1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa truyền thống làng Bầu trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội)

179 11 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 36,4 MB

Nội dung

Đề tài Biến đổi văn hóa truyền thống làng Bầu trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) nghiên cứu cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa truyền thống và tổng quan về văn hóa truyền thống làng Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; thực trạng biến đổi của văn hóa truyền thống làng Bầu trên hai phương diện văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HĨA, THẺ THAO VÀ ÐU LICH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI 4933040034136

NGUYEN THI HAO

BIEN DOI VAN HOA TRUYEN THONG LANG BAU TRONG BOI CANH CONG NGHIEP HOA

HIỆN ĐẠI HỐ VÀ ĐƠ THỊ HỐ

(XÃ KIM CHUNG, HUYỆN ĐƠI HANH PHO HA NOD),

Chuyên ngành: Văn hĩa học

Mã số : 603106 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HĨA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYEN VAN CUONG

Trang 2

dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Cương Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tơi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai cơng bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tơi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày .thẳng năm 2015 Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC oe 1

DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT 5

DANH MUC BANG 6

MO DAU - 7

Chuong 1: CO SO LY LUAN VE BIEN DOL VAN HOA TRUYEN THONG

VA TONG QUAN VE VAN HOA TRUYEN THONG LANG BAU 15

1.1 Cơ sở lý luận về biến đỗi văn hĩa truyền thống 15

1.1.1 Khái niệm biến đổi văn hĩa truyền thống 15

1.1.2 Các phương diện biến đổi văn hĩa truyền thống 17

1.1.3 Bồi cảnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa và đơ thị hĩa 18

1.2 Tổng quan về văn hĩa truyền thống làng Bầu trong bối cảnh cơng nghiệp hĩa,

hiện đại hĩa và đơ thị hĩa — 20

1.2.1 Khái quát chung về lịch sử, kinh tế, xã hội làng Bau 20

1.2.2 Văn hĩa vật thể ` 29

1.2.3 Văn hĩa phi vật thể 37

1.2.4 Quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa và đơ thị hĩa ở làng Bằn 50

Tiểu kết chương I 54

Chương 2: THỰC TRẠNG BIEN DOI CUA VAN HOA TRUYEN THONG

LÀNG BẦU DƯỚI TAC DONG CUA QUA TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA

HIỆN ĐẠI HĨA VÀ ĐƠ THỊ HĨA 56

2.1 Biến đối văn hĩa vật thể 56

2.1.1 Biến đổi cơ sở hạ tằng, khơng gian, cảnh quan, kiến trúc $6

2.1.2 Biến đổi trong hệ thống di tích và cơ sở thờ tự 61

2.2 Biến 'È văn hĩa phi vật thể 63

2.2.1 Biến đổi trong các lễ thức 63

2.2.2 Biến đổi trong phong tục tập quán - " 72 2.2.4 Biến đổi trong quan hệ gia đình và xã hội 79

2.3 Đánh

Trang 4

2.4.2 Ảnh hưởng của tồn cầu hĩa §8 2.4.3 Mơi trường nhất thể hĩa cá nhân thay đổi

2.4.4 Sự chuyên đổi cơ cấu xã hội truyền thống sang cơ cấu xã hội hiện đại 89

u kết chương 2 90

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẠT RA TRONG QUÁ TRÌNH BIẾN ĐƠI VĂN HĨA TRUYÊN THĨNG LÀNG BẦU DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ

TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA VÀ ĐƠ THỊ HĨA 92 3.1 Những vấn đề nảy sinh trong quá trình biến đổi văn hĩa truyền thống 92

3.1.1 Những biểu hiện tích cực của quá trình biến đổi văn hĩa 93

3.1.2 Những biểu hiện tiêu cực, lệch chuẩn trong biến đổi văn hĩa 97

3.2 Các xu hướng biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bằu 3.2.1 Xu hướng để cao các các giá trị văn hĩa du nhập

3.2.2 Xu hướng phủ nhận văn hĩa truyền thống 101

3.2.3 Xu hướng kế thừa, đổi mới - - concen OL

3.2.4 Xu hướng xã hội hĩa, cá nhân hĩa 103

3.3 Xử lý mối quan hệ giữa cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa và đơ thị hĩa với biến đỗi văn hĩa truyền thống làng Bầu hiện nay os "M LOS

3.3.1 Phương hướng 105

3.3.2 Giải pháp 109

Đây mạnh và nâng cao tính hiệu quả của phong trào xây dựng gia đình văn hĩa,

làng văn hĩa, đời sống văn hĩa trong cộng đồng dân cư 125

“Tiểu kết chương 3 mm 126

Oe 128

TAL LIEU THAM KHẢO 131

Trang 5

CNH, HĐH CNXH ĐTH KCN Nxb Pl Tr UBND VHTT Cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa Chủ nghĩa xã hội Đơ thị hĩa Khu cơng nghiệp Nhà xuất bản Phụ lục Trang

Trang 6

Sư Nội dung các bảng thống kê Bang 2.1: Tần suất tham gia hội làng

Bảng 2.2: Hình thức tổ chức hội làng hiện nay Bảng 2.3: Tiêu chí lựa chọn bạn đời

Trang 7

Chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, với quyết tâm phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH, phấn đấu đưa đất nước ta thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, nhanh chĩng hịa nhập vào xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới Cơng cuộc CNH, HĐH và ĐTH đã mang đến những biến đổi tích cực về văn hĩa - xã hội, làm bật dậy sức sáng tạo của người lao động Thực tế của quá trình này, kết hợp với nền kinh tế thị trường cũng chính là mơi trường thuận lợi để nảy sinh và phát triển nhiều tệ nạn xã hội, làm gia tăng sự phân hĩa giàu nghèo, “thương mại hĩa” trong một số lĩnh vực văn hĩa — xã hơi, làm suy thối tư tưởng, đạo đức lối sống, phai nhạt các giá trị văn hĩa truyền thống của dân tộc

Cho đến nay thực tiễn phát triển văn hĩa ở nước ta trong thời kỳ Đỗi mới đã và đang địi hỏi cấp thiết phải cĩ sự nghiên cứu, tơng kết về những biến đơi về văn hĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gĩp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hĩa truyền thống dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nền kinh tế thị trường với phát triển văn hĩa Cùng với việc xây dựng đời sống văn hĩa ở cơ sở, cũng như việc phát triển kinh tế mà trong đĩ việc phát huy văn hĩa truyền thống của các làng cỗ vào đời sống đương đại hiện nay, đang là một vấn đề rất nổi trội cần được quan tâm, nghiên cứu để trên cơ sở đĩ đưa ra những chính sách phù hợp, những biện pháp thích hợp và cĩ hiệu quả cao trong quá trình xã hội hĩa, hiện đại hĩa hiện nay

Hiện nay, một số nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề này

Trang 8

trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH ở nơng thơn, gĩp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hĩa truyền thống và xây dựng con người Việt Nam mới - con người xã hội chủ nghĩa, đang trở nên thực sự cấp thiết

Nằm cách trung tâm Hà Nội khơng xa (khoảng 15 km về phía Tây Bắc) làng Bầu, xã Kim Chung là một làng cổ ven đơ, thuộc huyện Đơng Anh Nơi đây cịn bảo lưu được nhiều giá trị văn hĩa của cha ơng từ xưa để lại Người dân làng Bầu từ bao đời nay luơn tự hào là mảnh dat gĩp phần xây dựng truyền thống “ngàn năm văn vật” của thủ đơ với nhiều di tích lịch sử văn hĩa và những phong tục, tập quán xưa

So với các làng xã ở ngoại thành Hà Nội, làng Bầu là một trong những nơi mà quá trình CNH, HĐH và ĐTH diễn ra với tốc độ cao được biểu hiện trên mọi phương diện của đời sống xã hội CNH, HĐH, và ĐTH đã làm thay

đổi bộ mặt của làng xã ngoại thành này

Người dân làng Bằu hơm nay đang phải dung hịa những giá trị văn hĩa

truyền thống của mình với những ảnh hưởng mạnh mẽ của lối sống hiện đại

Rất nhiều yếu tố văn hĩa mới được du nhập tạo nên diện mạo mới và ít nhiều làm biến đổi cuộc sống của người dân nơi đây Vì vậy việc nghiên cứu về ảnh hưởng, những tác động của những đối tượng cư trú tạm thời tại làng, tác động của quá trình CNH, HĐH và ĐTH cũng là một việc hết sức cần thiết và cấp bách gĩp phần bảo tồn gìn giữ, phát huy và phát triển các giá trị văn hĩa truyền thống của làng hướng tới việc phát triển kinh tế, văn hĩa xã hội của làng theo hướng bền vững

Chính vì vậy, người viết mạnh dạn chọn đẻ tài nghiên cứu “Biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bau trong bối cảnh cơng nghiệp hĩa hiện dai hĩa và đơ thị hĩa" (xã Kim Chung, huyện Đơng -Anh, thành phố Hà Nội)

làm

Trang 9

tác phẩm đã được cơng bĩ, đề cập đến các vấn đề khác nhau Cĩ thê phân chia các cơng trình nghiên cứu vẻ biến đổi văn hĩa làng thành nhĩm tư liệu sau:

2.1.Nghiên cứu chung về làng xã người Việt

Cĩ thể điểm qua các cơng trình tiêu biểu: Tác phâm Người nơng dân châu thổ Bắc kỳ của Nhà địa lý học người Pháp Pierre Gourou là nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận địa lý nhân văn, miêu tả khá tồn diện với cái nhìn vừa tổng thể vừa chỉ tiết các mặt đời sống của người nơng dân Việt trên vùng châu

thổ Bắc Bộ vào những năm thập kỷ 20 - 30 của thế kỷ XX

Nền kinh tế cơng xã Việt Nam của Vũ Quốc Thúc là một trong rất ít ỏi các cơng trình đi trước nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hĩa và kinh tế trong lịch sử phát triển của làng xã, khăng định cấu trúc xã hội của làng - xã cổ truyền cĩ ảnh hưởng rất lớn, quy định hoạt động kinh tế của làng — xã Việt và tạo nên cái mà ơng gọi là nên kinh tế cơng xã [25]

Làng Việt Nam, mấy vấn đề kinh tế - xã hội của Phan Đại Dỗn [4] là cơng trình nghiên cứu tổng thẻ về làng Việt dười gĩc độ Sử học Trong cuốn sách này, tác giả chỉ rõ một số đặc điềm cơ bản của nền kinh tế, sản xuất tiêu nơng mà điểm nơi bật nhất là nơng nghiệp, nơng dân, vấn đề ruộng cơng, ruộng tư, mối quan hệ giữ nơng thơn và thành thị

Hai tap Hanh trình về làng Việt cổ của Bùi Xuân Đính là một trong những tập sách đầu tiên của bộ sách cùng tên, giới thiệu một số làng quê tiêu biểu của Xứ Đồi và Xứ Nam [6] Mỗi làng được giới thiệu những nét văn

hĩa tiêu biểu ni

Cùng dạng với cơng trình này là các cuốn sách Văn hĩa ing Ky (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh); Minh hiệp truyền thống và phát triển của nhĩm tác giả do Tơ Huy Hợp chủ biên [12] nghiên

truyền thống làng

Trang 10

2.2 Những cơng trình nghiên cứu về biến đổi văn hĩa làng trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH

Năm 2001, cuốn “Xã hội học vẻ một xã ở Ưiệt Nam” do Hồ Hải Thuy dịch và xuất bản đã nghiên cứu khá cơng phu về biến đổi văn hĩa, xã hội ở nơng thơn Việt Nam và đưa ra các lý thuyết phát triển nơng thơn như: Sự chuyên biến cơ sở hạ tầng, sự thay đổi về khơng gian xã hội [26]

Gần đây, cuốn “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam hiện nay” của Tơ Duy Hợp (chủ biên) và cuốn “Đởi sống văn hĩa ở nơng thơn đẳng bằng sơng Hồng và sơng Cứu Long” của tác giả Phan Hồng Giang (chủ biên) đã cho

chúng ta thấy được sự chuyền đổi về cơ cấu kinh tế kéo theo sự biến đổi của đời sống văn hĩa - xã hội nơng thơn cổ truyền

Nam 2007, tác giả Ngơ Văn Giá đã cĩ cơng trình nghiên cứu “Những biến đổi về giá trị văn hĩa truyền thống ở các làng ven đơ Hà Nội trong thời kỳ đối mới "[7] Cơng trình trên đã giới thiệu được những tiền đề lý thuyết về biến đổi văn hĩa của các học giả nước ngồi, đồng thời nghiên cứu sự biến đổi văn hĩa của một số làng quê cụ thể với tất cả các khía cạnh của đời

sống xã hội

Trang 11

liệu tham khảo quý cho các độc giả, các nhà nghiên cứu về lý luận, các nhà hoạch định về chính sách về văn hĩa mà nĩ cịn trình bày một cách khá đẩy đủ về thực tiễn cuả văn hĩa nước ta trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường trong thời đại mới

Nguyễn Thị Phương Châm với cuốn sách “Biến đổi văn hĩa ở các làng quê hiện nay” đây là một cơng trình nghiên cứu về sự biến đổi của các làng quê hiện nay trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH Cuốn sách do Nxb Văn hĩa ~ Thơng tin và Viện Văn hĩa xuất bản năm 2009

Ngồi ra, Trần Đức Ngơn đã chủ biên cuốn “ăn hĩa ngoại thành Hà Nội dưới tác động của kinh tế thị trường ” được Nxb Văn hĩa Thơng tin in năm 2006; Luận án Biến đổi về xã hội và văn hĩa ở các làng quê trong quá trình ĐTH tại Hà Nội của Trằn Thị Hồng Yến đã nghiên cứu rất cụ thê chỉ tiết về biến đổi văn hĩa trong bối cảnh kinh tế thị trường và trong quá trình ĐTH

2.3.Những cơng trình nghiên cứu về làng Bau

Làng Bầu là một ngơi làng cỗ được hình thành từ lâu đời Làng mang nhiều giá trị văn hĩa tiêu biểu, độc đáo của nơng thơn vùng châu thổ sơng Hồng nĩi chung và vùng văn hĩa xứ Đồi nĩi riêng Tuy nhiên việc nghiên cứu về làng Bau chưa được quan tâm nhiều Theo khảo sát và tập hợp tư liệu liên quan đến làng ở khía cạnh và lĩnh vực khía cạnh khác nhau cĩ thể kế đến tác phẩm: Đồng Anh với nghìn năm Thăng Long — Hà Nội Cơng trình này đã giới thiệu khái quát về vị trí địa lý, dân số xã Kim Chung; tên gọi của làng Bằu; những danh nhân khoa bảng của làng Bầu và xã Kim Chung trong sự phát triển chung của tồn huyện Đơng Anh Tuy nhiên cơng trình này chưa đi sâu nghiên cứu về biến đổi văn hĩa truyền thống của làng Bầu

Trang 12

UBND xã cũng cung cấp những luận cứ khoa học ghi chép về sự hình thành, phát triển của xã Kim Chung, trong đĩ cĩ làng Bằu Tài liệu cũng khái quát sự thay đơi về mặt hành chính cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của làng qua từng thời kỳ; đặc biệt tài liệu này đi sâu nghiên cứu giới thiệu về các giá trị lịch sử văn hĩa của 2 cơng trình lớn của làng Bau

Trong bản dự tháo “Lịch sử cách mạng của Đáng bộ và nhân dân Kim Chứng” cĩ đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống cách mạng, các di tích lịch sử văn hĩa và tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân xã Kim Chung nĩi chung, làng Bằu nĩi riêng,

Cĩ thể nĩi, việc nghiên cứu vẻ làng Bằu, xã Kim Chung, huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội đã được đề cập tới qua một vài tư liệu đơn lẻ Việc nghiên cứu chuyên sâu về văn hĩa làng chưa từng được tài liệu nào đề cập đến Hơn nữa, cho đến thời điểm hiện tại, cũng chưa cĩ một cơng trình nghiên cứu cụ thể về biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bầu trong quá trình CNH, HDH va DTH Chính vì vậy luận văn đi sâu vào nghiên cứu sự biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bầu trong bối cảnh CNH, HĐH và DTH đê cĩ cái nhìn tồn diện hơn về văn hĩa làng Bầu hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu sự biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bằutrên hai phương diện văn hĩa vật thể và phi vật thể, để tìm hiểu những vấn đề đặt ra và quá trình CNH, HĐH và ĐTH ở làng Bầu

3:2 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Nghiên cứu cơ sở lý luận về biển đổi văn hĩa truyền thống làng Bau

Trang 13

~ Nghiên cứu thực trang sự biến đổi văn hĩa truyền thống của làng Bầu trên hai phương diện văn hĩa vật thể và văn hĩa phi vật thể

~ Phân tích làm rõ những vấn đề nảy sinh trong quá trình biến đổi văn hĩa cũng như các xu hướng biến đổi văn hĩa, từ đĩ đưa ra những giải pháp bước đầu nhằm xử lý mi quan hệ giữa CNH - HĐH, ĐTH và biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bầu trong cơng cuộc đổi mới đắt nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu sự biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bầu,

tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực văn hĩa vật thể và văn hĩa phi vat thé

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

'Về khơng gian, luận văn tiến hành nghiên cứu tại dia bin Ling Bau ở xã

Kim Chung, huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội

Về thời gian, luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá sự biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bằu trong bối canh CNH, HDH va DTH (từ năm 2001 kể từ khi khu cơng nghiệp Bắc Thăng Long được hình thành)

5 Phương pháp nghiên cứu ~ Phương pháp khảo sát thực tế ~ Phương pháp phân tích tổng hop

- Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu ~ Phương pháp nghiên cứu liên ngành

6 Đồng gĩp của luận vẫn

Trang 14

Chỉ rõ một số vấn đề nảy sinh từ sự biến đổi văn hĩa trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH ở một làng ngoại thành; nhận diện các xu hướng biến đổi văn hĩ: từ đĩ tạo luận cứ khoa học cho việc đề ra các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hĩa truyền thống trong điều kiện CNH, HĐH và DTH 7 Bố cục luận văn

Ngồi phàn Mở đâu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo,nội dung luận văn cĩ kết cấu 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về biến đỗi văn hĩa truyền thống và tổng quan về văn hĩa truyền thống làng Bầu

Chương 2: Thực trạng biến đổi của văn hĩa truyền thống làng Bầu dưới tác động của quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa và đơ thị hĩa

Chương 3: Những vấn đề đặt ra trong quá trình biến đỗi văn hĩa

truyền thống làng Bau dưới tác động của q\

Trang 15

Chương 1

CO SG LY LUAN VE BIEN DOL VAN HOA TRUYEN THONG VA

TONG QUAN VE VAN HOA TRUYEN THONG LANG BAU

1.1 Cơ sở lý luận về biến đỗi văn hĩa truyền thống 1.1.1 Khái niệm biến đỗi văn hĩa truyền thống

Biến đổi văn hĩa được coi là quá trình vận động của mọi xã hội và là

đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đĩ cĩ nhân học Nhân học nghiên cứu biến đơi văn hĩa tập trung nhiều vào việc so sánh sự giao lưu

văn hĩa Trong lịch sử phát triển của nhân loại trên thế giới đã trải qua những,

tranh luận về học thuật gắn liền với những học thuyết như: thuyết tiến hĩa văn hĩa của Edward B, Tylor (1871), thuyết truyền bá văn hĩa của G Elliot Smith (1919), thuyết vùng văn hĩa của C.L Wissler (1923), thuyết tiếp biến văn hĩa mà đại diện Redfield (1934) Ngày nay dưới tác động của CNH, HĐH và ĐTH cũng như quá trình tồn cầu hĩa, biến đổi văn hĩa đã được nhiều nhà Nhân học để cập nhiều trong các cơng trình nghiên cứu Quá trình tồn cầu hĩa được các nhà nhân học nhìn nhận như những dịng chảy văn hĩa, trong đĩ yếu tố kinh tế, chính trị, thể chế định hình hoặc bị định hình bởi những dịng chảy này (Edelman Mare, Angelique Haugerud, 2004) Các nhà nhân học cho rằng, dịng chảy văn hĩa đã cĩ những tác đơng khơng nhỏ đến kinh tế và chính trị của các quốc gia trong quá trình tồn cầu hĩa Do đĩ, các khái niệm: dịng chảy văn hĩa, sự tương tác văn hĩa, xung đột hay va chạm văn hĩa đã được các nhà nhân học như Kearney, Arjun Appadurai và Anna Tsing đặt vào trọng tâm nghiên cứu về biến đổi văn hĩa

Trang 16

sức nhanh mạnh ở nước ta, rất nhiều các cơng trình nghiên cứu đã được triển khai tạo tiền đề cho việc xây dựng khung lý thuyết chung làm nền tảng lý luận cho các nghiên cứu thực địa sau này Trong các tiếp cân về biến đổi văn hĩa tại các cộng đồng nơng thơn trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH nỗi lên cách tiếp cận coi tiến trình biến đổi văn hĩa phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội Theo đĩ, biến đổi văn hĩa là sự thay đổi so với một tình trạng văn hố hoặc một nền văn hố cĩ trước dưới tác động của những nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội Chúng ta cĩ thê kể đến các cơng trình nghiên cứu của các tác giả như Tơ Duy Hợp, Lương Hồng Quang, Nguyễn Thị Phương Châm và nhiều tác giả khác

Bàn về biến đổi văn hĩa, tác giả Nguyễn Duy Bắc trong cơng trình Sự biến đổi các giá trị văn hĩa trong bồi cánh xây dựng nên kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đã cĩ cái nhìn tổng quát về hiện tượng này như sau:

Cĩ nhiều cách quan niệm vẻ sự biến đổi văn hĩa Một cách hiểu rộng nhất, đĩ là một sự thay đối so sánh với một tình trạng văn hĩa hoặc một nền văn hĩa cĩ trước dưới tác động của những nhân tổ

chính trị - kinh

cho rằng sự biến đổi văn hĩa được đề cập đến là sự biển đổi về cấu

xã hội Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta

trúc của văn hĩa, về các thành tố của văn hĩa và các giá trị văn

hĩa Và sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành

viên của một xã hội [4, tr.36]

Cuốn sách Biến đổi văn hĩa ở các làng quê hiện nay của Nguyễn Thi Phương Châm là một trong số những cơng trình nghiên cứu vẻ chủ đề này Cơng trình đã khái quát được hằu hết các quan điểm về biến đơi xã hội, biến đơi văn hố của các học giả nước ngồi trong thời gian gần đây Ngồi các thuyết như: thuyết Tiến hĩa văn hĩa, thuyết Vùng văn hĩa, thuyết Tiếp biến

Trang 17

S.Spindler với quan điểm nghiên cứu biến đổi văn hĩa ở “ba cáp độ phân tích (văn hĩa, xã hội, cá nhân) trong quá trình biển đổi đa dạng, trong đĩ quan tâm đến những tác nhân gây ra sự biến đổi nhìn từ trong và ngồi hệ thống Tỉnh biển đổi song hành cùng với tính bằn bỉ của văn hĩa” [4, tr.19] Đây cĩ thể coi là một trong những nghiên cứu điển hình về biến đơi của các làng quê trong bối cảnh CNH, HĐH và ĐTH ở nước ta hiện nay

1.1.2 Các phương diện biến déi văn hĩa truyền thắng

'Vận dụng các lý thuyết về biến đơi văn hĩa vào nghiên cứu biến đổi văn hĩa truyền thống ling Bau chính là quá trình biến đổi các thành tố văn hĩa làng trên cả hai phương diện văn hĩa vật thể và văn hố phi vật thể dưới tác động của quá trình CNH, HĐH và ĐTH nơng thơn Trong xu thé phát triển hiện nay văn hĩa truyền thống ở các làng quê nĩi chung, làng Bầu nĩi riêng đã cĩ những biến đổi rõ rệt, thâm chí cĩ những làng cĩ bước phát triển vượt trội hơn so với những giai đoạn trước đĩ Biến đổi văn hĩa truyền thống ở một gĩc độ nào đĩ là một biểu hiện của yếu tổ tích cực đến đời sống cộng đồng cư dân trong làng (đời sống nhân dân được nâng cao, các di tích lịch sử văn hĩa trong làng được tu bổ, nhà cửa được xây mới khang trang hơn, hoạt động chuyên mơn hĩa được đưa vào sản xuất, các phong tục tập quán được gìn giữ và phát huy, những hủ tục khơng cịn phù hợp được loại bỏ ) Tuy nhiên bên cạnh yếu tổ tích cực cũng cĩ những mặt hạn chế ảnh hưởng tới văn hĩa truyền thống như: mỗi quan hệ ứng xử giữa cộng đồng cư dân làng và xuất phát từ yếu tố thương mại trong buơn bán các sản phẩm hàng hĩa dịch vụ trong làng,

Để áp dụng nghiên cứu biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bau, tac gid luận văn nghiên cứu theo hai phương diện: biến đơi văn hĩa vật thê và biến đơi văn hĩa phi vật thê Trên phương diện biến đơi van héa vat thé lang Bau tác giả luận văn chủ yếu xem xét ở các khía cạnh: biến đơi cơ sở hạ tầng,

Trang 18

trường học, nhà trẻ, bưu điện, trạm y tế Bên cạnh đĩ là biến đổi trong hệ thống di tích và cơ sở thờ tự: chủ yếu là đình làng, đền Bằu và một số nhà thờ họ Về biến đổi văn hĩa phi vật thể được xem xét chủ yếu: các lễ thức thờ cúng trong năm, lễ hội truyền thống của làng biến đổi trong quy mơ, cấu trúc, đối tượng và các phương diện thực hành nghỉ lễ; biến đổi trong các phong tục tập quán tiêu biểu của làng: tục khao vọng, trong đám cưới, đám tang bên cạnh đĩ là biến đổi trong quan hệ gia đình và xã hội Trong trường hợp cụ thể luận văn khơng đi sâu vào các thành tố mà chủ yếu lựa chọn một số thành tố tiêu biểu dé nhận điện biến đổi văn hĩa truyền thống làng Bằu

1.1.3 Béi cảnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa và đơ thị hĩa

'Cơng nghiệp hố, hiện đại hĩa và đơ thi hố là xu hướng tồn cầu, khơng, chỉ đang diễn ra ở một quốc gia phát triển mà nĩ đã trở thành xu thế mạnh mẽ ở tắt cả quốc gia khơng kể giàu nghèo, nước phát triển hay nước đang phát triển, ở châu Âu hay châu Á Quá trình đơ thị hố thấy rõ nhất là tại các thành phố của bắt kì quốc gia nào Hà Nội của chúng ta cũng khơng ngoai lệ Sự thay đổi diễn ra từng ngày từng giờ đem đến cho Hà Nội cơ hội để trở thành một thành phố phổn vinh Quá trình mở rộng thành phố cho khu cơng nghiệp hay khu đơ thị mới đã khiến thủ đơ cĩ một diện mạo mới, những cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến một bộ phận người nơng dân nằm trong điện quy hoạch

CNH, HDH va DTH là một quá trình cĩ tình chat lịch sử Tất cả các nước cơng nghiệp phát triển đều phải trải qua quá trình CNH, HĐH ở các thời điểm khác nhau với những qui mơ tốc độ khác nhau và trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội cĩ ý nghĩa to lớn cả vẻ lí luận và thực tiễn Cơng nghiệp hố khơng phải chỉ là phát triển nền cơng nghiệp, mà là phát triển

mọi lĩnh vực từ sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế, cho đến các khâu

Trang 19

'CNH, HĐH cũng khơng cĩ nghĩa chỉ là đưa khoa học - cơng nghệ - kỹ thuật thơng tin - vi điện tử hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, mà là quá trình vận dựng tất cả những phương tiện đĩ vào tơng thê hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, nĩ địi hỏi phải thực hiện cách mạng cơng nghệ trong các cơ cấu kinh tế - xã hội một cách hợp lý, cân đối, tạo lập cơ chế quản lý xã hội ở

trình độ chuyên mơn cao với phương pháp quản lý hiện đại

'CNH, HĐH phải hồn thiện cơ cấu - tơ chức - vận hành xã hội, chuyên

mơn hố chức năng ngày càng sâu của các thể chế, nâng cao chất lượng các phương tiện thơng tin đại chúng và chất lượng sống: dân chủ hố đời sống xã hội trong khuơn khổ một Nhà nước pháp quyền, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và dân đức thơng qua việc phát triển nền giáo dục quốc gia

Như vậy, quá trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố, thực chất tự bản thân nĩ chính là một quá trình biến mọi hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội đặc biệt là hoạt đơng sản xuất tỉnh thần và đời sống văn hĩa từng bước lên

trình độ tiên tiến và hiện đại

CNH, HDH va cùng với nĩ là ĐTH trở thành xu thé chung của mọi quá trình chuyển từ nền văn minh nơng nghiệp lên nền văn minh cơng nghiệp Vấn đề quan trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào để phát huy tối đa mặt tích cực của đơ thị hố, đồng thời hạn chế và đi đến thủ tiêu mặt tiêu cực của nĩ Điều này cũng đồng nghiã với việc quá trình đơ thị hố phải gắn liền với khái niệm

“Phát triển bền vững”

Như vậy, ĐTH phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo mơi trường tự nhiên, xã hội trong lành, sự cơng bằng và tiến bộ xã hội

Trang 20

lượng cuộc sống vật chất và tỉnh thần của con người, tức là phát triển đơ thị lấy con người làm trọng tâm

Như vậy, trên bình diện rộng đơ thị Việt Nam ngày càng phát triển, dân số đơ thị ngày càng tăng chủ yếu do di dân từ các vùng nơng thơn vào đơ thị, làm quá tải so với khả năng đáp ứng các điều kiện kết cấu hạ tầng đơ thị, gây hậu quả nghiêm trọng về mơi trường và các vấn đẻ kinh tế - xã hội như vấn đề nghèo đĩi ở đơ thị, vấn đề văn minh đơ thị, vấn đề nhà ở và việc làm

1.2 Tổng quan về văn hĩa truyền thống làng Bầu trong bối cảnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa và đơ thị hĩa

1.2.1 Khái quát chung về lịch sử, kinh tế, xã hội làng Baw 1.2.1.1 Vị trí địa lý

Làng Bầu thuộc xã Kim Chung, huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội Phía Bắc giáp xã Nam Hồng; phía Nam giáp xã Hải Bối và xã Võng La; phía Đơng giáp xã Kim Nỗ; phía Tây giáp xã Dai Mạch và xã Tiền Phong huyện Mê Linh

Làng cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 km vẻ phía Tây Bắc, thị trắn Đơng Anh 10 km, về phía Tây Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 10 km Từ Trung tâm Hà Nội đi theo phố Nghỉ Tàm, Âu Cơ hoặc theo đường Phạm Văn Đồng qua cầu Thăng Long theo đường Bắc Thăng Long khoảng 3 km là tới làng

Trang 21

“Trải qua hằng ngàn năm lịch sử, cư dân làng Bầu bằng sự cần cù, trí thơng, mình đã chỉnh phục tự nhiên, khai phá và biến đổi cảnh quan, dần trở thành vùng đồng bằng trù phú ngày nay Làng Bầu cĩ đất đai màu mỡ, cĩ dịng sơng lớn chảy qua phía Tây Bắc, vịng qua phía Đơng Bắc, qua các xã Tiên Dương đồ về vực Dê - Ao Ca, dé là dịng sơng Thiếp cịn gọi là Hồng Giang hay Ngũ Huyện Khê Đây là con sơng nồi tiếng trong các cuộc chiến đấu kể từ thời An Dương, 'Vương - Thục Phán đến Hai Bà Trưng, Lý Nam ĐỀ sau này

Theo sách Đại Việt Sử Ký Tồn thư: quãng sơng gần Thiên Biều và Kẻ Noi đã diễn ra trận phục kích đánh đuơi giắc Lương thời Lý Bí - Ly Nam Đề “với hàng trăm xác giặc nơi bằng bềnh trên sơng ”

1.2.1.2 Lich sử hình thành và phát triển của làng

‘Theo truyền thuyết, làng Thiên Biều (trang Thiên Biều) cĩ từ thời Hùng, Duệ Vương, khu đất ở trang này cĩ thế sơn thủy uốn lượn hình rồng chầu hỗ phục, núi khơng cao mà lác đác, nước non hữu tình, bên ngồi cĩ sơng Thiên Đức uốn lượn khiến liên tưởng tới miễn thắng địa, cảnh trí thực sự phong quang Làng Thiên Biều khi xưa nằm trên một gị đất nhỏ cĩ tên là Bãi Ré, sau đổi thành Ba Ré (theo sự tích ơng Ba Ré là người xứ Huế, cùng một số người di du ngoạn ngược dịng Nhị Hà, đến khu đất này thấy thế đất đẹp, dừng chân nơi đây để dựng làng, lập nghiệp) Họ sinh sống ở một gị cao nằm dưới chữ Thiên hình như một của Bầu Từ đĩ, dân làng Ba Ré đồi tên là làng

Thiên Biều (nhiều lộc trời, sinh sơi nảy nở)

Làng Bầu xa xưa cĩ tên gọi là Thiên Biều (trời ban lộc); Đa Lộc (lộc trời ban cho); hay cịn được gọi là Bau vi làng cĩ một khu “Trầm” (khu đồng sâu, đầm hồ giống hình quả bầu) nước rộng mênh mơng, cá nhiều nơi tiếng,

gắn liền với câu ca: "Cá Trầm Bầu, trâu Cổ Điển” Được nằm trên dải đất cao

Trang 22

nơi đây đất lành chim đậu, người về ngụ cư ngày một tập trung đơng đúc Trải qua bao đời khai phá, cha ơng đã chặt rừng, lấp trũng, đắp đê, ngăn nước chế ngự thiên nhiên, cải tạo đất dai tạo dựng nên xĩm làng trù phú Làng Bầu cĩ 8 dịng họ: Lê, Trần, Nguyễn, Phạm, Vũ, Chu, Ngơ và họ Hà quần cư đan xen 5 xĩm: Đơng, Tây, Nam, Bắc và xĩm Thọ

Làng Bầu vốn là một mảnh đất giàu truyền thống văn hố, hiếu học, xưa kia nổi tiếng triều đình cĩ tới ba tiến sĩ: Lê Vơ Cương, Lê Vơ Địch và Nguyễn Tử Khang Lê Vơ Cương, là người trung nghĩa, hết lịng phị tá triều Lê, được nhà vua sắc phong “Thượng Đẳng phúc Thần” cho lập miéu thờ lấy tên là “Quan Tiết diễn nghĩa”

1.2.1.3 Cơ sở kinh tế

'Cũng giống như các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, cơ sở kinh tế làng Bầu cũng bao gồm trồng trọt, chăn nuơi, thủ cơng nghiệp là chính

Tréng trot

“Trồng trọt là hoạt động sản xuất chính yếu Trong trồng trọt, lúa là

cây trồng chủ đạo Cĩ hai loại lúa chính: lúa nếp và lúa tẻ trong đĩ lúa tẻ từ lâu đã được xác lập như là loại lúa trồng nhiều, thay thé cây lúa nếp Làng

Bầu là nơi trồng nhiều các loại lúa ngon năng suất thấp nhưng thơm và dẻo, dùng để thơi xơi, nấu chè trong các dịp lễ, hội hè Nếp Mây năng suất cao nhưng ăn cứng hơn, thường dùng để làm bánh trái hay nấu rượu Trong một năm, lúa được trồng hai vụ chính: Vụ mùa được trồng tháng 6, thu hoạch tháng 10, vụ chiêm được trồng vào cuối đơng, thu hoạch tháng 4 Ngồi ra cịn một vụ lúa ngắn ngày cấy tháng 6, gặt tháng 8, là vụ lúa cứu đĩi vào tháng giáp hạt Trải qua nhiều đời canh tác, nhân dân làng Bầu đã đúc rút nên nhiều kinh nghiệm trồng lúa, thể hiện trong ca dao, tục ngữ Nhìn

Trang 23

suất thấp, khác với các giống lứa mới, cĩ đặc tính cây thấp, gạo cứng nhưng năng suất cao Do chưa cĩ điều kiện làm thuỷ lợi để chủ động tưới

lêu, nơng nghiệp trồng lúa trong xã trước đây cịn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Bởi thế năng suất cịn thấp và mùa màng cịn bắp bênh

Bên cạnh lúa là các loại cây trồng khác Những chứng cứ về địa danh này rất cĩ thể phản ánh một thực tế trong lịch sử trồng trọt làng Bầu: Xưa lắm, đã cĩ thời ở đây mọc nhiều cây cối, và từ cây cĩi tự nhiên, người ta đã thuần hĩa để biến nĩ thành cây trồng,

Bên cạnh lúa là các loại hoa màu ngơ, khoai làng, khoai sọ, thầu dầu, lạc thường trồng ở các khu đồng cao hoặc bậc thang đan xen ở các vùng Kỹ thuật xen canh phản ánh kinh nghiệm sản xuất lâu đời của người dân nhằm mục đích cùng một lúc tận dụng đất dai, chống xĩi mịn, bảo vệ đất và tăng thu nhập [2, tr.17]

Chăn nuơi và trồng trọt cĩ quan hệ gắn bĩ với nhau là hai mặt thống nhất của nền kinh tế nơng nghiệp Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuơi; ngược lại chăn nuơi cung cấp sức kéo và phân bĩn cho trồng trọt

Trang 24

Nghệ thú cơng nghiệp

Sau trồng trọt và chăn nuơi là một số nghề thủ cơng làm vào những ngày nơng nhàn như: nghề mộc, nề, đan nát thừng chão, hàng xay hàng xáo

"Nghiên cứu lịch sử địa chí hành chính nghề đan nát thừng chão phơ biến ở làng Bau, về sau, nghề này mai một dan va dân làng chuyển sang đan lát đồ gia dụng bằng nguyên liệu tre, đay, nứa, giang Sản phẩm của làng Bầu xưa rất nỗi tiếng, được trao đổi rộng rãi trong vùng, bao gồm: dây thừng, dây chão, quạt nan, rổ, ra, thing, dần, sàng Theo tư liệu khảo sát người dân làng Bầu của tác giả, nghề đan đan nát đã dần mai một và giờ đây khơng cịn tồn tại trong lang

Nghề ép dầu từ cây thầu dầu Đây là nghề cĩ từ sau năm 1945 ở làng Bầu Lúc đầu, nguyên liệu chỉ là hạt cây thầu dầu do dân làng tự trồng, về

sau, nghề phát triển dần, người ta đi mua hạt thầu dầu từ các nơi khác được ép trên máy quay tay trục gỗ lĩt sắt, được các lái buơn cắt đi bán khắp các vùng xa Nghề ép dầu khơng cịn tổn tại ở Bằu từ sau năm 1986

Thương nghiệp

Trao đổi hàng hĩa cũng là hoạt động cĩ từ lâu ở làng Bau Luc dau, người dân trong làng đem các nơng sản thừa, các sản phẩm thủ cơng đi bán tại các chợ trong vùng như chợ Sa, chợ Tĩ, chợ Chờ, qua sơng vào nội đơ bán Về sau, xuất hiện một số người buơn chuyến đi các nơi xa hơn

Mặc dù đã trải qua một thời kỳ dài phát triển, với sự tồn tại của nhiều ngành khác nhau, nhưng cho đến trước cách mạng tháng Tám, nền sản xuất truyền thống của các cư dân Bầu nhìn chung vẫn là nền sản xuất nơng nghiệp, nên sản xuất “canh nơng vi bản”, lấy trồng trọt làm cơ sở chủ đạo Ở làng Bằu mối quan hệ giữa trồng trọt với chăn nuơi, với thủ cơng nghiệp và với trao đổi hàng hĩa được nhân dân chú trọng Do điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm giĩ

Trang 25

cĩ cách gì hơn là lấy trồng trọt làm hoạt động sản xuất căn bản Chăn nuơi, thủ cơng nghiệp và trao đổi hàng hĩa tuy cĩ tồn tại nhưng luơn phụ thuộc vào

trồng trọt, bổ trợ cho trồng trọt nên khĩ phát triển, khĩ tách khỏi trồng trọt để trở thành ngành sản xuất độc lập Cơ cấu sản xuất trồng trọt — chăn nuơi - thủ

cơng nghiệp - trao đổi hàng hĩa đã tồn tại từ ngàn đời và là đặc tính cố hữu rất khĩ thay đổi của cư dân làng Bầu trong thời kỳ tiền cơng nghiệp Đây là điều cần lưu ý trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Bầu ngày nay

1.2.1.4 Thiết chế làng xã làng xĩm

Làng, xĩm là thiết chế dựa trên quan hệ địa vực, huyết thống, láng giềng Trong nhiều trường hợp mỗi xĩm gồm một cụm gia đình cĩ quan hệ thân thuộc về họ hàng, cả bên nội, bên ngoại, thơng gia, nên sự cĩ kết cộng đồng thơn, xĩm rắt bền chat Xĩm cịn là đơn vị tổ chức bảo vệ an ninh Tuần phiền làng Bầu được ân cắt cử theo xĩm Các tuần tráng được chia nhau canh phịng tại chỗ và lưu động trong xĩm và ngồi đồng, được trả thủ lao bằng lúa (cũng cĩ khi trả

bằng tiền), xĩm mắt t tuần tráng phả chiêu giá bồi thường Khi trong, làng xã bị trộm cướp đột nhập, mỗi điểm giao một tuần phiên trơng cơi, cịn tất cả phải đến ứng cứu, nếu khơng sẽ bị phát tiền Tuần tráng được trả thù lao 'bằng lúa sương (mỗi sào một lượm lúa), từ năm 1940 được trả bằng tiền

Giáp

Giáp là tổ chức xã hội theo lứa tuổi của nam giới trong làng, từ bé trai đến cụ ơng cao tuổi, nếu cĩ cơi trầu xin vào giáp đều được cơng nhận là người của giáp, và được ghỉ vào danh sách trong số bộ của giáp Thường cha ơng nào, con cháu giáp ấy Thứ bậc trong giáp tính theo tuổi, khơng theo tơn tỉ như trong họ tộc, khơng theo giàu nghéo hay địa vị xã hội cao thấp

Trang 26

họ khác nhau, một họ sinh hoạt ở nhiều giáp; song một số trường hợp, người trong họ tập trung đơng ở một giáp

Theo lệ, sau khi sinh con trai, người bồ sửa soạn cơi trầu, chai rượu đến trình các cụ để làm lễ vào giáp cho con và được thơn trưởng (người đứng đầu giáp) ghi tên con trong số hàng giáp

Về tổ chức, mỗi giáp cĩ 16 cụ (bốn bàn hay bốn mâm, dân làng gọi là các cụ bốn bàn hay bồn bàn) tính từ cao tuơi xuống, cĩ quyền hành nhất, làm nhiệm vụ giám sát, chỉ dẫn thực hiện các cơng việc trong giáp Họ là người được hưởng nhiều quyên lợi nhất trong giáp

Mỗi giáp cĩ 4 cụ “dự bị” ở sát tuổi bốn bàn, khi ở mâm các cụ khuyết người sẽ “đơn” người cao tuổi nhất trong mâm dự bị lên; đồng thời người cao tuổi nhất ở các bàn dưới lần lượt được dịch chuyển lên trên

Mỗi giáp lại cĩ hai người thơn trưởng, là những người cao tuổi nhất trước tuổi lên lão (49 tuổi), cĩ nhiệm vụ điều hành các cơng việc trong giáp, thu tiền, gạo của các trai đỉnh đĩng gĩp cho các lễ tiết, nhận cổ ở đình

Dưới hai thơn trưởng cĩ hai bản bàn, chịu trách nhiệm chính trong mỗ lợn, thái thịt, làm cỗ, chia phản

'Nhiệm kỳ của thơn trưởng và bản bàn là một năm, bắt đầu từ sau lễ bắt lợn cầu của năm Hết nhiệm kỳ, coi như người trai đinh đã hồn thành nhiệm vụ với giáp, chuẩn bị lên lão Tuy nhiên, ở giáp ít người, nhiệm kỳ của họ cĩ

thể kéo dài hơn

Cũng như ở các làng quê khác trên vùng đồng bằng châu thơ sơng

Trang 27

Hàng năm các giáp luân phiên nhau đăng cai, gánh vác các cơng việc của làng, nhất là việc sửa lễ thờ thần Trong các ngày lễ, Tết, ngày mỏng 3 thing Gi

chức Theo đĩ trai đinh trong các giáp phải ra đắp đường, dọn dẹp sạch sẽ

12, kỳ lý các giáp cùng họp tại đình làng để bàn bạc cơng việc tổ

trước khi tơ chức một vài ngày Trong các lễ, Tết các giáp đều phải sắm sửa trầu cau, thịt, phẩm tế

“Người nào đắn lượt hạ điền vào ngày mơng 10 tháng 4 gieo thĩc, xã

định lệ lễ ở đình, sắm sửa một con gà trắng, một mâm xơi khoảng 12 đấu, 01

bình rượu, l6 miếng trằu Bắt kỳ người nào sắm sửa lễ vật dâng cúng đều phải tình khiết và tỏ ý kính cần" [21, tr 3],

Bộ máy quản lý của làng (hội đồng kỳ mục, từ năm 1921 - 1941 là hội đồng tộc biểu) của làng Bầu giống như ở các làng quê vùng đồng bằng sơng Hồng

Bộ máy quản lý điểu hành

Ở làng Bầu cũng giống như các làng quê khác, trước cách mạng thang 8/ 1945 bao gồm hai thiết chế là Hội đồng kỳ mục và bộ máy chức dịch

Hội đồng kì mục là bộ máy quản lý làng xã truyền thống gồm các tân, cựu, chánh, phĩ tổng, các chức sắc quan lại về hưu, các cựu Lý phĩ trưởng, những người cĩ tuổi trong làng đã tham gia đầy đủ các lệ vọng v.v

Chức năng, quyền hạn: Đứng đầu Hội đồng kì mục là Tiên chỉ và cĩ một hay hai Thứ chỉ Đây chính là cơ quan đứng đầu làng xã, cĩ tồn quyền quyết định các việc quan trọng trong làng như: phân bổ thuế khĩa, sưu dịch, lính tráng, bầu cử tổng lý (tổng lý bao gồm Lý trưởng và Phĩ lý được Hội đồng kỳ mục chọn ra giới thiệu lên quan trên cơng nhận), phân cắp cơng điền và tổ chức hội hè đình đám, cũng như xây dựng tu sửa đình chùa

Trang 28

đồng gồm các quan lại, cai đội (là người làng) các cấp đã về hưu, các cựu chánh tổng, phĩ tơng, cự lý phĩ trưởng khơng bị can án trong thời gian đương nhiệm Hội đồng cĩ tồn quyền với các cơng việc chung, của làng như: đấu thầu ruộng đất cơng, sửa chữa đình, chùa, mở hội Đứng đầu hội đồng là một tiên chỉ (người cĩ phẩm hàm hay chức tước cao nhất) và một Thứ chỉ (người cĩ phẩm hàm cao thứ hai) [21, tr Š] “Tháng 8 năm 1921, đề thắt chặt làng xã hơn nữa, chính quyền Pháp tiền hành cuộc cải lương hương chính Trọng tâm là bãi bỏ Hội đồng kỳ mục, thay thế bằng hội đồng tộc biểu, gồm đại biểu của các dịng họ trong làng, tùy theo họ nhiều hay ít đỉnh mà được cử số tộc biểu Tộc biểu là những người từ 25 tuổi trở lên, biết chữ quốc ngữ, cĩ gia sản Hội đồng tộc biểu bầu ra Hội đồng hương chính để giải quyết các cơng việc chung, đứng đầu là một chánh hội và một phĩ chánh hội cùng một thư ký giúp việc Tuy nhiên Hội đồng tộc biểu hoạt động kém hiệu quả nên đến năm 1927, thực dân Pháp phải cho lập lại Hội đồng kỳ mục cùng hoạt động song song với Hội đồng tộc biểu Đến năm

1941, Hội đồng tộc biểu bị bãi bỏ, chỉ cịn lại Hội đồng kỳ mục

Bộ máy chức dịch: Đại diện cho chính quyền cấp co sé tai lang Bau,

chịu trách nhiệm trước nhà nước phong kiến cấp trên về mặt nam minh, các

khoản thuế, điều động phu dịch của làng xã Bộ máy chức dịch gồm cĩ các chức: xã trưởng, xả sử, xã giám, thơn trưởng Từ năm 1928 trở đi, đứng đầu bộ máy chức dịch là một lý trưởng cùng một hoặc hai phĩ lý Ngồi ra, mỗi xã cịn cĩ các chức danh giúp việc như hộ lại (trơng coi hộ tịch); chưởng bạ (trơng coi về địa chính); thủ quỹ (trơng coi về tài chính); quản xã, khán thủ và trương tuần (trơng coi việc an ninh)

Trang 29

Các tổ chức phường hội

Làng Bầu cĩ các thiết chế dân đã, tập hợp các thành viên trên tỉnh thần tự nguyện nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống thường ngày như: các hội, họ, phường gạo, tiền hoặc vì mục đích nghề nghiệp, tín ngưỡng Trong số các thiết chế này, nỗi lên vai trị của hội Tư văn (tơ chức của những người cĩ trình độ Nho học) chuyên đảm nhiệm việc tế lễ trong các

dịp lễ tiết, hội làng các đám tang của các gia đình khá giả Dù cĩ nhiều thay đối, phường hội vẫn là một đơn vụ nhĩm xã hội mang những nét đặc trưng rất

độc đáo và vẫn giữ một vị trí quan tọng trong cơng đồng dân cư ở địa phương Ngơi thứ đình trung

Cũng như các làng Việt khác ở Đồng bằng Bắc Bộ, trước cách mạng tháng tám năm 1945 tại làng Bau van dé ding cấp xã hội, việc phân chia cư dân thành nhiều thang bậc dựa trên bằng cấp, phâm hàm, chức tước và tuơi tác thể hiện cụ thê ở chỗ ngồi trong ngơi đình nỗi lên rõ nét và trở thành trung tâm của đời sống xã hội làng Bằu

Cơng đình chia làm 4 dịng, dịng văn, dịng hào, dịng binh, dịng lão Dịng văn từ khoa trạng cho đến người dự vào tư văn.Dịng binh từ quan Thống chế cho đến người lính được thấu tuế niên lệ, phải cĩ chân tư văn mấy được cho vào dong ấy Dịng hào từ thiền bách hộ, Chánh Phĩ tơng, Hương lý, Xã đồn Dịng lão từ người trăm tuổi cho đến người 61 tuổi là hàng lão [21, tr.7]

1.2.2 Văn hĩa vật thể

Di sản văn hĩa vật thể là những di vật, di tích như đền, đài cung điện, chia tháp, lăng mộ, cỗ vật, những hiện vật bảo tàng thư tịch, tài liệu lưu trữ,

Trang 30

Là một làng cỗ trên vùng quê văn hiến, làng Bầu cĩ số lượng lớn các di tích lịch sử văn hĩa, với những giá trị lịch sử và nghệ thuật như đình, đền, nhà thờ họ tất thảy hệ thống di tích đĩ liên kết với nhau, hịa chung thành khơng gian văn hĩa được tích hợp qua những biến thiên của lịch sử, để làng Bầu trở thành một làng Việt cỗ độc đáo

1.2.2.1 Đình Bầu

Căn cứ vào thần pha, sắc phong và các di vật cịn lưu giữ tại đình, đình Bầu được xây dựng từ thời Lê Thời Nguyễn (đời vua Tự Đức) được trùng tu và giữ nguyên kiến trúc Đình thờ 3 vị thành hồng của làng là Cao Sơn Đại Vương, Linh Sơn Đại vương và Tam Sơn Đại vương, phối thờ cơng chúa Tiên Dung Thần Cao Sơn được hai vị linh thần là Linh Sơn và Tam Sơn phù trợ đã đánh thắng giặc giúp vua Hùng giữ gìn non sơng Khi mắt được nhân dân trang Thiêu Biểu thờ phụng Về sau nhân dân rước bài vị cơng chúa Tiên Dung (ở đền Bàu) về phối thờ cùng ba vị thánh

Trong chiến tranh chống thực dân Pháp, năm 1948, đình Bầu bị phá rỡ khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến Năm 1992, chính quyền và nhân dân dựng lại đình tại nền đất cũ Năm 2001, phục dựng lại đình, hậu cung và tồn bộ khơng gian theo lối kiến trúc của ngơi đình cỗ trước đây tọa lạc trên khu dat

rộng, thống đãng, tại trung tâm làng Bầu

Kết cấu kiến trúc

Nghĩ mơn làm theo lối tứ trụ, hai trụ lớn đắp các ơ vuơng đặc tả đề tài tứ linh, trên đỉnh đắp phượng chau cuốn chúp nụ hoa Cửa hai bên làm mái, hai trụ nhỏ đấp hình lồng đèn và lân chầu đỉnh trụ Trên tường nối hai trụ đắp trang trí đề tài tứ quý, rồng chau

Phía trước đình là hồ bán ngyệt, trên bờ phía đối diện với gian giữa

Trang 31

gach, trồng nhiều cây xanh mát, qua bậc thềm cĩ rồng chau vao sân đại đình với hai day tảo mạc hai bên gồm ba gian làm lỗi đầu hồi bít đốc tay ngai, cĩ trụ biểu, nền lát gạch, mái lợp ngĩi ta

Trước gian giữa đại đình cĩ lư hương bằng đá lớn đề thắp hương bái vọng, qua bậc thềm cĩ rồng châu vào đến đại đình Đại đình với năm gian hai chái, bốn mái chồng đao cong bốn gĩc, trên nĩc đình trang trí lương long chẩu mặt nhật, hai đà

hỏa Bậc thềm lát đá, hiên suốt năm gian, hai chai xây tường trổ cửa số hoa

kìm hai bên, bờ đải cĩ lân chầu, đầu đao trang trí lá

văn chữ thọ Thân kẻ hiên trước chạm trỗ độc long cắn tàu, cúc lão hĩa long, năm gian cửa bức bàn ghép bậu, phía trên cĩ chắn song ơ thống, cửa bức bản chạm trổ để tài tứ quý: thơng, trúc, cúc, mai Kết cấu năm hàng chân cội một cột gối tường hậu Bộ vì được làm lối thượng giá chiêng, trung kẻ chuyển tiền kẻ, hậu kẻ Trên các thân xà trang trí hoa văn lá cúc, cánh sen, vân sĩng, chữ triện cách điệu

Hậu cung cĩ hai gian một dĩ, chạy đọc tạo nên bố cục chữ đỉnh cho ngơi đình Với thiết kết bồn bộ vì thượng giá chiêng, kẻ chuyền hai bên trồn cột gối tường Trong hậu cung, hoa văn trang trí chủ yếu là lá cách điệu, hỗ phù Cửa hậu cũng được làm lối bức bàn, gian giữa bốn cánh, gian hai bên hai cánh, cĩ trang trí tứ linh, tứ quí Bên trong bé tri ban thờ Thành hồng, xây sạch giật cấp, nền lát gạch, mái lợp ngĩi ta

Các cấu kiện kiến trúc của đình Bầu được bố cục hài hỏa, tạo một

khơng gian tín ngưỡng thâm nghiêm Ngơi đình được dựng trên nền mĩng cũ, với kết cấu kiến trúc cũng như hoa văn trang trí mang phong cách của thời Nguyễn Giá trị nghệ thuật nỗi trội của di tích tập trung ở các đồ thờ tự được thiết kế khá cơng phu Bằng những đường nét mềm mại với lối chạm bong kênh, chạm lộng, hình ảnh rồng châu, rồng vờn mây, lần châu, phượng,

Trang 32

như một bức tranh tồn cảnh về vẻ đẹp của thién nhién hda quén v6i cude sống con người Bức cửa võng lớn được treo ở gian giữa lung linh với rồng chầu mặt nhật, hỗ phù, cùng tứ linh xen tứ quý tạo sự ấm cúng cho cả khơng gian ngơi đình Bên dưới là hương án cùng những nét chạm lơng, chạm thủng tỉnh xảo, họa tiết trang trí cầu kỳ thể hiện sự khéo léo của người nghệ nhân Đáng chú ý nhất cĩ bồn cỗ ngai thờ thánh được chạm khắc cơng phu mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn Các bai vị Thánh đã bị thất lạc trong chiến tranh, nay nhân dân khơi phục lại, những chữ Hán thể hiện trên bài vị theo đúng nội dung ghi lại trong thần tích, thần sắc mà làng Bầu đã lưu giữ và sưu tầm được

Từ xưa đến nay, đình Bằu luơn là trung tâm sinh hoạt, hội học văn hĩa của địa phương, là nơi vun đắp tình làng nghĩa xĩm, đồn kết của cộng đồng dân eư Với giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật, năm 2009 đình Bau được Ủy ban nhân dân thành phĩ Hà Nội xếp hạng Di tích lịch sử nghệ thuật cấp thành phố

1.2.2.2 Đền Bau

Di tích đền Bầu được toạ lạc trên một khu đất rộng thống trong khu vực cư trú của của làng, mặt bằng di tích bao gồm nghỉ mơn, bình phong, hồ nước sau đến khu kiến trúc chính chiếm lĩnh vị trí trong tam

Trang 33

'Qua cổng là một khoảng sân rộng lát đá xẻ, xung quanh sân được trồng, nhiều loại cây cảnh và cây lưu niên tạo cảnh quan Hai bên sân xây tường bao

chạy suốt quanh khuơn viên đền Sau nghỉ mơn, thẳng trục chính đạo là một bức bình phong đá tạo kiểu cuốn thư trang tri dé tai “lưỡng long triều nhật”, rồng cuốn thuỷ, thần quy lạc thư, hịm sách, nậm rượu, hình rút dễ Chính giữa cuốn thư là một hình trịn xung quanh tạo gờ nỗi trang trí cánh sen deo, bên trong chạm nỗi chữ “tâm”

Giữa sân là một hồ nước hình chữ nhật, bốn gĩc hỗ tạo hình 4 rồng đá trong tư thế chầu vào Trong nghệ thuật tạo hình của người Việt rồng nằm trong hệ “tứ linh”, chúa của mọi linh vật, gắn với nguồn nước, tượng trưng cho mây mưa, hiện thân của sự được mùa

Tiếp theo, là hai tượng voi tạc bằng đá trong tư thế chẳu phía trước sân đền Qua 7 bậc thêm đá, dẫn lên khu kiến trúc chính, thành bậc được trang trí hai tượng rồng đá

Đền Bầu được xây dựng trên một khu nền cao 1,4m so với xung quanh Cấu trúc mặt bằng theo kiểu chữ “đinh” gồm tiền tế và hậu cung

Phía trước nhà tiền tế là một hàng hiên rộng ba gian, cĩ lan can tao

bằng đá trang trí đốt trúc, chân lan can trang trí một băng hoa văn lá sịi Nhà cĩ mái lợp ngĩi ta, bốn gĩc mái cĩ đao cong trang trí hình rồng tạo sự bay bồng cho ngơi đền Bốn đầu đao được đỡ bởi 4 cột đá vuơng chạm nỗi để tài tứ linh, tứ quý, kích thước: 20 x 20em Chính giữa bờ nĩc trang trí đề tài “rồng châu hồ phù”, rồng và hỗ phù được thể hiện kiểu văn triện, lá hố rồng, mây cách điệu Diễm mái trang trí văn triện mĩc Kết cấu kiến trúc của hàng hiên gồm 4 bộ vì kèo được làm bằng gỗ, cĩ kết cấu kiểu “

chiêng ” chạm nỗi các đề tài hỗ phù, hoa lá cách điệu phủ thếp vàng Tồn bộ hệ thống vì được đỡ bởi hệ thống cột tạo bằng đá hình trịn, cột cĩ chiều cao:

Trang 34

2,600m được chạm nỗi đề tài rồng mây cuốn xung quanh thân cột Phần nền lát đá xẻ cĩ kích thước: 40 x 40cm

Tiên tế: Cĩ phần mái cao vượt lên so với hàng hiên khoảng 50cm, nối

hàng hiên và hậu cung, cĩ ranh giới giữa các mái làm khít nhau, phía dưới là hệ thống máng thốt nước Là một nếp nhà ngang 3 gian, 2 chái xây gạch kiểu ồi bít đốc tay ngai, bờ nĩc đấp kiểu bờ định, chính giữa bờ nĩc được

tường

trang trí đề tài "Song phượng châu cuốn thư” bên trong bức cuốn thư đề ba chit Han “Tién Dung tie” (dén Tién Dung) BO khung nhà tiền tế được liên kết với nhau bằng 4 bộ vì kèo chắc chắn được làm theo dạng thức 2 bộ vì gian

giữa kết cấu kiểu “giớ chiếng” và 2 bộ vì hồi kết cấu kiểu vì kèo “chong

rường ván mê” Kết cấu kiến trúc hiện nay của đền phỏng theo phong cách nghệ thuật thế kỷ XX, được nhận biết qua các đề tài trang trí rồng hố lá thanh thốt, khống đạt, hỗ phù và các đường văn triện, chữ thọ, hoa lá hố rồng trên các ván mê, thanh xà và các đầu bây hiên Hau cung: Gồm 1 gian, 1

di chạy dọc nối với gian giữa nhàt tế tạo thành kết cấu kiểu chữ “đỉnh” Các bộ vì được làm theo kiêu vì kèo “quá giang ván mê” với hệ thơng vì nách tạo

kiểu ván mê trang trí đề tài “sứ

Nhìn một cách tổng thể về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tại đền Bầu chúng ta thấy: các trang trí trên kiến trúc gỗ mang phong cách nghệ thuật dân gian truyền thống Nét nổi bật ở di tích là nghệ thuật chạm khắc được tập trung chủ yếu trên các bức cửa võng, cuốn thư tại nhà tiền tế, nơi diễn ra các nghỉ lễ phụng thờ thành hồng làng

1.2.2.3 Các nhà thờ họ

Trang 35

“Chỉ họ lớn, sau khi đã phân chỉ thì nhà thờ của dịng trưởng nam sẽ là

nới nơi thờ phụng từ đời ơng thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc, nhà thờ này sẽ được eọi là nhà thờ đại tơn Các nhánh họ khác đều cĩ nơi thờ cúng riêng từ đời ơng tổ chỉ trưởng, gọi là nhà thờ chỉ họ (hay cửa họ),

Nhà thờ họ sẽ được xây cất với quy mơ, kiến trúc phụ thuộc vào khả năng tài chính và đĩng gĩp của các suất họ (từng thành viên nam) và theo địa vi xã hội của những người vai về trong dịng họ Phần nội thất, gian giữa thường kiến trúc kiểu mở rộng ra phía tường hậu (chuơi vồ) để xây bệ thờ Trên bệ thờ đặt các linh toạ hoặc giá gương hoặc (vì tay ngai chạm hình rồng nên cịn cĩ tên khác là long ngạ) Ngai sẽ là nơi đề bài vị tổ tiên hoặc là một ống quyên, hoặc khối hộp chữ nhật sơn son thiếp vàng đứng chứa đựng gia phả, cĩ phủ nhiễu điều bên ngồi Nơi đây là nơi được xem là linh thiêng, nhất, nơi mà linh hồn tổ tiên sẽ ngự trị

Hang năm, ngày lễ giỗ tơ tiên tại nhà thờ họ là dịp hội họp lớn nhất của tộc họ, nĩ đồng thời cũng là dip dé đại bộ phận cĩ xu hướng khuếch đại quan hệ họ hàng”, nối lại mối quan hệ lỏng lẻo

Nhà thờ họ Lê, họ Trần mới được xây dựng trong những năm gần đây

Nhờ thờ được xây dựng theo kết cấu kiểu chữ đinh, trên một khuơn viên rộng

khoảng 60mẺ Tịa tiền đường cĩ 5 gian, trong đĩ cĩ 3 gian tiền tế, được thiết kế theo kiểu con chồng đầu sen to khỏe; hầu hết các mảng đều để trơn, khơng trang trí hoa văn Tiếp đến là 3 gian hậu cung, cĩ bố trí các ban thờ, hồnh phi, câu đối

Trong Nhà thờ họ Lê, họ Trần cịn lưu giữ nhiều hồnh phi, câu đối cĩ gid wi, La dong doi thi, thư, nên việc học tập, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ơng đã được con cháu trong dịng họ quan tâm

Trang 36

1.2.2.4 Cảnh quan kiến trúc làng xĩm

Làng Bầu được hình thành theo khối dài nhà cửa được xây dựng hai bên đường “cái quan” của làng, từ đĩ phát triển theo hình “xương cá” tỏa ra là những, đường xĩm, ngõ nhỏ Trước kia, làng Bằu cĩ luỹ tre bao bọc, được xem như ranh giới của sự ngăn cách giữa khơng gian cư trú và khơng gian sản xuất của làng

‘Trude day làng Bầu cĩ cổng làng, trước cổng thường cĩ cây đa, giếng, nước Cĩ thể nĩi, cổng làng chỉ cịn lại những chứng tích của thời gian và một khơng gian cỗ xưa của làng Sự phân định giữa khơng gian trong làng và ngồi làng bằng những cổng làng cũng khơng cịn nữa do dân trong làng ngày cảng tràn ra ngồi cổng làng, các ngơi nhà và những cơng trình mới vươn cao lên át đi vẻ uy nghỉ một thuở của những chiếc cổng này

Cảnh quan làng cĩ khá nhiều đầm, ao hồ do thiên tạo và nhân tạo, những mặt nước này gĩp phần khơng nhỏ điều hồ khơng khí trong làng, hỗ trợ việc tưới tiêu, tạo cảnh quan đẹp và cịn giúp ích nhiều trong sinh hoạt hàng ngày của dân làng

Việc xác định khơng gian làng theo hệ thống định hướng như: tây - đơng vẫn cịn rõ nét ở làng Bầu Nhưng xác định làng theo các gị, bãi, đầm, và các xứ đồng nay đã mờ nhạt hơn nhường cho sự định vị của khơng gian hành chính với các xĩm, thơn, đội sản xuất, hợp tác xã Khu cơng nghiệp Mac di, trong dan gian các hệ thống định hướng này vẫn cịn tồn tại, ít nhất là ở tên gọi Tuy rộng hẹp khác nhau nhưng khơng gian cư trú của làng Bằu hiện nay đã khá n định theo sự phân chia hành chính, cĩ các thơn, dưới thơn cĩ các xĩm, dưới xĩm là ngỡ

Kiến trúc nhà ở truyền thống

Trang 37

nhà khá hơn về kinh tế xây nhà cao tằng với khuơn viên rộng rãi thiết kế cổ kính, vườn trên ao dưới, cĩ cây cảnh Thời kỳ cải cách ruộng đắt, làng cĩ 32 hộ % địa chủ Nhà cửa của địa chủ làm bằng gỗ lim, thiết kế cầu kỳ, hoa văn mềm mại, tỉnh xảo Cĩ những địa chủ cĩ vài mẫu ruộng và cĩ người ở trong nhà

Diu thé ky XX ling Bau cĩ hàng loạt ngơi nhà “đỗ sơ” được mọc lên xen lẫn những ngơi nhà ngĩi, những dãy xĩm trọ tạo nên bức tranh xã hội “phức tạp” Tuy vậy cơ bản, nhà ở làng Bầu vẫn đậm màu sắc dân gian, nhà theo hướng đơng là chính Gian giữa thờ tổ tiên, gian bên phải chủ nhân làm nơi ngủ, gian chái liền với buồng (để đồ đạc) và dùng cho đàn bà, con nhỏ Day bén đường "cái quan” của làng thường là của nhà giảu Các “ngõ” xĩm được xây tường bao kín nối tiếp các nhà với nhau, “cơng” mở quay ra đường

1.2.3 Văn hĩa phi vật thể

1.2.3.1 Lễ hội làng Bằu

Ngồi các dịp tuần tiết sĩc vọng vào các ngày mùng 01 và mười rằm hàng tháng, hàng năm dân làng thường tơ chức lễ hội đình - đền Bầu cùng một ngày, đĩ là ngày mùng 08 thang giêng Hiện vẫn cịn câu ca: “Mỏng 8 ii, mong 9 vui xuân, mơng 10 đĩng thuyển rơng, l1 tế cáo, 12 rước lã h thuyên, quay mũi thuyễn, hố mã ve * Trước đây, thời Hậu Lê cĩ sắc phong của các triều đại được tơ chức đại lễ 5 năm một lần Các giáp thay phiên làm lễ hội + Hình thức:

~ Cĩ 5 giáp: Đơng nhất, Đơng nhị, Bắc nhất, Bắc nhì, Tào tả

- Nam nao giáp phải làm cỗ hội phải chuẩn bị sau mùa gặt hái vụ 10

Trang 38

Ong tir dinh c6 tang cha mẹ sau bách nhật mới được vào cung đình Vor chết sau 49 ngày mới được ra đình Khi ra phải làm lễ sám hồi + Tổ chức lễ hội: - Ngày mùng 07 tháng giêng tế nhập tiệc Quan văn ngồi chiếu gian cạnh viết văn tế - Đội tế sảo tước ~ Đến 8 giờ sáng tế nhập tiệc ~ Dân làng làm lễ ~ Ngày mùng 08 tháng giêng tiệc chính 1 Đội tế chỉnh tÈ

2 Chi nhang lên hương

3 Cée vi kỳ cựu đứng danh dự 4, Néi ba hồi chiêng trống 5 Tế tiệc 6 Các quan đệ nhất đệ nhị vào lễ 7 Kỳ lão làm lễ 8 Dân làng dịng họ làm lễ, 9 Lễ tạ ngày

Ngày mơng 9 tháng giêng, phần hội cĩ chơi đu, cờ tướng, chọi gà, kéo co, trống quân, đập nỗi niêu (với nghĩa đĩi treo niêu, vì vậy người dân lợi dụng ngày lễ ra đập hết niêu treo cầu giàu cĩ, khơng cĩ niêu treo)

Ngày 10 tháng giêng các thanh niên trong làng ra ngồi sơng để mua

Trang 39

ai cũng muốn bán được nhiều tàu là mình gặp nhiều lộc Chuối mang về giao cho họ Phùng nhà cụ Trồi Phiến để đĩng thuyền cho làng

Ngày I1 tháng giêng đĩng thuyền rồng va làng làm cỗ gồm bốn cái bánh chưng, mỗi cái 2 ca gạo khơng nhân thịt Bốn cái bánh dày to bằng cái mâm 1 mét và cắm cờ từ đình xuống Trằm Bầu đền Tiên Dung

Ngày 12 tháng giêng, 8 giờ sáng cĩ 8 thanh niên chưa vợ, quần áo đai mũ khênh thuyển cùng dân làng rước xuống cổng ngịi thả thuyền kéo xuống đền Bốn gĩc thuyền cĩ 4 cái bánh chưng, bên trong cĩ 4 bánh dày Cĩ một quả bầu để nước mưa hoặc nước giếng đền làm lễ xong thả thuyền trơi xuống

trịng Cịn 4 bánh chưng mang về đình là của 8 người rước thuyền, 4 bánh

dày để ở đền cho quan chức, dân làng hưởng lộc Ngày 13 tháng giêng cả làng da tiệc

Quing tring giáp nào nhặt được thì giáp đĩ làm ăn phát đạt nhiều lộc Các ngày lễ hội các cụ già làng ra điểm đình hội, các con cháu mừng tuổi lấy tiền ăn quà bún bánh bán tại điếm đình

Ngày 14 tháng giêng dân làng ra rửa đền, thu dọn và đĩng cung cắm, đến ngày rằm mùng 01 ơng từ mới được mở cửa Cịn các ngày lễ thường ơng, từ chỉ thỉnh chuơng ban cơng đồng Hạ thần, tạp thần dé cùng ơng từ cai quản khu đình Mỗi lễ thường chỉ được thỉnh ba tiếng chuơng hoặc trống, trong đền khơng được gõ mõ (Thánh tối ky gỡ mơ)

Hang năm chỉ vào dịp khai xuân và tất niên sảo tước, giặt cờ, thay y phục cho Thánh

Hố các văn cúng phải cĩ hương trưởng châm lửa Hố xong đỗ rượu

cúng trong những ngày lễ

Trang 40

Khi tế, khu vực tế mọi người khác giới khơng được di lai ma phạm tội

với Thánh Người tế phải song tồn: Song về thể xác, song về đức độ, song về

đường đời, song về con người Cĩ nghĩa là: Trong người khơng cĩ bệnh tật, thiếu hụt, khơng mắc sai phạm với luật trời, luật xã hội, khơng cĩ vợ đơi con ba, khơng cĩ tang

* Theo tu liệu điền dã tại

la phương do cụ Lê Văn Phẩm và một số cụ cao niên trong làng cho biết: Lễ hội thơn Bầu gồm hai phần: Tế các vị Thành hồng và rước thuyền Tiên chúa Trong lễ hội phần vui nhất, cơng phu nhất vẫn là việc đĩng và rước thuyền Tiên chúa

“Thuyền Tiên chúa được chuẩn bị trong ngày mơng 10, nhưng từ các ngày trước đĩ những trai làng đã vào hội hương ẩm được cử đi mua gỗ đĩng thuyền Lệ làng là đi mua gỗ, nhưng thực ra là đi đến các xĩm thơn ở ven bãi sơng Hồng nơi cĩ hàng ngàn cây chuối tại các vườn nhà, đến đĩ các trai làng phải khéo léo xin được cắt những tầu lá chuối dài nhất, to nhất mang vẻ đĩng thuyền lễ Ở đây cĩ một mối quan hệ kỳ lạ, hàng năm dân làng ở những thơn xĩm bãi ven sơng

đều vui vẻ hồ hởi tỉ

tàu lá đẹp Họ tin rang, gĩp một phần nhỏ như vậy sẽ được Tiên Dung phù hộ đĩn, hướng dẫn khách mua chọn những cây chuối to cĩ

cho cả năm làm ăn phát đạt, gia đình yên vui Những tầu lá chuối mang về sân đình được các cụ chọn lựa kỹ từng tàu đẹp và tốt, sau đĩ dùng dao dọc bỏ lá, xếp 3 bẹ làm một, dùng đỉnh tre đĩng qua, ghép so le cho chắc chắn Để làm được thuyển cũng phải chọn được người cĩ chân trong hương ẩm, trong tư văn mới được giao việc Trước đây, thơn Bầu cĩ cụ Khán Đốc, Khán Thơn, Khán Oanh, Ba Lung là những người giỏi đĩng thuyền Thuyền hồn thành cĩ kích thước 250cm x 180em, trên thuyền cĩ cả linh xa tám mái và cờ quạt

Ngày 11 tháng giêng, làm lễ cáo với Thành hồng, ngay hơm đĩ sau lễ tế, các dịng họ, các giáp, các xĩm trong thơn và khách thập phương làm lễ Lễ tế xong, chuẩn bị cho đám rước hơm sau, làm lễ quay mũi thuyền ra phía trước, sửa sang cho thuyền được chắc chắn

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN