LOI CAM ONĐề tài luận văn thạc si “Từ thiện xã hội của Phật giáo Nam Tông Khmer trên địa bàn huyện Vinh Thuận, tinh Kiên Giang hiện nay” của bảnthân em được hoàn thành trên cơ sở kiến th
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DANH DUNG
LUẬN VAN THAC SĨ TON GIÁO HỌC
Cần Thơ, 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DANH DUNG
TU THIỆN XÃ HOI CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 8229009.01
Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Thanh Xuân
Cần Thơ, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Luận văn cao học này là công trình nghiên cứu của bản thân.
Luận văn này được thực hiện sau quá trình học tập ở Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình
nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn về từ thiện xã hội của Phật giáo Nam
tông Khmer trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Các số liệu nghiên cứu, các nhận định, đánh giá, tài liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, các nội dung của luận văn chưa được công bồ trong bắt kỳ công trình nghiên cứu nào.
Ngày tháng năm 2023TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Danh Dung
Trang 4LOI CAM ON
Đề tài luận văn thạc si “Từ thiện xã hội của Phật giáo Nam Tông
Khmer trên địa bàn huyện Vinh Thuận, tinh Kiên Giang hiện nay” của bảnthân em được hoàn thành trên cơ sở kiến thức học tập, nghiên cứu Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc
gia Hà Nội cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều người, nhiều tổ chức, don
vị, sự động viên của người thân, đồng nghiệp và quý thầy cô Em xin trân trọng biết ơn sự giúp đỡ quý báu trên.
Xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt là em xin dành sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, người đã tận tình hướng dẫn em trong thời
gian nghiên cứu và thực hiện luận văn khoa học này, thầy không chỉ là ngườitrực tiếp hướng dẫn mà còn định hướng những vấn đề cần nghiên cứu, giúp
em vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn của mình.
Ngày tháng năm 2023
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Danh Dung
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 55-521 1 2E 12121 2121121211110111101111011112111121111112 1111 rrre 1
CHƯƠNG!: MỘT SO VAN DE LY LUẬN VA THUC TIEN VE TỪ
THIEN XÃ HOI CUA PHẬT GIAO NAM TONG KHMER 11
1.1 Khai niệm về từ thiện xã hội; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về các tôn giáo tham gia từ thiện xã hội - 555555 +*++s>+++ 11
1.1.1 Khai niệm từ thiện xã hội va hoạt động từ thiện xã hội 11
1.1.2 Chu trương của Dang, chính sách Nha nước về tôn giáo tham gia từ
thiGt XB SON 4+1 15
1.2 Quan niệm của Phật giáo về từ thiện xã hội - 2 2 2+ x+£x+zszs+2 19
1.2.1 Phật giáo với từ thiện xã hội 2-2-2 2EE2EEeEErkerxerkerkrres 19 1.2.2 Chức nang Phật giáo trong từ thiện xã hỘi 5 2555555 <+<<ss2 25
II ))8‹/800 188 .-4 ÔỎ 27
CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG VỀ TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO
NAM TONG KHMER Ở HUYỆN VĨNH THUAN, TINH KIÊN GIANG
:127)8 S527 28
2.1 Khái quát về tổ chức và hoạt động của Phật giáo tinh Kiên Giang 28
2.1.1 Về tô chức của Phật giáo tỉnh Kiên Giang : -:©5+c52 28
2.1.2 Về hoạt động của Phật giáo tỉnh Kiên Giang 5-55: 29
2.2 Từ thiện xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer huyện Vĩnh Thuận, tỉnh S806 0 ẩẢ 35
2.2.1 Huyện Vĩnh Thuận và Phật giáo Nam tông Khmer ở huyện Vính Thuận 35 2.2.2 Nội dung từ thiện xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer huyện Vĩnh
2.2.3 Hình thức và đối tượng trợ giúp trong hoạt động từ thiện xã hội của
Phật giáo Nam tông Khmer huyện Vĩnh Thuận - - «+s<+x+++ 42
2.3 Đánh giá về kết quả từ thiện xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer huyện
Trang 6Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang xxx 912 ng HH ng nh ng y43
2.3.1 Những thành tựu tích CỰC - - -c c cs St HT Hy HH Hết 43
2.3.2 Khó khăn, hạn chế -. + ©++++tE+xtttEEktttkktrtrkrrrtrrrrrrrrrrrrrree 45
2.3.3 NQUYEM NAAN 46
Tiểu kết chương 2 o.cceccccscsssesssesssesssesssesseessesssessscsssesssessessecssecsuessecssecsueesesssecsseess 50
CHƯƠNG3: XU HƯỚNG PHÁT TRIEN VÀ DE XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA TỪ THIỆN XA HỘI CUA PHẬT GIÁO NAM
TONG KHMER Ở HUYỆN VĨNH THUẬN HIỆN NAY -:-5- 52
3.1 Một số van dé đặt ra và dự báo xu hướng tác động đối với từ thiện xã hội của
Phật giáo Nam tông Khmer ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 52
3.1.1 Một số vấn đề đặt ra đối với từ thiện xã hội của Phật giáo Nam tông
Khmer ở huyện Vĩnh Thuận hiện nay - 2-5 2 SE +3 E+kEssEreeeerersserrre 52
3.1.2 Dự báo xu hướng tác động đến từ thiện xã hội của Phật giáo Nam tông
Khmer ở huyện Vĩnh Thuận hiện nay - 5-5 5 S2 * +3 E+*kEssEEreeeersserrre 55
3.2 Đề xuất giải pháp và kiến nghị ¿- 2 + SEeEEeEEEEE2EEEEEEEEEEerkerkerkres 60
3.2.1 Giải pháp mang tính toàn diện về từ thiện xã hội của Phật giáo Nam
0051506) 60
3.2.2 Giải pháp cụ thé về từ thiện xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer 63
3.2.3 Kiến nghị -:-:- cS22E12EE1EE1E215212112112112111111111111 11111111 1x0 72 Tiểu kết chương 3 -¿- ¿52 SE SE EEE1211211211212111111171111 1111111111 c0 75
KẾT LUẬN -.- 11v SE 1111111111151 11 1111111111111 1111111111 EErrrke 76HÌNH ẢNH MINH HỌA TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO NAM
9)(€8 42050015 79
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 25: ++5++c++xczxezszzecsez 84
Trang 7BANG CHU VIET TAT
VIET TAT ĐỌC LÀ
GHPG Giáo hội phật giáo
GHCG Giáo hội công giáo
GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam HĐTTXH Hoạt động từ thiện xã hội
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa cho đến ngày nay, Phật giáo Nam tông có vai trò rất quan trọng đối với dân tộc Khmer và đã trở thành cốt lõi của nền văn hóa Khmer đặc sắc và độc đáo Hầu như mọi sinh hoạt của gia đình, cộng đồng phum,
sóc đều gắn với tín ngưỡng tôn giáo dân tộc, người Khmer đều dựa vào triết
lý của đạo Phật Mọi sinh hoạt, lễ hội của gia đình hoặc cộng đồng dù lúc vui hay buồn, đều mời các vị sư tham gia làm lễ, đọc Kinh Việc trang trí nhà cửa, lễ đài, chùa của hầu hết các gia đình, phum sóc vùng dân tộc Khmer đều có ảnh hoặc tượng của Đức Phật đặt nơi trang trọng nhất Các
thành viên trong cộng đồng đều tôn thờ Đức Phật, kính trọng sư sãi Người
dân, dù ở lứa tuổi nào ai ai cũng đều đi chùa Từng gia đình ít nhiều đều có
đọc Kinh Phật Đặc biệt, khi xảy ra hoạn nạn, ốm đau, tai biến trong giađình, trong cộng đồng, đồng bào Khmer đều cầu mong Đức Phật độ trì, mời
sư sãi đến làm lễ, đọc kinh niệm Phật mong cho tai qua nạn khỏi
Trong lịch sử cũng như hiện tại, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer có
vị trí, vai trò, ảnh hưởng rất quan trọng trong đời sống, tín ngưỡng của cộngđồng người Khmer theo Phật giáo Nam tông ở miền Tây Nam Bộ Sư sãi của
Phật giáo Nam tông Khmer được người dân kính trọng vì là những người có
tri thức, kinh nghiệm sống, là lực lượng ưu tú của dân tộc và xã hội Khmer
truyền thống, nên có nhiều ảnh hưởng đến tín đồ Sư sãi được coi là người
“Thay” trong đời sống tinh thần của họ; là người chăm lo, hướng dẫn, đạidiện cho họ trong việc đạo Đã có nhiều nhà sư Khmer đã tham gia đóng góptích cực cho hoạt động xã hội, nhiều vị là đại biéu Hội đồng nhân dân các cấp,
tham gia Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thê chính trị - xã hội Ngoài việc tu tập,
hướng dẫn đời sống tâm linh cho người dân, sư sãi còn là người hướng dẫn,
đào tạo kiến thức, đào tạo nghề, kỹ thuật sản xuất, truyền dạy vốn song cac
Trang 9thế hệ người Khmer Các su sai Khmer cũng là những trí thức Khmer, họ nam
những tinh hoa tri thức đã tích lũy từ bao đời nay của dân tộc Khmer từ ngôn
ngữ đến nghệ thuật, kinh nghiệm sản xuất đến ứng xử trong cuộc sông
Trong thời gian các thanh niên Khmer tu học tại chùa, những tri thức cua
cộng đồng Khmer được các vị sư trao truyền giúp họ nâng cao nhận thức và hiểu biết Sư sãi là người trông coi, bảo quản, trùng tu và làm khang trang cơ
sở thờ tự của Phật giáo Nam tông Khmer; góp phần bảo tồn, phát huy các giá
trị văn hóa của đồng bào Khmer; góp phần bồi dưỡng nâng cao trình độ kiếnthức cho thanh thiếu niên Khmer; duy trì, phát triển tiếng nói và chữ viếtriêng của đồng bào Khmer
Thực hiện sự chỉ đạo cua Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam va
Ban Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, trong những năm
qua Phật giáo Nam tông Khmer huyện Vĩnh Thuận đã đạt được những kết quả
đáng kế trong các mặt công tác xã hội như xây nhà Đại đoàn kết, Nhà An cư
Lạc nghiệp, xây dựng cầu đường, lộ giao thông nông thôn, khám và cấp
thuốc, mồ mắt, tặng học bồng kinh phí vận động cho các mặt từ thiện nhân đạo nêu trên hơn một thập niên qua được xác định hơn 30 tỷ đồng Việc làm
này được các cấp, các ngành các cấp tuyên dương và đánh giá cao, đề nghịcần được phát huy mạnh mẽ hơn đề phát triển công tác xã hội trong thời gian
toi.
Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động công tác xã hội Phat giáo Nam
tông Khmer Huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang còn mang tính tự phát.
Công tác xã hội gặp nhiều khó khăn, bat cập, hiệu quả chưa cao, cần phải có giải pháp cụ thé dé phát huy các yếu tổ tích cực, hạn chế những khó khăn.
Đây là một trong những vấn đề mang có tính cấp bách, cần có tính chiến lược
trong công tác tôn giáo của Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay.
Trang 10Vì vậy, nghiên cứu thực trạng công tác xã hội của Phật giáo Nam tông
Khmer huyện Vĩnh Thuận qua đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghịnhằm phát huy những hiệu quả tích cực và giảm thiểu những hạn chế, tiêu cực
trong công tác xã hội sẽ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cả về mặt lý luận và thực tiễn trong tiến trình phát triển của đất nước hiện nay Không những thế,nghiên cứu hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer ở mộtđịa bàn cụ thé còn là cơ sở dé thực hiện tốt chủ trương mới của Đảng và Nhà
nước là phát huy nguồn lực xã hội của tôn giáo
Quá trình học tập tiếp cận hệ thống lý thuyết về tôn giáo, bản thân làmột tu sĩ hệ phái Nam tông Khmer nên rất tâm đắc nhất là trong thời gian qualuôn thực hiện công tác xã hội Vì vậy, học viên chọn đề tài “Từ thiện xã hội
cua Phật giáo Nam Tông Khmer trên địa bàn huyện Vinh Thuận, tỉnh KiênGiang hiện nay” làm đề tài luận văn thạc si Mong muốn những kết qua nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào quá trình đóng góp lý luận về Phật giáo nhất là công tác xã hội của Phật giáo Nam Tông Khmer trên địa bànhuyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, công tác xã hội của tôn giáo nói chung, Phật
giáo Nam tông Khmer nói riêng là vấn đề đang nhận được sự quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu vì những kết quả thực tiễn mà công tác xã hội mang
lại góp phần tích cực cho cộng đồng Chính vì vậy, thời gian gần đây, có
nhiều các công trình nghiên cứu về công tác xã hội của Phật giáo được công
bố với nhiều hình thức khác nhau: cuốn sách, bài báo, tạp chí, bài tham luận Hội thảo, báo cáo về công tác xã hội, công tác từ thiện xã hội của Phật giáo
và các tắm gương tiêu biêu trong hoạt động này
Tác giả Nguyễn Minh Ngọc (2014), “Vài nét về hoạt động từ thiện xã
hội của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, bai viet đê cập đên các tô chức
Trang 11từ thiện tôn giáo, hệ thống khám chữa bệnh (bệnh viện, trung tâm y tế,phòng khám), hệ thống các nhà dưỡng: cơ sở dạy nghề (các lớp mẫu giáo,lớp học tình thương: Trung tâm tu van, nuôi dưỡng người nhiễm HIV/AIDS
và các hoạt động cứu trợ khác) Bài viết cho rằng công tác từ thiện, công tác
xã hội của các tôn giáo có vai trò rất lớn đối với tín đồ, đối với sự ôn định đời sống vật chất tinh thần mà tín đồ nhận được.
Tìm hiểu cuốn sách Quan điểm của Phật giáo trước các van dé hiện
đại, của tác giả Đỗ Kim Thêm, Nhà xuất ban Hồng Đức năm 2015 Đây làmột công trình sưu tầm và phiên dịch công phu các bài nghiên cứu đặc sắc
về quan điểm của Phật giáo về các vẫn đề đáng quan tâm ở xã hội hiện đại.Trong công trình này, người đọc sẽ tìm thấy quan điểm của Phật giáo với
các van đề như: chiến tranh và hòa bình, đạo đức kinh tế, nhân quyền và tự
do tôn giáo, phát triển khoa học, van đề dân sé, tiêu thụ và môi trường Trong các bài viết đó, vấn đề công tác xã hội của Phật giáo cũng được đề cập gián tiếp khi trình bày các van đề trên, ví dụ như khi trình bày Dao đức
kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, các tác giả đề cập đến răng: Phật giáokêu gọi lòng hào phóng, buông bỏ và từ bi, thái độ đạo đức của Phật tử đốivới tài sản sẽ có những ảnh hưởng tốt đẹp đến việc phát triển kinh tế xã hội
Cuốn sách “Tim hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam”,PGS.TS Trần Hồng Liên (2010), Nxb Thành phố Hồ Chi Minh, nghiên cứu
mối quan hệ giữa Phật giáo và xã hội trong tình hình phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất Nam Bộ góp phần vào việc tìm hiểu vai trò xã hội của Phật giáo, thúc đây mối quan hệ tích cực giữa tôn giáo và xã hội.
Đăng trên Website Mặt trận (12/9/2017) PGS.TS Lê Bá Trình, có bài
viết “Phát huy vai trò của các tôn giáo Việt Nam tham gia công tác xã hội từthiện”, Bài viết khăng định việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các tôn
Trang 12giáo ở Việt Nam tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện là một yêu
cầu, nhiệm vụ quan trọng trong tình hình hiện nay
Trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Trach nhiệm xã hội trong nền
kinh tế thị trường” (2009), PGS.TS Nguyễn Đức Lữ có bài viết “Vai trò của
GHCG trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, bài viết đã khái quát tình hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và nêu lên vai trò, trách nhiệm của GHCG với dân tộc và xã hội trong nền kinh tế thị trường;
Bài viết “Cái nhìn và tâm tư của nữ tu trước xã hội” của Nữ tu Trần ThịQuỳnh Giao có đề cập đến đời sống của các nữ tu Công giáo ở Việt Namtrước và sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, những tâm tư, trăn trở của
họ trước các vấn đề xã hội và những đóng góp của họ trong các lĩnh vực y
tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo, và Bài viết của TS Nguyễn Van Kham,
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thanh phó Hồ Chí Minh có bài viết ban
đến mối tương quan giữa trách nhiệm của Giáo hội Công giáo và chính quyền trước những van đề xã hội.
Liên quan trực tiếp đến đề tài, cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát
huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện ” của TS.
Lê Bá Trình, PGS.TS Trần Thị Kim Oanh, TS Trần Văn Anh (đồng chủbiên) (2017), Nxb Tôn giáo Trong các bài viết đăng trong kỷ yếu có rất
nhiều bài viết đề cập trực tiếp đến nhiều góc cạnh của vấn đề chung Phậtgiáo Việt Nam với công tác xã hội, từ thiện Từ công tác quản lý nhà nướcđến các hoạt động cụ thể của công tác xã hội, từ thiện mà Phật giáo thực
hiện như: giáo dục mam non, giáo dục tự viện, an sinh xã hội, khám chữa
bénh, Dưới nhiều góc nhìn, khía cạnh khác nhau, có rất nhiều giải pháp
được đưa ra nhăm phát huy vai trò của Phật giáo trong công tác xã hội.Trong phần 2 của Kỷ yếu Hội thảo: Công tác xã hội, từ thiện của giáo hội
Phật giáo Việt Nam tại một sô địa phương và co sở, có rat nhiêu bai viêt cua
Trang 13Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh đưa ra một bức
tranh phong phú về công tác từ thiện, xã hội của Phật giáo Việt Nam khắpmọi miền đất nước Trong đó có bài viết về công tác từ thiện, xã hội của
Phật giáo Kiên Giang: “Hoạt động từ thiện - xã hội của Liên Tông Tịnh độNon Bồng”, “Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang, một mô hình nhập thếcủa Phat giáo Kiên Giang”,
Đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội (số 10 (107), 2016), tác giả
Dương Quang Điện có bài viết “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo ViệtNam”, bài viết đã nêu lên những thành tựu nôi bật cua hoạt động từ thiện xãhội của Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua, tác giả cũng đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ thiện của Phật giáo Việt
Nam.
Tác giả Nguyễn Hữu Tuấn có bài viết “Tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia chủ trương xã hội hóa y tế, từ thiện nhân đạo”, Tạp chí Cộng sản điện tử, 10/01/2015, trong đó, nêu lên sự tham gia của các tô chức, cá nhân
tôn giáo vào hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo đã góp phần làm đadạng việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác xã hội nói chung,chăm sóc y tế nói riêng: chia sẻ gánh nặng với chính quyền địa phương, với
Nhà nước và xã hội.
Tác giả Từ Thành Đạt (2016) có bài viết “Hoạt động giáo dục tại
Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang” đăng trong cuốn Đào tao Tôn giáo học ở Việt Nam: quá trình hình thành và phát triển, bài viết đề cập đến khá chỉ tiết các hoạt động giáo dục của một cơ sở từ thiện xã hội điển hình của
tỉnh Kiên Giang.,
Nhà nghiên cứu Phan Thuận (2014), Vai trò của Phật giáo Nam tông
Khmer đối với sự ôn định và phát triển xã hội ở ĐBSCL hiện nay, tạp chí
khoa học Trường đại hoc Cân Thơ Bài việt thê hiện rõ vi trí, vai trò của
Trang 14chức sắc nhà tu hành, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer thực hiện tốtphương châm của Đảng, Nhà nước đề ra “Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủnghĩa”, vận động tuyên truyền cho tín đồ, người Phật tử, tham gia phòng
trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh trật tự và góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện đối với hoạtđộng Phật giáo Nam tông Khmer.
Ngoài ra còn nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khác đề cập đến
van dé công tác từ thiện xã hội của Phật giáo theo từng mức độ và các góc
độ khác nhau.
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu cho thấy các công trình trêndưới các khía cạnh khác nhau đã đề cập đến một phần của vấn đề nghiên
cứu, tuy nhiên có những công trình đề cập đến góc độ rộng công tác xã hội
từ thiện của Phật giáo Việt Nam nói chung, có công trình lại đề cập đến các khía cạnh cụ thé của công tác xã hội của Phật giáo Kiên Giang, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về công tác xã hội của Phật giáo Nam tôngKhmer ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, do vậy dé tài này không trùng lắp với các công trình đã được công bố
Hơn nữa, vấn đề công tác xã hội của Phật giáo ở nước ta vẫn cònnhiều khó khăn chưa giải quyết được thì việc nghiên cứu, làm rõ về lý luận
và thực tiễn công tác xã hội của Phật giáo Việt Nam nói chung và công tác
xã hội của phật giáo Nam tông Khmer của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên
Giang nói riêng cần phải được tiến hành thường xuyên; nghiên cứu một cách
cụ thé dé đưa ra những giải pháp hợp lý.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn
Trên cơ sở khái quát những vấn đề chung về lý luận, luận văn làm rõ
thực trạng công tác xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer và đưa ra những
Trang 15giải pháp nhăm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xã hội của Phật giáo
Nam tông Khmer ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
3.2 Nhiệm vụ
Đề đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Khái quát lý luận về công tác xã hội của Phật giáo nói chung và khái quát chung về Phật giáo Nam tông Khmer ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh KiênGiang.
+ Phan ánh thực trạng công tác xã hội của Phat giáo Nam tông Khmer
ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công
tác xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là công tác xã hội của Phật giáo
Nam tông Khmer huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
4.2 Pham vi nghiên cứu Luận văn khảo sát Phật giáo Nam tông Khmer huyện Vĩnh Thuận,
tỉnh Kiên Giang với hoạt động công tác xã hội; Các số liệu, dẫn liệu để phân
tích, đánh giá chủ yếu trong giai đoạn 2015 — 2020.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã
Mác-hội chủ nghĩa Việt Nam về tôn giáo, Hién chương của Trung ương Giáo Hội
Phật giáo Việt Nam và những chủ trương, định hướng của Phật giáo Kiên
Giang vé Hoat động công tác xã hội
Trang 163.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những nguyên lý, phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khác như: kết hợp logíc và lịch sử, phân tích và
tong hợp, tổng kết thực tién, Dong thời có tham khảo một số các lý thuyết
và những quan điểm, đường lối đổi mới trong các văn kiện Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, tham khảo,
kế thừa, chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đãđược công bó
Các số liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu được thu thập quanguồn dé liệu thông qua Các co quan ban ngành huyện Vĩnh Thuận Tìmhiểu tài liệu từ Tinh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
và Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang và các cơ quan khác có liên quan.
6 Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu góp phần làm rõ những vấn đề về
lý luận và thực tiễn liên quan công tác xã hội của Phật giáo Nam tông
Khmer gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Thuận,tỉnh Kiên Giang nói riêng và của đất nước nói chung
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những kết quả đạt được, luận văn góp phần làm rõ về lý luận và thực
tiễn của Phật giáo với công tác xã hội ở Kiên Giang nói riêng và Phật giáo
Nam tông Khmer với công tác xã hội nói chung, từ đó giúp cho người đọc
nhận thức đúng hơn về vấn đề này
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan chức năng ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang trong công tác
lãnh đạo, quản lý nhằm phát huy hiệu quả của Phật giáo phục vụ cho quátrình phát triển kinh tế - xã hội của huyện; làm tài liệu phục vụ công tác
Trang 17nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Phật giáo ở địaphương; đồng thời làm cơ sở phát triển việc nghiên cứu ở tầm mức cao hơnnhững nội dung liên quan đến đề tài.
8 Kết cầu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 8 tiết.
Chương |: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn từ thiện xã hội của Phật
giáo Nam tông Khmer.
Chương 2: Thực trạng từ thiện xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
Chương 3: Một số vẫn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả từ
thiện xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer.
10
Trang 18CHUONG 1:
MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE TU THIEN
XA HOI CUA PHAT GIAO NAM TONG KHMER
1.1 Khái niệm về từ thiện xã hội; chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam về các tôn giáo tham gia từ thiện xã hội
1.1.1 Khái niệm từ thiện xã hột và hoạt động từ thiện xã hội
Quyền Dai từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ va Văn hóaViệt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên), do nhà xuất bản Văn hóa và Thông tin
xuất bản năm 1999, “Từ thiện có nghĩa là có lòng lành, hay thương người,
sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó, khổ đau dé làm phúc” và “hoạt động là
làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội”
Khi nhắc đến “hoạt động”, theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm
Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên), do nhà xuất bản Văn hóa và Thông tin xuất bản năm 1999, có nghĩa là “làm những việc khác
nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [50]
Trong sách từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Hoàng Phê
chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2008 định nghĩa: “Hoạt
11
Trang 19động là tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mộtmục đích chung, trong một lĩnh vực nhất định” [32].
Khái niệm “hoạt động xã hội” là tat cả những hành động của các tô
chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp
pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc,tươi đẹp hon [51].
Nghiên cứu khái niệm “xã hội” thì các từ điển trên giải thích “Xã hội
là một tập thé hay nhóm những người được phân biệt với các nhóm ngườikhác được các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thé chế và có
cùng văn hóa” [32].
Từ đó, chúng ta có thê hiểu răng: từ thiện xã hội là những việc làm, hành động tốt đẹp hướng đến cá nhân hoặc cộng động xã hội nhằm giúp đỡ những người nghèo khổ dé làm phúc.
Diễn nghĩa “từ” là lòng thương, sự hiền lành “thiện” là điều tốt Từthiện theo nghĩa thông thường là lòng thương yêu, muốn làm điều tốt chongười khác Tiếng Anh/ Pháp: Charity/ Charité, có gốc Latin là Caritas,
Carus nghĩa là tình thương quảng đại.
Vì vậy, từ thiện được hiểu theo nghĩa là sự giúp đỡ những người cóhoàn cảnh khó khăn, thường được hiểu là một hệ thong biéu tang tién bac,
thức ăn, giúp đỡ những người dang cần giúp đỡ vì họ đang bệnh hoạn, nghèo
khổ, không nơi nương tựa Trong ý nghĩa này, từ thiện là sự thể hiện của
Từ bị, Bác ái Từ bị, Bác ái không chỉ có nghĩa là thương yêu chúng sinh màcòn có nghĩa là thể hiện lòng thương yêu ấy bằng hành động, bằng việc làm
cụ thé, tức là từ thiện Vậy từ thiện hay Thiện tâm xuất phát từ Từ bị, Bác ái
là tướng của cái thể Từ bi, Bác ái; trong ý nghĩa sâu xa là Thiện tâm
12
Trang 20Từ thiện được chuyền theo nghĩa là sự giúp đỡ những người có hoàncảnh khó khăn, thường được hiểu là một hệ thống biếu tặng tiền bạc, thức ăn,
giúp đỡ những người dang cần giúp đỡ vì họ đang bệnh hoạn, nghèo khổ,
không nơi nương tựa Trong ý nghĩa này, từ thiện là sự thể hiện của Từ bi
Từ bi không chỉ có nghĩa là thương yêu chúng sinh mà còn có nghĩa là thểhiện lòng thương yêu ấy bằng hành động, bằng việc làm cụ thể, tức là từthiện Vậy từ thiện hay Thiện tâm xuất phát từ Từ bi, là tướng của cái thé Từ
bi; trong ý nghĩa sâu xa là Thiện tâm.
Công tác từ thiện xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp thực
tế vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro vả tácđộng bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường, vừa góp phần không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh than cho nhân dân An sinh xã hội
và phúc lợi xã hội có bản chat xã hội sâu sắc gắn kết hữu cơ giữa quyên lợi
và trách nhiệm của mỗi người với mỗi đơn vị, cộng đồng và toàn xã hội.
Phúc lợi xã hội, là những biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm khắcphục những “that bại”, khiếm khuyết của thị trường Ban chat của phúc lợi
xã hội là làm giảm thiểu sự bất công bằng trong xã hội, đảm bảo cho cácthành viên trong xã hội đều có thê thụ hưởng những cái “chung” của xã hội
Hoạt động từ thiện xã hội được hiểu là việc tiến hành những việc làm
tốt đẹp hướng đến các cá nhân và tập thé trong cộng đồng xã hội nhằm giúp
đỡ những người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Đối tượng của hoạt động từ thiện xã hội là những người có hoàn cảnh
khó khăn, khiếm khuyết về trí tuệ hoặc thé chat, nghẻo đói, neo đơn, bệnh
tật, hoặc các nạn nhân thiên tai, những người mac các căn bệnh xã hội như
mại dâm, nghiện ma túy, HIV/AIDS
13
Trang 21Nguồn lực dé thực hiện hoạt động từ thiện xã hội là nguồn đóng gópcủa các tổ chức và cá nhân có lòng hảo tâm chia sẻ những khó khăn chonhững người bat hạnh.
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức từ thiện xã hội, dưới đây là một số
tô chức từ thiện xã hội đang hoạt động tại Việt Nam như: Phong trào Chữ thập đỏ -Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới, thường được gọi là Hội Chữ thập đỏ hay Hội Hồng thập tự Tổ chức trên
được thành lập ngày 29/10/1863 tại Geneve (Thụy S¥) gồm Ủy ban ChữThập đỏ quốc tế ở Geneve, Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ và
183 Hội Chữ thập đỏ và Trăng liềm đỏ quốc gia; có hơn 115 triệu tìnhnguyện viên Tổ chức này hoạt động ở Việt Nam từ ngày 23/11/1946, có
trụ sở tại 82, Nguyễn Du, Hà Nội
Quỹ Phẫu thuật Nụ cười (Operation Smile) là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động trên lĩnh vực y tế, sức khỏe con người Tổ chức này
thành lập vào năm 1982, trụ sở tại Norfolk, Virginia (Hoa Kỳ); mục tiêu
hoạt động là tiến hành các ca phau thuật bị sứt môi và hở hàm ếch cho trẻ
em trên toàn thế giới, đồng thời giúp trang bị cho các nước năng lực cầnthiết để tiến hành các ca phau thuật này Quy Phẫu thuật Nụ cười hoạt động
tại Việt Nam từ năm 1989, có trụ sở tai 16, Ngô Quyền, Hà Nội.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations Children’s Fund) là một quỹ cứu tế do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 11/12/1946, Quỹ này hoạt động tại Việt Nam vào năm 1975, có tru sở tại 81A Trần Quốc
Toản, Hà Nội.
Đối với các tổ chức từ thiện xã hội trong các tôn giáo, đây là tổ chức
có vai trò quan trọng trong việc liên kết, chắp nối để hoạt động từ thiện xãhội các tôn giáo trong đó có Phật giáo và Công giáo được tiến hành rộng
khắp, mang lại hiệu quả cao và quy mô lớn Đây là một tập thé xã hội tôn
14
Trang 22giáo làm việc tự nguyện, mang thiết chế phi chính phủ, hoạt động với mụcđích là giúp đỡ mọi người khó khăn trong xã hội Hoạt động của các tô chức
này gồm có vận động gây quỹ, chuyền trợ giúp băng hiện vật và tiền đến các đối tượng cần trợ giúp, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, tạo
việc làm trợ giúp khân cấp và các hoạt động góp phần an sinh xã hội ở địa
phương thường được sự giúp đỡ của GHPG, GHCG và Hội Chữ thập đỏ ở
Việt Nam.
1.1.2 Chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về tôn giáo thamgia từ thiện xã hội
1.1.2.1 Chủ trương, chính sách về xã hội hóa công tác xã hội
- Chủ trương của Đảng về xã hội hóa công tác xã hội
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, xã hội hóa là huy động nguồn lực từ trong nhân dân và sự tham gia của người dân vào việc giải quyết các vấn dé xã hội Quan điểm này được nêu cụ thé tại Nghị quyết
Trung ương 4 khóa VII (1993) là: “Đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức
khỏe trong đó y tế Nhà nước là chủ đạo” Đây là lần đầu tiên có một nghị
quyết Trung ương dé cập đến van dé xã hóa công tác y tế Tuy nhiên, tronggiai đoạn này các tổ chức tôn giáo chưa tham gia nhiều vào lĩnh vực xã hội
hóa công tác chăm sóc sức khỏe, y tế bởi chưa có những hành lang pháp lý
cụ thé rõ ràng trong lĩnh vực y tế Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Dang (1996), xã hội hóa trở thành một trong những quan điểm lớn déthực thi các chính sách xã hội và thuật ngữ “xã hội hóa” được chính thứcđưa vào văn kiện: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tỉnh thần xã hội hóa Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi
người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổchức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những van dé xã hội” [8] Đến
Nghị quyết Đại hội IX (2011) của Đảng tiếp tục khăng định: “Các chính
15
Trang 23sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, dé cao trách nhiệm củachính quyên các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia
của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội” [9]
Trong báo cáo chính tri tai Đại hội XI của Đảng ghi rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo
vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thé, dễ
bị ton thương” Chủ trương này của Dang rất phù hợp với tinh thần vì con
người của tôn giáo, sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng,giúp cho các tôn giáo phát triển, đồng hành cùng dân tộc, thé hiện tinh thannhập thế hành đạo, thường xuyên tô chức từ thiện xã hội, hòa quyện cùngnhững triết lý sống của người dân “Lá lành đùm lá rạch”, “Thương ngườinhư thê thương thân”, “Một miếng khi đó bằng một gói khi no”,
Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01-6-2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về một số van dé chính sách xã hội giai đoạn 2012-
2020 đã đặt ra yêu cầu: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội.
Củng có, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát trién mô hình chămsóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham giacủa khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc TBƯời cao tudi, trẻ
em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão Nghị quyết
nêu: “Coi bao đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng củaĐảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phan đấu đến
2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các
yêu cầu: bảo đảm người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội: bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tốithiểu, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn,bình đăng và hạnh phúc của nhân dân” [25] Đến Văn kiện Dai hội XIII của
16
Trang 24Đảng nêu rõ: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích tham gia củacộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội Đây mạnh xã hội hóa
các hoạt động văn hoá, xã hội dé thực hiện bảo đảm an sinh xã hội Phát
triển da dạng các hình thức từ thiện, đây mạnh phong trao toàn dân tham giagiúp đỡ những người yêu thế [10]
Từ chủ trương trên đây cho thấy, Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng
cụ thé hóa, hoàn thiện chủ trương, huy động các nguồn lực của xã hội tham
gia công tác từ thiện xã hội góp phần giải quyết những vấn đề xã hội vừamang tính hiệu quả cao và dé cao tinh thần đoàn kết, phát huy những giá tri
nhân văn “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.
Trong các thành phần tham gia xã hội hóa công tác xã hội từ thiện, các
tôn giáo ở nước ta có vai trò hết sức quan trọng, nếu phát huy đúng mức sẽ
là nguồn lực rất lớn góp phần thành công việc thực hiện chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, ngày 12-3-2003, nêu rõ: “Giảiquyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động
y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của Nhà nước, theo nguyên tắc: Khuyến
khích các tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận tham gia phù hợp với chứcnăng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tư cách công dân
thì được khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp
luật” [26].
Như vậy, từ chủ trương thực hiện xã hội hóa công tác xã hội, việc
tham gia xã hội hóa công tác xã hội từ thiện của các tôn giáo ở Việt Nam là
một chủ trương cụ thé của Dang trong thời kỳ đổi mới, là căn cứ dé Nhanước thê chế hóa băng chính sách pháp luật trên lĩnh vực này
17
Trang 251.1.2.2 Chính sách pháp luật của Nhà nước về các tôn giáo tham gia
từ thiện xã hội
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động xã hội của Đảng được cụ thể hóa
trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, về từ thiện xã hội thông qua
những văn bản pháp luật khác nhau phù hợp với thực tiễn tôn giáo và xã hội,
trong những giai đoạn lịch sử cụ thể, như: Nghị định 26/1999/NĐ-CP, ngày
19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, quy định tại Điều 17
“Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo được hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội nhưmọi công dân khác Chức sắc, nhà tu hành và tổ chức tôn giáo hoạt động từthiện theo quy định của Nhà nước Các cơ sở từ thiện do chức sắc, nhà tuhành và tổ chức tôn giáo bảo trợ hoạt động theo sự hướng dẫn của các cơ
quan chức năng của nhà nước” [27] Cùng với đó là các văn bản pháp quy về
xã hội hóa các hoạt động xã hội như: Nghị quyết số 50/2005/NQ-CP, ngày
18/4/2005 của Chính phủ về đây mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y
tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP, ngày
25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở
cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, ngày 30/5/2008 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thé thao, môi trường; mở rộng các lĩnh vực và chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa và hoàn thiện hệ thống
cơ chế khuyến khích với ưu đãi cao hơn nhăm hình thành và phát triển hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
Đối với các tôn giáo, trên cơ sở quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà
nước ta có những quy định về các tôn giáo tham gia xã hội hóa từ thiện xãhội cụ thể: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
số 21/2004/PL-UBTVQHI ngày 18 tháng 6 năm 2004 quy định tại Điều 33,
18
Trang 26chương IV: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo
tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức
khỏe người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong,
tâm thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và tham gia các hoạt
động khác vì mục đích từ thiện nhân đạo phù hợp với Hiến chương, điều lệ
của tô chức tôn giáo và quy định của pháp luật Chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tô chức hoạt
động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật” [29]
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng
11 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đã quy định: tại
Chương 5, hoạt động tôn giáo, hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xãhội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tôn giáo Điều 55 Được tham gia các
hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quyđịnh của pháp luật có liên quan” [22].
Những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vềcác tôn giáo tham gia công tác xã hội từ thiện ngày cảng được hoàn thiện,
tạo điều kiện dé các tôn giáo tổ chức từ thiện xã hội, góp phan quan trongtrong thực hiện công tác an sinh xã hội; tạo nên sự sắn bó, đoàn kết giữa
đồng bào theo đạo với toàn xã hội.
1.2 Quan niệm của Phật giáo về từ thiện xã hội1.2.1 Phật giáo với từ thiện xã hội
Trong giáo lý của Phật giáo ghi rõ: Pháp Lục độ (Bồ thí, Trì g10i,
Nhẫn nhục, Tinh tan, Thiền định, Tri huệ) là con đường dẫn đến sự giác ngộ,
điều thực hành đầu tiên là Bồ thí, hiểu cho đúng nghĩa, đó không phải là sự
ban ơn, ban phúc mà là chia sẻ nôi đau của người khác với mình, tạo điềukiện cho người khác vượt qua khó khăn và xây dựng một cuộc sống an vui.Thực hành bố thí, làm điều thiện giúp cho tình cảm con người hướng về
19
Trang 27cuộc sống chung quanh, hòa đồng với mọi người, trích theo kinh Pháp cúviết: “Pháp thí, thắng mọi thí/Pháp vị, thắng mọi vị/Pháp hy, thắng moihy/Ai diệt, thang mọi khổ” (Kinh Pháp cú, 354 HT Thích Minh Châu dich),hay “không làm mọi điều ác/Thành tựu các hạnh lành, Tâm ý giữ trọng sạch/
Chính lời chư Phật dạy” (Kinh Pháp cú, 183 HT Thích Minh Châu dịch).
Những việc làm như phóng sanh, tu phước, làm việc thiện chính làcon đường dé giúp con người có được một cuộc sống bình an, thoát khỏi tai
họa Trong kinh Diệu pháp Liên Hoa kinh và các kinh khác đều nhắc đếntinh thần vô ngã, vị tha, tức khuyên con người sông có trách nhiệm với cộngđồng, biết thể hiện lòng nhân ái của mình đến với người khác Đồng thời,
thực hành “từ”, “bi”, “hỉ”, “xã” (Tứ vô lượng tâm) là phương châm tu tậpcủa người Phật tử dé đi đến con đường giải thoát.
Theo quan niệm của giáo lý Phật giáo, “Từ” nghĩa là lòng lành giúpích cho người, lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh Đây
là sự thương yêu rộng lớn cùng khắp đối với chúng sinh, ké cả kẻ thù, con
sâu, con kiến, do đó một người thực hiện công tác từ thiện thì cần phải nuôidưỡng tâm, từ mới phát đại tâm giúp đỡ, thực thi việc tài thí và pháp thí đểgiúp người khác thoát khổ
“Bi” là lòng thương xót cứu khổ, thương dit trừ đau khổ cho hết thaychúng sinh Đây là sự rung động, xót thương trước khổ nạn của người khác,
từ đó muốn cho người đó thoát khỏi khổ nạn Sống trong một thé giới đầy sự biến động, con người đang chịu khổ vẫn diễn ra do nghẻo đói, bệnh tật, áp bức, bóc lột, bao lực, chiến tranh, Tâm từ luôn đi đôi với tâm bi Theo Phậtgiáo, một người thương yêu chúng sinh, đau lòng vì chúng sinh phải chịu
khổ, day là người ấy đang thé hiện tâm từ bi Thực ra, tâm bi xuất phát từ
tâm từ, va cũng chính là từ tâm từ Có từ thì mới có bi, thực hiện tâm bi
20
Trang 28cũng chính là thực hiện tâm từ, tat cả các gương bố trí, hy sinh, cứu độ trong
ý nghĩa vô vụ lợi đều là những thê hiện của từ bi
“Hi” là lòng vui, tự mình vui và mừng dùm cho người được điềuthiện Đây là niềm vui khi thấy người khác được hạnh phúc, trong khi bi là
sự xót xa khi thay người khác bị đau khổ Người có tâm hy thì không nghỉ
đến mình, loại bỏ sự ganh ty nhỏ nhen Vui với cái vui của người khác làbiểu hiện một tam lòng quảng đại Không thiếu gì người thấy người khácgiàu sang, danh vọng, được kính mộ, yêu vì thì buồn bực cho mình, ghen tứcvới người kia, rồi mong mỏi, thậm chí tìm cách làm cho người kia phải lụnbại cho mình được hả da Tuy nhiên, vui với niềm vui của người khác khôngphải 1a dé, nếu ta không tạm quên với ngã của mình Nhờ có tâm hy như thé,
con người mới phát tâm thực thi việc làm từ thiện với niềm vui của chính
mình khi thấy người khác được hạnh phúc
“Xa” là lòng buông xả ra mọi vật của mình cho tất cả chúng sinh
không phân biệt kẻ oán người thân Đây là sự nhận định đúng đắn, đượchiểu là nhận thấy không có gì phải chấp thủ, không ưa ghét, vui buồn, oán
giận; tức là xả bỏ, tự tại, thanh thản trong lòng Xả không có nghĩa là dửng
dưng, đứng một chỗ, gần như ý câu “được không vui, mất không buồn” vậy.Một người làm từ thiện thì cần giữ được tâm xả không còn tham ái, không
hận thù, luôn vững vàng trước những trở ngại, mới phát huy được mọi nănglượng đem đến an lạc cho người khác.
Tu, bi, hy, xa là tài sản vô giá mà Đức Phat dé lại cho nhân loại, do vậy mà các triều đại phong kiến ngày xưa cũng theo đó mà thực hiện dé giải quyết vấn đề an sinh xã hội nhằm hỗ trợ cho người dân, thông qua những
điều luật, chính sách quy định cho các làng xã phải dành riêng ruộng đất vàthóc gạo để làm những công việc từ thiện Chăng hạn như “quả phụ điền” là
ruộng lây hoa lợi đê câp cho đàn bà góa, “trợ sưu điên” là lây hoa lợi câp
21
Trang 29cho những kẻ khốn khổ không có gì dé nộp sưu, “cô nhi điền” là lay hoa lợicấp cho trẻ mô côi, “khẩu phần điền” là loại ruộng được chia đều cho dân
trong làng trồng cấy nhưng sau này lấy hoa lợi đóng góp, giúp đỡ cho những
gia đình hoạn nạn, những tuần phu bị chết, bị thương trong công việc hoặccho những người ban cùng, làm ăn that bai, được vay không tin lãi Như
vậy từ rất sớm các cơ sở Phật giáo đã tham gia tích cực vào hoạt động an
sinh xã hội, cứu khổ cho con người
Pháp “Lục hòa” (Thân hòa cộng trụ; Khẩu hòa vô tránh; Ý hòa đồng
duyệt; Giới hòa đồng tu; Kiến hòa dong giải; Lợi hòa đồng quân), trong đó,Lợi hòa đồng quân có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác TTXH hiện nay,
vì Lợi hòa đồng quân là tất cả mọi thứ của cải vật chất có được từ sự hỷ
cúng của các thí chủ được chia đều cùng nhau một cách bình đăng một cách hợp pháp, có nghĩa là bình đăng trong đồng dang [52] Như vậy, Lợi hòa đồng quân không chỉ để dạy các Phật tử xuất gia xây dựng nếp sống Tăng đoàn hòa hợp, mà còn vận dụng để xây dựng cuộc sống cộng đồng anvui, hòa hợp, “Một người vì mọi người”.
Đạo Phật luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái Từ khi truyền đạo vào ViệtNam, tinh thần cứu khổ, cứu nan của Đức Phật có điều kiện dé phát huy ởmột quốc gia bị nhiều thiên tai, chiến tranh tàn phá và trải qua những thăng
trầm của lịch sử Công cuộc đôi mới của đất nước toàn diện trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, bên cạnh sự phát triển bền vững của nước
ta Trước tình hình đó, Phật giáo có vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ với Nhà nước thực hiện tốt an sinh xã hội Đây cũng là cơ duyên để Phật giáo Việt Nam có điều kiện gắn chặt với sự phát triển bền vững của dân tộc hiện
nay và tương lai [36].
Trong cơ cấu tô chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp thường
có 11 Ban trong đó có Ban TTXH dé chăm lo việc tổ chức các hoạt động
22
Trang 30nhân đạo, xã hội, từ thiện của chức sắc và Phật tử Ngoài ra Ban TTXH phốihợp chặt chẽ trong các công tác TTXH, triển khai, thực hiện tốt công tác
Phật sự của Giáo hội và các cấp chính quyền đề ra; quan hệ phối hợp giữa các tô chức Đảng, chính quyên, đoàn thé chăm lo cho các đối tượng có hiều
hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, giảm bớt nổi đau, góp phần
thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Với tinh thần nhập thế, gan bó đồng hành cùng dân tộc, kể từ khi hiện
diện ở Việt Nam đặc biệt từ khi GHPGVN thành lập (11/1981) đến nay,GHPGVN đã và đang góp phần trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vựcHĐTTXH chung tay xây dựng và phát triển đất nước và được thể hiện qua
từng nhiệm kỳ như: Nhiệm ky I (1981-1987), nhiệm ky II (1987-1992):GHPGVN vừa được thành lập, đang trong thời kỳ xây dựng củng có, tình
hình đất nước còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân cũng như đời sống
tăng, ni còn nhiều thiếu thôn nên công tác an sinh xã hội còn nhiều khó
khăn Nhiệm ky III (1992-1997): Dat nước bước vào hời kỳ đổi mới trongđiều kiện mở cửa và hội nhập, GHPGVN tích cực đây mạnh các hoạt độngTTXH từ trung ương đến cơ sở, tổ chức, quản lý và điều hành chặt chẽ, cóphương hướng xây dựng, giúp đỡ và khuyến khích phát triển lâu dài Nhiệm
kỳ IV (1997-2002): GHPGVN tiếp tục củng cô và phát triển hệ thống TuệTĩnh Đường và phòng thuốc y học dân tộc, nhất là những nơi đông dân cư
lao động, ở vùng sâu, vùng xa Tổ chức các hoạt động: Cung cấp kiến thức
cơ bản về y tế cộng đồng, văn hóa xã hội, xây dựng ý thức và tình cảm đoàn kết tương trợ trong nhân dân Nhiệm kỳ V (2002-2007): GHPGVN đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng hệ thống hóa các HDTTXH; xây dựng
thêm trường day tre khuyết tật, cô nhi viện, xây dựng cầu bê tông, xóa cầukhi, xây dựng lớp học tình thương, củng cố hệ thống Tuệ Tinh Đường, các
cơ sở chăm sóc người HIV/AIDS Nhiệm ky VI (2007-2012): Ban TTHX
23
Trang 31Trung ương GHPGVN đã phát huy tính tích cực hoạt động trên nhiều lĩnhvực va đạt được những thành tự to lớn Nhiệm ky lần thứ VII (2012-2017)
GHPGVN cùng toàn thê tăng ni, phật tử đã và đang phát huy tinh thần nhập thế tích cực, tiếp tục có những việc làm ích đạo, lợi đời, góp phàn vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu xã hội công
băng, dân chủ, văn minh Qua 7 nhiệm kỳ đại hội, GHPGVN đang ngàycàng hoàn thiện công tác TTXH và hoạt động ngày càng hiệu quả, xứng
đáng là tổ chức đại diện cho tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam trong và
ngoai nước [7].
Phật giáo Nam tông có vai trò rất quan trọng đối với dân tộc Khmer và
đã trở thành cốt lõi của nền văn hóa Khmer đặc sắc và độc đáo Hầu như mọisinh hoạt của gia đình, cộng đồng phum, sóc đều gắn với tín ngưỡng tôn
giáo dân tộc, người Khmer đều dựa vảo triết ly của đạo Phật Mọi sinh hoạt,
lễ hội của gia đình hoặc cộng đồng dù lúc vui hay buồn, đều mời các vị sư
tham gia làm lễ, đọc Kinh Việc trang trí nhà cửa, lễ đài, chùa của hầu hếtcác gia đình, phum sóc vùng dân tộc Khmer đều có ảnh hoặc tượng của ĐứcPhật đặt nơi trang trọng nhất Các thành viên trong cộng đồng đều tôn thờĐức Phật, kính trọng sư sãi Người dân, dù ở lứa tuổi nào ai ai cũng đều đichùa Từng gia đình ít nhiều đều có đọc Kinh Phật Đặc biệt, khi xảy ra hoạnnạn, ốm đau, tai biến trong gia đình, trong cộng đồng, đồng bào Khmer đều
cầu mong Đức Phật độ trì, mời sư sãi đến làm lễ, đọc kinh niệm Phật mongcho tai qua nạn khỏi.
Trong lịch sử cũng như hiện tại, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer có
vị trí, vai trò, ảnh hưởng rất quan trọng trong đời sống, tín ngưỡng của cộng
đồng người Khmer theo Phật giáo Nam tông ở miền Tây Nam Bộ Sư sãi của
Phật giáo Nam tông Khmer được người dân kính trọng vì là những người có
tri thức, kinh nghiệm sống, là lực lượng ưu tú của dân tộc và xã hội Khmer
24
Trang 32truyền thống, nên có nhiều ảnh hưởng đến tín đồ Sư sãi được coi là người
“Thay” trong đời sống tinh than của họ; là người chăm lo, hướng dan, đạidiện cho họ trong việc đạo Đã có nhiều nhà sư Khmer đã tham gia đóng góptích cực cho hoạt động xã hội, nhiều vị là đại biéu Hội đồng nhân dân các
cấp, tham gia Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thé chính trị - xã hội.
Ngoài việc tu tập, hướng dẫn đời sống tâm linh cho người dân, sư sãi còn là người hướng dan, đào tạo kiến thức, đào tao nghé, kỹ thuật sản xuất,
truyền dạy vốn sống các thế hệ người Khmer Các sư sãi Khmer cũng lànhững trí thức Khmer, họ nắm những tinh hoa tri thức đã tích lũy từ bao đờinay của dân tộc Khmer từ ngôn ngữ đến nghệ thuật, kinh nghiệm sản xuất đếnứng xử trong cuộc sống Trong thời gian các thanh niên Khmer tu học tại
chùa, những tri thức của cộng đồng Khmer được các vị sư trao truyền giúp họ nâng cao nhận thức và hiểu biết Sư sãi là người trông coi, bảo quản, trùng tu
và làm khang trang cơ sở thờ tự của Phật giáo Nam tông Khmer; góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer; góp phần bồi
dưỡng nâng cao trình độ kiến thức cho thanh thiếu niên Khmer; duy trì, pháttriển tiếng nói và chữ viết riêng của đồng bao Khmer
1.2.2 Chức năng Phật giáo trong từ thiện xã hội
Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lời mở đầu có đoạn:
“Trong hơn hai nghìn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành
cùng dân tộc, Đạo Phật đã trở thành tôn giáo của dân tộc Suốt chiều dài lịch
sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩangày nay, Phật giáo Việt Nam luôn là thành viên tin cậy và vững mạnh trong
khối đại đoàn kết toàn dân tộc” Lý tưởng giác ngộ chân lý hòa hợp chúng,hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật, nhằm phục vụ dân tộc,
Tô quôc và nhân loại chúng sinh, là tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt
25
Trang 33Nam Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo phương châm “Đạo pháp
- Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”, trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành giáopháp, Giới luật Phat chế và tuân thủ pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.” ! Từ khi thành lập Giáo hội Phật giáo năm 1981 đến nay,tiếp nói truyền thống hộ quốc an dân, thực thi lý tưởng Bồ tát với tinh thannhập thế tốt đạo, đẹp đời Ban từ thiện từ Giáo hội Phật giáo trung ương đến
địa phương ra đời.
Tính từ thiện của Phật giáo nó không chỉ mang tính chất của tôn giáo,
mà dưới góc độ xã hội thì nó còn là một chức năng hỗ trợ xã hội
Ở góc nhìn Tôn giáo học, chức năng hỗ trợ xã hội được hiểu: “Da it hay nhiễu, con người thường phải doi mặt với khó khăn, hiển nguy, thất bai,
thiên tai, bệnh tật, cái chết của những những người thân thuộc, yêu quí vàcái chết của chính bản thân minh Trong những lúc như thé, cuộc sống con
người rất dễ bị ton thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn Một số tôn giáo còn cung cấp cho con người những biện pháp cầu nguyện, cúng bái thân linh trong niém tin rang cúng bái thần linh trong niềm tin rằng những việc làm như vậy sẽ giúpcải thiện được tinh hình ” [10 tr.14]
Việc chức năng ôn định xã hội không dừng chân lại việc các bài thuốc
chữa về sự bình an, khan vái, cầu khan Mà còn nó mang tính thực tiễn qua
của cải vật chât của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo.
! Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Bản tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ
VID).
26
Trang 34Tiểu kết Chương 1
Từ thiện xã hội không chỉ là sự thể hiện tinh than từ bi, bác ái, cứu
khổ, cứu nạn, không vụ lợi, khước từ sự đền ơn đáp nghĩa không chỉ là đặc
trưng riêng của hai tôn giáo này, mà còn là đặc trưng chung của tình yêu tôn
giáo Hiện nay với nhiều tác động và những biến đổi của kinh tế, chính trị,
xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam đã, đang và sẽ cònxuất hiện nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết trong xã hội Giải quyết vấn
đề khó khăn này cần có thời gian và sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và
toàn xã hội; trong đó tôn giáo là một tô chức xã hội cũng sẽ là lực lượng
quan trọng góp phan giải quyết những khó khăn cùng với Dang và Nha nước
nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp cho những người bat hạnh, khốn khó trong
xã hội.
Đảng và Nhà nước ta cũng xác định, các tổ chức tôn giáo có những ưuviệt nhất định không thê phủ nhận được về giá trị đạo đức, là một nguồn lực
to lớn của từ thiện xã hội Trong đó Phật giáo nam tông khmer với những
triết lý vì con người, mang lại cho con người hạnh phúc rất gần với lý tưởngcủa Đảng vì âm no, hạnh phúc của nhân dân.
27
Trang 35CHƯƠNG 2:
THUC TRANG VE TỪ THIỆN XÃ HOI CUA PHẬT GIÁO NAM
TONG KHMER Ở HUYỆN VĨNH THUAN, TINH KIÊN GIANG
HIEN NAY
2.1 Khái quát về tổ chức và hoạt động của Phat giáo tỉnh Kiên Giang
2.1.1 Về tổ chức của Phật giáo tỉnh Kiên Giang
Sau khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981), tổ chức Phật
giáo tỉnh Kiên giang được hình thành - Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang
có các hệ phái như: Phật giáo Bắc tông và Khat sỹ; Phật giáo Nam tông
Khmer và Nam tông Kinh Đến năm 2022, Phật giáo tỉnh Kiên Giang đượccủng có, phát triển Cụ thể:
- Có 01 Ban Tri sự GHPGVN tỉnh, 14 Ban Tri sự GHPGVN huyện,
thành phó, 202 cơ sở Phật giáo, chùa, tự viện, niệm Phật đường,
- Tín đồ: 423.194 người (chiếm 24,89% dân số toàn tỉnh và chiếm
71,63% tín đồ các tôn giáo); 494 chức sắc, 353 nhà tu hành; 1.682 chức việc,
12 gia đình Phật tử, 247 đoàn sinh [4].
Hệ thống tổ chức của GHPGVN tỉnh Kiên Giang:
- Ban Chứng minh có 05 thành viên gồm các vị trưởng lão Hòathượng có nhiều đóng góp cho hoạt động GHPGVN Trung ương cũng như
tinh Kiên Giang.
- Ban Trị sự GHPGVN tỉnh gồm 57 ủy viên trong đó Ban Thường trực
có 25 vi; có 11 Ban chuyên môn, tham mưu, giúp việc cho Ban Tri sựGHPGVN tỉnh để điều hành công việc của giáo hội (Ban Pháp chế; Ban
TTXH; Ban Hướng dẫn Phật tử; Ban Hoang pháp; Ban Nghi lễ; Ban Kinh tế tài
chính; Ban Phật giáo quốc tế; Ban thông tin truyền thông; Ban Văn hóa; Ban
Cư sĩ Phật tử; Ban Giáo dục Tăng Ni mỗi, ban có từ 5 đến 15 thành viên)
28
Trang 36- Ban Trị sự GHPGVN các huyện, thành phố: gom 14 Ban Tri su, 244
vị ủy viên, 14 Trưởng ban và 35 vị phó Trưởng ban; mỗi Ban trị sự có 01 thư ký
2.1.2 Về hoạt động của Phật giáo tỉnh Kiên Giang
* Hoạt động Phật sự:
- Xây dựng quy chế làm việc, tổ chức họp định kỳ và sinh hoạt Tăng sự:
Thường trực Ban Trị sự họp định kỳ hàng tháng vào ngày 25DL, nội
dung kiểm tra hoạt động Phật sự, thống nhất về chủ trương và chương trìnhlàm việc của tháng tiếp theo Thường trực Ban Tri sự thống nhất, Chánh Thư
ký Ban trị sự chịu trách nhiệm lập kế hoạch triển khai các chương trình của
Thường trực Ban Tri sự; giữa hai kỳ họp các Phó Trưởng ban đặc trách cùng
Chánh Thư ký trực tiếp xử lý công việc
Hàng tháng, tổ chức sinh hoạt Tăng sự vào ngày mùng 02AL, dành cho tat cả Tăng ni Trụ trì trong toàn tỉnh, nội dung phô biến và triển khai cácvăn bản của Trung ương Giáo hội, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước va thông báo các chương trình phối họp của Mặt trận Tổ quốc với các
tổ chức thành viên; báo cáo công tác Phật sự trong tháng và triển khai các
công tác Phật sự tháng tới được Thường trực Ban Tri sự thông qua tại ky họp thường trực định kỳ.
- Hoạt động bồi dưỡng Trụ trì: Hang năm Thường trực Ban Tri sự
GHPGVN tỉnh đều mở khoá bồi dưỡng cho các tăng ni, trụ tri trong toàn tỉnh Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan chức năng mở khoá bồi dưỡng Trụ
trì dài hạn từ năm 2014 - 2016 mỗi tháng học 02 ngày và 02 khóa tập huấn
cho các vi Phó Trụ trì, Ban Quản tri các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer.
- Về bồ nhiệm các Ban Trị sự Phật giáo huyện, thành pho: Ban Tri su GHPGVN tỉnh ra quyết định bổ nhiệm Ban Trị sự Phật giáo cấp cơ Sở; mỗi
Ban Trị sự có từ 15 đến 21 thành viên và được phân công trách nhiệm trong
29
Trang 37điều hành công tác Phật sự; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã hoàn thiện hệthống tổ chức từ tỉnh đến cấp cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi trong xu thế pháttriển và hoàn thành mọi công tác Phật sự.
- Thanh lập các Ban, ngành trực thuộc Ban Trị sự GHPGVN tỉnh:
Ban Thường trực Ban Tri sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang đã thành lập và bố
nhiệm các Ban ngành trực thuộc, mỗi Ban ngành trực thuộc có trung bình từ
15-25 thành viên, đảm bảo được tính nguyên tắc bình đăng, quyền và lợi ích
chung của các Hệ phái Phật giáo.
- Công tác hỗ trợ hệ phái Phật giáo Nam tông: Ban Trị st GHPGVNtỉnh được UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tôn giáo, Ban
Dân tộc tỉnh, Chư Tôn đức các chùa, các Ban Quản trị và Phật tử hỗ trợ kinh
phí một phan cho việc tổ chức mở các khoá thi tốt nghiệp Tiểu học Pali và
Kinh luận giới Được Nhà nước quan tâm giúp đỡ, cấp phát một số sách giáo
khoa chữ Khmer từ lớp 1 đến lớp 5 dé giảng day và học tập, Ban Tôn giáo
Chính phủ và Trung ương GHPGVN in ấn hỗ trợ cho việc dạy, học và tụngniệm với tổng số 51.504 quyền sách và trên 40 đầu sách (từ năm 2012-2017), chính quyền các cấp hỗ trợ kinh phí tổ chức Dai hội Hội đoàn kết Sưsãi yêu nước cấp tỉnh và các huyện, thành phố Được Nhà nước hỗ trợ trùng
tu xây dựng Tháp 4 sư Liệt sĩ, di tích Chùa Phật lớn, Chùa Xẻo Cạn, ChùaTổng Quản, xây mới và sửa chữa các lò hỏa táng tổng kinh phí gần 42 tỷ đồng; các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã vận động phật tử và được Nhà nước hỗ trợ dé trùng tu xây dựng mới các Tự viện, tô chức các Lễ hội truyền thống, các lớp hoc Pali Song ngữ.
- Công tác mo các khóa dao tao: Ban Tri sự GHPGVN tỉnh mở các khoá Tin học văn phòng va nghiệp vu báo chí — thư ký cho các vị Thư ký
các Ban Trị Sự Phật giáo huyện, thành phố có trên 55 vị tham dự, phối hợp
với Sở Y tê tỉnh mở khoá Sơ cap cứu chăm sóc sức khoẻ ban đâu có 185 hoc
30
Trang 38viên tham dự, phối hợp Ban Tôn giáo-Sở Nội vụ mở khoá phổ biến kiếnthức Quốc phòng có gần 300 vị tham dự, mỗi năm khoá tu mùa hè cho gần1.000 sinh viên, học sinh tham dự và tổ chức chương trình tiếp sức mùa thicho các thí sinh thi Đại học tại TP Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang.
- Học tập và phổ biến các văn kiện Ti rung tơng GHPGVN: Tuân thủ sự lãnh đạo của Trung ương GHPGVN, đồng thời dé mọi hoạt động Phật sự theo đúng Chánh pháp và những quy định của Hiến chương Giáo hội, Ban Trị sự
GHPGVN tỉnh đã phổ biến và triển khai học tập Hiến chương, nội quy các Banngành, Viện trực thuộc Trung ương GHPGVN, các nghị quyết, chương trìnhhoạt động và các văn kiện khác của Trung ương GHPGVN đến các thành viên
Ban Trị sự, các Ban ngành trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN các huyện, thành
phó, các tự viện, tăng ni, phật tử Từ đó, mọi hoạt động Phat sự của Ban Tri sự
GHPGVN tỉnh, các Ban ngành trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN huyện, thànhphố sinh hoạt và tu học đều đi vào nề nếp và ôn định.
- Khóa tu mùa hè: Ban Tri sự GHPGVN tinh hàng năm đều tô chức
khóa tu mùa hè dành cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên tham gia tuhoc; nhằm hạn chế các van nan của thanh thiếu niên hiện nay như: lối sốngthực dụng, chủ nghĩa cá nhân và bạo lực Đồng thời kết nối lại những giá trịtinh thần cao dep va nâng cao đời sống hướng thiện, phát huy tinh thần tráchnhiệm đối với tự thân, cộng đồng và nâng cao nghệ thuật sống của thanh
thiếu niên, đặc biệt là hướng dẫn về tư tưởng đạo hiếu của nhà Phật để các
em phát huy tốt tinh thần Tri ân và Báo ân, uống nước nhớ nguồn, con cháu
thảo hiền Nội dung của tu học gồm các hoạt động vui chơi, ca hát, học tap các oai nghi tế hạnh, thực tập Thiền quán; tham dự các buổi thuyết giảng của các chư tôn đức giảng sư trong cả nước Phương pháp thực tập phát triển
tiềm năng của tư duy, thực tập phương pháp quản trị đời mình qua tư tưởng
đạo đức của Phật giáo, nâng cao đời sống hướng thiện, hạnh hiếu thảo, học
31
Trang 39tập những thói quen tốt để phát triển thành nhân cách tốt Tất cả đều hướngđến mục đích vận dụng tư tưởng giáo dục và đạo đức của Phật giáo, ứng
dụng vào đời sống thường ngày, qua đó phát huy tinh thần trách nhiệm đối với tự thân và cộng đồng, nâng cao nghệ thuật sống “Sống Khỏe, sống Hạnh phúc và sống An lạc” Khóa tu mùa hè đem lại cho những nét đẹp trong tâm hồn con người, là nền tảng vững chắc cho thanh thiếu niên trong tương lai
khi phải đối diện với đời sống quá nhiều phức tạp, bất an Tạo dựng niềm tin
và sức mạng về một lỗi sống lành mạnh, bảo tồn những giá trị tinh thần caođẹp của dân tộc, hướng đến đời sống “Chân, Thiện, Mỹ”, xa rời các tệ nạntiêu cực của xã hội, hướng đến phát triển tương lai tốt đẹp (Xem phụ lục ảnh
2.1, 2.2, 2.3).
* Hoạt động tôn giáo về lễ nghi: Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong
năm của GHPGVN tỉnh Kiên Giang (tính theo ngày âm lịch):
+ Tết Nguyên đán; Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên;
+ Ngày 08/02: Đức Phật Thích Ca xuất gia;
+ Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn;
+ Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát;
+ Ngày 21/02: Khanh dan Đức Phổ Hiền Bồ tát;
Trang 40sự Phật giáo các huyện, thành phố mỗi kỳ gần 500 Tăng ni, Phật tử tham dự.
Đặc biệt, Đại Lễ Phật Dan PL 2558 - DL 2014, 2019 là năm GHPGVN
được đăng cai tổ chức Đại lễ VESAK tam hợp, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã
tổ chức long trọng tuần lễ Phật đản cũng như lễ đài tập trung tại Công viênVăn hóa An Hòa và Trung tâm sinh hoạt cộng đồng thành phố Rạch Giá, tô
chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, 4m thực, xe hoa diéu hành thu hút trên 20 ngàn lượt người tham gia; tô chức 03 lần Đại lễ cầu nguyện hòa bình cho biển đông có gần 10 ngàn người tham dự; tô chức trọng thé lễ kỷ niệm
ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn; tổ chức thành công trọngthê lễ Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN tại chùa Phật Quang,Thành phố Rạch Giá gần 2.000 tăng ni, phật tử và các cơ quan chức năngtrong tỉnh tham dự; tô chức 03 kỳ Đại lễ cầu siêu cho các anh linh, các anh
hùng liệt sĩ vị quốc vong thân tại các huyện, thành phố trong tỉnh, thu hút hàng ngàn người tham dự và tưởng niệm; tổ chức Lễ tưởng niệm 04 Sư liệt
sĩ (10/06 DL) và lễ huý ky Chư tôn Thiền đức hữu công các thời kỳ; lễ kiếtgiới Xây ma cho 5 chùa thuộc Hệ phái Nam tông Khmer.