1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Tháp bốn sư liệt sĩ và ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang hiện nay

154 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tháp bốn sư liệt sĩ và ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang hiện nay
Tác giả Danh Liêm
Người hướng dẫn PGS.TS. Lại Quốc Khánh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tôn giáo học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 38,74 MB

Nội dung

giáo dục truyền thống yêu nước đối với thế hệ trẻ, trực tiếp nhất là thế hệ trẻtinh Kiên Giang, trong đó có các thanh thiếu niên người Khmer.Với mong muốn nghiên cứu sự kiện lịch sử bốn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANH LIÊM

LUAN VAN THAC Si TON GIAO HOC

Cần Thơ - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANH LIÊM

Chuyên ngành: Tôn Giáo Hoc

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lại Quốc Khánh

Cần Thơ - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài:“Tháp bốn sư liệt sĩ và ýnghĩa giáo dục truyền thong yêu nước cho thé hệ trẻ tỉnh Kiên Giang hiện

nay” là công trình nghiên cứu của tôi.

Đề tài luận văn nghiên cứu này được thực hiện sau quá trình học tập tạitrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội,đồng thời qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về lich sử Tháp bốn sư liệt sĩ trênđịa bàn tỉnh Kiên Giang, có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế

hệ trẻ trên địa bàn tỉnh Luận văn được thực hiện cùng với sự hướng dẫn của

PGS TS Lại Quốc Khánh.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn điều là số liệu trung thực vàkhách quan, chưa từng được ai công bồ trong bat kỳ chủ dé nao khác

Kiên Giang,ngày tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Danh Liêm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian theo học chương trình cao học của trường Đại học khoa học xã hội & nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, được quý Thầy Cô nhiệt tình cung cấp kiến thức chuyên ngành Tôn giáo học, tôi đã chọn chủ đề

“Tháp bốn sư liệt sĩ và ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệtrẻ tỉnh Kiên Giang hiện nay” dé làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Với tôi, đây

là một chủ đề hoàn toan mới, rất it tư liệu, nhưng tôi đã nhận được sự hướng

dẫn tận tình và sự động viên, giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học,

PGS.TS Lại Quốc Khánh đã giúp tôi hoàn thành luận văn theo quy định củanhà trường Tôi xin chân thành cảm ơn PGS hướng dẫn, các thầy cô bộ môncũng như các thầy cô trong phòng, khoa và trường Đại KHXH&NV Hà Nội,các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng Ban Trị sự - Hội Đoàn kết Sư sãi

Yêu nước, các sư, ba con đông bào Phật tử trong chùa.

Trang 5

MỤC LỤC

MO ĐẦU 5521 2t 2k 21211211221221 11111211211 11.11 T11 1112111111111 1Chương 1 KHÁI QUAT VA SU ANH HUONG CUA PHẬT GIAO NAMTONG KHMER VOI NGƯỜI KHMER TINH KIÊN GIANG 9

1.1 Sơ lược về Phật giáo Nam tông Khmer tinh Kiên Giang 9 1.2 Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với người Khmer Kiên Giang 111.3 Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóa tinh thầnđồng bao dân tộc Khmer và giới trẻ Khmer Kiên Giang - 12Tiểu kết chương Ì - c2 2+S2+EE+EE£EEEEEEEEEEE211211211271 7121111 re 27Chương 2 BÓI CẢNH LỊCH SỬ BÓN SƯ HY SINH VÀ THÁP BÓN SƯ

2.2.1 Bối cảnh sự hình thành bốn sư liệt sĩ hy sinh (ngày 10/6/1974) 352.2.2 Tiêu sử bốn sư liệt sĩ hy sinh ngày 10/6/1974 -z-52 40Tiểu kết chương 2 2 2 %SE+EE£EE£EEEEE2E1211171717171121121111 111111 e0 51Chương 3 ĐỜI SÓNG CỦA CHƯ TĂNG PHẬT TỬ VÀ VIỆC GIÁO DỤCTRUYEN THONG CHO GIỚI TRE KIÊN GIANG GAN VỚI THAP BÓN

SU LIET SD vecccccccccccscscscssscscscscscscscscsssscscscsvscscscsvscssssscscavavevsvsvsvsvssesssssaees 53

3.1 Đời sống của chư tăng Phật tử Phat giáo Nam tông Khmer Kiên Giang53

3.1.1 Đời sống kinh tế, xã hội của chư tăng Phật tử Khmer Kiên Gianggiai đoạn 1986 đến nayy -©5- 52222 E12E12E1271271 1112112111111 cre, 533.1.2 Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần người Khmer tại Kiên Giang55

Trang 6

3.1.3 Đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóatinh thần người Khmer Kiên Giang và tiếp nối truyền thống yêu nước 583.2 Việc tổ chức lễ tang, lễ tưởng niệm và đền ơn đáp nghĩa 63

3.2.1 Tổ chức lễ tang, lễ tưởng niệm ngày 10/6 hàng năm đối với bốn sư 63 3.2.2 Ghi nhận công lao công hiến đối với bốn vị sư liệt sĩ 683.2.3 Việc đền ơn đáp nghĩa đối với thân nhân bốn vị sư liệt sĩ 693.3 Giáo dục truyền thống yêu nước cho giới trẻ Kiên Giang gắn với thápbốn sư liỆ Sĩ 5-5 3E v21 521115151111115111111111111111211111111111512111 1152 xeE 71

3.3.1 Việc giáo dục giới trẻ Kiên Ciang - - 5s s + +seseeeeees 71

3.3.2 Một số van dé dat ra đối với Phật giáo Nam tông trong việc giáo

dục người trẻ KKh1m©Tr - - c2 111891183118 11 11 1 1 1 ng ng ng nưy 83

3.3.3 Một số giải pháp thực hiện chính sách đối với đồng bảo dân tộc

Khmer và giới trẻ Khmer hiỆn nay - 5 5S 3+ £+v+svEeeeeeeeeeexe 85

Tiểu kết chương 3 2-2-5 SsSE+EE+EEEEEEEEEEE12111111111112151111 111.11 x 91KET LUẬN VA KIEN NGHLI w.cceccsscsscssssssessessecsessssssessessessessssecssesuseseeseeseeses 93DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2:2 s£+z++£xz+zzzzxz+ 98

5000602 ÔÔÔÔÔÔÔ-Ô 104

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Đọc là

Hội ĐKSSYN | Hội Đoàn kết Sư sai Yêu nước

Đại đức (tiêng gọi - xưng hô với nhau trong hệ tu sĩ từ tỳ

ĐĐ khưu (gần như đảng viên) trở lên (gần giống như từ đồng

chí) mà khẩu ngữ gọi là “sư” - Tejaguna)

Hòa thượng (bậc cao nhật trong hệ thông tu sĩ “xuất gia”

¡ - từ 40 hạ lap (năm tu) tỳ khưu trở lên - Upajjhaya)

Thượng tọa (bậc giữa từ 25 hạ lạp tỳ khưu trở lên)

SCN Sau Công nguyên

Sa di (người tu thọ giữ nghiêm trì 10 điều giới học - gan8p giống như từ “đoàn viên” - Sãmanera)

Phật tử (bao gôm xuất gia và tại gia, nhưng “Phật tử” ở

et đây chỉ riêng cho “tại gia” thọ tri 5 hoặc 8 điều giới hoc

UBMTGPMNVN | Ủy Ban Mặt trận giải phóng miễn Nam Việt Nam

UBMTTQVN_ | Ủy Ban Mặt trận Tổ quôc Việt Nam

VHTT & DL Văn hóa, Thông tin và Du lịch

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước đa dân tộc và đa tôn giáo, mỗi tộc người đều có nétvăn hóa, tín ngưỡng riêng, rat đa dang và phong phú góp phan làm nên tính đadạng trong sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam Riêng đối với nền văn

hóa của người Khmer Nam Bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng luôn có

những nét đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Người Khmer là mộttrong 54 dân tộc sinh sống và làm việc trên mảnh đất Việt Nam, họ chủ yếusống tập trung ở các tỉnh, thành Nam Bộ như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Can Tho, Bac Liéu, Vinh Long, Ca Mau thậm chí có một

số sống tại miền Đông Nam Bộ của tổ quốc như: TP Hồ Chí Minh, BìnhDương, Bình Phước và Tây Ninh Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm

2009, dân số người Khmer có khoảng 1.260.640 người! Riêng tại Kiên Giangngười Khmer chiếm khoảng 12% dân số trong toàn tỉnh, tập trung đông nhất

ở các huyện Hòn Dat, Châu Thành, Giồng Riéng và Gò Quao Họ chủ yếusinh sống bằng ngành nông nghiệp, trồng lúa nước Đa số người Khmer đều

theo dao Phật, tuy nhiên trong lịch sử người Khmer có thời kỳ chịu ảnh hưởng

tương đối đậm nét nền văn hóa Bà la môn giáo Nhưng hiện nay, Bà la môngiáo không còn chỗ đứng trong tư tưởng của người Khmer, mà chỉ còn tồn tạimột số tàn dư, thay vào đó, Phật giáo hệ Phái Nam tông (Mahanikaya - Namphái Khmer) đã đi sâu vào tâm thức của người Khmer ngay từ buổi đầu mới

du nhập.

Có thé nói, Phật giáo là tôn giáo đầu tiên được truyền thừa đến vùng đấtKiên Giang, đồng thời tổn tại và phát triển hòa bình, ồn định cùng với nhiềutín ngưỡng khác trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Nam tông

! Số liệu điều tra Dân số và nhà ở năm 2009.

Trang 9

nói chung, Phật giáo Nam tông Khmer tại Kiên Giang nói riêng đã đồng hànhcùng dân tộc, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, cùng giúpnhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá trình khai hoang lập ấp Với truyền thống yêu nước, Phật giáo Nam tông Khmer tại Kiên Giang hòa vào

dòng chảy của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Bên cạnh đó Phật

giáo Nam tông Khmer còn dung hợp với những mặt tốt đẹp tín ngưỡng truyềnthống đã có từ bao đời nay vẫn được nhân dân kế thừa và phát triển Đối mặt

VỚI SỰ thống trị và áp bức của chế độ phong kiến, thực dân và dé quốc, Phật

giáo Nam tông Khmer Kiên Giang đã luôn đồng hành cùng dân tộc, cùngnhân dân trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Bên cạnh đó, đã có

không ít những người con Phật đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ cái

thiện, cái chân lý tốt đẹp của đức Phật trước bạo tàn Có thể kế đến là sự anhdũng hy sinh của bốn vị sư liệt sĩ: Lâm Hùng, Danh Tap, Danh Hom, DanhHoi trong cuộc biểu tình chống Mỹ - Ngụy bat Sư sai đi lính làm bia đỡ đạn

và băn phá chùa chiền ngày 10/6/1974 tại quận Kiên Thành (nay là phườngRach Soi, thành phố Rach Gia, tỉnh Kiên Giang) Ngoài ra, còn có nhiều chứcsắc, chức việc tham gia biểu tình chống giặc ngoại xâm như: Hòa thượngTăng Phô (tự là Quân đại hùng sư Trần Phổ do tướng quân Đào Công Bửuphong tặng bị Pháp bắt đày biệt xứ ra Côn Đảo năm 1894 và hy sinh tại CônĐảo) trụ trì chùa Lang Cát (Rạch Giá), đại đức Chao Sắt trụ trì chùa Phật Lớn(Rạch Gia, cũng bi day Côn Đảo), Hòa thượng Nam Huân trụ trì chùa Tổng

Quản (Gò Quao), đại đức Danh Tân thường gọi là Danh Chớp (Gò Quao) và

nhiều vị tu sĩ Phật giáo, các đồng bào Phật tử khác.

Tháp Bốn sư liệt sĩ được xây dựng nhằm tưởng nhớ tinh thần anh dũng

hy sinh của bốn nhà tu hành Phật giáo Nam tông Khmer nói trên, là một bằngchứng lịch sử, đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, có ý nghĩa

Trang 10

giáo dục truyền thống yêu nước đối với thế hệ trẻ, trực tiếp nhất là thế hệ trẻtinh Kiên Giang, trong đó có các thanh thiếu niên người Khmer.

Với mong muốn nghiên cứu sự kiện lịch sử bốn sư liệt sĩ, cùng với sự ra đời và tồn tại của Tháp bốn sư và ý nghĩa đối với giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang hiện nay, tôi chọn đề tài “Tháp bốn sư liệt sĩ và ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang hiện nay”, để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ ngành Tôn giáo

học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiTrong nhiều năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về ngườiKhmer, những ngôi chùa Khmer và nhiều công trình nghiên cứu lịch sử hìnhthành và phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer trong giai đoạn trước vàsau năm 1975 Có thể kế đến một số công trình tiêu biểu như:

- Lê Hương (1970) với Sứ Cao - Miên, viết về tôn giáo và tộc người Việtgốc Miên khá chỉ tiết, là nguồn tài liệu tham khảo quý giá đề cập trực tiếp đến

phong tục đi tu của người Khmer.

- Viện Văn hóa, bộ phận thường trú tại TPHCM (1988) với Tim hiểu vốnvăn hóa dân tộc Khmer Nam bộ, tổng hợp các báo cáo tham luận của nhiềungười, trong đó có một số bài liên quan đến đề tài luận văn như: “Khái quát

về người Khmer ở đồng bằng sông Cứu Long” của Thạch Voi, “Phong tục lễnghỉ của người Khmer dong bằng sông Cửu Long” của Thạch Voi - HoàngTúc; “Nghệ thuật tạo hình của chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” của

Lê Đắc Thắng

- Tác giả Thạch Voi (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa tộc người Khmer Nam

bộ, Nxb Tổng hợp Hậu Giang Trong bài viết tác giả trình bày khá chỉ tiết vềnhững truyền thống văn hóa, các lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, quá trình hìnhthành dân tộc Khmer ở đồng bang sông Cửu Long

Trang 11

- Sơn Phước Hoan chủ biên (1999-2000) với chuyên đề nghiên cứu khoahọc Vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam bộ,

đã khái quát về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của người Khmer và vai trò của ngôi chùa Khmer, đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng cho việc tiếp tục phát huy vai trò của ngôi chùa đối với đời sống văn hóa của người Khmer

Nam bộ.

- Trần Văn Bồn (2002) với Phong tục và nghỉ lễ vòng đời người KhmerNam bộ, khái lược về lịch sử vùng đất và cư dân Nam bộ cổ xưa, về đời songtinh than người Khmer Nam bộ từ trước đến nay gắn chặt với tôn giáo và ngôichùa, về phong tục lễ nghi trong gia đình Khmer Nam bộ như: sinh đẻ và nuôidạy con, cưới, tang, và thờ cúng tổ tiên.

- Tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vai nét về người Khmer Nam bộ,

Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

Trần Văn Bính chủ biên (2004) với Van hóa các dân tộc Tây Nam bộ Thực trạng và Những vấn dé đặt ra, trong đó có bài “Tín ngưỡng, tôn giáo

-của dân tộc Khmer, Chăm và Hoa ở Việt Nam hiện nay” -của Ngô Hữu Thảo.

- Tác giả: Trần Thanh Pôn (2006), Ngồi chùa Khmer và sự hình thànhbản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Khoa học xã hội Trong bài viết này tác giả đãtrình bài khá rõ về sinh hoạt văn hóa, nghỉ lễ tu hành, phong tục tập quán, các

ngày lễ hội và tín ngưỡng - tôn giáo của người Khmer ở chùa Bên cạnh đó,

tác giả cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của ngôi chùa đối với việc bảo vệ, pháthuy môi trường sinh thái trong xã hội của các cộng đồng dân tộc Việt Nam

nói chung và tộc người Khmer nói riêng.

- Nguyễn Mạnh Cường (2008) với Phật giáo Kho-Me Nam bộ, nói về lịch sử hình thành và phát triển của tộc người Khmer Nam bộ và quá trình dunhập Phật giáo Nam tông vào cộng đồng này, cơ cấu tô chức của Phật giáo

Nam tông Khmer qua các thời kỳ.

Trang 12

- Phan An (2009) với Dân tộc Khmer Nam bộ, nói về văn hóa ngườiKhmer Nam bộ, đặc biệt nhấn mạnh về người Khmer ở hai tỉnh Trà Vinh va

Sóc Trăng.

- Tác giả Nguyễn Thanh Quang (2011), Giá tri văn hóa Khmer vùng

dong bằng sông Cửu Long, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội Trong quyền này tác giả đề cặp đến giá trị văn hóa Khmer đồng bằng sông Cửu Long, về thực trạng và những van dé đặt ra, đồng thời dé ra giải pháp dé pháthuy giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn

hiện nay.

Phạm Thị Phương Hạnh chủ biên (2011), Văn hóa Khmer Nam bộ

-Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, gồm sáu phần, ở phần thứ hai nói vềtín ngưỡng tôn giáo và nêu khá chỉ tiết về Phật giáo Nam tông Khmer Nam

bộ.

- Nhiều tác giả (2014), Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại,

Nxb Tri thức Tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm nỗi bật, chuyên sâu về việc

bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa Đặc biệt,nghiên cứu sâu về tín ngưỡng dân gian

- Tác giả Vũ Hồng Vận và Phạm Duy Hoàng (2018), Tín ngưỡng thờmẫu trong sinh hoạt tinh than của người Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân.Trong bai viết tác giả đã thé hiện rõ về tín ngưỡng ở Việt Nam, sự phô biến vàlịch sử ton tại của các tin ngưỡng, đồng thời thể hiện sự chuyền biến, thíchứng với sự thay đôi của xã hội Việt Nam hiện nay

Như vậy, đó có nhiều công trình ngoài mặt giới thiệu tong quan về dântộc Khmer còn đi sâu vào việc nghiên cứu chuyên đề mang tính khoa học vềtộc người Khmer vùng Nam bộ cũng như đồng băng sông Cửu Long nói

chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng Các công trình không giúp cho người đọc

có cái nhìn rõ ràng, tông quát Vê việc bao tôn va phát huy nên văn hóa vat

Trang 13

thé, phi vật thé tạo nên hệ tư tưởng mang tính triết lý sâu sắc, mang tính giáodục cho thế hệ trẻ ngày nay Tuy nhiên, không có công trình nghiên cứu khoahọc về văn hóa, giáo dục, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và các công trình

có liên quan đến Tháp bốn sư liệt sĩ gắn với giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Kiên Giang hiện nay.

Việc nghiên cứu về Tháp bốn sư liệt sĩ và ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang chưa được nghiên cứu sâu rộng các

khía cạnh chỉ được đưa vào một vài nội dung trong các bản báo cáo của Hội

Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Kiên Giang hoặc ghi chép làm tư liệu lịch sửdau tranh của Hội DKSSYN và đồng bào dân tộc Khmer Kiên Giang mà chưa

đi sâu làm rõ vai trò trong đời sống tỉnh thần của người Khmer tại KiênGiang Vì thế, đề tài luận văn của tôi cần thiết được thực hiện Khi hoàn thiện

sẽ là nguồn tài liệu quý giá dé tham khảo, học tập kế thừa và phát huy giá tri truyền thống yêu nước trong thời gian tới.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Muc dich nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu Tháp bốn sư liệt sĩ cùng các sự kiện lịch sử cóliên quan cũng như thực trạng và vấn đề đặt ra trong giáo dục truyền thốngyêu nước cho thé hệ trẻ tỉnh Kiên Giang gan với Di tích lich sử cấp quốc gianày, luận văn đề xuất một số giải pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho thé hệ trẻ tỉnh Kiên Giang hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, làm rõ truyền thống yêu nước của người Khmer trongcuộc kháng chiến chống dé quốc Mỹ tại Kiên Giang, trong đó có sự kiện bốn

vị sư đã hy sinh trong phong trào biểu tình đấu tranh chống Mỹ - Ngụy bắt Sưsãi đi lính làm bia đỡ đạn và bắn phá chùa chiền ngày 10/6/1974 Sự ra đời,

Trang 14

ton tại và vị trí của Tháp bốn sư liệt sĩ trong đời sống tỉnh thần của ngườiKhmer Kiên Giang quan trọng thé nào.

- Nghiên cứu, làm rõ thực trạng ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là thanh thiếu niên người Khmer ở Kiên Giang gắn với Di tích lịch sử cấp Quốc gia Tháp bốn sư liệt sĩ.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao ý nghĩa giáodục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là thanhthiếu niên người Khmer tại Kiên Giang.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Tháp bốn sư liệt sĩ và ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ

trẻ tỉnh Kiên Giang hiện nay.

Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu về Tháp bốn sưliệt sĩ và ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, tập trung vàothanh thiếu niên người Khmer, tại tỉnh Kiên Giang ngày nay

- Pham vi nghiên cứu vé thoi gian: Ngoài các sự kiện lịch sử đượcnghiên cứu trong bối cảnh lịch sử tương ứng, ý nghĩa giáo dục truyền thốngyêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang gắn với Di tích lịch sử cấp Quốc giaTháp bốn sư liệt sĩ, được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.

5.Co sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Đề tài luận văn được đặt trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôngiáo, dân tộc và về ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho thé hệ trẻ

Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tiêu biểu sau

- Phân tích và tổng hợp: dựa trên cơ sở phân tích và phân loại đối tượngnghiên cứu đi đến cách nhìn khái quát

6.Ý nghĩa của luận văn

Đề tài “Tháp bốn sư liệt sĩ và ý nghĩa giáo dục truyền thong yêu nướccho thé hệ trẻ tỉnh Kiên Giang ngày nay” là một công trình nghiên cứu khoahọc góp phan bổ sung cho sự hiểu biết về Tháp bốn sư liệt si, cũng như Phậtgiáo Nam tông Khmer gắn liền với truyền thống đoàn kết, truyền thống tương thân tương ái và truyền thống yêu nước của người Khmer trên địa bàn Gópphần đề xuất các giải pháp tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước chothế hệ trẻ tỉnh Kiên Giang, trực tiếp là thanh thiếu niên người Khmer KiênGiang gắn với Tháp bốn sư

Ngoài ra, luận văn sẽ là nguôn tài liệu có giá trị tham khảo cho các nhànghiên cứu, nhà khoa học và một số cơ quan quản lý tôn giáo tại Kiên Giang

nói chung và những ai quan tâm.

7.Kết cau của luận vănKết cấu của luận văn gồm 3 chương, không kế các phần mở đầu, phankết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục.

Trang 16

Chương 1

KHÁI QUÁT VÀ SỰ ẢNH HƯỚNG CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG

KHMER VỚI NGƯỜI KHMER TỈNH KIÊN GIANG

1.1 Sơ lược về Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Kiên GiangPhật giáo Nam tông được truyền vào các nước Đông Nam A như: SriLanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia va miền Nam Việt Nam (vùng đất Phù Nam ngày xưa) bằng hai con đường: đường thủy thông qua việc buôn bán với thương gia An Độ và đường bộ qua sự giao lưu văn hóa với các nước phát triển.

Phật giáo Nam tông đến với Việt Nam thông qua con đường hòa bình.Mặt khác, giáo lý của Phật giáo chuyền tải tư tưởng bình đăng, bác ái, cứukhổ, cứu nạn gần gũi với tôn giáo văn hóa Việt Nam, nên được ngườiKhmer ở Nam Bộ tìm hiểu, nghiên cứu và dễ chấp nhận Việc Phật giáotruyền vào các nước Đông Nam Á, trong đó có vùng đồng bào dân tộc Khmer

được đảm nhiệm bởi hai vi cao tăng thuộc hệ phái Đại bộ (Mahanikaya) là

Sônathê (Sonatthera) và Utarathé (Uttaratthera) Khi đó, Phật giáo Nam tông

đã được toàn thê đồng bào Khmer đón nhận một cách nhiệt tình và đầy tôn

Trang 17

giáo), 255 vi chức sắc, 310 nhà tu hành (bậc sa di); 1.358 chức việc trong banquản trị [4, 2] Những thành quả đó là do sự tình nguyện chấp nhận giáothuyết của đức Phật Vì người Khmer cho rằng Phật giáo Nam tông có những điểm phù hợp với đạo đức, tâm lý của đồng bào, gần gui với cuộc sống, dễ

thực hành nên Phật giáo Nam tông Khmer Việt Nam nói chung và Phật giáo

Nam tông Khmer tỉnh Kiên Giang nói riêng được giữ gìn và bảo tồn đến ngày nay Chăng những vậy, mái chùa còn là nơi giảng dạy cho con em đồng bàodân tộc Khmer dé phát triển nhân tài, là trung tâm t6 chức sinh hoạt cộngđồng người dân tộc Khmer, nơi gửi xương cốt ân nhân đã quá vãng của đồngbào dân tộc Khmer, trong kháng chiến còn là nơi nuôi chứa các đồng chí hoạt

động cho cách mang,v.v

Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Kiên Giang là tổ chức quần chúng xãhội của giới sư sãi và đồng bào Phật tử yêu nước, được thành lập ngày

28/8/1968 tại chùa Xẻo Cạn, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay là huyện U

Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang), là thành viên của Ủy ban Mặt trận dân tộcgiải phóng tỉnh Rạch Giá, nay là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnhKiên Giang Trong suốt quá trình hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy

ban Mặt trận dân tộc giải phóng và Ban Khmer vận tỉnh (trước đây), Hội đã

vận động tập hợp đoàn kết giới sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer là Phật tử

hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, không ngừng phát huy truyền thống yêunước, đoàn kết dân tộc, góp phần cùng với Đảng, quân và nhân dân tỉnh nhàdau tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Kiên Giang ngày nay không ngừng được củng có kiện toàn về tổchức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu và sự phát triển củađất nước trong tình hình mới, nhằm vận động đồng bào và sư sãi hệ phái Phậtgiáo Nam tông Khmer đây mạnh các phong trào thi đua yêu nước, chăm lo,

10

Trang 18

bảo vệ tốt quyền lợi và lợi ích hợp pháp của sư sai và đồng bao dân tộc

Khmer.

1.2 Vai trò của Phật giáo Nam tông đối với người Khmer Kiên

Giang

Thời kỳ kháng chién

Phật giáo Nam tông Khmer đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp độc lập

dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, luôn sát cánh cùng cộng đồng các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn, đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến.Trong suốt hai thời kỳ chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ Luôn thé hiện vaitrò của mình trong đời sống bình đăng về tôn giáo, chống lại âm mưu lợi dụngdân tộc Khmer dé chống phá cách mạng Bên cạnh đó, chùa là nơi để nhândân và người Khmer lánh nạn và dùng làm căn cứ kháng chiến Sau năm

1954, Mỹ can thiệp vào Việt Nam, cùng với chính quyền Sài Gòn thực hiệnchính sách lấy Công giáo đề đồng hóa tôn giáo Đặc biệt với người Khmer tại

Kiên Giang, chúng tạo dựng mâu thuẫn, kích động tư tưởng hẹp hòi, chia rẽ

dân tộc, bài xích Phật giáo Nam tông Khmer, cam dạy chữ Pali và chữ Khmertrong chùa Vừa đàn áp cấm đoán, vừa dụ dỗ mua chuộc băng tiền bạc, cách

ly sư sãi và Phật tử Khmer với cách mạng [10, 61-68] Vào ngày 28/8/1968,

Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước được thành lập Ngày 10/6/1974, sư sãi và

Phật tử Khmer của 72 ngôi chùa Nam tông Khmer trong tỉnh, trong đó có

huyện Châu Thành đã xuống đường biểu tình, chống lại việc bắt sư sãi đi lính.Bốn vị sư đã hy sinh trong cuộc biểu tình này, dé người Khmer Kiên Giangcũng như huyện Châu Thành lay đó làm niềm tự hao, tự tôn dân tộc.

Thời kỳ thong nhất đất nước và đổi mớiPhật giáo Nam tông Khmer Kiên Giang luôn đồng hành cùng Phật tử,hưởng ứng và đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục, nâng caonhận thức, ý thức của Phật tử, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính

11

Trang 19

sách pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động, học tập nâng cao đời sông vậtchat lẫn tinh than, góp phan cùng chính quyền địa phương quản lý chùa chién,

sư sãi, Phật tử, tổ chức các hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật Các

vị sư cùng đồng bào Phật tử Khmer đã tham gia các cấp chính quyền, Ủy Ban

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thé chính trị-xã hội, phát huy vai

trò cầu nối thực hiện tốt đời, đẹp đạo Đặc biệt là tham gia vào Mặt trận Tổquốc tỉnh, huyện, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp xã, huyện, tỉnh

Và đặc biệt, vai trò xuyên suốt của Phật giáo Nam tông đối với người Khmer

ở mọi thời kỳ, trở thành hệ giá trị tinh thần không thê thiếu để họ dựa vàotrong quá trình tồn tại và phát triển

1.3 Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống văn hóatỉnh thần đồng bào dân tộc Khmer và giới trẻ Khmer Kiên Giang

Anh hướng đến tín ngưỡngTuy răng tất cả người dân tộc Khmer đều theo đạo Phật chủ trương thânkhẩu ý ta hành thì thân khẩu ý ta thọ (trong Phật giáo chỉ ra bốn thứ đức tin(saddha) đúng đắn: 1) Tin vào nghiệp hành của mình - Kammassaddha; 2) Tinvào nghiệp hành chắc chăn có quả - Vipakassaddha; 3) Tin vào tat cả chúng

sinh phải hành nghiệp - Kammassakata saddha; 4) Tin vào trí huệ của đức

Phật không gì sánh bằng - Tathagata Bodhissaddha), không có trời than, maquỷ nào độ ta được hết nhưng Phật giáo không cấm cản họ duy trì truyềnthống tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Bà-la-môn giáo của họ mà chỉ đơn giản hóa những tín ngưỡng ấy đi đừng cho quá ảnh hưởng đến cuộc sống nhân sinh.Người Khmer hau hết làm nông nghiệp, phát triển trồng trọt va chăn nuôi, một số ít làm nghề buôn bán, nên trong quan niệm dân gian nước,gió, lửa, trời, đất, Mặt trời, Mặt trăng là những sự vật, hiện tượng gắn liềnvới đời sống tâm linh của họ và có năng lực huyền bí: mưa có thuận, gió cóhòa hay không hoàn toàn lệ thuộc vào các lực lượng này Cuộc sống có yên

12

Trang 20

ồn hay không phải do các vị thần đó là Arak (thần bảo hộ dòng họ), Neak ta(thần bảo hộ, Ông tà), Têvada (Devatã - các thiên thần chăm sóc thế gian).Hang năm, người Khmer tại Kiên Giang tô chức các nghỉ lễ dé cầu khan các

vị thần này ban cho cuộc sống gia đình bình an, hạnh phúc, mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt Các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân tộc tại tỉnh Kiên Giang cũng diễn ra nhiều nhất trong thời gian này Tôn giáo sơ khai ban đầu của

người Khmer là Bà-la-môn giáo (Brahmañña Sasana), sau đó Phat giáo Nam

tông đã thay thế và trở thành tôn giáo dân tộc của người Khmer Cả hai tôngiáo này, đặc biệt là Phật giáo Nam tông, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tín

ngưỡng dân gian của người Khmer Tín ngưỡng dân gian được hình thành

trong quá trình sinh sống và phát triển lâu đời của người Khmer, nhưng hầunhư các tín ngưỡng dân gian này đều mang triết lý nhân sinh của Phật giáo Hầu hết trong các nghi thức hành lễ của tín ngưỡng dân gian đều có sư sãi tham gia hành lễ, tụng niệm kinh Phật hoặc chứng kiến Vai trò của sư sãiluôn ở vị trí quan trọng và đứng đầu trong các hoạt động, từ nội dung đếnphân công thực hiện, và tất cả những người tham gia đều tuân theo ý kiến của

các nhà sư.

Anh hưởng đến giá trị và bản sắc văn hóa

Ph Angghen viết: “ tat cả tôn giáo chăng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo

- vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phốicuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ởtrần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [59, 329] Tôn giáo

là sản phâm của con người, tôn giáo là một trong các lĩnh vực của văn hóa.Tôn giáo và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình hình thành vàphát triển Tuy nhiên, Phật giáo Nam tông có ảnh hưởng rất lớn đến đời sốngvăn hóa của người Khmer, ngôi chùa Phật giáo Nam tông là nơi thể hiện tâm

tư tình cảm, sự gan bó của Phat tử đối với Phật giáo Nam tông, sự đoàn kết

13

Trang 21

của dân tộc Khmer quá trình sinh sống cùng các dân tộc khác trên mảnh đấtKiên Giang, là nơi diễn ra lễ hội như một dip dé cộng đồng dân tộc này théhiện bản sắc, và chùa được xem là trung tâm lưu giữ, bảo tồn những thư tịch

cô, kinh sách, là nơi truyền thụ giáo lý kinh điển của Phật giáo, là nơi day chữ Pali cho các thế hệ Khmer Chùa gần giống như trường, thực hiện chức năng giáo dục cho người Khmer từ khi còn rất nhỏ, các sư sãi trong chùa được tôn sung như hiện thân của Phật, là người thầy khai sáng “vô minh - Avijjã” choPhật tử Như vậy, chùa với chức năng xã hội của mình đã phản ánh sắc tháivăn hóa của người Khmer nơi đây Cũng chính chức năng đó đã gắn chặt

người Khmer với Phật giáo Nam tông, với họ, việc xa rời chùa cũng chính là

tự đánh mat ban sắc văn hóa của dân tộc minh Cho đến nay, trải qua thời giankhá dài, người Khmer cùng sinh sống với các dân tộc khác, nhưng bản sắc văn hóa của họ vẫn được thể hiện một cách đặc sắc và rõ nét, bởi Phật giáo Nam tông đã góp phan quan trọng và cốt yếu trong việc có kết cộng đồng Dưới đây là một số lĩnh vực cụ thê.

Về ngôn ngữ: Người Khmer từ khi sinh ra và lớn lên đã được sống trongmột môi trường thuần nhất, nên việc biết nói tiếng mẹ đẻ là tất yếu NgườiKhmer luôn dùng tiếng nói của dân tộc mình để giáo dục thế hệ sau Dù sửdụng tiếng nói, chữ viết phổ thông trong sinh hoạt, nhưng khi về với gia đình

ho giao tiếp với nhau van là tiếng Khmer Việc học chữ Khmer và chữ Pali(Nam phan) được tổ chức thường xuyên tại các chùa, sau ngày giải phóngmiền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 đến nay các trường dân tộc nội trú, trường phô thông các cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên nơi có đồng bàodân tộc Khmer sinh sống đã có tổ chức giảng dạy tiếng Khmer Một số ítngười Khmer sống xen kẽ với dân tộc khác nên họ nói tiếng Khmer còn hạnchế, một số ít người già, người không có điều kiện đi học không biết viết chữ

Khmer và chữ Pali Trong việc bảo tôn và lưu giữ tiêng nói, chữ việt Khmer

14

Trang 22

và chữ Pali, thi Phật giáo Nam tông Kiên Giang đóng một vai trò rất quantrọng, các chùa tại đây đã góp phần giải quyết nhu cầu học chữ Khmer, trởthành nơi dạy ngôn ngữ, sư sãi là thầy giáo Hằng năm vào địp nghỉ hè, cácchùa đều tổ chức lớp học song ngữ dé góp phan giữ gìn tiếng nói và chữ viếtKhmer, chùa còn có thư viện, đù lớn nhỏ khác nhau, đều trang bị sách, báo,

tài liệu, tivi, video phục vụ cho việc học chữ Tuy nhiên, sự tác động của

cuộc sống cũng đòi hỏi người Khmer phải tiếp thu nhiều nền văn hóa khácnhau, họ phải thay đôi cuộc sống, phải thích nghi với yêu cầu xã hội đã làmcho các giá trị văn hóa, trong đó có ngôn ngữ, chữ viết có nguy cơ mai một

Việc dạy và học chữ viết, tiếng nói dân tộc Khmer đang gặp rất nhiều khó

khăn Phần lớn các em nhỏ chỉ được học vào các dịp hè, không đủ thời gian

dé có thé đọc, viết, nói liên tục Kinh phí, sách giáo khoa không đủ để duy trì

lớp học thường xuyên Một nguyên nhân khác là, ngày trước tục đi tu báo

hiếu còn được thanh niên Khmer tích cực tham gia như một nghĩa vụ cao cả

và bắt buộc, nhưng nay do điều kiện kinh tế, họ phải đi làm ăn xa, không vàochùa tu hoặc tu với thời gian ngắn hơn Do đó, không có nhiều thời gian đểtiếp tục học chữ Khmer Cũng có rất nhiều thanh niên Khmer nói thạo tiếngnhưng không biết chữ, một số ít nói không thông thạo và không biết viết

Về văn học nghệ thuật: văn học dân gian Khmer rất phong phú, tục ngữ,dân ca, truyện dân gian Khmer thường là những tổng kết về kinh nghiệm hay những nhận xét và khuyên răn, được gọi chung là Xô-phia -Xết (Sôk-phe-sât -Subhãsita) Các tác phâm được chép trên các sách lá buông, thường gọi là Sa-tra rương (Sa-tra truyện) Vẫn còn lưu truyền nhiều loại: Sa-tra rương, Sa-tralô-bêeng (Sa-tra truyện giải trí), Sa-tra ch-băp (Sa-tra luật giáo huấn), Sa-tratês (Sa-tra kinh kệ, Sa-tra kinh kệ còn chia ra nhiều loại khác nhau như: Kinhđọc tụng phúc chúc, kinh đọc tụng cầu siêu, kinh đọc tụng động tâm (chongười bệnh), kinh đọc tụng dé nắm được ý nghĩa giáo huấn, tu tập, thọ trì

15

Trang 23

Thật ra kinh cầu siêu cũng là kinh tụng động tâm cho người còn sống khi thọtang vì đạo Phật không có van dé cầu mà được siêu đâu) Những câu chuyện

như Ria-hu (sự tích nhật thực, nguyệt thực), Nàng Mé-khlang (giải thích hiện

tượng sắm sét), Một kiếp luân hồi những câu chuyện giải thích về các lễ hội truyền thống dân tộc, mang đậm dấu ấn của Phật giáo Nam tông, như: Chél Chnăm Thmây, Sen Đôn-ta, Ok Om-bôc Những người Khmer lớn tuổi tại Kiên Giang, các thế hệ trong gia đình cũng thường hay dùng ca dao, tục ngữ,bài hát dân gian mang ý nghĩa giáo duc dé dạy dỗ con cháu ngoài đời trong

nhà, dạy cách làm người.

Đặc biệt có những câu ca dao, tục ngữ nói về lời dạy của Phật, như:

“Người không được tu là tội lỗi”; “Chèo xuông đừng quên cây dam, ngườitheo đạo đừng quên chùa chiên”; “Muốn biết phải hỏi Achar Muốn ăn hoaquả phải đốt gốc cây”; “Vượn không quen rừng, người theo đạo không quen

chùa”; “Nước chảy chưa bao giờ mệt, Phát chưa bao giờ giận”; “Lúc trẻ

phải biết trau doi tri thức, lớn lên phải biết giữ của, đến khi già phải biết tuthân, lúc lia tran phải biết niệm Phật” (những câu trên đây đa phan dịchtheo nghĩa đen; Achar (à-cha) phiên âm từ tiếng Pali (Acariya: người hiểubiết, thầy giáo, người hiểu mọi thứ rồi hướng dẫn người khác )

Nghệ thuật Khmer thể hiện rõ nét nhất trên hai lĩnh vực: loại hình biểudiễn có các loại hình như Dù-kê, sân khấu Rồ-băm, âm nhạc, múa các loại hình nghệ thuật biểu diễn này ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của nhạc lễ Phậtgido(hiéu theo dân gian, chứ Phat giáo không chủ trương bởi bậc tại gia thọ tribát quan trai giới cũng đã bị cấm “thuộc một trong tám giới học là:

Naccagitavaditavistkadassana malagandha vilepanadharanamandana

vibhi-sanatthana veramani sikkhapadam samadiyami: Con xin vâng giữ diéu hoc 1a

có ý tránh xa sự múa hát, thôi kèn, đờn, xem múa hát, nghe don kèn, trangđiểm thoa vật thơm, dồi phan và đeo tràng hoa”) Nhưng theo đà phát triển va

16

Trang 24

trong quá trình cùng sinh sống với các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm chúng đãtrở nên gần gũi hơn với đời sống người Khmer.Hiện nay rất ít nơi tại Kiên

Giang còn lưu giữ sách hướng dẫn hay ghi chép lại các loại hình nghệ thuật

biểu diễn trên; tuy nhiên, nghệ nhân lớn tuổi có thé hướng dẫn cho mọi người biểu diễn các điệu múa, biểu diễn âm nhạc băng chính trí nhớ và kinh nghiệm của mình, có một số ít nghệ nhân và các vi thuộc ban quan tri chùa ghi chép lại trong số tay Nhưng có một thực tế đáng buồn là nhiều năm qua ở khá nhiều chùa không còn diễn Rồ-băm nữa, vì các nghệ nhân của lớp trước nay

đã mat, lớp trẻ không ai truyền dạy, mặt khác là kinh phí để phục dựng vàmua sắm đạo cụ, tập luyện không có hoặc không đủ Một sé dung cu biéudiễn như mặt na, mũ mao, dam trong biểu diễn cũng còn lại rất ít Hiện nay,

tại các chùa còn duy trì và gìn giữ được ca múa nhạc và Dù-kê.

Chùa Khmer Nam tông là một công trình mang tính nghệ thuật, là nơi

thé hiện rõ nhất tinh hoa văn hóa kiến trúc Khmer Những nét kiến trúc của chùa còn thé hiện triết lý Phật giáo rất sâu sắc, là sự hòa quyện giữa Phật giáo

và Bà-la-môn giáo Chùa Phật giáo Nam tông có thê nói vừa là trung tâm vănhóa vừa là không gian văn hóa đặc sắc Khmer Ngoài tượng Phật, trong chùacòn có các tượng thần Bà-la-môn giáo đã dung hợp với tư tưởng Phật giáohoặc tư tưởng Khmer Chùa có cả các tượng linh vật trong truyền thuyết, như:thần ran Naga, tượng rồng; tượng Reach cha sei (rech-chăk-sây= sư lân) Hộihọa Khmer được thể hiện qua các bức tranh vẽ trong chính điện, trên trần nhàhoặc trên các vách tường của chùa Những bức tranh kể về cuộc đời của đức Phật trong suốt hành trình tu hành, xuất gia, đắc dao, nhap niét bàn Rồi cácbức tranh về các vị thần Bà-la-môn giáo

Về lễ hội: Ta có thé thay tôn giáo và lễ hội có mối quan hệ khang khít,nhưng không phải là đồng nhất Thường thì lễ hội nào cũng ít nhiều hàm chứayếu tố tín ngưỡng, nhưng không phải lễ hội nào cũng là lễ hội tôn giáo Tôn

17

Trang 25

giáo có thể là tiền đề của lễ hội Điều này dễ nhận thấy qua các lễ hội củangười Khmer Nam bộ Đa số các lễ hội của họ đều mang dấu ấn Phật giáo.Các lễ hội (dù bắt nguồn từ Phật giáo hay từ dân gian) đều thể hiện rõ vai trò của nhà sư và chùa Khmer Trong chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn là chỗ dựa tỉnh thần của lễ hội, qua đó góp phần giúp con người thêm sức mạnh củng cô niềm tin vươn tới chân, thiện, mỹ, lac quan hướng tới tương lai Chính vì vậy, khi nói đến lễ hội tôn giáo là nói đến lễ hội gắn với niềm tin, tínngưỡng [56], [57, 6] Lễ hội Khmer gồm hai loại là lễ hội dân tộc và lễ hội tôngiáo, trong đó lễ hội tôn giáo có nguồn gốc từ Phật giáo và do các nhà sư tổchức trong khuôn viên chùa, lễ hội dân tộc là những ngày lễ bắt nguồn từ đờisống sinh hoạt hằng ngày cũng như cuộc sống lao động của người Khmer, ítnhiều bị ảnh hưởng bởi yếu tố tôn giáo Người Khmer có nhiều ngày lễ dân tộc gắn với tín ngưỡng, văn hóa, truyền thống của mình, được tô chức trongkhuôn viên các chùa hoặc khoảng đất trống, với sự tham gia của toản thể cộngđồng Chương trình hành lễ do Achar hướng dẫn thông qua vị sư trụ trì Vàodip lễ, Phật tử tập trung đến chùa dé cử hành lễ Người Khmer trong năm cókhoảng trên 20 lễ lớn nhỏ được tô chức định kỳ và không định kỳ Có nhiềunghi thức nằm trong lễ như ở lễ tết Chôi Chnăm Thmây có nghi thức tắmPhật, nghi thức cầu siêu cho những người đã khuất, hay nghi thức đắp núi cát(núi lúa gạo) Có một số lễ vẫn còn giữ được giá trị nguyên bản và có một

số lễ không còn nữa như lễ “cắt tóc dé trả on my” giờ là đám day tháng cho

em bé, hay lễ cưới của người Khmer hiện nay đã có nhiều thay đổi do quá

trình cộng sinh cùng với các dân tộc khác trên địa bàn Xin đơn cử ba lễ hội

dân tộc quan trọng dưới đây, thể hiện rõ nét ảnh hưởng của Phật giáo Nam

tông:

- Chél Chnăm Thmây (lễ vào năm mới, tết chịu tuổi): Tết cổ truyền ChélChhăm Thmây được tô chức vào tháng Chết trong ba ngày 13, 14, 15 tháng 4

18

Trang 26

dương lịch Ngày thứ nhất (Soóng-kran) nhận ngày giờ năm mới,ngày thứ hai(von-bot), ngày thứ ba (lo-ơngsăk) bắt đầu tính một năm mới.

- Lễ Đôn-ta (có nơi còn gọi là lễ Sen Đôn-ta = lễ cúng ông bà, hay gọi là

mùa tập hợp những nắm cơm dé dâng cúng báo hiếu, gần giỗng như mùa Vu Lan báo hiếu của Phật giáo Bắc tông người Kinh) Lễ được tổ chức vào mười

15 ngày cuối tháng Bhadrapada (tháng Phăt-trô-bot Khmer tương đương tháng 8 âm lich), mùa cày cấy đã xong Trước khi vào những ngày lễ chínhthức, từ ngày 16-8 âm lịch Khmer, các chùa tô chức lễ cô hồn Phật tử mang

đồ cúng đến chùa đặt ở tám hướng quanh chánh điện dé vi Achar (người daidiện Phật tử - người hướng dẫn nam nữ cư sĩ Phật tử) làm lễ cúng thần (thần

tứ đại, trời, thần hộ pháp) và linh hồn người đã khuất (thân nhân đã hóa sanh,

như nga quỷ, dạ xoa, a-tu-la, địa nguc ) Sau lễ tụng kinh phúc chúc, Phật tử

thắp nhang, đốt nến, đặt đồ cúng thần và linh hồn người đã khuất.

- Ok Om-bôc (lễ cúng trăng, đút com dep, đưa nước): Lễ được tỗ chứcvào ngày trăng tròn, rằm tháng Kattika Khmer (tương đương tháng 10 âmlịch) Theo truyền thuyết thì người Khmer cho rằng trăng là một vị thần bảo

hộ cho mùa màng, trong các tuần trăng trong năm thì tuần 40 trăng tròn tháng

10 là trăng sáng nhất Mọi người đến tham dự đều được các sư tụng kinh phúcchúc, achar hành lễ đút cốm dep và cầu chúc những điều tốt đẹp, thuận lợitrong cuộc sống Lễ Ok Om-bôc mang ý nghĩa tín ngưỡng thần nước của cư

dân nông nghiệp lúa nước Và khi Phật giáo Nam tông trở thành tôn giáo của

người Khmer thì đã ảnh hưởng rất rõ nét đến lễ Ok Om-bôc thêm phần nhớ đến hạnh b6-tat tiền thân đức Phật sanh làm con thỏ chúa nhảy vào đóng lửa thiêu thân bố thí cho thợ săn đang đói khát (hóa thân của Phạm thiên dé thửlòng bồ tát) ăn bớt đói khát Hằng năm, lễ Ok Om-bôc được tô chức ở hầu hết

14 chùa Phật giáo Nam tông trong huyện và 75 chùa trong toàn tỉnh Kiên

Giang Đầu giờ chiều ngày 15 tháng 10 âm lịch Khmer, người tham dự mang

19

Trang 27

đồ lễ được bày trên mâm như cốm đẹp, chuối, khoai lang, dừa tươi, bánh, trái

vải, nhãn không cúng thức ăn mặn Họ tập trung trước bàn rước chư thiên

dé nghe sư tụng kinh phúc chúc, thuyết pháp, kể về sự tích lễ Ok Om-bôc Sau đó các nhà sư rảy nước phúc chúc, cầu mạnh khỏe, cầu chúc tốt đẹp đến mọi người Cuối buổi lễ, ông Achar làm lễ cúng trăng rồi sẽ đút cốm dep cho người tham dự Nhân dip nay, hang năm người Khmer đều tổ chức hội dua ghe ngo trên sông, thu hút hàng chục nghìn lượt nhân dân và du khách đếnxem và cô vũ Ngoài ra, một số chùa còn t6 chức thả đèn gió, nhưng hiện nay

do điều kiện kinh phí và nghệ nhân không còn nhiều nữa, kỹ thuật làm đèngió dần mai một Kỹ thuật sửa chữa và đóng mới ghe ngo, kỹ thuật đua ghengo, hay dụng cụ, kỹ thuật làm đèn gió đều được lưu giữ tại các chùa và nhà

sư vẫn đóng vai trò chủ chốt trong việc gìn giữ, lưu truyền các loại hình văn

hóa này.

Về phong tục, tập quán: Phong tục, tập quán là hệ thống các quy tắc, yêucầu đòi hỏi được xác lập nhăm củng có những mẫu mực giao tiếp, ứng xửtrong các cộng đồng người, các quy tắc sinh hoạt công cộng lâu đời của conngười được hình thành qua quá trình lịch sử lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thànhthói quen trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày, và trong bảo vệ môitrường của các cộng đồng xã hội [29] Cũng như các dân tộc khác, ngườiKhmer có những phong tục, tập quán riêng của mình, gắn liền với cuộc sống,

với vòng đời của mình, như các nghỉ lễ trong đời người, chu kỳ lao động sản

xuất Tất cả các nghi lễ trong phong tục tập quan đó lại chứa đựng yếu tố Phật

giáo Nam tông Hiện nay, người Khmer Kiên Giang còn những phong tục, tập

quán như: (Xem phụ lục 2 Hình 1.1., Hình 1.2.)

- Pithi kát chúp (tục giáp tuổi): Khi con trai được 12 tuôi, gia đình tôchức lễ giáp tuổi dé mừng và cũng dé tạ ơn trời thần đã phù hộ cho con hođược khỏe mạnh; lễ này còn có ý nghĩa xua đuôi ma quỷ không cho đến gần

20

Trang 28

đứa trẻ Một số gia đình lại cho con vào chùa tu (xuất gia) sa-di một ngày đêm

dé trả lễ trời Phat.

- Pithi Apea Pipea (tục cưới hoi): Lễ cưới của người Khmer được tô

chức theo nghi lễ truyền thống Nó luôn có sự hiện diện của nhà sư để tụng

kinh phúc chúc và nhờ nhà sư thuyết pháp giảng đạo cho đôi trẻ (Thường thì nhà sư giảng về ngũ giới: không sát sanh (được mọi người yêu thương), không trộm cắp (được mọi người tin tưởng), không ta dâm (chỉ một vợ một chồng - gia đình hạnh phúc), không nói vọng ngữ (lời nói ngọt ngào ngaythật), không rượu chè và chất say (không nghiện ngập tán gia bại sản) vàmười điều mà ông Dhanaññajaya cha của cô đại thí chủ Visakha ban huấn từcho con gái trong lễ xuất giá trước khi về làm dâu nhà chồng: 1/ Lửa trongnhà đừng đem ra ngoai; 2/ Lửa ở ngoài đừng đem vô nha; 3/ Nên cho đến người cho; 4/ Không nên cho đến người không cho mình; 5/ Nên cho đếnngười dau họ cho hay không; 6/ Nên ngôi cho phải lẽ; 7/ Nên ăn cho phải lẽ(sau cha mẹ và chồng); 8/ Nên ngủ cho phải lẽ; 9/ Phải cúng đường hau ha lửa(chồng và cha mẹ chồng); 10/ Phải lễ bái chư thiên trong nhà (là cha mẹchồng)

- Kathin nak ten (Kathina dana = tục dâng y cà sa): Dành cho các nhà

su, bắt đầu sau ngày tự tứ ra hạ trong vòng 29 ngày, từ ngày 16 tháng 9 đến

15 tháng 10 âm lịch Khmer, mỗi chùa chỉ được tô chức lễ dâng y cà sa mộtlần và do nhà chùa cùng thí chủ lựa ngày tổ chức lễ

- Tục chúc thọ (Mừng thọ): Khi ông bà, cha mẹ, thầy cô đến tuổi thì concháu tổ chức chúc thọ nhằm thé hiện lòng hiếu kính Trong buổi lễ có nhà sư tụng niệm dé cầu phước cho những người có ơn được sống khỏe mạnh vàsống thọ

- Bon sop (létang): Nguoi Khmer hay nói là “Bon Chhe-pak-năk-kêch”.

Theo quan niệm dân gian của người Khmer, chết không phải là sự cham dứt,

21

Trang 29

mà linh hồn (thần thức - Vififiana) của người chết vẫn còn tồn tại ở thế giớibên kia, chết là trả hết nợ đời, là giải thoát Ngay khi còn sống mỗi ngườiKhmer đều có tâm nguyện khi chết được gửi tro cốt lên chùa, dé được gần gũi Phật pháp [8] Người Khmer chết đa số đều hỏa táng, một số ít địa táng giống như người Kinh, có trường hợp địa táng một thời gian sau đó bốc cốt (lok sop) lên hỏa táng, trường hợp này hiện nay còn ít (vì trước đây có chiến tranh nên khi có cha mẹ, ông bà mat thì không có thời gian làm lễ an tang chu đáo

mà chỉ chôn tạm thời).Người Khmer quan niệm rang “sống gửi của, thác gửicốt” vào chùa [60, 136] Ngày nay, tại các chùa đều có lò hỏa táng, nhưng vanrất sơ sài, đốt bằng củi, khói và mùi từ việc hỏa táng lan rộng ra xung quanh,một số hộ dân còn tự tổ chức hỏa táng tại nhà Đây là vấn đề mà các tô chứcđoàn thé ở Giồng Riéng rất quan tâm tuyên truyền vận động họ hỏa táng tập trung tại chùa, ngân sách hăng năm có hỗ trợ cho việc xây dựng, sửa chữa các

lò hỏa táng tại chùa Tuy nhiên, việc chấp hành vẫn chưa tốt bởi di chuyên xa, điều kiện kinh tế khó khăn, phương tiện bat lợi

- Bon-da (tục trai tăng dâng phước - trai tăng hồi hướng phước báu đếnhương linh người đã quá có): Người Khmer Kiên Giang thường gọi tắt là

“đám làm phước”, phong tục nay gần giống như “đám man tuần” của ngườiKinh ở Nam bộ Tổ chức khi người chết được bảy ngày (đối với trẻ con) haychín ngày (đối với người lớn) nhằm dâng phước lành cho người đã khuất.

Trong lễ dâng phước có các nghi thức Phật giáo đan xen.

- Bon khuop 100 thngay, khuop chnăm (tục làm giỗ 100 ngày, giápnăm): LỄ này được tổ chức khi người chết được 100 ngày hoặc một năm, thìngười trong gia đình tô chức đám gid dé tưởng nhớ và hồi hướng phước chohương linh người đã chết Vào buổi tối, họ mời chư tăng đến tụng kinh chúclành, sáng hôm sau dâng cơm cho chư tăng, sau khi độ cơm thì các nhà sư tiếp

22

Trang 30

tục tụng kinh phúc chúc và hồi hướng phước báu đến hương linh những ngườiquá có, kết thúc buôi lễ.

- Tục di tu: Người Khmer có câu: “Người không được tu trong chùa là

người có nhiều tội lỗi trong đời sống” Con trai Khmer lớn lên phải đi tu, tu không phải để thành Phật mà để báo hiếu vừa để học làm người có tư cách, códao đức, có trí tuệ, tu là dé tôi luyện tích phước cho bản thân và gia đình,người Khmer từ khi sinh ra đã là Phật tử, lớn lên lại được giáo dục theo triết

lý nhà Phật (Xem phụ lục 2 Hình 1.3.)

- Pithi kat sak bang kak chmâp (Pik-thi kat sok boong-kok chhmop - tục

cắt tóc trả on mu): Được tô chức khi đứa trẻ chao đời được bảy ngày, trong lễnày đứa trẻ sẽ được cắt tóc hay cạo đầu, cột chỉ để cầu cho mau lớn, mạnhkhỏe và sống lâu, thành đạt, đồng thời cũng là để cúng bái trả ơn bà mụ đã

phù hộ cho việc sinh nở được bình an Ngày nay, tại tỉnh Kiên Giang tục này

chỉ còn lưu truyền qua lời kể Riêng tục buộc chỉ đỏ dé cầu chúc sự tốt đẹp, may mắn, sức khỏe cho khách mời, thân nhân vẫn còn.

Anh hưởng đến giáo dục và chuẩn mực dao đứcChàng trai Khmer muốn được coi trọng, coi là người có đạo đức phải đi

tu và học tại chùa Người Khmer dù tu ở chùa hay ở nhà đều tự coi mình làcon của Phật Trong quan niệm Khmer, tu không phải đề trở thành Phật, mà tu

là dé làm người Vì thế, “dù là su sai ở chùa hay dân chúng tại gia thì đều phảirèn luyện theo đạo pháp: trì giới, bồ thí, chánh niệm (S1la, dana, bhavana)” dé

đạt được: giới định tué(Stla samadhi pafifia) [22, 216-217] Hình thức giáo

dục “trường-chùa” đã gắn liền với Phật giáo Nam tông Khmer Kiên Giang từ lâu đời Tu tập là phải học và thực hành giới học là những điều không đượclàm nhằm khắc chế dục vọng của bản thân, từ bỏ việc ác, hành việc thiện déđạt đến sự giải thoát Giới luật quy định cho từng đối tượng riêng: Đối với

Phật tử tại gia phải thực hiện “Ngũ giới” hoặc cao hơn là “Tám giới: Bát quan

23

Trang 31

trai giới” và thập thiện; xuất gia sa-di phải giữ 10 giới học (10 giới học chia ralàm 30 điều học và 75 oai nghỉ); tỳ khưu phải thực hiện đầy đủ các giới học,gọi là “cụ túc giới” gồm 227 giới (điều học) Đối với cô gái Khmer, quá trình giáo dục được tiến hành liên tục và có sự định hướng về giới rõ ràng Trong đời sống truyền thống, khi việc đi tu đối với chàng trai là phổ biến, tu trong

thời gian dài, thì cô gái lại không, tuy nhiên họ cũng được đi học chữ ở chùa.

Cô gái chủ yếu có vai trò trong gia đình Họ phải đảm đương việc nội trợ,chăm sóc, dạy dỗ con cái nhiều hơn Trong thời gian này, họ cũng được họccác bai học về văn hóa va ý thức được về bản thân mình Trước kia, một trongnhững tục quan trọng nhất đối với cô gái trước khi lay chồng là tục Ch6l mé-lip (ch6l mồ-luôp - vào bóng mát - dé người mẹ hay vũ mẫu day bảo nhữngđiều mà một người con gái (phụ nữ) phải biết trước khi xuất giá về nhà chồng) Ngoài việc đánh dấu sự trưởng thành của cô gái, nó còn đề cao vai tròcủa người phụ nữ trong cộng đồng [56, 42-50] Tại Kiên Giang, trẻ em từ nhỏ

lên được gia đình cho vào chùa học chữ Bên cạnh việc học chữ, các em được

học về kiến thức văn hóa, về phong tục tập quán dân tộc, tham gia vào các

sinh hoạt văn hóa, tụng kinh, niệm Phật vào các dip lễ hội tôn giáo, lễ hội dân

tộc, đám cưới, ma chay Chính các sinh hoạt văn hóa này đã truyền thụ chocác thế hệ Khmer những chuẩn mực đạo đức của dân tộc minh Do là một môitrường vừa giáo dục vừa trải nghiệm, làm các chuẩn mực dao đức từ đó ngắmsâu và định hướng các hành vi của họ suốt đời

Anh hưởng của Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống tỉnh than

người Khmer

Phật giáo Nam tông đã có mặt ở khu vực đồng băng sông Cửu Long từkhoảng thé kỷ IV (Phat lịch 234)[59], [61] Đến thé ky XIX, đại bộ phận cácphum sóc của người Khmer điều có chùa thờ Phật Tính đến tháng 6/2010,Phật giáo Nam tông Khmer đã có 464 ngôi chùa với 8.574 vị sư (chiếm

24

Trang 32

19,3% tổng số nhà sư trong cả nước), tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phốđồng bằng sông Cửu Long:(Trà Vinh: 143 chùa, Sóc Trăng: 92 chùa, Kiên

Giang: 76 chùa, An Giang: 66 chùa, Bạc Liêu: 22 chùa, Hậu Giang: 15 chùa,

Vĩnh Long: 13 chùa, TP Cần Thơ: 12 chùa, Cà Mau: 06 chùa, Tây Ninh: 06 chùa, Bình Phước: 04 chùa, Bà Rịa-Vũng Tàu: 03 chùa, Đồng Nai: 02 chùa,

TP Hồ Chí Minh: 02 chùa, Bình Dương: 01 chùa va TD Hà Nội (trong khuôn viên Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam - Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây):

01 chùa (theo Thạch Vuông (2018), Danh bạ chùa Phật giáo Nam tông

Khmer).

Phật giáo Nam tông Khmer Kiên Giang có những đóng góp tích cực vào

đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer Kiên Giang Phật giáo Nam tôngtác động vào nền tang đạo đức, lỗi sống, phong tục tập quán của ngườiKhmer, được đồng bào vận dụng vào cuộc sống một cách hài hòa và nhuannhuyễn thông qua triết lý của đức Phật như tam quy y (Ratanattaya), ngũ giới

(Pañcasila), giới -dinh -tuệ (huệ) (sila-samadhi-pafifia), Từ bi - hy - xả - bác

ái (Metta - karuna - mudita - upekkha) , nhằm hoàn thiện nhân cách đạođức dé góp phần vào việc xây dung một gia đình an vui hạnh phúc, một cộngđồng an lạc, một lối sống có văn hóa để duy trì đời sống tâm linh của bảnthân Đó cũng chính là cầu nối trong sự giao lưu tiếp xúc văn hóa tôn giáo củacác dân tộc ở Kiên Giang Vì vậy, việc tận dụng triết lý của nhà Phật đi vàocuộc song nhằm dem lai lợi lac cho ban thân và mọi người xung quanh

Trong gia đình, mọi thành viên mà trên thuận dưới hòa thì được xem như

là một gia đình hạnh phúc, biết thương yêu nhau, đùm bọc che chở nhau trongcuộc sống Vì người Khmer luôn tin vào luật nhân quả, nên trong cuộc sốnghang ngày, họ phải làm những việc thiện dé tích đức, học giáo lý cũng nhưtụng niệm mỗi ngày để tại đây và sau này được thân tâm thanh tịnh, giảithoát Người Khmer nhận thức được rằng, khi sống mà làm việc ác do không

25

Trang 33

hành theo chánh pháp thì khi chết phải đầu thai đọa vào kiếp Atula, ngạ quỷ,

súc sanh (Asula, peta, tiracchana) Bởi nghiệp lực ma con người gây ra nên

phải luân hồi, nghiệp báo Hơn thế nữa người Khmer luôn tôn trọng chữ hiếuđối với ông bả, cha mẹ và những người có công ơn đối với mình (Xem phụ

lục 2 Hình 1.4.)

Với người Khmer ngôi chùa là nơi sinh hoạt cộng đồng, cũng là nơi thé hiện tâm tư tình cảm của mình Bởi người Khmer từ khi sinh ra cho đến lúcmat đi đều dành trọn đời mình để gan bó với ngôi chùa Ngôi chùa là trungtâm văn hóa của cộng đồng, nó như là một thiết chế truyền thống của ngườiKhmer trong cơ cấu tô chức tự quản của cộng đồng phum, sóc dưới sự hướngdẫn của các vị sư trụ trì, chư tăng ở chùa Họ là những người gần gũi với cácdân chúng Phật tử nên hiểu được tâm tư tình cảm, cũng như đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Phật tử Khmer.

Phật giáo Nam tông luôn hướng dẫn người Khmer ở Kiên Giang vận

dụng giáo lý để tu học và thực hành theo chánh truyền của đức Phật, giúp họ

bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín, đơn giản hóa trong cách thờ phụng và nghi

lễ Phật giáo Khmer không thê tách khỏi cuộc đời bởi đạo và đời là nhất thể,đem đến an lạc, hạnh phúc cho con người trong kiếp sống hiện tại và tươnglai Từ những lời Phật day mà người Khmer ở Kiên Giang luôn phan đấu rènluyện trí tuệ, trao dồi đức hạnh, thông qua những hành vi ứng xử, những cử chỉ của minh trong cuộc sống Muốn cho tâm được an vui thì đừng dé cho tâm tham, sân, si chi phối, nó sẽ làm cho tâm trí phiền não Vì vậy trong cuộc sống hăng ngày, người Khmer luôn gọt giữa cho tâm minh trong sạch, tinhthức dé kiểm soát hành vi của mình

Trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam

tông Khmer đã có những nỗ lực tích cực trong quá trình đồng hành cùng dântộc Quá trình tiếp nhận Phật giáo Nam tông của người Khmer Nam bộ diễn

26

Trang 34

ra song song với dòng chảy lịch sử của vùng đất Nam bộ, trong đó có KiênGiang, và cùng với sự phát triển của dân tộc Khmer, Phật giáo Nam tông đã

có sự phát triển và thay đổi Trong đó, Phật giáo Nam tông luôn thé hiện được vai trò và vị trí nhất định đối với mỗi người Khmer Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp -dé quốc Mỹ, Phật giáo Nam tông vừa là nơi giáo

dục Phật tử lòng yêu nước, vừa là căn cứ cách mạng và là nơi lánh nạn cho

đồng bào Trong thời bình, Phật giáo Nam tông là nơi lưu giữ các giá trị vănhóa tinh thần của dân tộc Khmer, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho ngườiKhmer, củng cố và giữ gin bản sắc văn hóa dân tộc góp phan làm phong phúthêm đời sống tôn giáo, dân tộc tỉnh Kiên Giang Phật giáo Nam tông luônphát huy những giá trị tích cực của triết lý nhà Phật Những tư tưởng của Phậtgiáo về hòa bình, từ bị, hy xả, vô ngã, vi tha và tự giác ngộ luôn được lưu

truyền trong người Khmer Nam bộ Phật giáo Nam tông từ chỗ ngoại sinh, đã

lan tỏa, thấm sâu vào tư tưởng, và hòa hợp cùng văn hóa dân tộc, tác độngmạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần dân tộc Khmer vùng đất Nam bộ, trởthành yếu tố nội sinh thúc đây sự phát triển của dân tộc Khmer

Tiểu kết chương 1Người Khmer đã sinh sống từ lâu trên địa bàn tỉnh Kiên giang Qua quátrình lich sử, hệ thống tô chức xã hội và đời sống của người Khmer đã cónhiều thay đối dé phù hợp với sự đổi mới của đất nước, ví dụ như nơi sinhsống của cộng đồng Khmer được gọi là phum, sóc, và ở các huyện có thêm

tên gọi là ấp, một đơn vị cộng đồng dân cư giống như người Kinh Tín

ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội dân tộc, lễ hội tôn giáo có phầnthay đôi, có những lễ hội đã được lược bớt nghi thức, có những phong tục

hiện nay không còn, nhưng Phật giáo Nam tông vẫn là tôn giáo dân tộc

Khmer Phật giáo Nam tông luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa Khmer, là nhân tố cốt lõi trong giá trị văn hóa Khmer

27

Trang 35

Từ vai trò quan trọng đó mà Phật giáo Nam tông có những ảnh hưởng nhấtđịnh đối với đời sống văn hóa tinh thần người Khmer Sự ảnh hưởng đó cómặt tích cực và hạn chế Tôn giao, dân tộc va van đề đoàn kết tôn giáo, dân tộc là vấn đề đã và đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm Bởi tôn giáo, dân tộc là hai vấn đề gan liền với sự ton vong của một thé chế chính trị,

và rộng hơn là van đề hòa bình độc lập quốc gia, hòa bình chung của thế giới.

(Xem phụ lục 2 Hình 1.5.)

Phật giáo Nam tông của người Khmer tại Kiên Giang, cùng với sự phát

triển của dân tộc Khmer, tại Kiên Giang trong tiến trình phát triển lịch sử có

nhiều sự thay đôi Nhưng Phật giáo Nam tông luôn thể hiện được vai trò và vị

trí của mình Như trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Phật giáo Nam

tông vừa là nơi giáo dục Phật tử lòng yêu nước, vừa là căn cứ Cách mạng và

là nơi lánh nạn cho đồng bào Trong thời bình, Phật giáo Nam tông là nơi lưugiữ các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Khmer, là chỗ dựa tinh thần vữngchắc cho người Khmer, cũng là nơi củng cố và giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc góp phần làm phong phú thêm đời sống tôn giáo, dân tộc tỉnh Kiên Giang

Ở thời điểm nào Phật giáo Nam tông cũng luôn phát huy những giá trị tíchcực của triết lý nhà Phật, những tư tưởng của Phật giáo về hòa bình, từ bi, hỷ

xả, vô ngã, vị tha và tự giác ngộ được lưu truyền trong người Khmer Kiêngiang Tinh thần yêu nước lan tỏa, thấm sâu vao tư tưởng, và hòa nhịp cùngvăn hóa dân tộc, tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tỉnh thần dân tộcKhmer vùng đất Kiên Giang.

Ở bat kỳ thời điểm nao gan liền với ngôi chùa, thì tầng lớp sư sai như là hiện thân trực tiếp của đức Phật.

28

Trang 36

Chương 2

BOI CANH LICH SỬ BÓN SƯ HY SINH VÀ THAP BÓN SƯ LIỆT SĨ

2.1 Vị trí địa lý và kiến trúc Tháp bốn sư liệt sĩ

2.1.1 Vi trí dia ly ¬

Tháp bon sư liệt sĩ năm tại xóm Ct Là, địa danh nôi tiêng từ lâu đời của

địa phận Kiên Giang Xưa kia xóm này là khu chợ sầm uất của đồng bào Hoa,Khmer, là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa nông sản nổi tiếng, từ vị trí nàythương buôn, người dân có thê đi bằng đường thủy đến Chắc Kha, Cà Nhung,Tổng Quan, Sóc Ven, đây cũng là trung tâm nối liền các chùa trong huyện

Châu Thành với nhau.

Hiện nay, xóm Cù Là rất đông dân cư, người dân vẫn lấy nông nghiệp làm mưu sinh chính, những nghề ray và buôn bán nông phâm vẫn được duy tri, là nghề phô biến, nên đời sống đồng bào ở đây khá ồn định về kinh tế.

Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, xóm Cu Là có nhiều gia đình là cơ sở cách mạng, như là hậu phương vững chắc.

Tại xóm Củ La Cũ cách chùa khoảng 500 mét về hướng quốc lộ 61, cómột ngôi tháp cao đứng nguy nghỉ giữa không gian, đồng bào Khmer xemtháp là biểu tượng về truyền thống yêu nước của dân tộc mình, vì ngôi tháp là nơi thờ bốn vị tăng liệt sĩ đã hy sinh ngày 10/6/1974 Nhân dân quen gọi làTháp Cù Là, trong văn bản Nhà nước Việt Nam gọi là Tháp Bốn Sư Liệt Sĩ

Tháp nằm trên tuyến đường từ Rạch Giá - Rach Soi về Minh Lương,cách trung tâm thị trấn Minh Lương khoảng 2km về phía Đông Bắc, cáchRạch Sỏi về phía Tây Nam khoảng 5km Mặt tiền của tháp hướng về phíaTây, nằm trong khuôn viên hình chữ nhật Trước kia dài 102m, rộng 63m(hiện tại chỉ còn dài 69m rộng 58m) Trong khuôn viên có trồng hoa, xung

29

Trang 37

quanh có hang cây thốt nốt, tạo cảnh quan trang nghiêm thêm phan uy nghỉ

cho ngôi Tháp.

2.1.2 Kiến trúc ngôi ThápCấu trúc của ngôi tháp theo phong cách đền núi của dân tộc Khmerdiện tích 64m”, tường xung quanh xây bằng gạch, mỗi bên có bốn hàng cột, mỗi hàng cột có đắp hoa văn, bốn mặt tháp được tô đắp hoa văn sóng nước,

giữa tháp có hai cột tròn.

Tháp xây hai tầng, tầng trệt là nơi thờ tro cốt, di ảnh của bốn vị tăng liệt

sĩ và cũng là nơi làm đại lễ cầu niệm hàng năm Tầng trên là thân tháp đượcxây nhỏ dần tạo thành tháp kết hợp hài hòa với tầng trệt, nhìn từ xa như búpsen mọc từ ao hồ tỏa hương khắp bốn phương Bệ tháp là hình vuông biểutrưng cho tứ pháp thần lực (nguyện vọng, kiên trì, tâm lực và huệ suy- Chandiddhipada (nguyện vọng), Viriyiddhipada (tinh tan), Cittiddhipada (tâmnăng), Vimams’ iddhipada (hué suy)), có chu vi 16m, tạo thành bậc tam capbiểu trưng cho tam giới:dục giới, sắc giới và vô sắc giới (Kãmabhava,rũpabhava, arũpabhava), thân tháp có bốn mặt dựng bốn tượng liệt sĩ tựa lưngvào nhau quay mặt về bốn hướng, biểu trưng cho tứ chúng bốn hướng: tỳ

khưu, sadi (hàng xuất gia) và thiện nam, tín nữ (nam nữ Phật tử tại gia) một

lòng đoàn kết xung quanh Mặt trận và Ban Khmer vận, cùng chung một lýtưởng dũng cảm cao cả, giám xả thân thí mạng để bảo tồn đạo pháp, mang lạihạnh phúc cho muôn người Đỉnh tháp là bát cấp chồng lên nhau tạo thành hình nhỏ dan, biểu trưng cho bát chánh dao (Atthangikamagga), trên bát chánh đạo là thần Brahm bốn mặt (dé thích hay là phạm thiên (Brahma)) mà đồng bào Khmer tôn kính, miệng cười trầm tĩnh, đầy bí ấn, thé hiện cho vôlượng tâm: từ, bi, hỷ, xả cũng như lòng của bốn vị tăng mong muốn cho nhânloại sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc Trên đỉnh đầu Brahm vuốt

30

Trang 38

nhọn lên bầu trời tượng trưng cho nơi giải thoát, vô sanh bắt diệt, cũng như lýtưởng bắt diệt của bốn vị tăng ấy (Xem phụ lục 2 Hình 2.6.)

Các hiện vật trong di tích hiện gồm: bàn thờ có đặt di ảnh của bốn vị tăng và bốn lư hương bằng sành; 12 bức họa mô tả tóm tắt lại cuộc biểu tình, ghi lại sự kiện điển hình, diễn biến cuộc đấu tranh trong ngày 10/6/1974.

Tháp là chứng tích ghi nhớ về lòng yêu nước, chí căm thù chống giặc ngoại xâm của hàng ngàn sư sai, đồng bào Phật giáo Khmer, các dân tộc anh

em của Kiên Giang va của các tỉnh Nam bộ đoàn kết giành lại độc lập tự do

cho Tổ quốc

Tháp đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công

nhận là “ Di tích lịch sử- văn hóa” cấp quốc gia, vào ngày 13/9/1994

(Xem phụ lục 2 Hình 2.7., Hình 2.8.)

2.1.3 Hiện trạng tháp bốn sư liệt sĩCách đây 48 năm, bốn vị sư Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Tấp, DanhHom và người dân trên địa bàn tỉnh tô chức biểu tình đấu tranh đòi chínhquyền Ngụy quân Sài Gòn không được bắt chư tăng đi lính và bắn phá chùachiền Cuộc biểu tình ấy có bốn vi su đã bị bọn Ngụy quyền Sài Gòn ban chếtngày 10/6/1974 và nhiều vị sư khác cùng đồng bào Phật tử bị thương Sự hysinh của bốn vị sư là niềm tự hào của đồng bào Khmer nói riêng và người dân

trên địa bàn Kiên Giang nói chung Ngày 10/6/1974, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh

ủy, Ban Khmer vận và Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Kiên Giang, trên3.000 chư tăng và đồng bào Phật tử Khmer, Kinh, Hoa cùng nhiều người dân

tổ chức biểu tình: “Cuộc đấu tranh ngày 10/6/1974 là cuộc đấu tranh chính trịrộng lớn của quân và dân, được sự hưởng ứng của chư tăng đồng bào Khmer

và người dân trong tỉnh Đây là mốc son trong lịch sử đấu tranh hào hùng củachư tăng, Phật tử trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất

nước”.

31

Trang 39

Sau khi đàn áp, bắn chết bốn vị sư và nhiều vị sư khác cùng nhiều Phật

tử của đoàn biéu tình bị trọng thương tại phía trước chi khu quận Kiên Thanh, tỉnh Rạch Giá (nay là bến xe cũ Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), bọn ngụy quyên cướp thi thé bốn vị sư hy sinh chở đi nhà xác bệnh viện Rạch Giá và mặc cho bộ đồ quân phục cùng với bốn cây súng AK47 Bọn chúng chụp hình bốn vị sư đã hy sinh ấy mặc quân phục bộ đội giảiphóng cùng cây súng AK47 bên cạnh rồi gửi báo cáo lên cấp trên là đã giếtđược bốn tên Việt Cộng

Nhiều đoàn chư tăng và bà con đồng bào Phật tử các hướng từ Hà Tiên

về, Minh Lương lên, An Biên qua đòi bọn chúng phải trả thi thể bốn sư hysinh mà chúng đã cướp xác Cuối cùng bọn chúng phải nhượng bộ và trả thithê bốn sư về làm lễ an táng tại khu đất (các sư kêu gọi các sư và Phật tử hùn tiền mua đất) ngay ngã ba đường vào chùa Cù Là Cũ tiếp giáp lộ 12 (nay làQuốc lộ 61)

Xây dựng tháp tôn thờ bốn vị sư liệt sĩHội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Kiên Giang đứng ra mời hòa

thượng Ekapañña Danh Dén trụ trì thứ 15 của chùa Suvannarasr Khlang Ong

đứng ra chủ trì bắt đầu xây dựng tháp tôn thờ bàn vong của bốn vị sư liệt sĩ từnăm 1976 tại ngã ba đầu quốc lộ 61 xuống đường Cù Là (nay có tên là đườngDao Cong Buu), thuộc khu phố Minh Phú, thị tran Minh Lương, huyện Châu

Thành, tỉnh Kiên Giang Hòa thượng Danh Dện và hòa thượng Thanh Chiêu

cùng Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh Kiên Giang, huyện Châu Thành kêu gọi chư tăng, đồng bào Phật tử quanh vùng hùn phước ra sức giúp công, đóng

góp tài chính xây dựng và phân công chư tăng trong chùa Khlang Ong (có sư

ông Tà-Phông và các vị sư khác như sư Chăng, sư Hêng ) đến trú ở lại giữcông trình xây dựng Tháp suốt mười năm (Xem phụ lục 2 Hình 2.9.)

32

Trang 40

Đến năm 1987, việc xây dựng tháp tôn thờ bàn vong bốn sư liệt sĩ đãtạm 6n nên Hội Doan kết Sư sai Yêu nước tỉnh Kiên Giang tổ chức cai tángbốc cốt nhục thể bốn sư làm lễ hỏa táng tại trường phô thông dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang tọa lạc sát bên cạnh phía sau tháp bốn sư liệt sĩ Khi làm lễ hỏa táng cốt nhục thể bốn sư liệt sĩ xong mang tro cốt về tôn thờ tại bàn thờ trong tháp Các sư tu ở chùa Khlang Ong cũng được cho về lại chùa bổn tự

của mình.

Theo thời gian Tháp bốn sư liệt cũng đã xuống cấp và hư hại nhiều nênBan Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Doan kết Sư sãi Yêu nướctinh đã đề nghị Tinh Uy, Ủy Ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phi để xây dựnglại ngôi tháp bốn sư liệt sĩ Nhưng vì vị trí khuôn viên ngôi tháp quá nhỏ vàchật hẹp dé tổ chức các ngày lễ tưởng niệm nên đã họp bàn thống nhất xây dựng lại ngôi tháp mới đời vị trí vô phía trong cùng xây dựng thêm một số công trình khác của tháp dé nâng cao tinh trang trọng, vẻ mỹ quan và cũng làbiểu tượng của sự đấu tranh và hy sinh anh dũng của bốn vị sư liệt sĩ Từ sự

đề nghị đó, Uy Ban nhân dân tinh đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch chủ trì và phối hợp với một số ngành chức năng của tỉnh cùng Ban Tri sự,

Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh cùngvới địa phương lập dự án xây dựngkhu di tích Tháp bốn sư liệt sĩ mới và một số công trình khác của tháp như:Giảng đường, công rào, nhà trưng bày truyền thống, bia tưởng niệm, nhà bếp,

nhà vệ sinh, cây xanh, đường nội bộ

Đến năm 2019, việc xây dựng tôn tạo khu di tích lich sử tháp bốn sư mới

đã hoàn thành giai đoạn I gồm có: Tháp bốn sư liệt sĩ mới, giảng đường, nhàbếp và công rào tháp theo lối kiến trúc đặc sắc phù hợp với đặc điểm truyềnthống văn hóa dân tộc Khmer, tổng nguồn vốn trên 2,3 tỷ đồng hiện nay sởVHTT & DL đã tiếp tục lập dự án dé tiến hành xây dựng một sỐ hạng mụccông trình giai đoạn II của tháp trong giai đoạn 2019-2020 gồm: nhà trưng

33

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w