đại đều mang đặc điểm ngữ pháp của từ loại danh từ. Ngoài những đặc trưng phổ quát của
danh từ như biểu thị thực thể, thường làm chủ ngữ, bổ ngữ, tân ngữ, định ngữ, từ Hán Việt
chỉ người chịu sự chỉ phối của hệ thống ngữ nghĩa, ngữ pháp của tiếng Việt nên mang những đặc điểm riêng không như từ chỉ người trong tiếng Hán hiện đại. Một đặc điểm ngữ
pháp khá quan trọng của nhóm từ Hán Việt chỉ người là tính đếm được. Cụ thể là những từ
Hán Việt chỉ người có cấu tạo là từ đa tiết, nhất là những từ được cấu tạo bởi những yếu tố như viên, sinh, gid, sĩ, trưởng,... '° đều có tính đếm được. Nhờ được tri nhận như những vật rời phân lập được nên nhóm từ này có khả năng trực tiếp kết hợp với từ chỉ lượng hàm nghĩa số (số đếm và phó từ phụ thêm ý nghĩa về lượng) và có khả năng chỉ phối định ngữ
chỉ lượng và định ngữ miêu tả. Ví dụ:
a. hai lực sĩ khỏe nhất đội ấy
b. những sinh viên thông minh nhanh nhẹn ấy
c. những chiến sĩ đặc công dũng cảm và thông minh dy
Tuy nhiên, do thuộc mảng từ chỉ sự vật, không phải là từ chỉ đơn vị nên từ Hán Việt chỉ người có tính lưỡng khả. Đó là khi nói hoặc viết, giữa nó và số từ có thể dùng hoặc
không dùng loại từ (danh từ đơn vị) đều được. Chăng hạn, có thê nói a. hai cậu (đứa, anh, thằng, con...) sinh viên
a’. hai sinh viên
b. hai cậu (đứa, em, thằng, con...) học sinh
b`. hai học sinh
©. hai ông (đứa, em, thằng, con...) kĩ sư.
©. hai kĩ sư
[I1,tr34-45]
'Và như những từ khác thuộc phạm trù từ loại danh từ trong tiếng Việt, nhóm từ Hán
Việt chỉ người đều có khả năng kết hợp trực tiếp với đại từ chỉ thị.
Chẳng hạn:
a. những người thợ này, mắy đứa trẻ con kia, hai cô gái ấy
b. những công nhân này, mắy cháu thiếu nhỉ ấy, hai người phụ nữ ấy
Còn từ chỉ người trong tiếng Hán hiện đại không trực tiếp kết hợp với số từ, đại từ chỉ thị, giữa chúng phải có lượng từ (danh từ chỉ đơn vị). Chẳng hạn, phải nói là J4***2: z cỏ học sinh 'bốn em học sinh, iX fÊ & ỉ# giỏ vị tổng thống
`° Song cũng cần mở ngoặc nói thêm là trong hệ thống danh từ tiếng Việt, trừ danh từ đơn vi, chi có nhóm tir này có tính đếm được. [11], [12]
‘vi téng théng nay’, AS HBIS- na td độc gid ‘nhimg độc gia kia’ ma khéng néi
*PUPEAE nt hoc sinh, "3X EABE gid tng thong, * WEA na déc gid.
2.3. Vé mat ngir nghia - ngir dung
Vé mặt ngữ nghĩa, không phải từ gốc Hán nào trong tiếng Việt cũng giữ y nguyên cái
nghĩa vốn có của nó. Bởi vì, hiện tượng khách quan là như nhau nhưng tư duy liên tưởng
mang đặc trưng dân tộc nên mỗi ngôn ngữ có một cách thê hiện khác nhau. Điều này tác
động đến nghĩa của các từ ngoại lai nói chung và nghĩa của từ Hán Việt nói riêng. Trên cơ
sở nghĩa gốc (nghĩa vốn có) của từ Hán Việt, một số lượng không ít các từ Hán Việt nói
chung và từ Hán Việt chỉ người nói riêng đã phát triển nghĩa theo “mạch” tư duy liên tưởng của người Việt. Hệ quả dẫn đến là, nó làm cho các từ Hán Việt xa rời dần với chính nó
trong tiếng Hán hiện đại. Chẳng hạn, từ nhân chứng Ä ÌIÊ [ren2zheng4] trong TĐI và trong
ing Việt dùng với nghĩa “người làm chứng”. Tuong ty, tir nhdn tinh trong TĐI có nghĩa “Tình tiếng Hán hiện đại có nghĩa là “cái chứng cứ do người làm chứng nói ra”. Ngày nay,
dục của người - tình riêng đối với nhau”; trong
người; chuyện thường tình của con ngudi. @ Né tinh, nễ nang. ® Ơn, ân huệ.
® Chuyện thăm viếng hiếu hi. ® Quà. Ngày nay, trong tiếng Việt chỉ tồn tại nghĩa ® và
phát triển thêm một nghĩa khác là “Người tình (thường nói về quan hệ yêu đương không
đứng đắn)”. Có thể, do trong tiếng Việt tồn tại những từ ngữ như người tình, người yêu, người làm chứng,... hơn nữa trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt đều có yếu tố nhân
(người) xuất hiện trong hàng loạt từ như
A: [ren2shi4] nhdn si 'nhân sĩ”, 4F [ren2cai2] nhân rải “nhân tài”, À #J [ren2wu4]
nhân vật “nhân vật, /\ ÙÄ [ren2yuan2] nhân viên “nhân viên”,... cho nên người Việt dùng từ nhân chứng, nhân tình với nghĩa chỉ người.
Ngoài tượng biến đổi thành nghĩa khác hoàn toà
còn có hiện tượng một số từ Han Việt vừa tồn tại nghĩa cô vừa phát triển thêm nghĩa mới. Đối chiếu với những từ có âm Hán Việt tương ứng trong tiếng Hán hiện đại, thấy rằng có những từ được phát triển thêm
nghĩa mới nhưng cũng có những từ trở thành những từ lịch sử. Sau đây chúng tôi liệt kê một
số từ để minh chứng cho điều này. Trong tiếng Việt, nghĩa cô và nghĩa mới chúng tôi khảo sát và đối chiếu trong hai cuốn từ điển TĐI và T3. Tiếng Hán chúng tôi căn cứ vào những
nghĩa trong TĐ4. Đề thuận tiện trong việc trình bày và đối chiếu, ở cột thứ nhất chúng tôi
liệt kê những từ Hán Việt và từ tiếng Hán hiện đại có âm Hán Việt tương ứng.
Tiếng Việt Tiếng Hán
Mục Từ
Nghĩa cổ Nghĩa mới Nghĩa cỗ Nghĩa mới
3+ Người _ thỉ| Học vị người tốt nghiệp | Từ chỉ sinh viên | Người có [xiudcai2] |hương đậu | trường phổ thông trung |hai triều đại |học, - trí
tú tài hạng cuối. | học Minh, Thanh. _ | thức.
Học __ sinh | Người học ở đại học. Chỉ người thi
cao đăng. vào học ở
ABA trường huyện,
` trường phú, đủ
(Shengiyuan2] tiêu ‘un dự
sinh viên thi hương ở hai
triều đại Minh,
Thanh
Học vị của | Người tốt nghiệp đại học | Chỉ người thi đỗ
A người dd] cde ngành khoa học | khoa thi huong [ju3ren2] | Khoa —- thỉ | không phải khoa học ứng | ở hai triều đại
cử nhân — | hương, trên | dụng hoặc kĩ thuật Minh, Thanh, tú tài
Người thi | Hoe vị cao nhất cấp cho | Chỉ người thi
hội — mà | người nghiên cứu khoa|trong chế độ BEE trúng cử |học tong một ngành |khoa cử thời [in4shi4] - | Hòe vi của | khoa học nhất định xưa.
đống |neười - đỗ khoa thí
đình
Người day | Hoc hàm cao nhất phong | Giáo viên, nhà | Giáo viên, xu ở —_ trường | cho cán bộ khoa học có | giáo. nhà giáo.
trung - học | trình độ cao, có vai trò là giáo Uiao4shil] [hay trường | chủ chốt trong việc giảng nhân dân.
giao sự đại học thời | dạy và nghiên cứu, phát
trước. triển khoa học
Tiếng Việt Tiếng Hán
Mục Từ
Nghĩa cổ Nghĩa mới Nghĩa cỗ Nghĩa mới
Thư kí | ® Người được bầu ra đề | ® Thư kí ®Thư kí.
riêng, thay mặt ban chấp hành, Í Công tác thự | @Cong tác lãnh đạo công việc hàng |. | ngày trong một số chính | Kt thư kí đảng hay đoàn thể
ed ỉ Cỏn bộ ngoại giao cấp
[mi4shul] bậc dưới tham tán, phụ bi the trách từng phần việc của sứ quán (như lễ tân, báo chí,...) và thường xuyên giao thiệp với các cơ quan hữu quan của nước
Sở tại
Người giữ| Người làm nhiệm vụ | Nhân viên làm | Người phụ việc _ biên | soạn thảo những giấy tờ, | công việc biên | trách quan chép, viết | văn bản quan trọng, điều | chép, xử lý văn | trong trong Hid lách, — nói | hành các công việc hàng | thư. tổ - chức [shulji4] | chung làm | ngày của một số tổ chức, đoàn, đảng
thư kí công _ việc | cơ quan, đoàn thể. các cấp. Bí
về giấy tờ. thư.
Thu kí.
Học vị cao| Người thầy thuốc tốt|® Chỉ người | Học vị cao.
nhất: sau | nghiệp đại học y khoa. _ | chuyên tỉnh một | nhất. Tiến
khi tốt nghề. Sĩ.
nghiệp ở ® Chỉ một
trường đại người (quan
học, lại trải viên) truyền thụ
qua nghiên môn kinh học
cứu - mấy thời xưa
năm, nếu có trước - tác
đặc xuất thì
được chức bác sĩ.
MP Môn phòng bệnh, trị Bác - sĩ
ơ bệnh cho gia sỳc, gia cằm. thay.
[shou4yi1]
thứ y và kiểm nghiệm sản
phẩm chăn nuôi.
Sự diễn biến về ngữ nghĩa của lớp từ này rất phức tạp. Đây chính là hệ quả của quá trình chuyển di ngữ nghĩa từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Có thê nói rằng, bất kì từ Hán Việt
nào cũng tham gia vào quá trình đồng hóa ngừ nghĩa theo hướng:
(1) giữ nguyên nghĩa gốc; (2) thay đổi nghĩa (phát triển thêm hoặc bớt đi một vài nghĩa).
Day là một tất yếu, bởi vì kí hiệu ngôn ngữ có hạn nhưng thế giới khách quan cần biểu thị
thì vô hạn.
Trải qua quá trình lựa chọn, cải biên và vận dụng kéo dài hàng ngàn năm, lớp từ Hán Viet da trở thành một bộ phận hữu cơ trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc ta và được
chúng ta sử dụng đề thể hiện sắc thái tu từ trong các phong cách chức năng khác nhau. Từ Han Việt là nguồn chất liệu đáng kể trong văn học bác học và văn chương bình dân. Các tác
phẩm văn học kinh điển của dân tộc ta, như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện
Kiều, Khóc Trương Quỳnh Như, Chiều hôm nhớ nhà,... đều sử dụng từ Hán Việt.
Ngày nay, trong kho từ ngữ tiếng Việt còn tồn tại hàng loạt cặp từ Hán Việt và thuần Việt có nghĩa tương đương nhau về sắc thái ý nghĩa, về mặt biểu cảm và được dùng song song với nhau. Trong đó, từ Hán Việt thường mang sắc thái cổ kính và không thông dung, còn các từ thuần Việt mang tính hiện đại, thông dụng hơn. Thông thường, với hai từ đồng
nghĩa (một từ Hán Việt và một từ thuần Việt, thì từ Hán Việt thường mang sắc thái trang
trọng, khách quan, gợi màu sắc sách vở, cỗ xưa,... còn từ thuần Việt lại mang màu sắc thông tục, gần gũi, cụ thê. Ví dụ so sánh: phụ nữ / đàn bà; nhỉ đẳng / trẻ em; phu nhân / vợ; mẫu
tử / mẹ con; phụ thân / cha, bố; xạ thủ / người bắn;
Khi nói đến sắc thái tu từ của lớp từ Hán Việt, người ta thường đề cập đến bốn kiều sắc thái tu từ: sắc thái trang trọng, sắc thái tao nhã, sắc thải khái quát và trừu tượng, sắc thái
cổ. Lớp từ Hán Việt chỉ người cũng khoác lên mình những sắc thái riêng, đối lập với lớp từ thuần Việt chỉ người như những từ Hán Việt nói chung.
Suốt một thời gian dài, dân tộc ta đã sử dụng chữ Hán như một văn tự chính thống.
Dưới các triều đại phong kiến, các văn bản hành chính, sử ký, thơ, văn, ... thường được viết bang chữ Hán, chữ Nôm. Sau khi chữ Quốc ngữ ra đời, người Việt đã dùng nó để phiên âm Hán Việt nhằm kế thừa, phát huy và truyền đạt lại cho thế hệ sau những kho tàng tri thức mà cha ông ta đề lại. Chính vì thế, lớp từ Hán Việt được khoác một màu sắc phong cách rất đặc biệt. Và nó được đặt trong thế đối lập — đối sánh đồng nghĩa với từ thuần Việt hoặc với
từ ngữ khác
Trong giao tiếp mang tính lễ nghỉ, trang trọng người Việt thường dùng từ Hán Việt
thay cho từ thuần Việt. Chẳng hạn:
a.. Hôm nay, tông thống Obama và phu nhân đến thăm Việt Nam.
*Hôm nay, tông thống Obama và vợ đến thăm Việt Nam.
b. họp phự huynh 22 hop cha me hoc sinh
c. Cé giáo em là một quả phụ.
2 Cô giáo em là một mự góa.
Chính lớp từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng hơn từ thuần Việt, cho nên người Việt
thường dùng từ Hán Việt để đặt địa danh, tên người, thương hiệu... Chẳng hạn
a. Tên người: Ấn, Báo, Dũng, Giang, Hằng, Hương, Quốc, Sơn, Thủy, Thảo, Toàn,
Trung, Trường, Vân,
b.. Địa danh: “lái Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Nha Trang, Quảng Nam, Phú
Quốc, Hoàng Sa,
c. Tên thương hiệu: ảo Tín, Kim Dung, Phú Nguyên, Duy Lợi, Phương Nam, Trung Nguyên, Trường An,
Từ thuần Việt thường gắn với cuộc sống lao động hàng ngày của nhân dân, trong khi
đó từ Hán Việt thường được sử dụng trong sách vở, văn chương, thi ca... cho nên nó mang
sắc thái rất tao nhã. Nghĩa của nó không cụ thể như từ thuần Việt, hình ảnh về sự vật mà từ Hán Việt gọi tên thường hiện lên có tính chất ý niệm, thấp thoáng, không cụ thể như hình
ảnh mà từ thuần Việt gọi tên. Có cảm nhận như vậy là do khả năng hoạt động, quan hệ từ
pháp và cú pháp khác nhau của hai loại yếu tố này tạo nên. Yếu tố Hán Việt luôn nằm trong kết cầu của các từ Hán Việt, quan hệ bị ràng buộc, gắn chặt với yếu tố Hán Việt khác, vì thế khi nghe hay nói một từ Hán Việt nào đó là gợi lên sự liên tưởng nhiều chiều, người ta gọi đó là tính đa hưởng về nghĩa. Ngược lại, từ thuần Việt có nghĩa tương đương lại hoạt động tự do, không bị ràng buộc trong quan hệ với bắt kỳ yếu tố nào khác, cho nên khi nhắc tới nó
là lập tức ta liên tưởng, quy chiếu ngay tới hình ảnh mà từ đó gọi tên, người ta gọi đó là tính
đơn hưởng về nghĩa. Đó chính là cơ sở tạo nên sắc thái tao nhã cho từ Hán Việt trong sự đối lập với từ thuần Việt. Chẳng hạn:
Từ Hán Việt Từ thuần Việt
a. mỹ nhân người đẹp
b. mục đồng trẻ chăn trâu
c. ngu ong ông lão đánh cá
Một số từ Hán Việt ngày nay chỉ xuất hiện trong những bộ phim lịch sử, truyện lịch sử, thơ văn trung đại. Chúng gợi sắc thái cô kính, trang trọng. Chăng hạn như: phu vương, phụ
hoàng, hoàng thượng, trẫm, hoàng thái hậu, hoàng hậu, hoàng tử, thái tử, ái phi, phụ thân, mẫu thân, sư phụ, sư huynh, sư đệ,
Có thê nói không có một từ Hán Việt chỉ người nào lại mang sắc thái thông tục, tất cả đều mang sắc thái biểu cảm dương tính, màu sắc sách vở, không mang màu sắc khâu ngữ.
Nếu một từ chỉ người thuộc mảng từ Hán Việt được dùng trong ngữ cảnh thân mật suồng sã thì ngay lập tức người Việt nhận ra tính “đánh dấu” về tu từ của nó. Chẳng hạn, trong một
bữa nhậu, một anh nông dân giới thiệu với bạn: “Đây là phư nhân của đại hạ.”, hoặc vợ
người công nhân nghèo. gọi chồng:
*Phụ quân ơi,...”, thì người nghe lẫn người nói tuyệt nhiên không một ai lại hiểu rằng đấy là
cách nói bình thường, cách nói có tính bắt buộc. Tương tự, trong lễ cưới hỏi, người ta thường dựng từ song hõn mà khụng dựng ủai cha mẹ, trong văn tế người ta thường dựng
ting 16, tầng phụ mẫu thân phụ thân. mà không - dùng
ông cóc, bà cóc, cha đẻ, mẹ đẻ,
Cũng chính thế đối lập tu từ vừa trình bày hòa quyện cùng phạm vi sử dụng mà có những từ khi du nhập vào tiếng Việt đã thăng trầm cùng những biến đồi lịch sử của cộng
đồng dân tộc Việt, trở thành một bộ phận “máu thịt” của ngôn ngữ Việt, được người Việt
“cấp” cho một sắc thái mới và có một “đời sống mới” khác xa với “anh em” chúng. Có
những trường hợp như mật vụ, gián điệp. điệp viên... từ sau năm 1945, đã được cấp thêm nét nghĩa mới, nét nghĩa này lại hàm tính tiêu cực: má: vụ dùng để chỉ “nhân viên làm công
việc bí mật do thám ở một số nước đế quốc, thuộc địa”, gián điệp dùng để chỉ “kẻ chuyên
làm việc do thám tình hình, thu thập bí mật quốc gia và bí mật quân sự, hoạt động phá hoại phục vụ cho nước ngoài”.... thành thử để chỉ những người làm công tác bí mật thuộc phía cách mạng, người Việt tạo những tổ hợp mới công an mật thay cho mật vụ, tình báo viên, chiến sĩ tình báo thay cho gián điệp, điệp viên.
Các sắc thái ngữ nghĩa của từ Hán Việt có sức mạnh tu từ nói trên chính là vì nó nằm
trong thế đối lập với các từ thuần Việt. Hay nói một cách khác, chính sự đối lập với tiếng
Việt là nguyên nhân làm cho nó có sắc thái ngữ nghĩa hay tu từ mà nó vốn không có khi ở
trong tiếng Hán. Và sắc thái mới ấy chính là bằng chứng chắc chắn cho thấy rằng từ Hán 'Việt đã là một bộ phận hữu cơ của hệ thống từ vựng tiếng Việt.
Ngược lại, lớp từ chỉ người tương đương trong tiếng Hán hiện đại, theo quy luật phát
triển của hệ thống tiếng Hán, nên có những biến đôi riêng. Trong tiếng Hán, nó không nằm trong thế đối lập với một lớp từ nào khác như từ Hán Việt và thuần Việt trong tiếng Việt,
mà chỉ là một trong những lớp từ vựng cơ bản của tiếng Hán. Chính vì vậy, chúng thường
không mang màu sắc tu từ nào nỗi bật như lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt. Những từ nồng phu, tiều phu, phu quân, phu nhân, bác sĩ, kĩ sư, ngư ông, chủ tịch, tổng thông.... trong tiếng Hán thường mang sắc thái biểu cảm trung hòa. Người Việt, khi ở cơ quan, phần nhiều vẫn dùng các danh từ chỉ quan hệ thân tộc (anh, chị, chú, bác, em....) đễ xưng hô, rất hiếm khi
gọi theo chức vụ, chức danh (trừ các cơ quan quân đội). Còn người Hán thì ngược lại, thường dùng từ chỉ chức danh trong xưng hô ở cơ quan.