1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Giáo dục Phật giáo và đào tạo nguồn nhân lực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 33,23 MB

Nội dung

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, từ thực tiễn có thé khang định, hệ thống giáo dục va đào tao Tăng Ni Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hoàn thiện và phát triển v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÝ SI RIENG

THANH PHO CAN THO

LUAN VAN THAC Si TON GIAO HOC

CAN THO - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÝ SI RIENG

GIAO DUC PHAT GIAO VA DAO TAO NGUON NHAN LUC

CUA GIAO HOI PHAT GIAO VIET NAM

THANH PHO CAN THO

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 8229009.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Bá Trình

CAN THO - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trungthực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trongbat kỳ công trình nào khác

Ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Ly Si Riêng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tôn

giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đề

lý luận và phương pháp luận dé hoàn thành tốt luận văn này Đặc biệt, tác giảxin trân thành cảm ơn PGS.TS Lê Bá Trình - người thầy đã nhiệt tình

hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.

Tac giả xin trần thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Ly Si Riêng

Trang 5

1.1.1 Khái niệm về giáo dục và đào †ạO Hi, 9

1.1.2 Quan niệm của Phật giáo về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

của Giáo hỘI - + - 2 1331211111223 1 1 99v ng ng ng ng re 11

1.2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Cần Thơ với nhiệm vụ giáo

dục Phat giáo và dao tạo nguôn nhân lực của Giáo hội Phật giáo các cap

VÀ ĐÀO TẠO NGUON NHÂN LUC CUA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO THÀNH PHO CAN THƠ - : ©222:222+tt22EEYvttEEEvtrtrtrtrrrrrrrrrrrrree 34

2.1 Các phương thức tô chức giáo dục và dao tạo nguồn nhân lực của Phật

giáo Thành phố Cần Thơ hiện nay - + 2 2 2 £+E£+EE+£E+£E22E£zE+zzxeẻ 34

2.1.1 Hoạt động giáo duc và dao tạo tại các cơ sở giáo dục của Giáo hội 34 2.1.2 Các phương thức giáo dục và đào tạo khác ‹ -«+- 45

2.2 Công tác hướng dan, quản lý, điều hành - 2-5 5 sz=sz+s2 57

2.2.1 Công tác hướng dẫn, chỉ đạo 2- ¿5-52 s+s++x+sezxezezxezszed 57

2.2.2 Công tác quản lý, điều hành, đánh giá kết quả học tập, dao tạo 60

Trang 6

2.3 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong công tác giáo dục Phậtgiáo và đào tạo nguồn nhân lực của Phật giáo Cần Thơ hiện nay 68

2.3.1 Kết quả dat ẨưỢC c2 5s S22 SE EEEE1211 2111111112121 11111 682.3.2 Hạn chế, khó khăn -:¿-©+++2c++t+txxtttrxtrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrree 69

2.3.3 Nguyên nhân - - óc + E191 TH ng ng 72

Tiểu kết Chương 2 - + 5c +E22E2E12E19E1EE17171121121121121111 1121k 74 Chương 3 MỘT SO VAN DE ĐẶT RA, DE XUẤT GIẢI PHÁP NANG CAO CHAT LƯỢNG, HIỆU QUA CÔNG TAC GIAO DỤC PHẬT GIAO

VA ĐÀO TẠO NGUON NHÂN LUC CUA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THÀNH PHO CAN THƠ - 2:-22cc2222vt2EExvvrtrrrerrrrrrrrrrrk 76

3.1 Một số vẫn đề đặt ra - :skEEt St SE EEEkSEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkrkrrrrkrkee 76

3.1.1 Vấn đề đáp ứng yêu cầu vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt

động giáo dục đảo tạo của Phật giáo, vừa giữ gìn và phát huy giá trị bản

sắc văn hoá của các dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ 2-52 76 3.1.2 Sự bất cập giữa nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chung cho Giáo hội Phật giáo các địa phương lân cận với nhiệm vụ đầu tư nguồn nhân lực và các điều kiện tối thiểu cho cơ sở giáo dục của Phật giáo Cần

I0) 79

3.1.3 Van dé của sự bat cập giữa yêu cầu đổi mới nội dung, phương thứcgiáo dục và đào tạo Phật giáo phù hợp với sự phát triển chung của xã hội

và thời đại cách mạng công nghiệp 4 - - 5 + *++c+esseeseesee 80

3.1.4 Vấn đề về sự chưa hoàn thiện và đồng bộ nội dung, giáo trình, chương trình giáo duc Phật học các cấp -2-2 2 s+cs+zxszxscse¿ 82 3.1.5 Bat cập về chức năng, nhiệm vụ các Ban chuyên ngành 83 3.2 Dé xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo duc Phật

giáo và đào tạo nguồn nhân lực của Phật giáo Cần Thơ trong thời gian tới 84

3.2.1 Đối với chủ trương của Hội đồng Tri sự, Ban Giáo duc của Giáo

hội Phật giáo Việt Nam - -G E32 322111 118811111111 84

Trang 7

3.2.2 Đối với công tác hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Trị sự Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam thành phố Cần Thơ 2 2 + ++x+zxzxz+xzzszzed s93.2.3 Đối với việc tô chức, thực hiện của các phương thức giáo dục, đàotạo của Phật giáo thành phố Cần Thơ ¿22 ©222+++z++zx+zxzse2 933.2.4 Giải pháp đối với trách nhiệm của xã hội và chính quyền các cấp 983.2.5 Giải pháp đối với Tăng, Ni, Phật tử -c-5+-csc¿ 101

Tiểu kết Chương 3 :- 2£ £+S22EE+EE2EEEEEEEEEEE2121121121121111 7121 cxe 104 4000/00 105 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-©525s+©5+2£s+2se+cse2 109

PHU LUC wececcecccseccsseccsseccsuecesuccssscesuecesucessvcesuecesucessecessecesuecasueesseesuesesuessseeeses 115

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiTrong hơn hai nghìn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, Phật giáo đã

trở thành tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời song, van

hóa - xã hội Triết ly từ, bi, hy, xa của dao Phật đã nhanh chóng được tiếpnhận, lan tỏa và có tác động đến sự hình thành nhân cách sống đầy nhân văn,

vị tha, bác ái trong mỗi con người

Phật giáo Việt Nam đã thể hiện là một tôn giáo đồng hành cùng dân tộc Xuyên suốt quá trình lịch sử, Phật giáo không chỉ có những đóng góp vào công cuộc dựng nước va giữ nước mà còn là một thành tố văn hóa góp phan

tích cực làm phong phú văn hóa Việt Nam, ngày càng khăng định là một tôngiáo luôn gắn liền với vận mệnh hưng vong của dân tộc Việt Nam Có đượcthành quả đó là vì Phật giáo luôn chú trọng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nguồnnhân lực phục vụ sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Giáo hội Phật giáo

Việt Nam; đồng thời góp phần vào xây dựng nguôn nhân lực cho sự phát triển

của xã hội.

Đặc biệt hơn, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, xã hội

ngày một tiễn bộ, văn minh, đời sống con người được nâng cao, công nghệthông tin ngày một phát triển, phương tiện, máy móc ngày càng hiện đại, nhu

cầu cuộc sống da dang, con người có xu hướng dé cao mặt vật chat thì yếu tố

tinh thần, các giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ

bao đời dần trở nên chưa được xem trọng trong suy nghĩ, nhận thức của một

bộ phận người dân, chính vì vậy mà giáo dục Phật giáo càng đóng vai trò

quan trọng trong sự tiễn bộ và phát triển của xã hội.

Vậy nên, vấn đề giáo dục Phật giáo trên nền tảng tư tưởng, giáo lý Đức Phật nhằm định hướng, phát triển con người đạt được những chuân mực đạo đức tốt đẹp Giáo dục Phật giáo nói chung, giáo dục và đào tạo tăng tài (Tăng

Trang 9

Ni) nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt của Giáohội Phật giáo Việt Nam ké từ khi thành lập cho đến nay, nhằm hướng đến

mục tiêu cơ bản: “Duy Tuệ Thị Nghiệp”.

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, từ thực tiễn có thé khang

định, hệ thống giáo dục va đào tao Tăng Ni Phật giáo của Giáo hội Phật giáo

Việt Nam đã hoàn thiện và phát triển vượt bậc, mang tính đột phá, lâu dài với

sự đa dạng của các bậc học từ sơ cấp, trung cấp, cao đăng, đại học và thậm

chí là sau đại học Đó là nền giáo dục luôn gắn với nhu cầu phát triển Giáo

hội cũng như của xã hội, trong đó đối tượng giáo dục chính là con người, cácthế hệ Tăng Ni - những người giữ vai trò kế thừa, bảo tồn, duy trì mạng mạch

của Phật giáo.

Tuy nhiên, nền giáo dục Phật giáo được hình thành, tồn tại và phát triểnnhư thế nảo, thực trạng ra sao, co chế quản lý, điều hành, hoạt động, công tác

tô chức, nội dung giảng dạy, chương trình, môn học, SỐ lượng, chất lượng, các

kết quả đạt được, chưa được, những tác động của xã hội, giải pháp khắc phục

hạn chế, định hướng cho sự phát triển toàn điện, việc đảo tạo nguồn nhân lựccho chính tôn giáo Phật giáo có những khó khăn, thuận lợi gì là những vấn đề

mà người viết (học viên) quan tâm

Với mong muốn hệ thống lại bức tranh toàn cảnh về vấn đề giáo dụcPhật giáo Việt Nam và việc đảo tạo nguồn nhân lực cho Giáo hội Phật giáoViệt Nam thành phố Cần Thơ (Phật giáo Cần Thơ), người viết mạnh dạn chọn

đề tài “Giáo dục Phật giáo và dao tao nguồn nhân lực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Can Thơ” dé làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Tôn giáo học.

2 Tong quan tình hình nghiên cứuCác công trình, tác phẩm, bài viết liên quan giáo dục Phật giáo va Phậtgiáo Cần Thơ, có thể liệt kê như sau:

Trang 10

Thích Nhật Từ (2019) gồm 04 công trình: Giáo duc Phật giáo: Bản chất,phương pháp và giá trị; Chương trình Phật học tại Việt Nam và trên thé giới;

Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và xã hội; Phật học Việt Nam

thời hiện đại: Bản chất, hội nhập và phát triển, Nxb Hồng Đức, Hà Nội

Nội dung các công trình: nghiên cứu các van đề cốt lõi về giáo dục Phật giáo nói chung và các phương pháp giáo dục của Đức Phật nói riêng; tìm hiểu giáo dục Phật giáo của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới như Án Độ,

Tích Lan, Trung Quốc, Tây Tạng, Hàn quốc, Hoa Kỳ ; giáo dục đạo đức

Phật giáo trong xã hội; truyền thống giáo dục Phật học tại Việt Nam, các

phong trào, cải cách Phật học tại Việt Nam và giới thiệu về quá trình hìnhthành, phát triển, hoạt động của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố

Hỗ Chí Minh

Thượng tọa Thích Thanh Tuấn (2017), “Quan điểm giáo dục của Phật

giáo”, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lan thứ VIII, nhiệm kỳ

2017-2022, tr 447-450 Nội dung bài viết trình bày ba vấn đề quan trọng của

giáo dục Phật giáo là mục tiêu giáo dục (có được những con người tự biết về

chính mình, dám chịu trách nhiệm cá nhân, tự tin nỗ lực, biết tự kiềm chế vàdám chấp nhận ); đối tượng giáo dục (lấy con người làm trung tâm, chủ thégiáo dục - người thầy và đối tượng giáo dục - trò là hai mặt của một vấn đềkhông thé tách rời ) va quan điểm giáo dục (trên tinh thần “khé cơ”, thức tinh

tự thân qua lý luận và thực tiễn, tự chủ, độc lập, về môi trường giáo dục)

Thượng tọa Thích Phước Đạt (2017), “Suy nghĩ về công tác Giáo dục vàđào tạo Tăng Ni hệ Trung cấp Phật học: Hiện trang và giải pháp”, Van kiện

Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lan thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022, tr.

457-463 Trình bày hai nội dung quan trọng về các vấn đề giáo dục Phật giáo:Một là, khái quát về nền giáo dục Phật giáo nước ta (hệ thống Trường Caocấp Phật học nay là Học viện Phật giáo Việt Nam; hệ thống các Trường cơbản Phật học được hình thành nay là Trường Trung cấp Phật học; các lớp Cao

Trang 11

đăng Phật học; hình thành các lớp Sơ cấp Phat học tại các đơn vi cơ sở từ năm1999) Hai là, thực trạng và giải pháp của Hệ Trung cap Phật học, phươngdiện tổ chức có nội trú, Ban Quản chúng và Ban Giám thị; về phương diệnchuyên môn có: tu chỉnh chương trình Trung cấp Phật học, thực thi việc biên

soạn giáo án theo chương trình tu chỉnh của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, phương diện giảng dạy, hình thành Ban Giáo thọ sư cơ hữu của Trường

chuyên môn cao.

Ban Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương (2017), “Đào

tạo thế hệ kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa là nền tảng phát triển Giáohội Phật giáo Việt Nam”, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lầnthứ VIII, nhiệm ky 2017-2022, tr 403-407 Bài viết đúc kết bốn nội dung vềviệc đảo tạo thế hệ kế thừa nhằm xây dựng một chiến lược phát triển Giáo hộiPhật giáo Việt Nam Gồm: quy hoạch nhân sự và tổ chức; giữ gìn nét đẹp văn

hóa Phật giáo truyền thống của dân tộc; giáo dục, đào tạo, nuôi dưỡng tài

năng cho Giáo hội và xã hội; chấp hành kỷ cương đường lối của Giáo hội(Giới luật, Hiến chương, Nội quy, Quy định )

Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương (2017), “Báo cáo tông kết nhiệm kỳ

VII (2012-2017) và phương hướng hoạt động nhiệm ky VIII của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Văn kiện Đại hội

Đại biểu Phật giáo toàn quốc lan thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022, tr 73-88

Nội dung: báo cáo kết quả về công tác tổ chức, hoạt động của chuyên Ban thuộc về lĩnh vực giáo dục Phật giáo; các nội dung, chương trình, kế hoạch

thăm, khảo sát và làm việc với cơ sở giáo dục Phật giáo trong cả nước, các

kiến nghị của các cơ sở giáo dục Phật giáo; công tác biên soạn sách giáo

khoa, chương trình học trong các trường dao tạo của Phật giáo; công tác đào

tạo, giáo dục Tăng Ni tại các cơ sở (các cấp đảo tạo) và định hướng hoạt động

nhiệm kỳ tới.

Trang 12

Tinh ủy Cần Thơ (2002), Dia chí Can Thơ, Nxb Tỉnh ủy, Ủy ban nhândân tỉnh Cần Thơ Nội dung viết về lịch sử, nguồn gốc vùng đất Cần Thơ, cácvan đề về tự nhiên, văn hóa - xã hội

Ủy ban nhân dân tỉnh Can Thơ (2003), Nhìn lai tôn giáo Can Thơ qua

các thoi ky, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Công trình tóm lược tình hình tôn giáo

Cần Thơ qua những thời kỳ trước năm 2003, về chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, phong trào thi

đua yêu nước trong các tôn giáo

Ban Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ (2017), Kyyếu Khái lược tiểu sử hình thành và phát triển Phật giáo Hậu Giang - CầnThơ từ năm 1983-2017, lưu hành nội bộ Nội dung kỷ yếu đã tổng hợp, tómtắt các hoạt động, sự kiện nôi bật của Phật giáo Hậu Giang - Cần Thơ từ năm

1983 (năm thành lập Phật giáo Hậu Giang nay là Cần Thơ) đến năm 2017

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ, Văn kiện

Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Can Thơ các nhiệm kỳ Nội

dung các văn kiện là tư liệu rất quan trọng, tổng kết hoạt động đạo sự qua cácnhiệm kỳ trong đó có vấn đề giáo dục Phật giáo Cần Thơ

Ban Giáo dục Phật giáo Thành phố Cần Thơ, “Thực trạng và giải pháptrong tô chức giáo dục đào tạo Trường Trung cấp Phật hoc Thành pho CanThơ”, Văn kiện Đại hội Đại biéu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố CầnThơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2022-2027, ngày 10-11/3/2022, tại Thiền viện TrúcLâm Phương Nam, huyện Phong Điền

Trường Trung cấp Phật học Cần Tho, Các tdi liệu, bdo cáo kết quả hoạt

động học tập và giảng dạy của nhà Trường từ khi thành lập đến nay.

Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Trường Đại học Khoa học xã hội

và Nhân văn (2019), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tao Tăng tài và nguồnnhân lực của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ tại Học viện Phật giáo Nam

tông Khmer: Nhiệm vụ và giải pháp”, do Học viện Phật giáo Nam tông

Trang 13

Khmer phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 12 năm 2019, với 39 bài viết, tham luậnxoay quanh ba nhóm vấn đề: Thứ nhát, vai trò của Học viện Phật giáo Namtông Khmer trong đời sống thực tiễn Thi? hai, những van đề thực trạng và

giải pháp về nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Học viện Phật giáo Nam tông

Khmer 77 ba, thực trạng, định hướng và giải pháp của công tác nghiên cứu khoa học và xây dựng mô hình của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer.

Các văn kiện Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ

2017-2022 và lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027; Hiến chương Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam tu chỉnh lần V, VI, va VI; Nội quy và Quy chế hoạt động Ban

Tăng sự Trung ương, Ban Giáo duc Tang Ni (Ban Giáo dục Phật giáo)

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các tài liệu đều tìm hiểu, phân

tích, đánh giá tổng quan về các van đề liên quan đến triết lý, tư tưởng, định

hướng giáo dục của Đức Phật cũng như giáo dục Phật giáo qua các thời kỳ

lịch sử, từ truyền thống đến hiện đại, tiếp cận dưới nhiều khía cạnh, góc độ

khác nhau Tuy nhiên, các công trình, bài viết, bài tham luận chủ yếu đề cập

về giáo dục Phật giáo Việt Nam và một sé quéc gia co su phat trién vé dao

Phật, trong nhiều nội dung vẫn còn có sự trùng lắp do thực hiện cùng chủ dé.Đồng thời, hiện chưa có công trình nghiên cứu về giáo dục Phật giáo Cần Thơcũng như đảo tạo nguồn nhân lực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phốCần Thơ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những van đề lý luận và thực tiễn

có liên quan, luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao

hiệu quả hoạt động giáo dục Phật giáo và dao tạo nguồn nhân lực cho Giáo

hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố

Cân Thơ nói riêng.

Trang 14

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề thực hiện được các phần việc nêu trên, luận văn thực hiện 3 nhiệm vụ

chính sau đây:

Thứ nhất, làm rõ quan niệm về giáo dục Phật giáo và đào tạo tăng tài

(Tăng Ni) trong giáo ly của Phật giáo và những van đề thực tiễn liên quan đến

hoạt động giáo dục Phật giáo, đào tạo nguồn nhân lực cho Giáo hội Phật giáo

Việt Nam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ và các quanđiểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đảo tạo

Thứ hai, phan tích, đánh giá thực trang chung về hoạt động giáo dục Phật giáo và đào tạo tăng tài của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ

hiện nay.

Thứ ba, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục Phật

giáo và đào tạo tăng tài của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ

trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giáo dục Phật giáo và đào tạo tăng

tài của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Việc tổ chức thực hiện giáo dục Phật giáo và đảo tạo tăng

tài của Phật giáo thành phố Cần Thơ.

- Về không gian: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ.

- Về thời gian: từ năm 1981, thời điểm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt

Nam đến nay Trong đó tập trung vào mốc thời gian 1989 (năm thành lập cơ

sở giáo dục đầu tiên của Phật giáo Cần Tho)

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận:

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác-Lênin; quan điểm, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn

giáo; giáo ly cua Phat giáo về giáo dục, đảo tạo tăng tài.

Trang 15

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng những nguyên lý, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu của

chuyên ngành Tôn giáo học; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứukhác như: kết hợp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học,nhân học, thống kê, tổng kết thực tiễn

6 Đóng góp về khoa học của luận văn

- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn cơ

sở khoa học của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục của Giáo hộiPhật giáo Việt Nam nói chung, cũng như việc giáo dục - đào tạo nguồn nhânlực cho Phật giáo Cần Thơ nói riêng

- Về thực tiễn: Luận văn có thé sử dụng dé làm tài liệu tham khảo phục

vụ nhiệm vụ quản lý, định hướng, xây dựng, phát triển các vấn đề liên quan

đến Giáo dục Phật giáo và đào tạo nguồn nhân lực cho Phật giáo.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ về cơ sở khoa học của hoạt động giáo dục

Phật giáo và dao tạo tăng tài của các cơ sở giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề thực tiễn trong các hoạt động,

mô hình, giáo duc Phật học, đào tạo tăng tai và nguồn nhân lực cho Phật giáoCần Thơ

8 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, người viết triển khai nội dung đề tài “Giáo dục Phật giáo và đào tạo

nguồn nhân lực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ” thành

3 chương; 7 tiết

Trang 16

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN

LIEN QUAN NOI DUNG NGHIEN CUU

1.1 Một số van đề lý luận

1.1.1 Khai niệm về giáo dục và đào tạo

* Định nghĩa về giáo dục và dao tạo Giáo dục và đào tạo là hoạt động giúp cho con người có kiến thức, tri

thức và tư duy, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, đạo đức Nó giúp con người

nhận thức và hiểu biết sâu sắc về xã hội Con người được giáo dục tốt, được

đào tạo bài bản sẽ có khả năng tự chủ và định hướng tốt về cuộc sống, nâng

cao giá trị bản thân và hạnh phúc của gia đình, cộng đồng

Giáo dục là sự dạy bảo, chỉ dẫn, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn, chia sẻ sự hiểu biết đúng dan của những người thế hệ đi trước cho những người thế hệ kế thừa, là nền tảng để xây dựng đời sống thành công, hạnh phúc, biết yêu thiên nhiên, vạn vật, hướng đến sự an lạc, hòa bình Giáo

dục còn có ý nghĩa là nuôi dưỡng, làm cho nó tăng trưởng, phát triển toàn

diện về đức dục, trí duc va thé dục [42, tr 173] Còn thuật ngữ “đào tạo” cũng

mang nghĩa giáo dục, nhưng thiên về thực hành các kỹ năng, huấn luyện vềlĩnh vực nghề nghiệp nào đó vừa cơ bản vừa chuyên sâu Trong gia đình, giáodục có thể hiểu là quá trình cha mẹ dưỡng dục, nuôi nắng, day đỗ con cái

Trong môi trường học đường, giáo dục là việc người thầy giảng dạy các kiến

thức, hoặc môn học nào đó cho học trò.

Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “giáo dục” được định nghĩa như sau:

Trang 17

niệm này dường như bao quát mọi khía cạnh liên quan đến giáo dục và daotạo Nội dung thứ nhất ý nói về giáo dục trong gia đình, tại các trung tâm

huấn luyện, cơ sở dao tạo nghề nghiệp Còn ở nội dung thứ hai, nếu xét kỹ

nó chủ yếu đề cập đến việc giáo dục trong lĩnh vực học đường.

Nhà văn học Nga Ayn Ranhd đã nói: “mục đích duy nhất của giáo dục là

dạy cho một sinh viên cách song, cuộc sống của mình bằng cách phát triển

tâm trí và trang bị cho anh ta dé đối diện với thực tế Anh ta phải được dạy désuy nghĩ, dé hiéu, dé hòa nhập, dé chứng minh, anh ta phải được trang bị dé

có thêm kiến thức bằng nỗ lực của chính mình ”[42, tr 122] Nói đến giáo

dục và đào tạo là nói đến việc dạy và học, việc truyền dạy kinh nghiệm, kỹ

năng, kiến thức của người dạy cho người học Giữa giáo duc và dao tạo có sự

khác nhau về từ ngữ nhưng tính chất, nội hàm là như nhau.

Thật ra, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục và đảo tạo, tùy vào lĩnh vực,chuyên môn khác nhau mà có cách giải thích, tiếp cận, trình bày tương ứng

Hiểu một cách đơn giản nhất và phù hợp với nội dung dé tài: Giáo dục và đào

tạo là hệ thống các nội dung kiến thức, phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm

được truyền trao từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong quá trình này, kiến

thức có được rất đa dạng, người trò có thể học được từ người thầy, nhưng

cũng có thể là tự học qua sách vở, tự nghiên cứu, tìm tòi, học tập qua bạn bè,đồng nghiệp, qua phương tiện thông tin truyền thông Do là lý do vi sao khi

nói về giáo dục các nhà giáo dục thường chọn yếu tố môi trường (không gian,

thời gian) dé đánh giá, đó là: gia đình, nhà trường và xã hội

* Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Về chính sách chung đối với giáo dục và liên quan tôn giáo, có Nghị

quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa

XI về đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục và dao tao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 củaBan Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo

10

Trang 18

Về chính sách đặc thù đối với đồng bào Khmer có: Chỉ thị số 68-CT/TWngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác ở vùng đồngbào dân tộc Khmer; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấphành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc; Bộ Giáo dục và Dao tạo tiếp

tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với giáo viên, nhà sư dạy chữ Khmer (trên cơ sở Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg, ngày 05/02/2008); chính sách đào tạo giáo viên dạy chữ Khmer, Pali ở cấp khu vực, thống nhất chương

trình và giáo trình giảng dạy; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 củaChính phủ về “Đây mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giaiđoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030”, trong đó có việc phát triểnnguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở bậc cao đăng, đại học va sau daihọc nhằm tạo nguồn nhân lực trình độ cao; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày

10/01/2018 của Ban Bí thư, về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc

Khmer trong tình hình mới.

Ngoài ra, tại các kỳ đại hội Đảng, gần đây nhất là Đại hội lần thứ XIII cũng đã đưa ra những quyết sách, định hướng, quan điểm lớn về phát triển giáo dục va dao tạo, coi trọng sự nghiệp giáo dục, bám sát xu thế phát triển

của nhân loại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam Các chủ trương, chính sách di

là chung hay riêng, dành cho Phật giáo hay tôn giáo khác, đối với dân tộcKinh hay các dân tộc anh em khác, ở bất kỳ giai đoạn và thời kỳ lịch sử nàocũng là tiền đề quan trọng nhăm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạonguồn nhân lực, bồi đưỡng nhân tài gop phần phục vụ đất nước

1.1.2 Quan niệm của Phật giáo về giáo dục và đào tạo nguồn nhân

lực của Giáo hội

* Giáo dục theo quan niệm của giáo lý Phật giáo Phật giáo là một trong những tôn giáo ra đời khá sớm trong lịch sử nhân

loại Đến năm 2023, tính theo năm Đức Phật đản sinh là 2.647 năm, còn tínhtheo Phật lịch là 2.567 năm Phật giáo là tôn giáo hướng đến sự hòa bình, việc

11

Trang 19

một cá nhân nào đó đến với đạo Phật là hoàn toàn tự nguyện Đức Phật từngday “tin ta mà không hiểu ta cũng không khác gi bang bồ ta” [42, tr 19], đó là

một sự giáo dục về đạo đức, niềm tin cũng như nhận thức Một người bat ky,

đã quy Tam bao, tho giới, trở thành Phật tu thì phải tin Phật, học Phat va di

theo con đường của Phật đã chỉ dạy Những gì Đức Phật dạy, truyền đạt, giáo

hóa dù thời gian đã trôi qua hơn 20 thế kỷ nhưng vẫn còn nguyên giá trị vềtính nhân văn, về tinh thần khoan dung, độ lượng, bác ái, vị tha, từ bi, hỷ xả

hay đơn giản là “buông bỏ” dé thoát khỏi nỗi khổ niềm đau, tìm đến an nhiên

tự tại Với những việc làm thiết thực, các thế hệ đệ tử tiếp nối, truyền thừa,

đưa tư tưởng của Ngài vào đời sống nhân loại qua hàng nghìn năm lịch sử đãkhăng định vị thế quan trọng của giáo dục Phật giáo

Giáo dục Phật giáo có thé hiểu là sự truyền thụ từ người có kiến thức và

mẫu mực trong đời sống, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến người thọ giáo, thông qua thân - khẩu - ý giáo Đó là sự truyền trao tri thức, kinh nghiệm, dao đức sống từ người thầy đến người trò Do vậy, người đảm nhận công việc giáo dục phải là người có nhân cách và đạo đức tốt, có kiến thức cũng như trình độ chuyên môn cao Bởi lẽ, người thầy có phẩm hạnh, đạo đức không tốt, trình độ

chuyên môn chưa cao mà dạy học trò thì có thé làm hư cả một thé hệ

Bản thân Phật giáo vốn là nền giáo dục đa văn hóa, bởi tính thích nghỉhòa hợp dung thông của Phật giáo với tất cả nền văn hóa có mặt trên thế giớinày Ngoài ý nghĩa Phật giáo là một tô chức tôn giáo thì từ “Phật giáo” còn

được hiểu là những lời Phật dạy, còn gọi là giáo lý, bởi nội dung những lời dạy của Phật đều nhằm đến mục đích giáo dục đời sống đạo đức của con

người Chính vì vậy, Duc Phật được tôn vinh là nhà giáo dục vĩ đại [42, tr 2].

Phật giáo luôn lay trí tuệ làm sự nghiệp dé khai mở tâm thức, giúp người học

không chỉ dừng lại ở thành quả thi cử mà là học và ghi nhớ, ứng dụng lời dạy

của Đức Phật vào đời sống, giải quyết mọi khó khăn, nỗi khổ để hướng đến

12

Trang 20

thuận lợi, an vui cho bản thân và chúng sinh Thế nên, giáo dục Phật giáo lànên tảng giáo dục của từ bi và trí tuệ.

- Mục tiêu của giáo dục Phật giáo

Về mặt tư tưởng và triết lý thì mục tiêu của giáo dục Phật giáo là nhằmgiúp con người đạt đến giác ngộ, giải thoát Còn về mặt giáo dục đạo đức xãhội thì Phật giáo quan tâm đến đời sống nhân loại, giúp con người hoàn thiện

nhân cách sống, bao gồm đạo đức và trí tuệ [42, tr 2] Theo kinh điển Phật

giáo, giáo dục Phật giáo có 3 mục tiêu trọng tâm sau: trong kinh Pháp Hoa,

Đức Phật nhấn mạnh “Như Lai ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thịchúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”; trong kinh tạng A-hàm, Nikaya thì ĐứcPhật luôn nhắn mạnh: “Này chư Tỳ kheo, hãy luôn du hành vì an lạc, vì lợiích, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người”; trong nhiều kinh luận thì mục

tiêu chính yếu của giáo dục và hoằng hóa chính là chuyên mê khai ngộ, dứt các điều ác, làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch, ay là lời chu Phat day [45, tr 14] Mục tiêu giáo duc cua Phat giáo thực chất là vì đời song nhan loại, vi số phan con người và chúng sinh trong xã hội nay Do đó, mỗi Tăng

Ni, Cư sĩ, Phật tử phải là những người có trí tuệ sáng suốt, có trình độ và hiểubiết sâu rộng dé thực hiện tốt nghĩa vụ bổn phận của mình, trước là gánh váctrên vai trọng trách hoằng dương chánh pháp, trang nghiêm Giáo hội, sau làlợi lạc quần sanh

- Nội dung giáo dục Phật giáo

Nội dung giáo dục Phật giáo chắc chắn không nằm ngoài những gì đã được Đức Phật truyền giảng hoặc các lời dạy của Ngài, qua các kinh điển

được ghi chép: Thir nhất, Kinh - Luật - Luận làm nội dung căn bản dé truyén

thu Thi hai, Giới - Dinh - Tuệ làm nền tảng tu tập, than chứng Thir ba, Thân

- Khẩu - Ý giáo dục trực tiếp bằng tinh than tự giác, hoặc rèn luyện, hun đúc,

tích tụ để đưa đến thành tựu thực tế cho mọi người [45, tr 15] Từ các nội

13

Trang 21

dung trên, có thé thấy giáo dục Phật giáo nhân mạnh ở ba điểm chính là giáodục đạo đức, thiền định và trí tuệ.

Qua giáo dục đạo đức, người học Phật rèn luyện nhân cách, phẩm chấtcao quý, trở nên vị tha, bác ái, tôn trọng luật pháp, luật đạo và góp phần xây

dựng hạnh phúc cho mình và người Bằng giáo dục thiền định, người học Phật

ý thức sâu sắc về sự hiện hữu của bản thân, làm chủ cảm xúc, thái độ, tâm tư, nhận thức và ứng xử [13, tr 239] Cả ba phạm trù đều quan trọng Trong đó, học viên đặc biệt chú tâm đến giáo dục thiền định Thiền định mỗi ngày có tác

dụng giúp cho tâm sáng và trí tuệ phát triển hơn, con người có thể tự quan sát,xóa bỏ tâm bat tịnh, hướng đến sự an lạc, dứt bỏ phiền não Xét trong mốiquan hệ, thiền là quá trình dé đạt được trí tuệ Đạo đức có được thông quaviệc tuân thủ giới luật, trí tuệ sau đó sẽ được phát triển một cách tự nhiên.Toàn bộ giáo lý Đức Phật được truyền đạt trong kinh điển không bao giờ xa

rời ba điều này [42, tr 123] Phật giáo lây trí tuệ làm sự nghiệp, hay nói cách khác trí tuệ là mục tiêu tối thượng của đạo Phật Vì vậy mà nên giáo dục Phật giáo đã xây dựng và hoạch định các phương thức khác nhau nhằm dao tạo ra những con người ưu việt, có đạo hạnh, tâm huyết và năng lực, đóng góp cho

đạo pháp và dân tộc.

- Phương thức giáo dục Phật giáo

Giáo dục Phật giáo hình thành từ khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã sử

dụng trí tuệ của mình đi khắp nơi, thành lập các trú xứ, tổ chức lớp học tự

phát để truyền dạy, giáo hóa đệ tử với nhiều thành phần người khác nhau

trong xã hội Đến khi Ngài nhập diệt, hoạt động giáo dục đã được hàng hậu

học kế thừa va phát triển Có thé đúc kết phương thức tổ chức giáo dục Phật

giáo như sau:

+ Truyền dạy trực tiếp giữa thầy và trò (tính tự giác) [45, tr 15] Saukhi đắc đạo đến khi tịch diệt, Đức Phật đã hóa độ và tiếp nhận 1.250 đệ tửxuất gia vào trong Giáo đoàn của Phật, đó là những đệ tử đầu tiên được truyền

14

Trang 22

dạy Nếu lay buổi thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Lộc Uyén déhóa độ cho 5 anh em Kiều Trần Như làm cái mốc tính thì nền giáo dục củaPhật giáo đến nay đã có hơn 2.563 năm truyền thống [44, tr 190].

+ Thành lập đạo tràng, tịnh xá, chùa chién, tự viện làm nơi quy tụ Tăng

Ni, Phật tử để giáo dục, chuyển hóa [45, tr 15] Chính phương thức này mà

Phật giáo đã phát triển rộng khắp và hiện diện ở nhiều quốc gia trên thế giới

Chỉ riêng Việt Nam, số cơ sở thờ tự đến nay đã là 18.544 Tự viện [18, tr 24].

+ Tổ chức thành trường lớp, có quy củ, có chương trình dạy và học cho

từng cấp, từng thé hệ [45, tr 15] Nham đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo,phát triển tăng đoàn, nhiều đạo tràng, tự viện được lập nên, tại đây việc dạy

và học được kế thừa, tiếp nối, truyền trao Dần về sau, khi mà xã hội ngàycàng phát triển, nhu cầu học tập, sinh hoạt đạo sự ngày một nâng cao, tất yêu

khách quan đòi hỏi phải có hệ thống trường lớp, mô hình giáo dục phát triển toàn diện, đó là lý do mà các cấp giáo dục Phật giáo, hệ thống Phật học viện, các trường đào tạo được hình thành và ngày một phát triển lớn mạnh về quy

mô và số lượng Hiện nay cả nước có 04 Học viện, 34 Trường Trung cấp Phật

học (phía Nam 29 trường, phía Bắc 5 trường) [18, tr 30]

Ngày nay, có thể gom phương thức giáo dục Phật giáo như sau:

Thứ nhất, do Trung ương Giáo hội tô chức, bao gồm hệ thống các Phật

học viện, học viện, đại học, các Trường Trung cấp, Sơ cấp Phật học.

Thư hai, do Ban Tri sự cấp tỉnh, huyện, các tự viện tổ chức, bao gồm các

khóa tu mùa hè, khóa tu một ngày an lạc, các hội trại, câu lạc bộ thiện

nguyện, nhân đạo [44, tr 194].

Như vậy, mỗi thời kỳ lịch sử, xã hội đều trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau, từ đó mà đạo Phật đã hình thành các phương thức giáo dục

đa dạng, thích ứng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn.

15

Trang 23

* Đảo tao nguon nhân lực cua Phật giáo

- Mục tiếu đào tạo

Phật giáo đã hiện diện ở nước ta trên hai nghìn năm lịch sử Trong tiếntrình đó, nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lớn mạnh của đạo Phật

chính là đội ngũ Tăng Ni Giáo dục Tăng Ni là Phật sự đặc biệt quan trọng

của Giáo hội Mục tiêu đào tạo của Phật giáo là sản sinh ra mẫu Tăng Ni sinh

lý tưởng nhất của Giáo hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định [42, tr 235,

238] Tăng Ni mà không được dao tạo, bồi dưỡng, thiếu sự tu học thì Phật

giáo khó phát triển, thậm chí là suy vong Vì vậy, đào tạo tăng tài là mục tiêuhàng đầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

- Nội dung dao tao

Về dao đức, đào tao các Tăng Ni trở thành những người có nhân cách

tốt, phẩm hạnh cao quý, sống vì đạo pháp, vì dân tộc; nêu cao tinh thần hộ

quốc an dân; chấp hành nghiêm giới luật, giáo luật và pháp luật Nhà nước

Về kiến thức, đào tạo theo khung chương trình, nội dung, môn học do Trung

ương Giáo hội ấn định trong lĩnh vực Phật học và đạt chuẩn trình độ cơ bản

về thé học.

+ Về Phật họcNội dung đào tạo của Phật giáo bao gồm nội điển và ngoại điển: Kinh,Luật, Luận (Giới, Định, Tuệ) của 3 hệ thống Kinh tạng, lịch sử Phật giáo, vănhọc Phật giáo, lịch sử Ấn Độ, văn hóa - dân tộc, ngoại ngữ (Anh văn, Hán

văn, Cô ngữ Pali - Sanskrit ) [42, tr 236-237] và một số môn về lich sử và pháp luật Việt Nam, triết học Ngoài việc đảo tạo theo nội dung đã được phê duyệt tại các cơ sở giáo dục, hầu hết Tang Ni déu trai qua nhiéu khéa dao tao

khác nhau, thông thuộc kinh kệ, lễ nghi Nhìn chung, về trình độ Phật học,Tăng Ni được đào tạo có hệ thông cấp bậc từ thấp đến cao: Sơ cấp, Trung cấp(03 năm), Cao đăng (02 năm) cho đến Đại học - Học viện (04 năm), hoặcthậm chí là sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) Theo quy định trong Nội quy Ban

16

Trang 24

Tăng sự Trung ương, chuẩn yêu cầu tối thiểu để bổ nhiệm, suy cử vào cácchức vụ trong tô chức Giáo hội phải tốt nghiệp từ Trung cấp Phật học trở lên.

+ Về thé họcThế học chính là hệ thống dao tạo quốc dân (giáo dục mam non, giáodục phổ thông, giáo duc nghề nghiệp và giáo dục đại học) Trong đó, giáo dụcphô thông là chuẩn trình độ cần và đủ để Tăng Ni thọ giới tại các kỳ Đại Giới

đàn (Sadi, Sadi Ni, Thức xoa Ma Na Ni cho đến Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni), đồng thời làm cơ sở phong phẩm Thượng tọa, Ni sư, Ni trưởng, Hòa thượng).

Trung ương Giáo hội quy định Tăng Ni tốt nghiệp Trung học Phổ thông (tútài) trở lên là đủ điều kiện dé bồ nhiệm, suy cử vào các chức vụ trong Ban Trị

sự và các tự viện [15, tr 19; 19, tr 51] Xét về chuẩn trình độ, học viên chorằng việc hoàn thành chương trình đào tạo bậc đại học sẽ phù hợp hơn Vì

giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phục vụ nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế Đào tạo người học phát triển

toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiỆp;

có khả năng nắm bat tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ

đào tạo, khả năng tư duy, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có

tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân như dé cập tại Điều 38-40,

Chương II Luật Giáo dục 2019 [30, tr 15] Ngoài ra, khi học xong đại học,

xét về tuổi đạo Tăng Ni có sự chững chac, kinh nghiệm sống tốt hơn Nội quyBan Tăng sự đã ban hành cách nay hơn 04 năm (ngày 18/9/2018), thế nên cần

thiết phải có sự điều chỉnh để phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế Sau Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (2022-2027), Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ bắt tay vào việc ban hành Nội quy, quy chế hoạt động các chuyên ban và Ban Trị sự các cấp Đây là dip dé Tăng Ni có đề

xuất, kiến nghị các nội dung mang tính xây dựng và phát triển

17

Trang 25

+ Phương pháp dao tạo

Chủ trương và biện pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về giáo dục

Phật giáo và dao tạo nguồn nhân lực đã được đề cập trong các bản Hiến

chương của Giáo hội: “Gido hội Phật giáo Việt Nam ra đời là sự kết tinh của

trí tuệ, là nguyện vọng chân chính của Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử các tổ chức

Giáo hội, Hội, Hệ phái Phật giáo trong cả nước, là chủ thể kế thừa lịch sử hàng ngàn năm cua Phật giáo Việt Nam” [11, tr 6; 14, tr 4; 20, tr 6] Có thể thấy, ngay lời nói đầu của Hiến chương, Giáo hội đã nhân mạnh hai từ “trí

tuệ” Trí tuệ mỗi con người không phải tự nhiên mà có, phải được giáo dục,

đào tạo, trải qua quá trình tu học, thiền định, khổ luyện, vượt khó để đạtđược trí tuệ tốt phải có phương pháp đào tạo tốt

Tính đến nay hệ thống Phật học viện và các Trường Trung cấp Phật học

đã có sự đa dạng về phương pháp đào tạo (đào tạo chính quy, từ xa, liênthông, liên kết ) Đặc biệt là phương pháp lấy người học làm trọng tâm(Tăng Ni là đối tượng chính); đào tạo theo khung chương trình đã được xét

duyệt; giảng viên, giảng sư, giáo thọ sư, các Tăng NI làm công tác quản lý

dần được chuẩn hóa: hình thành hệ thống thư viện (thư viện điện tử, số hóa các tài liệu); tổ chức nội trú cho Tăng Ni sinh và xây dựng khu thién tại các

cơ sở giáo dục; áp dụng bộ sách giáo khoa thống nhất do Ban chuyên môn

biên soạn sử dụng trong công tác đào tạo, giảng dạy Đó là các phương pháp

đào tạo mà Giáo hội đã xây dựng, được điều chỉnh, nhằm hướng đến nên giáo

dục Phật giáo hiện đại.

+ Biện pháp đào tạo

Nền giáo dục Phật giáo Việt Nam được khởi đầu từ trong nhà chùa, tại các đạo tràng, được các tăng sĩ truyền trao, tiếp nối, sau đó dần hình thành các lớp học, các trường đảo tạo Trung tâm Luy Lâu thành lập vào thế kỷ thứ II,

xứng đáng là nơi quy tụ của các sư tăng, học giả Phật học tại xứ Giao Châu

18

Trang 26

[13, tr 457] Từ thé kỷ II đến thé kỷ thứ XI đời sống giáo dục Phật giáo đã

dần lớn mạnh thông qua sự đảo tạo truyền thừa của các Thiền phái Tinh thần

giáo dục Phật giáo được tiếp tục phát triển đến đời nhà Trần, nhưng có chút

chững lại vào thời Hậu Lê do giới Nho sĩ.

Tuy nhiên, sau đó lại được củng có va phát triển Đến dau thé kỷ XX,

phong trào chấn hưng Phật giáo phát khởi, các Phật học viện được mở ra khắp

nước Đến giữa thế kỷ XX, hệ thống trường Bồ dé day con em Phật tử theo

chương trình nhà nước, kết hợp với quản lý Phật giáo đã có ảnh hưởng mạnh

mẽ Năm 1965, viện Đại học Vạn Hạnh ra đời đã đảo tạo rất nhiều nhân tài.

Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, giáo dục Phật giáo lại một lần nữaphải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới của xã hội, cùng với sự kiệnquan trọng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập đã tạo tiền đề cho

các cơ sở giáo dục được hình thành.

Như vậy, Phật giáo đặc biệt chú trọng việc thành lập các trường giáo dục

Phật giáo nhằm dao tạo tăng tài cho Giáo hội Nhưng nếu nhìn nhận toản

diện, hoạt động giáo dục Phật giáo không phải bắt đầu từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, mà có từ khi thời đức Phật còn tại thế Trong đó, một trong những biện pháp giáo duc ưu việt nhất chính là “D7 tam truyén tam”.

Đây là câu thiền ngữ, đồng thời cũng là biện pháp giáo dục được ĐứcPhật sử dụng khi Ngài giảng pháp trên núi Linh Thứu, khi đó bất ngờ Ngài

đưa bông hoa lên, trong hội chúng có rất nhiều người nhưng chỉ có Tôn giả

Ca Diếp hiểu được ý Phật nên được truyền trao tâm ấn Phương pháp này có

nghĩa là lay tâm truyền tâm, là sự truyền thừa Phật pháp từ thay sang trò Dĩ

tâm truyền tâm mang dấu ấn của Thiền tông Phật giáo, cũng từ biện pháp giáo dục này mà Phật giáo Thiền tông phát triển lớn mạnh cho đến ngày nay.

19

Trang 27

+ Thành lập cơ quan chuyên trách

Sau khi đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, Hội nghị Đại biểu

thống nhất Phật giáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981 tại thủ

đô Hà Nội Qua các nhiệm kỳ hoạt động, Giáo hội xây dựng cơ cấu tổ chức từTrung ương đến cơ sở gồm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Tri sự, Ban,Viện Trung ương, Ban Tri sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban

Trị sự các quận, huyện và Ban Quản trị tự viện.

Về hành chính đạo, Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý cao

nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm

kỳ Theo Hiến chương tu chỉnh lần VI, Hội đồng Tri sự có 14 chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn [14, tr 14], trong đó có việc phê chuẩn kế hoạch, chươngtrình hoạt động Phật sự của Ban, Viện Trung ương, các tô chức cơ sở, thànhviên trực thuộc Trung ương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh; việcthành lập mới Ban, Viện Trung ương sẽ do Ban Thường trực Hội đồng TrỊ sựthống nhất và thông qua tại Hội nghị thường niên của Trung ương Giáo hội;

đồng thời, các Ban, Viện cũng được phép thành lập tô chức trực thuộc và hoạt động theo quy định do Ban Thường trực Hội đồng Tri sự ban hành [14, tr 20- 21] Hiến chương tu chỉnh lần VI, Hội đồng Tri sự có 17 chức năng, nhiệm vụ

và quyên hạn [20, tr 18-22].

Ban Giáo dục Phật giáo trước đây là Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương,

là một trong 6 Ban của Giáo hội được thành lập sớm vào năm 1986 Ban Giáo

dục Phật giáo là co quan hành chính cao nhất đối với các tô chức giáo dục

Phật giáo trong cả nước và các hoạt động giáo dục đảo tạo của các trường Phật học trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Ban được giao nhiệm vụ

đào tạo Tăng Ni toàn diện kiến thức về Phật học, khoa học xã hội, có đầy đủ

vê đạo đức, trí tuệ và sức khỏe đê tinh tân trong tu học và phục vụ nhân sinh,

20

Trang 28

nói chung là đào tạo tăng tài, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho

Giáo hội.

Đề thống nhất trong công tác lãnh, chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, quản lý,điều hành cụ thé hóa và thực hiện các quy định của Hiến chương, mỗi nhiệm

kỳ hoạt động, Hội đồng Trị sự đều ban hành Nội quy gồm nhiều nội dung về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức và hoạt động; quản lý hệ thong giao

duc; thanh lap, sap nhap; thanh tra; tai chinh

Có thé nêu khái quát một số nhiệm vụ chính và thành tựu của lĩnh vực

giáo dục Phật giáo như:

Kiện toàn về mặt nhân sự, thiết lập Hội đồng chuyên môn, Hội đồngKhoa học, Hội đồng biên soạn và thâm định sách giáo khoa các cấp; đào tạo

cung cấp nguồn nhân lực cho Giáo hội với hàng nghìn Tăng Ni tốt nghiệp ở

các cấp đào tạo, ký kết hợp tác đào tạo với các Trường đại học Phật giáo trênthế giới; hỗ trợ công tác đối ngoại cho Giáo hội về chuyên môn và học thuật;biên soạn và ấn hành bộ sách Giáo khoa Trung cấp Phật học; xây dựng mới

các cơ sở giáo dục; hình thành hệ thong thư viện Phật học; tô chức nội trú cho Tang Ni sinh tu học tại các cơ sở dao tạo, xây dung nền giáo dục Việt Nam

phù hợp với xu hướng hội nhập [18, tr 175-186].

Mọi hoạt động của các Ban, Viện Trung ương, Ban Tri sự các tỉnh thành,

các Ban chuyên môn giúp việc Ban Trị sự đều chịu sự chỉ đạo, quản lý, giám sát, điều hành, hướng dẫn thống nhất từ trung ương đến địa phương, góp phần

mang lại hiệu quả cao trong các mặt hoạt động.

Nền giáo dục Phật giáo dần được củng có, kiện toàn và từng bước phát

triển đa dạng về các cấp đào tạo từ Sơ cấp đến Cao cấp, phù hợp theo đặc thù

của từng hệ phái trong ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Các hoạt động giáo dục và đào tạo đặt dưới sự quản lý của Trung ương,

trên là Hội đồng Trị sự, sau đó là Ban Giáo dục Phật giáo, tiếp đến là Ban Trị

21

Trang 29

sự các tỉnh, thành gắn với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục

trực thuộc sự quản lý của Giáo hội.

1.2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Cần Thơ với nhiệm vụ giáo dục Phật giáo và đào tạo nguồn nhân lực của Giáo hội Phật giáo các cấp thành phố Cần Thơ

1.2.1 Khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo thành

phố Cần Thơ

* Quá trình du nhập và hình thành các hệ phải

Phật giáo du nhập đến Việt Nam khoảng đầu công nguyên, bằng nhiều

con đường và hướng du nhập khác nhau, đến nay đã có nhiều hệ phái khác nhau cùng tôn tại và phát triển Mặc dù có thời gian hàng nghìn năm lịch sử

kể từ khi du nhập, nhưng về tư cách pháp nhân mãi đến năm 1981, Giáo hội

Phật giáo Việt Nam mới chính thức được công nhận (ngày 07/11/1981).

Riêng Phật giáo Cần Thơ thành lập vào năm 1983.

Trong phạm vi này học viên không đề cập chỉ tiết lịch sử hình thành vàphát triển của Phật giáo tại Cần Thơ, vì đến nay chưa có công trình nghiêncứu liên quan nên chỉ tìm hiểu ở khía cạnh khái quát chung về một số hệ pháiPhật giáo có quá trình hoạt động Phật sự nôi bật

+ Phật giáo Nam tông Khmer

Hệ phái Phật giáo này được truyền vào Việt Nam theo con đường của

các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đường biển tới Srilanka, Myanmar, Thái

Lan, Campuchia và vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long (vào khoảng thế kỷthứ IV), được đông đảo người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer đón

nhận, trở thành tôn giáo của người Khmer, do đó gọi là Phật giáo Nam tông

Khmer [56] Nếu dựa theo luận cứ trên thì Phật giáo có mặt ở Cần Thơ từ rất

sớm Tuy nhiên, chưa có tài liệu khoa học nghiên cứu về van dé nay Cơ sở dékhang định sự hiện diện của Phật giáo tại Cần Thơ chính là niên đại thành lập

tự viện Nhưng nếu so sánh giữa thời gian du nhập và thời gian thành lập chùa

22

Trang 30

thì có một sự chênh lệch rất dài Cụ thể: Chùa Ampevone thành lập năm

1616, Chùa Phesachecvone (1672), huyện Thới Lai; Chùa Sanvor Pothinhen

(1725), Chùa Pothisomron (1735), quận Ô Mon [Phụ lục 1, Bảng 1.4]

+ Phật giáo Bắc tôngNgôi chùa được thành lập sớm nhất là Chùa Long Sơn (năm 1736) Các

tự viện được thành lập tiếp theo lần lượt là Chùa Long Thăng (1804), Chùa

Phước Long (1868), quận Thốt Nốt; Chùa Liên Trì (1812), Chùa Phước An

(1821), Chùa Long Quang (1824), quận Bình Thủy; Chùa An Hòa (1830),

Chùa Tây Cảnh (1840), Chùa Vạn Phước (1858), quận Ô Môn; Chùa ThớiLong (1884), Chùa Giác Hoang (1909), quận Ninh Kiều; Chia Khánh Lâm

(1846), huyện Cờ Đỏ; Chùa Phước Thanh (1858), Chùa An Long (1860), quận Cái Răng; Niệm Phật đường Thiên Từ (1846), huyện Vĩnh Thạnh, v.v [Phụ lục 1, Bang 1.4].

+ Phật giáo Khất sĩ

Phật giáo Khat sĩ xuất hiện tại Việt Nam từ thập niên 40 giữa thế ky XX,

do Tổ su Minh Dang Quang sáng lập Tổ sư có thời gian tu học tại Campuchia Sau khi trở về Việt Nam, từ năm 1948 đến năm 1953, Ngài dẫn đoàn Tăng Ni

đi hành đạo truyền giáo nhiều nơi ở miền Đông và Tây Nam bộ

Các tự viện được thành lập sớm: Tinh xá Ngoc Châu năm 1949 (quận Ô

Môn), Tịnh xá Ngọc Viên năm 1949, Tịnh xá Ngọc Minh năm 1950 (quận

Ninh Kiều), Tịnh xá Ngọc Hoa (quận Bình Thủy), v.v [Phụ lục 1, Bảng

1.4] Ngoài các hệ phái nêu trên, còn có hệ phái Nam tông Kinh (05 cơ sở,

thành lập sớm nhất là Chùa Bửu Thành, năm 1960) và Hoa tông (01 cơ sở,

Chùa Minh Nguyệt Cư sĩ Lâm, thành lập năm 1962).

Như vậy, tính theo niên đại thành lập tự viện, có thể xác định Phật giáoNam tông Khmer có mặt sớm nhất, sau đó là Bac tông và Khat sĩ

* Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành pho Can Tho từ năm 1981 đến

nay:

23

Trang 31

Sau những năm hòa bình lập lại tỉnh có 2 Ban đại diện Phật giáo: tỉnh

Phong Dinh nay là Cần Thơ, Thượng tọa Thích Huệ Thành, Chùa KhánhQuang (thành phố Cần Thơ) làm chánh đại diện; tỉnh Chương Thiện nay làThị xã VỊ Thanh do Thượng tọa Thích Nhựt Tiên, Chùa Quốc Thanh (thị xã

Vi Thanh) làm chánh đại diện [46, tr 12].

Ngày 03/11/1983, được sự chấp thuận của các cấp chính quyên, Đại hội

đại biểu Phật giáo tinh Hậu Giang lần thứ I tổ chức tại Thới Long Cổ Tự

(Chùa Thới Long, số 120 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều,

thành phố Cần Tho), có gần 200 đại biểu tham dự Đại hội chính thức làmviệc một ngày và thành công tốt đẹp [46, tr 27] Đại hội tổng kết đánh giátình hình Phật giáo Hậu Giang (Cần Thơ, Sóc Trăng) qua hai thời kỳ khángchiến, đề ra phương hướng hoạt động trong tình hình mới, suy tôn Ban Chứngminh gồm 04 vị: Hòa thượng Châu Mum, Hòa thượng Thích Thiện Tâm,

Thượng tọa Thích Pháp Chơn, Thượng tọa Thích Chơn Từ; suy cử Ban Trị sự: Thượng tọa Thích Phước Minh (Trưởng ban), Đại đức Thích Huệ Giác

(Phó ban), Thượng tọa Dương Nhơn (Phó ban), Đại đức Thích Thiện Sanh

(Chánh Thư ký), Đại đức Đào Như (Phó Thư ký) Thành viên Ban Trị sự có

tổng cộng 25 vị (22 Tăng, 02 Ni, 01 Cư sĩ) Tru sở đặt tai Chùa Khánh Quang,đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (thành phố Cần Tho) [46, tr 27]

Năm 1992, địa giới hành chính có sự thay đôi, tinh Hậu Giang chia rathanh hai tinh Soc Trang va Can Tho, Ban Tri su Tinh héi Phat giao Hau

Giang được đổi tên thành Ban Trị sự Tinh hội Phật giáo tỉnh Cần Thơ Năm

2004, tỉnh Cần Thơ được chia ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ

trực thuộc Trung ương, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Cần Thơ được đôi

tên thành Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Cần Thơ; sau khi Hiếnchương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội Đại biểuPhật giáo toàn quốc lần thứ thứ VII, nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Trị sự Thành

24

Trang 32

hội Phật giáo thành phố Cần Thơ đổi tên thành Ban Trị sự Giáo hội Phật giáoViệt Nam thành phố Cần Thơ [53].

Đến nay, Phật giáo Cần Thơ đã trải qua X kỳ Đại hội Do nhiều nguyên

nhân tác động: công tác lưu trữ, bảo quản tài liệu chưa khoa học, sự chưa

hoàn thiện về cơ sở vật chất nên số liệu thông tin về nhân sự Đại hội từ Đại

hội lần thứ I đến thứ VII cũng không được hệ thống, cập nhật Học viên chỉ

dé cập tóm lược thông tin Đại hội lần thứ VIII và thứ X.

- Lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2012-2017) tô chức tại Hội trường Thành ủyCần Thơ, diễn ra trong hai ngày, 16-17/7/2012 Kết quả: đại hội đã nhất trísuy cử 48 vị vào Ban Tri sự Cu thể: Ban Chứng minh 03, Ban Thường trực

18, Ủy viên 27 Hòa thượng Đào Như tiếp tục giữ chức vụ Trưởng Ban Trị sựThành hội Phật giáo thành phố Cần Thơ, Hòa thượng Thích Huệ Trường giữ

chức vụ Phó Ban Thường trực Giúp việc cho Ban Tri sự có 08 Ban chuyên

môn và 01 Văn phòng, gồm các Ban: Tăng sự, Giáo dục Tăng - Ni, Hoằng pháp, Hướng dẫn Cư sĩ - Phật tử, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh tế - Tài chính, Từ

thiện - Xã hội [4].

- Lần thứ IX (nhiệm kỳ 2017-2022) được tô chức tại Thiền viện TrúcLâm Phương Nam, có tham dự của hơn 500 đại biểu, diễn ra trong hai ngày04-05/4/2017 Kết quả: đã suy tôn và suy cử 53 vi vào Ban Tri sự Cụ thé:Ban Chứng minh 05, Ban Thường trực 18, Uy viên 30 Hòa thượng Dao Nhugiữ chức vụ Trưởng ban Có 10 Ban chuyên môn, gồm: Tăng sự, Giáo dục

Tăng - Ni, Pháp chế, Kiểm soát, Từ thiện - Xã hội, Nghi lễ, Kinh tế - Tài

chính, Hoăng pháp, Văn hóa - Thông tin, truyền thông, Hướng dẫn Phật tử, và

Văn phòng [5].

- Lần thứ X (nhiệm kỳ 2022-2027) tô chức tại Thiền viện Trúc LâmPhương Nam, tham dự của hơn 200 đại biểu, diễn ra trong hai ngày 10-

11/3/2022 Đại hội đã suy tôn 04 vi Ban Chứng minh, suy cử 21 vị Ban

Thường trực, 30 Ủy viên Ban Trị sự và 05 Ủy viên dự khuyết Hòa thượng

25

Trang 33

Đào Như tiếp tục giữ chức vụ Trưởng ban [6] Các Ban chuyên môn vẫn được

kiện toàn như nhiệm kỳ IX, có sự thay đôi tên gọi từ Ban Giáo dục Tăng Nithành Ban Giáo dục Phật giáo Đặc biệt, nhân sự Ban Thông tin, truyền thônghầu hết là Cư sĩ

Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Ban Trị sự, Phật giáo Cần Thơ hiện

có 169 cơ sở tự viện, trong đó có 151 cơ sở hoạt động hợp pháp [Phụ lục I

Bang 1.1], 18 cơ sở chưa hợp pháp Tự viện chiếm số đông là Bắc tông 89 cơ

sở (tính tự viện hợp pháp), Khat sĩ 44, Phật giáo Nam tông Khmer 12, Nam

tông Kinh 05, Hoa tông 01 và 02 cơ sở giáo dục (Học viện Phật giáo Nam

tông Khmer và Trường Trung cấp Phật học) [Phụ lục 1, Bảng 1.2]

Nhìn chung, qua các nhiệm kỳ, hoạt động đạo sự luôn được lãnh đạo

Giáo hội quan tâm về mặt tô chức hành chính, kiện toàn nhân sự các chuyênBan giúp việc cho Ban Trị sự Điểm nỗi bật của hoạt động đạo sự Phật giáoCần Thơ là thành lập, khôi phục cơ sở tự viện, công tác từ thiện xã hội và giáo

dục Phật giáo.

Cơ sở tự viện (tính luôn tự viện chưa hợp pháp, gia nhập Giáo hội): năm

2018: 160, năm 2019: 166, năm 2020: 168, năm 2021: 169, năm 2022: 169.

Gồm 02 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung (Đạo tràng Phước Nghiêm và Đạo tràng Liễu Đạt, đăng ký cuối năm 2020) Báo cáo từ thiện xã hội (2018-2023),

năm 2018 trên 23 tỷ đồng, năm 2019 trên 30 ty đồng, năm 2020 trên 36 tỷđồng, năm 2021 gần 33 tỷ đồng, năm 2022 trên 30 tỷ đồng; 03 tháng đầu năm

2023 là trên 8 tỷ đồng [Phu lục 1, Bảng 1.6]

Tổng số Tăng Ni là 637 vị: Hòa thượng 15, Thượng tọa 25, Ni trưởng

14, Ni sư 56, Tỳ kheo 160, Tỳ kheo Ni 186, Thức xoa Ma Na Ni 30, Sadi 61,

Sa di Ni 33, Tu nữ 05, Ngũ giới 52 [Phu lục 1, Bang 1.5].

26

Trang 34

1.2.2 Nội dung, phương thức giáo dục Phật giáo và đào tạo nguồnnhân lực của Phật giáo Cần Thơ hiện nay

* Nội dung thực hiện

Giáo dục là gốc rễ và nền tảng phát triển bền vững nên nội dung giáo

dục của Phật giáo vừa đảm bảo giữ vững các nội dung cốt lõi trong tư tưởng,

triết lý đạo Phật vừa thích ứng linh hoạt, phù hợp với đối tượng, không gian

và thời gian cụ thể

Ké từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được công nhận tư cách phápnhân mọi hoạt động Phật sự của Phật giáo cơ bản đều được tổ chức, quản lý,điều hành thống nhất từ Trung ương đến cơ sở Tất yếu khách quan, lĩnh vựcgiáo dục Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó

Một trong những nguyên tắc cơ bản hiện nay là các nội dung giáo dục

Phật giáo được thực hiện đều dựa trên chủ trương, chính sách, quyết định, nội

quy, quy định của Giáo hội và hướng dẫn của Ban Giáo dục Phật giáo Trung

ương Đặc biệt là các vấn đề về giáo dục đạo đức, trí tuệ và thiền định, về

Kinh - Luật - Luận, về phương diện tổ chức, chuyên môn Trên cơ sở cácđịnh hướng của Giáo hội, nội dung giáo dục Phật giáo Cần Thơ còn đảm bảo

tính thiết thực, cơ bản, toàn diện, có hệ thống, gan liền với thực tiễn tại địa

phương, đáp ứng nhu cầu của người học Nội dung giáo dục Phật giáo các hệphái Bắc tông, Khat si tại Can Thơ không khác gì nhiều so với các tỉnh thành

khác trên cả nước.

Do tính đặc thù, hoạt động giáo dục của Phật giáo Nam tông Khmer có

sự khác biệt cơ bản với Phật giáo Bắc tông và các hệ phái khác Phật giáo Nam tông Khmer đặc biệt quan tâm việc dạy và học ngôn ngữ, chữ viết, lễ

nghỉ, phong tục tập quán, kinh kệ nhằm bảo tồn, phát huy ban sắc văn hóa

dân tộc Khmer.

Về nội dung giáo dục, đào tạo Phật học sư sãi Phật giáo Nam tôngKhmer tại Cần Thơ: học Khmer ngữ (vở lồng) và Lớp Sơ cấp Pali - giáo lý

27

Trang 35

Trước hết, các điểm chùa tô chức lớp Khmer ngữ căn bản, vì ngôn ngữ tronggiảng dạy Phật học hệ phái Nam tông Khmer là chữ Khmer, tiếp đến sư sãihọc Sơ cấp Pali từ lớp 1 đến lớp 3 (học 3 năm, không có lớp 4 và lớp 5).Chương trình học gồm: Văn phạm Pali, Giải thích ngữ và chính tả, Lịch sử

Đức Phật, Dịch thuật, Giới Luật, Tin học, Văn phạm Khmer và Dịch kinh, cú

pháp Sau khi tốt nghiệp Sơ cấp Pali, các sư sãi đủ điều kiện sẽ làm hồ sơ đăng ký xét tuyển học Trung cấp Pali.

Ngoài ra, song song với các lớp Khmer ngữ va Pali - giáo lý tại chùa, sư

sai Phật giáo Nam tông Khmer bắt buộc phải học chương trình dao tạo trong

hệ thống giáo dục quốc dân Đặc biệt, bắt đầu từ lớp 7-12, các sư sãi và con

em đồng bào Khmer sẽ được xét tuyên vào Trường Phổ thông Dân tộc Nội

trú Đây là cơ sở giáo dục đặc thù, học sinh được miễn học phí, hỗ trợ học

bồng hang thang

* Phuong thức thực hiện Hoạt động giáo dục Phật giáo nói chung được thực hiện theo hai phương thức cơ bản: giáo dục tại tự viện và giáo dục tại các cơ sở tập trung (mở các

Lớp Sơ cấp, thành lập các Trường Trung cấp và Học viện).

Giáo dục tại tự viện: mỗi tự viện có phương thức sinh hoạt, đào tạo và

giáo dục riêng, nhưng cũng trên cơ sở lý luận về Giới - Định - Tuệ, căn cứvào Tam Tạng kinh điển mà thực hiện Khi nói về giáo dục tự viện thì có haiđối tượng chính phải hướng đến, đó là những người xuất gia (Tu sĩ, Tăng Ni)

và người tại gia (Cư sĩ, Phật tử) Điểm chung của giáo dục tại tự viện là do các sư thầy trụ tri trực tiếp hướng dẫn, hoặc các Tăng Ni học tập lẫn nhau Phương thức này dé cao tính thị phạm, sự uy nghi, tôn nghiêm, phẩm hạnh

của người dạy Nói cách khác là các trò, đệ tử quan sát và thực hiện theo chỉ

dạy của thầy trụ trì, người thầy là hình mẫu Phương thức giáo dục tại tự việntác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống, cách ứng

xử cũng như văn hóa giao tiép của đôi tượng giáo duc trong đời sông xã hội,

28

Trang 36

giúp cho người học hiểu biết về giáo lý Phật pháp căn bản, thời khóa tụng

niệm, các bài kệ, việc hành trì giáo pháp (lễ lay, cúng bái )

Đối với Phật giáo Nam tông Khmer, ngôi chùa là trường học, là trung

tâm văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng Nhà sư là nhà giáo, là những

người thầy tiêu biêu trong cộng đồng người Khmer Các con em vào chùa vừa

học giáo lý, vừa học chữ, học nghề, học văn hóa, rèn luyện nhân cách, tu

dưỡng đạo đức Hầu hết các hoạt động diễn ra tại ngôi chùa Khmer đều mang tính chất giáo dục Vào các ngày lễ tết cô truyền, lễ hội truyền thống, ngoài

việc tổ chức các nghi thức, nghi lễ mang tính đặc trưng của Phật giáo Namtông Khmer, các sư trụ trì còn thuyết pháp về cuộc đời và sự nghiệp của ĐứcPhật, truyền giảng về giáo lý, giáo luật và giáo dục đạo đức cho tín đồ, Phậttử; đồng thời các sư thầy còn tuyên truyền về chủ trương, chính sách của

Đảng và pháp luật Nhà nước.

Nhìn chung, con đường tu học, hành đạo của Tăng Ni, Cu sĩ, Phật tử ảnh

hưởng và chịu sự tác động, chi phối rất lớn từ giáo dục trong tự viện, đó được

xem là phương thức căn bản và quan trọng nhất góp phần thành tựu cho nền

Ngoài các phương thức giáo dục thông qua việc tổ chức lớp học tại tự

viện, chùa chiên và cơ sở giáo dục tập trung, giáo dục Phật giáo còn thực hiện

29

Trang 37

thông qua các hoạt động Phật sự như: An cư Kiết hạ, Đại Giới đàn, khóa tu an

lạc, khóa tu niệm Phật, dịp lễ trọng theo truyền thống Phật giáo.

Hang năm Phat giáo có rất nhiều các cuộc lễ đạo (Phật đản, Vu lan,Nhập hạ ), các ngày vía chư vị Phật, Bồ tát Mỗi cuộc lễ đều mang ý nghĩa

về tín ngưỡng, tôn giáo, giáo dục đạo đức, lỗi sống cho người con Phật Nếu

LỄ Phật đản là sự kiện kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, tôn vinh những giá

trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo, về những điều thiện lương trong cuộc

sống: thì ngày via chư vi Phật, Bồ tát là dịp để tín đồ Phật tử nhớ về đức hạnh

của các vị, đồng thời học tập và thực hành theo phẩm hạnh cao quý của cácNgài Trong khi đó, khóa An cư Kiết hạ là dịp để Tăng Ni sách tấn lẫn nhau,

hành trì giáo pháp, giúp cho thân tâm an định, ngộ lãnh chân như, diệt trừ

tham sân s1, phát triển trí tuệ Còn Đại lễ Vu lan báo hiéu nhằm giáo dục vềtỉnh thần báo hiếu, về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, về đạo làm

con Đại Giới đàn là dé truyền giới cho Tăng Ni trong hạn tuổi theo từng giới phẩm do Phật chế để tu học và hành đạo, nhằm thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến vị Giáo phẩm có đạo hạnh tốt.

Các khóa tu, hội trại tuôi trẻ là phương thức giáo dục phù hợp với thực

tiễn xã hội, nhằm góp phần phát huy các giá trị tốt đẹp của Phật đạo, đưa đạovào đời, phục vụ nhu cầu của tín đồ và các tầng lớp người dân Thông quakhóa tu, những người tham gia ít nhiều cũng tìm thấy sự an lạc nơi thân tâm,xóa vơi phiền não, căng thăng, mệt mỏi, lo toang trong cuộc sông, thậm chí là

khơi dậy tâm thức về lòng hiếu kính, phát triển bồ đề tâm Mỗi kỳ hội trại các trại sinh lại được học và dạy những nghi thức cơ bản trong đạo Phật kết hợp với học giáo lý, được giáo dục về lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, báo hiếu, tri ân và biết ơn.

Giáo dục Phật giáo qua khóa bồi dưỡng, sinh hoạt hành chánh Giáo hội,tập huấn, hội thi giáo lý các Tăng Ni được tiếp cận nhiều kiến thức, kinh

30

Trang 38

nghiệm, kỹ năng cần thiết tạo hành trang trên bước đường tu tập, kế thừa sựnghiệp hoằng dương chánh pháp.

* Biện pháp thực hiện Các biện pháp thực hiện thông qua việc Trung ương Giáo hội ban hành

Nội quy, Quy chế hoạt động Theo Quy chế hoạt động được phê duyệt, Ban

Trị sự cấp tỉnh được phép thành lập các Ban chuyên môn tương tự như cấp

Trung ương.

Trong lĩnh vực giáo dục Tang Ni (Giáo dục Phật giáo), Ban Tri sự có

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thông qua quy chế, nội quy hoạt động các

Ban chuyên môn, Ban Giám hiệu các cơ sở giáo dục trực thuộc Ban Trị sự

cấp tỉnh [14, tr 25; 20, tr 35]; ban hành Quy chế hoạt động và tuyên sinh củaTrường Trung cấp (Cao dang) Phật học; phê chuẩn kế hoạch, chương trình

hoạt động của Ban Tri sự cấp huyện, các Ban chuyên môn.

Ban chuyên môn thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh là cơ quan giúp việc Ban Trị

sự, chịu sự điều hành chung của Ban Thường trực Ban TrỊ sự và thực hiện theo chỉ đạo về hoạt động chuyên ngành của Ban, Viện Trung ương [14, tr 27-28; 20, tr 38-39] Có thé thấy, biện pháp thực hiện rất có tô chức, hệ thống

và khoa học, trên cơ sở các quy định do Trung ương Giáo hội phê chuẩn, BanTrị sự tỉnh, thành xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động hàng năm,nhiệm kỳ, triển khai thực hiện, đồng thời báo cáo về hoạt động của Ban

chuyên môn, Ban Tri sự lên Trung ương Giáo hội.

Đối với Phật giáo Nam tông Khmer, biện pháp giáo dục chủ yếu được

thực hiện thông qua tô chức Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Hội là thành viên Mặt trận, có vai trò tập hợp, vận động sư sai, đồng bào Khmer đoàn kết, phát

triển kinh tế, học tập và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, chấphành nghiêm pháp luật của Nhà nước; trùng tu, xây dựng chùa chiền, hướngdẫn tô chức lễ hội; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước; giáo dục, dạy bảo các vi su sai và bà con Phat tử vê kinh kệ ;

31

Trang 39

bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Hội phốihợp chặt chẽ với Ban Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơquản lý, điều hành, ồn định tình hình hoạt động tôn giáo va tu học của su sai

Phật giáo Nam tông Khmer, thực hiện công tác từ thiện xã hội.

Như vậy, trên cơ sở nội dung, phương thức thực hiện, Ban Trị sự Giáo

hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ đã cụ thể hóa, với nhiều biện

pháp cách làm khác nhau, phù hợp với các quy định của Trung ương Giáo

hội, gan với tình hình thực tiễn và đặc điểm tôn giáo - dân tộc tại địa phương

Nhà chùa và cơ sở trường học là môi trường giáo dục, nơi Tăng Ni được

học về đạo đức, được truyền thụ kiến thức, dạy dỗ từ thầy bổn sư Thông qua

các cuộc lễ đạo, khóa tu, hội trại , Tăng chúng, đệ tử sẽ được nghe, thay vahiểu về truyền thống quý báu của dao Phật, về lòng hiếu thảo, biết ơn thay tổ,

cha mẹ, về đức hạnh Các khóa bồi dưỡng trụ trì và hành chính Giáo hội là nhằm đào tạo, huấn luyện tăng tài có kỹ năng quản lý, điều hành, hướng dẫn

Tăng Ni, Phật tử tu học, sinh hoạt tại cơ sở; nắm rõ hơn về quan điểm, chủ

trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước liên quan đến tôn giáo.

32

Trang 40

Tiểu kết Chương 1

Giáo dục, dao tạo Phật giáo là một trong những Phat sự quan trọng hang

đầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đó là quá trình chỉ dẫn, truyền trao,

huấn luyện, uốn nắn giúp cho con người đạt được tri thức, hướng đến những

mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra Mục đích quan trọng nhất và duy nhất của giáo

dục Phật giáo là đào tạo tăng tài phục vụ cho Phật pháp và nhân sinh Trong

cuộc sống thường nhật, các Tăng, Ni vừa phải làm tròn trách nhiệm của người

công dân và vai trò của bậc xuất gia, vừa học cùng lúc chương trình Phật học

và thé học Do tính biệt truyền nên giữa giáo dục Phật giáo Bắc tông, Khat sĩ vàPhật giáo Nam tông Khmer có sự khác nhau về nội dung giáo dục Phật học

Phật giáo lấy trí tuệ làm sự nghiệp Vì vậy mà Giáo hội rất quan tâm công

tác giáo dục, dao tạo, đặt ra những mục tiêu, xác định nội dung, phương thức cũng như phương pháp và biện pháp khác nhau theo đặc thù của từng hệ phái,

phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử xã hội, thống nhất trong lãnh và chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở Do vậy mà hệ thống giáo dục Phật giáo hiện nay

đã phát triển rộng khắp ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước Phật giáo Cần Thơ

thành lập năm 1983 Xác định giáo dục Phật giáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,

Giáo hội đã xin phép thành lập Trường Trung cấp Phật học vào năm 1989 Đếnnăm 2006, Hội đồng Trị sự xin phép Ban Tôn giáo Chính phủ thành lập Họcviện Phật giáo Nam tông Khmer Các cơ sở này vừa đào tạo Trung cấp, vừa đào

tạo Cao dang, Đại hoc và sau Dai học, phù hợp với đặc thù của Phật giáo Cần

Thơ và các tỉnh thành lân cận Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược, lâu dài của

Giáo hội, nhằm góp phần đảo tạo thế hệ Tăng Ni kế thừa

Cốt lõi của giáo dục Phật giáo là giáo dục đạo đức, giáo dục thiền định

và giáo dục trí tuệ, dựa vào nên tảng kinh điển của Đức Phật, với mục đích và

lý tưởng của đạo Phật là giúp con người tự cảm nhận được những thực tếkhách quan và tự cham dứt mọi khổ đau cho chính mình trong cuộc sống

33

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w