Tinh cấp thiết của dé tài:Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đồng thời làmột tôn giáo có phần trăm tín hữu chiếm khoảng hơn 6% dân số của ViệtNam, có cơ cấu tô chức
Một số van đề lý luận chung liên quan đến đề tài nghiên cứu
Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài: - 2-2 se: 15 1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài: -cccccrrkersrrsseee 20 1.1.3 Về cộng đồng Công giáo ở Việt Nam: 2-2 + sec: 23 1.1.4 Nội dung tư tưởng bác ái trong sống đạo của người Công giáo
Dé luận văn được hiểu sát với nội dung giáo lý và đức tin Công giáo, tác giả sử dụng những thuật ngữ chuẩn được dùng phổ quát trong hệ thống tư liệu của Công giáo và được từ điển Công giáo giải thích Các thuật ngữ được viết bằng tiếng La-tinh, tiếng Anh, tiếng Pháp, và được giải thích ý nghĩa bằng tiếng Việt:
Agape (Caritas; Love; Charity): Là tình yêu cao thượng, tình bác ái huynh đệ hay được đề cập đến trong Công giáo, Tình yêu của Thiên Chúa đối với con người và tình yêu của con người hướng về Thiên Chúa [62]; Là đức bác ái, đức mến Hạn từ này được dùng trong các sách Tin Mừng, đặc biệt trong Tin Mừng của Thánh Gio-an khi Ngài đưa ra định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,16) [33] Và chính từ xuất phát điểm đó, tình yêu đến từ
Thiên Chúa làm nảy nở tình yêu với tha nhân (Ga 15,12-17; Ga 13,34; Ga
Bí tích (Sacramentum; Sacrament; Sacrement): Bí là kín an; Tích là dấu an, dấu vết Bí tích là dấu ấn kín ân, là dấu vết ấn tín được ghi khắc lên Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng, do Chúa Giê-su Ki-tô thiết lập và uỷ thác cho Hội Thánh để trao ban sự sống thần linh cho con cái mình Từ thế ky XII, Hội Thánh đã xác định có Bay phép Bí tích: Rửa tội (Thánh tây); Thêm sức; Minh Thánh Chúa (Thánh Thể); Giải tội (Hoà giải); Sức dầu Thánh (Sức dầu bệnh nhân); Truyền chức Thánh; Hôn phối.
Cựu Uóc (Vetus Testamentusm; Old Covenant; Ancienne Alliance)
(Mosaic covenant - theo sau tên của Mô-sê; Sinaitic covenant - theo sau tên
15 của núi Thánh Xi-nai): Cựu là cũ; Ước là ước hẹn, giao kèo, kết ước Cựu Ước là Giao ước cũ đã được Thiên Chúa thiết lập và ký kết với dân của Ngài là Ít-ra-en trên núi Xi-nai Từ Giao ước này, Thiên Chúa trao ban cho dân qua ông Mô-sê “Thập điều” là “Mười Lời” (Xh 20, 1-17; Xh 34, 10-27; Dnl 5,6- 22) hay thường gọi là Mười Điều Răn [25] làm nền tảng đạo đức để dân dựa vào đó mà tuân giữ và sống. Đạo Công Giáo: Đức tin, nghi lễ và luân lý của Hội Thánh Công Giáo
Rô-ma với tư cách là một thực tại lịch sử, đã được mạc khải nơi Đức Giê-su
Ki-tô và được tiền định sẽ tồn tại cho đến ngày tận thế Đạo Công giáo là tất cả những gì Hội Thánh dạy phải tin và phải sống dé được cứu độ, và ngoài sự cứu độ ấy, còn được thánh hoá Hệ thống giáo lý, phụng vụ, và đời sống này được gọi là Công giáo (phổ quát), vì hệ thống ấy nhắm tới mọi người, mọi thời, cũng như chứa đựng mọi điều cần thiết và thích hợp cho mọi hoàn cảnh của cuộc song con người [40, tr 124].
Duc Gido Hoang (Papa; Pope/ the Holy Father/ the Supreme Pontiff/ the Roman Pontiff/ the Bishop of Rome; Pape): Đức Thánh Cha; Giám mục thành R6-ma; Dang kế vị Thánh Phê-rô dé cai quản chăm sóc Giáo Hội Công giáo trên mặt đất; Là Mục tử tối cao của Hội Thánh Chúa Ki-tô tại thế; Là nguyên thủ quốc gia Va-ti-ca-nô.
Giáo dân (tín hữu, người Công giáo) (Laitas; Laity; Laicat): Giáo là đạo; Dân là người Giáo dân là người tin theo một tôn giáo, một đạo Giáo dân là những tín hữu, những người tin theo Chúa Gié-su, là những người đã được rửa tội, phục quyền Đức Giáo Hoàng, họ sống giữa đời, thuộc mọi lứa tuôi về nhiều thành phan trong xã hội Tuy khác nhau về địa vị, về phong tục tập quán nhưng họ cùng chung một đức tin vào Chúa Giê-su Ki-tô Phục sinh Trong Hội Thánh, mỗi giáo dân là một chi thé, là một thành phan không thê thiếu trong thành phần dân Chúa.
Giáo khu: (Quasi Paroecia; Sub-Parish; Quasi-Par): Giáo là đạo; Khu là đơn vị tô chức nhỏ trong giáo xứ bao gồm các gia đình toạ lạc và sống trong một khu xóm trong giáo xứ có tô chức sinh hoạt đạo chung tạo thành một giáo khu Trong một giáo xứ có thé có nhiều giáo khu khắc nhau được phân chia theo khu vực địa lý của khu xóm với số giáo dân sống tại đó.
Giáo xứ (Paroecia; Parish; Paroisse): Giáo là đạo; Xứ là nơi chốn Giáo xứ là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trực thuộc Giáo phận hoặc Tổng Giáo phận, được cơ cấu tổ chức trong Giáo hội Công giáo Giáo xứ được chỉ một cộng đoàn các tín hữu Công giáo quy tụ sống gần nhau thành một cộng đoàn đức tin vững bền của Giáo hội địa phương Đứng đầu giáo xứ là các Linh mục quản xứ ( Cha xứ) thay mặt Đức giám mục/ Tổng giám mục dé cai quản giáo xứ va chăm lo công việc mục vu cho các tín hữu.
Hội đồng Mục vụ Giáo xứ (Consilium Pastorale Paroeciae; Parish Pastoral Council; Conseil Pastoral Paroissial): Hội dong là việc tập họp quy tụ của những người có thâm quyền; Mục vụ là việc của Hội Thánh chuyên biệt chăm lo cho đời sống thiêng liêng của giáo dân; Giáo là đạo; Xứ là nơi chốn Hội đồng Mục vụ Giáo xứ là một tổ chức do Giám mục Giáo phận thiết lập, đứng dau là Cha xứ thay quyền Giám mục dé tổ chức, bồ nhiệm chức vụ và giới hạn nhiệm kỳ cho các thành viên là các giáo dân tham gia phục vụ tại giáo xứ.
Kinh Thánh (hoặc Thánh Kinh) (Biblica Vulgata; Holy Bible; Sainte
Bible): Là từ ngữ xuất phát từ tiếng La-tin và Hy-lạp, có nghĩa là Quyên sách. Thánh là thiêng liêng, thánh thiêng; Kinh là quyên sách Kinh Thánh là quyền sách thiêng liêng, chứa đựng các văn bản thiêng liêng của nhiều niềm tin khác nhau, nhưng thường là từ các tôn giáo độc thần, có cùng một nguồn gốc tổ phụ là Ab-ra-ham như Do Thái giáo, Ki-tô giáo, và Hồi giáo Trong đó, Ki-tô giáo được phân ly thành bốn nhánh gọi là: Công Giáo Rô-ma, Chính thống
17 giáo Đông Phương, Tin Lành, và Anh Giáo Kinh Thánh được chia ra theo Kinh Thánh Heb-rew (Do Thái giáo) và Kinh Thánh Ki-tô giáo.
Ki-tô giáo (Christianus; Christianity; Christianisme): Trong đó, Ki-tô
(Christ, Khristos, Mesiah) là Dang được xức dau, Dang được Thiên Chúa sai đến Giáo là đạo Ki-tô giáo là đạo của Đắng được xức dầu; Đạo của Đức Ki- tô Ki-tô giáo bị phân ly thành bốn nhánh lớn: Công giáo Rô-ma; Chính thống giáo Đông phương; Tin Lành; Anh giáo Ki-tô giáo thế giới có khoảng 3,2 tỷ tín đồ, chiếm khoảng 30% dân số Ki-tô giáo ra đời từ miền Đông của dé quốc
La - Mã, từ vùng đất Pa-lét-tin thuộc Ít-ra-en ngày nay Trải qua những thăng tram của việc hình thành va phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, và sự ly giáo đã xảy ra phân chia Ki-tô giáo thành các nhánh nhỏ.
Ki-tô hữu (Christianus; Christian; Chrétienne): Trong đó, Ki-tô được phiên âm từ tiếng La-tinh là Chritus là chữ được bắt nguồn từ tiếng Hy-lạp Khristos (nghĩa là “Dang được xức dầu”), tương đương với từ Mesiah trong tiếng Do Thái (Hebrew) Hữu là có, thuộc về Ki-tô hữu, là tín hữu, người tin, giáo hữu, tôi tớ thuộc về Đức Ki-tô, môn đệ của Đức Ki-tô, bạn của Đức Ki- tô, thuộc về Dang được xức dầu Theo Công đồng Va-ti-ca-nô II định nghĩa:
“Ki-tô hữu (là người) công khai tuyên xưng Chúa Gié-su Ki- tô là Chúa và là
Thiên Chúa, Dang trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, dé làm vinh danh Thiên Chúa duy nhất là Cha, Con và Thánh Than” [x.7].
Mục vụ (Ministerium Pastorale; Pastoral; Pastorale): Mục là chăn dắt, chăm sóc; Vụ là công việc Mục vụ là những công việc thuộc về Hội Thánh và thuộc quyền chăm sóc dẫn dắt của Hội Thánh đối với giáo dân tín hữu về đời sống đạo Giáo hội hoạ lại vai trò Mục tử của Chúa Giê-su với ba chiều kích trong sứ vụ của mình: Vương dé (Thánh hoá); Ngôn sứ (Giáo huấn); Cai quan.
Phung vụ (Liturgia; Liturgy; Liturgie): Phụng là tôn thờ Vụ là việc.
Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu: Giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Cẩm 2 £+S<+EE+EE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkerkee 39 1 Về lich sử và kinh tế của giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Cams o cccccccccsessessesssessessessessessessessussscssessessessessussussissaesseesecsessessessess 39 2 Về văn hoá tôn giáo va xã hội của giáo xứ Long Thanh Mỹ và giáo xứ Thánh CÂm: - 2: ©2£+SS+EESEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE71E211711211 7122121 crxe 44 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG BÁC ÁI THẺ HIỆN TRONG SÓNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO HIỆN NAY; KHÓ KHĂN VÀ
Mỹ và giáo xứ Thánh Cẩm
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu hay một tài liệu chính thức nào của các cơ quan trình bày các chỉ tiết về sự hình thành và phát triển với các đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hoá tôn giáo, xã hội của giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Cẩm ở Tp HCM Vì vậy, luận văn này, chủ yếu dựa trên những thông tin tìm hiểu từ các giáo dân đã định cư sinh sống qua những bối cảnh cuộc sống thật đã diễn ra tại địa bàn, qua những cuộc phỏng van trò chuyện các bà con giáo dân xa gần, những người hiểu chuyện va có thé cởi mở trao đồi thông tin với tác giả, giúp tác giả có một số dữ liệu chung phục vụ đề tài.
1.2.1 Về lich sử và kinh tế của giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Cẩm:
Giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh câm: Thuộc phường Long Thạnh Mỹ, năm ở phía đông thành phố Thủ Đức, thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Phía Đông giáp các phường Long Bình và Long Phước; phía Tây giáp các phường Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B và Tân Phú; phía Nam giáp
39 các phường Long Trường và Trường Thạnh; phía Bắc giáp phường Long
Bình và tỉnh Bình Dương.
Giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Cẩm cách xa nhau khoảng 02km Giáo xứ Long Thạnh Mỹ toạ lạc tại địa chỉ số 67 đường Phan Đạt Đức, khu phố I, phường Long Thanh Mỹ, Thành phố Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh Giáo xứ Thánh Cẩm toa lạc tại địa chỉ số 12, đường 11, Kp. Chân Phúc Cam, P Long Thanh Mỹ, Tp HCM.
Theo thông tin chung kể lại của các ông bà cao tuổi còn sống, và các chức sắc lớp con cháu thuộc thế hệ thứ hai thứ ba đang phục vụ trong nhà thờ hai giáo xứ chia sẻ, giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Câm được hình thành từ làn sóng người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 Là sự kết hợp của các nhóm người nhỏ từ nhiều địa danh làng Công Giáo năm trong vùng đất nông thôn và nông nghiệp từ những buổi đầu của phường (xã) Long Thạnh Mỹ khi ay Ho quy tu lai thanh khu nhu Bén Dong, Bến Gỗ, Kim, Thống Nhất, Vinh Tiến, Phù Lỗ, Sóc Sơn là địa danh của các làng mạc ngoài Bắc thuộc Giáo phận Bắc Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, để hợp thành một làng Công giáo đi cư ban đầu toàn tòng, sau đó mới phát triển thành giáo xứ Long Thanh Mỹ và giáo xứ Thánh Cam như hiện nay Về phương diện Giáo Hội, cả hai giáo xứ này đều trực thuộc Giáo hạt Thủ Thiêm, Tổng Giáo Phan Sai Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh Giáo xứ Long Thanh Mỹ và giáo xứ Thanh Câm cùng được thành lập vào năm 1955.
Giáo xứ Long Thạnh Mỹ, có số giáo dân ban đầu khoảng 2800, hiện tại, con số giáo dân đã tăng lên khoảng 5.700 nhân danh Linh mục quản xứ tiên khởi là Vinh Sơn Đỗ Bạt Thái Ngôi Nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào khoảng năm 1956, đơn sơ bằng gạch nung, lợp tôn giản dị Qua dòng thời gian khoảng 65 năm hình thành và phát triển, giáo xứ đã tu sửa lại nhà thờ và có các linh mục khác nhau đên phục vụ mục vụ như:
(1) Linh mục Vinh Sơn Đỗ Bạt Thái (1955 — 1965) (Tiên khởi)
(2) Linh mục Phê-rô Vũ Văn Mạch (1965 — 1966)
(3) Linh mục Luy Trần Phúc Vy (1966 - 1988)
(4) Linh mục Gio-a-kim Vũ Ngọc Long (1988 — 1993)
(5) Linh mục Da-minh Nguyễn Dat Tam (1993 — 1994) (6) Linh muc Vinh Son Nguyén Van Hoa (1994 — 1996) (7) Linh muc Da-minh Nguyễn Đạt Tam (1996- 1998)
(8) Linh mục Da-minh Pham Văn Vàng (1999- 2015)
(9) Linh mục An-tôn Nguyễn Minh Thuan (2016-2020)
(10) Linh mục Gio-a-kim Nguyễn Hoan Vũ (2020- nay)
- Các Linh mục thuộc Hội Dòng Thánh Thé dang tiép tục chăm sóc phục vụ tại đây Kê từ năm 1993 tới nay, Dòng Thánh Thé đã được sự uy nhiệm của Toà TGM Sài Gòn để trực tiếp cai quản chăm sóc giáo xứ Long Thạnh Mỹ Do đó, việc bổ nhiệm hay thay đổi linh mục quan xứ hoàn toàn tuỳ thuộc vào thẩm quyên của Bề trên và hoàn cảnh của hội dòng Thánh Thẻ, chứ không theo quy định nhiệm kỳ thông thường của Toà TGM Sài Gòn đối với các linh mục.
Lé Quan Thầy (Bồn mạng) của giáo xứ Long Thanh Mỹ được mừng vào ngày Chúa Giáng Sinh (25/12) hàng năm Vào ngày 07 tháng 9 năm
2014, giáo xứ Long Thạnh Mỹ đã long trọng cử hành Thánh lễ Tạ ơn mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ.
Giáo xứ Thánh Cẩm, ban đầu là một họ đạo nhỏ, với số giáo dân vào khoảng 800, có tên gọi là Chân Phúc Cầm, là tên được đặt theo sau tên một vị linh mục tử đạo có tên Da-minh Nguyễn Văn Câm (1810 — 1859) [60], và đã được Giáo hội Công giáo tôn phong lên hàng Chân Phúc để giáo dân sùng kính Sau này, khi vị Chân Phúc này được Giáo Hội tôn phong lên hàng hiển Thánh (1988), thì tên của giáo xứ về phương diện Giáo Hội cũng được đổi thành giáo xứ Thánh Cẩm, nhưng về phương diện hành chính thì vẫn giữ
41 nguyên là ấp Chân Phúc Cẩm Khi nhà nước có chính sách quy hoạch và thay đổi hành chính các khu vực quận huyện ven đô, ấp Chân Phúc Cam được đổi thành khu phố theo sau việc xã Long Thạnh Mỹ được nâng lên thành phường
Linh mục tiên khởi chăm sóc giáo xứ là Giu-se Phạm Quang Tự, với ngôi Nhà thờ đầu tiên của Họ Đạo được xây dựng băng vật liệu nhẹ vào năm
1955, và sau đó được tiểu trùng tu vào các năm 1962, 1977, 1984 với mái tôn và nền xi-măng Khoảng năm 2000 thì ngôi Nhà thờ giáo xứ lại được đại tu, mở rộng thêm và lợp lại mái tôn và thêm hai hàng cột xi-măng chống đỡ bên trong nhà thờ Trải qua dòng thời gian 65 năm qua, cũng có các linh mục khác nhau thay đôi dé phục vu tại giáo xứ theo các mốc thời gian như sau:
(1) Linh mục Giu-se Phạm Quang Tự (1955 — 1979) (Tiên khoi)
(2) Linh mục Phao-lô Trần Văn Quang (1979 — 1999)
(3) Linh mục Gio-an Ma-ri-a Vi-a-ney Chu Minh Tân (1999 — 2009)
(4) Linh mục Gio-a-kim Nguyễn Văn San (2009 — 2015)
(5) Linh mục Giu-se Hoang Minh Liệu (2016 — đương nhiệm)
- Trong quá khứ, vì hoàn cảnh thiếu linh mục phục vụ tại các giáo xứ, nên nhiệm ky của các linh mục quản xứ tại giáo xứ Thánh Cẩm thường kéo dài nhiều năm Tình trạng này đang dần được cải thiện khi TGP Sài Gòn có thêm các linh mục được đào tạo tại các Chủng viện dé phục vụ tại các giáo xứ theo nhiệm kỳ hạn định vào khoảng 05 -06 năm trên một nhiệm kỳ.
Hiện tại, số giáo dân tại giáo xứ Thánh Câm cũng đã tăng lên khoảng hơn 2000, bao gồm các thành phần di dân đến nhập vào giáo xứ sau này Lễ Quan Thay (Bồn mạng) của giáo xứ được tổ chức vào ngày mùng 01 tháng 5 hàng năm, là ngày Giáo hội kính nhớ Thánh Giu-se Thợ, cũng là ngày Quốc tế Lao động Vào ngày I1 tháng 3 năm 2020, giáo xứ Thánh Cẩm đã long trọng cử hành Thánh lễ Tạ ơn kỷ niệm 65 năm thành lập giáo xứ (1955-2020).
Phường Long Thạnh Mỹ với diện tích tự nhiên khoảng 1.205,68 ha, là phường nông nghiệp đang trên đà phát triển đô thị hoá.
Giáo xứ Long Thanh Mỹ và giáo xứ Thánh Cam nằm trong địa bàn khu nông nghiệp chính của phường Long Thạnh Mỹ Trước đây khoảng thời gian những năm 1955 đến 1975, hoàn cảnh kinh tế cũng rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, đa phần giáo dân tại hai giáo xứ làm nông nghiệp trồng lúa và làm ray trong cac loai dau phung (lac), khoai lang, khoai mi, cac loai dau hat khác Va kinh doanh buôn bán tự phát, buôn thang ban bung, thu mua phế liệu, buôn bán nước mắm, nước tương, lúa gạo, xăng dầu lẻ, hoặc mở các gian hàng buôn ban đô la-ghim gồm rau, củ, quả và các thực phẩm cá, thịt tươi sống tại các khu chợ tự phát ven đường, hoặc các lái buôn chở hàng hoá vật liệu bằng xe máy hoặc xe đạp đến buôn bán, trao đổi, tham gia làm kinh tế với khu vực dân cư sinh sống xung quanh thuộc các tôn giáo bạn.
Khoảng thời gian từ sau thời kỳ kinh tế đổi mới đến nay (1995 -nay), các khu công nghệ cao, khu tái định cư Long Bình - Long Thạnh Mỹ, dự án Nam Long, Vinhomes, các cửa hàng siêu thị chi nhánh của các công ty lớn như VinMart,, VinCom, Bách Hoá Xanh, các cửa hàng điện thoại di động, các cửa hiệu thuốc Tây dọc theo vành đai bao quanh khu vực hai giáo xứ buôn bán quanh năm Trên trục đường chính Nguyễn Văn Tăng thuộc địa bàn giáo xứ Thánh Câm và giáo xứ Long Thạnh Mỹ hiện nay, có các trường Anh ngữ quốc tế Hội Việt Mỹ, Anh ngữ Úc Châu, hoặc các bệnh viện tư nhân Bắc Mỹ,
Hoà Hao, và các chi nhánh công ty xe máy Hon-Da, Suzuki, và chi nhánh ngân hàng OCB Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp đã thu hẹp dần, không còn ai làm nông nữa Các thành phần giáo dân trẻ có trình độ thì làm việc tại các văn phòng công ty, còn lại thì tuỳ vào khả năng mỗi cá nhân mà tìm công việc thích ứng Còn các thành phần lao động lớn tuổi hơn nhưng kém trình độ
43 văn hoá thì tuỳ công việc thích ứng tại các công ty khu công nghiệp gần bên có thé tham gia làm việc.
1.2.2 Về văn hoá tôn giáo và xã hội của giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Cẩm:
1.2.2.1 Về văn hoá tôn giáo:
Văn hoá Ki-tô giáo đóng vai trò ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng bác ái trong sống đạo của người Công giáo tại giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Câm Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II khi đề cập đến nét văn hoá tôn giáo đã viết rằng: “Van hoá là không gian sống con người được uốn nắn bởi nền văn hoá trong đó họ đang sống” [x 66] Nét văn hoá hoà nhập của Đạo Công giáo với văn hoá dân tộc Việt Nam là sự gần gũi về mặt tín lý ở điểm: Người Việt Nam tin vào Trời (Thiên) như một Đắng tuyệt đối và công minh, chính trực khi hay nói với nhau băng lối nói thường tình răng “Ông Trời có mắt”, và điều này đã hăn sâu trong tâm thức người Việt, thì người
Công giáo ở giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Câm cũng tin vào
Nội dung tư tưởng bác ái được thể hiện trong đời sống đạo
2.2.1 Trong mối quan hệ đồng đạo với đồng đạo và đồng đạo với hàng xóm:
“Đồng dao”: Đồng là cùng; Dao là đường, đạo giáo Đồng đạo là cùng một đường lối học thuật hay tôn giáo.
“Moi quan hệ dong dao”: Có thé được hiểu theo cách thông thường là mối quan hệ của tập thé những người có cùng niềm tin tôn giáo, cùng quan điểm tôn giáo Trong phạm vi nghiên cứu này,chỉ muốn nói đến mối quan hệ đồng đạo của những giáo dân Công giáo Các giáo dân này có thể là những người cùng sống trong một giáo xứ hoặc khác giáo xứ, nhưng họ có cùng một niềm tin Công giáo, cùng nhận lãnh sự chăm sóc và hướng dẫn, đồng hành của Huấn quyền Công giáo Rô-ma Và giới hạn khảo sát mối quan hệ đồng đạo này đối với các giáo dân đang sống sinh hoạt đạo tại hai giáo xứ Long Thạnh Mỹ va Thánh Cam Còn “hàng xóm” là đối tượng tiếp nhận mối tương quan cư xử của người Công giáo Hàng xóm lân cận được ké đến ở đây trong phạm vi hai giáo xứ bao gồm cả người Công giáo và người thuộc tôn giáo bạn.
Người Công giáo ở giáo xứ Long Thạnh Mỹ và Thánh Câm thực hành bác ái để phản ánh những nguyên tắc đạo đức, để sống tốt lành thánh thiện hơn, và nỗ lực rèn luyện nhân cách xứng đáng với phẩm giá làm con Chúa. Thực hiện những hoạt động bác ái với tình mến Chúa và yêu thương tha nhân chân thành, giúp nâng đỡ phẩm giá cho đối tượng thi hành hành vi bác ái và đối tượng đón nhận hành vi bác ái Cả hai phía đều được nâng lên trong các giá trị đạo đức mà tư tưởng bác ái và hoạt động bác ái chứa đựng Trong khi nỗ lực sống tư tưởng bác ái và hiện thực hoá thành hoạt động yêu thương cụ thê đối với tha nhân, giáo dân ở hai giáo xứ đã làm cho tinh thần bác ái Công giáo của họ có một phẩm giá, nghĩa là họ biết cách nhìn nhận sự tôn tại phẩm giá đã có trong các giáo dân khác, và các giáo dân đóng vai trò thực thi hành vi bác ái phải có trách nhiệm dé tôn trọng phẩm giá đó nơi tha nhân.
Trong Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium Et Spe (số 1) tuyên bố:
“Vui mừng và hy vọng, ưu sau và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khô, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sâu
67 và lo lắng của các môn đệ Chúa Ki-tô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ Thực vậy, cộng đoàn của ho được cấu tao bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Ki-tô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đón nhận Tin Mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại” [7, số 1]. Đồng đạo và hàng xóm đều là đối tượng mà tư tưởng bác ái Công giáo hướng tới phục vụ Trong vui mừng và hy vọng, họ cùng nhau chung sống trong tình thân và đỡ nâng nhau trong cảnh khó khăn Theo mẫu gương trong dụ ngôn người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu, hoạt động bác ái Kitô giáo là lời động viên đáp trả giúp đỡ những nhu cầu khẩn cấp, thiết thực của tha nhân là những người lân cận Sẵn lòng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn: cho người đói lương thực, người trần truồng quần áo, bệnh nhân phải được phát thuốc men và giúp chữa trị, tù nhân ngục tù phải được quan tâm thăm viếng Khi biến những tư tưởng bác ái thành những hoạt động bác ái cụ thể như vậy, người Công giáo thực hiện mệnh lệnh tình yêu mà họ đã được dạy và tin sống Đó cũng chính là lúc sự hiện diện và tuyên xưng đức tin của các tín hữu trong đời sống được thê hiện Họ làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giê-su cách chân thật và hữu hiệu nhat
2.2.1.1 Bác ái với đồng đạo và với hàng xóm qua tinh than cau nguyện và các sinh hoạt tôn giáo:
Nhà thờ và giáo xứ là trung tâm văn hoá và đời sống thiêng liêng của hai giáo xứ Long Thạnh Mỹ và Thánh Cam Tại nhà thờ, mọi nghi thức Công giáo được các linh mục cử hành quanh năm để trao ban các Bí Tích cho giáo dân, và các giáo dân tín hữu tại hai giáo xứ này tham gia các hoạt động sinh hoạt đạo và thê hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình gắn bó với giáo xứ của mình, gắn bó với linh mục quản xứ và tất cả cộng đồng giáo dân trong Giáo hội địa phương Đồng thời, cùng chia sẻ đời sống tương thân tương trợ, bác ái
68 huynh đệ với các anh em đồng đạo của mình trong cùng giáo xứ Từ trong khuôn viên nhà thờ và nhà xứ của giáo xứ Long Thạnh Mỹ và Thánh Câm, các giáo dân đón nhận các hướng dẫn Phúc Âm, học hỏi Giáo lý, Giáo luật rồi ra đi thực hành các tư tưởng đạo đức đã được hấp thụ, áp dụng cụ thé vào đời song trần thế của mình Trước hết, đó là cách sống đạo và cư xử bác ái với tha nhân là người đồng đạo lân cận trong giáo xứ, là hàng xóm láng giềng ngay trong địa bàn sinh sống của mình Trong phan này, tác giả chỉ giới hạn việc nghiên cứu bác ái của đồng đạo thể hiện với nhau qua hai điểm:
(i) Bác ái qua liên đới với việc lãnh nhận các bí tích của đồng đạo:
Có Bảy bí tích của Hội Thánh người Công giáo được đón nhận trong suốt cuộc đời từ lúc sơ sinh đến lúc qua đời (1) Bí tích Rửa Tội; (2) Bí tích Thêm Sức; (3) Bí tích Thánh Thể; (4) Bí tích Hoà Giải; (5) Bí tích Sức Dau Bệnh Nhân; (6) Bí tích Tuyền Chức Thánh; (7) Bí tích Hôn Phối [x 20, tr. 374- 477] Mỗi Bi tích được Hội Thánh cử hành và ban cho mỗi tín hữu riêng lẻ, nhưng luôn được cử hành trong tình bác ái yêu thương đùm bọc của cộng đoàn giáo dân trong giáo xứ tuỳ vào hoàn cảnh Mỗi giáo dân trong giáo xứ Long thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Câm cũng luôn được trải qua những sự đùm bọc bác ái yêu thương đó của đồng đạo trong giáo xứ mình. Đối với bí tích Rửa Tội, trẻ sơ sinh được cha mẹ đem tới nhà thờ để linh mục cử hành, bên cạnh việc có những người thân bên cạnh đọc kinh cầu nguyện, còn có một người Công giáo khác được cha mẹ sơ sinh chọn dé làm người đỡ đầu cho trẻ, được gọi là cha mẹ đỡ đầu Đối với bí tích Thêm Sức, thiếu nhi được lãnh nhận cũng cần một người đỡ đầu là người Công giáo, gọi là cha mẹ đỡ đầu Nếu là nữ thì chọn mẹ đỡ đầu, nếu là nam thì chọn cha đỡ đầu cho cả hai trường hợp trên Và bí tích được cử hành trọng thể trong nhà thờ có cộng đoàn giáo xứ tham dự Việc cử hành này được tiếp tục đối với tất cả các bí tích còn lại xảy ra cho cuộc đời người giáo dân tại hai giáo xứ Có thê nói, cuộc đời một giáo dân, luôn luôn có sự liên đới bác ái yêu thương của
69 các anh chị em giáo dân khác trong giáo xứ đồng hành và giúp đỡ qua tất cả các cử hành bí tích trong Giáo hội qua hết vòng đời của họ Đó là điều cơ bản diễn ra trong đời sống bác ái sinh hoạt đạo tại giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Câm.
(ii) Bác ái qua liên đói với gia đình tang quyến cua đồng đạo:
Mỗi thứ bảy của “Thương xác bảy mối” trong Kinh 14 Moi có đề cập đến việc “chôn xác kẻ chết” [x 33] Điều này nhắc nhớ người Công giáo sống bác thi hành bác ái với đồng đạo tận nghĩa tình qua việc tham dự tang lễ và an ủi tang quyến.
Giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Câm đều có một điểm chung: Khi có giáo dân vừa mới qua đời, lập tức trong nhà thờ kéo chuông
Thương gọi là Chuông báo tử đề toàn bộ giáo dân trong xứ đều biết Quy cách kéo chuông báo tử cho người nam và người nữ khác nhau Nếu người quá cố là đàn ông, thì chuông kéo 09 tiếng cách rời nhau từng tiếng một Nếu người quá cé là phụ nữ, thi chuông kéo 07 tiếng cách rời nhau từng tiếng một Khi nghe chuông, giáo dân sẽ biết ngay đó là nam hay nữ, và lập tức dù chưa biết rõ danh tính người quá cố đó là ai, ở đâu, giáo dân vẫn có thê tỏ lòng bác ái liên đới đọc kinh cầu nguyện với ý chỉ cầu cho linh hồn mới qua đời Sau đó, HĐMV giáo xứ sẽ lập tức chỉ định cho các trùm khu và tổ trưởng xóm tổ chức quyên góp tiền phúng điều gọi là tiền Thương Xót, đem đến tang gia với ý lễ xin và giúp đỡ cho gia đình tang quyên Đồng thời, tang gia sẽ hợp tác với đại diện HDMV để làm một bảng Cáo phó, lên lịch các buổi cầu nguyện cho tất cả các hội đoàn trong xứ, và sắp xếp giờ lễ tại gia và lễ an táng cho thuận tiện dé cha xứ có thé cử hành Bà con xóm làng cùng đến tang gia giúp đỡ dọn đẹp và sắp xếp lo tang ma hậu sự cho người quá cố Trong suốt thời gian tang lễ, các hội đoàn trong giáo xứ sẽ thay phiên nhau đến phúng điếu và đọc kinh cầu nguyện cho người quá cé theo lịch trên cáo phó Và sau khi đã dự lễ an táng tại nhà thờ và đưa linh cữu người quá cô đến nơi an nghỉ cudi
70 cùng (hoả táng hoặc chôn cất), các hội đoàn tại giáo xứ vẫn tiếp tục đến tang gia đọc kinh cầu nguyện thêm 03 tối nữa Giáo dân giáo xứ Long Thạnh Mỹ và giáo xứ Thánh Cam cũng đôi khi đến đọc kinh cầu nguyện cho nhau, tuỳ vào mối quan hệ thân thích họ hàng Sự an ủi lớn lao đối với tang gia qua sự thăm viếng và kinh nguyện của các hội đoàn giáo dân luôn được đề cao và là điều quý giá.
Tác giả mở rộng nghiên cứu tìm hiéu thêm về việc thực hành tư tưởng bác ái đối với đồng đạo của giáo dân giáo xứ Long Thạnh Mỹ và Thánh Câm ở những khía cạnh khác, có thể ở mức đòi hỏi tinh thần bác ái cao hơn trong sống đạo của người giáo dân khi họ đối diện với những nỗi khổ đau mat mát tinh thần trong cuộc sống, dé xem họ cư xử ra sao “Chôn xác kẻ chết” cũng là một hành vi đạo đức bác ái hướng về tha nhân được Kinh thánh Cựu Ước đề cao, và là điểm luân lý đáng trân trọng trong Giáo lý của Công giáo Đời song người tín hữu trong giáo xứ Công giáo xoay quanh nhiều sự việc từ tang ma đến cưới hỏi Rất nhiều hoạt động được cử hành trong Nhà thờ Vòng đời làm con Chúa của người tín hữu Công giáo bắt đầu từ nghi thức Rửa tội như một trẻ nhỏ trong nhà thờ, cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay về với Chúa, cũng là một nghi thức lễ an táng được cử hành trong nhà thờ Giáo dân nương tựa giúp đỡ nhau trong cùng một giáo xứ.
Tại giáo xứ Long Thạnh Mỹ, có một đội gồm những người tình nguyện chuyên lo việc tang lễ, chôn xác kẻ chết gọi là đội “Mai táng” hay đội “T6-bi- a” là tên một nhân vật đứng đầu tên sách 76-bi-a [x 25, tr 865] trong Cựu Ước, nỗi tiếng với lòng thương người, chuyên nhặt xác kẻ chết về chôn cất Các cá nhân và các hội đoàn khác cũng rất chủ động trong việc tham gia các hoạt động bác ái tại giáo xứ, hoặc khi có lời kêu gọi của giáo phận hoặc các tình huống khân cấp quốc gia như tình trạng lũ lụt miền Trung , thì từ những cá nhân có lòng quảng đại và nhiệt huyệt đên các hội đoàn cũng đêu
71 tích cực chủ động quyên góp hỗ trợ tài chánh và vật chất, tham gia vào thực hiện các hoạt động bác ái dé trợ giúp tha nhân.
Trò chuyện với cô Ma-ri-a Nguyễn Thị L., thành viên hội Giúp Kẻ Liệt, cô cho biết: “Giáo xứ có Hội Giúp Kẻ Liệt là hội sẵn sàng đến thăm viếng, đọc kinh cầu nguyện, an ủi bệnh nhân và gia đình có người đau bệnh sắp qua đời Hội này hoạt động bác ái trong phạm vi giáo xứ và cả khu vực bao gồm các giáo xứ lân cận, bất cứ gia đình nào có nhu cầu kêu gọi họ đến giúp đỡ thì họ sẽ đến đọc kinh theo giờ giấc sắp xếp thuận tiện Em tham gia hội này để thêm lời cầu nguyện đọc kinh cho các linh hồn Các kẻ liệt là những người đang lâm cơn hấp hối, phải chiến đấu giữa giờ phút lâm chung, giữa sống và chết, họ rất cần lời cầu nguyện của người còn sống Lời ca tiếng hát, kinh nguyện dâng lên Chúa giúp đỡ cho họ được an bình ra di, thanh than từ giã cõi đời dương thé dé về với Chúa trên Thiên dang” (Phỏng van cô Ma- ri-a Nguyễn Thị L., giáo dân, thành viên Hội Giúp Kẻ liệt, gx Long Thạnh
Cũng tại giáo xứ Long Thạnh Mỹ, gia đình nhà cô Ma-ri-a Nguyễn Thị