1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Giáo dục và đào tạo tăng tài của Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer tại thành phố Cần Thơ - thực trạng và giải pháp

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THAC SĨ TON GIÁO HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Luan van Thac si

Chuyên ngành: Tôn giáo hoc định hướng ứng dung

Mã số: 8229009.01(UD)

Người hướng dẫn: PGS TS Lê Bá Trình

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu dé hoàn thành luận văn khoahọc với đề tài “Giáo dục và đào tạo tăng tài cua Học viện Phật giao Namtông Khmer tại thành phố Cân Thơ - Thực trạng và Giải pháp”, tôi đã được

sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn nghiên cứu khoahọc, PGS.TS Lê Bá Trình Tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến Thay !

Xin gửi lời tri ân đến quý thầy, cô giáo của Bộ môn Tôn Giáo học, Ban

Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.

Can Thơ, ngày 22 tháng 3 năm 2023

Tác giả luận văn

A at

Đào Như

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của cá

nhân tôi.

Luận văn này được thực hiện sau quá trình học tập ở Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trìnhnghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn của Học viện Phật giáo Nam tông

Khmer hoạt động trong thời gian qua.

Các số liệu nghiên cứu, các nhận định, đánh giá, tài liệu nghiên cứutrong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và gắn liền với thực tiễn

của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer.

Can Thơ, ngày 22 tháng 3 năm 2023

Người cam đoan

A at

Đào Như

H

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU c Q22 SSSS HT TT Tnhh tớ |1 Tính cấp thiết của đề tài -¿- 5c tt 2E 2212112111121 rrk |

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ¿2-5 + 2+E+£+£££E+E+Ee£zzEzEerscxez 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - ĂĂĂ S1 12112 se, 6CHIA (00t oyiddidiidt.ddÝỔÔỒÔÝŸŸ 63.2 Nhiệm VỤ << 222111 113313399 g5 net 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + - 2s 2+s+£z+E+£zEezzxerszed 7

4.1 Đối tượng nghiên CỨU -2- ¿2 SE E£EE+E£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrerkrree 6

4.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - - - - 1 1333111383911 11 83311111 9111 ng vn ket 75 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - 7hy ái 0 75.2 Phương pháp nghiên CỨU - - c1 E39 kE 9v vn vn rệp 7

6 Đóng góp về khoa học của luận văn - - 2+ 2s 2+E+£zzx+zzxezezed 87.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - ¿2-5-5 +s+s+c+£zcecscs2 88 Kết cau của luận văn is +t Set SE E111 11515151111111 1111111111111 EE 8

1.1.1 Giáo ly Phật giáo về giáo dục Phật giáo va dao tạo tăng tài 9

1.1.2 Giáo dục Phật giáo, đào tạo tăng tài của Phật giáo Bắc tông và Phật

giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam - - +61 ** VEssseekrssseeree II1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt

Nam đối với Phật giáo Nam tông Khmer - - 2 2 2£ £+£+££+£z£+zSee: 14

ili

Trang 6

1.2.1 Chủ trương, chính sách của Dang và Nhà nước - - -‹ - 14

1.2.2 Chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - «<<: 19

1.3 Cơ sở thực tiễn về việc giáo dục và đào tạo tăng tài của Học viện Phật

giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ - 2s s+s+zszs+¿ 211.3.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ Việt

1.3.2 Nhu cầu nâng cao dân trí, bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của

đồng bào dân tộc Khmer và giáo dục, đào tạo tăng tài của Phật giáo Nam tông

1.3.3 Khái quát lịch sử thành lập Học viện Phat giáo Nam tông Khmer 29

Chương 2 THUC TRANG VE VIỆC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TANG

TÀI CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER HIỆN NAY

2.1 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer¬— ene nent nen e nee ene Etec ee ne eee ne Et Essense e ea eEt et ea eee ne ease neta etna enone 34

2.1.1 Vai tro của Học viện Phat giáo Nam tông Khmer đối với sự phát triển

của Giáo hội và Xã hỘIi - E111 ST nh 342.1.2 Chức năng, nhiỆm VỤ - - c6 1 E111 19911 11 99 11 9 vn kg 39

2.2 Tổ chức và hoạt động - - 2 ©2+E+EE+E£EEzESEEZEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrree 42

2.2.1 Cơ cau tổ chức và hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

¬ ence een e nent een ence cee nee e eens ec ene nee seas nent ea eeeee ee eneneeaeneneeaeneneeaenes 42

2.2.2 Về cơ sở vật CHA sccecccsecesesesesescscsvecscscecececccsvsvsvsvevacecaceceuueevavavavees 48

2.3 Kết quả đạt được và hạn chế, khó khăn trong hoạt động của Học viện

Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay - 5 +5 + **++*ke+sseeeeseeeese 51

2.3.1 Kết quả dat được trên lĩnh vực giáo duc và dao tạo nguồn nhân lực 512.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân - - 2 52+ +£++E+£+zEezzEerxzsee 54

Chương 3 XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG, NHỮNG VÁN ĐÈ ĐẶT RA VÀ

iv

Trang 7

DE XUẤT GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO CUAHỌC VIỆN PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER

3.1 Xu hướng tác động đến việc giáo dục và đào tạo của Học viện Phật

giáo Nam tông Khmer trong thời ø1an fỚI «55s *++*vee+sseeess 64

3.1.1 Sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Nam tôngKhmer gắn với yêu cầu phát triển của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

trong tình hình THỚII - - - <6 1 E3 1011189111 118911111 99111 ng vn vn kg 643.1.2 Xu hướng ngày cảng mở rộng giao lưu, hợp tác giữa Phật giáo Nam

tông Khmer ở Việt Nam với Phật giáo Theravada trong khu vực Đông Nam Á

và thể giới 5c tt E211 12151121112111211111111111111111111 1111111 cxe 65

3.1.3 Vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer đối với nhiệm vụ “trang nghiêm

Giáo hội” và xây dựng đời sống văn hoá tỉnh thần, giữ gìn truyền thống tốt

đẹp và góp phần quan trọng và nhiệm vụ đảo tạo nguồn nhân lực của đồngbào dân tộc Khmer Tây Nam bộ là xu hướng tat yếu trong thời gian sắp tdi

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục và đào tạo của Học viện Phật

giáo Nam tông Khmer hiện nayy - - c6 11111199 11 vn reg 67

3.2.1 Vấn dé về hoan thiện cơ sở vật chat, bảo đảm các điều kiện tối thiểu

phục vụ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện 67

3.2.2 Van đề về tổ chức, điều hành của Học viện : -: 5+2 68

3.2.3 Vẫn đề về xây dựng và thực hiện cơ chế đặc thù của Học viện Phật giáo

Nam tông KhimeT - - - <0 1133111119911 1199111119 vn 69

3.2.4 Vấn đề về giải quyết các mối quan hệ phối hợp giữa Học viện Phật giáoNam tông Khmer với các cơ sở giáo dục, đào tạo cấp học viện của Giáo hộiPhật giáo Việt Nam và cơ sở đào tạo đại học của hệ thong giao duc quốc dân

Trang 8

3.3 Giải pháp bảo đảm cho việc giáo dục và đào tạo của Học viện Phật giáo

Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ trong thời gian tới 70

3.3.1 Nhóm giải pháp chung về nhận thức, trách nhiệm của Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam và của xã hội đôi với việc giáo dục và đào tạo của Học việnPhật giáo Nam tông Khimer - - + E33 3E E*+*#EEEE+Eeeereeeeeereeeeeeree 703.3.2 Nhóm giải pháp cụ thể đối với các cơ quan, tô chức liên quan và bảnthan HOC ViEN EHdaaaddi 71

3.3.2.1 Đối với Giáo hội Phat giáo Việt Nam và Hệ phái Nam tông 71

3.3.2.2 Đối với các bộ, ngành Trung ương và chính quyền dia phuong 72

3.3.2.3 Đối với bản thân Học viện Phật giáo Nam tong Khmer 74

C KET LUẬN c c0 1122211111212 ng nen rớ78DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO : 81

vi

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Trang 10

A MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục Phật giáo là nhiệm vụ xuyên suốt trong tiễn trình lich sử du

nhập, phát triển và thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, từ thực tiễn cho thấy hệ thống

giáo dục và đào tạo Tăng Ni Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã

từng bước hoàn thiện và phát triển về mọi mặt với nhiều cấp bậc đào tạo khácnhau nhằm hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau Trong đó, mục tiêu quantrọng nhất là giáo dục các thế hệ Tăng Ni có đủ đức tải, trí tuệ để kế thừa, bảo

tồn, duy trì và phát triển mạng mach của Phật giáo, dong góp vào sự phát triển

chung của quốc gia, dân tộc.

Tính đến nay, Phật giáo Việt Nam có 04 Học viện (Học viện Phật giáoViệt Nam tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáoNam tông Khmer tại Cần Thơ); có 35 Trường Trung cấp Phật học, nhiềuTrường Trung cấp Pali tại Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang nhiều lớp sơ

cấp, đào tạo cho Tang Ni tại các tự viện tùy theo đặc thù của Hệ phái, son

môn Bên cạnh đó Giáo hội, còn tạo điều kiện cho Tăng Ni đi du học

Myanmar, Thái Lan, An Độ, SriLanka

Đối với hệ thống các Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Huế vàThành phố Hồ Chí Minh, hằng năm các trường đã dao tạo nhiều Cử nhân,Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học Quá trình hình thành, phát triển của các Học việnnày phần nào đã khẳng định được uy tín, vi thế, năng lực, đạt được nhiều

thành tựu quan trọng trong việc đào tao Tang Ni có trình độ, chuyên môn cao

về Phật học và thế học, đáp ứng nhu cầu phát triển của Giáo hội và góp phầnphát triển đất nước.

Riêng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, sự ra đời của cơ sở giáo dục

này chính là bước phát triển mới về tư duy giáo dục Phật giáo, thể hiện sự

Trang 11

quan tâm của Giáo hội, của Đảng và Nhà nước Đồng thời, nhằm cụ thể hóa

và đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của Chư tăng, sư sãi Hệ phái Phậtgiáo Nam tông Khmer cũng như của đồng bào dân tộc Khmer Học viện Phậtgiáo Nam tông Khmer là cơ sở đảo tạo Phật học cấp đại học cho Tăng sinhvùng đồng băng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập đã góp phan trong

việc đào tạo Tăng tài, truyền trì mạng mạch cua Như Lai, tiếp nối hoằng

dương chánh pháp lợi lạc quần sanh; mặt khác, tạo động lực thúc đây pháttriển Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trong ngôi nhà chung của Giáo hội

Phật giáo Việt Nam, và cuối cùng còn thể hiện sự đoàn kết gan bó trong khéi

đại đoàn kết toàn dân tộc Đồng thời, Học viện Phât giáo Nam tông Khmer

đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần đào tạo nguồn nhân

lực của cộng đồng người dân tộc Khmer cả nước Bởi vì, trong cộng đồng

người Khmer, mối quan hệ tôn giáo và dân tộc hết sức chặt chẽ với nhau,

không thê tách rời Do đó, nguồn nhân lực được Học viện đào tạo sẽ là nguồn

nhân lực trí thức cho các địa phương, phục vụ việc điều hành, hướng dẫn, tu

học của sư sãi và sinh hoạt văn hóa, tôn giáo của bà con dân tộc Khmer.

Tuy nhiên, thực trạng về công tác tổ chức, điều hành về mặt hoạt động;

công tác quản lý giáo dục, đào tạo; nội dung chương trình, môn học; cơ sở vật

chất của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer là vấn đề cần được tìm hiểu,

nghiên cứu, kiện toàn và hệ thống Qua thời gian 16 năm ké từ khi thành lập

-một chặng đường không quá dai nhưng cũng không quá ngắn, với nhiều thành

tựu đạt được Quá trình hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức Đó là những

van đề thu hút sự quan tâm sâu sac của học viên.

Trang 12

Vì vậy, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục và đào tạo tăng tài

cua Học viện Phật giao Nam tông Khmer tại Can Thơ - Thực trạng và giảipháp ” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều công trình khoa học, bài nghiên

cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là các công trình

nghiên cứu thuộc các khía cạnh:

- Những công trình nghiên cứu về quá trình du nhập và phát triển của

Phật giáo Nam tông ở Việt Nam, đặc biệt là Phật giao Nam tông Khmer, vớicác tác giả và công trình:

Nguyễn Mạnh Cường (2008), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo KhơmeNam Bộ (những van dé nhìn lai), Nxb Tôn Giáo, Ha Nội; Vũ Khánh, chubiên (2012), Người Khmer ở Nam Bộ Việt Nam, Nxb Thông Tan, Hà Nội:Danh Lung, Châu Hoài Thái (2017), Phật giáo Nam tông Khmer đồng hànhcùng dân tộc, Nxb Văn hóa văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh; Lê Mạnh Thát, Lịch

sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế, năm 1999: Lê MạnhThát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 3, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP.

Hồ Chi Minh năm 2002; Tran Hồng Liên, Góp phần tim hiểu Phật giáo Nam

Bo, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2004.

Các công trình này khái quát về nguồn gốc, quá trình hình thành và pháttriển của người Khmer và Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Nam bộ;nêu lên một số nhận định và giải pháp phát huy vai trò của đông bào KhmerNam bộ và Phật giáo Nam tông trong đồng bào Khmer Nam bộ.

Lê Quốc Lý (2017), Chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer vàdong bào Khmer vùng Tây Nam Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội;

PGS TS Hoàng Minh Đô - PGS TS Nguyễn Phú Lợi (Đồng chủ biên) Phật

Trang 13

giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam bộ và chính sách cua Dang, Nhà nước

Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân; Tác giả Nguyễn Đức Dũng vớibài viết “Góp phần hoàn thiện chính sách đối với Phật giáo Nam tôngKhmer”, Tap chí nghiên cứu tôn giáo, số 7, năm 2012; Hoà thượng DươngNhơn với bài nghiên cứu “Phật giáo Nam tông Khmer trong bối cảnh thống

nhất và hội nhập của Phật giáo Việt Nam”, Tap chi nghiên cứu tôn giáo, số 2,

năm 2008.

Các công trình này nghiên cứu tình hình về tổ chức và hoạt động của

Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam bộ và chính sách của Đảng và Nhà

nước đối với Phật giáo Nam tông vùng Tây Nam bộ Đưa ra một số nhận định

về một số van đề đặt ra, nhân tô tác động và giải pháp đối với Phật giáo Nam

tông Khmer.

- Những công trình nghiên cứu về giáo dục Phật giáo và đào tạo tăng tài

của Phật giáo Việt Nam.

Ban Giáo dục Tang Ni Trung ương: Giáo duc Phật giáo Việt Nam: Định

hướng và phát triển, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2012; Thích Nhật Từ (2019)(chủ biên), gồm nhiều công trình: Giáo dục Phật giáo: Bản chất, phương pháp

và giá trị, Chương trình Phát học tại Việt Nam và trên thé gidi; Gido duc dao

duc Phật giáo trong trường hoc và xã hội; Phật hoc Việt Nam thoi hiện đại:

Ban chất, hội nhập và phát triển, Nxb Hồng Đức, Hà Nội; Kỷ yếu Hội thảo

khoa học: Giáo duc Phát giáo Việt Nam - Tỉ ruyên thống và hiện đại do Ban

Giáo duc Tăng Ni Trung ương tổ chức năm 2016.

Các công trình trên đây luận giải về bản chất, phương pháp và giá trị của

giáo dục Phật giáo ở Việt Nam hiện nay; mối quan hệ giữa giáo dục đạo đức

Phật giáo với việc xây dựng những giá trị đạo đức của xã hội; đồng thời đưa ramột số giải pháp định hướng sự phát triển của giáo dục Phật giáo Việt Nam

thời gian tới.

Trang 14

- Những công trình nghiên cứu về sự phát triển của hệ thong Học viện

Phật giáo ở Việt Nam và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, gồm có:

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: “Giáo dục Phật giáo Việt Nam - 35 năm hìnhthành và phát triển” do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức ngày02/11/2016; Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: “Giáo duc Phật giáo: Truyền thong

và hiện đại”, do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Ban Giáo dục Tăng

Ni Trung ương tô chức tại HVPGVN, Hà Nội ngày 06/11/2016 Kỷ yếu tọađàm khoa học: Chat lượng giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer - Thực trạng

và giải pháp do Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương tô chức năm 2016; Hộithảo khoa học: Phật giáo Nam tông Khmer - Tính kế thừa, Thành tựu và phát

triển do Phân ban Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức năm 2016;HT Thích Giác Toàn (2014), Giáo dục Phát giáo Khmer trong tiễn trình hộinhập và phát triển, Tài liệu Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmerlần thứ VI, năm 2014 tại An Giang.

Các công trình nghiên cứu trên đây đề cập đến quá trình tô chức và hoạt

động giáo dục Phật giáo tại các Học viện Phật giáo Việt Nam, những vấn đề

đặt ra để nâng cao chất lượng giáo dục Phật giáo tại các cơ sở này; đồng thời

nêu lên hiện trạng của công tác giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay.- Những tư liệu, tài liệu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà

nước, hướng dan của Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm cơ sở phục vụ việcnghiên cứu dé tài, gồm có:

Chi thị số 68-CT-TW, ngày 18-4-1991 về Công fác ở vùng dân tộc

Khmer của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, năm 1991; Báo cáo tìnhhình Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ của Ban Chỉ đạo TâyNam Bộ, năm 2013; Báo cáo tình hình Phát giáo Nam tông Khmer Nam Bộ

của Ban Dân vận Trung ương, năm 2013; Tài liệu Hội nghị chuyên đề Phậtgiáo Nam tông Khmer Lân Thứ V năm 2012, do Văn Phòng 2 Trung ương

Trang 15

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức tại Trà Vinh năm 2012; Kỷ yếu Hội

nghị chuyên đề Phát giáo Nam tông Khmer lan thứ VI-VII-VIII-IX, do Văn

phòng 2, Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tô chức.

Cac tai liệu này tổng kết việc thực hiện chính sách, chủ trương của Đảngvà Nhà nước; hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với tổ chức và

hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer, trong đó có công tác giáo dục Phậtgiáo và đào tạo tăng tài của Phật giáo Nam tông Khmer.

Khi lựa chọn đề tài này, đối với học viên thì tài liệu quan trọng nhất vàcó giá trị khoa học, thực tiễn nhất chính là Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đảo

tạo Tăng tai va nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tại Học

viện Phật giáo Nam tông Khmer: Nhiệm vụ và giải pháp”, do Học viện Phật

giáo Nam tông Khmer phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 12 năm 2019, với 39bài viết, tham luận xoay quanh ba nhóm vấn đề: Tứ nhát, vai trò của Họcviện Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống thực tiễn Thi hai, những vấnđề thực trạng và giải pháp về nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Học viện Phật

giáo Nam tông Khmer Thi ba, thực trạng, định hướng và giải pháp của công

tác nghiên cứu khoa học và xây dựng mô hình của Học viện Phật giáo Nam

tông Khmer Đây là nguồn tư liệu quan trọng, làm cơ sở khoa học và thực tiễn

đề học viên hoàn thành đề tải của mình.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây là tư liệu quan trọng

phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển, đề xuất các giảipháp nâng cao chất lượng, hiệu quả về tổ chức và hoạt động của Học việnPhật giáo Nam tông Khmer trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Trang 16

xây dựng, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Nam

tông Khmer nói riêng.

3.2 Nhiệm vụ:

- Làm rõ những vấn đề ly luận, thực tiễn của quá trình giáo dục và đào

tạo chư tăng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ.

- Nghiên cứu thực trạng về tô chức, hoạt động, chỉ ra những thuận lợi,

khó khăn và những van đề đặt ra đối với yêu cầu phát triển của Học viện Phật

giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ hiện nay.

- Đề xuất giải pháp, đưa ra những khuyến nghị phát triển Học viện Phật

giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ trong thời gian tới.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tạithành phố Cần Thơ.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Giáo dục và đảo tạo tăng tài của Học viện Phật giáo Nam

tông Khmer tại thành phố Cần Thơ - Thực trạng và Giải pháp.

- Về thời gian: Từ khi hình thành Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

tại Cần Thơ (năm 2006) đến nay.

- Về không gian: Vùng Tây Nam Bộ.

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Phương pháp luận.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của tôn giáo học

Mác - Lénin (mối liên hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội), tư

tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Namvề tôn giáo và lý luận về giáo dục, đào tạo tăng tài của Phật giáo.

5.2 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 17

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tôn giáo học; các phương

pháp logic, lich sử, phân tích, tổng hợp kết hop với các phương pháp đối

chiếu, so sánh, dé phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn.6 Đóng góp về khoa học của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ về cơ sở khoa học của việc hình thành và

phát triển Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trong hệ thống giáo dục cấp

học viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một loại hình giáo dục tôn giáo

với vai trò vừa là phương tiện truyền bá tôn giáo, cung cấp nguồn nhân lựcphục vụ sự phát triển của tôn giáo; đồng thời góp phần nâng cao dân trí cho

xã hội.

- Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề thực tiễn trong quá trình xâydựng, hoàn thiện và phát triển hệ thong Học viện Phật giáo Việt Nam nóichung, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ nói riêng.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn cơ

sở khoa học của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thong giao duc cap học viện của

Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Nam tông Khmer.

- Về thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng dé làm tài liệu tham khảo phục

vụ nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn, hoàn thiện hệ thống Học viện của Giáo hội

Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; giảng dạy, nghiên

cứu, đào tạo nguồn nhân lực của Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tay Nam

Bộ: góp phần phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan chức năng có liênquan.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương, 9 tiết.

Trang 18

B NOI DUNG

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VA THUC TIEN LIEN QUAN

DEN DE TAI NGHIEN CUU

1.1 Co sở lý luận trong việc giáo dục và dao tao tăng tai của Hoc

viện Phật giáo Nam tông Khmer

1.1.1 Giáo lý Phật giáo về giáo dục Phật giáo và đào tạo tăng tài

- Khái niệm về giáo duc va dao tạo

Theo Từ Điển Tiếng Việt [31] “Giáo dục” được định nghĩa là: 1) (động

từ): Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh

than, thé chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dan dan có

được những phẩm chat và năng lực như yêu cau dé ra 2) (danh từ) Hệ thống

các biện pháp và cơ quan giảng dạy giáo dục của một nước.

“Đào tạo” được định nghĩa là: Làm cho trở thành người có năng lực; có

khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định.

Ở Việt Nam, ké từ khi thực hiện công cuộc đôi mới đất nước (1986) đếnnay, đặc biệt trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,

“Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đây sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện đề phát huy nguồn lực con người - yếu

tố cơ bản dé phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [8].

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bồsung và phát triển năm 2011) - một văn bản chiến lược hàng đầu, hoạch định

đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, khẳng định: Giáo dục và

đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và

con người Việt Nam [2].

- Khái niệm về giáo dục Phật giáo và đào tạo tăng tài

Trang 19

Giáo dục Phật giáo là điều kiện, phương tiện thiết yếu để “khai hoá”,

“chuyển hoá” chúng sinh thoát khỏi sự vô minh Dé làm cho chúng sanh giácngộ chân lý giải thoát của đạo Phật thì phải làm cho chúng sanh hiểu rõ sựkhổ, nguyên nhân của sự khô, cách diệt khổ và thực hành con đường đi đến

giải thoát [25] Vì vậy, ngay sau khi giác ngộ (chứng quả vị Phật), Đức Phật

Thích ca Mâu Ni liền có bài thuyết giảng đầu tiên cho 5 anh em Kiều TrầnNhư tại Lộc Uyên (Sarnath - Vườn Nai) với câu nói: “Này các vị, hãy lắngnghe, Pháp bất tử đã được phát hiện; ta sẽ chỉ dẫn và giảng dạy Pháp ấy”.

Mục tiêu của giáo dục Phật giáo là để mọi người hiểu được kinh Phật,hướng dẫn thực hành những lời day của Đức Phật dé thoát khỏi sự vô minh

(luật, luận), trở thành con người tự do, không bị ràng buộc, không bị vướng

mắc bởi “Ngã”; có đạo đức và trí tuệ khi giải quyết các mối quan hệ trong đời

sống xã hội.

Phật giáo lay hệ thống Kinh - Luật - Luận (Tam Tạng kinh điển) làm

nền tảng nội dung của giáo dục Người học Phật lay trí tuệ làm sự nghiệp

(Duy Tuệ Thị Nghiệp) Lay Văn - Tư - Tu (Học, tiếp nhận kiến thức - Suynghĩ về những điều đã học - Thực hành những điều đã học trong đời sống)

làm phương pháp thực hiện học đi đôi với hành.

Dé ánh sáng giác ngộ được truyền đi khắp nơi, góp phần giáo hoa chúngsanh thì phải có đội ngũ những người đi hoằng dương chánh pháp Ngay từkhi hình thành Tăng đoàn (là những người xuất gia theo Phật sống đời sông

tập trung), Đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài rằng: “Các con hãy vì lòng từ

bi rộng lớn đi gieo rắc hạnh phúc cho đời Đừng đi trùng nhau trên một ngã

đường Các con hãy truyền đạo mau nhiệm cho đời hiểu thé nào là cuộc sốngcao cả, trong sạch hoàn toàn và gương mẫu Hãy hoằng dương giáo pháp, toànhảo ở đoạn đầu, toàn hảo trong phần khai triển, và toàn hảo ở đoạn cuối, toảnhảo trong cả hai, tinh thần va văn tự ” [17] Muốn có những người thực hiện

10

Trang 20

nhiệm vụ hoằng dương đạo pháp thì phải thực hiện công tác đào tạo nguồn

nhân lực của Phật giáo Do đó, đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ quantrọng của Phật giáo dé có lực lượng thực hành hoăng dương chánh pháp.

Ngày nay, trong quá trình phát triển ra khắp thế giới, Phật giáo đã và

đang hình thành nhiều hệ phái khác nhau nhưng giáo dục Phật giáo và đào tạo

nguồn nhân lực (tăng, ni) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

của các tô chức, truyền thống Phật giáo ở các nước cũng như ở Việt Nam dé

phục vụ sứ mệnh hoằng dương chánh pháp.

1.1.2 Giáo dục Phật giáo, đào tạo tăng tài của Phật giáo Bắc tông và

Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam

- Trong thời gian đầu, khi Đức Phật còn tại thế, những lời dạy, nội dung

thuyết pháp được trao truyền trực tiếp từ Đức Phật đến các đệ tử của mình,

chưa viết thành sách Phương thức giáo dục Phật giáo ở thời kỳ này là“Truyền khẩu” Giáo lý, giáo luật và những chú giải được trao truyền trực tiếp

từ Đức Phật đến đệ tử của mình Các đệ tử đọc tụng hăng ngày những nội

dung ấy dé nhớ, suy nghĩ và thực hiện.

Để lưu giữ những lời Phật dạy, sau gần 400 năm kể từ khi Đức Phat

nhập Niết bàn, các đệ tử của Ngài đã tổ chức 3 kỳ Kết tập Tam Tạng bang

phương thức “khâu truyền” (chỉ thuyết giảng nội dung và chú giải bằng lờinói, tụng đọc đề ghi nhớ, không có ghi chép, không viết thành sách) Trong kỳ

Kết tập Tam Tạng lần thứ tư, bộ Tam Tạng và chú giải được viết thành văn

trên lá buông Từ đây, giáo dục dao tạo của Phat giáo được thực hiện với

nhiều phương thức, hình thức phong phú hơn: Trao truyền trực tiếp từ vị sư

phụ, mở lớp, trường Phật học và đào tạo tăng tải

Cũng sau khi Đức Phật nhập Niết bàn khoảng 100 năm, Phật giáo phânchia thành các hệ phái khác nhau với căn bản là hai hệ phái: Bắc tông (Bắctruyền) và Nam tông (Nam truyền - Nguyên thuỷ - Therevada) Quan niệm

11

Trang 21

giáo lý và phương thức hành đạo của hai hệ phái này có những khác biệt

nhưng vẫn có những điểm giống nhau cơ bản:

Đều nhìn nhận Đức Phật Thích Ca Mau Ni là bậc Dao sư;

Đều thừa nhận về Vô thường, Vô ngã, Khổ, lý thuyết Duyên khởi, Thậpnhị nhân duyên và thực hành Tứ diệu dé (hay còn gọi là Tứ thánh dé), Bát

chánh đạo; phương thức tu tập là Giới - Định - Tuệ.

Không thừa nhận có đẳng tối cao sáng tạo ra và thong tri thé gidi ma moi

sự vật, hiện tượng trên thé gian nay đều phải chịu chi phối bởi quy luật (Luânhoi): Thành - Trụ - Hoại - Không (Vũ tru quan) và Sinh - Lão - Bệnh - Tử

(Nhân sinh quan)

Về hình thức giáo dục, đào tạo cũng có sự khác biệt giữa truyền thống

Bắc tông và truyền thống Nam tông Đối với Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam,

từ khi vận động phong trào Chấn hưng Phật giáo vào đầu thế kỷ XX cho đếnnay, cùng với sự ra đời các Hội nghiên cứu Phật học của Hệ phái Bắc tông ở

cả 3 kỳ: Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ, nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo Phật giáo

tập trung của Bắc tông được thành lập với các cấp học gồm: Giáo dục Phật

học phổ cập; Giáo dục Phật học Sơ cấp; Giáo dục Phật học Trung cấp; Giáo

dục Phật học đại học và sau đại học.

- Hệ thống giáo dục và đảo tạo của Phật giáo Nam tông Khmer có sự

khác biệt hơn, gồm: Hệ Giáo duc Phật học tại các chùa: Do vị bổn su truyền

dạy Phật pháp căn bản và dạy tiếng Pali, dạy Khmer ngữ cho tăng sinh vàphật tử người Khmer, thời gian đào tạo khoảng 9 năm Hệ thống đào tạo tại

các trường Phật học dành cho tăng sinh Khmer gồm: Các lớp Sơ cấp, Trung

cấp Pali Vini; Trường Bồ túc Văn hoá Pali Trung cấp Nam Bộ (tại tỉnh SócTrăng) và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer (tại Cần Tho).

Do tính chất đặc thù về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, Phật giáoNam tông Khmer gắn chặt với đời sống văn hoá, tinh thần cũng như mọi sinh

12

Trang 22

hoạt của đồng bào dân tộc Khmer, nên nội dung giáo dục, đảo tạo tại các chùa

của Phật giáo Nam Tông Khmer mang tính toàn diện, vừa giáo dục những nội

dung cơ bản của Tam Tạng kinh, vừa giáo dục việc tô chức cuộc sống, đạo

đức, văn hoá truyền thống của người Khmer.

Theo tập quán truyền thống của người Khmer, người con trai trong mỗi

gia đình khi lớn lên sẽ được gia đình gởi vào chùa tu học (Tu báo hiếu) Tại

đây họ sẽ được học tiếng Pali, chữ Khmer (tiếng mẹ đẻ), giáo lý, học

nghé va rèn luyện ban thân dé thành người có tri thức, đạo đức, xứng danhvới gia đình và xã hội Thời gian tu học tại chùa không bắt buộc dài hoặc

ngắn Sau một thời gian tu báo hiếu, những người có đủ điều kiện tu tiếp thì

trở thành vị Tăng tài của hệ phái Những người không đủ duyên tu tiếp thì trởvề gia đình với những hành trang đã được trang bị trong quá trình tu học đểhoa nhập vào đời sống xã hội đã hội, có đủ những tiêu chí về văn hoá, đạo

không nhỏ cho bất kỳ vị tu sĩ của Phật giáo Nam tông Khmer nào cũng như

trách nhiệm, hoạt động giáo dục, đào tạo của Phật giáo Nam tông Khmer.

Đi tu đối với người Khmer vừa là một trách nhiệm xã hội, vừa là mộtniềm vinh dự của gia đình; là một trong những tiêu chuẩn đánh giá về chuẩn

mực văn hoá, đạo đức và người có ích cho xã hội của người thanh niên

Khmer Không ít người trong số họ trở thành cán bộ, công chức Nhà nước,

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thê chính trị, xã hội ở các cấp Do đó,

có thê nói răng, giáo dục, đào tạo của Phật giáo Nam tông Khmer vừa là

13

Trang 23

nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho Giáo hội, vừa góp phần quan trọng đào

tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật

giáo Việt Nam đối với Phật giáo Nam tông Khmer

1.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Trên cơ sở quan điểm, chủ trương đối với tín ngưỡng, tôn giáo quyđịnh tại Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung và phát triển năm 2011), Nghị quyết Đại hội lần XII của Dang khangđịnh: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo Phát

huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ

chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo Khuyến khích chức sắc

và tín đồ các tôn giáo tham gia vào các hoạt động của xã hội để thực hiện

công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quan tâm và tạo điều kiện cho các tô chức tôn giáo sinh hoạt theo hién

chuong, điều lệ của các tô chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng

quy định pháp luật Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với nhữnghành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dé mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn

kết dân tộc” [3] Các quan điểm, chủ trương này là cơ sở quan trọng để hệ

thống chính trị ở Việt Nam xây dựng chính sách, pháp luật, tạo điều kiện để

các tô chức tôn giáo, trong đó có Phật giáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và

đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động của tôn giáo mình.

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trungương khóa IX về công tác tôn giáo nêu lên 5 quan điểm cơ bản:

1) Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cau tinh thần của một bộ phận nhân dân,

đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

nước ta Đông bảo các tôn giáo là bộ phận của khôi đại doan kết toàn dân tộc.

14

Trang 24

2) Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn

dân tộc Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bàotheo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.

3) Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần

4) Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

5) Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự

hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho của các tôn giáo, Nghị quyết25 khang định: Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt

động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở

trường đảo tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa,

xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật

Về giáo dục và đào tao đối với đồng bao dân tộc thiểu số, Nghị quyết

số 24-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về

công tác dan tộc, nêu rõ: “Đa dạng hóa, phat triển nhanh các loại hình đảotạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc; đưa chương trình dạy nghề vào các

trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, cử tuyển dành

cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học vả cao đăng: mở thêm

trường dự bị đại học dân tộc ở khu vực miền Trung, Tây nguyên Nghiên cứu

tổ chức hệ thong trường chuyên đào tạo, bồi đưỡng tri thức và cán bộ là ngườidân tộc thiểu số” [5].

Trên cơ sở đó, Đảng đã đề ra các chủ trương cụ thê đối với đồng bào dântộc Khmer Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 18-4-1991 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng về công tác ở vùng dong bào dân tộc Khmer, nêu rõ: “3- Đôi với chùa

chiên và sư sãi Khơ-me.

15

Trang 25

Chùa chién và sư sãi có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống đồng

bao dân tộc Khome Phật giáo Nam Tông (Tiêu Thừa) mang tính quan chúng.Tôn giáo và ban sắc dân tộc đồng bao Khơme gan chặt, hoà nhập vào nhau.

Đại bộ phận su sai là con em nhân dân lao động và thực sự có lao động trong

khi hoạt động tôn giáo Vận động sư sãi Khơme là một bộ phận quan trọng

trong công tác dân vận của Đảng Trên cơ sở thực hiện tốt chính sách dân tộc

và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thê mỗi

tỉnh có đồng bào Khơme, lập Hội đoàn kết sư sãi yêu nước của sư sãi góp

phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nghiên cứu mở trường Pa-licấp cao khi có điều kiện dé day giáo ly cho sư sai.

Tôn trọng, bảo vệ và phát huy đi sản văn hoá chùa chiền Khơme kết hợp

với nội dung văn hoá mới Ở những chùa có điều kiện, xây dựng chùa thành

những trung tâm văn hoá - thông tin, hướng dẫn thực hiện nếp sống mới của

đồng bào Khơme ở các phum, sóc, thành nơi thực nghiệm và ứng dụng khoa

học - kỹ thuật, chuyên giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, nghiên cứu dé đưamột số chùa Khơme có ý nghĩa tiêu biểu về lich sử và văn hoá vào danh mục

xếp hạng của Nhà nước.

Chăm sóc đời sống và giúp phương tiện làm việc đối với các vị sư sãi

chủ trì các ban trị sự Hội phật giáo địa phương Biéu dương, khen thưởng các

VỊ Sư sai có công với nước, với dan ” [22].

Ngày 10 tháng 01 năm 2018, Ban Bí thư tiếp tục ban hành Chỉ thị số

19-CT/TW về făng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tìnhhình mới, nêu rõ: “Xây dựng chương trình, quy chế thống nhất về nội dung

giảng dạy, tuyến sinh đối với Trường bổ túc văn hóa Pali và chữ Kho-me ở

các cấp học và Học viện Phật giáo Nam tông Khơ-me” [6].

16

Trang 26

- Nhà nước đã cụ thé hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn

giáo, dân tộc bằng những quy định trong Hiến pháp, pháp luật và những

những chính sách cụ thể.

Hiến pháp năm 2013 quy định chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu

số: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào

dân tộc thiêu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưutiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và ngườinghẻo được học văn hoá và học nghề” [21].

Ngày 14 tháng 01 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/

2011/NĐ-CP Vẻ công tác dân tộc, trong đó nêu rõ các nguyên tắc cơ bản của

công tác dân tộc: Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đăng,

đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển Đảm bảo việc giữ gìn tiếng

nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyềnthống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc (Điều 3).

Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo (Điều 10): Phát triển giáo dụcvùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách

giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc Đào tạo nguồnnhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc

điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

Quốc tế Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc

được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phô thông, trường phổthông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường

xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên

nghiệp, cao đăng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa (Điều 13): Hỗ trợ việc giữ gìn

và phát triên chữ việt của các dân tộc có chữ việt Các dân tộc thiêu sô có

17

Trang 27

trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân

tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật [23].

Ngày 18 tháng 11 năm 2019, Quốc hội ban hành Nghị quyết số:88/2019/QH14, Phê duyệt dé án tổng thé phát triển kinh tế - xã hội vùng đồngbào dân tộc thiểu số và miễn núi giai đoạn 2021-2030 với 8 nhóm nhiệm vụ

giải pháp cụ thể, trong đó có các giải pháp: (5) Phát triển giáo dục đào tạo,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (6) Bảo ton, phat huy giá tri van hóa

truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiêu số gắn với phát triển du lịch [24].

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách với nội

dung ngày càng da dạng, sâu rộng, huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát

triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer Trong đó, có

nhiều chính sách tác động trực tiếp và gián tiếp đến đào tạo nguồn nhân lực

các dân tộc thiểu số cả nước và đồng bao dân tộc Khmer Nam Bộ như:

Về chiến lược phát triển các dân tộc: Ngày 12 tháng 03 năm 2013 củaThủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 449/QĐ-TTg, phê duyệt Chiếnlược công tác dân tộc đến năm 2020 Ngày 28 tháng 01 năm 2022, Chính phủ

ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP, Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính sách dạy nghề cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (Quyết

định số 267/2005/QD-TTg, ngày 31-10-2005, của Thủ tướng Chính phủ);

Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiêu

số (Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg, ngày 11-11-2013, của Thủ tướng Chínhphủ);

Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh

viên dân tộc thiểu số (Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 2-10-2015, của

Chính phủ)

18

Trang 28

Qua đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng dân tộc Khmer có nhiềuchuyền biến tích cực Mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục các cấp học

được đầu tư mở rộng: số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên là người

dân tộc Khmer từng bước được nâng lên Tỷ lệ huy động học sinh trong độ

tuổi các cấp đến trường đạt cao Chất lượng dạy và học của hệ thống các

trường pho thông dân tộc nội trú được nâng lên qua các năm Chính sách cử

tuyển được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực, với hàng nghìn

sinh viên hàng năm theo học tại các trường đại học, cao đăng, trung cấpchuyên nghiệp (Nghị định số 49/2015/NĐ-CP, ngày 15-5-2015, của Chính

phủ) Công tác dạy nghề được các địa phương quan tâm thực hiện, góp phần

tạo việc làm ồn định cho người dân, tăng thu nhập, từng bước giảm nghèo bền

Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer được chính quyền

các địa phương quan tâm, hỗ trợ các chùa, sư sãi tổ chức dạy chữ Khmer,

tiếng Pali theo hình thức thường xuyên hoặc trong dịp hè, thu hút ngày càngđông con em dân tộc Khmer đến học.

Chính sách phát triển cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng

và sử dụng cán bộ người dân tộc Khmer được quan tâm Công tác phát triển

đảng viên, đoàn viên, hội viên được chú trọng; SỐ lượng, chất lượng ngày

càng được nâng lên, đáp ứng cơ bản nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương.

1.2.2 Chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Phật giáo Nam tông Khmer là một trong 09 hệ phái đã tích cực góp phầnthống nhất các hệ phái Phật giáo trong toàn quốc, thành lập nên Giáo hội Phật

giáo Việt Nam Sau một thời gian vận động và chuẩn bị, ngày 07-11-1981, tạichùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội, Đại hội Phật giáo Việt Nam Toàn quốc lần thứ

nhất được tiến hành Kết quả Đại hội là 9 hệ phái của Phật giáo Việt Nam

19

Trang 29

thống nhất lại trong một tổ chức Phật giáo duy nhất với tên gọi là Giáo hội

Phật giáo Việt Nam, đáp ứng với mong muốn, nguyện vọng của đồng baoPhật tử cả nước khi nước nhà đã thống nhất về một mối Giáo hội Phật giáoViệt Nam có Hiến chương và Nội quy Tăng sự, có nhiều Ban, Ngành, Viện dé

triển khai các hoạt động Phật sự với đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủnghĩa xã hội”, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lời nói đầu củaHiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói rõ: “Sw thong nhất Phật giáoViệt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thong nhất ý chỉ và hành động,

thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyễnthống Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chánh

Giáo hội Phát giáo Việt Nam ra đời là sự kết tỉnh trí tuệ, là nguyện vọng

chân chính của Tăng Ni, Cu sĩ Phật tw các tô chức Giáo hội, tổ chức Hội vàcác Hệ phái Phật giáo trong cả nước, là chủ thể kế thừa lịch sử hàng ngàn

năm cua Phật giáo Việt Nam” [27], trong đó Phật giáo Nam tông Khmer là

một hệ phái không tách rời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đề bảo đảm vừa thong nhat trong Giáo hội Phat giáo Việt Nam, vừa tôntrọng và duy trì truyền thống của hệ phái, trên cơ sở Hiến chương của Giáo

hội Phật giáo Việt Nam, ngày 15-7-2013, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo

Việt Nam ban hành Quyết định số 228/2013/QDHDTS về việc thành lập Phân

ban Đặc trách Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer trực thuộc Ban Giáo dụcTăng ni Trung ương, do Thượng tọa Danh Lung, Phó Trưởng ban Giáo dục

Tăng ni Trung ương kiêm Trưởng Phân ban Giáo dục Phật giáo Nam tôngKhmer, cùng 63 thành viên.

Ngày 15-3-2015, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo

Việt Nam ban hành Quyết định thành Phân ban Tăng sự Phật giáo Nam tông

Khmer thuộc Ban Tăng sự Trung ương do Hoà thượng Danh Đồng làm

20

Trang 30

Trưởng Phân ban cùng 27 thành viên; Phân ban Hoăng pháp Phật giáo Nam

tông Khmer thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương do Hoà thượng Danh Đồng

làm Trưởng Phân ban và 29 thành viên; Phân ban Văn hóa Phật giáo Namtông Khmer thuộc Ban Văn hoá Trung ương do Hoà thượng Danh Lung làm

Trưởng Phân ban và 67 thành viên; Phân ban Thông tin Truyền thông Phật

giáo Nam tông Khmer thuộc Ban Thông tin Truyền thông do Đại đức Châu

Hoài Thái làm Trưởng Phan ban va 51 thành viên [12].

Như vậy, theo quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Giáo hội

Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer là một hệ phái trong Giáo

hội Phật giáo Việt Nam, có day đủ tư cách pháp nhân trong tổ chức Giáo hội

dé triển khai các công tác Phật sự, trong đó có công tác giáo dục, dao tạo tăng

tài của Phật giáo Nam tông Khmer.

1.3 Cơ sở thực tiễn về việc Giáo dục và đào tạo tăng tài của Họcviện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ

1.3.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ

Việt Nam

Tây Nam bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long) bao gồm 13tỉnh, thành: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Ca Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang,

Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành

phố Cần Thơ; có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, với hơn 18 triệu dân sinh

song, chiếm 19,8% dân số cả nước Đây là “địa ban có nhiều dân tộc sinhsông, trong đó, người Kinh có dân số đông nhất, chiếm hơn 90% dan sé,người Hoa có khoảng 192.000 người (chiếm 1,1%), người Chăm có khoảng

15.000 người (chiếm 0,08%), người Khmer có khoảng 1,2 triệu người, tậptrung đông nhất ở các tỉnh Sóc Trăng (khoảng 400.000), Trà Vinh (khoảng

320.000), Kiên Giang (khoảng 204.000), An Giang (khoảng 85.000), Bac

Liêu (khoảng 60.000), Cần Thơ (khoảng 39.000), Cà Mau (khoảng 24.000),21

Trang 31

Vinh Long (khoảng 21.000)” [16, tr 66.] Ngoài ra còn khoảng 0.02% các

dân tộc khác cùng sinh sống ở đây.

Nghiên cứu lich sử và kết qua khảo cổ học chỉ ra rằng, người Khmer đãcó mặt ở vùng đất Tây Nam bộ từ rất sớm Đây là vùng đất rất rộng, có nhiềukênh rạch chang chit, còn hoang sơ, như nhà văn Sơn Nam đã viết: “vàng Tây

Nam bộ xưa kia, cô nhiều kênh rạch, cù lao, rừng rậm với muối mỏng, kiến,

mot, rắn rết, dia, vắt tha hồ sinh sôi nay no” [18, tr.11] Trong điều kiện đó,

người Khmer đã quan tụ thành những xóm nhỏ dé hỗ trợ nhau trong cuộcsông Từ thế kỷ thứ XVII, những lớp cư dân người Khmer chính thức địnhhình, quần cư thành những Phum, nhiều phum họp lại thành Srok ở vùng TâyNam bộ cho đến ngày nay.

- Các kết quả nghiên cứu cũng cho răng, “Phật giáo Nam tông được

truyền vào vùng đất Tây Nam bộ vào khoảng thé kỷ thứ VI, không phải trựctiếp từ Án Độ mà chủ yếu gián tiếp qua Campuchia, một phần từ Indonesia và

Malaysia và được đông đảo người dân, đặc biệt là cộng đồng người Khmer

đón nhận, trở thành tôn giáo của người Khmer Trải qua một quá trình lịch sử

với nhiều biến động, Phật giáo Nam tông đã thăng thế trước đạo Bà-la-mônvào thế kỷ XI Sự thắng thế của đạo Phật thể hiện qua cái chết của Kabil Ma

Harum - vị thần bốn mặt, biéu tượng của đạo Bà-la-môn giả nua đã tự cắt đầu,

vì thua cuộc chang thiếu niên Thômabal, thé hiện cho Phật giáo trẻ trung Thế

nhưng, cũng phải đến thế kỷ XIX, Phật giáo Nam tông mới ăn sâu vao đời

sông của đại bộ phận phum sóc của người Khmer Từ đó, Phật giáo Nam tôngđã có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần của cộng đồng người Khmer và

một bộ phận người Kinh, người Hoa ở Tây Nam bộ, và đã bản địa hóa; đồng

thời dung nạp một số yếu tô của các tôn giáo khác du nhập từ nước ngoài.Những học thuyết có tính chất tư biện, các tín điều khô khan, các suy tư

22

Trang 32

huyền bí đã được giản lược đi để hoà quyện vào nó các tín ngưỡng dân gianbản địa vốn chất phác và đơn giản” [26].

- Đặc trưng về phương pháp tu tập, sinh hoạt của sư sãi và đồng bào dân

tộc Khmer tại ngôi chùa của Phật giáo Nam tông Khmer.

Đối với Phật giáo Nam tông Khmer, những chuẩn mực đạo đức phật

giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cựcđến tín đô, Phật tử Điều đó thể hiện tính độc lập tương đối của các hình thái ýthức xã hội, chúng luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên nét đặc thù

riêng trong lối sống, đạo đức cho dân tộc này được phát triển và sinh tồntrong cộng đồng dân tộc Việt Nam Phật giáo Nam tông với giáo lý, giáo luật,

lễ nghi đơn giản phù hợp với cuộc sống đời thường của người Khmer gắn liền

với nền văn hóa lúa nước Trên cơ sở đó, những triết lý nhà Phật đã ảnh

hưởng rất sâu sắc đến đồng bào dân tộc Khmer.

Phật giáo Nam tông Khmer thực hành theo giới luật Phật giáo Nguyên

thủy, các vi sư sống băng sự khất thực hăng ngày, sự dâng cúng vật thực mỗi

ngày của tín đồ Các sư chỉ ăn hai bữa một ngày, vào lúc mặt trời trời ló dạng

buổi sáng sớm, và buổi trưa trước giờ Ngọ (sớm hơn 12 giờ trưa) Sau 12 giờ

trưa cho đến hết đêm nhà sư chỉ được dùng vật lỏng dé uống, như: nước, sữa,

trà, đường, trái cây ép, vắt, mật ong, nước mía Sau một thời gian tu học, họ

hết căn duyên có thể xin hoàn tục theo truyền thống, lập gia đình, phát triển

kinh tế, tham gia các công việc xã hội Nếu còn căn duyên họ có thể tiếp tụcxin vào chùa xuất gia lần thứ hai vẫn được, nhưng phải được sự chấp thuận và

Trang 33

giáo lý và những nghi thức truyền thống mang đậm nét Phật giáo của ngườiKhmer như: Lễ Phật đản; lễ Nhập hạ, lễ Xuất hạ, lễ Dang y Kathina, Chél

Chnăm Thmây, lễ Sene Dénta, lễ hội Ok Om Bok, nghi thức dâng cúng trai

tăng và các nghi lễ khác tổ chức tại gia đình Tất cả các cuộc lễ đều được tổ

chức tại chùa, chương trình lễ do vị sư cả trong chùa soạn thảo Ngày lễ thực

sự là ngày hội quan chúng, mọi người đều quy tụ về ngôi chùa trong xóm dé

dự lễ và vui chơi với hàng loạt những trò chơi dân gian, truyền thống của dân

tộc mình Nhìn chung, moi tín đồ đều gan bó chặt chẽ với ngôi chùa từ những

việc lễ hội cho đến các công việc thường nhật hàng ngày của đời sống gia

Các vi sư tu học, trụ trì ở các chùa luôn được quan tâm giúp đỡ học tập

Phật học, thế học và được cưu mang, che chở, giúp đỡ mọi thứ trong suốt quá

trình tu học cụ thể Những năm gần đây Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước cáccấp cũng đã giới thiệu cho tu sĩ Khmer đi học các nơi như: Trường Bồ túc

Văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ tại Sóc Trăng; Học viện Phật giáo Nam tông

Khmer ở thành phố Cần Thơ; các trường cao đăng, đại học ở trong nước và

nước ngoài (chủ yếu là du học tại Thái Lan và Myanmar).

Sư sai Nam tông Khmer không bị bắt buộc là phải tu suốt đời mà có thé

lựa chọn các hình thức tu như sau:

Tu suốt đời: Các vị sư chỉ chú tâm học hành theo giáo lý nhà Phật như:

học Kinh, Luận, Giới, học Pali và học ngôi thiền Vipassana, bên cạnh đó làtrau déi kiến thức liên quan đến việc tu học của mình.

Tu trả lễ: Hình thức đi tu gieo duyên này thường được tổ chức vào dip lễChol Chnăm Thmây (tết cổ truyền đồng bao dân tộc Khmer), hoặc lễ cầu an

tại phum srok.

Tu báo hiếu: Đây là một tập quán lâu đời, là truyền thống văn hóa đặctrưng của người Khmer Hình thức đi tu này vừa mang đậm tính chất tôn giáo,

24

Trang 34

nhưng đồng thời còn thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha

mẹ những người đã có công sinh thành dưỡng dục.

Mỗi người nam của dân tộc Khmer đi tu với tinh thần tự nguyện, nhưngchỉ được nhận vào chùa và được thọ giới Sadi khi đáp ứng được một số yêucầu cơ bản: Phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng (nếu còn

nhỏ) Người nam đã có gia đình muốn vào chùa tu phải được sự đồng ý củavợ; phải là công dân tốt, không trong tình trạng vi phạm pháp luật; phải cóthầy dẫn dắt và có những vật dụng cần thiết của một tu sĩ.

Tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer có vị trí và ảnh hưởng tất lớn đối với

cộng đồng người Khmer Các vi tu sĩ Khmer được coi là đại diện cho 3 đời

Chư Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sanh, họ luôn là người thầy môphạm được tôn kính va tin tưởng Sinh hoạt van hóa, lễ hội của đồng bàoKhmer đều có sự tham dự, hướng dẫn và chứng minh của các vị tu sĩ Có thể

nói, đời sống thường nhật của đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer

luôn gan bó mật thiết với nhau và không thé tách rời từ sinh ra cho đến hết

- Vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer đối với đồng bào Khmer Tây

Nam bộ.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Nam trong cuốn Tổng quan văn hóa

truyền thống các dân tộc Việt Nam (Quyển 1) chi ra rằng: “dân tộc này

(Khmer-TG) tr xa xưa đã chịu ảnh hưởng sâu nặng của nên văn hóa Ấn Độ,

thông qua đạo Bàlamôn, rồi đạo Phật Văn hóa An Độ thâm nhập vào đây

không phải thông qua con đường xâm lược cưỡng bức, mà qua con đường

truyền đạo của giáo sĩ và thương nhán, dân dan được Khmer hóa, nhuân nhịnhư chính sự phat triển tự thân của văn hóa bản địa Khmer” [19] Do đó,

giữa dân tộc Khmer và Phật giáo Nam tông của người Khmer (Phật giáo Namtông Khmer), tôn giáo va dân tộc có sự gan két với nhau như một, luôn chia

25

Trang 35

ngọt sẻ bùi, cùng nhau tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh Điều đó

được thể hiện sinh động trong đời sống hằng ngày: Ngôi chùa là nơi thực hiệncác lễ nghi theo giới luật Phật giáo; đồng thời là nơi diễn ra các lễ hội theophong tục tập quán của giới sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer, là trung tâmvăn hóa, là nơi giữ gìn tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán tốt đẹp của dân

tộc Khmer, là nơi truyền đạt giáo lý Phật giáo đến Phật tử, là nơi giáo dục lối

sông, nghề nghiệp ban đầu và là nơi nương tựa tính thần, tín ngưỡng của đờisống, cuối cùng là nơi gởi xương cốt lúc qua đời.

Do đó, Phật giáo Nam tông có vai trò rất quan trọng đối với đồng bàodân tộc Khmer, nó đã trở thành cốt lõi của nền văn hóa Khmer đặc sắc và độcđáo; góp phan trong việc bảo tồn, bổ sung và phát huy bản sắc văn hóa truyền

thống của dân tộc Khmer Trước hết thể hiện trên ngôn ngữ Khmer, tiếng Pali

của Phật giáo Nam tông: đồng thời góp phần phong phú cho tiếng nói và chữviết của dân tộc Khmer Hầu hết các lễ hội của dân tộc Khmer đa phần đều

gắn liền với sự tích của Phật giáo Nam tông như: Chol Chnăm Thmây, SeneĐônta, Dang y (Kathina), Ok Om Bok, Các sự tích của Phật giáo gắn với lễ

hội dân tộc đều nhằm giáo dục con người hướng thiện, giữ đạo lý khi thựchiện các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với nhau

trong cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội Việc tu học theo Phật giáo

Nam tông, việc hình thành các “Chua - Trường” đã góp phan nâng cao dan trí,

cơ sở ban đầu đảo tạo nguồn nhân lực dé có thé phục vụ cuộc sống.

Phật giáo Nam tông Khmer giữ vai trò quan trọng, góp phan trong việclàm đa dạng và phong phú thêm đối với loại hình nghệ thuật dân tộc Trướchết là những nét đẹp trong điêu khắc và kiến trúc dân tộc Thông qua những

công trình xây dựng chùa, cách trang trí trong chùa với những hoa văn độc

đáo của từng công trình Các loại hình nghệ thuật như các truyện ké, truyền

26

Trang 36

thuyết nói chung đều có màu sắc của Phật giáo và được truyền từ địa bàn nàysang địa bàn khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Phật giáo Nam tông Khmer đã luôn cùng với nhân dân Nam bộ đứng lên

chống ngoại xâm vì sự tồn vong của đất nước Tuyệt đại bộ phận các su sai,đồng bào Phật tử Khmer đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, đó là điểm

nổi bật của Phật giáo Khmer Nam bộ Tinh thần ấy xuất phát từ truyền thống

yêu nước của dân tộc Việt Nam mà đội ngũ sư sãi là một bộ phận Đặc biệt,

trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, có nhiều vị xuất thântừ sư sãi tham gia cách mạng và đã anh đũng hy sinh Nhiều ngôi chùa là nơi

che dấu bảo vệ an toàn cho cán bộ cách mạng, nhiều người là mẹ Việt Nam

anh hùng.

Ngày nay, các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

đang sống trong hòa bình, xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới Nhiều vị sư

sãi có trình độ, có đạo hạnh đã tích cực tham gia hoạt động các công tác xã

hội, tham gia là đại biểu Quốc hội, đại biêu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các vị đã góp phần vào công việc vận động

thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước và các phong trào quần

chúng ở địa phương.

Từ những van dé thực tiễn trên đây, có thé khang định rằng, giáo dục va

đào tạo tăng tài của Phật giáo Nam tông Khmer cũng là sự chuẩn bị và tạo

nguồn nhân lực cho sự phát triển của dân tộc Khmer và Phật giáo Nam tôngKhmer nói riêng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Giáo hội Phật

giáo Việt Nam và đất nước, dân tộc Việt Nam nói chung.

1.3.2 Nhu cầu nâng cao dan trí, bảo tồn những giá trị truyền thống tốtđẹp của đồng bào dân tộc Khmer và giáo dục, đảo tạo tăng tài của Phật giáo

Nam tông Khmer

- Về nâng cao dân trí, bảo tồn giá trị truyền thống tốt đẹp.27

Trang 37

Truyền thống của giới sư sãi, đồng bào dân tộc Khmer từ xa xưa đến nay

theo Phật giáo Nam tông Đây là sự lựa chọn của ông bà, tô tiên của đồng bao

dân tộc Khmer Theo phong tục, tập quán dân tộc, nơi nào có từ 50 đến 100

nóc gia là tập trung xây dựng một ngôi chùa, cách xa chùa có xóm nhỏ đã cótừ vài ba chục nóc nhà họ xây dựng một Sala Teana làm nơi thỉnh Chư tăng từ

chùa đến dé làm lễ Trai tăng, tụng kinh cầu an, cầu siêu, hồi hướng.

Từ lâu đời, ngôi chùa còn làm sứ mệnh dạy chữ dân tộc (chữ Pali, tiếng

Khmer) cho con em đồng bào dân tộc Khmer cư trú chung quanh Do đó, cácbậc thầy tổ thường chon đất xây dựng ngôi chùa giữa Srok (nhiều phum hợp

lại gọi là Srok) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con Phật tử tới lui sinhhoạt tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, học ngôn

ngữ, chữ viết, sinh hoạt lễ hội Cũng từ đó ngôi chùa trở thành trung tâm văn

hóa, tôn giáo của đồng bào Khmer.

- Nhu cầu giáo dục, đào tạo tăng tài của Phật giáo Nam tông Khmer

Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer vừa là người dân tộc Khmer vừalà Tu sĩ hệ phái Nam tông trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tập trung

ở các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam Bộ, một số ởmiền Đông Nam Bộ va Thanh phố Hồ Chí Minh Hiện nay, có tất cả 454

chùa, với hơn 8.500 chư Tăng đang tu học, hầu hết đều theo hệ phái Phật giáoNam tông Khmer Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer đã có truyền thốnghiéu học, xem việc đi tu, được học là điều cần thiết quan trọng trong cộng

đồng người Khmer Từ xưa đến nay, những vị tiền bối khi tập trung thành lập

Phum (xóm) thì họ xây dựng ngôi chùa ngay trong trung tâm Phum Srok và

có trường học dạy chữ cho con em đồng bảo dân tộc Khmer.

Trong thời kỳ đất nước hội nhập sâu vào đời sống quốc tế, cùng với sựphát triển chung của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer ngày

càng phát triên Do đó, việc nâng cao hiệu quả giáo dục Phật giáo và đào tạo

28

Trang 38

nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc Khmer dé phục vụ hoạt động Phật sự

của Phật giáo Nam tông Khmer, cũng như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

và đất nước trở thành một nhu cầu vừa có tính bức thiết, vừa mang tính chiến

lược hiện nay.

1.3.3 Khái quát lịch sử thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Theo truyền thống của các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, những năm

trước thập niên 70, các chư Tăng học hết bậc sơ cấp (Pali Roông, giáo dục

Phật giáo đầu cấp) tại các chùa thì sang Vương quốc Campuchia học tiếp cấp

cao hơn như Diplom Pali, Cao cấp Pali.

Sau giải phóng 30-4-1975, việc học chỉ gói gọn nội bộ trong nước ở bậc

sơ cấp Mãi đến những năm sau này, chư tăng mới có thé học cao hon tại

Myanmar (khi có thông báo chiêu sinh Tăng sư di thi tai Đại Sứ quan cua họ

tại Hà Nội) Những Tăng sinh Phật giáo Nam tông Khmer trúng tuyển và duhọc đầu tiên tại Myanmar gồm có sư Trần Sone, sư Trần Văn Tha Ngoài ra,

một số vị sư được Hội đoàn kết sư sãi yêu nước các tỉnh Tra Vinh, Sóc Trăng,

Kiên Giang, Thành phố Cần Thơ giới thiệu đi học các nước Thái Lan, Sri

Lanka nhưng số này van còn rat ít.

Việc mong muốn có cấp học cao hơn, như Học viện Phật giáo Nam tông

Khmer là nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nam tôngKhmer và nguồn nhân lực trong dân tộc Khmer nhằm phục vụ lợi ích cho nhàchùa và phục vụ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Hội Đoàn kết sư

sãi yêu nước các địa phương; hoặc trở thành cán bộ, công chức, viên chức,

nhà giáo, nhà khoa hoc thông thạo chữ Khmer, Pali, tiếng Anh trong các cơquan của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; có năng lực trình độ về

giáo dục phổ thông, am hiểu sâu sắc về văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo trongđồng bào dân tộc Khmer.

29

Trang 39

Từ nguyện vọng chính đáng đó, theo chỉ đạo của Trung ương, các cơ

quan chức năng cùng Ban Tôn giáo Chính phủ đã tô chức đoàn khảo sát tạicác tỉnh Tây Nam Bộ: đồng thời tổ chức đoàn Chu Tăng Phật giáo Nam tông

Khmer thông qua Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Văn phòng | và

2) ở 8 tinh Đồng băng sông Cửu Long đi Hà Nội năm 2002 dé tham quan, học

tập Đoàn đã đến chảo quí Ngài lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Ban Dân

vận Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Uỷ ban Trung ương

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy Ban Dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

và một số cơ quan khác Đoàn đã báo cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các

bộ ban ngành Trung ương, trình bày nhu cầu và nguyện vọng của đồng bàodân tộc Khmer, một trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; khang dinh Phat

giáo Nam tông Khmer trong ngôi nha chung Giáo hội Phat giáo Việt Nam, là

công dân thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật Nhà nước Việt Nam, là mộthệ phái trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thực hiện tinh thần hòa hợp,

đoàn kết theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và nêu

những kiến nghị thực tế trong sinh hoạt, hoạt động chung trong Cáo hội Phat

giáo Việt Nam Trong đó, chú trọng đến việc giáo dục của Phật giáo, đối vớiPhật giáo Nam tông Khmer cần thiết phải có trường lớp, cơ sở giáo dục riêng

biệt và cấp đào tạo cao hơn, phù hợp với truyền thống của hệ phái và dân tộc

Đáp ứng nguyện vọng của các chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer,

ngày 08-8-2006, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Hội đồng Tri sự Giáo

hội Phật giáo Việt Nam thành lập Học viện Phật Giáo Nam tông Khmer.

Ngày 14/9/2006, Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành Quyết định số

171/QĐ/TGCP “về việc cho phép Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thành lập

Học viện Phật giáo Nam tông Khmer”.

30

Trang 40

Ngày 19-9-2006, Hội đồng trị sự GHPGVN đã ban hành Quyết định473/QD/HDTS, về việc chuẩn y nhân sự Hội đồng điều hành của Học viện,

do Hòa Thượng Danh Nhưỡng làm viện trưởng để quản lý, điều hành mọi

hoạt động của Học viện.

* Mục tiêu của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer là góp phần giáo

dục và dao tạo người Việt Nam nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng

vừa có dao đức, vừa có trí tuệ dé kế thừa và phát triển Phật giáo Việt Nam,

đặc biệt là Phật giáo Nam tông Khmer; cụ thể: Góp phần giáo dục, đào tạo

nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc Khmer phục vụ sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc cũng như lực lượng Tăng tài của Giáo hội Phật giáo Việt

Nam và Phật giáo Nam tông Khmer;

Xây dựng một môi trường giáo dục Phật giáo có chất lượng và hiệu quảdé gop phan thuc hién muc tiéu nang cao dan tri, dao tao nguồn nhân lực, bồidưỡng nhân tài của đất nước;

Đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu khoa học, Phật học có trình độ

chuyên môn cao, có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực phục vụ công tác giáo

dục, dao tạo tai Học viện và các chùa của Phật giáo Nam tông Khmer;

Từng bước xây dựng và thực hiện các mối giao lưu, hợp tác với các cơsở giáo dục, đào tạo của Phật giáo các nước trong khu vực Đông Nam Á vàtrên thế giới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung

và sự nghiệp phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Khi mới thành lập, Học viện chưa có có cơ sở vật chất phục vụ việc dạy,học và nghiên cứu khoa học nên đã mượn tạm cơ sở của chùa Pôthi Sômrôn

tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ đặt trụ sở làm việc, mở lớp học, tổ chứcchiêu sinh Năm 2007, Học viện chính thức chiêu sinh đảo tạo khoá đầu tiên.

Đến năm 2017, Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành quyếtđịnh giao đất đợt 1 (theo Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 24-3-2017 về

3l

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN