1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay

108 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 24,37 MB

Nội dung

Luận văn Văn hóa làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay đã trình bày sự biến đổi văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt dưới tác động quá trình đô thị hóa hiện nay và kiến nghị một số biện pháp bảo tồn giá trị văn hóa làng Thanh Liệt, thành phố Hà Nội.

Trang 1

VU THI HIEN

VAN HOA LANG THANH LIET,

HUYEN THANH TRi, THANH PHO HA NOI TRONG QUA TRINH DO THI HOA HIEN NAY

'CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC MÃ SÓ: 60 31 70

Người hướng dẫn khoa học: TS DO TH] MINH THUY

Trang 2

Trang phy bia Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt MỞ ĐÀU CHUONG 1: TONG QUAN VE VAN HOA LANG THANH LIET 1.1 Một số kh: 1.1.1 Khái niệm văn hóa và quan điểm phát triển văn hóa của Đảng ta lệm

1.1.2 Khái niệm về làng và văn hóa làng 1.2 Khái quát về làng Thanh Liệt

1.2.1 Lịch sử và điều kiện tự nhiên làng Thanh Liệt 1.2.2 Đặc điểm về dân cư và kinh tế

1.2.3 Danh nhân làng Thanh Liệt

1.3 Diện mạo văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt 1.3.1 Những yếu tố văn hóa vật thể

1.3.2 Những yếu tố văn hóa phi vật thể

CHƯƠNG 2: SỰ BIEN DOI CUA VAN HOA TRUYEN THONG LÀNG THANH LIỆT DƯỚI TÁC ĐỌNG CỦA Q TRÌNH ĐƠ THỊ HÓA HIỆN NAY

2.1 Đô thị hóa và những tác động của quá trình đô thị hóa tới sự

phát làng Thanh

2.1.1 Khái niệm về đô thị hóa

Trang 3

2.2.2 Lối sống và các quan hệ xã hội trong lang

2.3 Sự biến đỗi của văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt trong

quá trình đô thị hóa hiện nay 2.3.1 Những yếu tố văn hóa vật thé 2.3.2 Những yếu tố văn hóa phi vật thể

CHUONG 3: VAN DE BAO TON VA PHAT HUY NHUNG GIA TRI VAN HOA TRUYEN THONG LANG THANH LIET TRONG QUA TRINH DO TH] HOA HIEN NAY

3.1 Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ở nước ta hiện nay

3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác bảo tồn di sản văn hóa 3.1.2 Những yêu cầu và nguyên tắc chỉ đạo trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống

3.13 Một

án đề nảy sinh trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị văn

hóa truyền thống tại các làng quê hiện nay

3.2 Những giải pháp và kiến nghị trong công tác bảo tồn va phát huy những giá trị văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt hiện nay

Trang 4

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các thay cô giáo trong Khoa

Luận văn “Văn hóa làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Thành phó Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay” của tôi là sự nỗ lực bản thân, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Khoa, Trường và Viện Văn hóa - Trường Đại học Văn hóa, cùng UBND xã Thanh Liệt và các cá nhân tại địa phương

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Đỗ Thị Minh Thúy — người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn này Tiến sĩ Thúy đã tân tình giúp đỡ, chỉ bảo và định hướng cho tôi từ việc hình thành kết cấu, đến cách viết, cách lập luận vấn đề, phương pháp diễn dã và thu thập tài liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu dé tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của UBND xã Thanh Liệt, cùng các ông, bà Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã, các Trưởng thôn và các bậc cao niên trong làng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình thâm nhập thực tế và thu thập tài liệu tại địa phương

Hà Nội, ngày 6 tháng Š năm 2011 Học viên

Trang 5

Hội đồng nhân dân HĐND

Hợp tác xã HTX

Trách nhiệm hữu hạn TNHH

Trang 6

Làng giữ một vai trò đặc biệt trong xã hội truyền thống Việt Nam Đó là

một tô chức xã hội cơ sở có kết cấu chặt chẽ và thiết chế riêng biệt, tạo nên

sức mạnh có kết cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa cỗ truyền Làng là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc

Vị trí và tầm quan trọng của làng và văn hóa làng ngày càng được khẳng

định trong mục tiêu cũng như chiến lược phát triển của quốc gia Đặc biệt,

trong xu thế hội nhập và đổi mới như ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn coi văn hóa là nền tảng tỉnh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc

đây sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hóa truyền thống mà cốt lõi là văn hóa làng luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong

chiến lược xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa

dân tộc

Tuy nhiên, làng và văn hóa làng Việt đang đứng trước cơ hội phát triển đồng thời với những thách thức lớn Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa hiện nay đã tác động mạnh mẽ tới kết cấu cũng như văn hóa làng, đặc biệt là các làng ven đô, nơi quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ cao Bởi vậy, cần có những nghiên cứu về làng, văn hóa làng trong điều kiện

hiện nay

Làng Thanh Liệt (xưa gọi là Quang Liệt, thường gọi là làng Quang) thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, được ca ngợi là một vùng quê địa linh nhân kiệt Thanh Liệt xưa là vùng đất văn hiến của Có đô Đại Việt, thế đất “long chầu, phượng ẩn” được ví với đất đề vương:

Trang 7

dồi dào, có truyền thống yêu nước và văn hóa lâu đời Đây cũng chính là mảnh đất gắn liền với tên tuổi nhà giáo Chu Văn An (1292-1370) và tướng Phạm Tu (476-545) thời Lý

Trước năm 1986, văn hóa làng Thanh Liệt về cơ bản vẫn duy trì các phong tục tập quán, các lễ hội độc đáo, các di tích được bảo tồn khá tốt

Từ Đổi mới đến nay, đặc biệt đứng trước những tác động của xu thế hội

nhập kinh tế quốc tế, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt nói riêng và đất nước nói chung, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết Kinh tế phát triển mang lại sự sung túc, đủ đầy cho cuộc sống người dân, nhưng lại thu hẹp không gian sinh tồn của văn hóa truyền thống tại các làng quê Quá trình đô thị hóa khiến diện tích nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chia cắt, thay vào đó là các khu chung cư cao tằng mọc lên ngày một nhiều Sự thay đổi này đã tác động tới văn hóa, phong tục tập quán, làm thay đổi đáng kể diện mạo của làng, đem tới những ảnh hưởng vừa tích cực

vừa tiêu cực tới văn hóa làng Thanh Liệt là một điển hình về chuyển đổi sản

xuất nông nghiệp, điển hình về tốc độ đô thị hóa Vì vậy, việc nghiên cứu sự biến đổi của văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt sẽ giúp ích cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làng xã ven đô Hà Nội

Nghiên cứu văn hóa làng Thanh Liệt, Luận văn mong muốn được góp một phần vào việc nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa cũng như sự biến đổi của văn hóa truyền thống làng, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn,

phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chon van dé “Van héa lang Thanh

Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay”

Trang 8

hóa quan tâm từ cuối thế kỷ XIX và cho đến nay số lượng tài liệu nghiên cứu

về dé tai này là rất lớn, có thé chia ra làm 3 mảng tài liệu sau: 2.1 Những tác phẩm nghiên cứu về Làng Việt

Việt Nam văn hóa sử cương (1938) của GS Đào Duy Anh được coi là tập chuyên luận sớm nhất đề cập đến văn hóa làng

Đến những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nghiên cứu về

đề tài văn hóa làng xã Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các tác phẩm: Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (1984); Lệ làng phép nước (1985) của Bùi Xuân Đính; Tìm hiểu làng Việt (1990)của Diệp Đình Hoa;

it Nam phong tuc (1990) của Phan Kế Bính; Đời sống văn hóa ở cơ sở thực trạng và những vấn đề cân giải quyết (1991); Làng Việt Nam - Máy vấn đề kinh tế ~ xã hội (1992) của Phan Đại Doãn; Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng (2000) của Tô Duy Hợp; Làng cổ truyền Việt Nam (2004) của Vũ Ngọc Khánh; Văn hóa truyền thống làng xã ngoại thành Hà Nội dưới tác động của nên kinh tế thị trường (2006) của Trần

Đức Ngôn; Làng Liệt đối

John Kleinen; Hanh trình về làng Việt cỏ (2008)của Bùi Xuân Đính; Với liện tương lai hồi sinh quá khứ (2001) của tác giả số lượng tài liệu đồ sộ như vậy, người đọc có thể hình dung một cách khái quát về diện mạo văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử cũng như trong thời

kỳ đổi mới hiện nay

Trang 9

huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trắn Sơn Nam Thượng 2.3 Những tác phẩm viết về làng Thanh Liệt

Lịch sử cách mạng huyện Thanh Trì (1990) của Đảng bộ huyện Thanh Thì; 7ruyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng huyện Thanh Trì (1996) của

Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì;

Gần đây nhất là cuốn 7ruyền thống lịch sứ, văn hóa và cách mạng huyện Thanh Trì (2007) của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã bao quát quá trình hình thành và phát triển, truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, cũng như những thành tựu trong công cuộc đổi mới của huyện Thanh Trì, trong đó có xã Thanh Liệt

Viết về văn hóa làng Thanh Liệt, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

- Nghiên cứu một cách có hệ thống các thành tố, các giá trị văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt dựa trên sự tập hợp, hệ thống các nguồn tư liệu và các công trình nghiên cứu đã được công bố

- Chi ra những biến đổi của văn hóa làng Thanh Liệt trong quá trình đô thị hóa hiện nay Từ đó, đưa ra một số kiến nghị về bảo tồn và phát triển văn

hóa xã Thanh Liệt trong quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa hiện nay

Trang 10

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các giá trị văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt trong bồi cảnh hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt từ xưa đến nay,

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng phương pháp Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, nông nghiệp và nông, thôn; vận dụng những lý thuyết về văn hóa và biến đổi văn hóa để xem xét, đánh giá các mặt có liên quan đến đời sống văn hóa làng Thanh Liệt

~ Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học; kết hợp với các phương pháp liên ngành như: văn hóa học, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và hệ thống

6 NGUON TU LIEU CUA DE TAI

~ Nguồn tư liệu chính của luận văn là tư liệu điền dã dân tộc học

- Luận văn sử dụng các tư liệu hiện lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Văn hóa thuộc trường Đại học Văn hóa Hà Nội và phòng Thư viện của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì

- Luận văn kế thừa những kết quả nghiên cứu về văn hóa làng xã, về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, về công cuộc xây dựng làng văn hóa nói chung và về truyền thống lịch sử - văn hóa làng Thanh Liệt nói riêng

7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI

- Luận văn là công trình đầu tiên giới thiệu một cách có hệ thống về văn

Trang 11

- Luận văn góp thêm một tiếng nói trong phát triển và nâng cao vai trò của văn hóa truyền thống trong định hướng phát triển bền vững kinh tế - xã

hội ở địa phương,

- Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tăng thêm niềm tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời và nâng cao tình yêu quê hương của người dân địa phương, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới

8 BÓ CỤC CỦA ĐÈ TÀI

Ngoài phần Aớ đâu, Két luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tỗng quan về văn hóa làng Thanh Liệt

Chương 2: Sự biến đổi của văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt dưới tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay

Trang 12

CHUONG 1

TONG QUAN VE VAN HOA LANG THANH LIET

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm văn hóa và quan điễm phát triển văn hóa của Đảng ta Văn hóa là đối tượng nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn Từ mỗi góc nhìn, các nhà nghiên cứu văn hóa, với những định kiến và những hạn chế có tính chất lịch sử, thường qui văn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp cụ thể, trong khi đó văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các ngành khoa học xã hội nhân văn khác, ngành khoa học về văn hóa trong quá trình phát triển đã gặt hái được nhiều thành tựu, nội dung của khái niệm văn hóa đã

ngày càng tiếp cận, bao quát được đối tượng nghiên cứu

Trang 13

cảm nhận một giá trị trừu xuất nào đó đang tiềm ẩn trong lòng của nó Và để cảm nhận một giá trị trừu xuất đó con người phải dựa vào năng lực giải mã biểu tượng của mình, năng lực đó cũng chính là năng lực bản chất người Đây chính là sự tiếp nối làm rõ thêm định nghĩa về văn hóa của Mác: “Văn hóa là sự khách thẻ hóa năng lực bản chất người” Năng lực bản chất người theo Mác quan niệm chính là quá trình nhận thức và quá trình sáng tạo của con người Văn hóa chính là quá trình sáng tạo tự thân của con người trong sự phat triển của lịch sử - *Đó không phải là các lực lượng bẩm sinh xuất hiện một cách tự nhiên, mà chúng biến đổi do tác động của các quan hệ xã hội, do trình độ phát triển văn hóa Các lực lượng bản chất người ấy được khách thể hóa thông qua hoạt động cải tạo thế giới của con người Chính hoạt động này là phương thức tồn tại và tái sản xuất ra đời sống xã hội” Nói khác di, xét trên phương diện rộng, “văn hóa còn bộc lộ ra nie [a phurong thức tự thể hiện, tự biểu hiện các sức mạnh mang bản chất người, tác động vào quá trình phát

triển của lịch sử, thúc đây xã hội thăng tiến, vươn tới tầm cao của những giá

trị nhân văn” [48, tr.64] Nhận định này một lần nữa được khẳng định trong quan niệm về văn hóa của ông Federico Mayor nguyên Tổng giám đốc Unesco: “Van héa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình

thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tô đó

xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”

'Văn hóa cho đến nay, trong nhận thức của nhân loại tiền bộ được xem như

là một lĩnh vực đặc biệt của đời sống xã hội Nó là trung tâm định hướng giá

trị và điều tiết mọi hoạt động của con người, đồng thời còn là quá trình “nhân

Trang 14

hóa là nén tang tinh than của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội” Nhân định này cho thấy quan điểm phát triển của Đảng ta, coi văn hóa chính là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển Thiếu nền tảng tỉnh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với công bằng xã hội thì không thể có sự

phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta được thể hiện trên hai phương diện

~ Thể hiện tầm cao trí tuệ và chiều sâu của tư tưởng nhân văn, vừz đân tộc

vừa hiện đại được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu thêm cho đời sống tỉnh thần của xã hội, thông qua việc xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đã tạo ra những công trình văn hóa và những tác phẩm nghệ thuật Đây cũng chính là vấn đề cơ bản trong việc phát triển chiều sâu của sự nghiệp văn

hóa nước nhà

- Nâng cao trình độ dân trí cho người dân, tạo cơ hội và điều kiện để họ thực hiện quyền làm chủ trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, thông qua việc tổ chức cho người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa không chuyên Đây cũng chính là vấn đề cơ bản của việc phát triển văn hóa theo chiều rộng

Hai phương điện nói trên có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển Sự nghiệp văn hóa nước nhà bởi thế được vận hành một cách liên tục và không ngừng phát trién

'Văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Do vậy, xây dựng nền văn hóa mới tiến bộ, phải bắt đầu từ chính truyền thống văn hóa dân tộc mình Đảng ta trong Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã khẳng định:

Trang 15

tộc”-một nền văn hóa luôn có sự hồi sinh của quá khứ và sự hòa nhập trong tương

lai phát triển

1.1.2 Khái niệm về làng và văn hóa làng

Nghiên cứu về làng và làng Việt ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm Từ cuối thế kỷ XIX, làng xã Việt đã được nghiên cứu bởi các nhà trí thức trong nước và các tác giả người Pháp Từ thế kỷ XX đến nay, hàng loạt tác phẩm nghiên cứu góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề mấu chốt về làng xã đã được công bố ở nhiều loại hình: sách chuyên khảo, tạp chí khoa học, kỷ yếu các hội nghị , từ nhiều góc độ như: dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, nhân học, v.v

'Từ trong khối lượng tác phẩm đồ sộ đó, có nhiều quan điểm phong phú về làng và văn hóa làng

1.1.2.1 Khái niệm về lang

Khoảng giữa những năm 1970, có rất nhiều quan điểm về làng như là một cộng đồng khép kín; làng là một tác nhân chung của sự phát triển cộng đồng và những biến đổi xã hội

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Làng là khối dân cư nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến”

Trang 16

ruộng đất, chế độ công điền, chế độ tổ chức xã hội, các điều lê, tập tục của

làng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lễ hội làng

Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính: “Làng trước hết là một từ Nôm, dùng để chỉ

đơn vị tụ cư truyền thống của nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức riêng, lệ tục riêng nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất”

[I1,tr19]

“Theo tác giả Trương Thìn: Làng có một lãnh thỏ riêng, chúng ta có thể gọi là một cồng đồng lãnh thổ xác định; có một cộng đồng kinh tế chung, tức là

mỗi làng là một đơn vị kinh tế tự cấp tự túc, một đơn vị tiểu sản xuất công —

nông nghiệp; có một cộng đồng văn hóa; có một “bộ luật” riêng - gọi là hương ước, quy định những nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi thành viên đối với làng và đối với nhau và có tính đẳng cấp rất đậm nét [35, tr.12]

Dù được định nghĩa ở góc độ nào, hoặc được phân chia theo loại hình nào:

theo thời gian hình thành, theo vùng địa lý, theo nghề nghiệp, theo phương thức thành lập hay theo tôn giáo, làng vẫn có một lãnh thô riêng với nền kinh tế nông nghiệp đồi đào và một “mô hình chung” về cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức đó bao gồm nhiều thiết chế tổ chức khác nhau như: Xóm ngõ: là tổ chức tập hợp người theo quan hệ địa vực, quan hệ láng giềng, giữ chức năng bảo vệ an ninh cộng đồng; Dỏng họ: là tổ chức tập hợp người theo quan hệ huyết thống và vì tồn tại như một sức mạnh tâm lý nên không giữ một vai trò, chức năng gì trong công việc của làng, nhưng dòng họ vẫn thường có sự liên kết chặt chẽ trong việc nắm giữ những chức vụ trong bộ máy quản lý làng xã; Giáp: là tổ chức tập hợp người theo lớp tuổi kết hợp với quan hệ huyết thống của nam giới, giữ nhiều trọng trách trong sinh hoạt xã hội của làng và trong việc biện lễ, phục vụ tế lễ, rước sách thờ cúng thành hoàng, chia ruộng đất công, phân bổ sưu thuế : “lội đồng # mục: gồm các quan lại các cấp về

Trang 17

quyết định các công việc trong làng với người đứng đầu là một tién chi va một hoặc hai /hứ chi giúp việc; Bộ máy chức dịch: là đại điện của chính quyền nhà nước phong kiến ở làng, chịu trách nhiệm về các khoản sưu thuế, binh

dịch của xã trước nhà nước; Phường, hội, họ, v.v [1I, tr.20-23]

Như vậy, ta có thể hiểu làng là một khái niệm thuần Việt (khác với xã,

thôn có gốc gác vay mượn từ Trung Quốc), có cội nguồn từ chính đời sống 'Việt, được hình thành trong quá trình lịch sử lâu đài của sự tồn tại và phát triển, cùng với sự liên kiết chống mọi thiên tai, địch họa Làng là một cộng

đồng có tính chất tự quản và tồn tại một cách tự nhiên với sự có kết cộng đồng vững chắc bằng những nét văn hóa mang bản sắc riêng Những nét văn

hóa mang bản sắc riêng ấy được gọi là văn hóa làng

1.1.2.2 Khái niệm về văn hóa làng

Theo GS Phan Dai Doãn: “Văn hóa làng có nội dung phong phú Nhiều khi làng đã giải thẻ nhưng văn hóa làng vẫn tiếp tục tồn tại lâu dài” [7, tr 19]

Sự trường tồn của văn hóa làng thể hiện ở cấu trúc nội tại của nó qua văn hóa

vật thể và văn hóa phi vật thể Văn hóa vật thể, gồm: các di tích đình, chùa,

miếu, những công trình thờ tự khác và văn hóa phi vật thể, gồm: tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán, do dân làng sáng tạo, được hội tụ và

lưu truyền trong lịch sử tồn tại, phát triển của làng Văn hóa vat thé va van

hóa phi vật thể của làng không chỉ phản ánh cuộc sống dựng làng, giữ làng

trong lịch sử, mà còn thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, tư tưởng, trí tuệ

và thế ứng xử của đân làng đối với công đồng gia đình, dòng họ, xóm làng: đối với con người và cuộc sống ngồi làng: đối với mơi trường tự nhiên và thể giới siêu nhiên Tắt cả đã làm nên cốt lõi của linh hồn làng quê, làm nên nội

lực gắn kết và duy trì sự tồn tại, phát triển làng trong lịch sử Cái cốt cách của

Trang 18

thiên thăng trầm Chính điều này làm nên nét độc đáo, riêng biệt của mỗi công đồng văn hóa làng và tạo ra sự vĩnh cửu, lâu bền trong sức sống của nó

Có thê nói, văn hóa làng là một hiện tượng đặc thù của xã hội Việt Nam Đặc thù đó được tạo nên từ chính thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt Nam, với

dạng thức vận hành theo quy luật vừa đóng vừa mở: “đóng trước những nguy cơ xâm hại đến lợi ích hoặc không phù hợp với lợi ích của làng: đóng đề giữ tính tương đối riêng của văn hóa mỗi làng; đóng trước mọi lực lượng thù địch Nhưng lại mớ trong giao lưu bầu bạn, trước đại nghĩa của dân, của

nước; mở trước những cung cách làm ăn có nhiều lợi ích hơn; mở trước cái

hay, cái đẹp của đời sống ngoài làng, đời sống đất nước v.v ” [35, tr 11)

Chính vì được tạo nên từ thực tiễn và vận hành theo quy luật đó mà văn hóa làng tồn tại, phát triển mang tính độc lập tương đối giữ nét riêng của từng

làng, nhưng vẫn mang tính thống nhất của văn hóa vùng, miễn, văn hóa dân tộc, văn hóa quốc gia và luôn giữ được vai trò là một trong những thành phần cơ bản tạo nên nền văn hóa đất nước trong lịch sử

Nghiên cứu văn hóa làng là một hướng tìm về cội nguồn, nơi tiềm ẩn bản sắc văn hóa dân tộc, có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng con người mới và đời sống nông thôn mới

Nhu vay, làng và văn hóa làng được xem là những “khuôn thước văn hóa” tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa dân tộc Khuôn thước văn hóa đó luôn là cốt lõi, nền tảng trong hành trang của dân tộc đề di tới xây dựng

một cuộc sống hiện đại, vững chắc cho tương lai 1.2 Khái quát về làng Thanh Liệt

1.2.1 Lịch sử và điều kiện tự nhiên làng Thanh Liệt

Trang 19

phat hiện thì Làng Quang Liệt xưa là một vùng quê địa linh nhân kiệt, có lịch

sử tồn tại và phát triển lâu đời

Theo sử liệu, khảo cổ đã phát hiện cách đây “khoảng hai ngàn năm tại cánh đồng Bồ Đa (xứ đồng thuộc thôn Trung ven sông Tô Lịch ngày nay) đã xuất hiện một quần cư người Việt cổ sinh sống, với nền văn minh lúa nước khá phát triển được gọi là Trang Quang Liệt thuộc Trấn Sơn Nam Thượng” [48, tr 11] Bên cạnh đó hàng loạt di chỉ khảo cổ được phát hiện gần Thanh

Liệt như: di vật tượng đá Văn Điển (Huỳnh Cung), di chỉ chùa Thông (Vĩnh

Quỳnh), di chỉ Triều Khúc với các giai tầng văn hóa Phùng Nguyên, Đồng 'Đậu, Gò Mun, đã chứng minh sự tồn tại của vùng đất cổ ven sông Tô trong đó có Trang Quang Liệt được người Việt khai thác từ rất sớm

Địa danh Quang Liệt của làng là một tên cổ được ghi chép từ thời Lê Trung Hưng cho đến đầu Nhà Nguyễn Những tư liệu thành văn còn lưu giữ đến nay qua: Bia Tiên hiển bi lý niên hiệu Cảnh Hưng Ất Dậu năm thứ 26

(1765), Bia Trùng tu chùa Quang Ân có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 30 (1769),

đều viết tên làng là Quang Liệt: “Sơn Nam đạo, Thường Tin phủ, Thanh Trì

huyện, Quang Liệt xã” Đến thời Gia Long thứ 16 (1817) tên làng vẫn được

sử dụng: “Thường Tín phủ, Thanh Trì huyện, Quang Liệt xã ” Bia hậu chùa

Quang Ân đời Minh Mạng thứ 13 (1832) vẫn còn viết tên Quang Liệt Nhưng đến bia Tiên hiền bi chí đề năm Át Sửu, Tự Đức thứ 18 (1865) thì đã đề “Thường Tín phủ, Thanh Trì huyện, Thanh Liệt tổng, Thanh Liệt xã (tên cũ là Quang Liệt)” Đến đời Tự Đức thứ 26 (1873) bia Văn chỉ ghỉ: “Tổng này xưa

gọi là Quang Liệt, đổi gọi Thanh Liệt bắt đầu từ khoảng thời Tự Đức ” Cuốn Làng xã ngoại thành Hà Nội cho biết thêm: “Thanh Liệt có tên nôm là

Quang, trước là xã Quang Liệt, tổng Quang Liệt, đến năm Thiệu Trị thứ 4

Trang 20

Quang Liệt cũng đổi làm tổng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì ” [33, tr.238) Tên cổ của làng đã đi vào ca dao:

“Làng Quang dưa vải khắp đồng Ngô khoai khắp ruộng nhãn lông xóm Văn” Hay:

“Ot cay la 6t Dinh Cong

Nhân ngon là loai nhan léng lang Quang”

'Như vậy tên Quang Liệt đổi thành Thanh Liệt là vào nửa đầu thế kỷ XIX

(quãng đầu đời Tự Đức)

Làng Thanh Liệt nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội Và nếu lấy xã làm trung tâm thì cách đều Hà Đông, Văn Điển, Ngã Tư Sở, Bạch Mai chừng 5km Con đường 70” (đường Kim Giang) chạy qua làng, song song với dòng sông Tô Lịch, chạy đến cuối làng là gặp con đường 70ˆ (đường Hà Đông - Văn Điễn) Như vậy, Thanh Liệt nằm trên nút giao thông thuận tiện của phía Nam thành phố Hà Nội, với địa giới

Bắc: giáp Triều Khúc (Tân Triều) và Kim Giang Đông: giáp Đại Từ (Đại Kim) và Hoàng Liệt Tây: giáp Yên Xá (Tân Triều)

Nam: giáp làng Tó (Tả Thanh Oai)

Trang 21

Chùa Nhĩ), thôn Nội (xóm Bơ, xóm Nội, xóm Cầu), thôn Tràng (xóm Giữa, xóm Tràng), thôn Vực (xóm Vực, xóm Mụ) và thôn Văn

'Về diện tích, theo địa bạ Gia Long lập năm 1805, diện tích xã Thanh Liệt có tổng số 76lmẫu, 5sào, 12thước, 8 tắc Theo địa bạ thời đó, đất canh tác chiếm 87%, các loại khác 13% Theo tài liệu địa chính đo lại năm 1932, tổng số là 846mẫu, 2sào, 4 thước Lúc này ruộng canh tác chiếm 77%, các loại khác chiếm 23% Theo báo cáo của UBND xã, tinh hình ruộng đắt của xã đến cuối năm 1995 là tổng số 322,6 ha = 870mẫu, 8sào Theo số liệu này thì đất canh tác chỉ còn 67%, các loại khác là 33% Theo báo cáo mới nhất của UBND xã Thanh Liệt năm 2010, diện tích đất tự nhiên của xã là 344.26 ha trong đó có 188,2 ha là đất nông nghiệp Như vậy, diện tích đất canh tác trên địa bàn xã ngày càng bị thu hẹp dẫn theo thời gian

1.2.2 Đặc điểm về dân cư và kinh tế

Nằm kề bên dòng sông Tô Lịch và là điểm nút giao thông quan trọng phía Nam Kinh đô Thăng Long xưa, Thành phố Hà Nội ngày nay, Thanh Liệt là một vùng đất sớm được khai thác, có cư dân đông đúc, kinh tế tương đối phát triển và truyền thống văn hóa lâu đời

'Về dân số trên địa bàn xã trước 1936 không có tài liệu nào ghi chép Từ năm 1936, hương ước làng cho biết Quang Liệt có 619 suất đinh, nam phụ lão ấu không phải đóng thuế khoảng 2.000 người Như vậy tổng số khoảng 2.600 người Đến cuối năm 1995 dân số xã lên tới 6.399 người với tổng số 1.655 hộ Theo bao cáo mới nhất của UBND xã thi tinh đến năm 2010, tổng số hộ trong toàn xã là 2.849 hộ với 13.890 nhân khẩu

Trang 22

vào hạng thượng thượng và đất bằng phẳng, cao ráo, cấy lúa thích hợp, nhân công làm lụng hơn các lộ khác Các triều phí dụng nuôi quân linh đều nhờ ở vùng ấy” [26, tr 221] Cư dân nơi đây chủ yếu là làm nông nghiệp, làm vườn, trồng nhiều loại cây mang tính đặc sản như vải và nhãn lồng Vải làng, Quang là đặc sản nỗi tiếng cả nước: “Quang Liệt có vải ngon nhất nước, các triều đều có tiến để cúng tế tự bốn mùa” [26, tr221] Vải Quang Liệt còn được so sánh với đặc sản của các vùng:

Vai Quang, hing Lang, ngé Dam

Cá rô đầm Sét, sâm cầm h Tây

'Và cũng là niềm tự hào của người dân nơi đây:

Hỡi cô đội nón quai thao

Đi qua Thanh Liệt thì

Làng anh Tô Lịch trong xanh làng anh Có nhiều vải nhăn ngon lành em ăn

Sự nỗi tiếng của đặc sản vải làng Quang cũng được ghi nhận trong 7ñanh Trì xưa và nay: *Vào dịp tu hú gọi hè về, những chùm vải chín đỏ au sum xué

tru nặng các cành tán Vải Quang nỗi tiếng cả nước” [43, tr 83) Cảnh đẹp mùa vải chín còn được ghỉ lại ở đền Vương mẫu đầu thôn Văn trong câu đối

Đăng quải Chỉ lâm khai dạ nguyệt Hương tùy Tô thủy kết tường vân

(Đèn treo Rừng Vải cùng ánh trăng khuya sáng - Hương theo dòng Tô Lịch

kết thành đám mây lành)

Tuy nhiên, trước kia thủy lợi chưa phát triển nên phần lớn diện tích canh tác chỉ có một mùa như đồng Ang, đồng Trãi, đồng Nốc, đồng Hoa cà Về lúa, chủ yếu chỉ cấy 2 loại: tám đen đồng trũng, tám đỏ đồng cao Hoa màu thì

Trang 23

1.2.3 Danh nhân làng Thanh Liệt

Người Thanh Liệt tự hào về quê hương, vùng đất địa linh nhân kiệt, bia Văn chỉ năm Tự Đức thứ 26 (1873) viết

“Quận huyện ta nối theo mạch

Thăng Long, hỗn hợp khai khí âm dương mà đóng xuống, quanh co theo dai sông Tô mà ngược thẳng lên tới gò đắt thôn Pháp Vân, tổng Hoàng Liệt đọng ở phía sau thì dừng lại Đó là nơi gần văn chỉ của tổng Thanh Liệt ta ” Thanh Liệt không chỉ nỗi tiếng với đặc sản vải ngon hay nhãn lồng, mà còn là vùng đất văn võ lâu đời Một danh nhân đã từng nói “Con người là hoa của dat”, trong trường hợp làng Thanh Liệt, văn hóa làng đã nuôi dưỡng nên những con người kiệt xuất Đó là Danh tướng Phạm Tu (476-545) và Nhà giáo Chu Văn An (1292-1370) Sự nghiệp của Danh tướng Phạm Tu cho thấy vùng Thanh Liệt xưa là phên dậu của Thăng Long - Hà Nội, có đời sống kinh tế phát triển dồi dào, con người thượng võ Sống cách Phạm Tu vài thé ky, sw nghiệp của Nhà giáo Chu Văn An cho thấy bước phát triển mới của Thanh Liệt, đến thế kỷ 13 nơi đây đã trở thành một vùng đất thuần hậu, văn vật Làng Thanh Liệt xưa ngoài Chu Văn An (đỗ Thái học sinh đời Trần), còn có Chu Tam Tỉnh (đỗ Hoành từ, Thuận Thiên 4 (1431)), Chu Đình Báo (đỗ Tam giáp, 32, Hồng Đức 15 (1484) và Đỗ Cảnh (đỗ Hoàng giáp, Chính Trị 8 (1565) [11, tr.291-292] và Lý Trần Thản (đỗ tiến sĩ khoa Át Sửu, làm quan đến chức Tả tư giảng, sau khi mắt được truy tặng Binh bộ thượng thư) Sau này, làng Thanh Liệt còn xuất hiện nhiều danh nhân nỗi tiếng khác như: Cụ 'Vũ Hoành (1873-1946) ~ một trong những lãnh tụ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục; Nửa đầu thế kỷ XX, có nhà sư Bùi Xuân Lý (tự Vĩnh Nghiêm - pháp hiệu Thanh Hạnh) - phó chủ tịch giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, Tự hào về Đất và Người, làng Thanh Liệt vẫn còn lưu truyền đến

Trang 24

Tướng Phạm oai phong đuổi giặc Lương, Chu Văn bút pháp chí kiên cường

Vĩnh Nghiêm đất tổ ngời Phật pháp, Đăng khí làng Quang vọng bồn phương 1.2.3.1 Danh nhân Phạm Tà

Phạm Tu là một danh tướng thuộc dòng họ Phạm ở Quang Liệt Ông sinh ngày 10 tháng 3 năm Bính Thìn (476) tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Tri, ngoại thành Hà Nội Song thân của ông là Phạm Thiều và Lý Thị Trach, vốn là những người đức độ có tiếng trong vùng

Phạm Tu còn được gọi là Đô Tu, là một hào kiệt văn võ song toàn, có uy tín lớn trong vùng Sinh ra giữa thời Bắc thuộc suốt cuộc đời ông sống ẩn dật, nung nấu ý chí cứu nước; lấy biệt hiệu là Cảm Ứng cư sĩ Theo thần tích tên goi đầy đủ của danh tướng Phạm Tu là: *Cảm ứng cư sĩ Phạm Tu, Thụy Đô Hồ Đại Vương, Thượng đẳng thần sự tích”), từng khuyên dân “cửu niên tam tích” (“cửu niên” với nghĩa là lâu dài, nhiều năm, tích trữ ba thứ: lương thực, quần áo, vũ khí) để luôn sẵn sàng, khi thời cơ đến thì vùng lên giành lại non sông

Trang 25

Sau khi Lão tướng Phạm Tu hy sinh, Nhà Vua đã truy phong tước Long Bién Hau, ban tên thụy là Đô Hồ; sắc cho quê hương là thang mộc ấp, được miễn sưu sai tạp dịch, để thờ ông làm “Bản cảnh Thành hoàng” lưu truyền mãi mãi Các đời sau: Đinh, Lê, Lý, Trần, rồi Hậu Lê, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyễn, đều có sắc phong là Thượng Đảng Thần, Đô Hồ Đại Thần hay Đô Hồ Đại Vương

Hiện nay, tại Thanh Liệt còn giữ được 18 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam ban tặng “Long Biên Hầu Phạm Đô Hỗ Đại Vương”, và có hai nơi thờ ông Đó là miếu Vực và đình Ngoại Tại miếu Vực, xóm Vực là nơi thờ “Long Biên Hầu Phạm Đô Hồ Đại Vương” cùng thánh phụ Phạm Thiều, thánh mẫu Lý Thị Trạch Tại đình Ngoại Thanh Liệt là nơi thờ chính “Long Biên Hầu, Phạm Đô Hồ Đại Vương” Đặc biệt Ban liên lạc dòng họ

Phạm trên toàn quốc đã suy tôn ông như vị thủy tổ của dòng họ

Phạm Tu là danh nhân của làng Thanh Liệt nói riêng và đất nước nói chung Các Hội thảo khoa học gần đây về lão tướng Phạm Tu, các học giả, các nhà sử học đều khẳng định và ca ngợi công trạng của ông Đây cũng là

niềm tự hào của toàn thể nhân dân xã Thanh Liệt 1.2.3.2 Danh nhân Chu Văn An

Chu Văn An (còn gọi là Chu Văn), tên hiệu là Tiều Án, tên chữ là Linh Triệt, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, tỉnh Hà Đông (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội) Theo thần tích đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ơng làm Thành Hồng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) và mắt năm Canh Tuất (1370) Thân phụ là cụ Chu Húy Thiện, người phương Bắc, giỏi thiên văn địa lý và thân mẫu là cụ Lê Thị Chiêm, người thôn Văn

Trang 26

Trần nhưng ông không ra làm quan, mà trở về quê nhà mở trường dạy học Dau tich trường xưa nay thuộc thôn Huỳnh Cung, giáp giới thôn Văn Đương thời, học trò theo học ông rất đông: “Học trò của ông rất đông, có tới trên ba ngàn người Học trò bốn phương kéo về, từ kinh sư cho đến các lộ đều có người đến học.” [5, tr.ó] Học trò của ông có nhiều người đỗ đạt cao như: Tẻ tướng Phạm Sư Mạnh (người Giáp Sơn, Hải Dương), Thượng thư Lê Bá Quát (người Đông Sơn, Thanh Hóa) Cuộc đời dạy học thanh cao của thầy Chu 'Văn An còn được phản ánh trong câu chuyện có tính chat than thoại về người học trò là thần nước đã giúp dân làm mưa, thoát khỏi cảnh đại hạn kéo dài Sau nhân dân các làng lân cận đã cùng Chu Văn An lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn Trong đền hiện còn đôi câu đối khá tiêu biểu ghỉ lại sự tích này:

Mac nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hôi thiên tự thuận

Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phôn khô

(Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải

Mưa tốt giữa sân son dé xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa hoa.)

Câu chuyện có tính chất thần thoại đó nói lên rằng: ông có sức mạnh cảm hóa được cả quỷ thần Tuy nhiên, qua đó cũng thấy được đức độ của Chu Văn An lúc đương thời là rất lớn

Trang 27

Vũ" rồi bỏ quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh (Hải Hưng) lấy hiệu là Tiều Ấn (người đi ẩn hái củi)

Sau đó, Dương Nhật Lễ cướp ngơi nhà Trần Hồng tử Phủ con Trần Minh Tông đánh tan được bọn Nhật Lễ, lên ngôi (Nghệ Tông) Trần Nghệ Tông (1320 - 1394) muốn mời ông ra tham dự việc triều chính nhưng ông từ chối Ông vui sống với học trò ở núi Phượng Hoàng, rồi mất vào khoảng cuối tháng 11-1370, thọ 78 tuổi (theo Đại Việt sử ký toàn thư),

Sau khi ông mắt, vua Trần ban tên thụy là Văn Trinh Công, được đặc ân tòng tự trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngang hàng với các bậc tiên nho Ngô Thế Vinh, nhà văn học nổi tiếng thế kỷ 19 trong bài văn bia ở đền

Phượng Sơn đã giải thích nghĩa hai chữ "Văn Trinh" như sau: Văn, đức chỉ biểu da; Trinh, đức chỉ chính cỗ dã Văn là sự bên ngoài (thuần nhất) của đức; Trinh là tính chính trực, kiên định của đức) Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã,

hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định

Ở quê Thanh Liệt có hai nơi thờ ông, đó là miếu Thổ Kỳ (thờ thân mẫu ông) và Đình Nội Trước khi có Đình Nội, từ năm 1372 dân làng nơi đây đã xây miếu thờ ông ở khu ao tròn (xế của chùa Quang Ân ngày nay) gọi là Chu Công từ Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đời

sau những tác phẩm: Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiêu ẩn thỉ tậi

chữ Hán Ông còn viết một cuốn sách biện luận giản ước về Tứ thư nhan đề Tứ thư thuyết tớc Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển Y học yếu giải tập chư di biên gồm những lý luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng Đông y

Trang 28

vượt qua ngưỡng cửa: làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: "Học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng Làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông

khác không thê so sánh được”

1.3 Diện mạo văn hóa truyền thống làng Thanh

1.3.1 Những yếu tố văn hóa vật thể 1.3.1.1 Kiến trúc làng xóm

Là một làng ven đô, kiến trúc làng Thanh Liệt mang trong mình những nét chung, điển hình của kiến trúc truyền thống làng xã vùng đồng bằng Bắc

Bộ

Kiến trúc làng xóm xưa: Trong làng chủ yếu là nhà tranh vách đất, thỉnh thoảng được tô điểm bởi một số ngôi nhà ngói của những gia đình khá giả trong làng Nhà gói được xây theo kiểu 3 gian 2 trái và một khu nhà ngang nằm vuông góc với ngôi nhà chính 3 gian Khu nhà ngang là khu sinh hoạt: xay xát lúa gạo, bếp núc, ăn uống của người dân Bên cạnh hoặc đằng sau

khu nhà ngang thường là chuồng lợn, chuồng gà, hoặc chuồng bò Những ngôi nhà (gồm cả nhà tranh vách đất và nhà ngói) đều có kích thước rộng, trong một khn viên thống đãng có sân, vườn, ao và được bao kín bởi

những bờ rào, bờ rậu um tùm xanh mát

Trang 29

đồng) Các cổng cái va cổng đồng đều có cánh cửa lim, đêm ngày đóng mở, canh phỏng cẩn mật

Bao kín quanh làng là những lũy tre, bờ tre (có nơi bờ tre um từm, dày đến hàng thước), do vậy mọi người chỉ có thể ra vào làng bằng cổng cái hoặc cổng đồng Điều này cho thấy an ninh trong làng luôn được đảm bảo một cách nghiêm mật

Đến thời Pháp, làng có các thiết chế công công sau: 1 chợ, được gọi là chợ Quang, gồm: 1 quán gạch lợp kẽm, 2 quán gạch lợp ngói, 1 quán gạch 8 gian (5 gian cho thuê), còn 3 gian để tuần tráng canh phòng Ngày nay, khu chợ này vẫn là nơi giao thương, buôn bán tấp nập của người dân trong và ngoài làng; I trường học Pháp Việt; 1 bể lọc nước cung cấp nước sạch cho người dân trong làng; 1 sở hộ sinh gồm: 1 phòng khách, 1 phòng đẻ, 3 phòng để sản phụ nằm và tủ đựng thuốc, 2 phòng để mụ đỡ ở, I gian bếp, 1 bể nước tắm, 1 gian nhà xác và xung quanh có cây cối hoa quả; 1 ấu trỉ viên là nơi trông giữ trẻ nhỏ trong làng và là nơi vui chơi giải trí cho trẻ;

Hệ thống đường làng xương cá làng Thanh Liệt mang dáng vẻ cổ xưa, được lát bằng gạch nghiêng Gạch dùng để lát đường là của những nhà có con gái đi lấy chồng thiên hạ nộp treo theo lệ làng

Không gian kiến trúc của làng còn được tổ điểm bởi hệ thống cầu đá bắc qua các con mương dẫn nước sông Tô về phục vụ cho việc tưới tiêu, vun trồng mùa vụ; bởi hệ thống giếng đất nơi gặp gỡ trò chuyện hàng ngày của dân làng

Trang 30

hiện nay trong một thôn, một xóm thường có nhiều dòng họ cùng quần cư Nhiều dòng họ có các vị danh nhân lớn như họ Phạm, họ Chu Họ Đặng, họ Va Ở thời cận đại, họ Vũ, họ Nguyễn Đình, họ Chu đã có những vị là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, có các vị lão thành cách mạng v.v Tình cảm huyết thống trong dòng họ, sự đoàn kết giữa các dòng họ là những sợi dây bền chặt kết nối tình làng nghĩa xóm

Đặc điểm cư trú trên đây của làng là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành các thiết chế tổ chức xã hội và các quan hệ xã hội trong làng, củng cố sự bền vững của làng về mặt kinh tế - xã hội

1.3.1.2 Các công trình thờ tự * Đình Ngoại:

Đình Ngoại thờ danh tướng Phạm Tu còn được gọi là đình Phạm Tu Đình Ngoại là tên dân gian thường gọi để phân biệt với Đình Nội thờ Chu Van An

Theo truyền thuyết, đình Phạm Tu là ngôi đình cổ được xây dựng ngay sau khi Phạm Tu mắt (545) theo lệch của vua Lý Nam Đề Bia “Trung t6n ki sự thạch bi” dựng năm Thánh Thái thứ 7 (1905) cho biết năm Tự Đức Nhâm Thân (1872), đình bị dỡ bỏ hợp vào thành miễu chung cho cả ấp Sau đó đời sống nhân dân sa sút nên đến năm Thành Thái Mậu Tuất (1898) các vị chức sắc, kỳ mục trong làng đã cùng với dân làng xây lại ngôi đình Về cơ bản, kiến trúc đình hiện nay vẫn còn giữ được hình dạng của lần xây dựng này Tiếp sau đó là các đợt trùng tu lớn vào năm 1923, năm 2010

Trang 31

Trước mặt bên kia hồ Ngọc Xanh có gò đất rộng gọi là mả Nhịa có hình con “Quy”; Bên trái là thôn Vực giống hình con “Phụng” Kiến trúc đình chia làm hai phần riêng biệt: đình và thọ đàn Nối giữa hai khu kiến trúc là hệ thống nhà cầu

Đình có quy mô kiến trúc vừa phải với hai nếp nhà nối nhau thành hình chữ Đinh Đại đình là một ngôi nhà rộng, gồm năm gian, được xây theo kiểu “đầu hồi bít đốc tay ngai” Phía trong, các vì kèo làm theo kiểu quá giang Các bức cồn trang trí rồng mây Hậu cung gồm 2 gian nhà nhỏ làm theo kiểu “chồng giường giá chiêng” Trong hậu cung xây ba bệ gạch thẳng hàng dé đặt các khám thờ bằng gỗ sơn son Trong khám đặt ảnh Phạm Tu và tả văn, hữu võ cùng các nàng hầu

Di tích đình Phạm Tu hiện nay còn bảo tồn được nhiều di vật quý như: hai bức y môn trang trí hình tứ quý, tứ linh; ba bức hoành phi; bảy tranh thờ; đôi lộc bình sứ thời Thanh; một long án; một long ngai, một bài vị thờ thần; một đôi hac gé thé ky XVII; mot tim bia da “Tho dan bia ký”; bảy sắc phong thần; một cuốn ngọc phả ghi chép về Phạm Tu và bốn đôi câu đối ca ngợi vẻ đẹp của di tích và công đức của thần Phạm Tu Những di vật quý đó chủ yếu là từ thời Nguyễn, số ít thuộc về thời Lê Tuy có niên đại muộn nhưng chúng vẫn có giá trị lớn vào việc tìm hiểu lịch sử vị thần được thờ và về đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương

Đình Ngoại không chỉ mang giá trị lịch sử về người anh hùng dân tộc Phạm Tu, mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của làng Thanh Liệt

Trang 32

* Dinh Noi

Đình Nội có nhiều tên gọi khác nhau: Dinh Chu Van An là tên gọi theo danh nhan duge thé trong dinh; Dinh N6i là tên gọi dân gian để phân biệt với Đình Ngoại thờ tướng Phạm Tu; Đình Chợ là tên gọi gắn với chợ làng họp trước đình và Van chi Thanh Liệt là tên được ghi trong van bia của làng

Đình Chu Văn An vốn là một ngôi đền cổ, đến thời Lê Trung Hưng thì đền trở thành Văn chỉ làng Thanh Liệt thờ các vị khoa bảng của làng Theo tắm bia cỗ “Tiên hiền bia ký” dựng năm Át Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1765) thi Đình Nội xưa thờ Chu Văn An và cháu tầng tôn của ông là Chu Đình Bảo (đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa thi năm Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ năm (1484)) Còn theo tắm bi “Tiên hiền bia ký” dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865), ngoài hai nhân vật kể trên, Văn chỉ còn thờ cả con trai cả của Chu 'Văn An là Chu Tam Tỉnh (đỗ khoa Ngự thí năm Tân Hợi, làm quan đến chức Hàn Lâm trực học sĩ, tả hình viện đại phu) và Lý Trần Thản (đỗ tiến sĩ khoa Ất Sửu, làm quan đến chức Tả tư giảng, sau khi mắt được truy tặng Binh bộ thượng thư),

Đình Nội được xây dựng trên một khu đất cao bên dòng sông Tô Đình nằm theo thướng Đông Bắc trông về phía Huỳnh Cung Thủy đình là một kiến trúc nhỏ có hình bát giác nằm giữa ao hình bán nguyệt sát bờ nam sông Tô

Trang 33

quý Trong hậu cung xây các bệ gạch cao để đặt long án, bài vị thờ Chu Văn ‘An, Chu Dinh Bao va Ly Tran Than

Trải qua thời gian và qua nhiều lần tu bổ, đình Ngoại vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị như: một bộ kiệu, một khám thờ gỗ sơn son thếp vàng; hai bức y môn, một cửa vòng, bồn hoành phi, bồn câu đối ca ngợi Chu Văn An; một lộc bình sứ men lam, một đinh đồng; một cuốn Thần phả ghi tiểu sử Chu Văn An; sáu bia đá, trong đó có bốn tắm bia dựng dưới triều Lê Trung Hưng; năm đạo sắc phong (một đạo có niên hiệu Cảnh Hưng cuối thé ky XVIII, bốn đạo còn lại thuộc thời Nguyễn),

Đình đã được Bộ Văn hóa ~ Thông tin xếp hạng di tích lịch sử theo Quyết định số 100/VHTT ngày 21/1/1989

Trong quá khứ đình Nội là trung tâm sinh hoạt văn hóa chính của làng * Chùa Quang Ân (Quang Ân Thiền tụ)

Chùa Quang Ân (Quang Ân thiền tự) tọa lạc bên bờ hồ Ngọc Thanh Dam,

với diện tích 10.000mẺ

Chùa được xây dựng vào năm 1704 do sư tổ Như Liên chủ trì Đến năm

1747, chùa được mở mang, cải tạo và do hòa thượng Trí Giác (1692-1769) trụ

trì Kiến trúc chùa còn đến ngày nay sau đợt tring tu dau thé ky XX do su tru trì chùa là sư tổ Vĩnh Nghiêm (1840-1939) cùng sư đệ Nguyễn Thông Đạt cải tạo, xây dựng

Trong thời kỳ chống Pháp, từ năm 1944, sư ông Hợi trụ trì tại chùa Những năm 1947-1952, chùa Quang Ân còn là nơi đi về, hội họp của cán bộ Việt Minh Chùa cũng là nơi tập hợp của du kích đi phá bốt, diệt t& do vậy chùa còn là di tích lịch sử của xã

Trang 34

Trí về trụ trì, cùng với nhân dân bản xã và công đức thập phương, chùa được chỉnh trang, tu sửa, đến nay là một trong những ngôi chùa đẹp trong vùng

Di vật cổ nhất còn lại ở chùa này là cây hương dựng năm Giáp Thân niên hiệu Chính Hòa thứ 25 (1704) thời Lê Hy Tông Chùa lưu giữ được những tắm bia cổ: bia Hậu Phật điền bi ky ghi việc ruộng cúng giỗ các hậu Phật, bia Trùng tu Quang Ấn tự bi ký niên hiệu Khải Định thứ 4 (1919) ghỉ lại việc trùng tu chùa, bia Quang An te thach rrụ (cột đá chùa Quang Ân) và một tắm bia ghỉ chép lại việc dân làng xây cầu đá Quang Bình bắc qua sông Tô Lịch

nối làng Thanh Liệt với làng Bằng A

Chùa Quang Ân được xếp hạng di tích văn hóa năm 1995 * Miếu Vực:

Miếu Vực nằm ngay sát con đường cái quan, nhìn ra sông Tô Lịch Tương truyền miếu Vực có từ sau khi Phạm Tu hóa ở phòng tuyến sông Tô

Lich, nhà Lý đã cùng dân làng xây miếu thờ Đây cũng chính là ngôi miếu cổ nhất của Trang Quang Liệt xưa

Miếu được tu sửa lần cuối cùng vào năm 1994, kiến trúc đơn giản gồm hai dãy nhà ba gian nhỏ song song với nhau, nếp sau cao hơn nếp trước, ngói mũ hài đã được thay thế bằng loại ngói hiện nay Khi đình Ngoại bị dỡ bỏ, miề

'Vực là nơi thờ chính Phạm Tu cùng Thánh phụ, Thánh mẫu Hiện nay miéu thờ Thánh phụ, Thánh mẫu và thờ vọng Phạm Tu

Trang 35

Ngoài ra, xã Thanh Liệt còn có chùa Quang Phúc (chùa Thượng) xây năm 1700 Chùa Long Quang (chùa Vực) xây năm 1772, trong kháng chiến đã bị giặc Pháp san bằng địa, mới được khôi phục năm 1994 Đình Ly Nhân xây năm 1872 và miều Thổ Kỳ cũng đã xây dựng cách đây trên dưới 200 năm Các đình, chùa và miếu trong làng đều là nơi thờ Phật và vọng thờ các vị danh

nhân

* Nhà thờ thọ:

Làng Thanh Liệt có rất nhiều nhà thờ họ Mỗi dòng họ trong làng đều có một nhà thờ họ cho riêng mình Và đa số nhà thờ họ trong làng đều còn giữ được nhiều nét đẹp truyền thống với kiến trúc cổ kính, trong đó phải kể đến

nhà thờ họ của các dòng họ: họ Vũ thôn Chùa Nhĩ, họ Đình xóm Bơ, họ Đặng

và họ Chu thôn Văn, họ Phạm thôn Tràng Hầu hết nhà thờ họ nơi đây vốn là nhà ở của gia đình người đứng đầu dòng tộc, sau cung tiến làm nhà thờ họ cho đòng tộc Theo lời kể của các cụ bô lão trong làng thì nhà thờ họ nơi đây thường xây dựng theo kiểu chữ tam (3 dãy) có sân và tường gạch bao quanh

Nội thất bên trong nhà được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự rõ ràng và sự sắp

xếp có chủ ý thể hiện những thông tin về lịch sử dòng họ Nhiều nhà thờ còn

giữ được gia phả, văn tự cổ, sắc phong, bài vị, cùng những điển tích về dòng họ hoặc những di vật cổ của dòng họ được lưu giữ

Bên cạnh đó, một số nhà thờ họ trong làng có phần đơn giản hơn, nhiều nhà thờ họ không còn nguyên vẹn do sự tàn phá của chiến tranh, của thời gian

1.3.1.2 Nghề truyền thắng

Trang 36

dưa chuột Hai loại đặc sản này hàng năm vẫn được nhân dân và các quan chức trong làng chọn làm đồ tiến vua và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho

người dân

Đối diện đình Nội, xưa là cánh đồng Bằng (bởi phần diện tích nằm trên địa vực của làng Bằng) trồng vải rộng mênh mông, đến mùa thu hoạch vải chín đỏ rực cả một khoảng trời Những loại vải ngon để tiến vua của Quang Liệt xưa là: Thanh Hương, Đường Phèn, Trứng Ngỗng và Hoa Vàng Những cánh đồng phía sau làng được người dân trồng dưa chuột đan xen những vụ lúa và có hẳn một nhà máy đóng gói dưa chuột để xuất bán khắp các tỉnh thành trong cả nước Trong làng còn có những trại nhãn trải dài như: trại nhãn

họ Vũ, trại nhăn Tân Hưng

1.3.2 Những yếu tố văn hóa phỉ vật thể 1.3.2.1 Hương ước

Trang 37

vọng theo vị thứ và bảng giáp trong làng), mục tế tự (các nghỉ tiết, lễ Kỳ Yên,

lễ ứng tế, tư văn, tổ nhạc, kính biếu, hôn lễ, lễ phụng và gá bạc)

Qua bản hương ước ta thấy được cơ cấu tổ chức hành chính và tục lệ của làng Thanh Liệt trong thời kỳ từ 1927 đến 1935 Tuy cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính do sự sắp đặt của chính quyền thực dân Pháp, nhưng những tục lệ truyền thống vẫn luôn được người dân gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày

nay

1.3.2.2 Các sinh hoạt tín ngưỡng

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tỉ

Đây là hình thức tín ngưỡng phổ biến nhất trong mỗi gia đình người Việt nói chung và người dân làng Thanh Liệt nói riêng Khi vào bất cứ một gia đình nào thì ta đều thấy có bàn thờ tổ tiên và được chủ nhà chọn đặt ở một nơi

trang trọng nhất trong ngôi nhà Vào những ngày tuần rằm trong tháng, những

ngày giỗ của tổ tiên đã khuất, những ngày trọng đại của gia đình, hay vào các

dip lễ tết trong năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Đoan

Ngọ, mỗi người, mỗi nhà đều tỏ lòng thành kính bằng những lễ vật không quá cầu kỳ dâng lên bàn thờ tổ tiên của gia đình mình để tổ tiên chứng giám, phủ hộ

Hình thức tín ngưỡng này thể hiện tắm lòng hiếu nghĩa, biết ơn cộng với một niềm tin vĩnh cửu của con cháu đối với tổ tiên — những bậc sinh thành ra mình Đây cũng là một truyền thống “nhớ ơn nguồn cội” tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ và phát huy trong từng nếp nhà, từng thế hệ con cháu và trong,

lòng mỗi người dân

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng

Hình thức tín ngưỡng thờ Thành hoàng là hình thức tín ngưỡng phổ biến cả nước ta từ Bắc chí Nam Khái niệm “thành hoàng” vốn có nguồn gốc từ

Trang 38

“Sang đến Việt Nam, khái niệm này đã thay đổi nội dung dùng để chỉ vị thần của công đồng làng xã, có sứ mệnh che chở, phù hộ cho vận mệnh của cả

làng” [25, tr38]

Ở Thanh Liệt, dân làng thờ cúng 2 vị Thành hoàng, đó là: Thành hoàng

Phạm Tu được thờ ở đình Ngoại và Thành hoàng Chu Văn An được thờ ở

đình Nội Đây là hai vị nhân thần có công trong lịch sử dựng nước, giữ nước

của dân tộc và mở ra con đường khoa cử, đào tạo nhân tài cho cả nước va

làng Thanh Liệt Vào những ngày lễ, ngày rằm, mùng một, ngoài làm lễ cúng ở gia đình, người dân trong làng đều sắm lễ vào đình dâng cúng lên các vị thành hoàng để tỏ lòng thành kính, cầu mong điều tốt lành, bởi họ tin là mình luôn được thần làng che chở và bảo vệ Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống làng Thanh Liệt luôn được dân làng gìn giữ, phát huy từ bao đời nay

Có thể nói, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng biểu hiện tính đa nguyên

trong tín ngưỡng thờ thần ở Việt Nam và được pha trộn bởi nhiều yếu tố tín

ngưỡng khác nhau như: tín ngưỡng phụng thờ các vị thần của cư dân nông nghiệp, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phụng thờ các vị anh hùng

dân tộc

Tín ngưỡng thờ thân nông nghiệp:

Cũng giống như bao làng xã khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, hàng năm làng Thanh Liệt đều tổ chức những nghỉ lễ kính dâng lên các vị thần chuyên trông coi, cai quản nghề nông và cầu mong một năm sẽ có mùa màng bội thu Tín ngưỡng này được người dân thể hiện bằng nhiều nghỉ lễ khác nhau trong,

một năm như: lễ kỳ yên, lễ sóc vọng, lễ hạ điền, lễ xôi mới, lễ khai hạ,

Điều thứ 109 trong Hương ước của làng cũng đã ghi rõ lịch tổ chức các nghỉ lễ trong năm như: “Các nghỉ tiết trong một năm kể ra sau này: lễ sóc

Trang 39

ngày, khai họ mồng 7 tháng hai ~ kỷ niệm cải lương hương chính mồng 8, Kỳ Phúc mồng 9, mồng 10 Năm nào phong đăng thì vào đám thêm mấy ngày nữa tùy ban hương hội định liệu

Tháng Tư: lễ Kỳ Yên giỗ hậu Thang 5, 6: Lễ Hạ Điền giỗ hậu

Thang 7: Hóa nhất đức bản cảnh và Thượng Điền ngày 20, Tháng §: Lễ thường năm ngày rằm

Tháng 10: Lễ xôi mới ngày 10

Thang 1: Hóa nhật đức tiên triết ngày 26 tháng 11 Thang Chap: Lap tiết và lễ Giao Thừa tối 30”

Là một làng thuần nông bởi vậy những nghỉ lễ nông nghiệp trong năm của làng Thanh Liệt phan nào thẻ hiện sự phong phú, đa dạng trong đời sống tâm linh của người dân trong làng

1.3.2.3 Các lễ tiết trong năm * Tắt Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là ngày lễ của mỗi gia đình trong làng Người dân coi đây là thời khắc quan trọng nhất trong năm, cũng là thời gian để mọi người quây quần, sum họp cùng nhớ về nguồn cội tổ tiên và có những khoảng thời

gian nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm ăn vất vả trong suốt một năm

'Người dân Làng Thanh Liệt đón tết cũng giống như bao làng xã khác Chợ tết thường bắt đầu nhộn nhịp từ ngày cúng Táo quân (tức ngày 23 tháng Chạp) cho đến hết chiều 30 tết Và tết thường kéo dài từ ngay 23 tháng Chạp cho đến ngày mùng 10 tháng Giêng

Trước tiên là công việc mua sắm chuẩn bị cho ngày tết Người phụ nữ trong gia đình thường đảm nhận vai trò mua sắm mọi lương thực, thực phẩm

cần dùng trong những ngày tết, sao cho công việc bếp núc, cúng lễ tô tiên thật

Trang 40

sang, trang hoàng nhà cửa sao cho nhà cửa phải thật đẹp dé va tuom tat Ben cạnh lo tết cho gia đình, mỗi người đều phải chung tay sửa sang, mua sắm nhằm trang hoàng cho bàn thờ họ trong nội tộc của mình Sự gắn bó, đoàn kết

trong nội tộc càng thêm thắt chặt theo thời gian và được bồi đắp qua những

ngày lễ tết của dòng họ

Lễ vật cúng cho ngày tết xưa kia của mỗi gia đình trong làng thường là bánh chưng, xôi, gà, canh măng, rượu, bánh kẹo, mâm ngũ quả, hương vàng,

quần áo, tiền bạc cho tô tiên

Tết Nguyên Đán ở mỗi làng thì đều có một số nghỉ lễ bắt buộc như: Tết

Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp; Dựng cây Nêu từ ngày 23 đến ngày 30

tháng Chạp; Lễ Trừ Tịch cúng vào ngày 30 tết; Lễ giao thừa cúng vào đúng thời khắc cuối cùng của năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều điều tốt

lành; Đi chùa hái lộc; Mừng tuôi và đi chúc tết đầu năm

Người dân làng Thanh Liệt rất coi trọng những nghỉ lễ trong ngày tết Do

vậy từ sắm đồ cúng, đến thực hành các nghỉ lễ đó, họ đều cố gắng thực hiện với lòng thành kính cao nhất

* Lễ lên lão hay lễ mừng thọ:

Người Thanh Liệt từ xa xưa đã rất coi trọng các vị lão niên, tục lên lão là một phong tục đẹp của làng Theo hương ước của làng người nào đến đầu năm sau đúng 50 tuổi, thì từ ngày mồng 1 tháng Chạp năm trước là ngày lễ sóc, sửa 20 miếng giầu ra tường hội đồng để báo là đã lên lão tuổi 50 Đến ngày mồng 7 tháng Giêng người được lên lão phải sửa 10 quả cau tươi, 1 chai rượu hoa, 10 phẩm oản, 1 nải chuối, 1 bánh pháo và nến sáp để làm lễ khai

hạ Nhưng sau thấy làm lễ như vậy gây tốn kém cho người dân, nên làng quy

định mỗi người khi đến tuổi lên lão thì chỉ phải sửa 100 khẩu giầu chào, mấy cung tiền và thay oản quả là tiền tùy vào thứ hạng của người đó trong làng

Ngày đăng: 19/08/2022, 12:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN