1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

115 9 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 19,98 MB

Nội dung

Luận văn Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày lý luận chung về văn hóa đọc; khái quát về sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; vai trò của văn hóa đọc đối với sinh viên trường; phân tích thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường; tìm ra điểm mạnh, điểm yếu. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa đọc của sinh viên trường và đề xuất các biện pháp thực nghiệm tác động vào nhận thức, hiểu biết văn hóa đọc của sinh viên nhằm góp phần phát triển văn hóa đọc.

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 'TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

HOÀNG THU HỒNG

VĂN HÓA ĐỤC CỦA SINH VIÊN

TRUONG BAI HOC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THUỘC ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Trang 2

'TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI

.}.} ỷ ờợni

HỒNG THU HỒNG

VĂN HÓA ĐỤC CỦA SINH VIÊN

TRUONG BAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHÂN VĂN THUOC DAI HOC QUOC GIA HA NOI

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

UẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ THỊ QUYÊN

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng,

dẫn khoa học của TS Đỗ Thị Quyên Những nội dung trình bày trong luận

văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính chân thực và chưa từng được

ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu

của người khác, tôi đều trích dẫn rõ rằng Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm

trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày thẳng năm 2015 Tác giả

Trang 4

ỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TÁT DANH MUC BANG BIEU

MO DAU sn

Chuong 1: LY LUAN CHUNG VAN HOA QC, KHAL QUAT VE SINH VIEN TRUONG DAI HQC KHOA HQC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN THUQC DAL HOC HÀ NỘI " Đi be

chung về văn hóa đọc 1

1.1.1 Khái niệm văn hóa đọc ¬

1.1.2 Các thành tổ của văn hóa đọc l4

1.2 Khái quát về sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn 25

1.2.1 Khái quát về lịch sử hình thành trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 24s seo 29

1.2.2 Đặc điểm chung của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 28 trò của văn hóa đọc đối với sinh viên trường Đại học Khoa học văn 33 1.3.1 Văn hóa đọc giúp sinh viên nâng cao trình độ học tập và mở rộng kiến thức 33 13.2 Văn hóa đọc giúp sinh viên trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng đời sống 36

1.3.3 Văn hóa đọc làm phong phú và lành mạnh đời sống tinh thần của

Sinh viễn 12a 38

Tiểu kết chương I 39

Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG DAI HOC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (THUỘC ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ HÀ NỘI) 41 2.1 Nhu cầu đọc sách của sinh viên 41

2.1.1 Hình thức thỏa mãn nhu cầu đọc 41

2.1.2 Mục đích sử dụng sách của sinh viên 49

Trang 5

24.1 Đọc lướt 37 2.4.2 Doc dé hiểu nội dung - 58 2.43 Đọc có ghỉ chấp, gạnh dân những phần quan trọng 59 2.5 Thái độ ứng xử với tài liệu của sinh viên 60 2.6 Đánh giá thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 64

2.6.1 Ưu điểm và nguyên nhân seen 2.6.2 Nhược điểm và nguyên nhân 67

Tiểu kết chương 2 T71

“Chương 3: CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỚNG TỚI VĂN HÓA ĐỌC NHỮNG VẤN ĐỀ,

ĐẶT RA 73

Trang 6

STT | Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 |CLB Câu lạc bộ 2 |pH Dai hoc

3 | DHKHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(DHQGHN) (Đại học Quốc gia Hà Nội) 4 |HĐỌT Hội đồng quản trị š |KHXH Khoa học Xã hội 6 |NXB Nhà xuất bản 7 |PGS.TS Pho giao sư Tiến sĩ 8 |PTTH Phổ thông trung học 9 |THCS Trung học cơ sở 10 | Ths “Thạc sỹ

11 |TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

12 | TVQGVN Thu vién quéc gia Viét Nam

13 | UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hóa Liên Hiệp Quốc

Trang 8

Sách từ lâu đã trở thành một biểu tượng giá tri mang lại cho con người

nguồn trỉ thức vô tận Sách giúp ta hiểu biết nhiều điều, những thứ đơn giản

xvà phức tạp, bình dị va cao siêu, cao thượng và thấp hèn Bên cạnh đó, sách

tự tin hơn khi giao tig

cũng giúp con ngườ biết cách ứng xử tốt đẹp, nhân

văn hơn khi đứng trước thân phận của mỗi một con người Có thể nói, sách

chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người Chính vì vậy, con người từ lâu đã hình thành nên một thói quen đọc

sách, hay phát triển cao hơn chính là văn hóa đọc

Khi xã hội ngày càng phát triển thì đời sóng tinh thần của con người

ngày cảng được nâng cao, các phương tiện giải trí, nơi sinh hoạt cộng đồng,

cũng ngày cảng trở nên mới lạ và hiện đại Nhưng dù thế nảo đi nữa, sách vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu được của mỗi người

Tại Nhật Bản, một quốc gia có nền công nghệ phát triển bậc nhất thế giới nhưng người ta có thê để dàng bắt gặp những người trẻ tuổi say sưa với

quyển sách trên tay ở bất cứ nơi công cộng nào, trên xe bus, tàu điện ngằm

hay ở sân bay Điều đó cho thấy rằng từ nhỏ, người dân Nhật Bản đã được rèn

luyện thối quen đọc sách và nó đã tạo nên một nền văn hóa đọc của đất nước

hoa anh dao này Trong khi đó, tại Việt Nam, thật khó khăn đê tìm thấy một

người trẻ đọc sách tại nơi công cộng Thay vào đó, người trẻ thích lướt

facebook hoặc tán gẫu liên tục trên điện thoại Chính vì những phương tiện hiện đại ấy đã khiến thời gian đọc sách của các bạn trẻ Việt Nam bị thu hẹp lại, dần bị mắt đi

Đứng trước tình hình thực tế ấy, hàng loạt những câu hỏi được đặt ra:

Trang 9

của những bạn trẻ ngày hôm nay

'Nhận thấy đây cũng là một vấn để thiết thực trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam nói chung và của sinh viên nói riêng Tôi chọn đề

tài: "Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nột" đề nghiên cứu, làm đề tài luận

văn của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề và cơ sở lí luận của đề tài

Nghiên cứu về văn hóa đọc tại Việt Nam không còn là mới lạ nữa

Những năm gần đây, theo sự phát triển của xã hội, khi ma tri thức ngày càng, được đề cao thì việc người ta quan tâm đến sự phát triển văn hóa đọc ngày cảng được chú trọng Bởi lẽ, đọc sách đúng cách, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều

cho sự phát triễn trì thức toàn diện của con người

Có rất nhiều các bài viết về văn hóa đọc được nhiều độc giả quan tâm nhu: “Van héa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu 'Viêm đề cập đến những vấn dé cơ bản vẻ văn hóa đọc; việc phát triển văn hóa đọc là biết cách khai thác những thói quen đọc tốt, những sở thích đọc lành mạnh và có kỹ năng đọc Dựa vào đó, tác giả đưa ra những thành tựu, hạn chế và biện pháp để phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam [35] Hay bai viét “Van

hóa đọc của giới trẻ có gì đảng lo?” của tác giả Đăng Chung đăng trên báo

Lao động cũng có chỉ ra những quan niệm sai lầm của giới trẻ về văn hóa đọc,

chính vì thế đọc sách không những không trở nên hữu dụng mà còn đem lại

Trang 10

đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đông giai đoạn 2011-2020, tim

nhìn 2030 Đề án này chính là việc cụ thể hóa Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 với mục tiêu “Xây dung phong trào đọc sách trong xã hội, góp

phân xây đựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”

'Việc nghiên cứu văn hóa đọc cũng chia ra nhiều cấp độ, gắn với từng,

lira tuổi để có thể nghiên cứu sâu hơn, tìm ra nguyên nhân sâu xa để có các

biện pháp khắc phục cụ thẻ

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên có đề tài “Phát triển văn hóa đọc trong thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hỗ Chí Minh”, đề tài cắp bộ của ThS

'Võ Công Nam Qua việc nghiên cứu những vấn đề lí luận và khảo sát thực

trạng văn hóa đọc của thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề tài khẳng định phát triển văn hóa đọc cho thanh niên là quốc sách hàng

đầu Hay như các luận văn “Văn hóa doc trong thanh niên hiện nay (trường hợp

tỉnh Khánh Hỏa)” của học viên Nguyễn Thị Khánh Hòa, luận văn thạc sỹ khoa

văn hóa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009; “Thực rạng văn hóa đọc của thanh thiếu

niên tại Bình Dương hiện nay ” của học viên Nguyễn Văn Thục, đề tài nghiên cứu

khoa học xã hội và nhân văn cắp tỉnh, năm 201 1 cũng đã được nghiên cứu một

cách có trách nhiệm, nêu lên được nhiều khía cạnh thực tế về văn hóa đọc của

thanh niên tại địa bản này Qua đó tác giả cũng đưa ra được nhiều biện pháp nhằm

phát triển văn hóa đọc trên địa bàn

Trang 11

thanh niên học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay” của Vũ Như Trừ nghiên cứu về vai trò, thực trạng của văn hóa đọc trong thanh niên học sinh phô thông Hà Nội Các công trình nghiên cứu này đều đi từ những thực trạng của

văn hóa đọc để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc, đề

cao vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống xã hội

Tuy nhiên, đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Khoa học

+Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)” đi vào tìm hiểu văn

hóa đọc của chính các sinh viên của trường ĐIKHXH & NV (ĐHQGHN) để

từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm phát triên văn hóa đọc cho sinh viên của

trường là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới, chưa từng có đề tài nào nghiên cứu trước đó,

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) giúp chúng ta đánh giá chính xác thực trạng văn hóa đọc, những

điểm mạnh yếu trong quá trình đọc sách của sinh viên, để từ đó tìm ra những

biện pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại trường nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa đọc và vai trò của văn hóa đọc

đối với sinh viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN)

Tiến hành điều tra bằng nhiều phương pháp nhằm phân tích, đánh giá

thực trang van hóa đọc của sinh viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN),

Trang 12

DHKHXH & NV (DHQGHN)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa đọc của sinh viên

~ Đối tượng khảo sát của đề tài là sinh viên thuộc trường ĐHKHXH &

NV (ĐHQGHN) văn có độ tuổi từ 18 tuổi đến 23 tuổi

Phạm ví nghiền cứu Các khoa tại trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) Thời gian nghiên cứu Từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng trong đề tải là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên trong,

tiến trình phát triển, trong điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn cụ thể với nguyên tắc đâm bảo tính khách quan, phát triển, toàn diện, lịch sử

Phuong pháp nghiên cứu cụ thể: Tổng hợp, phân tích các tư liệu liên

quan đến để tài Với phương pháp này đề tài đã kế thừa kết quả của các

nghiên cứu trước đó,

Ngoài ra để thực hiện đẻ tài, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, và điều tra bằng cách quan sát trực tiếp tại trường ĐHKHXH

& NV (DHQGHN)trén dia bin Ha N6i Cụ thể, tác giả luận văn đã tiến hành

tìm hiểu, điều tra bằng bảng hỏi 210 sinh viên hệ đại học chính quy của

Trang 13

'Những kết quả thu được qua xử lý hệ thống phiếu điều tra là cơ sở để đưa ra các giải pháp khả thi và phù hợp với thực tế Cách điều tra này cần sự tỉ mi, mắt nhiều công sức nhưng mang lại được những thông tin cần thiết mà không

thể thu được từ các phương pháp khác

6 Đóng góp của luận văn

'Hệ thống hóa một số vấn đẻ lý luận về văn hóa đọc, các cách thức thỏa mãn nhu cầu văn hóa đọc, vai trò của văn hóa đọc đối với sinh viên

'Việc nghiên cứu văn hóa đọc không còn là vấn đề mới nữa, nhưng cho đến bây giờ thì tầm ảnh hưởng của văn hóa đọc đối với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên đang có xu hướng giảm dần đến mức đáng báo động Bằng con mắt của một người trẻ tuổi, tôi có thẻ nhận diện, đánh giá vấn đề và đưa ranhững biện pháp khả thi nhằmphát triển văn hóa đọc cho sinh viên nói chung và sinh

viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) Để từ đó, sinh viên sẽ biết cách

lựa chọn sách phù hợp với lứa tuôi, có nội dung lành mạnh và tìm kiếm được nhiều cuốn sách bổ ích cho việc học tập và công việc của mình

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phục lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương I Lý luận chung về văn hóa đọc và khái quát về sinh viêm trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương 2 Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương 3 Các nhân tổ ảnh hưởng tói văn hóa đọccủa sinh viên và

Trang 14

Chương L

LÝ LUẬN CHUNG VĂN HÓA ĐỌC, KHÁI QUÁT VÈ SINH VIÊN TRUONG DAI HQC KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN

'THUỘC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NOL 1.1 Lý luận chung về văn hóa đọc

1.1.1 Khái niệm văn hóa đọc

“Van hóa bao gồm tắt cả những gì làm cho dân tộc này khác với din tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” (Federico Mayor -Nguyên Tổng giám

de UNESCO) [34, tr.1]

'Văn hóa là một tổng thể sống động sing tạo của các cá nhân và các

ng đồng trong quá khứ và hiện tại Những hoạt động sáng tạo ấy trải qua

các thể hệ dần hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiểu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc

'Văn hóa Việt Nam được hình thành dựa trên sự thống nhất văn hóa của 34 dân tộc và được thể hiện ở những đặc trưng như: Việt Nam có những, có những lễ hội mang tính sinh hoạt

phong tục tập quán tốt đẹp và lâu đc

cộng đồng cao, có những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng Con người Việt Nam có tính cách hiền lành, chăm chỉ, cần củ và hiểu học, có lòng yêu nước nồng nàn và có tình yêu thương bao la với đồng bào Chính địa hình, khí hậu

và phân bố các dân tộc cũng tạo nên những nét văn hóa đặc trưng: Văn hóa

Kinh Kỳ, văn hóa làng xã, văn minh lúa nước rồi cả những sắc thái văn hóa

các dân tộc miền núi

'Văn hóa chỉ có ở con người, thể hiện trình độ phát triển của con người

Trang 15

Biểu hiện của văn hóa ở ngay xung quanh chúng ta, rắt gần gũi và quen thuộc

như: văn hóa dân tộc, văn hóa ăn mặc, văn hóa giáo dục, văn hóa công sở

'Văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi một dân tộc

'Văn hóa biêu hiện ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Chính vì thể,

việc đọc sách cũng thể hiện văn hóa của con người Văn hóa đọc hàm chứa

những giá trị tinh thần của con người, những giá trị đó được tạo ra trong cả hoạt động vật chất và tinh thin Vậy văn hóa đọc là gì? Cho tới nay, khái niệm “văn hóa đọc” vẫn là một khái niệm mở, được hiểu theo nhiều cách khác nhau

“Tuy nhiên, thuật ngữ “văn hóa đọc” đã được xã hội thừa nhận và được nhắc

đến rất nhiều, thậm chí hiện nay văn hóa đọc còn là một đẻ tài nghiên cứu được nhiều người quan tâm

Khái niệm “Văn hóa đọc” mang tính trừu tượng và đã được nhiều nhà

nghiên cứu khoa học tìm hiểu, nghiên cứu ở các góc độ khác nhau Nhìn

chung, khái niệm văn hóa đọc có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp

'Văn hóa đọc, theo nghĩa rộng, đó là những cách ứng xử, giá trị và

chuẩn mực đọc củanhiều cá nhân, của cả một cộng đồng xã hội, là việc các

nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước tìm cách xây dựng những chủ

trương, đường lối chính sách, nhằm mục đích phát triển các cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đọc sách

Chính những chủ trương, đường lối chính sách sẽ tạo tiền đề xây dung hành lang pháp lý dẫn dắt người đọc đến với những tài liệu doc có chất lượng, có giá trị và lành mạnh Cơ sở vật chất nhằm phát triển văn hóa đọc là những

thư viện, những cửa hàng cửa hiệu sách, phòng đọc được xây dựng có quy hoạch, tạo điều kiện cho người dân được đọc và nghiên cứu sách một cách

Trang 16

thời gian Các chính sách, đường lối phát triển nền công nghiệp sách cũng,

ngày cảng được chú trọng, nhà nước và các cơ quan quản lý có những chính

sách quan tâm tới nhà xuất bản, tác giả và độc giả đề sách càng ngày càng có chất lượng cao, giá cả hợp lý va dé dang đến tay người đọc hơn

Có một số khái niệm của các nhà nghiên cứu khoa học được nhìn nhận theo phương diện rộng như:Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình: Văn hóa đọc là đoc sao cho phù hợp với quy luật tiếp cận trí thức ThS Chu Vân

'Khánhcũng cho rằng, văn hóa đọc chính là chỉ số văn hóa của một cộng đồng,

bởi lề chính việc tiếp nhận các giá trị từ sách báo, được người đọc thực hành

trong đời sống xã hội sẽ làm nảy sinh nên những giá trị mới

“Theo nghĩa hẹp, *văn hóa đọc” là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc do mỗi cá nhân hình thành nên: Thói quen đọc, mục dich đọc, nhu cầu đọc, không,

gian đọc, kỹ năng đọc các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng củng bổ sung, bồi đắp cho nhau Khi cá nhân có những ứng xử, giá trị và chuẩn mực đúng đắn, lành mạnh, biết lựa chọn những thời gian, không gian đọc phủ hợp thì

sẽ hình thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh

Khi nghiên cứu về văn hóa đọc, PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt = Nguyên trưởng phòng Đảo tạo Sau đại học trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng: Văn hóa đọc không chỉ là đọc gì mà còn là, và chủ yếu là, đọc như

thế nào, lĩnh hội và cám thự nội dung sách ở mức độ nào, đông thời bao hàm

cả thái độ ứng xử với sách báo của người đọc[1S, tr29] Nhà nghiên cứu Nguyên Công Phúc cũng nhận định văn hóa đọc là bao hàm những kiến thức, thói quen đọc, những kỹ năng đọc như khai thác, sử dụng thông tin tri thức chứa đựng trong sách vở tải liệu một cách có hiệu quả dựa vào những mục

đích nhất định của người đọc

Cé rat nhiều các định nghĩa khác nhau về văn hóa đọc, nhưng tôi có thể

Trang 17

khái niệm thể hiện chuẩn mực đọc và giá trị đọc của cộng đẳng xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội thông qua nhiều yếu tố: như cầu đọc, mục đích đọc, thói quen đọc, kỹ năng đọc không gian đọc, thái độ ứng xử với tài liệu đọc

Hay một cách hiểu thực tế hơn như câu nói ấn tượng của Tài năng hùng biện Lê Khánh Linh trong cuộc thi hùng biện trẻ năm 2014: “hông quan trọng

bạn đọc được bao nl

khóa đọc chính là gắp cuốn sách lại và mở cuộc đời ra ”.Với cách hiểu này, mục

quan trọng là bạn đọc được những gì và để làm gi

đích và giá trị của việc đọc được coi là nhân tổ trọng tâm của văn hóa đọc Ngày nay khi xã hội ngày cảng phát triển, việc tìm kiếm thông tin ngày

ảng trở nên đơn giản hơn nhưng một sự thật đáng buồn là tình trạng "lười đọc sách” của một bộ phân giới trẻ lại ngày một tăng Chính vì vậy, điều mà

xã hội cần phải làm là định hướng lại việc đọc sách, khơi gợi lại cho lại niềm

đam mê với sách báo và những tri thức bổ ich bên trong những trang sách

Bởi lẽ, văn hóa đọc là một yếu tố quan trọng giúp mỗi cá nhân hoàn thiện

nhân cách, tích lũy trí thức và tự tin hơn khi giao tiếp xã hội

1.1.2 Các thành tố của văn hóa đọc

Như đã phân tích ở phần định nghĩa, “văn hóa đọc” gồm có các thành tố chính: sở thích đọc, nhu cầu đọc, thói quen đọc, kỹ năng đọc, không gian

đọc, thái độ ứng xử với tài liệu đọc Khi con người có sở thich, như cầu đọc

sáchsẽ hình thành nên théi quen đọc Để phục vụ cho các nhu cầu đọc khác

nhau, chúng ta cần áp dụng các 4? năng đọc phù hợp có p nhận được

thông tin một cách hiệu quả nhất Mỗi người đều có thể đọc sách ở bắt cứ đâu, kì không gian thời gian đọc nào tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của họ ắn, lành mạnh sẽ hình thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh Tắt cả những yếu tố ấy tạo nên Khi cá nhân có những ứng xử đúng

Trang 18

nguyện vọng của con người về vật chất và tình thần để tồn tại và phát

triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh

lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau [32, tr.I]

Cũng giống như những nhu cầu vật chất và tinh thần khác, nhu cầu đọc cũng là một nhu cầu không thể thiếu trong việc phát triển và hoàn thiện nhân

cách của con người

Nhu cầu đọc sách là yếu tố quan trọng nhất quyết định nội dung của

hoạt động đọc Mỗi một con người ở những lứa tuổi khác nhau, tính cách và

công việc, trình độ nhận thức khác nhau sẽ có những nhu cầu đọc khác nhau Khi con người có nhu cầu đọc cụ thể sẽ có những định hướng cụ thể trong, việc lựa chọn sách phủ hợp và tự giác trong việc đọc sách Nhờ đó, hiệu quả của hoạt động đọc cao hơn Khi con người có trình độ học vấn cao, nhu cầu đọc càng cụ thê, càng có tính ổn định bền vững hơn

Nhu cau doc là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng khách quan của chủ thể đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm những mục đích khác nhau, như thỏa mãn nhu cầu được giao tiếp, nhận thức và thầm mỹ của con người trong cuộc sống Có những người có nhu cầu đọc chỉ để tìm kiếm và cập nhật thông tin, cũng có những người đọc tư liệu để tìm hiểu, nghiên cứu,

khám phá ra những hiện tượng mới, những công trình khoa học mới Hay có

những người thích đọc truyện tranh, tiêu thuyết để giải trí sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng Tất cả những nhu cầu ấy đều tạo tiền đề hình

thành nên những sở thích đọc, thói quen đọc của mỗi cá nhân

Trang 19

nghiên cứu để thỏa mãn nhu cầu của mình thì họ sẽ đưa ra những yêu cầu tương ứng Những yêu cầu sẽ thường xuyên xuất hiện đối với những đối tượng cụ thể khác nhau

Đối tượng đọc là những tài liệu (có thể là sách, báo, ấn phẩm khác) mà

chủ thể là con người sử dụng để đáp ứng nhu cầu, mục đích, sở thích của bản thân Đối tượng đọc có thể được phân loại dựa theo lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ Tuy nhiên tất cả các cách phần loại này đều mang tính

tương đối Cụ thể như:

~ Dựa vào lứa tuổi: ở những độ tuôi khác nhau thì nhận thức vẻ thể

giới quan và nhân sinh quan cũng khác nhau, nên nhu cầu đọc sách cũng khác nhau

'Ví dụ như: Ở độ tuổi nhỉ đồng (từ 1 đến khoảng 9 tuổi): đây là độ tuổi trẻ em còn lạ lẫm với cuộc sống và có ham muốn khám phá thế giới xung quanh, chính vì thế những cuốn truyện tranh chữ to, màu sắc sinh động với nhiều hình minh họa ngộ nghĩnh về thể giới tự nhiên và con người, hay những, câu truyện cổ tích đầy màu sắc huyền ảo sẽ là đối tượng mà các em hướng đến Ở độ tuổi thanh thiếu niên (từ khoảng 13 tuổi đến 17 tuổi): Đây là lứa tuổi đã bắt đầu có những sự thay đổi lớn về mặt phát triển cá tính và hoạt động tâm lý Họ rất ham học hỏi, tìm kiếm cái mới, muốn tiếp cận với các nên văn hoá, hiểu biết về các quốc gia trên thế giới nên nhu cầu của họ cũng, khá phong phú và đa dạng Chính vì thế, họ có sự quan tâm đến việc đọc sách

ở nhiều lĩnh vực hơn: như sách khoa học kỹ thuật, sách tâm lý học đường, hạt

giống tâm hồn hay các tác phẩm văn học cô điển, sách về các nền văn hóa thế

giới Đến tuổi trưởng thành (từ khoảng 18 tuổi đến khoảng 30 tuổi)đây là lứa

tuổi đã hình thành nhân cách ôn định, có khả năng chỉ trả cho những sở thích

của cá nhân và nhu cầu đọc sách phục vụ cho công việc, việc học tập, nghiên

Trang 20

~ Dựa vào giới tính: giới tính có một ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa

chon tai liệu đọc của mỗi người Những thể loại sách lãng mạn, tâm lý tình cảm hay những cuốn sách làm đẹp, nữ công gia chánh phục vụ cho nhóm đối tượng nữ giới Còn những thể loại về khoa học, chiến tranh hay những cuốn

tạp chí về xe cộ, thé thao thường thu hút nam giới hơn

~ Dựa vào nghề nghiệp: mỗi một ngành nghề khác nhau thì việc lựa chọn sách

48 doc va nghiên cứu cũng khác nhau Với những tà liệu thuộc lĩnh vực pháp luật

ï có

phục vụ cho nhóm đối tượng chính là các cán bộ công chức, các tổ chức xã

nhu cầu tìm hiểu về các lĩnh vực pháp luật như sách pháp luật của doanh nghiệp, của

trường học, của địa bàn dần cự Sách kinh tế phục vụ cho những người làm công

việc liên quan đến kinh doanh; Sách khoa học phục vụ cho những người nghiên cứu

về các lĩnh vực khoa học hoặc có niềm đam mÊ với khoa học tự nhiên

Nhu cầu đọc sách cũng có những đặc trưng giống như mọi loại nhu cầu

khác, đó là: không én định và luôn biến đổi, có ham muốn không giới hạn 'Đọc sách không bao giờ là di, boi vì kiến thức là vô tận Một con người có

thể có một hoặc nhiều nhu cầu đọc khác nhau và có thể biến đồi từ nhu cầu

nảy sang nhu cầu khác Điều ấy phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan (xã hội, lứa tuổi, môi trường sinh sống, gia đình ) và các yếu tố chủ quan

(sở thích cá nhân, trình độ nhận thức 1.1.2.2 Kỹ năng đọc

Kỳ năng là khả năng hay năng lực của chủ thể thực hiện thành thạo một hay một chuỗi các hành động dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của bản thân

nhằm đạt được một mục đích nhất định [8.tr.54]

Kỹ năng đọc là một trong những thành tố quan trọng tạo nên văn hóa

Trang 21

có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn trong khi tiến hành các hoạt động sống khác nhau Kỹ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tri thức, kinh nghiệm, năng lực và mục đích của việc đọc Trong đó, mục đích đọc là yếu tố

‘quan trong trong việc lựa chọn phương pháp đọc phủ hợp với yêu cầu đọc Để

tạo thành văn hóa đọc thì cần phải có kỹ năng đọc tốt Có người đã nói rằng:

kỹ năng đọc la “tim những phương thức đọc sách phù hợp với từng điều kiện

cụ thể, nhằm đạt được mục đích đọc đã đẻ ra.”

Sach là một trong những công cụ tốt nhất cho việc đào tạo và giáo dục và nó còn có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức Đôi khi,

đọc sách mang lại một sự thay đổi mang tính cách mạng trong cách nhìn nhận sự việc của một con người

Sách là phương tiện quan trọng để chúng ta tiếp nhận thông tin về thế giới Việc đọc sách có hiệu quả giúp cho hầu hết tất cả mọi tằng lớp xã hội đều có thể tìm thấy được những thứ mình cần Người già đọc sách để thư giãn, đê cập nhật thông tin, người trẻ đọc sách đẻ nâng cao tri thức, duy trì sự

hiểu biết Chính vì thể, có một kỹ năng đọc sách hiệu quả sẽ giúp cho người đọc vừa tốn ít thời gian vừa đạt được mục đích của việc đọc sách Bên cạnh đó,

việc sử dụng kỹ năng đọc một cách hiệu quả cũng là một yếu tố quan trọng để học tốt các ngơn ngữ nước ngồi

'Việc rèn luyện kỹ năng đọc một cách có hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm Hiện nay trên thị trường, có một cuốn sách dạy cách

đó

đọc sách được rất nhiều độc giả quan tâm và đã được tái bản đến 2-3 là

là cuốn sách: “Phương pháp đọc sách hiệu quả” - Mortimer J.Adler - Charles

'Van Doren - được cho là tác phẩm kinh điển về cách đọc sách thông minh

Nội dung của cuốn sách sẽ chỉ ra cho người đọc các cắp độ đọc khác nhau - từ phương pháp đọc sơ đẳng, qua việc đọc lướt một cách có hệ thống và đọc kỹ

Trang 22

thế nào để việc đọc sách một cách đích thực được thực hiện hoàn hảo và

những niềm vui mà nó mang lại Hay có rất nhiều các diễn đản trên Internet cũng quan tâm đến vấn đề nóng hồi này Bởi lẽ, kỹ năng đọc sách không phải ai cũng có, và không ít người Việt trẻ đang mắt dần đi kỹ năng đọc vốn có

của mình

Để sách có thể phát huy hết khả năng của mình, người đọc sách cần phải có những kỹ năng đọc sách hiệu quả Kỹ năng đọc sách được rèn luyện thường xuyên và liên tục, thì hiệu quả đọc sách sẽ nâng cao rõ rột Có một số các cách đọc sách đã được chia sẻ rất hiệu quả như:

~ Biết cách phân loại tài liệu đọc: Để giúp ta có được cách thức và tốc độ đọc phủ hợp, tránh làm mắt nhiều thời gian mà vẫn nắm được những lượng kiến thức cần thiết, chúng ta nên biết cách phân loại tài liệu đọc Ví dụ như đối với những loại sách mang tính chất để thu thập tin tức hằng ngày hoặc để

giải trí chúng ta có thể sử dụng cách đọc lướtvà tìm ra ý chính thông qua tiêu

dé dé bao quát được nội dung; Còn đối với những loại sách mang tính chất

học thuật như sách giáo khoa, sách nâng cao, tham khảo, tài liệu chuyên sâu

'thì cần nghiền ngẫm, đọc kỹ lưỡng [2]

~ Biết định hướng nguôn tài liệu cần thiết cho bản thân: Khi đã xác định được tài liệu mình muốn đọc thuộc dạng tài liệu nào, cần phải lựa chọn

những tài liệu ấy ở những nguồn đáng tỉn cậy như tủ sách trong nhà, trong thir viên trường hoặc thư viện thành phố, trên mạng Internet

~ Xác định mục tiêu đọc để lựa chọn được những tài liệu liên quan

Trang 23

~ Phân bố thời gian phù hợp: Bộ não của con người có thê hoạt động hiệu quả và mạnh mẽ nhất trong khoảng thời gian từ 45 đến 60 phút Chính vì vậy, để việc đọc hiệu quả nhất cần duy trì đọc trong khoảng thời gian nảy, sau đó nghỉ ngơi một lúc rồi mới quay lại đọc tiếp Rất nhiều người thường đọc

sách trong khoảng thời gian quá đài, điều này vừa hại sức khỏe lại ảnh hưởng,

đến chất lượng đọc

Điều quan trọng nhất là phải biết vận dụng những kiến thức đã đọc một cách có khoa học vào thực tiễn cuộc sống của mình Việc tìm ra được những phương pháp đọc hiệu quả sẽ giúp cho người đọc phát huy được hết tác dụng, của tài liệu, vừa làm cho người đọc cảm thấy hứng thú hơn với việc đọc

1.1.2.3 Thôi quen đọc

“Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện được rèn luyện mà có” Phản xạ có điều kiện là những hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc

ig và do rên luyện (học tập và làm việc) Vậy, thói quen đọc sách chính là

một hoạt động của con người liên quan đến việc đọc sách báo, có tính chất lặp

đi lặp lại nhi

'thỏa mãn nhu cầu tinh thin cua ho[38]

lần trong quá trình sống và sinh hoạt của một cá nhân nhằm

Thói quen đọc sách có thể được bắt nguồn từ sở thích và nhu cầu đọc

Biểu hiện của thói quen đọc là người đọc có thể bỏ ra hàng giờ mỗi ngày để đọc sách, sách đó có thể là tài liệu nghiên cứu mang tính khoa học, có thể chỉ

là những cuốn sách mang tính giải trí như sách, truyện văn học, báo tạp chí

Chính nhờ nhu cầu và sở thích đọc sách tạo động lực, hứng thú cho người đọc, giúp cho hoạt động đọc có hiệu quả hơn nên việc cảm thụ được tải liệu

mới đạt kết quả cao

Sách là kho tàng kiến thức vô tân, đọc sách nhiều giúp con người minh

Trang 24

Nha bac hoc Thomas Edison đã từng nói "Ngưng đọc sách là ngưng tư dụ)”

Điều đó cho chúng ta thấy đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức

mà quan trọng hơn là nó làm cho tư duy con người phát triển và hoàn thiện về

mọi mặt từ trí thức, văn hóa tỉnh thần cho đến đạo đức làm người

Có một thói quen đọc sách giúp cho con người trở nên bận rộn hơn khi họ đang có quá nhiều thời gian rảnh Những người có thói quen đọc sách không chỉ biết cách sử dụng hợp lý thời gian rảnh rỗi của họ, mà họ còn có

thể giữ cho tâm trí của mình thoát ra khỏi những lo lắng muộn phiền trong

cuộc sống Nên tạo dựng thói quen đọc sách bằng việc:

~ Thiết lập thời gian đọc: Nên lựa chọn một vài thời điểm trong ngay dé

đọc ít nhất là từ S đến 10 phút Chỉ cần từng ấy thời gian để đọc nhưng chúng

ta cần phải làm như vậy mỗi ngày Ví dụ, có thể tạo thành một thói quen đọc trong khi ăn bữa sing hoặc bữa trưa Cũng có thể dành thời gian trước khi di ngủ để đọc sách Như vậy, chúng ta đã có thể dành đến khoảng 30-40 phút để

đọc mỗi ngày Đó là bước khởi đầu cho việc đọc sách, và tự nó sẽ trở thành

một thói quen đọc hàng ngày của mỗi người

~ Xây đựng không gian đọc sách phù hợp: Việc xây dựng không gian đọc sẽ tạo cảm hứng cho người đọc và giúp người đọc có thể đọc sách thoải

mái trong một thời gian dài Không gian đọc nên là những nơi yên tĩnh, có

ánh sáng tốt, chỗ ngồi lý tưởng và tránh xa những vật dụng có thể làm xao nhãng việc đọc như những nơi gần Tivi, máy tính, gần đường phố có nhiều

Duy tri một thói quen đọc sách tức là duy trì sự hiểu biết với thế giới

bên ngoài, nâng cao khả năng tư duy, phát triển trí óc của mỗi con người Có

một thói quen đọc sách lành mảnh, kết hợp với việc sử dụng các kỹ năng đọc sách hiệu quả, con người đã dần “đem cả thế giới” đến gần với mình hơn Các

Trang 25

quen đọc sách lành mạnh để hình thành nhân cách, phát triển tư duy và xây

dựng phẩm chất đạo đức tốt

1.1.2.4 Không gian đọc

Không gian đọc sách là địa điểm mà ở đó người đọc có thể cảm thụ và

tiếp nhận các thông tin, dữ liệu trong sách vở một cách hiệu quả nhất Không

gian đọc sách có thể là ở bắt cứ đâu, phụ thuộc vào điều kiện và sở thích của

mỗi cá nhân Có thể là ở ga tàu, trên xe bus, tại nhà, tại thư viện hay bat cit

đâu miễn là người đọc cảm thấy phù hợp và thoải mái Bởi vì, đọc một cuốn sách là một công việc ảnh hưởng nhiễu đến thể chất, có rất nhiều tác dụng phụ xấu từ việc đọc sách không đúng tư thế như mỏi lưng, mỏi cổ, ánh sáng không đủ còn ảnh hưởng đến việc đau mỏi mắt Chính vì thế, việc lựa chọn

không gian đọc phù hợp, thoải mái sẽ làm giảm thiểu đi những vấn để nhức mỗi của cơ th, không ảnh hưởng đến việc đọc và nghiên cứu sách

Không gian đọc gắn liền với mục đích đọc Với những mục đích đọc khác nhau thì việc lựa chọn không gian đọc phủ hợp là rất quan trong Ching

hạn như mục đích của người đọc là để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu

nên lựa chọn những không gian đọc yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn ào Thư viện, phòng đọc trong nhà, góc học tập là những nơi thích hợp nhất để lựa chọn Còn với mục đích đọc để giải trí, giết thời gian thì bất cứ không gian nào cũng

có thê đọc được như ở trạm chờ xe bus, trên tàu, sân bay, quán cafe Nói một

cách khác, khi lựa chọn một cuốn sách là người đọc bắt đầu phải tư duy lựa

chọn không gian đọc sách phủ hợp để sách phát huy được hết hiệu quả của mình

Hiện nay người ta tạo ra rit nhiều các không gian đọc sách khá yên tinh

để người đọc có thể lựa chọn, ví dụ như tại các thư viện trường hoặc thành

Trang 26

yếu tố ngoại cảnh là chúng ta có thể an tâm đọc sách Tốt nhất nơi đó không, nên gần máy tính và tivi, không có âm thanh ồn ảo của xe cộ, tiếng nói chuyện của mọi người xung quanh để giảm phiền nhiễu Nói tóm lại, việc lựa

chọn không gian đọc sách phù hợp có ảnh hưởng quyết định không nhỏ đến việc đọc sách hiệu quả

1.1.2 5 Thái độ ứng xứ với tài liệu

Ứng xử là cách con người thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước

sự tác động của người khác đối với mình trong những tình huống xác định

Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà thẻ hiện phản ứng của

con người trong thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng nhằm đạt kết quả trong

việc giao tiếp

“hái độ ứng xử với tải liệu là một trong những thành tổ tạo nên văn hóa

đọc Mục đích của chủ thể đối với tài liệu đọc thể hiện rõ qua thái độ của họ

đối với tài liệu ấy Thái độ ứng xử với tài liệu giúp người đọc rèn luyện kỹ

năng đọc và tạo ra được hiệu quả đọc

Nói tóm lại, thái độ ứng xử với tài liệu chính là thái độ và hành động của người đọc đối với tài liệu đọc trong và sau quá trình đọc Thái độ ứng xử

của người đọc đối với tài liệu có thê được chia làm 2 loại: trân trọng yêu quý

sách hoặc thờ ơ, lãnh cảm với sách

Biểu hiện của thái độ trân trọng, yêu quý sách là chủ thể luôn có nhu cầu, mong muốn đọc và tìm kiếm tài liệu ở bắt cứ nơi nào, thời gian và điều kiện nảo nếu có cơ hội Thái độ ấy còn được thể hiện bằng việcngười đọcluôn biết cách gìn giữ tài liệu, không có hành vi làm hư tổn tài liệu, biết cách lưu

trữ tải liệu hợp lý

Trang 27

sách Chỉ khi nào cần thiết người đọc mới phát sinh nhu cầu đọc, hoặc khi nào nhìn thấy tài liệu mới nảy sinh nhu cầu Trong và sau quá trình đọc, người đọc không quan tâm đến việc giữ gìn tài liệu, gạch xóa hoặc gắp mép sách, làm hư: tổn sách hoặc chiếm dụng trái phép sách công cộng thành của mình

Khi xã hội ngày càng phát triển, các phương thức để giải trí cũng như tìm kiếm thu thập thông tin ngày càng hiện đại và hấp dẫn hơn Sách dần mất đi vị trí độc tơn của mình Ơng Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Thái Hà Books nhận xét : “Bạn trẻ ngày càng quên dẫn thói quen đọc sách Trở nên chai l trước cuộc sống vô cảm với đời thực Nhiều bạn trẻ luôn sống trong thế giới ảo mà quên mắt những gì giản di, đời thường nhất"

Đọc sách đối với nhiều bạn trẻ hiện nay chỉ mang tính bắt buộc, không hấp dẫn và thú vị bằng việc lướt facebook, chơi điện tử Tất nhiên, không phải tắt cả các bạn trẻ đều có thái độ thờ ơ, vô cảm với sách Có rắt nhiều bạn trẻ cũng

biết trân trọng, giữ gin sách vì họ nhận ra được những công dụng quý báu ma chỉ có sách mới đem lại được cho chúng ta

Sách báo là sản phẩm kết tình các giá trị văn hóa của nhân loại, là tài sản tỉnh thần của thế hệ ngày trước truyền lại cho thế hệ sau Khi tiếp xúc với

trì thức và tư tưởng trong sách chính là chúng ta đang tiếp xúc với tri thức và

tư tưởng - kết tinh sức lực, trí tuệ của cha anh, thể hệ trước Vì vậy, chúng ta

cẳn phải có thái độ ứng xử đúng mục, rèn luyện một thói quen đọc sách lành

mạnh biết sách trân trọng và giữ gìn tài liệu, biết cách sử dụng tài liệu có hiệu

quả mà không làm hư hỏng, chiếm giữ trái phép tài liệu

Chính thái độ ứng xử với tài liệu là chuẩn mực quan trọng để đánh giá

Trang 28

xử với sách tốt thể hiện sự trân trọng của chúng ta đối với những tri thức trong cuốn sách, với tác giả của các tác phẩm ấy

1.2 Khái quát về sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

1.2.1 Khái quất về lịch sử hình thành trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Tìm hiểu thông qua một số website của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tác giả luận văn xin đưa ra một số thông tin khái quát về

trường và sinh viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHA), 1.211 Lịch sử hình thành

Tổ chức tiền thân của Trường ĐHIKHXH & NV (ĐHQGHN)thuộc Đại

học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 đo Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường,

Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05/06/1956) Ngày 10/12/1993, 'Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

Trong gần bảy mươi năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN)luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo

và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ

đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường được thê

Trang 29

Giải thưởng Hồ Chí Minh và 16 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về

khoa học, công nghệ, 25 nhà giáo được phong tăng danh hiệu Nhà giáo Nhân

dân và 56 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.Trung kiên và tiên phong, chuẩn mực và sáng tạo là những giá trị truyền thống cốt lõi của

nhà trường, luôn được các thế hệ cán bộ, sinh viên giữ gìn và phát huy 1.2.1.2 Tầm nhìn - Sứ mạng - Mục tiêu

- Tầm nhìn: Trường ĐHKHXH&NV là trường đại học định hướng

nghiên cứu, từng bước tiến đến đại học nghiên cứu theo mô hình hiện đại của đại học thế giới, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học về các

ngành KHXH&NV của Việt Nam và tại khu vực châu Á

~ Sứ mạng: Là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tin và

truyền thống lâu đời, Trường ĐHKHXH&NV có sứ mệnh đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, truyền bá tri thức, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội, nhân văn phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đắt nước

~ Äục tiêu: Xây dựng trường thành một đại học đứng đầu đất nước về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước

1.2.1.3 Giáo due và đào tao

Về quy mô đào tạo: Trong gần T0 năm xây dựng và phát triển, Trường

ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN)luôn được Nhà nước coi là một trung tâm đào

tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước

Hoạt động đào tạo của trường được tổ chức da dạng với các bậc, hệ đảo

tạo khác nhau Năm học 2012-2013, tông số sinh viên của Nhà trường là

13.753 Trong đó

Trang 30

~Học viên cao học: 3.057 ~ Nghiên cứu sinh: 297 ~ Sinh viên nước ngoài: 562

Từ năm học 2006- 2007, Nhà trường chuyển sang phương thức tổ chức và quản lý đảo tạo theo tín chỉ Từ khi tổ chức đào tạo tín chỉ, Nhà trường đã

triển khai nhiều hoạt động thúc đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy,

kiểm tra - đánh giá Lấy tiêu chí “lấy sinh viên làm trọng tâm” để triển khai

các phương pháp giảng dạy mới

Về lĩnh vực đào ¡ạo: Hiện nay Trường Đại học ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) có 15 khoa và 1 bộ môn trực thuộc, đào tạo 20 ngành cử nhân,

29 chuyên ngành thạc sĩ và 26 chuyên ngành tiến sĩ, với tổng số khoảng

13.000 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh Trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) chia thành các nhóm ngành cụ thể như: Nhóm ngành Khoa học xã hội cơ bản (Văn học, Ngôn ngữ, Lịch sử, Nhân học, Xã hội học, Tâm lý

học ); Nhóm ngành Khoa học Xã hội Ứng dụng (Báo chí - truyền thông, Du lịch, Quan hệ quốc tế ) ; Nhóm ngành ngữ học (Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Đông phương học, Ngôn ngữ học )

~ Nhóm ngành Khoa học xã hội cơ bản: Đây là nhóm ngành có vai trò

nên tảng, để xây dựng nên các kĩ năng nghiên cứu, phương pháp tư duy, cách nhìn nhận, phân tích vấn đề Nhóm ngành này yêu cầu nhiều đến vấn đề lý

thuyết, nên văn hóa đọc có một vai trò hết sức quan trọng Việc đọc t:

lêu,

tìm hiểu và nghiên cứu về những vấn đề đã và đang xảy ra trong xã hội đề tìm

ra quy luật phát triển,

sinh viên có cách nhìn chính xác trong việc đánh

giá và giải quyết nhiều vấn đềxảy ra trong cuộc sống và công việc

~ Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Ứng đụng: Trong nhóm ngành

Trang 31

quốc tế) - Đây là nhóm ngành được nhiều học sinh quan tâm và được xã hội rất coi trọng,nhất là trong xu hướng đất nước đang phát triển và toàn cầu hóa mọi lĩnh vực trong xã hội Văn hóa đọc giúp cho sinh viên tiếp cận với những tin tức xảy ra hằng ngày của nước nhà và trên toàn thế giới, nhạy bén trong việc nắm bắt các xu hướng mới của thế giới, là môi trường, để sinh viên tìm nguồn tin và đưa ra các ý tưởng để viết bài Đồng thời, văn hóa đọc là một công cụ hữu ích nhất đề phát triên khả năng viết lách cho sinh viên - đây là một yếu tố vô cùng cần thiết đối với chuyên ngành Báo chí ~ truyền thông

~ Nhóm ngành ngôn ngữ học: Hiện nay, việc có nhiều bằng ngoại ngữ đã trở thành một lợi thế cho người xin việc Bởi lẽ, có nhiều ngoại ngữ sẽ tăng

cơ hội cho người lao động được làm việc với nhiều đối tác nước ngoài, mức

lương hấp dẫn, nhiều ngành nghề để lựa chọn Vậy nên, nhóm ngành ngôn ngữ học cũng đang ngày cảng trở nên “đắt giá” tại trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) Ngoài ram việc học ngoại ngữ tốt, cũng có rất nhiều lợi ích như: tự tin hơn khi giao tiếp, giúp não bộ phát triền, tăng khả năng nghe - viét Dé có thể học tốt ngoại ngữ, ngoài việc thực hành giao tiếp thường xuyên, luyện nghe băng đài nhiều thì việc đọc tham khảo nhiều sách ngoại văn để trau dồi

thêm từ vựng, ngữ pháp là không thể thiếu [34]

1.2.2 Đặc điểm chung của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội

và Nhân văn

122.1 Các ngành học liên quan đến lĩnh vực Khoa học Xã hội và

nhân văn

Ngành học là tập hợp các lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, con

Trang 32

Đối với sinh viên vào trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN), chuyên

ngành được đào tạo rất đa dạng chủ yếuliên quan đến khoa học xã hội và nhân văn (như Ngôn ngữ, Báo chí thông tin, Truyền hình, Du lịch ) hoặc cũng có thể là những ngành nghề khác, nhưng kiến thức về xã hội và nhân văn được trang bị luôn là nền tảng vững chắc, là hành trang xây đắp sự nghiệp lâu dài

cho các bạn Học tại Trường ĐHKHXH&NV sẽ giúp cho các bạn sinh viên về

lập những mi quan hệ - đây là những điều vô cùng quan trọng trong công việc mặt tư duy logic, tính phản biện trong tư duy, cách thức giao tiếp va thi

thuộc bất kỳ lĩnh vực nào

'Với đặc điểm nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nên sinh viên sẽ được học những kiến thức về lý luận, phương pháp luận và

phương pháp nghiên cứu những quy luật xã hội và những hiện tượng xã hội

Ứng dụng các lý thuyết trong việc đánh giá thực trạng các hiện tượng xã hội,

các hành vi cua con người cùng với những định chế xã hội, định hướng hành vi của họ; được thực hành các kỹ năng nghiên cứu sự khác biệt của các nhóm

xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng phân tích, phê phán, lý giải và xử lý các tình huồng, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng

giao tiếp Chính vì vậy, có văn hóa đọc giúp sinh viên trong trường có thể

nghiên cứu được nhiều loại sách phục vụ cho môn học, chuyên ngành mình đang theo học tại trường

1.2.2.2 Nữ giới chiếm số đông

Sinh viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) có độ tuổi từ 18-25 tuổi và chiếm đa số là nữ giới Sở dĩ như vậy bởi những chuyên ngành của trường phủ hợp hơn với nữ sinh, ví dụ như các ngành về văn học, lịch sử, ngôn ngữ hay báo chí, truyền thông Vì nhìn chung, nữ giới cũng có những tru

Trang 33

tỉnh tế và nhạy cảm hơn Chính vì thế thích hợp hơn so với các chuyên ngành trong trường Bên cạnh đó, nhìn chung sinh viên nữ của trường rất trẻ trung,

năng động, mạnh mẽ và tự tin,

Các sinh viên đang trong lứa tuôi trưởng thành, có quyền tự do và có ý thức lựa chọn sách phù hợp với các nhu cầu khác nhau: nhu cầu học tập, nhu cầu giải trí Đặc biệt, do nghề nghiệp cần phải có sự nghiên cứu lý thuyết nên

việc đọc và nghiên cứu tài liệu của sinh viên trường này rất quan trọng Việc nảy sinh nhu cầu cần đọc sách và sự tự ý thức đọc sách tạo cho sinh viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) văn hóa đọc Vì đa số là nữ giới nên sinh

viên của trường thích đọc sách văn học, tiểu thuyết hay những cuốn sách triết lý Ở trường có thành lập câu lạc bộ thơ văn để phục vụ cho các bạn yêu sách

Đối với sinh viên tại trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN), họ nhận thức rõ rằng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của

những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thẻ hiện bằng hành động học tập hàng

ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học

Lửa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ

so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng, lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát di tìm cái mới, thích tìm tòi, khám

phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám

đối mặt với thử thách Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng

có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới Những yếu tố tâm lý này có tác động chỉ phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên

1.2.2.3 Như cầu tỉnh thần phong phú đa dạng

Ở lứa tuổi sinh viên (từ 18-25 tuổi) ngoài việc học tập, đi làm thêm để

Trang 34

thần rất lớn Như đã nói ở trên, ở lứa tuổi này có 1 đặc điểm tâm lý nỗi bật là sự tự ý thức, ít chịu sự tác động và chỉ phối của gia đình và xã hội Chính vì thế, các hoạt động giải trí để thỏa mãn nhu cầu tỉnh thần cũng đã được hình thành và phát triển một cách cá biệt Vì đa số sinh viên trường ĐHKHXH &NV là nữ nên nhu cầu tinh thần của sinh viên trường này cũng sẽ có những

đặc trưng của phái nữ như thích mua sắm, xem phim, đọc sách truyện tiểu

thuyết và thường dành thời gian để gặp gỡ, tụ tập bạn bè

Ngoài ra, với thời gian rảnh rỗi của mình, sinh viên trường thường tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, trò chuyện kết bạn, tham gia các

câu lạc bộ trong trường như: CLB tình nguyện, CLB thể dục thé thao, CLB

Khiêu vũ thể thao Đọc sách để giải trí cũng là một trong những hoạt động,

được sinh viên lựa chọn Với những tác dụng và cũng là yêu cầu bắt buộc đề

hoàn thiện các kỹ năng chuyên ngành, đọc sách cũng được các bạn quan

tâm Việc đọc sách có

lược thực hiện ở nhiều không gian khác nhau, có thể là tại thư viện trường, tại nhà, tại kí túc xá hoặc tại các quán café, trạm

chờ xe bus

1.2.2.4, Trinh độ và khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt

Sinh viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) học các ngành Xã hội,

thi vào trường chủ yếu phải thi Văn (cả khối C và khối D ) nên trước hết, sinh

viên trường là những người có kỹ năng đọc hiểu từ loại khá trờ lên Đặc biệt

là những sinh viên thi vao khoa Báo chí thì việc viết lách, đọc hiểu cũng phải

tốt hơn so với những sinh viên khoa khác và tốt hơn so với các sinh viên học

trường khác Việc đọc hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt tạo điều

kiện cho việc hiểu bài giảng của thầy cô, nắm bắt ý tưởng chủ yếu của môn

học Đặc biệt, sinh viên có thể đọc sách một cách có hiệu quả, hiểu và nắm

'bắt được nội dung chính trong mỗi cuốn sách Bên cạnh đó, với kỹ năng ngôn

Trang 35

hơn trong việc giao tiếp, trình bày ý tưởng vì họ có khả năng diễn đạt tốt,

ngôn ngữ phong phú và đa dạng,

'Để có khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt sinh viên trường phải là những, người thường xuyên đọc sách để trau dồi ngôn ngữ, vốn từ vựng và có sở thích viết lách để rèn luyện kỹ năng của mình Đây là một đặc điểm nổi bật và

đáng tự hào của sinh viên trường ĐIKHXH & NV (DHQGHN)

1.2.2.5 Mức sống ồn định

Sinh viên học tại tường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) có xuất thân

khác nhau, ở thành phố, người ở nông thôn, thuộc các dân tộc khác nhau người nên cách sống và sinh hoạt cũng không giống nhau Đối với sinh viên là người Hà Nội thì các bạn bớt tốn kém hơn ở rất nhiều khoản tiền như tiền nhà, tiền ăn ở, điện nước do có gia đình ở đây Chính vì thế, các bạn có nhiễu thời gian để dành cho bản thân hơn, ít phải lo nghĩ đến việc đi làm thêm để trang trải cho cuộc sống Nhưng đối với những bạn sinh viên là người

ngoại tỉnh, đặc biệt là những gia đình nông thôn, bố mẹ chỉ d tiền cho con đồng học phí và một ít tiền sinh hoạt phí thì các bạn còn phải đi làm thêm để

trang trải thêm cho cuộc sống của mình Dù gia đình có điều kiện đến đâu thì cũng không thể chu cấp được hết tiền chỉ tiêu cho con của mình được

Tuy nhiên, dé thi đậu vào trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGIIN) thì đa số sinh viên đều là những người giỏi, có năng lực lại cần cù chịu khó (vì đây

là 1 trong những trường Đại học top đầu cả nước) Chính vì thế, các bạn sinh

viên có thể kiếm thêm được thu nhập bằng việc làm gia sư, trợ giảng cho các trung tâm dạy học Những công việc ấy thời gian làm việc vừa linh hoạt, lại

Trang 36

Nhin chung, đa số sinh viên vẫn phải phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ, kiếm thêm tiễn chỉ để tăng thêm phí sinh hoạt, phục vụ cho các nhu cầu của bản thân 'Với nhu cầu đọc sách, tùy vào mức sống khác nhau mà sinh viên lựa chọn cho

mình các hình thức đọc sách khác nhau để thỏa mãn cho nhu cầu của mình

Những bạn có điều kiện, có thể ra cửa hàng sách để mua, những bạn không có điều kiện có thể đến thư viện trường đọc, hoặc mượn sách từ bạn bè, cũng có thể

ra hiệu sách cũ để mua sách với giá cả rẻ hơn so với mua sách mới Bên cạnh đó,

có rất nhiều tư liệu, sách báo có trên mạng nên sinh viên có thể lựa chọn cách đọc

này, chỉ phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với sách truyền thống Đây cũng là một hình

thức đọc sách vừa thỏa mãn nhu cầu, vừa phủ hợp với mức sống của sinh viên 1.3 Vai trò của văn hóa đọc dối với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

M.Gorki đã từng nói rằng: “Mỗi cuôn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần con người, tới gần quan niệm vẻ cuộc sống tốt đẹp nhất về sự thèm khát cuộc sông” Đọc sách hay nói một cách trừu tượng hơn, văn hóa đọc giúp cho mỗi chúng ta tích lũy dẫn tri

thức để trở thành một con người, khác với loài vật Đặc biệt, văn hóa đọc có

tác dụng rất lớn đối vớicon người, với sinh viên nói chung và sinh viên trường

DHKHXH & NV (ĐHQGHN) Nó là phương tiện dé sinh viên tích lũy tỉ thức chuyên ngành, hệ thống các khái niệm được học trên ghế nhà trường

Bên cạnh đó, văn hóa đọc cũng là công cụ hữu hiệu nâng cao khả năng tư

duy, vận dụng một cách sáng tạo lý thuyết vào thực tiễn

1.3.1 Văn hóa đọc giúp sinh viên nâng cao trình độ học tập và mở

rộng kiến thức

'Khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề về học thức ngày càng được

Trang 37

nâng cao học thức của con người Đọc sách giúp chúng ta lấp đầy đầu óc mình bằng những kiến thức mới, giúp chúng ta trang bị tốt để giải quyết bắt cứ thách thức nào trong tương lai mà chúng ta sẽ phải đối mặt Trong bắt cứ một hoàn cảnh khắc nghiệt mà chúng ta có thể sẽ phải đối mặt như mắt công

việc, của cải, sức khỏe thì kiến thức cũng sẽ không bị lấy đi khỏi chúng ta Sách là nơi lưu trữ những điều hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là nơi đúc kết những thành quả lao động của con người hàng nghìn thế kỉ qua Chính vì thế, đọc sách chính là

ch đơn giản nhất giúp

chúng ta tiếp cận với nguồn tri thứ vô tận của nhân loại Hay nói cách khác, sách chính người thầy dẫn dắt, người bạn đường chỉ lối, đưa con người đến những chân trời của sự hiểu biết và sáng tạo

Đối với sinh viên nói chung và sinh viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) nói riêng thì việc đọc sách luôn được đề cao Trong quá trình

đọc, sinh viên phải suy nghĩ, phân tích tổng hợp, tư duy biến trì thức của nhân

loại thành tri thức của riêng mình Ở nước ngoài, người ta dạy khả năng tư duy biện luận cho trẻ con từ rất sớm Các tác phẩm văn học là bước đầu tiên

khơi gợi nên khả năng tư duy của con người Bạn đã bao giờ từng đọc một

cuốn tiểu thuyết trinh thám và cố gắng giải quyết những bí ẩn của tác phẩm trước khi đọc hết cuốn sách chưa? Việc bắt đầu tư duy, phân tích các chỉ được đề cập đến trong tác phẩm chính là bạn đang bắt đầu hình thành tư duy phản biện

Tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác

của vấn đẻ đã đặt ra, nhằm làm sáng tỏ và khăng định lại tính chính xác của vấn đề Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đẩy đủ bằng chứng, tỉ mi và

Trang 38

Điều đó cũng tương tự như việc chúng ta đã được học cách đọc và phân

tích cốt truyện, phân tích nhân vật trong tác phẩm từ khi ngồi trên ghế nhà trường Việc phát triển tư duy phản biện chính là cách tốt nhất để ghi nhớ kiến thức và biết cách áp dụng nó vào những hoàn cảnh thực tế Có thể

iệc đọc sách hay văn hóa đọc giữ vai trò chủ chốt trong quá trình học tập,

quá trình nhận thức của mỗi người chúng ta

Đọc sách còn đóng một vai trò hết sức to lớn đối với sinh viên, đó là nó

giúp tăng cường trí nhớ Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cũng giống như cơ bắp của chúng ta, nếu chúng ta không sử dụng bộ nhớ một cách thường xuyên, thì chúng ta sẽ mất nó Hoạt động của não giúp chúng ta giữ năng lực

tỉnh thần và tránh việc bị mắt đi trí nhớ Đọc sách cũng giống như việc “luyện tập thể dục” của bộ nhớ, giúp chúng được hoạt động bình thường và luôn khỏe

mạnh Điều đó có ích hơn rất nhiều so với việc xem truyền hình hoặc nghe nhạc

“Tất cả các môn học trên lớp, sinh viên ngoài việc có sách giáo khoa, sách

giáo trình còn luôn được các giảng viên nhắc nhở và hướng dẫn thêm một số tài liệu tham khảo để đọc hiểu về môn học Bởi lẽ, những kiến thức được giảng, dạy chỉ trong một số tiết nhất định trên lớp sẽ không đủ kiến thức cho sinh viên hiểu hết về một môn học, đặc bi

là đối với các môn học chuyên ngành Đề hiểu sâu hơn về các kiến thức ấy, mỗi sinh viên cần phải tự học hỏi thêm trong sách vở và trong thực tiễn Các giảng viên sẽ có trách nhiệm giải đáp thắc mắc và dẫn dắt sinh viên khám phá ra nguồn tri thức mới Việc học trên lớp kết hợp

với việc tìm thêm tài liệu tham khảo và có sự chủ động trao đổi giữa sinh viên ~ sinh viên, sinh viên- giảng viên sẽ làm tăng hiệu quả học tập Như vậy, đọc là một hoạt động quan trọng của quá tình học tập và mở rộng kiến thức của sinh viên

Chương trình đảo tạo trong giáo dục nhà trường giúp cho sinh viên nắm én thức cơ bản theo các chuyên ngành khác nhau Từ đó, văn hóa đọc rèn luyện cho sinh viên thói quen đọc tập trung, tích lũy trí thức một

Trang 39

cách hợp lý Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên của trường ĐHKHXH

&NV với chuyên ngành chủ yếu là nghiên cứu về các lĩnh vực lịch sử, xã hội, văn học, nhân văn thì văn hóa đọc là hết sức quan trọng Bởi lẽ sinh viên của trường này chủ yếu là thiên về nghiên cứu những vấn đề lý thuyết, giải quyết các vấn đề lý luận Vì vậy, văn hóa đọc giúp cho sinh viên trên cơ sở lý thuyết có thể chủ động đề xuất ra những phương pháp, cơ sở lý luận phủ hợp, giải quyết các vấn đề mang tính xã hội và nhân văn do thực tiễn Việt Nam đặt ra

'Bên cạnh đó, việc đọc sách nhiều giúp ích rất nhiều cho việc phát triển

khả năng viết của mỗi bạn sinh viên — đặc biệt là sinh viên trường DHKHXH_

& NV (ĐHQGHN) Đầu tiên, đọc sách giúp sinh viên mở rộng vốn từ vựng,

học được nhiều cụm từ mới, thành ngữ và học được cách sử dụng chúng ở

nhiều hoàn cảnh khác nhau Trong khi đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách mang tính học thuật cao, sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều từ mới mà họ

chưa bao giờ gặp trước đó Các nhà nghiên cứu giáo dục cũng đã tìm thấy một

mối quan hệ tương quan mạnh mẽ giữa việc đọc và vốn từ vựng Nói cách khác, những sinh viên có vốn từ vựng lớn thường là những độc giả tốtThứ hai, đọc càng nhiều thi sinh viên sẽ càng học được nhiều văn phong, ngôn ngữ

của các tác giả - điều đó có ảnh hưởng không nhỏcho việc nâng cao khả năng

viết lách của mỗi sinh viên

1.3.2 Văn hóa đọc giúp sinh viên trong nghiên cứu khoa học và ứng

dụng đời sống

Chúng ta biết rằng nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động trí

tuệ mà ở đó, sinh viên có cơ hội được vận dụng một cách tổng hợp những,

kiến thức đã học để lến hành các nghiên cứu mang tính khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa họccó thé được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, nghiên cứu khoa học Đó

Trang 40

thể là những vấn đề mang tính chuyên môn nghề nghiệp để từ đó đào sâu, mở

rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình

Mục đích chính của hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm mở rộng và

làm sâu sắc thêm những kiến thức của sinh viên về những vấn đẻ lý thuyết cơ

bản, giúp sinh viên phát triển khả năng thực tế trong nghiên cứu khoa học độc lập Hoạt động này cũng giúp sinh viên hình thành nên hệ thống tư duy thông, qua việc xây dựng những quan điểm, phân tích chúng bằng việc đưa ra các

dẫn chứng và tổng hợp các kiến thức đã được học Hoạt động nghiên cứu

khoa học là cơ hội dé sinh viên hoàn thiện nhân cách của mình và hình thành

kỹ năng làm việc nhóm ~ điều được rất nhiều các doanh nghiệp yêu cầu Bên

canh đó, sinh viên cũng sẽ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm trong việc

giải quyết các vấn đề để có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn Nghiên cứu khoa học sẽ tạo nền tảng để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn

'Văn hóa đọc có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt

là đối với sinh viên trường ĐHKHXH & NV (ĐHQGHN) Vì sinh viên muốn

nghiên cứu khoa học phải có kiến thức về vấn đề mình

khảo những công trình nghiên cứu trước đó để học tập và tìm ra những cái mới, sáng tạo thêm cho công trình nghiên cứu của mình và không bị trùng lặp với

nhũng công trình trước đó Việc tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề có ảnh

nghiên cứu, cẳn tham

hưởng rất lớn đối với công trình nghiên cứu của sinh viên, vì thông qua đó, sinh viên có thể nắm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu Có văn hóa đọc, các công trình nghiên của sinh viên sẽ chất lượng hơn, sinh viên cũng nhờ đó mà tích lũy được nhiều kiến thức, nâng cao tim hiểu biết Bên cạnh đó, văn hóa đọc giúp nâng cao khả năng tự tin của sinh viên khi bảo vệ công trình nghiên cứu của mình Nếu bạn đọc nhiều thì bạn sẽ càng hiểu hơn về những vấn đề mà

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w