1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đời sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội hiện nay

153 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 26,58 MB

Nội dung

Luận văn Đời sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội hiện nay trình bày khái quát về thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội hiện nay; phân tích nguyên nhân và đề xuất ý kiến nâng cao đời sống cho sinh viên.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VA DU LICH

'TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

thee gente

NGUYEN VAN NHA

ĐỜI SÓNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THẺ DỤC THẺ

THAO HÀ NỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số : 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐÀU

Chương 1: ĐỜI SÓNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CUA DOL

SÓNG VĂN HÓA

1.1 Đời sống văn hóa và những biểu hiện của nó 1.2 Sinh viên và đời sống văn hóa của sinh viên

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÊ DỤC THÊ THAO HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1 Khái quát trường Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

2.2 Những biểu hiện trong đời sống văn hóa của sinh viên trường

Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội hiện nay

2.3 Các thiết chế

văn hóa của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa của sinh viên

2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của sinh

viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ Ý KIÊN ĐÈ XUẤT NHÁM

NÂNG CAO ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN TRUONG DAI HQC SU PHAM THE DUC THE THAO HA NỘI

3.1 Nhận xét về đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHU LUC 100 106 DANH MUC CAC CHU VIET TAT STT CHỮ VIỆT TẤT 1 BVHTT 2 CTQG 3 KHKT 4 KHXH 5 QDND 6 — TpHCM 7 VHTT 8 VH,TT&TT

CHU VIET DAY DU

Bộ Văn hóa Thông tin Chính trị Quốc gia Khoa học Kỹ thuật Khoa học Xã hội Quân đội nhân dân Thanh phé Hé Chí Minh 'Văn hóa Thông tin

Trang 4

DANH MUC CAC BANG THONG KE TRONG LUAN VAN

Bang 2.1: Thời gian dành cho hoạt động văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Bang 2.2: Tiền trợ cấp hàng tháng của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Bảng 2.3: Mức độ thoả mãn nhu cầu đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Bảng 2.4: Mục đích sử dụng internet của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Bảng 2.5: Tần suất sử dụng internet của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Bang 2.6: Chi phi cho internet hàng tháng của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Bảng 27: Mức độ nghe nhạc của sinh viên Đại học Sư phạm “Thể dục thể thao Hà Nội

Bảng 2.8: Phương tiện nghe nhạc của sinh viên

Bảng 2.9: Dòng nhạc yêu thích của các bạn sinh viên trường Đại

học Sư phạm Thể dục thể thao

Bảng 2.10: Tần suất xem truyền hình của sinh viên trường Đại

học Sư phạm Thể dục thể thao

Bảng 2.11: Các chương trình của sinh viên trường Đại học Sư pham Thể dục thể thao thường xem

Trang 5

trường Đại học Sư phạm Thể dục thé thao Hà Nội Bảng 2.13: Mức độ cần thiết của sách báo đối với sinh viên

trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Bảng 2.14: Mức độ quan tâm đến sách báo của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Bảng 2.15: Thể loại sách báo mà sinh viên trường Đại học Sư

phạm Thể dục thể thao Hà Nội thường đọc

Bảng 2.16: Mức độ đọc sách báo của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Bảng 2.17: Tần suất tham gia hoạt động thể dục thể thao của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thẻ dục thể thao Hà Nội

Bảng 2.18: Các môn thể thao mà sinh viên trường Đại học Sư phạm Thẻ dục thể thao Hà Nội thường chơi

Bang 2.19: Tần suất gặp gỡ bạn bè của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Bảng 2.20: Mục đích gặp gỡ bạn bè của sinh viên trường Đại học

Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Bảng 2.21: Địa điểm gặp gỡ bạn bè của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thê dục thể thao Hà Nội

Bang 2.22: Tiêu chuẩn chọn người yêu của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Bang 2.23: Quan điểm về việc sống thử bè của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Bảng 2.24: Quan điểm về việc quan hệ tình dục trước hôn nhân

Trang 6

Bang 225: Tham gia các hoạt động đoàn thể của

trường Đại học Sư phạm Thẻ dục thể thao Hà Nội

h viên 69

Bảng 2.26: Đánh giá các chương trình của sinh viên trường Đại — 70 học Sư phạm Thê dục thể thao Hà Nội

MỞ ĐÀU

1, TÍNH CAP THIET CUA DE TAL

Chúng ta đang ở trong thời kỳ của sự giao lưu và hội nhập về kinh tế, văn

hoá xã hội, đất nước ta đã và đang diễn ra một quá trình hội nhập, phát triển nhanh chóng về mọi mặt Cùng với quá trình mở cửa, phát triển kinh tế

trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá diễn ra mạnh

Sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, kinh

tế phát triển, xã hội đang tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao Đặc biệt đời sống văn hố của tồn xã hội đã được quan tâm nhiều hơn Đảng ta đã khẳng định: Văn hoá là nền tảng

tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là đông lực của sự phát triển

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng đời sống văn hoá mới thì những mặt chưa được còn tồn tại nhiều, thậm chí còn có những mặt nghiêm trọng nhất là trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống Từ đó, tại Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể về xây dựng nền văn hoá và đã đặt lên hàng đầu những nhiệm vụ về xây dựng con người mới trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng đời sống văn hóa,

Trang 7

Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, bên cạnh những nhân tố khác, Đảng ta đã xác định nguồn lực con người là nhân tố quan trọng nhất để làm nên thành

công cho nhiệm vụ đó Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng xác định

“xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, trí tuệ, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hoá, có quan hệ hài hoà trong gia đình, trong cộng đồng xã hội” [61]

Trong yêu tố nguồn lực con người ở nước ta, thanh niên là lực lượng xã

hội đông đảo và có vị trí quan trọng, là lớp kế cận và quyết định vận mệnh của

đất nước trong tương lai Trong đó, sinh viên là một bộ phận của thanh niên, là nguồn lực có chất lượng cao, nguồn bô sung cơ bản vào đội ngũ cán bộ các cơ quan của Nhà nước, của Đảng, của các lĩnh vực kinh tế xã hội và là lực lượng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Trong bối cảnh định hướng xây dựng và phát triển đời sống văn hố cho

tồn xã hội thì đời sống văn hoá của sinh viên là một mảng hết sức quan trọng cần

được quan tâm sát sao Việc xây dựng đời sống văn hoá cho sinh viên trên cơ sở, tiếp thu và phát huy các giá trị tỉnh hoa của văn hoá dân tộc kết hợp với việc tiếp thu các giá trị tiến bộ và nhân văn trong văn hoá của thế giới đương đại và hướng

tới một đời sống văn hoá lành mạnh là một vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay

Đề tài “Đời sống văn hoá của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể

thao Hà Nội hiện nay” cũng khơng nằm ngồi mục đích đó

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng đời sống văn

hoá của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thẻ dục thể thao Hà Nội nhằm đánh

Trang 8

đó sẽ chỉ ra những tôn tại và phương hướng giải quyết nhằm nâng cao và đáp ứng đầy đủ đời sống văn hoá của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Nhiệm vụ của đề tai dat ra cần tập trung chủ yếu vào việc làm rõ khái niệm

đời sống văn hoá và các khái niệm có liên quan khác; tìm hiểu đánh giá thực trạng đời sống văn hoá của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội; chỉ rõ các vấn đề còn tổn tại và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh cho sinh viên

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng của luận văn là đời sống văn hoá của sinh viên trường Đại học Sư

phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu là sinh viên chính quy đang theo học tại trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐÈ:

Vấn đề đời sống văn hoá là một để tài chiếm được nhiều sự quan tâm của

các nhà nghiên cứu từ xưa đến nay Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi và một số tác phẩm khác đã đề cập đến nhiều mặt đời sống văn hoá của đất nước, con người Việt Nam, thể hiện qua việc ghi

chép về tình hình kinh tế xã hội, các phong tục tập quán, nếp sống của con người

qua nhiều thời đại

Tir khi có “Luận cương chính tri” (1930) và đến “Để cương văn hoá” (1943)

cho đến các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, bên cạch chủ trương xây dựng

Trang 9

Tiếp đó là hang loạt các công trình nghiên cứu như: "Đời sống văn hoá cở sở

thực trạng và những vấn đề cần giải quyết” của Viện Văn hoá (1991), “Xây dựng

tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hoá thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đắt nước” của Nguyễn Viết Chức, đây là một

công trình tập trung vào việc nghiên cứu vấn đẻ lý luận và thực tiễn xây dựng đời

sống văn hóa của nhân dân thủ đô trong quá thời kỳ đổi mới của đắt nước “Văn hoá

Việt Nam xã hội và con người" của GS Vũ Khiêu, “Đời sống văn hoá các dân tộc

thiểu số trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của GS.TS Trần Văn Bính

Luân án tiến sĩ của Nguyễn Thị Phương Lan với đề tài “Đời sống văn hóa của người già” Tất cả những công trình trên đã nghiên cứu từ khái quát đến những đối tượng

cụ thể Tuy nhiên, tác giả nhận thấy trong xã hội còn rất nhiều đối tượng có thể

nghiên cứu đề từ đó có thể đánh giá được đời sống văn hóa của họ vì thế tác giả đã mạnh dạn chọn sinh viên của một trường đại học cụ thé để nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu về văn hoá và đời sống văn hoá là nguồn tư liệu quí giá góp phần đặt nền móng cho việc nghiên cứu về đời sống văn hoá của

từng thời kỳ, từng đối tượng và sau này là luận văn này

Tuy nhiên, trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là sinh viên của một

trường đại học cụ thể nên bên cạnh những khía cạnh chung khi đề cập đến đời sống

văn hoá thì luận văn cũng có đóng góp riêng

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Về mặt cơ sở lý luận, luận văn được vận dụng phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về xây

dựng đời sống văn hoá cho xã hội nói chung và cho thanh niên sinh viên nói

Trang 10

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành cho từng giai đoạn thu thập tư liệu, khảo sát, đánh giá,

phương pháp điền dã, điều tra xã hội học, phỏng van 6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Dù còn nhiều mặt hạn chế song luận văn cũng đóng góp được một số ý sau: ~ Làm rõ vai trò của đời sống văn hoá đối với xã hội và sinh viên

~ Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực trong đời sống văn hoá của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

~ Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hoá cho sinh viên 7 BÓ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính

của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Đời sống văn hoá và vai trò của đời sống văn hoá

Chương 2: Thực trạng đời sống văn hoá của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội

Trang 11

Chương 1

ĐỜI SÓNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỜI SÓNG VĂN HÓA

1.1 ĐỜI SÓNG VAN HÓA VÀ NHỮNG BIÊU HIỆN CỦA NÓ

Van hóa là một khái niệm có nội hàm sâu rộng, có quan hệ mật thiết đến nhiều khía cạnh của đời sống con người Giới nghiên cứu khoa học xã hội trong và

ngoài nước đã có rất nhiều định nghĩa và quan niệm phong phú về văn hóa Văn hóa không còn giới hạn trong khuôn khổ của một khoa học mà là sự đa chiều của

nhiều khoa học

Văn hóa có nguồn gốc từ một động từ tiếng Latinh là * Cofere ” sau đó chuyển

thành danh tir“ cultura `,

có nghĩa là vun trồng cây cối sang vun trồng trí tuệ tinh

thần Ở châu Âu, từ văn hóa xuất hiện trong từ điển Đức năm 1983, Pufendorf - nhà nghiên cứu pháp luật người Đức là người đầu tiên đưa từ văn hóa vào khoa học với hàm nghĩa văn hóa là toàn bộ những gì do hoạt động xã hội của con người tao ra và

nêu quan niệm: “Văn hóa là cái đối lập với tự nhiên” Nhà triết học Đức E.Kant quan

niệm "văn hóa là sự phát triển, sự bộc lộ các khả năng, sức mạnh, các năng lực thiên 'bắm của con người”

Ở phương Đông theo nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc Từ Hồng Hưng

Trang 12

kỷ XIX sau đó truyền sang Trung Quốc Những từ “văn hóa” vốn đã có từ thời Tây Hán Từ Hồng Hưng cho biết “văn hóa” (thời xưa) là “văn tự, giáo hóa, lễ nhạc, điển chương, chế độ” Hiện nay cách giải thích này vẫn được bảo trì ở Trung Quốc, đương nhiên nó khơng hồn tồn giống nghĩa từ “cultura” cua phuong Tay hign đại

'Có thể thấy những người nghiên cứu, tùy quan điểm của mình đã nhắn mạnh

một khía cạnh nào đó của văn hóa Những khái niệm về văn hóa giữa phương Tây và phương Đông cũng có sự khác nhau Trong văn hóa học tư sản cũng có nhiều định nghĩa văn hóa Trong đó định nghĩa của Edward Burneettylor trong cuốn “văn hóa nguyên thủy”, xuất bản ở London năm 1871 được xem là định nghĩa đầu tiên

có tính kinh điển về văn hóa Định nghĩa này nêu:` “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng

nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng, và tập quán khác mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội” Trong sinh hoạt khoa học ở các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, thuật ngữ văn hóa được sử dụng theo hai nghĩa Nghĩa rộng: xem văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội Nghĩa hẹp: xem văn hóa là toàn bội những hình thức của đời sống tỉnh thần của xã hội

Định nghĩa và cách hiểu văn hóa của Unesco:

Tuyên bố chung của Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa do Unesco tổ

chức tại Mexico năm 1982 đã đề xuất một định nghĩa trong đó văn hóa được hiểu

là: “ Tông thể những nét đặc sắc về tỉnh thần, vật chất, tri thức và cảm xúc tiêu biểu cho một xã hội hay một tập đoàn xã hội, và bao gồm, ngoài nghệ thuật và văn học, những lối sống, những quyền căn bản của con người, các hệ thống giá trị, các

Trang 13

Nam 1988, tai lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Tổng giám dc Unesco Federico Mayor dura ra định nghĩa * Văn hóa phản ánh và thể hiện một

cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng)

đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thâm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [54, tr23]

Qua hai định nghĩa nêu trên, nhận thấy yếu tố cốt lõi của văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình con người

làm nên lịch sử của mình, là cái mà dựa vào đó từng dân tộc khẳng định bản sắc

riêng của mình

Ở Việt Nam, thuật ngữ văn hóa đã được nhiễu nhà lãnh đạo, khoa học quan tâm nghiên cứu và định nghĩa Định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Vi le sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo

ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn

giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [42, tr431]

Định nghĩa này xuất phát từ nghĩa rộng của văn hóa là toàn bộ những sản

phẩm vật chất tinh thần được sáng tạo bởi con người và vì con người Vì con người ở đây không chỉ vì sự sinh tồn mà còn vì mục đích của cuộc sống con người Tổng

Trang 14

những thời điểm khác nhau đưa ra những khái niệm về văn hóa khác nhau Song tựu chung họ có những điểm tương đồng cơ bản trong quan niệm về văn hóa

Thứ nhất, văn hóa bao gồm văn hóa tỉnh thần và văn hóa vật chất chứ không chỉ là văn hóa tỉnh thần hay văn hóa nghệ thuật,

“Thứ hai, văn hóa là sự sáng tạo của con người, hướng tới giá trị chân ~ thiện ~ mỹ Do vậy, nó trở thành dấu hiệu tộc loại để phân biệt con người với động vật khác;

Thứ ba, nói đến văn hóa là nói đến tính hệ thống với chức năng tô chức xã

hội, tính giá trị với chức năng điều tiết xã hội, tính lịch sử với chức năng giao tiếp; Thứ tư, văn hóa về ban chat là một quá trình phát triển mang tính người, nó là các đặc trưng cho một cộng đồng dân tộc

Nên cơ sở tiếp thu những quan niệm khác nhau vẻ văn hóa có thể thấy rằng:

'Văn hóa là phạm trù chỉ hoạt động sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của

con người, vì sự tổn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng dựa trên nền tảng của phương thức sản xuất nhất định, được biểu hiện ra như là một hệ giá trị

vận động và phát triển trong cộng đồng người

Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước, là kết quả giao lưu và tiếp thu tỉnh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình — văn hóa Việt Nam hun đúc nên tâm hỗn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của đân tộc

Trong thời đại mới, với đường lối đúng đắn sáng tạo của Đảng, văn hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn

Trang 15

Ngày 16 tháng 7 năm 1998, hội nghị

khóa VIII đã ra nghị quyết về “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

lần thứ V Ban chấp hành trung ương

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” Nghị quyết chỉ rõ, văn hóa là nền tảng tinh thần của

xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội 1.1.2 Khái niệm đời sống văn hóa

Đời sống văn hóa nằm trong đời sống xã hội, hoạt động của nó thâm thấu vào mọi mặt của đời sống xã hội Đời sống văn hóa bao gồm các lĩnh vực hoạt động sống của con người và các dang hoạt đông khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tỉnh thần của con người Đời sống văn hóa là một tông thể những yếu tố văn hóa vật chất cà tinh thần nằm trong những cảnh quan văn hóa, những

yếu tố hoạt động văn hóa của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp

làm hình thành lối sống của con người trong xã hội

"Như vậy, đời sống văn hóa bao gồm những nội dung không tách rời mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và bao gồm đầy đủ các yếu tố cơ bản tạo nên cơ cấu của

văn hóa như văn hóa vật chất, văn hóa tỉnh thần Nói cách khác, đời sống văn hóa là một phức hệ hoạt động văn hóa diễn ra trong thực tiễn, từ văn hóa vật chất đến

văn hóa tỉnh thần

'Khi nói đến các giá trị văn hóa chúng ta muốn nói đến văn hóa ở thể tĩnh của

nó, thì khi nói đến đời sống văn hóa có nghĩa là nhằm để chỉ văn hóa ở thể động của nó, tức biểu hiện của văn hóa trong đời sống hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi Từ

đó có thể nói, xuất phát từ các nhu cầu văn hóa của con người, đời sống văn hóa

Trang 16

các yếu tố: nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa trong môi trường văn hóa

1.1.3 Những biểu hiện của đời sống văn hóa + Nhu cầu văn hóa:

Nhu cầu là sự đòi hỏi, mong muốn những cái cần thiết cho cuộc sống, nó bao gồm cả tính tự nhiên và tính xã hội, hay nói cách khác bao gồm cả tính sinh

vật và tính xã hội Nói như vậy vì mọi sinh vật đều có những nhu cầu mang tính

sinh học, bản năng, kể cả con người, vì con người trước hết là một động vật: nó cần có những điều kiện để duy trì sự sống và tái sản xuất sự sống từ thế hệ này

sang thế hệ khác Nhưng nếu như ở động vật, tất cả các nhu cầu sinh học được

giải quyết chủ yếu bằng bản năng, tức là bằng những hình thức hành vi bằm sinh

mà thực chất đó là một chuỗi phức tạp các phản xạ không điều kiện và cả những

phản xạ có điều kiện, thì ở con người, những nhu cầu ấy chủ yếu được giải quyết

bằng những nghỉ thức xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán và bằng

cách mỹ hóa tức văn hóa hóa các nhu cầu bản năng theo yêu cầu của cái đẹp, tức làm đẹp cái bản năng đó lên Khi con người thỏa mãn nhưng nhu cầu mang tính

sinh học và những nhu cầu mang tính xã hội, con người có xu hướng biến tất cả

các nhu cầu ấy thành những nhu cầu văn hóa Có thể nói, với con người, mọi nhu

cầu vật chất, nhu cầu sinh vật cũng bao hàm nhu cầu văn hóa, tự bản thân chúng đã hàm nghĩa văn hóa Vì vậy nhu cầu có thể hiểu là những đòi hỏi không ngừng

của con người cả về vật chất và tỉnh thần trong quá trình họ sống, lao động sản

xuất Những đòi hỏi đó khi được thỏa mãn thì lại nay sinh những đòi hỏi mới Nếu hiểu văn hóa và toàn bộ những giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, thì nhu cầu văn hóa phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm cả nhu cầu văn hóa vật chất và nhu cầu văn hóa tỉnh thần Hay,

Trang 17

chất va tỉnh thần do bản thân con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Phương

thức vận động nội tại của nhu cầu là nhu cầu tuyệt đối sinh ra các nhu cầu tương

đối, rồi đến lượt chúng, các nhu cầu tương đối nâng cao các nhu cầu tuyệt đối đê các nhu cầu tuyệt đối đã được nâng cao lại sinh ra các nhu cầu tương đối khác

Chính vì vậy, thỏa mãn nhu cầu văn hóa cũng có ý nghĩa là phát triển nhu cầt

lên một mức cao hơn Thông qua quá trình ấy con người phát huy được toàn bộ

năng lực và sức mạnh bản thể của mình, không ngừng sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới Có thể nói, mỗi một con người đều có nhu cầu văn hóa riêng của mình

Mỗi lứa tuổi, tùy theo những đặc trưng xuất thân, đặc trưng môi trường sống, môi

trường định hình tư duy đều có nhu cầu văn hóa riêng trong tổng thể các nhu cầu

văn hóa chung của cộng đồng, dân tộc + Hoạt động văn hóa

Hoạt động văn hóa là một bộ phận của hoạt động xã hội Đó là quá trình sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm văn hóa đáp ứng các nhu cầu văn hóa vật chất và

tỉnh thần của con người Nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc cho rằng trong bất kỳ thời đại nào, con người cũng đều dùng thời gian của mình vào bồn loại hoạt động

co ban sau:

1 Những hoạt động thuộ

nhân và xã hội nói chung Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người lao động sản xuất để đảm bảo sự sống còn cho cá 2 Những hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong đời sống xã hội như dạy dỗ con cai, cham nom gia đình, họ hàng bè ban láng giềng Đó là các bổn phận xã hội của con người

3 Những hoạt động thuộc sự duy trì, bảo vệ đời sống vật chất cá nhân như nấu

nướng, đọn đẹp chỗ ở, sửa sang đồ dùng, ăn uống, ngủ, tắm giặt Đó là nhu

Trang 18

4 Những hoạt động thuộc đời sống tỉnh thần của cá nhân, được diễn ra bằng nhiều biện pháp khác nhau: kể chuyện, xem sách báo, đánh cờ, đánh đàn, làm

thơ, đi dạo Hoặc nữa như thờ cúng Đó là nhu cầu tinh thần của mỗi

người [10, tr.224]

Cách phân chia các hoạt động của con người theo bốn nhóm như trên chưa hắn đã tách biệt được các loại hoạt động cũng như các loại nhu cầu, bởi nhiều hoạt động, ví dụ như ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất của con người mà còn đáp ứng nhu cầu tỉnh thần (nhu cầu âm thực) và do đó cũng không chỉ là hoạt động

duy trì đời sống vật chất Song cách phân chia đó cho thấy rõ ràng là đời sống con người được tạo ra bởi một chuỗi các kiểu loại hoạt động khác nhau của mỗi

người Để duy trì sự sống còn, trước hết con người phải làm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mình Chính vì thế, hoạt động lao động sản xuất

được coi là hoạt động cơ bản và tất yếu của con người Tuy nhiên, con người là

sinh vật của tự nhiên nên cũng chịu sự chỉ phối của tự nhiên các chu kỳ ngày đêm, chu kỳ sinh học Con người không chỉ cứ thế làm việc mà không nghỉ ngơi Sự nghỉ ngơi của con người nhằm tái tạo sức lao động sản xuắt, giải tỏa những ức chế tâm lý bị đồn nén, lấy lại sự cân bằng tâm sinh lý Nó được thực hiện bằng sự chuyển trạng thái hoạt động từ hoạt động sản xuất sang hoạt động giải trí Như vậy,

một chuỗi các kiểu hoạt động khác nhau của con người đều nhằm đáp ứng hai nhu

Trang 19

xử của con người trong các mối quan hệ cá nhân - cộng đồng, hoạt động hưởng thụ văn hóa Hoạt động sáng tạo là hoạt động đáp ứng nhu cầu sáng tạo của con

người, mà sản phẩm văn hóa chính là kết quả của hoạt động sáng tạo đó

+ Sản phẩm văn hóa

‘San phẩm văn hóa là kết quả của quá trình tương tác giữa con người với môi

trường tự nhiên và môi trường xã hội, hay nói cách khác sản phâm văn hóa là kết quả của quá trình sáng tạo và tích lũy trong chuỗi hoạt động văn hóa của con người Do đó, sản phẩm văn hóa bao gồm sản phẩm văn hóa vật chất và sản phẩm văn hóa tỉnh thần Các sản phẩm văn hóa vật chất như nhà cửa, công cụ sản xuất,

các thiết chế văn hóa như trường học, thư viện, rạp hát, câu lạc bộ, sân vận động

Sản phẩm văn hóa tỉnh thần là kết quả hoạt động sáng tạo văn hóa của con người tồn tại dưới dạng vô hình Sản phẩm văn hóa còn là chính bản thân con người Hoạt động sáng tạo thỏa mãn nhu cầu văn hóa của con người và nâng cao các nhu cầu ấy lên một mức cao hơn Qua hoạt động sáng tạo, con người được nâng lên, trở thành một thực thể văn hóa

+ Môi trường văn hóa

Bao trùm lên toàn bộ đời sống văn hóa của con người là môi trường văn hóa Môi trường văn hóa không phải là cái tự nhiên vốn có mà nó hình thành trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và các sản phẩm văn hóa mà con người chính là chủ thể văn hóa Nói cách khác, môi trường văn hóa hình thành trên cơ sở sự vận động của các quan hệ của con người trong quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các sản phẩm vật

chất và tỉnh thần Môi trường văn hóa là kết quả của những ứng xử của con người

Trang 20

chế văn hóa đảm bảo cho quá trình sáng tạo, phố biến, tiép nl

,, đánh giá thưởng

thức các giá trị văn hóa của con người Môi trường văn hóa bao gồm điều kiện tự

nhiên, các thiết chế văn hóa, các thể chế văn hóa, các giá trị và chuẩn mực văn hóa

Nồi cách khác, môi trường văn hóa bao gồm cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân văn bao quanh, tác động trực tiếp đến đời sống văn hóa của con người, và ngược lại, chịu sự tác động của con người

Khi nói đến đời sống văn hóa, chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng sự

diễn biến của đời sống văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, bởi trong quá

hoạt động văn hóa, có những thứ chúng ta không dự liệu được một cách chuẩn xác và đôi khi vượt ra khỏi khuôn khổ mà ta mong muốn Hoạt

động văn hóa hay đời sống văn hóa là một thực tiễn sáng tạo, đầy biến động không

bao giờ đứng yên ở vị trí chuẩn của nó

SINH VIÊN VÀ ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN

1.2.1 Kh: m sinh viên và đặc điểm của sinh viên

“Theo từ điển Oxford (1995) thuật ngữ Student được giải thích như sau:

Thứ nhất sinh viên là một người thường ở độ tuôi trên 16 đang theo học ở

một trường Đại học hoặc Cao đẳng

'Thứ hai sinh viên là một thiếu niên nam hay nữ ở trường phô thông

Từ điển Tiếng Việt (2001) định nghĩa, sinh viên là người học ở bậc Đại học “Theo quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và đảo tao thi “ người đang học trong hệ Dai học và Cao đẳng thì gọi là sinh " Nhìn chung, khái niệm sinh viên nên hiểu theo nghĩa chung nhất: là tắt cả những người đã tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương đang theo học tại

vi

Trang 21

Sinh viên là một bộ phận của thanh niên ở độ tuổi trưởng thành, chủ yếu từ 18 đến 25 tuổi, đang học tập nghiên cứu và rèn luyện trong các trường đại học và cao đẳng Họ là một nhóm xã hội đặc thù, năng đông, sáng tạo, nhạy cảm với cái mới, ham hiéu biết, đang trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để hình thành nhân cách chuẩn bị gia nhập đội ngũ trí thức, đội ngũ lao động, kỹ thuật cao của đất nước Mỗi thé hệ thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng đều thuộc về một

nền văn hóa xã hội - lịch sử nhất định Lịch sử tạo cơ sở và điều kiện cho họ thực

hiện vị thế, vai trò, xã hội mà họ đảm nhiệm, đồng thời họ cũng là lớp người đóng

góp những sáng tạo mới phát triển lịch sử tử thế hệ này sang thế hệ khác, thế hệ sau nối tiếp và kế thừa phát huy đề duy trì và phát triển xã hội, phát triển bản thân

Độ tuổi từ 18 đến 25 nằm ở giai đoạn hai của tuổi thanh niên (giai đoạn một

từ 14, 15 đến 18 tuổi) Đây là độ tuổi mà con người đã có những bước trưởng,

thành nhất định cả về mặt tâm sinh lý lẫn quan hệ xã hội

'Về mặt sinh học, đây là giai đoạn phát triển gần như hoàn chỉnh về sức lực,

thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân đặc biệt là bộ não phát triển làm cho khả

năng hoạt động trí tuệ đã nảy sinh những nhu cầu

Về mặt xã hội, sinh viên là những thanh niên đã được chọn lọc vẻ nhiều mặt,

do vậy họ có năng lực và phẩm chất của mình và vận mệnh của dân tộc, đã ý thức được trách nhiệm công dân, nghĩa vụ của mình với Tổ quốc Trong khi học tập, người sinh viên ý thức được vị trí của mình qua các chủ trương, chính sách, quy định, quy chế hiện hành, vậy phải có sự tự điều chinh, tự rèn luyện, sự vươn lên trong môi trường Đại học

'Về mặt tâm lý, là một bộ phận được tuyên chọn trong thanh niên, do đó, sinh viên có những ưu điểm của thanh niên, hăng hái, giàu tinh thin xung phong, thích cái mới và nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, dễ thích nghỉ được với hoàn cảnh và

Trang 22

khuyết điểm của sinh viên như ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân,

bệnh anh hùng

Phương thức hoạt động cơ bản của sinh viên là học tập có tính chất nghiên

cứu dưới sự điều khiển của giảng viên, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai của mình

Hệ thống tri thức khoa học mà sinh viên tiếp cận ở nhà trường bao gồm: tri thức cơ bản, trí thức cơ sở của chuyên ngành, tri thức chuyên ngành và trỉ thức công cụ cùng với hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về mặt lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa nhất định nào đó Hệ thống tri thức khoa học này được bô sung,

tăng dần theo hướng phát triển đồng thời thỏa mãn cả ba yêu cầu: cơ bản, hiện đại

và thiết thực, nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội

Quá trình học tập của sinh viên là quá trình vận động, lớn lên về nhiều mặt cả về thể chất lẫn tỉnh thần, đặc biệt là năng lực trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tao

ngày càng phát triển, khả năng khái quát học, trừu tượng hóa được nâng lên, khối

lượng ghi nhớ không ngừng tăng lên theo thời gian và cách ghỉ nhớ cũng biến đồi

* Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể duc thé thao Hà Nội

Cũng như sinh viên nói chung, sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội được thừa hưởng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa được giáo dục về kiến thức xã hội và chuyên ngành Theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, chính sách nâng cao tầm vóc người Việt Nam Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định được vị trí và vai trò của việc giáo dục thể chất trong nhà trường Chính vì thế, vài năm trở lại đây số lượng học sinh đăng ký tham gia thi tuyển để trở thành sinh viên của trường ngày cảng đông Những sinh viên của trường đều ý thức được trách nhiệm của mình sau khi ra trường sẽ là những người thầy người cô đứng trên bục giảng hướng dẫn cho thế hệ mai sau ý thức và rèn luyện thé chat ban

Trang 23

Bên cạnh đó, sẽ giúp tìm ra những nhân tố có khả năng chuyên môn để giúp đỡ,

đào tạo thành những vận động viên giỏi cho nền thể dục thể thao nước nhà Chính

sự ý thức được trách nhiệm đó, sinh viên trường Đại học Sư phạm Thẻ dục thể thao Hà Nội đã và đang ngày càng phắn đấu rèn luyện hăng say cả trên giảng đường và ngoài sân tập

Có thể thấy rõ một đặc điểm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục

thể thao Hà Nội là ngoại hình, họ có tầm vóc cao lớn, một thê trạng khỏe mạnh và năng động Có được điều này là do ngay từ ban đầu khi dự tuyển họ phải đáp ứng

được nhu cầu của nhà trường đề ra: nam phải cao từ Im65 trở lên, và nữ cao từ

1m55 trở lên, bên cạnh đó là sự rèn luyện hãng say hàng ngày đã mang lại

Quá trình học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thé thao

Hà Nội cũng đặc biệt hơn sinh viên các trường Đại học khác Ngoài những tiết học lý luận trên giảng đường thì họ còn có những tiết học mà giảng đường là sân tập ngoài trời Chính đặc thù này mà sự kết hợp giữa lý luận và thực hành luôn được

nhuằn nhuyễn và chính xác giúp cho họ nắm bắt tri thức nhanh hơn và sâu hơn

Một đặc điểm nữa của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thé duc thé thao Hà Nội đó là việc sinh hoạt tập thể, gần 100 % sinh viên của trường được nhà trường bố trí cho ở trong ký túc xá, điều này giúp cho nhà trường dễ quản lý sinh viên một cách hiệu quả tránh được sự va chạm ở bên ngoài xã hội, tuy nhiên cũng có những hạn chế cho sinh viên như công việc tranh thủ đi làm thêm, cọ xát và va vấp bên ngoài xã hội bị hạn chế

1.2.2 Đời sống văn hóa sinh viên

Trang 24

sống văn hóa tổn tại như một thành phần hữu cơ không thê thiếu trong đời sống chung của xã hội và con người

“Thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng với tư cách là một nhóm xã hội, họ có những đặc điểm riêng, sở thích riêng, nhu cầu riêng và như vậy họ có một

đời sống văn hóa riêng trong đời sống văn hóa chung của xã hội

Những thay đổi nhanh chóng của xã hội thời mở cửa, và sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường cũng như sự toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, đời sống văn hóa của xã hội ngày càng được nâng cao và ngày càng phong phú đa dạng Điều này đặc biệt nhạy cảm với sinh viên bởi tuổi trẻ là thời kỳ của những hoạt động giải trí vui chơi Trong hoàn cảnh ấy, sinh viên có khả năng, hướng tới tương lai, nắm bắt và tận dụng mọi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu giải

trí của mình Đời sống văn hóa của sinh viên trở lên phong phú và đa dạng, sự giao tiếp trở thành đa phương, sự hưởng thụ văn hóa ngày càng đa diện Do đó mà đời sống văn hóa ngày cảng sôi động hơn, tương ứng với nhịp độ đó, cách hưởng thụ

về vật chất và tỉnh thần của sinh viên ngày nay đã không còn êm a, một chiều

phẳng lặng như xưa nữa mà sôi động, náo nhiệt, mạnh mẽ và gắp gáp hơn

Đời sống văn hóa của sinh viên là một dạng hoạt động mang tính tự do và cá nhân tự lựa chọn theo nhu cầu hoàn cảnh của từng cá nhân Tuy vậy dù lựa chọn theo cách nào thì đời sống văn hóa đó đều hướng tới mục đích giải tỏa sự cing

thẳng tình thần, thỏa mãn nhu cầu văn hóa cá nhân Hoạt động văn hóa của sinh

viên bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của họ trong thời gian rỗi, để hưởng thụ những giá trị văn hóa,

giao lưu học hỏi

nghỉ ngơi giải tri, tái sáng tạo, để mở rộng hiểu biết, để Đời sống văn hóa là một bộ phận không thể thiếu trong xã hội Nó song song tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Đời sống văn hóa có vai trò

Trang 25

chìa khóa của sự phát triển, tạo ra sức mạnh cho xây dựng, bảo vệ cộng đồng, là

phẩm chất thiết yếu để hoàn thiện bản chất con người Đời sống văn hóa là nền

tảng tỉnh thần xã hội, nền tảng tinh thần cá nhân, là động lực thúc đây hoặc có thể

kìm hãm sự vận động phát triển của xã hội và cá nhân Vì vậy, phát triển đời sống văn hóa lành mạnh là điều kiện không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện cá nhân và xã hội Đời sống văn hóa lành mạnh là nguồn năng lượng để phát triển cá nhân và công đồng

Đời sống văn hóa là các giá trị chân, thiện, mỹ, là trình độ văn minh, văn hóa là mục tiêu vươn tới của xã hội văn minh Ở một khía cạnh khác, đời sống văn hóa

được tạo bởi bản năng thể chất của mỗi cá nhân và bởi sự giáo dục, đảo tạo, học tập

Nó vô cùng phong phú và đa dạng, nhiều chiều và gắn với nhu cầu vô hạn của con

người Hoạt động của đời sống văn hóa luôn được sàng lọc bởi nhu cầu cá nhân,

công đồng là bởi những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể Do tính tích cực hay tiêu cực íLhoặc nhiều của mỗi cá nhân và do tác động của hoàn cảnh sống, đời sống văn hóa

có thể phát triển, ngưng đọng hoặc suy thoái ở từng cá nhân Vì vậy, tùy theo phẩm

chất và cường độ hoạt động của đời sống văn hóa có thể làm cho mỗi cá nhân phát triển hay suy thoái Chỉ khi nào có nhiều cá nhân có đời sống văn hóa phong phú,

lành mạnh thì mới có đời sống văn hóa chung của cộng đồng phong phú và tốt đẹp Từ những điều trên, có thể thấy đời sống văn hóa là môi trường nuôi dưỡng,

xây dựng hoặc hủy hoại nhân cách Chỉ có những môi trường văn hóa tốt đẹp mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng và xây dựng những nhân cách lành mạnh

Vai trò của đời sống văn hóa đối với thế hệ trẻ mà đặc biệt là đối với sinh viên rất quan trọng Sinh viên là thế hệ sẽ nắm giữ vai trò, trọng trách và vận mệnh

của đất nước, họ là những người được tiếp cận những tri thức, kinh tế, chính trị và

Trang 26

ngày cảng được khăng định nhất là trong giai doan hién nay — giai doan céng nghé tiên tiến Chính vì vậy chăm lo cho đời sống văn hóa cho sinh viên là một nhiệm vụ mà Đăng và Nhà nước đã và dang quan tâm Song song với việc học tập và rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lỗi sống cho sinh viên Định hướng và tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho sinh viên là điều kiện cần thiết để sinh viên có một đời sống văn hóa lành mạnh Bên cạnh những điều kiện về vật chất sinh viên cần được đáp ứng những điều kiện để thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa Vì đời sống văn hóa

là một phần không thẻ thiếu trong đời sống sinh viên

Hoạt động văn hóa là hoạt động không thẻ thiếu đối với đời sống của sinh viên Một tâm hồn được nuôi dưỡng trong một môi trường văn hóa tốt sẽ giúp cho

sinh viên phát huy hết khả năng của minh trong hoạt động học tập, sáng tạo nghiên cứu khoa học và trong các hoạt động xã hội

Có được một đời sống văn hóa lành mạnh là điều kiện dé tạo nên con người

có lỗi sống tốt, có tư tưởng đạo đức chính trị vững vàng Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần tự ý thức để tạo cho mình một đời sống văn hóa lành mạnh và phong phú

Chương 2

'THỰC TRẠNG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC SƯ PHẠM THÊ DỤC THÊ THAO HÀ NỘI

2.1 KHAI QUAT VE TRUONG DAI HOC SU PHAM THE DUC THE THAO HA

NOI

Trang 27

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960, nhấn mạnh mục tiêu giáo dục, đào tạo con người Việt Nam phát trin toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục và kỹ thuật tổng hợp để cung cắp nguồn lực cho công

cuộc kiến thiết xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Muốn đạt được mục tiêu đó công tác cán bộ được đặt lên hàng đầu và phải được đào tạo cơ bản, có hệ thống Vì vậy nhiều

trường trung cấp chuyên nghiệp được thành lập, trong đó có trường Trung cấp Sư pham Thể dục Thể thao ~ Bộ Giáo dục (nay là trường Đại học Sư phạm Thể dục ‘Thé thao Ha Ni thể dục làm công tác giáo dục thể chất trong các trường học cho miền Bắc xã hội Bộ Giáo dục & Đào tạo) Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên chủ nghĩa

* Khóa học đầu tiên

Lực lượng nòng cốt đầu tiên của trương có: Đồng chí Hiệu trưởng Hoàng

Mai Han, Bi thu Bang iy Truong Quang Dich, cùng 17 cán bộ, giáo viên được điều động từ Hệ Thể dục của phân hiệu ĐHSP Vinh, gồm các đồng chí Đỗ Hữu Gi, Lê Xuân Cường, Thái Văn Du, Ngô Tiến Luận, Lê Tiến Luận, Lê Thị Bạch Cát, Hoàng Đình Ái, Lê Văn Lý, Trịnh Lâm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Văn Minh, Dương Thị Bồn, Lê Thị Phượng, Lưu Phương Mai, Chu Thị Huệ và 7 cán bộ, giáo viên của trường, Đại học thể dục thể thao Từ Sơn, đó là các thầy cô Lê Gia Tường,

Nguyễn Văn Vĩ, Lê Văn Đệ, Trịnh Nhật Thăng, Nguyễn Đình Thảo, Mạc Thị Cần, Nguyễn Thị Châu và các đồng chí khác

Trang 28

đanh sắc của thầy Lê Gia Tường, ba khối học sinh trong ba sắc mầu đồng phục

Xanh, Đỏ, Vàng rằm rập, tăm tắp bước qua lễ đài hùng dũng, tràn đầy khí thé, tran

đầy sức mạnh của tuổi trẻ Không khí đó mãi mãi còn in đậm trong lòng nhân dân

xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, nơi đã chứng kiến sự ra đời mái trường đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, có nhiệm vụ đào tạo lực lượng

cán bộ, giáo viên làm công tác thể dục thê thao nói chung và công tác thể dục thê chat nói riêng, Dấu ấn ấy là một mốc son lịch sử đánh dấu cho sự khởi đầu củ sự

nghiệp giáo dục thể chất hôm nay

* Chỉ viện cho tiền tuyến lớn (1963 - 1967)

Thực hiện Chỉ thị 05/TTg Thủ tướng Chính phủ, chuyển hướng hoạt động thể

dục thể thao trong thời kỳ chống Mỹ, nên giai đoạn từ thàng 6 — 1964 đến cuối năm

1966 nhà trường tạm ngừng đào tạo Nhiều giáo viên được phân công về giảng dạy ở

các trường phổ thông, Dai học, Trung học chuyên nghiệp Cac thy Hoang Dinh Ai, Lê Văn Lý, Trịnh Sâm, cô Lê Thị Bạch Cát được điều động sang công tác ở trường Dai hoc thé duc thể thaoTừ Sơn

Nhiéu thay, c6 gido da xung phong vào phục vụ chiến trường miền Nam, họ đều đã anh dũng chiến đấu, hi sinh, lập được nhiều chiến công xuất sắc, đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, có

người đã không còn được chúng kiến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng

* Tái thành lập trường (1967)

Đến tháng 6 — 1967, giai đoạn này đế quốc Mỹ tăng cường leo thang bắn

phá miền Bắc mà mục tiêu trọng điểm của chúng là các nhà máy, xí nghiệp, trường

Trang 29

cho nhiệm vụ vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa đào tạo cán bộ cho đất nước là một vấn đề hết sức nan giải Nhiều đồng chí được Bộ cử

đi tìm địa điểm mới để xây dựng trường Sau khi khảo sát một số địa điểm , Bộ

quyết định trường đóng tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây trên một khu đất của các học sinh miền Nam để lại

* Nhận thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên âm nhạc hội họa(1969-1985) Năm 1968 Bộ Giáo dục giao cho trường thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên Âm nhạc và năm 1970 đào tạo giáo viên Họa Tên trường đổi thành trường Sư

phạm Thể dục Nhạc Họa Trung ương gôm có 3 hệ: Hệ Thể dục do thày Đỗ Hữu Gi làm Hệ trưởng; Hệ Nhạc do thầy Phạm Ngữ làm Hệ trưởng; Hệ Họa do thầy Trịnh

Thiệp làm Hệ trưởng Nhiệm vụ được giao, thể hiện sự tin tưởng của Đảng, của Bộ đối với nhà trường

* Tách thành trường độc lập (1985) đến nay

Nam 1980 trường phát triển thành trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục Nhạc Họa Trung ương Năm 1985 do yêu cầu phát triển, Chính phủ quyết định tách thành hai trường: Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung Ương và Cao đẳng Sư

phạm Thể dục Trung Ương số 1 Địa điểm khai sinh đầu tiên của trường tại Km 9

Thanh Xuân - Hà Nội, dành cho trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc Họa Trung

Ương

Tư đó đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ , cùng với tỉnh thần đoàn kết và quyết tâm phần đấu hết lòng vì sự nghiệp của tập thể cán bộ, giáo viên, công

nhân viên, sinh viên trương Cao đẳng Sư phạm Thể dục Trung ương | da không ngừng vươn lên và đạt nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Trang 30

viên Thủ đô Hà Nội( tháng 10 năm 1994) Tháng 5 năm 2003 nhà trường được Chính phủ ra quyết định nâng cấp thành trường Dai học Sư phạm Thể dục Thể thao Ha Tay

Qua 46 năm, băng sự nỗ lực phấn đấu bền bi, vượt qua khó khăn, trường đã

đảo tạo, cung cấp hàng vạn giáo viên cho đất nước, nước bạn Lào và Cam - Pu —

Chia Hơn 90 ngàn sinh viên được cấp chứng nhận Giáo dục Quốc phòng, 3.000

sinh viên được cắp chứng chỉ Giáo dục Đoàn - Đội Số

điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng bản, võ và luôn đạt thành tích cao trong ih viên ưu tú xuất sắc về

các giải toàn quốc Chất lượng đào tạo của trường ngày càng được nâng lên, hẳu

hết sinh viên ra trường làm việc đúng chuyên môn, phát huy tốt phẩm chat và năng lực công tác, được xã hội thừa nhận Trong số họ đã có nhiều người vinh dự được

phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, giáo viên giỏi, giữ các chức vụ chủ chốt của Đảng, chính quyền ở địa phương

Ngoài ra trường còn là trung tâm đảo tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên Thể dục cho các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề va tập huấn

cán bộ chỉ đạo, quản lý công tác giáo dục thẻ chất của các Sở Giáo dục và Đảo tạo trong cả nước Nơi đăng cai các giải thẻ thao của khu vực và toàn quốc, tổ chức các

hội nghị khoa học, chuyên môn khác của Ngành có tín nhiệm Chỉ tính 10 năm qua đã dưỡng cho cả nước 08 khóa với hơn 800 lượt giáo viên; mở thêm hàng chục khóa đại học, cao đẳng sư phạm thể dục chính quy và không chính quy cho tỉnh Thanh Hóa, Hà Giang, Hà Tây, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn, Hải Phòng, Lâm Đồng được hơn 3.000 lượt người

“Trường có mối liên kết đảo tạo thường xuyên với 07 địa phương, 18 trường

Trang 31

‘Thé duc thé thao Bac Kinh — Trung Quéc Hau hét giéo vién ciia truéng da tham quan, thực tập tại các nước trong khu vực và một số nước Châu Âu

Trong công tác nghiên cứu khoa học, từ chỗ mày mò cách làm, chương trình chap vá, năm 1998 đã xây dựng hoàn chỉnh 4 bộ chương trình chuẩn quốc gia về

dao tạo giáo viên thé dục Đến nay đã biên soạn các tài liệu, giáo trình giảng dạy, cho tất cả các môn học ở trong chương trình đào tạo, ở một số môn học chuyên ngành, nhiều tài liệu được sử dụng giảng dạy trong cả nước Đã có 214 dé tai khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp trường và 16 đề tài cấp Bộ được nghiệm thu ứng

dụng trong đảo tạo, tập hợp thành 10 kỷ yếu khoa học và 05 kỷ yếu sáng kiến kinh nghiệm Từ năm 1995 đến nay, tổ chức thành công 12 hội thảo khoa học cấp

trường, 03 hội thảo khoa học cấp toàn quốc, xây dựng 12 bộ băng hình dạy mẫu cho chương trình thể dục phổ thông, nghiên cứu xây dựng nhiều băng hình kỹ thuật

các môn thực hanh cơ bản như Điền kinh, Thể dục, các môn bóng phục vụ đổi

mới và ứng dụng trong công tác đảo tạo giáo viên thể dục của các trường trong cả nước có hiệu quả

Đội ngũ cán bộ giáo viên được đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng Từ khi mới thành lập, cán bộ giáo viên của trường chẳng những thiếu mà còn đáp ứng được yêu cầu đào tạo học sinh hệ 7 + 3 Đến nay 100% cán bộ, giáo viên có trình

độ đại học, 52% có trình độ sau đại học Số lượng đi học và tham quan thực tế nước ngoài 90% Đào tạo tại chỗ và bổ nhiệm giữ các chức vụ trưởng, phó đơn vị

là 70% là giáo viên từ các bộ môn Nhiêu đồng chí có trình độ trọng tài quốc gia và khu vực có uy tín Lực lượng Đảng viên chiếm hơn 50 % tổng số cán bộ cơng chức tồn trường,

Song song vơi việc nâng cao chất lượng giảng dạy, mở rông quy mô đào tao,

nhà trường không ngừng cải tạo, nâng cấp và xây mới nhiều công trình, đầu tư

Trang 32

tương đối khang trang với cảnh quan môi trường sư phạm, đủ chỗ cho hơn 3.000 sinh viên sinh hoạt, học tập nội trú Nhà thi đấu đa năng với số vốn đầu tư hơn 30

tỷ đồng đang được thi công, đề án mở rộng thêm 12ha đang được địa phương rất

ủng hộ, chắc chắn là điều kiện thuận lợi đề xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian tới

Nhà trường đã được Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất và nhiều cờ thưởng, bằng khen các loại, được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội,

tỉnh Hà Tây, tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoản tặng nhiều bằng khen liên tục nhiều năm được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững

mạnh Sáu nhà giáo của trường vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà

giáo ưu tú, hai nhà giáo được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, nl

người được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, được tặng bằng khen

của Chính phủ, Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục ~ Đảo tạo, Huy chương Vì sự nghiệp Thể dục thể thao, Huy chương Vì thế hệ trẻ

'Với những thành tích đạt được, tập thể lãnh đạo Đảng, chính quyền,

đoàn thể và cán bộ, giáo viên, công nhân viên, sinh viên nhà trường tiếp tục nỗ lực phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí phấn đấu cho mục tiêu xây

dựng trường Đại học Thể dục thể thao Hà Tây trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện đại trong cả nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới

Trang 33

2.2 NHỮNG BIÊU HIỆN TRONG ĐỜI SÓNG VĂN HOA CUA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÊ DỤC THẺ THAO HÀ NỘI HIỆN

NAY

Đời sống văn hóa của sinh viên cũng như hoạt động vui chơi giải trí của sinh

viên phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như thời gian, năm học, thu nhập, điều kiện sống của từng cá nhân Sự mong muốn có được một đời sống văn hóa phong phú,

đa dạng, mới mẻ và lành mạnh là nhu cầu cần thiết của mỗi sinh viên

Để đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư

phạm Thể dục thể thao Hà Nội, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra xã hội học với các sinh viên trong trường Nội dung điều tra xoay quanh các vấn đề liên quan

đến đời sống văn hóa của sinh viên Số phiếu phát ra 400, số phiếu thu về 398 trong đó phiếu của sinh viên năm thứ nhất là 101, năm thứ hai là 94, năm thứ ba là

100 và năm thứ tư là I01

Bảng 2.1: Thời gian dành cho hoạt động văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

Trang 34

Tổng | œ, asa | 236 | 251 | 254 | 995 [ Bảng thống kê trên cho chúng ta thấy thời gian rỗi dành cho hoạt động văn hóa

16 liệu điều tra của tác giá] (SI = Số lượng, % = Tï lệ phẩn trăm)

trong ngày khác nhau đối với từng sinh viên và từng năm học Đa số các bạn có

thời gian rỗi 3 giờ/ngày trong cả bốn năm Có lẽ đây là số thời gian hợp lý nhất và

phủ hợp với các bạn

'Về mặt bằng chung, nhu câu văn hóa là giống nhau nhưng sự thỏa mãn nhu cầu là khác nhau giữa sinh viên thành thị và sinh vi:

dén từ các tỉnh thành, nông, thôn Sinh viên thành thị với đời sống vật chất đầy đủ hơn nên họ có đời sống văn

hóa phong phú hơn, họ có nhiều lựa chọn hơn trong việc thỏa mãn đời sống văn

hóa, cách tiếp cận với những hoạt động văn hóa hiện đại cũng dễ dàng hơn Trong khi đó các sinh viên đến từ nông thôn, đời sống vật chất của họ nằm trong giới hạn nhất định theo từng hoạt cảnh gia đình Phần lớn các gia đình ở nông thôn đều làm

nông nghiệp và buôn bán nhỏ vì thế thu nhập của họ rất thấp và còn gặp nhiều khó khăn, số sinh viên có bố mẹ làm công nhân viên là 51 (12,8%), bố mẹ làm nghề

buôn bán nhỏ là 69 (17,3%) và bố mẹ làm nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn với 278

(69,8%) Trong khi đó mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, giá cả

sinh hoạt tăng mạnh thì đời sống sinh viên nông thôn càng khó khăn hơn và ảnh

hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa của họ so với sinh viên thành thị Qua khảo sát điều tra sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao thì số sinh viên thành thị chiếm 18 (4,5%) và sinh viên nông thôn chiếm đến 380 (95,5%) Tiền hàng

Trang 35

Nhin vao bang sé ligu dudi cho thấy số tiền trợ cấp trên một triệu đồng hàng tháng chiếm đa số Có một số bạn không thể hiện trên bảng điều tra là bao nhiêu

nhưng khi được hỏi thì có hai trường hợp đó là một số thì rơi vào trường hợp số tiền không cố định và đa số trường hợp này là những gia đình khá giả Trường hợp còn lại

thì do gia đình quá khó khăn và các bạn phải tìm nguồn trợ cấp khác như tự đi làm thêm vì thế thu nhập hàng tháng không ổn định

Khi được hỏi về nguồn thu nhập hàng tháng của sinh viên thì có 36§ bạn (92,5) là do gia đình cung cấp hoàn toàn, 27 bạn (6,8%) tự kiếm và 3 (0,8%) không trả lời Số ban đi làm thêm ngoài giờ học là 50 bạn (12,6%)

Bảng 2.2: Tiền trợ cấp hàng tháng của sinh viên

trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội [Đơn vị nghìn đồng] Mức Số lượng Tỷ lệ % Tir 300 dén 500 23 58 Tir 510 dén 750 3 83 Từ 760 đến 1.000 57 143 Trén 1.000 201 64 Số khác 84 211 Tổng 398 100

[Nguôn: Số liệu điều tra của tác giả] Qua những số liệu điều tra cho thấy điều kiện vật chất của từng sinh viên đã

Trang 36

Bảng 2.3: Mức độ thoả mãn nhu cầu đời sống văn hóa

của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Mức độ thôn mãn Số lượng Tỷ lệ % Thỏa mãn 176 44,2 Ít thỏa mãn 193 48,5 Khơng thỏa mãn 2I 53 Không trả lời § 2 Tổng 398 100

[Nguẳn: Số liệu điều tra của tác giả] Từ số liệu trên cho thấy số sinh viên thỏa mãn với đời sống văn hóa của mình là 176, chiếm 44,2%; ít thỏa mãn là 193 chiếm 48,5 %; không thỏa mãn là 21, chiếm 5,3% Những con số này đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Làm thế nào để

đáp ứng đầy đủ dé con số thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa của mình chiếm da

số? Đây là một vấn đề đòi hỏi nhà trường phải quan tâm hơn nữa, vì theo điều tra

thì số sinh viên hiện sống trong kí túc xá của trường chiếm đa số với 294 bạn

(73.9), thuê trọ là 95 bạn (23,9%)

2.1.1 Hoạt động vui chơi giải trí

Hoạt động vui chơi giải trí là một dạng hoạt động xã hội nằm trong hệ thống

các hoạt động của con người và là hoạt động mang tính tự do không mang tính vụ lợi mà nhằm mục đích giải tỏa sự căng thăng tỉnh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh

thản trong tâm hồn Các hoạt động vui chơi, giải trí này có thẻ xuất hiện ở từng cá

nhân hoặc có sự tham gia của một nhóm bạn Nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn đáp ứng được nhu cầu giao tiếp, xây dựng và mở rộng các mối quan

Trang 37

Hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên nói chung và sinh viên của trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội nói riêng đang diễn ra một cách sôi nỗi và đa dạng Các hoạt động vui chơi giả trí của sinh viên là hình thức độc đáo thể hiện cá tính, sự tự do của tuổi trẻ, đồng thời đó cũng là cách thức để họ tự khẳng

định bản thân, thể hiện nhân cách, lỗi sống và cũng thời để hưởng thụ những giá trị

văn hóa Các hoạt động vui chơi giải trí mà các bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thê thao tham đang tham gia gồm:

“Sie dung Internet: Internet da va dang trở thành một phương tiện giải trí phổ biến của toàn xã hội Nếu muốn giải trí, bạn có thể nghe nhạc, xem phim, chơi

ame đủ mọi thể loại trên Internet Và cũng chính vì đáp ứng được rất nhiều nhu

cầu của những người sử dụng cho nên dần dần, người sử dụng sẽ dễ dàng bị lệ thuộc Với lợi thế đặc biệt như vậy, Internet ngày càng thu hút đông đảo người sử dụng và đặc biệt là giới trẻ trong đó sinh viên đã và đang là người sử dụng internet nhiều nhất Qua điều tra cho thấy 342 (85,9%) bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội được hỏi có dùng Internet thường xuyên Điều này

Trang 38

Đọc sách 6 15 Chát 6 15 Mục đích khác 33 133 Tổng 398 100

[Nguẳn: Số liệu điều tra của tác giả]

Tuy nhiên các bạn cũng cho rằng mỗi lần sử dụng internet đều có nhiều mục đích, các bạn vừa tìm kiếm thông tin, vừa nghe nhạc, xem phim, chát với bạn bè .vì thế mà nhu cầu sử dụng internet thường xuyên là rất cao Theo kết quả điều tra thì số bạn sử dụng vài lần một tuần chiếm số đông (55,5%), trong

khi đó số sử dụng hàng ngày là (18,8%) Số còn lại sử dụng ít hơn là (16,8%)

Có sự khác biệt này là do tính tự giác cũng như điều kiện kinh tế của mỗi sinh viên Sống trong kí túc xá và thuê trọ nên điều kiện để sử dụng internet cũng hạn chế hơn Mỗi khi muốn sử dụng internet các bạn đều phải tìm đến các dịch vụ bên ngoài cổng trường Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những tình huống phức tạp xảy ra trong các cửa hàng internet

Bang 2.5: Tần suất sử dụng internet của

Trang 39

[Nguôn: Số liệu điểu tra của tác giả] Nhu cầu sử dụng internet rất cao, tuy nhiên sự thỏa mãn dịch vụ này còn phụ

thuộc vào kinh tế của mỗi sinh viên Theo bảng điều tra của tác giả thì số tiền chỉ phí cho dịch vụ internet dưới 50.000 nghìn /tháng chiếm đa số Và như vậy có thể nói các bạn sinh viên chưa thực sự thỏa mãn vẻ nhu cầu này, vì nếu tính 5000 đồng/1

giờ thì trung bình một tháng số giờ các bạn sử dụng là quá ít cho việc tìm kiếm thông tin cũng như các mục đích sử dụng khác Bảng 2.6: Chỉ phí cho internet hàng tháng của sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Mức tiền Số lượng, Tỷ lệ % Dưới 50 nghìn 237 59,5 50 nghìn đến 100 nghìn 37 143 Trén 100 nghin 69 173 Ý kiến khác 35 88 Tổng 398 100 [Nguôn: Số liệu điểu tra của tác giả] Tựu chung, sinh viên tìm đến internet như một hình thức gi: lề thỏa măn

đời sống văn hóa của mình Vai trò của intemet trong đời sống văn hóa sinh viên là

không thể phủ nhận nhưng rõ ràng mặt trái của internet cũng đang là một vấn đề

được đặt ra cho các ban ngành có liên quan, đặc biệt trong việc quản lý giờ giắc và các trang web không lành mạnh đang tắn công mạnh vào học đường Internet đang là con đường ngắn nhất để văn hóa phẩm độc hại xâm nhập vào giới trẻ Những câu chuyện, những bộ ảnh, những bộ phim khiêu dâm, đồi trụy, tục tu xa lạ với

Trang 40

viên Mot sé nhu ban Nguyén Bite Dai, Bai Van Tuyén va ban Phan Văn Điệp (lớp D6 Điền kinh C) khi được hỏi các bạn đều thừa nhận thường xuyên truy cập

vào những trang wed đen và khi được hỏi lý do thì các bạn đều cho rằng do tính tò

mò và muốn khám phá

Bên cạnh đó, sống trong thế giới ảo cũng là một hệ quả của việc sử

dụng Internet quá nhiều và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống là không hề nhỏ Đặc biệt là với những bạn mê trò chơi trực tuyến, đặc biệt là các nam sinh viên, phong trào chơi các trò chơi trực tuyến đang phát triển rất mạnh Các

công ty truyền thông cũng nhận thấy được thị trường day tiềm năng này nên các trò chơi trực tuyến được sản xuất ngày càng nhiều, với nội dung, hình thức ngày một hấp dẫn hơn Hệ quả của nó thì có thể thấy rõ, đó là việc ảnh

hưởng lớn đến học tập, sinh hoạt của các bạn sinh viên Xa hơn nữa, khi đã

trở thành những con thiêu thân cho trò chơi trực tuyến thì việc dành tất cả thời gian, tiền bạc để “nướng” vào các trò chơi này là một điều không có gì lạ

lẫm Không chỉ tốn nhiều thời gian, tiền bạc; khi đã quá say mê với những trò chơi trực tuyến, các bạn trẻ cũng dễ dàng bị

m nhiễm và cuộc sống cũng

chỉ xoay quanh các trò chơi Qua tìm hiểu tác giả được biết hàng năm vẫn có những trường hợp nhà trường phải buộc thôi học do các chủ của hàng internet

báo với nhà trường vì sinh viên chơi game nợ và không có tiền trả Một số

trường hợp thì gia đình phải đến trả nợ cho con em mình như trường hợp của bạn Nguyễn Đức Đại (Lớp Đk C) Trường hợp của bạn Trần Văn Giang (lớp D6 Bóng chuyền B) do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có tiền trả đã phải

bỏ học để “chạy” nợ Qua những trường hợp này cho thấy có những bạn vẫn

Ngày đăng: 17/08/2022, 12:54