1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Ảnh hưởng của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP trong thương mại quốc tế của Việt Nam

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

LUAN VAN THAC Si VIET NAM HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chuyén nganh: Viét Nam Hoc

Mã số: 8310630.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Bùi Thành Nam

Hà Nội — 2023

Trang 3

LOI CAM ON

Nhân dip hoàn thành luận van thạc sĩ nay, em xin tran trọng gửi lời cam

ơn đến:

Quí Thầy Cô - những người đã tận tình giúp đỡ, truyền thụ cho em

những kiến thức vô cùng quí báu, đã tạo mọi điều kiện tốt cho em trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng ủng hộ.

Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng tri ân đối với thầy Bùi Thành Nam, ngườiđã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cam ơn.

Thành pho Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2023

Học viên

Ma Yu Lu

Trang 4

1 Lí do chọn đỀ tài ¿set +k+ESEESESEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEkekrrerkrkrrrer 5

2 Mục đích, ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu - 6

3 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu -:¿ss 7

4 Phương pháp nghién CỨU - <6 1E kESkEEEekEseeesekerkerskre 8

5 Dự kiến bố cục luận VAI - ¿2-2-5 St+E+EEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEsErrerkrkrrrrs 8

Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU .5- 5-5 s2 ss©s<e 101.1 _ Tổng quan các công trình nghiên cứu -22+s s+zs+zszse2 101.1.1 Tinh hình nghiên cứu trên thế giới 2 2 2 s2 2+sz£+zx+zszse2 10

1.1.2 Tinh hình nghiên cứu ở Việt Nam - 5 +- «+ +s£++£+xe+seesexes 18

1.2 Tổng kết tiểu mục - <+-<+Ek+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkerkeee 201.3 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu - 2-2 2+s+s+zs+zszsez 22

1.3.1 Hiệu ứng lan tỏa (spillover effect) -ẶS+-cSSSSksseeeteseersrserres 22

1.3.2 Liên kết kinh tế khu vực (regional economic integration) 23Chương 2: ĐẶC DIEM CUA HIỆP ĐỊNH RCEP VA VAI TRÒ

CUA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH RCEP 252.1 Bốn đặc điểm của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực 25

"0N nh 25

2.1.2 Hiện đại -G- 111199 ky 27

2.1.3 Chất lượng cao ¿- 5c cSs SE E21 1E 15118112112111111111 11.1111 c0 28

2.1.4 Cùng CÓ ÌỢI - SG HH TH TH TH TH nh HT nh 30

Trang 5

2.2 Quá trình dam phan và vai trò của Việt Nam trong Hiệp định RCEP 33

2.2.1 Quá trình đàm phán và ký kết của Hiệp định Đối tác Kinh tế

W U80 2:0i04 2 4 33

2.2.2 Vai trò của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

801910 4014 11101775757 Ö 38

Chương 3:TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM

VÀ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN TRONG HIỆP ĐỊNH RCEP 41

3.1 Tinh hình thương mại hiện nay của Việt Nam và các nước thành

3.1.1 Quy mô thương mai song phương - s5 ss++ss*++s+seeessess 41

3.1.2 Dac điểm kết cấu thương TậI - 55s +ekseeseeesreereeers 46

3.2 _ Ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực tới

nên kinh tế Việt Nam -¿- + +E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkrErrkrrrrkee 513.2.1 Ảnh hưởng tích CỰC 2-2 ++k+SE+EE#EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEErEerkerkerkee 513.2.2 Ảnh hưởng tiêu CUCL cceccccsesssesssessesssessesssecstessecsusssecssessessseesesssesseasees 64

3.3 Sur lựa chọn của Việt Nam wo cece cee ccccccccessessseeeeceeeeeesssseeeecceeeeeeaes 68

3.3.1 Vận dụng quy tắc dé phát triển nền kinh t6 woes esses 693.3.2 D.éu chỉnh cơ cấu công nghiỆp - 2 2 2+Ss+EE+EEerErEezEerrerred 71

3.3.3 Phát huy tác dung của khu vực thương mai tự do 74

„00090 76TÀI LIEU THAM KHAO - << s<©sssseessevssersserssersserssee 78310800 55 82

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

AANZFTA Hiệp định thương mại tư do ASEAN-Australian- Niu Di Lan

ACFTA Hiệp định thương mại tư do ASEAN- Trung Quốc

AJCEP Hiép dinh thuong mai tu do ASEAN-Nhat Ban

AKFTA Hiép dinh thuong mai tu do ASEAN-Han QuốcCGE Mô hình cân bằng tổng thé

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình DươngEAFTA Hiệp định thương mại tự do Đông Á

EVFTA Hiép dinh Thuong mai tu do Viét Nam - EU

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTAP Dự án Phân tích Thương mại toàn cầu

RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực

TPP Hiệp định Đối tác Thương mại Xuân Thái Bình DươngWTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

Bang 2.1:Bang 2.2:Bang 3.1:

Bang 3.2:Bang 3.3:Bang 3.4:

Biéu dé 3.2:

DANH MUC CAC BANG BIEU

So sánh nước thành viên CPTPP và RCEP

So sánh 20 van đề chung giữa RCEP và CPTPP Xuất nhập khẩu của Việt Nam và nước thành viên RCEP

giai đoạn 2018-2022 - - + k1 119 vn ng rệc

Hình thương mại giữa Việt Nam với các đối tác lớn năm 2022 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam trong năm 2022 10 nhóm hàng có trị giá nhập khâu lớn của Việt Nam trong

Tình hình nhập khẩu của Việt Nam và các nước RCEP

khác năm 22222 - + +61 E1 1E 211991121 ng ng giết

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam và các nước RCEP

KhAC NAM 2022 0

00-/““t3 -Ty lệ và lộ trình cắt giảm thuê quan của các nước thành

viên RCEP cho Việt NÑam << 5< 55552 ‡+ +22 cceees

Các Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam điệp định Thư

Hiệu ứng bát spaghetti trong các Hiệp định

Tổng kim ngạch xuất khâu Việt Nam từ năm 2018 đến8 hàng hóa xuất khâu mà kinh ngạch xuất khẩu vượt qua

10 tỷ USD vào năm 2Ö22 - s6 2+ E9 kskssikeseerseere

Trang 8

LOI MỞ DAU

1 Li do chon dé tai

Năm 1986 Dai hội dai biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu chínhthức thực hiện Chính sách Đổi mới, từ đó kinh tế Việt Nam phát triển rất

nhanh Trong hơn ba mươi năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu

kinh tế lớn và hình thành một nên kinh tế mới quan trọng ở Chau A Hiện nay

Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mạiThế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Pháttriển châu Á, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Việt Nam cũng tích cực

tham gia các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thuong mai tự do Việt Nam

- EU(EVFTA), Hiệp định khu vực Mau dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc vàHiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) Trong khuôn khổ sựphát triển của hệ thống thương mại đa phương, Việt Nam cũng đang đây

mạnh quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm 15 nước,là sự gan két gitta ASEAN va Trung Quốc, Nhật Bản, Han Quốc, Australia va

New Zealand Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kýkết vào ngày 15/11/2020 và bắt đầu được thực thi từ ngày 01/01/2022 TổngGDP của các nước tham gia Hiệp định RCEP chiếm khoảng 30% GDP toàncau và chiếm khoảng 30% dân số thé giới.

Những năm qua dịch bệnh COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến

phức tạp với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới Nhiều khu vực kinh tếtrọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dai dé phòng chống dịch bệnh,một số quốc gia hạn chế thương mại và cắm vận chuyền, thương mại quốc tế

bị ảnh hưởng sâu sắc và xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới bị

giảm mạnh, thị trường toàn cầu các kênh đầu tư không thông suốt, rủi ro đầu

Trang 9

tư ngày càng tăng va chủ nghĩa bảo hộ mau dịch đang nỗi lên Nhưng Hiệpđịnh Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) có thể giảm bớt chủ nghĩa

bảo hộ trong thương mại, thúc đây phát triển kinh tế khu vực và hội nhập kinhtế thé giới Hiệp định (RCEP) bao gồm các quốc gia phát triển và quốc giađang phát triển, có thể thúc day sự phát triển nguồn lực kỹ thuật của các quốcgia khác nhau, đồng thời có thé day nhanh quá trình thị trường hoá, có lợi choviệc thúc đây trao đôi hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên vềkinh tế và chính trị Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) có

lợi với việc ôn định kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giớitạo ra cơ hội dé phát triển kinh tế.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu

vực RCEP trong thương mại quốc tế của Việt Nam ngoài việc có thể hiểu rõvai trò của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) trong ViệtNam mà còn có thé đưa ra một số ý kiến để giúp Việt Nam tránh những tác

động bắt lợi cho Việt Nam và tối đa hóa lợi ích kinh tế từ hiệp định này.

2 Mục đích, ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Trình bày, làm rõ bốn đặc điểm của Hiệp định RCEP băng cách so sánh

Hiệp định RCEP với Hiệp định TPP và Hiệp định CPTPP.

- Tập trung phân tích tác động của hiệp định RCEP tới với thương mai,

công nghiệp, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam.

- Dua ra những khuyến nghị dé giúp Việt Nam tránh những tác động bat

lợi, cũng như đạt tối đa hóa lợi ích kinh tế từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

Trang 10

Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực trong thương mại quốc tế của Việt Nam,

tăng cường tài liệu về tác động của hiệp định RCEP đối với Việt Nam, kết

quả nghiên cứu của luận văn có thể làm lý luận tham khảo để phân tích cácvấn đề liên quan trên phạm vi rộng lớn hơn.

2.2.2 Thực tiễn nghiên cứu

Do sự bùng phát đột ngột của dịch bệnh COVID-19, có một số hạn chếvà trở ngại trong thương mại giữa các quốc gia, việc ký kết hiệp định RCEPcó lợi cho việc thúc day mở cửa thương mại giữa các quốc gia và thúc day sự

phát triển và phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch Luận văn nay phân tíchvai trò của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực và sựảnh hưởng của Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực tới thương mại

quốc tế của Việt Nam, qua đó đưa ra các ý kiến đóng góp cho Việt Nam trong

việc xây dựng các phương pháp tương ứng dé đối mặt với những cơ hội vàthách thức do Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực mang lại.

Thông qua nghiên cứu sự ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn

diện khu vực đến thương mại quốc tế Việt Nam có lợi cho việc thúc đây sựphát triển hợp tác kinh tế toàn cầu của Việt Nam và có tác dụng tham khảo

tích cực cho các nước khác.

3 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực và

ảnh hưởng của nó đối với thương mại quốc tế của Việt Nam.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Làm rõ các đặc điểm của hiệp định RCEP bằng cách so sánh nó với các

hiệp định khác Tập trung phân tích tác động của Hiệp định RCEP đối với

thương mại xuất nhập khẩu, công nghiệp, dịch vụ và đầu tư của ViệtNam, những thay đôi trong thương mại trực tiếp của Việt Nam với các nước

Trang 11

thành viên RCEP sau khi Hiệp định RCEP được ký kết, và việc Việt Nam sử

dụng hợp lý các quy định của Hiệp định RCEP nhằm đạt được những lợi ích

lớn hơn, thúc đây phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn.Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phan tích tài liệu

Tác giả sẽ tiến hành thu thập, phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến

van đề nghiên cứu của luận văn, bao gồm:

- Sưu tầm, đọc, phân tích các nghiên cứu liên quan đến cơ cấu côngnghiệp, chủ nghĩa bảo hộ thương mại, rào cản thương mại và thuế quan trongthương mại quốc tế đề tìm hiểu sự phát triển của nền kinh tế trong quá khứ và

hiện tại.

- Thu thập báo cáo, phân tích các số liệu mới nhất về kinh tế và thươngmại của Việt Nam đề kết quả phân tích đảm bảo được tính đầy đủ và chính xác.

4.2 Phương pháp định tính và định lượng

- Phương pháp phân tích định tính, thông qua việc phân loại khung khổ

nội dung và bối cảnh ý nghĩa của hiệp định RCEP, kết hợp với các nội dung

liên quan của thương mại RCEP, đưa ra một cách định tính tác động của nội

dung hiệp định RCEP đối với thương mại quốc tế của Việt Nam.

- Phương pháp phân tích định lượng bằng cách so sánh các dit liệu liênquan của các biến thương mại như quy mô thương mại, tỷ trọng thương mại,cạnh tranh thương mại và bồ trợ thương mại, nghiên cứu tác động của hiệp

định RCEP đối với thương mại quốc tế của Việt Nam.5 Dự kiến bố cục luận văn

Luận văn dự kiến chia thành ba chương.

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm của Hiệp định RCEP và vai trò của Việt Nam trong

Trang 13

Chương 1:

TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu

RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, RCEP có thịtrường đầu tư và thương mại rộng lớn cùng tiềm năng to lớn, có lợi cho việc

thúc đây thịnh vượng và ôn định kinh tế ở khu vực châu A - Thái Binh Dương.Ké từ khi RCEP được đưa ra, các nhà nghiên cứu cũng rất coi trọng hiệp địnhRCEP, đặc biệt là sau khi quá trình dam phan được đây mạnh vào năm 2017, các

kết quả nghiên cứu từ nhiều góc độ đã xuất hiện, các thông tin và thảo luận liênquan cũng thu hút sự quan tâm của nhiều học giả cả trong và ngoài nước.

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

(1) Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng RCEP

Trong nghiên cứu về Hiệp định RCEP, nhiều học giả cho rằng ASEANđóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng, dẫn dắt và thúc đây quá trình đàm

phán Hiệp định RCEP Các học giả Aladdin D.RILLo, Anna Maria Rosario D.

ROBEOL và Salvador M BUBAN trong bài viết "Câu chuyện về RCEP: Lich sử,

Đàm phán, Cau trúc và Định hướng Tương lai" đã chỉ ra rằng RCEP được thúcđây bởi ASEAN va trong quá trình phát triển của RCEP, ASEAN đóng vai tròtrung tâm, là người đưa ra các ý tưởng và kết nối, dẫn dắt thỏa thuận giữa các bên.

Các học giả đã phân tích hành vi ASEAN tích cực ký kết các cơ chế hợp

tác như "ASEAN+3" (EAFTA, Hiệp định thương mai tự do Đông A),"ASEAN+3" (CEPEA, Đối tác kinh tế toàn diện Đông A) với Nhật Bản, Hàn

Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ, đồng thời phân tích

rằng ASEAN đã xây dựng nên tảng giao lưu cho các quốc gia, tạo cơ hội chosự hình thành và phát triển các hiệp định RCEP RCEP Đồng thời, ASEAN

cũng đã tô chức nhiều Hội nghị cấp cao như: Hội nghị cấp cao Đông Á, Hội

10

Trang 14

nghị cấp cao ASEAN+1, Hội nghị cấp cao ASEAN+3 và các hội nghị khác

nhằm thúc day trao đôi và xây dựng Hiệp định RCEP Yoshifumi Fukunage,

một học giả người Indonesia trong bài viết "Sự lãnh đạo của ASEAN trongquan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực" đã chỉ ra răng ASEAN ủng hộ hiệpđịnh RCEP là vì lợi ích chính trị và kinh tế cũng như cân nhắc xây dựng một

cơ chế thương mại tự do với chất lượng cao hơn Và trong bối cảnh RCEP,

bài viết chỉ ra rằng trong quá trình đàm phán ASEAN vừa là "bên thúc day

tiến trình" và "bên thúc day đáng kế" ASEAN đã đóng một vai trò quan trọng

trong việc thúc day quá trình đàm phán hiệp định RCEP.

Các học giả Sanchita Basu Das va Reema B.Jagtiani trong bai viét "Quanhệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực: Mô hình mới hay rượu cũ trong bình

mới?" đã trực tiếp chỉ ra rằng ASEAN là đầu tàu dẫn dắt trong quá trình đàmphán RCEP và ASEAN chủ trương răng hiệp định RCEP cần phát triển theomột hướng đi mới, có ý nghĩa và bền vững hơn Bản chất của hiệp định RCEP

là dựa trên các hiệp định thương mại Đông A giữa các nước trong khu vực dé

xây dựng một hiệp định thương mại tự do toàn diện, hiện đại, chất lượng cao

và cởi mở hơn Hiệp định này sẽ tạo ra một môi trường thương mại thông

thoáng và nhiều cơ hội phát triển hơn cho nền kinh tế Điều này không chỉ cólợi cho việc thúc day sự phát triển kinh tế của khu vực Đông A mà còn góp

phan trong việc thiết lập hội nhập kinh tế châu A — Thái Binh Duong Các họcgiả cũng đã trích dẫn một số ví dụ dé chứng minh quá trình đưa ra nhữngquyết sách độc dao của ASEAN trong RCEP như "Dành sự đối xử đặc biệt và

khác biệt cho các nước Thành viên của ASEAN (Ban Thư ky ASEAN)".

Điều này cũng phản ánh mâu thuẫn về trình độ phát triển kinh tế khác nhau

rằng ASEAN tích cực thúc đây xây dựng hiệp định RCEP và nỗ lực điều phốikhoảng cách phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên, đóng vai trò quan

trọng trong việc xây dựng RCEP.

11

Trang 15

Cũng có nhiều học giả ở Trung Quốc cũng đồng ý với quan điểm

ASEAN đã khang định được vai trò trung tâm của mình trong Hiệp địnhRCEP, cũng như công nhận rằng ASEAN đã đóng một vai trò quan trọngtrong Hiệp định RCEP Bi ShiHong, một học giả Trung Quốc đã dé cập trongbài báo "Sự lựa chọn chiến lược của ASEAN trong việc dẫn dắt hợp tác kinhtế ở Đông Á" răng ASEAN đã đưa ra hiệp định RCEP để đáp trả lại hiệp định

TPP do Hoa Kỳ đưa ra nhằm dẫn dắt khu vực Đông A, đồng thời khang địnhvai trò lãnh đạo của ASEAN trong Hiệp định RCEP Học giả Trung QuốcWang YuJing trong bài viết "Đề xuất của RCEP va vai trò trung tâm củaASEAN" đã nhân mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xây dựngRCEP Các học gia Zhuang Bing va Lin JiaXin trong bài viết "Tiến độ, thách

thức và triển vọng của RCEP" cũng đã đưa ra ý kiến đồng ý với quan điểmtrong quá trình đàm phán RCEP, ASEAN đã nắm giữ vai trò trung tâm quantrọng Bên cạnh đó, bài viết cũng đã đề cập đến việc các nước thành viên

RCEP cần bảo vệ và ủng hộ vị trí cốt lõi của ASEAN, tránh một số tranh chấpkhông đáng có, thúc đây hoàn thiện các quy tắc của hiệp định và day nhanhtiến trình đàm phán Các học giả Trung Quốc Zhu CaiHua, Feng XingYan vàLi Feng đã phân tích nguyên nhân tại sao trong giai đoạn đầu, tiến độ củacuộc đàm phán lại diễn ra chậm trong bài viết "Đàm phán RCEP: Tiến trình,

trở ngại và đề xuất" và bài viết đã đưa ra kết luận, nguyên nhân dẫn đến sựchậm trễ đó là do sự gắn kết giữa các bên còn yếu kém và các van dé còn tồntại trong chính các cuộc đàm phán Vì vậy, dé thúc đây sự phát triển củaRCEP, cần giữ vững và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ASEAN tích

cực tạo dựng một nền tang hợp tác vững chắc, thúc đây sự phát triển của cáchiệp định tự do thương mại khác, thông qua đó thúc đây tiến trình đàm pháncủa Hiệp định RCEP cũng như thỏa thuận giải quyết mẫu thuẫn giữa các bên.Học giả Trung Quốc Wang YajJing cũng đưa ra quan điểm ASEAN giữ vai trò

12

Trang 16

dẫn dắt quan trọng trong việc xây dựng RCEP trong bài viết "Nghiên cứu vềquá trình xây dựng RCEP (Đối tác kinh tế toàn diện khu vực) của ASEAN".

Bên cạnh đó, thông qua việc xây dựng hiệp định RCEP sẽ giúp ASEAN nâng

cao vị thế kinh tế và chính trị của mình trong khu vực Đông Á Việc hợp nhất

nhiều hiệp định thương mại tự do có lợi cho việc thúc đây nền kinh tế pháttrién không ngừng, phù hợp với xu thé phát triển của thời dai, nâng cao vị thé

quá trình đàm phán của các hiệp định Bên cạnh đó, các tác giả cũng so sánh

về khung pháp lý và nội dung cụ thé của các chương trong ba hiệp định Khiacạnh thứ hai là sử dụng mô hình CGE (Mô hình cân băng tổng thể) và GTAP(Dự án Phân tích Thương mại toàn cầu) làm cơ sở đữ liệu chính để phân tích

tác động của ba hiệp định trên quy mô GDP (Tổng sản phẩm quốc nội), côngnghiệp và hàng hoá xuất nhập trong khu vực Châu á Thái Bình Dương, đồng

thời dự đoán những lợi ích mà ba hiệp định này mang lại cho các nước thànhviên như tăng GDP, cải thiện phúc lợi xã hội và cải thiện môi trường thương

mại quốc tế Khía cạnh thứ ba là phân tích, so sánh ba hiệp định từ các gócđộ khác nhau như góc độ hội nhập kinh tế, góc độ hội nhập Đông Á và góc độASEAN Khía cạnh thứ tư là phân tích ảnh hưởng của các quốc gia lớn và "tròchơi liên minh" đăng sau các hiệp định này đối với khu vực và tác động của

các hiệp định này đối với việc xây dựng các cơ chế hợp tác kinh tế khu vực.

- So sánh khung pháp lý và nội dung của các hiệp định.

Trong bài viết "Nghiên cứu về kiểm định mức độ thuận lợi hóa thương

mai - phân tích và so sánh dựa trên RCEP va CPTPP" của Li Fusheng, tác gia

13

Trang 17

đã lấy các nước thành viên của hai hiệp định làm đối tượng nghiên cứu, và

thông qua phương pháp tính toán mức độ thuận lợi hóa thương mại, tác giả

kết luận nhìn chung mức độ thuận lợi hóa thương mại của Hiệp định CPTPPcó mức độ quốc tế hóa tốt hơn Hiệp định RCEP Li Fusheng cũng so sánh cácquy tắc xuất xứ, thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp của hai hiệp địnhtrong bài viết "Phân tích so sánh các điều khoản của CPTPP và RCEP", và kếtluận rằng các điều khoản của hiệp định CPTPP nhìn chung tự do và lỏng lẻo

hơn Quan Yi, trong bài viết "So sánh các khuôn khổ hiệp định CPTPP vàRCEP và các quy tắc của chúng" đã kết luận khi so sánh các khuôn khổ vàquy tắc của hai hiệp định thì nội dung của hiệp định CPTPP toàn diện và hấp

dẫn hơn Hiệp Định CPTPP là hiệp định do Nhật Bản chủ đạo, nó phản ánh

việc theo đuôi lợi ích của các nước phát triển và là một hiệp định thương mạithế hệ mới Hiệp định RCEP do ASEAN làm chủ đạo Bản thân hiệp định đãtính đến hệ thống thành viên và sự khác biệt về trình độ phát triển Trọng tâm

của hiệp định là các hiệp định thương mại khu vực truyền thống về thương

mại hàng hóa và tạo thuận lợi cho đầu tư Yu Peng, Liao Xianglin và DuGuochen, trong bài viết "Nghiên cứu so sánh và khuyến nghị chính sách củaRCEP và CPTPP" đã so sánh các quốc gia thành viên của hai hiệp định và nộidung của hiệp định, đồng thời kết luận rằng hiệp định RCEP không cởi mở

băng hiệp định CPTPP trong các lĩnh vực cụ thể, nhưng RCEP lại có tác

động lớn hơn đến kinh tế toàn cầu và kinh tế châu Á.- So sánh và phân tích theo mô hình kinh tế

Shi Benye và Wang Yuying, trong bài viết "Nghiên cứu so sánh về tác

động kinh tế của RCEP và TPP - Phân tích thực nghiệm dựa trên mô hình

GTAP", đã thu thập dữ liệu thông qua mô hình GTAP và phân tích tac động

của tự do hóa thương mại đối với hiệp định RCEP và hiệp định TPP đối với

tác động kinh tê vĩ mô của các quôc gia và khu vực liên quan Tác động đôi

14

Trang 18

với nền kinh tế, từ kết qua của mô hình cho thấy, các nước thành viên RCEPsẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn và có vị thế thuận lợi hơn trong hội nhập

thương mại Trong bài viết "Phân tích mô hình GTAP về tác động kinh tế của

tự do hóa thương mại TPP và RCEP", Zhang Yuren va Zheng Xuedang đã giả

định ba tình huống băng cách sử dụng mô hình GTAP Trường hợp thứ nhấtlà hiệp định TPP thực hiện đầy đủ tự do hóa thương mại hàng hóa, trường hợpthứ hai là hiệp định RCEP thực hiện đầy đủ tự do hóa thương mại hàng hóa

và trường hợp thứ ba là Hiệp định RCEP và Hiệp định TPP đồng thời thựchiện tự do hóa hoàn toàn thương mại hàng hóa Qua phân tích và so sánh sốliệu có thể kết luận răng mức độ ảnh hưởng và hiệu quả kinh tế của việc tự do

hóa hoàn toàn thương mại của Hiệp định RCEP cao hơn so với Hiệp định TPP,

do đó Hiệp định RCEP có thé thay thế Hiệp định TPP Meng Meng va ZhengZhaoyang đã sử dụng mô hình CGE dé giả định ba tình huống có thé xảy ratrong quá trình đàm phán hiệp định TPP và RCEP Từ góc độ thay đổi phúc

lợi và tăng giảm GDP, phúc lợi do hiệp định RCEP mang lại cho các nước

Đông Á cao hơn hiệp định TPP Xét về những thay đổi, khi đạt được cả haihiệp định, hai khu thương mại tự do có tác động thúc đây GDP của Việt Namlớn nhất Zhang Jun va Zhan Jinyong đã dé cập trong bài báo "Nghiên cứu vềsự khác biệt trong tác động kinh tế của CPTPP và RCEP đối với các nền kinh

tế lớn ở châu Á - Thái Bình Dương - Phân tích so sánh dựa trên mô hìnhGTAP" cho rằng CPTPP đã bị ảnh hưởng bởi sự việc Hoa Kỳ tự nguyện rútkhỏi hiệp định TPP Vì Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định TPP thì quy mô kinh tế củahiệp định TPP bị suy yếu, hiệp định TPP đối mặt với tình trạng sụp đô, dé tiếp

tục thúc đây sự phát triển của các hiệp định thương mại tự do, hiệp định TPPđã hình thành một sự đồng thuận mới theo Nhật Bản và các quốc gia khác đãthành lập hiệp định CPTPP Cho nên tiềm năng và ảnh hưởng Hiệp định

CPTPP nhỏ hơn hiệp định TPP Hiệp định RCEP sẽ đóng vai trò quan trọng

15

Trang 19

trong con đường hội nhập châu Á - Thái Bình Dương.

- Phân tích hiệp định RCEP dưới các góc độ khác nhau

Trong bài viết "Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực nhìn từ góc

độ hội nhập Đông Á: Bảo tồn và đổi mới", Chen Shaofeng đã phân tích chi

tiết hiệp định RCEP từ 5 khía cạnh: nội dung, hiện trạng, kiểm soát tập trunglinh hoạt, tiễn trình và triển vọng Tác giả phân tích cụ thé những điểm tươngđồng và khác biệt giữa hiện trạng về hiệp định RCEP thúc đây hội nhập kinh

té ở các nước Đông Á và hiện trạng thúc đây hội nhập kinh tế ở các khu vựckhác trên thế giới Hiệp định RCEP không chỉ bao gồm thương mại hàng hóavà đầu tư chính mà các hiệp định thương mại tự do truyền thống tập trung vào,

mà còn bao gồm một số hội nhập chuyên sâu và thậm chí liên quan đến độc

lập chủ quyền, chăng hạn như mua sắm của chính phủ, cạnh tranh chính sáchvề mặt đầu tư, quy tắc xuất xứ và thương mại dịch vụ Tat cả đều mang tínhđổi mới Trên nguyên tắc duy trì sự đồng thuận truyền thống của ASEAN,hiệp định RCEP đã chính thức được triển khai thông qua các quy định pháp lý

cụ thé và các cơ quan chính phủ của các nước đã tích cực hợp tác dé cùng

đàm phán và thực hiện hiệp định RCEP Huang Chen đã so sánh tác động và

nguyên nhân của hiệp định TPP do Hoa Kỳ dẫn đầu và hiệp định RCEP màTrung Quốc tham gia kết luận rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ hy vọng thông

qua các hiệp định kinh tế sẽ tăng cường được sự ảnh hưởng của hai nước đốivới khu vực châu A — Thái Bình Dương, qua đó tìm kiếm được những lợi íchlớn hơn Mặc dù "cuộc chơi" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ có tác động nhấtđịnh đến sự phát triển kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưngquá trình hội nhập khu vực là không thé ngăn can được Việc hội nhập khu

vực sẽ tạo ra một môi trường kinh tế khu vực có lợi cho cả nước đang pháttriển và nước phát triển Vì vậy, cần đề cao các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau,tìm kiếm tiếng nói chung, đồng thời cũng cần giữ lại những điểm khác biệt dé

16

Trang 20

thúc đây phát triển liên kết kinh tế khu vực Sanchita Basu Das đã đề cập

trong bài viết "The Political Economy of the Regional Comprehensive

Economic Partnership (RCEP) and the Trans-Pacific Partnership (TPP)

Agreements: An ASEAN Perspective" rang ca hiép dinh RCEP va hiép dinhTPP đều được coi là có vai trò chiến lược trong khu vực châu Á - Thái Bình

Dương, do đó ASEAN cần đóng vai trò trung tâm điều phối những mâu thuẫn,

xung đột giữa các hiệp định TPP và RCEP, ASEAN cần đóng vai trò khiến

hiệp định chất lượng cao, thúc day các nước tham gia RCEP thu được lợi ich

lớn hơn.

- Phân tích tác động của hiệp định

Trong bài viết "RCEP có tác động tích cực hơn đối với nền kinh tế châu

Á so với TPP", Huang Sihua nhận định rằng hiệp định RCEP sẽ cung cấp mộtkhuôn khổ tích hợp nhằm mang lại sự thuận tiện hơn cho thương mại của 16

quốc gia, mở rộng tác động kinh tế của các quốc gia trong khu vực So sánh

các điều khoản thương mại của hiệp định RCEP và TPP có thể kết luận rằng

hiệp định RCEP phù hợp hơn với lợi ích của các nước châu Á Mi Xiaowen

và Qiu Yehua trong bài viết "Đặc điểm chính của RCEP và tác động của nó"đã đưa ra ý kiến răng hiệp định RCEP sẽ thúc day sự phục hồi kinh tế củanhiều quốc gia sau đại dịch và tạo động lực cho nền kinh tế thế giới Hơn nữa,

việc thực hiện hiệp định RCEP sẽ phá vỡ bố cục chiến lược cũ của khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương và thúc đây hơn nữa hội nhập kinh tế của khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương Zhang Lin đã đề cập trong bài viết "Tác động củaviệc RCEP có hiệu lực đối với Việt Nam" rằng trong những năm gần đây Việt

Nam đã tích cực ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và tích cực hội nhậpvào sự phát triển của nền kinh tế thế giới Hiệp định RCEP cũng là một bước

tiền quan trọng trong quá trình tham gia sâu rộng của Việt Nam vào hội nhập

kinh tế khu vực So với hiệp định CPTPP, tính linh hoạt của hiệp định RCEP

17

Trang 21

phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế và chính sách đối nội hiện nay

của Việt Nam, đồng thời hầu hết các nước tham gia hiệp định RCEP đều gần

Việt Nam hơn nên về mặt địa lý, giao thương giữa các nước thành viên RCEPsẽ thuận lợi hơn Hiệp định RCEP tạo ra một nên tảng thương mại rộng lớncho thương mại giữa 16 quốc gia, có lợi cho việc thúc day phát triển ngoạithương của Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc day cải cách và phattrién chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng của Việt Nam.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Hiệp định RCEP đã thu hút sự quan tâm rất lớn của giới nghiên cứu,không chỉ các học giả nước ngoài đi sâu nghiên cứu về nội dung, tác động, ýnghĩa của hiệp định RCEP mà nhiều học giả Việt Nam cũng đã có những

nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về hiệp định RCEP Nghiên cứu của các họcgiả Việt Nam về RCEP chủ yếu tập trung vào một số điểm sau Điểm đầu tiênlà tác động của hiệp định RCEP đối với tự do hóa thương mại ở Việt Nam.Điểm thứ hai là những cơ hội và thách thức mà hiệp định RCEP sẽ mang lại

cho Việt Nam Điểm thứ ba là phản ứng của Việt Nam với hiệp định RCEP.

Bùi Thị Hằng Phương trong bài viết "Cơ Sơ Thị Trường Các Nước ĐốiTác Trong Hiệp Dinh TPP Và Hiệp Định RCEP - Cơ Hội Xuất Khẩu HangHóa Chợ Việt Nam" đã phân tích những thay đổi về tăng trưởng thương mại

xuất khẩu của Việt Nam và sự thay đổi quy mô thi trường của các nước thamgia RCEP và TPP Kết quả là Hiệp định RCEP và TPP sé tạo cơ hội cho ViệtNam, giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế thế giới, nâng caovị thế của Việt Nam trong thương mại toàn cầu, phù hợp với xu thế phát triển

của kỷ nguyên tự do hóa thương mại và đa phương hóa thương mại Nguyễn

Bình Dương trong bài viết "- Đánh giá tác động của các yêu tố địa điểm đầutư tới FDI vào khu vực RCEP qua mô hình kinh tế lượng” sử dụng dữ liệu cụ

thê dé minh họa lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuế

18

Trang 22

quan thấp hơn và chính sách xuất khẩu thuận lợi có lợi cho việc thúc đâydòng vốn đầu tư vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương Nguyễn Tiến Dũng

trong bài viết "Thương mại Việt Nam và các nước RCEP: Tăng trưởng vàthay đổi co cấu thương mại" đã phân tích xu hướng phát triển thương mại

giữa Việt Nam và các nước thành viên RCEP, có thể thấy thị trường bao gồmcác thành viên RCEP là các quốc gia thương mại xuất nhập khẩu ngày càng

trở nên quan trọng Nghiêm Thị Ngoan, Phạm Bá Nam, Nguyễn Thị Ngọc

trong bài viết: "Cơ hội, thách thức từ cam kết thuế quan trong Hiệp định đốitác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với hoạt động kinh doanh của mộtsố sản phẩm của đầu khí Việt Nam" đã so sánh sự khác biệt về thuế nhậpkhẩu của hàng hóa Việt Nam như xăng dầu, sợi, xơ và nhựa PP

(polypropylene) trong hiệp định RCEP và các hiệp định thương mại tự dokhác và được Việc Nam và nước ngoài tham gia hiệp định RCEP sé tạo ra thị

trường thương mại rộng lớn hơn cho doanh nghiệp, đồng thời việc cắt giảm

thuế quan cũng sẽ thúc đây xuất khâu dét may Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo

cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thì hiệp định RCEP cũng sẽ làm gia

tăng cạnh tranh đối với hàng hóa Chang hạn, trong thương mại xuất khâu dệtmay, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cạnh tranh gaygắt Vì vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất là rất

quan trọng Kim Ngọc và Trần Ngọc Sơn trong bài viết "Hiệp định Đối tácKinh tế khu vực: cơ hội và thức thức cho các doanh nghiệp Việt Nam" đã đềcập rằng thách thức chính là cơ hội Việc Việt Nam tham gia Hiệp định RCEPsé mang đến những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, tác

giả phân tích đưới góc độ thuế quan, xuất khâu ròng hàng hóa, cơ cấu ngành,ví dụ như việc điều chỉnh thuế quan có lợi cho nhập khẩu nguyên vật liệu

nhưng sẽ làm cho hàng hóa nội địa của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gaygat hơn Vì thuê suât giảm sẽ có lợi cho hàng hóa của các nước khác khi nhập

19

Trang 23

khẩu vào Việt Nam mà sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa Việt Nam khôngmạnh bằng các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia

khác Vì vậy, việc nắm bắt xu hướng phát triển vùng, day mạnh chuyên đổi,nâng cấp công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng.Nguyễn Như Mạnh trong bài viết "Hiệp định RCEP và những tác động đếnnên Kinh tế Việt Nam" đã sử dung dit liệu cụ thé dé phân tích rằng hiệp địnhRCEP liên quan đến nhiều quốc gia và tình hình hiện tại của thị trường

thương mại rộng lớn, đồng thời đề xuất rằng Việt Nam nên tận dụng lợi thế vềthương mại rộng lớn, điều kiện thuận lợi và đặc điểm cùng có lợi trong hiệpđịnh thương mại dé thúc day quá trình kinh tế Việt Nam phát triển hội nhậpkinh tế khu vực sâu rộng hơn nữa Do đó, Việt Nam cần cải thiện môi trường

đầu tư và thương mại hiện có, nâng cao chất lượng và hàm lượng hàng hóa,thúc đây các ngành nghề chuẩn bị sẵn sang dé đối diện với môi trường thịtrường khốc liệt sau khi hiệp định RCEP có hiệu lực.

1.2 Tổng kết tiểu mục

Với sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Liên minh châu Âu vàKhu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũngphù hợp với xu hướng phát triển của thế giới Trong những năm gần đây, cáchiệp định thương mại tự do đa phương và song phương thé hệ mới cũng đã ra

đời tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó RCEP đã thu hút sự quantâm của rất nhiều học giả trong và ngoai nước bởi phạm vi bao phủ rộng lớn

và tầm ảnh hưởng lớn Các nghiên cứu hiện tại về RCEP ở trong và ngoài

nước có thê được tóm tắt như sau: Điểm thứ nhất là phân tích nội dung chính,khuôn khổ và triển vọng của RCEP Điểm thứ hai là phân tích vai trò và vị thé

của ASEAN trong RCEP Điểm thứ ba là phân tích tác động kinh tế củaRCEP từ góc độ kinh tế Điểm thứ tư là so sánh, phân tích hiệp định RCEP

với các hiệp định khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Nước thành

20

Trang 24

viên chú ý đến nội dung khung của hiệp định RCEP, phân tích và diễn giảicác quy tắc của hiệp định RCEP, tuy nhiên trọng điểm nghiên cứu của các học

gia trong va ngoai nước cũng khác nhau.

Các học giả nước ngoài quan tâm nhiều hơn đến vai trò của RCEP tronghội nhập kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tác động của hiệpđịnh RCEP đối với kinh tế thế giới Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng các môhình kinh tế dé ước tính và dự đoán tác động của hiệp định RCEP đối với các

quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước thànhviên, cũng như những lợi ích và rủi ro kinh tế có thể xảy ra thông qua sự thayđổi dữ liệu Các nước thành viên cũng đang tích cực nghiên cứu tác động kinhtế của hiệp định RCEP đối với các nước tìm cách thu được nhiều lợi ích hơn

trong môi trường thương mại mới.

Tuy nhiên, các học giả Việt Nam lại tập trung phân tích nội dung và

khuôn khổ của hiệp định RCEP, tập trung nhiều hơn vào việc phân tích va

nghiên cứu vai trò của Việt Nam trong hiệp định RCEP và tác động của hiệp

định RCEP đối với nền kinh tế, thương mại và các ngành công nghiệp trong

nước của Việt Nam Sau khi hiệp định RCEP được thực thi, các học giả

chuyên sang tập trung nghiên cứu việc thương mại hàng hóa, thương mại dịch

vụ và cơ cấu thương mại của Việt Nam sẽ được hưởng lợi như thế nào và làm

thế nào để thích ứng tốt hơn đối với môi trường thương mại mới Về nhữngvan dé này, các học giả đề xuất răng, ở cấp quốc gia cần đưa ra những giảipháp cải thiện môi trường đầu tư và cải thiện các quy định pháp luật kinh tế,dé thích ứng với xu hướng phát triển của môi trường thương mại mới Còn ở

cấp độ doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần chủ động năm bắt cơ hội, vậndụng các quy tắc thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm dé tăng khả năng

cạnh tranh của sản phẩm.

Thông qua nghiên cứu, phân tích những tài liệu trên có thé thay được các

21

Trang 25

nghiên cứu về tác động của Hiệp định RCEP với thương mại Việt Nam vẫn

còn hạn chế, điều này cũng đã mở ra khoảng trống nghiên cứu cho nghiên cứu

này của tác giả.

1.3 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.3.1 Hiệu ứng lan tỏa (spillover effect)

Hiệu ứng lan tỏa là một khái niệm kinh tế nghĩa là khi một tổ chức tiễn

hành một hoạt động nao đó, nó không chỉ tạo ra hiệu quả như mong đợi cua

hoạt động đó mà còn có tác động đến con người và xã hội bên ngoài tô chức.Theo Greenaway (2003, tr.175-176), các công ty đa quốc gia thành lập côngty con ở quốc gia khác, quốc gia có công ty đa quốc gia sẽ mang lại kỹ thuật

và nhân tài cho quốc gia khác có công ty con, đồng thời các công ty đa quốc

gia sẽ gián tiếp hay lan tỏa ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và trình độ công

nghệ của các doanh nghiệp trong nước khác.

Theo Bomström và Kokko (2001), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ

mang lại hiệu ứng lan tỏa rất lớn, nhưng nâng cao khả năng đảo tạo và thúcday phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ

nước ngoài và phát huy tác dụng tích cực của hiệu ứng lan tỏa Theo Kỳ,

Tùng và Hải (2021), do đặc điểm tác động lan tỏa không cân bằng và tác độnglan tỏa liên vùng mạnh hơn, chính phủ cần có chính sách thúc đây hợp tácgiữa các công ty nước ngoài và công ty trong nước, đồng thời các công tytrong nước còn cần tích cực học tập kỹ thuật và nâng cao trình độ sản xuất để

đạt được tác động lan tỏa lớn hơn.

Luận văn này sẽ sử dụng lý thuyết hiệu ứng lan tỏa để phân tích tác động

của hiệp định RCEP đối với thương mại quốc tế của Việt Nam đồng thời suy

nghĩ về chiến lược ứng phó của các doanh nghiệp Việt Nam.

22

Trang 26

1.3.2 Liên kết kinh tế khu vực (regional economic integration)

Hiệp định RCEP sử dụng lý thuyết cơ bản về liên kết kinh tế khu vực.

Do đó, nghiên cứu tác động của liên kết kinh tế khu vực góp phần vào việchiểu được ảnh hưởng của hiệp định RCEP đối với thương mại quốc tế của

hướng thương mại Hai khái niệm này cũng đã trở thành tiêu chuẩn quantrọng cho việc nghiên cứu và phân tích liên kết kinh tế khu vực.

Tạo dựng thương mại (Trade creation) nghĩa là việc loại bỏ thuế quantrong một nhóm kinh tế khu vực và thực hiện thương mại tự do để các yếu tố

sản xuất có thé luân chuyên tự do giữa các quốc gia trong khu vực này Khiđó các sản phẩm giá cao của một nước thành viên trong liên minh thuế quansẽ được thay thế bằng các sản phẩm giá rẻ của một nước thành viên kháctrong liên minh Như vậy nhu cầu thương mại mới được "tạo ra" băng cách

nhập khẩu sản phẩm từ các nước trong khu vực Hơn nữa, việc chuyền đổi sanxuất giữa các nước trong khu vực đã phát huy lợi thế sản xuất giữa các nước,có lợi cho việc nâng cao hiệu quả phân bé nguồn lực.

Chuyén hướng thương mai (trade deffection) nghĩa là sau khi thực hiện

thương mại tự do giữa các nước thành viên, các chính sách bảo hộ thương mại

được thực hiện đối với các nước khác ngoài khu vực Do đó, chi phí xuấtkhẩu của các nước ngoài khu vực sẽ tăng lên, dẫn đến khối lượng xuất khâu

của các nước ngoài khu vực giảm và thương mại giữa các nước trong khu vực

tăng lên, từ đó làm thay đổi chiều hướng thương mại Theo lý thuyết về liên

23

Trang 27

kết kinh tế khu vực, các nước thành viên tăng cường hợp tác kinh tế thông

qua việc xây dựng hiệp định thương mại tự do, thúc đây dòng chảy hàng hóa,vốn, công nghé , giữa các nước thành viên và thúc day sự phát triển kinh tếcủa các nước thanh viên Như các quy định về thương mai hàng hóa, quy tắcxuất xứ, quy định đầu tư trong Hiệp định RCEP đều có lợi cho việc kích thíchđầu tư, thương mại hàng hóa và trao đổi công nghệ giữa các nước thành viên.

Vì vậy, các nước thành viên của Hiệp định RCEP sẽ đạt được những lợi ích

về tạo dựng thương mại Các nước chưa tham gia RCEP sẽ phải đối mặt vớicác vấn đề về chuyên hướng thương mai và chuyên hướng đầu tư do các

chính sách bảo hộ thương mại tương ứng.

24

Trang 28

Chương 2: ĐẶC DIEM CUA HIỆP ĐỊNH RCEP VA VAI TRO CUA

VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH RCEP

2.1 Các đặc điểm của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực

2.1.1 Toàn diện

Một trong những mục tiêu của RCEP là thiết lập khuôn khô đối tác kinh

tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi Phân tích cụ thể như sau.Từ góc độ phân bổ quốc gia, các thành viên của hiệp định RCEP được

phân bổ ở Châu A và Châu Dai Dương, trong đó Australian và New Zealand

thuộc Châu Đại Dương, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore, Brunel,

Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

thuộc Chau A, Indonesia trải dai Chau A và Châu Dai Dương RCEP là hiệpđịnh có sự tham gia nhiều nhất của các nước Đông A Từ góc độ giai đoạn

phát triển kinh tế, các quốc gia thành viên RCEP rất đa dạng và bao gồm cácquốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau, bao gồm các quốc gia phát triểnnhư Nhật Bản, Hàn Quốc, Australian cũng như các quốc gia kém phát triểnnhư Myanmar, Lào, và nhiều nước đang phát triển So với việc Hiệp định

CPTPP không bao gồm các nước kém phát triển, các nước thành viên RCEPbao gồm các giai đoạn phát triển kinh tế một cách toàn diện hơn.

Đánh giá từ số lượng người được bảo hiểm và tỷ trọng GDP toàn cầu,

Hiệp định RCEP đã tạo ra một thị trường bao phủ 2,2 tỷ nhân dân, sử dụng

30% dân số thế giới, với Tổng GDP tổng hợp là 26,2 tỷ lệ USD, sử dụng

khoảng 30% GDP toàn cầu và 28% thương mại của toàn thế giới Nền kinh tếCPTPP chiếm khoảng 13% thế giới 'Từ góc độ tiến triển thương mại giữaTrung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hiệp định RCEP là hiệp định thương

1 https://trungtamwto.vn/chuyen-de/21336-rcep-dong-vai-tro-quan-trong-vao-chien-luoc-phuc-hoi-cua-khu-vuc

25

Trang 29

mại tự do đầu tiên được ký kết giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,Hiệp định RCEP sẽ xây dựng nền tảng để Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn

Quốc thực hiện các hoạt động kinh tế hợp tác trong khuôn khổ thương mại tựdo cùng nhau, có lợi cho việc tăng cường hơn nữa trao đôi thương mại giữa

ba nước và thúc đây sự phát triển của hội nhập châu Á Đây cũng là diễn biến

mang tính lịch sử, chấm dứt lịch sử lâu dài của Đông Á không có hiệp địnhhội nhập khu vực Các hiệp định thương mại đa phương tạo điều kiện thuậnlợi cho hội nhập kinh tế khu vực nhưng cũng tạo ra một mạng lưới rộng lớn

các hiệp định thương mại tự do chồng chéo, dẫn đến hiệu ứng tô mỳ spaghetti.Bhagwati, Jagdish N lần đầu tiên đề cập đến “hiệu ứng tô mì spaghetti” trong

Chính sách thương mại của Mỹ: Sự say mê với các FTA Hiệu ứng hay hiện

tượng tô mì spaghetti có nghĩa là sự đối xử ưu đãi và quy tắc xuất xứ khácnhau tồn tại giữa các hiệp định thương mại khác nhau, giống như mì spaghettitrong một bát, quân vào nhau.

Năm FTA hiện tại (AANZFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP) khác nhau

về mức độ tự do hóa, phạm vi kinh tế và thương mại cũng như các tiêu chuẩnđàm phán Trong các FTA khác nhau, quy tắc xuất xứ, quy tắc mở cửa đầu tư,quy tắc dịch vụ thương mại đều khác nhau, nhiều thỏa thuận khác nhauđược quấn vào nhau như sợi mì spaghetti trong khu vực, dẫn đến “hiệu ứng tô

mì spaghetti” Trong lĩnh vực đầu tư, các chương hoặc nội dung hiệp định đầutư trong mỗi FTA khác nhau, có 27 điều khoản trong Hiệp định đầu tư TrungQuốc-ASEAN, 28 điều khoản trong Hiệp định đầu tư ASEAN-Australia và 30

điều khoản trong Hiệp định đầu tư ASEAN-An Độ Hiệp định đầu tưASEAN-Hàn Quốc có 31 điều khoản, trong khi Hiệp định khung hợp tác kinhtế toàn điện ASEAN-Nhật Ban chỉ có một điều khoản Trong quy tắc xuất xứ,

hiệp định ACFTA áp dụng tiêu chuẩn hàm lượng giá trị khu vực (RVC) 40%,AKFTA và hiệp định áp dụng AJCEP, có thé áp dụng tiêu chuẩn 40% (RVC)

26

Trang 30

hoặc tiêu chuẩn thay đôi mặt hàng thuế (CTC)” ATIGA là tiêu chuẩn đòi hỏikhắt khe nhất nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ kép từ 35-40% của tiêu chuẩn

hàm lượng giá trị khu vực (RVC) và tiêu chuẩn thay đôi mặt hàng thuế quan(CTC) Nói cung là nếu một công ty Việt Nam sử dụng linh kiện sản xuất tạiTrung Quốc và chuẩn bị xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc có thê đốimặt với tinh trạng phải thay đôi phan linh kiện trước khi xuất khâu vì quy tắcxuất xứ khác nhau Việc ký kết Hiệp định RCEP đã tích hợp các hiệp địnhthương mại song phương hiện có giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản,

Australia, New Zealand, và đạt được sự thống nhất về quy tắc và tiêu chuẩngiữa 15 quốc gia, giảm chi phí và rủi ro trong ngoại thương, đồng thời nớilỏng chính sách “Hiệu ứng bát mì spaghetti”, có lợi cho việc nâng cao chất

lượng hoạt động kinh tế liên vùng.

Về nội dung và khuôn khổ, Hiệp định RCEP có tông cộng 20 chương và18 chủ đề Nó không chỉ bao gồm một số hiệp định truyền thống như thươngmại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, thương mại dịch vụ, mà còn bao gồm các

van đề hiện đại thích ứng với thời đại như thương mại điện tử, hợp tác kinh tếvà kỹ nghệ Về cơ bản, nó liên quan đến tất cả các khía cạnh của thương mại

và phản ánh tính toàn diện của hiệp định RCEP Do đó, các nước thành viên

RCEP bao gồm các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau và bao gồm 18 chủ đề.

Hiệp định RCEP tích hợp các hiệp định thương mại khu vực và theo Hiệp định

RCEP, Trung Quốc, Nhật Ban và Hàn Quốc lần đầu tiên thiết lập quan hệ theo

Hiệp định Thương mại tự do, phản ánh tính toàn diện của hiệp định RCEP.2.1.2 Hiện đạt

Hiệp định RCEP phản ánh sự hiện đại hóa hiệp định về các vấn đề như

thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.

Từ góc độ thủ tục hải quan và các điều kiện thuận lợi hóa thương mại tại

? Văn kiện Hiệp định RCEP

27

Trang 31

Chương 4 của Hiệp định RCEP, việc áp dụng công nghệ thông tin hải quan và

biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp ưu tiên được chứng

nhận tại Điều 13, điều này có lợi cho việc giải phóng hàng hóa và hậu cầnxuyên biên giới nhanh hơn và xuất nhập khâu, phát triển thương mại Hiệpđịnh CPTPP không đề cập đến điều này.

Từ góc độ quyền sở hữu trí tuệ, RCEP đã bổ sung nhiều quy định mớiliên quan đến việc bảo vệ nhãn hiệu, quyền độc sáng chế và bảo hộ chỉ dẫn

địa lý, bao gồm bảo vệ số hoá mạng, quyền tác giả và lợi ích liên quan, phùhợp với xu hướng thay đổi của thời đại Với sự phát triển không ngừng củakhoa học công nghệ và công nghệ thông tin, việc bảo vệ công nghệ được cấpbăng sáng chế của hàng hóa có lợi cho việc thúc đây đổi mới và sản xuất.

Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng ngày có yêu cầu cao hơn về chất

lượng hàng hóa, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ giúp người tiêu dùng

tiết kiệm thời gian trong việc lựa chọn hàng hóa mà còn giúp đảm bảo chấtlượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và khu vực của sản phẩm.

Từ góc độ thương mại điện tử, Hiệp định RCEP có các quy định vềthương mại phi giấy tờ, chứng thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo vệ người

tiêu dùng trên mạng, bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, khung pháp lý trong

nước, thương mại điện tử qua biên giới `.

Các quy định của RCEP về các vấn đề như thủ tục hải quan, quyền sởhữu trí tuệ, thương mại điện tử phản ánh yêu cầu của thời đại với sự phát triểnnhanh chóng của công nghệ thông tin, đồng thời Hiệp định RCEP phản ánh sựhiện đại hóa và tiến bộ của thời đại.

2.1.3 Chất lượng cao

Từ góc độ thương mại hàng hóa, mức độ mở chung của thương mại hàng

3 Văn kiện Hiệp định RCEP chương 12 Thương mại điện tử

4 Văn kiện Hiệp định RCEPchương 4 Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại

28

Trang 32

hóa RCEP sẽ đạt 90% và tỷ lệ xoá bỏ thuế quan 90% thuế quan của các nướcthành viên sẽ tỷ lệ xoá bỏ thuế quan 100%.* Mức độ mở cửa cao hơn so với

các nước WTO, điều này giúp cải thiện đáng ké mức độ mở cửa thương mạidịch vụ và đầu tư, các nước thành viên cần xóa bỏ dần thuế quan trong mộtkhoảng thời gian nhất định và xử lý các hàng rào phi thuế quan, có lợi choviệc đạt được mục tiêu tự do hóa cấp cao và thành lập một khu vực thương

mại tự do toàn diện.

Từ góc độ quy tắc xuất xứ, thứ nhất là Hiệp định RCEP sử dụng nguyêntắc cộng gộp Hàm lượng giá trị khu vực có thé được cộng gộp trong một khuvực gồm 15 quốc gia thành viên, thành phan giá trị của từng quốc gia thànhviên RCEP sẽ được xem xét, điều này sẽ làm tăng đáng ké việc sử dụng thuế

suất ưu đãi trong hiệp định Thứ hai là Hiệp định RCEP đã làm phong phúthêm các loại giấy chứng nhận xuất xứ hài hoá, ngoài giấy chứng nhận xuấtxứ truyền thống, hiệp định còn cho phép các nhà xuất khâu đủ điều kiện đượcphê duyệt khai báo và khai báo độc lập với nhà xuất khâu, góp phan nâng cao

mức độ thuận lợi của quá trình chứng nhận xuất xứ Hiệp định CPTPP khôngđề cập đến điểm này.

Từ góc độ của chương đầu tư, RCEP đặt ra các điều khoản như xúc tiếnđầu tư và tạo thuận lợi cho đầu tư, khuyến khích các quốc gia thành viên đầu

tư lẫn nhau, đồng thời tổ chức và hỗ trợ nhiều buổi giới thiệu và hội thảo liênquan đến dau tư; thành lập văn phòng liên lạc hoặc trung tâm đầu tư” dé giảiquyết thỏa đáng các vấn đề đầu tư của nhà đầu tư.

Từ góc độ sở hữu trí tuệ, RCEP cũng bao gồm nguồn gen, tri thức truyềnthông và văn hóa dân gian trong phạm vi bảo hộ Trong xã hội ngày nay, việc

khám phá công nghệ cao và công nghệ mới của con người ngày càng sâu rộng,

5 Văn kiện Hiệp định RCEPchương 5 Đầu tư

29

Trang 33

nhiều tri thức truyền thống và nghệ thuật dân gian đang dần biến mất, việc

bảo vệ và chú trọng tri thức truyền thống và nghệ thuật dân gian thông qua

các hiệp định về quyên sở hữu trí tuệ cũng phản ánh chất lượng cao của hiệpđịnh CPTPP cũng không đề cập đến điểm này.

Do đó, xuất phát từ mức độ mở cửa thương mại hàng hóa cao, việc ápdụng các nguyên tắc cộng gộp khu vực trong các hiệp định xuất xứ, tăngcường các loại giấy chứng nhận xuất xứ, thiết lập các quy định xúc tiễn đầu

tư, tạo thuận lợi đầu tư và bảo vệ tài nguyên truyền thông, tri thức truyền

thống, văn học dân gian và nghệ thuat , nó phản ánh chất lượng cao của

hiệp định RCEP.2.1.4 Cùng có lợi

Điều 6 của Hiệp định RCEP nêu rõ: xem xét đến trình độ phát triểnkhác nhau giữa các Bên, sự cần thiết có các hình thức linh hoạt phù hợp,bao gồm điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt, đặc biệt đối với

Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam khi cần thiết, và linh hoạt bố sung

cho các Bên là các Quốc gia kém phát triển Điều này phản ánh trực tiếp lợiích của hiệp định RCEP.°

Từ quan điểm của chương doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp định RCEPnhằm mục đích thiết lập và duy trì một nền tảng thông tin có thé truy cập công

khai và cho phép các quốc gia thành viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thôngqua trao đổi thông tin, có lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.Quy mô doanh nghiệp ở các nước đang phát triển và khuyến khích các quốc giathành viên tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước.

Từ góc độ hợp tác kinh tế và kỹ thuật, điểm đầu tiên là một trong nhữngmục tiêu của chương hợp tác kinh tế và kỹ thuật là thu hẹp khoảng cách phát

6 Văn kiện Hiệp định RCEP Lời mở đầu 6

7 Văn kiện Hiệp định RCEP chương 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ

30

Trang 34

triển giữa các quốc gia thành viên trong bối cảnh RCEP và tối đa hóa sự có đicó lại trong khi tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia thành viên Điểm thứ

hai là cung cấp nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang pháttriển và kém phát triển thông qua hợp tác kinh tế liên quan đến đầu tư vàthương mại, đồng thời tăng cường hỗ trợ và đầu tư vào các doanh nghiệp vừavà nhỏ, điều này sẽ giúp các nước kém phát triển phát triển nhanh chóng và

đạt được lợi ích chung trong sự thỏa thuận.

Từ góc độ thời gian chuyền tiếp cụ thé của các bên trong phụ lục sở hữu

trí tuệ của Chương 11, Thái Lan, Việt Nam và Philippines cho phép các thời

gian chuyên tiếp khác nhau và đưa ra một số thỏa thuận cho thời gian chuyềntiếp, mang lại cho các thành viên này những điều kiện thuận lợi dé hội nhập

tốt hơn vào Hội nhập kinh tế còn phản ánh sự phát triển cân băng và lợi ích

chung trong khu vực.

Dưới góc độ thuế, điểm đầu tiên là các nước thành viên RCEP áp dụng 2

mô hình giảm thuế đối với thương mại hàng hóa, thứ nhất là áp dụng thống

nhất bảng cam kết thuế quan cho các bên , các nước áp dụng mô hình nàytổng cộng có 8 quốc gia gồm Australia, New Zealand, Brunei, Campuchia,Lao, Myanmar, Singapore va Malaysia Thứ hai là áp dung các biểu cam két

thué quan khác nhau cho các bên ky kết, như Trung Quốc, Hàn Quốc,

Indonesia, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan và Philippines đã áp dụng Các

nước thành viên CPTPP có mô hình giảm thuế thống nhất đối với thươngmại hàng hóa, mỗi nước thành viên chỉ sử dụng một biểu cam kết thuếquan và chỉ có một số thỏa thuận đặc biệt Điểm thứ hai là sự khác biệt về

mức giảm thuế Các thành viên RCEP được chia thành hai loại cam kếtgiảm thuế là giảm thuế ngay sau khi Hiệp Dinh RCEP có hiệu lực và xoábỏ thuế quan lên tới 10 năm từ khi ngày khi Hiệp Đỉnh RCEP có hiệu lực.Đạt được mức xoá bỏ thuế quan tới tỷ lệ 100% cho hơn 90% thương mại

31

Trang 35

hàng hóa trong khu vực này Có một số nước, thời gian giảm thuế quan đốivới từng sản phâm đến ty lệ 100% là lên tới 20 -2lnăm CPTPP có tiêu

chuẩn cao hơn về thuế hàng hóa và cần tiến tới đạt mức thuế quan đối vớihơn 95% hàng hóa Hầu hết các nước, một năm sau khi CPTPP có hiệu lực,thuế suất hàng hóa sẽ đạt trên 80%.

Căn cứ vào các nhượng bộ tại Điều 15 của Chương Thương mại Hàng

hóa, nếu các một bên gặp khó khăn không lường trước được và được sự đồng

ý của các bên khác có quyền lợi liên quan, bên đó có thé sửa đổi hoặc rút lạiưu đãi trong Biểu cam kết của mìnhŸ Điều này cũng phản ánh tính linh hoạt

và có đi có lại của hiệp định RCEP.

Từ góc độ gia nhập tại Điều 9 của các điều khoản cuối cùng, “ Hiệp định

nay được mở cho việc gia nhập đối với bất kỳ Quốc gia hoặc vùng lãnh théhải quan riêng biệt nào sau 18 thang ké từ ngày Hiệp định này có hiệu lựcViệc gia nhập này phải được sự đồng ý của các Bên và là đối tượng của bấtkỳ điều khoản hoặc điều kiện nào có thê được đồng ý giữa các Bên và Quốc

gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt."” Thỏa thuận này có lợi cho việc thu hút

các nước khác tham gia, đạt được các mục tiêu cùng có lợi va thúc đây sựphát triển của thương mại đa phương.

Hiệp định RCEP phản ánh tính cùng có lợi của hiệp định về hợp tác kinh

tế và kỹ thuật, thương mại hàng hóa và thuế quan.

Do các nước thành viên RCEP có sự khác biệt lớn về hệ thống kinh tế,trình độ phát triển và điều kiện đặc biệt của mỗi quốc gia nên nếu tất cả

đều áp dụng các tiêu chuẩn thống nhất thì sẽ là quá triệt để đối với một số

nước kém phát triển Do đó, RCEP dựa trên kinh nghiệm thành công của

hợp tác Đông A, xem xét nhu câu cua tat cả các bên và đạt được sự cân

§ Văn kiện Hiệp định RCEP chương 2 thương mại hàng hoá Điều 159 Văn kiện Hiệp định RCEP Điều khoản cuối cùng Điều 9

32

Trang 36

bang lợi ích lớn nhất về dịch vụ, hàng hóa, quy tắc đầu tu và điều kiện

tiếp cận Trên cơ sở duy trì thương mại tự do, cần dành thời gian chuyên

tiếp hoặc điều khoản ngoại lệ nhất định cho các nước thành viên kém pháttriển hơn.

Tiêu chuẩn cao và quy định yêu cầu cao không phù hợp yêu cau so vớiCPTPP, RCEP có yêu cầu thấp hơn RCEP về các van đề như dich vụ thương

mại, sở hữu trí tuệ, dịch vụ viễn thông, lao động, môi trường, hài hoá các quy

định, minh bạch và chống tham nhũng Cần xem xét lợi ích của các nước kém

phát triển hơn dé giúp các nước kém phát triển tham gia hiệp định, tận hưởng

những lợi ích mà hiệp định mang lại, đóng vai trò lớn hơn trong hiệp định

RCEP và giúp hiệp định RCEP có thé đạt được và phát huy ưu điểm về tính

cùng có lợi, tính xem xét và tính cân bằng.

2.2 Quá trình đàm phán và vai trò của Việt Nam trong Hiệp định RCEP

2.2.1 Quá trình đàm phán và ký kết của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

diện khu vực

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực là một hiệp định thươngmại tự do bao gồm 10 nước thành viên ASEAN (Việt Nam, Brunei, Indonesia,

Malaysia, Philippines, Singapore, Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan) và 5

quốc gia khác (Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand).

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực được thực thi tạo ra một thịtrường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm 30% dân số thế giới vớitổng sản phẩm quốc nội (GDP) xap xi 26,2 nghin ty USD, chiém khoang 30%

GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới."

Ngày 20 tháng 11 năm 2012, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần

thứ 21, các lãnh đạo cấp cao của ASEAN và các nước đối tác FTA của

10 https://hdll.vn/vi/tin-tuc/hiep-dinh-rcep-thuc-thi-tu-ngay- 1

33

Trang 37

ASEAN đã đưa ra tuyên bố đàm phán Hiệp định RCEP Trải qua tám năm với

31 cuộc đàm phán, 15 cuộc họp của Ủy ban đàm phán thương mại và 19 vòngđàm phán cấp bộ trưởng, hiệp định này được 15 quốc gia thành viên ký kếtvào ngày 15 tháng 11 năm 2020 theo hình thức trực tuyến tại Hội nghị cấpcao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN Hiệp địnhRCEP được thực thi bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 |!

Từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực được đưa ra đến 15 quốcgia thành viên đã chích thức ký kết hiệp định này theo hình thức trực tuyến

cùng trải qua tám năm Cuộc đàm phán này chịu ảnh hưởng của nhiều nhântố, vậy nên trong các giai đoạn khác nhau, tiễn trình đàm phán cũng có nhữngđiểm khác biệt Bài luận sẽ khái quát quá trình đàm phán của Hiệp định Đối

tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP thành ba giai đoạn, bao gồm: đưa ra đềxuất, tiến trình quanh co và ký kết thành công.

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn đưa ra đề xuất ban đầu Các cuộc đàmphán của RCEP bắt đầu từ đầu năm 2013 và hướng đến kết thúc vào cuối năm2015 10 vòng đàm phán đã được tô chức tai Brunei, Australian, Malaysia,

Trung Quốc, Singapore, An Độ, Thai Lan, Nhật Bản, Myanmar và Han Quốc

Nội dung các cuộc đàm phán chủ yếu xoay quanh việc triển khai thành lậpcác đoàn đàm phán và thảo luận về các vấn đề như thương mại hàng hóa,

thương mai dịch vụ, đầu tư cũng như các van dé cơ bản khác Các cuộc damphán trong giai đoạn này đã đạt những thành tựu về hai phương diện, đầu tiên

đó là thành lập được 15 nhóm đàm phán về các chương bao gồm thương mạihàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, hợp tác kinh

tế và kỹ thuật, giải quyết tranh chấp, các điều khoản về thé chế, thương mại

điện tử, các biện pháp an toàn thực pham va kiém dich động thực vat, tiêu

11 te.html

https://hdll.vn/vi/tin-tuc/hiep-dinh-rcep-thuc-thi-tu-ngay-112022-dong-luc-thuc-day-thuong-mai-va-phuc-hoi-kinh-34

Trang 38

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, quy tắc xuất xứ,các thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại Thứ hai là sự phát triển đột

phá của các mô hình đấu thầu trong thương mại hàng hóa, góp phần quantrọng thúc đây các cuộc đàm phán giữa các mức giá thầu thương mại hànghóa thực sự và mức độ yêu cầu Mặc dù tiến trình của các cuộc đàm phándiễn ra khá suôn sẻ, nhưng vẫn không đạt được mục tiêu kết thúc các cuộcđàm phán vào cuối năm 2015.

Có nhiều lý do dé dé xuất và thúc đây tiến trình ký kết hiệp định RCEPnhưng trong đó có 4 ly do nồi bật nhất.

Đầu tiên đó là nền kinh tế thế giới chịu sự ảnh hưởng của các cuộckhủng hoảng tài chính Cho dù là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm

1997 hay là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi các cuộckhủng hoảng này bùng phát thì không chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia hoặc

một khu vực mà còn nhanh chóng trở thành một khủng hoảng có sức ảnh

hưởng trên toàn thế giới Lúc này nếu như chỉ có một quốc gia hay một khu

vực thực hiện các giải pháp cứu van thi sẽ không có tác dụng gi, vậy nên chỉ

có tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và tăng cường các chính sách phụchoi kinh tế giữa các nước mới có thé nhanh chóng khiến nền kinh tế thé giớihoi phuc sau cudc khung hoang

Thứ hai là do tiến trình vòng dam phan Doha diễn ra chậm hon so với dựkiến Nội dung chủ yếu của vòng đám phán Doha là thảo luận về các lĩnh vực:nông nghiệp, tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp, dịch vụ, sở hữu trí tuệ,

các vấn đề về quy tắc, thuận lợi hóa thương mại, thương mại - môi trường vàthương mại phát triển Là một cuộc đàm phán đa phương với quy mô lớn,

nhưng sau 10 năm, vòng đám phán Doha mặc dù đã đạt được một số kết quảban đầu nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận toàn diện do những mâu thuẫntrong lĩnh vực nông nghiệp Lý do chính là do có nhiều điểm bất đồng giữa

35

Trang 39

các thành viên thuộc nhóm nước phát triển và thành viên thuộc nhóm nướcđang phát triển, bởi vì mức độ phát triển giữa các quốc gia là khác nhau, vậy

nên nhu cầu của các quốc gia cũng có điểm khác biệt.

Thứ ba là cần thúc day sự hợp tác kinh tế của các nước trong khu vực

Đông Á, trong đó nỗi bật nhất là tiến trình phát triển của ASEAN.

Thứ tư, việc tìm một cơ chế hợp tác khác ngoài Hiệp định TPP là mộtnhu cầu cấp thiết đối với các quốc gia không tham gia Hiệp định TPP Hiệpđịnh TPP gồm 12 quốc gia thành viên, trong đó hơn một nửa số quốc gia là

thành viên ASEAN, điều này dẫn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dươngđược chia thành 2 bộ phận là các quốc gia đã tham gia vào hiệp định TPP vàcác quốc gia chưa tham gia vào hiệp định TPP Điều này cũng khiến cho các

quốc gia chưa tham gia hiệp định TPP lo sợ bị gạt ngoài lề và không đáp ứng

được các điều kiện đo trình độ phát triển và độ mở của mình.

Giai đoạn thứ hai là từ năm 2016 đến năm 2018, giai đoạn này có tông

cộng 14 cuộc đàm phán chính thức Trong đó, sáu cuộc đàm phán chính thức

đã được thực hiện vào năm 2016 Sự tăng tốc của giai đoạn này chủ yếu bịảnh hưởng bởi 2 yếu tố, một là ký kết thành công hiệp định TPP Vào ngày 4

tháng 2 năm 2016, 12 quốc gia thành viên chính thức ký kết hiệp định TPP.

Việc ký kết hiệp định TPP thành công đã tạo áp lực thúc đây tốc độ của quá

trình đàm phán RCEP diễn ra nhanh hơn Thứ hai là Tổng thống Mỹ DonaldTrump tuyên bố rút khỏi hiệp định TPP vào ngày 20 thang 1 năm 2017 Mỹ lànền kinh tế lớn nhất trong hiệp định TPP, việc Mỹ rút khỏi hiệp định TPP

khiến cho các quốc thành viên RCEP đã tham gia vào hiệp định TPP một lầnnữa dé mắt trở lại đàm phán của hiệp định RCEP Thành tựu chủ yếu của giaiđoạn này là đã hoàn thành việc đàm phán về bảy chương như chương hợp táckinh tế và kỹ thuật, chương doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương các thủ tục hải

quan và thuận lợi hóa thương mại, chương mua sắm chính phủ, chương các

36

Trang 40

biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, chương tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, chương giải quyết tranh

thân An Độ và các yếu tố mang tính chất quốc tế Từ góc độ của các yếu tốtrong nước Ấn Độ có thê thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang gặp phải sựcản trở và ngành sản xuất của An Độ khó hồi sinh, An Độ cho rằng những lợi

ích tiềm năng có thé nhận được từ trong hiệp định RCEP là không chắc chan,nhưng chi phí tiềm ẩn trong tương lai gần là rất cao Do chịu anh hưởng bởichế độ chính trị bầu cử, chủ nghĩa dân tộc của đạo Hindu và việc theo đuôinên kinh tế độc lập và ngành chế tạo sản xuất, An Độ có xu hướng nghiêng về

bảo hộ thương mại một cách rõ rệt Thủ tướng An Độ Narendra Modi tại Hộinghị Thượng đỉnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP tạiBangkok (Thái Lan) đã phát biểu rằng: "Hiệp định RCEP trong tình trạnghiện tại không phản ánh day đủ các tinh thần co bản và các nguyên tắc hướng

dẫn của hiệp định như đã thỏa thuận, bởi vì nó không giải quyết thỏa đáng cácvan dé và mối quan tâm còn tồn dong của An Độ " Chính vi lý do đó, An Độ đãquyết định rút khỏi hiệp định RCEP Tại hội nghị cấp cao RCEP lần thứ ba, 15quốc gia thành viên còn lại của RCEP cho biết do đã hoàn tất việc đàm phán

bằng văn bản gồm 20 chương và tat cả các van đề về tiếp cận thị trường nên détiết kiệm thời gian, 15 nước sẽ đi đầu trong việc kết thúc đàm phán.

Ngoài ra, hội nghị cũng đã thảo luận về việc Ấn Độ tham gia hiệp địnhRCEP trong tương lai Các bên cho răng ké từ năm 2012 tới nay, An Độ luôn là

37

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w