1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đời sống văn hóa ở các làng Công giáo, xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

97 7 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 21,29 MB

Nội dung

Luận văn Đời sống văn hóa ở các làng Công giáo, xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trình bày khái quát những vấn đề lí luận về đời sống văn hoá và tổng quan về các làng Công giáo ở xã Nga Thái; nêu thực trạng đời sống văn hoá ở các làng Công giáo xã Nga Thái; trình bày xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra đối với đời sống văn hoá ở cấc làng Công giáo xã Nga Thái hiện nay.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOA, THE THAO VA DU LICH TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOL

——

NGUYÊN THỊ THANH NGA

ĐỜI SÓNG VĂN HOÁ Ở CÁC |

XA NGA THAI, HUYEN NGA SON, TINH THANH HOA

Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số : 6031 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: PGS.TS TRAN DUC NGÔN

HA NOI - 2014

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Đức Ngôn Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa

từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết

quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, tháng 11 năm 2014 “Tác giả luận văn

Trang 3

LOI CAM DOAN

MUC LUC

DANH MỤC CHỮ

MỞ ĐÀU -

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ ĐỜI SÓNG VĂN HÓA VÀ TÔNG

QUAN VỀ CÁC LÀNG CÔNG GIÁO XÃ NGA THÁI

1.1 Lý luận chung về đời sống văn hóa

1.1.1 Quan niệm về “Đời sống văn hóa” 16

1.1.2 Cấu trúc của đời sống văn hóa 2 1.1.3 Vai trò của đời sống văn hóa trong quá trình phát triển văn hóa 30

1.2 Tổng quan về các làng Công giáo ở xã Nga Thái 1.2.1 Đặc điểm tự nhiên ——` 1.2.2 Đặc điểm lịch sử sens 34 1.2.3 Đặc điểm văn hóa —

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA Ở CÁC LÀN!

CÔNG GIÁO XÃ NGA THÁI

2.1 Các sinh hoạt văn hóa

2.1.1 Sinh hoạt văn hóa tâm linh 41 2.1.2 Sinh hoạt văn hóa đời thường s4 2.2 Các ứng xử văn hóa 2.2.1 Ứng xử trong cộng đồng làng xã 6 2.2.2 Ứng xử trong gia đình 2.3 Sự hưởng thụ và sáng tạo văn hóa

2.3.1 Sự hưởng thụ văn hóa

Trang 4

2.4 Sự tương đồng và khác biệt trong đời sống văn hóa của các làng

Công giáo với các làng không theo công giáo trong khu vực 73

2.4.1 Sự tương động —

2.4.2 Sự khác biệt sence TT

Tiểu kết

Chương 3: XU HƯỚNG BIẾN ĐỐI VÀ NHỮNG VAN DE DAT RA

DOI VOI DOL SONG VAN HOA 6 CAC LANG CÔNG GIÁO XÃ NGA THAL 3.1 Xu hướng biến đỗi trong đời sống văn hóa ở các xã Nga Thái 3.1.1 Xu hướng tích cực 8 3.1.2 Xu hướng tiêu cực 91 3.2 Những vấn đề đặt ra đối với đời sống văn hóa ở các làng Công giáo xã Nga Thá 100

Trang 5

DANH MUC CHU CAI VIET TAT Chữ viếttất Chữ viết đầy đủ

BCH Ban chấp hành

CNXH Chủ nghĩa xã hội

DHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội HDGMVN Hội đồng giám mục Việt Nam HĐND Hội đồng nhân dân

Nxb Nhà xuất bản

NQ/TƯ Nghị quyếu Trung ương

MTTQ Mặt trận tô quốc

QD/UB Quyết định/ ủy ban

UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBMTTQVN : Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

Trang 6

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn hóa được coi là “bổ gien”xã hội của mọi tộc người, tiêu chí

quan trọng nhất làm nên bản sắc tộc người Tuy nhiên, trong thực tế văn hóa tộc người không phải là bất biến mà luôn vận động, phát triển cùng với

đời sống tộc người Mỗi một dân tộc mang trong mình một bản sắc văn hóa

riêng, ngay cả trong cùng một công đồng có cùng dân tộc nhưng theo

những tôn giáo khác nhau cũng sẽ mang những nét văn hóa đặc trưng khác nhau

Trên vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, từ giữa thế kỷ XVIL

đã hình thành một loại hình làng mới là làng Công giáo, tức là làng gắn với sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam Do tính đặc thù về tôn giáo,

làng Công giáo dần dần có sự khác biệt lớn với “nguyên mẫu”ban đầu của làng nông nghiệp vùng Bắc Bộ, từ cơ cấu tô chức, phương cách quản lý con

người, đến phong tục cưới xin, tang ma và đặc biệt là việc tổ chức các hoạt

động tâm linh, quan niệm về thế giới quan cũng như tâm tư, tình cảm của cư

dân Những nét khác biệt này cùng với số lượng íL ỏi của các làng Công giáo

cũng như hành động chống phá cách mạng của những phần tử phản động đội lốt Công giáo ở một số nơi đã dẫn đến hiện tượng, một thời gian khá dài xuất hiện những định kiến ngặt ngèo đối với cộng đồng dân cư này, có lúc, có nơi

coi làng Công giáo là một "thế giới khác”, một “văn hóa xa lạ”, từ đó coi

nặng quản lý hành chính mà ít quan tâm đến việc đầu tư và tạo cơ hội cùng

với điều kiện cho bà con vùng Công giáo phát triển, đặc biệt là trong đời sống văn hóa của cư đân xóm đạo, để từ đó tạo sự ồn định và phát triển cho các làng này

Trang 7

đồng, các hoạt động văn hóa trong những dịp lễ của Giáo dân; thậm chí trong những chừng mực nhất định, việc tuyên truyền, tổ chức các hoạt động

văn hóa, phong tục còn có những mặt thuận lợi, tiến bộ so với cộng đồng lương dân đông đảo

Công cuộc đổi mới đã giúp Đảng và Nhà nước nhận thức lại vai trò

của các cộng đồng làng Công giáo Đồng bào Công giáo không chỉ được quan tâm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống mà còn được chăm lo đến

đời sống văn hóa tỉnh thần, cả những mặt hoạt động văn hóa trước đây

được coi là “dị biệt" Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ V (khóa 'VII, 1998) đặt vấn đề xây dựng nẻn văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bao hàm cả việc kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của cộng đồng Giáo dân cũng như tăng cường xây dựng đời sống văn hóa

tại loại hình làng này Đặc biệt, Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị ra ngày 12

tháng 3 năm 2003 cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VII (khóa 9) về vấn để tôn giáo, khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam tạo

mọi điều kiện để tôn giáo hoạt động bình thường

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các địa phương có đồng bào Công giáo (làng Cơng giáo tồn tòng cũng như làng vừa lương vừa giáo) đã vận dụng chỉ đạo cho sát hợp với điều kiện

riêng về mọi mặt đời sống của cộng đồng giáo dân và đã đạt được những kết quả khả quan tạo ra những chuyển biến tích cực Tuy nhiên, không

tránh khỏi những hạn cÌ

cứu, đánh giá một cách thấu đáo để có một hướng cùng các biện pháp chỉ

it cập ở một số địa phương, cần được nghiên

đạo có hiệu quả hơn

Trang 8

đạo Công giáo đông nhất tỉnh Thanh Hóa, và Nga Thái là một trong 4 xã ở huyện có các làng Cơng giáo tồn tịng Đây là những làng cổ ven biển, được hưởng lợi phủ sa của biển đưa vào từ dòng sông Càn ngăn cách giữa Thanh Hóa và Ninh Bình Điều này đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng

riêng của làng mà không có làng nào có được

“Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, hầu hết các quốc gia

đều hết sức coi trọng vai trò của văn hóa, nhân loại nhận ra một quy luật là: muốn phát triển bền vững đều phải xác định, ngoài yếu tố vật chất còn cẳn phải đi tìm những động lực từ yếu t6 tinh than, yếu tố văn hóa Xây dựng

chiến lược phát triển văn hóa không tách rời chiến lược phát triển con người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Nghiên cứu việc về đời sống văn hóa cũng như việc xây dựng đời

sống văn hóa cơ sở ở cụm làng Công giáo này nhằm tham góp một số ý kiến với cấp ủy và chính quyền, UBMTTQ, Ban tôn giáo tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo tốt hơn việc vận động xây dựng đời sống văn hóa, quản lý xã hội và

phát triển kinh tế ở các vùng Công giáo - một bộ phận quan trọng của các

cộng đồng dân cư ở Việt Nam, tạo cho bà con có một cuộc sống lành mạnh,

sống “tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa, yêu nước”, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tô quốc hiện nay

Đây chính là lí do tôi lựa chọn đề tài “Đời sống văn hóa ở các làng

Công giáo, xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa "làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về đời sống văn hóa ở cơ sở là đề tài được nhiều ngành khoa học quan tâm, trong đó có ngành Văn hóa học Do vậy, vấn đề này có

Trang 9

văn hóa tại các địa phương trên toàn quốc Đặc biệt các địa phương vùng núi, trung du đang được chú trọng quan tâm

Thanh Hóa cũng là một tỉnh được Đảng và Nhà nước quan tâm tới È xây đựng đời sống văn hóa cơ sở thông qua các chủ trương, đường

lối, chính sách, phong trào như “Xây dựng nông thôn mới”, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, chính những điều này đã tác động rất lớn tới đời sống văn hóa của những người dân xứ Thanh, trong đó có cả những người dân

theo đạo Thiên Chúa sinh sống tại các làng công giáo nằm rải rác ở các địa

phương trong tỉnh, do những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý trong việc du nhập văn hóa của đạo Thiên chúa vào địa phận Thanh Hóa

“Trước khi chúng ta bàn đến những biến đổi trong văn hóa thì chúng ta cần phải nghiên cứu vẻ lịch sử của vấn đề này

2.1 Các công trình bàn về đời sống văn hóa ở cơ sở'

“Tác phẩm “Đời sống văn hóa cơ sở - thực trạng và những vấn đẻ cằm

giải quyết "do Vụ văn hóa quần chúng, Bộ Văn hóa Thông tin và Viện Văn

hóa phối hợp biên soạn (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1991) đã đưa ra những luận điểm, luận thuyết chung về đời sống văn hóa cơ sở, những khái niệm, những định nghĩa được nêu ra đầy đủ, bao quát Từ đó giúp cho những nhà nghiên cứu có được những kiến thức căn bản khi nghiên cứu về

đời sống văn hóa cơ sở nói chung và tại các địa phương cụ thể nói riêng

“Trong cuốn sich “Vain héa làng và Làng văn hóa Xứ Thanh "của tic giả Hoàng Anh Nhân, Lê Huy Trâm (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996) đã đưa ra những nét đặc trưng cơ bản của các làng truyền thống ở xứ Thanh và cũng đặc biệt nói đến làng của những người dân công giáo theo đạo Thiên

Chúa cùng cư trú và sinh hoạt ngay trong cộng đồng làng của những người

không theo đạo Những làng này nằm rai rác trên dia ban tỉnh Thanh Hóa, có

Trang 10

Những yếu tố cá nhân ở mỗi cộng đồng - những con người biểu hiện văn hóa: trình độ học vấn, mức phát triển nhu câu, sở thích và thị hiếu văn

hóa, định hướng giá trị, các sinh hoạt và xử lý thời gian lao động và thời

gian tự do, văn hóa ứng xử, nếp sống văn hóa, lễ nghi, lễ phép v.v

Những yếu tố văn hóa của các môi trường trong những cộng đồng,

(gia đình, tập thể nhỏ về lao động, học tập, quân ngũ )

“Trong bắt kỳ cộng đồng nào cũng đều có môi trường văn hóa nhỏ và

môi trường văn hóa lớn Nhỏ: là môi trường văn hóa trong nhóm gia đình, trong tổ lao động, trong tổ học tập - môi trường gần gũi nhất với những cá nhân Nó không phải là những môi trường văn hóa biệt lập mà là một bộ

phân cấu thành trong môi trường văn hóa lớn Còn môi trường văn hóa lớn thì có thể chia thành nhiều cấp độ: môi trường văn hóa của một xã hội tồn bộ; mơi trường văn hóa của một cộng đồng bộ tộc trong một quốc gia, môi trường văn hóa của một miễn, khu vực, thành phó, thị xã, quận, huyện; môi trường văn hóa của cấp hạ tầng cơ sở xã hội (xã, phường, thôn, dp, khối phố, khu tập thể )

Đời sống văn hóa, với tính cách như môi trường văn hóa, được biểu

hiện ra bằng sự hoạt động của nó, cho nên cũng có thê nói, đời sống văn hóa ở cơ sở là sự phô diễn bộ mặt hoạt động của môi trường văn hóa ở cấp địa

bàn cơ sở

1.1.1.2 Phân biệt “Đời sống văn hóa "với “Văn hỏa”, “Môi trường văn hóa ”

Làm rõ quan niệm và cấu trúc của đời sống văn hóa là cơ sở xác định phạm vi, nội dung nghiên cứu của luận văn, đồng thời cũng là cơ sở để

khảo sát thực trạng đời sống văn hóa của người công giáo trên địa bàn cụ thể Đời sống văn hóa phản ánh biểu hiện tập trung nhất các mặt của văn hóa, từ hoạt động sáng tạo, hưởng thụ đến quan niệm giá trị, tư tưởng, đạo

Trang 11

Khái niệm đời sống liên quan chặt chẽ và là biểu hiện bản chất của văn hóa trong quá trình vận động biến đổi của nó Ở nước ta khái niệm “đời sống văn hóa”thường gắn với khái niệm “đời sống văn hóa cơ sở”, khái

niệm này được xuất hiện và sử dụng trong ngành văn hóa từ năm 1982 Tuy

nhiên giữa hai khái niệm “đởi sống văn hóa "và “đời sống văn hóa cơ sở “cũng có sự phân biệt nhất định

Khái niệm đời sống văn hóa được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo

nhiều hướng khác nhau Trong tài liệu Xây đựng đời sống văn hóa ở cơ sở,

báo cáo của Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh viết:

Đời sống văn hóa nói chung là một tổng hợp những yếu tố vật thể văn hóa nằm trong những cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động văn hóa của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp làm hình thành lối sống của con người trong xã hội

[14,tr.28]

“Theo nghĩa hẹp có thể nói:

Đời sống văn hóa chính là sự hoạt động của các quá trình sản xuất,

phân phối, lưu giữ và tiêu thụ những tác phẩm văn hóa (sản phẩm văn hóa) Quá trình này biến các giá trị văn hóa tiểm tàng, thành

những giá trị văn hóa hiện thực sao cho những giá trị văn hóa đó di vào đời sống hàng ngày của mọi người trở thành một bộ phận hợp thành không thể tách rời, một thành tổ thiết yếu của đời sống [14, tr 27,

Trong công trình nghiên cứu Aáp ván đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta giáo sư Hoàng Vinh cho rằng:

Trang 12

nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Trong đó các hoạt động

văn hóa đáp ứng nhu cầu tỉnh thần, làm cho con người tồn tại với

tư cách là một sinh thể xã hội, tức là con người tồn tại như một

nhân cách văn hóa Xã hội cảng tiến hóa, nhu cầu văn hóa và sự

đáp ứng nhu cầu đó cảng cao, thể hiện trình độ phát triển của

Người Các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tỉnh thần của con

người, đó chính là hoạt động văn hóa [50, tr62 - 163]

"Như vậy, có thể hiểu: Đời sống văn hóa chính là tổng thể sống động các

hoạt động văn hóa trong quá trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ

dùng các sản phẩm văn hóa và sự giao lưu văn hỏa, nhằm thỏa mãn như cầu

văn hóa của một cộng đằng

'Về một phương diện nào đó, đời sống văn hóa cũng chính là môi trường hoạt động sống của con người Hay nói cách khác đó là môi trường văn hóa, là nơi diễn ra mọi hoạt động văn hóa, có sự hòa trộn giữa văn hóa cá nhân và văn

hóa cộng đồng, là tổng thê của những văn hóa vật thể và phi vật thẻ, nhân cách văn hóa, có sự tác động lẫn nhau, trực tiếp thành phẩm giá và lối sống của con

người và xã hội Văn hóa chính là đời sống nhân loại Ban đầu, nó là cái phân biệt giữa con người và động vật VỀ sau, nó lại là cái phân biệt giữa cá nhân con

người và cộng đồng Ý nghĩa của văn hóa chuyển dịch dần từ mối quan hệ giữa

con người và xã hội

'Có thể hình dung đời sống con người gồm có hai lĩnh vực: đời sống vật chất và đời sống tinh thần Dưới góc nhìn trừu tượng hóa, đời sống vật chất bao eỒm toàn bộ hoạt động thỏa mãn các nhu cầu vật chất, làm nên sự tồn tại sinh vật của con người Tương tự, đời sống tỉnh thần hình thành dựa trên cơ sở

những hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu tỉnh thần để nâng cái tồn tại sinh vật ấy lên tầm xã hội Xuyên qua việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất va tinh thin,

Trang 13

cái chân trong nhận thức, cái thiện trong hành động và cái mỹ trong cảm xúc

Đây chính là đời sống văn hóa Nó như mặt cắt ngang của đời sống con người,

xuyên thấm trong tắt cả các lĩnh vực của đời sống vật chất và tỉnh thin

“Thực ra giữa đời sống văn hóa và môi trường văn hóa cũng khơng hồn toàn đồng nhất Sự khác nhau được thể hiện: môi trường văn hóa là môi trường chứa đựng những giá trị văn hóa và diễn ra các quan hệ văn hóa, các hoạt động văn hóa của con người Còn đời sống văn hóa là “tổng thế sống động các hoạt động sáng tạo "của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, hướng tới giá trị chân - thiện - mỹ, hướng con người và xã hội phát triển theo tinh than

nhân văn - nhân bản

Nhu vậy, đời sống văn hóa thực chất là mặt tự giác của đời sống con

người Nội dung của mặt tự giác ấy là các giá trị văn hóa được vận động, bộc lộ

trong các hoạt động sống, các quan hệ nhằm tạo ra sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên Dễ nhận thấy là khi mặt tự giác ấy mắt đi, đời sống con người sẽ chỉ đơn thuần là một chuỗi hoạt động bản năng

'Cũng cần phân biệt khái niệm đời sống văn hóa trong mối quan hệ với khái niệm đời sống văn hóa cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Xây dựng đời sống văn hóa là nhằm đưa những giá trị văn hóa cao đẹp nhất tới nhân dan lao động, nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, khoa học,

phát triển trí tuệ, tâm hồn tức là giáo dục cho con người phát triển toàn diện, hài hòa cả về tỉnh thần lẫn thẻ chất Xây dựng đời sốngvăn hóa theo nghĩa rộng là

một công việc lâu dải, công việc mà toàn xã hội, toàn cộng đồng phải chăm lo thực hiện chứ không phải chỉ riêng ngành văn hóa phụ trách Xây dựng dời sống văn hóa cơ sở thì hiểu theo y hẹp hơn, là công tác xây dựng, tổ chức và

hoạt động văn hóa ở cơ sở phù hợp với yêu cầu của địa phương, trong đó biểu

Trang 14

mà văn hóa chính là điều kiện của một sự tồn tại thực sự có tính người, bởi vì

bằng nội dung của văn hóa mà sự sống vươn lên trên hình thức đơn giản của cuộc sống sinh vật để con người tự phụ trách mình phù hợp với lợi ích của xã hội đồng thời cũng phủ hợp với lợi ích của bản thân, là xây dựng đời sống văn hóa cho từng cá nhân thành viên của các don vi cơ sở và cho chính các đơn vị

cơ Sở,

“Trong thực tiễn của đời sống văn hóa nước ta hiện nay, khái niệm “đời

sống văn hóa ” thường gắn liền với khái niệm “váy dựng đời sống văn hóa ở cơ

sở” Tuy vậy, cần có sự thống nhất về khái niệm khi nghiên cứu đời sóng văn

hóa ở một địa bàn cụ thể

“Từ những lý giải trên chúng tôi đồng tình với quan điểm của Tiến sĩ

Nguyễn Hữu Thức trong cuốn LẺ văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa:

Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tắt cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tỉnh thần, đời

sống xã hội để hướng con người vươn theo quy luật của cái đẹp, cái chuẩn mực giá trị chân, thiện, mỹ, đào thải những biểu hiện

tiêu cực tha hóa con người [38, tr.19]

Theo cách hiểu này thì đời sống văn hóa là quá trình diễn ra sự trao đổi thông qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con người Đó là quá trình các yếu tố văn hóa mà con người tiếp thu được tác động vào đời sống vật chất để biến đổi môi trường tự nhiên tạo lập môi trường nhân văn, làm ra nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống tỉnh thần đề con người thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các

yêu cầu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây dựng một hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời sống cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và

Trang 15

1.1.2 Cấu trúc của đời sống văn hóa

Từ những khái niệm về đời sống văn hóa trình bày ở mục trên, luận văn cũng đã đi vào phân tích rõ thế nào là đời sống văn hóa Xem xét ở một

phương diện nào đó ta có thể hiểu đơn giản đởi sống văn hóa chính là diện

mạo các hoạt động văn hóa Đây chính là góc độ đề tiếp cận cấu trúc đời sống văn hóa

Trong giáo trình *#ý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng "của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, cấu

trúc của đời sống văn hóa được xác định bao gồm: “con người văn hóa,

hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa"[15, tr 347]

Hay quan điểm khác lại cho rằng đời sống văn hóa “là tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể và nhân cách văn hóa bao quanh con người, gây ra sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân trên phạm vi

không gian nào đó, trực tiếp hình thành lối sống và nếp sống con người ở

đó”[15, tr 8-9]

“Thể thống nhất này gồm có 4 loại yếu tố: những yếu tổ văn hóa vật

thể và phi vật thê hiện diện ở mỗi cộng đồng; những yếu tố cảnh quan văn hóa (tự nhiên và nhân tạo): những yếu tố văn hóa cá nhân (học vấn, sở thích, sinh hoạt, nếp sống ); những yếu tố văn hóa của các vi môi trường trong những công đồng (gia đình ,tập thể nhỏ về lao động, học tập

Quan điểm thứ nhất đã chưa chú ý đến yếu tố cốt lõi của đời sống văn hóa: đó là giá trị Quan điểm thứ hai lại thiếu sự chặt chẽ về mặt hệ thống khi tách cảnh quan văn hóa ra khỏi văn hóa vật thể và phi vật thể,

tách văn hóa vật thể và phi vật thể ra khỏi văn hóa công đồng Có thể nhận

thấy rằng đời sống văn hóa không phải là số cộng của các sản phẩm văn hóa, các năng lực văn hóa của con người cũng như số cộng các yếu tố văn hóa trong nhóm người riêng lẻ Đời sống văn hóa phải là tông thể những

Trang 16

sự tương tác giữa quá khứ và hiện đại, giữa con người và môi trường, giữa

cá nhân và cộng đồng

Ở một phương diện khác, có (hể xác định cấu trúc của đời sắng văn hóa từ góc độ diện mạo của các hoạt động văn hóa Nếu tiếp cận từ phương diện này, chúng ta thấy đời sống văn hóa bao gồm: con người văn hóa, các sản phẩm văn hóa của cá nhân và cộng đồng, các thiết chế văn

hóa, các hoạt động văn hóa, các giá trị văn hóa

Nhu vậy, Cấu trúc của đời sống văn hóa bao gôm các yếu tô cơ bản:

con người vẫn hóa, hệ thẳng các giá trị văn hóa, các quan hệ vẫn hóa,các hoạt

động văn hóa, hệ thống các thiết chế văn hóa và cảnh quan văn hóa

Giữa các yếu tố này có sự tác động lẫn nhau, phản ánh toàn bộ đời sống,

của con người, đáp ứng nhu cầu, tác động đến sự phát triển của con người và xã

hội

1.1.2.1 Các hoạt động sinh hoạt văn hóa

Xét theo nghĩa rộng của văn hóa, hoạt đông sống nào của con người cũng chứa đựng các giá trị văn hóa, từ ăn, mặc, ở, đi lại đến giao tiếp ứng xử, vui chơi Tuy nhiên, giá trị văn hóa trong các hoạt động này chỉ tổn tại như là giá trị người của tất cả mọi hoạt đông sống nói chung và chưa phải

là mục đích trực tiếp Vì vậy, hoạt động sinh hoạt văn hóa ở đây được hiểu

là những hoạt động mà mục đích và nội dung trực tiếp của nó là các giá trị chân - thiện - mỹ Đó chính là quá trình sản xuất, bảo quản, phân phối và

tiêu dùng các giá trị văn hóa Thông qua hoạt động này, giá trị sẽ được sản

sinh, vận động và lan tỏa trong đời sống Với tư cách là loại hoạt động

“thực hiện các giá trị, hoạt động văn hóa là hoạt động mang tính sáng tạo,

thể hiện một cách tập trung nhất năng lực văn hóa, khả năng sáng tạo theo

Trang 17

với khoảng 1,2 triệu chữ Cuốn Thánh giáo kinh nguyện bằng chữ Nôm vẫn

được in tại Hà Nội năm 1929

“Tôn giáo là một thành tố quan trọng của văn hoá va bản thân tôn giáo cũng là văn hố nên việc đạo Cơng giáo vào Việt Nam đã làm phong phú

cho văn hoá Việt không chỉ thêm một tôn giáo mới mà còn bổ sung rất

nhiều sắc thái mới khác nữa

Công giáo là một đề tài mới cho văn học nghệ thuật nên đã có nhiều tác phẩm mới ra đời như Giáng sinh của các hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Văn

Chung và của nhiều nhạc sĩ, nhà văn khác như Văn Cao, Phú Quang, Chu Văn,

Nguyễn Khải Dòng văn học Công giáo cũng xuất hiện rất sớm với Truyện

thày Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản in năm 1887- được coi là truyện

vừa đầu tiên của văn học nước ta lấy trạng thái tâm lý làm đối tượng miêu tả Rất nhiều tác giả người Công giáo cũng để lại dấu ấn của mình trên văn đàn như Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng, Bàng Bá Lân Cả một kho tảng

ca dao, tục ngữ Công giáo cũng đã được lưu hành để phản ánh về phong tục, tập quán của cộng đoàn này, Ví dụ các câu ghi kinh nghiệm sản xuất

~_ Lễ Rosa (7-10) thì tra hạt bí

Lễ Các thánh (1-11) thì đánh bí ra

~_ Lễ Các thánh gánh mạ đi gieo

Lễ Sinh nhật (25-12) giật mạ đi cấy

“Tranh tượng, thánh ca, kiến trúc, lễ hội Công giáo cũng làm thành

một “trường phái”riêng đóng góp vào vườn hoa rực rỡ sắc màu của văn

hoá Việt Bây giờ lễ Valentin, Noel đâu còn phải là của riêng người

Công giáo mà đã là lễ hội chung của rất nhiều người Việt nhất là giới trẻ

Báo chí Công giáo như tờ Nam Kỳ địa phận xuất hiện ở Sải Gòn ngày

26-11-1908 là một trong những tờ báo bằng chữ Quốc ngữ sớm nhất ở

Trang 18

Của 1 nhing ngudi di dua 164i lam bao “noi viét nhu thudng”tir phương Tây vào Việt Nam qua tờ Gia định báo Sang đầu thế kỷ XX, không giáo

phân, dòng tu Công giáo nào không có báo riêng Có tờ rất nỗi tiếng như tờ Vì Chúa của linh mục L°Abbe Thích ở Cửa Tùng mà Phan Bội Châu thường cộng tác Các tờ báo Công giáo ở miền Nam trước 4-1975 như

Sống đạo, Đất nước, Đối diện, Chọn, Tin mừng hôm nay cũng góp

nhiều tiếng nói cho cuộc đấu tranh chô công bằng, tự do và dân chủ

Cũng không thể không nói đến những danh nhân văn hố người Cơng giáo như Truong Vinh Ky (1837-1898), Nguyễn Trường Tộ (1§30-

1871), Đắc Lộ (1593-1660), L.Cadiere (1869-1955), Hàn Mặc Tử (1912-

1940) và chắc viết về mỗi người thì không thể nói hết trong vài trang giấy

được Ngay cả các nhà nghiên cứu về Công giáo hiện nay, không ai là không phải đọc các tác phẩm của các tác gia Công giáo như Bùi Đức Sinh,

Trần Tam Tỉnh, Kim Định, Thanh Lãng, Hoàng Sĩ Quý, Đỗ Quang

Chính Cũng chính các tác gia này cùng với đạo Công giáo đang là một

kênh quan trọng đề giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam ngày

nay ra thế giới Một chuyến đi của Hồng y Crescenzio Sepe - Tổng trưởng Bộ Truyền giáo qua Việt Nam cuối năm 2005 chắc chắn sẽ hữu ích hơn cả

hàng trăm bài giới thiệu về Việt Nam với bạn bè quốc tế

Giáo lý Công giáo góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong xã

hội

'Cũng như nhiều tôn giáo khác, đạo Công giáo cũng luôn buộc các tín

hữu phải sống lành mạnh, hướng thiện Giáo lý Công giáo không chỉ cắm giáo dân làm điều ác mà cắm cả suy nghĩ không lành mạnh, trong sáng như ước ao chiếm dụng của cải, vợ chồng của người khác (điều răn thứ 9) Có

nghĩa là ngăn chăn tôi ác từ trong ý nghĩ Hôn nhân một vợ một chồng cũng

Trang 19

‘Dao Cong gido cũng cổ vũ cho các hoạt động bác ái, từ thiện nên các

tắm gương của các nữ tu ở các trại phong cùi, chăm sóc bệnh nhân

HIV/AIDS, chất độc màu da cam đã được xã hội tôn vinh Nếu trước day, giáo hội cấm đốn giáo dân khơng được rượu chè, cờ bạc, dim dat thi ngày

nay lại ra sức mời gọi mọi người ngăn chặn nạn nghiện hút, sự đồ vỡ của

gia đình cũng như phải chăm lo giáo dục con cái Chính điều này đã làm cho cuộc sống ở những vùng đông giáo dân an bình, đỡ tội phạm hình sự hơn Người Công giáo không chỉ tích cực tham gia các hoạt động bác ai ma con số cũng không nhỏ (Ví dụ Uỷ ban bác ái xã hội của HĐGMVN từ 2001-2007 đã trợ giúp hàng chục tỷ đồng cho các chương trình từ thiện) mà còn chủ động góp công của xây dựng quê hương như xã Quỳnh Thanh (Nghệ An) nơi có hơn 11.300 người Công giáo sinh sống thì 26,2% kinh phí xây dựng cơ bản tại địa phương (làm trường, đường, trạm y tế, nhà máy nước ) là của các linh mục Thủ tướng Nguyễn Tắn Dũng trong cuộc hội kiến với Giáo hoàng Benedicto XVI tại Vatican ngày 25-1-2007 đã nhận

xét: “ở Việt Nam, công đồng những người Công giáo là một cộng đồng

năng động, kinh Chúa, yêu nước và có những đóng góp tích cực trong việc

xây dựng và phát triển đất nước”

Rõ ràng, đạo Công giáo đã để lại nhiều dấu ấn trên văn hoá nước ta và đây là điều người Công giáo Việt Nam có thể tự hào Dĩ nhiên, không có sự tác động nào đơn phương một chiều cả Giống như lửa thiêu cháy củi thì

củi cháy lại làm cho ngọn lửa bốc cao hơn nên Công giáo ảnh hưởng đến

văn hoá Việt Nam thì văn hoá Việt Nam cũng biến đổi tôn giáo này ngày càng gần gũi với văn hoá Việt

1.1.3 Vai trò của đời sắng văn hóa trong quá trình phát triễn văn hóa Đời sống văn hoá, lối sống văn hoá là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa dân tộc Đời sống văn hóa, lối sống văn hóa có tác đông tích cực đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Nhân thức được điều

Trang 20

cứu nước, giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Đảng ta mà đứng đầu là Chủ tịch

Hồ Chí Minh cũng không quên quan tâm đến lĩnh vực văn hóa

Nhu vậy, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa, lối sống có văn hóa là

một bộ phân hợp thành trong xây dựng nền văn hóa dân tộc đã được Đảng ta quan tâm từ rất sớm, ngay cả khi chúng ta chưa giành được độc lập dân tộc Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, độc lập dân tộc đã giảnh lại

được thì việc xây dựng nẻn văn hóa mới đã trở thành một nhu cầu khách quan của chế độ mới Đó là công việc vừa cần thiết trước mắt, vừa là chiến lược lâu đài nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của xã hội Việt Nam

Trong việc xây dựng nền văn hóa mới dưới chế độ xã hội mới, Đảng

ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đặt trọng tâm vào việc xây dựng đời sống mới - một đời sống văn hóa tỉnh thần lành mạnh, một lối

sống có văn hóa của con người, công đồng người trong xã hội Việt Nam mới trong mối quan hệ đa chiều, trong đó, con người được đặt ở trung tâm của sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa Cùng với việc coi trọng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội thì văn hoá cũng là một nhiệm vụ quan trọng và đặt ngang hàng với các nhiệm vụ đó Điều này một lần nữa lại được

Đảng Công sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII khẳng định: “Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và

phát triển

ăn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng [I, tr.58] Vậy, xây dựng đời sống

văn hóa, lối sống văn hóa là một nhiệm vụ không kém phần quan

trọng và đó cũng là một sự nghiệp lâu dài, gian khổ, đòi hỏi phải có quyết tâm cao của toàn xã hội và của cá nhân từng con người

Nhờ sự tác động của văn hóa, sự cách tân các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, công chức đã dân

dần hình thành một nếp sống mới, lối sống mới, những con người mới với

Trang 21

Hiện nay, Nga Thái gồm 9 làng: Thái Thịnh (xóm 1), Hải Thanh (xóm 2), Thanh Sơn (xóm 3), Thanh Bình (xóm 4), Yên Nhân (xóm 5), Đoàn Kết (xóm 6),Yên Thái (xóm 7), Nhân Sơn (xóm 8),Tân Thành (xóm

9)

Trải qua quá trình lập làng, dựng xóm, cộng đồng cư dân xã Nga

Thái đã đoàn kếtchung sức đồng lòng chống chọi với thiên tai, cải tao vùng đất sình lầy hoang vu trở thành một vùng quê trù phú ở vùng duyên

trên 18

hải phía Đông Bắc huyện Nga Sơn Ngày nay, Nga Thái đã có t

dòng họ cùng chung sống, đoàn kết thân ái,cùng nhau vượt mọi khó khăn, trở ngại, xây dựng quê hương ngày càng phát triển về mọi mặt

1.2.3 Đặc điểm văn hóa 1.2.3.1 Tổ chức xã hội

Tai các làng Công giáo, có những cách tổ chức xã hội, phân ting khác nhau so với các làng bên lương, nó thể hiện ở bộ máy quản lý chuyên

trách thông qua giáo hội, nhà thờ Đó là mồi quan hệ giữa Ban hành giáo

xứ, họ với những tổ chức thuộc thiết chế chính trị làng, về việc xác lập vai trò, chức năng và mối quan hệ nhân sự Trong mối quan hệ với các tổ chức thuộc thiết chế chính trị làng Ban hành giáo xứ,họ đạo đưa nhân sự vào nắm hầu hết các chức vụ chủ chốt Số lượng quan viên là giáo dân chiếm đa số áp đảo Những người giữ chức vụ thuộc thiết chế chính trị làng, nếu là giáo dân nhất thiết phải có một chức vụ nào đó trong Ban hành giáo xứ,

họ đạo Đó chính là sự kết hợp “đạo với “đời”, “đời với “đạo” 1.2.3.2 Tôn giáo tín ngưỡng

“Trên quê hương Nga Thái có hai tôn giáo song song tồn tại: tôn giáo

bản địa (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần) và Thiên chúa giáo, trong đó số người theo đạo Thiên chúa giáo chiếm đa số Đối với đồng bào không

theo đạo Thiên chúa thì giữ việc thờ cúng tổ tiên tại các gia đình, từ đường

Trang 22

dân với nước theo đạo lý truyén théng dan t6c “uéng nude nhé nguén”va

trí ân công đức tiền nhân Đồng bào công giáo thì tơn thờ Chúa Jesu

© Nga Thai, nhà thờ Thiên chúa giáo xứ Liên Quy (nay gọi là Liên

Nghĩa) được xây dựng từ năm 1871, lúc đầu làm bằng gỗ, lợp tranh Đến năm 1905, nhà thờ được tu sửa và mở rộng qui mô kiến trúc Ông Trương

Tuyển - người Kim Sơn, Ninh Bình dâng cúng hơn 4,5 mẫu đất để xây dựng nhà thờ Năm 1931, dưới thời Linh mục Thuần phụ trách, nhà thờ giáo xứ Liên Quy được xây dựng kiên cố trên diện tích 580,5 mét vuông, khánh thành vào ngày 25 tháng7 năm 1937 Đến tháng 11 năm 1999 thì nhà thờ được trùng tu tôn tạo lại một cách khang trang và hoàn thiện hơn [PL.2, A2, 130],

Nha thờ xứ Liên Quy là công trình kiến trúc tôn giáo mang phong cách nghệ thuật phương Tây,có ngọn tháp cao 29m Nơi đây, trở thành trung tâm tu hành và hành lễ của giáo dân tại các làng công giáo trong địa hạt Hàng năm vào kỳ lễ Chúa giáng sinh (ngày 25-12 dương lịch), tại nhà

thờ Liên Quy diễn ra nhiều hoạt động văn hoá mang đậm sắc thái văn hoá ở

địa phương Những ngày lễ, hội của đạo Thiên Chúa cũng được tổ chức long trọng tại nhà thờ theo lịch hàng năm [PL.2, A.3.4, tr.131]

Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tô tiên, thờ thân của người dân

bản địa không theo đạo Thiên Chúa vẫn được duy trì và thực hiện theo

đúng nét phong tục tập quán truyền thống Điều đó tạo nên nét đặc sắc

trong văn hóa trong địa hạt khi có sự kết hợp giữa “đạo "và “đời”

Giáo Hạt Nga Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hố, phía Đơng

giáp biển, phía Bắc giáp Phát Diệm Trước khi thành lập giáo phận (1932) một số xứ của giáo hạt là những họ lẻ thuộc giáo xứ Hảo Nho (Phát Diệm) Căn cứ theo tài liệu *Vicariat Apostolique de Thanh Hoá”của M.E.P công

bố ngày 13 - 11-1938 thì Giáo hạt Nga Sơn có tên là Giáo hạt Điền Hộ gồm

Trang 23

Năm 1942, Đức Cha Luis Hành tách giáo họ Đông Quang khỏi giáo xứ Kẻ Rừa, thành lập giáo xứ mới (xứ Đông Quang) Năm 1950, thành lập thêm hai xứ: Phước Nam tách ra từ Điền Hộ và Chính Nghĩa tách ra từ Tân Hải Như vậy, từ sau 1950 Giáo Hạt Nga Sơn có 9 giáo xứ: Kẻ Rừa, Điển Hộ, Tam Tổng, Tân Hải, Liên Nghĩa, Bạch Câu, Đông Quang, Chính Nghĩa và Phước Nam

Hầu hết giáo dân trong giáo hạt có nguồn gốc từ Kim Sơn và Bùi Chu Vì thế, giáo dân sống đạo rất thuần túy, họ hăng hái tham gia các tơ

chức, hội đồn, tơn trọng và quý mến các đắng, coi trọng nẺ nếp gia phong

Giáo hạt là quê hương của nhiều gương mặt ưu tú như linh mục Trần Lục

(thường gọi là Cụ Sáu, người xây quan thé nhà thờ Phát Diệm), Đức Giám

Mục Bariôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, linh mục Thanh Lãng và nhiều linh

mục khác

Theo số tất niên giáo phận 2009, hiện nay giáo hạt Nga Sơn có

31.407 giáo dân được phân bố trong 9 giáo xứ, trong đó xứ Tam Tổng đông

nhất với 9.660 nhân danh và xứ ích nhất là Chính Nghĩa với 874 nhân

danh

Sau khi đạo Thiên Chúa tạo nền móng tại huyện Nga Sơn nhờ vị trí địa lý giáp ranh với tnh Ninh Binh, với nha thờ đá Phát Diệm cùng với chế độ thờ phụng Chúa tại địa phương này tạo nên một sự lan tỏa văn hóa cho các vùng lân cận Những người dân theo Đạo Thiên Chúa tập hợp nhau thành các làng quần tụ sinh sống với nhau tạo thành làng giáo (làng Công giáo) ,sinh hoạt bên cạnh làng của các cư dân theo các tôn giáo tín ngường

truyền thống tạo thành các làng lương Hiện nay, ở xã Nga Thái vốn là một

Trang 24

Tuy nhiên, về danh nghĩa thì làng cả là sự hợp thành của làng công giáo, làng lương Hai làng (công giáo và lương) cùng song tồn, cùng bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ nhưng trên thực tế đó là mối quan hệ bắt bình đẳng, vẫn còn có những mâu thuẫn nội tại trong cuộc sống, sinh hoạt vẫn luôn tồn tại qua bao đời nay, dù cho hiện nay Đảng và Nhà nước cũng

đã có nhiều chính sách chủ trương tạo mối quan hệ hòa hợp thân thiện, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai tôn giáo này với nhau trong một chỉnh thể thống nhất

của toàn dân tộc Việt Nam

1.2.3.3 Các thiết chế văn hóa

Quá trình mở rộng, phát triển làng công giáo găn với các hoạt động

truyền giáo phát triển đạo Công giáo Trên cơ sở các cụm dân cư mà các họ đạo ra đời Khi có một số họ đạo thì một xứ đạo mới xuất hiện Con đường

vận hành là:

Nhà Giáo - Họ Đạo - Phiên Đạo - Xứ Đạo

Nét đặc thù mà xứ, họ đạo ở Huyện Nga Sơn nói chung và Xã Nga Thái nói riêng cũng như của nhiều xứ, họ đạo khác ở xung quanh địa phận Phát Diệm là thường không nằm trọn trong một làng, một xóm mà nó có thể ở rải rác tại các làng khác nhau Tạo nên những cụm làng công giáo

là các

trong một xã, một huyện Nguyên nhân chính là do vị trí địa lý

làng, ấp ven biển, ven sông không chỉ hoàn thành một lần mà luôn luôn

được mở rộng qua các lần quai đê lắn biên Họ đạo, xứ đạo ra đời, kèm

theo đó là các cơ sở thờ tự (như nhà thờ họ đạo, nhà thờ xứ đạo) Nhà thờ xứ đạo, họ đạo thường được nâng cắp nhỉ là

Có một đặc điềm đặc trưng riêng của các nhà thờ khu vực phía Bắc

Trung Bộ, đặc biệt là xung quanh địa phận Phát Diệm, trong đó có huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa đó là trong nhà thờ không sử dụng chuông Tây

(chuông kéo) vốn là hình ảnh thường thấy tại các nhà thờ phương Tây,

Trang 25

Đây chính là sự tái diễn lại tắt cả công cuộc cứu chuộc của Chúa

Giê-Su, Chúa đã hiến dâng một cách cao cả cho sự nghiệp cứu chuộc của

mình Theo Công giáo, công cuộc cứu chuộc của Chúa sẽ được tiếp tục

trong phép màu nhiệm của bí tích Thánh thể, Bí tích này là đỉnh cao, là nguồn mạch trong đời sống tín ngưỡng của những tín đồ Công giáo Phép bí tích này được cử hành trọng thể tại nhà thờ gọi là Thánh lễ Mi-sa Sau khi xưng tôi và giải tội thì được chịu phép Mình Thánh Người chủ lễ đọc lời truyền phép Mình Thánh theo quy định của Giáo Hội để bánh (mì) và rượu (nho) trở thành thịt và máu của Chúa sau đó ban cho người chịu phép

một ít hay một phần chiếc bánh và rượu đã làm phép đẻ Thiên Chúa ngự

trong họ.Theo quy định của Hội Thánh người chịu phép Mình Thánh lần

đầu, sau đó phải chịu phép Mình Thánh mỗi năm ít nhất một lần Như vậy,

ý nghĩa của phép chịu Mình Thánh nhằm làm tăng thêm sức mạnh trong đời sống tín ngưỡng của Giáo dân, nó làm cho đời sống tín ngưỡng và bản thân mỗi môn đồ thấy đuợc sự hiện diện của Chúa trong con người mình

* Phép xức dầu Thánh

Trên hết là Dầu Thánh còn được gọi là Dầu Chrisma đã được Đức

Giám mục hiến thánh là dầu có pha thuốc thơm và dùng trong ba bí tích có

ghi ấn tín: được xức cho cde tan tong trong Bí Tích Rửa Tội, cho các kitô- hữu trong Bí Tích Thêm Sức, cho các Linh mục và một cách sung mãn cho

các Giám mục trong Bí Tích Truyền Chức Dầu này còn được dùng để cung hiến bàn thờ và nhà thờ

Dầu Bệnh Nhân được làm phép trước hết, để xức cho các bệnh nhân

Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm

cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải

Trang 26

Dầu Dự Tòng được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức đầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chồng lại

tội lỗi và sự ác, tựa như người lực sĩ được xoa bóp dầu trước khi lên vỡ đài

Bí tích này được thực hiện với những bệnh nhân trong cơn nguy cấp

để được Thiên Chúa nâng đỡ và cứu vớt Các Giám mục là người thực hiện

phép chuyển dầu thảo mộc thành đầu Thánh để xoa lên trán hoặc lên người

cho bệnh nhân và đọc lời nguyện cầu Thiên Chúa theo quy định của Giáo

Hội Phép xức dầu Thánh thể hiện sự hiện diện của Chúa trong việc cứu rỗi

cho con người qua khỏi bệnh tật

* Phép truyền chức Thánh

Chỉ thực hiện với các tín đồ chịu ơn riêng của Chúa và trở thành

những tác viên thay mặt Chúa chăn dắt tín đồ Có bảy chức Thánh, từ chức

một đến chức năm là những chức giúp việc trong nhà thờ, chức sáu gọi là

phó tế hay gọi là thầy sáu có quyền thực hiện một số bí tích Người có

quyền thực hiện đủ bảy bí tích thì trở thành linh mục

Nghỉ thức truyền chức Thánh gồm có 3 bước sau: + Nghỉ thức giới thiệu và tuyển chọn

Ứng viên sắp chịu chức thánh cần được bề trên có thẩm quyền giới thiệu; nếu là chịu chúc giám mục thì phải có sắc phong của Tòa Thánh Sau

lời tuyên hứa, cộng đoàn hát kinh cầu các thánh để các tiến chức chu toàn sit mạng sắp được giao phó

+ Nghĩ thức phong chức

Nghỉ thức chính yếu của Bí tích Truyền chức thánh là việc đức giám mục đặt tay trên đầu tiến chức, và đọc lời nguyện phong chức tùy theo chức

bậc được trao ban trong thừa tác vụ thánh

Trang 27

Nghỉ thức này nhằm quảng diễn vai trò và nhiệm vụ của chức thánh mà tân chức vừa mới lãnh nhận được biêu hiện qua mũ gậy, áo lễ, xức dầu

thánh, sách Phúc Âm, trao chén thánh, trao hôn bình an

Chỉ có Giám Mục, với tư cách là người kế nhiệm các tông đồ, mới có quyền Truyền Chức Thánh Chỉ người nam đã chịu Phép Rửa Tội mới được

lãnh nhận Bí tích Truyền Chức cách thành sự, bởi vì Chúa Giêsu đã chọn những người nam để lập Nhóm Mười Hai nên Hội Thánh bây giờ bị rằng

buộc bởi sự chọn lựa ấy Trong Giáo Hội Tây Phương, trừ Phó tế vĩnh viễn,

mọi thừa tác viên có chức thánh thường được tuyển chọn từ những người

nam sống độc thân và có ý giữ độc thân vì Nước Trời (hé kÿ 1V mới chỉ có lời khuyên độc thân, còn sang thế kỷ VII xuất hiện luật độc thân linh mục) Còn trong Giáo Hội Đông Phương, vẫn giữ truyền thống: chỉ chọn làm Giám mục trong số những người độc thân, còn Linh mục và Phó tế có thể

được tuyển chọn trong những người đã lập gia đình (không tái hôn)

* Bí tích hơn phối [PL.2, A.19-20, tr.13§-139]

Là việc nhìn nhận của Thiên chúa đối với việc chung sống trọn đời

của đôi nam nữ đã chịu phép rửa tội Bí tích này nhằm tăng cường tính duy nhất và bền vững trong gia đình của tín đồ Công giáo

Tính theo dương lịch thì Công giáo có nhiều ngày lễ trong năm với

những nghỉ lễ và ý nghĩa khác nhau trong đó có sáu ngày lễ buộc mà tín đồ buộc phải nghỉ phần xác để tham dự lễ: Sinh nhật Chúa Giê-su 25/12; Lễ phục sinh, thường thì lễ này không cố định ngay mà được tiến hành vào

Trang 28

'Nhà thờ tìm mọi cách thu hút giới trẻ vào các sinh hoạt tôn giáo, đầy mạnh hoạt động nhân đạo từ thiện Giáo hội còn thơng qua các hội đồn, tổ

chức lễ hội linh đình để gây thanh thế cho giáo hội Bằng những hình thức khác nhau làm cho các tín đồ Công giáo tích cực giữ đạo, trước hết giữ đạo

cho bản thân mình, cho gia đình, cho người khác và tham gia giữ gìn phẩm

hạnh cho các chức sắc, chức việc của đạo mình

Ngoài các ngày lễ buộc đó thì các tín đồ còn phải đến dự lễ tại nhà

thờ vào các ngay chủ nhật quanh năm Các ngày lễ khác tuy không bắt

buộc nhưng tín đồ vẫn tham gia với số lượng đông để mong được hưởng

nhiều ơn phúc của Chúa như: Lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội ngày 08/12; Lễ Tro (đầu mùa chay); Lễ Lá vào ngày chủ nhậ đầu tuần Thánh kỷ niệm

Chúa vào thành Giê-ru-xa-lem được dân chúng rải lá trên đường tiếp đón; Lễ thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô 29/06; Lễ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục 02/11; Lễ Chúa Giê-su chịu chết

Ngoài ra Giáo Hội còn nhiều những ngày lễ khác tùy mùa, tùy chủ

đích cho sinh hoạt và các hoạt động của Công giáo

Từ chỗ quan hệ giao lưu xã hội khép kín trong nội bộ từng làng, thì

nay những làng có đạo, mối quan hệ này được mở rộng ra với thế giới bên ngoài Khi đến nhà thờ, ngoài việc thực hiện các lễ nghĩ về tôn giáo, các tín đỗ còn được tiếp nhận những kiến thức về xã hội, khoa học từ phía các linh

mục, giáo phu Đây cũng là địp để họ mở rộng quan hệ giao lưu với những

tín đồ làng khác, xóa bỏ đi mối nghỉ ngờ, lòng hận thù có thể có trong quá khứ, giúp họ gần gũi và thông cảm nhau hơn Như vậy, thông qua các sinh hoạt ở nhà thờ cũng giúp họ nâng cao tầm nhận thức vẻ thế giới và xã hội,

cũng như mở rộng quan hệ xã hội ra khỏi phạm vi của làng mình

Ngoài ra, nhà thờ cũng rất chú ý phát triển hệ thống trường học ở các xứ đạo để đào tạo các trí thức trẻ người đân tộc Khơng nằm ngồi mục

Trang 29

theo kiểu châu Âu, nhà thờ lớn Phát Diệm mang dáng dấp của một ngôi chùa với kiến trúc thấp trải rộng, mái cong mang tính dân tộc rõ nét

Xã Nga Thái tiếp giáp với Ninh Bình, vi vậy, giáo dân thường sang

bên Nhà thờ phát Diệm đề sinh hoạt Đến với Phát Diệm, ta gặp lại cách bố trí quen thuộc của các ngôi thánh đường Công giáo Vẫn tháp chuông, rồi nhà thờ với lối vào chính theo chiều dọc, giếng rửa tội, toà giảng, gian cung thánh, thế nhưng tắt cả đều đã được biến đổi Kiến trúc truyền thống Việt

Nam đã được sắp đặt lại cho phù hợp với các lễ nghỉ Công giáo, và kiến trúc các ngôi nhà thờ Châu Âu đã được khoác cho một tắm áo Việt Nam

'Vẫn tháp chuông đó, nhưng không cao vút lên như ta thường gặp Tháp

chuông ở đây bề thế uy nghỉ với mái cong cỗ kính Ngay cả cái tên cũng đã

được thích nghỉ: Phương Đình, chứ không phải tháp chuông Còn tên chính thức ghi trên toà nhà này là “Thánh Cung Bảo Toà”, là “Capella in Coena Domini”, tire là “Nhà Nguyện Bữa Tiệc Ly của Chúa” Và cả tiếng chuông

nữa, tiếng chuông không lảnh lót, nhưng chằm chậm, trằm hùng giữa cõi thỉnh khơng Hiền hồ trong nét trầm mặc của các tôn giáo Phương Đông mà diễn tả được Đức Tin nhập thế của Công giáo

Như vậy, phần lớn trong mọi lĩnh vực sinh hoạt, Công giáo đã có

đóng góp rất nhiều cho nền văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng tạo cho

mình nét văn hóa đặc thù, ăn sâu vào mọi phạm vi của đời sống

Công giáo tại Việt Nam, nơi chịu ảnh hưởng của ba tôn giáo lớn (Phật, Không, Lão), thường bị phê phán là ngoại lai với dân tộc, vì ảnh

hưởng của Công giáo đối với văn hóa Việt Nam còn rất hạn chế, nhưng

cùng với thời gian đạo Công giáo đã có những ảnh hưởng và đóng góp nhất định vào nên văn hóa Việt Nam Đạo Công giáo đến Việt Nam giai đoạn

đầu cũng được đón tiếp nồng nhiệt Gặp được Công giáo và nghe những lời

Trang 30

nghèo đã hồ hởi tiếp đón Tin Mừng, vì Tin Mừng làm sáng tỏ và nỗi bật lên những yếu tố vốn tiềm tàng trong tâm thức tín ngưỡng dân gian, là chất

liệu sống của thôn làng cả ngàn năm Họ đã tin theo và trở thành những tin

hữu nhiệt thành đến mức phải chịu nhưng sự khủng bó, bắt đạo ngặt nghèo của vua quan Đến ngày nay những tín điều đó đã không còn trong đời sống

của đồng bảo theo đạo Công giáo ở Việt Nam, mà thay vào đó là hình ảnh ban thờ gia tiên được đặt ngay dưới bàn thờ chúa trong nhà của mỗi giáo dân hay nói cách khác văn hóa Công giáo đã dung hòa với phong tục tập quán tín ngường người Việt, đã được bản địa hóa

3.1.1.2 Hành lễ ở gia đình

Trong cuộc giao lưu và tiếp xúc với Công giáo, văn hóa Việt Nam

không chỉ giành được quyền tôn trọng, mà trong một số trường hợp nó còn khiến cho đạo Công giáo khi vào Việt Nam đã được bản địa hóa, tiếp nhận những dấu ấn của văn hóa Việt Nam

'Việc thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống ăn sâu trong

tâm thức tôn giáo của người Việt Đạo Công Giáo trước công đồng Vatican 11 loại bỏ tín ngưỡng này đã để lại không ít những trần trọc day dứt cho những tín hữu theo đạo Nhưng nay tín hữu Công giáo đã thực hiện được những nghỉ lễ tưởng niệm tổ tiên ngày càng phong phú và đa dạng Ngày

nay các gia đình Công giáo đều đặt bàn thờ tổ tiên ngay cạnh (thấp hơn một chút) bàn thờ Chúa, cũng đặt để bát hương và hai chân nến hai bên Vào

những ngày gid trong gia đình, người Công giáo cũng tổ chức theo phong, tục địa phương như thấp hương kính nhớ tổ tiên, dâng hoa quả để tỏ lòng thành

Với truyền thống trọng nữ, truyền thống thờ Mẫu của người dân Việt,

thì hình tượng đức Mẹ Maria trong đạo công giáo thật gần gũi với người

Trang 31

giáo Việt Nam, tên Bà được đặt cho rất nhiều thánh đường Thậm chí đã hình thành cả một truyền thuyết về đức Mẹ Maria Việt Nam, Đức Mẹ La

'Vang Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nơi đâu, hay bat cit gia đình nào cũng đặt để tượng Đức Mẹ để Mẹ ban ơn phù giúp Đặc biệt vào tháng hoa kính Đức Mẹ, người Công giáo Việt Nam tổ chức dâng hoa tỏ lòng sùng

kính Đức Maria, nó trở thành một tập tục, một truyền thống tốt đẹp và thiêng liêng Một buổi dâng hoa mang đậm nét văn hóa Việt Nam thể hiện qua cung nhạc, cử điệu, đội hình di chuyên Ở những vùng quê miền Bắc, những

buổi dâng hoa lại cảng phủ hợp với tâm thức người Việt trong việc thích lễ hội, thích màu sắc và nhộn nhịp, giáo đân ở các khu trong họ đạo lo đi hái hoa, kết hoa, thật là một nét đẹp văn hóa mà có lẽ ta chỉ cảm nhận ý nghĩa

của nó chứ khó mà điễn đạt bằng lời

Bên cạnh đó còn có những hình ảnh khác cũng độc đáo không kém, tạo nên những nét đặc trưng cho Công giáo Việt Nam: những tiếng chuông nhà thờ hai buổi sớm chiều đã tạo nên những nguồn cảm hứng cho thơ ca

và âm nhạc, rồi từ những lời kinh phụng vụ được dịch sang tiếng Việt theo

một thể thơ vần Việt Nam rất tài tình mà mỗi khi đọc lên ta đều có một rung cảm hồn Việt Có lẽ, không một người Công giáo nào lại không thuộc lấy một kinh quen thuộc như Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng hoặc Kinh sáng danh lối cầu nguyên bằng kinh dường như trở thành máu thịt trong đời sống đức tin của người Việt, tuy bây giờ những vị phụ trách giáo lý không còn chủ trương dạy học kinh một cách máy móc như trước đây, nhưng không ai phủ nhận những giá trị tích cực của nó

Nhất là trong xã hội phần lớn dân trí còn chưa cao Đặc biệt, các nhà

trí thức Công giáo đã phát huy cùng với cái hay của Nho gia và Phật tử,

nên họ cũng soạn ra những tác phẩm diễn ca để truyền bá giáo lý gia đình, nôi bật nhất là cuốn “Ca Vè Cụ Sáu"của Linh mục Trần Lục, nguyên là cha

Trang 32

thất lục bát, hoặc lục bát, một thê thơ bình dân rất quen thuộc với làng quê

Việt Nam như

Phân hôn thì Chúa sinh ra

-Xác này Chúa phó mẹ cha sinh thành

Phu tinh mẫu huyết đúc hình

Cho ta toàn vẹn mà sinh làm người

Đạo Công giáo vào Việt Nam mang theo cả kiến trúc phương Tây

theo vào Các tòa nhà kiểu phương Tây dần mọc lên, song điều đáng chú ý là phần lớn các công trình này đều không rập khuôn theo lối kiến trúc phương Tây thích hợp cho xứ lạnh, mà đã biến đôi rất linh hoạt phù hợp với môi trường khí hậu và thời tiết Việt Nam, do vậy mà dấu ấn Việt Nam hóa đã để lại rất rõ Các tòa nhà không làm cao như nhà phương Tây mà chiều cao tối đa thường chỉ giới hạn ở hai tằng để ngôi nhà hòa mình vào thiên nhiên Các phòng ốc trong nhà thì không thấp và kín đề giữ hơi ấm

như phòng phương Tây mà ngược lại đều cao ráo và thoáng mát Cửa số

được mở nhiều theo lối Việt Nam, các mái hiên, mái che cửa số được làm

rộng đưa ra xa để tránh nắng chiếu và mưa hắt Các kiến trúc sư còn chú ý' sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác, để làm nổi bật tính dân tộc

Gi

trọng, ngày lễ lớn hay đại lễ tiến hành trong nhà thờ, còn tại gia đình giáo

đình là yếu tố được giáo hội triệt để lợi dụng Trừ những ngày lễ dân có thể đọc kinh, cầu nguyện, xưng tội giao cho người đứng đầu gia đình điều hành các sinh hoạt đó Giáo hội cho phép tín đồ thờ cúng tổ tiên, tín đồ cũng có thê thờ Thành hoàng làng, giáo dân còn tham gia nghỉ lễ của các tôn giáo khác như đi chùa, các lễ hội giáo hội còn khuyến khích Giáo

lễ của địa phương Rõ ràng sự thay đổi “cởi

dân tham gia các hội hè,

mở"đó đã có ảnh hưởng lớn đến việc giữ đạo, phát triển đạo trong từng gia

Trang 33

quy định nếp sống văn hóa, tránh khiên cưỡng, áp đặt, chẳng hạn như việc giáo dân đưa xác người chết vào nơi thờ tự làm lễ Hiện nay ở một số giáo hội có tổ chức đưa xác vào nhà thờ để làm lễ Điều này là không phù hợp

với nếp sống văn minh Một số chính quyền địa phương không đồng tình với việc đưa xác vào nhà thờ: Vì đây là quy ước trong sinh hoạt văn hóa

làng và trái với Quy định thực hiện Nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc

tang và lễ hội trong đó có nội dung không đưa người chết vào nơi thờ tự

làm lễ theo Quyết định số 17 ngày 31/5/2013 của UBND Nga Sơn vẻ việc Quy định chỉ tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét công nhận danh hiệu

“Gia dinh văn hóa”, “Làng (thôn, xóm) văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; *Cơ quan (đơn vị) doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”,

hóa nông thôn mới”, “Phường (thị trấn) đạt chuẩn văn minh đô thị”và quy định việc thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội

“Xã đạt chuẩn văn

trên địa bàn Nga Thái

Việc xây dựng các quy định nếp sống văn hóa trong tang lễ có liên quan đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cần quan tâm đến tính đặc thù của Giáo hội, và thực thi thống nhất trên toàn quốc, tránh tình trạng ở mỗi địa phương mỗi khác như hiện nay Khi xây dựng các quy chế về nghĩ thức

tang lễ cần mời Giáo hội tham gia, những vấn để vướng mắc cần trao đổi

thẳng thắn, chân tình, cởi mở đề giáo hội tiếp thu những mặt tiến bộ, giảm

bớt những mặt hạn chế, chưa tiến bộ, Có thể thấy, vất

rất phong phú, việc nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn cuộc

18 tang lễ của đồng bảo theo đạo Công giáo cũng

sống là rất ý nghĩa để đồng hành cùng dân tộc xây dựng dat nude phon vinh và phát triển bền vững, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 34

“Trên thực tế, tín đồ Công giáo nhìn nhận, thực hiện trách nhiệm của

mình một cách tự giác, nên có nhiều hoạt động vì lợi ích xã hội do hành vi đạo đức cá nhân mang lại Nếu ta bỏ qua quan niệm duy tâm và động cơ cá

nhân thì đó là yếu tố tích cực của đạo đức tín đỗ trong thực tiễn Bên cạnh sự củng cố đạo đức cá nhân, cộng đồng và gia đình tín đổ, nó còn có tác động tích cực đối với đời sống xã hội hiện nay

Đạo đức của tín đồ Công giáo còn góp phần làm cho các vùng có đạo

đức giữ gìn được trật tự an toàn xã hội tốt hơn nhiều vùng không có đạo

'Nhất là trong tình hình hiện nay, đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân có biểu hiện suy thoái, chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp của đạo đức công

giáo vào việc hạn chế sự suy thoái đó Nó cũng góp phần nâng cao đời sống

tỉnh thần đạo đức xã hội, như chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả” Chính từ lòng nhân ái cao cả, cho nên tín đồ Công giáo không những không lấy cắp của ai, coi của người

như của mình, giúp đỡ người nghèo khó có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều

như đã trình bày, mà họ còn tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo,

theo lời kêu gọi của chính quyền và Mặt trận tổ quốc các cấp như việc

quyên góp trong từng xứ, họ, trong hội thánh, trong tổ hội quy để cứu

giúp những người hoạn nạn, khi thiếu đói, lúc giáp hat, lúc hiếu, hỷ cũng như địp lễ tết Việc lập quỹ khuyến học, gây quỹ từ thiện, chăm sóc, nuôi dưỡng người tàn tật, già yếu, không nơi nương tựa ngoài ra còn động viên

an ủi nhau, giúp đỡ lẫn nhau về tỉnh thần

“Theo số liệu thống kê của ủy ban mặt trận tô quốc tỉnh Thanh Hóa từ

Trang 35

đường, nông thôn, và mở hai lớp học tinh thương trong đó có một lớp trên 100 em, có 90 % là con em của cán bộ ở Nga Sơn Nhiều linh mục không

những vận động tín đổ mà còn trực tiếp ủng hộ vùng bão lụt như linh mục

Định Tỷ Thức 400.000 đồng, linh mục Trằn Quang Minh 150.000 đồng Đặc biệt ở các xứ đạo công tác từ thiện được nâng cao vì tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn Tiêu biểu như xứ Tam Tổng, xứ Liên Nghĩa, Nga Thái chỉ riêng nhà thờ Ba Làng đã lập dự án xin các

tổ chức phi chính phủ ủng hộ 3,5 tỷ đồng xây dựng kè đê chắn sóng, cho tiền xây dựng trường học và nhiều công trình khác của địa phương, giáo

dân cũng hãng hái tham gia công tác từ thiện nhân đạo Những hoạt động

đó không những có ý nghĩa cố kết cộng đồng, củng cố niềm tin tôn giáo cho tín đồ Công giáo Mở rộng ảnh hưởng của đạo đối với bên ngoài, mà còn đem lại ý nghĩa tích cực về mặt xã hội

Bây giờ, đạo không lý khai khỏi đời và gắn bó với đời Người Công giáo xã Nga Thái sống đạo giữa đời chứ không trong nhà thờ, với giáo hội Người Công giáo cũng ăn uống, sinh hoạt vui chơi, lao động với mọi người

nhưng theo tinh thần của Tin mừng Họ vừa phải chấp nhận luật pháp theo 'bổn phận công dân nhưng còn phải tuân theo lương tâm công giáo

Tham gia ngày cảng tích cực vào các phong trào thi đua như: “Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời, đẹp

dao”, “Gia đình công giáo văn hóa”, *Xứ họ đạo tiên tiến”, xây nhà dai

đoàn kết cho đồng bảo nghèo, giáo dân công giáo đã va đang thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm to lớn, không thể thiếu đối với đất nước, dân tộc

Một trong những phong trào nỗi bật của đồng bào làng Công giáo xã

Nga Thái là xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội Những phong trào như: xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực dân cư; hỗ

trợ nhau trong sản xuất, xóa đói giảm nghéo, tao những sân chơi lành mạnh

Trang 36

và phát triển theo thời gian Hóa giải những mâu thuẫn tồn tại từ bao đời

nay, thay vào đó là những hành động mang tính tích cực, xây dựng Chấp nhận những người bên lương được kết hôn và học tập theo giáo lý của đạo

Thiên Chúa Kết hợp hài hòa giữa đời và đạo trong cuộc sống

Bên cạnh đó, do là một xã vùng ven biển, với thuận lợi là có một vùng triều màu mỡ của huyện Nga Sơn nên Nga Thái là một trong 8 xã

hiện nay của huyện trồng cói và làm nghề dệt chiếu cói nổi tiếng vùng Nga

Sơn Người dân trong vùng tự trồng và hình thành những làng dét chiếu cói, trong đó phải kế đến cả những hộ gia đình Giáo dân cũng tham gia vào

nghề thủ công truyền thống này Họ cũng trồng và dệt chiếu cói Đây được

coi là một nghề giúp cho người dân nơi đây xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho phần lớn người dân nơi đây, đặc biệt là phụ nữ và trung

niên bởi lẽ ở khu vực miền biên, ngoài việc đi biển đánh bắt cá, thủy hải

sản thì ko có thêm việc gì để đem lại giá trị kinh tế, nuôi sống gia đình

Trong cuộc sống sinh hoạt văn hóa cũng như sản xuất hàng ngày

của những người dân công giáo, họ cũng có những thích nghỉ phù hợp

với nếp sống chung của địa phương Việc sinh hoạt văn hóa cũng có những nét biến đổi hơn Nếu như trước đây, người dân công giáo không bao giờ đến nhà văn hóa - một thiết chế văn hóa của người dân truyền thống, thì giờ đây, giáo dân vẫn có thể đến nhà văn hóa để tham dự các

buổi tọa đàm, sinh hoạt văn hóa, tạo sự mở rộng quan hệ với cộng đồng

chung Chính vì thế mà trong các hoạt động văn hóa của người công giáo

có nhiều biế

n đổi Ví dụ ta thử Quan sát một lễ hội Công giáo, người ta cũng thấy không khác đám rước làng bao nhiêu Cũng trống cái, trống

con, hội bát âm, cờ ngũ sắc Nhìn một đám cưới hay đám tang người

Trang 37

giấy và đốt đi trước bàn thờ nữa Hình ảnh trong những cuộc họp, tọa đảm bao gồm các linh mục, các nhà sư cùng với nhân dân khiến cho chúng ta cảm nhận được sự gần gũi mật thiết ngày càng gắn bó giữa

“đạo "và “đời”

2.4 Sự tương đồng và khác biệt trong đời sống văn hóa của các lùng Công giáo với các làng không theo công giáo trong khu vực

2.4.1 Sự tương đồng 2.4.1.1 Quan niệm sống

Trước hết, điểm tương đồng là về mục tiêu giải phóng con người trong quan điểm đời sống của các làng công giáo và làng khác trong khu vực Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện

chứng Chủ nghĩa Tôn Giật Tiên có ưu điêm là chính sách của nó thích hợp

với điều kiện của nước ta Không Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dat Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, mưu cẩu phúc lợi cho xã hội Nếu hôm sau họ còn sống trên đời này, nếu hop lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết” Người khẳng định: “Tồn thể đồng bào ta, khơng chia lương giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gin non sông Tổ quốc và cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do”

Với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam trong điều kiện hiện nay là: Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, Đảng

cộng sản Việt Nam khăng định đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới (Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị) Cu thé hơn, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7 (khoá IX) ghi rö “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cẩu tỉnh thân

của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu đài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đồng bào các tôn giáo là bộ

phan của khối đại đoàn kết toàn dân tộc , Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo

Trang 38

được Nhà nước công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp tín đò trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước”

Điều 5 của Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo khẳng định Nhà nước

bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của

pháp luật; tôn trọng, phát huy giá trị văn hố, đạo đức tơn giáo, giữ gìn và

phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên Tưởng

niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng nhằm góp

phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh và đời sống tinh thần của nhân dân

Việt Nam là một nước đa dân tộc và đa tôn giáo, ngoài những tín

ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo mang tính chất bản địa, vùng, miền của từng dân tộc khác nhau, hiện nay nước ta đang tổn tại 6 tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tỉnh thần, tâm linh của các tín đồ, đó là: Phật giáo, Công giáo, Cao đài (nhiều hệ phái), Tin lành, Hồi giáo và Phật giáo hoà

hảo Ngoài ra, có một số tôn giáo khác mới được Nhà nước công nhận là có

tư cách pháp nhân trong đời sống xã hội Dù có hệ thống giáo lý, pháp luật

và phương thức hành đạo khác nhau nhưng mục tiêu, khát vọng chung của các tôn giáo là giải phóng con người ra khỏi hoàn cảnh khổ ải của chốn trằn gian, cầu mong một cuộc sống tốt đẹp ở Thiên đàng, cõi Niết bàn Sau khi du nhập vào Việt Nam, với truyền thống yêu nước, giữ nòi và bản sắc

văn hoá của dân tộc Việt Nam, chức sắc và tín đồ các tôn giáo đã có sự

chọn lọc, thích nghỉ và hoà nhập những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của

các tôn giáo vào đời sống tỉnh thần, tâm linh của người Việt Nam

Những giá trị đó được thể hiện ở giáo lý và phương châm hành đạo của các tôn giáo như sau:

Trang 39

Trúc lâm (Yên Tử) Từ đó đến nay, ở bắt kỳ thời nào, Phật giáo Việt Nam

cũng luôn gắn bó, đồng hành cùng bước đi của dân tộc và đã trở thành một

bộ phận không thể tách rời của công đồng dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước Ở khía cạnh tích cực văn hoá, đạo đức của Phật giáo phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc ta

“Trong Mười điều răn đạo đức của đạo Thiên Chúa (Công giáo và Tin

lành) Có 5 điều răn dạy tín đồ như sau: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi đề được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất và Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi, ban cho

ngươi; ngươi không được giết người; ngươi không được ngoại tình; ngươi không được trộm cắp; ngươi không được làm chứng dối hại người; ngươi không được ham muốn vợ người ta; ngươi không được thèm muốn nhà của

người ta, đồng ruộng, tôi tớ, nam nữ, con bò, con lừa hay bắt cứ vật gì của người ta”

Giáo lý của đạo Cao Đài quy định người tín đồ phải khắc kỷ, tu thân,

kiểm chế các ham muốn, trái đạo đức truyền thống; biết trân trọng sinh mạng của mình cũng như của tha nhân; không tham lam, buông thả theo hành vi lường gạt, vì lợi ích cá nhân mà mưu hại người, không sa đà theo bóng sắc, không quan hệ tình dục ngồi hơn nhân; không ham mê rượu thịt

quá độ làm mắt nhân cách của mình và say sưa nhiễu loạn cộng đồng; cân

trọng trong ngôn từ, không phát ngôn nếu không hội tụ đủ điều kiện chân

chánh, xây dựng và hữu ích cho cái chung

Giáo lý (học phật tu nhân) của Phật giáo Hoà hảo dạy người tín đồ trau sửa thân tâm cho trở nên thiện mỹ, giải thoát khỏi sự mê mờ của vô minh đau khổ, đồng thời cũng đảo tạo một mẫu người hoàn hảo, khi còn sống trong

cộng đồng xã hội Ở điều răn cắm thứ nhất trong 8 điều răn của Phật giáo Hoà hảo: “ta chẳng nên uống rượu, cờ bạc, á phiện, chơi bời theo đàng điểm, phải

Trang 40

Phật giáo Hoà hảo đối với đắt nước Việt Nam là: “Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh dàu, mình ta mới ấm Hãy tuỳ tài, tuỳ sức nỗ lực hy

sinh cho xứ sở”

Sự tương đồng giữa mục tiêu, khát vọng của các tôn giáo và nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá, đạo đức của chủ nghĩa xã hội thê hiện rõ nhất

thông qua những hành động tích cực của chức sắc và tín đồ các tôn giáo: Ngoài những hoạt động nhân đạo, từ thiện, văn hoá, đạo đức của các tôn

giáo đang tổ chức khắp nơi, ngày 17 - 2 - 2005, Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã tổ chức buổi cầu nguyện của liên tôn giáo dành cho những người nhiễm HIV/AIDS với sự tham gia của tín đồ và chức sắc các tôn giáo: Công giáo,

Phật giáo, Cao đài, Tin lành, Hoà hoả, Hồi giáo Đặc biệt trong các ngày 27, 28 và 29 - 11- 2006, tại thành phố Huế đã diễn ra một sự kiện đặc biệt

trong đời sống của công đồng đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam: 6 tôn

giáo lớn (Công giáo, Phật giáo, Cao đài, Tin lành, Hoà hảo, Hồi giáo) đã ngồi lại với nhau để bàn các giải pháp cùng với Nhà nước và Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam ngăn chặn đại dịch HIV/ AIDS và công bố Bảng cam kết

chung

Cam két này là sự biêu hiện sâu sắc trong truyền thống sống “Tốt đời

đẹp đạo”, “đồng hành cing dan tộc”°của các tôn giáo Việt Nam trong thời kỳ mới, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, an bình, hạnh phúc”

Trong điều kiện phức tạp hiện nay của tình hình thế giới, hiếm thấy

có một quốc gia nào có những biểu hiện sinh động vẻ tỉnh thần và hành

động đoàn kết giữa các tôn giáo để cùng với hệ thống chính trị chăm lo cho sự

phát triển của đất nước như vậy 2.4.1.2 Ứng xứ

“Trước hết, sự yêu người, thương yêu người thân cận như yêu chính

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN