1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Xã hội học: Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn tỉnh XiengKhouang, Lào

138 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

YOUALEE SAYAXANG

(Nghiên cứu trường hợp tai dia bàn Huyện Pach

và Huyện Moc tỉnh Xieng Khouang, Lao)

LUẬN VAN THẠC SĨ XA HỘI HỌC

HÀ NOI - 2023

Trang 2

YOUALEE SAYAXANG

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHÈ ĐÓI VỚI LAO ĐỘNG

NÔNG THÔN TẠI TỈNH XIENG KHOUANG, LÀO

(Nghiên cứu trường hợp tại địa bàn Huyện Pạch

và Huyện Moc tỉnh Xieng Khouang, Lao)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học

Mã số: 8310301.01

Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn

PGS.TS Hoàng Thu Hương TS Nguyễn Thị Kim Nhung

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi Youalee Sayaxang xin cam đoan luận văn: “Chính sách đào tạo

nghề đối với lao động nông thôn tại tỉnh Xieng Khouang, Lào” là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là chính xác và có

nguồn gốc rõ ràng Toản bộ kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được

công bồ trong bat kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Youalee Sayaxang

Trang 4

thành luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thay, Cô trong trường Dai học

Khoa học Xã hội & Nhân văn, đặc biệt là các Thay, Cô trong Khoa Xã hội

học đã cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong những năm họcvừa qua, cũng như giúp tôi có kiến thức đề thực hiện luận văn của mình.

Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bẻ, những

người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực

hiện đề tài luận văn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Youalee Sayaxang

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG -5c 5221 2E EE212112117121121121111211211 111.1 re 4

DANH MỤC BIEU ĐỒ G- 2-5252 E1 E121121121121121 11111111 te 5DANH MỤC TU VIET TÁTT - 2-5 £+S<£EE£EE£EEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerrkrrkrree 6MỞ ĐẦU 2-55 SS 212 221 7121121121111111211 1111111211111 1 0111 1

1 Lý do chọn đề tai o.ccecceccccccccsccscesccscesesscssessessessesscsessesscssessesuesscsssessessesscsseseeseeaes 12 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tai eecceeccecscsssesssessesseesseessesseesseessecseeeseeens 33 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn -2- 22 52 s+E+£EzEzzxerxersee 134 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của GG tầi tt tt HE rekrrrrrke 135 Đối tượng, khách thé nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu -:- 14

6 Cau 00a eee 14

7 Giả thuyết nghiên COU ceccecccssecsessesssessessessssssessessessusssessessecsssuessessesssssseeseeses 15

8 Phương pháp nghién CỨU - 6 E91 93 9391919 vn HH ng nh nàn 15

9 Cấu trúc JUAN VAN 07 ằằ .‹(A+1 äẼääẽaa 17CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CHÍNH SÁCH ĐÀO

TẠO NGHÈ ĐÓI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH XIENG

KHUONG, LÀO -¿ 5-52 SE 11211211 111211111 71111111111 011 1111111 xe 191.1 Các khái niệm của đề tài -¿- 5: 52222 2x22 2122127121121 19

LLL Chih S&C ›33›3›3›3›3Ý3443£ 19

1.1.2 Đào tạo nghé ccccccecccccssscssessesssessessesssssessessessessssssessessesstsssessessessessseeseesess 201.1.3 Chính sách đào tạo nghÀ ¿- 2 2 2 +ESkeEEEEE2EEEEE2 21717121212 xe, 21

1.1.4 Lao động nông thÔn - -.- - - %1 E11 9119111 ng ru 23

1.2 Các tiếp cận và lý thuyết vận dụng nghiên cứu . :-z-z 231.2.1 Lý thuyết hệ thống -¿¿©5¿+2+¿+2++EEE£EESEEEEEEE2EE221211 21.2122 ra 231.2.2 Lý thuyết lựa chọn hợp lý - ¿+ x+x+E++EE+E£E2EcEEerkerkerxrrkrreee 251.3 Vài nét về địa bàn nghiên Cứu -¿- 2 ¿+ £+k+EE9EE+EE+EEEEEEEEEEEkerkrrkrrkrrree 27

1.3.1 Vị trí và những đặc điểm của tỉnh Xieng Khouang - 27

1.3.2 Vài nét về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và hoạt động dạy nghề tại huyện

Pach và huyện MOC eeeeesccessecssseceseecsseeesaeeesaeeseecseecsaeessaeeeseeeseeesaeeesaeeeseeesaes 28

Trang 6

1.4 Quan điểm của Đảng và chính phủ, nhà nước CHDCND Lào về hoạt động

dao tạo nghề cho lao động nông thôn - 2- 2 2 2 £+E£+E££E+£E+EEerxerszreee 31

1.5 Hoạt động thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn tại

huyện Pach và huyện Moc, tỉnh Xieng Khouang, Lao -« «<< «+2 34

1.5.1 Các chính sách đào tạo nghề đang thực hiện tại huyện Pạch và huyện Mọc34

1.5.2 Mục tiêu chính sách - - - ¿611221111211 111 211 111811118811 1118211118212 35

1.5.3 Đối tượng thụ hưởng chính sách 2-2-2 2+ ++£e+E++£EezEzEezrxerxeee 37

1.5.4 Các phương án chính sách — các hoạt động hỗ trợ của chính sách 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠONGHE DOI VỚI LAO ĐỘNG NONG THON TẠI TỈNH XIENG

2.1 Nhu cầu của lao động nông thôn về đào tạo nghề tại huyện Pạch và Mọc,

tỉnh Xieng Khouang, LầO < + + + k9 1v HH ngờ 43

2.1.1 Mong muốn tham gia đào tạo nghề của người lao động ở huyện Pạch và

2.1.2 Mong muốn của lao động nông thôn về các lĩnh vực học nghề 452.1.3 Mong muốn về cơ sở đảo tạo nghề 2-2: 55c ©5z+2<+£xe£xczxzrxerxerxee 492.2 Sự tham gia của người lao động nông thôn trong hoạt động đào tạo nghề tại

huyện Pach và huyện Moc, tỉnh Xieng Khouang, Lao «« - «+2 52

2.2.1 Chân dung xã hội của người tham gia đào tạo nghề tại huyện Pạch và Mọc,

tinh Xieng 9i10ì711 52010728777 52

2.2.2 Người lao động nông thôn tiếp cận thông tin về chính sách đào tạo nghề tai

Ada PHONG eee Ô 55

2.2.3 Các hoạt động hỗ trợ từ chính sách mà người lao động nông thôn được

hưởng khi tham gia đào tạo nghỀ - 2-2 5+2 £+E£+EE£EE£2E2EEEEEEEEEEErrkrrkerkere 582.2.4 Ly do tham gia dao tạo nghề của người lao động nông thôn 602.2.5 Những lĩnh vực nghề nghiệp người lao động nông thôn tham gia dao tạo 632.2.6 Cơ sở đào tạo người lao động nông thôn tham gia học nghề 682.2.7 Nhận diện các khó khăn khi tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn

tại huyện Pach va Moc, tỉnh Xieng Khouang, Lào - «<< x++exss 69

Trang 7

2.3 Các nguồn lực tham gia thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động

nông thôn tại huyện Pach va Moc, tỉnh Xieng Khouang, Lào - 71

2.3.1 Về chính quyền địa phương tinh Xieng Khowang -: 71

2.3.2 Cán bộ chính sách tai dia phương - ¿5c +s 3+ xvsseeeexseessrrss 73

2.3.3 Các cơ sở dao tao nghề tại địa phƯƠNng .- 5c SSsSssiseeereeeerrsrs 75

2.3.4 Các doanh nghiệp tai địa phương «+ xxx re 79

2.3.5 Mối liên hệ của các nguồn lực tham gia -2- 2 2 ++zz+zs+xeersez 82

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO

NGHE CHO LAO ĐỘNG NONG THON TẠI TINH XIENG KHOUANG,

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 22-5222 E2 2E CEEECEExerrrrrerrree 99TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22 5222E£+EE£EEE2EEEEEEtEEEEEEEErkrrrkrrrrrrex 105

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bang 1 1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu - 2-2 2 +++E£+E£+E++E+£xsrxerxerex l6

Bang 2 1 Mong muốn học nghề theo nhóm tuôi của người lao động nông

Bảng 2 3 Nghề mong muốn học theo giới tính của lao động nông thôn 47

Bang 2 4 Nghề mong muốn học phân theo độ tuổi của lao động nông01007 ‹-15Ố 48Bảng 2 5 Nghề mong muốn học theo địa phương của người lao động nông091869i,:0500 277177 49

Bảng 2 6 Địa điểm mong muốn học nghề theo độ tuổi của người lao động0901150110: Ẽ0Ẻ0010Ẽ10ẼẺ8 51

Bang 2 7 Dia điểm mong muốn hoc nghề theo địa phương của người laođộng nôn thÔn - << 1E 1E E911 1 E93 E91 vn ng nh ng 51Bang 2 8 Tinh trang tham gia đào tạo nghề theo giới tinh 53

Bảng 2 9 Tình trang tham gia đào tạo nghề theo độ tuôi 53

Bang 2 10 Tham gia dao tạo nghề phân theo yếu tố dân tộc 53

Bang 2 11 Tinh trạng tham gia đào tạo nghề theo địa phương 55

Bảng 2 12 Kênh tiếp cận chính sách đào tạo nghề theo địa phuong 56

Bang 2 13 Kênh tiếp cận chính sách đào tạo nghề theo độ tuổi 57

Bảng 2 14.Các hỗ trợ người tham gia học nghề nhận được theo địa phương(DOM V1: 2777 59

Bang 2 15 Ly do tham gia đào tạo nghề theo giới tính -. 61

Bảng 2 16 Lý do tham gia đào tạo nghề theo độ tuổi -. 62

Bảng 2 17 Lý do tham gia đào tạo nghề theo địa phương 62

Bang 2 18 Lĩnh vực học nghề theo giới tính của lao động nông thôn 65

Bảng 2 19 Lĩnh vực học nghề theo độ tuổi của lao động nông thôn 66

Trang 9

Bang 2 20 Lĩnh vực học nghề theo địa phương 2 2s s2 5+: 67

Bang 2 21 Cơ sở đang tham gia học nghé theo địa phương 69

Bang 2 22 Những khó khăn của người tham gia học nghề 70

Bảng 2 23 Bảng tổng hợp số lượng học sinh tham gia học nghề theo cơ sở

đào tạo của tỉnh Xieng Khouang năm 202 1-2022 «+ +«++s++sx+2 76

Bảng 3 1 Sự hài lòng của người tham gia học nghề với các chính sách hỗ

"nô - 86

Bang 3 2 Sự phù hop cua khóa học với người học nghề 1 88Bang 3 3 Đánh giá về cán bộ, giáo viên của nhà truOng 90Bảng 3 4 Đánh giá về cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo nghề 92Bảng 3 5 Đánh giá về ban thân và việc làm hiện nay - 97

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2 1 Mong muốn học nghề của người lao động nông thôn 43Biểu đồ 2 2 Những ngành nghề người lao động nông thôn muốn học hiện nay

2.0227 177 Ô 46

Biểu đồ 2 3 Cơ sở đào tạo người học mong muốn khi tham gia đào tạo nghề 50

Biểu đồ 2 4 Kênh người lao động nông thôn tiếp cận chính sách đào tạo nghề

(DOM V1: 27777 56

Biểu đồ 2 5 Các hoạt động hỗ trợ người lao động nông thôn nhận được khi thamf8) 15620.008.220 71077 58Biển đồ 2.6 Lí do tham gia đào tạo nghỀ - ¿2:22 s+22xt2x++zxezzxerxesrk es 59Biển đồ 2.7 thực trạnh lĩnh vực học viên tham gia đào tạo nghề ¬ 63Biểu đồ 2 § Cơ sở người lao động nông thôn đang tham gia học nghề hiện nay

(DON Vii 277 68

Biểu đồ 3 1 Thời gian tìm được việc làm sau khi tham gia học nghề ¬—— 94

Biểu đồ 3 2 Thực trạng làm việc đúng chuyên môn sau khi học nghề — 95

Biểu đồ 3 3 Kênh tìm việc sau khi học nghề 2-2 s2 s+£z+xz+zxsrseee 96

Trang 10

DANH MỤC TU VIET TAT

Cum tir viét tat Cum tir nghia day du

CAQ-CLN Cây ăn quả - Cây lâm nghiệp

CNH-HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNTY Chăn nuôi thú y

CSXH Chính sách xã hội

ILO Tô chức lao động quốc tế

KTTN Kỹ thuật trông Nâm

LDNT Lao động nông thôn

MTQG Mục tiêu quốc gia

NTM Nông thôn mới

NTTS Nuôi trông Thủy sản

NSNN Ngân sách Nhà nước

QLNN Quản lý Nhà nước

DNNVV Doanh nghiép nho va vira

THPT Trung hoc phé thong

THCS Trung học cơ sở

TT Trồng trọt

UBND Uy ban nhân dân

Trang 11

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, thiếu việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề có tính

chất toàn cầu, thu hút sự quan tâm của hầu hết các quốc gia bởi nó ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của một đất nước Vì vậy,việc làm cho người lao động luôn là một trong những vấn đề được tất cả các

quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm Đây không chỉ là vấn đề liên quan đếnthu nhập, ôn định cuộc sống cho cá nhân và gia đình người lao động mà còn gópphần bảo đảm cho sự phát triển bền vững cho mỗi địa phương, vùng, miền cũngnhư sự phát triển của mỗi quốc gia Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực là mộttrong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia Chat

lượng của nguồn nhân lực phụ thuộc và được quyết định bởi sự nghiệp giáo dục

và đào tao, trong đó có đào tạo nghề.

Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), năm 2022 có 7,4triệu dân số, trong đó 5,3 triệu công dân trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở

lên, chiếm 71,6% dân số Phần lớn công dân trong độ tuổi lao động sống ở khuvực nông thôn, khoảng 3,5 triệu người, chiếm 65,5% (Bộ LĐTB — XH Lào,2022) Trước tình hình đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong

những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kéo dai

thời gian lao động có ích, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, từng bước

thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân

Lào đã có nhiều chủ trương, chính sách về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực và năng lực Ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế đầu

tư cho dạy nghề đã được tăng cường nhiều hơn Quy mô tuyển sinh và đầu tưcho day nghề được tăng cường Trong năm 2020-2021, tổng số suất học bồngtrong nước mà chính phủ Lào cung cấp cho lĩnh vực đào tạo nghề là 13.122suất, tăng cao hơn, so với 12.315 suất trong năm 2019 Theo đó, phần lớn các

suất học bổng sẽ dành cho các chương trình đào tạo kỹ thuật viên ngành điện,

Trang 12

cơ khí, kế toán, CNTT, đầu bếp, bartender và thợ may (Bộ Giáo dục và Thé

thao 2020) Điều đó cũng sé giúp mục tiêu trong Chiến lược phát triển giáo dục

đến năm 2025 là: "nông dân ngày càng có thêm nhiều việc làm, từ đó góp phần

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời giữ gìn an ninh trật tự ở địaphương một cách vững chắc".

Tỉnh Xieng Khouang, một tỉnh nằm ở Đông Bắc của Lào với tỷ lệ laođộng trong độ tuổi lao động khoảng 63% (Ủy ban Nhân dân tỉnh Xieng

Khouang, 2020) Tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ việc làm va dao tạo

nghề cho lao động nông thôn Có thé ké đến các chính sách đào tạo nghề, như:du nhập thêm ngành nghé mới, giới thiệu việc làm sau khi học xong, thườngxuyên tổ chức các chương trình trao đổi, nâng cao tay nghề

Một mặt, việc thực hiện các chính sách đã góp phần quan trọng thúc đâytăng trưởng và chuyên dich cơ cau kinh tế làm thay đổi bộ mặt nông thôn củatỉnh Xieng Khouang; từ đó, day mạnh sản xuất, nâng cao đời sống người dân,hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Mặt khác, thực tế cho thấy tỷ lệ thất

nghiệp của lao động nông thôn trên địa ban tỉnh Xieng Khouang còn cao,

khoảng 21% (Ủy ban Nhân dân tỉnh Xieng Khouang, 2020) Năm 2021, tỷ lệ

lao động nông thôn nhóm nghề nông nghiệp là 80% Đại hội Đảng bộ tỉnh

Xieng Khouang khóa X đã nhận định: "tỷ lệ người lao động nông thôn thiếu

việc lam còn cao so với mức bình quân chung của cả nước là 14% Ly giải cho

nguyên nhân thiếu việc làm đó là do phần lớn hiện nay lao động ở đây chưa

được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng dé làm việc" (Ủy ban Nhân dân tỉnh

Xieng Khouang, 2022) Do đó, van dé tạo việc làm và 6n định việc làm cho laođộng nông thôn tỉnh Xieng Khouang là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh Những thách thức đặt ra cho người lao động là

yêu cầu về chất lượng, tay nghề của nguồn nhân lực Việc nghiên cứu, hoànchỉnh, bổ sung chính sách đào tạo nghề cho người lao đông trên địa bàn tinh

Xieng Khoang là cần thiết Do đó, học viên đã lựa chọn đề tài “Chính sách đàotạo nghề doi với lao động nông thôn tại tỉnh Xieng Khouang, Lào” (Nghiên

Trang 13

cứu trường hợp tại địa bàn Huyện Pạch và Huyện Mọc tỉnh Xieng Khouang,

Lao) làm dé tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ xã hội học, nhằm góp

phần tiếp tục thúc đây phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Xieng Khoang trong thời

gian tớI.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Cac công trình nghiên cứu về đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao

động nông thôn

Nghiên cứu về đào tạo nghề hiện nay được nhiều tác giả và các quốc gianghiên cứu, đặc biệt đào tạo nghề ở khu vực nông thôn nơi ma tiếp cận thị

trường lao động thấp hon đang ngày càng được quan tâm hon Có thé kể đến

các nghiên cứu như:

Tác giả Peter Pozorski (2008) trong bài nghiên cứu tiêu đề “Technical

and Vocational Training in Thailand” (Dao tao nghề, đào tạo kỹ thuật tại Thái

Lan) đã tổng hợp những kinh nghiệm triển khai công tác đào tạo nghề ở TháiLan Công tác đào tạo nghề được quản lý dựa trên những chính sách do các cơ

quan quan lý nhà nước Thai Lan xây dựng các chính sách đào tạo nghé dựa trênmô hình hợp tác về đào tạo nghề với Cộng hoà liên bang Đức, thông qua mộtloạt các mô hình điểm hướng đào tạo nghề vào kết hợp giữa khu vực công vàkhu vực tư nhân Luật đào tạo nghề của Thái Lan là cơ sở xây dựng nhữngchính quốc gia tam vĩ mô, trong đó thay đổi cau trúc của các cơ quan quan lý

nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách dao tạo nghề.

Nghiên cứu "Đào tạo nghề cho phụ nữ Liushou ở nông thôn Trung Quốc"

(Vocational training for Lishou women in rural China: development by design)

đã sử dụng kết hợp các công cụ phân tích: khung trao quyền cho phụ nữ va cách

tiếp cận quan hệ xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra

mạnh mẽ Từ đó chỉ ra các quan hệ xã hội đang thay đồi, qua đó lồng ghép daotạo nghề vào trong (Hongxia Shan, Zhien Liu và Ling Li, 2015).

về công tác kiểm định chất lượng đảo tạo, trên thế giới có một số công

trình nghiên cứu như "Kiểm định các chương trình đào tạo nghề" (Accrediting

Trang 14

Occupational Training Programs) của Roland Stoodeley Jr đã dé cap voi hinh

thức, nội dung thành phan của của công tác kiêm định chất lượng các cơ sở đào

tao và các chương trình dao tạo nghề, qua đó thúc day việc nâng cao chất lượng

và hiệu quả đào tạo nghề tại các bang nước (Roland Stoodeley Jr, 1983).

Tổ chức lao động thế giới (ILO) cũng đã biên soạn và phát hành nhiều tàiliệu về đào tạo và quan lý đào tạo nghề dé hỗ trợ cho các nước đang phát triểnđể hỗ trợ cho các nước đang phát triển Về quản lý hệ thống đào tạo nghề

(Managing vocational training systems) dành cho chuyên gia quan lý cao cấp do

Vladimir Gasskoov biên soạn trong đó có dua ra hệ thống các quan điểm tổchức và quản lý đào tạo nghề, quản lý chiến lược (the strategic management) vàxây dựng kế hoạch chiến lược phát triển hệ thống dạy nghề cùng kinh nghiệm

quốc tế trong lĩnh vực quản lý và phát triển giáo dục nghề nghiệp (Vladimir

Gasskoov, 2000).

Nghiên cứu "Thdch thức của đào tạo và dạy nghệ kỹ thuật ở khu vực

nông thôn: Trường hợp khu vực Đồng Nam A" (The Challenge of Technical and

Vocational Training and Education in Rural Areas: the Case of South-Asia)

nhận định tinh trang giáo dục nghề hiện nay không đáp ứng được những thách

thức đã xác định ở các vùng nông thôn Nam A (Wolfgang Vollmann, 2013) Bài

viết cũng nhấn mạnh một trong những nguyên nhân của kết quả này là do sự

thiếu quan tâm của chính quyền địa phương dẫn đến việc thực hành các chính

sách hỗ trợ không đạt hiệu quả.

Nghiên cứu "Giáo duc trung học nghề và việc làm bên vững ở Indonesia:

sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn” (Secondary vocational education and

decent work 1n Indonesia: differences between urban and rural areas) của tác giả

Seonkyung Choi chủ nhiệm đã thực hiện so sánh lao động có trình độ học van

trung hoc chuyên nghiệp với những người có trình độ học van phổ thông ởthành thị và nông thôn qua sử dụng phương pháp hồi quy và so sánh xu hướngđiểm đã chỉ ra lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp không được trả

lương cao hơn hoặc có điêu kiện làm việc tôt hơn so với so với lao động trung

Trang 15

học nghề, những ảnh hưởng này ở thành thị nhiều hơn nông thôn Những kết

quả đó tác giả đặt ra câu hỏi về chính sách mở rộng giáo dục nghề nghiệp trung

học phổ thông mà không tập trung vào chất lượng của nó (Seonkyung Choi vàcộng sự, 2023) Từ đó có thé thấy chính sách giáo dục dạy nghề của Indonesia ở

nông thôn đang không hiệu quả trong khi đó Indonesia đã ưu tiên giáo dục dạy

nghề trung học phố thông từ năm 2006.

Một nghiên cứu từ góc độ nhận thức của giáo viên "Nhận thức của giáo

viên về những thách thức mà các trường trung học cơ sở nông thôn gặp phảitrong việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạy nghề ở

huyện Nkayi" (Teachers’ perceptions on challenges faced by rural secondary

schools in the implementation of the technical and vocational education and

training policy in Nkayi district) đã thực hiện khảo sát 120 giáo viên ngẫu nhiên

ở các trường trung học cơ sở tại quận Nkayi, Zimbawe Nghiên cứu đã chỉ ra

một số kết quả đáng chú ý như (1) phần lớn giáo viên dạy các môn thực hành và

kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ; (2) trường học thiếu các trang

thiết bị để thực hành; (3) hầu hết các trường không liên kết với các doanh

nghiệp dé đảm bảo đầu ra; (4) học sinh và phụ huynh có thái độ tiêu cực đối vớicác môn học trong trương trình dạy nghề (Thembinkosi Tshabalala and Alfred

Champion Ncube, 2014).

Tương tự, nghiên cứu "Tinh trang giáo duc kỹ thuật và dạy nghề tại các

cơ sở giáo dục nông thôn ở bang Delta Nigeria" (Status of Technical and

Vocational cEducation in Rural Institutions in Delta State Nigeria) đã thực hiện

khảo sát 50 hiệu trưởng các trường nông thôn ở bang Delta Kết quả nghiên cứucho thấy nguồn lực dạy các môn kỹ thuật và dạy nghề ở các cơ sở nông thôn

còn yêu Bên cạnh đó điều kiện cơ sở hạ tang còn nhiều bất cập (CS Ayonmike,2014) Qua đó cho thấy chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tang nếu không

được cải thiện thì dạy nghề cho thanh niên nông thôn sẽ khó đạt được kết quả

tốt.

Trang 16

Tại Việt Nam, có thé kế đến nghiên cứu như "Hoạt động đảo tao nghề

cho lao động nông thôn tại tinh Thai Nguyên" chỉ ra có 3 nhóm hoạt động dao

tạo nghề là dao tạo nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp và đào tạo nghề

cho người khuyết tật Trong đó hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp chiếm sốlượng nhiều nhất (53,3%) Các lĩnh vực đào tạo nghề nghề nông nghiệp baogồm: trồng trot, chăn nuôi, công nghệ chế biến thực phẩm va cơ khí nôngnghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra các thành viên tham gia tích cực vào các lớp

học nghề khác nhau tại địa phương thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chếbiến công nghệ thực pham và cơ khí nông nghiệp Trong quá trình học, các học

viên của lớp học nhận được hỗ trợ về kinh phi, tài liệu học tap, giống, phân bón

hoặc vật tư khác tuy từng khoá dao tạo Hơn 90% các học viên cho thấy sự phùhợp của các lớp đào tạo về nội dung, giáo viên giảng dạy, sau khi học họ áp

dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất và họ sẵn sàng tham gia vàocác lớp đào tạo nghé nếu có trong thời gian tới (Dương Thị Thu Hoài, Cù Ngọc

Bắc va Phạm Thị Thanh Vân, 2022) Qua đó cho thấy, hoạt động dao tạo nghề

nông thôn được người dân hưởng ứng, nhưng việc thực hành hay hỗ trợ sau

thực hành thì chưa được tìm hiểu.

Hay bao quát hơn là nghiên cứu "Đào tạo nghề cho lao động nông thônhướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững ở nông thôn Việt Nam" đã chỉ ra:

"Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã hạn chế được tình trạng thất nghiệp,

thiếu việc làm, đồng thời đã tăng cường được sự hợp tác, tạo điều kiện đưa

người lao động qua đảo tạo đi làm việc ở các khu công nghiệp, doanh nghiệp

ngoài tỉnh, ngoài nước Như vậy, hướng đào tạo nghề theo nhu cầu thiết thực

của người lao động đã đáp ứng được nhu cầu tuyên dụng của thị trường laođộng Vì vậy, người lao động qua đảo tạo nghề đã có nhiều cơ hội dé tìm việclàm 6n định, vươn lên thoát nghèo Kết qua nay khang định phần nào cácchương trình mục tiêu về day nghề cho lao động nông thôn gắn kết chặt chẽ vớigiảm nghèo bền vững đã và đang được tiếp tục triển khai đồng bộ với những

hành động thiết thực, góp phần khơi dậy các nguồn lực trong công tác tạo việc

Trang 17

làm, nâng cao đời sống người dân" (Đinh Trung Thành và cộng sự, 2021) Qua

đó cho thấy đào tạo nghề ở nông thôn giữ vai trò quan trọng, và cần được triển

khai đồng bộ, kết hợp với các chương trình khác.

Một nghiên cứu khác tìm hiểu cụ thé hơn là "Các nhân tố ảnh hưởng đến

đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Lý luận, thực tiễn và bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam" đã đề xuất và phân tích mô hình, gồm 7 yếu tốnhư: Hệ thống các chính sách, chiến lược; hệ thong tô chức va quản lý cho đào

tạo nghề; mức độ mở của hệ thống đào tạo; giáo viên; cơ sở vật chất; nguồn tài

chính, ngân sách; đảm bảo chất lượng Từ thực tiễn nghiên cứu trên thế giới vàViệt Nam cho thấy, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT cần có sựtham gia hợp tác từ các doanh nghiệp tư nhân và đối tác xã hội trong đào tạo

nghề Bên cạnh đó, phải điều chỉnh mức thu phí và chương trình đào tạo phủhợp, đảm bảo cơ sở vật chất, giáo trình, giảng viên cho đào tạo nghề" (NguyễnVăn Lượng và Nguyễn Văn Song, 2021) Kết quả này đặt ra nhu cầu cần tìmhiểu thêm các yếu tô tác động tới việc hiện đào tạo nghề cho LDNT, chú ý các

yếu tô phù hợp với bối cảnh văn hóa xã hội quốc gia, địa phương.

Tại Lào, hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được Đảngvà Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng Vì thế, cho đến nay có rất nhiều

công trình nghiên cứu của các học giả trong nước nghiên cứu về đề tài này, cụthé:

Cac tac gia Mana Chanthalanonh, Heribert Hinzen, Khanthong Inthachack,

Dokkham Xomsihapanya (2013) với nghiên cứu “Phát triển kỹ năng cho công

Việc va cuộc sống: các sáng kiến và hỗ trợ của Văn phòng khu vực DVV Quốc

tế tại Viêng Chăn, CHDCND Lào” đã phân tích, đánh giá biện pháp can thiệp.

Các trung tâm Giáo dục và Dao tạo nghề tổng hợp (IVET) ở Lào và hoạt độngcủa các trung tâm này thông qua các phương pháp tiếp cận không chính quydưới 2 cấp độ vi mô và vĩ mô Các đữ liệu trong nghiên cứu được tổng hợp và

phân tích dựa trên các bình diện gồm: giới, trình độ học vấn, định hướng thực

hành, nhu câu đảo tạo, lợi ích và yêu câu của thành thị và nông thôn Từ đó, bài

Trang 18

viết đã đánh giá tính đa dạng, kết quả và hiệu quả của các khóa học kỹ năng

nghề nghiệp; đồng thời đưa ra những tiềm năng phát triển tiếp theo cho Lao và

các nước khác trong khu vực.

Tác giả Chitdawon SanDuangdat (2012) trong nghiên cứu “Nâng cao chấtlượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Xaisomboun, Lao” đã đưara thực trang và kết qua dao tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh

Xaisomboun, trong đó tập trung phân tích một số ngành phát trién mạnh tại địa

phương như nông nghiệp, thủ công nghiệp Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy

chất lượng, hiệu quả dao tạo nghề tại tỉnh Xaisomboun chưa cao và cơ caungành vẫn chưa phù hợp, đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong một số ngành sảnxuất, công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh, Tác giả cũng đưa ra một số nguyên

nhân chủ quan, khách quan của thực trạng trên và có những giải pháp đề xuất dénâng cao hiệu quả dao tạo nghé cho lao động nông thôn.

Phân tích trên góc độ các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nghề, nghiên cứu“Các tác nhân ảnh hưởng tới hoạt động dao tạo nghề cho lao động nông thôn

trên địa bàn huyện Seno, tỉnh Savannakhet, Lào” của hai tác giả Sonxay

ManiVong và Boumani Xayavong (2015) đã chỉ ra thực trạng đào tạo nghề tạihuyện Seno và phân tích, đánh giá một số yếu tố tác động đến quá trình đào tạonghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện như yếu tố điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội; yếu tố về mạng lưới cơ sở dạy nghé; yếu tô về chính sách đào tạo

nghề; nhận thức của người dân về dao tạo nghề Từ đó, nghiên cứu đã đưa ranhững giải pháp phù hợp, tương ứng với từng nhân tố tác động.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện ở nhiều khía cạnhvà góc độ khác nhau về chương trình đào tạo nghề Tại Lào hiện các nghiên cứuvẫn còn hạn chế, những nghiên cứu trong 3-5 năm gần đây chưa được thực hiện

đặc biệt là những nghiên cứu về chính sách hiện chưa có Do đó nghiên cứu nàysẽ thực hiện dé bổ sung chỗ trồng đó.

Trang 19

2.2 Các nghiên cứu về chương trình, chính sách đào tạo nghề cho lao

động nông thôn

Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này Nghiên

cứu "Hoàn thiện chính sách tài chính cho đảo tạo nghé lao động nông thôn trong

giai đoạn hiện nay" đã nghiên cứu dựa theo QD 1956 trong 3 năm 2010 — 2012

đã chỉ ra: phát triển dạy nghề là một yêu cầu khách quan của công cuộc côngnghiệp hóa — hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tế - xã hội đất nước Các giải

pháp về cơ chế, chính sách tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc mởrộng quy mô và nâng cao chất lượng của sự nghiệp dạy nghề (Đinh Thị PhươngThảo, 2013) Có thể thấy vai trò chính sách là yếu tố không thể thiếu, thậm chílà đi đầu trong việc triển khai dạy nghé cho lao động nông thôn.

Tác giả Nguyễn Thi Minh Thùy (2022) trong nghiên cứu “Việc thực hiện

chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Càng

Long, tinh Trà Vinh” đã làm rõ, phân tích tình hình thực hiện chính sách dao tạo

nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, đưa ra những đánh giá về kết quảthực hiện, những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách và nguyênnhân gây ra những khó khăn đó Dién hình là những hạn chế như: Một là, công

tác tuyên truyền, vận động học nghề ở một số địa phương đôi lúc còn hạn chế,

chưa sâu rộng; Hai là, công tác liên kết trong DTN còn hạn chế, đặc biệt là đàotạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; công tác triển khai ĐTN ở một số xã

còn thiếu tập trung, thiếu tính chủ động, thiếu liên kết với nhu cầu của người sửdụng lao động; chưa xác định được thế mạnh của địa phương, của người lao

động dé tập trung đào tao theo nhu cau; Ba là, co sở vật chat, trang thiết bị của

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tuy đã được

đầu tư xây dựng, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu DTN của người dân; có nhiềuloại thiết bị sau khi được trang bị chỉ được sử dụng một vài lần, sau vải năm thìlạc hậu so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật Đội ngũ cán bộ, giáo viêncủa Trung tâm dạy nghề hiện nay còn thiếu, kỹ năng dạy nghề còn hạn chế,

trình độ DTN cho lao động chủ yếu là trình độ sơ cấp va dạy nghé ngắn hạn, số

Trang 20

lượng ĐTN hàng năm tuy vượt kế hoạch đề ra, nhưng chất lượng chưa cao; Bốn

là, công tác ban hành vàn bản, hướng dẫn thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT

chủ yếu dé triển khai các chủ trương, chính sách của Chính phủ và bộ ngành

Trung ương, chưa ban hành cơ chế chính sách đặc thù cho từng địa

phương Công trình nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện

việc thực hiện chính sách về đào tạo lao động nông thôn, đặc biệt, gan viéc dao

tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH — HDH, tan dụng những thanh quacông nghệ thông tin của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư Đặc biệt cầncó chính sách, chiến lược đào tạo nhân lực trẻ.

Dinh Trung Thành và cộng sự (2021) trong nghiên cứu về “Đào tao nghềcho lao động nông thôn hướng tới mục tiêu giảm nghèo bên vững ở nông thôn

Việt Nam” đã làm sáng tỏ thực trạng đào tạo nghé cho lao động nông thôn ViệtNam hiện nay, đánh giá những thành quả và bất cập Tác giả phân tích, đánh giáhiệu quả chính sách của Dang và Nhà nước về dao tạo nghề cho lao động nông

thôn, đặc biệt tập trung vào Đề án “Đào tạo nghé cho lao động nông thôn đếnnăm 2020” Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra một số bất cập còn ton tại, từ đó

đề xuất các giải pháp tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướngtới giảm nghèo bền vững như: dư báo nhu cầu đào tạo; tăng cường sự lãnh đạo,

quản lý của nhà nước; đôi mới nội dung, hình thức đảo tạo;

Nghiên cứu "Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động

nông thôn sau khi thu hồi đất nông nghiệp (nghiên cứu trường hợp thành phốHà Nội)" qua nghiên cứu thực trạng thì tác giả đã đề xuất một số giải pháp tronggiai đoạn tiếp theo như đây mạnh liên kết, phối hợp giữa Nhà nước, nhà trườngvới doanh nghiệp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc

làm cho lao động nông thôn; Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, biên soạngiáo trình, trang thiết bị và phương pháp day đào tạo nghề cho lao động nông

thôn; Tăng cường kiểm tra giám sát, khảo sát đào tạo nghé và giải quyết việc

làm cho người lao động nông thôn; Tăng cường công tác tuyên truyền chính

sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Cần tăng

10

Trang 21

cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao

động nông thôn; Cần tăng cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về giải

quyết việc làm cho lao động nông thôn; Đào tạo nghé cho lao động nông thôn

phải gắn với giải quyết việc làm và định hướng nhu cau thị trường lao

động; (Xeo Văn Khiếu, 2022) Đây là những giải pháp mà các nhà thực thichính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn có thê tham khảo.

Từ khi Đề án đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm (VTESS) tới năm 2023 vàdự án Kỹ năng Du lịch Lào/029 có hiệu lực, nền kinh tế - xã hội, lao động việc

làm tại các tỉnh của Lào đã có sự chuyền biến tích cực Mặc dù nông nghiệp,đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước hiện vẫn đang chi phối nền kinh tế, songsong với đó, các tỉnh tại Lào vẫn ghi nhận sự xuất hiện của một số ngành mới

như công nghiệp (chế tạo cơ khí, điện tử gia dụng, viễn thông ) và du lịch.

Nghiên cứu “Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao tại tỉnh Champasak” của tác giả Vison Xayavong (2019) đãđưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng đào tạo lao động đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa tại tỉnh Champasak Kết quả nghiên cứu cho thấy những

tín hiệu tích cực, đồng thời cũng chỉ ra một số khó khăn trong quá trình đào tạo

lao động tay nghề cao như mạng lưới các trường dạy nghề, số lượng giảng viênchưa đáp ứng nhu cầu người học; thu nhập của đa số người dân còn thấp nênkhông có khả năng chỉ trả các khoản phí trong các khóa đảo tạo; tâm lý thuần

nông vẫn ăn sâu bám rễ trong nhận thức của người dân, Từ đó, tác giả đã đềxuất một số giải pháp về mặt chính sách dé cải thiện, nâng cao chất lượng hiệu

quả hoạt động đào tạo nghề tại địa phương.

Cùng hướng nghiên cứu phát triển công nghiệp, tác giả PhonevilyKoukmany (2020) với nghiên cứu “Chính sách phát triển các ngành công

nghiệp mới tại tỉnh Xam Neua” đã đề cập đến việc phát triển nguồn nhân lực tạitỉnh Xam Neua dé đáp ứng nhu cau phát triển các ngành công nghiệp mới, trong

đó có ngành công nghiệp khai khoáng — một trong những ngành có tiềm năng

phát triển cao trong tương lai tại Lào Nghiên cứu chỉ ra các chính sách phát

11

Trang 22

triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp mới tại Lào hiện tại còn yếu và

thiếu; các cán bộ thực hiện chính sách chưa nhận thức, hiểu rõ các nội dung

trong chính sách dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ của người dân về nhu cầu và sự

phát triển của các ngành công nghiệp mới tại Lào Đây là một trong những nhântố quan trọng ảnh hưởng tới tiến trình phát triển công nghiệp của Lào.

Dưới góc độ phát triển du lịch, tác giả Sonphachan Sayyason (2018) đã

nghiên cứu “Chính sách đảo tạo nguồn lực du lịch tại tỉnh Luong Phabang,Lào” Du lịch Lào đang và sẽ trở thành một ngành tiềm năng, đóng góp vào sựphát triển kinh tế chung của quốc gia Do đó, nghiên cứu đã khang định việcdao tạo nguồn lực du lịch rất cần thiết và quan trọng trong thời điểm này Mộtsố khó khăn, thách thức được tác giả đề cập đến trong quá trình thực hiện chính

sách là nhận thức của người dân về phát triển kinh tế du lịch còn hạn hẹp; giáoviên hướng dẫn còn thiếu các kỹ năng, chuyên môn về ngành du lịch; Tác giả

cũng đưa ra một số giải pháp khuyến nghị với Chính phủ và UBND tỉnh LuongPhabang dé nang cao hiéu qua, chat lượng dao tạo nhân lực du lich trong thời

gian tới.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đi trước đã khẳng định, nhấn

mạnh vai trò của đào tạo nghề trong quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm, những

hạn chế, khó khăn trong quá trình dao tạo nghề cho lao động nông thôn Đặc

biệt, những nghiên cứu tại Lào về đề tài đào tạo nghề cho lao động nông thônrất đa dạng, phong phú, được phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau Tuynhiên, những chính sách về đảo tạo nghề cho lao động nông thôn chưa thực sự

được quan tâm đúng mực, hoặc chỉ được phân tích như một trong những yếu tốảnh hưởng tới quá trình đào tạo nghé và quá trình phát triển ngành nghề đó.

Luận văn thạc sĩ “Chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn tại

tỉnh Xieng Khouang, Lào” sẽ tập trung nghiên cứu về thực hiện các chính sách

đào tạo nghề dưới góc độ đánh giá nhu cầu của người thụ hưởng chính sách và

phân tích các nguồn lực tham gia thực hiện chính sách Nghiên cứu này không

12

Trang 23

chỉ góp phần vào việc việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông

thôn trên nhiều phương diện khác nhau mà còn đưa ra những định hướng, biện

pháp giúp chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn hoàn thiện hon từgóc độ tiếp cận nhắn mạnh nhu cầu của đối tượng thụ hưởng.

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn3.1 Y nghĩa khoa học

Đề tài luận văn giúp bé sung vào hệ thống cơ sở lý luận và vận dụng cáclý thuyết Xã hội học trong nghiên cứu chính sách đào tạo nghề nói chung và đào

tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng Đề tài có giá trị tham khảo cho cáccông trình đi sau nghiên cứu chính sách đảo tạo nghề đối với lao động nôngthôn, cụ thé với nhóm nghề nông nghiệp

3.2 Y nghĩa thực tiễn

Luận văn đóng góp cơ sở khoa học cho hoạt động hoạch định, tô chức

thực thi, và đánh giá chính sách dao tạo nghề đối với lao động nông thôn nói

chung Kết quả của luận văn là cơ sở cho công tác quản lý và hoạch định chínhsách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và tại tỉnh Xieng Khouang

nói riêng.

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung mô tả chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tai

tỉnh Xieng Khouang; phân tích thực trạng thực hiện chính sách dựa trên việc

đánh giá của người học nghề; trên cơ sở đó phát hiện những van đề tồn tai trongquá trình thực hiện chính sách, đề xuất giải pháp cho việc thực hiện chính sách

có hiệu quả hơn.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhận diện nhu cầu về đào tạo nghề của lao động nông thôn tại huyện

Moc và huyện Pach, tỉnh Xieng Khouang.

- Tìm hiểu việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, thông qua mô tả sựtham gia vào hoạt động đảo tạo nghề của người lao động nông thôn và phân tích

13

Trang 24

các nguồn lực tham gia thực hiện chính sách đào tạo nghề tại huyện Moc và

huyện Pạch tỉnh Xieng Khouang

- Đề xuất một số khuyến nghị dé nang cao hiéu qua thuc hién chinh sach

dao tao nghé tai huyén Moc va huyén Pach tinh Xieng Khouang, Lao.5 Đối tượng, khách thé nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách đào tạo nghè cho lao động nông thôn tại tỉnh Xieng Khouang,

5.3 Pham vi nghiên cứu:

- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Pach và huyện

Moc, tỉnh Xieng Khoang, Lao.

- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2022 đến tháng

- Về nội dung: Nghiên cứu, phân tích thực trạng thực hiện chính sách,phân tích các nguồn lực tham gia và đưa ra quan điểm, khuyến nghị nhằm hoànthiện chính sách đào tạo nghề đối lao động nông thôn tại tỉnh Xieng Khouang

đến năm 2030.

6 Câu hỏi nghiên cứu

1 Nhu cầu về dao tạo nghề của người lao động nông thôn thôn tại tinh

Xieng Khoang, Lào hiện nay như thế nào?

2 Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề như thé nao? Thực trạng

tham gia đào tạo nghề của người lao động nông thôn hiện nay diễn ra ra sao?Các nguồn lực nào tham gia thực hiện chính sách dao tạo nghề cho lao động

nông thôn tại tỉnh Xieng Khoang?

14

Trang 25

3 Người tham gia học nghề đánh giá như thé nào về hoạt động thực hiện

chính sách đào tạo nghé hiện nay?

7 Giả thuyết nghiên cứu

- Người lao động nông thôn tại tỉnh Xieng Khouang hiện nay có mong muốnđược tham gia hai lĩnh vực đào tạo nghé chính, là kỹ thuật công nghiệp vànông nghiệp, chăn nuôi dé nâng cao năng lực và tìm kiếm thêm những cơ hội

việc làm mới, cải thiện thu nhập cua bản thân va gia đình.

- Chính sách dao tạo nghề được thực hiện đầy đủ về nội dung, quy trình và tập

trung vao các hoạt động như hỗ trợ học phí, hỗ trợ chỗ ở và sinh hoạt phí, hỗ

trợ tư vấn hướng nghiệp

- - Người tham gia dao tạo nghề đánh giá chính sách đã đáp ứng nhu cầu của họ

về nghề nghiệp họ được đảo tạo, nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu về hỗ

trợ tài chính, sinh hoạt phí và chỗ ở và giới thiệu việc làm sau khi tham gia

đào tạo nghề.

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phan tích tài liệu

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp, thông qua kết quả điều tra, báocáo, đánh giá của UBND tỉnh Xieng Khoang đối với chính sách đào tạo nghềđối với lao động nông thôn năm 2022.

Ngoài ra, các tài liệu khác có liên quan đến phân tích, đánh giá chính sách

dao tạo nghề cho lao động nông thôn, cũng như nghiên cứu nhu cầu của lao

động nông thôn cũng được tác giả rà soát, và phục vụ cho quá trình thực hiện

luận văn.

8.2 Phương pháp điều tra bằng hỏi

Đề thu thập thông tin về hoạt động thực hiện chính sách đào tạo nghề cholao động nông thôn, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát 214 người trên 16 tudi —tai đây là độ tuổi bắt đầu có thé đi học cấp 3 hoặc tham gia học nghề nên nghiên

cứu bắt đâu khảo sát từ nhóm tuôi này đê có thê thây rõ hơn nhu câu hiện tại của

15

Trang 26

người học hiện tại và trong tương lai Do thời gian và kinh phí hạn hep, cũng như

nhờ sự kết nối từ phía nhà trường nên chọn mẫu nghiên cứu sẽ theo phương thức

thuận tiện theo danh sách được 2 hai huyện Pạch và huyện Mọc đề xuất đảm bảogồm 3 nhóm: chưa từng học nghề, đang học nghề va đã hoàn thành việc học

nghề Mô tả về mẫu khảo sát được trình bày trong bảng 1.1 dưới đây:Bảng 1 1 Cơ câu mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Sélwong | Tỷ lệ (%)

Giới | Nam 117 54,7tinh Nữ 97 45,3

16 - 20 tudi 77 36

Tuổi | 21 - 30 tuôi 108 50,531 — 45 tuổi 29 13,6

Tiéu hoc 46 21,5

Trinh | THCS 39 18,2độ học | THPT 54 25,2

van Trung cap nghé 73 34,1

Cao dang / Dai hoc 2 0,9

Nông nghiệp, chăn nuôi 72 33,6

Tiêu thủ công nghiệp, nghềg nghiệp, ng 24 112

Buôn bán, kinh doanh 22 10,3

Thất nghiệ (chưa có côn

Trang 27

nhập ĐAU Ký1-3 triệu Kíp 71 33,2

hang | Trên 3 triệu Kip 30 14

sống | Huyện Moc 109 50,9Đã hoàn thành khoá đào tao nghé

8.3 Phwong pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Dé tìm hiểu sâu hơn các vấn đề tồn tại, khó khăn cũng như thách thức đặtra đối với hoạt động thực hiện chính sách dao tao nghề cho lao động nông thôn,tác giả đã thực hiện 11 phỏng van bán cấu trúc với các đối tượng ở huyện Moc

và huyện Pạch, cụ thể là:

- Đối tượng tham gia học nghề: 5 người (mỗi huyện 2 -3 người)

- Cán bộ, giảng viên cơ sở dao tạo nghê: 3 người

- Đại diện chính quyền địa phương: 2 người (mỗi huyện 1 người)

- Đại diện doanh nghiệp: l người

9 Cau trúc luận văn

Ngoài phan Mở dau, kêt luận và khuyên nghị, luận văn được câu trúcthành 3 chương chính:

17

Trang 28

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách đào tạo nghề đối với

lao động nông thôn tại tỉnh Xieng Khouang, Lào.

Chương 2: Thực trạng chính sách đào tạo nghé đối với lao động nông

thôn tại tỉnh Xieng Khouang, Lào.

Chương 3: Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động

nông thôn tại tỉnh Xieng Khouang, Lao.

18

Trang 29

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE CHÍNH SÁCHĐÀO TẠO NGHE DOI VỚI LAO DONG NÔNG THÔN TAI TỈNH

XIENG KHOUANG, LÀO

1.1 Các khái niệm của đề tài

1.1.1 Chính sách

Tác giả Hoàng Phê (2016, tr.113) trong cuốn từ điển tiếng Việt định

nghĩa “chính sách” là sách lược và kế hoạch cụ thé nhằm đạt một mục đích nhấtđịnh, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà dé ra.

Trong giáo trình khoa học chính sách, Vũ Cao Đàm (2011) định nghĩa:

Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyềnlực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm

xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhăm thực hiện một mục tiêunào đó trong chiến lược phát triển của hệ thống xã hội Theo đó khái niệm “hệthong xã hội” được hiểu theo một ý nghĩa khái quát Đó có thé là một quốc gia,

một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường.

Cũng có một định nghĩa khác, “chính sách là chuỗi những hoạt động mà

chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác

động đến người dân” (James Anderson, 2003)

Như vậy, có thé thấy một số điểm chung trong những khái niệm “chínhsách” trên, là: Chính sách là sản phâm của chủ thé quyền lực hoặc chủ thé quan

lý đưa ra Đối tượng thực hiện chính sách là hệ thống chính quyền các cấp từtrung ương dến địa phương, các cơ quan quan ly nhà nước (QLNN), cơ quan

chuyên môn, các tô chức chính trị - xã hội, t6 chức sản xuất kinh doanh và cộngđồng dân cư Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung

và tình hình thực tế; Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một

mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sáchđược ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng; Chính sách vừa có tínhkhách quan, vừa có tính chủ quan và là sản phẩm tất yếu của chủ thể quản lý,

thé hiện ý chí của chủ thể quản lý; Công cụ, nguồn lực đảm bảo cho việc thực

19

Trang 30

hiện chính sách: về cơ bản Nhà nước, bằng nhiều hình thức phân phối, huy

động, điều chỉnh khác nhau nhằm mục đích tập hợp đầy đủ các nguồn lực cả về

kinh tế, nhân lực, thực hiện các chính sách đã đề ra đạt hiệu quả cao nhất.

Tổng hợp từ những khái niệm trên, trong luận văn nay, khái niệm Chínhsách được phân tích dưới hình thức là tổng hợp các công cụ, cách thức, giảipháp đã được thé chế hoá mà chủ thé quản lý sử dụng dé tác động vào đối tượng(khách thể) quản lý nhằm điều chỉnh đối tượng quản lý vận động theo mục đích

định sẵn của chủ thể quản lý trong giai đoạn nhất định.

Theo nhà nghiên cứu Tack Soo Chung thi dao tạo nghề là hoạt động đào

tạo phát triển năng lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ đối với nghềnghiệp) cần thiết để đảm nhận công việc đối với người lao động và những đốitượng sắp trở thành người lao động Đào tạo nghề được thực hiện tại nơi laođộng, trung tâm đào tao, các trường dạy nghề, các lớp học không chính quy

nhăm nâng cao năng suất lao động, tăng cường cơ hội việc làm và cải thiện địa

vị cho người lao động, nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp gópphần phát triển kinh tế xã hội (dẫn theo Phan Chính Thức, 2003).

Theo tổ chức ILO (2006) đã đưa ra, đào tạo nghề nhằm cung cấp chongười học những kỹ năng cần thiết dé thực hiện tat cả các nhiệm vụ liên quan

đến công việc, nghề nghiệp được giao.

Ở Việt Nam, khái niệm đào tạo nghề cũng được giới thiệu trong nhiềuvăn bản và nghiên cứu khác nhau Chăng hạn, theo tài liệu của Bộ Lao động

thương binh và Xã hội xuất bản năm 2002, khái niệm dao tạo nghé được hiểu:

20

Trang 31

"Đào tạo nghề là hoạt động nhăm trang bị cho người lao động những kiến thức,

kĩ năng và thái độ lao động cần thiết dé người lao động sau khi hoàn thành khoá

học hành được một nghề trong xã hoi".

Tại Điều 5, luật Dạy nghề năm 2006: “Dạy nghề là hoạt động dạy và họcnhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người

học nghề dé có thé tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành

khóa học”.

Theo cuốn Kinh tế lao động của Tạ Duc Khánh (2009), dao tạo nghề

được trình bày: là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệpvụ cho người lao động, dé họ có thé đảm nhận được một số công việc nhất định.

Tại Lào, theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014: Giáo dục nghề

nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơcấp, trình độ trung cấp, trình độ cao dang và các chương trình dao tạo nghềnghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sảnxuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức đào tạo chính

qui và đào tạo thường xuyên.

Từ các quan niệm, khái niệm nêu trên, thông qua cách tiếp cận của tác giả

luận văn, dao tạo nghề được hiểu như sau:

"Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học dưới nhiều hình thức khác nhautùy thuộc vào đặc điểm, nhu cầu và loại hình đào tạo mà qua đó giúp bé sung

kiến thức, trang bị kỹ năng, thái độ và nhận thức nghề nghiệp thiết yếu cho

người lao động, để họ có đủ khả năng đảm nhận một sỐ công việc nhất địnhtheo yêu cầu của xã hội Từ đó có điều kiện tự tạo thu nhập nhằm giải quyếtnhững vấn đề của cá nhân và xã hội".

1.1.3 Chính sách đào tạo nghề

Là tập hợp hệ thống quan điểm, chủ trương, cách thức, phương thức,công cụ và biện pháp được thể chế hóa bằng văn bản của Nhà nước để giảiquyết những vấn dé xã hội đặt ra đối với đào tạo nghề trong một thời gian va

21

Trang 32

không gian nhất định nhăm đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học

Theo Tổ chức lao động quốc tế (1993) “Chính sách đào tạo nghề quốc gia

là một tầm nhìn và một kế hoạch thực tiễn, để đạt được các mục tiêu việc làm

của một quốc gia Dé thực hiện một kế hoạch như vậy, Chính phủ phải thay rõcơ hội và thách thức của quốc gia, và phải tham khảo rộng rãi để đạt được thỏa

thuận chung giữa tat cả các bên quan tâm trong nền kinh tế, bao gồm cả người

chu sử dụng lao động và người lao động (NLD)”.

Ở nước Lào, chính sách đào tạo nghề cho NLĐ nói chung được quy địnhtrong Chương III Luật Việc làm năm 2015, “Chính sách đào tạo nghề là chínhsách xã hội được thé chế hóa bằng luật pháp của Nhà nước, một hệ thống các

quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp để giải quyết việc làm choNLD nhằm góp phan bảo đảm an toàn, ôn định va phát triển xã hội” Day là

cách nhìn nhận khá đầy đủ và phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội ở Lào nóichung và đảo tạo nghề nói riêng Do đó quan điểm này sẽ được sử dụng xuyên

suốt trong luận văn này.

Trong khuôn khổ của luận văn này, chính sách đảo tạo nghề được thé

hiện ở các khía cạnh: chính sách được thể chế hóa băng luật pháp của Nhànước, cung cấp các giải pháp về lĩnh vực việc làm cho người lao động nôngthôn, kết quả thực hiện chính sách dao tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao

động nông thôn.

Như vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu việc thựchiện chính sách đào tạo nghề trên cơ sở phân tích khía cạnh như sau:

- Nội dung của chính sách đào tạo nghề (xác định nhóm đối tượng thụ

hưởng chính sách, xác định mục tiêu của chính sách, các giải pháp thực hiện

mục tiêu chính sách)

- Các nguồn lực tham gia thực hiện chính sách đào tạo nghề tại địa

22

Trang 33

- Đánh giá về hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề qua đánh giá

của người tham gia đào tạo nghề tại địa phương

1.1.4 Lao động nông thôn

Nhà nghiên cứu Labour định nghĩa lao động nông thôn (LDNT) là người

lao động ở nông thôn làm việc trong các ngành nghề nông nghiệp hoặc phi nôngnghiệp, được trả lương bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc một phần bằng tiền và mộtphần băng hiện vật (Labour, 2008).

Tại Việt Nam, tác giả Phan Văn Bình (2012) và Phí Thị Nguyệt (2020)

nhận định LĐNT là một bộ phận của nguồn lao động xã hội, bao gồm toàn bộnhững người đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người có khảnăng lao động nhưng chưa tham gia lao động trong nền kinh tế quốc dân thuộc

khu vực nông thôn Cụ thé hơn nguồn LDNT bao gồm những người lao động từ

đủ 15 tuổi trở lên sống ở khu vực nông thôn dang làm việc trong các ngành, lĩnh

vực như: Nông, lâm, ngư nghiệp, chăn nuôi, xây dựng, dịch vụ, hoặc các ngành

phi nông nghiệp khác và những người trong độ tuôi có khả năng lao động nhưnghiện tại chưa tham gia vào các hoạt động kinh tế",

Từ những nhận định trên, có thể nhận định LĐNT là những người nằm

trong độ tuôi lao động quy định tại Luật Lao động và không phân biệt giới tính Họcó khả năng lao động hiện đang sinh sống ở khu vực nông thôn, là một bộ phận laođộng của nền kinh tế quốc dân hoặc chưa tham gia vào các hoạt động kinh tế ở các

lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Cụ thé, lao động nông thôn là một trong những khách thể của nghiên cứunày, đáp ứng các tiêu chi sau: (1) - trong độ tuổi lao động, (2) - Đang/Chưa có việc

23

Trang 34

Bertalanffy Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu

và phát triển như Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980) Thuyết này

dựa trên quan điểm lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều lànhững hệ thống được tạo nên từ các tiêu hệ thống và ngược lại cũng là một phan

của hệ thống lớn hơn Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo

nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn (trích lại từ

Trần Đình Tuấn, 2009).

Theo Nguyễn Đăng Khoa (2009) về Hệ thống: Có nhiều khái niệm về hệthống khác nhau như: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tổ đối với cùng loại hoặccùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thểthống nhất” Hay: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự

và liên hệ với nhau đề hoạt động thống nhất ” Một hệ thống có thê gồm nhiều

tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của hệ thống lớn hơn.

Tiểu hệ thống: là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ Các tiểu hệthống được phân biệt với nhau bởi các ranh giới - là một bộ phận của hệ thống

lớn (và mỗi cá nhân được coi như là một hệ thống).

Động năng: Là những tương tác nhằm duy trì chu trình của hệ thống

thông qua việc trao đôi với các thành tố bên ngoài hoặc từ nguồn lực bên trong

hệ thống.

Sự phản hồi: Là tiến trình đặc biệt trong một hệ thong mở, ở đó hệ thống

đón nhận, sử dụng thông tin nhận được, lấy làm nền tảng cho thay đổi của hệthống.

Đường biên: Là những hạn định hoặc biên giới của hệ thống đóng vai tròlà nền tảng cho việc thiết lập một hệ thong cu thé voi những hệ thống bên ngoài nó.

Phân loại hệ thống: Có nhiều cách phân loại hệ thống khác nhau, theo

mỗi cách, ta lại phân loại được những hệ thống khác nhau như: Hệ thong dong Hệ thống mở; Lý thuyết hệ thống tổng quát - Ly thuyết hệ thống sinh thái (Dan

-theo Bùi Thị Xuân Mai, 2010)

24

Trang 35

Việc vận dụng lý thuyết hệ thống vào đề tài nghiên cứu giúp cho việc

phân tích các nguồn lực tham gia vào hoạt động thực hiện chính sách dao tạo

nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Xieng Khouang, Lào Bởi mỗi cá nhân đều

là một tiêu hệ thống năm trong những hệ thống khác nhau Sự tồn tại và phát

triển của các cá nhân cũng vì thế mà chịu tác động bởi rất nhiều các hệ thống,

trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào 2 hệ thống chính là chính sách của nhà

nước và nhu cầu của thị trường Do đó vận dụng lý thuyết Hệ thống sẽ cho ta cócái nhìn tổng quan, sự tham gia của các bên liên quan trong thực hiện chínhsách dao tạo nghề; qua đây, phần nao cho thấy sự tương tác và quan hệ của cácthành phần trong quá trình thực thi chính sách

1.2.2 Lý thuyết lựa chọn hợp lý

Nhiều học giả cho rằng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý có nguồn gốc từ chủnghĩa vị lợi trong triết học và kinh tế học (Lê Ngọc Hùng, 2009).

Chủ nghĩa vi lợi (utilitarianism) là một trường phái được sáng lập ở Anh

vào thé ky XVIII bởi nhà triết học Jeremy Bentham (1784-1832) Trường pháinày đã thống trị tư tưởng kinh tế, triết học và chính trị pháp luật ở Anh trong thếkỷ XIX và có những bước phát triển đến tận thé ky XX Nội dung của chủ

thuyết cho rằng, lợi ích ngay từ đầu đã có ý nghĩa là sự hài lòng hay hạnh phúccá nhân, và bất kỳ một cá nhân nao cũng muốn tối đa hóa lợi ích có thé nhậnđược trong | hoàn cảnh nhất định Điều đó dẫn đến việc, mỗi cá nhân luôn phải

cân nhắc giữa chi phí và lợi nhuận mang lại Các cá nhân chỉ quyết định thựchiện hoạt động khi chi phí ngang bằng hoặc thấp hơn lợi nhuận họ đạt được Ởmột cấp độ cao hơn, John Stuart Mill cũng đưa ra quan điểm rằng: tông đại sốcủa tất cả các lợi ích cá nhân trong xã hội là phúc lợi xã hội; và sự băng nhautrong phúc lợi xã hội của mỗi cá nhân là mục tiêu mà xã hội phải hướng đến Do

vậy, với một số lượng tong thu nhap cố định cần phải lựa chọn một hành độngnào đó hợp lý nhất để phân phối sao cho độ thỏa dụng của mỗi cá nhân là ngangnhau (John Stuart Mill, 1863) Tuy nhiên quan điểm này chủ yếu xét đến khía

25

Trang 36

cạnh chi phí — lợi ích chứ chưa xét đến các yếu tố xã hội, tâm ly (Dẫn theo Lê

Thanh Tùng, 2019)

Ở góc độ khác, nhà nghiên cứu Homans rất đề cao khía cạnh tâm lý và xã

hội Theo Homans, hành vi xã hội cơ bản (elementary social behavior) là hànhvi ma con người lặp đi lặp lại không phụ thuộc vào việc đó có được ý thức hay

không Chúng có nhiều hình thức: phản xạ có điều kiện, kỹ năng, kỹ xảo, thói

quen Hành vi xã hội cơ bản là cơ sở của sự trao đổi giữa hai hay nhiều người,chúng bị chi phối bởi các nguyên tắc, định đề (Lê Ngoc Hùng, 2009).

Định đề phần thưởng: Hành vi nào càng được khen thưởng thì hành vi đó

càng có kha năng lặp lại Tuy nhiên, theo Homans sự lặp lại hành vi không phảilà vô hạn định vì việc thường xuyên nhận được khen thưởng sẽ gây ra nhàm

chán và khiến giá trị của việc khen thưởng giảm đi Và do đó, việc gián đoạn sựkhen thưởng cũng một phần nào đó kích thích các hành vi đó nhiều hơn Dựa

vào định đề này sẽ xác định xem nghề nào người lao động nông thôn muốn

tham gia học hiện nay so với trước kia qua việc tìm hiểu mong muốn những lợiích gì trong tương lai khi tham gia học nghề đó.

Định đề kích thích: Sự tương đồng giữa các nhóm kích thích mới và cũ và

khả năng lặp lại hành động Nếu một nhóm kích thích mới càng tương đồng với

nhóm kích thích trong quá khứ đã từng làm cho một hành động được khen

thường bao nhiêu thì xu hướng lặp lại hành động tương tự đó bấy nhiêu Ứng

dụng ở trong nghiên cứu này sẽ xem xét đâu là yếu tố thu hút người lao độngtham gia học nghề.

Định đề giá trị: Hành động có kết quả cao bao nhiêu đối với chủ thể thìchủ thê thường có xu hướng lặp lại hành động đó bấy nhiêu Đối với người laođộng nông thôn khi tham gia học nghề và kiếm được công việc có thu nhập tốthơn và rủi ro được giảm thiêu thì sẽ càng thu hút họ gia.

Định đề duy lý: Các cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào có khả năngmang đến kết quả và khả năng đạt được kết quả của hành động là lớn nhất Đối

với người lao động nông thôn khả năng kiêm được công việc tôt hơn sau khi

26

Trang 37

tham gia học nghé là điều quan trong, do đó các chính sách cần không chỉ hỗ trợ

dao tạo mà cần phải hướng tới hỗ trợ việc làm cho người lao động dé tránh lãng

phí nguồn lực con người, kinh tế từ đó dẫn đến sự đồ vỡ của chính sách.

Có thê thấy trong các định đề đã trình bày ở trên chỉ duy nhất định đề

cuối cùng là có sự đề cập đến vấn đề “sự lựa chọn hợp lý” của các chủ thé bao

quát nhất Theo đó, con người là một chủ thể trong việc xem xét và lựa chọn

hành động dé có thé đem lại kết quả có giá trị lớn nhất cho bản thân Homanscũng cho răng, lợi ích và nhu cầu của chủ thể là xuất phát điểm cho mọi hànhđộng Đặt trong bối cảnh nghiên cứu về sự tham gia của người lao động nông

thôn vào chính sách đào tạo nghề, tác giả luận văn vận dụng lý thuyết lựa chọn

hợp lý để lý giải hành vi lựa chọn của người lao động nông thôn khi tham giadao tạo nghề tai địa phương Các phân tích được nhìn nhận từ hai góc độ; từ

việc thực hiện chính sách, các giải pháp của chính sách hỗ trợ cho người lao

động nông thôn tham gia đào tạo nghề và tiếp cận từ nhu cầu và lợi ích củanhóm lao động nông thôn Trên cơ sở các điều kiện thực tế tại địa phương, giảipháp chính sách, người lao động nông thôn sẽ có lựa chọn hợp lý với nhu cầu và

lợi ích của họ trong lĩnh vực đào tạo nghề.

1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Vị trí và những đặc điểm của tỉnh Xieng Khouang

Tinh Xieng Khouang nam ở phía đông bắc của Lào, giáp biên giới với

Việt Nam và Trung quốc, cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 380 km (đường bộ)và 155 km (đường hang không), toàn tinh có tổng diện tích là 15.992 km2.

Xieng Khouang có 7 huyện bao gồm: huyện Pạch, huyện Khun, huyện

Phá Xay, huyện Moc, huyện Nóng Hét, huyện Kham và huyện Phu Kut với 53

nhóm làng, bao gồm 77 làng, 47.161 gia đình, tổng dân số 264.263 người, có

129.624 nữ (số liệu thông kê năm 2018) Dân tộc Xiêng Khuang gồm 6 dân tộc

anh em, trong đó dân tộc Lào chiếm 42,36%, dân tộc Hmông chiếm 44,38%,

dân tộc Kum Mụ chiếm 6,32%, dân tộc Tai chiếm 4,03%, dân tộc Phong chiếm

2,82% và dân tộc Edu chiếm 0,07%.

27

Trang 38

Xieng Khouang là tỉnh có dân số khá đông với độ tuôi trung niên ở Cộnghoà dân chủ nhân dân Lào Trong những năm qua dân số của tỉnh không ngừngtăng lên Số người trong độ tudi lao động ở tỉnh chiếm 63% trong tổng dân sé,trong đó số người có khả năng lao động chiếm 76,3% tổng số người trong độtuổi lao động tý lệ số người có khá năng lao động trong thành phố chiếm

60,6% còn số người có khá năng lao động nong thôn chiếm 34,4 %” Đây là

nguồn lực déi dào, một tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế nói chung và pháttrién DNNVV nói riêng.

1.3.2 Vài nét về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và hoạt động dạy nghề tại

huyện Pach và huyện Moc

* Đặc điểm địa bàn huyện Pạch

? Trung tâm Thống kê Quốc gia, Báo cáo Điều tra Lực lượng lao động năm 2022, nước CHDCND

28

Trang 39

Huyện Pạch là một huyện thành phố trực thuộc tỉnh xieng khouang, lớn

hơn các thành phố khác của tỉnh xieng khouang, có tổng diện tích là 1.400 km2,

phần lớn là cao nguyên Dân số đông hơn các địa phương khác trong tỉnh, có

17.574 hộ với 85.771 người sinh sống, trong đó có 42.766 nữ Có 3 bộ tộc cùng

chung sống: Bộ tộc Lào chiếm 56,30%, bộ tộc Hmông chiếm 41,01%, bộ tộcKum Mu chiếm 2,07%, các bộ tộc khác chiếm 0,62% Mật độ dân số trung bình

59,14 người/km2 Trong địa bàn huyện Pạch có 7 trường học trong đó có 2

trường mam non, 3 trường tiểu hoc và 2 trường học phô thông.

Phần lớn các gia đình vẫn làm buôn bán và làm nghề nông nghiệp Địa

bàn huyện Pạch là khu vực có trường Cao đăng Sư phạm nghề Hơn nữa tại địa

bàn là nơi tập trung giáo dục và tập trung đào tạo nghề chung nhiều hơn các

huyện khác.

* Đặc điểm địa bàn huyện Mọc

29

Trang 40

và Kum Mu chiếm 2,10% Trong địa bàn huyện Mọc có 3 trường học trong đócó 1 trường mam non, 1 trường tiểu hoc và 1 trường học phố thông Dân số

phan lớn lớn làm nông nghiệp (chăn nuôi, trồng cây ) và làm ngành nghề

truyền thống

Có thế thấy 2 địa bàn nghiên cứu có sự đối lập nhau: huyện Pạch là một

trong những huyện có trường dạy nghề được thành lập từ năm 2011, tới nay là

12 năm và hiện có khả năng đảm bảo công việc cho người lao động Còn huyện

Moc là một huyện miền núi, chưa phát triển giáo dục dạy nghé, tỷ lệ người laođộng thất nghiệp tại huyện đang chiếm tỷ lệ cao, năm 2020 có 34% người lao

động dưới 35 tuổi thất nghiệp Đề giải quyết thực trạng này, tại Hội nghị lần thứVII và VIII của Đảng bộ tỉnh đã đề ra chiến lược phát triển tỉnh Xieng Khouang

30

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w