Luận văn Văn hóa các dòng họ Nguyễn làng Thụy Hà, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trình bày tổng quan và diện mạo về văn hóa dòng họ Nguyễn làng Thụy Hà, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; đưa ra một số vấn đề từ việc nghiên cứu nội dung này.
Trang 1NGUYÊN THỊ LỢI
VAN HOA CAC DONG HO NGUYEN
LANG THUY HA, XA BAC HONG,
HUYỆN ĐÔNG ANH, THANH PHO HA NOI LUAN VAN THAC Si VAN HOA HOC
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TAT MỠ ĐẦU ‘Chuong 1: TONG QUAN VE VAN HOA DONG HO VA VE LANG THUY HA 1.1 Tổng quan về văn hóa dòng họ 1.2 Vài nét về làng Thụy l
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư 14
1.2.2 Điều kiện kinh tế 17
1.2.3 Cơ cấu tổ chức của làng 18 1.2.4 Các di tích thờ cúng của làng 26 1.2.5 Các lễ thức trong năm 32 “Chương 2: DIỆN MẠO VĂN HÓA CÁC ĐỒNG HỌ NGUYÊN LÀNG THỤY 2 1 Sơ bộ về các dòng họ làng Thụy Hà 2.1.1 Lịch sử tụ cư của các dòng họ 36
2.2 Các yếu tố vật thể trong văn hóa các dòng họ làng Thuy Hi
Trang 3MỘT SỐ VẤN ĐÈ ĐẠT RA TỪ VIỆC NGHIÊN COU
1 NGUYEN LANG THUY HA ‘AN HOA CAC 7 Chương ĐỒNG 3.1 Biến đổi văn hóa các dòng họ làng Thụy Hà trong giai đoạn hiện nay 3 86
3.2 Một vài nhận xét về văn hóa các dòng họ làng Thụy Hi
Trang 4“Trong đời sống làng xã người Việt, dòng họ có một vai trò rất to lớn, là
nhân tố quan trọng để cố kết các cộng đồng cư dân trong khai hoang lập làng,
phát triển sản xuất (làm nông nghiệp, làm nghề thủ công ), ôn định đời sống những khi gặp thiên tai địch họa Dòng họ còn có vai trò to lớn trong việc
hình thành các mối quan hệ xã hội, tổ chức khuyến học Ở một số nơi, dòng
họ đảm nhiệm việc tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng, hoạt động thờ cúng và hội làng, đặc biệt là việc trao truyền các giá trị văn hoá cho thế hệ sau Một số
làng có những lễ thức riêng của một dòng họ như là một yếu tố của hội như:
hội của đòng họ Nguyễn Quý làng Đại Mỗ (huyện Từ Liêm) hoặc lễ “Ăn xạc”
' của các dòng họ ở Bát Tràng (huyện Gia Lâm) cùng thuộc thành phố Hà
Nội, hội Tiên công của các làng xã khu Hà Nam (thị xã Yên Hưng, tỉnh
Quang Ninh) v v Tóm lại, trong quá trình tổn tại và phát triên, mỗi dòng họ
tạo ra những dáng nét văn hóa cùng các giá trị văn hóa riêng, rất dễ nhận biết
Nghiên cứu văn hóa đồng họ không chỉ làm rõ thêm đặc điểm, vai trò của tổ chức tập hợp người theo huyết thống trong đời sống ở nông thôn, mà còn tạo ra cơ sở khoa học cho việc phát huy vai trò của dòng họ trong đời
sống văn hóa các cộng đồng dân cư hiện nay
Làng Thụy Hà (xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, thành phó Hà Nội), là
một làng quê thuộc xứ Kinh Bắc xưa, có 6 dòng họ cùng mang họ Nguyễn tụ cư lâu đời ven sông Cà Lồ Trải qua những biến thiên của lịch sử, các thế hệ người các dòng họ ở đây đã cùng chung lưng đấu cật tạo lập nên làng xóm, với những đặc điểm nổi bật của một làng quê ven sông của xứ Kinh Bắc, với các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó nỗi bật là hội làng với nghỉ
Trang 5với làng xã Chính vì vậy, tôi chọn dé tài Van héa các dòng họ Nguyễn, làng Thụy Hà, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội làm luận văn tốt nghiệp bậc Cao học
2 Tình hình nghiên cứu
Các dòng họ và làng xã của người Việt từ lâu đã được một số học giả trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau Đến nay, đã có một số lượng lớn các công trình về dòng họ được công bố, gồm các sách, các đề tài khoa học, các luận văn, luận án, các bài tạp chí Có thể chia các công trình nghiên cứu thành bốn nhóm như sau:
1 Các công trình nghiên cứu về dòng họ trong mối quan hệ với cơ cấu
tổ chức làng xã và với văn hóa Việt, tiêu biểu là các tác phẩm: Liệt Nam
phong tục của Phan Kế Bính (1916), Người nông dân châu thổ Bắc Bộ của
Pierre Gourou (1936), Việt Nam văn hóa sứ cương của Đào Duy Anh (1938),
Xã thôn Viêt Nam của Nguyễn Hồng Phong (1959), Nếp cũ - làng xóm Việt
Nam của Toan Ánh (1968), Nông thôn Việt Nam trong lịch sứ của Viện Sử
học (1977-1978), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đằng bằng Bắc Bộ
của Trần Từ (1984), Luật và xã hội Việt Nam thé ky XVI - XVIH của In ChonYu (1994), Làng Việt Nam- một s
Phan Dai Doan (2000), /lành zình về làng Việt cổ của Bùi Xuân Đính
(2008) Gần đây nhất, cuối
Đính chủ biên (Nxb Hà Nội, 2013) đề cập khá chỉ tiết về đời sống của các
lấn dé kinh tế - xã hội- văn hóa của
Bat Trang - làng nghề, làng văn do Bùi Xuân
đòng họ ở làng quê chuyên nghề làm gốm, có nhiều nét khác biệt này
2 Các công trình nghiên cứu vẻ lịch sử dòng họ và các đặc điểm của
dòng họ nói chung: #fọ và tốn người Việt Nam của Lê Trung Hoa (1992); Một
Trang 6Chi Thanh, 2006), .va hàng loạt các bài trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành: Dân tộc học, Xã hội học
3 Các công trình nghiên cứu về các dòng họ cụ thể, gồm có cuốn sách viết về các dòng họ như: Lịch sử họ Ngồ Uiệt Nam của Ngô Đức Thắng (1990), Họ Đỗ Việt Nam; các luận văn, hoặc các thông tin về các dòng họ xuất bản trong những năm gần đây, như: Ho Bùi Việt Nam, Họ Vũ Việt Nam, Ho Trinh Vigt Nam
4 Các công trình nghiên cứu về dòng họ trong điều kiện của xã hội hiện nay như: Văn hóa các dòng ho ở Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến
lược con người Việt Nam dau thé ki XIX (Ky yếu hội thảo khoa học, 1997),
của Mai Văn Hai, Phan Đại Doãn (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng của Tô Duy Hợp (2000)
Tuy có một số lượng lớn các công trình về dòng họ, song nhìn chung,
Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông
các công trình đó có các đặc điểm cơ bản:
~ Một là, chủ yếu nhìn nhận các công trình về đòng họ dưới góc độ Sử học, trong đó nhắn mạnh để yếu tố xã hội của dòng họ, ít nghiên cứu dưới góc độ Văn hóa học và Nhân học cùng yếu tố văn hóa trong dòng họ,
~ Hai là, tập trung nghiên cứu chung vẻ dòng họ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các dòng họ ở các làng quê cụ thé, nhất là ở các làng quê có những nét độc đáo về văn hóa và các đòng họ có bề dày truyền thống lịch
sử văn hóa
= Ba la, đối với vai trò của dòng họ trong tổ chức các hoạt động văn
hóa thờ cúng, lễ hội, đến nay mới chỉ có một số công trình để cập đến, như
Trang 7Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh của Phạm Thị Quế Liên (2007), Văn hóa dong ho Mac lang Long Động (xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Đương) của Phan Thị Luyến (2011), Văn hóa dòng họ Bùi (hôn Bùi Đồng - Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) của Lê ‘Thi Thu Ha (2011)
Đối với làng Thụy Hà, đến nay mới chỉ có bài viết “Hội lang Thuy Ha” trong cuỗn Lễ hội Thăng Long do Lê Trung Vũ (Chủ biên, 2001) và được in
lại trong cuỗn Đồng Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội (2010) do Bài
Xuân Đính chủ biên, giới thiệu sơ bộ về hội của làng trong mối quan hệ với
các dòng họ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ diện mạo văn hóa các dòng họ làng Thụy Hà (gồm yếu
tố văn hóa vật thể và phi vật thẻ) Luận văn đồng thời nêu bật vai trò của các
đồng họ ở Thụy Hà đối với việc tổ chức các hoạt động tín ngường và văn hóa của làng từ trước tới nay (cơ sở kinh tế - xã hội, tín ngưỡng để các dòng họ đứng ra tổ chức và cách thức tổ chức các hoạt động văn hóa, tâm lĩnh )
Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các ý kiến nhằm phát huy vai trò của
đồng họ trong tổ chức các hoạt động văn hóa và bảo tồn các giá trị văn hóa ding ho trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thu thập các nguồn tài liệu, phân tích các biểu hiện cụ thể về
Trang 8Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dạng thức biểu hiện, vai trò
của các dòng họ ở làng Thụy Hà trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, tín
ngưỡng của làng từ trước đến nay
Tuy có tiêu đề là “Văn hoá các dòng họ Nguyễn làng Thụy Hà, xã
Bắc Hằng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nộf” song luận văn khảo sát
văn hóa của tất cả các dòng họ trong làng này Điều này có lý do khách quan Đó là, khi tiếp cận ban đầu vẻ làng Thụy Hà, chúng tôi thấy các tư liệu, bài
viết đều chép tất cả các dòng họ của làng này đều mang họ Nguyễn Đến
tháng 12 năm 2012, chúng tôi mới về khảo sát sâu về làng và khi đó, mới phát hiện làng còn có họ Dương Ngoài ra còn có họ Thịnh, hiện có những lý giải khác nhau về nguồn gốc, song theo chúng tôi vẫn là một họ Nguyễn Hai họ này từ xa xưa luôn gắn kết với các họ Nguyễn thành một khối thống nhất trên tắt cả các mặt đời sống, nhất là trong tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội
Song khi đó, đã quá thời hạn điều chỉnh tên đề tài luận văn Vì vậy, đối tượng, nghiên cứu của luận văn được mở rộng đến văn hóa các họ Dương và Thịnh để hợp thành một chỉnh thể về văn hóa các dòng họ trong bức tranh chung vẻ văn hóa làng Thụy Hà
4.2 Pham vi nghiên cứu của luận vẫn
~ Về không gian: luận văn nghiên cứu tại làng Thụy Hà (xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh), có so sánh với tư liệu về tổ chức các hoạt động văn hóa, tâm linh của một số đòng họ ở một số làng khác, như các dòng họ ở làng Bát ‘Tring (huyện Gia Lâm) cùng thuộc thành phố Hà Nội
Trang 9
như quan sát, phỏng vấn, điều tra hồi cố, nghiên cứu tham dự, thảo luận nhóm để thu thập các nguồn tư liệu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành: Van hoa học, Dân tộc học, phương pháp lịch sử, chú trọng sử dụng phương, pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, hệ thống đẻ làm rõ các vấn đề được nêu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của 'Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về
đề văn hóa; về nông thôn, nông nghiệp và nông dân
6 Nguồn tư liệu của luận văn
Luận văn sử dụng nguồn tư liệu chính là ø ligu điển đã, gồm
~ Tư liệu thành văn, gồm các bản gia phả (nguyên bản chữ Hán và bản
dịch tiếng Việt), bia ký và bảng khắc gỗ trong nhà thờ các dòng họ), thin pha,
c phong và các văn bản Hán Nôm khác còn lưu trong đình làng, các tài liệu viết của các bậc cao niên về một số khía cạnh lịch sử - văn hóa của làng; các báo
cáo tổng kết và các số liệu thống kê của làng Thụy Hà và xã Bắc Hồng
~ Tư liệu phỏng vấn các bậc cao niên, ban đại diện các dòng họ; tư liệu từ các cuộc trao đổi với lãnh đạo thôn Thụy Hà và xã Bắc Hồng
Luận văn còn khai thác các tư liệu còn lưu tại Viện Thông tin KHXH, gồm bản khai thần tích thần sắc (năm 1938), bản hương ước bằng chữ Nôm lập
năm Khải Định thứ bảy (năm 1922),
Luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu vẻ làng xã, về dòng họ người
ừ trước đến nay,
Trang 10
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Téng quan về văn hóa dòng họ và về làng Thụy Ha
Chương 2: Điện mạo văn hóa các dòng họ Nguyễn làng Thụy Hà
Trang 11Chương I
TONG QUAN VE VAN HOA DONG HQ VA VE LANG THUY HA
1,1 Tổng quan về văn hóa dòng họ
Để làm rõ những nét lớn và tiêu biểu nhất về văn hóa các dòng họ ở làng Thụy Hà, cần xem xét cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa dòng họ của
người Việt Điều này liên quan đến các khái niệm có liên quan
Trước hết là khái niệm dong ho Ho (t6ng tc), la mot don vi huyết
thống lớn, là tập hợp các gia đình có chung một ông tổ, có những đặc điểm
chung về sinh học (gien) mang tính di truyền cao, được dân gian đúc kết “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" hay “giỏ nhà ai, quai nhà nấy”;
về văn hóa và có ý thức cao về nguồn gốc của mình
phân biệt họ với tên họ Có nhiều người cùng mang tên họ
Nguyễn, họ Lê, họ Bi đấy chỉ là sự trùng tên họ, không cùng huyết thống, hay cùng ông tổ Trên thực tế, có nhiều trường hợp tên họ không đồng nghĩa
với huyết thống, do bị (hoặc được) đổi họ vì những lý do sau (bị truy nã, trả
thù; do trùng tên với tên vua, hoàng hậu hoặc miếu hiệu của vua; để khỏi bị dân chính cư chèn ép )
Họ của người Việt được tổ chức theo hai nguyên tắc cơ bản:
guyên tắc trưởng - đích: ngôi trưởng (trưởng họ, hoặc trưởng chỉ, hoặc con trưởng trong gia đình) và ngành đích (con của người vợ cả) mang tính cha truyền con nối, là đại diện chính thức của gia đình, dòng họ trên các
phương diện Trường hợp ngành trưởng và ngành đích không có con trai hoặc có nhưng không đảm đương được nhiệm vụ (như bị bệnh tâm thẳn, hoặc mắc
tội bắt hiểu bị cả họ lên án), ngành thứ mới được thay thế
Trang 12thì trên người đó có 4 đời là Cao (tiếng Việt là Ky) - Tẳng (Cụ)- Tổ (Ông)-
Phu (Cha) va dưới người đó có 4 đời: Tử (Con)- Tôn (Cháu) - Tằng tôn (Chất) ~ Huyén t6n (Chit) Tắt cả mọi người được sinh ra từ cụ tổ (trong Gia phả ghi là ?hủúy tổ, hoặc Tiên tổ, Khởi tổ, Triệu tổ, Ty t ) đến đời thứ chín đều được
coi như có quan hệ thân thuộc vẻ đồng máu, nên phải cư xử với nhau trên tỉnh thần "Cứu đại hơn ngoại nhân" (họ chín đời hơn người dưng) hay "Giọt máu đào hơn ao nước lã" Con cháu trong phạm vi chín đời về nguyên tắc không, được kết hôn với nhau
Mỗi họ có hội đồng gia tộc điều hành, gồm trưởng tộc, các trưởng chỉ
và những người giả am hiểu, có uy tín
Họ của người Việt tuy không còn là đơn vị kinh tế (vĩ đã chia thành nhiều gia đình nhỏ với thân phận kinh tế - xã hội riêng) song có sức cố kết rất lớn về tâm lý và tình cảm, nhờ ý thức chung về cội nguồn (có chung ông tỏ), được củng cổ bởi mộ tổ, gia pha (tộc phả), nhà thờ họ (hay chỉ họ), ngày giỗ
tỔ; tạo ra tâm lý gắn kết dòng họ (Họ chín đời hơn người dưng, Cửu đại hơn
ngoại nhân) Ý thức, tâm lý cố kết này mang nhiều ý nghĩa tích cực, giúp cho người trong họ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, có công to việc lớn (ma chay, cưới xin ), trong tổ chức khai hoang, phát triển sản xuất, khuyến
học, đánh giặc, cả hoạt động cách mạng sau này Song ý thức, tâm lý cố trên cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực như tâm lý cục bộ dòng họ, sự đố
ky và mâu thuần giữa các cặp dòng họ trong làng (họ da đỉnh - ít đỉnh; họ chính cư - ngụ cư; họ đến trước - đến sau, họ quyền thế - bạch đỉnh) Ngày nay, các ảnh hưởng tiêu cực này vẫn còn rất đậm nét (chi bộ dòng họ, chính quyền dòng họ)
Trang 13loại các thành tố của văn hóa Ngày nay, văn hóa được chia thành hai thành tố cơ bản là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Đương nhiên, sự phân chia đó chỉ mang tính chất tương đối, vì mỗi thành tố đều có các yếu tố của thành tổ kỉa
Văn hóa đòng họ được hiễu là tắt cả những gì đo một công đồng huyết thống tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của cộng đồng mình và để phân biệt với các dòng họ khác Văn hóa dòng họ gồm các thành tố
~ Văn hóa vật thể gồm nhà thờ họ (hoặc chỉ họ) gắn với các di vật, cổ
vật bên trong, mộ tổ, ruộng họ, quỷ họ, tộc phả (hay gia pha)
~ Văn hóa phi vật thể gồm ý thức chung về cội nguồn dòng họ, sự cố
kết trong dòng họ, các truyền thống mà dòng họ tạo dựng trong quá trình sinh
tồn (truyền thống lao động sản xuất, truyền thống học hành, truyền thống
đánh giặc giữ nước )
'Văn hóa dòng họ được hình thành trên cơ sở môi trường cảnh quan ma
dong ho cu trú, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, vào hoàn cảnh
lịch sử, chế độ chính trị, hệ tư tưởng và văn hóa của đắt nước qua mỗi thời kỳ 'Văn hóa dòng họ là một thành tố của văn hóa làng, vì mỗi làng gồm
u dòng ho, hay các họ tập hợp lại thành làng Văn hóa làng là môi trường, để nuôi dưỡng và phát triển văn hóa dòng họ Đến lượt mình, văn hóa dòng
họ góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hoá truyền thống làng xã
'Văn hóa đồng họ như là một thành tố không tách rời với văn hóa tộc người, mà ở đó dòng họ trải qua quá trình hình thành và phát triển đã sản sinh
ra các giá trị, như sự cố kết cộng đồng, ứng xử cá nhân, giáo dục nhân cách,
Trang 141.2 Vài nét về làng Thụy Hà 1.2.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Làng Thụy Hà nay thuộc xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội Từ trung tâm thành phố, đi theo đê sông Hồng, qua cầu Thăng Long,
theo đường Bắc Thăng Long - Nội Bài khoảng 3 km, tới ngã tư Nam Hồng rẽ
phải vào đường 23B, đến chợ Vân Trì rẽ trái theo đường liên xã, đến trụ sở
UBND xã Bắc Hồng, lại rẽ trái theo đường liên thôn là vào địa phận làng
Xã Bắc Hồng nằm ở phía Tây Bắc huyện Đông Anh, cách trung tim
“Thủ đô Hà Nội 25 km, tiếp giáp với 5 xã
~ Phía Bắc giáp sông Cà Lồ, bên kia sông là các xã Phú Minh, Phú
'Cường thuộc huyện Sóc Sơn
Nam giáp các xã Nam Hồng, Vân Nội cùng thuộc huyện Đông Anh ~ Phía Đông giáp xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh
~ Phía Tây giáp thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh)
Trên địa bàn xã có khoảng 3 km của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai
chạy qua; có các tuyến đường liên xã với tổng chiều dài các tuyến đường liên
xã là 8 km; có sông Cà Lồ chạy qua về phía Bắc với tổng chiều dài 5 km; giúp
ích cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã, đặc biệt là
vào mùa mưa lũ giúp thoát nước tốt ở những cánh đồng thấp, và là nơi để dự trữ nước tưới cho cây rau mẫu vào mùa khô
Với vị trí và địa thế trên, có thể coi Bắc Hồng là cửa ngõ của Tây phần
Đông Anh Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đây là hành lang nối với
vùng tự do Ngày nay, đây là cầu nối giữa sân bay Quốc tế Nội Bài với nội
Trang 15Trừ mặt Bắc giáp sông Cà Lồ, ba mặt còn lại của làng Thụy Hà giáp canh, giáp cư với các làng khác đều nằm trong xã Bắc Hồng Cụ thể:
~ Phía Đông làng giáp thôn Bến Trung
~ Phía Tây là cánh đồng Dừa, giáp làng Đồng, xã Quang Minh, huyện Sóc Sơn
~ Phía Nam là cánh đồng Rộc, giáp làng Phù Liễn, xã Bắc Hồng
Địa hình của làng cao từ phía Tây đổ về phía Đông làng, phía Tây làng
có đình và chùa, theo các cụ trong làng đây là nơi cao nhất của làng, có hình
con rồng nên là vị trí đẹp để đặt chùa và đình
1.2.1.2 Lịch sứ hình thành làng Thụy Hà
Từ thuở xa xưa, dòng sông Nguyệt Đức (sông Cà Lỗ hiện nay) được
hình thành mang phù sa từ đầm Vat chan nui Tam Đảo đổ về chảy uốn quanh
một dãy đôi thấp tạo thành một khu đất lầy lội, vùng này được gọi là Vùng
Lầm Sáo Dãy đồi thấp có hình thù tựa một con rồng cuốn, trên đổi có hàng
trăm cây thông cổ thụ nổi bật trên rừng râm, và trên các ngọn cây thông có
hàng ngàn con hạc trắng bay về đậu
Vào cuỗi thời Hùng Vương thứ 18, tướng Cao Sơn đã dựa vào rừng rậm của vùng Lầm Sáo để dùng kế hoả công diệt giặc ngoại xâm, nơi ấy được
gọi là Đám Rậm (nay gọi là cánh đồng Rộc) Sau trận đánh và trận cháy lớn
ấy, đám hạc trắng trên ngọn thông lần lượt bay xuống khu Cổ Loa Vì thế,
Thục Phán về sau mới chọn Cổ Loa làm Kinh đô của nước Âu Lạc
Từ đó trở đi, khu rừng rậm ở vùng Lầm Sáo có đủ mọi thứ cây phát
triên, nhiều nhất là thông, thị (dân trong vùng thường gọi là “cây thụy”) và khu rừng này đã trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con quạ đen Chính vì vậy, khi con người đến đây sinh cơ lập nghiệp, phát triển, làng ấy được gọi là làng Ô Oa (qua đen) Hàng ngàn năm dưới thời Bắc thuộc, làng Ô Oa thuộc
Trang 16quan, làng thuộc phạm vi cai quản của sứ quân thứ mười một do Nguyễn Thủ Tiệp đứng đầu
“Theo lưu truyền dân gian, vào khoảng nửa sau niên hiệu Hồng Đức đời 'Vua Lê Thánh Tông (1470 - 1497), Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, quê ở làng, Hới, huyện Hưng Hà (nay thuộc tỉnh Thái Bình) được cử làm quan huyện Kim Hoa Ông kết duyên với một người con gái xinh đẹp làng Ô Oa Vì thấy tên làng không đẹp nên quan đã đổi tên làng Ô Oa thành làng Thụy Hà (nghĩa là rừng cây thị ở ven sông) Do vậy bài diễn ca trong Gia phả của dòng họ Nguyễn Dương ở làng Thụy Hà có câu
Làng ta vốn chuyện xưa nay
“Xã là Sùng lão, thôn nay O Oa
Kiều cư quan ở Kim Hoa
Đổi làm biệt xã Thụy Hà danh thơm
Cuối thời Lê đầu thời Nguyễn, theo sách Tến làng xã Việt Nam đầu thể
&ÿ XY, Thụy Hà thuộc một xã thuộc tông Đông Đồ, huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc (đến năm Minh Mang thir ba - 1822, tran này đổi thành
tran Bắc Ninh; năm thứ 12-1831, đổi thành tỉnh Bắc Ninh)
Tháng Chín®' năm Bính Tý niên hiệu Tự Đức (tháng 10 năm 1876), làng Thụy Hà cùng các làng xã trong tổng Đông Đồ được cắt về huyện Đông, Anh mới được thành lập, thuộc phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (năm 1901 huyện ê tỉnh Phúc Yên) này được cắt
“Theo sách Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn, vào năm 1926, làng Thụy Hà có 1073 nhân khẩu Đây là làng có số dân trên trung
bình của một làng ở Bắc Bộ [34, tr 460]
Trang 17xã Sơn Du, Tuyên Nghĩa, Phúc Long thành xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên (từ năm 1950 là tỉnh Vĩnh Phúc),
Tháng 4 năm 1955 Nam Hồng được tách ra làm hai xã: Phúc Long ở phía Nam (sau đổi là Nam Hồng), Tuyên Nghĩa ở phía Bắc (sau đổi là Bắc Hồng); còn Sơn Du nhập về xã Phúc Thịnh (nay là xã Nguyên Khê) Xã Bắc Hồng gồm sáu thôn: Bến Trung, Mỹ Nội, Phù Liễn, Quan Âm, Thụy Hà, Thượng Phúc
Tir thing 5 năm 196, Bắc Hồng cùng các xã trong huyện Đông Anh được cắt chuyên từ tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội
Ngày nay, xã Bắc Hồng có tổng diện tích đắt tự nhiên là 709,95 ha, dân ố là 11.808 người (dân số tính đến ngày 31/12/2009) Riêng làng Thụy Hà hiện có tổng diện tích là 144.7 ha với 819 hộ, và 3600 khẩu
1.2.2 Điều kiện kinh tế
1.2.2.1 Sản xuất nông nghiệp
Từ xưa, người làng Thụy Hà chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp là chính Trước công cuộc hợp tác hóa những năm 60 của thế kỷ trước, phần lớn
diện tích đồng ruộng chỉ cấy được một vụ lúa và làm một vụ mẫu Cánh đồng
xưa không có hệ thống thủy lợi, nên mùa vụ phụ thuộc hoàn toàn vào tự
nhiên, chưa nẵng đã hạn, chưa mưa đã úng nên năng suất lúa rat thap (thường chi dat 60 - 70 kg /sào) đời sống nhân dân khó khăn
Thụy Hà xưa kia có 36 xứ đồng gồm có: cánh đồng Khanh, đồng Hàn, đồng Rộc, đồng Cửa Bia, đồng Hành, đồng Giải Phướn, đồng Cáo, đồng Qua,
đồng Giếng Ngọc, đồng Xe các cánh đồng này bao quanh ba phía làng là
phía Nam, phía Tây và phía Bắc Do dia hình làng cao từ phía Tây đỗ về
Đông vì vậy hằu hết các xứ đồng phía Tây đều cao hơn các xứ đồng còn lại
Hiện nay, ở các cánh đồng trũng, dân làng tiếp tục duy trì trồng lúa
Trang 18cây rau mẫu Hệ thống thuỷ lợi của làng ngày càng được quan tâm đã tạo điều
kiện giúp đỡ người dân trong quá trình canh tác
1.2.2.2 Các nghệ thú công
Từ xưa đến nay, Thụy Hà vốn là làng phát triển chủ yếu với nghề làm
nông nghiệp, tuy nhiên trong làng cũng đã tồn tại va phát triển thêm các nghề
như: mộc, phun sơn, hàn xì, may mặc
Đến năm 2012, làng có 819 hộ, trong đó có 4 hộ làm nghề mộc, hàn xì,
cơ khí có 5 hộ, may mặc có 5 hộ, phun sơn có 7 hộ Thủ công nghiệp chỉ
chiếm một phần nhỏ cơ cấu kinh tế của làng
1.3.2.3 Thương nghiệp
“Trước đây, làng có chợ họp ở giữa làng, họp tắt cả các ngày trong năm Chợ diễn ra dưới hình thức nhỏ lẻ, chủ yếu để dân làng và các làng xung quanh trao đổi các mặt hàng lương thực, thực phẩm dư thừa Hiện nay, chợ làng vẫn tồn tại, nhưng sự thay đổi và phát triển về kinh tế - xã hội hiện nay làm cho chợ làng không còn giữ được nét thuần túy của chợ quê ngày trước
Hiện nay, ngoài các hộ kinh doanh các mặt hàng là đồ dùng sinh hoạt thông dụng, truyền thống (lương thực thực phẩm, hàng tạp hóa), trong làng có
một số hộ kinh doanh các mặt hàng mới, như đồ gỗ (10 hộ), gas, các dịch vụ
cưới xin
1.2.3 Cơ cấu tỗ chức của làng
1.2.3.1 Các thiết chế tổ chức trước Cách mạng
Trang 19chia thành các xóm, mà chỉ gọi là khu, chỉ có tính chất xác định địa điểm của
một gia đình, một di tích trong làng, không có người đứng đầu Trong các thiết chế, giáp - thiết chế đinh nam của các xóm, các họ làm đơn vị tổ chức
thực hiện các công việc của cộng đồng
Theo bản hương ước lập lại năm Khải Định thứ bảy (năm Nhâm Tuất,
1922), cũng như theo các bậc cao niên trong làng, trai định của 7 dòng họ và
được chia làm 4 giáp, mỗi giáp chịu trách nhiệm một góc đình
~ Giáp Đông có họ Nguyễn Đức chỉ trên, họ Nguyễn Duy chỉ trên, và
một số gia đình họ Nguyễn Tiến
~ Giáp Tây ban đầu gồm có họ Phạm nhưng do số nhân đinh ít nên khi khởi nghĩa nỗ ra thì không còn duy trì được và phải kết hợp với giáp Nam, vì
vậy được gọi là giáp Công Tây Nam
~ Giáp Nam gồm có các họ Nguyễn Đức chỉ dưới, Nguyễn Thế, họ
Thịnh, một số hộ họ Nguyễn Tiến và một số hộ họ Phạm
~ Giáp Bắc gồm các họ Dương, Nguyễn Văn, Nguyễn Duy chỉ dưới
Theo lệ, con trai được sinh ra phải “đóng đầu đinh” tức làm lễ nhập
giáp Lễ chỉ gồm 1 cân thóc, phải đóng trước ngày mồng 10 tháng Mười Nếu
không đóng hoặc đóng chậm sẽ không được ghỉ tên trong sổ hàng giáp, chưa được hưởng các quyền lợi Ngoài được dự các bữa tiệc của giáp, còn duge di
ăn cỗ lệ ở các đám ma ở các giáp khác Giáp nào có người mắt sẽ phải lo hậu
sự và 3 giáp còn lại được ăn cỗ lệ Cổ lệ thường ngồi 4 người, cỗ gồm có 4
miếng thịt lợn, 4 miếng dỗi lợn, 4 miếng lòng, rau chuối, tương và cút rượu,
đặc biệt không thể thiếu 4 đồng xu của 4 người
Trang 20‘Chap năm trước đến cùng thời điểm đó của năm sau Mỗi giáp có quyền số
riêng để biên chép các công việc, tục lệ của giáp
Trai đình của giáp từ 50 tuổi trở lên được gọi là cự ião, mỗi năm một lần, vào ngày Kỳ yên tháng Hai, mỗi cụ lão sửa một cỗ trai bàn, làng chiết can
lấy mỗi cụ 5 hào đề thay cho việc sửa lễ ấy Cứ đầu tháng Hai phải nạp tí Dưới tuổi lão chọn 4 đỉnh nam, gọi là /énh dé lo việc tế tự hoặc rước, sửa soạn các lễ vật ở đình Giáp nào gánh đương cai thì lấy người lềnh nhất
phải đảm nhiệm đương cai để làm các viết văn tế, các ngày tế tự giữ đồ công của làng, cùng các lềnh khác của giáp lo các việc của làng giao cho; phải sửa lễ vật cho các lễ Thường tân, lễ tế Thần nông (Hạ điền), lễ “Thượng điền (lên đồng), mỗi lễ một cân gà, một cân xôi, cùng trầu rượu
Đương cai được cày ruông, song phải xuất tiền mỗi thứ ruộng năm đồng bạc ngay từ ngày nhận ruộng
“rong các người lềnh của giáp đương cai, chọn một người làm cai đám, giữ việc đèn nhang ngày đêm suốt năm ở đình, miếu, nhất là dịp làng vào
đám Cai đám được làng cấp năm đồng bạc
Dưới bốn người lềnh có 1§ người chạ, lo việc rước sách các đồ công
của làng Họ chịu sự kiểm soát của người đương cai giáp Lễ (hội Tư văn)
Người ấy phải điểm chuông trống các tuần tế, các người ở điều này những
tuần tế tối được hưởng lộc thánh, mỗi cỗ là một cân gà, một cân xôi, dầu
rượu tùy lễ ấy
Khi làng vào đám, mỗi giáp phải chọn 2 người, từ người cao tuổi nhất
trở xuống để phụng sự đương trực, giữ việc tế tự ngày nhập tịch, gọi là quan
viên nội Nếu gọi xuống đến tuổi 18 mà không ai nhận, thì bốn người lềnh ở
trên phải khéo cử từ những người nhiêu Quan viên nội không được về nhà
Trang 21
"Những tuần tế nào có quan viên ngoại thì quan viên nội chỉ phải tế chủ và bồi bái Tuần tế nào không có quan viên ngoại thì quan viên nội phải giữ cả các việc như lệ thường Tối sớm mỏng 8, quan viên nội phải cắt cử nhiêu vào rước bẩy cỗ hậu ra đình phối tế Tối hôm tống tịch lại phải rước về Từ sáng ngày mông 9 đến tối ngày 12 mỗi ngày các quan viên nội được thừa huệ hai cân xôi, hai cân gà, dầu rượu tùy lễ ấy [28],
Các quy định trên được tuân thủ nghiêm ngặt Theo tục, ai làm sai sẽ bị phat va bing 1 cút rượu, 3 quả cau, I Id trầu, người trưởng họ phải ra làm lễ tạ lỗi xin cho người của họ mình về trước sự chứng kiến của dân làng Điều này cho thấy vai trò to lớn của người đứng đầu dòng họ, trưởng tộc phải có trách
nhiệm nhắc nhở gìn giữ sự hoà thuận trong họ mình
'Bộ máy quản lý thời phong kiến của làng Thụy Hà vẫn gồm hội đồng kỳ mục và bộ máy chức dịch Thành viên đương chức của hội đồng kỳ mục được miễn tạp dịch và các thể lệ Lý trưởng, phó lý thỉ hành việc quan và coi xét công việc ở trong làng khi mãn lệ không mắc lỗi được ban ngôi cựu lý phó trưởng, tham gia hội đồng kỳ mục
Cũng như ở các làng quê Việt khác, trong làng Thuy Hà xưa còn có hội Tur van (dan làng gọi là giáp L2) - tổ chức của những người có trình độ Nho học, đảm nhiệm các công việc trọng đại nhất của thờ thần, như soạn văn tế, tế lễ Khi làng vào đám, người giáp Lễ được đi tế ở đám và các tuần tế tối, cùng tuần tế sáng ngày 13, gọi là quan viên ngoại Trong các dip này, họ được thừa "hưởng lộc thần là một cân gà, một cân xôi, trầu rượu
Trang 22'Về bảo vệ an ninh, theo bản hương ước nêu trên, giáp nào đương cai
trong năm phải bầu lấy một người có gia sản để làm thủ phiên, tuần phòng,
nội hương 4p, ngoại đồng điền, mắt đâu phải đền theo thời giá Thủ phiên
chon trai đình trong làng làm tuần tráng Thủ phiên và các tuần tráng được
làng cho mỗi năm 100 đồng bạc, trích từ tiền sương túc (mỗi sào ba tiền, mỗi nhà 7 tiền, nhà có trâu 2 hào 5 tiền, nhà có bò 1 hào 5 tiền) Số tiền
sương ấy các gia đình, các chủ ruộng phải nạp trước cho làng Vụ tháng, Năm (vụ chiêm) nạp I nửa, vụ tháng Mười (vụ mùa) nạp 1 nửa để làng phát cho thủ phiên mỗi tháng 5 đồng bạc, trừ vào số 100 bạc công ấy, đến cuối năm côn thiếu bao nhiêu thì làng phát cho cả Ngày nhận chức (ngày 11 tháng Giêng), đương thứ thủ phiên phải làm lễ trình thành hoàng ở đình
và phải đãi kỳ mục, quan viên nội; Khi mãn nhiệm được chu toàn các công việc, làng thưởng thêm 5 đồng bạc [28],
Hoạt động của các thiết chế tổ chức và các mặt khác trong làng được
thể chế hóa trong hương ước Tại Thư viện Thông tin KHXH hiện còn lưu bản hương ước của làng, lập ngày 14 tháng Chín năm Khải Định thứ bảy (12 -
10 - 1922), viết bằng chữ Nôm, ký hiệu HƯN 886 Điều đáng lưu ý của bản
hương ước này là, tuy được lập sau cuộc cải lương hương chính năm 1921, song văn bản không soạn theo mẫu của chính quyển bảo hộ Pháp, tức không có phần “Chính trị”, mà chỉ có phần “Phong tue” Theo PGS TS Bùi Xuân
Đính, hiện tượng nay rat ít xảy ra, giống như trường hợp bản hương ước làng,
“Trà Cổ (nay thuộc thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), lập năm Bảo Đại thứ tư (năm 1929)
'Văn bản hương ước gồm 29 trang, trong đó phần có nội dung các điều
khoản từ trang 2 đến trang 19 (phần còn lại là danh sách những người ký tên)
Trang 23
~ Điều 11, 12 quy định tiêu chuẩn của các kỳ mục, chức dịch
~ Điều 13 về các loại ruộng đất công, các tài sản công của làng, số lượng và nguyên tắc sử dụng
~ Từ điều 14 đến điều 27 quy định về các lễ tiết thờ cúng trong năm ~ Các điều 28, 29 là điều khoản thi hành
Bên dưới là danh sách những người đứng tên, gồm các tộc biểu, các chức dịch, các lão nhiêu, đại diện các họ [28]
1.2.3.2 Về chế độ ruộng đắt công và tài sản công của làng
Theo bản Hương ước năm Khải Định thứ bảy nêu trên, làng Thụy Hà còn một số lớn diện tích ruộng đắt công và các tài sản khác Cụ thể như sau:
VỀ ruộng đất công, có các loại ruộng
- Ruộng lãnh (zưồng lính) 26 mảnh, cộng 3 mẫu 2 sảo 8 thước ở dia phân của làng; lại có 6 mảnh cộng 6 sào ở đồng làng Phủ Liễn Làng cho dau thầu dùng vào các việc chung
~ Ruộng ngoài I khu phân cho bồn giáp cày cấy, người lềnh được cày, phải sửa lễ sóc vọng
~ Các loại ruộng hậu gồm:
+ Ruộng hậu than, 4 thửa, cộng 1 mẫu 10 thước; lại có 4 thửa cộng 6
sào ở đồng làng Phù Liễn
+ Rudng hau Nghia”), 2 mảnh cộng 5 sào 2 thước + Ruộng hậu Trạc 4 mảnh cộng 9 sảo 7 thước,
Trang 24+ Ruộng hậu tự (uộng của người dặt hậu chùa?) 2 mảnh cộng 3 sào 3 thước + Ruộng phối tự 1 mảnh 1 sao
+ Ruộng Phật đản 5 mảnh cộng 4 sảo 10 thước 9 tắc
+ Ruộng kị tự (ruộng của người gửi giỗ ở chủa) 4 mảnh cộng I mẫu 1 sto 5 thước,
+ Ruộng ky tự vào tháng Mười 1 mảnh 2 sao 2 thước
Các loại ruộng hậu trên đây làng cho đấu giá, đặt lễ mỗi sào cổ tiền 6
mạch; ai nhận thầu ruộng nào thì phải bỏ tiền sửa lễ ấy Các ngày lễ ấy có
quyền thu riêng ở người đương cai giữ
~ Các loại ruộng thờ thản, phục vụ các lễ tiết thờ cúng trong năm gồm: + Ruộng đèn nhang 6 mảnh, cộng 5 sảo 14 thước và 1 mảnh ruộng ven sông Š sào, hoa lợi chung ngọn đình cho người cai đám được ăn
+ Ruộng Thường tân (cho lễ cơm mới) 5 mảnh cộng 4 sào 3 thước, cho
người đương cai cày, phải xuất tiền và sửa lễ đã nói điều thứ tư ở trên
+ Ruộng Triều y (dùng vào việc thay áo mũ cho thần) 1 mảnh 7 sào 5
thước cho người lềnh giáp đương cai cày, xuất tiền sửa lễ thờ, thể lệ đã có
quyền thu riêng do người đương cai giữ
+ Ruộng sóc vọng (làm lễ các ngày mông 1 và ngày Rằm hàng tháng) 7 mảnh cộng 3 sào 14 thước và ruộng ngòi đã nói ở trên, cho người lềnh bốn giáp cày, phải bỏ tiền sửa lễ sóc vọng, và lễ Nguyên đán trong năm, mỗi lễ
sửa lễ chay, cùng lễ ngày 13 tháng Bảy giá Š đồng bạc
+ Ruộng Bả lềnh (ruộng cho người gánh vai lễnh) 1 mảnh 2 sào, Š
thước cho người nhận ăn nhiêu, làng cho thêm tiền 2 đồng bạc nữa
+ Ruộng tự tăng (ruộng cắp cho nhà chùa) 32 mảnh cộng 3 mẫu 5 sao,
Trang 25+ Ruộng nghênh hậu 6 mảnh cộng 6 sio 2 thước, các giáp luân thứ
đương cai, từ người lềnh, 6 người được cày để sửa cỗ hậu thần ngày nhập tịch vả ngày tống tịch
~ Ruộng của các giáp, các hội có
+ Ruộng giáp Đông 14 mảnh cộng 2 mẫu 7 sao 10 thước + Ruộng giáp Tây Nam 13 mảnh cộng 1 mẫu 6 sảo 10 thước
+ Ruộng giáp Bắc 6 mảnh cộng 1 mẫu 1 sào
+ Ruộng giáp Lễ l1 mảnh cộng 3 mẫu 3 sảo 2 thước
+ Rudng tư văn hàng huyện 4 mảnh cộng 7 sảo 7 thước + Ruộng giáp Tân nhạc 13 mảnh cộng 2 mẫu 5 sào 5 thước + Ruộng giáp Cựu nhạc 34 mảnh cộng 3 mẫu 9 sào 9 thước
Từ khoản này trở lên đến khoản thứ 28, làng bán công điển lấy mỗi sảo
cổ tiền 2 quan, làng chỉ tiền lễ cho mỗi sào 8 mạch
"Ngoài ra còn có 7 mảnh cộng 4 sào Ì2 thước cho người mõ làng được cày
cấy [28]
Về các tài sản chung của làng có:
~ Chim dé ban trương (đấu thầu), ba năm làm một hạn
~ Rặng cây, người thủ phiên có trach nhiệm trông coi, không được cho ai bẻ cành, đẫn cây, nếu cho ai bẻ lá diin cây, làng bắt tội thủ phiên
~ Bãi hoang thổ đề chăn trâu bò ~ Bãi chùa Ngô để bán trương
~ Ruộng ái (ren) sông, để bán trương 3 năm làm một hạn
~ Bờ chân sông để bán trương 3 năm Lim 1 han
Trang 261.2.3.3 Cơ cầu tô chức của làng hiện nay
Ngày nay, Thụy Hà là một thôn của xã Bắc Hồng Đây là thôn có dân số đông thứ nhất và diện tích lớn nhất trong tổng số 6 thôn Cơ cấu tổ chức của làng tuân thủ những nguyên tắc chung của hệ thống chính trị, kết hợp một
số yếu tố truyền thống còn bảo lưu
Xém: ngày nay làng chia làm 8 xóm, gọi theo số thứ tự, hình thành theo đội sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp cũ Mỗi đội có đội trưởng, thư ký
Cả làng (thôn) hiện có một chỉ bộ với 90 đáng viên Ban quản lý thôn ‘gdm bi thư chỉ bộ phụ trách chung, trưởng thôn chịu trách nhiệm mọi công việc hành chính, một phó trưởng thôn kiêm công an viên và đội trưởng các
đội sản xuất
1.2.4 Các di tích thờ cúng của làng 1.2.4.1 Dinh làng
Trước năm 1948, làng Thụy Hà còn ngôi đình trên gò Phượng ở khu “Tây của làng (trong khuôn viên trụ sở của thôn hiện nay) Đình nhìn hướng Nam Không rõ đình được dựng tir bao giờ, song theo một số văn bản chữ Việt ghi theo hồi ức của các bậc cao niên trước day, thi đình được dựng tir đầu thé ky thứ VII Khoảng niên hiệu Khánh Đức (1649 - 1652), trong làng có một phụ nữ họ Thịnh (Trịnh) lấy chúa Trịnh, trở thành hoàng phi, Bà đã về quê bản với các bậc kỳ lão trong làng cho chuyển đình về phía góc Tây Bắc
làng Đình nhìn hướng Tây, ghé Tây Nam
Đến cuối thế kỷ thứ XVII, đình nằm trên khu đất rộng khoảng hơn
3000 mét vuông, kết cấu chuôi vồ, gồm tiền tế và hậu cung Quanh đình có
thành cao, hào sâu Công đình cao bề thế, cách xa hàng km vẫn thấy ngọn cột đồng trụ Trong đình và phía ngoài có nhiều cây cổ thụ to, hai người ôm
Trang 27Cuối năm 1949, giặc Pháp chiếm đóng và bình định vùng Đông Anh,
để không cho địch lợi dụng đình làm chỗ trú quân, ngôi đình bị tiêu thổ,
Năm 1951, dân làng dựng lại đình trên nền cũ, mái lợp tôn Song đến năm 1952, đình lại bị lính Pháp phá bỏ
'Hòa bình lập lại, do không có điều kiện dựng lại đình nên khu đắt đình được dùng vào các mục đích của tập thể Đến năm 1990, đình được dựng lại, song không phải trên khuôn viên cũ mà ở phía Đông của Bãi Chùa Đình nhìn hướng Tây, gồm tiền tế 5 gian và hậu cung Ngôi đình hoàn toàn mới song vẫn được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2006
Dinh Thuy Ha tho 4 vị thành hoàng là Cao Sơn, Hỗn Độn, Áp Quán và Ta Phụ Minh Thiên
Thần Cao Sơn, trong bản khai thần tích thần sắc năm 1938 của các
chức dịch xã Thụy Hà chỉ có đoạn ngắn Ngài là nhân thần, không có bia hiệu gì cả Ngày sinh, ngày hóa, ngày hiển thánh và công đức giúp dân, dẹp giặc
đời nào, đều không có bia, sự tích [S1]
Trên thực tế, Cao Sơn được thờ ở nhiều làng và hiện có nhiều thuyết
khác nhau về lai lịch vị thần này:
~ Đa số các truyền thuyết cho rằng Cao Sơn có tên là Nguyễn Hiền và
em một là Nguyễn Sùng (tức Quí Minh), là bộ tướng thời vua Hùng, là con
chú con bác với Sơn Tỉnh, là người trang Thanh Uyên (nay là xã Thanh Uyên,
huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Phú) Khi Thủy Tinh đem quân đi đánh Sơn Tỉnh
và tộc Âu vây đánh nhà nước Văn Lang của Vua Hùng, thần Cao Sơn đã có công lớn cùng Sơn Tỉnh đánh thắng thủy tặc, bảo vệ nhà nước Văn Lang
~ Một truyền tích khác ghi nhận Cao Sơn là một thẳy thuốc giỏi thời Hán trị bệnh cứu người, ông đã cứu độ chúng sinh, dập tắt được dịch bệnh và
Trang 28~ Thần Cao Sơn là con Lạc Long Quân và Âu Cơ và là một trong 50
người con theo cha lên núi, sau đó Cao Sơn trở thành thuộc tướng thân cận của Sơn Tỉnh (tức Thánh Tân Viên) Người đã cùng Sơn Tỉnh đánh lại Thuỷ Tỉnh và thủ lĩnh của tộc người Âu khi họ tắn công vào nước Văn Lang Do
có công với nước nên về sau Cao Sơn được thờ là vị thần thứ hai trong đền ở
núi Tân Viên
Đến nay, các bậc cao niên làng Thụy Hà vẫn kể cho con cháu nghe
truyền thuyết rằng, thời Hùng Vương khi nước Văn Lang bị thù trong giặc ngoài nhỏm ngó, có vị Lạc tướng chuyên coi việc binh, thấy vị trí đất Thụy Hà có nhiều điểm thuận lợi, nên đã chọn làm nơi đóng binh, ngày đêm luyện tập quân sĩ Rất đông trai làng theo ông đánh giặc Phía Nam làng Thụy Hà, tại khu Đồng Rộc diễn ra trận quyết chiến với giặc Vị Lạc tướng đã lợi dụng khu rừng rậm để dùng kế hỏa công Ông đã cùng quân sĩ bài binh bố trận đốt xung quanh, dồn giặc vào vị trí xung yếu để tiêu diệt Thắng trận lẫy lừng, ‘ng khao thưởng quân sĩ và các đồng họ ở làng Thụy Hà Vị Lạc tướng dó là thần Cao Sơn Nhớ công lao một thuở giữ nước, dân làng tơn vinh ơng làm thành hồng, về sau, thần được sắc phong là “7Ùượng đẳng thằn” Vì vậy, trong kỳ hội tháng Giêng, làng tổ chức tro “Dam ram” din lai sy tích thành hoàng dẫn dân làng đi đánh giặc
Lưu truyền dân gian trên đây được khẳng định lại trong tắm bia còn lưu ở đình, lập tháng Giêng năm Canh Thìn, niên hiệu Chính Hòa (tháng 2 năm 1700) Van bia có đoạn “Năm Canh Thìn, xã Thụy Hà, huyện Kim Hoa ghi lại sử làng, về vị Lạc tướng Cao Sơn có công trừ giặc Hán phương Bắc, tại địa danh cổ Ô Oa [46]
Hỗn Độn và Áp Quán là hai bộ tướng của Cao Sơn, không rõ lai lịch Ngoài ba vị thần trên, đình Thụy Hà còn thờ Tá Phụ Minh Thiên là người ở thế kỉ thứ VI, thời Hậu Lý Nam
Trang 29
nước ta lần thứ hai Thần có công chắn giữ hai bờ sông Nguyệt tiêu diệt giặc
và giết hỗ dữ, bảo vệ xóm làng
Trong đình còn lưu giữ được 05 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn, còn các thần Hỗn Độn, Áp Quán và Tá Phụ Minh Thiên không được phong sắc Các sắc phong cho Cao Sơn cụ thể như sau:
~ Sắc ngày ngày 15 tháng Một năm Minh Mệnh thứ 21 ( 8 - 12 - 1840) Sắc ngày 13 tháng Chạp năm Thiệu Trị thứ sáu (29 - 01 - 1847), ~ Sắc ngày 20 tháng Chạp năm Tự Đức thứ ba (21 - 01 - 1851) ~ Sắc ngày 24 tháng Chạp năm Tự Đức thứ 33 (23 - 01 - 1881)
ngày mỗng một tháng Bảy năm Đồng Khánh thứ bai (19 - 8 - 1887)
Các sắc phong đều ghỉ thằn được phong các mỹ tự là Hiệu linh, Đôn
tĩnh, Hùng tuần, Trác vĩ, Cao Sơn Thượng đẳng thẳn [1 I]
2.1.4.2 Chùa làng (Tổ Long tự)
'Từ xa xưa, ngôi chùa cô làng Thụy Hà là miễu nhỏ, lợp tranh, tọa lạc ở
phía trước đình khoảng 50m, ghé về phía Đông trước hội trường mới thành lập của thôn Thụy Hà hiện nay
‘Chita tọa lạc trên khu đất hình một con rồng nằm ôm lấy làng Liễn kề bên phía Bắc chùa là một bãi thoải (gọi là tóc rồng) Trước đây, là một rừng, cây râm rạp, cây to người ôm không xuễ, phía dưới có vạt ruộng gọi là giếng mạch rồng phun nước cho dân làm ăn thuận lợi Hai bên chùa có giếng thiên oi là (mắt rồng), từ đây có một đường hằm thông vào chính giữa chùa
Từ cửa chùa là bãi thoải, xuôi về phía Nam là thân rồng, dài khoảng
200m vòng uốn khúc về phía Đông đều là bãi nổi Từ xa nhìn vào, thấy hình
một con rồng nỗi cao hơn chừng 5m đang ôm lấy làng
Cánh đồng phía Nam trước chùa được gọi là đồng Phướn, có ý nghĩa là bóng ngọn phướn cả của chùa che mát cho dân Hương thôn thêm thịnh
Trang 30Chùa Tổ Long cũng như nhiều ngôi chùa cổ khác ở đồng bằng Bắc Bộ, được sử dụng với mục đích làm nơi tôn thờ Phật của công đồng cư dân làng xã, đồng thời là nơi gửi gắm lòng tin của mọi người Chùa cũng là chỗ dựa tinh thần và cầu mong sự bình an, che chở của đức Phật
2.1.4.3 Văn chi
truyén thong hoc hanh, dé dat ctia ling
Thụy Hà xưa cũng là làng có nhiều người đỗ đạt, có 1 tiến sĩ và nhiều
người đỗ trung khoa, tiểu khoa
Vị tiến sĩ của làng Thụy Hà là Nguyễn Cơ (1678 - 2), đỗ Đệ tam giáp
đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn niên hiệu Vĩnh Thịnh đời Vua Lê Dụ
“Tông (năm 1712), làm quan đến chức Thừa chính sứ, Tự Khanh, được tặng
ham Triều liệt đại phu
Theo ghỉ chép của các bậc cao niên trong lang, Thụy Hà còn có 8 hương cống thời Lê (không rõ họ tên); 28 người là sinh đồ (tú tài), phủ sinh,
song đều không có tên tudi cy thé
Trước đây, làng Thuy Hà có văn chi ở phía Tây Nam làng Đây vừa là văn chỉ làng, vừa là văn chỉ hàng huyện Theo một văn bản do các bậc cao niên ghỉ lại hiện còn lưu ở đình cho biết, vào năm Quý Mão niên hiệu Thiệu Tri (năm 1843), huyện Kim Anh lập văn chỉ ở làng Thụy Hà để thờ thánh
hiển và 17 vị tiến sĩ của huyện; đặt nghỉ lễ theo “quốc tế” Quốc Tử Giám
Giám sinh Dương Hảo là người hiến đất cho làng dựng văn chỉ Phần lớn những người công đức để hành lễ vào các dip xuân thu nhị kì là những vị nho
khoa trong làng gồm:
~ Quốc Tử Giám Giám sinh họ Dương, tự là Thọ Sơn
~ Bản phủ Phủ sinh, tự Thạch Nham, hiệu Hach Sư, họ Dương
Trang 31~ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, Thừa chính sứ ty, Tham chính, tự Binh Đạo, húy Nguyễn Cơ, họ Nguyễn Duy
~ Cần sự tá lang Tri huyện Hội Linh, tự Đình Yêm, hiệu Thanh Trân, họ
Nguyễn Đức
- Cẩn sự lang, Đại lý tự, Tự thừa, tự Anh Trí, hiệu Tự Cường, ho Nguyễn Đức
~ Tướng sĩ lang Giảng dụ, hiệu Chuyết Trai, họ Dương
~ Tương sĩ lang, Thượng bảo tự, Tự thửa, họ Dương ~ Tri huyện Hữu Ling, hiệu Ước Đường, họ Dương
~ Tương sĩ lang, Huấn đạo phủ Triệu Phong, hiệu Bác Đình, họ Dương ~ Công bộ viên ngoại lang, hiệu Hoàn Vũ, họ Dương,
~ Nho sinh trúng thí, hiệu Phương Khê, họ Dương
~ Cần sự lang, Thượng bảo Tự thừa, hiệu Trung Vũ, họ Nguyễn Duy Ngày mồng 3 tháng Ba năm đầu niên hiệu Mậu Thân (06 - 4 - 1848), tư
văn hàng huyện họp tại văn chỉ Thụy Hà, lập điều lệ của hội, khắc bia ghỉ danh 17 vị tiến sĩ và 13 vị đỗ trung khoa, tiểu khoa đóng góp tiền của dựng
văn chỉ Tú tài Nguyễn Tướng công phụng thảo văn bia
Ngày 21 tháng Hai năm Ất Sửu niên hiệu Tự Đức thứ 18 ( - 3 - 1865), lập lại thể lệ tế lễ Văn bia do Tú tài Lê Văn Hải người Gia Thượng, Kim Anh
soạn Theo đó, hai xã Phủ Xá và Thạch Lỗi nhận tiền đề sửa lễ
Theo các bậc cao niên, văn chỉ có kết cấu chữ “Nhị”, tòa chính thờ
Trang 321.2.5 Các lễ thức trong năm
Ngoài mỗi tháng hai kỳ Sóc, Vọng, trong một năm, làng Thụy Hà có
các lễ thức sau
~ Từ mồng 8 đến 13 tháng Giêng là kỳ hội chính của làng
~ Ngày mồng 7 tháng Hai, lễ Kỳ yén và khám địa giới làng
~ Ngày mồng 2 tháng Ba, kÿ phúc Hạ điền (xuống đồng), mở đầu
vụ làm mùa
~ Ngày 13 tháng Bảy, kỳ phúc Thượng điển (lên đồng), kết thúc vụ
gieo cấy mùa
~ Ngày 13 tháng Tám, kỳ phúc Câu hỏa
~ Ngày 25 tháng Một, riệc Chạp vua, mở đầu cho tháng các dòng
họ chạp mộ (sửa sang, đắp lại mồ mả, bốc mộ)
~ Ngày 25 tháng Chạp, tiệc 7ất niến, kết thúc năm cũ, chuẩn bị
đón năm mới [S1]
Quan trọng nhất là lễ thức tháng Giêng, gắn với hội làng, tổ chức trong
5 ngày từ mồng 8 đến 13 tháng Giêng Nguyên do là Đức Cao Sơn dẹp giặc
và thắng trận tại cánh đồng Rộc (phía Nam làng) vào ngày mồng 8 tháng
Giêng rồi đóng doanh trại lưu lại nơi đây 5 ngày để mở hội mừng công thắng
trận và ồn định dân binh Đến ngày 13 tháng Giêng người cùng nghĩa quân rời
‘Thuy Ha dé lên đường
Công tác chuẩn bị hội của các dòng họ náo nức từ những ngày trước
khi lễ hội diễn ra Các dòng tộc chọn người tập nghỉ thức tế lễ, chọn thanh
Trang 33Ngày mồng 7 tháng Giêng, làng tổ chức nghĩ thức “sản rước” (việc san
đường) để “rude đám rậm” Các trai đỉnh trong các họ tới tuổi 49 đều phải
tham gia
Sáng mồng 8 tháng Giêng, sau lễ khai mạc, tiến hành lễ rước, khởi
hành từ sân đình làng và đi theo thứ tự
= Di dau là cờ Tổ quốc, tiếp theo là 10 hàng cờ thần do các bà mặc áo
dài đủ màu rước
~ Sau đội cờ thần là đội 10 người cằm đồ tế khí gồm bát bửu, đại đao,
dùi đồng, chấp kích
~ Đi theo sau là đội nhạc lễ
chiêng đi bên trái)
trống cái, chiêng (trồng đi bên phải, ~ Tiếp theo là 8 người ở các giáp Đông, Tây, Nam, Bắc vác gươm trường ~ Đi tiếp theo là 8 người nam giới rước kiệu bảnh, họ phải mặc áo nâu, thắt đai vàng
~ Kiệu bát cống đi cuối cùng rước bài vị của thánh Cao Sơn
Đám rước ra đường lớn của làng, vòng quanh hồ, vào bãi đất rộng bên
trong cánh đồng Rộc rồi hạ kiệu Đấy là đám Rậm, tục truyền là nơi xưa kia thin Cao Son chỉ huy quân sĩ đánh nhau với giặc Hán Kiệu thánh hạ bên trái
(theo hướng Bắc), kiệu lễ hạ bên phải Các quan viên làm lễ thần và đọc văn
tế Làm lễ tế thần xong, là nghỉ thức cướp gươm diễn lại tích xưa, có 6 người
chia làm hai đội, 3 người mặc áo vàng, vấn khăn đen (quân ta), 3 người mặc
áo đỏ quân địch Một quan viên tư văn đọc văn tế và lời xướng “đám rậm” Khí trung quang nhạc
Trang 34Kế thể Lạc Hồng, Quy vang tri tac
_Xứ sở nhiều nhương
“Xuất quân trừ tiếu Cựu lệ thường niên Duy chiêu thánh đức Dụng lý bạo hồn
“Xúy tà viễn tổng Lệnh đắc khai đao ,
Sinh thời đại thing Công ngôn hành sue
Đắc lộc, đắc tài
Dứt lời xướng, hai bên tổ chức múa gươm diễn lại tích xưa hay còn gọi
là “đánh rậm” Quân áo đỏ ở bên trái, quân áo vàng ở bên phải Ba hồi chiêng,
trống vang lên Hai đoàn quân đặt gươm trước bản thờ thần và lễ thánh (lùi ba
bute va vai hai lần) Dàn quân ra đấu theo ba hiệp, mỗi hiệp có các động tác vùng ngang gươm, giương gươm và chúc gươm Hết mỗi lần đoàn quân lại
đuổi nhau
anh ram xong lại rước về đình Người các họ trở về nhà thờ tổ để chuẩn bị cho đám rước bát hương của tô họ ra đình Khắp làng trên xóm dưới
tưng bừng nhộn nhịp
'Buổi chiều, lễ rước bát hương các dòng họ diễn ra trong không khí tưng
Trang 35Các ngày sau đó có các chầu tế, các trò chơi dân gian Buổi tối có các
ánh hát (tuồng, chèo, ngày nay là Quan họ) do làng mời về hát phục vụ dân
làng Ngày nay có thêm các trờ chơi, cả dân gian và hiện đại, đặc biệt là thỉ đá
bóng giữa các dòng họ
Sau 5 ngày, đế chiều 5, sau chầu tế giã của quan viên, các dòng họ tổ
chức rước bát hương tổ từ đình về nhà thờ dòng họ, kết thúc kỳ hội
'Những tư liệu trên đây cho thấy, Thụy Hà là một trong sáu thôn thuộc xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, nằm về phía Bắc của Thủ đô và cũng là cửa
ngõ phía Tây của huyện Đông Anh Đây cũng là mảnh đất nuôi dưỡng tỉnh
thần hiểu học và yêu quê hương đất nước Đặc biệt Thụy Hà còn là nơi ghỉ dấu chiến công của thánh Cao Sơn cùng trai đỉnh trong các dòng họ, giết giặc
bảo vệ làng xóm Tưởng nhớ công ơn của thánh và các vị tổ tiên, hằng năm
làng tổ chức hội, diễn lại nghỉ thức đánh rậm, cũng là hình thức giáo dục cho
về cội nguồn Với nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đời sống sinh hoạt, cùng với cơ cấu tổ chức làng các thế hệ con cháu sau này ý thứ
xóm theo phe, giáp Bên cạnh đó là các giá trị văn hóa vật thẻ, các di tích vẫn
còn được bảo lưu như: đình, chùa, văn chỉ, hương ước, gia phả ; đặc biệt là ý
'thức về cội nguồn ăn sâu trong tâm thức dân làng, mang lại một nét riêng của
Trang 36Chương 2
ĐIỆN MAO VAN HÓA
CÁC DONG HQ NGUYEN LANG THUY H
2 1 Sơ bộ về các dòng họ làng Thụy Hà
2.1.1 Lịch sử tụ cư của các dong ho
Làng Thụy Hà từ xưa là nơi sinh sống của 7 dòng họ, gồm 5 họ
cùng mang tên “Nguyển” là Nguyễn Duy, Nguyễn Đức, Nguyễn Văn, Nguyễn Thế, Nguyễn Tiến và hai họ Dương, Thịnh Họ Nguyễn Duy về
sau lại chia thành hai họ Nguyễn Duy (chỉ Trên), Nguyễn Duy (chỉ Dưới)
Vi thế, làng có tám họ
Theo gia pha các dòng họ còn được lưu giữ và qua việc truyền ngôn của các cụ trong làng, mỗi dòng họ đều có nguồn gốc lịch sử riêng
Một điều cần lưu ý là gia phả của người Việt được lập khá muộn (giữa
thể kỷ thứ XVI), trong khi các dòng họ tụ cư từ thưở xa xưa và kế tiếp nhau
sinh sống ở các làng Ở làng Thụy Hà, các bản gia phả còn muộn hơn (bản sớm nhất là gia phả họ Dương khắc trên bia đá lập năm Canh Thìn niên hiệu
'Chính Hòa (năm 1700) Vì vậy việc dựng lại la lịch của các đồng họ của làng
Thụy Hà ở đây chỉ có tính chất tương đối Họ Nguyễn Duy
Gia phả dòng họ chép, cụ tổ là Phúc Lương, mắt vào ngày mồng 10 tháng Bảy Cụ Lương sinh hai người con trai là Phúc Thịnh (con trưởng, giỗ ngày 11 tháng Giêng) và Phúc Mỹ (giỗ ngày 20 tháng Tám) Tuy là trưởng, nhưng cụ Phúc Thịnh lại sang làm con nuôi bà cô, không ở nhà của cha mẹ mà để lại cho em là Phúc Mỹ Vì thế, về sau, người của hai chỉ này đều tôn
Trang 37Bảng khắc gỗ lập lại ngày mông 2 tháng Chạp năm 1996 ghi dòng họ
được 13 đời
+ Đời 1: cụ Thập Lý Hầu, tự Phúc Lương, giỗ ngày mồng 10 tháng Bảy Cụ bà hiệu là Từ Thái
+ Đời thứ 2: có cụ Phúc Thịnh (con trưởng, giỗ ngày 11 tháng Giêng), cu Phúc Mỹ (con thứ, giỗ ngày 20 tháng Tám)
+ Đời thứ 3: cụ Phúc Hiền, giỗ ngày 10 tháng Mười Một Cụ bà hiệu là
Từ Tiền
+ Đời thứ tư: cụ Pháp Trang, hiệu là Huyền Thông, giỗ ngày 20 tháng
“Tư Cụ bà hiệu Từ Tập
+ Đời thứ 5: cụ Phúc Tùng, hiệu Năng Tùy, giỗ ngày 20 tháng Ba, cụ bà hiệu Diệu Hảo
+ Đời thứ sáu: cụ Phúc Di, giỗ ngày 20 tháng Hai Cụ bà hiệu Thuan Tinh + Đời thứ 7: cụ Trân Tính, giỗ ngày 10 tháng Sáu Cụ bà là hiệu Từ Kính + Đời thứ 8: cụ Phúc Thuần, hiệu Trinh Thục giỗ ngày 20 tháng Mười Cu ba li higu Từ Thức + Đời thứ 9: cụ Chất Trực, giỗ ngày 20 tháng Bảy Cụ bà hiệu Diệu Niệm + Đời thứ 10: cy Van Binh, gid ngày 10 tháng Chín Cụ bà hiệu Từ Tiết + Đời thứ 11: cụ Khang Thái giỗ ngày 25 tháng Mười Một Cụ bà hiệu Diệu Thanh
Trang 38+ Đời thứ 13: cụ Nguyễn Công tự Phúc Tín, hiệu Trung Chính, giỗ ngày 12 tháng Tám Cụ bà hiệu Diệu Tín, giỗ ngày 10 tháng Tám
Chỉ cụ Phúc Thịnh đến đời chất có ba anh em đều phát về học hành
Con cả là Giám sinh Quốc Tử Giám Con thứ hai là Nguyễn Cơ, đỗ Tiến sĩ
khoa Nhâm Thìn niên hiệu Vĩnh Thịnh (năm 1712) Con thứ ba lim Tri huyện Vì sự đỗ đạt này mà nhà thờ họ hiện còn đôi câu đối
Giáp bảng liên danh, huynh cập đệ
Gia phong truyễn kế, tử nhỉ tôn
(Bảng vàng nêu tên, anh em cùng đỗ đạt,
‘Chau con néi tiếp nếp gia phong)
Tuy nhiên, về sau, dòng họ nảy không phát triển, nhất là về mặt đỉnh
số, người trong họ coi là “kém nước” Có thời kỳ, rất ít đinh, nên phải huy động cả phụ nữ đĩ rước trong ngày rước bát hương tổ ra đình
“Theo nghỉ lễ thờ tự, đến nay dòng họ Nguyễn Duy thờ cụ tổ là cụ Phúc Lương và cụ thân sinh ra cu Nghe li cụ Văn Hội và cụ Phúc Thiêm
“Tính tới năm 2012, dòng họ có 175 suất đỉnh Họ Nguyễn Đức
Theo phả đồ đông họ, vào thời Lê Trung Hưng, họ có chữ đệm là Nguyễn Đình, sau đó đổi lại là Nguyễn Đức Cụ tổ là Chánh Tín, quê gốc ở
‘Thanh Hoa, đến đời thứ ba phân làm hai chi At va Bính
Hiện nay ding họ có 9 chỉ, đến các con cháu hiện tại là đời thứ 19
+ Đời thứ nhất là cụ tổ Chính Tín, cụ sinh năm Tân Mùi - 1571, là
người xứ Thanh, giỗ ngày 17 tháng Mười
Trang 39+ Đời thứ ba có hai hai cụ là cụ Phúc Lãnh sinh năm Nhâm Tuất -
1622, giỗ ngày 8 tháng Sáu và cụ Chân Thuận sinh năm Ất Sửu - 1625 Cụ
Chân Thuận đỗ quan Chấn Nhất, được ghi danh tại Quốc Tử Giám (?) và
được ban thưởng một chiếc chuông đồng
+ Đời thứ tư cu Phúc Yên sinh năm Đỉnh Dậu -1657, giỗ ngày 17 tháng Một
+ Đời thứ năm cụ Phúc Đoan sinh năm Dinh Mão - 1687, giỗ ngày 10
tháng Chạp
+ Đời thứ sáu cụ Phúc Yêm là Trỉ huyện Hội Linh
+ Đời thứ bảy cụ Thẩm Tư là Trỉ huyện Vĩnh Khang, giỗ ngày 20 tháng Năm
Theo gia pha dòng họ và hương ước của làng, cụ Chính Tín được tôn thờ tại đình làng vào ngày hội [22]
Từ đời thứ nhất cho đến đời thứ tư của họ các cụ cảnh giáp chỉ các cụ
đều là Võ quan chấn thủ phủ quan, võ nghệ cao cường chỉ Ất có cụ Phúc
Đoan (đời thứ tư) được phong tước là “Mậu lang lâm, Hiến Quang điện,
“Thiếu bảo” Cụ đặt ra luật gia khuyến học trong họ, vì vậy các đời con cháu
sau này đều học cao tài rộng, trong đó tiêu như: cụ Hương cống Tĩnh
'Yêm được bổ làm Tri huyện Trung Sơn; cụ Thẩm Tư được bổ làm Tri huyện
'Vĩnh Khang Kế tiếp các đời trước tộc họ Nguyễn Đức còn có 13 cụ học và
làm việc ở Tú lâm cục Các cụ dựng nhả thờ chỉ trông hướng Mão trông về
'Vườn Sách nên có nhiều đình và nhiều người đỗ đạt
Đời thứ chín, thứ mười nhiều cụ Đồ như Đồ Mã, Đồ Xưởng, Đồ
Khanh, Đồ Miễn, mang kiến thức truyền dạy cho con em trong họ và cả các
con cháu của đồng họ trong làng
Trang 40Họ Nguyễn Văn
Theo bia Nguyễn Văn tộc nừ đường va Lưu hương thiên cổ bi lập ngày mồng 1 tháng Tư năm Bảo Đại thứ bảy (6 - 5 - 1932) còn lưu trong nhà thờ, đồng họ có ba chỉ
- Chỉ
iáp, thủy tô là Nguyễn Công tự là Phúc Dậu, giỗ ngày 15 tháng Giêng, cụ bà hiệu là Từ Hanh, gid ngày mồng 9 tháng Chín
~ Chỉ Ất, tiên tổ là Nguyễn Công tên tự Phúc Ngưỡng, hiệu là Vì Liêm,
cụ bà hiệu là Diệu Trinh; cả hai cụ đều không rõ ngày giỗ
~ Chí Bính, tiên tổ có tên tự là Thuan Can, cụ bà hiệu là Diệu Ý; cả hai
cụ đều không rõ ngày giỗ [39],
Tục truyền, các bậc tiên tổ của họ đã dựng từ đường theo hướng Mão án trước là vai con phượng (đầu rừng làng Thượng Phúc ngày nay, gò chính của Tam Thai) Bởi vậy, họ Nguyễn Văn phát về võ
Theo bia ký, họ Nguyễn Văn có ba cu dé ky thi Huong là Tùy Ngộ, Tú Văn, Tú Vũ Năm Thiệu Trị thứ sáu (Bính Ngọ, 1846), dòng họ đã dựng tir
đường thờ tô, mong cầu cho đòng họ có nhiều người đỗ đạt [39],
Đến năm 2012, họ Nguyễn Văn có 180 suất đỉnh Họ Nguyễn Thế
Theo bia gia pha Gia (hạch bi ký (văn bìa gia phả khắc trên đá) lập ngày Lành, tháng Ba năm Tự Đức thứ 25 (tháng 4 năm 1872 (và bản Gián chỉ gia phả ký lập ngày 15 tháng Giêng năm Thành Thái 11 (24 - 02 - 1899), tiên
tổ dòng họ sinh hạ ba chi, trưởng chỉ Giáp thất lạc, còn trưởng chỉ Át tên tự là
Phúc Trực, trưởng chỉ Bình là Tiến Bảng, đến đời thứ chín gặp binh hỏa, người trong họ chạy đi khắp nơi [21]