa trên nhiều mô hình khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của mẫu nghiên cứu (như đặc điểm của doanh nghiệp, quốc gia…) Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đo lường về thận trọng kế toán cũng như đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán Do đó luận án căn cứ vào ưu nhược điểm của từng mô hình đo lường, đặc điểm của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam để xác định mô hình phù hợp nhằm đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
Thứ ba, nghiên cứu về tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT đến việc thực hiện ACC mới chỉ được thực hiện tại các nước phát triển ví dụ như Anh, Mỹ, Pháp, Australia, hoặc một số nước đang phát triển nhưng thị trường chứng khoán có thời gian hoạt động lâu dài, ổn định và có môi trường pháp lý hoàn thiện như Malaysia Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán trên thế giới còn chưa thống nhất, như tác động của quy môHĐQT, sự kiêm nhiệm chức danh tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT, tác động của cấu trúc sở hữu… Do đó cần bổ sung thêm nghiên cứu thực nghiệm về nội dung này, và đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
Thứ tư, Xuất phát từ đặc điểm của các công ty cổ phần và đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam, cần bổ sung nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm Tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán Đặc điểm này mới chỉ có nghiên cứu tại Trung Quốc nhưng chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê Do đó luận án xem xét tác động của đặc điểm sở hữu vốn của Nhà nước đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ năm, Tại Việt Nam hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào bắt buộc về việc thành lập ủy ban kiểm toán trong công ty niêm yết, mà chỉ có quy định về Ban kiểm soát (luật DN 2014, thông tư 121/2012 về Quản trị công ty) Các quy định về BKS gồm: quy định về số lượng thành viên BKS, chuyên môn kế toán của thành viên BKS, sự độc lập của thành viên BKS Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì hầu hết các CTNY đều tuân thủ quy định về số lượng thành viên BKS ( 3 đến 5 người), tuy nhiên quy định về chuyên môn và tính độc lập của thành viên BKS thì chưa được các DN thực hiện đầy đủ Do hạn chế dữ liệu thu thập về tính độc lập của thành viên BKS nên luận án tập trung nghiên cứu về đặc điểm thành viên BKS có chuyên môn về kế toán tài chính, xác định sự ảnh hưởng của đặc điểm này đến việc thực hiện ACC.
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xây dựng giả thuyết khoa học về các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty tác động đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Trên cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa QTCT và ACC, dựa trên khoảng trống nghiên cứu mà tác giả đã chỉ ra, luận án tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu với mục đích nhận định sơ bộ các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT có tác động đến việc thực hiện ACC trong các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT có tác động đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán được tác giả nghiên cứu và xây dựng giả thuyết bao gồm: quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành, thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính, thành viên HĐQT không điều hành, thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính, sở hữu của Ban giám đốc, sở hữu của Nhà nước Các giả thuyết khoa học được xây dựng cụ thể như sau:
3.1.1 Quy mô Hội đồng quản trị
Theo lý thuyết hành vi quản lý, để hoạt động có hiệu quả thì cần có sự chuyên môn hóa nhằm phát triển tiềm năng của nhân viên, do đó HĐQT quy mô lớn cho phép các thành viên trong HĐQT chuyên môn hoá công việc Khi số lượng TV HĐQT lớn thì sự chuyên môn hóa sẽ được thể hiện trong việc thành lập các ủy ban trong HĐQT để chuyên nghiệp hơn trong công tác giám sát Klein (2002a) nhận thấy sự độc lập của ủy ban kiểm toán có liên quan tích cực đến quy mô của hội đồng quản trị Vì vậy, các HĐQT có quy mô lớn hơn sẽ phân bổ công việc cho từng phần viên của HĐQT, cho phép từng thành viên được chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực hoạt động hoặc từng mảng công việc Khi các thành viên của HĐQT có sự chuyên môn hóa cao hơn thì có thể dẫn đến hoạt động giám sát sẽ hiệu quả hơn Nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ quan điểm này gồm có Beekes & cộng sự (2004), Ahmed & Henry (2012), Roslinda Lim
(2011) (quy mô HĐQT tác động tích cực đến việc thực hiện ACC.
Các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam đang còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm,đặc biệt số lượng thành viên HĐQT được đào tạo và có kiến thức, kinh nghiệm về pháp luật, tài chính còn ít Chính vì vậy khi số lượng thành viên HĐQT tăng lên, tác giả kỳ vọng sẽ có sự giám sát tốt hơn về chất lượng BCTC nói chung và hoạt động tài chính kế toán nói riêng Từ đó giả thuyết H1 được đưa ra như sau:
H1: Quy mô Hội đồng quản trị tác động tích cực đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3.1.2 Kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành
Jensen (1993) lập luận rằng tách biệt vị trí giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành sẽ làm tăng tính độc lập của HĐQT trong quản lý và điều hành công ty Để giảm sự bất đối xứng thông tin giữa người cung cấp (nhà quản lý) và người sử dụng thông tin (nhà đầu tư, đối tượng bên ngoài DN) thì cần có sự tách biệt giữa người điều hành cấp cao (CEO) và người giám sát cấp cao (Chủ tịch HĐQT).
Ngoài ra, theo lý thuyết các bên liên quan, mọi hành động và quyết định của nhà quản lý hay chủ sở hữu đều phải vì lợi ích của tất cả các bên có liên quan chứ không vì lợi ích cá nhân Do đó cần phải có sự tách biệt giữa hai chức danh cao nhất trong công ty để đảm bảo việc giám sát hành động của mỗi cá nhân, đảm bảo tối ưu hóa lợi ích của các bên liên quan.
Theo Alzoubi.E.S.S (2012), việc kiêm nhiệm hai chức danh cao nhất trong DN này sẽ dẫn đến gia tăng hành vi quản trị lợi nhuận Còn kết quả nghiên cứu của Bader A.S
(2010) cho thấy việc kiêm nhiệm hai chức danh này ảnh hưởng đến chức năng giám sát của HĐQT, đồng thời dẫn đến xu hướng che dấu những thông tin bất lợi của công ty đối với cổ đông Một số nghiên cứu thực nghiệm khác đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực của việc kiêm nhiệm hai chức danh này với quá trình lập BCTC (Dechow và cộng sự, 1996). Kết quả nghiên cứu tại Australia của Roslinda Lim (2011), tại Malaysia của Mohammed và cộng sự (2016) cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa việc kiêm nhiệm và việc thực hiện ACC.
Tại Việt Nam có quy định về việc kiêm nhiệm chức danh tại khoản 3, điều 10 thông tư 121/2012, quy chế QTCT Việt Nam: ‘Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên’ Như vậy cơ quan lập pháp đã nhận thức được những tác động tiêu cực của việc kiêm nhiệm hai chức danh cao nhất trong công ty Vì vậy luận án đề xuất giả thuyết nghiên cứu H2 như sau:
H2: Việc kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành có tác động tiêu cực đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3.1.3 Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành
Trong nghiên cứu này, thành viên HĐQT không điều hành được định nghĩa theo khoản 2, điều 2, thông tư 121/TT-BTC ngày 26/7/2012 ‘quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng’ của Bộ Tài chính:
‘Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành là thành viên Hội đồng quản trị không phải là Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội đồng quản trị bổ nhiệm’
Trong công ty cổ phần, HĐQT là người đại diện cho cổ đông (chủ sở hữu công ty) thực hiện giám sát hoạt động của những người quản lý điều hành, ngăn ngừa các mẫu thuẫn và xung đột lợi ích giữa cổ đông và ban lãnh đạo công ty, nhằm bảo vệ quyền lợi cho cổ đông Như vậy trách nhiệm của HĐQT là giám sát hoạt động của ban điều hành, dựa vào các chiến lược kinh doanh đã được HĐQT đề ra và đại hội đồng cổ đông thông qua để tư vấn, giám sát các quyết định kinh doanh của ban giám đốc Tuy nhiên trên thực tế HĐQT có thể lấn át quyền điều hành của BGĐ, tham gia sâu vào các quyết định kinh doanh cũng như hoạt động hàng ngày của công ty Khi đó HĐQT có thể lạm dụng quyền hành của mình để đưa ra các quyết định kinh doanh phục vụ cho lợi ích của bản thân hoặc lợi ích của một nhóm cổ đông mà bỏ qua lợi ích chung của công ty hoặc lợi ích của cổ đông nhỏ, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động cũng như giá trị của DN Vì vậy vai trò của thành viên HĐQT không điều hành là rất quan trọng.
Theo lý thuyết đại diện, bên đại diện phải độc lập để đảm bảo chức năng giám sát, giúp giảm chi phí đại diện Theo lý thuyết các bên liên quan thì khi ban giám sát có sự độc lập với quá trình điều hành thì sẽ đảm bảo được tối ưu nhất quyền lợi của các bên có liên quan bên trong và ngoài doanh nghiệp TV HĐQT càng độc lập thì hiệu quả giám sát càng cao (Nicholson & Kiel, 2007), các thành viên HĐQT độc lập không điều hành có khả năng thực hiện vai trò giám sát hoạt động của ban điều hành với hiệu quả cao vì hoạt động giám sát của họ độc lập với hoạt động điều hành của DN (Dalton & cộng sự, 2007) Các TV HĐQT không điều hành thường là các chuyên gia trong các lĩnh vực, có thể phát huy thế mạnh về trình độ chuyên môn để kiểm soát các hoạt động cũng như tư vấn cho ban điều hành (Fama & Jensen, 1983) Những TV HĐQT không điều hành này với trình độ chuyên môn, tính độc lập với hoạt động điều hành của mình sẽ nâng cao chất lượng giám sát của HĐQT, đồng thời làm giảm xung đột lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý, giúp bảo vệ cổ đông nhỏ và các bên có liên quan khác Mức độ độc lập của HĐQT và mức độ tin tưởng của cổ đông bên ngoài đối với tính độc lập củaHĐQT phụ thuộc vào tỷ lệ TV HĐQT không điều hành trong HĐQT Chính vì vậy khoản 2, điều 11, thông tư 121/2012/TT-BTC đã quy định về tỷ lệ TV HĐQT không điều hành như sau: ‘Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên kiêm điều hành và các thành viên không điều hành, trong đó tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.’
Nghiên cứu thực nghiệm của Akbar & cộng sự (2013) tại Iran giai đoạn 2001 –
2012, Nasr M.A & Ntim C.G (2017) tại Ai Cập giai đoạn 2011 – 2013 đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ % TV HĐQT không điều hành và mức độ thực hiện ACC.
Từ lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, giả thuyết nghiên cứu H3 được đề xuất:
H3: Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành trong tổng số thành viên HĐQT có tác động tích cực đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3.1.4 Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn về kế toán tài chính
Mô hình nghiên cứu
Nhằm đánh giá các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều xây dựng mô hình hồi quy, trong đó biến phụ thuộc và việc thực hiện ACC trong các DN và biến độc lập là các đặc điểm của QTCT. Để xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu, tác giả dựa vào một số nghiên cứu của Ahmed và Duellman (2007), Lara, Osma và Penalva (2009), Donglin Xia & Song Zhu (2009).
Trên cơ sở tìm hiểu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đã trình bày trong mục 2.3, kết hợp với các giả thuyết khoa học được trình bày ở trên, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:
Sự kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành (CEO)
Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành
Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính
Tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính
Việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc
Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước
Quy mô DN Đòn bẩy tài chính Kết quả kinh doanh Khả năng sinh lời
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu tác động của đặc điểm Quản trị công ty đến việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam
Nguồn: Tác giả xây dựng
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.1 Mô hình sử dụng để đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Để xác định mô hình phù hợp đo lường mức độ thực hiện ACC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam, tác giả thực hiện đánh giá về ưu và nhược điểm của từng mô hình mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đã và đang sử dụng Đồng thời, tác giả phân tích thực trạng tình hình hoạt động và quy mô hoạt động của TTCK Việt Nam, so sánh với ưu nhược điểm của từng mô hình đo lường để lựa chọn mô hình phù hợp nhất với thực tế TTCK Việt Nam hiện nay.
Đánh giá về mô hình của Basu (1997), Khan & Watts (2009):
- Ưu điểm của mô hình Basu (1997) là:
(1) Được áp dụng rộng rãi, gần như là trong vòng 9 năm sau khi nó ra đời thì đây là thước đo duy nhất được sử dụng trong nghiên cứu về việc ACC;
(2) Nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp của Basu đã cho kết quả nghiên cứu thực nghiệm phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của họ, làm gia tăng sự tin tưởng của các nhà nghiên cứu không chỉ trong lý thuyết mà còn trong phương pháp đo lường (Ryan, 2006);
(3) Phương pháp của Basu rất thích hợp để phân tích mặt cắt ngang mẫu lớn, minh chứng bằng việc sử dụng mô hình hồi quy Basu trong các nghiên cứu có quy mô rất lớn, so sánh giữa các quốc gia trên thế giới.
- Nhược điểm của mô hình hồi quy Basu (1997) như sau:
(1) Mô hình này có thấy kém hiệu quả trong thiết kế nghiên cứu chuỗi thời gian, không thực hiện được khi thông tin được tổng hợp trong một khoảng thời gian (Givoly và cộng sự, 2007);
(2) Dietrich và cộng sự (2007) cho rằng các đặc điểm kỹ thuật của mô hình Basu (1997) bị chệch và suy luận dựa trên mô hình Basu không đáng tin cậy Xu hướng sử dụng các phương pháp phân vùng mẫu và lựa chọn loại bỏ yếu tố lạm phát cho các biến trong hàm hồi quy;
(3) có một số vấn đề đồng thời trong mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức sinh lời của cổ phần (Beaver và cộng sự, 2008);
(4) Mô hình của Basu (1997) không cung cấp phương pháp đo lường thận trọng kế toán cho các DN cụ thể;
(5) Phù hợp với các TTCK phát triển nhằm thu thập được đầy đủ dữ liệu và dữ liệu công bố có độ tin cậy cao như Mỹ, Anh, Pháp…
Với những nhược điểm trên thì mô hình của Basu (1997) hiện nay không phải là mô hình phù hợp nhất để đo lường việc thực hiện ACC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam.
- Đánh giá mô hình của Khan & Watts (2009):
Về bản chất mô hình của Khan & Watts (2009) được phát triển từ mô hình của Basu (1997) nhưng thay thế hệ số đo lường ACC, đó là giá trị C-score Mô hình mới này đẫ khắc phục được một số nhược điểm của mô hình gốc như đo lường được thận trọng kế toán cho từng doanh nghiệp cụ thể, kiểm soát được ảnh hưởng của đặc thù doanh nghiệp Tuy nhiên mô hình của Khan & Watts (2009) vẫn còn tồn tại một số hạn chế tương tự mô hình của Basu (1997) là: chỉ phù hợp với các TTCK phát triển, có một số vấn đề đồng thời trong mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức sinh lời của cổ phần Vì vậy đây không phải là mô hình phù hợp nhất với các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay.
Đánh giá về mô hình của Ball & Shivakumar (2005)
- Ưu điểm của mô hình Ball & Shivakumar (2005) là:
Cả hai mô hình của Basu (1997) và Ball & Shivakumar (2005) đều nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng kế toán dựa trên ý tưởng cơ bản giống nhau là sự chênh lệch về thời điểm ghi nhận thông tin tích cực và tiêu cực trong DN (tính không đối xứng trong việc ghi nhận thông tin – asymmetric timeliness), và được ước tính từ các mô hình với một cấu trúc giống nhau Về cơ bản, cả 2 mô hình hồi quy đều sử dụng biến lợi nhuận để đại diện cho việc kế toán ghi nhận thông tin kinh tế.
Cả hai mô hình đều sử dụng biến giả (DR và DCFO) để phân biệt giữa ‘tin tốt’ và
‘tin xấu’ Sự khác biệt chính giữa hai mô hình xuất phát từ việc lựa chọn khác nhau về tiêu chí đại diện cho ‘thông tin kinh tế’ và biến phụ thuộc Mô hình AT của Basu (1997) sử dụng chỉ tiêu lợi tức cổ phần (stock market return) để đại diện cho thông tin, trong khi đó mô hình AACF của Ball và Shivakumar (2005) sử dụng chỉ tiêu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (CFO) Đối với biến phụ thuộc, mô hình AT của Basu (1997) sử dụng tổng lợi nhuận (để tính ra EPS), trong khi đó mô hình AACF chỉ sử dụng thành phần giá trị kế toán dồn tích (accrual) Trong đó giá trị kế toán dồn tích (accrual) là chênh lệch giữa ‘lợi nhuận trước các khoản mục bất thường và đặc biệt’ và ‘dòng tiền từ hoạt động kinh doanh’ Ball và Shivakumar (2005) sử dụng phần giá trị kế toán dồn tích vì theo quan điểm của họ, khi áp dụng nguyên tắc thận trọng kế toán thì chỉ ảnh hưởng đến phần dự thu trong thu nhập hoặc phần dự chi trong chi phí hơn là các luồng tiền mặt thành phần.
Như vậy ưu điểm của mô hình Ball & Shivakumar (2005) là áp dụng được trong các công ty cổ phần chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hoặc các loại hình công ty khác ngoài công ty đai chúng (công ty niêm yết) vì giá trị các biến trong mô hình được lấy dữ liệu từ báo cáo tài chính của DN Do đó mô hình này giúp hạn chế được một số khuyết điểm của mô hình Basu (1997) Trong nghiên cứu của Wang và cộng sự (2009) khi xem xét 52 bài báo về thận trọng kế toán trước năm 2009 thì chỉ có 7 bài tiếp cận mô hình AACF của Ball và Shivakumar (2005) Tuy nhiên các bài nghiên cứu này đều áp dụng đồng thời cả mô hình AT của Basu (1997) và mô hình AACF của Ball & Shivakumar (2005) như một giải pháp nhằm hạn chế những nhược điểm của mô hình AT.
- Nhược điểm của mô hình Ball & Shivakumar (2005) là:
Nhược điểm của mô hình Ball & Shivakumar (2005) đó là các thông tin, dữ liệu cần sử dụng để tính toán giá trị các biến trong mô hình là khá nhiều và được lấy chủ yếu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo hình thức trực tiếp) Phần chênh lệch được tính toán trên cơ sở giá trị đầu năm và cuối năm, do đó không áp dụng được với các DN có kỳ báo cáo không theo năm tài chính, hoặc DN có chất lượng BCTC không cao Bên cạnh đó, mô hình này cũng có hạn chế tương tự như mô hình của Basu (1997) đó là kém hiệu quả trong thiết kế nghiên cứu chuỗi thời gian, không thực hiện được khi thông tin được tổng hợp trong một khoảng thời gian (Givoly và cộng sự,
2007) Vì vậy đây là mô hình không phù hợp để đo lường việc thực hiện ACC tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đánh giá về mô hình của Beaver và Ryan (2000)
- Ưu điểm của mô hình Beaver và Ryan (2000) là: Ưu điểm quan trọng nhất của mô hình này là tính toán được hệ số tương quan giữa BTM và ROE cả về mặt thời gian và cho từng DN Hệ số αt cho biết sự thay đổi của tỷ lệ BTM trên thị trường trong từng năm nhất định (của các DN trong mẫu nghiên cứu),trong khi hệ số αi lại cho biết thành phần độ lệch của tỷ lệ BTM của từng công ty cụ thể(công ty i) Hệ số βj chính là thành phần độ trễ của tỷ lệ BTM trong thời kỳ nghiên cứu,theo Beaver và Ryan (2000) thì đây là thước đo mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán chính xác hơn so với sử dụng đơn thuần tỷ lệ giữa giá trị thị trường và giá trị ghi sổ của VCSH (tỷ lệ BTM).
Một trong những ưu điểm quan trọng của mô hình này là nó đo lường được việc thực hiện nguyên tắc thận trọng riêng biệt cho từng DN trong mẫu nghiên cứu Với những ưu điểm của mình, đây trở thành mô hình được số lượng nghiên cứu sử dụng trong đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng nhiều thứ hai (sau phương pháp của Basu (1997)).
- Nhược điểm của mô hình Beaver và Ryan (2000) là:
Nhược điểm của mô hình này đó là cần dữ liệu thị trường của DN nên chủ yếu được áp dụng cho tại các quốc gia có TTCK phát triển và có thời gian hoạt động lâu dài. Bên cạnh đó do không phản ánh được giá trị thị trường của các khoản nợ do đó sẽ dẫn đến xu hướng ước tính cao hơn về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán (Roychowdhury và Watts, 2007) Vì vậy trong hầu hết các nghiên cứu trước đây về ACC, các tác giả không sử dụng đơn lẻ phương pháp này mà sẽ kết hợp với việc sử dụng các mô hình đo lường khác như mô hình của Basu (1997), mô hình của Ball và Shivakumar (2005), mô hình của Givoly và Hayn (2000)…
Đánh giá về mô hình của Givoly và Hayn (2000)
Kết quả đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả thực hiện đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua việc tính toán giá trị biến phụ thuộc CONS trên cơ sở mô hình của Givoly và Hayn (2000) được phát triển bởi Ahmed
& Duellman (2007) theo công thức (7) được trình bày trong mục 3.3.1.1 Theo đó, biến phụ thuộc CONS của mô hình hồi quy được tính theo công thức:
A = (LN hđkd + CFKH – CFO)/ TS BQ
Giá trị A được tính cho từng công ty i trong khoảng thời gian từ năm (t-1) đến năm (t+1), t là năm tài chính trong khoảng thời gian nghiên cứu. i: đại diện cho công ty i trong mẫu nghiên cứu
LN hđkd : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
TS BQ : Tổng tài sản bình quân (TSBQ = (TSđầu năm + TScuối năm)/2)
CFKH: Chi phí khấu hao
CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Giá trị CONS được tác giả tính toán cho từng doanh nghiệp trong số liệu nghiên cứu (528 công ty niêm yết) theo từng năm trong khoảng thời gian 2012 – 2016 theo phương pháp số bình quân trượt di động cho nhóm 3 mức độ của Nguyễn Trần Quế và
Vũ Mạnh Hà (Giáo trình thống kê kinh tế, 2004, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang
116) Khi đó, giá trị CONS2012 được tính bình quân 3 mức độ trên cơ sở giá trị của hau năm 2012 và năm 2013; giá trị CONS2016 được tính bình quân 3 mức độ trên cơ sở giá trị của hau năm 2016 và năm 2015 Cụ thể công thức tính giá trị CONS cho mỗi DN theo từng năm như sau: x
Với sự hỗ trợ của Microsoft excel, giá trị CONS được tính cho 2.640 quan sát trong dữ liệu nghiên cứu Bảng 4.1 tác giả trích dữ liệu tính toán biến phụ thuộc CONS của 2 DN trong mẫu nghiên cứu có giá trị CONS lớn nhất và nhỏ nhất.
Bảng 4.1: Trích dữ liệu tính CONS của hai DN trong mẫu nghiên cứu
KDC 2012 510.249.962.356 215.148.557.479 650.348.193.938 5.514.704.462.010 0,0136 -0,0184 KDC 2013 622.935.405.746 230.052.975.960 674.509.043.577 6.378.245.578.998 0,0280 -0,0070 KDC 2014 631.822.608.075 228.177.812.126 1.022.063.251.879 7.875.876.510.463 -0,0206 -0,3497 KDC 2015 6.675.693.813.606 174.976.445.311 -154.653.609.903 6.724.109.042.387 1,0418 -0,4042 KDC 2016 1.482.910.046.387 78.616.411.814 -130.755.977.353 8.849.020.189.978 0,1912 -0,4748
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
Sau đó với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê STATA phiên bản 14, tác giả thực hiện thống kê mô tả giá trị CONS cho toàn mẫu nghiên cứu và thống kê mô tả cho từng nhóm ngành (phân theo nhóm ngành cấp 1 của Vietstock) Trên cơ sở kết quả đo lường biến phụ thuộc CONS tác giả đánh giá thực trạng việc thực hiện ACC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam như sau:
Giá trị trung bình của việc thực hiện ACC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu là -0.031 Giá trị này trong nghiên cứu của Ahmed và cộng sự
(2002) là -0.003 trong nghiên cứu của Ahmed và Duellman (2007) là 0.01 Như vậy so với hai nghiên cứu trên giá trị CONS trung bình của các CTNY trên TTCKVN thấp hơn rất nhiều.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến phụ thuộc theo tổng thể mẫu nghiên cứu
-0.6 số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất 25% Trung vị 75% Giá trị lớn nhất
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
Sự chênh lệch này do: thứ nhất sự khác nhau về mẫu nghiên cứu (cả 2 nghiên cứu nước ngoài đều nghiên cứu tại các công ty trong S&P 500) thứ hai các CTNY của Việt Nam chưa hiểu và chưa áp dụng đầy đủ các nội dung của nguyên tắc thận trọng kế toán. hoặc có thể các CTNY của Việt Nam sử dụng ACC như một công cụ để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận như cố ý không trích lập dự phòng nhằm điều chỉnh tăng lợi nhuận….
Nhằm kiểm tra xu hướng thực hiện ACC của các DN trong mẫu nghiên cứu qua các năm tác giả tiến hành tính toán giá trị CONS trung bình của cả mẫu nghiên cứu cho từng năm cụ thể trong khoảng thời gian nghiên cứu Kết quả giá trị trung bình trung vị. giá trị lớn nhất và giá trị bé nhất của CONS từng năm được biểu diễn qua đồ thị 4.1
Hình 4.1: Giá trị CONS trung bình qua các năm
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
Theo Givoly & Hayn (2000) thì giá trị dồn tích không hoạt động có xu hướng giảm dần theo thời gian làm cho giá trị tuyệt đối của phần tổng kế toán dồn tích tăng dần theo thời gian, cho thấy thận trọng kế toán ngày càng gia tăng Trong nghiên cứu của Ahmed
& Duellman (2007) giá trị CONS càng cao thì thận trọng kế toán tại các DN càng lớn và ngược lại Thực tế kết quả đo lường CONS theo từng năm của các DN trong mẫu nghiên cứu thể hiện ở đồ thị 4.1 cho thấy giá trị trung bình và trung vị qua các năm gần như không có sự chênh lệch và đều nằm ở mức âm (nhỏ hơn 0) Trong khi đó độ biến thiên của các giá trị CONS là rất cao.
Kết quả thực tế này cho thấy tại các CTNY trên TTCK Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các nội dung của kế toán thận trọng (kế toán thận trọng ở mức thấp).
Thực tế này được chứng minh thông qua thực trạng kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCKVN trong giai đoạn 2012 – 2016 Theo thống kê của Vietstock chỉ tính từ năm 2012 đến nửa đầu năm 2015, đã có hơn 40 công ty niêm yết phải công bố lại BCTC sau kiểm toán Con số này năm 2012 là 80% trong đó có hơn một nửa nguyên nhân là do việc không tuân thủ nguyên tắc thận trọng kế toán Qua số liệu của 20 DN có LNST công ty mẹ biến động liên tục sau kiểm toán từ năm 2012 - 2015 cho thấy rất ít trường hợp điều chỉnh tăng lợi nhuận mà nguyên nhân chủ yếu của việc phải điều chỉnh giảm lợi nhuận đó là: không tuân thủ nguyên tắc thận trọng kế toán (không trích lập dự phòng, ghi nhận doanh thu quá cao, không tính trước chi phí dự kiến…) ghi nhận doanh thu và chi phí không đúng kỳ…Điều này khiến các đối tượng sử dụng thông tin BCTC nghi ngờ về tính hữu ích và đáng tin cậy của thông tin do các CTNY công bố Đồng thời, từ thực tế này đòi hỏi các đối tượng sử dụng thông tin BCTC cần quan tâm hơn đến việc tuân thủ ACC của DN Bảng 4.3 thể hiện 20 DN có lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ biến động liên tục sau kiểm toán qua nhiều năm:
Bảng 4.3: Top 20 DN có LNST cổ đông công ty mẹ biến động liên tục sau kiểm toán qua nhiều năm
Việc trích lập dự phòng tổn thất tài sản dự phòng phải trả hay trích trước chi phí. đặc biệt là trích lập quỹ phát triển KH&CN phụ thuộc nhiều vào ngành nghề kinh doanh cũng như đặc thù DN Vì vậy tác giả tiến hành tính toán giá trị biến phụ thuộc CONS cho từng nhóm DN theo ngành cấp 1 như sau:
Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến phụ thuộc CONS theo ngành cấp 1
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Phân tích, so sánh kết quả hồi quy giữa các mô hình
Trong chương 4 tác giả trình bày kết quả hồi quy theo các mô hình OLS, REM và FEM Bảng 5.1 trình bày kết quả tổng hợp hồi quy bao gồm hệ số tác động, độ lệch chuẩn và ý nghĩa thống kê.
Bảng 5.1: So sánh kết quả hồi quy từ các mô hình OLS, REM, FEM
Pooled OLS Radom effect Fixed effect
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phụ lục 04
Mẫu nghiên cứu của luận án gồm 528 CNTY trong giai đoạn 2012 – 2016 với 2.640 quan sát, do đó với dữ liệu mảng này thì mô hình OLS (1) không có ý nghĩa nhiều do mô hình OLS coi tất cả các quan sát trong mẫu nghiên cứu là đồng nhất, không tính đến sự tác động của các yếu tố riêng biệt Thực tế thông qua kiểm định F và kiểm định
LM đều cho thấy mô hình REM (2) và FEM (3) đều phù hợp hơn với mô hình OLS Tác giả đã tiến hành hồi quy theo mô hình REM, FEM và sử dụng kiểm định Hausman test để lựa chọn sự phù hợp hơn giữa hai mô hình này, kết quả FEM được lựa chọn.
Dựa trên kết quả tổng hợp thể hiện ở bảng 5.1 cho thấy có 3 biến độc lập là ‘kiêm nhiệm chức danh’ (DUAL), ‘Sở hữu của BGĐ’ (OWN_MAN) và ‘Sở hữu của Nhà nước’ (OWN_GOV) luôn có ý nghĩa thống kê ở cả 3 mô hình hồi quy Biến ‘TV HĐQT không điều hành’ (BO_NED) không có ý nghĩa ở cả ba mô hình hồi quy OLS, FEM, REM Hai biến ‘TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính’ (BO_EXPERT) và ‘TV BKS có chuyên môn kế toán tài chính’ (CO_EXPERT) chỉ có ý nghĩa thống kê ở mô hình FEM (không có ý nghĩa thống kê ở hai mô hình còn lại). Ở cả 3 mô hình thì cả 4 biến kiểm soát (FSIZE, LEV, LOSS, CFO_TA) đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa từ 5%.
Trên cơ sở lựa chọn mô hình phù hợp nhất là mô hình FEM, phương trình hồi quy đo lường mức độ tác động của đặc điểm QTCT đến vệc thực hiện ACC được thiết lập như sau:
CONSi,t = 63,668 – 0,909 DUALi,t + 2,048 BO_EXPERTi,t + 1,379 CO_EXPERTi,t – 1,576 OWN_MANi,t - 2,826 OWN_GOVi,t – 2,486 FSIZEi,t + 6,510 LEVi,t -
Trong đó: ωi,t = εi,t + υi εi,t là sai số có phân phối chuẩn biến thiên theo DN i và thời gian t υi là đại diện cho các tác động riêng biệt không đổi theo thời gian và không quan sát được của mỗi DN i
Trên cơ sở các giả thuyết đặt ra và kết quả mô hình hồi quy FEM tác giả tổng hợp và so sánh giữa kết quả đạt được với kỳ vọng của nghiên cứu trong bảng 5.2 dưới đây:
Bảng 5.2: Bảng tổng hợp và so sánh kết quả đạt được với giả thuyết đặt ra Giả thuyết Tên biến Tác động kỳ vọng
Kết quả kiểm định FEM
Hệ số tác động p-value
H2 Kiêm nhiệm chức danh CEO và chủ tịch HĐQT - -0,909 0,085
H3 TV HĐQT không điều hành + -0,377 0,765
H4 TV HĐQT có chuyên môn + 2,048 0,079
H5 TV BKS có chuyên môn + 1,379 0,079
H7 Sở hữu của Nhà nước - -2,826 0,001
Quy mô DN -2,486 0,000 Đòn bẩy tài chính 6,510 0,000
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả xử lý dữ liệu
Theo kết quả thể hiện trên bảng 5.2 trong 7 giả thuyết được đặt ra tương ứng với 7 biến độc lập thể hiện đặc điểm QTCT chỉ có 5 giả thuyết H2, H4, H5, H6 và H7 có kết quả kiểm định trùng với tác động kỳ vọng nên chấp nhận giả thuyết đề ra Giả thuyết H3 bị bác bỏ trái ngược với kỳ vọng và không có ý nghĩa thống kê, giả thuyết H1 không đủ bằng chứng để ủng hộ.
Các biến kiểm soát đều tìm thấy mối quan hệ với việc thực hiện ACC và có ý nghĩa thống kê, trong đó Quy môn DN và kết quả kinh doanh có tác động tích cực, đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời có tác động tích cực.
Thảo luận kết quả nghiên cứu thực nghiệm
5.2.1 Sự kiêm nhiệm chức danh (CEO và chủ tịch HĐQT) và việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Biến ‘Sự kiêm nhiệm chức danh’ (DUAL) tương quan với biến phụ thuộc CONS với hệ số = -0,909 và p-value = 0,085 Như vậy với độ tin cậy 90% thì sự kiêm nhiệm chức danh CEO và chủ tịch HĐQT có mối quan hệ tiêu cực với việc thực hiện ACC. Hay nói cách khác, tại các DN có chủ tịch HĐQT cũng là CEO thì mức độ thực hiện ACC thấp hơn 0,909 điểm so với các DN không có sự kiêm nhiệm hai chức danh này. Như vậy chấp nhận giả thuyết H2 mà luận án đã đề xuất Kết quả của luận án tương đồng với kết quả của nghiên cứu Mohammed & cộng sự (2016) tại Malaysia và Roslinda Lim (2011) tại Australian khi kết luận rằng việc kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO có tác động tiêu cực đến việc thực hiện ACC.
Kết quả này có thể được giải thích bởi lý thuyết thông tin bất đối xứng và lý thuyết các bên liên quan Để giảm sự bất đối xứng thông tin giữa người cung cấp (nhà quản lý) và người sử dụng thông tin (nhà đầu tư đối tượng bên ngoài DN) thì cần có sự tách biệt giữa người điều hành cấp cao (CEO) và người giám sát cấp cao (Chủ tịch HĐQT) Theo lý thuyết các bên liên quan để đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đáp ứng tối ưu lợi ích của các bên liên quan thì trong ban quản lý điều hành cần có sự độc lập nhất định Theo đó, cần có sự tách biệt giữa chức danh người trực tiếp điều hành và người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc giám sát các hoạt động của công ty. Ở Anh, khoảng 95% trên tổng số 350 công ty trên Sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn tuân thủ theo nguyên tắc Chủ tịch HĐQT và Giám đốc phải là hai người khác nhau Ngược lại, ở Mỹ trong vòng 15 năm qua gần 80% trên tổng số 500 công ty trong danh sách của Standard & Poor’s (S&P500) kết hợp hai vị trí này là một Theo quan điểm phổ biến ở Anh sự tách biệt vai trò giữa Chủ tịch HĐQT và Giám đốc là tất yếu và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc là khác nhau và thậm chí có thể đối lập nhau Giám đốc điều hành doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm điều hành HĐQT – mà một trong những nhiệm vụ của HĐQT là giám sát Giám đốc Nếu Chủ tịch HĐQT và Giám đốc là một người, các thành viên HĐQT khó có thể phê bình Giám đốc hoặc là phát biểu ý kiến độc lập Một Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc sẽ tích cực khuyến khích tranh luận ở các cuộc họp của HĐQT Điều cần chú ý là Chủ tịch HĐQT và Giám đốc có thể có quan điểm khác nhau Chủ tịch HĐQT luôn nhìn mọi vấn đề qua lăng kính “mong đợi của cổ đông” vì là người đại diện cho cổ đông trong khi Giám đốc thường tiếp cận vấn đề quâ thực tế của “bộ máy điều hành và mong đợi của các bên hữu quan: nhân viên, đối tác, cộng đồng” Vì vậy, sự phản biện, dung hòa và thống nhất những mong đợi có thể khác nhau giữa Giám đốc và Chủ tịch HĐQT là hết sức cần thiết Khi Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc, việc dung hòa các mong đợi của cổ đông và các nhóm hữu quan có thể sẽ kém khách quan khi công ty gặp phải những thách thức trong quá trình vận hành, vì khi đó Giám đốc khó phân định vị trí của mình trong quan hệ giữa các nhóm lợi ích Dưới góc độ kiểm soát, nếuGiám đốc kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT, Ban Giám đốc sẽ dễ bị lôi kéo và dễ có khả năng che giấu thông tin ( mà thường là thông tin không tốt) khỏi HĐQT, do đó làm giảm khả năng kiếm soát các hoạt động của công ty Với cơ cấu quản trị công ty như vậy, dường như không ai có thể kiểm soát Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, ngoại trừ chính ông ta.
Tại Việt Nam, trong số 2.640 quan sát của 528 CTNY thuộc mẫu nghiên cứu thì có 780 quan sát (tương ứng với 29,55%) có hiện tượng kiêm nhiệm giữa hai chức danh cao nhất của công ty Bên cạnh đó, có hiện tượng cùng một công ty nhưng trong khoảng thời gian nghiên cứu của luận án thì có năm có hiện tượng kiêm nhiệm nhưng có năm thì lại không như công ty ALT, ALV, BBS, LAF… Ngoài ra, có một số công ty mặc dù không có hiện tượng kiêm nhiệm giữa chức danh chủ tịch HĐQT và CEO nhưng lại có hiện tượng Phó chủ tịch HĐQT làm tổng giám đốc điều hành hoặc Chủ tịch HĐQT làm phó giám đốc điều hành Hay nói cách khác, sự tách biệt chức danh giữa chủ tịch HĐQT và CEO đôi khi vẫn mang tính hình thức, trong khi chức năng và nhiệm vụ của HĐQT và bam giám đốc điều hành là chưa thực sự tách biệt và rõ ràng Về nguyên tắc, chủ tịch HĐQT thay mặt cho HĐQT lên kế hoạch trung hạn, giám sát quá trình điều hành kinh doanh của CEO Tuy nhiên thực tế hiện nay tại Việt Nam, chủ tịch HĐQT tham gia quá sâu vào quá trình điều hành kinh doanh hàng ngày tại công ty mà chưa chú trọng đến chức năng giám sát của mình, do đó thực tế sự tách biệt 2 chức danh này thực sự chưa đúng bản chất.
Mặc dù trước đó Thông tư 121/2012 và sau đó là NĐ71/2017 đã đưa ra quy định về việc không được kiêm nhiệm hai chức danh này tuy nhiên việc tách biệt chức danh cần đảm bảo chức năng nhiệm vụ của mỗi vị trí, đảm bảo hiệu quả hoạt động trong giám sát và điều hành, tránh tình trạng tách biệt chức danh chỉ mang tính hình thức.
5.2.2 Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn về kế toán tài chính và việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Biến ‘TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính’ (BO_EXPERT) có mối tương quan với biến phụ thuộc CONS với hệ số = 2.048 và p-value = 0.079 < 0.1 Điều này cho thấy nếu HĐQT có tỷ lệ thành viên có chuyên môn kế toán tài chính tăng lên 1% thì mức độ thực hiện ACC tăng lên 2.048 điểm Giả thuyết H4 mà luận án đã đề xuất được chấp nhận Kết quả của luận án tương đồng với kết quả của nghiên cứu Yunos và cộng sự (2014) tại Malaysia.
Theo lý thuyết Y thuộc lý thuyết hành vi quản lý để mỗi cá nhân trong HĐQT phát huy được vai trò giám sát quá trình hạch toán cũng như lập và công bố BCTC thì thành viên HĐQT được phân công trực tiếp phải có trình độ chuyên môn về kế toán tài chính từ đó giúp chuyên môn hóa HĐQT nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trong mẫu nghiên cứu tỷ lệ trung bình TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính của mẫu nghiên cứu là 33% Theo số liệu tính toán trên excel của tác giả thì số lượng TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính trung bình của mẫu nghiên cứu là 1,82 người trong khi giá trị này của quy mô HĐQT là 5,46 người Như vậy xét trong tổng thể mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính của các CTNY là đạt yêu cầu Tuy nhiên vẫn còn 17,05% (tương ứng với 450 quan sát) không có TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính.
Theo điều 11 thông tư 121/2012 và theo điều 13, NĐ71/2017 có quy định ‘Cơ cấu Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật tài chính và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty’ Quy định này về trình độ chuyên môn của TV HĐQT giúp HĐQT đưa những định hướng nhằm yêu cầu ban điều hành có những giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện ACC.
5.2.3 Thành viên ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán tài chính và việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Biến ‘Chuyên môn của TV BKS’ tương quan với biến phụ thuộc CONS với hệ số
= 1,379 và p-value = 0,079 < 0,10 Như vậy tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn về kế toán tài chính có mối quan hệ tích cực với việc thực hiện ACC tại mức ý nghĩa 10%. Như vậy giả thuyết H5 mà luận án đề xuất được chấp nhận.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Madah & cộng sự (2016) về tác động thuận chiều của tỷ lệ thành viên ủy ban kiểm toán có chuyên môn kế toán tài chính với việc thực hiện ACC Khi thành viên BKS có chuyên môn kế toán tài chính thì việc giám sát các hoạt động kế toán và tài chính trong DN sẽ đảm bảo tính hiệu quả đảm bảo chất lượng thông tin công bố nói chung và việc thực hiện ACC nói riêng.
Theo Luật doanh nghiệp, BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trong trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trong thực tế, theo Đặng Thúy Anh (2016) nghiên cứu điển hình một số công ty niêm yết trên thế giới cho thấy đều quy định về kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm, đặc biệt phải có kiến thức chuyên môn trong việc áp dụng các chuẩn mực của BCTC và chính sách kế toán Đồng thời BKS cần phải đánh giá được tất cả các loại rủi ro tại công ty (trong các tình huống không chắc chắn Như vậy sự phân tích, đánh giá về mặt lý thuyết cho thấy khi thành viên BKS có trình độ, kỹ năng chuyên môn về kế toán tài chính thì sẽ giúp
DN gia tăng việc thực hiện nguyên tắc kế toán Yêu cầu về trình độ chuyên môn của
BKS đã được các cơ quan chức năng nhìn nhận và ban hành trong các văn bản như thông tư 121 năm 2012, luật DN 2014 và nghị định 71 Cụ thể: Tại điều 19 thông tư 121/TT- BTC đã quy định: ‘Trong Ban kiểm soát có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên; Trưởng Ban kiểm soát là người có chuyên môn về kế toán’.
Tại điều 164 luật DN 2014 đã bổ sung thêm quy định về trình độ chuyên môn của kiểm soát viên trong các CTNY: ‘ Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên’ Tiếp theo đến năm 2017 tại điều 20 của Nghị định 71/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn cả hai nội dung về yêu cầu trình độ chuyên môn của BKS: ‘Đối với công ty niêm yết và công ty đại chúng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ Kiểm soát viên phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên; Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty’.
Như vậy vai trò của thành viên BKS có chuyên môn kế toán tài chính đã được Nhà nước nhấn mạnh và ban hành quy định rõ ràng Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều CTNY không tuân thủ quy định này của Nhà nước Tỷ lệ trung bình TV BKS có chuyên môn kế toán tài chính của mẫu nghiên cứu là 32,95%, trong đó có những công ty không có thành viên nào trong BKS có chuyên môn kế toán tài chính như công ty ABT, ANV, BBC, BBS… Theo nghiên cứu của tác giả, quy mô BKS của mẫu nghiên cứu từ 3-5 người, trong khi số lượng TV BKS có chuyên môn kế toán tài chính chỉ có 0,995 người. Trong 2.640 quan sát của mẫu nghiên cứu có 978 quan sát (tương ứng 37,05%) không có TV BKS có chuyên môn kế toán tài chính Thực tế này là vi phạm quy định về chuyên môn BKS do bộ Tài chính và Chính phủ quy định Bên cạnh đó, thực tế hiện nay vai trò giám sát của BKS chưa thực sự được coi trọng Tác giả Nguyễn Ly (2010) cho rằng các công ty Việt Nam vô hiệu hóa BKS bằng cách lựa chọn các thành viên BKS là nhân viên trong công ty vì nhân viên trong công ty sẽ chịu sự quản lý của BGĐ và sẽ khó có thể khách quan khi đưa ra ý kiến, đôi khi có thể sẽ im lặng làm ngơ trước sai phạm của BGĐ Thực tế lương, thưởng, hợp đồng lao động và các điều kiện thăng tiến của nhân viên cấp thấp đều trực tiếp do (tổng) Giám đốc hoặc gián tiếp do HĐQT quyết định do đó thành viên BKS có thể trực tiếp hoặc giám tiếp phụ thuộc về lợi ích, quan hệ với các thành viên HĐQT hoặc ban điều hành do đó chất lượng hoạt động của BKS chưa thực sự đảm bảo Ngoài ra, quy định hiện hành không nếu rõ trách nhiệm mà BKS phải gánh chịu khi không làm tròn chức năng và nhiệm vụ của mình đối với công ty.
5.2.4 Tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc và việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán
Biến ‘Sở hữu của BGĐ’ (OWN_MAN) tương quan với biến phụ thuộc CONS với hệ số = -1,576 và p-value = 0,006 Đây là biến giả được gắn giá trị 1 nếu công ty có cổ đông lớn là BGĐ và gắn giá trị 0 nếu ngược lại Điều này cho thấy tại CTNY có cổ đông lớn là BGĐ có mức độ thực hiện ACC thấp hơn so với những công ty không có cổ đông lớn là BGĐ Do đó giả thuyết H6 về tác động tiêu cực giữa Sở hữu của BGĐ và việc thực hiện ACC được chấp nhận tại mức ý nghĩa 1%.
Các khuyến nghị, đề xuất đối với việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định lượng và những phân tích về mặt tích cực cũng như tiêu cực của từng yếu tố thuộc đặc điểm QTCT trong mối quan hệ với việc thực hiện ACC, tác giả đưa ra một số khuyến nghị tăng cường QTCT nhằm đảm bảo việc thực hiện ACC.
5.3.1 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp
Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét hai vấn đề liên quan đến DN, đó là đặc điểm QTCT và việc thực hiện ACC của DN Cả hai vấn đề này đều ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh, giá trị của DN cũng như sự quan tâm của các đối tượng có liên quan đối với DN Đặc biệt việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực trong kế toán sẽ giúp
DN công bố thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho nhà đầu tư, nâng cao chất lượng thông tin công bố từ đó nâng cao uy tín và giá trị công ty.
Thứ nhất, DN cần nâng cao kiến thức về các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán. cần hiểu để vận dụng đúng các nguyên tắc kế toán chung nhằm đảm bảo thông tin kế toán cung cấp có tính hữu ích, so sánh được và đáng tin cậy Trong chương 2 của luận án, tác giả đã hệ thống lại lịch sử thận trọng trong kế toán, khái niệm và những mô hình được sử dụng để đo lường mức độ thực hiện ACC Phần lý luận chung về nguyên tắc thận trọng trong kế toán này sẽ giúp nhà quản lý và nhân viên kế toán hiểu hơn về thận trọng trong kế toán cũng như xác định được mức độ tuân thủ quy định trong quá trình lập BCTC Đồng thời có thể bổ sung thêm một công cụ phân tích thông tin cho nhà đầu tư, giúp họ tin tưởng hơn vào thông tin công bố của DN Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về điều chỉnh lợi nhuận (quản trị lợi nhuận) đã xem xét các nội dung cụ thể của ACC như những công cụ mà DN sử dụng để đưa ra thông tin lợi nhuận mong muốn.
Do đó không chỉ nhân viên kế toán hay nhà quản lý cần hiểu rõ về ACC mà HĐQT, các cổ đông, BKS cũng cần có kiến thức về nội dung cũng như mức độ thực hiện nguyên tắc này để đảm bảo tính hợp lý, hạn chế tình trạng lợi dụng nguyên tắc như một công cụ để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện ACC của luận án là một trong những tham chiếu mà DN có thể sử dụng để xác định những nhân tố thuộc QTCT trong công ty mình có ảnh hưởng đến việc thực hiện ACC, từ đó có những điều chỉnh về các yếu tố thuộc QTCT (như HĐQT, BKS, cơ cấu vốn) nhằm đảm bảo việc tuân thủ thận trọng kế toán trong quá trình lập và công bố thông tin tài chính Cụ thể như sau:
Quy mô HĐQT hiện nay của các CTNY về cơ bản là đã tối ưu Số lượng TV HĐQT đáp ứng theo quy định hiện hành Tuy nhiên kết quả nghiên cứu thực nghiệm không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô HĐQT và việc thực hiện ACC Vì vậy, ngoài việc đảm bảo về mặt số lượng TV HĐQT thì DN cần chú ý đến trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân trong HĐQT nhằm tăng cường công tác giám sát đối với các hoạt động trong công ty.
Việc kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO có tác động tiêu cực đến việc thực hiện ACC Khi Chủ tịch HĐQT cũng là CEO thì sẽ xảy ra nguy cơ quyền lực được tập trung vào một người từ đó có thể dẫn đến việc BGĐ cố tình làm sai lệch thông tin theo xu hướng tạo nên ‘bức tranh đẹp’ cho công ty nhằm đưa đến một lợi ích nào đó cho giám đốc Khi đó, nguyên tắc thận trọng có thể được vận dụng như một trong những công cụ nhằm điều chỉnh lợi nhuận (đưa ra thông tin lợi nhuận cao hoặc thấp hơn thực tế theo mong muốn của nhà quản lý), hay nói cách khác sẽ tăng mức độ thực hiện ACC nhưng giảm chất lượng thông tin BCTC của DN Như vậy việc tách biệt hai chức danh cao nhất này trong công ty là thiết yếu, nhưng nếu tách biệt thì DN phải nhận thức và phải đảm bảo việc thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của từng chức danh.
Hiện nay Nhà nước đã ban hành quy định về tỷ lệ TV HĐQT không điều hành(điều 11, thông tư 121/2012) tuy nhiên thực tế tỷ lệ này tại các CTNY là chưa đảm bảo quy định Với mong muốn TV HĐQT không điều hành sẽ có sự giám sát khách quan hơn đối với quá trình điều hành kinh doanh của nhà quản lý, đồng thời kiểm soát việc tuân thủ quy định, chuẩn mực, nguyên tắc trong quá trình lập BCTC cũng như hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của DN Tuy nhiên nghiên cứu thực nghiệm không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa tỷ lệ TV HĐQT không điều hành và việc thực hiện ACC DN cần kiểm tra lại sự độc lập, trình độ chuyên môn cũng như hiệu quả hoạt động của thành viên HĐQT không điều hành để xem xét lại mối tương quan này.
Chuyên môn của HĐQT có tác động tích cực đến việc thực hiện ACC Theo kết quả kiểm định mô hình hồi quy, khi tỷ lệ TV HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính tăng lên 1% thì mức độ thực hiện ACC trong CTNY sẽ tăng lên 2,048 điểm Chức năng giám sát của HĐQT sẽ tăng lên khi có sự chuyên môn hóa trong công việc, đồng thời
TV HĐQT phải am hiểu hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán tài chính để giám sát quá trình hạch toán, tạo lập và công bố BCTC, định hướng cho nhà quản lý trong việc ghi nhận lợi ích và rủi ro tiềm tàng của công ty Vì vậy công ty cần đảm bảo cơ cấu HĐQT cân đối về thành viên có trình độ chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty.
Vai trò chính của BKS là giám sát hoạt động của HĐQT, ban điều hành và thẩm định BCTC, do đó chuyên môn của TV BKS là rất quan trọng Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ TV BKS có chuyên môn về kế toán và tài chính có tác động tích cực đến việc thực hiện ACC Tuy nhiên thực tế tỷ lệ TV BKS có chuyên môn kế toán tài chính đang thấp, chưa đáp ứng được quy định hiện hành về trình độ chuyên môn của BKS (điều 19, thông tư 121/2012; điều 164, Luật DN 2014) Thực tế hiện nay vai trò của BKS trong công ty là chưa cao do BKS chưa có được sự độc lập thực sự với HĐQT cũng như ban điều hành Chính vì vậy DN đặc biệt là cổ đông cần nâng cao nhận thức về vai trò của BKS và cần gia tăng nhiệm vụ và quyền hạn cho BKS Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn cho BKS, công ty cần xây dựng cơ chế và điều kiện cần thiết khác về pháp lý nhằm đảm bảo cho các TV BKS có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả Chẳng hạn như: cơ chế lương thưởng cho BKS, cung cấp nguồn kinh phí hoạt dộng cho BKS hoặc cung cấp kinh phí thuê chuyên gia tài chính trong trường hợp cần thiết, cung cấp thông tin đầy đủ cho BKS…
Về cấu trúc sở hữu, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi BGĐ là cổ đông lớn của công ty thì sẽ có mức độ thực hiện ACC thấp hơn so với các DN không có cổ đông lớn là BGĐ Do đó, khi HĐQT bầu BGĐ thì cần lưu ý về tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của từng thành viên trong BGĐ nhằm kiểm soát tính độc lập của BGĐ, bảo vệ quyền lợi cho cổ đông HĐQT cần thường xuyên kiểm tra tình hình biến động trong việc nắm giữ,mua, bán cổ phiếu của thành viên lãnh đạo cấp cao trong công ty, tránh hiện tượng BGĐ lợi dụng việc có nhiều thông tin của doanh nghiệp hoặc sử dụng các mối quan hệ cá nhân để kiểm soát cổ phiếu.
5.3.2 Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Hiện nay định nghĩa về ACC được nêu trong chuẩn mực kế toán số 01 ‘Chuẩn mực chung’, hướng dẫn một số nội dung liên quan đến nguyên tắc này được ban hành trong Thông tư 228/2009 về ‘hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại DN’ Ngoài hai tài liệu này,
BTC chưa ban hành một văn bản nào hướng dẫn thực hiện các nội dung khác thuộc ACC cũng như đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc này của các DN. Để thực hiện ACC thì kế toán và nhà quản lý phải đưa ra các ước tính kế toán hợp lý trên cơ sở những tin tức, những sự kiện kinh tế có thể phát sinh trong tương lai Yêu cầu của nguyên tắc thận trọng là DN chỉ được phép ghi nhận doanh thu (lợi ích) khi có bằng chứng chắc chắn trong khi chi phí sẽ được ghi nhận ngay khi có bằng chứng về khả năng phát sinh (có thể chắc chắn xảy ra hoặc không) Khi đó các DN có thể sử dụng
Những đóng góp của luận án
5.4.1 Đóng góp về mặt khoa học và lý luận
Nội dung nghiên cứu về ACC (accounting conservatism) đã được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu các quốc gia khác nhau nhưng tại Việt Nam thì chưa có nhiều. Luận án đã hệ thống hóa lý thuyết về ACC, bao gồm: các quan điểm về nguyên tắc thận trọng, ảnh hưởng của việc thực hiện nguyên tắc thận trọng đến chất lượng thông tin BCTC và các đối tượng sử dụng thông tin, các mô hình đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc, mối quan hệ giữa QTCT và việc thực hiện ACC Việc tổng hợp này giúp các nhà nghiên cứu tiếp theo tiếp cận lý thuyết về nguyên tắc thận trọng một cách hệ thống và dễ dàng hơn Vì vậy đây là một đóng góp quan trọng của luận án, bổ sung thêm vào cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực kế toán của Việt Nam.
- Trên cơ sở đánh giá ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình mà các nghiên cứu trước đã sử dụng để đo lường mức độ thực hiện ACC, tác giả lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với điều kiện và đặc điểm của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Điều này giúp cho các nghiên cứu tiếp theo về ACC có thể sử dụng, bổ sung, điều chỉnh để từng bước xây dựng được phương pháp đo lường mức độ thực hiện ACC phù hợp nhất cho các DN Việt Nam.
- Luận án kế thừa nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa QTCT và ACC để phát triển mô hình nghiên cứu tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện ACC phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế tại Việt Nam Luận án sử dụng bộ dữ liệu mảng và các mô hình kinh tế lượng khác nhau nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy về thực trạng sự tác động của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện ACC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam.
5.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, nội dung nghiên cứu của luận án giúp kế toán viên, nhà quản lý hiểu hơn về ACC, bao gồm nội dung của nguyên tắc, tác động của việc thực hiện nguyên tắc, phương pháp đo lường việc thực hiện nguyên tắc để từ đó cân nhắc áp dụng nguyên tắc thận trọng một cách phù hợp nhằm cung cấp thông tin BCTC hữu ích và đáng tin cậy hơn Bên cạnh đó các nội dung liên quan đến nguyên tắc thận trọng và mối quan hệ giữa QTCT và việc thực hiện ACC mà luận án nghiên cứu sẽ giúp nhà đầu tư và các đối tượng có liên quan khác phân tích sâu hơn những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC nhằm đưa ra quyết định kinh tế hiệu quả nhất.
Thứ hai, Luận án là một nghiên cứu thực chứng về nguyên tắc thận trọng trong kế toán, đưa ra các mô hình được sử dụng để đo lường việc thực hiện ACC tại các CTNY trên TTCK Việt Nam Do đó các nhà nghiên cứu nhà đầu tư hoặc các đối tượng quan tâm khác có thể ứng dụng mô hình nghiên cứu của luận án để kiểm chứng vào một DN cụ thể, đặc biệt là sử dụng mô hình đo lường việc thực hiện ACC của luận án để đánh giá mức độ thực hiện ACC của DN cụ thể này Tiến hành so sánh giữa giá trị vừa đo lường được với báo cáo kiểm toán để đánh giá thực trạng mức độ thực hiện ACC của DN cũng như xem xét chất lượng của hoạt động kiểm toán.
Thứ ba, Luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy về ảnh hưởng của đặc điểm QTCT đến việc thực hiện ACC, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị dành cho DN, nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách.