1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Phát huy nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO VĂN XEM

PHÁT HUY NGUON LUC CUA CAC TON GIÁO

LUẬN VAN THAC SĨ TON GIÁO HỌC

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO VĂN XEM

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Bá Trình

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung

thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong

bất kỳ công trình nào khác.

Ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Đào Văn Xem

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân thành cảm ơn quý Thay, Cô giáo trong Bộ môn Tôngiáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả năm vững những vấn đềlý luận và phương pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này Đặc biệt, tác giảxin trân thành cảm ơn PGS.TS Lê Bá Trình - người thầy đã nhiệt tình

hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.

Túc giả xin trân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Đào Văn Xem

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 56-55 2< 212 1E211271211271211 71.211.11.11 T1 T1 T1 go |Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE PHÁT HUY

NGUON LUC CAC TON GIÁO TRONG ĐỜI SÓNG XÃ HỘI 11

1.1 Một số van dé lý luận về phát huy nguồn lực của tôn giáo trong đời

sống xã hộii - ¿+ tk E2E21571571211111215211111111.111111 111111111 y lãi

1.1.1 Khái niệm về nguồn lực và nguồn lực tôn giáo - 11

1.1.2 Quan diém, chính sách cua Dang, Nha nước về nguôn lực tôn giáo 14

1.2 Một số van dé thực tiễn về nguồn lực tôn g1áo -. ~5 20

1.2.1 Nguồn ¡i0 111 211.2.2 Nguồn lực tinh than ecseseseseesesseseesscsessessessesesessesseseeeees 221.2.3 Nguồn lực vật chất - 2 2+ 2 2122121112111 21111 28

1.2.4 Nguồn lực kinh tẾ - ¿2 2 s+Sk+EE+EEeEEEEEEE2EE2EEEEEEEkerkerreee 31Tiểu kết chương L - 2© ¿+52+SE+EE+EE£EESEEEEEEEEEEE121121171 711.1 tre 32

Chương 2 THUC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY NGUON LUC CUA CÁCTON GIÁO Ở TINH KIÊN GIANG HIỆN NAY -cccccce: 33

2.1 Thực tiễn về nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay 332.1.1 Tình hình tổ chức và hoạt động của các tôn giáo -. 33

2.1.2 Thực tiễn về các loại nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang

50017 36

2.2 Việc thực hiện quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước về phát huy nguồn lực các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay 47

2.2.1 Các cấp uỷ Đảng triển khai, quán triệt và lãnh đạo việc phát huy

nguồn lực các tôn giáo - 2 2+ SSE‡EESEEEE2E2EEEEEEEEEE21EEEerkre, 47

2.2.2 Việc tổ chức thực hiện của chính quyền và Mặt trận Tổ quốc ViệtNam các cấp -:-©5c c2 21 21 E1EE1EE127121121121121121111 111111111111 ee 48

Trang 6

2.3 Đánh giá về kết quả phát huy nguồn lực của các tôn giáo vào nhiệm vụ

phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang - 2-2 s5: 49

2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân - 55+: 492.3.2 Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân - 54Tiểu kết chương 2 2-©52+5s+E2+EE£EESEEEEEEEEEEE121121121171711111.1.1e xe 56Chương 3 NHUNG VAN DE ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PHAT HUYNGUON LUC CAC TON GIÁO Ở TINH KIÊN GIANG TRONG THOIGIAN TOD occ esccssesssessesssessssssessvessecssessecsuessecssessssssessesssessvsssessusssecsusssesssessesseeess 583.1 Xu hướng tác động việc phát huy nguồn lực các tôn giáo ở tỉnh

Ki6n Giang 7 58

3.1.1 Đối với nguồn lực vật Chat eececccecccseeseeseesessesssseeseesessesseseseeseeaes 583.1.2 Đối với nguồn lực tinh thần -2- 2 2 ++cx+zxczxzrzrezred 60

3.1.3 Đối với nguồn nhân lực - 2 + + +++££+£++E+£x+rxerxerxerree 63

3.2 Đề xuất các giải pháp phát huy nguồn lực của các tôn giáo góp phầnphát triển kinh tế, xã hội ở tinh Kiên Giang trong thời gian tới 64

3.2.1 Giải pháp CHUNG - - + 1 k1 ng ng 64

3.2.2 Giải pháp cụ thỂ -¿- + 5sSz+E2EEEEEE121121212121121121 1121 1xe 66

Tiểu kết chương 3 + 2-56 E+SSkềEkEEEEEEEEEEEE118112112111111 11111 11 xe 71

KET LUẬN 6-3 S111 1 2111511111111 1111111111111 111111111121, 72

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 +22zz+£+£+zz+£xz+ 74

500560025 79

Trang 7

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Tín ngưỡng, tôn giáo là lĩnh vực có đặc thù rất riêng Từ đặc điểm hình

thành, phong tục, tập quán, luật lệ, lễ nghi của từng tôn giáo, loại hình tín

ngưỡng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm, nó có ảnh hưởng đếnnhiều mặt của đời sống xã hội Niềm tin tôn giáo nói riêng, ý thức tôn giáo,

hiện thực tôn giáo nói chung có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá, đạođức, thâm mỹ, tâm lý, hành vi của người tín đồ.

Trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nội dung về

tôn giáo luôn được đề cập đến Đó là những quan điểm, chủ trương của Đảngvề tôn giáo, công tác tôn giáo Những quan điểm này phản ánh nhận thức củaĐảng đối với tôn giáo và chính sách tôn giáo, sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác tôn giáo Nghiên cứu Văn kiện của Đảng về tôn giáo các thời kỳ đạihội Đảng, chúng ta thấy được sự điều chỉnh, bé sung các quan điểm, chủ

trương của Đảng về tôn giáo dé phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giaiđoạn cách mạng Việt Nam Đó là quá trình kế thừa, cũng như phát triểnnhững điểm mới trong nhận thức của Đảng về tôn giáo, công tác tôn giáo.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII (năm 2021) nêu

rõ quan điểm, chủ trương: “Vận động, đoàn két, tập hop các tổ chức tôn giáo,

chức sắc, tín đô song “tốt doi, đẹp dao”, đóng góp tích cực cho công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động theo quyđịnh pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận Phát huynhững giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp va các nguồn lực của các tôn giáo

cho sự nghiệp phát triển đất nước Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêmminh những doi tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ

Trang 8

xã hội chu nghĩa, chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kếttoàn dân tộc ”! Việc xác định tôn giáo là một nguồn lực góp phần phục vụ sự

nghiệp phát triển đất nước là sự phát triển mới về quan điểm, chính sách củaĐảng đối với tôn giáo, mà thời gian tới đây cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt

trận Tổ quốc, đoàn thé chính trị xã hội các cấp, cả hệ thống chính trị sẽ cụ thể

hoá quan điểm, chủ trương này bằng những chính sách, pháp luật nhằm déphát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước nói

chung, của các địa phương nói riêng, trong đó có nguồn lực của các tôn giáo ở

tỉnh Kiên Giang.

Phát huy nguồn lực tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc là nhiệm vụ mới của công tác tôn giáo trong tình hình mới nên nhậnthức và hành động có nơi, có lúc còn khác nhau Dé góp phan vào việc nghiên

cứu thực hiện tốt chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước về phát

huy nguồn lực của các tôn giáo, góp phan phát triển kinh tế, xã hội tại địa

phương trong thời gian tới, nhất là đối với cơ quan trực tiếp làm công tác

quản lý nhà nước về tôn giáo, thực thi chính sách, pháp luật về tôn giáo, tôilựa chọn đề tài: “Phát huy nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Gianghiện nay”, đề làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trước năm 2018 đến nay, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã và đangtìm hiểu nội dung quan điểm của Đảng về “nguồn lực tôn giáo”, Chi thị số

18-CT/TW ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới, đã nêu

các chủ trương về lãnh đạo công tác tôn giáo, trong đó đề cập đến việc phát

! Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lan thứ XIII (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, HàNội 2021, tr.171.

Trang 9

huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt dep va nguồn lực của các tôn giáotrong quá trình phát triển đất nước Phần lớn ý kiến đều quan tâm đến nguồn

lực tinh thần và nguồn lực vật chat, trong đó chú trọng các yếu tố nguồn nhânlực, nguồn vốn Qua tìm hiểu, nghiên cứu, có một sé cong trinh, bai viết, bainghiên cứu trước và sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (năm 2021)dé ra quan điểm công tác tôn giáo, xác định tôn giáo là nguồn lực xã hội, như:

GS.TS Đỗ Quang Hưng, với công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí

nghiên cứu Tôn giáo số 5 và số 7 — 2010 (Tôn giáo — Van dé lí luận và thực

tiễn), Viện Nghiên cứu tôn giáo - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam,

Tôn giáo là nguôn lực trí tuệ, tác giả đã đề cập với việc nghiên cứu, tôn trông

và sử dụng (có chọn lọc) phương thức tư duy của các tôn giáo, những thành

quả nguồn lực trí tuệ của chúng Đây là tư liệu quý giá, làm cơ sở để nghiêncứu nguồn lực tinh thần của các tôn giáo.

Hội thảo Khoa học của Hội đồng lý luận Trung ương và Viện Hàn lâm

khoa học xã hội Việt Nam tổ chức với chủ đề “Nguồn lực tôn giáo: Kinhnghiệm trên thé giới và ở Việt Nam”, thì nguồn lực tôn giáo bắt nguồn từ 4loại: nguồn lực về kinh tế; về cung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, ansinh; nguồn lực về văn hóa, đạo đức và nguồn lực các tôn giáo có vi tri trongan ninh, sinh tồn và sức khỏe - đây vừa là đời sống xã hội, vừa là đời sống

tâm linh và vừa là đời sống kinh tế.

Bài đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học chủ đề “Phát huy vai trò Phật

giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện” do Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Ủy ban Trung ương

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp tổ

chức từ ngày 14-15/6/2017, tác giả Trần Thị Kim Oanh bàn về công tác từ

? https://hcma.vn/tintuc/Pages/tin-tuc-su-kien.aspx?CateID=0&ItemID=30774 (truy cập ngày

10/4/2023)

Trang 10

thiện của Phật giáo Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp; TS Lê Bá

Trình ban về nâng cao hiệu quả tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiệncủa Phật giáo Việt Nam, thực trạng và giải pháp Hai bài viết tập trung phântích nguồn lực của Phật giáo đóng góp trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, nhân

đạo, từ thiện và an sinh xã hội của nước ta hiện nay Day là tai liệu quý giá

giúp cho quá trình nghiên cứu về quan niệm Phật giáo đối với nguồn lực xãhội, qua công tác từ thiện, bổ sung vào nội dung dé tài luận văn được phong

phú hơn.

Nguyễn Hồng Dương, tác giả công trình Quan điểm, chính sách của

Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo (2015), đã đặt vẫn đề về nguồn lực tôn

giáo: "Tuy nhiên, trong tình hình mới, do sự phát triển của tôn giáo, tín

ngưỡng trong nước, do tác động tôn giáo quốc tế và khu vực đến tôn giáo Việt

Nam thì việc hoàn thiện chính sách đối với tôn giáo là một đòi hỏi của thựctế Ví dụ: chính sách đối với việc tôn giáo tham gia xã hội hóa (y tế, văn hóa,

giáo dục); vấn đề ngoại giao tín ngưỡng, tôn giáo từ đó phát huy tối đanguồn lực tôn giáo vào công cuộc xây dựng đất nước" (tr.255) Tác giả cũngđề cập đến việc phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn

giáo "Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội những giá tri văn hóa, đạo

đức tốt đẹp của tôn giáo vẫn có vai trò, đôi khi là to lớn đối với sự phát triển

xã hội Đảng phải có chính sách cụ thé và phù hợp với từng tôn giáo cũng

như với từng lĩnh vực tôn giáo" (tr.256).

Tác giả Trần Thị Kim Oanh và Tran Thị Hằng dong tác giả bài nghiên

cứu đăng trên Tạp chí Văn hóa Phật giáo sô 400, ngày 01/11/2022: “Phát huy

vai trò của Giáo hội Phật giáo trong việc xây dựng mô hình giáo dục phục vụ

cộng đồng góp phan trang nghiêm Giáo hội và xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân tộc vững mạnh” (tr.18-27) Tác giả chia sẽ về những đóng góp củaPhật giáo Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại đã góp phan tạo ra

Trang 11

những giá trị nhân bản cần phải lưu giữ, khai thác để phục vụ cho sự nghiệpxây dựng xã hội hiện đại, nhất là phát huy vai trò của Giáo hội trong việc xây

dựng các mô hình giáo dục phục vụ cộng đồng sao cho lòng nhân ái được

nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo Những giá trị nhân văn, nhân bản của

Phật giáo thông qua môi trường giáo dục được nghiên cứu, góp phần cho đềtài nghiên cứu cua học viên có thêm dir liệu về nguồn lực tỉnh thần của tôn

giáo ở khía cạnh giáo dục Phật giáo.

Tác giả Bùi Thanh Hà có bài đăng trên trang thông tin điện tử Hội

Đồng lý luận Trung ương về “Định hướng phát huy nguồn lực tôn giáo trong

”3 Bài việt tiép cận qua tư liệu thông kê, tiêp cận qua văn

phát triển đất nước

hóa, tiếp cận trên chức năng tôn giáo, tiếp cận trên địa tôn giáo, quan hệ của

các tô chức tôn giáo Băng số liệu cụ thé của từng tôn giáo dé chứng minh,phân tích về khả năng nguồn lực tôn giáo đã và sẽ được phát huy trong thờigian tới theo chủ trương, quan điểm mới của Đảng, góp phần làm sáng tỏthêm giữa về lý luận, thực tiễn về nguồn lực của tôn giáo ở Việt Nam tham

gia vào sự phát triển đất nước.

Tác giả Ngô Quốc Đông (2021)? đã nghiên cứu về quá trình “Nhậnthức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn lực tôn giáo và phát huy nguồnlực tôn giáo”, trong đó tác giả bàn về nguồn lực tôn giáo và phát huy nguồn

lực tôn giáo của Đảng trước thời điểm đổi mới và từ thời kỳ đổi mới đến nay.

Đây là những vấn đề mang tính lý luận nhận thức về công tác tôn giáo của

Đảng qua các giai đoạn, nhất là trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực

và quốc tế.

Bài viết đăng trên Tạp chí Nhân quyên số 12-2021, tác giả Đỗ Quang

Huy bàn về “Phát huy các nguồn lực tôn giáo”, trong nội dung này chủ yếu

3 http://hdll vn»nghien-cuu -trao-dodinh-huong-ph

* Bài việt đăng trên tap chí Nghiên cứu Tôn giáo sô 7 (211), năm 2021 của Viện nghiên cứu Tôn

giáo, Viên Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,

Trang 12

xoay quanh van dé quan điểm xuyên suốt về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáotheo Công ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết, van dé nâng cao trình độ cho

người hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng: việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của mọi người Tuy nhiên, tac giả chưa đi sâu bản luận về nguồn lựctôn giáo theo quan điểm của Đảng.

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học (Mã số 60.22.03.09),Nguyễn Thanh Lâm đã thực hiện với chủ đề “Phật giáo Kiên Giang đối với

công tác từ thiện xã hội” Tác giả tập trung tìm hiểu về quan niệm của Phật

giáo về từ thiện xã hội, những đóng góp của Phật giáo Kiên Giang trong côngtác từ thiện xã hội Nói cách khác là vai trò hay một khía cạnh của nguồn lực

Phật giáo ở Kiên Giang góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địaphương Đây là tư liệu rất cần thiết cho luận văn có thể nghiên cứu bé sungmột khía cạnh của nguồn lực tôn giáo ở Kiên Giang.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Chi, với công trình nghiên cứu trong Kỷ yếutoạ đàm khoa học quốc tế, chủ đề Tôn giáo và văn hóa, do Trung tâm Nghiên

cứu tôn giáo Đương đại (2014), Nhà xuất bản Tôn giáo, đã bàn về trách

nhiệm xã hội của các tô chức tôn giáo, trong đó có trách nhiệm tham gia đóng

góp về giá trị vật chất, tinh thần xã hội theo quy định của pháp luật Ở cách

tiếp cận này, tác giả đã nghiên cứu về “trách nhiệm” của tôn giáo đối với xãhội, ở vi trí khác so với vai trò, nguồn lực, mà xem việc này các tôn giáo là

thành viên trong xã hội phải đóng góp.

Tác giả Dinh Quang Tiến, trong tập sách Giá tri Văn hóa của đạo Cao

Đài (2021), Nhà xuất bản Tôn giáo, tác giả đã nghiên cứu sâu bàn về giá trị

nhận thức, giá trị đạo đức, giá trị thầm mỹ cua đạo Cao Dai, một trong nhữngnội dung của giá trị nguồn lực tinh thần tôn giáo đạo Cao Dai Qua đây giúp

cho luận văn nghiên cứu bố sung những giá trị tinh thần của dao Cao Dai,

Trang 13

những chi phái, tổ chức Cao Đài ở tỉnh Kiên Giang, góp phần vào xây dựngphát triển địa phương.

TS Vũ Chiến Thắng với bài đăng trên Tạp chí Cộng sản (2022), Khoidậy và phát huy giá trị đạo đức, văn hóa và nguon lực tôn giáo phục vu sựnghiệp phát triển đất nước, Tác giả đã bàn về giá trị đạo đức, văn hóa của tôngiáo là một bộ phận cau thành quan trọng trong hệ giá trị văn hóa Việt Nam,là bệ đỡ tinh thần giúp tín đồ sống lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, gópphan quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Là tài liệu rất

can thiết về thực tiễn tình hình tôn giáo và việc phát huy nguồn lực tinh thần

tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Tác giả Lê Thị Liên, Viện nghiên cứu chính sách tôn giáo (Ban Tôn giáo

Chính phủ), có bài nghiên cứu về Phát huy nguồn lực tôn giáo trong pháttriển dat nước, đăng trên trang Thông tin điện tử Hội đồng lý luận TrungươngŠ, tác giả trình bày khái niệm ngu6n lực tôn giáo ở hai lĩnh vực: Nguồn

lực tinh thần và Nguồn lực vật chất.

Van đề nghiên cứu nguồn lực các tôn giáo được nhiều nhà nghiên cứuđề cặp ở những góc độ, khía cận tiếp cận, cách thé hiện, nội dung trình bày có

khác nhau, như: vai trò tôn giáo hoặc một tôn giáo cụ thé tham gia công tác từ

thiện xã hội, trách nhiệm xã hội của tôn giáo, những đóng góp của tôn giáo

đối với văn hóa, đạo đức xã hội Cho đến khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XIII chính thức nêu quan điểm về nguồn lực tôn giáo, thì các bài viết, công

trình nghiên cứu tập trung vào tên gọi cụ thê “nguồn lực các tôn giáo”.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu vẫn còn chưa nhiều, chủ yếuxoay quanh các bài viết, bài nghiên cứu mang tính chất đánh giá, định hướng

chủ trương dé phát huy nguồn lực này Đến nay, vẫn chưa có công trình

Š https://tapchicongsan.org vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK3 1

Š ttp://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/phat-huy-nguon-luc-ton-giao-trong-phat-trien-dat-nuoc.html

7

Trang 14

nghiên cứu nào về nguồn lực, cũng như phát huy các nguồn lực của các tôn

giáo đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Luận văn làm rõ thực trạng phát huy nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnhKiên Giang hiện nay, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, dự báo xuhướng nguồn lực tôn giáo và đề xuất giải pháp phát huy nguồn lực các tôn

giáo vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa bàn tỉnh Kiên Giang

thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn làm rõ một số vấn đề ly luận va thực tiễn về phát huy nguồn

lực của các tôn giáo trong đời sống xã hội.

- Luận văn nghiên cứu thực trạng việc phát huy nguồn lực của các tôn

giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.

- Luận văn dự báo xu hướng tác động, những nguôn lực tôn giáo và đề

xuất giải pháp phát huy nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang trong

thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu việc phát huy nguồn lực các tôn giáo góp phần xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc tại tỉnh Kiên Giang hiện nay.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Pham vi nội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các loại hình nguồn

lực của các tôn giáo đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Kiên Giang.

- Pham vi không gian: Luận văn nghiên cứu nguồn lực của các tôn giáo

trên địa bản tỉnh Kiên Giang.

Trang 15

- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về nguồn lực của

các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang từ năm 2018 đến nay (mốc thời gian từ khi

Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có hiệu lực thi hành ké từ ngày01/01/2018), qua khảo cứu một số tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài,

Phật giáo Hòa Hảo.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ

nghĩa Mác — Lénin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước ta về tôn giáo, công tác tôn giáo; quan điểm của cáctôn giáo về mối quan hệ giữa tôn giáo và các mặt trong đời sống xã hội; quan

điểm của một số tôn giáo về phát huy nguồn lực tôn giáo.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Những phương pháp sau được sử dụng trong quá trình hoàn thành luận

- Luận văn sử dụng phương pháp khảo cứu tải liệu dé thu thập thông tin

từ các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước, các văn bản của địa

phương, các công trình nghiên cứu, các phát biểu trên các phương tiện truyền

thông liên quan tới phát huy nguồn lực của các tôn giáo nói chung và tới phathuy nguồn lực của các tôn giáo ở địa phương nói riêng.

- Luận văn sử dụng phương pháp tong hợp, thống kê dé hệ thống hóa

các thông tin nghiên cứu vào các chủ đề nội dung.

- Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát điền đã thực tế dé thu thập

thông tin thực tiễn về phát huy nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang

hiện nay dé bô sung vào những các chủ đê nội dung.

Trang 16

- Luận văn sử dụng phương pháp phân tích phân tích dé làm rõ nhữngvan đề về thực trang và xu hướng phát huy nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh

Kiên Giang hiện nay.

- Luận văn sử dụng phương pháp so sánh dé làm rõ hơn nữa đặc điểmvề bối cảnh và thực trạng phát huy nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh Kiên

Giang hiện nay.

- Luận văn sử dụng phương pháp dự báo dé phán đoán xu hướng và đề

xuất giải pháp cho việc phát huy nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh Kiên

Giang hiện nay.

6 Những đóng góp của đề tài

- Về lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về quan

điểm xem xét các tôn giáo là nguồn lực của xã hội cùng với những giá trị đạođức, văn hóa của các tôn giáo trong đời sống xã hội đã được khăng định.

- Về thực tiễn: Luận văn góp phần thực hiện tốt hơn quan điểm, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo trongthời gian tới; đặc biệt là việc phát huy nguồn lực của các tôn giáo góp phần

vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cua tỉnh Kiên Giang.

Kết quả thực hiện nghiên cứu dé sử dụng làm tư liệu tham khảo, phục

vụ công tác nghiên cứu, dạy và học về tôn giáo học Đồng thời, ở cơ sở có thể

nghiên cứu trong quá trình thực hiện công tác tôn giáo của địa phương mình,

rút ra những bài học kinh nghiệm, quản lý của chính quyền cơ sở trên lĩnh

vực tín ngưỡng, tôn giáo một cách có hiệu quả.

7 Kết cầu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ

lục, Luận văn được thực hiện với câu trúc 3 chương, 7 tiết.

10

Trang 17

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VA THỰC TIEN VE PHAT HUY

NGUON LUC CAC TON GIAO TRONG DOI SONG XA HOI

1.1 Một số van đề lý luận về phát huy nguồn lực của tôn giáo trongđời sống xã hội

1.1.1 Khái niệm về nguồn lực và nguôn lực tôn giáo

Theo Từ điển Tiếng Viét’, thì khái niệm “Nguồn lực là nguồn sứcmạnh vật chất, tinh thần phải bỏ ra dé tiễn hành một hoạt động nào đó: nguồnlực tài chính, thu hút nguồn lực đầu tư”.

Theo tác giả Trương Văn Chung trong bài viết: Tôn giáo ở Việt Nam

-Một nguồn lực mới góp phan phát triển xã hội bên vững (2014), thì “Nguồn

lực là tổng thể các lực lượng vật chat và tinh thần được sử dụng hoặc có khảnăng sử dụng đề phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia”.

Trong bài đăng Tạp chí công tác tôn giáo số 7 (180) - (2021), Ban Tôngiáo Chính phủ, tác giả Dinh Quang Tiến ban một số khái niệm về nguồn lực:

“Nguồn lực là toàn bộ những yếu to đã, dang và sẽ có khả năng tạo ra sứcmạnh tổng hợp thúc đẩy quá trình cải biến tự nhiên và xã hội" hoặc đượchiểu là “* Nguồn lực là một hệ thống các nhân tô cả về vật chất lẫn tinh thanđã, dang và sẽ có kha năng góp phan thúc đẩy quá trình cải biến xã hội củamột quốc gia dân tộc ` (tr.42).

Theo cách tiếp cận tông thé, nguồn lực là tài nguyên, giá trị đối với sựphát triển của một quốc gia, dân tộc, cộng đồng Nguồn lực được chia thànhnhiều loại như: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, nguồn

lực con người, khoa học công nghệ, vốn, thị trường, đường lối chính

7 http://tratu.soha.vn›dicbvn_vn›5 http://css.hcmussh.edu.vn/

11

Trang 18

sách Trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất, quyết định các loại

nguồn lực khác Có thể phân loại cơ bản như: Nguồn lực vật chất; Nguồn lực

tinh thần; Nguồn lực con người (nguồn nhân lực); Nguồn lực xã hội, Nguồn

lực tài nguyên

Như vậy có thé khái quát nguồn lực là những yếu tô tác động tích cựcđến sự phát triển Nguồn lực được thể hiện ở 2 dạng cơ bản: là nguồn lực tựnhiên (đất đai, khoáng sản, khí hậu, rừng, biển ) và nguồn lực xã hội (con

người, văn hóa, vốn, thị trường, khoa học — công nghệ, chính sách, tôn

Từ khái niệm chung ở trên, ta có thé đối chiếu với nguồn gốc, chức

năng xã hội, vai trò của các tôn giáo với đời sống xã hội dé làm rõ khái niệm

về nguồn lực tôn giáo.

Thực tế ở Việt Nam, các thuật ngữ, khái niệm: “nguồn lực tôn giáo”,“nguồn lực các tôn giáo”, “các nguồn lực của các tôn giáo” mới được décập mấy năm gần đây Các nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý, chức sắc tôn giáo

cũng có những quan niệm về nguồn lực tôn giáo theo cách tiếp cận khác nhau,tùy thuộc vào ưu thế, sự đóng góp của các tôn giáo nói chung, từng tôn giáo

nói riêng trong từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể khác nhau Thời gian qua,

các học giả, nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm liên quan đến “nguồn lực tôn

giáo”, như:

Theo Đỗ Lan Hiền trong bài Bàn về việc phát huy nguồn lực tôn giáo ở

Việt Nam hiện nay’, khái niệm nguồn lực tôn giáo: “Là tổng thể các lực lượng

vật chat, tinh thần của tôn giáo có khả năng sử dung dé phục vụ cho sự phát

triển trước hết là của chính bản thân tôn giáo, sau đó là đến phát triển cộng

đông xã hội”.

? http:/1yluanchinhtri.vn›index.php›dien-dan› item»>4m

12

Trang 19

Theo Lê Thị Liên, trong bài Phát huy nguồn lực tôn giáo trong phát

triển đất nước, thì khái niệm nguồn lực tinh thần tôn giáo: là giá trị đạo đức,

văn hóa tôn giáo được thé hiện trong hệ thống triết ly và những điều ran, giớicam nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của tin đồ và được tin đồ tin theo một

cách tự nguyện, tự giác; Nguồn lực vật chất của tôn giáo được kết hợp bởi hai

yếu tố nguồn nhân lực và nguồn vốn.

Tác giả Trần Thị Thúy Vân với đề tài nghiên cứu “Phát huy nguồn lực

tinh thần tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay” đăng trên Tạp

Chí khoa học Chính tri sé 08-2021, thi nguồn lực tinh thần của tôn giáo chính

là các giá tri, chuẩn mực, dao đức ân trong hệ thống kinh điển cũng như

những quy định, hién chương, điều lệ của tô chức tôn giáo.

Các quan niệm về các nguồn lực của các tôn giáo đều thống nhất ởnhững điểm sau: khăng định vai trò của tôn giáo, coi những tác động tích cực

của các tôn giáo là một trong những nguồn lực quan trong trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trách nhiệm xã hội của tôn giáo (trách nhiệm

đóng góp về mặt giá trị tinh thần), hay những đóng góp của tôn giáo với vănhóa, đạo đức ; đều thừa nhận các nguồn lực của các tôn giáo ở hai phươngdiện: nguồn lực tinh thần và nguồn lực vật chất, trong đó nhấn mạnh nhiều

hơn ở nguồn luc tinh thần - đó là các giá trị nhân bản, văn hóa, đạo đức tôngiáo; các nguồn lực của các tôn giáo tham gia vào tất cả các quá trình, lĩnh

vực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó ưu thế, đóng góp tiêu biểu ở

các lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo.

Như vậy, có thé hiểu nguồn lực của tôn giáo là bao gồm nguồn lực con

người (chức sac, chức việc, tín đồ); các gia tri vật chat va tinh than mà các tôn

giáo tham gia đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế, xã hội của mộtquốc gia, một địa phương Cả hệ thống chính tri và toàn xã hội, thông qua hệ

thống chính sách, pháp luật, trong những hoàn cảnh lich sử cụ thé, khai thác,

13

Trang 20

sử dụng những giá trị vật chất và tinh thần của tôn giáo một cách thích hợp,dé các cá nhân và tổ chức tôn giáo có thé tham gia tích cực vào công cuộc bảo

duy cao nhất mà sự đã man ấy có thê đạt tới, giáo điều của giáo hội là khởiđiểm và cơ sở của mọi tư duy, trực tiếp chỉ ra những mặt tích cực trong cáchoạt động tôn giáo: “7rong tôn giáo, ngoài ảo tưởng mặt thực tế, tìm tòi cái

tot hon, tim tòi sự che chở, sự giúp đỡ, là cực kỳ quan trong’ Những giá tri

đó có những điềm tương đồng với lý tưởng của chủ nghĩa xã hội: “Ca đạo CơĐốc lan Chủ nghĩa Xã hội công nhân đều tuyên truyền sự giải phóng con

người trong tương lai khỏi cảnh nô lệ và nghèo khé”" http://btgcp.gov.vn/

Tư tưởng đoàn kết lương giáo ở Hồ Chi Minh được hình thành trên cơ

sở kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc Có thé thấy, tư

tưởng đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc ở Hồ Chí Minh được hình thànhtrên những cơ sở kế thừa tinh hoa của truyền thống đoàn kết toàn dân tronglịch sử dân tộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo,

đoàn kết các tôn giáo với nhau năm trong chiên lược đại đoàn kêt dân tộc của

!9 V.LLénin Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr 63

"| C Mác và Ph.Angghen Toàn tập, tập 22, Nhà xuât bản Chính trị quôc gia Sự thật, Hà Nội, 1995,

14

Trang 21

Người Đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chi Minh là đoàn kết rộng rãi mọi tang lớp

nhân dân, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo Đoàn kết là một chiến

lược lâu dài chứ không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời Năm 1955,phát biểu trong Hội nghị Mặt trận Liên Việt, Người khang định: “Đoàn kết

của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn kết lâu dài Đoàn kết là một chínhsách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị Ta đoàn kết để đấu tranhcho thong nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết dé xây dựng

nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sựNhân dân thì ta phải đoàn kết với họ”!? Đoàn kết là một tư tưởng lớn, bao

trùm của Hồ Chí Minh, chính nhờ vậy mà Người đã quy tụ, tập hợp được toàndân tham gia kháng chiến và kiến quốc thắng lợi Trong đó, đoàn kết giữa

những người cộng sản với những người có tín ngưỡng tôn giáo, giữa nhữngngười có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và giữa những người có tín ngưỡngvới những người không có tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng trong tư

tưởng đại đoàn kết dan tộc của Hồ Chí Minh Đây là nguồn lực hết sức quantrọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng, phát huy xuyên suốt trong quátrình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước.

Về nguồn lực của các tôn giáo trong quá trình thực hiện sự truyền bá

tôn giáo của mình, Hồ Chủ tịch khăng định “Khi truyền bá tôn giáo, các nhàtu hành có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của

người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà”).

Về nguồn lực văn hoá của các tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận

tôn giáo như một dạng thức của văn hóa, có những giá tri văn hóa, dao đứcmang tính nhân văn, hướng thiện, mưu câu hạnh phúc cho con người Người

2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr.438

!3 Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/6/1955 do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Điều 1.

15

Trang 22

viết: “Vi lẽ sinh ton cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn

giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,

ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phat minh đó

tức là văn hóa”“ Người rất chú ý khai thác những giá trị tốt đẹp về văn hoácó trong tôn giáo dé kế thừa, bổ sung làm giàu thêm nền văn hoá nước nha:“Hồ Chí Minh là người kế thừa, tiếp thu tất cả các giá trị nhân bản của văn

hoá dân tộc, văn hoá nhân loại, nhưng không lặp lại và không đi theo mộtnguyên lý nào Trong tư tưởng của Người có tinh tuý của văn hoá Việt Nam

truyền thống, có cả các yếu tố triết lý Nho giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo, có hạtnhân hợp lý của trào lưu dân chủ tư sản phương Tây, có nguyên lý phố biến

của chủ nghĩa Mác-Lênin””.

- Việc nguồn lực các tôn giáo thời kỳ trước doi mới:

Tình hình đất nước trước năm 1975 có nhiều diễn biến phức tạp cả vềchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thù trong, giặc ngoài, nhất là âm mưu thâm

độc của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ chia rẽ lương — giáo dé chống phá cách

mạng Trong thời ky này, van đề nhận thức, xem tôn giáo trên nhiều gốc độ(khía cạnh), chủ yếu về mặt ý thức hệ, do đó có phần nào không chú ý tới cácgiá tri thực thể của một tôn giáo, nhất là khía cạnh văn hóa, di sản Có giai

đoạn tôn giáo bị hạn chế đi các cơ sở thờ tự (vật chất), làm cho tín ngưỡng,

tôn giáo suy giảm ổi vai trò trong xã hội.

Ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn được giải phóng, giang sơn thốngnhất, Bắc Nam sum họp Trong tình trạng đất nước vừa thoát khỏi chiếntranh, việc đề cao ý thức cảnh giác thù trong giặc ngoài và việc chú trọng cải

tạo đi các tàn dư của xã hội cũ, trong đó tín ngưỡng, tôn giáo đã hạn chê việc

'4 Hồ Chi Minh Toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 458.

l5 Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997, tr.78.

16

Trang 23

phát huy nguồn lực tôn giáo Đây là thời kỳ đầu xác lập các nguyên tắc thétục giữa Nhà nước va tôn giáo Trong đó dé hạn chế đi sự tham dự của tôngiáo và thiết chế chính trị, giáo dục và các dịch vụ công Sự xác lập nhữngnguyên tắc này đã quá chú trọng tới việc coi tôn giáo là một vấn đề cá nhân,riêng tư và làm giảm đi các tương tác của thiết chế tổ chức tôn giáo với cácthiết chế chính trị xã hội khác, nhắn mạnh quá vào các nguyên tắc chính trị,dẫn đến các nguồn lực tôn giáo ít được phát huy, sử dụng Khái niệm nguồnlực của tôn giáo thời kỳ này được nhìn trong việc đoàn kết dân tộc, mới nhìn

ở góc độ chính trị Nguồn lực tôn giáo chưa được nhìn nhận từ góc độ văn

hóa, xã hội' Từ thực tế đó, các tôn giáo phát huy vai trò (nguồn lực) củamình một cách dé dat, tự phat, có khi bi xem là việc lợi dung dé truyền dao

- Phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo là chủ trương nhấtquán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới:

Trong giai đoạn lịch sử cách mạng, nhiệm vụ quan trọng của Đảng là

lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm, giành độc lập cho Tổ quốc, sau đổi mới

là bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội Do đó, thời kỳ đầu cách mạng,nguồn lực tôn giáo được đặt ở góc độ đoàn kết, là sức mạnh chính trị.

Người đặt nền móng cho việc Đảng ta đề ra quan điểm phát huy nguồnlực tôn giáo cho sự phát triển đất nước từ sau cách mạng tháng Tám năm

1945 đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam, sự diều dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh dé ra đường lối cách mang đúngđăn, phù hợp, đã thấy được vai trò quan trọng của tôn giáo là một lực lượngcủa cách mang, đó là nguồn lực của việc đại đoàn kết cho phong trào cách

mạng Việt Nam Chí Minh viết: “Bat kỳ đàn ông, dan bà, bất kỳ người gia,

'¢https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/phan-i-nhan-thuc-ve-nguon-luc-ton-giao-va-phat-huy-nguon-luc-ton-giao-cua-dang-truoc-thoi-diem-doi-moi-190382.htm (cập nhật ngày 20/8//2023).

17

Trang 24

người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc Hễ là người Việt Nam thìphải đứng lên đánh thực dân Pháp đề cứu Tổ quốc”.

Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh,tùy từng hoàn cảnh cụ thé của đất nước, từ những năm 1945 đến nay, Đảng vàNhà nước đã ban hành nhiều văn bản xác định rất rõ vai trò của tín ngưỡng,tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam Đảng và Nhà nước luôn nhất quánquan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, các tôn giáo

bình dang trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Khuyến

khích tôn giáo với tư cách công dân tham gia hoạt động xã hội hóa giáo dục, y

tế Nhất là sau đổi mới đất nước (1986), Đảng, Nha nước chủ trương xã hộihóa giáo dục “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, kêu gọi, phát huy mọi nguồn

lực cho sự nghiệp giáo duc Các tôn giáo ngay càng tham gia mạnh mẽ xã hội

hóa giáo dục, dạy nghề

Khởi nguồn của quan điểm “phát huy nguồn lực tôn giáo” xuất phát từNghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cườngcông tác tôn giáo trong tình hình mới với sự khang định “Dao đức tôn giáo có

nhiều điều phù hop với xã hội mới”, quan tâm phát huy mặt tích cực của cáctôn giáo, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp,

pháp luật; phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáotrong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhất là quan điểm trong Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12 tháng 3

năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn

giáo Đảng và nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến

lược có ý nghĩa rất quan trọng Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp

tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đảng khang dinh "Hoat

động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào

1? Hộ Chi Minh về van dé tôn giáo tín ngưỡng, tr 149.

18

Trang 25

các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợpcủa toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Để thực hiện phương hướngtrên, các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành cần thống nhất nhận thứcvề các quan điểm và chính sách, với 5 quan điểm rất quan trọng, đó là: "1 Tínngưỡng, tôn giáo là nhu cau tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang va sẽ

tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta.Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; 2 Đảng,Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; 3 Nộidung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quan chung; 4 Công

tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; 5 Vấn đề theo đạo và

truyền đạo" Việc khẳng định “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại

đoàn kết toàn dân tộc” chính là sự khang định các tôn giáo là một phần nguồnlực của khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam.

Đến ngày 10 tháng 01 năm 2018, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số CT/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành

18-Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới, có chủtrương: “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguôn lực của

tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước” Chủ trương này là sự khang định

về nguồn lực của các tôn giáo đóng góp cho quá trình phát triển đất nước

trong tình hình, nhiệm vụ mới.

Đặc biệt trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021)

của Đảng Cộng sản Việt Nam, xác định công tác tôn giáo “ Phát huy những

giá trị văn hóa, đạo đức tôt đẹp và các nguôn lực của các tôn giáo cho sự

19

Trang 26

nghiệp phát triển đất nước ”"# Đây là sự khang định về nguồn lực của tôn

giáo đối với đời sống xã hội trong một văn kiện quan trọng, định hướng

đường lối của cách mạng Việt Nam trong khoảng thời gian 5 năm Như vậy,tiếp tục hoản thiện quan điểm, chủ trương về tôn giáo, Đảng không những xác

định sự đóng góp của tôn giáo trên các lĩnh vực văn hoá, đạo đức, xây dựng

đời sống tinh thần của nhân dân mà còn mở rộng ra là su khang định vềnguồn lực của xã hội Các nguồn lực của các tôn giáo rất đa dạng: nguồn lực

con người có tôn giáo; nguồn lực từ cơ sở vật chất, nguồn vốn, khả năng vận

động, huy động tài chính; những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn

giáo Những nguồn lực này được sử dụng vảo việc “Đời”, ích nước, lợi dân

thì đó là một trong những nguồn lực cần phát huy trong phát triển đất nước.

Về mặt thực thi chính sách pháp luật trong việc phát huy nguồn lực tôngiáo trước hết phải kế đến Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm

1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo Đến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôngiáo năm 2004 và Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, tại Điều 3: “Nha nước

tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo,

truyền thống thờ cúng tô tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng

đồng đáp ứng nhu cau tinh thần của Nhân dân” Luật tín ngưỡng, tôn giáo

năm 2016 ngoài việc quy định những vấn đề pháp lý về tổ chức, hoạt động vàcông tác quan lý nhà nước về hoạt động tôn giáo còn khang định nguồn lực

của tôn giáo góp phần vào công tác giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân,

đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội

1.2 Một số vấn đề thực tiễn về nguồn lực tôn giáo

Trong thực tiễn của đời sống tôn giáo ở Việt Nam, có thê xác định các

loại hình nguôn lực của tôn giáo như sau:

!Š Van kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Công sản Việt Nam, Tập 1, NXBChính trị Quoc gia Sự Thật, 2021 (Tr 171).

20

Trang 27

1.2.1 Nguôn nhân lực

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo (16 tôn giáo, với 43 tổ chức, hệ

phái được Nhà nước công nhận)!?, với hệ thống cơ cấu, tổ chức khác nhau,nhưng có mẫu số chung, điểm tương đồng là tinh thần đoàn kết, gắn bó, đồnghành cùng dân tộc, thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo” Cáctôn giáo phát triển mạnh về số lượng tin đồ, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trongthành phần dân cư với khoảng 26,5 triệu người, chiếm 28% dân số cả nước”:

Phật giáo 14 triệu, Công giáo 7 triệu, Tin lành 1,1 triệu, Cao Dai 2,6 triệu,

Phat giáo Hòa Hảo 1,5 triệu, Tinh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam 600 nghìn tín

đồ Nhiều hoạt động tôn giáo quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham gia.Số lượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành đông đảo là lực lượng hoạt

động tôn giáo chuyên nghiệp, đa số đã tích cực tham gia vào các lĩnh vực củađời sống xã hội Cụ thể một số tôn giáo”!: Phật giáo có trên 54.941 tăng ni(Bắc tông 40.095, Nam tông 7.028, Nam tông Kinh 1.754, Khat sĩ 5.284);Công giáo 37.049 chức sắc, chức việc, nhà tu hành (3 tổng giám mục, 46giám mục, 5.000 linh mục, 32.000 tu sỹ); Tin lành 2.569 chức sắc, chức việc;

Cao Đài 40.000 chức sắc, chức việc (10.000 chức sắc, 30.000 chức việc);

Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam 6.000 chức sắc, chức việc:

Tin dé, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo ở Việt Nam

vừa là công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có vai trò

rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, họ là lực lượngnòng cốt trong thực hiện các hoạt động, trong đó vừa có việc “Đạo”, việc

“Đời” trong các tôn giáo cùng song hanh với nhau, đã tham gia vào các lĩnh

'9 Ban Tôn giáo Chính phủ (2022), Những thông tin cơ bản về một số tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

20 Ban Tôn giáo Chính phủ (2022), Những thông tin cơ bản về một số tôn giáo ở Việt Nam hiệnnay, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

21 Ban Tôn giáo Chính phủ (2022), Những thông tin cơ bản về một số tôn giáo ở Việt Nam hiệnnay, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

21

Trang 28

vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tham gia (trực tiếp hoặc gián tiếp) xây

dựng tô chức Đảng, chính quyên, đoàn thé, các hoạt động bảo vệ biên giới, an

ninh trật tự, giữ vững ôn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi

trường, giữ gìn, phát huy, quảng bá văn hóa.

1.2.2 Nguon lực tinh than

- Phật giáo luôn coi trong “Phung sự chúng sinh tức là cúng dường chư

Phat’ Phật giáo lẫy việc giải thoát con người làm trung tâm Triết lý của Phat

giáo là vì con người, mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc trong anlạc Phật giáo du nhập, phát triển, đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam, thể

hiện tinh than nhap thé hanh dao, thường xuyên tô chức các hoạt động từthiện - xã hội, hòa quyện cùng những triết lý sống của người dan: “lá lànhdum lá rách”, “thương người như thé thương thân”, “một miếng khi đói bang

một gói khi no”

Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủnghĩa nhân đạo Tư tưởng bình đăng, hoà bình của Phật giáo, lòng từ bi, bácái góp phần cứu giúp người hoạn nạn, triết lý vô thường, vô ngã giúp con

người giảm bớt cái tôi vị kỷ Những giá trị tích cực đó của Phật giáo càng

được nhân lên với những hành động cụ thể, như kẻ đói được cho ăn, kẻ rách

được cho mặc, người ốm đau bệnh tật được chăm sóc Những điều đó là

những giá trị tích cực, thiết thực góp phan bảo vệ gia đình - tế bào của xã hội,

khích lệ mọi người quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện,

coi trọng tính nhân bản, gan bó với thiên nhiên Phật giáo tham gia nhiều hơn,

có hiệu quả hơn vào các hoạt động xã hội, góp phần làm cho cuộc sống tốt

đẹp hơn cũng chính là tạo điều kiện dé Phật giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Với việc bồ thi, trên tinh thần “Vô úy thí”, xuất phát từ tinh thần từ bi

của Phật giáo, tục lệ bố thí và phóng sinh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt

của quân chúng Đên ngày rắm và mùng một, người Việt thường hay mua

22

Trang 29

chim, cá, rùa để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sinh (thả cho nóđược sống tự do) Người Việt cũng thích làm phước bồ thí và sẵn sàng giúp

đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các ngày lễ hội lớn họ tập trung về chùa Tuynhiên, trong xã hội hiện đại những biểu hiện mang tính chất hình thức trênđang bị thu hẹp dần Thay vào đó là việc mọi người tham gia vào việc cứutrợ, tương tế cho đồng bảo gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảnh sống gặp khókhăn đúng với truyền thống /4 lành dium lá rách của dan tộc.

Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VI, nhiệm

kỳ 2017-2022, trong phần mở đầu, xác định phương châm “Đạo pháp — Dân

tộc — Chủ nghĩa xã hội”, tại Điều 6 Hién chương xác định: “'Mục dich củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam là hoăng dương Phật pháp, phát triển Giáo hội

Phật giáo Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, tham gia xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới”.Có thể nói, những đóng góp của Phật giáo về phương diện đạo đức là rất có ýnghĩa, ké cả trong giai đoạn hiện nay Những đóng góp đó đã góp phần hoàn

thiện đạo đức cá nhân, lành mạnh hoá nền đạo đức xã hội, hình thành mộtphong cách đạo đức mà hiện trong xã hội ta nhiều yêu tố vẫn còn có ý nghĩa.

- Giáo ly đạo Công giáo khuyên ran con người làm lành lánh dit, thé

hiện ở 10 điều răn của Thiên Chúa, là những chuẩn mực đạo đức, điều chỉnhhành vi con người theo hướng tích cực (Phải thờ kính Thiên Chúa trên hết

moi sự, Không được lay danh Thiên Chúa dé làm những việc làm phục tam

thường, Giành ngày chủ nhật để thờ phụng Thiên Chúa, Thảo kính cha mẹ,

Không được giết người, Không được tà dâm, Không được gian tham lấy của

người khác, Không được làm chứng dối, che dấu sự gian dối, Không được

ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác, Không được ham muốn của cải trái

lẽ) Thế nhưng lại có thé tóm gọn trong một điều là “Kính Chua, yêu người”.

Sách Phúc âm việt răng: “Nêu chúng con yêu mên Thay, chúng con hãy tuân

23

Trang 30

giữ lời răn của Thày” (Ga 14, 15) Trong đó chỉ có 3 điều nói về Chúa còn 7điều nói về tương quan giữa con người với nhau Con người không được gây

tội ác với đồng loại như giết người, không được vi phạm luật công bằng nhưlay của cải người khác, không được trái luân lý đạo làm người như bat hiếuvới cha mẹ hay tà dâm với người khác ngoài vợ chồng Nhưng lời răn đókhông chỉ cắm hành động sai trái mà còn cấm cả suy nghĩ, tư tưởng khônglành mạnh như ao ước chiếm đoạt tài sản của người khác, mơ tưởng chiếm

đoạt thân xác với người khác ngoài hôn nhân Tức là ngăn chặn sự xấu xa từ“trong trứng nước” của người tín hữu Chúa dạy rằng “Anh em hãy yêu

thương nhau nhu Thay đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12) Cho nên yêu

thương người khác như chính mình, mà người khác là những người thân cận

mình như cha mẹ, vợ con, người trong gia đình, họ hàng, làng xóm, cộng

đồng va cả nhân loại Sự yêu thương đó thé hiện, “Điều gì con không thích,thì cũng đừng làm cho ai” (Tb 4,15) và “Tat cả những gì anh em muốn người

ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 5, 15).

Huấn từ của Đức Giáo hoàng Benedito 16: "Người Công giáo tốt cũnglà người công dân tốt” Giáo hoàng Francis mời Thủ tướng Nguyễn Tan Dũng

thăm Tòa thánh vào ngày 18 tháng 10 năm 2014 có phát biểu khang định:phải thực hiện tốt hơn nữa đường hướng "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc","giáo dân tốt phải là công dân tốt", "người Công giáo Việt Nam phải đồng

hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc", "người

Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước".

Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã xác định

đường hướng hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam: “Lòng yêu nước

của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện

tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà

24

Trang 31

Nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một

nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc (Kh 21,1)”.

- Giáo lý đạo Cao Đài khuyên tín đồ thực hiện Ned giáo cấm, tức là 05điều cam ky: Không sát sinh, không trộm cấp, không rượu chè, không ta dâm,không nói đối Tir Đại diéu quy, tức là 04 điều trao đồi đức hạnh: Phải tuântheo lời dạy của bề trên, chăng hồ chịu cho bậc thấp hơn điều độ, lay lẽ hoàngười Lỡ lầm lỗi phải ăn năn chịu thiệt; Chớ khoe tải kêu ngạo, quên mình

mà làm nên cho kẻ khác Giúp người nên đạo Đừng nhớ cừu riêng, chớ che

lấp người hiền; Tiền bạc xuất nhập phân minh, đừng vay mượn không trả Đối

với trên dưới đừng lon dé, trên dạy dưới lay lễ dưới gián trên, đừng khấtkhiêm cung; Trước mặt, sau lưng đều đồng một bậc, đừng kính trước rồi

khinh sau Đừng thấy đồng đạo tranh đua ngồi xem không dé lời hoà giải.Đừng cậy quyền mà yếm tài người Một số nhà nghiên cứu cho rằng các giátrị văn hóa xét theo chủ thể gồm: * ba nhóm giá tri: nhận thức - dao đức -thấm mỹ” Về đạo đức, chức sắc, tín đồ đạo Cao đài sống có nhân cách, đoàn

kết cộng đồng: lối sống nhân hòa và nhập thế, tham gia các hoạt động xâydựng, bảo vệ Tổ quốc; có tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã

hội Quan niệm “tâm vật bình hành”, tránh “ngôn hành bat nhất” hình thành

phẩm chat đạo đức, lối sống cao đẹp của người tu hành, tin đồ.

- Giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo là “Học Phật tu nhân” với hai thành

tố căn bản “tại gia cư sĩ” và lẫy việc báo đáp tứ ân (Tứ đại trọng ân: Ân Tổ

tiên, cha mẹ; Ân đất nước, Ân tam bảo; Ân đồng bào nhân loại) làm căn bản

tu hành Người tín đồ phải thực hiện 8 Điêu ran cam: Không uỗng rượu, cờ

bạc, hút thuốc phiện, chơi bời, đàng điếm, phải giữ trọng luân lý tam cương,ngũ thường Không lười biếng, phải cần kiệm, lo làm ăn và lo tu hiền chân

chất, không gây rỗ nhau, hãy tha thứ cho nhau khi nóng giận Không ăn xàichưng diện thoái hóa và lợi dụng tiền tai mà quên nhân nghĩa đạo lý, đừng ích

25

Trang 32

kỷ mà xu nịn kẻ giàu sang, phụ người nghèo khó Không kêu trời, Phật, thầnthánh hoặc nguyễn rủa, vì Trời, Phật, thần thánh không can phạm đến ta.

Không ăn thịt Trâu, bò, chó và sát sinh hại vật ma cúng Thần, Thánh, vì Thần,Thánh không ăn hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu ta làm tội sẽ chịu tội, cònnhững hạn ăn đồ cúng mà hết bệnh là tà thần, nếu ta cúng kiến mãi thì chúngăn quen sẽ nhiễu hại ta Không đốt giấy tiền, vàng, bạc, giấy quần áo mà tốntiền vô lý, vì cdi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không

xài được nữa, phải dé tiền lãng phí ấy mà trợ cứu cho những người đói ráchtàn tật Đứng trước mọi việc gì về sự đời hay đạo đức, phải suy xét cho minhlý rồi sẽ phán đoán việc ấy Phải yêu thương lẫn nhau như con một cha, dìudắt nhau vào con đường đạo đức, nếu ai giữ được trọn lành, trong sáng về nơi

cõi Tây phương an dưỡng mà học đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớtchúng sanh Những lời khuyên ran trên phê phán mê tin di đoan, dùng tà thuật

bùa chú chữa bệnh và phê phán việc "hối lộ" thần thánh dé chuộc tội, khôngđốt vàng mã là những tư tưởng tiễn bộ của đạo Phật giáo Hòa Hảo.

Với phương châm hoạt động từ thiện Phật giáo Hòa Hảo theo lời dạy

của Đức Giáo chủ: “Đời không hay những việc xa vời Gặp cơn mưa ta hãy

cho tơi Lúc han nắng, từ bi giúp nón” Tin đồ Phật giáo Hòa Hảo luôn

hưởng ứng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghe

theo lời dạy của Đức Thay (Giáo chủ Huỳnh Phú Số) “Cần kiệm, sốt sang lo

làm ăn và tu hiền chơn chất”, “Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia

mạnh giàu mình ta mới ấm Cho dù ở hoàn cảnh nào, tín đồ Phật giáo HòaHảo đều tích cực thé hiện những việc làm thiết thực mang lại lợi ích chomình và mọi người trên tinh thần “Giúp đời đừng đợi trả ơn, miễn tròn bốn

phận hay hơn bạc vàng”.

- Đối với người tín đồ Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam trì Ngũ giới,

?? Thi văn giáo lý Phật giáo Hòa Hảo cua Đúc Huỳnh Giáo chủ, 2018, tr.172-173

26

Trang 33

không sát sanh, không trộm cấp, không tà dâm, không nói dối, không uống

rượu Tắt cả tín đồ Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đều phải tôn trọng Tam

tu và Luc hòa, nhất là Lục hòa néu phạm đến thì là một lỗi vô cùng nặng, cái

lỗi đó gọi là “Phá hòa hợp chúng”, tức là phá giáo hội Thực hiện tôn chỉ tu

Phước và tu Huệ hay Phước huệ song tu: Tu Phước: Phước là kết quả củađiều lành, tức là phải làm việc từ thiện, giúp đỡ chúng sanh Tu Phước là thựchiện theo tinh thần từ bi của nhà Phật Tịnh độ Cư sĩ cho rằng, bản tánh của

chúng sanh vốn lành, nhưng vì đầu thai vô lượng kiếp, rồi mê nhiễm lạc thú

hồng trần, nên phải xa rời nguồn gốc bản tánh của mình Và muốn đi thuậnchiều với bản tánh chơn như thì phải Tu Phước 7 Huệ: Huệ là Trí huệ (tuệ),

trí hiểu biết sáng suốt, biết phân biệt, biết lý luận, biết quan sát, biết được sự

thật của vạn vật, nghĩa là biết được chơn ly của vũ trụ Tu Huệ nghĩa là traodồi cái trí hiểu biết của mình cho tỏ sáng, dé dan dần đưa đến mức Dai Trí tuệ

Quang Minh, tức là thành Trí Phật.

Với phương châm hoạt động của Tịnh độ Cu sĩ Phật hội Việt Nam “Tu

hoc, Hành thiện, Ích nước, Lợi dân” Với tôn chỉ: “Phước, Huệ song tw”,°

hoằng dương Phật pháp, phát triển tu bố các chi hội trực thuộc, lay y dao lamphương tiện thành lập các phòng thuốc nam phước thiện hốt thuốc chữa bệnh

cho đồng bao.

- Tin lành Việt Nam (miễn Nam): “Sống phúc âm, phụng sự Thiên

Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc” Tôn chỉ: “Tôn thờ Đức Chúa Trời BaNgôi và yêu thương mọi người, như lời Chúa dạy: “Hết lòng, hết linh hồn, hết

trí khôn, hết sức, kính mến Đức Chúa Trời và yêu người lân cận như mình”.

Hệ thống giáo lý, giáo luật của các tôn giáo đã được Nhà nước côngnhận về mặt tổ chức (pháp nhân) đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện là trách

3 Bản Hiến Chương Giáo hội Tinh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính phủ chấpthuận năm 2019

27

Trang 34

nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của người có đạo Vì thế, các tôn giáo luôn

chung sống hòa hợp, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, địa phương.

Ngoài ra giáo lý, giáo luật của các tôn giáo khác cũng lấy việc giáodục đạo đức, việc làm hướng thiện của tín đồ làm cốt đạo như: Giáo lý đạoPhật giáo Hiéu Nghĩa Ta Lon tu theo pháp môn nhon đạo, tức là không tachrời xã hội, quan thé nhân sinh là tín đồ và công dân của đất nước Đối vớiquốc gia dân tộc, xã hội, gia đình, cha me, theo Nhân — Nghĩa — Lễ - Trí —Tín Người tín đồ Phật giáo Hiếu Nghĩa Ta Lon thực hành 08 điều quy luật,

10 điều răn và 20 điều cắm.

Giáo lý đạo Phật hội Tứ ân Hiếu Nghĩa lấy giáo thuyết “Học Phật tu

Nhân”, “Tứ Đại trọng ân” và cư sỹ tại gia làm Tôn chỉ hành đạo, lay dao Hiéulàm đầu Theo đạo Tứ An Hiếu Nghia, trước khi Tu Nhân, thì người ta phảiTu Thân Lập hạnh Và cho rằng các bậc Thánh hiền xưa cũng trọng sự tuThân, xem việc tu Thân là bước đầu tiên của con người để đi đến quả vị Tiên,Thánh, Bồ tát, và chư Phật.

Giáo lý đạo Bửu Sơn Ky Huong day người tin đồ đạo Bửu Sơn KỳHương coi việc tu nhân là tôn chỉ tối thượng trong tu hành, điều đó giúp cho

con người loại trừ những cái xấu xa và hướng thiện, tự rèn sửa tâm tính, làm

lành lánh dữ, tích đức cho sau này Việc tu nhân còn giúp con người ta luôn

sống đúng với đạo làm người, giúp ích gia đình, xã hội, có luân thường đạo

lý, có đầy đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

1.2.3 Nguồn lực vật chat

Với số lượng tô chức tôn giáo, tô chức tôn giáo trực thuộc được Nhà

nước công nhận nhiều, những năm qua các tôn giáo không ngừng phát triển,

quan tâm củng cố tổ chức giáo hội, xây dựng cơ sở thờ tự, xin thành lập cơ sở

đào tạo tôn giáo, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội Cụ thể cơ sở của một

28

Trang 35

số tôn giáo ”!: Phật giáo có 18.000 cơ sở thờ tự, 4 học viện, 8 lớp Cao Dang,34 trường trung cấp Phật học; Công giáo 9.000 cơ sở tôn giáo, 11 cơ sở đào

tạo (01 học viện, 9 đại chủng viện, 01 cơ sở của đại chủng viện); Tin lành

7.022 cơ sở, điểm nhóm (5.156 điểm nhóm), 02 cơ sở dao tạo; Cao Đài 1.300

cơ sở thờ tự, 01 trường trung cấp; Phật giáo Hoa Hao 400 ban tri sự cơ sở, 50

ngôi chùa; Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam 210 hội quán

Đây là những điều kiện cần thiết và thuận lợi dé các tôn giáo tham gia

các hoạt động trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Những năm qua, các tổchức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa về y tế, giáo dục va

từ thiện nhân đạo theo hai hình thức chủ yếu: hoạt động thường xuyên và hoạt

động không thường xuyên Bên cạnh những đóng góp tích cực trong hoạt

động tham gia xã hội, các tôn giáo có xu hướng tham gia vào đời sông chínhtrị sâu rộng hơn, bao gồm cử đại biéu tham gia các cơ quan dân cử, thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp Có thé kế đến hoạt động của một số tôn

giáo như:

- Phật giáo có 165 Tuệ Tĩnh Đường, 64 Trung tâm nuôi trẻ mồ côi

(khoảng 1.329 trẻ), 160 bảo mẫu, 20 Trung tâm nuôi dưỡng người gia neo

đơn (527 cụ), 1.000 lớp học tình thương (6.000 em), 33 phòng khám Đông y

(6.029 người/tháng), 10 phòng khám Tây y (4.689 người/tháng) Cụ thé một

số tôn giáo: Phật giáo trong ba năm (2018-2020) đã huy dộng được 2.384

nghìn tỷ đồng cho công tác từ thiện xã hội”?.

- Công giáo trên cả nước, có khoảng 1.500 cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo, gần50 lớp tình thương: có 52 cơ sở dạy nghề do các cá nhân tôn giáo thành lập.

Nhiều co sở Công giáo cũng xây dựng quỹ học bồng thường xuyên dé hỗ trợ

4 Ban Tôn giáo Chính phủ (2022), Những thông tin cơ bản về một số tôn giáo ở Việt Nam hiệnnay, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

? Bộ Thông tin và Truyền thông (2022), Sie chuyển biến của tôn giáo Việt Nam trong bối cảnhtoàn câu hóa và cuộc cách mang 4.0, Nxb TTTT (tr.451).

29

Trang 36

sách, vở, xe đạp, học bổng cho các học sinh Theo thống kê của Hội đồngGiám mục Việt Nam, tính đến hết 2015 Công giáo cả nước có 142 trạm xá, cơ

sở chữa bénh?® Nhiều phòng khám từ thiện do các linh mục, dòng tu, giáo

dân khởi xướng hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn vào sự nghiệp chăm sóc

sức khỏe nhân dân Các chức sắc, tín đồ Công giáo đã tích cực tham gia cáchoạt động cứu trợ, hỗ trợ Các cơ sở bảo trợ xã hội, tôn giáo được tô chức đadạng, tiếp nhận nhiều nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đã góp phần

quan trọng trong việc thực hiện xã hội hóa công tác trợ giúp xã hội, công tác

nhân đạo đối với những đối tượng yếu thế Kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng

đối tượng bảo trợ xã hội được huy động từ cá nhân, tô chức trong va ngoài

nước; góp phan chia sẻ với Nha nước trong việc chăm sóc đối tượng bảo trợ

xã hội; đạt được đồng thuận của cộng đồng, xã hội trong hoạt động bảo trợ xã

hội Công giáo hiện có 24 cơ sở hoạt động từ thiện xã hội trong các lĩnh vực,

như: Tâm than, trại phong, người nhiễm HIV, ma túy; 211 trung tâm khuyết

tật, dưỡng lão; 163 trung tâm di dân cho sinh viên, gia đình; II cơ sở sinh

hoạt nghệ thuật hoạt động từ thiện cho những người nghèo, kém may mắn

trong xã hội””.

- Các tôn giáo: Cao Đài có 93 cơ sở phòng thuốc Nam khám bệnh, 135

cơ sở hốt thuốc Nam, 02 cơ sở chữa bệnh lâu dài, 11 cơ sở chăm sóc người

già Từ năm 2013-2020 đã huy động đóng góp cho hoạt động từ thiện xã hội

520,36 tỷ đồng: Phật giáo Hào Hảo thực hiện từ thiện xã hội từ năm

2019-2021 là 1.200 tỷ đồng: Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam có 212 phòng thuốc

Nam phước thiện thực hiện khám chữa bệnh 21.882.763 lượt bệnh nhân,

26 Hội đồng Giám mục Việt Nam (2016), Giáo hội Công giáo Việt Nam Niên giám 2016, NXB Tôngiáo, Hà Nội (tr 483).

? Ngô Quốc Đông, “Nhận thức và phát huy nguồn lực tôn giáo của Dang từ đổi mới đến nay (phầnID” đăng trên Tạp chi Thanh tra, địa chỉ: https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/phan-ii-nhan-

190383 .html+&cd=7 &hl=vi&ct=clnk&gl=vn.

thuc-va-phat-huy-nguon-luc-ton-giao-cua-dang-tu-doi-moi-den-nay-30

Trang 37

74.304.143 thang thuốc nam, 75.007 kg thuốc viên, cứu trợ xã hội 50,5 tỷ

1.2.4 Nguồn lực kinh tế

Số lượng cơ sở thờ tự, giáo dục, vật chất, khả năng huy động tài chínhcủa các tôn giáo, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam khá đồi dào, phân bồ trên tất cảcác địa bàn Các tôn giáo ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi Trongquan hệ quốc tế, các tôn giáo này không chỉ có những hoạt động mang tính

giao lưu đồng đạo, trao đối, hoc tập kinh nghiệm về các hoạt động, sinh hoạttôn giáo mà còn chia sẻ những khó khăn về tài chính, bằng việc kêu gọi được

nguồn hỗ trợ vật chất đáng kể từ các tô chức tôn giáo quốc tế cũng như các tô

chức phi chính phủ, các mạnh thường quân có đạo, tạo ra nguồn lực đề đóng

góp vào sự phát triển đất nước.

Ngoài những khoảng đóng góp như tiền cúng dường tam bảo, tiền côngđức (Phật giáo), tiền lễ của đạo Công giáo và Tin Lành (riêng chức sắc TinLành được Giáo hội trợ cấp hàng tháng theo quy định của tôn giáo), tiền cúng

dường, hành hương của đạo Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam dé cáctôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có điều kiện hoạt động tôn giáothường xuyên thì tùy theo các điều kiện hoạt động mà các tô chức tôn giáo,

tổ chức tôn giáo trực thuộc vận động, kêu gọi tín đồ tham gia, đóng góp như:quỹ vacxin phòng, chống dịch Covid-19, xây cầu, đường giao thông nôngthôn, xây nhà đại đoàn kết, hỗ trợ quỹ phòng chống thiên tai, lũ lụt, bếp cơm

từ thiện, bảo trợ xã hội,

Qua các hoạt động thực hành lễ nghi tôn giáo, với việc tham gia đóng

góp công đức (cúng dường Tam bảo của Phật giáo, tiền lễ của Công giáo và

Tin Lành ) dé các tô chức, cá nhân tôn giáo vừa hoạt động, vừa làm công táctừ thiên xã hội Các tôn giáo quan tâm giữ gìn và phát huy những lợi thế của

? Bộ Thông tin và Truyền thông (2022), Sự chuyển biến của tôn giáo Việt Nam trong bối cảnhtoàn cấu hóa và cuộc cách mạng 4.0, Nxb TT&TT (tr.455).

31

Trang 38

cơ sở tôn giáo, phục vụ “Du lịch tâm linh”, góp phan phát triển kinh tế xã hội

địa phương Ở một phương diện khác, các tôn giáo còn tham gia đóng gópkinh té từ việc ngăn chặn nạn tham nhũng, lãng phí, buôn gian, bán lận bằng

các điều cắm ky trong giáo luật tôn giáo qua những điều khuyên ran

Đồng bào có đạo là lực lượng lao động xã hội to lớn, tham gia sản xuấtra nhiều của cải, vật chất và đóng góp tích cực đối với quá trình phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, góp phần phát huy sức mạnh tông hợp

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chủ yếu tìm hiểu khái niệm, quan niệm về nguồn lực,

nguồn lực tôn giáo, từ quan điểm chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ ChíMinh; chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo; một sé quan niệm cua tôn

giáo về nguồn lực Với cách nhìn nhận vai trò của tôn giáo, Đảng, Nhà nước

khắc phụ những hạn chế, khi mà trước đổi mới chỉ trú trọng vào ý thức “vôthần — hữu thần”, van đề tôn giáo với chính tri, các thế lực thù địch lợi dụng

tôn giáo chống phá chế độ Cách nhìn nhận tôn giáo cởi mở bằng việc khăngđịnh “phát huy giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo phát huy nguồn lực các

tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước” Hệ thống văn bản về chính sách,pháp luật về tôn giáo ngày càng hoàn thiện, theo hướng bảo đảm quyén tự dotín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, chú trọng tới quyền con người Quan

niệm, quan điểm của các tôn giáo được Nhà nước công nhận về vấn đề “pháthuy nguồn lực tôn giáo” rất tích cực, một mặt chăm lo đời sống tinh thần cho

tín đồ theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mình, mặc khác tiếp tục huy độngsức người, tài chính, các hình thức phù hợp đề tham gia đóng góp cho sự pháttriển xã hội, trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về tôn giáo nói riêng Ngoài những yếu tố thách thức của thời đại, các

tôn giáo tiếp tục tạo ra các gia tri nội lực riêng, với biểu hiện niềm tin, sự

đóng góp cho xã hội.

32

Trang 39

Chương 2

THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY NGUÒN LỰC

CUA CAC TON GIÁO Ở TÍNH KIÊN GIANG HIEN NAY

2.1 Thực tiễn về nguồn lực của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang

hiện nay

2.1.1 Tình hình tổ chức và hoạt động của các tôn giáo

Tỉnh Kiên Giang có vị trí địa lý phía Tây Nam Tổ quốc, dan số trên 1,8triệu người, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 84,52%, dân tộc thiểu số chiếm

14,33% (Khmer chiếm 13,4%, Hoa chiếm 2,02%, các dân tộc khác chiếm0,06%}?, riêng đồng bao người Khmer ở tỉnh Kiên Giang đứng thứ 3 khu vực

Tây Nam Bộ, sau tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vĩnh.

Trên địa bàn tỉnh có hoạt động của 23 tổ chức tôn giáo thuộc 12 tôngiáo được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, gồm: Phậtgiáo (Phật giáo hệ phái Nam tông, Phật giáo hệ phái Bắc tông và Phật giáo hệphái Khat sĩ), Công giáo, Tin lành (6 hệ phái được Nhà nước công nhận, cấp

đăng ký hoạt động tôn giáo)”, Giáo hội Cơ đốc Phuc lâm Việt Nam, Hồigiáo, Tôn giáo Baha’i, Cao đài (có 6 chi phái và 01 pháp môn)”, Phật giáo

Hòa Hảo, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh Sư đạo, Giáo hội Tịnh độ Cư

sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Tứ ân Hiếu nghĩa, Phật giáo Hiếu nghĩa TàLơn (được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo năm 2016); 02 tổ chức tôn giáo

? Báo cáo số 02/BC-BCĐ ngày 18/11/2019 của Ban Chi đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiéu sốlân thứ III năm 2019 ve tình hình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc và phong trào thiđua yêu nước của đông bao các dân tộc thiêu sô tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014-2019; mục tiêu,nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc và phong trào thi đua yêunước của đông bào dân tộc thiêu sô giai đoạn 2019-2024.

*° Các hệ phái Tin lành: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miễn Nam), Giáo hội Báp tít Việt Nam, Hội

thánh Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam, Giáo hội Phúc Âm Ngũ, Tuần Việt Nam, Hội thánh Mennonite

Việt Nam, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam và một sô hệ phái Tin lành chưa được Nhà nước

công nhận tô chức.

*! Các chi phái Cao đài: Tây Ninh, Bạch Y, Minh Chon Dao, Ban Chỉnh Dao, Chon Lý, Tiên

Thiên, Pháp môn Cao dai Chiêu Minh Tam Thanh Vô Vi.

33

Trang 40

(giáo hội cấp toàn đạo)32, 02 tổ chức tôn giáo trực thuộc cấp tỉnh”, 14 tổ chứctôn giáo trực thuộc cấp huyện”, 4 tổ chức cấp đại diện tinh và 4 tô chức cấp

liên hiệp không phải là cấp giáo hội”, 417 tổ chức tôn giáo trực thuộc, 34

giáo họ (cơ sở thuộc giáo xứ) của đạo Công giáo; 409 cơ sở thờ tự; 589.186

tin đồ (chiếm 34,19% dân số toàn tỉnh); chức sắc 1.221 người, có 1.492 ngườilàm chức việc, 1.334 nhà tu hanh** (Phụ lục 1), Cụ thé:

- Phật giáo (có 3 hệ phái chính: Phật giáo hệ phái Nam tông, Phật giáo

hệ phái Bắc tông, Phật giáo hệ phái Khat sĩ): Có 15 tô chức Giáo hội (Ban Trịsự Giáo hội Phat giáo tỉnh, 14 Ban Tri sự cấp huyện) và 207 cơ sở Giáo hội

(131 chùa Phật giáo hệ phái Bắc tông, 75 chùa Phật giáo hệ phái Nam tông

Khmer và 01 chùa Phật giáo hệ phái Nam tông người Kinh), 417.727 tín đồ(có 236.063 tin đồ Phật giáo hệ phái Nam tông), 639 chức sắc, 306 chức việc,1.179 nhà tu hành; 14 cơ sở từ thiện: giáo dục mam non 01, bốc thuốc chữabệnh 3, co sở nuôi day trẻ em mô côi cơ nhỡ 01, người già neo don 01, hìnhthức khác 8 cơ sở (4 cơ sở nước sạch, 2 bếp cơm từ thiện, 01 trại hòm từ

thiện, 01 chi hội chữ thập đỏ).

- Công giáo: 110 co sở thờ tự, 116.638 tín đồ, 125 chức sắc, 125 chức

việc, 150 nhà tu hành; 32 cơ sở từ thiện: 22 cơ sở giáo dục mam non, 01 cơ sở

dạy nghề, 4 cơ sở Đông - Tây y, 01 cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật, 2 cơ sở nuôi

dạy trẻ em mô côi cơi nhỡ, 2 bếp cơm từ thiện.

- Tin lành 06 hệ phái được Nhà nước công nhận, gồm: Hội thánh Tin

lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam, Hội

32 Hội thánh Cao Đài Bạch Y, Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lon.

33 Ban Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Ban Trị sự Tỉnh hội - Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt

Nam tỉnh.

3 Phật giáo: Có 14 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.

3 Công giáo có 4 giáo hạt (Rạch Giá, Hà Tiên, Tân Hiệp, Tân Thạnh), Ban Đại diện Hội thánh Tin

lành Việt Nam (miên Nam) tỉnh, Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tỉnh, Ban Đại diện Hộithánh Cao đài Tòa thánh Tây Ninh, Ban Đại diện Cao đài Hội thánh Cao đài Minh Chơn Đạo.

36 Báo cáo của Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang về khảo sát thực trang tín ngưỡng, tôn giáo trên địa

bàn tỉnh.

34

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN