1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng Đoan Túc trong quá trình đô thị hóa (phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình)

125 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận văn Biến đổi văn hóa làng Đoan Túc trong quá trình đô thị hóa (phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình) giới thiệu cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa và khái quát về văn hóa truyền thống làng Đoan Túc; phân tích thực trạng văn hóa làng Đoan Túc trong quá trình đô thị hóa; trình bày những vấn đề đặt ra đối với biến đổi văn hóa làng Đoan Túc trong quá trình đô thị hóa.

Trang 1

BO VAN HOA, THE THAO VA DU

TRUONG DAL N HÓA HÀ NỘI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bùi Thị Thúy

Biến đổi văn hóa làng Đoan Túc

trong quá trình đô thị hóa

(phường Tiền Phong, thành phốThái Bình)

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, 2016

Trang 2

BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ——

Bùi Thị Thúy

Biến đổi văn hóa làng Đoan Túc

trong quá trình đô thị hóa

(phường Tiền Phong, thành phốThái Bình)

Phụ lục Luận Văn

Trang 3

BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI mm

Bùi Thị Thúy

Biến đổi văn hóa làng Đoan Túc

trong quá trình đô thị hóa

(phường Tiền Phong, thành phốThái Bình)

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Xuân ĐÍnh

Trang 4

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Xuân Đính Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng

được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả

nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách

nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 1Š tháng 12 năm 2016

'Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 5

DANH MYC CHU CAI VIET TAT 7

DANH MUC BANG BIEU, SO DO = 8

MO DAU 7 7 9

Chuong 1: CO SO LY LUAN VE BIEN DOI VAN HOÁ VÀ KHÁI QUÁT VE VAN

HOA TRUYEN THONG LANG DOAN TUC 17

1.1 Cơ sở lý luận và các khái niệm 17

1.1.1 Cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa - 7

1.1.2 Một số khái niệm dùng trong luận văn 18

1.2 Giới thiệu về làng Đoan Túc 2

1.2.1 Địa lý hành chính và điều kiện tự nhiên 21

1.2.2 Dan cư và tô chức xã hội - hành chính của làng trước khi được đô

thị hóa - : 25

1.2.3 Đặc điểm kinh tế trước khi đô thị hóa 26

1.2.4 Một số thành tố văn hoá truyền thống làng Đoan Túc 28 Tiểu kết Chương 1 37 Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐÔI VĂN HỐ LANG DOAN TUC_TRONG QUA TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ 39 2.1 Những tiền đề cho sự biến đổi văn hoá truyền thống làng Đoan Tae 39 2.1.1 Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở xã Tiền Phong và làng Đoan Tức 39 2.1.2 Chuyên đôi cơ cấu kinh tế và văn hoá mưu sinh của cộng đồng, cư dân 40

2.1.3 Chuyển đổi về dân cư 4 2.1.4 Chuyển đổi về quản lý hành chính — 45

Trang 6

2.2.1 Biến đối của văn hoá vat thé 46

2.2.2 Biến đổi của văn hoá phi vật thể eee 53

Tiểu kết Chương 2 _ 71

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẠT RA ĐÓI VOI BIEN DOI VAN HOA LANG

DOAN TUC TRONG QUA TRINH DO TH] HOA 74

3.1 Quan hệ hai chiều giữa đô thị hóa, công nghiệp hóa và biến đỗi văn hóa qua thực tế làng Đoan Túc 74

3.2 So sánh biến đỗi văn hóa dưới tác động của đô thị hóa ở làng Đoan 'Túc với làng quê ở Hà Nội _ eee TT

3.2.1 Điểm giống nhau — 3.2.2 Điểm khác nhau co co 82 3.3 Những giá trị văn hóa truyền thống của làng Đoan Túc cần giữ gin

và phát huy trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay 85

3.3.1 Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong bối

cảnh đô thị hóa hiện nay 86 3.3.2 Những giải pháp trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị van hóa truyền thống làng Đoan Túc trong giai đoạn hiện nay 89

Tiểu kết chương 3 93

KẾT LUẬN 9

Trang 7

DANH MUC CHU CAI VIET TAT

Trang 8

DANH MUC BANG BIEU, SO DO

Stt dung bảng thống kê Trang

1 Bảng I.1: Các loại đất đai của phường Tiền Phong năm 2015 21

2 Bing 2.1: Hiện trạng diện tích đất phường Tiền Phong 37

3 Bảng 2.2: Chuyển đổi nghề nghiệp tại các tô dân phố 39 4 Bảng 2.3: Các mặt hàng kinh doanh tại tô dân phố số 19 và 20 39

5 _ Bảng 2.4: Cách thức tổ chức đám tang của làng Đoan Túc hiện nay $6

6 Bảng 2⁄5: Loại hình hộ gia đình ở Đoan Túc trước và sau khi đô 61

Trang 9

1 Lý do chọn đề tài

Từ sau Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ VIH của Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1996), đất nước ta chính thức chuyên sang thời kỳ đây mạnh công

nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra theo hai hướng:

~ Hướng thứ nhất, phần lớn đắt sản xuất nông nghiệp của các làng qué

ở ven các đô thị được thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô

thị; cư dân ở các làng quê đó không còn sản xuất nông nghiệp hay ít gắn bó

với nông nghiệp, chuyển sang mưu sinh bằng lao động công nghiệp - thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán, hay trở thành cư dân phi nông nghiệp

~ Hướng thứ hai, đô thị hoá theo phương thức chuyển từ xã thành phường, tức bằng các quyết định hành chính, chuyển các làng quê thuộc các đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn thành đơn vị hành chính cắp cơ sở ở' đô thị, cho dù cư dân cũng như hệ thống chính trị tại các đơn vị đó chưa có một quá trình chuẩn bị chu đáo

Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nước ta tác động đến cả hai khu vực đô thị và nông thôn, tạo nên những thay đổi mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc

trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, lối sống, v.v Đơ thị hố kích

thích tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, làm phong phú đời sống văn hoá

cho người dân, nhưng mặt trái cũng gây nên nhiều hệ luy: xuất hiện nhiều

người thất nghiệp; các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng; tình trạng khiếu nại, tố

cáo về đất đai ngày một nhiều; môi trường bị ô nhiễm, không gian công cộng bị

lấn chiếm và nguy cơ mắt dần những giá trị văn hoá truyền thống

'Tuy nhiên, tác động của đơ thị hố đến các làng quê có những biểu hiện

khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện lịch sử, dân cư

Trang 10

cần phải có những nghiên cứu trên diện rộng hoặc nghiên cứu nhiều loại hình

làng quê chịu tác động của đơ thị hố khác nhau, mới thấy được sự ảnh hưởng

của đô thị hóa đối với nông thôn, tính đa dạng trong biến đôi văn hoá, trong

ng nghiên cứu những tác động này giúp ta thấy rõ “sức bề:

cách thức ứng xử của cư dân nông thôn, cư dân các làng quê trước tác của đơ thị hố

của các giá trị văn hoá truyền thống, những biến đổi của các giá trị đó trước

tác động của đô thị hoá, từ đó tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, để văn hoá truyền thống trở thành đòn bẫy

tỉnh thần phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, từ năm 2000 trở về trước, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế của tỉnh, trên 90% cư dân là nông

dân, sống thuần nông Thực hiện nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh về chủ trương đây mạnh

đô thị hóa, hơn 20 năm qua, Thái Bình đã đẩy mạnh xây dựng các khu công

nghiệp, khu đô thị tập trung ở các xã ven thành phó và các xã ven thị trắn ở các huyện trong tỉnh Trong quá trình đó, nhiều làng quê đã bị thu hồi đắt để

xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị; đồng thời, một số xã được nhập tổ chức hành chính xã một thời gian rồi chuyền thành phường; hoặc chuyển thành phường ngay

vào đô thị theo hai hướng, hoặc giữ cơ cí

Làng Đoan Túc trước năm 1982 là một thôn thuộc xã Tiền Phong huyện Vũ Thư; đến tháng 4 năm 1982, thị xã Thái Bình mở rộng, xã Tiền Phong được sáp nhập vào thị xã Thái Bình; đến năm 2002, xã được chuyển thành phường Tiền Phong, khi thị xã Thái Bình được nâng lên thành thành phố thuộc tỉnh Như vậy, Đoan Túc là làng quê được đơ thị hố đầu tiên ở

Thái Bình bằng con đường thu hồi đất để phát triển công nghiệp, và chuyển dần từ xã thành phường Những thay đổi về hành chính này đã tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hoá - kinh tế - chính trị của xã (phường) Tiền Phong nói

chung và làng Đoan Túc nói riêng Nghiên cứu văn hoá làng Đoan Túc trong bối

cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để

Trang 11

văn hoá (tiếp nhận văn hoá đô thị và biến đổi văn hoá truyền thống); tạo cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, xây dựng đời sóng văn hoá mới, giúp cho làng phát triển bền vững trong bồi cảnh hiện nay

'Vi những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Biển đổi văn hóa làng Doan Tic trong q trình đơ thị hố ” làm đề tài tốt nghiệp ở bậc cao học, chuyên ngành

'Văn hóa học,

2

inh hình nghiên cứu

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, biến đổi văn hoá làng xã là đề tài được các học giả ở nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là ngành Văn hoá học Cuốn sách Củng đẳng làng xã Việt Nam hiện nay của Nguyễn Văn Sáu |29| góp phần làm sáng tỏ những quan điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về nông nghiệp, nông thôn, cũng như đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình xây dựng công đồng làng xã

Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự biến đôi làng xã, tác động do

đô thị hóa luôn là nguyên nhân tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống làng xã Những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến mảng đề tài này là tác

phẩm Văn hoá làng xã trước sự thử thách của đô thị hoá tại thành phố Hồ Chí Minh của Trần Văn Bính [5]; Văn hoá truyền thống làng xã ngoại thành

Hà Nội dưới tác động của nền kinh tế thị trường của Trần Đức Ngôn [25] Hai tác phẩm này nghiên cứu những thành tố văn hoá truyền thống dưới tác

động do quá trình đô thị hố ở hai đơ thị lớn nhất Việt Nam

Những nghiên cứu điểm về biến đổi văn hóa nông thôn cũng được các học giả quan tâm Cuốn Biến đổi văn hoá ở các làng quê hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Phương Châm (nghiên cứu tại ba làng: Đồng Ky, Trang Liệt và

Đình Bảng) phác họa những biến đổi về không gian, cảnh quan làng, di tích,

Trang 12

Cùng hướng nghiên cứu với tác giả Nguyễn Thị Phương Châm, Ngô

Van Giá trong cuốn Những biến đổi vẻ giá trị văn hoá truyền thống ở các

làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới tập trung trình bày những giá trị văn

hoá truyền thống của các làng ven đô; những biến đôi về kinh tế - xã hội tác đông vào quá trình biến đổi giá trị văn hoá ở các làng ven đô; hiện trạng biến

đổi giá trị văn hoá truyền thống trong thời kỳ đổi mới ở các làng ven đô Hà

Nội,

Việt Hưng) cùng thuộc quận Long Biên; làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh) cùng thuộc thành phố Hà Nội [3]

n hình là làng Quán Tình (phường Giang Biên); làng Lệ Mật (phường Quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa không chỉ diễn ra ở các đô thị lớn mà nó còn diễn ra ở các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc Cuốn sách Tác động

của đô thị hố - cơng nghiệp hố tới phát triển kinh tế và biến đổi văn hoá - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc do Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường chủ biên, làm rõ diện mạo mới của Vĩnh Phúc cũng như nhiều vấn đề xã hội cần

lưu tâm giải quyết do tác động của quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa những năm qua [33]

Tìm biến đổi văn hoá dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị

hóa được nhiều học giả, từ các nghiên cứu chung, như các công trình của Mạc Đường (2002), Dân rộc học - đô thị và vấn đề đô thị hóa [12]; của Lê Thanh Sang (2008), Đồ thị hóa và

1979 - 1989 và 1989 - 1999 [30]

ấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đối mới

Ngoài xu hướng chung, nghiên cứu điểm (nghiên cứu trường hợp) rất được coi trọng Các nghiên cứu này tập trung ở Hà Nội - dia bàn có tốc độ đô

thị hóa lớn thứ hai cả nước Nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là đề tài do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì năm 2001 “Báo cáo tổng hợp dé tai

nghiên cứu, điều tra quá trình đô thị hoá từ làng - xã thành phường của Hà

Nội, những tôn tại và các giải pháp khắc phục” Những nghiên cứu về vấn

để này ở từng làng quê hay cụm làng quê cụ thể được nhiều tác giả lựa chọn

Trang 13

Đánh giá những ảnh hưởng và tác động của đơ thị hố và công nghiệp

hóa về biến đổi văn hoá

Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá

truyền thống của làng Đoan Túc trong bối cảnh hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận

Luận văn vận dụng những lý thuyết vẻ biến đồi văn hoá, lý thuyết về

làng xã nói riêng và văn hoá người Việt nói chung, về đô thị hoá

Luận văn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Công sản Việt Nam về văn

hố, nơng thơn, nông nghiệp, về công nghiệp hóa - hiện đại hóa khi xem xét,

đánh giá sự biến đổi văn hoá truyền thống làng Đoan Túc dưới tác động của

đô thị hóa

4.2 Phương pháp nghiên cứu

~ Luận văn sử dụng phương pháp điền đã dân tộc học với các thao tác

cơ bản là quan sát, tham dự, phỏng vấn, điều tra hồi cố đề thu thập tư liệu

~ Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hoá học, Sử học, Dân tộc học, trong đó phương pháp Văn hoá học là chủ đạo, kết hợp các phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, so sánh, và phương pháp

tiếp cận hệ thống (đặt sự biến đôi văn hoá làng trong tổng thẻ các mặt biến đôi về kinh tế - xã hội của phường Tiền Phong) đẻ đánh giá và lý giải các vấn

để đặt ra

§ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Š.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổng thể các biến đổi văn hoá

Trang 14

~ Về không gian: luận văn nghiên cứu tại làng Doan Tac phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình

~ Về thời gian: luận văn nghiên cứu từ khi xã Tiền Phong được sáp

nhập vào thị xã Thái Bình (năm 1982), tập trung vào thời gian từ khi xã được chuyển thành phường thuộc thành phố Thái Binh (từ năm 2005 đến nay)

5.3 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của luận văn là cộng đồng dân cư gốc của làng Đoan Túc và khối dân nhập cư từ các địa phương đến sinh sống làm ăn tại làng từ năm 2002 đến nay

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu vẻ biến đổi văn hố dưới tác

đơng của đô thị hóa theo phương thức chuyển xã thành phường tại một làng quê cụ thể (làng Đoan Túc) và chỉ ra những nét riêng của quá trình đô thị hóa theo phương thức chuyển xã thành phường

Luận văn góp thêm cơ sở khoa học cho việc để ra các giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hoá truyền thống phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,

xây dựng đời sống văn hoá ở làng Đoan Túc trong diều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa

'Những nghiên cứu của luận văn giúp cho nhân dân địa phương, nhất là

thanh thiếu niên nhận biết được những giá trị văn hoá truyền thống của làng mình; từ đó nâng cao tình yêu quê hương làng xóm, góp phân giáo dục thế hệ trẻ khôi phục những giá trị truyền thống của làng đang dân bị mai một

Luận văn góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu văn hoá và biến đổi văn hoá làng xã nói chung, văn hoá tỉnh Thái Bình nói riêng

7 Cấu trúc của luận văn

Trang 15

Chương I: Cơ sở lý luận về biến đỗi văn hoá và khái quát về văn hóa truyền thống làng Doan Tite

Chương 2: Thực trạng biến đỗi văn hoá làng Đoan Tic trong q

trình đơ thị hố

Chương 3: Những vấn đề đặt ra đối với biến đổi văn hóa làng Đoan

Trang 16

“Biến đổi văn hóa” được hiểu theo nghĩa rộng là quá trình vận động của tắt cả các xã hội, gồm cả

đổi của các di tích thờ cúng, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục ở những làng quê được chuyển thành phường do tác động của đô thị hóa

1.1.2.3 Khải niệm “Đô thị ”

Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5-10-2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị của nước ta như sau

~ Về cấp quản lý, đô thị là thành phó, thị xã, thị trắn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập

~ Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:

+ Là trung tâm tông hợp hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đây sự

phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thô

+ Đối với khu vực nội thành phố, thị xã, thị trấn thì tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của cư dân tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn vẻ thiết kế quy hoạch xây dựng cho từng loại đô thị + Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người, mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/kmỶ [47, tr.32-33] 1.1.2.4 Khái niệm ” Đô thị hó

'Khái niệm “Đô thị hóa” được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau của các chuyên ngành khoa học, vì thế chưa có sự thống nhất Dưới đây là tông hợp các định nghĩa, các cách tiếp cận về

đô thị hóa:

Trang 17

tích của một vùng, một khu vực Tính theo cách thứ nhất còn

được gọi là mức độ đô thị hóa; theo cách thứ hai gọi là tốc độ đô

thị hóa Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành, thể hiện qua các mặt số lượng và mật độ dân số, chất

lượng cuộc sống

- Đô thị hóa theo nghĩa hẹp là quá trình chuyển dịch dân cư từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, với biểu hiện bên ngoài như sự tăng trưởng tỷ lệ dân cư đô thị, sự nâng cao mức độ

trang bị kỹ thuật của thành phó, sự xuất hiện của các thành phố mới ~ Hiểu một cách khái quát, đô thị hóa là một quá trình diễn thể kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian, gắn liền với những tiến bộ khoa

học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị song song với việc tổ chức bộ máy hành chính

- Đô thị hóa là sự đi dan từ nông thôn vào thành thị, tập trung ngày

cảng nhiều cư dân sống trong các khu đô thị Đó là quá trình gia tăng tỷ lệ cư dân đô thị trong tổng số dân của một quốc gia

- Đô thị hóa là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, biến một vùng dân cư không có cuộc sống đô thị thành một vùng dân cư thuộc tính của xã hội đô thị, văn hóa và cách ứng xử đô thị dần dần làm biến đổi văn hóa và ứng xử truyền thống nông thôn [47, tr.35 - 36]

1.1.2.5 Khải niệm “Làng” và “Văn hoá làng ”

Trang 18

chức, lệ tục, tiếng làng riêng (thể hiện ở âm, giọng làng), tính cách riêng,

hoàn chỉnh và ôn định qua quá trình lịch sử [10, tr.19]

Khái niệm “Văn hóa làng”: là tổng thể các yếu tố tiêu biểu nhất trong văn hóa người Việt, được biểu hiện, được diễn biến trong môi trường làng

1.1.2.6 Khải niệm “Đô thị hóa làng, x:

~ Đô thị hóa làng, xã là quá trình chuyển dịch dân cư từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp và đi kèm với nó là sự hình thành các điểm dân cư đô thị mới, hoặc sự mở rộng các đô thị lớn ra vùng nông thôn

~ Đô thị hóa làng, xã thành phường là quá trình các xã ven đô được chuyển thành phường do sự mở rộng của nội đô Làng từ chỗ là bộ phận thuộc đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn được chuyển sang đơn vị hành chính cấp cơ sở ở đô thị Nong dan buộc phải trở thành thi dân, chuyển sang các

nghề phi nông nghiệp do bị thu hồi dat

1.1.2.7 Khái niệm “Công nghiệp hố”

Khái niệm “Cơng nghiệp hóa”: là quá trình nâng cao giá trị tuyệt đối sản lượng công nghiệp Công nghiệp hóa gắn với phát triển văn hóa và xã hội để đạt tới xã hội công nghiệp

1.2 Giới thiệu về làng Đoan Túc

1.2.1 Địa lý hành chính và điều kiện tự nhiên 1.2.1.1 Lịch sử và địa lý hành chính

Làng Đoan Túc phường Tiền Phong nằm ở phía Bắc thành phố Thái

Bình, cách Thủ đô Hà Nội 110km về phía Tây Bắc, cách thành phố Hải

Phòng 60km về phía Đông Bắc, cách thành phố Nam Định 19km về phía Tây

Phường Tiền Phong ngày nay gồm hai làng: Đoan Túc và Nhân Thanh (Nhân Khê), ngăn cách bởi con đê vùng (nay là đường Quách Đình Bảo) Làng Đoan Túc ở phía Đông - Đông Nam của phường Tiền Phong, cách trung

Trang 19

Về địa giới làng Đoan Túc, phía Bắc giáp làng Nhân Thanh được phân định bằng con đê vùng; phía Đông Bắc giáp sông Trà Lý (sông Bo); phía Đông Nam giáp phường Bồ Xuyên và phường Đề Thám; phía Tây phường Trần Hưng Đạo và phường Phúc Khánh; phía Tây Bắc

giáp xã Phú Xuân, được phân định bằng các con đường, con sông và cánh

Nam gi:

đồng làng

‘Theo các nguồn tài liệu còn lưu ở địa phương, làng Đoan Túc được hình

thành cách đây hơn 1000 năm, nằm trong vùng cửa biển Kỳ Bồ - Hải Khẩu

Đến thế kỷ X, tướng quân Trần Lãm (2 - 967) tự xưng là Trằn Minh Công, chọn đất này là nơi có thế đất hiểm đẻ mộ binh, tích lương, xây thành,

thế lực của Sứ quân Trần Lãm - sứ quân mạnh nhất trong “Thập nhị sứ quân”

Định Bộ Lĩnh đã tìm đến kết giao thân thuộc và nhận làm con nuôi Tran Lam Được kế tục binh quyền sau khi Trần Lãm mắt, với binh lương hùng hậu của Kỳ Bồ - Hải Khẩu, Đinh Bộ Lĩnh đã đem toàn lực lượng về Hoa

Lư và lần lượt dẹp tan các sứ quân khác, chấm dứt nạn 12 sứ quân lập ra nhà Đinh Trần Lãm về sau được nhân dân nhiều làng thờ làm thành hoàng Ngày

nay, tên của ông được đặt làm tên phường, tên đường, khu đô thị, trường học

(phường Trần Lãm, đường Trần Lãm, khu đô thị Trần Lãm, trường Tiểu học Trần Lãm, trường Trung học Cơ sở Trần Lãm)

Sau khi dẹp yên các lực lượng nỗi loạn, Đinh Tiên Hoàng phái Tướng

quân Bùi Quang Dũng về Kỳ Bồ - Hải Khẩu tổ chức khai hoang, lập ấp, trong đó có các làng Đoan Túc, Nhân Khê

Từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ XIX dân từ các vùng biển Nghệ An, Thanh

Hóa và khu vực Phú Thọ, Sơn Tây, Ninh Bình đến định cư ở làng Đoan Túc

Các họ đến sớm là Đào, Phạm và Nguyễn Các họ đến sau (khoảng giữa thế

Trang 20

2.2 | Đất chuyên dùng 13098 | 5224 2.2.1 | Đắt xây dựng trụ sở cơ quan 124 0,50 2.2.2 | Đất quốc phòng 122 0,49

2.2.3 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp 435 173 2.24| Đất sản xuất, kinh doanh phi nông| - 58-45 2331

nghiệp

2.2.3 | Đất sử dụng vào mục đích công cộng 65.72 26,21 2.3 | Đất cơ sở tôn giáo 0.57 023

2.4 | Đất cơ sở tín ngưỡng 096 039

2.5 | Dat nghĩa trang, nghĩa dia 2.53 1,01 2.6 | Dat song, ngòi kênh, rạch 12.46 497

2.7 | Đất phi nông nghiệp khác 011 0,04 3Ì Nhóm đất chưa sử dụng 0.13 0,05

[Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Tiên Phong]

1.2.2 Dân cư và tổ chức xã hội - hành chính của làng trước khi được đô thị hóa

1.2.2.1 Đặc điểm dân cư

Dân cư làng Đoan Túc thuộc 9 họ lớn Đến năm 1982, chín dòng họ

này vẫn định cư ôn định, các dòng họ sinh sống theo các cụm dân cư như sau: Họ Đào sống theo cụm ở xóm 2,3,4 Họ Phạm sống theo cụm ở xóm 3,5,6 Họ Lê sống theo cụm ở xóm 1 Họ Nguyễn sống theo cụm ở xóm 5 Họ Trịnh sống theo cụm ở xóm 3

Ngoài ra còn có các họ khác ở làng Đoan Túc nhưng mới chỉ đến đây

Trang 21

Tổng hợp từ các nguồn tư liệu cho thấy, dòng họ Đào và dòng họ Pham là những dòng họ đến sớm nhất và có công lập nên làng Đoan Túc

[PL.1.1,tr103]

1.2.2.2 Cơ cầu tổ chức của làng

Dưới chính quyền phong kiến, làng Đoan Túc được chia thành 5 giáp,

các giáp này nằm theo vị trí các hướng của làng gồm: Giáp Đông nằm ở phía

đông; giáp Nam nằm ở phía nam; giáp Tây nằm ở phía tây; giáp Bắc nằm ở, phía bắc; giáp Trung nằm ở trung tâm làng, khu vực chùa Đoan Túc Các giáp này có trưởng giáp và phó giáp

Năm 1955, làng Đoan Túc được chia làm 6 xóm trên cơ sở vị trí địa

giới của 5 giáp cũ, gồm: xóm Đông Hưng (giáp Đông); xóm Nam Tiến (giáp Nam); xóm Tây Sơn (giáp Tây); xóm Bắc Sơn (giáp Bắc); xóm Trung Kiên (giáp Trung); xóm Ái Quốc (khu vực dân cư mới)

Năm 1959, làng Đoan Túc được chọn 4 xóm làm thí điểm để xây dựng

Hợp tác xã kiểu mẫu, làm điểm làm cơ sở đúc rút kinh nghiệm cho phát triển Hợp tác xã toàn diện trên tỉnh Thái Bình, 4 xóm xây dựng hợp tác xã điểm là Hợp tác xã Đông Hưng (trên cơ sở xóm Đông Hưng), Hợp tác xã Ái

Quốc (xóm Ái Quốc), Hợp tác xã Nam Tiến (xóm Nam Tiến) và Hợp tác xã 'Bắc Sơn (xóm Bắc Sơn)

Năm 1988, trong thời kỳ hợp tác xã toàn xã, 12 đội sản xuất của làng

Doan Túc lại được cơ cấu lại thành 6 xóm, đặt tên theo số từ 1 đến 6 Vị trí, dia

giới các xóm lại được xác định theo 6 xóm cũ: xóm 1 (xóm Đông Hưng); xóm

2 (xóm Ái Quốc); xóm 3 (xóm Trung Kiên); xóm 4 (xóm Nam Tiến) ; xóm 5

(xóm Tây Sơn) ; xóm 6 (xóm Bắc Sơn) Mô hình xóm này tổn tại đến ngày 12

tháng 4 năm 2002 khi xã Tiền Phong chuyển thành phường Tiền Phong,

1.2.3 Đặc điểm kinh tế trước khi đô thị hóa

Trang 22

'hủ đạo của đời sống

kinh tế nhân dân làng Đoan Túc, bởi những đặc điềm và điều kiện tự nhiên

như sau:

Nông nghiệp trồng lúa nước là hoạt động kinh tế

Đặc điểm đất nông nghiệp của làng Đoan Túc: Có địa hình tương đối bằng phẳng, đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn cát ven biển và được dòng sông Trà Lý bồi đắp, bao phủ lớp phủ sa dày khoảng 0,8m đến 1,2m Hệ

thống ao hồ, sông ngòi, mương máng nội đồng tưới tiêu thuận lợi

Đất nông nghiệp làng Đoan Túc được phân loại như sau:

- Loại đất trông hai vụ lửa: vụ chiêm và vụ mùa có diện tích '95ha/141ha chiếm 67,4% diện tích đất nông nghiệp

~ Loại đất hai vụ lúa (chủ yếu là giống nếp cái hoa vàng), một vụ

màu: vụ đông và làm mạ, có diện tích 25ha/141ha chiếm 17,7% diện tích

đất nông nghiệp

~ Loại đất ting tring: nim sat chân đê sông Trà Lý và đê vùng dai

khoảng 1.3km có diện tích 8ha/141ha chiếm 5,7% diện tích đất nông nghiệp, cây trồng chính là day, cói

1.2.3.2 Nghề thủ công và trao đổi bn bán

Ngồi nơng nghiệp, dân làng còn có nghề đan mây tre, thường được làm vào thời gian nông nhàn Sản phẩm chủ yếu là các vật dụng để phục vụ cuộc sống hàng ngày như rổ, rá, thúng, nia, Từ lâu những sản phẩm mây tre của làng có tiếng là bền đẹp, bởi nghề đan ở đây được truyền nối tir thé hệ này đến thế hệ khác Trong làng hầu hết nha nao cũng biết nghề dan, nhà ít người thì đan để phục vụ gia đình mình, nhà đông người thì đan mang ra chợ bán

Phía Đông Bắc của làng Đoan Túc có bến sông Trà Lý, là nơi neo đậu

Trang 23

ốc dỡ

bán hàng nước, hàng thực phẩm nhỏ lẻ, hoặc lao động khuân vác,

hàng hóa thuê)

Đến năm 1982, làng Đoan Túc vẫn chưa có chợ làng Hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa của dân làng từ những năm 1982 về trước được diễn ra ở các chợ sau:

+ Chợ nội thị: Khi có nhu cầu mua các vật dụng sinh hoạt hoặc bán những sản phẩm dư thửa trong sản xuất nông nghiệp, dân làng thường đem

đến chợ Bo, chợ Gốc Mít cách làng từ 1 - 2km để trao đôi Đây là hai chợ lớn ở trung tâm thị xã Thái Bình những năm 1982, các sản phẩm mang bán tại hai

chg nay d ban và được giá

+ Chg phiên: Khi có nhu cầu mua nguyên liệu phục vụ nghề phụ như

sợi day, mây, tre, nứa và bán những sản phẩm dư thừa trong sản xuất nghề

phụ thì người dân thường đến chợ Đậu xã Trần Lãm, cách làng Doan Túc

3km về phía nam, chợ họp một tháng 9 phiên vào các ngày 3,5,9

1.2.4 Một số thành tố văn hoá truyền thống làng Doan Túc

1.2.4.1 Văn hoá vật thể

a Khong gian, cảnh quan lang

Từ năm 1982 về trước, làng Đoan Túc có không gian độc lập khép kín, ranh giới của làng với các làng khác rất rõ ràng Tồn bộ khơng gian làng

được bao phủ màu xanh của các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả và tre

Bên cạnh những giá trị của một không gian xanh, là những giá trị văn hóa vật thể mang tính công cộng của làng Đoan Túc đó là không gian của “cây da,

giống nước, sân đình ”, biểu tượng của làng quê truyền thống Không gian này

Trang 24

đều có lời mời các vị tô tiên các họ về phối hưởng theo thứ tự được phân định

dòng họ: Đào, Phạm, Nguyễn, Lê, Trịnh, Trần, Bùi, Ngô, Vũ

Theo các bậc cao niên trong làng, ngôi đình làng được dựng cách đây

trên 300 năm Đình được xây dựng trên khu đắt cao giữa cánh đồng, trông về hướng Đông Nam Đình có kết cấu chữ “ Đinh” Đại bái gồm 5 gian rộng, được làm bằng gỗ lim, lợp ngói, có trạm trổ tứ linh (long, ly, quy, phượng)

Hậu cung là một gian rộng đặt tượng Ngài, dưới chân đặt cây trúc hóa long

Trong cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ,

đình làng Đoan Túc được trưng dụng làm kho chứa sắt thép của cơ quan vật tư tỉnh Thái Bình Trong một trận oanh tạc, máy bay Mỹ đã ném bom cạnh nhà máy nước gần đình Mái ngói đình bị xô dạt, nền đình bị đè nặng, nún sụt

Đình ngày càng xuống cấp mà không có điều kiện tu bỏ Năm 1974, chính quyền xã Tiền Phong quyết định dỡ đình đẻ lấy gạch, ngói, gỗ làm vật liệu

xây dựng trường học cắp 1 - 2, dat đình được bán nhượng cho Nhà máy cơ khí 2/9 (nay là Nhà máy cơ khí Thái Bình) Tượng thành hoàng được dân làng

đưa về chùa làng để thờ

Chùa Đoan Túc

Chùa có tên chữ là /fồng Kim tự (ngơi chùa vàng), toa lạc giữa làng (xóm 3), trên khuôn viên rộng 3000mẺ, hướng Đông Nam Chùa được xây dựng năm Vĩnh Thịnh thứ chín (năm Quý Ty, 1713), do Lão nhiêu Trịnh Văn Tài và Xã chính Trịnh Đắc Khoa cùng vợ là Đào Thị Dung đứng ra hưng

công xây dựng Đến năm Tự Đức thứ 14 (1862) chùa đúc chuông đồng Qua các thời kỳ, chùa được trùng tu, mở rộng thêm, chất liệu kiến trúc bằng gỗ lim, tram tré hoa văn, đường nét tỉnh xảo trên các tầu, kẻo, trụ, võng, biểu tượng tứ linh, cảnh tứ quý được bố cục một cách hoàn hảo và tỉnh tế

Chùa được xây theo kiểu “Tiền nhất hậu đỉnh” (phía trước là tòa chữ

Trang 25

Đông chùa là hệ thống nhà thờ tô, nhà khách và khu ở của sư trụ trì Phía Tây

chùa là điện thờ mẫu va nhà báo ân [PL.2, tr.112]

Chùa Đoan Túc trước Cách mạng tháng 8/1945 là nơi truyền bá chữ quốc

ngữ, là trụ sở thường trực của Việt Minh chỉ huy tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Thái Bình Rạng sáng ngày 19/8/1945, tại sân chủa Doan Tic lực lượng khởi nghĩa tổng Trì Lai đã tập trung đầy da, nhận được lệnh chỉ huy của Việt Minh, toàn bộ lực lượng khởi nghĩa đã chủ động phối hợp cùng với các mũi

tiến công của các đơn vị, tiến thăng vào trung tâm Tỉnh ly Thái Bình

Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 14/11/1989, Bộ trưởng Bộ Văn hóa đã ký Quyết định số 1851 - VH/QĐ công nhận chùa Đoan Túc là “Di tích lich sử văn hóa cấp quốc gia” 20, tr.29]

Miếu

Từ năm 1980 về trước, ở làng Đoan Túc có nhiều miếu thờ Miếu to

nhất là miều thờ thành hoàng ở khu vực gần đầu làng, là nơi thiên táng thành

hoàng làng Khu miếu rộng hơn 7 mẫu, có rất nhiều cây cô thụ và day leo

chẳng chịt, được ví như khu rừng thu nhỏ ở đồng bằng Đọc ven đê Trà Lý thuộc

thủy thin, noi các tàu bè qua lại dừng trên bắn và những người dân qua lại

la phận làng có hai migu thờ thd thin va

kinh doanh nơi bến sông, họ đều có lễ vật dâng bái tại miếu thờ để cầu xin thần sông, thần đất phù hộ cho an tồn, bn may bán đắt

“Trong làng ngày xưa có 6 xóm, xóm nào cũng có miếu thờ thô thần và thủy thần Miếu thường đặt ở khu vực trung tâm xóm Khuôn viên miếu có diện tích từ 300m” đến 500m” Miếu thường chỉ rộng chừng 4mˆ đến 6m”, trong miếu có bát hương, bài vị của thẳn linh, xung quanh miếu có nhiều cây

xanh, có ao

Người dân ở xóm thường tổ chức cúng than linh vào hai dịp lễ chính là

ngày 15 tháng giêng (cúng cầu an và xin lộc), rằm tháng chạp (cúng lễ tạ ơn); các ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng hoặc các gia đình có việc lớn đều ra

Trang 26

1.2.4.2 Văn hoá phi vật thể

a Phong tuc tap quan

Cưới xin

Từ những năm 1990 về trước, khi đời sống nông nghiệp vẫn là chủ đạo, chỉ phối toàn bộ đời sống kinh tế, văn hóa và tỉnh thần, người dân làng

Đoan Túc yên tâm với mảnh ruộng, mảnh vườn với nếp nhà của mình, mọi

quan hệ xã hội, nhất là quan hệ hôn nhân do đó bị bó hẹp trong khung cảnh

làng, thể hiện ở quan niệm “7ø về ta đắm ao ta; Dù trong dù đục ao nhà vẫn 6 con mà gả chồng gẩn; Có bát canh cần

hơn”; “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”;

nó cũng mang cho ” Vì vậy, phần lớn các cuộc hôn nhân của các đôi trai gái

đều là người trong làng “Người tốt thì cột ở làng ” Một số ít đi công tác nơi khác hoặc lấy vợ, lấy chồng làng khác vì nhiều lý do, dù cuộc sống vợ chồng

“hay” hoặc “đở” thường bị dèm pha “Người hay sao lại bay đi nơi khác” Ở làng Đoan Túc xưa kia hôn nhân của các đôi trai gái hầu như là

được bố mẹ định liệu trước Vii

vung nẫy ", “môn đăng, hộ đối

:họn dâu, chọn rễ theo ý thức “nồi nào tip

Hầu hết các đôi trai gái theo ý thức “cha mẹ

đặt đâu con ngôi đấy” và ý thức này thành phổ biến chiếm tỷ lệ cao trong làng Một cuộc hôn nhân ở làng Đoan Túc xưa phải trải qua các bước như

chọn dâu - rễ; chạm mặt, ăn hỏi, cưới, lại mặt [PL.3, tr.131]

Đám cưới ở làng Đoan Túc xưa kia cũng có những kiêng ky như: không tiến hành tổ chức khi có tang, chưa hết tang (trong 27 tháng) của người

chết là người nội tộc phạm vi quan hệ 4 đời, không cưới khi người con gái đang ở tuổi kim lâu 1,3,6,8; mẹ đẻ không đi đưa dâu, bố chồng không đi đón

dâu; không cãi chửi nhau, không để đồ vỡ trong ngày cưới Tang ma

Nếu như hôn nhân là bước ngoặt lớn đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn

dài nhất trong cuộc đời mỗi con người, thì những nghỉ thức tang ma lại đặt

Trang 27

xưa việc làm quan trong là lo “hậu sự” cho người quá cố Đám tang thường có

sự chuẩn bị trước đối với những người ốm nặng, con cháu tiên lượng sẽ không qua khỏi Đám tang thể hiện nỗi xót thương, tình cảm gắn bó của con người trước nỗi đau mắt đi người thân vĩnh viễn Đám tang được tô chức gồm nhiều bước [PL.4, tr.141]

Những điều kiêng ky: Theo phong tục, thời gian nhà có đại tang được

tính trong vòng 27 tháng thì không được tô chức lễ ăn hỏi, lễ cưới, không xây

nhà, không mua trâu bò Đầu năm mới không đến nhà người khác, không đi

dự đám cưới và thăm hỏi người mới sinh nở b Các lễ tiắt trong năm

Tắt Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là ngày tết quan trọng nhất đối với người làng Doan Túc Do điều kiện kinh tế tự cung, tự cấp là chính, cho nên, dân làng từ xưa có ý thức chuẩn bị tết từ rất sớm khoảng tháng tám, tháng chín (tích trữ gạo nếp, củi để nấu bánh chưng; chung nhau nuôi lợn, nuôi gà, trồng hoa )

Tết Nguyên Đán ở làng được khởi đầu từ ngày 23 tháng Chạp Ngày

này mọi gia đình dù bận mải cũng phải dành thời gian thu dọn sạch sẽ bàn thờ tại gia đình, lau chùi bát hương, rút chân hương cũ và chỉ để lại 3, 5 hoặc 7

chân hương to đẹp trong bát hương, đun nước ngũ vị vẫy lên ban thờ và sắm

sửa lễ vật cúng tiễn gia đình ông Công, ông Táo về chầu trời Nhà nào có điều

kiện thì cúng mâm cao cỗ đầy và có quân, ác

„ mũ, cá chép Nhà nào khó thì

cúng hương hoa, nải chuối

Sau ngày 23 tháng Chạp, mọi thứ phục vụ cho ngày tết được các gia

đình tích cực sắm sửa, chuẩn bị Đến ngày 26, 27 tết các nhà có điều kiện thì

đụng lợn lẫy thịt giã giò và gói bánh chưng Ngày cuối cùng của năm mọi thứ

Trang 28

Ngày này, các gia đình đều sắm sửa cơm cỗ cúng tổ tiên, trong lễ cúng

không thể thiếu các loại quả chua như mơ, mận, đảo và rượu cái (rượu cái là

sao nếp nấu đã được ủ men rượu, tới độ ăn vừa cay, vừa ngọt) có ý nghĩa là để giết sâu bọ Đối với con trai đã có vợ không giới hạn độ tuôi, những ngày

này phải chuẩn bị lễ vật gồm (trầu cau, gạo nếp, đỗ đỏ, đường) đến tết bồ vợ,

các gia đình có con rẻ đều tổ chức ăn uống Ngày rim thing Bay

Dân làng Đoan Túc quan niệm “Cứng cá năm không bằng ngày rằm

tháng Bảy dá tội vong nhân” đễ vong linh người chết

” đây là ngày cúng

được siêu thoát Vì vậy, ngày này được dân làng coi trọng Cúng rằm tháng Bay được tổ chức từ ngày mồng 10, với quan niệm cúng sớm để vong linh

sớm nhận được đồ cúng Ngày cúng người dân chuẩn bị cơm cỗ và các loại

giấy tiền, đồ mã cúng tiến cho tổ tiên và chân linh những người đã khuắt

Ngày rằm tháng Bảy cũng được người dân nơi đây coi là ngày “hoá: thủy” nghĩa là theo kinh nghiệm dân gian của những người làm nông nghiệp xưa, sau rằm tháng bảy thì không còn bão, không còn nước lũ, Vì vậy, ngày này dân làng giết vịt để cúng gia tiên, ăn uống

Cáng xôi mới

Đây là tục lệ riêng của làng Đoan Túc Vào vụ lúa mùa, người dân chọn

mảnh đất tốt để cấy lúa nếp cái hoa vàng, đến khi hạt lúa vào mây độ 75% thì gặt lấy thóc sau đó luộc thóc, phơi khô rồi xát vỏ lấy gạo đem ngâm với nước lá sừng tươi để nấu xôi Sau khi xôi chín thì trộn đều với thịt lợn hoặc thịt chim bồ câu đã được chế biến Đây là sản vật thơm ngon đặc trưng, không thê thiếu trong lễ cúng ngày mồng 1 tháng mười tại các gia đình và ở miều xóm, đình, chùa làng

để tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho dan làng có một vụ mùa bội thu e Các quan hệ xã hội

Trong quan hệ gia đình ở làng Đoan Túc xưa, không quá nặng nề bởi các nghỉ lễ nho giáo phong kiến, nhưng vẫn đảm bảo tính tôn tỉ trật tự trong

từng gia đình Do cuộc sống nông nghiệp hàng ngày phải đối mặt với thiên tai

Trang 29

trong gia đình, sau đến con trai cả rồi đến người mẹ và các con thứ trong gia đình “quyển huynh, thế phụ ” Cũng bởi cuộc sống nông nghiệp nên quan hệ gia đình anh, chị em rất bền chặt để nương tựa vào nhau “anh: em như thé tay chân ” hay “chị ngã em nâng ” Trong các gia đình luôn duy trì nhiều thế hệ sống chung, nương tựa nhau Từ những mối quan hệ trong gia đình đã ảnh

hưởng sâu sắc tới quan hệ họ hàng Ông trưởng họ có vị trí cao nhất, uy tín nhất, sau đến trưởng các chỉ, phái trong đòng họ Trong dòng họ được phân chia ngôi thứ rõ ràng, được xưng hô theo thứ bậc không phân biệt độ tuổi và được mọi người thực hiện nghiêm túc Người trong nội tộc có quan hệ cầu kết

chặt chẽ “một giọt máu đào hơn ao nước lã” Ngày giỗ tô được coi là ngày trọng đại, linh thiêng đối với mỗi người con trong dòng họ Việc công đức

xây dựng từ đường dòng họ được người làng Đoan Túc xác định đó là nghĩa

vụ, trách nhiệm của mình đối với tiên tổ

Với đặc trưng họ hàng sinh sống theo cụm nên dân cư ling Doan Tic vừa có quan hệ họ hàng, vừa có quan hệ láng giềng Vì vậy, từ xưa người

Đoan Túc rất để cao mối quan hệ “ngưởi xóm, người làng”, mọi việc hay,

việc dở cũng đều được giải quyết bằng quan hé “tinh làng nghĩa xóm ” Tiểu kết Chương 1

Làng Đoan Túc được hình thành cách đây hơn 1000 năm, là kết quả

của cả một quá trình lâu đài, của nhiều thế hệ nói tiếp nhau, qua nhiều thế kỷ

cần cù, dũng cảm trong lao động sản xuất, đối mặt với thiên nhiên khắc

nghiệt, giặc giã hoành hành Để trụ vững, đấu tranh cải tạo thiên nhiên, biến

viing dat sinh lay, chua mặn, đầy lau lác cỏ đại thành “bở xôi, ruộng mặt " ĐỂ có được làng Đoan Túc ngày nay phải kể đến các họ Đào, Phạm, Nguyễn, Lê,

Trịnh, Trần, Bùi, Ngô, Vũ đã quân tụ về đây đông đúc, đời nối tiếp đời chung

lưng đấu cật, bó bện cùng nhau từng bước hình thành xóm làng, và trở thành

một làng có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa

Trang 30

Bình, trong những năm tháng chiến tranh với 5 tin thóc/ha Điều kiện tự nhiên thuận lợi được vun đắp bởi những con người cần cù, chăm chỉ trong lao động sản xuất; kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh bảo vệ Tô quốc, họ đã tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống Đó là không gian của “cây đa,

giếng nước, sân đình” Những không gian đó vừa là không gian tâm linh, vừa là không gian văn hóa công cộng Là nơi vui chơi tâm tình trong những lúc thánh thơi, nông nhàn, của người din Doan Tic

Trang 31

Chương 2

THUC TRANG BIEN DOI VAN HOÁ LÀNG ĐOAN TÚC TRONG QUA TRINH DO THI HOA

2.1 Những tiền đề cho sự biến đổi văn hoá truyền thống làng

Đoan Túc

2.1.1 Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở xã Tiền Phong và làng Đoan Tác

Trước khi diễn ra quá trình đô thị hóa, ở xã Tiền Phong đã diễn ra

quá trình công nghiệp hóa Để phục vụ cho việc phát triển nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 1975 - 1985, Đoan Túc là làng đầu tiên của thị xã Thái Bình có các nhà máy, xí nghiệp lớn được xây dựng:

~ Nam 1976, Nhà máy cơ khí 2 - 9 xây dựng trên diện tích 5,6 ha; Nhà máy cơ khí Bắc Sơn (1,3 ha); Nhà máy gạch và nhà máy xi măng Thái Bình (2.3 ha)

~ Năm 1978, Nhà máy day Trung wong (5.9 ha); Nha may nước (2.3 ha)

~ Năm 1984 Xí nghiệp thực phẩm đông lạnh xuất khâu (5.4 ha)

Các nhà máy này được xây dựng trên phần đất trồng lúa, nằm ở khu

vực phía đông và phía đông bắc làng Đoan Túc giáp bờ đê sông Trà Lý

Tir nim 2002 đến năm 2012, là thời điểm đánh dấu sự thay đi toàn bộ ất nông nghiệp trên những

diện mạo của làng Đoan Túc Trong 10 năm, toàn bộ

cánh đồng phì nhiêu màu mỡ của làng đã được thu hồi để giao cho các nhà đầu

tư xây dựng các cụm công nghiệp: Phong Phú (78ha), Tiền Phong (56ha),

Nguyễn Đức Cảnh (102ha, đất của phường Tiền Phong và xã Phú Xuân); các khu đô thị Tiền Phong, Trần Hưng Đạo, bến xe Hoàng Hà, siêu thị v

Bang 2.1: Hiện trạng diện tích đất phường Tiền Phong

Loại dat (ha) [ Giai dogn 2000 - 2010 | Giai dogn 2010 - 2015 |

Trang 32

* Sản xuất nơng nghiệp:

Tồn phường hiện còn 392 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp (trong đó làng

Nhân Thanh còn 306 hộ, làng Đoan Túc còn 86 hộ), diện tích đất nông nghiệp là 33 4ha (tập trung chủ yếu ở làng Nhân Thanh) Tại làng Đoan Túc chỉ còn 8.93ha,

lại nằm trong quy hoạch nên không thẻ triển khai sản xuất được, nên, giá trị sản xuất từ nông nghiệp giảm mạnh; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của phường

năm 2015 ước đạt 3,47 tỷ đồng, chiếm 3,54 % trong cơ cấu kinh tế

2.1.2.2 Chuyển đổi phương thức mưu sinh

Trước năm 1975, thành phần dân cư làng Đoan Túc chủ yếu là nông dân Làng Đoan Túc là làng đầu tiên đón nhận các nhà máy, xí nghiệp lớn về mảnh đất của mình Từ đó, thành phần dân cư chuyên dần sang làm công,

nhân ở các nhà máy, xí nghiệp Đến năm 2002, khi quá trình đô thị hóa diễn

ra mạnh mẽ, Đoan Túc từ một làng quê thuần nông đã chuyển hướng thành vùng tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị Để thích nghỉ, số nông dân còn lại phải chuyển đổi nghề nghiệp Tuy nhiên, do trình độ văn hóa thấp, lại không có quá trình chuẩn bị chuyển đổi nghề nghiệp nên nhiều người trong độ tuổi lao động không thể tìm kiếm việc làm Hầu hết

họ là người trung niên, chuẩn bị hết tuổi lao đông và đa phần là phụ nữ Mắt đất để sản xuất, phụ nữ kiếm việc rất khó khăn, nhưng họ còn có thể đi làm

thuê hoặc bán hàng chạy chợ Khó khăn nhất là những đàn ông trung niên

Một số được tuyển chọn vào làm công nhân ở các khu công nghiệp, còn phần lớn chuyên sang làm nghề tự do bốc vác thuê

chạy xe ôm, đạp xích lô, di

xuất khẩu lao động, cho thuê nhà trọ, một số ít thì vào các cơ quan nhà nước

v.v “Đây là tiền đề cho sự xuất hiện một bộ phận những nông dân mắt đắt,

đã thoát khỏi vị trí nông dân, nhưng không thể trở thành thị dan” [47, tr.142]

Thực tế việc chuyển đổi nghề nghiệp của người dân Đoan Túc sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp diễn ra theo hai xu hướng

Trang 33

at

ở khu vực trong làng, cụ thể tại các tổ dân phố cho thấy, sau khi bị thu

nông nghiệp đã có tới 176/210 hộ gia đình bị ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp: Bang 2.2: Chuyển đổi nghề nghiệp tại các tổ dân phố

TT Nghề nghiệp chuyén doi Số hộ gia đình có

người tham gia 1 | Cơ quan nhà nước 26 2 _ | Làm ở cụm công nghiệp 45 3 _ | Xuất khẩu lao động, 19 4 | Lao động tự do 4 5_ | Cho thuê nha tro 18 6_ Ì Các dịch vụ khác 21 Tỗng 176 100

INguôn: Tác giá điều tra thực địa tháng 3 năm 2016] ~ Xu hướng thứ hai, những hộ sinh sống ở các mặt đường lớn chuyền sang đầu tư kinh doanh, buôn bán các mặt hàng, các dịch vụ và cho thuê mặt tiền

Bang 2.3: Các mặt hàng kinh doanh tại tổ dân phố số 19 và 20

TT | Mặthàng kinh đoanh Số cửa hàng Tilg (%) 1._| Siêu thi điện máy 2 0,85

Trang 34

TT [ Mathang kinh doanh Số cửa hing Ti lệ (%) 14 | Khách sạn 2 0.85 15 | Trung tâm tổ chức sự kiện 2 0,85 16 | Cửa hàng tạp hóa 25 10.7 17 | Sửa chữa xe máy, 13 Số 18 | Cửa hàng cơ khí 10 42 19 | Dịch vụ cầm đồ § 21 20 | Cửa hàng Gas 4 17 21 | Nhà nghỉ 3 13 22 | Cửa hàng ăn uống, 30 128 23 | Văn phòng phẩm § 21 24 | Quần áo 18 27 25 | Dịch vụ lam dep 7 Tả 26 | Dịch vụ nhà đất 5 21 27 | Sinh vật cảnh 2 0/85 2§ | Cửa hàng gốm sứ 2 0,85 29 | Cả phê - karaoke 3 13 | 30 | Cho thuê phông bạt 2 0.85 31 | Cửa hàng chăn, đệm 1 042 Tổng 234 100

[Nguon: Tac gid diéu tra thực địa tháng 3 năm 2016j

Dưới tác động của đô thị hóa, nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày ở Đoan Túc tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng Từ một làng không có chợ, đến năm 2000, Uỷ ban nhân dân thị xã

Thái Bình đã đầu tư cho phường Tiền Phong xây chợ đầu mối trên địa bàn

làng Đoan Tú, tên chợ gọi theo tên phường Chợ được xây dựng kiên cố trên diện tích 300m, quay ra hai mặt đường chính với 4 khu bán hàng Từ ngày

chợ đi vào hoạt động đã thu hút nhiều người dân trong làng và ngoài làng đến

đây buôn bán Hiện nay, chợ Tiền Phong được đánh giá là một trong 7 chợ

lớn của thành phố Thái Bình 2.1.3 Chuyễn đỗi về dân cư

Trang 35

đất thổ cư của làng Sau năm 1990, các cụm công nghiệp, nhà máy xí nghiệp

ở khu vực thành phố Thái Bình phát triển mạnh đã tác động tới việc dịch chuyển dân cư từ các huyện lên thành phố định cư sinh sống Cũng từ thời

điểm này, giá đất ở các khu vực ven thị xã tăng cao đột biến, đã kích thích

nhu cầu bán đất của người dân đề lấy tiền xây dựng nhà mới và mua sắm các

tiên nghỉ sinh hoạt Nhiều người ở các nơi đến mua đất, làm cho dân số làng Đoan Túc tăng nhanh, đa dạng về thành phần, cả dân tộc và tôn giáo

Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân phường Tiền Phong, tháng 4 năm

2002 làng có 1.789 hộ gia đình với 7.156 nhân khẩu; đến tháng 12 năm 2015

đã lên đến 2.778 hộ (tăng 1.011 hộ) với 10.456 nhân khẩu (tăng 3 300 khẩu);

ngoài ra còn khoảng hơn 1500 người là công nhân ở trọ, đăng ký tạm trú Dân cư trong làng vào thời điểm này có các đặc điểm:

~ Về nguồn gốc và thành phần dân cư: + Năm 2015, số lượng dân cư đã sinh sống lâu đời ở làng Đoan Túc chiếm khoảng 46%, kinh tế của các hộ gia đình này đa phần có mức thu nhập trung bình

+ Số lượng dân cư từ các nơi về sinh sống ở làng Đoan Túc từ năm 1982 đến năm 2015, chiếm khoảng 54% Trong số này phần nhiều những gia đình là

công nhân làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn phường Tiền

Phong, do mức thu nhập thấp nên họ mua đắt ở xen kẽ với những dân làng sở tại, vì đất ở trong làng có giá rẻ Một bộ phận có điều kiện kinh tế mua đắt ở các mặt

đường để kinh doanh buôn bán Một bộ phận khoảng trên 800 hộ gia đình sinh

sống trong khu đô thị Tiền Phong và khu đô thị Trằn Hưng Đạo, chủ yếu là cán

bộ nhà nước và những hộ kinh doanh buôn bán có thu nhập cao

~ Về dân tộc: từ năm 2004 trở về trước, 100% dân cư sinh sống trên địa bàn phường Tiền Phong là người Việt (Kinh) Đến năm 2015, có 12 người

dân tộc Mường, 6 người dân tộc Tày, 3 dân tộc Nùng, 16 người dân tộc Thái

Trang 36

~ Về tôn giáo: từ xưa, đời sống tâm linh của dân làng Đoan Túc chủ yếu là những hình thức hoạt động tín ngưỡng dân gian truyền thống và đạo Phật Đến năm 2015 đã xuất hiện 21 hộ gia đình theo đạo Thiên chúa giáo, 7 gia đình theo đạo Tin lành, chủ yếu đã theo đạo từ trước khi chuyển về Doan Tuc sinh sống

Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy, chỉ trong khoảng 10 năm dưới tác

đông của đô thị hóa, với sự nhập cư mạnh mẽ và đa dạng các thành phần, làm cho đời sống văn hóa trong dan cư thay đổi rất rõ nét Trước đây, đời sống kinh

tế của người dân thuần nông có mức sống đồng đều, mộc mạc, giản dị Đến nay,

hiện tượng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, làm cho đời sống dân trí - kinh tế không đồng đều, lỗi sống, nếp sống, quan hệ ứng xử trong các cụm dân

cư từ đó cũng có nhiều khác biệt, nhất là dân cư ở khu đô thị mới Những

nguyên nhân trên làm cho các hoạt động văn hóa ở làng Đoan Túc có nhiều mặt

phong phú hơn, có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống nhạt nhòa dan

2

Chuyễn đỗi về quản lý hành chính

“Trước khi chuyền thành phường, làng Đoan Túc thuộc xã Tiền Phong có cơ cấu quản lý hành chính gồm 6 xóm Mỗi xóm có một Ban quân dân

chính, trong đó có 1 xóm trưởng, 2 xóm phó, I tổ Đảng và các chỉ hội đoàn

thể (Mặt trận Tổ quốc, Nơng dân, Đồn Thanh niên, Hội phụ nữ; Hội người

cao tuổi, Hội cựu chiến binh) Ban quân dân chính có nhiệm vụ tổ chức, điều

hành toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp, an ninh, trật tự, văn hóa, xã hội của xóm

Sau khi Chính phủ ra Nghị định 45/2002 NÐ - CP ngày 12 tháng 4 năm

2002 về việc thành lập phường Tiền Phong thuộc thị xã Thái Bình, cùng với việc chuyền từ xã thành phường, 6 xóm của làng Đoan Túc được bố trí thành 17 tổ dân phố Các tổ dân phố được phân chia theo cụm dân cư, lấy các trục

Trang 37

một xóm cũ Mỗi tổ dân phố mới có 1 chỉ bộ dang (bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận), 1 tổ trưởng, I tổ phó và các chỉ hội đoàn thé

Tổ dân phố được thành lập, nhưng những hoạt động văn hóa - xã hội của xóm cũ vẫn được người dân duy trì, do cơ cấu cấp xóm tổn tại thời gian dai, dan trong xóm đã có một quá trình cộng cư, cộng cảm, đã hình thành một

nếp sống văn hóa có ý nghĩa, gắn kết cộng đồng bên chặt Trên cơ sở đáp ứng

nguyên vọng của nhân dân, Ủy ban nhân dân phường Tiền Phong đã cho phép

Ban công tác mặt trận của các tổ dân phố được thành lập “cự tinh nghia dén phố” trên cơ sở địa bàn xóm cũ để phối hợp cùng nhau tổ chức, điều hành các hoạt động về văn hóa - xã hội Ví dụ, cụm tình nghĩa tô 12 và tổ 13, hai t6

này được tách ra từ xóm 2 cũ nhưng khi có đám tang, tổ chức tết trung thu, tổ chức cúng miếu xóm, thì ban công tác mặt trận và nhân dân của hai t cing

đứng ra tô chức Ở làng Đoan Túc hiện nay, có 14 tổ nằm trên địa bàn 6 xóm

cũ được thành lập 6 cụm tình nghĩa Các tổ ở khu vực đất mới thì không có cụm tình nghĩa như trên

2.2 Các khía cạnh biến đối văn hoá truyền thống làng Đoan Túc

3.2.1 Biến đỗi của văn hoá vật thể

2.2.1.1 Biến đổi không gian và cảnh quan làng

Từ những năm 1990 về trước, không gian cảnh quan của làng Đoan

'Túc vẫn còn giữ nguyên cấu trúc của một làng quê nông nghiệp truyền thống Tác động của đô thị hóa và việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đã làm cho cảnh

quan không gian làng quê thanh bình bị biến đổi thành không gian của nhà máy công nghiệp và bê tông hóa đơ thi,

Trên tồn bộ cánh đồng màu mỡ năm xưa, nay được xây dựng thành hai khu: Một khu dân cư và một khu sản xuất

Khu 1 (khu đô thị Trần Hưng Đạo), là không gian sống được dư luận nhìn nhận là “văn minh hiện đại bậc nhất tại thành phố Thái Bình”, gồm

Trang 38

chức và được dân làng đồng tình hưởng ứng Tuy nhiên, do nơi thờ thành

hồng nằm trong khn viên nhà máy nên mỗi dịp cúng lễ, người dân phải được sự đồng ý của bảo vệ nhà máy mới được ra vào, nên đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa dân làng và người của nhà máy Vì vậy, một số cụ cao tuổi trong làng tiếp tục làm đơn và đi xin cấp lại đất đình trong nhiều năm qua;

song đến nay vẫn chưa được giải quyết

Chùa

Chùa Đoan Túc có không gian cảnh quan hài hòa, kiến trúc nghệ thuật truyền thống tỉnh xảo, là không gian văn hóa tâm linh truyền thống, chùa đã được nhà nước xếp hạng là “Di ¿ích lịch sử văn hóa cấp quốc gia” (năm 1989) Sau khi chùa được xếp hạng, xã Tiền Phong đã thành lập Ban quản lý

di tích gồm 6 thành viên, do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng

ban Từ năm 2005 đến nay, chùa được trùng tu tôn tạo nhiều lần Tuy được sự

giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về đi sản văn hóa, nhưng trong quá trình trùng tu, không gian cảnh quan và nhiều hạng mục của chùa không còn được giữ nguyên vẹn với các yếu tố gốc Trước đây, phía đông của chùa là gian nhà tổ rộng khoảng 30m”, đến năm 2005, sư trụ trì đã cho hạ giải để

xây ngôi nhà tổ có kiến trúc mới lạ, khang trang bề thế rộng hon 100m”, co

tháp chuông cao Năm 2007, không gian vườn cây và ao chùa được thu hep,

một số cây cổ thụ bị chặt bỏ,

hơn 200m” Năm 2014, sư trụ trì lại tiến hành hạ giải tòa điện mẫu phía tây

mở rộng sân cha và xây khu nhà khách rộng chia để xây điện mẫu mới và nhà báo ân với diện tích hơn 200m” Công trình

được xây dựng liền kể và có thiết kế gần tương đồng với tòa điện phật Hệ thống tượng thờ trong điện mẫu cũ được thay bằng hệ thống tượng mới to

cao, nhiều màu sắc

Từ năm 2005 đến năm 2015, kinh phí qua nhiều lần trùng tu tôn tạo

chủa Đoan Túc đã được chỉ phí hơn 15 tỷ đồng; trong đó kinh phí nhà nước

Trang 39

quản lý di tích ghỉ chép vào số vàng công đức của chị leo số liệu tổng hợp,

các số công đức tại chùa chỉ ghi chép được hơn 4 tỷ đồng; số còn lại hơn 11

tỷ đồng, vì một lý do nào đó những người công đức số tiền lớn không muốn

công khai danh tính của mình

Việc trùng tu tôn tạo chùa làng Đoan Túc diễn ra trong một thời gian ngắn, với nguồn kinh phí xã hội hóa rất lớn, đã phản ánh rõ nét đời sống văn hóa tâm linh, niềm tin tôn giáo ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đời sống

tỉnh thần của nhân dân Tuy vậy, trong quá trình trùng tu tôn tạo, nhà sư trụ trì

và Ban quản lý di tích, đã quá chú trọng tới việc xây dựng và mở rộng các

hạng mục mới trong chùa theo xu hướng khang trang, lâm cho không

gian cảnh quan sinh thái của chủa bị lấn át, thu hẹp Các đồ thờ tự được mua sắm mới như hệ thống tượng mẫu, lầu thờ tượng bạch y quan âm, những công trình mới đã làm biến dạng những yếu tố gốc và ảnh hưởng rất nhiều đến

không gian u tịch, thâm nghiêm, cổ kính của ngôi chùa Miéu

Trong quá trình đô thị hóa, làng Đoan Túc có nhiều ngôi miếu cổ ở khu

vực ven đê sông Trả Lý và khu vực ngoài khu dân cư đã bị dỡ bỏ để lấy dat xây

dựng nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở hạ tầng Điền hình là ngôi miếu thờ thành

hoàng với diện tích hơn 7 mẫu ở đầu làng, được ví như khu rừng thu nhỏ đã bị

đỡ bỏ đề xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm Thái Bình (nay là Công ty cỗ

phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình) Những ngôi miễu từ xóm 1 đến xóm 6 còn được giữ lại Trước đây, các ngôi miều thường có diện tích rất rộng, là không gian văn hóa tâm linh cũng là không gian sinh thái có chức năng giao lưu, kết nối cộng đồng Nhưng do quá trình chuyển đổi sở hữu và sử dụng đất

của Ủy ban nhân dân xã Tiền Phong, cho nên diện tích đất của các ngôi miếu còn lại rất hẹp Hiện nay, ngôi miều có diện tích lớn nhất là 52mẺ ở tổ 9 (xóm 4

là 8mẺ ở tổ 14 (xóm l cũ)

cũ), ngôi miếu có diện tích nhỏ

Trang 40

thống và được quan tâm bảo vệ, giữ gìn sạch đẹp

2.2.2 Biến đổi của văn hoá phi vật thể 3.2.2.1 Biến đổi về phong tục tập quán Cưới xin

Đô thị hóa và việc chuyên đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi văn hóa mưu sinh của dân làng Đoan Túc đã làm biến đổi rất nhiều các thủ tục, nghỉ lễ của

một đám cưới

Ngày nay, các đôi trai gái được tự do tìm hiểu, yêu đương; những quan

niệm truyền thống như “cha mẹ đặt đâu con ngôi đấy” hay “môn đăng hộ

de

không còn nữa Bây giờ, bố mẹ va người thân không can thiệp quá sâu vào

trong hôn nhân đã không còn giá trị, mọi áp đặt của gia đình dường như

chuyện tình cảm yêu đương của con cái mà chỉ định hướng, góp ý, nếu trai

gái quyết tâm lấy nhau thì gia đình sẽ phải chấp thuận và tổ chức lo liệu đám

cưới cho con cái

Đô thị hóa đã làm cho không gian khép kín và tư duy, đời sống nông nghiệp của dân làng Đoan Túc từng bước được xóa bỏ Hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển mạnh, tạo điều kiện cho giới trẻ và người đân trong

ling được mở rộng giao lưu, có nhiều mỗi quan hệ Việc lựa chọn bạn đời của trai gái trong làng trở nên đa dạng, phong phú, làm cho xu hướng kết hơn với người ngồi làng càng nhiều hơn, phổ biến hơn

Trước đây, trai gái thường lấy nhau trong nội làng, cho nên, nghỉ lễ

trong hôn nhân đều được thực hiện theo các bước chung của lệ làng truyền

thống (làm mối, dạm ngõ, ăn hỏi, đám cưới, lại mặt) Ngày nay, do việc kết

hơn với người ngồi làng trở thành phô biến làm cho các thủ tục, nghỉ lễ trong đám cưới truyền thống ở làng phải giao thoa và biến đôi linh hoạt, để phù hợp

điều kiện kinh tế của từng gia đình và phong tục tập quán đa dạng ở các địa phương khác Do vậy, các thủ tục, nghỉ lễ của một đám cưới hiện nay của

Ngày đăng: 17/08/2022, 14:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN