1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hiện tượng chuyển di ngôn ngữ (qua cứ liệu một số danh từ Hán Việt chỉ người)

187 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiện tượng chuyển di ngôn ngữ (qua cứ liệu một số danh từ Hán Việt chỉ người)
Tác giả Lờ Văn Trung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ly Kha
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 46,76 MB

Nội dung

Trang 1

_ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH

Lê Văn Trung

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN DI NGÔN NGỮ

(qua cứ liệu một số danh từ Hán Việt chỉ người)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 2010 | PDF | 186 Pages Mã số: 60 22 01 buihuuhanh@gmail.com

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYEN TH] LY KHA

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010

Trang 2

LOI CAM ON

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành va tri ân sâu sắc tới:

® Tiến sĩ NGUYÊN THỊ LY KHA - người đã tận tình, nghiêm khắc

hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình thực

hiện luận văn

® Quý thầy, cô Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ em trong những năm qua

® Các Giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng Bảo vệ Luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận văn được hoàn chỉnh hon

„ cô Phòng Khoa học, Công nghệ và Sau Đại học của Trường

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo thuận

lợi cho em trong quá trình học tập

® Các bạn sinh viên Khoa Trung Văn và Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã dành thời gian hỗ

trợ trong công tác khảo sát

® Người thân, các anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Xin trân trọng cảm ơn

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 4 năm 2010

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Nội dung, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là quá trình lao động khoa học nghiêm túc của bản thân tôi và chưa từng được ai công bố trong bat ky phương tiện truyền thông hay công trình nào khác

Trang 4

A Bang chữ viết tắt 1 2 3 1 2 3 KQKS NH TDI TĐ2 TĐ3 x Dấu / Dấu * Dấu = Dấu > QUY ƯỚC TRINH BAY kết quả khảo sát người học

Hân Liệt từ dién của Đào Duy Anh Từ diễn từ Hán Việt của Phan Văn Các Từ diễn tiếng Việt của Hoàng Phê

xin xem

hay, hoặc

không tương thích về cách dịch, không nói là tương đương với

Trang 5

PHAN MO DAU

0.1 Đối tượng nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài

Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Hán kéo dài hàng ngàn năm, người Việt đã tiếp nhận và Việt hóa một số lượng lớn các từ ngữ gốc Hán để làm giàu thêm tiếng nói của mình Người Việt Nam trước đây, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã liên tục trong nhiều

lẻ

thế kỷ, sử dụng chữ Hán và lối văn ngôn như một công cụ văn hóa của dân tộc, dùng nó

ngày nay một kho tàng không nhỏ những công trình về sử

học, về luật học, về y học, về văn học, Đây là lớp từ có ảnh hưởng không nhỏ trong hệ

thống

Trên thực tế, hầu như không có từ vựng của ngôn ngữ nào lại chỉ hình thành bằng con

đường "tự nó" Ngay trong hệ thống của những ngôn ngữ được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp người ta vẫn có thể thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác Do trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ lâu đời, bằng nhiều “con đường” và qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều đề lại những “dấu tích” trong tiếng Việt Đặc biệt là ở giai đoạn từ đời Đường (thế ki VIH - thế kỉ X) trở về sau một số lượng lớn lớp từ ngữ tiếng Hán đã du nhập vào tiếng Việt và được người Việt đọc theo âm chuân Trường An của chúng theo hệ thống ngữ

âm của mình, được gọi là từ Hán Việt Chẳng hạn: (rà, mã, trọng, khinh, học, tập, nam, nữ,

quân, thân, hoàng đế, phụ thân, Đây là lớp từ chiếm đa số trong hệ thống từ vựng tiếng

Việt

Thông thường, thuật ngữ “từ Hán Việt” vẫn được hiểu bao gồm cả những từ vốn không

phải là gốc Hán, mà do người Hán mượn một ngôn ngữ khác, rồi người Việt vay mượn lại

và đọc theo âm Hán Việt như các từ Hán Việt “chính danh” Chẳng hạn, có những từ vốn

xuất thân nguồn gốc Nhật Bản như: /rường hợp, nghĩa vụ, phục tùng, phục vụ, điều chế, đại

bản doanh, kinh tế, thủ tục, biện chứng, khái quát, mĩ thuật, cộng hoà Có những từ lại

vốn xuất thân từ nguồn gốc Phạn (Sanskrit) như Phật, Xá: Bàn, Có từ lại vốn thuộc nguồn gốc châu Âu như: câu lạc bộ, hông quân

Bên cạnh đó, người Việt còn dùng yếu tố Hán Việt như là một hình vị cấu tạo từ, để

làm phong phú thêm cho ngôn ngữ của mình Chẳng hạn: á đậu, bệnh nhỉ, bơ lão, cô động

Trang 6

giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố thuần Việt, như: người bệnh, binh lính, kẻ địch, người thân,

người hùng, nhà nho, nhà sư, tầu thuỷ, tàu hoả,

Sau khi đất nước dành được độc lập (năm 938), tiếng Hán và tiếng Việt không còn tiếp xúc với nhau như trước, mỗi ngôn ngữ đều phát triển theo con đường riêng của mình Tiếng Han qua các thời đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, đã biến đôi rất nhiều Trong khi đó, các triều đại phong kiến Việt Nam lại vẫn lấy chữ Hán làm văn tự chính thức của Nhà nước, vẫn phát triển học hành, thi cử bằng chữ Hán, chữ Hán vẫn được đọc như dạng ngữ âm của tiếng

Han đời Đường Cách đọc đó vẫn tồn tại đến ngày nay

“Thêm vào đó, những năm gần đây, do sự phát triển của công nghệ thông tin, của truyền thông đa phương tiện, hiện tượng từ ngữ tiếng Hán hiện đại xuất hiện trên các phương tiện

truyền thông ngày một nhiều và chủ yếu được dịch bằng yếu tố Hán Việt, như: #šE$

[cao3min2] thio dén, AK Sf [ben3fu3] bản — phú,

EF [lao3ye2] ldo da, Đủ [xiongl] huynh, 3Š [did] dé, Wh [zi3] 17, WK [meid] mudi, HAE [niang2niang] nương nương, lằÏÄ [gu1gu] cô cô Dăm bảy năm nay, trong các chương

trình game trực tuyến có nguồn gốc từ Trung Hoa gia nhập thị trường Việt Nam, số từ ngữ được dịch bằng yếu tố Hán Việt khá nhiều như: ¿huận thiên kiếm, nhất kích tắt sát, giáng

long thập bát chưởng, thiên long bát bộ, ngũ độc, nga mi chiếm một tỉ lệ không ít Và

những từ ngữ cùng với cách dịch bằng yếu tố Hán Việt, như vừa nêu, đều được cộng đồng người Việt chấp nhận

Qua đó có thê thấy rằng, diễn biến của lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt rất phức tạp

Nghiên cứu về lớp từ Hán Việt sẽ thêm một cứ liệu giúp cho người Việt học tiếng Hán thuận lợi hơn

Nhu cầu tìm hiểu, giao lưu văn hóa, kinh tế với các nước trên thế giới của người Việt ngày càng tăng, nhất là trong điều kiện của thế giới ngày nay — “thế giới phẳng” và thời kì hội nhập Ngày càng nhiều người Việt học ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung Quốc (tiếng Hán) nói riêng Lý thuyết chuyên di khẳng định ngôn ngữ nào càng giống với tiếng mẹ đẻ (về loại hình, ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ) của NH, thì sẽ giúp cho họ tiếp cận và nắm bắt được ngôn ngữ đó càng dễ dàng hơn, thuận lợi hơn Tiếng Việt và tiếng Hán cùng mang đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập, lại có sự tiếp xúc hàng nghìn năm lịch

Trang 7

sử, dẫn đến hệ quả trong tiếng Việt chứa đựng một lớp từ Hán Việt rất phong phú Một số lượng lớn từ ngữ trong lớp từ này có sự tương đồng về yếu tố cấu tạo (yếu tố Hán Việt) và ngữ nghĩa so với tiếng Hán hiện đại Chẳng hạn: ân nhân = A [enlren2] dn nhân, anh

hing = Scie [ying1xiong2] anh hing, hodng dé = 5477 [huang2di4] hodng dé, tong thong = AGE [zong3tong3] tong thong, Song, cũng có không ít từ ngữ có những dị biệt so với

tiếng Hán hiện đại, khiến cho người học thường mắc lỗi trong quá trình học tập tiếng Hán

Những thuận lợi hay khó khăn trong quá trình trình học ngoại ngữ, một phần do người

học thường dùng kiến thức ngôn ngữ và lối tư duy trong tiếng mẹ đẻ đề truyền tải thông tin, diễn đạt ý tưởng của mình bằng một ngôn ngữ khác Đó chính là hiện tượng chuyên di ngôn ngữ

'Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu về

hiện tượng chuyển di ngôn ngữ qua cứ liệu nhóm danh từ Hán Việt chỉ người

0.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ của tiếng Việt đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về sự tiếp xúc với tiếng Hán Năm 1912, H Maspéro đã tiến hành thống kê và thấy rằng có đến 60% vốn từ tiếng Việt là góc Hán Từ đó đến nay, nhiều nhà nghiên cứu như: Đào Duy Anh, Nguyễn Tai Can, Nguyễn Thiện

Giáp, Phan Ngọc, Lê Đình Khẩn, Nguyễn Văn Khang, đã nghiên cứu và tìm hiểu các khía

cạnh khác nhau của vốn từ Hán Việt

'Vào những năm đầu thập niên ba mươi của thế kỷ XX, Đào Duy Anh đã hoàn thành một công trình biên khảo nôi tiếng, đó là cuốn Hán Việt từ điển Đây là cuốn sách công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc học tập, nghiên cứu và sử dụng quốc văn Việt Nam trong suốt thời

gian dài Để biên soạn cuốn từ điển này, tác giả đã lựa chọn những từ Hán Việt thường dùng

từ những sách, tạp chí viết bằng quốc văn Mặt khác, tác giả còn bổ sung một số mục từ được lựa chọn từ các các bộ từ điển tiếng Hán (như Từ nguyên, Trung Quốc quốc ngữ đại từ điển, Vương Uân ngữ từ điển, Bạch thoại từ điền) Cho nên trong cuỗn Hán Việt từ điển có nhiều mục từ không tổn tại trong hệ thống từ vựng tiếng Việt

Nam 1979, trong cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Liệt, Nguyễn Tài Cân trình bày một cách đầy thuyết phục về các giai đoạn lịch sử tiếp xúc tiếng Hán cùng với những cứ liệu - những minh chứng minh xác về xuất phát điêm của cách đọc Hán Việt

Trang 8

rất quan trọng, cung cấp những cứ liệu và lý luận về sự tiếp xúc và sự du nhập của tiếng Hán sang tiếng Việt

Trong các nghiên cứu về chuân mực hóa ngôn ngữ, Hoàng Tuệ khẳng định từ Hán Việt cũng có những đồng hóa về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp do tính chất gần gũi về loại hình, do lịch sử tiếp xúc lâu dài giữa hai ngôn ngữ Việt - Hán Và cũng do tiếp xúc, do nhiều điểm tương đồng, mà người Việt có thái độ “ứng xử” với tiếng Hán khác hẳn với

những ngôn ngữ khác:

Về từ mượn gốc Hán, ( ) Do tính chất không xa, lại có vẻ gần ấy về ngữ âm của từ Hán - 'Việt mà sinh ra trong tiếng Việt cái xu hướng quá trọng chất liệu ngữ âm Hán - Việt, so với chất liệu ngữ âm tiếng Pháp, tiếng Anh ( ) coi từ vựng Hán - Việt như một nguồn cung ứng, tự nhiên của từ vựng tiếng Việt ( ) Ngoài các hiện tượng đồng hoá về ngữ âm và đồng hoá về ngữ pháp, còn có hiện tượng đồng hoá về ngữ nghĩa Một từ mượn khi mới được chấp nhận

thì chỉ có một nghĩa và có thể giữ mãi cái nghĩa đó, thường là trong trường hợp thuật ngữ Nhưng, ngoài trường hợp ấy, nó có thê biến đôi nghĩa, sự biến đổi nghĩa cũng là một hình thái đồng hoá của từ mượn, mà lại ở mức độ sâu sắc, tế nhị [23, tr.137-151]

Tìm về sự tiếp xúc ngôn ngữ, nhất là tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán còn có Từ vựng góc

Hán trong tiếng Việt của tác giả Lê Đình Khẩn (2002) Trong cuốn sách này, tác giả đã

nghiên cứu và phân tích vốn từ vựng gốc Hán khá toàn diện: tiếng và từ đơn gốc Hán, từ ghép gốc Hán, ngữ cố định gốc Hán, hư từ gốc Hán và cách thức Việt hóa của những từ này CÓ thể nói rằng với Từ vựng gốc Hán trong tiếng - Ứiệt Lé Dinh Khan đã góp phần giải quyết những khó khăn, những mặt tiêu cực do đơn vị gốc Han đem đến cho người học, người sử dụng Đồng thời Từ vựng gốc Hán trong tiếng Liệt

cung cấp thêm cho người học và những người quan tâm một cách nhìn, một hướng xử lí về vấn đề từ Hán Việt

Với Từ ngoại lai trong tiếng Việt Nguyễn Văn Khang (2007) đã phác họa một bức

tranh tương đối phô quát về hiện tượng vay mượn từ vựng nói chung trong tiếng Việt Trong phần “Thay lời nói đầu” ông viết: “Từ ngoại lai (cũng như trong từng tên gọi cụ thể: rir mượn Hán, từ mượn Pháp và từ tiếng Anh sử dụng trong tiếng Việt) là cách gọi chung, bao

sồm những đơn vị dưới từ (hình vj), từ và cả những tổ hợp (tô hợp có định, thành ngữ) Bởi,

các đơn vị từ vựng tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh khi sử dụng trong tiếng Việt, bên cạnh

một số lượng không nhiều các từ có khả năng bảo lưu nghĩa và cách dùng như trong nguyên

Trang 9

đa nghĩa, do mức độ Việt hóa ở từng nghĩa khác nhau mà dẫn đến tình trạng là với nghĩa này thì chúng hoạt động với từ cách là từ, nhưng với nghĩa khác thì chúng lại hoạt động với từ cách là hình vị.” [14, tr.5-6] Cuốn sách bao gồm 8 chương, trong đó có 5 chương chuyên

đề cập đến lớp từ mượn Hán (từ Hán Việt, từ Hán Việt cô, từ Hán Việt Việt hóa, từ Hán

'Việt phỏng âm phương ngữ Hán)

Bàn về tiếp xúc ngôn ngữ, Phan Ngọc viết “Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”, [16 tr.7-75]; “Sự tiếp xúc ngữ nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Hán ” [16, tr.134-200]; “Ảnh hướng của ngữ pháp châu Âu tới ngữ pháp tiếng Việt Sự tiếp xúc về ngữ pháp” [16, tr.201-351]

Theo Phan Ngoc, trong qua trinh tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ thường xảy ra hiện tượng giao

thoa ngơn ngữ (interference) Ơng khẳng định giao thoa là một sự đi chệch khỏi tiêu chuẩn ngôn ngữ Có thê do ảnh hưởng của ngôn ngữ A đối với ngôn ngữ B, cũng có thê là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với ngôn ngữ thứ hai, nhưng cũng có thê là ngôn ngữ thứ hai đối với tiếng mẹ đẻ Theo cách đặt vấn đề của ông, giao thoa không chỉ diễn ra ở một cá nhân

mà còn có thể phổ biến trong cộng đồng

Năm 1989, trong cuén Language Transfer, Terence Odlin ding thuat ngit “transfer:

chuyén di” thay vi “interference: giao thoa” Ong phân loại hiện tượng chuyển di thành possitive transfer: chuyén di tich ewe va negative transfer: chuyén di tiêu cực Có thê nói rằng, với Language Transfer, Terence Odlin di gop phần đánh dấu nên một cột mốc của việc nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ, làm cho các thuật ngữ có tính hệ thống hơn Trong

công trình nay, Terence Odlin da trinh bày đầy đủ bản chất của hiện tượng chuyền di ngôn

ngữ Đồng thời Terence Odlin đã chứng minh một cách công phu, cân trọng và đầy thuyết phục về vai trò của chuyển di đối với quá trình học ngoại ngữ ở bình diện ngữ âm, từ vựng,

cú pháp và cả bình diện ngữ dụng cũng như sự tác động qua lại giữa chuyển di ngôn ngữ với các nhân tố văn hóa, xã hội và cá nhân trong quá trình này

Trong bài viết Ứng xứ ngôn ngữ của người Liệt đối với các yếu tố góc Hán, Bùi Khánh Thế (2007) khẳng định:

'Yếu tố gốc Hán không chỉ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán xưa nay được gọi là từ Hán - Việt ( ) yếu tố gốc Hán được hiểu là tắt cả những đặc điểm hoặc thành tố ngôn ngữ nào mà qua sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán tiếng Hán có thể có ảnh hưởng đến tiếng Việt ở mặt này hay mặt khác Chẳng hạn các đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp, các thành tố từ vựng ngữ nghĩa

Trang 10

Nhìn chung, nghiên cứu về từ Hán Việt có không ít công trình, nhưng hẳu như cho tới

nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về hiện tượng chuyên di ngôn ngữ giữa

tiếng Hán và tiếng Việt qua cứ liệu lớp từ Hán Việt nói chung và nhóm danh từ Hán Việt chỉ “người” nói riêng

Tuy không trực tiếp bàn về vấn đề chuyển di ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt

qua cứ liệu từ Hán Việt nhưng những công trình nghiên cứu về từ Hán Việt là cơ sở lý luận

giúp chúng tôi tìm hiểu về vấn đề mình quan tâm - tìm hiểu về hiện tượng chuyền di ngôn

ngữ qua cứ liệu từ Hán Việt chỉ người 0.3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát lớp từ Hán Việt chỉ người, người nghiên cứu tìm hiểu những

tương đồng và dị biệt về phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa, cấ

tạo, ngữ pháp và ngữ dụng so với lớp từ tương đương trong tiếng Hán hiện đại; góp phần hệ thống, tường minh hóa nội

hàm và ngoại diên của các thuật ngữ liên quan đến từ Hán Việt Từ đó đưa ra những mô

thức về sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng Hán và lớp từ Hán Việt

Từ những cứ liệu (từ Hán Việt chỉ người) đã thống kê được, người nghiên cứu lựa

chọn một số từ ngữ để khảo sát hiện tượng chuyên di ngôn ngữ ở những người đang học

g Hán, từ đó phân tích và tìm hiểu về hiện tượng chuyền di ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt

Để đạt được mục đích trên, người nghiên cứu phải thực hiện các nhiệm vụ:

0.3.1 Thống kê, phân loại từ ngữ Hán Việt chỉ người và từ ngữ tương ứng trong tiếng

Hán hiện đại

0.3.2 So sánh nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ người với nhóm từ tương ứng trong tiếng Hán hiện đại về những phương diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa

0.3.3 Khảo sát và phân tích hiện tượng chuyển di ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng

'Việt qua cứ liệu nhóm từ ngữ Hán Việt chỉ người

0.3.4 Qua kết quả khảo sát và phân tích hiện tượng chuyển di để tìm ra những mặt tích

cực cũng như tiêu cực của lớp từ Hán Việt nói chung và từ Hán Việt chỉ người nói riêng

Trang 11

0.4 Nguồn ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguồn ngữ liệu sử dụng trong luận văn sẽ là nguồn ngữ liệu thu thập từ các sách báo

và các tài liệu sau

® Đào Duy Anh (2005), ián Việt từ điền, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội; © Phan Văn Các (2003), Từ điển rừ Hán Việt , NXB TP.HCM, TP.HCM; ® Hồng Phê (chủ biên) (1992), Từ điền riắng Việt, Viện KHXHVN, Hà Nội; ® 23ìT, %fR (3:8) (1997), ÿ4t¿7/4, ii EII-Bff, 4L5%;

© BASEN A (1998), HC aM, Ie,

® Một số sách báo viết về lớp từ Hán Việt, tiếp xúc ngôn ngữ (có liệt kê trong ngữ

liệu trích dẫn)

@® Một số phim, trò chơi game trực tu

® Một số bài làm của sinh viên về các nội dung liên quan

Để thực hiện các nhiệm vụ đã nêu ở trên, người nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp sau:

0.4.1 Phương pháp thống kê

Thống kê các danh từ Hán Việt chỉ “người” trong kho từ vựng tiếng Việt (dựa vào ba

cuốn số ©, ®, ® vừa nêu trên) ); thống kê các loại lỗi của người Việt học tiếng Hán hiện

đại khi dùng từ Hán Việt chỉ người, (qua các bài khảo sát, bài kiểm tra theo chủ đích của người nghiên cứu)

0.4.2 Phương pháp so sánh và đối chiếu

Qua nguồn ngữ liệu Hán Việt ở trên, chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh và đối chiếu với tiếng Hán hiện đại (dựa vào cuốn từ in s â, đ v từ điển trực tuyến trên website: http://dict.cn/ và http:/fwww.baidu.com/) để tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa chúng Từ đó đưa ra những mô thức khái quát về lớp từ này của hai ngôn ngữ

Việt - Hán

0.4.3 Phương pháp khảo sát và phân tích

Trang 12

0.5 Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu, so sánh và đối chiếu lớp từ Hán Việt chỉ người với từ ngữ tương đương trong tiếng Hán hiện đại về phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng trên bình diện đồng đại Từ đó, hệ thống lại một số thuật ngữ có liên quan đến lớp từ Hán Việt và đưa ra những mô thức về cấu tạo giữa từ Hán Việt và từ ngữ tương đương trong tiếng

Hán hiện đại

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phan vào việc vận dụng thành tựu của lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ - một vấn đề đã được nhiều nhà

giáo dục ngôn ngữ trên thế giới quan tâm nhưng hiện chưa được sự quan tâm và sử dụng

nhiều ở Việt Nam Đồng thời kết quả của việc tìm hiểu hiện tượng chuyên di tích cực, chuyển di tiêu cực của luận văn sẽ góp thêm chứng cứ cho việc dạy học, phiên dịch tiếng

Hán một cách có hiệu quả hơn Ngoài ra, luận văn cũng sẽ cung cấp thêm những cứ liệu hữu

ích cho việc tìm hiểu về từ Hán Việt, sự bảo tổn và biến đôi của lớp từ này 0.6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đâu, Kế: luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương

Chương | trình bày về sự tiếp xúc ngôn ngữ và quá trình hình thành lớp từ Hán Việt; chương 2 mô tả về nhóm từ Hán Việt chỉ người trong sự so sánh với nhóm từ tương đương

trong tiếng Hán hiện đại (về các phương diện ngữ âm, cấu tạo, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ

dụng) Trên cơ sở những lập thức đã trình bày ở chương 1 và chương 2, luận văn khảo sát hiện tượng chuyển di ngôn ngữ khi học tiếng Hán hiện đại (qua cứ liệu một số từ Hán Việt chỉ người) ở chương 3

— Chương I: Tiếp xúc ngôn ngữ và quá trình hình thành lớp từ Hán Việt

—_ Chương 2: Nhóm từ Hán Việt chỉ người và nhóm từ tương đương trong tiếng Hán hiện đại

— Chương 3: Hiện tượng chuyên di ngôn ngữ khi học tiếng Hán hiện đại (qua cứ liệu một số từ Hán Việt chỉ người)

Ngoài 108 trang chính văn, luận văn còn có 63 trang phụ lục, gồm:

~ Bảng phụ lục 1: Danh sách rừ Hán Việt chỉ người và từ tương đương trong tiếng

Hán hiện đại (A và B giống nhau về yếu tố cấu tạo và trật tự cầu fqo);

~ Bảng phụ lục 2: Danh sách rừ Hán Việt chỉ người và từ tương đương trong tiếng

Trang 13

— Bảng phụ lục 3: Danh sách yếu tố đơn tiết Hán Liệt chỉ người và chữ Hán có âm Hán Việt tương ứng trong tiếng Hán hiện đại;

— Bang phu lục 4: Danh sách yếu tổ đa tiết Hán Việt chỉ người và chữ Hán có âm Hán Việt tương ứng trong tiếng Hán hiện đại

Trang 14

Chuong 1: TIẾP XÚC NGON NGỮ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LỚP TỪ HÁN VIỆT 1.1 Tiếp xúc ngôn ngữ (language contact) vé tiếp xúc ngôn ngữ

Từ điển Ngôn ngữ học so sánh và lịch sử (The dictionary of historical and comparative linguistics) dinh nghĩa:

“Bắt kì sự thay đổi nào trong ngôn ngữ do ảnh hưởng của ngôn ngữ cộng đông sống ở gân người nói mà người nói có khả năng sử dụng và trong việc chuyển các đặc điểm và thuộc tính từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác Ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ có thê từ mức rất nhỏ đến rất lớn và có thể trên bình diện từ vựng, ngữ âm, hình vị, cú pháp hay bắt kì bình diện nào Loại tiếp xúc đơn giản nhất là hiện tượng vay mượn Tuy nhiên có thể có những loại tiếp xúc mạnh hơn nhiều như hiện tượng “chuyển vị" cấu trúc

và ngữ nghĩa (metaiypy), việc hình thành ngôn ngữ phi cội nguồn (non-genetic language) và

sự biến đổi ngôn ngữ IWeinreich (1953) cho rằng thuật ngữ này chỉ nên dùng để nói về

những trường hợp song ngữ rõ nét ”

(Any change in language resulting from the influence of a neighbouring language of which the speakers of the first have some knowledge; the passage of linguistic objects or features from one language into another The effects of contact may range from the trivial to the overwhelming, and may involve vocabulary, phonology, morphology, syntax or just about anything else The simplest type of contact is borowing, but far more radical types are possible, including (for example) metatypy, the creation of non-genetic language and (the ultimate) language shift Weinreich (1953) proposes that this term should be restricted to cases involving substantial bilingualism.) (27, tr.183] Từ điển giải thích Thuật ngữ Ngôn ngữ học (Nguyễn Như Ý chủ biên), định nghĩa tiếp xúc ngôn ngữ là: “Sự rác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ ảnh hưởng đến cấu

trúc và vốn từ vựng của một hay nhiều ngôn ngữ có quan hệ đó Điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ là sự cân thiết phải trao đổi giao tiếp giữa các cộng đồng người thuộc các

nhóm ngôn ngữ khác nhau do nhu cầu về kinh tế, chính trị và những nguyên nhân khác Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra nhờ việc thường xuyên lặp lại các cuộc đối thoại, thường xuyên

Trang 15

hai ngôn ngữ đó Do đó có khá năng người nói có thê nắm vững đồng thời cả hai ngôn ngữ tức là có thể nói bằng ngôn ngữ này hoặc ngôn ngữ kia, hoặc người nói chỉ hiểu một cách

thụ động ngôn ngữ xa lạ, không phải tiếng mẹ đẻ của mình " [24, tr.290-291]

Theo Phan Ngọc, trong sự giao tiếp giữa tộc người A với tộc người B, khi tộc người A

bắt gặp những đồ v:

it, những sự vật, mà nó không có tên gọi, và nó cũng chưa tìm được cách

dịch sang ngôn ngữ của mình (đó chính là những ô trống ngôn ngữ), tắt yếu nó sẽ gọi bằng những từ để chỉ đồ vật, sự vật này của tộc người B đã đem lại cho họ Khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ là nói đến những thay đổi rất sâu sắc diễn ra ngay trong cấu trúc của A do B đưa đến, hay nói cách khác đi, nếu trong quá trình phát triển lịch sử, A không tiếp xúc với B thì

tự nó không có cái diện mạo ngày nay, hay muốn có phải chờ đợi một thời gian lâu dài hơn

rất nhiều, và kết quả cũng không thê hệt như ngày nay được [16, tr.9-10]

Trong bài viết “Ứng xứ ngôn ngữ của người Liệt đối với các yếu tố gốc Hán” đăng

trong Tập san khoa học Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG TP Hồ Chí Minh), số 38 (2007),

trang 3-10, Bùi Khánh Thế đã trích dẫn hai khái niệm về tiếp xúc ngơn ngữ: ® Tiếp xúc ngơn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kẻ nhau về mặt dia li, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S Akhmanova, 1966) ® Tiếp xúc

ngôn ngữ còn được hiểu là “sự rác động qua lại giữa hai hoặc nhiễu ngôn ngữ tạo nên ảnh

hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ Những điều kiện xã hội của sự Tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi nhu cầu cẩn thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa

những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những như cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v thúc đây” (V.N.Jarceva, 1990)

Những định nghĩa về tiếp xúc ngôn ngữ nêu trên tuy có phần khác nhau, nhưng vẫn có một điểm chung Đó là đều đề cập đến sự ảnh hưởng qua lại giữa các hệ thống ngôn ngữ với

nhau

1.1.2 Tính tắt yếu của sự tiếp xúc ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt Nó thể hiện ở chỗ: ® Ngơn ngữ phục vụ xã

hội với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tô chức công tác chung

trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người ® Ngơn ngữ thể hiện ý thức xã hội, làm phương tiên giao tiếp giữa mọi người ® Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hóa và là một bộ

Trang 16

kiến thức ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp và kiến thức văn hóa ® Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội [7, tr.232]

Từ đó, có thê nói rằng không có một cộng đồng người nào trên trái đắt lại sống biệt lập mà không tiếp xúc, giao lưu với những cộng đồng người khác Khoảng cách địa lý hay tiếp xúc về thương mại, văn hóa, tôn giáo, quân sự, là những điều kiện dẫn đến tiếp xúc ngôn ngữ giữa các cộng đồng ngôn ngữ với nhau Khi tiếp xúc trong một khoảng thời gian dài,

các ngôn ngữ có xu hướng ảnh hưởng, vay mượn lẫn nhau, làm xuất hiện những nét tương

đồng Có những ảnh hưởng nhát thời, chỉ biểu hiện trong một thời gian nhất định, với một nhóm người hạn chế, rồi sau đó không còn lại nữa, không nhập vào ngôn ngữ của dân tộc đó Nhưng lại có những ảnh hưởng lâu dài, phổ biến, mở rộng đến toàn bộ tộc người, sau đó được nhập vào ngôn ngữ của dân tộc đó và tồn tại hàng ngàn năm sau khi sự tiếp xúc thực tế

không còn nữa Mỗi ngôn ngữ đều trải qua những giai đoạn quá độ như vậy trong sự giao

tiếp về mặt tiếp xúc ngôn ngữ Cũng như tiếng Việt, giai đoạn giao tiếp ngữ pháp của tiếng 'Việt là từ 1945 đến 1960, nhưng trên thực tế nó đã bắt đầu từ thế ki XVII trong các tài liệu

công giáo

Các ngôn ngữ không tồn tại một cách biệt lập, riêng lẻ mà ngược lại chúng có sự tiếp xúc và tác động qua lại với nhau Có một số ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp thuộc phạm vi một quốc gia, mà nó còn được phô biến ở nhiều quốc gia khác và có sức lan tỏa rộng trên thế giới Điên hình như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán, Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới không chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình mà còn sử dụng ngôn ngữ

của các nước khác như là một ngôn ngữ thứ hai, thứ ba, để phục vụ cho mục đích giao

tiếp, giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị,

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng tiếp xúc ngôn ngữ là do một số cộng đồng tộc người sống gần nhau, tồn tại cạnh nhau hàng ngàn năm nhất định dẫn tới những quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị, và tất cả các quan hệ này đều tác động đến ngôn ngữ Trong

quá trình phát triển lịch sử một tộc người không ở nguyên một chỗ mà có sự di cư Có

Trang 17

Do chiến tranh chỉnh phục và bị chỉnh phục, tiếng Hán chịu ảnh hưởng của những dân tộc du mục đã xâm phạm địa bàn Trung Quốc, đồng thời nó lại tràn xuống miền bắc Bách Việt ở Nam Trường Giang và có ảnh hưởng đến tiếng Việt trong mười thế kỉ Bắc thuộc

Bên cạnh đó, còn có hiện tượng song ngữ do nhu cầu văn hóa Chính vào sự tiếp xúc

ngôn ngữ không bị ràng buộc bởi yêu cầu chính trị theo quan hệ chỉnh phục và bị chỉnh phục, nó lại đi sâu vào ngôn ngữ Sự vay mượn lúc này đóng vai trò một nhu cầu nội tại của chính ngôn ngữ đi vay, không phải là một sự cường ép Người Việt vay mượn văn hóa

Trung Quốc chủ yếu không phải ở giai đoạn Bắc thuộc mà ở giai đoạn độc lập [16, tr.25-

26]

Theo cách tiếp cận truyền thống, Ngôn ngữ học tiếp xúc chỉ nghiên cứu những tác

động của quá trình vay mượn ngôn ngữ, những ảnh hưởng qua lại giữa các hệ thống ngôn ngữ với nhau thì hiện nay lĩnh vực nghiên cứu này còn chú ý đến hiện tượng song ngữ, khi

đó ở những người sử dụng hai ngôn ngữ vừa diễn ra quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, vừa xuất hiện quá trình đối chiếu tiếng mẹ đẻ với cái ngôn ngữ mà người đó thường sử dụng hằng

ngày Hiện tượng song ngữ không phải là cá biệt cho một ngôn ngữ và chỉ trong một thời

gian nào đó mà thôi Nó là hiện tượng thường xuyên cho hầu hết mọi tộc người Trong các tộc người đều có những người song ngữ, và nếu những người này đóng một vai trò quan trọng đối với tộc người trong sự phát triển ngôn ngữ (tầng lớp tăng lữ, trí thức, nhà văn, nhà

bác học, nhà lãnh đạo chính trị, tầng lớp cai trị, những người giao dịch buôn bán ) tức là

những người mà ngôn ngữ của mình có thế lực đối với ngôn ngữ chung thì hiện tượng song

ngữ lại cảng trở nên quan trọng Nó còn mở rộng cho cả toàn bộ tộc người và có những tộc

người song ngữ, hay đa ngữ Chẳng hạn vào thế kỉ thứ XII, người Noóc Măng xâm lược và chỉnh phục nước Anh Từ đó, tiếng Anh cô đã phải chịu sự ảnh hưởng của tiếng Pháp dẫn đến thay đổi và chuyên dần thành tiếng Anh trung cô Do kiến trúc thượng tầng đã nằm

trong tay dân tộc Noóc Măng, nên hàng ngàn từ ngữ thuộc đủ các lĩnh vực chính trị, tôn

giáo, nghệ thuật văn học, y học đã nhập vào tiếng Anh và dần bị đồng hóa cả về âm đọc,

làm cho người đời sau sử dụng đã không thể nhận ra bộ mặt that cia ching, nhu: state,

government, country, people, nation, literature,

Hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ là xảy ra hiện tượng một ngôn ngữ A thay đổi cấu

trúc vì tiếp xúc với ngôn ngữ B Đây là một hiện tượng chung cho ngơn ngữ lồi người, chứ không phải là ngoại lệ, mặc dầu cách biểu hiện ở mỗi loại hình ngôn ngữ qui định Nhưng,

Trang 18

đóng vai người điều khiển cấu trúc, bởi vì muốn là một hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ trước hết phải nhất quán với chính nó

Khi bàn về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ này đối với ngôn ngữ kia, người ta thường đề cập đến một số hiện tượng xảy ra trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Chẳng hạn như giao

thoa, vay mượn, sao phỏng, chuyển di, Mỗi hiện tượng đều được xem xét và lập luận trên

mỗi góc độ khác nhau Nhưng vấn đề mà đề tài phải giải quyết là vấn đề ứng dụng — sử dụng thành tựu của lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ đề giải quyết một vấn đẻ thực tiễn Vì vậy, luận văn chỉ dừng lại ở việc trình bày hệ thống quan niệm về tiếp xúc ngôn ngữ được sử dụng làm căn cứ cho việc khảo sát về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ qua cứ liệu nhóm

từ Hán Việt chỉ người

Để làm rõ hiện tượng chuyển di ngôn ngữ, trước hết chúng tôi trình bày thêm về ba thuật ngữ hữu quan trong lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ (sao phỏng, vay mượn, giao thoa):

~ sao phong: calque

Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học Oxford (The concise Oxford dictionary of linguistics) định nghĩa

“Một từ hay ngữ hình thành bằng cách dịch một từ hay ngữ tương đương từ ngôn ngữ

khác Vĩ dụ, từ 'gratte-ciel” trong tiếng Pháp là từ sao phỏng của “s&yscraper” trong tiếng

Anh Còn gọi là từ sao phỏng ”

(A word or expression which has been formed by translation of a corresponding word or expression in another language E.g French gratte-ciel ‘skyscraper’ (lit ‘scrathch-sky) is a caque on English skyscraper Also called a loan translation.)

[25, tr.45]

Nguyễn Thién Gidp cho ring: Tir sao phong 1a nhimng tir tiép nhan mét mặt nào đó của

từ của ngôn ngữ khác Từ sao phỏng thường có hai loại: sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ngữ nghĩa

Sao phóng cấu tạo từ là trường hợp dùng chất liệu của ngôn ngữ mình đề cấu tạo một từ nào đó dựa theo mẫu về kết cấu của các từ tương ứng trong ngôn ngữ khác Thực chất của loại này là dịch từng yếu tố có tính chất hình thái học của các từ của ngôn ngữ khác Như vậy, nó chỉ tiếp nhận mẫu cấu tạo của các từ trong ngôn ngữ khác mà thôi Chẳng hạn, trong tiếng Việt những từ như chắn bùn, chắn xích, chiến tranh lạnh, là sao phỏng từ cấu tạo từ của các đơn vị tương ứng trong tiếng pháp là garde boue, garde chaine, guerre

.#oide, Ngoài hiện tượng sao phỏng cấu tao từ hoàn toàn như những ví dụ vừa nêu, còn có

Trang 19

là dịch các yếu tố tương đương của ngôn ngữ khác, phần còn lại vẫn tiếp nhận nguyên xi của ngôn ngữ ấy

Sao phỏng ngữ nghĩa là hiện tượng các từ tiếp nhận thêm ý nghĩa của từ tương ứng trong ngôn ngữ khác Cơ sở của từ này có thể tiếp thu thêm ý nghĩa của từ tương ứng trong

ngôn ngữ khác là ý nghĩa định danh trực tiếp của chúng phải giống nhau Ching hạn, từ ngựa trong tiếng Việt và từ chevai trong tiếng Pháp cùng chỉ một loài động vật, nhưng từ

cheval còn chỉ một đơn vị sức kéo, do đó tir ngwa da cé thêm cả ý nghĩa này (máy 15 ngựa)

Nếu hiện tượng sao phỏng cấu tạo từ dẫn đến sự xuất hiện trong ngôn ngữ những từ mới thì hiện tượng sao phỏng ngữ nghĩa chỉ dẫn đến sự xuất hiện những từ đồng âm hoặc những ý

nghĩa mới của từ đã có

[7, tr.232-234]

Theo Phan Ngọc, trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, bên cạnh sao phỏng từ vựng còn

có sao phỏng ngữ pháp Ông cho rằng trong quá trình tiếp xúc song ngữ, khi một ngôn ngữ cần diễn đạt một thông tin trong ngôn ngữ khác, mà ngôn ngữ cần diễn đạt không có cấu trúc ngữ pháp thích hợp thì người diễn đạt có xu hướng tự bỗ sung để diễn đạt nó cho phù hợp với đòi hỏi khách quan này của thời đại Có thể trong khoảng thời gian đầu sẽ bị phản đối, chê bai những kiểu cấu trúc ngữ pháp sao phỏng này Nhưng theo đà phát triển khách quan của văn hóa xã hội, sự sao phỏng cách diễn đạt này dần dần được chấp nhận và nó

không chỉ dừng lại ở một ngôn ngữ mà nó có thể mở rộng ra các ngôn ngữ khác Chẳng hạn

ông quan niệm cấu trúc danh ngữ tiếng Việt hiện đại là kết quả của sự sao phỏng ngữ pháp

Âu châu

[16, tr43] ~ Vay mượn (borrowing)

Từ điển thuật ngữ ngén ngit hoc Oxford (The concise Oxford dictionary of linguistics) định nghĩa

“Từ qui ước để gọi sự du nhập vào ngôn ngữ A những từ, cấu trúc hay hình vị của ngôn ngữ B Theo đó, “table" và “marble” là hai trong số nhiều từ tiếng Pháp cô đã du nhập vào tiếng Anh trong thời kì Anh bị bộ tộc Norman chiếm đóng Tương tự, “mượn phương ngữ” là hiện tượng chuyển các đặc điểm của phương ngữ này sang phương ngữ

khác Khải niệm này thường được đưa ra đễ giải thích sự khác biệt không rõ ràng giữa hai

phương ngữ ”

Trang 20

words borrowed into English from Old French in the period after the Norman conquest ‘Dialect borrowing’ is a similar transference of features from one dialect to another, often posited to explain the lack of consistent divisions between them.)

[25 tr41]

Theo Phan Ngoc, “Tigp xúc ngôn ngữ không phải là vay mượn từ vựng Trong sự giao

tiếp giữa tộc người A với tộc người B, khi tộc người A bắt gặp những đồ vật, những sự vật,

mà nó không có tên gọi, và nó cũng chưa tùn được cách dịch sang ngôn ngữ của mình (đó

chính là những ô trồng ngôn ngữ), tắt yếu nó sẽ gọi bằng những từ để chỉ đô vật, sự vật này"

của tộc người B đã đem lại cho họ.” [16, tr9] Chính vì vậy người Việt gọi pin, bơ, xăm,

lốp, xăng, theo tiếng Pháp, và cả thế giới gọi xpwr-nich, xô viết theo tiếng Nga Nhưng sự vay mượn từ dù có nhiều đến đâu đi nữa, cũng chưa chắc đã đụng chạm tới cái cấu trúc của ngôn ngữ Điều này có thê thấy rõ trong tiếng Việt, cho dù tiếng Việt đã vay mượn hàng ngàn từ tiếng Pháp, nhưng nó đều mang hình thức ngữ âm, qui tắc cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt Nó không làm thay đi cấu trúc ngữ âm, cấu trúc ngữ nghĩa, qui tắc cầu tạo từ trong tiếng Việt

Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, sẽ diễn ra hiện tượng sao phỏng Khi không thể

dùng biện pháp sao phỏng được, người ta sử dụng biện pháp vay mượn từ Trong tiếng Việt, điều này thể hiện rất rõ ở lớp từ Hán Việt Sự vay mượn từ không phải là một hiện tượng độc lập mà là do sự giao thoa ngữ nghĩa qui định, và mỗi khi có sự vay mượn từ thì có giao

thoa ngữ nghĩa, tức là cái từ được vay mượn sẽ khác cái từ gốc ở ngôn ngữ cho vay về mặt ngữ nghĩa Tiếng Việt đã tiếp xúc lâu đời với tiếng Hán, một thứ tiếng đơn tiết trước nó đến một ngàn năm (nếu ta tin vào kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về hệ Hán Tạng) Vì thế, khi tiếp xúc với ngôn ngữ đa tiết thì trong tiếng Việt đều có tình trạng sau đây mà ta thấy rất rõ Một từ đa tiết mà không tách ra được thành những yếu tố có nghĩa như các từ Hán Việt song tiết và trở thành những từ phiên âm thuần túy thì trong tiếng Việt đều có cương vị rất thấp Nghĩa của nó co lại, chuyên môn hóa, mất cái sắc thái khái quát, trừu tượng mà nó có thê có trong tiếng góc Chăng hạn, trong tiếng Anh từ cowoy “người chăn

bò”, tiếng Việt chỉ người lưu manh hiện đại; trong tiếng Pháp từ morj/ “lý do”, cdn métip

trong tiếng Việt chỉ một họa tiết có tác dụng giúp ta phân biệt một tác phâm Tiếng Việt không chấp nhận từ phiên âm đa tiết với cái nghĩa khái quát [16, tr.38],

Trang 21

thời để đáp ứng nhu cầu ngay lúc đó, rồi mất đi Nhưng cũng có những từ nhập vào vốn từ

vựng của ngôn ngữ đi vay mượn ~ Giao thoa (interference)

Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học Oxford (The coneise Oxford dictionary of linguistics) định nghĩa

“Ảnh hưởng do trí thức có sẵn của cá nhân về một ngôn ngữ này lên cách người ấy nói

một môn ngữ khác, chẳng hạn như phát ngôn của những người song ngữ hoặc lỗi một người nào đó mắc phải khi học một ngôn ngữ mới ”

(The influence that knowledge of one language has on the way one speaks another: e.g in the speech of bilinguals, or as a cause of errors by someone learning a new language.)

[25, tr.182]

Trong ngành Ngén ngit hoc giao thoa (interference: xen vao, can trở), được dùng để chỉ hiện tượng tác động qua lại, ảnh hưởng và xâm nhập lẫn nhau giữa các cấp độ ngôn ngữ (âm vị học, hình thái học, từ vựng - ngữ nghĩa, phong cách học, ), giữa cấu trúc và các

yếu tố trong cấu trúc Được Polivanov (1931) nghiên cứu từ rất sớm, sau đó được trường

phái Praha tiếp tục Nó cũng được các nhà ngôn ngữ học Mỹ như Weinrich (1953) và

Haugen (1953) chú ý phân tích, gắn chặt với việc ứng dụng nghiên cứu đối chiếu vào quá trình dạy tiếng (Fisiak 1983)

Theo cách nhìn của ngữ pháp tạo sinh, giao thoa ngôn ngữ là gạt bỏ sự đối lập giữa

ngôn ngữ và lời nói, hướng về sự đối lập giữa hiện thực ngôn ngữ và năng lực thực hiện Theo quan điểm này, người nói lưu loát hai hay nhiều thứ tiếng là người có được hai hay nhiều năng lực tạo sinh khác nhau Giao thoa ngôn ngữ xuất hiện như là sự ảnh hưởng của năng lực tạo sinh một thứ tiếng này đến năng lực tạo sinh một thứ tiếng khác Điều đó có

nghĩa là có sự xung đột giữa các năng lực tạo sinh khác nhau Giao thoa xuất hiện do có sự hỗn hợp các năng lực tạo sinh khác nhau, do sự hạn chế của năng lực ngoại ngữ gây ra

Nhóm ngôn ngữ học Praha cho rằng, giao thoa ngôn ngữ xuất hiện ở ngôn ngữ này hay ngôn ngữ khác khi tiếp xúc lẫn nhau, những hiện tượng đi lệch chuẩn mực ngôn ngữ truyền

thống, do sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ

Theo các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội, hiện tượng giao thoa ngôn ngữ chỉ được xem xét một cách đầy đủ nếu như nó được xem xét từ hai bình diện: bình diện thứ

nhất là mối tương quan giữa các cấu trúc, sự ảnh hưởng lẫn nhau, sự xâm nhập lẫn nhau giữa các cấp độ của hai ngôn ngữ Sự ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ lên ngôn ngữ thứ hai hay là sự

Trang 22

đến chức năng ngôn ngữ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp, tức là người truyền thông tin hay người thụ đắc thông tin đó một cách chính xác

thấy hiện tượng giao thoa xuất hiện trong hoàn cảnh

Từ những quan điểm trên, ta nha

hai hay nhiều thứ tiếng có điều kiện tiếp xúc với nhau Nó xảy ra là do vận dụng các yếu tố

của một thứ tiếng vào hoạt động nói hoặc viết một thứ tiếng khác Giao thoa theo cơ chế này

thường là do tiếp xúc ngôn ngữ trong một thời gian dài giữa những người thuộc các dân tộc cộng cư trên cùng một khu vực địa lý hay tiếp xúc trong quá trình học tập ngoại ngữ

Phan Ngoc coi giao thoa (interference) là “một sự đi chệch khỏi tiêu chuẩn ngôn ngữ” [16, tr.28] Có thể do ảnh hưởng của ngôn ngữ A đối với ngôn ngữ B, cũng có thể là ảnh

hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với ngôn ngữ thứ hai, nhưng cũng có thể là ngôn ngữ thứ hai đối với tiếng mẹ đẻ Theo cách đặt vấn đề của ông, giao thoa không chỉ diễn ra ở một cá nhân mà còn có thể phổ biến trong cộng đồng Có thể liệt kê những nét khu biệt giữa hiện tượng vay mượn và hiện tượng giao thoa như sau: 'Vay mượn Giao thoa

® Thường xảy ra trong sự tiếp xúc | ® Xảy ra trong quá trình tiếp xúc trực tiếp,

hời hợt với thời gian ngắn, thậm chí | lâu dài của cư dân khác ngôn ngữ

cả khi không có sự tiếp xúc của hai

cư dân ngôn ngữ (thường qua hình thức viết của ngơn ngữ mượn)

© Khong tác động lên cấu trúc của | ® Nếu trong điều kiện thuận lợi, có thể tạo

ngôn ngữ, không đưa vào ngôn ngữ | nên những biến đổi đáng kể trong cấu trúc mượn những nét rõ rệt bên trong của hệ thống ngơn ngữ

® Các yếu tố vay mượn có thể rời | ® Các yếu tố gắn liền với tác động của các rạc không thành hệ thống mối quan hệ vốn có giữa hai ngơn ngữ ® Đặc trưng cho hệ thống ít chặt | ® Đặc trưng cho hệ thống được tổ chức chẽ của ngôn ngữ nghiêm ngặt về cấu trúc của ngôn ngữ

1.1.3 Chuyén di ngén ngit (language transfer)

Từ điển Ngôn ngit hoc so sénh va lich ste (The dictionary of historical and comparative

Trang 23

“1 Một cách gọi khác của hiện tượng giao thoa 2 Việc thụ đắc một đặc điểm ngôn

ngữ mà trước kia nó không có do quá trình tiếp xúc với một ngôn ngữ ở gần Lass (1997: 121-122) dẫn chứng tiếng Afikaans Tổ tiên người Đan Mạch nói tiếng Aƒrikaans có hệ thống âm tắc chỉ có /p t k d/ nhưng tiếng Afiikaans đã thụ đắc thêm âm vị /g/ do quá trình

vay mượn rất nhiều từ một số ngôn ngữ xung quanh Khi thiếu tư liệu, quá trình chuyển di như thế có thể gây khó khăn cho việc nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn ngữ Chuyên di

trong nghĩa thứ hai này là một loại tương đồng phi nguôn gốc (homoplasy) ”

(J Another term for interference 2 The acquisition by a language of a linguistic feature which it formerly lacked as a result of contact with a neighbouring language Lass (1997: 121-122) cites the example og Afrikaans The Dutch ancestor of Afrikaans had the plosive system /p t k d/, but Afrikaans has filled the gap by acquiring a phoneme /g/ as a result of extensive borrowing from several neighbouring language When documentary evidence is lacking, such transfer can obscure the historical development of a language Transfer in this second sense is one type of homoplasy.)

(27, 347] Trong cudn Language Transfer, 1989, Odlin định nghĩa:

“Chuyển di là sự ảnh hưởng xuất phát từ sự giống nhau và khác nhau giữa ngôn ngữ

đích và bắt kỳ ngôn ngữ nào khác đã được thụ đắc (có thể chưa hoàn hảo trước đó)”

(Transfer is the influence resulting from similarities and differences between the target language and any other language that has been previously (and perhaps imperfectly) acquired.)

(26, tr27]

Chuyên di ngôn ngữ thường được hiểu là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ Tuy nhiên, chuyển di không phải khi nào cũng là ảnh hưởng của tiếng mẹ

đẻ Đôi khi chuyển di còn là ảnh hưởng của một ngôn ngữ khác mà người học học trước đó Do đó, nói một cách chặt chẽ thì chuyển di ngôn ngữ là ảnh hưởng của ngôn ngữ mà người ngôn ngữ mới (Odlin 1989, Richards et al 1992)

, sự đồng nhất hai khái niệm chuyển đi ngôn ngữ và ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ chỉ

học biết trước đó đối với việc học Nhu va

có tính chất ước định Tuy nhiên, khi bàn luận vấn đề chuyển di ngôn ngữ thì cách hiểu có

tính ước định này tỏ ra tiện lợi hơn, vì ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là hình thức chuyển di

ngôn ngữ điển hình nhát, phô biến nhất và đáng kẻ nhất

Trong quá trình học tập ngoại ngữ, những điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng mẹ đẻ

và ngoại ngữ là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng chuyển di ngôn ngữ Nó thường

Trang 24

1.1.3.1 Chuyén di tich ewe (positive transfer)

Chuyên di tích cực là hiện tượng chuyên di những hiéu biét va ki nang str dung tiếng

mẹ đẻ vào quá trình học một ngoại ngữ, giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn do

có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học Hiện tượng chuyển di tích cực thể hiện ở tắt cả các bình diện ngôn ngữ và cả những bình diện ngồi ngơn ngữ như chữ viết và văn hóa Chẳng hạn, khi người Việt học tiếng Trung Quốc sẽ phát âm dễ dàng và nhanh

chóng những âm trong tiếng Việt cũng có, như âm m /m/,1/1/, t/t'/,g/k/,a//,u lu,

Một logic thông thường là khi học một ngoại ngữ, nếu giữa ngôn ngữ của người học

(tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ mà người đó sẽ học có những tương đồng về từ vựng thì người

học sẽ ít tốn thời gian học từ mới hơn so với việc học một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ Do hệ

quả của tiếp xúc ngôn ngữ, trong tiếng Việt hiện đại có không ít từ ngữ giống với từ ngữ trong tiếng Hán hiện đại về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa (tức giống nhau về từ vựng, như quốc

gia, gia đình, học tập, học sinh, nhân dân, hiệu trưởng, nhân viên, ), nên người Việt học

tiếng Hán, nhất là những người nắm được một số lượng từ Hán Việt cơ bản, sẽ gặp thuận lợi nhất định Thêm vào đó, nếu những từ ngữ đó có những nét tương đồng về mặt ngữ âm, như: 2# [gonglanl] 'công an’, 27 Tˆ [lao2gongl] “lao công', 3í [huang2hou4] “hoàng

hậ

thì cảng thuận lợi hơn trong quá trình học tập

Trên bình diện ngữ pháp, do đặc tính khái quát của ngữ pháp, chuyển di tích cực có

dấu ấn rất đậm nét, mang lại cho người học ngoại ngữ những thuận lợi có lẽ còn quan trọng

hơn cả chuyên di tích cực về ngữ âm và từ vựng Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ

đơn lập, từ không biến đổi hình thái trong hoạt động hành chức Qua hình thái, tất cả các từ dường như không có quan hệ với nhau, chúng đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt lập

một mình Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ Chẳng hạn:

DIP HERBAL BAN, HME ERE ATE BEN

> Cau hge sinh nay 1a hoc sinh trudng ching t6i, nhiing hoc sinh kia là của trường họ Từ ®#“E [xue2shengl] học sinh trong phan cau thir nhat duge dai tit chi thi (iX [zhe4]

gid ‘nay’) va lượng từ (ƒ` [ge] cd 'cậu') bổ nghĩa, cho nên nó biểu thị số đơn Từ 3“E

[xue2shengl] hoc sinh ở phân câu thứ hai được đại từ chỉ thị

Trang 25

Nhưng, ta thấy về mặt hình thức hai từ “#4 [xue2sheng]] hoc sinh trong hai phan cau trén hoàn toàn giống nhau

@ ACB PM RRF AMEE

>> Cầu thứ của đội ACB đều rất trẻ

Trong câu @, căn cứ vào phó từ Ÿ [doul] đó “đều” chúng ta nhận biết được từ ÊR“Ƒ-

[qiu2shou3] câu zhủ “cầu thủ” mang số phức

Tiếng Việt và tiếng Hán đều có cấu trúc câu theo mô hình S — V — O, chính vì thế khi nói những câu có cấu trúc như vậy thì người Việt học tiếng Hán cũng như người Hán học tiếng Việt đều cảm thấy dễ dàng, không gặp trở ngại nào cả Chẳng hạn, tiếng Việt nói “Tôi đã ăn cơm.”; “Mời bạn đến nhà tôi chơi!”; “Sao bạn không uống cà phê?”: thì tiếng Hán

cũng nói theo trật tự cú pháp như vậy “‡È1⁄!2{ƒ ”;“3#ƒ£3i#t2##! ”: “3

TAMA IWIMẸ? ”,

1.1.3.2 Chuyển di tiêu cực (wegative transfer)

Trong cuốn Ngôn ngữ học đối chiếu của Bùi Mạnh Hùng, 2008, tác giả đã phân tích “Tuy giao thoa xuất hiện từ rất sớm và đồng nghĩa với chuyến di tiêu cực, nhưng nhiều người thích dùng thuật ngữ chuyên di tiêu cực hơn vì nó có mồi tương quan đối lập với thuật ngữ chuyển di tích cực, khiến tính hệ thống của thuật ngữ được báo đảm hơn.” [10,

tr51]

Đối lập với chuyên di tích cực, chuyên di tiêu cực làm cho việc học ngoại ngữ trở nên khó khăn hơn do áp dụng không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng

mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó bị sai lệch Hiện tượng chuyển di tiêu cực có lí do sâu xa từ sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ Tương tự như

chuyên di tích cực, chuyên di tiêu cực được thể hiện ở mọi cấp độ và mọi bình diện ngôn ngữ

“Trên bình diện ngữ âm, có thê thấy rõ người Việt thường phải mất khá nhiều thời gian để phát âm đúng một số phụ âm tiếng Anh như [ ] trong children “những đứa trẻ”, chưch

Trang 26

/ch/,/j/,/q/, Nhiều người có xu hướng thay thế những âm này bằng những âm gần giống trong tiếng Việt

Trên bình diện từ vựng, chuyển di tiêu cực xuất hiện ngay trong những trường hợp giữa hai ngôn ngữ có những đơn vị từ vựng tương đương Trên đây, chúng tôi có đề cập đến những tương đồng về từ vựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học ngoại ngữ Song cũng chính những tương đồng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhằm lẫn đối với người học ngoại ngữ, vì tương đồng không có nghĩa là hoàn toàn giống nhau Nhưng khi học ngoại ngữ, người học dễ có xu hướng “biến” cái twong đông thành cái đông nhất Nói cách khác, họ dễ lấy các đơn vị từ vựng trong tiếng mẹ đẻ thay thế cả âm và nghĩa các đơn vị từ vựng tương

đồng trong ngoại ngữ đang học, chẳng hạn như từ PE [kunInan2] cé am Han Việt là khốn nạn, nghĩa trong tiếng Hán là “khó khăn”, nhưng khi người Việt dùng âm Hán Việt

thì nó lại có hai nghĩa: ® Khốn khổ đến mức thảm hại, đáng thương Cuộc sống khốn nan

của người dân nghèo thời trước ® Hièn mạt, không còn chút nhân cách, đáng khinh bi,

nguyên rủa Đồ &hốn nạn! Tương tự, từ 2Ï [biao3qing2] biểu rình, nghĩa trong tiếng Hán

là “bộc lộ tư tưởng tình cảm trong lòng qua sắc mặt và thái độ”, nhưng trong tiếng Việt lại

có nghĩa là “đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu

dương lực lượng chung” Muốn nói biểu rình với nghĩa như trong tiếng Việt, người Trung

Quốc dùng 2S [shi4wei] shi uy chit khéng ding tir Zé #7 Nguoc lại, trong tiếng Việt từ

thi uy lai có nghĩa “biểu dương sức mạnh để gây áp lực, uy hiếp ai đó” Như vậy khi vào

tiếng Việt những từ này phát sinh thêm nghĩa khác với nghĩa gốc của nó Nếu nắm không vững sẽ dẫn đến dịch Sai, như:

-LTEf{RXE “*công việc rất khốn nạn °” thay vì dịch “công việc rất khó khăn” Tương

tự, những từ như: bác si, cử nhân, thư ký, thủ thuật Về ý nghĩa, giữa những từ tương đương trong từng cặp, nhiều khi cũng có những sự khác biệt, tạo thành những “cạm bẫy” đối với người Việt học tiếng Hán hay người Hán học tiếng Việt Trong ví dụ trên có từ -[ˆ

ÍfE [songlzuo4] cơng rác, nghĩa trong tiếng Hán là “làm việc, công việc”, còn công ứác

trong tiếng Việt có nghĩa là “làm công tác”, nhưng với câu “Ngày mai anh ấy ải công tác ”

Không thé dich sang tiếng Hán là

“HA ALIS LAR” ma la “HK fh LH”, boi vi tir cong tac trong cau nay nim trong

trong cuốn “Ngén ngit hoc déi chiéu” cia Bùi Mạnh Hàng dịch, không nổi là

3 Xin xem thêm phần Chuyển di

Đầu * để chỉ không tương thị

Trang 27

tổ hợp di céng téc cho nên nó mang ý nghĩa khác, khiến cho người mới học rất đễ nhằm lẫn Trong tiếng Hán, muốn nói ý nghĩa “đi công tác” thì phải dùng từ HH} # [chulchail] xudt

sai Hoie tit #0 [shou4yil] hui y trong tiếng Hán có nghĩa là “bác sĩ chuyên chữa trị bệnh cho gia súc, gia cằm” Còn trong tiếng Việt hiện đại, siti y lai có nghĩa là “môn phòng bệnh,

trị bệnh cho gia súc, gia cầm và kiểm nghiệm san pham chăn nuôi” Vì vậy, muốn biểu đạt

nghĩa như trong tiếng Hán thì người Việt phải nói là bác s hú y, tức là phải dùng danh ngữ,

chứ không dùng mỗi một từ ¿hú y Vì thế, khi người Việt nói tiếng Hán rất dễ mắc lỗi Chang hạn, đề nói “Anh ấy là bác sĩ thú y” thì không ít người Việt học tiếng Hán nói là “{tÙ,

JE —/M 9 REE” trong khi diing dung phai la “ft {2-7 BR”

Trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có hiện tượng nói tắt như: AHF [fanlyi4] phiên

dich ‘phién dich’ > ŸÉ [yi4] địch “dịch”, '*#Š [yan2jin4] nghiềm cáp “nghiêm cấm => #Š

[n4] cám 'cắm', ##Ÿ) [malma] ma ma 'mẹ' ->Ï# [mal] ma ‘me’, ii AEE

[lao3shil he2 xue2shengl] /ão sư hỏa học sinh 'giáo viên và học sinh’ > Jjÿ2E [shilshengl] lão sinh “thầy trò', và đều có thể nói “Ề# Bồ 'H Ÿ [yi4 cheng2

zhonglwen2] = dich sang tiéng Trung”, “JX {I JAE — ik 3s 45 TN! [wo3men

shilsheng] yi4gi3 qu4 tu2shulguan3 ba] = Thay trò chúng ta cùng đi thư viện nha!”,

Nhưng cũng có những từ ngữ trong tiếng Việt có thê nói tắt còn tiếng Hán thì không, như: cảm, nhãn, tiêu, uồng, còn trong tiếng Hán những từ này phải nói là: Al [gan3mao4]

FE

ccm mgo ‘cam’, JéfR [long2yan3] long nhan ‘nhan’, HHL [hu2jiaol] ho tiêu “tiê

Trang 28

Trên bình diện ngữ pháp, hiện tượng chuyền di tiêu cực thê hiện dưới nhiều hình thức

đa dạng từ những đơn vị, phạm trù thuộc hình thái học cho đến những đơn vị, phạm trù

thuộc cú pháp học Sự nhằm lẫn trong việc sắp xếp các từ theo một trật tự thích hợp trong câu tiếng Hán của nhiều học viên người Việt mới học tiếng Hán là một minh chứng Họ

thường nói nhằm “mẹ tôi” thành *#3‡È [mal wo3] ma ngã thay vì nói ‡È# [wo3 mai] ngã ma Đó chính là hiện tượng chuyển di tiêu cực thói quen dùng trật tự từ trong tiếng

Việt, trong tiếng Việt trung tâm ngữ đứng trước, còn tiếng Hán thì ngược lại Vì vậy, khi gặp những đoản ngữ có kết cấu định ngữ phức tạp, người học thường gặp không ít khó khăn Ví dụ: © Day la hoc sinh cia tôi 2 KE BAW ERIN BE © Đây là giáo sư hướng dẫn tôi làm luận van > *)x# #/l 1đ 5ilê %

EE SARS HOCH BEBE

® những lưw học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ >*/##itili>lE TERY > NR PAE Khi gặp những tình huống mà đặc điểm ngữ pháp không giống hoặc trái ngược so với tiếng Việt, người học thường bê nguyên cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt để sử dụng cho

thì người mới học tiếng Hán

thường nói *‡ÈˆI-{FfEff7 thay vì nói #À#£#4{T -T-ÍF: tương tự “Hơm nay anh có đi làm không? ” thường nói thành *'2€ƒf##_L-ĐFI? thay vì noi SK KEES?

Những thành tựu của ngữ dụng học đã góp phần dã

tiếng Hán Chẳng hạn, khi nói “7öi làm việc ở ngân hàn,

ệ quả: trong những nghiên

cứu về tiếp xúc ngôn ngữ, người nghiên cứu không chỉ dừng lại ở các bình diện ngữ âm, từ

vựng và ngữ pháp mà còn vươn tới địa hạt ngữ dụng Trong các công trình nghiên cứu tiếp

xúc ngôn ngữ, hiện tượng chuyển di ngữ dụng ngày càng được chú ý Nhất là những khảo sát về lỗi giao tiếp do chuyên di ngôn ngữ liên quan đến những hiểu biết về quan hệ vai, các

hành động ngôn từ như chào, xin lỗi, cảm ơn, yêu cầu, cảnh báo và các phương châm hội

Trang 29

châm cách thức, phương châm quan yếu đã làm phong phú thêm nội dung của phạm trù

chuyển di Chẳng hạn, phương châm lịch sự là một phạm trù phô quát, nhưng cách thể hiện phương châm này lại khác nhau đáng kể trong các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau, nhất là những cộng đồng có sự khác biệt lớn về văn hóa Một lời đề nghị, một lời mời, một lời khen, vốn đúng phép tắc giao tiếp trong nền văn hóa này lại có thể thô lỗ trong nền văn hóa khác Hỏi thăm về cuộc sống, gia đình của người đối thoại khi mới làm quen là một biểu hiện của phép lịch sự trong giao tiếp của người Á Đông, nhưng không được coi là thích

hợp theo quan điểm của văn hóa phương Tây,

Lối nói “xưng khiêm hô tôn” là lối nói thường gặp trong nhiều ngôn ngữ phương Đông Chẳng hạn, trong một cuộc hội thảo, trước khi phát biểu, người Trung Quốc thường nói mấy câu khiêm tốn kiểu như: “Trình độ của tôi có hạn và tôi cũng chưa chuẩn bị kĩ Nếu

có chỗ nào nói không đúng thì mong quý vị và các bạn thông cảm cho” Người Trung Quốc

cho cách nói khiêm tốn này là rất tử tế và lịch sự Nhưng người châu Âu thì chắc sẽ nghĩ rằng: đã trình độ kém lại chuẩn bị không đầy đủ thì nói làm gì, mắt thì giờ của người khác

[18, tr.17-21]

Nghiên cứu của Blum-Kulka & Sheffer (1993) cho thấy những người nói tiếng Anh

khi dùng tiếng Hebrew thường thực hiện hành động ngôn từ thỉnh cầu thiếu tính trực tiếp so với chuẩn mực của người nói tiếng Hebrew Thước đo lịch sự của tiếng Anh khiến cho người Anh khi học tiếng Hebrew thường sử dụng cấu trúc có các từ tình thái như can trong

lời thỉnh cầu, trong khi đó phép lịch sự trong tiếng Hebrew không đòi hỏi những dạng thức như vậy

Do chuyển di ngữ dụng, Barron (2003), một người Ai Len, đã từng trải qua những

chuyện dở khóc dở cười trong giao tiếp khi mới đến Đức lần đầu Khi được mời uống cà

phê, Barron đáp: “No, I'm fine” Barron nói như vậy không phải vì không muốn uống cà phê mà chỉ coi đó như một câu đáp tự nhiên theo quy ước giao tiếp của người Ai Len trong

những tình huống tương tự và chờ đợi được mời một lần nữa rồi moi tra loi “OK”, thé

nhưng người mời hiểu đó như là một lời từ chối và không mời lại nữa Ngược lại, khi người

Ai Len mời người khác uống cà phê, nếu người kia từ chối, họ thường hỏi lại kiểu như: Öis:

Du sicher? “C6 ding (chắc) vậy không?”, một câu hỏi được hiểu như là lời mời lại mà họ

cho là tử tế, nhưng lại làm cho nhiều người nước ngoài, trong đó có cả người Đức, cảm thấy khó chịu Tương tự, tại một buỗi tiệc tiếp hai vợ chồng người Đài Loan, khi mọi người nang

Trang 30

hay là ? Anh ta trả lời rất tự nhiên liðÊHỮ!! Người chồng lập tức đỏ mặt, cười và nói “{ƒt

FUBLEE AAS HE BEAE AY” Anh và vợ tôi không thể tùy tiện được (tức là “không thể muốn

lam gi thì làm”) Trong trường hợp này anh chàng người Việt đã học qua từ BÍZfẼ “tùy, tùy tiên”, cho nên khi phản xạ tức thời anh ta bê nguyên cái nghĩa “tùy” ấy để sử dụng vào ngữ cảnh trên Trong ngữ cảnh trên, với tiếng Hán thì phải dùng từ lỗ Ẩï “tùy, tùy ý” Một ví dụ ệc thường nói

khác nữa liên quan đến ngữ dụng, ở Trung Quốc trong buổi tiệc người chủ

với khách mời những từ biểu thị lịch sự như Ï”Ï#ll! có nghĩa là “Cứ dùng tự nhiên!”,

chiết tự thì ]Ÿ: mời, hãy; TỞ chậm, từ từ; ÏZ: ăn, căn cứ vào nghĩa của từng

nhưng về

con chữ có thể dịch nguyên câu là “Cứ ăn chậm chậm/ từ từ” Nếu phiên dịch như vậy thì

hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa trong tiếng Hán

Khi tiếp xúc với những người bản ngữ sử dụng một ngôn ngữ khác, thuộc một nền văn

hóa khác, không ít người có cảm giác bị “sốc” văn hóa do những khác biệt như vậy và hiện

tượng chuyển di ngữ dụng là khó tránh khỏi Khi nền văn hóa mà người học được thấm nhuằn từ nhỏ và nền văn hóa của cái ngôn ngữ mà người đó cần học càng khác nhau thì hiện

tượng chuyển di ngữ dụng lại càng rõ nét

Nhìn chung, chuyển di tiêu cực thường được đồng nhất với hiện tượng mắc lỗi khi sử dụng ngoại ngữ ở tất cả các cấp độ và bình diện ngôn ngữ Nhưng trong thực tế, chuyên di tiêu cực không chỉ dẫn đến lỗi, mà còn gây nên một số khiếm khuyết khác nữa Đó là:

1 Khả năng sản sinh thấp: do hạn chế hoặc né tránh hoàn toàn việc sử dụng những cấu

trúc quá xa lạ trong ngôn ngữ đích so với tiếng mẹ dé Chang hạn, sinh viên người Trung Quốc và Nhật Bản khi học tiếng Anh có xu hướng ít dùng những câu có mệnh đề quan hệ hơn so với sinh viên mà tiếng mẹ đẻ của họ có cấu trúc mệnh đề quan hệ giống như trong tiếng

Anh;

2 Khả năng sản sinh cao: có thê nói đây là kết quả của khả năng sản sinh thấp Do hạn chế dùng một số cấu trúc nào đó dẫn đến kết quả là một số cấu trúc khác bị lạm dụng, chẳng hạn do tránh dùng câu có mệnh đề quan hệ, sinh viên Nhật Bản sử dụng quá nhiều câu đơn

[26, tr36-37]

Tuy hiện nay trong giới ngôn ngữ học có những ý kiến, những quan điểm trái ngược nhau về tầm quan trọng của hiện tượng chuyên di ngôn ngữ nhưng không ai phủ nhận hiện

tượng chuyên di nói chung và chuyên di tiêu cực nói riêng là hiện tượng khách quan trong

Trang 31

1.2 Tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán

Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt diễn ra từ rất lâu đời và hết sức phức tạp, là một quá trình bao gồm khá nhiều khả năng, khá nhiều tình huống, mỗi tình

huống thường đề lại những hệ quả khác nhau

Những mốc lịch sử tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán được trình bày dưới đây, chúng tôi đều kế thừa, trích dẫn từ cuốn “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt” của

tác giả Nguyễn Tài Cần

Do giới hạn, phạm vi của luận văn là hiện tượng chuyển di ngôn ngữ qua cứ liệu nhóm

từ Hán Việt chỉ người nên những trình bày về tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán của luận văn này nhằm khái quát lại lịch sử tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Việt -

Hán và làm căn cứ cho việc khảo sát chuyển di ở nhóm từ Hán Việt 1.2.1 Lịch sử tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán

Do hoàn cảnh lịch sử và vị thế địa lí, Việt Nam và Trung Quốc sớm có sự tiếp xúc giao lưu văn hóa Thời kì thượng cô, cư dân vùng miền Bắc nước ta với cư dân vùng người Hán

có thể đã bắt đầu, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã có những mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu

với nhau Sau đó, sự tiếp xúc giao lưu này diễn ra theo hai con đường tự phát và áp đặt Sự

xúc này chủ yếu là áp đặt trong một khoảng thời gian trên một ngàn năm lịch sử nên đã

để lại nhiều hệ quả sâu sắc

Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, ban đầu tiếng Việt tiếp nhận từ ngữ Hán chỉ mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu bằng con đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc của người

Việt với người Hán Đến đời Đường, các trường lớp dạy chữ Hán mở ra nhiều nơi Do đó,

tiếng Hán đời Đường đã du nhập vào nước ta một cách có hệ thống bằng con đường sách vở Khi giành được độc lập (năm 938), các triều đại phong kiến Việt Nam mặc dù vẫn lấy

chữ Hán làm ngôn ngữ chính thức của Nhà nước, vẫn phát triển học hành, thi cử bằng chữ

Hán, song không quan hệ trực tiếp với tiếng Hán như trước nữa, trong khi đó bản thân tiếng Han qua các thời đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, đã biến đổi rất nhiều, thì ở Việt Nam, chữ Hán vẫn được đọc như dạng ngữ âm của tiếng Hán đời Đường Cách đọc đó vẫn tồn tại

Trang 32

thống ngữ âm tiếng Việt thời đó Từ đời Đường đến nay, tất cả các từ tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán bằng con đường sách vở đều được đọc theo cách đọc Hán Việt

Trong cuốn Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, GS Nguyễn Tài Cân

dựa vào thế tương tác giữa các ngôn ngữ, văn tự có sự tiếp xúc với nhau trong tiếng Việt, và

đã chia lịch sử mười hai thế kỉ của tiết

ø Việt thành sáu giai đoạn như sau:

* Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khâu ngữ

Giải đoạn Vào khoảng A Proto Việt của lãnh đạo) va tiếng Việt thé kỷ VII —IX Ó * 1 văn tự: chữ Hán Giai đoạn ® Có 2 ngơn ngữ: tiếng Việt (khâu ngữ Vào khoảng các B | tiếng Việt _ | của lãnh đạo) và văn ngôn Hán thé ky X, XI, XII < tiền cổ * 1 văn tự: chữ Hán * Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và | Vào khoảng các Giải đoạn <

€ | „ „ | vănngônHán thé ky XII, XIV, tiếng Việt cổ * 2 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm XV, XVI

* Cé 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và | Vào khoảng các Giải đoạn ¿ văn ngôn Hán thế ký XVH, < D | tiếng Việt * 3 văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và chữ | XVIH và nữa đầu › trung đại Q Giai doan ® Có 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, ngữ thế kỷ XIX Vào thời gian E | tiếng Việt tiếng Việt và văn ngôn Hán < Pháp thuộc cận đại ® 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm, Quốc ngữ

Giai đoạn ¿ ® Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt

G | tiếng Việt + 1 văn tự: chữ Quốc ngữ Từ 1945 trở đi hiện nay

[5 tr403] 1.2.2 Hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán

Có thể chia các giai đoạn tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán thành những giai đoạn khác nhau; mỗi giai đoạn đều đê lại những

iuả với những mức độ khác nhau, và chúng ta

có thê thấy chúng qua những chứng tích ngôn ngữ của tiếng Việt

1.2.2.1 Giai đoạn từ đầu cho đến khoảng thế ký VI, VII

Đây là giai đoạn không trực tiếp liên quan đến cách đọc chữ Hán ở Việt Nam hiện nay Trong suốt chín thế kỷ trước và sau công nguyên, cách đọc chữ Hán ở Việt Nam luôn gắn

Trang 33

của các triều đại thống trị, cũng kéo theo tiếng Hán ở Việt Nam biến đôi theo Bởi vì, vùng Giao Châu lúc đó là vùng “thuộc địa” của phong kiến phương Bắc, tiếng Hán ở Giao Châu có thê xem như là một phương ngữ của tiếng Hán Tuy nhiên, vì tồn tại bên cạnh tiếng Việt,

chịu sự tác động của cách nói người Việt, tiếng Hán có thể bị “méo mớ” đi ít nhiều nhưng

nhìn chung thời kỳ này vẫn gắn liền mật thiết với tiếng Hán ở Trung Quốc Những từ tiếng Han chuyên di vào tiếng Việt thời kỳ này thường được gọi là từ Hán cỗ (cổ Hán Việt hay tiền Hán Việt) Nhưng những cách đọc này chỉ lưu lại ở một số trường hợp lẻ tẻ cách đọc cô

Hán Việt, không tạo thành hệ thống và hiện không được người Việt dùng khi đọc các văn

bản Hán nữa, ví dụ: bùa, buôn, buông, buôm, chè, chữ, cởi, tết, tầm, tuổi, tìm, Đến đời Đường thì những cách đọc tiếp thu được trải qua các triều đại Hán, Ngụy Nam Bắc Triều đều bị Đường âm thay thế

1.2.2.2 Giai đoạn từ thế ký VIII, IX đến 938 (cuối đời Đường, Ngũ Đại) ếp xúc với tiếng Hán đã ảnh hưởng rất sâu dam dé

Giai đoạn này sự ếng Việt và tồn tại mãi đến ngày nay Những từ tiếng Hán ở giai đoạn này gia nhập vào tiếng Việt không phải trực tiếp như ở giai đoạn đầu mà gián tiếp qua quá trình dạy chữ Hán và truyền giáo ở Việt Nam lúc bấy giờ, và đã để lại cho chúng ta một cách đọc chữ Hán rất có hệ thống Theo các nhà Hán ngữ học, hệ thống ngữ âm tiếng Hán giai đoạn này cũng có những đặc điểm riêng, về thanh mẫu (phụ âm đầu), cũng như vận bộ (van), khoảng giữa đời

Đường, có một số diễn biến tương đối mạnh, tách tiếng Hán Trung cô thành hai thời kỳ khá rõ rệt: thời kỳ đầu bao gồm khoảng Lục Triều, Sơ Đường và thời kỳ sau bao gồm khoảng

Van Đường, Ngũ Đại Giai đoạn này chữ Hán vào Việt Nam như một sinh ngữ, và được người Việt Nam đọc theo Đường âm bằng cách đọc của mình, nó khác với âm đọc của

người Hán, và gọi là âm Hán Việt Những từ tiếng Hán vào tiếng Việt trong giai đoạn này

gọi là từ Hán Việt Lớp từ này gia nhập vào kho từ vựng tiếng Việt một số lượng rất lớn, nhìn chung chưa được Việt hóa triệt để về hoạt động ngữ pháp và ngữ nghĩa như những từ

gia nhập vào giai đoạn trước Do đó, cảm thức tự nhiên của người Việt có thể nhận ra đây là lớp từ ngoại lai Ví dụ: nhất, tam, hoàng thượng, cải cách, thảo nguyên, trọng thị, dưỡng sinh, hạnh phúc Đặc biệt, đễ làm phong phú thêm cho kho từ vựng của tiếng Việt, người

'Việt đã sử dụng những yếu tố gốc Hán này đề tạo từ mới, những từ mới này trong tiếng Hán

Trang 34

1.2.2.3 Từ thế ký X (938) về sau

Từ khoảng đầu thế kỷ X về sau Việt Nam giành được độc lập tự chủ, không còn trực tiếp lệ thuộc nhà Hán về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như ngôn ngữ Từ đây,

cách đọc chữ Hán cuối Đường, Ngũ Đại được tách ra, phát triển theo một hướng riêng, theo

quỹ đạo của sự phát triển tiếng Việt Những gì xảy ra trong bản thân tiếng Hán, từ Tống Nguyên về sau, đối với Việt Nam đều không ảnh hưởng tới, không xóa nhòa được cách đọc mà ta đã học được ở giai đoạn cuối Đường, Ngũ Đại; chúng không thê gây ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình diễn biến về sau của cách đọc này Dưới tác động của quy luật tiếng Việt ngày càng mạnh mẽ, cách đọc theo Đường âm ở Việt Nam cũng biến đôi dần theo xu hướng Việt hóa Theo GS Nguyễn Tài Cân, từ đầu thế kỷ XI trở đi thì cách đọc Hán - Việt mới tách hắn ra thành một lối đọc độc lập với cách đọc ở Trung Nguyên, và tồn tại độc lập với tư

cách là hệ thống đọc riêng biệt của người Việt

Trong giai đoạn này cũng có những sự tiếp xúc gián tiếp thông qua sách vở: vận đồ, vận thư, từ điễn, hoặc tiếp xúc trực tiếp, tự nhiên qua khâu ngữ của Hoa kiều định cư tại Việt Nam, lại có cả sự tiếp xúc trực tiếp bị bắt buộc mấy chục năm, giai đoạn nhà Minh chiếm đóng, đầu thế kỷ XV Theo GS Nguyễn Tài Cân, cách đọc chữ Hán ở Việt Nam đầu thế kỷ XV, dạy theo tiếng Hán đời Minh, cách đọc mới này đã qua đi như một hiện tượng

lâm thời, không lưu lại vết tích gì thật sâu sắc và có hệ thống [3, tr.89]

Nhu vậy, có thê khăng định rằng: chỉ có giai đoạn tiếp xúc cuối Đường - Ngũ Đại mới là giai đoạn có ảnh hưởng quyết định nhất đối với việc hình thành cách đọc chữ Hán ở Việt Nam hiện nay — cách đọc Hán - Việt Cách đọc Hán - Việt chính là sản phẩm bắt nguồn từ giai đoạn tiếp xúc này Hệ quả của sự tiếp xúc này là một số lượng lớn lớp từ ngữ tiếng Hán

đã chuyển di vào tiếng Việt và được đọc theo âm Hán Việt, lớp từ này thuộc đủ các dạng từ loại (danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ), và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời

sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, tư pháp, y học, )

1.3 Từ Hán Việt

1.3.1 Khái niệm từ Hán Việt và những thuật ngữ hữu quan

Trong Từ điền giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (chủ biên), từ Hán

'Việt được định nghĩa là: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chỉ phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng

Trang 35

Nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì không nên hiểu “từ Hán Việt” là toàn bộ các từ

Việt gốc Hán Điển hình là Nguyễn Tài Cẩn Trong cuốn Nguồn gốc và quá trình hình

thành cách đọc Hán Liệt ông đã đưa ra sơ đồ như sau:

Cách ene

ea đ@3 Vaal pickin

'Yếu tế Hán - Việt

Khu vực I: là những chữ Hán có thể đọc Hán - Việt được, nhưng những chữ đó chỉ liên

quan đến Hán ngữ chứ không liên quan gì đến tiếng Việt Ví dụ: 4 chẩm, 3X giá, Z, ma

Khu vực II: là những từ mà người Việt mượn từ tiếng Hán, nhưng những từ đó lại

không trực tiếp liên quan gì đến cách đọc Hán - Việt Ông chia ra ba trường hợp: - Mượn trước cách đọc Hán - Việt như mùa, mùi, buông, buôm

- Mượn đời Đường, cùng một lần với cách đọc Hán - Việt, nhưng sau đó diễn biến theo

một con đường khác với cách đọc Hán - Việt Ví dụ: gan, gân, vốn, ván,

- Mượn thông qua một phương ngữ tiếng Hán Ví dụ: mỳ chính, cắc, lú bú,

Khu vực II: là những yếu tố cũng thuộc vào loại mượn từ tiếng Hán, nhưng đó là những yếu tố mượn thông qua cách đọc Hán - Việt nên được gọi là yếu tố Hán - Việt Ví dụ: suyết, học, quốc, gia, Xét về mặt ngữ pháp, có thê chia yếu tố Hán Việt này thành trường hợp chỉ là tiếng, không phải là từ (ví dụ: quốc, gia, ) và trường hợp vừa

la tiếng, vừa là từ (ví dụ: zuyét, học, )

[3 tr20-21]

Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Chi được phép coi là từ Việt gốc Hán những từ nào thực sự

nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chỉ phối của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt Như vậy theo sự hình dung của chúng tôi, từ gốc Hán trong tiếng Việt sẽ gồm hai bộ phận chính:

gọi tắt là các từ Hán Việt;

a) Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Vi

b) Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt Cả hai bộ phận trên đây đều có những đặc điểm riêng khác với các từ Hán đọc theo âm Hán Việt”

[8, tr.242]

Trang 36

+ Những từ vào Việt Nam trước đời Đường - những “từ Hán cổ”, như: beo, buổm,

buông, buôn, chuộc, cởi, đũa, đục, giá, hẹn, khéo, ngói, ngửa, tiếc, tiệc, xe,

+ “Những từ Hán Việt được Việt hoá”, như: đao, in, gẩn, gừng, lành, ngồi, vng,

vợ,

+ “Những từ gốc Hán tiếp nhận bằng con đường khâu ngữ qua cách phát âm địa phương nào đó của tiếng Hán hiện đại”, như: ca la (hấu, chế, lì xi, sti cáo, xi dau, tia, van than, mì chính, quầy, xá xíu,

Ta thấy, theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp, từ Hán Việt tương ứng với yếu tố thuộc khu vực II trong sơ đồ của Nguyễn Tài Cẩn đã được trình bày ở trên Nhưng ông

không đề cập đến yếu tố ở khu vực I (cách đọc Hán Việt) trong sơ đồ

Tuy nhiên, trên thực tế rất khó có thể xác định được những yếu tố Hán Việt nào đã thực sự nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chỉ phối của các quy luật ngữ âm, ngữ

nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việ Bởi vì những lý do sau:

© Lay công cụ chuẩn mực (từ điển) nào làm chuẩn đề nhận thấy rằng yếu tố Hán Việt nào được xem là từ Hán Việt, đã đi vào hệ thống từ vựng tiếng Việt Bởi vì trong mỗi từ điền có số lượng mục từ khác nhau Ví dụ: Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý có các mục từ

huynh “anh”, tỷ “chỉ”, muội “em”, nhưng trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê lại

khơng có ® Với sự giao lưu văn hóa, kinh tế xã hội giữa hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam như hiện nay, khi phiên dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt, trong nhiều ngữ cảnh cũng được dịch bằng yếu tố Hán Việt Nhưng những âm này trong từ điển tiếng Việt không có (hoặc chưa được cập nhật), cụ thê là một số từ ngữ trong tiếng Hán hiện đại thường xuất

hiện trên truyền thông gần đây đã được dịch bằng yếu tố Hán Việt như: EEG thao dan, AS

Ki ban phi, %% tao da, LA né tai, KHL dai nuong, ALAR nương meong, titi 06

cô, thì có được xem là từ Hán Việt không?

Hán tự là một loại văn tự do người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng trên 3000 năm, là

Trang 37

chinh séch “Han héa” moi mat vé van héa, tap quan, ng6n ngit, trên đắt Giao Châu Sau khi giành được độc lập, với sự ảnh hưởng của tiếng Hán trong thời gian dài, mỗi chữ Hán

đều được người Việt đọc theo ngữ âm của tiếng Việt Những âm Hán Việt nào được sử dụng nhiều và đã đi vào hệ thống từ vựng tiếng Việt thì nay được gọi là từ Hán Việt Song, có những âm Hán Việt rất ít dùng hoặc chỉ xuất hiện trong các tài liệu cổ, và cũng có những

âm mới được sử dụng trong thời gian gần đây Chính vì những lý do trên, dùng thuật ngữ

“yếu tố Hán Việt” đề chỉ cả âm Hán Việt và từ Hán Việt như trong sơ đồ “Yếu tố gốc Hán”

mà chúng tôi tình bày dưới đây sẽ mỉnh xác hơn, bao quát hơn

Sau đây, chúng tôi thử đưa ra sơ đồ “Yếu fố gốc Hán”, gọi “yếu tố” bởi vì nó chỉ chung cho cả âm (không liên quan đến nghĩa trong tiếng ViệU, tiếng và từ (từ mượn trước Đường và từ Hán Việt), ni u Am Han i gk hi Ấn — vấnutố lâu ae _7 Hân Việ Việt Từ Hán Việt Yếu tố gốc Hán

Khu vue I: là những từ mà người Việt mượn từ tiếng Hán, không trực tiếp liên quan

gì đến cách đọc Hán - Việt Những từ này chúng tôi gọi là từ phi Hán Việt, bởi những lý do sau:

— Dùng thuật ngữ “từ phi Hán Việt” để đối lập với thuật ngữ “từ Hán Việt”, và sẽ làm

cho những yếu tố liên quan có tính hệ thống hơn, bao quát hơn Nó tương ứng với khu vực II trong sơ đồ của GS Nguyễn Tài Cần, bao gồm những từ mượn vào giai đoạn trước đời Đường, trước cách đọc Hán - Việt như mùa, mùi, buồng, budm ; những từ mượn đời

Đường, những từ mượn vào giai đoạn đời Đường, cùng một lần với cách đọc Hán - Việt,

nhưng sau đó diễn biến theo một con đường khác với cách đọc Hán - Việt Ví dụ: gan, gân, vốn, ván, ; và những từ mượn thông qua một phương ngữ tiếng Hán Ví dụ: mỳ chính, cắc,

Trang 38

— Néu goi né la tir géc Han, thi chua lim néi bat duge tinh cht cia n6 Boi vi thuat ngữ “từ gốc Hán”, từ cảm thức ngôn ngữ khiến người ta sẽ nghĩ là bao gồm tắt cả những từ ở khu I và II, tức là bao gồm từ tiền Hán Việt và từ Hán Việt

— Nếu dùng thuật ngữ “từ tiền Hán Việt” cũng không bao quát được 2 yếu tố sau: ®

Những trường hợp mượn đời Đường, nhưng sau đó có cách đọc khác với cách đọc Hán -

Việt, bao gồm những từ biến âm Hán Việt như: hán > hén, cảnh => kiếng, phúc =>

phước ; ® Những trường hợp mượn thông qua một phương ngữ tiếng Hán

Nếu cần thiết phải chia nhỏ, cụ thể hóa lớp từ ở khu vực I, thì chúng ta có thê chia ra

làm 3 loại: từ tiền Hán Việt, từ biến âm Hán Việt và từ mượn phương ngữ Hán Có thể có ý

kiến cho rằng, nếu dùng thuật ngữ “từ phi Hán Việt” này sẽ khiến người đọc sẽ nghĩ rằng bao gồm những từ gốc Pháp, Nga, Nhưng thuật ngữ này dùng đề đối sánh, phân biệt với thuật ngữ “từ Hán Việt” và nó nằm trong hệ thống yếu tố Hán Việt ~ một trong những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt

Khu vực II: là những chữ Hán có thể đọc Hán - Việt được, nhưng những chữ đó chỉ liên quan đến Hán ngữ chứ không liên quan gì đến tiếng Việt, chúng tôi gọi là âm Hán Việt

(chỉ là âm chứ không phải là từ) Ví dụ: 4 chẩm, 3X giá, Z4 ma, Hữ nỉ, Tương ứng với khu vực I trong sơ đồ của GS Nguyễn Tài Can Nhung khó khăn ở chỗ là, tiêu chí nào dé phân định những âm nào không dùng trong tiếng Việt Trong khi tất cả các chữ Hán đều có cách đọc Hán - Việt đã chẩm, 3X giá, Z4 ma, We ni chi 1a hu tir, né mang tinh chất điền hình Còn những, yếu tố như thảo dan, ban phủ, nương meong, ty, mudi, xuat hién gan day, c6 duge coi 1a lién quan dén tiéng

Việt hay không, và nó là âm Hán Việt hay là từ Hán Việt? Chính vì vậy chúng tôi sẽ phải

đưa ra một sơ đồ khác đề làm rõ vấn đề này

Khu vực HI: là những yếu tố cũng thuộc vào loại mượn từ tiếng Hán, nhưng đó là những yếu tố mượn thông qua cách đọc Hán - Việt, chúng đã và đang gia nhập vào kho từ vựng tiếng Việt, chịu sự ảnh hưởng của tiếng Việt, chúng tôi gọi đó là từ Hán Việt Chúng

bao gồm cả những từ do người Việt dùng yếu tố Hán Việt dé tao từ mới cho ngôn ngữ của mình, như dự hộ, hội trường y — tá — bệnh viện, thủy cằm,

* Từ ủy od mới xuất

Trang 39

Cả hai khu vực II và III có thê gọi chung một thuật ngữ là yếu tố Hán Việt Hai khu vực này có thể có sự giao thoa với nhau, và có thê đưa ra một sơ đồ khác đề xét riêng cho 2

khu vực này, xem sơ đồ “Yếu tố Hán Việt”:

Âm Hán Việt

(cách đọc Hán - Việt) Từ Hán Việt

'Yếu tố Hán Việt

Chúng tôi đưa ra hai đường tròn đồng tâm, đường tròn II nằm trong đường tròn II

Nhu da trình bày ở trên, mỗi chữ Hán đều có cách đọc Hán - Việt, trong sự diễn biến ngôn ngữ, sự phát sinh ra nghĩa mới, và tạo từ mới không ngừng, đặc biệt trong tiếng Việt, việc dùng yếu tố Hán Việt để tạo từ là không tránh khỏi Chính vì vậy, đường tròn II có thể mở

rộng ra (số lượng từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt ngày càng nhiều) hay thu hẹp lại (số lượng từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt ngày càng ít) phụ thuộc vào sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt Nếu những âm Hán Việt được sử dụng trong tiếng Việt, và được

đông đảo cộng đồng độc giả người Việt hiểu và chấp nhận thì được coi là từ Hán Việt Hiểu

như vậy sẽ thơng thống hơn, linh hoạt hơn, cụ thê là chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề còn vướng mắc ở trên

Từ những lập luận trên, có thê định nghĩa: Từ Hán Việt là từ được cấu tạo bởi yếu tố

gốc Hán đọc theo âm Hán Việt (Đường âm) Trong luận văn này, chúng tôi không định

nghĩa chỉ tiết như trong 7ừ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (Chủ biên) Bởi vì, đã là từ ngữ trong hệ thống một ngôn ngữ thì đương nhiên là phải chịu sự chỉ phối của các

quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ đó Chúng tôi cũng xin không nhắn

mạnh vấn đề đã du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt hay chưa, bởi vì chưa có công cụ chuẩn mực nao đề xác định được điều này Cụ thê có những từ đã nhập vào tiếng Việt và đã bị Việt hóa cao độ về mặt ngữ nghĩa Hơn nữa, với sự phát triển ngôn ngữ tiếng Việt như

hiện nay, sẽ có nhiều từ mới được tạo ra từ những yếu tố Hán Việt

Cũng cần bàn đến một trường hợp khác nữa, trong kho từ vựng tiếng Việt tồn tại một lớp từ ngữ do người Việt dùng yếu tố Hán Việt kết hợp với yếu tố thuần Việt cấu tạo nên,

dưới nước Vì th, khi vịt nhiễm vi rút HSN, dé tiện trong việc tuyên truyền phòng chẳng địch, người ta đã đùng từ

Trang 40

như: bồi bàn, bôi bếp, chấp dịch, chấp sự, cây cổ thụ, cây bút, cảm mến, bao gôm, bày biện, bình bằu, biến đối, bài đắp, kỳ lạ, sống động, những trường hợp này chúng tôi tạm gọi là từ bán âm Hán Việt Đê làm rõ hơn, chúng tôi đưa ra sơ đồ như sau:

Yếu tô

Hán Việt

Từ bán âm Hán Việt

Lớp từ này xuất hiện trong tiếng Việt ngày càng nhiều Bởi yếu tố Hán Việt đã trở thành một trong những yếu tố cấu tạo từ trong tiếng Việt, góp phần quan trọng trong việc

làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn

Trong luận văn, do mục đích và giới hạn của việc tìm hiểu về sự chuyên di ngôn ngữ

qua cứ liệu nhóm từ Hán Việt chỉ người, chúng tôi chỉ xét trong phạm vi hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, mà không xét theo góc độ từ nguyên học của một ngôn ngữ Tức là không phân biệt những từ ngữ trong tiếng Hán được vay mượn từ một ngôn ngữ khác

Chang hạn, những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Phạn, như: m-cô, bự, phật Hoặc những từ được vay mượn từ tiếng Nhật như: kinh (ế, chính trị, tư tưởng, câu lạc bộ, Hay những

từ được vay mượn từ các ngôn ngữ

Án - Âu, như: đưỡng khí, thán khí, lưu huỳnh, sa hoàng,

1.3.2 Từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại

Như ta đã biết, tiếng Việt đã tiếp xúc khá nhiều ngôn ngữ, như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Nga, Mỗi giai đoạn tiếp xúc đã đề lại những dấu ấn riêng, và có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với tiếng Việt Cụ thê là số lượng từ vựng của những ngôn ngữ này gia nhập vào tiếng Việt cũng khác nhau, trong đó tiếng Hán chiếm 60%, bao gồm nhiều ; tiếp đến là tiếng Pháp (khoảng 3000 đơn vị, chiếm khoảng 10%) [14, tr.55], như xối-vang, áp-phe, 3

lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự,

lóc, giết thì giờ, từ A tới Z, ot, sam-banh, ca-rot, com- ca-vit/cra-vat, com-lê, ga-lông, ba-lô, bi-đông, bom, bê-tông, ki

Ngày đăng: 08/02/2024, 14:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w