1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Châu Á học: Vai trò của tổ chức chính phủ Hàn Quốc trong việc quảng bá ngôn ngữ và văn hóa tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp học viện King Sejong Việt Nam

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 29,04 MB

Nội dung

Văn phòng đại điện Bộ giáo dục Hàn Quốc tại Hà NộiKF Korea Foundation Quỹ Giao lưu Quốc tế Han Quốc KLECH Korean Language education center in Ho Chi Minh Trung tâm ngôn ngữ tiếng Han tại

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THI THÙY LINH

KING SEJONG VIET NAM

LUẬN VĂN THAC SĨ CHAU A HỌC

Hà Nội-2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ THÙY LINH

KING SEJONG VIET NAM

Luan van Thac si chuyén nganh Chau A hoc

Mã số: 8310608.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Thu Giang

Hà Nội-2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các

kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từbat kỳ một nguồn nao và đưới bat kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tàiliệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Đỉnh Thị Thùy Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn cô Lê Thị Thu Giang đã tận tình giúp đỡ, định

hướng cách tư duy và hướng dẫn hoàn thành luận van Do là những góp ý hết sức

quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện luận văn này mà còn là hành trang tiếp

bước cho tôi trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này.

Xin cảm ơn lãnh đạo, ban giám hiện cùng toàn thê các thầy cô giáo trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và khoa Đông phương học đã tạo điêu kiện cho tôi hoàn thành tôt công việc nghiên cứu khoa học của mình.

Do giới hạn kiên thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiêu thiêu sót

và hạn chế, sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô trong hội đồng và phản biện

giúp tôi hoàn thiện hơn bài luận văn của mình.

Xin chân thành cảm on!

Trang 5

PHAN MỞ ĐÂU c -«e- ,ÔỎ 9

1 LY do chon G6 85 9

2 Lich sử nghién CỨU d5 2 % É 9 9 0 09.009.000 0010098006004 080 12

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -s- << s£ssss£ssevssessessezssessezsee 19

4 Mục đích và nhiệm vu nghiÊn CỨU d 0 (G66 S99 9 9894 96 999 5994989996680986 19

5 Phương pháp nghiÊn UU << << << + 0 99 901001 05008059 040987 20

6 CAu trtic IWAN 0.0 21 Chương 1: KHÁI QUAT VE CAC TO CHỨC CHÍNH PHU HAN QUOC DANG

HOAT DONG TẠI VIET NAM .ccssssssssssssssssssssscecssssseseceseessscssscasossesssssessesesssssacacoses 23

1.1.Chính sách của chính phủ Han Quốc đối với việc quảng bá ngôn ngữ va van

HhOÓ GỌI TH TH TH I0 H060 23

IJ"ÄM(‹( n.e.Ắ 23 1.12 Chính sách của chính phủ Hàn QUỐC - 2-2 2+52+c£+c+EczEezeezceei 24 1.2.Các tổ chức chính phủ tiêu biểu của Hàn Quốc đang hoạt động trong lĩnh vực

quảng bá ngôn ngữ, văn hoá tại Việt Nam 5 <5 9 90g38 95” 28

1.2.1 Quỹ học viện King Sejong (K/SÏH') chinh rrikt 28 1.2.2 Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc (KOCIS) -:-: 5552 32 1.2.3 Cơ quan sáng tạo nội dung Hàn Quốc (KOCCA) . :©-2-©55+: 36 1.2.4 Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KF) -:©-2©ce+5cs+cxvcxeecsesrscee 37 1.2.5 Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) 2 2©z+sz+5+se>sze: Al

1.2.6 Cac cơ sở giáo duc Han Quốc của Bộ giáo dục (KEC) -‹ 44

Tiểu KẾT: 5° E744 090744 E444 077244 E979441 972441097944 902148e re 46 Chương 2: HOẠT ĐỘNG CUA HỌC VIEN KING SEJONG TRONG VIỆC QUANG

BA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HAN TẠI VIỆT NAM -«ccssecsse 49

2.1 Thực trạng vận hành o s5 9 9 4.9.9 0.0.9 00.0900 06000809 6996086 49

2.1.1 Các học viện King Sejong trên thé giới + 2+e++e+Ee+E++E++E+E+Errrrred 49

2.1.2 Các học viện King Sejong tại Việt ÌNGIH S55 SE +EESseerkeeeersrseeree 53

2.2 Hoạt động dao tao của Hoc viện King Sejong tại Việt Nam 60

2.2.1 Quản lý và vận hiỀHÏ1 - c0 11v HH ng HH 60

Trang 6

2.2.2 Chương trình đào tạo tiếng Hàn - +: 2c ©5e+Se+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErtrrkee 67

2.2.3 Giờ học văn hoá HAN QQMỐC vsscescescesvessessessessessessessessessessessessessessesssssesssesseeseeseess 79 2.2.4 Đội NGI giÁO VÏÊN - c- csvkvk HH gh T nHH g TH HànH gàt 83

2.3 Các hoạt động hỗ trợ đào tạO -s- s se sssseSsSSEs9SE3813E3993613039130130301303803033030556 84

Tiểu KẾ csssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssscssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssssssssesssssees 86

Chương 3: VAI TRO QUANG BA NGON NGỮ VA VAN HOA HAN QUOC CUA

QUY HOC VIEN KING SEJONG VIET NAM TRONG TUONG QUAN VOI CAC

TO CHỨC CHÍNH PHU HAN QUỐC - 2° 2s se sxessecsessevsee 88

3.1 Một vài đánh giá về Quỹ học viện King Sejong -s-s-ss5ssecssess 88

3.1.1 Đặt trọng tâm vào giảng dạy và quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Han Quốc 88 3.1.2 Đáp ứng các điều kiện dé giảng dạy và quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc

3.1.3 Có sự chong chéo trong phạm vi hoạt động trong tương quan với các tổ chức

3.2 Cơ hội và thách thức đối với Học viên King Sejong và các tổ chức chính phủ

Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam 2-5 5< se EssEsseEssEssersersserserssrssee 100

i as a 9s m 101

S2 (25,278 hee< đ 103

¡"0.7 ẽ.ẽ 105

418009000277 107 TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 <£ e£ 5< s£©S££Ss£Es£ES££Es£EseExeEseEsesserserssere 109

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT Tiếng Việt

Ký hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ

CNTT Công nghệ thông tin

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phô thông

TP.HCM Thành phô Hồ Chí Minh

Tiếng Anh

Ký hiệu viết tắt Nghĩa day đủ

ASEAN Association of South East Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Covid-19 Coronavirus disease 2019

Một bệnh đường hô hap cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng

virus corona SARS-CoV-2 và các biến thé của nó

CIS Commonwealth of Independent States

Liên Hợp các quốc gia độc lập

CEFR Common European Framework of Reference for Languages

Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Au

EDCF Korea Economic Development Co-operation Fund

Quỹ hop tác và phát triển kinh tế Han Quốc

ESG Environment — Society — Governance

Môi trường xã hội va quản tri

GDP Gross domestic product

Tổng sản phẩm trong nước

KECVN Ministry of education Korean Language education center in

Hanoi

Trang 8

Văn phòng đại điện Bộ giáo dục Hàn Quốc tại Hà Nội

KF Korea Foundation

Quỹ Giao lưu Quốc tế Han Quốc

KLECH Korean Language education center in Ho Chi Minh

Trung tâm ngôn ngữ tiếng Han tại TP.HCM — Bộ giáo dục Han

Quốc

KOCCA Korea Creative Content Agency

Cơ quan sáng tạo nội dung Hàn Quốc

KOCIS Korean Cultural and Information Service

Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn QuốcKOICA Korea International Cooperation Agency

Cơ quan hop tac Quốc tế Han QuốcKSIF King Sejong Institute Foundation

Quỹ hoc viện King Sejong

NBMS Total work management system of King Sejong Institute

Hệ thống quan lý tong hop của Học viện King Sejong

ODA Official development assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OKF The Overseas Koreans Foundation

Quỹ Kiéu bào Hàn QuốcOECD Organisation for Economic Co-operation and Development

Tổ chức hop tác phát triển kinh tế

VNU Vietnam National Unversity, Hanoi

Đại học Quốc gia Hà Nội (viết tắt la DHOGHN)

SDGs Sustainable Development Goals

Các mục tiêu phát triển bên vững

SNS Social Network Service

Trang mang xã hội như facebook, instagram,v.v

Trang 9

University of Languages and International Studies Truong Đại hoc Ngoại ngữ

USD United States dollar

đô la

USSH University of Social Sciences and Humanities

Trường Dai hoc Khoa hoc Xã hội va Nhân van ( viết tat là

Trang 10

DANH MỤC CAC BANGBảng 2 1: Các Học viện King Sejong tại Việt Nam - 5c sssseree 53Bảng 2 2: Thống kê hình thức vận hành các học viện King Sejong ở Việt Nam tínhđến tháng 9/20222 + ©kSk9EE9E12E12E12112111911111121121111111111111111 11111111 1e 57

Bảng 2 3: So sánh tiêu chí đánh gia học viện của KSIE c2 c2 63 Bảng 2 4: Chương trình dao tạo cơ bản và giáo trình của các học viện King Sejong

theo tiêu chuẩn đào tạo tiếng Hàn Quốc quốc tẾ -¿- ¿+2 ©++cx++zx+zzxzex 67

Bảng 2 5: Số lượng hoc viên đăng ky học và tốt nghiệp khóa cơ bản tại Học viện

King Sejong Hà Nội 1 và Sejong Huế từ khi thành lập (2013-2021) 68Bang 2 6: Phân bồ nội dung giảng dạy tiếng Hàn Sejong và nội dung văn hoá 72Bảng 2 7: Thống kê tình hình khai giảng lớp Tiếng Hàn Biên-phiên dịch trong khóa

học đặc biệt tai học viện King Sejong Hà Nội 2 -c Sc St sssniseireerree 73

Bảng 3 1: Thống kê số lượng cơ sở các tô chức chính phủ Hàn Quốc đang hoạt

động trong lĩnh vực quảng bá ngôn ngữ, văn hoá tại Việt Nam tính đến tháng

1/20/2178 88

Bảng 3 2: Thống kê một số hoạt động của các tô chức, đơn vị trong lĩnh vực giáo

duc tiémg HAM BS 434 92Bang 3 3 Thống kê phạm vi và đối tượng hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức chính phủ

Trang 11

team teaching 10ẺẼ78Ẻ 71

Biéu dé 2 8: Hiện trang vận hành giờ học văn hóa Han Quốc tại Học viện King

Sejong ở Việt Nam năm 2021 - + - 6322113911331 1 3911991119 1 1 11 81 1g ng ngư 80

Biéu đồ 2.9: Thống kê tình hình vận hành Dự án Tuan lễ Văn hoá King Sejong toàn

02107 82

Biểu đồ 2 10: Mức độ hài lòng về Chương trình Học viện Văn hóa Sejong tiến

hành tại Học viện King Sejong Hà Nội 1 năm 2023 -.- 55 2< *+s++csserses 82

DANH MỤC HÌNHHình 1 1: Lich sử phát triển của KSIF -¿- ¿+ E+SE+EE+EE+EEzEzEerkerkerxererree 30

Hình 1 2: Văn phòng KOICA trên toàn cầu 5-2 2 ++E+EerEerxerxersree 42Hình 2 1: Thanh lập Học viện King Sejong đầu tiên - ¿5552 49Hình 2 2: Pham vi phân bố các Học viện King Sejong trên toàn thé giới (tiêu chuẩn

i12 0011715 51

Hình 2 3: Cơ cấu bộ máy tổ chức của KSÏF - ¿2 s2 x+£E+E++£e+rxerxezez 61

Trang 12

Hình 2 4: Giáo trình Tiếng Hàn du lịch - 2 + ++2££2E£+£++£xezxzzezrxerxerez 76Hình 2 5: Giáo trình Tiếng Hàn thương mai 1, 2 - 2-2 2 2+2 +x+£++£++£+zs+2 77Hình 2 6: Lớp học trải nghiệm vẽ quạt giấy -¿2 ++xccx++ze+rxerxeres 80

Biểu đồ 2 8: Hiện trạng vận hành giờ học văn hóa Hàn Quốc tại Học viện King

Sejong ở Việt Nam năm 22 | + E22 1911189119911 9111 91111911 kg rưy 80

Biểu đồ 2.9: Thống kê tình hình vận hành Dự án Tuần lễ Văn hoá King Sejong toànthE BÏỚI 56-21 St 2E 11E2171211211271111211 2111111211111 112111101 1.11.101 11x nrre 82

Biểu đồ 2 10: Mức độ hài lòng về Chương trình Học viện Văn hóa Sejong tiễn

hành tại Học viện King Sejong Hà Nội 1 năm 2023 -.- 5-5 <++<<++sec+ssess 82

Trang 13

PHAN MỞ DAU

1 Ly do chon dé tai

Sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ tới năm 1997, Han Quốc đã phải chuyểnhướng sang khai thác nguồn tài nguyên văn hóa Có thé nói đây là bước đi hết sứcquan trọng của chính phủ Hàn Quốc tại thời điểm này Quá trình mở cửa nhanh

chóng và làn sóng tự do hóa khiến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và cơ quan

tài chính trở nên yếu kém Trước tình trạng nghèo đói, tiềm lực kinh tế và quân sựđều ở mức thấp, chính phủ Hàn Quốc đã rất nỗ lực dé khôi phục kinh tế nước nhà

và có gắng tận dụng triệt dé các nguồn lực dé phát triển kinh tế nhưng vẫn rơi vàokhủng hoảng tiền tệ chung ở Châu Á Không còn cách nào khác, chính phủ HànQuốc bắt buộc phải lựa chọn hướng đi “mới”, lĩnh vực mà không phải quốc gia nào

cũng có, đó là văn hóa.

Từ đây, quốc gia này tập trung vào phát triển sức mạnh mềm' Sức hấp dẫn

đó đến từ giá trị văn hoá, chính trị và chính sách ngoại giao của một nước Hàn

Quốc cũng theo xu hướng này, chú trọng hơn đến văn hoá quốc gia, sức mạnh về

kinh tế, chính sách ngoại giao, đồng thời tích cực tham gia vào các tô chức quốc tế.Chính phủ Hàn Quốc cũng kêu gọi các tô chức chính phủ va phi chính phủ cùngphối hợp dé thực thi sức mạnh mềm đạt hiệu quả nhất Trước xu thế chung của thé

giới hướng đến toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác phát triển, Hàn Quốc đã lựa chọnđược hướng đi phù hợp với hoàn cảnh và thực lực của Hàn Quốc [10, tr.10]

Mục tiêu đầu tiên mà chính phủ Hàn Quốc trong chiến lược sức mạnh mềm

đó là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng

đến đây mạnh “độ phủ sóng” ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, mang Hàn Quốc gần

hơn với các quốc gia trên thế giới thông qua “phô cập” tiếng Hàn và văn hoá Hàn.Tuyên bố của Tổng thống Kim Dae Jung vào năm 19987 rang sẽ phát triển đất nướctheo hướng “sức mạnh văn hóa” đã đánh dấu bước ngoặt cho chặng đường phát

' Sức mạnh mềm hay quyền lực mềm (Soft Power) được giáo su Joseph Samuel Nye, JR ở Đại học Harvard

dé cập lần đầu tiên vào năm 1990

? Trang thông tin điện tử Viện hồ sơ tổng thống, Bộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc (tì £47] #3,

3494) https://www.pa.go.kr/research/contents/policy/index06.jsp?gubun=02 truy cập ngày 23/3/2023

Trang 14

triển văn hóa lên vi trí mới” Nhiều chính sách về văn hóa và cơ sở phục vụ văn hóa

được xây dựng dé hiện thực hóa một quốc gia văn hóa trong thế kỷ 21 Cũng trongnăm này Bộ Văn hóa Thể thao được cơ cấu lại thành Bộ Văn hóa va Du lich*

chuyên quản lý văn hóa, xây dựng các chính sách văn hóa Ngay sau đó, chính phủ

Hàn Quốc cũng đưa ra nhiều chính sách liên quan như “Luật cơ bản khuyến khíchcông nghiệp văn hóa” (1999), sửa đổi “Luật Thúc day văn hóa nghệ thuật (Số 6132)”(2000), “Tầm nhìn văn hóa năm 2000”, v.v Ngôn ngữ Hàn Quốc cũng là công cụ

tốt nhất đề tìm hiểu các nội dung văn hóa Hàn Quốc, bao gồm cả Hallyu”, hiện đangphô biến trên toàn thế giới Luật cơ bản về Quốc ngữ được ra đời vào năm 2005

nhằm thúc đây việc sử dụng ngôn ngữ Hàn Quốc và đặt nền tảng cho sự phát triển

và bảo tồn ngôn ngữ quốc gia, đây mạnh độ “phủ sóng” ngôn ngữ và văn hóa Hàn

Quốc.

Hiện nay, tiếng Hàn đã trở thành ngôn ngữ đứng thứ 16 trên thé giới về số

lượng người sử dụng theo báo cáo chỉ số của tiến sĩ Kailchan năm 2016 so sánh về

mức độ hữu ích của ngôn ngữ PLI (The Power Language Index) [23, tr.10] Day là

thành quả của Hàn Quốc sau nhiều năm nỗ lực quảng bá đất nước trên nhiềuphương tiện trong nhiều lĩnh vực Nhìn lại quá trình cỗ gắng của Hàn Quốc trong

công cuộc quảng bá văn hoá, ngôn ngữ ra thé giới ta không thể không nhắc đếnngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc Pop của Hàn Quốc (K-pop) Nhiều sản

phẩm phim Hàn Quốc được xuất khâu hàng năm ở nhiều quốc gia như “Bản tình ca

mùa đông” của đài KBS năm 2002 gây sốt cộng đồng châu Á, “Nàng Dae Jang

Geum” của đài MBC với 91 quốc gia mua bản quyền phát sóng năm 2004, v.v Cơn sốt đầu tiên của K-pop bắt đầu tại Trung Quốc vào năm 2000 khi nhóm nhạcnam H.O.T trình diễn cho các công nhân Bắc Kinh và nhanh chóng lan sang các

quốc gia châu Á khác và tới nhiều nơi tại châu Âu, châu Mỹ Năm 2012, “Gangnam

Style” là bài hát K-pop đầu tiên đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng Official Singles

3 Trang thông tin điện tử Viện hồ sơ tổng thống, Bộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc (d} 5:37]##.,

31894) https://www.pa.go.kr/research/contents/policy/index06.jsp?gubun=02 truy cập ngày 23/3/2023

* Nay là Bộ Văn hóa Thê thao và Du lịch Hàn Quốc

> Làn sóng văn hoá Hàn Quốc

10

Trang 15

Chart Top 40 của Anh và lập kỷ lục trên Youtube vượt 3 tỷ lượt xem chỉ trong thời

gian ngắn Năm 2020, nhóm BTS cũng đánh dấu lịch sử cho K-pop khi 7 chàng trai

được mời đến nói chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden về nạn phân biệt chủng tộc

với người châu Á tại Nhà Trắng sau ca khúc “Dynamite” Hallyu được cả thế giớibiết đến không chỉ nhờ sự tương tác mạnh mẽ của giới truyền thông, các nhà sảnxuất và xuất khâu văn hóa, các học giả khoa học mà còn có đóng góp lớn từ các bộ

cơ quan, ban ngành các tô chức của chính phủ

Chính phủ Hàn Quốc thông qua 3 bộ là Bộ Văn hóa Thé thao và Du lịch, BộNgoại giao và Bộ Giáo dục thành lập các cơ quan, tô chức chịu trách nhiệm trựctiếp thực hiện các dự án quảng bá đất nước con người Hàn Quốc đến bạn bè quốc tế.Đồng thời, chính phủ cũng thực hiện nhiều biện pháp kêu gọi các tổ chức chính phủ

và phi chính phủ cùng phối hợp hành động để ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc đượcquảng bá một cách hiệu quả nhất

Ké từ sau năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao,

Chính phủ Hàn Quốc càng tăng cường hoạt động của các cơ quan, tổ chức chuyêntrách hợp tác, giao lưu và quảng bá ngôn ngữ, văn hoá Hàn Quốc và duy trì 6n định

từ đó đến nay Các cơ quan, tổ chức chính phủ tiễn hành đặt các trụ sở, văn phòngđại diện, tại Việt Nam ngay sau đó dé hỗ trợ cho mảng đào tạo tiếng Hàn và vănhóa Hàn Quốc Cơ quan hợp tác Quốc tế (KOICA, +4] 84a) - đơn vị trực

thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thành lập năm 1991 tai Hàn Quốc, đã thành lập văn

phòng đại diện đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1994 Sau đó, Quỹ Giao lưu quốc tếHàn Quốc (Korea Foundation, $= 2] 317-2 <}) cũng của Bộ ngoại giao đã đặt trụ

sở đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2005 tại TP Hồ Chí Minh Mặt khác, Bộ Văn hóaThể thao và Du lịch Hàn Quốc xây dựng Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (KoreaCulture Center, =; 5}2) đầu tiên của khu vực Đông Nam Á cũng được đặt tại HàNội năm 2006 và cũng chỉ định vận hành Học viện King Sejong đầu tiên tại Việt

Nam vào năm 2011, khi đó còn được gọi là “trung tâm Sejong” Thêm nữa, Bộ giáo

dục Hàn Quốc chỉ đạo vận hành cơ sở giáo dục tiếng Hàn (=) 31-21) mở tại Tp

Hồ Chí Minh vào năm 2012 và sau đó là mở Văn phòng đại diện Bộ giáo dục Hàn

11

Trang 16

Quốc tại Hà Nội vào năm 2021 Ngoài ra, các cơ sở này cũng tổ chức thi đánh giánăng lực tiếng Hàn (TOPIK) của Viện Giáo dục Quốc tế Quốc gia

(z2 zr©] 21)lan đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2014 Các cơ quan, tô chức này đại

diện cho các bộ ban ngành của Hàn Quốc và trực tiếp thực hiện các dự án, chươngtrình quảng bá văn hóa Trong đó, Quỹ học viện King Sejong với nhiều cơ sở hoạtđộng nhất tại Việt Nam Tổ chức này hiện đang là cơ quan có hoạt động tích cựcnhất trong lĩnh vực quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc vừa thực hiện giảngdạy tiếng Hàn vừa giảng dạy văn hóa và xây dựng giáo trình tiếng Hàn cho ngườinước ngoài trực tiếp quản lý các học viện King Sejong tại Việt Nam

Dé tim ra đặc trưng của các tổ chức trong việc quảng bá ngôn ngữ, văn hoácủa chính phủ Hàn Quốc tại Việt Nam thông qua hoạt động của các tổ chức chínhphủ nói chung và của Quỹ học viện King Sejong nói riêng, người viết lựa chọn đềtài “Vai trò của tổ chức chính phủ Hàn Quốc trong việc quảng bá ngôn ngữ và văn

hóa tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hop Học viện King Sejong Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của luận văn.

2.1 Cac công trình nghiên cứu nước ngoài:

Công trình nghiên cứu nước ngoài về sức mạnh mềm của Hàn Quốc trong

quảng bá văn hóa có cuốn sách $ức mạnh mém của làn sóng Hàn Quốc - Ký sinh

trùng, BTS và kịch được viết mới đây nhất năm 2021 của Kim Youna (tựa đề tiếngAnh là The Soft Power of the Korean Wave -Parasite, BTS and Drama) Cuốn sách

tập trung vào hiện tượng văn hoá đại chúng Hàn Quốc và xem xét Hallyu trong thời

12

Trang 17

đại kỹ thuật số toàn cầu khi ba “tác phẩm” của Hàn Quốc đã ghi dấu ấn trong lịch

sử thế giới

Luận văn thạc sĩ năm 2012 của Dinara Kozhakhmetova với đề tài Sức mạnhmêm của văn hóa đại chúng Hàn Quốc Ở Nhật: Fandom K-Pop cuông nhiệt ởTokyo, Trung tâm nghiên cứu Đông và Đông Nam Á, tại Đại học Lund ở Thụy Điểncũng đã chỉ ra một số hoạt động của tổ chức chính phủ Hàn Quốc trong quảng bávăn hoa tại Nhật như KOCCA, KOCIS và sức anh hưởng của âm nhạc Hàn Quốc tại

đây.

Năm 2014 có bài viết “Nghiên cứu phân tích so sánh năng lực cạnh tranh

văn hóa với tư cách là sức mạnh mém giữa các yếu tố quyền lực” thực hiện bởi

Choi Chang Hyun, Park Jeong Bea, Kim Jong Geun đăng trên Tạp chí Tạp chí hội

tụ kỹ thuật số (Journal of Digital Convergence) số 12 (6) cũng nghiên cứu về sức

mạnh mềm và chỉ ra rằng mối tương quan giữa chỉ số cạnh tranh của ngành côngnghiệp văn hóa (E&D) va chỉ số cạnh tranh du lịch và du lịch (T&T) ở mức cao

Bài viết đã chỉ rõ muốn phát huy sức mạnh văn hóa cần sự hỗ trợ về nguồn lực phù

hợp từ các tổ chức nhưng chưa làm rõ được vai trò và cách tiến hành của các tổ

chức đó.

Năm 2021, tác giả Lee In Bok và nhiều nhà nghiên cứu tại Viện đại học

Chính sách Quốc tế KDI của Hội nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Nhân văn đã xuấtbản cuốn “Chiến lược phát triển quyền lực mêm của Hàn Quốc thông qua ngoại

giao công chúng và viện trợ công: Tập trung vào khảo sát và thí nghiệm khảo sat’,

đưa ra kết quả báo cáo từ những khảo sát và thí nghiệm về hiệu quả của chiến lượcsức mạnh mềm của Hàn Quốc thông qua ngoại giao công chúng và viện trợ công,

phạm vi tại 16 quốc gia tiêu biéu ngoài Hàn Quốc bao gồm cả Việt Nam Cuốn sách

vừa tong hợp vừa đánh giá từ các dữ liệu hiện có bao gồm cả dữ liệu về các Họcviện King Sejong Bên cạnh đó báo cáo còn khảo sát bổ sung cả kiều bao đang hoạt

động tại nước ngoài nhằm đưa ra cái nhìn mang tính tổng quát về hiệu quả của

chính sách quảng bá Tổng hợp lại, báo cáo đề xuất một vài biện pháp khắc phục

hạn chê và phản ánh hiệu quả của chiên lược sức mạnh mêm phụ thuộc vào cách

13

Trang 18

thúc đây sự hoà nhập của văn hoá Hàn Quốc Tuy nhiên, báo cáo đưa ra đánh giá ở

mức độ chủ quan và chưa tập trung vào phạm vi của một tổ chức cụ thê

Cùng năm này, bai “Vấn dé và thực trạng giáo dục tiếng Hàn khu vực

Sinnambang” của Lee Jong Hee - chuyên ngành Giáo dục tiếng Han của Viện Giáodục Đại học Kyong Hee, đã báo cáo trong Hội thảo quốc tế về Ngôn ngữ Hàn năm

2021 “Shinnambang” được dùng ở đây đề chỉ các nước nằm trong phạm vi chínhsách hướng Nam của chính phủ Hàn Quốc trong đó có Việt Nam Báo cáo này đã

đưa ra thực trang của việc dao tạo tiếng Hàn tại nước ngoài cụ thé chỉ tiết không chỉ

phạm vi chuyên ngành Hàn Quốc trong trường đại học mà cả ở các trường trunghoc cơ sở trung học phố thông và đề xuất một số gợi ý dé phát triển đào tạo tiếngHàn ở khu vực phương Nam Báo cáo cũng chỉ ra rằng học viên tham gia các khóa

học về ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc đều là những bạn còn rất trẻ, có những

người học tiếng Hàn từ nhỏ nhưng khi trưởng thành vì nhu cầu và sở thích có thê bị

mắt đi nên nếu các cơ sở đào tạo không cung cấp bài giảng phù hợp thì người học sẽkhông có cơ hội được học tập ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc chất lượng [32, tr

429], vậy nên việc hỗ trợ đào tạo cho các đơn vị giảng dạy tiếng Hàn ở nước ngoài

gop của các cơ quan, tổ chức của chính phủ đã hỗ trợ công tác dao tạo đó ra sao

Nhung báo cáo này dùng lại ở phạm vi các học viện King Sejong mà chưa đưa ra

được vai trò của các tổ chức này trong chiến lược quảng bá ngôn ngữ và văn hoá

Hàn Quốc và từng trường hợp cụ thể các học viện đang hoạt động tại Việt Nam

Ngoài ra, trước đó một số công trình nghiên cứu về các học viện KingSejong ở nước ngoài từ nhiều góc độ cũng được công bố như nghiên cứu về mối

tương quan giữa động lực và thành tích học tập của học viên tại học viện King Sejong, luận văn thạc sĩ của Song Su Ji, Khoa Sư phạm, Dai học Assumption Thái

14

Trang 19

Lan năm 2015 với đề tài “Một nghiên cứu so sánh-tương quan giữa động cơ học tập

và thành tích học tập giữa các sinh viên Thái Lan học tiếng Hàn như một ngoại ngữ

tại Tổ chức Quy học viện King Sejong ở Bangkok, Thái Lan” (A

comparative-Correlational study between motivation for learning and academic achievement among Thai students studying Korean as a foreign language in King Sejong

Institute Foundation in Bangkok, Thailand) đưa ra mối tương quan giữa động cơ vathành tích của sinh viên trong dao tạo công lập khi học tiếng Hàn tại Học viện King

Sejong bằng phương pháp phân tích, khảo sát, điều tra bang hỏi ở phạm vi đốitượng người học tiếng Hàn

Năm 2017, nghiên cứu “Hiện trạng vận hành Học viện King Sejong Việt

Nam và dé xuất dé phát triển sau này- Trọng tâm Học viện King Sejong Ha Nội 2”

(EY AS WSs] 2S Ass SH BAS oe 2|9l- Seo] 2 SSSI] AE

%4] © =), cua tác giả Trần Thị Huong, Trường Dai học Ngoại ngữ, DHQGHN va

Lee Yoonjin của Trường Đại học Anyang đăng trong tap chí khoa học Ngữ van

tong luận (©]‡“‡z#) số 30, đã đưa ra cái nhìn tổng quan về học viện King Sejongthời kỳ đầu và hiện trạng vận hành, tính hiệu quả của nó trong phạm vi của Họcviện King Sejong Hà Nội 2, từ đó đề xuất hướng phát triển của học viện sau này

Nghiên cứu đã phan ánh hiện trạng vận hành của riêng Học viện King Sejong Ha

Nội 2 vào thời điểm sau 6 năm đi vào hoạt động Nghiên cứu rất có ý nghĩa cho việc

mở rộng phạm vi nghiên cứu về học viện King Sejong trên toàn thế giới bao gồm cả

Việt Nam.

Năm 2018 cử nhân của Helena Lee, khoa luật của Trường Quản trị kinh

doanh của Đại học Công nghệ Tallinn, cũng đề cập đến “Các chỉ dẫn về Quyên lực

mém và ngoại giao công chúng, nghiên cứu trường hợp Học viện King Sejong

Tallinn” (Soft power indications and public diplomacy the example of Tallinn King

Sejong Institute) trong khóa luận tốt nghiệp va cũng đưa ra cái nhìn khách quan vềngoại giao công chúng và quyền lực mềm của Hàn Quốc và nghiên cứu trường hợp

cụ thé tại Học viện King Sejong tai Tallinn

15

Trang 20

Mặc dù các nghiên cứu nước ngoài về sức mạnh mềm và ảnh hưởng của nó

được nhiều tác giả cả Hàn Quốc và quốc gia khác quan tâm tới Nhưng các nghiêncứu này chưa tập trung được vào các tô chức của chính phủ Hàn Quốc Bên cạnh đó,

nhiều góc cạnh được phân tích, so sánh và khảo sát mới chỉ ở nhóm đối tượng nhấtđịnh, chưa có tính phô quát

2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước:

Tại Việt Nam cũng đã có công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách

của chính phủ Hàn Quốc đối với việc quảng bá ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc nhưbài báo khoa học “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa giáo đục từ

1992 đến nay” của Nguyễn Văn Dương in trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Anăm 2009 mặc dù không dé cập nhiều về chính sách nhưng bài viết cũng cho thayhiện trạng phát triển mối quan hệ hai nước Hàn Quốc - Việt Nam, trong đó cũngphản ánh tình hình nghiên cứu Hàn Quốc học ở Việt Nam và nghiên cứu Việt Namtại Hàn Quốc Bài báo cũng chỉ ra khó khăn thách thức của nghiên cứu Hàn Quốc ở

Việt Nam Thêm nữa, bài viết còn đưa ra một vài giải pháp cụ thé về hợp tác giáo

dục đào tạo như hai nước cần tăng cường hợp tác các đoàn thé cấp Bộ dé trao đổithông tin, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục của Hàn Quốc có đủ điều kiện cần

thiết được mở văn phòng đại diện, cơ sở liên kết và các cơ sở độc lập dé thực hiệncác hoạt động giáo dục ở Việt Nanô

Năm 2010, luận văn thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế của Nguyễn Thị HồngHải được bảo vệ thành công với đề tài “Chính sách ngoại giao công chúng của HànQuốc ở Việt Nam” đưa ra lý thuyết về ngoại giao công chúng, quá trình thực hiệnchính sách ngoại giao văn hóa của chính phủ Hàn Quốc và từ quan hệ đối tác chiếnlược Việt Nam — Hàn Quốc nhìn nhận về các hoạt động ngoại giao công chúng của

Hàn Quốc tại Việt Nam, rồi một vài bài học kinh nghiệm trong công tác đối ngoại

giữa hai nước Tuy nhiên, luận văn sử dụng nguôn tài liệu chủ yếu là tiếng Việt vàtài liệu từ ngôn ngữ thứ ba là tiếng Anh nên sẽ chưa thé phản ánh một cách trực

diện các chính sách của chính phủ Hàn Quôc.

6 https://s.net.vn/QpIK Truy cập ngày 2/3/2022

16

Trang 21

Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt

Nam cũng được phan ảnh trong bài viết “Anh hưởng của Hàn lưu tại Việt Nam: Từgóc nhìn liên ngành” biên soạn bởi Trần Thị Hường và Cao Thị Hải Bắc, năm 2014

Trong bài viết này, làn sóng Hallyu được trình bày một cách khái quát về lịch sử,quá trình phát triển ở Việt Nam và trên toàn thế giới Bài viết này cũng đưa ra nhiềubằng chứng thực nghiệm về mức độ ảnh hưởng của Hallyu trên nhiều lĩnh vực củađời song từ văn hóa, kinh tế đến xã hội thông qua các lĩnh vực cụ thé như 4m thực,

thời trang, mỹ phẩm, hàng điện tử, truyện tranh, gameshow, hoạt hình, PGS.TS

Lê Đình Chỉnh năm 2015 cũng có bài viết “Quyền lực mém cua văn hóa Hàn Quốc

- Hallyu ở Việt Nam và ảnh hưởng cua no” đăng trên trang thông tin điện tử của

Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội cũng chỉ ra con đường quảng bá làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại

Việt Nam và những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của nó tới Việt Nam Có thé nóilĩnh vực “sức mạnh mềm” với phạm vi quảng bá văn hóa của Hàn Quốc đã được rấtnhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm trong suốt thời gian qua

Ngoài ra, dựa trên những ảnh hưởng trong văn hóa Hàn Quốc, giáo dục củaHàn Quốc cũng được quan tâm như bai báo khoa học “Vai nét về giáo dục Hàn

Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam” của PGS.TS Bùi Mạnh Hùng đăng trên tạpchí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, trọng tâm về

chính sách giáo dục Hàn Quốc Bài viết đưa ra đánh giá tổng quát về giáo dục HànQuốc rút ra cả thuận lợi lẫn khó khăn mà giáo dục Hàn Quốc gặp phải, trình bày chitiết về hệ thống giáo dục, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa của Hàn Quốc; từ

đó, nhìn nhận và đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Cũng về mảng giáo dục trên phương diện đào tạo ngôn ngữ và văn hóa Hàn

Quốc có các công trình nghiên cứu trong nước về hệ thống học viện King Sejong đãđược công bố như bài viết “Hiện trạng giảng dạy văn hóa Hàn Quốc ở Học viện

King Sejong trên toàn Việt Nam” (AE AS ASA POHYA BSS} m3; AS) của

Th.S Nguyễn Thùy Dương năm 2015 trình bày tổng quan về các học viện King

7 http://repository.ulis vnu.edu vn/bitstream/ULIS_123456789/785/1/Nguyen%20Thuy%20Duong pdf truy

cap ngay 20/3/2022

17

Trang 22

Sejong, hiện trạng học viện King Sejong tại Việt Nam với tiêu chuẩn tháng 7 năm

2014 và hiện trạng giảng dạy văn hóa của các học viện tại Việt Nam Bài viết đã

đưa ra một vài hướng đi cho việc phát triển giảng dạy văn hóa Hàn Quốc tại các học

viện như vận hành nhiều chương trình bài giảng văn hóa, mở nhiều câu lạc bộ đồngthời cần phát huy hiệu quả của các sự kiện văn hóa trải nghiệm Năm 2020, bài báo

“Thực trạng và triển vọng đảo tạo tiếng Hàn tại Việt Nam” của TS Lê Thị ThuGiang và Đinh Thị Thùy Linh đăng Tạp chí Hàn Quốc số 4(34) cũng đề cập đếnhiện trạng đào tạo tiếng Hàn của các học viện King Sejong và các don vị dao tạotiếng Hàn công lập, cả quy mô lẫn phương hướng, mục tiêu đào tạo Bai cáo cũngđưa ra đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển ngành đảo tạo tiếng Hàn.Với thời điểm thuận lợi cả kinh tế, văn hóa, giáo dục: về kinh tế, thu hút được

nguồn đầu tư lớn từ Hàn Quốc; về văn hóa ảnh hưởng của Hallyu và quan hệ “thông

gia” hai nước Việt Nam — Hàn Quốc khi gia tăng; về giáo dục tiếng Hàn cũng ngày

càng trẻ hóa Những thách thức đảo tạo tiếng Hàn ở Việt Nam cũng được trình bày

ở đây Kèm theo đó là một vài đề xuất dé duy trì sức nóng của ngành dao tạo tiếng

Hàn như tìm hướng tiếp cận mới, nâng cao năng lực của lực lượng đào tạo tiếng

Hàn Cùng năm 2020 nay, trong Hội thao Học viện King Sejong tại Hà Nội, TS.

Trần Thị Hường cũng phát biểu về “Vai trò và nhiệm vụ của Học viện King Sejongtrong việc mở rộng nên tảng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam” trong đó giới thiệuthông tin cơ bản về Học viện King Sejong và khái quát hình thức hoạt động củaHọc viện King Sejong Hà Nội 2, đóng góp ý kiến về tổ chức sự kiện trải nghiệmvăn hóa, về học viên cần tạo điều kiện du học khóa học ngắn hạn, về chất lượng đàotạo của học viện cũng nên tăng cường trao đổi, giao lưu giữa các giảng viên, cácnhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo tiếng Hàn tại Việt Nam

Trong thời gian qua, nghiên cứu về vai trò của các đơn vị, cơ quan tổ chức

chính phủ Hàn Quốc từ chính sách ngoại giao văn hóa, sức mạnh mềm, những ảnhhưởng của nó từ thực trạng đến phương hướng tiến hành đều đã được nghiên cứunhiều cả trong và ngoài nước Các nghiên cứu này đều cho thấy tính hiệu quả của

sức mạnh mêm trong quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Vân đê khó khăn và giải pháp

18

Trang 23

trong hiện tại và tương lai cũng được đưa ra đóng góp một phần không nhỏ cho sựnghiệp khoa học nói chung và lĩnh vực nghiên cứu về Hàn Quốc nói riêng.

Như vậy, các nghiên cứu được trình bày ở trên nghiên cứu về mảng chính

sách quảng bá văn hoá của Hàn Quốc, trong đó có đề cập đến đào tạo tiếng Hàn.Mang thứ hai là nghiên cứu thực trạng đào tạo tiếng Hàn ở Việt Nam và các nướctrong khu vực Trong mảng thực trạng các nhà nghiên cứu đã đề cập đến tình hìnhchung của đào tạo tiếng Hàn ở Việt Nam và có đề cập đến KSIF về tình hình chung

Van dé được đề cập đến ở đây là nghiên cứu giảng dạy văn hoá tại các học việnKing Sejong ở Việt Nam và tình hình đào tạo tiếng Hàn tại Học viện King Sejong

Hà Nội 2 Tuy nhiên, có thể thấy cho đến nay, vẫn còn thiếu các nghiên cứu hiệntrạng tại các học viện khác và rộng hơn là về quảng bá ngôn ngữ và văn hóa tại Việt

Nam của các cơ quan, tổ chức chính phủ Hàn Quốc Vì vậy, đề tài “Vai trò của tổ

chức chính phủ Hàn Quốc trong việc quảng bá ngôn ngữ và văn hóa tại Việt Nam

-Nghiên cứu trường hop Học viện King Sejong Việt Nam” được kỳ vọng sẽ là một

đóng góp mới trong nguồn tài liệu về Hàn Quốc học, cung cấp thông tin, đánh giá

về vai trò của cơ quan, tô chức chính phủ Hàn Quốc, thông qua hệ thống học viện

King Sejong tại Việt Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là hệ thống các cơ sở của

Quỹ học viện King Sejong tại Việt Nam trong giảng dạy và quảng bá ngôn ngữ văn

hoá Hàn Quốc từ năm 2011 đến nay Thông qua đó, làm rõ vai trò của các tổ chức

chính phủ Hàn Quốc trong việc quảng bá ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định từ năm 2011 Đây là năm màTrung tâm Hàn ngữ Sejong Hà Nội 1 và Trung tâm Sejong Hà Nội 2, 2 học viện đầu

tiên được thành lập tại Việt Nam.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nhăm đưa ra được đặc trưng của các tô chức chính phủ Hàn Quôc

ở Việt Nam Từ đó làm rõ được vai trò cua từng don vi trong việc quảng bá ngôn

19

Trang 24

ngữ và văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam và nổi bật nhất là Quỹ học viện King

Sejong.

Dé lam duoc diéu này, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:

Đầu tiên, nghiên cứu sẽ tìm hiểu chung về các cơ quan, tổ chức chính phủcủa Hàn Quốc có liên quan đến hoạt động quảng bá ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc,trong đó có Quỹ học viện King Sejong, Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc,

Cơ quan sang tạo nội dung Hàn Quốc, Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc, Cơ quan

Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc và các cơ sở do Bộ giáo dục Hàn Quốc quản lý

Tiếp theo, nghiên cứu đi vào phân tích thực tế hoạt động của học viện King

Sejong tại Việt Nam dé làm rõ vai trò của tô chức này trong việc quảng bá ngônngữ và văn hoá Hàn Quốc

Cuối cùng, thông qua các kết quả tổng hợp, phân tích tài liệu và khảo sát

thực tế, nghiên cứu đưa ra những đánh giá về hoạt động của Học viện King Sejong

và các tô chức khác đang hoạt động tại Việt Nam Đồng thời, chi ra phương hướng

duy trì hoạt động của các tổ chức này tại Việt Nam và tăng cường giao lưu ngôn

ngữ, văn hoá giữa hai nước.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp và phân tích tài liệu

làm phương pháp nghiên cứu chính cho những nội dung mà nhiệm vụ luận văn đã

đặt ra Nguồn tài liệu được sử dụng dé phân tích và tổng hợp là các văn bản chính

sách, tài liệu được công bố bởi chính phủ Hàn Quốc, Quỹ học viện King Sejong và

những nghiên cứu di trước Luận văn cũng phân tích các dữ liệu khảo sát được phép

sử dụng của học viện King Sejong trong quá trình hoạt động dé đưa ra những nhận

định và đánh giá phù hợp về vai trò của học viện trong hoạt động dao tạo tiếng Hàn

và quảng bá văn hoá Hàn Quốc

Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu vànghiên cứu trường hợp dé cho thay vị trí, vai trò của hệ thống học viện King Sejong

20

Trang 25

trong việc đào tạo tiếng Hàn và quảng bá văn hoá Hàn Quốc trong tương quan với

các tô chức chính phủ khác của Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam

Ngoài ra, với tư cách là nhân viên có kinh nghiệm làm việc 4 năm tại Học

viện King Sejong Hà Nội 1, người viết cũng sử dụng phương pháp quan sát vàphương pháp tham gia dé trực tiếp thu thập dữ liệu và điều tra trong quá trình thựchiện luận văn dé cung cấp thông tin thực tế phục vụ công tác khoa học

6 Cau trúc luận văn

Chương 1: Khái quát về các tổ chức chính phủ Hàn Quốc đang hoạt

động tại Việt Nam

Nội dung chương một sẽ tập trung khái quát về các cơ quan, tô chức chínhphủ Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó khoanh vùng các tổ chức có

chức năng, nhiệm vụ quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Hàn trong chính sách quảng bá

văn hóa và phát huy sức mạnh mềm của chính phủ Hàn Quốc

Chương 2: Hoạt động của Quỹ Học viện King Sejong trong việc quảng

bá ngôn ngữ và văn hóa Hàn tại Việt Nam

Luận văn trình bày về hệ thống các học viện King Sejong tại Việt Nam,đặc trưng hoạt động, đối tượng đảo tạo, nội dung đảo tạo, hình thức đào tạo dé

làm nỗi bat vai trò của hệ thống học viện nay trong việc quảng bá ngôn ngữ va

văn hoá Hàn Quốc Trong quá trình này, luận văn đồng thời cũng làm rõ những

chuyên biến, cải tổ và hoàn thiện của hệ thống học viện King Sejong trong

chặng đường hơn 10 năm qua.

Chương 3: Vai trò quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc của Quỹhọc viện King Sejong Việt Nam trong tương quan với các tố chức chính phủHàn Quốc

Chương ba tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động của Học viện King SeJong

trong quảng bá ngôn ngữ và văn hóa tại Việt Nam trong tương quan với các cơ quan,

tô chức khác Từ đó, chi ra vai trò của các đơn vi này trong công tác quáng bá ngôn

21

Trang 26

ngữ và văn hoá Hàn Quôc tại Việt Nam Bên cạnh đó luận văn cũng chỉ ra những cơ

hội và thách thức của các cơ quan, tô chức nay trong thời diém hiện nay.

22

Trang 27

Chương 1: KHÁI QUAT VE CÁC TO CHỨC CHÍNH PHU HAN QUOC

ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

1.1 Chính sách của chính phủ Han Quoc doi với việc quảng bá ngôn ngữ

và văn hoá 1.1.1 Khái niệm

Theo Luật Tổ chức chính phủ của Việt Nam số: 76/2015/QH13 ban hànhngày 19/6/2015, Khoản 1 Điều 42 quy định: “Cơ quan thuộc chính phủ là do Chínhphú thành lập” Trang thông tin điện tử Hệ thống chính phủ quan lý tổ chức chính

phu® của Hàn Quốc cũng đã định nghĩa “Một tổ chức chính phú hoặc hành chính là

dé cấp đến một tổ chức có hệ thong của các cơ quan hành chính được thành lập dé

thực hiện các công việc hành chính của nhà nước” Bên cạnh đó, theo Liên Hợp

quốc” đưa ra khái niệm “76 chức phi chính phủ (NGO) được định nghĩa là một tổ

chức, nhóm hoặc tổ chức phi lợi nhuận hoạt động độc lập với Chính phủ và có các

mục tiêu nhân đạo hoặc phát trién”'° Té chức phi chính phủ hoạt động theo quy

định của pháp luật nhưng không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi

nhuận Vậy, các tổ chức chính phủ là các cơ quan, tổ chức do chính phủ hoặc các

cơ quan thuộc chính phú thành lập và dưới sự quản lý của nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và không hoạt động vì lợi nhuận.

Quảng bá ngôn ngữ và văn hoá được hiểu là hoạt động nhằm phổ biến ngônngữ và văn hoá bang các phương tiện thông tin Từ điển Tiếng việt do Ngoc Lươngchủ biên đã định nghĩa như sau: “quảng bá: giới thiệu rộng khắp cho mọi người

biết"”"" Trích trang từ điển điện tử Lạc Việt cũng định nghĩa “quảng bá là phổ biến

thông tin rộng rãi bằng các phương tiện”'” Đề cụ thé hơn trên trang điện tử Công

ty luật ACC có cập nhật năm 2022 như sau: “Quảng bá là thuật ngữ được hiểu là

các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí hoặc không trả phí nhằm thực hiện

8 „ https: /iwww.org.go.kr/intren/orgnzt/viewDe.do truy cập 22/12/2023

? Là một cơ quan da quốc gia

Ị9 ¡¡ BĐS: /Ipopp.undp.org/taxonomy/term/62 16 truy cập 22/12/2023

'' Ngọc Lương (chủ biên) (2023), Tir điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Dân Trí, tr.490

' https://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V-V/qu%e 1 %ba%a3ng%20b%c3%al html truy cập

19/12/2023

23

Trang 28

mục tiêu truyền đạt thông tin VỀ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến với

người tiêu dùng” ' Ñgôn ngữ và văn hoá của một quốc gia cũng được coi như mộtsản phâm của quốc gia đó và có thé được phố biến rộng rãi đến với mọi người bằng

nhiều phương tiện thông tin Vậy nên quảng bá ngôn ngữ và văn hoá có ý nghĩa hếtsức quan trọng đối với chính phủ Hàn Quốc

1.12 Chính sách cia chính phú Hàn Quốc

Chiến lược mở rộng văn hóa Hàn Quốc được chính phủ Hàn Quốc rất chú

trọng Với mục tiêu nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của Hàn Quốc, cùng với

quy mô kinh tế, chính phủ đã tăng cường “sức mạnh mềm”, trọng tâm là tài nguyênvăn hóa Năm 2018, chính phủ công bố “Chiến lược mở rộng văn hóa Hàn Quốctoàn cầu” cho giai đoạn 2018-2022 dé nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia va sứcmạnh mềm, nhấn mạnh khu vực ASEAN, Nga, Cộng đồng các Quốc gia Độc lập

(Commonwealth of Independent States - CIS) là khu vực có tiềm năng giao lưu văn

hóa cao.

Chính phủ Hàn Quốc thông qua 3 bộ là Bộ Văn hóa Thẻ thao và Du lich, BộNgoại giao và Bộ Giáo dục thành lập các cơ quan, tô chức chịu trách nhiệm trực

tiếp thực hiện các dự án quảng bá đất nước con người Hàn Quốc đến bạn bè quốc tế

trong đó có Việt Nam Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đảm nhiệm thành lập các tổchức về các vấn đề liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, video, quảng cáo, xuất bản,

tạp chí định kỳ, thể thao, du lịch, ngoại giao công ching", Bộ Ngoại giao thiết lập

và thực thi các chính sách đối ngoại, ngoại giao kinh tế đa phương và song phương,

hợp tác kinh tế quốc tế, quản lý quảng bá đối ngoại, hợp tác văn hóa, quan hệ côngchúng đối ngoại!” thành lập các co quan đảm nhận nhiệm vụ ngoại giao ở nước

ngoài Bộ giáo dục phụ trách các cơ quan, tô chức về giáo dục, đảo tạo tiếng Hàn ở

Trang 29

Chính phủ cũng hỗ trợ từ nguồn ngân sách các dự án, các hoạt động quảng

bá văn hóa nghệ thuật và khuyến khích thành lập các trung tâm, viện, hội, hiệp hội,

tổ chức thực hiện Chương 5 của Luật Xúc tiến Văn hóa nghệ thuật (số 6883), quy

định thành lập quỹ dé hỗ trợ hoạt động, hỗ trợ dự án với mục đích xúc tiễn văn hóanghệ thuật được phép nhận hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có cả đónggóp của chính phủ Sau này, Luật Xúc tiễn Văn hóa nghệ thuật mới ban hành năm

2007 (số 8345), sửa đôi gần nhất là tháng 9 năm 2022 (số 18984), đã cập nhật bốsung Chương 5 “Những Viện, Hội ủy ban Văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc v.v”

Đồng thời, chính phủ còn kêu gọi các tổ chức phi chính phủ và tô chức chínhphủ cùng phối hợp trong công tác quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc Một số

tổ chức phi chính phủ đã mang ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài như

Quỹ trao đối văn hóa châu A (Asia Cultural Exchange Foundation - ACEF) hỗ trợ

giáo dục và giao lưu văn hóa, Tổ chức Làng Sen quốc tế (International LotusVillage - ILV), Trung tâm Hàn Quốc về quyền con người Liên hợp quốc (Korea

Center for United Nations Human Rights Policy - KOCUN), v.v Các dự án được

đảm nhận bởi các cơ quan, tổ chức này đã góp một phần không nhỏ trong chiến

lược quảng bá mà Hàn Quốc kỳ vọng

Tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức chính phủ vẫn giữ vai trò chính trong chiếnlược này Ở Việt Nam, ba tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa Thẻ thao và Du lịch là

Quỹ Học viện King Sejong (King Sejong Institute Foundation - KSIF) với cơ sở

thực địa là các Học viện King Sejong, Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc(Korean Culture and Information Service - KOCIS) điều hành Trung tâm Văn hóaHàn Quốc và Cơ quan sáng tạo nội dung Hàn Quốc (Korea creative content agency-

KOCCA) có văn phòng đại diện tại Hà Nội phụ trách việc quảng cáo văn hóa và

phổ cập tiếng Hàn Quốc ra nước ngoài, kết nối văn hóa hai nước Hàn — Việt QuỹGiao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation, KF) thực hiện các dự án nghiên

cứu, hô trợ nghiên cứu vê Han Quôc học và Cơ quan hợp tac Quôc tê (Korea

'® Sữa đổi “Luật Xúc tiến Văn hóa Nghệ thuật” số 18984 (https://by.tn/sSMe) Truy cập 20/1/2023

25

Trang 30

International Cooperation Agency, KOICA) thực hiện các chương trình viện trợ

không hoàn lại, chia sẻ kinh nghiệm cùng phát triển của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc

Hai đơn vị này của Bộ Ngoại giao đều có văn phòng đại diện tại Hà Nội Văn phòng

đại diện Bộ Giáo dục Hàn Quốc ở Hà Nội (KECVN) và Trung tâm Ngôn ngữ tiếngHàn tại TP Hồ Chí Minh (KLEC) trực thuộc Bộ Giáo dục Hàn Quốc giữ nhiệm vụhợp tác, hỗ trợ trao đối giáo dục quốc tế, tổ chức thi cấp chứng chỉ đánh giá năng lựctiếng Hàn (TOPIK) của Viện Giáo dục Quốc tế Quốc gia (NIIED) Những cơ quan, tô

chức chính phủ này được các bộ ban ngành của chính phủ Hàn Quốc quản lý trực tiếp

va là đơn vi tiên phong cho chiên lược quảng bá ngôn ngữ va văn hoá ra thê giới.

Về phân vùng hoạt động, các tô chức tập trung chủ yếu tại các trung tâmkinh tế và văn hóa của Việt Nam Các cơ quan đại diện của các don vi nay có tại Ha

Nội và cả ở TP Hồ Chí Minh, ngoài ra một số ít ở miền Trung Trong đó, KOCIS

có cơ sở là Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc va Văn phòng đại điện của KF và KOICAđặt tại Hà Nội Bộ giáo dục Hàn Quốc thành lập văn phòng đại diện ở Hà Nội và TP

Hồ Chí Minh Nhiều cơ sở nhất và hoạt động tích cực nhất là KSIF với Trụ sở chínhQuỹ Học viện King Sejong ở TP Hồ Chí Minh và 23 Học viện King Sejong nằm

rải rác từ Băc vào Nam.

Đối tượng hướng đến của các cơ quan, tô chức này ở Việt Nam là nhữngngười có quan tâm đến Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực KSIF hỗ trợ các học viện King

Sejong và các tổ chức giáo dục tiếng Hàn, phô cập tiếng Hàn va văn hoá Hàn Quốc.KOCIS hỗ trợ các Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc quảng bá văn hóa, hỗ trợ tiến hànhnhiều chương trình giới thiệu các nét đẹp trong văn hóa Hàn Quốc, tăng cường giaolưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc KOCCA hỗ trợ giao lưu doanh nghiệp, hỗ

trợ kinh doanh nội dung và quảng bá nội dung Hallyu KF hỗ trợ và thực hiện các

hoạt động ngoại giao nhân dân, thúc đây quảng bá Hàn Quốc ra thế giới thông quahợp tác giao lưu với cá tô chức quốc tế, tổ chức hội thảo toa dam quốc tế, hỗ trợ

nghiên cứu về Hàn Quốc và Hàn Quốc học Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc hỗtrợ phát triển con người, hợp tác hữu nghị các vẫn đề về giao thông, hành chính, môi

26

Trang 31

trường Bộ giáo dục Hàn Quốc hỗ trợ giáo dục tiếng Hàn bằng nhiều cách khác nhau

từ mở khóa học tiếng Hàn dành cho đối tượng Hàn kiều đến việc đào tạo tiếng Hàndành cho người Việt ở Việt Nam Xuất phát từ mối quan tâm của mỗi người mà các

cơ quan, tô chức lại xây dựng một phạm vi nhất định trong qua trình hoạt động

Các cơ quan, tổ chức của chính phủ Hàn Quốc vừa thực hiện nhiệm vụquảng bá văn hóa nhưng cũng đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của Việt Namdưới hình thức các khoản hỗ trợ ODA hỗ trợ dự án và nhân lực chuyên gia Các cơ

quan, tổ chức đều phái cử nhân lực chất lượng sang giảng day trong những năm ganđây như KF năm 2021 phái cử 11 giáo sư thỉnh giảng đến các khoa liên quan đếnHàn Quốc học tại các trường đại học [32,tr 467], KSIF năm 2020 phái cử 35 giáoviên tới 13 cơ sở tại Việt Nam, con số này chiếm 19% trong tổng số 180 giáo viên

được cử toàn thế giới của năm này [32, tr 467]

Các viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc chủ yếu do Cơ quan Hợp tác

Quốc tế Hàn Quốc (KOICA)'” xúc tiến Theo số liệu thống kê của KOICA, từ năm

1993 đến năm 2003, KOICA đã cung cấp ODA cho Việt Nam với tổng trị giá

40,221 triệu USD [14, tr.83] Không những vậy, các cơ quan, tô chức còn hỗ trợ

trao học bồng băng tiền cho các nghiên cứu về Hàn Quốc, hỗ trợ bằng hiện vật như

tài liệu học tập, đồ dùng học tập, vả còn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

phòng học KE cũng đã hỗ trợ phòng học thông minh và Korean Corner (không gianvăn hóa Hàn Quốc) lắp đặt trang thiết bị phòng học phục vụ cho học tập và giảng

dạy tiếng Hàn Quốc tại nhiều trường đại học ở Việt Nam như Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Hạ

Long, Trường Đại học Hùng Vương và còn chủ trì xây dựng giáo trình TiếngHàn tổng hợp dành cho người Việt Nam; cung cấp học bồng cho sinh viên đại học

và học viên cao học

W Phạm Hồng Thái (2022), Viện trợ phát triển chính thức Hàn Quốc cho Việt Nam: 30 năm nhìn lại và định

hướng, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 — 2022, tr80-90 DOI: 10.56794/KHXHVN 10(178).80-90,

http://admin.tapchikhxh.vass.gov.vn/upload/pdf/2022/11/22/11.pham-hong-thai 221 12022225019.pdf truy

cập ngày 5/3/2023

27

Trang 32

Bên cạnh đó, các tô chức của chính phủ Hàn Quốc cũng đóng góp một phan

không nhỏ vào giải quyết vấn đề xóa đói, giảm nghèo; đảm bảo y tế thông qua các

chương trình hỗ trợ và viện trợ không hoàn lại (KOICA đảm nhận) Mặt khác, công

tác hỗ trợ mảng giáo dục đào tạo từ những tô chức, cơ quan này còn giải quyết vấn

đề việc làm như nâng cao chất lượng lao động Việt đặc biệt là năng lực tiếng Hàn

tại Việt Nam nhăm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động cho 8000doanh nghiệp của Hàn Quốc đang sản suất, kinh doanh tại Việt Nam

Chiến lược mở rộng văn hoá của chính phủ Hàn Quốc đã góp phần đây mạnh

mở rộng phạm vi hoạt động của các cơ quan, tô chức ở nước ngoài trong đó có ViệtNam Với phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước các tổ chức, co quan này đã hỗ trợđược nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đào tạo nghiên cứu đến phát triển con người và

xã hội Mỗi tô chức, cơ quan lại có đặc trưng hoạt động riêng nên cần được nhìn

nhận, đánh giá thông qua chỉ tiết thông tin từng đơn vị cụ thể

1.2 Các tô chức chính phủ tiêu biểu của Hàn Quốc đang hoạt động trong

lĩnh vực quảng bá ngôn ngữ, văn hoá tại Việt Nam

1.2.1 Quỹ học viện King Sejong (KSIF)

Quỹ học viện King Sejong là cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Văn hóa Thểthao & Du lịch Hàn Quốc phụ trách toàn bộ về dự án phổ cập tiếng Hàn và văn hóaHàn Quốc ra thế giới Quỹ học viện King Sejong có tên tiếng Anh là King SejongInstitute Foundation, viết tắt là KSIF Trước bối cảnh gia tăng nhu cau học tiếngHàn và văn hóa Hàn Quốc, ngày càng nhiều người nước ngoài quan tâm đến Hàn

Quốc, bên cạnh đó Hàn Quốc cần xây dựng một thương hiệu tiêu biểu cho tổng thể

đào tạo tiếng Hàn ở nước ngoài Đặc biệt là nâng cao vi thế của Hàn Quốc trêntrường quốc tế Với tư cách là đơn vị di đầu trong công tác phổ cập tiếng Han vàngôn ngữ Hàn Quốc ra thế giới, KSIF kỳ vọng Hàn Quốc cũng như văn hóa Hàn

Quốc sẽ đạt được vị trí mới trong tương lai thông qua mở rộng phạm vi ảnh hưởng

của ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quôc trên toàn câu.

28

Trang 33

A = Ad| % ỡ E AHE a 8E EE THEE,

King Sejong Institute Foundation

Hoc vién King Sejong dau tién duoc thanh lập vào năm 2007 với mục dich

mở rộng hợp tác giữa các quốc gia thông qua hỗ trợ và giao lưu văn hóa, đồng thờiphố biến tiếng Hàn thực tế (trong đời sống) đến người nước ngoài Ngay sau khinhận chỉ thị của tong thống về thành lập học viện, van đề về gia tăng cạnh tranh

quốc tế của tiếng Hàn và phương án mở rộng phô cập tiếng Hàn được đưa ra tại kỳ

họp quốc hội Đến năm 2010, các bộ đã họp và thống nhất về sửa đổi Luật Cơ bản

về Quốc ngữ có nội dung liên quan đến học viện King Sejong Theo đó, Quỹ học

viện King Sejong đã được thành lập vào tháng 10 năm 2012 trên co sở khoản 2

Điều 19 của Đạo Luật cơ bản về Quốc ngữ được sửa đôi nhằm hỗ trợ các Học việnKing Sejong và giám sát vận hành các dự án liên quan đến phổ cập tiếng Hàn và

văn hóa Hàn Quôc cho người nước ngoài.

KSIF được thành lập trên cơ sở điều 19 khoản 2 Luật Cơ bản về Quốc ngữban hành năm 2012 Đây là đạo luật nhăm thúc đầy sử dụng tiếng Hàn, đặt nền tảng

cho việc bảo tồn tiếng Hàn Qua đó nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của

người dân, góp phần phát triển nền văn hoá dân tộc Tại điều 19 khoản 2 có quyđịnh thành lập tô chức Học viện King Sejong nhằm phổ biến tiếng Hàn như “mộtngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai” và cơ cấu tổ chức sẽ theo quy định của KSIFnhưng việc bổ nhiệm, miễn nhiệm sẽ phải thông qua Bộ Văn hóa Thể thao & Dulịch Hàn Quốc

Lĩnh vực đảm nhận của KSIF là các dự án về giáo dục tiếng Hàn và văn hóa

Hàn Quốc, hỗ trợ và chỉ định vận hành các học viện King Sejong hay các Trung

tâm Sejong trên toàn thế giới nhằm giảng dạy tiếng Hàn và phổ cập văn hóa Hàn

Quốc Hoạt động chính bao gồm: Quản lý các Học viện King Sejong trên toàn thế

giới; Vận hành va phát triên trang web học tiêng Han va văn hóa Han Quoc - “Nuri

29

Trang 34

- Sejonghakdang” - thông qua hình thức học trực tuyến (online); Biên soạn giáo

trình và phổ cập chương trình đào tạo tiếng Hàn tiêu chuẩn của học viện KingSejong; phái cử giáo viên Hàn Quốc giảng dạy tiếng Hàn và vận hành khóa đào tạo

dé nâng cao chuyên môn của giáo viên; Hỗ trợ các chương trình nhằm phổ cập vănhóa Hàn Quốc và phái cử nhân lực chuyên môn về văn hóa Hàn Quốc Ngoài raKSIF cũng vận hành các dự án khác liên quan đến tiếng Hàn nhăm phổ cập tiếng

lập Học viện King Sejong ké từ khi vận hành học viện đầu tiên trên thế giới Đếnnăm 2020, đạt được 200 học viện King Sejong trên thế gidi va bat dau van hanh

Hoc vién King Sejong online.

Ra mat Quy Dat được 200 Học viện

Học viện King Sejong trên thế giới

King Sejong Bat dau van hanh Hoc vién

Sửa đổi Luật Cơ King Sejong online

bản về Quốc ngữ.

17

BI

Thành lập Được chỉ định là cơ Thống nhất thương hiệu Kỷ niệm 10 năm ngày

Học viện quan chính phủ Đạt được "Hoc viện King Sejong” thành lập Học viện King.

King Sejong 100 Học viện King phổ cập tiếng Hàn tại nước Sejong

Sejong trên thế giới Được ngoài

chỉ định là cơ quan

được phép nhận quyên góp

Được chỉ định là pháp nhân về Nghệ thuật

chuyên nghiệp

Hình 1 1: Lịch sử phát triển của KSIFNguồn: [7, tr.4]

30

Trang 35

Ké từ khi thành lập Học viện King Sejong những cơ sở đầu tiên vào năm

2007 với 13 học viện tại 3 quốc gia, khu vực KSIF đã nhanh chóng mở rộng phạm

vi hoạt động lên thành 31 quốc gia với 60 học viện vao năm 2011 Sau thời điểm

Quỹ học viện King Sejong chính thức ra mắt được một năm, số học viện đã tăng lêncon số 100 học viện vào năm 2013 và tiếp tục tăng lên gấp đôi vào năm 2020 là 200học viện Với tốc độ phát triển nhanh về cả số lượng các học viện của KSIF tại cácquốc gia đã vượt kỳ vọng và dự kiến sẽ ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng

sang nhiêu quôc gia, khu vực trên thê giới.

Tại Việt Nam, các cơ sở của KSIF đã thành lập từ năm 2011 với các tên gọi

chính thức khác nhau Nhưng từ năm 2020, theo chỉ thị của KSIF và văn bản số 392

cua Học viện King Sejong trụ sở chính tại Việt Nam ban hành ngày 22/ 9/ 2020 đã

thống nhất tên gọi của các đơn vị này có tên tiếng Việt theo mẫu là “học viện King

Sejong- tên thành phố” Việc thay đổi tên này áp dụng trên các trang thông tinquảng cáo về các cơ sở do KSIF chỉ định vận hành tại Việt Nam và các cơ sở đãthành lập trước đó vẫn có thé sử dụng cả tên chính thức cũ và tên quảng cáo mới Vìvậy, trong luận văn này cũng sẽ sử dụng tên gọi chung dé dễ phân biệt thay cho tênchính thức của từng cơ sở.

KSIF là tổ chức đang hoạt động sôi nổi nhất trong công tác giảng dạy khóa

học tiếng Hàn và giờ học văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam Hiện nay, KSIF đang hỗtrợ vận hành 23 học viện (tính đến tháng 6 năm 2022) tô chức các khóa học tiếngHàn theo chương trình của KSIF Hàng năm, KSIF còn phái cử giáo viên dạy tiếng

Hàn có trình độ chuyên môn cao sang Việt Nam Năm 2020, đã có 35 giáo viên

được phái cử tới 13 học viện tại Việt Nam, chiếm 19% trong tổng số 180 giáo viên

phái cử của năm nay [32,tr 497].

Bên cạnh đó, KSIF còn thực hiện công tac đảo tạo va tái đào tạo giáo viên,

các dự án chuyên môn và địa phương hóa các tài liệu giáo dục, thường xuyên cải thiện cơ sở vật chât và còn mở rộng cơ hội trải nghiệm văn hóa cho mọi đôi tượng.

Từ năm 2014 chương trình “Học viện Văn hóa Sejong” đã thu hút được 8.106 hoc

31

Trang 36

viên tham gia với 55 chuyên gia văn hóa và 15 thực tập sinh văn hóa được phái cử

sang Việt Nam giảng dạy [32,tr 497] Ngoài ra, KSIF cũng liên kết với các trườngđại học tại Hàn Quốc mời các học viên ưu tú tại các học viện sang trao đổi học tập

va tai trợ học bồng.

12.2 Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc (KOCIS)

Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc có tên tiếng Anh là Korean

Cultural and Information Service, được viết tắt KOCIS, thuộc Bộ Văn hóa Thẻ thao

và Du lịch Hàn Quốc Đây là đơn vị phụ trách chính công tác quảng bá nền văn hóa

của Hàn Quốc ra thé giới và là cầu nối mở rộng giao lưu văn hóa giữa quốc gia Vớitiền thân là Cơ quan Thông tin thuộc Bộ Văn hóa và Thông tin được thành lập từngày 31/12/1971, đến năm 2008 ngay khi Cục Quan hệ công chúng bị bãi bỏ, cơquan này mới sử dụng tên chính thức là Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc

và trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Biểu tượng đại diện cho Cơ quan Văn hóa và Thông tin Han Quốc được thiết

kế bởi nghệ nhân thư pháp Kang Byung-In'*, KOCIS là viết tắt của từ chữ cái đầutiếng Anh của từ Hàn Quốc (Korea), văn hóa (Culture), thông tin (Information) và

dịch vụ (Service), dé thé hiện mục đích phục vụ lợi ích chung là cung cấp thông tin.Bên cạnh logo là phần chữ tên cơ quan tiếng Hàn và tiếng Anh

9

Ko CIS 219IZstzeiKorean Culture and Information Service

KOCIS hoạt động với tinh than “mới mẻ”, “đồng hành”, “mạnh mẽ”, mong

muốn đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia hấp dẫn trong giao tiếp với thế giới vớitrọng tâm là ba tiêu chí là sức hút Hàn Quốc (K-*† #1), Hàn Quốc đồng cảm và thấuhiểu (K- #2, 5), hình ảnh của Hàn Quốc” (K-°]"]4]) Trong đó, dé tăng “sứchút Hàn Quốc”, Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc van đang tái thiết lập tổ

8 Người đã phát triển tiếng Hàn nghệ thuật (callygraphy), một loại hình chữ đẹp kết hợp giữa thư pháp và

thiết kế, thông qua đó cho thấy vẻ đẹp và sự đa dạng của chữ cái Hangeul.

32

Trang 37

chức xây dựng nhiều trung tâm văn hóa ở nước ngoài Đồng thời, nâng cao quyềnlực mềm với thương hiệu K- Culture (Văn hóa Hàn Quốc) Với tư cách là cơ quan

truyền thông của Hàn Quốc ở nước ngoài, đơn vị day mạnh hợp tác dé nâng cao tiêu

chí “Hàn Quốc đồng cảm và thấu hiểu” bằng thúc đây quảng bá trên báo chí nướcngoài và gia tăng hoạt động phân tích cơ sở dữ liệu Cuối cùng là cải thiện “hìnhảnh của Hàn Quốc” từ những đánh giá từ bên ngoài, mở rộng và củng cố hệ thống

quan hệ công chúng ở nước ngoài.

Hiện nay, KOCIS đang điều hành 35 trung tâm văn hóa tại 30 quốc gia trênthế giới và 7 trung tâm quảng bá văn hóa tại 6 quốc gia ” Dé cải thiện hình anh

thương hiệu quốc gia, co quan cé gang truyền bá văn hóa Hàn Quốc ra bên ngoài

bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các trung tâm văn hóa tại nước ngoài

làm cơ sở.

Cơ quan này cũng đang vận hành dịch vụ tra cứu về Hàn Quốc trực tuyến là

“korea.net” để cung cấp thông tin chi tiết và chính thức về Hàn Quốc Trang thông

tin điện tử này vừa cung cấp các vấn đề nóng của Hàn Quốc vừa cập nhật thông tin

liên tục và đa dạng nguồn tin Ngoài ra, hệ thống này cũng cung cấp khả năng truycập đa dạng bằng nhiều hình thức truy cập như máy tính cầm tay, máy tính bàn,

máy tính bảng, điện thoại thông minh,

Các nội dung được sản xuất bởi cơ quan này đều là sản phẩm chất lượng cao,

phù hợp với hình ảnh quốc gia Bên cạnh sản xuất và phân phối các ấn phẩm giớithiệu về Hàn Quốc, họ còn sản xuất các video quảng cáo hình ảnh Hàn Quốc ở nước

ngoài Các video theo chủ đề về mọi lĩnh vực đã thu hút đông đảo sự quan tâm của

bạn bè thế giới với văn hóa Hàn Quốc Riêng kênh Youtube của Trung tâm văn hóa

tại Việt Nam đã có gần 150.000 lượt đăng ký tính đến ngày 15/5/2023”

'® Giới thiệu về KOCIS, Co quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc, https://www.kocis.go.kr/division.do truy

cập ngày 15/5/2023

70 https://www.youtube.com/channel/UCZ9z-LttAajbtpFbw8fF2_Q truy cập ngày 15/5/2023

33

Trang 38

Ngoài ra, KOCIS còn sửa chữa, đính chính quan điểm sai lầm về Hàn Quốc

bang dich vụ trực tuyến dé tiếp nhận và xử lý các đánh giá, báo cáo về lỗi liên quanđến Hàn Quốc từ các phương tiện truyền thông nước ngoài Không chỉ vậy, KOCIS

còn hỗ trợ các tô chức tư nhân và các cá nhân hoạt động trong quảng bá có cái nhìn

đúng dan vê Han Quoc.

Tại Việt Nam, KOCIS hiện điều hanh Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại

Hà Nội với nhiều hoạt động đa dạng Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc được thànhlập từ năm 2006, vận hành nhiều dự án về quảng bá văn hóa Hàn, mở phòng tưliệu phục vụ cộng động Trung tâm văn hóa phan nào là nỗ lực của chính phủHàn Quốc trong vận hành các hoạt động hỗ trợ, tô chức và liên kết tổ chức các

hoạt động văn hóa - nghệ thuật, giao lưu, giảng dạy tiếng Hàn Quốc.

Liên kết hỗ trợ các hoạt động quảng bá văn hóa Hàn Quốc là hoạt động

không thé thiếu được tại trung tâm văn hóa Sau khi kiểm soát dịch Covid-19, Lễ

hội Con đường Văn hóa năm 2022, năm 2023 được Trung tâm văn hóa Hàn Quốc

và Dai sứ quán Hàn Quốc tô chức tại khu vực công sau Đại sứ quán Hàn Quốc tại

Việt Nam đã thu hút đông đảo khách tham quan, trải nghiệm Hàn Quốc từ mọi lứatuổi Tổ chức các cuộc thi như thi nói tiếng Hàn như “Thi nói tiếng Hàn toàn quốc -Cúp đại sứ Hàn Quốc năm 2022”, thi cảm nhận văn học Hàn Quốc như Việt — Hàn,

kết nối qua từng trang sách 2021”, cuộc thi “Học hay, hay học” năm 2021 trong

chuyên mục “Tiéng Hàn tôi yêu moi ngày”.

Hỗ trợ giao lưu Hàn — Việt dưới nhiều hình thức khác nhau như các buổi gặp

gỡ các nhân vật nổi tiếng: gặp gỡ giữa Dai sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, bà OhYoung Ju và thanh niên Việt Nam trên địa bàn Hà Nội trong sự kiện “Tra chiềucùng Đại sứ Oh” hôm 22/11/2022, chương trình “Gặp gỡ tác giả Hàn Quốc - Tác

giả Rando Kim” vào ngày 4/11/2021, Gặp gỡ người hâm mộ nhóm nhạc ATEEZ

năm 2021.

Thêm vào đó, cơ quan này cũng hỗ trợ tra cứu thông tin bằng nhiều phươngtiện khác nhau từ online đến offline Với hình thức online có thể tra cứu tại

34

Trang 39

https://vietnamese.korea.net/, có săn công cụ tiếng Việt Với hình thức offline, phòng tư liệu của Trung tâm Văn hóa Han Quoc cũng luôn mở cửa và cung cap các

tư liệu đa dạng vê Hàn Quôc từ văn hóa, du lịch đên các tác phâm văn học và nhiêu

lĩnh vực khác bằng cả tiếng việt và tiếng Hàn

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc cũng mở các lớp trải nghiệm văn hóa và giảng

dạy tiếng Hàn Quốc Nhiều khóa học trải nghiệm văn hóa cả truyền thống lẫn hiện

đại như “Lớp học âm nhạc truyền thống Hàn Quốc 2017”, khóa học thanh nhạc &

vũ đạo online “K-POP Academy in Vietnam” 2 tháng từ giảng viên Hàn Quốc năm

2021 (25/10~12/12/2021), mở các khóa tiếng Hàn doanh nghiệp, khóa tiếng Hàn

theo chương trình của KSIF.

KOCIS đã xây dựng không gian văn hóa da năng và phát triển chức năng củatrung tâm văn hóa thông qua cải tạo và sửa chữa toàn diện trong suốt thời gian qua

Ké từ khi thành lập đến nay, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc đã được vận hành nhưmột “không gian văn hóa phức hợp trải nghiệm”, kết hợp cả truyền thống và hiện

đại, thu hút được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng người Việt đến tham quan,

trải nghiệm và học tập Cho thấy KOCIS đã làm tốt vai trò quảng bá văn hóa ở Việt

Nam, nâng cao hiệu biét của Việt Nam vê Hàn Quoc.

Trung tâm văn hóa Hàn Quốc so với các Học viện King Sejong trong lĩnhvực quảng bá ngôn ngữ va văn hoá Với tư cách là cầu nối văn hoá Việt — Hàn,Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến mảng vănhóa và đào tạo ngôn ngữ chỉ là một phần nhỏ trong các hoạt động của Trung tâmvăn hoá Trong khi các Học viện King Sejong đặc trưng về đào tạo tiếng Hàn và

văn hoá là yếu tố phụ trợ Đặc biệt, đối tượng tuyển sinh của học viên học tập tiếng

Hàn tại Trung tâm văn hóa Hàn Quốc khoan vùng là học viên không dao tạo theochuyên ngành tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại các trường đại học và cao dang Daycũng là cơ quan thường xuyên hợp tác với đại sứ quán Hàn Quốc tô chức các

chương trình giao lưu Việt — Hàn quy mô lớn.

35

Trang 40

1.2.3 Cơ quan sáng tạo nội dung Hàn Quốc (KOCCA)

Co quan sáng tạo nội dung Hàn Quốc có tên tiếng Anh là Korea Creativecontent agency gọi tắt là KOCCA được thành lập với tư cách là cơ quan chịu tráchnhiệm xúc tiến và phát triển ngành công nghiệp nội dung của Hàn Quốc ta toàn cau

Cơ quan này thực hiện nhiều dự án về hỗ trợ doanh nghiệp trong mảng sang tạo nội

dung trên nhiều lĩnh vực đa dạng như âm nhạc, truyền hình, tro choi,

Cũng giống với KOCIS, biểu tượng của KOCCA cũng là tên viết tắt chữ cáiđầu bằng tiếng Anh của cơ quan này KO là viết tắt của Korea (Hàn Quốc); C là viết

tắt của Creative (Sáng tạo); C là viết tắt của Content, nghĩa là nội dung; A là viết tắt

của Agency (cơ quan).

KOCC

KOREA CREATIVE CONTENT AGENCY

Cơ quan được thành lập vao tháng 5 năm 2009 theo Điều 31 của Đạo luật

Xúc tiễn ngành Công nghiệp văn hoá Nhiệm vụ của cơ quan này là “làm cuộc sống

phong phú hơn với nội dung sáng tao (Enriching Lives with creative content) va

mong muốn trở thành cơ quan xúc tiến hành đầu về cải tiến và phát triển nội dung

văn hoá Trong đó, giá trị cốt lõi là “sáng tạo, cân bằng, cải tiến dẫn dau, thay hiểu

và cùng phát triên”.

Lĩnh vực hoạt động của KOCCA là hỗ trợ sản xuất nội dung, từ khâu lập kếhoạch đến kinh doanh và phân phối chúng ra nước ngoài KOCCA hỗ trợ doanhnghiệp trong mảng sáng tạo nội dung trên nhiều loại hình khác nhau bao gồm cảphát thanh truyền hình, trò chơi, âm nhạc, hoạt hình, truyện tranh,v.v Ngoài ra,đây còn bồi dưỡng nhân lực chuyên môn và phát triển doanh nghiệp, phát triển công

nghệ văn hoá, nghiên cứu chính sách và hô trợ tài chính.

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w