ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNNGUYEN BA BA VƯƠNG Thích Đồng Bảo GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO ĐÓI VỚI PHẬT TỬ TRONG GIA ĐÌNH QUA MOT SO BẢN KINH Chuyên ngành:
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
1.1 Đôi nét về Phật giáo 1.1.1 Nguồn gốc sự ra đời của của Phật giáo Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất-đạt-đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích-ca (Sakya), con vua Tịnh-phạn
(Sudhodana) tri vì nước Ca-ty-la-vé (Kapilavastu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoảng hậu Ma-da (Maya) Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thé sự nên đã quyết tâm xuất gia nhăm tìm ra căn nguyên của đau khô và phương pháp diệt trừ đau khổ dé giải thoát khỏi sinh tử luân hồi Sau nhiều năm tìm thầy học đạo, Thái tử nhận ra phương pháp tu hành của các vị đó đều không thé giải thoát cho con người hết khổ Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ dé và lập thé nguyện “Nếu Ta không thành dao thì dù thịt nát xương tan, Ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này” Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chính đăng chính giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mau Ni.
Phật giáo được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm (theo Đại thừa) khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi, đến nhiều thành phần trong xã hội Vì vậy, lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học Ngay từ buổi đầu, Đức Phật Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tô chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ Nhờ vào sự uyên chuyên của giáo pháp, đạo Phật có thê thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thé giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
Tư tưởng chủ đạo của dao Phat là dạy con người hướng thiện, có tri thức dé xây dựng cuộc sống tốt dep yên vui trong hiện tại Dao Phat không công nhận có một đắng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoa cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đăng cấp Đức Phật đã từng nói: “Không có đắng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đăng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn” Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, NI, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thê thành tựu như Đức Phật.
1.1.2 Ý nghĩa Kinh điển Phật giáo Trong 49 năm thuyết pháp, Đức Phật đã tuỳ theo căn cơ, đối tượng người nghe; tuỳ vào từng vấn đề; tuỳ vào phạm vi thời gian, không gian, điều kiện, hoàn cảnh mà thuyết giảng Sau khi Phật nhập Niết bàn, các vị Bồ tát, Thánh tăng đã tô chức 4 lần kết tập kinh điển dé lưu truyền giáo lý của Phật về sau cho các hang đệ tử có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành.
- Kết tập kinh điển thứ nhất được tô chức tại thành Vương-xá (Rajgir) sau khi Phat nhập diệt 7 ngày (một số tài liệu nói là 3 tháng) tập trung vào việc các Đại đệ tử của Phật tổng hợp và tụng lại các phần Kinh — Luật, tuy nhiên kết tập kinh điển lần này chỉ là sự tổng hợp và truyền tụng lại cho nhau qua lời nói, chưa có điều kiện dé lưu lại trên văn tự.
- Kết tập kinh điển thứ hai được tô chức tại thành Tỳ-xá-ly (Vessali) sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm dé luận giải kinh điển, thực hành giới luật và tranh luận về 10 điều luật mới do một bộ phận Tỳ kheo trẻ đưa ra.
- Kết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức tai Thành Hoa Thị (Pataliputta); sau khi Phat nhập diệt 236 năm va cho đến lúc này cả 3 tạng Kinh — Luật — Luận mới chính thức được ghi chép bang văn tự Pa li vào các lá bối.
- Kết tập kinh điền lần thứ tư được tô chức tại thành Ca-thap-di-la (Kashmir) sau khi Phật nhập diệt khoảng 600 năm 3 tạng Kinh — Luật — Luận thời ky này đã được khắc bằng chữ Phạn vào các lá đồng dát mỏng.
Do đó, Kinh sách của Phật giáo được chia làm 3 tạng (Tam tạng kinh điển):
- Kinh tạng: Là những sách ghi chép lời Phật giảng dạy về giáo lý, còn gọi là Khé kinh, có nghĩa như là một chân lý.
- Luật tạng: Là sách ghi chép những giới luật của Phật chế định dành cho 2 chúng xuất gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình sinh hoạt và tu học, đặc biệt là các quy định đối với hàng đệ tử xuất gia.
- Luận tạng: là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật.
Về số lượng, kinh sách của Phật giáo được coi là một kho tàng vĩ đại với rất nhiều trước tác, bình luận, giải thích giáo lý và rất nhiều các lĩnh vực khác, như:
Văn học, triết học, nghệ thuật, luân lý học được truyền bá khắp thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng Nguyên bản thì chép bằng chữ Pali và chữ Phạn.
Tuy nhiên, Kinh tạng bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử Hiện tại Phật giáo có 2 hệ Kinh tạng:
Kinh tạng Nam truyền (Nikaya) được phiên dịch từ tiếng Pali và được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ: 1 Trường bộ kinh (pi digha-nikaya), 2.
Trung bộ kinh (pi majjhima-nikaya), 3 Tương ưng bộ kinh (pi samyutta-nikaya),
4 Tăng chi bộ kinh (pi ậguttara-nikãya) và 5 Tiểu bộ kinh (pi khuddaka-nikaya).
Ngoài ra còn có bốn bộ A-hàm viết băng tiếng Phan: Trường A-hàm (tương ứng với Trường bộ kinh), Trung A-hàm (tương ứng với Trung bộ kinh), Tăng nhất A-hàm, và Tạp A-hàm.
Kinh tạng Bắc truyền: Điển hình như các bộ Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo
Tích, Kim Cương, Bát Nhã
Giáo lý của đạo Phật có rất nhiều nhưng đều xuất phát từ thực tẾ cuộc sống, không trừu tượng, siêu hình, không ép buộc mà hoàn toàn chỉ mang tính định hướng để cho mọi người tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức áp dụng linh hoạt dé dù tu theo cách nào trong 84.000 pháp môn tu Đức Phật đã chỉ ra thì cuối cùng cũng đạt đến mục đích sống yên vui, 4m no và hạnh phúc cho mỗi người, cho gia đình và xã hội Dé đạt được những thành tựu trên, việc nghiên cứu, thực hành điều Phật dạy trong các bản kinh là điều mang tính quyết định đến thành quả của mỗi người Có thê nói răng, kinh điển ngoài ý nghĩa là những lời Đức Phật thuyết giảng trong suốt cuộc đời, được ghi chép lại và xem đó như là di sản quý báu thì nó còn mang ý
NỘI DUNG VÀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO ĐÓI VỚI
PHẬT TỬ TRONG GIA ĐÌNH THE HIỆN QUA MOT SO BẢN KINH
2.1 Nội dung và tư tưởng Kinh Người áo trắng 2.1.1 Giáo dục đạo đức trên nền tảng Ngũ giới của người cư sĩ Trong quan điểm về giáo dục của Phật giáo, trước khi đề cập đến những khía cạnh, những cấp độ khác của giáo dục thì vấn đề xây dựng một nền tảng cơ bản nhằm áp dụng cho mọi thành phần trong xã hội là một điều tối quan trọng Đặc biệt, tinh thần cơ bản của giáo dục Phật giáo là khuyến hoá con người chuyền ác thành thiện đó là một quá trình tu dưỡng dao đức từ những cấp độ cơ bản, phát triển lên những cấp độ cao hơn Con đường lý tưởng Đức Phật chỉ bày cũng là kim chỉ nam cho người tu Phật đó là phương pháp tu tập theo tiến trình Giới — Định — Tuệ, trong đó Giới là bước đầu cơ bản và cũng là nắc thang tu tập đầu tiên để bước tiếp những giai đoạn về sau.
Giới theo tiếng Pali là “Sila”, phiên âm là Thi la, Việt dịch là “Giới”, có nghĩa là điều ngăn cam do đức Phật chế định cho hàng dé tử Phật dùng dé ngăn ngừa tội lỗi của thân, khẩu và ý Vì thế, Giới còn được định nghĩa là:
Phòng phi chỉ ác: Phòng ngừa điều sai quấy và chấm dứt việc xấu ác.
Biệt giải thoát: Giữ được giới nào, thì giải thoát và an lạc trong giới đó.
Xứ xứ giải thoát: Nơi nào giới luật được tuân thủ thì nơi ấy cuộc sống được an lạc, hạnh phúc.
Tùy thuận giải thoát: Hướng về con đường giải thoát.
Bảo giải thoát: Bảo đảm, chắc chăn thực hành giới sẽ đưa đến giải thoát.
Thanh lương: Làm cho cuộc sống mát mẻ, thoải mái Chế ngự: Có năng lực kiềm chế những việc xấu, ác. Ở đây nên hiểu rang từ “Giới” không có nghĩa là những điều luật, quy luật, hay những quy tắc buộc con người phải tuân thủ như trong nhà trường, cơ quan, ban ngành, đoàn thê, các tô chức xã hội, hay ở các tôn giáo khác Mà Giới có nghĩa
22 là: Giới hạnh, hay còn gọi là đức hạnh của một cá nhân khi với tinh thần tự nguyện, người đó vâng giữ và thực hành những điều răn dạy của Đức Phật như không sát sinh, không trộm cắp, V.V.
Qua đó hiểu “Giới” là những nguyên tắc dao đức do đức Phat chế định dé giúp con người tự giác kiềm chế sự phóng túng của hành động, lời nói và ý nghĩ Từ đó mà tâm dat tới trạng thái tập trung, an trụ dé sẵn sàng bước tiếp trên con đường Giới — Định — Tuệ Mặc dù giải thích Giới ở góc độ, khía cạnh nào thì từ Giới ấy có lợi ích rất thiết thực trong phương cách thực hành và ứng dụng trong đời sống con người, hau mang đến cho con người đời sống hoàn toàn chân thiện mỹ với sự hạnh phúc tối thượng.
Trong hệ thống giới luật của Phật giáo, Ngũ giới hay năm nguyên tắc đạo đức căn bản dành cho người Phật tử tại gia đóng vai trò quan trọng nhất Sở dĩ như thế, vì, đối với người xuất gia Ngũ giới chính là những học giới đầu tiên họ phải thụ trì trong tiến trình tu học của mình; còn với người tại gia việc quy y Tam bảo cùng với thụ trì năm giới cam thì chính thức ho trở thành người dé tử của Đức Phật Điều này được Đức Phật khẳng định trong đoạn đối thoại với người cư si
“Bạch Đại Đức, như thế nào mới là một Uu-bà-tắc (nam cu si)? Này Mahdanama, khi nào một người quy y Phật, Pháp, Tang, cho đến như vậy, người ấy thành một Uu-bà-tắc ”
"Bach Dai Duc, nhu thé nào la Uu-bà-tắc có giới? Này Mahanama, khi nào Ưu-bà-tắc ấy từ bỏ: sát sinh, lay cua không cho, ta hạnh trong các duc, nói dối, đắm say ruou men, ruou nau, cho đến như vậy, đó là Uu-ba-tdc có giới ”
Như vậy muốn giáo dục gia đình hay bất cứ một lĩnh vực nào khác, điều quan tâm đầu tiên là phải học tập và thực hành Ngũ giới, lay Ngũ giới làm chuẩn mực đạo đức cơ bản nhằm phát triển nhân cách của cá nhân mình trước tiên Mặc dù, Ngũ giới được Đức Phật giảng dạy nhăm mục đích chỉ dẫn cho hàng Phật tử tại gia thực hành như là phương tiện để xây dựng một đời sống an lạc tại thế gian,
23 nhưng không vì vậy mà nó bị giới hạn bởi không gian và đối tượng thực hành Phật giáo Hay nói cách khác, ai cũng có thể thực hành sống theo các nguyên tắc đạo đức mà Đức Phật đã chỉ dạy, không phân biệt người đó có phải là Phật tử hay không.
Trong suốt cuộc đời hoăng pháp của mình, Đức Phật nhiều lần khuyến khích đệ tử của Ngài cũng như mọi người tinh cần thực hành Ngũ giới trong cuộc sống của mình nhằm mang lại an lạc cho mình, cho tha nhân và xây dựng cộng đồng lành mạnh, điều đó được thé hiện rất rõ rệt qua các lời dạy của Ngài với La-hau-la (Rahula), với trưởng giả Úc-già (Ugga) va không thé không kể đến lời day của Ngai với Tôn giả Xá-lợi-phất (Sãriputta) và Trưởng giả Cấp-cô-độc trong bản kinh Người áo trắng.
Trong bản kinh này, nội dung chủ yếu mà Đức Phật trình bày là giảng dạy, chỉ dẫn cho Phật tử tại gia hiểu rõ nội dung và tầm quan trọng của Ngũ giới từ đó hướng dẫn họ thực tập trong cuộc sống hằng ngày.
Bối cảnh của bài kinh diễn ra tại thành Xá-vệ, trong tịnh xá do Cấp-cô-độc hién cúng cho Tăng đoàn Hôm đó trưởng giả Cấp-cô-độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã đến tại nơi cư ngụ của tôn giả Xá-lợi-phất cùng đảnh lễ và ngồi xuống lắng nghe những lời thuyết pháp của Tôn giả Sau thời pháp đó, Tôn giả đã cùng với Cấp-cô-độc và mọi người đến trước Đức Phật thăm viếng Ngài Nhân đó Đức Phật đã nói bài kinh Người áo trăng cho hàng đệ tử của mình Ngài đã mở đầu nội dung bài giảng như sau:
“Này thay Xá Lợi Phát, thay có biết rằng nếu một vị đệ tử áo trắng đạo hạnh biết hộ trì năm Giới pháp và tu tập bốn tâm cao dep (tăng thượng tâm) thì có thể đạt tới rất dễ dàng và không khó khăn gì khả năng an trú hạnh phúc ngay trong hiện tại, và biết chắc chắn rằng mình sẽ không còn doa lạc vào địa ngục, nga quy, bàng sinh và các nẻo ác khác trong tương lai ” [70, tr 3].
Ngay ở câu hỏi mở đầu nội dung, Đức Phật đề cập đến những lợi ích hiện thời và cả trong tương lai của việc thụ trì năm giới và tu tập bốn tâm cao đẹp Ở đây cần thấy rằng: việc mưu cầu hạnh phúc và an lạc trong cuộc sống hiện tại theo quan điểm của Đức Phật là có thé đạt được một cách rất dễ dang nhờ vào việc thực hành