1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Hôn nhân truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng (qua nghiên cứu nhóm Triêng ở làng Đăk Răng xã Đăk Dục huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum)

136 9 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 29,83 MB

Nội dung

Đề tài Hôn nhân truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng (qua nghiên cứu nhóm Triêng ở làng Đăk Răng xã Đăk Dục huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum) đã giới thiệu toàn cảnh về hôn nhân truyền thống của người Giẻ - Triêng ở Kon Tum; trình bày thực trạng và chỉ ra đặc thù riêng của hôn nhân truyền thống của người Giẻ - Triêng; qua đó đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống trong phong tục hôn nhân của người Giẻ - Triêng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ ÐU LICH TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL ï—.—

PHAN VÕ DIỆU AN

HON NHAN TRUYEN THONG CUA

_ DAN TOC GIE - TRIENG

(QUA NGHIÊN CỨU NHÓM TRIÊNG Ở LANG DAK RANG XA

ĐĂK DỤC HUYỆN NGỌC HỘI INH KON TI

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số : 6031 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

HA NOI- 2014

Trang 2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TÁT

DANH MỤC BẢNG, BIÊU, SƠ ĐÒ

MỞ ĐẦU

Chương 1: TÔNG QUAN VE NGƯỜI GIẺ - TRIÊNG Ở HUYỆN NGỌC HỎI

TINH KON TUM

1.1 Vị trí địa lý và địa ban ew tri

1.1.1 Địa lý cảnh quan tỉnh Kon Tum 13 1.12 Môi trường cư trú của người Giẻ - Triêng ở huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum16

1.2 Dân tộc và dân cư Giế - Triêng 18

1.2.1 Nguồn gốc dân tộc Giẻ - Triêng 18

1.2.2 Tình hình dân cư nhóm Triêng (làng Đãk Răng xã Đãk Dục huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum) 19

1.3 Đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa truyền thống 20 1.3.1 Hoạt động kinh tế của người Giẻ - Triêng 20

1.3.2 Tổ chức và quan hệ xã hội của người Giẻ - Triêng 27

1.3.3 Văn hóa truyền thống của người Giẻ - Triêng “Tiểu kết Chương l

Chương 2: NHỮNG THANH TO CO BAN TRONG HON NHAN TRUYEN

THONG CỦA NGƯỜI GIẺ - TRIÊNG

2.1 Quan niệm về hôn nhân truyền thống của người Gié - T

2.1.1 Quan niệm về vai trò và ý nghĩa của hôn nhân

2.1.2 Quan niệm về độ tuổi kết hôn

2.1.3 Quan niệm về sự môn đăng hộ đối

2.2 Tiêu chí chọn bạn đời kết hôn của người Giẻ - Triêng 2.2.1 Tiêu chí chọn vợ

2.2.2 Tiêu chí chọn chồng

2.3 Điều kiện và nguyên tắc kết hôi

2.3.1 Điều kiện để nam nữ Giẻ - Triêng đến với nhau 45 2.3.2 Nguyên tắc kết hôn

2.4 Các luật tục trong hôn nhân 2.4.1 Tục nối dây

2.4.2 Luật tục trong việc từ hôn

2.4.3 Luật tục trong việc ly hôn

3.5 Các nghỉ thức trong hôn nhân truyền thống của người Giẻ - Triêng

2.5.1 Lễ Bla (Lễ dạm ngỡ — hứa hôn)

2.5.2 Lễ Tava (Lễ ra mắt gia đình — Lễ hỏi) 2.5.3 Lễ Loong (Lễ cðng củi - Lễ cưới)

Trang 3

2.7 Các trường hợp hôn nhân đặc biệt

2.7.1 Trường hợp đa phụ, đa thê "

2.7.2 Trường hợp hôn nhân với gái chửa hoang 7I

2.7.3 Trường hợp hôn nhân với người góa chồng hoặc góa vợ 72 “Tiểu kết Chương 2

Chương HÔN NHÂN TRUYEN THONG NGƯỜI GIẺ - TRIÊNG VỚI

PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÉP SÓNG MỚI HIỆN NAY

3.1 Hôn nhân của người Gi - Triêng hiện nay

3.1.1 Những biến đôi trong hôn nhân của người Giẻ - Triêng

3.1.2 Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong hôn nhân của người Giẻ - Triêng

én hay ses 89

3.2 Những vấn đề cần được quan tâm về hôn nhân của người Giẻ - Triêng

trong xã hội hiện nay 9

3.3 Hôn nhân truyền thống của người Giẻ - Triêng đối với mục tiêu quốc gia

về xây dựng nếp sống mới 94

3.3.1 Khái quát về chương trình xây dựng nông thôn mới 94

3.3.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hôn nhân của các dân tộc thiểu số 96 3.3.3 Những tác động tích cực trong sự biến đổi của hôn nhân đến xây dựng

nông thôn mới hiện nay ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hỗi, tinh

Kon Tum - - - enn 9B

3.3.4 Những tác động tiêu cực trong sự biến đổi của hôn nhân đến xây dựng

nông thôn mới hiện nay ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hỗi, tinh

Kon Tum 100

3.3.5 Tác động của việc vận động xây dựng nếp sống mới đến hôn nhân của

người Giẻ - Triêng ở ling Dak Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tinh Kon Tum 101

3.4 Bảo tin huy những giá trị tích cực trong hôn nhân truyền thống

của người Giẻ - Triêng hiện nay 04 3.4.1 Công tác giáo dục 104

3.4.2 Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào 105

3.4.3 Bảo tồn và phát huy giá trị lễ cưới truyền thống của người Giẻ - Triêng

Trang 5

Bảng 1.1; Bang thống kê dân số lang Dak Rang x Dak duc, huyén Ngoc Héi,

tinh Kon Tum _

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn kết hôn của người Gié - Triêng seve TT

Bảng 3.2: Trang phye ngay CU6i nen 83

Bang 3.3: Thái độ của người dân về sự biến đổi trong hôn nhân 84

Bảng 3.4: Cư trú sau hon nhain eset sn 85

Biểu dé 3.1: Biéu đồ

ối tượng kết hôn của nhóm Triêng ở làng Đăk Răng, xã

Đãk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum sec 79

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

Với tông số 29.371 người (thống kê năm 2011), là dân tộc bản địa có dân số đứng thứ 3 ở Kon Tum, người Giẻ - Triêng sống chủ yếu ở 2 huyện

Ngọc Hồi va Dak Giei của tỉnh Kon Tum Dân tộc Giẻ - Triêng không chỉ nỗi tiếng về truyền thống đoàn kết yêu nước chống giặc ngoại xâm, theo Đảng,

theo Cách mạng, mà còn được biết đến như là một trong số ít các dân tộc Tây Nguyên cho đến nay vẫn còn bảo lưu đậm nét nhiều yếu tố văn hóa truyền thống tiêu biểu cho văn hóa các dân tộc vùng Trường Sơn Tây Nguyên nói

riêng và cả nước nói chung

Một trong những lĩnh vực phản ánh nét đặc trưng văn hóa của dân tộc

Giẻ - Triêng đó là nét truyền thống trong hôn nhân và gia đình Đám cưới là sự khởi đầu của hôn nhân, là một trong những vấn đề cơ bản, yếu tố quyết

định tạo lập nên sự bền vững của gia đình Đám cưới là hạt nhân tạo dựng nên một gia đình mới Hôn nhân và gia đình có mối quan hệ biện chứng, nhân

quả, gắn liền không gian văn hóa tộc người Đối với mọi dân tộc, dù trong

hoàn cảnh điều kiện nào, việc lấy vợ lấy chồng cũng rất được coi trọng Nó

quyết định toàn bộ tương lai của cuộc đời con người, hạnh phúc của gia đình

và cũng là nền tảng của xã hội

Cũng như người Kinh hay nhiều tộc người khác, người Giẻ - Triêng sinh sống tại vùng Trường Sơn Tây Nguyên cũng có những quan niệm và truyền thống riêng về phong tục cưới xin của họ Hằng năm, khi mùa xuân

đến họ bước vào những ngày tháng ăn chơi, lễ hội (khei ning nơng), khi lúa ngô đã nằm trong kho, các thôn làng (plei) bắt đầu bước vào mùa lễ hội cộng đồng như: Tết Mừng lúa mới (et xô ba nao), Lễ nước giọt (et to nglang dak),

Trang 7

cô gái đã thông qua tục cà răng tìm hiểu, tâm sự, tỏ tình và tình yêu nảy nở

Mỗi dân tộc có cách biểu hiện độc đáo qua cách thức, lễ nghi, phong tục tập

quán và trong hôn nhân của dân tộc Giẻ - Triêng cũng vậy

Nghiên cứu về hôn nhân truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng sẽ phác thảo bức chân dung sinh động về hôn nhân truyền thống cuả dân tộc Giẻ - Triêng cụ thể là nhóm Triêng ở huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum thông qua đó có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về truyền thống, phong tục tập quán, khuôn mẫu ứng xử cá nhân, gia đình và cộng đồng của ho Ngoài ra, nghiên cứu này góp phẩn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nói chung và cụ thể hơn nó còn phục vụ cho công tác nghiên cứu, giáo dục của các trung tâm nghiên cứu văn hóa tộc người

Bên cạnh đó, nghiên cứu hôn nhân truyền thống cuả dân tộc Giẻ -

Triêng góp thêm tư liệu nhằm xây dựng cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý

kinh tế, các cơ quan quan lý hành chính, pháp luật từ cấp cơ sở đến Trung ương có thêm nguồn tài liệu để hoạch định chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiêu số nói chung và người Giẻ -

Triêng nói riêng, nhất là trong lĩnh vực dân số và gia đình để duy trì phát triển giống nòi về cả thể chất, tâm hồn và trí tuệ của người Giẻ - Triêng

Là con người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên, nơi có đồng bào người Giẻ - Triêng sinh sống, sớm được

của họ cho nên đã lưu tâm tìm hiểu về những điều kiện sống, phong tục tập

ip xúc và gần gũi với đời sống

quán truyền thống của đồng bào Tuy nhiên sự đứt gẫy dòng chảy của văn hóa

truyền thống do điều kiện chiến tranh kéo dài, phương thức sản xuất thay đồi,

Trang 8

dần những nét đẹp trong lễ cưới truyền thống của người Giẻ - Triêng Vì thế mà nghiên cứu về hôn nhân truyền thống của người Giẻ - Triêng sẽ góp phần làm rõ những đăc điểm, biểu hiện cơ bản sắc thái văn hóa tộc người, điều này không những có giá trị về mặt lý luận mà con mang giá trị thực tiễn sâu sắc

Vì những lý do trên mà luận văn được mang tên “ồn nhân truyền

thống của dân tộc Giẻ - Triêng (qua nghiên cứu nhóm Triêng ở ling Dak

Răng xã Đăk Dục huyện Ngọc Hôi tỉnh Kon Tum)” với nỗ lực mong muốn

góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Giẻ - Triêng nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trước đây dân tộc Giẻ - Triêng sinh sống ở vùng sâu vùng xa, cho đến những năm trở lại đây đồng bảo có xu hướng chuyến đến sống ở những vùng gần đường giao thông cho nên họ đã được tiếp xúc với bên ngoài xã hội Do vậy, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có điều kiện tìm hiểu về dân tộc này Cho đến nay cũng có khá nhiều các công trình nghiên cứu tộc người Giẻ

- Triéng của địa phương cũng như của Trung ương, nhưng chủ yếu các công trình này chỉ nghiên cứu về đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Giẻ - Triéng ở hai huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei của tỉnh Kon Tum, các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam (nơi tập trung đông đúc đồng bào Giẻ - Triêng

sinh sống) Những,

đề hôn nhân và gia đình vẫn đang được tìm hiểu ở

mức khái quát, sơ lược để phục vụ cho các công trình nghiên cứu khác chứ

chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề hôn nhân và gia đình của người Giẻ -

Triêng để đưa ra chính sách đường lối cụ thể nhằm duy trì, phát triển giống

Trang 9

Kon Tum” [36], “Bao tồn và phát huy di sản văn hóa ở Kon Tum” [33], “Nha

ở của người Triêng ở Việt Nam” [20] Tài liệu này đã giới thiệu tổng quan

về đời sống kinh tế - xã hội và một số các lễ hội truyền thống của người Giẻ - Triêng ở Kon Tum Thông qua đó độc giả có thể tìm hiểu về tình hình dân cư, đời sống sinh hoạt vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại và các lễ hội truyền thống tiêu biêu của cộng đồng như lễ hội “Chọn đắt lập làng”, “Đâm trâu mừng nhà rông mới”, “Cúng bến nước” Tuy nhiên, các bài viết này chưa đi sâu nghiên

cứu về hôn nhân truyền thống của đồng bào người Giẻ - Triêng mà chỉ khái quát sơ lược mang tính chất giới thiệu

Trên tạp chí Dân tộc học có các bài đăng “Một số đặc điểm của người

Triêng ở Quảng Nam - Đà Nẵng” [11], "Dòng họ người Triêng ~ truyền

thuyết về mối quan hệ cộng đồng” [29] đã giới thiệu về các dòng họ và

nguồn gốc dòng họ người Triêng qua các truyền thuyết về tộc người của họ

Tuy nhiên bài viết chỉ mới tìm hiểu về dòng họ và mối quan hệ cộng đồng của

người Giẻ - Triêng

“Tạp chí Làng Việt ~ cơ quan thông tin ngôn luận của Làng Văn hóa Du

lịch các Dân tộc Việt Nam cũng đã có một số bài viết về hôn nhân của người Giẻ - Triêng ở huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, trong đó có bài viết “Củi hứa

hôn - Nơi gửi tình của cô gái Giẻ - Triêng" [3], “Người Giẻ - Triêng” [I8] Các bài viết này giới thiệu về hôn nhân truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng một cách khái quát chứ chưa di vào nghiên cứu khoa học đầy đủ và

tồn điện về hơn nhân truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng

Trang 10

3 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

“Thông qua việc phác họa bức tranh tương đối tồn diện về hơn nhân truyền thống của đân tộc Giẻ - Triêng (qua nghiên cứu nhóm Triêng ở Làng Dak Rang, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) nói riêng và ở Việt Nam nói chung, luận văn nhằm góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và

đề xuất hướng, giải pháp cho vấn đề hôn nhân hiện nay trong định hướng phat triển kinh tế - xã hội ở vùng người Giẻ - Triêng

3⁄2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích như trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ

sau đây:

- Nghiên cứu và giới thiệu tồn cảnh về hơn nhân truyền thống của người Giẻ - Triêng ở Kon Tum

~ Nghiên cứu thực trạng và chỉ ra đặc thù riêng của hôn nhân truyền

thống của người Giẻ - Triéng

~ Bàn về các giải pháp nhằm bảo tổn và phát huy nét văn hóa truyền

thống trong phong tục hôn nhân của người Giẻ - Triêng 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận của luận văn

Dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác ~ Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong các văn kiện có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở Việt Nam Luận văn còn kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có của các nhà khoa học trong và ngoài nước

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 11

tham gia vào các hoạt động công đồng của dân tộc Giẻ - Triêng Tác giả cũng đã dành thời gian đến thăm nhiều gia đình, gặp gỡ những người cao tuổi

nhằm quan sát, tìm hiểu và phỏng vấn

~ Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua các phiếu điều tra đến từng hộ gia đình Phiếu điều tra được phát cho 50 hộ trong số 90 hộ dân thuộc nhóm Triêng hiện đang sinh sống tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục,

huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

~ Ngoài ra còn sử dụng phương pháp cấu trúc hệ thống, so sánh lịch sử, phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân tộc bản địa cũng được sử dụng Bên cạnh đó còn phân tích, đánh giá và tổng hợp các thông tin

phục vụ cho luận văn tốt nghiệp

5 Đối tượng, phạm vi địa bàn nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn những quan niệm, luật tục, nghỉ thức trong hôn nhân truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng tính từ thời điểm

trước năm 1986 và những biến đổi trong hôn nhân của người Giẻ - Triêng ở

làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi hiện nay

$2 Địa bàn nghiên cứu

Dân tộc Giẻ - Triêng ở tỉnh Kon Tum cư trú tập trung ở phía bắc và phía tây của huyện Ngọc Hỗi và huyén Dak Glei Tuy nhiên, tác giả tập trung

nghiên cứu về hôn nhân truyền thống của dân tộc Giẻ - Triêng, cụ thể là nhóm

Triêng ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum - đây

là nơi có đồng bào sinh sống lâu đời và tập trung đậm đặc những yếu tố văn

hóa tộc người của dân tộc Giẻ - Triêng Vì thế đây sẽ là địa bàn phù hợp và

Trang 12

6 Đồng góp của luận văn

Luận văn này góp một phần tư liệu thực tế khi có điều kiện nghiên cứu

tổng thể về dân tộc Giẻ - Triêng trong cộng đồng 54 dân tộc anh em Nó góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học Ngoài ra nội dung của dé tài

này còn có thể phục vụ cho công tác giáo dục ngoài trường học, đóng góp môt vài ý kiến nhỏ về tư liệu nhằm giúp các nhà quản lý kinh tế, các cơ quan quản lý hành chính, pháp luật từ cắp cơ sở đến Trung ương có thêm nguồn tài liệu để hoạch định chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng

bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Giẻ - Triêng nói riêng

Hy vọng, với để tài nghiên cứu khiêm tốn này sẽ góp được phần nhỏ vào việc bảo tồn gìn giữ vốn di sản văn hóa của dân tộc Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên đậm đà bản sắc dân tộc

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục luận văn

chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về người Giẻ - Triêng ở huyện Ngọc Hồi tỉnh

Kon Tum

Chương 2: Những thành tố cơ bản trong hôn nhân truyền thống

của người Giề - Triêng

Trang 13

Chương I

TONG QUAN VE NGUOI GIE - TRIENG Ở HUYỆN NGỌC HÔI TINH KON TUM

1.1 Vị trí địa lý và địa bàn cư trú 1.1.1 Địa lý cảnh quan tỉnh Kon Tum 1.1.1.1 Địa lý cảnh quan

Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao, ở cực bắc Tây Nguyên, nằm

trong tọa độ địa lý có kinh độ kéo dài từ 10720°15'" đến 108°32'32°" kinh độ

Đông, có vĩ độ từ 13'55'10' đến 15°27'15'” vĩ độ Bắc Phía Bắc giáp Quảng

Nam có chiều đài ranh giới 142 km Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, có chiều dài

ranh giới 203 km Phía Đông tiếp giáp tỉnh Quảng Ngãi ranh giới 74 km Phía Tây giáp hai nước Lào và Cam — pu — chia, có chung đường biên giới 275 km

Tỉnh Kon Tum có diện tích 9614,5 km2 chiếm 3,1% diện tích toàn

quốc và dân số là 453.200 người Kon Tum có 9 đơn vị hành chính trong,

đó 1 thành phố và 8 huyện gồm Thành phố Kon Tum và các huyện: Sa

Thay, Dak Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, KonPlông, Kon Ray, Tu Mo Réng, Dak

Giei [9, tr.25]

Kon Tum có 6 dân tộc bản địa đã sinh sống tương đối lâu đời là Ba

Na, Gia Rai, Giẻ - Triêng, Xê Đăng, Ro Mam va B'râu, bên cạnh đó còn

nhiều các dân tộc khác đến sau và cùng sinh sống như Kinh, Tày, Thái,

Mường [35, tr.32]

‘Theo công trình nghiên cứu “Các vùng tự nhiên Tây Nguyên” của tập thể

các tác giả, do giáo sư Nguyễn Văn Chiến làm chủ biên, tỉnh Kon Tum có địa

hình vùng núi cao dốc, xem kẽ những thung lũng nhỏ và cao nguyên hẹp, địa hình có hướng thấp dẫn từ bắc xuống nam và từ đông sang tây Nhìn chung địa

Trang 14

Về đất đai thổ nhưỡng tỉnh Kon Tum bao gồm các loại đất như sau: đt phù sa được bồi diện tích khoảng 1175 ha; đất phù sa loang lỗ và có tằng đỏ vàng diện tích khoảng 1723 ha; đất phù sa sông ngòi có diện tích 1732 ha; đắt

lầy có diện tích 78 ha; đất xám trên phù sa cô có diện tích 735 ha; đất vàng đỏ

trên macmaxit 112059 ha; đất vàng nâu trên phù sa cổ có diện tích 29938 ha; đất bùn nâu đỏ và vàng trên đá Ba Zan có diện tích 43647 ha Ngoài ra còn có

nhiều loại đắt khác như: đất tím trên đá Ba Zan , dat nâu đỏ trên đá macmaxit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất mùn vàng nhạt trên đá cao, đất xói mòn trơ sỏi

đá nhưng với diện tích íL 34, tr.50]

Về khoáng sản Kon Tum có nhiều loại, trong đó có một số những

khống sản như: bơ xít, thiếc, mô líp đen, u ran ngoài ra còn có than bùn và

các suối nước khoáng nóng [34, tr.52]

Nhiệt độ trung bình của năm từ 22°C đến 23C, cứ lên cao 100m thì

nhiệt độ giảm 0,6°C Biên độ nhiệt giao động tròng ngày từ § đến 9 độ

Kon Tum thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mỗi năm có

hai mùa rõ rệt

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm 2121 mm, năm cao nhất

tới 2260 mm, năm thấp nhất 1234 mm, tháng mưa cao nhất là tháng 8 Độ âm

không khí hàng năm là 78% - 87%, độ ấm cao nhất là vào tháng 8 và tháng 9

còn độ âm thấp nhất là vào tháng 3 hàng năm

Sông ngòi Kon Tum chủ yếu bắt nguồn từ phía bắc của tỉnh, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết bao gồm hệ thống sông Ba và hệ

thống sông Sê San [34, tr.55]

Trang 15

Kon Tum còn có hàng chục triệu cây tre nứa, lồ ô và các loại cây dược liệu như sa nhân, hà thủ ô thiên niên kiện, đặc biệt Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý

nỗi tiếng trong nước và thế giới Rừng Kon Tum còn có nhiều loài thú quý hiếm như voi, nai, hổ, báo, nhím Đặc biệt ở Kon Tum còn có khu rừng nguyên sinh Chư Mo Ray, đây là khu bảo tồn nguồn gen nhiều loại động vật

quý hiếm, cũng như khu rừng đặc dụng Đãk Uy [34, tr.57]

1.1.1.2 Lịch sử vùng đắt

Trong lịch sử các cư dân Kon Tum đã trải qua nhiều biến động xáo trộn, không chỉ từng thời kỳ mà liên tục triền miên trong nhiều thế kỷ bởi

những cuộc chiến tranh, loạn lạc giữa các nhóm, các làng bởi sự xâm lược của các tập đoàn phong kiến bên ngoài và gần đây của thực dân Pháp và để quốc Mỹ gây nên

Nói đến Kon Tum, ai cũng có cảm giác đang ở một vùng tương đối

cách biệt với bên ngoài, các cư din ở đây dường như lâu đời đã trải qua một

cuộc sống yên ôn, phẳng lặng nhưng thực ra với vị trí là nơi qua lại giữa 3 nước, giữa các luồng văn hóa, giữa nhiều gióng người Mảnh đất Kon Tum là nơi diễn ra nhiều tranh chấp giữa các thế lực thống trị bên ngoài, giữa các cư dân khác nhau trong vùng Do đấy, cuộc sống của cư dân luôn bị xáo trộn vì

chiến tranh, loạn lạc vì dịch bệnh, vì cuộc sống du canh du cư, vì những cuộc

chuyển cư hay thiên di nối tiếp nhau từ thể ky này đến thé ky khác [34, tr.77]

Căn cứ vào những huyển thoại, những địa danh, những yếu tố văn hóa

cổ xưa còn tổn tại trong cuộc sống của các cư dân hay trong lòng đất, có thể

giả định rằng lớp cư dân đầu tiên ở đây nay không cò nữa Đó là những người lin, đen, những người thuộc đại chủng Ơxtralơid hay được nhắc đến trong các huyền thoại, trong những khái niệm về các siêu nhiên của bắt cứ thành phần

Trang 16

Đông Dương như người ÃngĐamăng, Xê noi, Xê măng Họ chỉ còn để lại những vết tích nhân chủng trên những người hiện nay còn sống trong tỉnh,

những người hòa huyết của hai đại chủng lớn Ơxtralơid và Mơngơlơid (mà

giới khoa học thường gọi là tiểu chủng nam Mông: Anhđônôdiêng và Nam Á [34, tr.79]

id) với hai ngành

Những người nói tiếng Môn - Khơ me tổ tiên trực tiếp của đa phần cư

dân trong tỉnh thuộc ngành ngôn ngữ Ba Na hiện nay, rất gần gũi nếu không nói là gần gũi nhất với tổ tiên của các cư dân Việt - Mường, đã có mặt ở day it nhất cũng từ thời kỳ đồ đá, đồ đồng cách đây hàng ngàn năm Tiếp đến tổ tiên của những người Maylayo - Pélynésién, tir ven biển tiến lên tách cư dân Môn - khơ me ở đó trước và làm hai bộ phận, chỉnh phục và khai phá miễn cao

nguyên Sự việc đó cũng diễn ra cách đây ít nhất hai, ba ngàn năm [34, tr.79]

Trải qua nhiều biến cố lịch sử trong hàng ngàn năm lịch sử hình thành

từ khi còn là một vùng đắt biệt lập cho đến khi có tên trong địa chính Việt

Nam, Kon Tum hiện nay ngoài các dân tộc bản dia Gia Rai, Ba Na, Xo Dang, Gié - Triêng, Brâu, Rơ Mãm còn có người Kinh di cư lên Kon Tum từ thế kỷ

19 và các dân tộc Mường, Thái, Tày từ cuộc vận động xây dựng kinh tế mới

của Đảng và Nhà nước Các dân tộc tại vùng đất này, không phân biệt đồng

bào bản địa hay đồng bao nhập cư, đa số hay thiểu số, cùng nhau xây dựng mảnh đất Kon Tum giàu và đẹp trong công cuộc đổi mới đất nước

1.1.2 Môi trường cư trú của người Giẻ - Triêng ở huyện Ngọc Hồi tinh Kon Tum

Là một dân tộc có

lân không đông nhưng người Giẻ - Triêng lại cư trú tách biệt thành hai bộ phận nằm trên hai vùng địa lý khí hậu khác nhau đó là: huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thuộc khu vực Bắc Trường Sơn; và

Trang 17

Tây Nguyên Tại tỉnh Kon Tum người Giẻ - Triêng cư trú tập trung ở xã Đăk Due và xã Đăk Nông, một phần nhỏ ở xã Bờ Y và thị trấn Plei Kan thuộc huyện Ngọc Hồi, và một số xã vùng sâu của huyén Dak Glei

Ngọc Hồi là một huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum 62km, theo hướng quốc lộ 14 ra bắc Phía Tây Ngọc Hồi có 42km đường biên giới với hai nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và

'Vương quốc Cam Pu Chia Phía Bắc huyện Ngọc Hồi là huyện Đăk Glei, phía đông là huyện Dak Tô, phía nam là huyện Sa Thây, đều nằm trong địa giới

tỉnh Kon Tum [20, tr41]

Huyện Ngọc Hồi có diện tích rừng tự nhiên chiếm 59% trong tổng số

diện tích đất tự nhiên toàn huyện Thảm thực vật của Kon Tum nói chung va

huyện Ngọc Hồi nói riêng đều khá đa dạng với nhiều loại rừng khác nhau

trong nền cảnh chung của rừng nhiệt đới giỏ mùa Hiện nay nỗi trội nhất ở

đây vẫn là rừng râm với các loại cây chủ đạo như thông hai lá, dẻ, de, po mu, đỗ quyên, chua Rừng Ngọc Hồi là nơi có nhiều loại chim thú quý hiếm, phong phú nhất là các loại động vật ăn cỏ như voi, bò rừng, bò tót, bò xám,

trâu rừng, nai, hoằng

“Trước đây, rừng và các nguồn lợi từ rừng luôn thỏa mãn các nhu cầu

săn bắt hái lượm và làm nhà ở của cư dân Gần đây do nguồn tài nguyên rừng

bị khai thác bừa bãi; nạn phá rừng, cháy rừng xảy ra thường xuyên Lim cho

diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng, nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm Cuộc sống của cư dân người Giẻ - Triêng ở hai ven đường quốc lộ 14 bao quanh chỉ toàn là đất trống đồi núi trọc hoặc các khu đắt vừa được trồng sắn, trồng cao su Điều này đã góp một phần không nhỏ làm nên sự thay đổi

Trang 18

1.2 Đân tộc và dân cư Giẻ - Triêng

1.2.1 Nguồn gốc dân tộc Giẻ - Triêng “Tình hình phức tạp trong cơ cấu

người của các cư din ở tỉnh Kon Tum

là kết quả của những tác động lịch sử tạo nên Khối Gié - Triéng xuat phat tir

huyện Giẳng (Quảng Nam) chuyển cư bằng nhiều con đường khác nhau Một số

quấn quanh trong vùng rồi xuống miền Phước Sơn (Quảng Nam) trở thành nhóm

Ba Noong (hay Giang Ray), s6 khác di chuyển sang vùng Xê Ca máng bên Lào từ đó đến sinh sống ở vùng Đăk Glei, d6 là người Giẻ hiện nay Trong họ có một bộ

phân cư trú lâu ở bên Lào, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Thái, nay về sinh sống ở phía Nam huyện Đăk Glei Đó là bộ phận nhóm Triêng hiện nay có nhiều gốc gác với người Tà Lương bên Lào hay Tà Riêng ở vùng Quảng Nam Một số

nhóm khác nguồn gốc xa xưa không còn lại bên cạnh nhóm Giẻ và dân tộc Xơ

Đăng, đó là nhóm Tà Trẽ và các nhóm Châu Khối cộng đồng này rõ ràng bị phá

vỡ qua quá trình lịch sử

biên giới Việt ~ Lào từ huyện Giảng (Quảng Nam) đến cuối huyện Đăk Giei Ta

có thể nhận thấy giữa các nhóm này có một vài đặc điểm văn hóa chung nhất mà

nay có xu thế liên kết lại và cư trú rải rác một rẻo ven

hiếm thấy ở các nhóm khác như: có vết tích của một dòng họ (Choong), bố cục

trong làng khác với làng người Xơ Đăng, nhà rông thường ở chính giữa chứ không ở đầu làng, có vết tích tương đối rõ nét của tục thờ cúng tổ tiên với tục ther

hòn đá cạnh bếp và tắm phên thờ ma tô tiên Tập tục này chỉ thấy ở nhóm Cà

Dong thuộc dân tộc Xơ Đăng, nhóm kế cận với dân tộc Giẻ - Triêng [34, tr90] Sau năm 1975, khi 2 nước Việt Nam và Lào tiến hành phân định đường

biên giới thì khu vực cư trú của họ thuộc về nước Lào Do quá trình gắn bó lâu đài với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam nên họ xin chuyển sang cư trú tại Việt Nam Được sự đồng ý của

Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nhà nước Việt Nam tổ chức dùng xe đưa họ về định cư tại huyện Ngọc Hỗi

Trang 19

quay lại thăm bà con anh em ở nơi đất cũ, họ phải di chuyển trên một quãng đường khá dài Đầu tiên họ đi theo đường quốc lộ 14 ngược lên Đăk Gilei, qua

đồn biên phòng Đăk Bro, tiếp tục đi tới ngã ba đi Khâm Đức (Quảng Nam), rẽ tay trái rồi đi tiếp cho để khi về lại khu vực sinh sống ngày xưa [20, tr.32]

'Ông Brol Đức Vây, 74 tuổi ở làng Đăk Răng, x4 Dak Dục, huyện Ngọc

Hồi cho biết, trước năm 1963 làng Dak Răng di chuyển vòng trong quanh 3

khu vực ha - ngol Cha Kong, ha - ngol Đăk Cưi và ha - ngol Xieel hai lần , trước khi phân tán thành những cụm nhỏ để tránh bom đạn của Mỹ Cả 3 địa

điểm trên đều năm quanh khu vực bờ sông Xê Ca Máng, trên đất Lào Tháng

3 năm 1977 khi được đưa về khu vực huyện Ngọc Hồi hiện nay, khi đó thuộc

huyện Đăk Glei, người dân Đăk Răng cư trú cùng người dân Đăk Hú tạo nên làng Hú Răng Đến năm 1987, do dân số tăng, người dân Dak Rang tách ra và chuyển về cư trú tại vị trí như hiện nay, lay tên cũ đặt cho là làng Đăk Răng

Cư dân Đăk Hú vẫn ở lại Hú Răng cho đến tận ngày nay, nhưng đồi tên làng

theo tên cũ khi còn ở trên đất Lào là làng Đăk Hú [20, tr33]

1.2.2 Tình hình dân cư nhóm Triêng (làng Đăk Răng xã Đăk Dục

huyện Ngọc Hi tỉnh Kon Tum)

Tại tỉnh Kon Tum, người Triêng tập trung cư trú ở hai xã Đăk Dục và

Đăk Nông, một phần nhỏ ở xã Bờ Y và thị trấn Plei Kần đều thuộc huyện Ngọc Hồi Theo số liệu của phòng thống kê huyện Ngọc Hồi thì vào năm

1996, toàn huyện có 5266 người Triêng, trong đó có 4868 người Triêng sống tại xã Dục Nông (nay tách thành 2 xã Đãk Dục và Đăk Nông) Tháng 5 nam 2000 tổng số dân của xa Dak Dục là 3904 người, riêng người Triêng chiếm 3711 người [20, tr.18]

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã đi thực địa khảo sát tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào

Trang 20

là nhóm Triêng cư trú Theo kết quả điều tra, khảo sát kể cả những người thuộc thành phần dân tộc khác đến cư trú sau hôn nhân và mỗi quan hệ lâu dài thì tại làng Đăk Răng tính đến ngày 20/03/2014 có 90 hộ và 395 nhân khẩu,

trong đó có 305 người thuộc nhóm Triêng, 55 người thuộc nhóm Giẻ, còn lại

là các dân tộc khác, Trong quá trình khảo sát cho thấy nhóm Triêng và nhóm

Giẻ cùng thuộc dân tộc Giẻ - Triêng, họ có ngôn ngữ và các phong tục tập

quán truyền thống đều tương đồng với nhau Hai nhóm này đã có mối quan hệ

hôn nhân rộng mở qua nhiều đời Ngoài ra người Triêng còn có quan hệ hôn nhân mở rộng với các dân tộc khác như Ba Na, Xơ Đăng, Kinh và người Lào ở bên kia biên giới

Bang 1.1: Bang thống kê dân số làng Đăk Răng xã Đăk dục, tỉnh Kon Tum huyện Ngọc Hồi,

Độ tuôi Nam/ [Tÿlệdân| Nữ | Ty [|Cộng% tý người | số | người | dân số | lệ dân số Từ 0 đến 17 tôi 138 | 35% 127 |321% | 671% Từ I8 đến 59 tôi 544 | 136% | 49 | 124% | 26% Trên 60 tuôi 15 | 38% 12 ] 31% | 69% Tổng số 207 | 524% | 188 | 47.6% | 100%

(Nguôn: kết quả điều tra của luận văn thắng 3 năm 2014 tại lang Dak

Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngoc Hoi, tinh Kon Tum)

1.3 Đời sống kinh tẾ - xã hội và văn hóa truyền thống, 1.3.1 Hoạt động kinh tế của người Giẻ - Triêng

1.3.1.1 Sinh hoạt kinh tế

Trang 21

Cé ba hình thái trồng trọt: Ray bỏ hoang, hay ray theo chu kỳ mở; rẫy theo chu kỳ kín; ruộng nước kết hợp với rẫy loại hai Ba hình thái trồng trọt này phù hợp với ba trạnh thái cư trú: Du canh du cư, du canh bán định cư và

định canh định cư Ở hình thái đầu tiên, đồng bào chỉ canh tác hai, ba vụ trên một mảnh đắt rồi bỏ hăn Đó là hình thái phổ biến nhất trước ngày giải phóng

Theo quan niệm cổ truyền của người Giẻ - Triêng, nương rẫy có nhiều

loại phân biệt bằng nhiều cách:

* Theo địa thế của núi rừng: Nương dốc, nương bằng, nương cỏ tranh, nương rừng giả

* Theo loại cây trồng: Nương lúa, nương ngô, nương sắn

* Theo thời hạn sử dụng:

~ Nương mới phát ở rừng giả là loại tốt nhất, nay ngày càng ít thầy ~ Nương phát ở rừng tái sinh

Tùy theo các loại nương, đồng bào quy định các loại cây trồng Quá

trình canh tác, bắt đầu bằng việc phát nương cho đến khi thu hoạch, dựa trên những kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua nhiều thế hệ Người Giẻ -

Triêng đã đúc kết thành công nông lịch của riêng dân tộc mình Theo lịch đó, một năm được chia ra làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày Những ngày trong

tháng được lặp lại hai lần tính từ lúc trăng lên, trăng đứng cho đến khi trăng lặn

34, tr92]

'Công cụ lao động của đồng bào rất thô sơ không khác gì so với những,

Trang 22

mét, đềo vát một dau, sau dem ho lira cho cứng, hoặc ở một số nơi đã biết bịt

bằng sắt Ở những nơi nương bằng, đồng bào thường dùng cuốc (nor), cán

cuốc thường làm bằng cành le [34, tr.93]

Phát nương là công việc chung của cả nam và nữ Nam phát những cây

to, nữ phát những cây nhỏ và dây leo Đối với những cây to không thể đốn được, đồng bào dùng rìu để chặt hoặc lột bỏ lớp vỏ ngoài rồi lấy củi chất xung quanh đốt Sau khi đốt song, đồng bào thu nhặt những mẫu cây cháy dở đẻ đốt tiếp, rồi dọn sạch trước khi gieo hạt Trước đây, đồng bào chuyên tria lúa nếp, có nhiều loại được ưa thích như măng ma, măng chá, măng mát, măng

luông xó, măng ché, măng choóc, măng hoóc Nay lúa tẻ đã có một vị trí quan

trọng vì năng suất cao Loại hạt đỏ (măng nho ôn), hạt trắng (măng boóc) phô

biến rộng khắp trên rẫy [34, tr.93]

Đồng bào tria lúa vào tháng tư, tháng năm theo lịch cô truyền Sau những trận mưa đầu mùa, qua một thời gian dài khô hanh, lúc này đất đủ độ

âm cho hạt giống nảy mầm Trên những đám rẫy, lần lượt từ chân đến đỉnh

đồi, từng đôi trai gái tiền hành tria lúa Một cặp lao động một ngày có thể tria

được một diện tích trồng được hai ang lúa giống (mỗi ang chừng 6kg) Ở những xã như Đãk Dục, Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi), Đăk Nhoong (Đãk

Glei), nếu gặp năm mưa thuận gió hỏa, gieo một ang lúa có thể thu hoạch được 100 ang trên những đám rẫy mới khai phá Vào tháng sáu, đồng bào bắt đầu làm cỏ nương, dụng cụ làm cỏ là cái cuốc [34, tr.94]

Vì địa vực cư trú của người Giẻ - Triêng hiểm trở, rừng râm nhiều, nên

Trang 23

lại những loại thú rừng phá hoại, phải rào những hàng rào bằng gỗ, nứa xung quanh đám rẫy rá

công phu Đối với chim chóc đồng bào dùng mõ buộc vào

các dây đăng từ lều tỏa ra khắp nơi, mỗi khi giật dây gây tiến động hoặc cắm

những loại bù nhìn trên nương để chim sợ không đám sà xuống

Đến tháng chín, tháng mười thì lúa chín Nếu không kể đến những nghỉ lễ tôn giáo phiền phức thì việc thu hoạch lúa thật đơn giản Nam cũng như nữ đều tuốt lúa bằng tay vào một chiếc giỏ đeo trước bụng Khi giỏ đầy, họ đổ

lúa vào gùi để mang về

Ngoài lúa, đồng bào còn trồng ngô, khoai, sắn và một số loại cây có củ khác Ở những mảnh nương bằng, sau khi thu hoạch lúa, người ta đã biết cuốc đất ải dé trồng khoai Khoai lang được trồng quanh năm, có hai loại chính đó, là khoai trắng (Mang boóc) cho sản lượng cao, nhưng không ngon nên dùng để chăn nuôi, thứ hai là loại khoai đỏ (mlang doan) nhỏ, lòng đào được đồng bào ưa thích, được trồng rộng rãi Còn khoai môn (bôum dul) có loại củ tròn,

có loại củ đài, có loại củ to cũng được trồng phô biến, những loại khoai này cho sản lượng khá cao có gốc đến 10 - 15 kg củ Ngô được trồng trên mảnh

nương hẹp ven theo các dòng suối, có hai loại ngô tương đối phổ biến hơn cả:

Ngô trắng (boo boóc) và ngô đỏ (boo nhoong).Còn sắn được trồng ở những

mảnh đất đã bạc màu (qua 2 - 3 mùa lúa) Ngoài những cây lương thực, người Gié - Triêng còn trồng thêm bầu, bí, gừng, ở xung quanh các đám nương Ở nhiều nơi, đồng bào có tập quán từ lâu trồng xen canh gối vụ Trên một đám

nương, lúa được trồng xen với ngô (tỉ lệ cứ 5 ang lúa giống với một lon sữa

bò dưa) hoặc với kê [34, tr.95]|

Việc chăn nuôi chưa được chú ý phát triển, tuy rằng mỗi gia đình đều

Trang 24

vào mục đích cúng bái, ma chay, cưới xin hầu như không sử dụng vào trong các bữa ăn hàng ngày [34, tr.96]

Ngược với chăn nuôi, săn bắn và đánh cá lại là nguồn sống khá quan trọng, cung cấp nguồn thịt, cá chủ yếu trong bữa cơm hàng ngày Đồng bảo

săn quanh năm, có hai hình thức săn phố biến đó là săn vây và săn rình Khi thấy thú rừng xuất hiện gần làng, đồng bào gọi nhau đi vây, mỗi người cam một chiếc gây tre dài đẽo vát một đầu, hò reo vây đuổi thú cho đến khi con vật mệt không chạy được nữa, khi đó họ đâm chết và khiêng vẻ làng Đó cũng là hình thức săn xuất hiện rất xa xưa của loài người còn rơi rớt lại cho đến ngày nay Hình thức săn rình của từng cá nhân xuất hiện trong những năn gần đây, đi đôi với sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí mới Thành quả

của nhưng lần đi săn dù là tập thể hay cá nhân đều được đem chia cho cả làng theo tập tục Nếu là săn tập thê, ngoài phần thịt được chia, người đâm

chết thú được thêm cái đầu, còn nếu săn cá nhân thì ông ta được thêm một

đùi sau Thành tích săn bắn của chủ nhà biểu hiện bởi những xương đầu thú

rùng treo ở đầu hồi nhà (34, tr.96]

'Cũng như săn bắn, đánh cá chưa phải là một nghề độc lập Đàn ông đi

đánh cá khi lúc nhàn rỗi: Những buổi sáng sớm hoặc buối trưa, họ cầm chiếc

xiên đài di dọc theo sĩ

lưới và các dụng cụ khác để đánh cá Mùa mưa có thể nói là thời kỳ đánh nhiều cá nhất trong một năm, dọc theo những dòng suối lớn, đồng bào xếp đá

ê bắt cá [34, tr.97]

¡, để đâm những con cá Ngoài ra, họ còn dùng chải,

rồi đặt đơm (hram) hoặc giăng chặn cá

Người Giẻ - Triêng cũng như tắt cả các dân tộc ít người khác, thủ công

Trang 25

Người Gié - Triéng 6 Dak Nhoong, Dục Nông (cũ), Bak Môn còn biết dột vai Bộ phận biết dệt này được người cùng tộc gọi là Cà tang Khung cửi rất thô

sơ, khổ vải hẹp giống như người Khơ Mú Đồng bào trồng bông vào tháng năm,

thu hoạch vào tháng mười trên các mảnh nương gần nhà Bông được phơi khô, bật ơi, se thành chỉ và đem nhuộm chảm trước khi dệt [34, tr.98]

Bên cạnh đó, nghề gốm ở Đăk Pét có truyền thống từ lâu đời và ngày càng phát triển Với loại đất sét pha cao lanh sẵn ở đại phương, đồng bào sản xuất một số loại ché, nồi đắt cung cấp cho cả cư dân trong vùng Tuy nghề ốm còn thô sơ (không có bàn xoay lò nung), nhưng đối với bàn tay khéo léo, phụ nữ Giẻ - Triêng đã làm ra những sản phâm bền và đẹp, đã mang lại một

nguồn thu đáng kể [34, tr.98],

Trước kia, hình thức trao đôi trong vùng là vật trao đôi, vật mang đi đôi là những sản phẩm thủ công, một phần của chăn nuôi và thu nhặt lâm thô sản Đối tượng đê trao đổi chủ yếu là muối, điêm, công cụ sản xuất Sự trao đôi thường thiệt thòi cho người có sản phẩm mang đi đôi

Ngày này, người Giẻ - Triêng ở Kon Tum ngoài canh tác trên nương, rẫy họ còn trồng những loại cây công nghiệp có nguồn lợi kinh tế lớn như cà phê, cao su, tiêu, điều Những thay đổi này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của đồng bảo Giẻ - Triêng hiện nay

1.3.1.2 Đời sống vật chất

Điều kiện tự nhiên và sinh hoạt nương rẫy đã quyết định lối sống của ộc Giẻ - Triêng Họ sống bán định cư theo từng làng Mỗi làng có khu

Trang 26

rào kiên cố Nhà rông (mrao) là công trình xây dựng to lớn nhất thường ở giữa làng Đó là nơi tiếp khách, nơi hội họp và cũng là nơi ngủ của những thành viên nam nữ chưa có gia đình Người Giẻ - Triêng cư trú thành từng

hộ gia đình với hai đến ba thế hệ trong 1 gia đình Trước đây họ có 3 kiểu nhà ở truyền thống đó là:

~ Nhà trệt (nhi hré): Loại nhà này phổ biến từ Đăk Dục, Đăk Nông (Ngọc Hồi) đến Đãk Pét (Dak Glei) của đồng bào Giẻ - Triêng Nhà trệt mới xuất hiện mới đây không lâu, do chiến tranh trong thời kỳ chống Pháp và

chống Mỹ, nhà bị đốt phá, rừng bị tàn lụi, buộc người dân phải ở nhà trệt vì

thiếu nguyên vật liệu

~ Nhà sản (nhỉ prạ): Nhà dài khoảng 7 — 8 mét, rộng 8 mét, cao khoảng 5 mét, gim nha sản không cao quá một mét Do cuộc sống bán định cư, nên

đồng bào làm nhà sàn không kiên có, với kỹ thuật giản đơn, thường gá lại và

buộc đây mây [34, tr.99]

Ngày nay, những kiểu nhà truyền thống còn rất ít, tai lang Dak Răng xã

Dak Dục huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum chỉ còn duy nhất 1 ngôi nhà sàn ở

truyền thống, còn lại tất cả các gia đình đều làm nhà xây kiên cố, hiện đại

“Thông thường, người đàn ông Giẻ - Triêng đóng khố (xlai) và choàng chiếc khăn rộng (A dây)vào những ngày giá rét Đàn bà mặc váy (cu té, kle), là loại váy không khâu, được dệt bằng gai rừng và bông Đằng trước là yếm,

được may liền với cặp váy để che ngực Phụ nữ có những kiểu tóc khác nhau, con gái chưa chồng để tóc xõa, còn những người đã có chồng búi tóc lên đỉnh đầu như người Thái ở Tây Bắc nước ta, một biểu hiện sự vay mượn văn hóa của người Lào Đồ trang sức gồm có những vòng tai, vòng đeo cổ bằng bạc, bằng đồng và hạt cườm tựa như nhóm Ca Dong Trước đây, ở

Trang 27

Đồng bào biết ủ rượu cẩn từ lâu Gần đây, họ đã biết cách cất rượu trắng với men lá tự làm lấy Ngoài ra, còn có loại rượu lấy từ những trái các loại cây thuộc họ co đem ủ men, uống giống như một thứ bia [34, tr.100]

Như các dân tộc Tây Nguyên khác, người Giẻ - Triêng thích hút thuốc

lá tự trồng hay mọc hoang trong rừng Đàn ông cũng như đàn bà, người già

cũng như trẻ nhỏ, ai cũng có chiếc tẩu ngậm trên môi [34, tr.100]

Nói chung, đồ ăn, thức uống của đồng bào đơn giản, cung cách ăn uống

đến nay cũng đã thay đổi hơn trước

1.3.2 Tổ chức và quan hệ xã hội của người Giẻ - Triêng 1.3.2.1 Tổ chức xã hội

Đơn vị xã hội nhỏ nhất và duy nhất là làng Chủ làng (ngai kra play hay

ngai krạ bú), thường là người sáng lập ra làng hay con cháu của họ Đó là người hiểu biết phong tục, kinh nghiệm sản xuất và có uy tín, là người chủ

nóc nhà lớn hay trưởng họ Ở một số vùng chức chủ làng được thừa kế Thời gian giữ chức vụ này tùy thuộc vào người được bầu Nếu người đó già yếu, ốm đau thì người con trai cả sẽ thừa kế chức vụ này.Chủ làng là người đại

diện cho làng quản lý đất đai công công, chủ trì những công việc chung của

làng (săn bắn tập thể, đời làng, lễ đâm trâu ) đồng thời cũng là người giải

quyết những vụ xích mích, kiện cáo trong nội bộ nhân dân, cùng với các chủ ling khác có liên quan giải quyết các công việc giữa các làng [34, tr.101]

Trong các làng, quan hệ giữa các thành viên là quan hệ công xã láng

giềng Tất cä đất đai, sông suối, núi rừng là của chung, thuộc quyền sở hữu

của từng làng Những thành viên trong làng có quyển canh tác, săn bắn, đánh

cá trong phạm vi đất đai của làng mình Nương rẫy thuộc quyền chiếm hữu

của người khác Quyền đó được mọi người tự giác tôn trọng Quyền chiếm

Trang 28

vì một nguyên nhân nào đó phải đời nhà đi làng khác, quyền chiếm hữu đối với mảnh đất đó cũng mắt theo Nếu thành viên cùng một làng xâm phạm đắt

nương của nhau, chủ làng đứng ra giải quyết Nếu là người khác làng thì kẻ

xâm phạm phải bồi thường cho người chủ đám nương và phải nộp ít thực phẩm để cúng thần và khao làng [34, tr.101]

Bên cạnh giả làng và hội đồng giả làng còn có những dũng sĩ (tnó hoặc

no đư) Những người này được dân làng thừa nhận là những người xuất sắc qua các cuộc xung đột cũng như trong săn bắn Họ là những người gan dạ, khỏe mạnh, có kinh nghiệm chiến đấu, thường đã đứng tuổi [34, tr.102]

1.3.2.2 Quan hệ xã hội

Xã hội truyền thống của người Giẻ - Triêng là xã hội trong đó có ba lớp người chính: Kha gid, đủ ăn và nghèo đói, dang từ chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ thì bị những quan hệ của các xã hội bên ngoài làm đảo lộn

* Người thừa ăn (ngai gắp khoan) là những gia đình có nhiều lao động,

với sự chăm chỉ của mình và những kinh nghiệm sản xuất tích lũy được, làm

được nhiều nương rẫy, lúa gạo, chăn nuôi được nhiều trâu bò Một số người

còn có nô lệ mua được trong những cuộc xung đột Vì vậy, người thừa ăn chỉ hơn người khác vài kho thóc, vài chiếc ché, bộ chiêng, vai con trâu Thường là chủ làng và các dũng sỹ thuộc lớp người này

* Người đủ ăn (ngai gip cha) là những người làm đủ ăn, đủ mặc và có vài

ba chiếc chiêng, ché Tầng lớp người này được chiếm số đông trong cư dân

* Người nghèo (ngai tôi dal) là những người ít hoặc không có của cải,

thiếu sức hay lười lao động, hàng năm thiếu ăn nhiều tháng Số người này cũng không nhiều lắm

Trang 29

Ngày nay, việc phân chia giai cấp không còn tôn tại, mỗi cá nhân đều

có tiếng nói trong cộng đồng làng Những người con trong cùng một buôn

làng cùng nhau tôn trọng, xây đựng đời sống kinh tế mới, văn hóa mới

Mỗi làng người Giẻ - Triêng bao gồm nhiều dòng họ cư trú trên một địa

vực đất đai nhất định, làm thành những công xã láng giềng Ngày nay, ở người Giẻ - Triêng vẫn còn thấy tồn tại hai loại họ (choong) nam và nữ Họ

của nam giới còn rõ rệt như họ Brôl (con dai), Đoát (khướu), Đé (nai), Proc

(nắm mi) đó là những họ mang tên chim, tên thú, tên cây cỏ, tên đặc điểm

thiên nhiên nơi đồng bảo cư trú hoặc tên những người sáng lập ra dòng họ và còn có cả một sự tích các dòng họ Còn họ của nữ giới đã mờ nhạt, họ nữ chỉ

được nhắc tới khi nào muốn truy tìm nguồn gốc [I, tr.13], 1.3.3 Văn hóa truyền thống của người Giẻ - Triêng

1.3.3.1 Tín ngưỡng đa thần của người Giẻ - Triêng,

Tôn giáo, tin ngưỡng của người Giẻ - Triêng còn ở giai đoạn đa thần Ở

đây chưa có những khái niệm riêng để phân biệt thần, thánh, ma quỷ Tùy

theo từng nơi giảng hoặc nâm (ma) là những khái niệm để chỉ những lực lượng siêu nhiên nào đó có khả năng tác động tích cực hoặc tiêu cực tới đời

sống con người và mùa màng Theo quan niệm của họ, mọi vật tồn tại đều có giảng hoặc nâm Vì vậy trược khi làm việc gì, đều phải được sự đồng ý của

chúng [33, tr 134]

Huyền thoại về sự xuất hiện các cộng đồng người cũng đơn giản Tùy theo từng nơi, cách kê có khác nhau vẻ chỉ tiết, nhưng nội dung đều thống nhất Ngày xưa, con người đã sống đông đúc trên trái đất Ở một gia đình nọ, có một

Trang 30

rat to đã nảy mắm Anh đặt tên cho nó là ple kan, cây trồng mỗi ngày một xanh tốt, chẳng mấy chốc cao tới tận trời xanh Anh cùng dân làng leo lên cây, chờ

cho mọi người lên hết, anh chặt đỗ cây, mọi người kể cả anh đều không trở về được trần gian Lúc này dưới chân chỉ cón sót lại một người đàn ba chửa, chậm chap chua kip tréo lên cây và một con chó Người đàn bà sau này sinh ra một đứa con trai Đứa con trai lớn lên nhận con chó làm bố và nhờ nó hàng ngày đi

kiếm thức ăn Một lần, chó chui vào hang bắt con dúi, đứa bé bịt chặt hang, chó chết Người con trai sau này lấy mẹ và sinh ra các giống người [34, tr.105]

Còn khái niệm về cuộc sống ở thế giới bên kia mới được hình thành Theo họ, người sống có hồn (phol) nằm ở mãi tận trong lỗ tai Khi người ta chết, hồn biến thành ma bay ra khỏi thân Người Giẻ - Triêng còn giải thích người chết hồn biến thành chim Té hoặc chim king cang bay vẻ với tổ tiên Với hai loại chim này, nay đồng bảo không giám giết và ăn thịt [34, tr.105]

Khi sống, nếu hồn tạm thời rời khỏi thân thể, người ta sẽ ốm đau; nếu hồn vĩnh viễn rời khỏi thân thể, người ta sẽ chết Do đó, khi trong gia đình có ngời đau ốm, đồng bảo hiến sinh cho ma một con gà, một con lợn hoặc một con đê tuy từng loại ma Trong trường hợp ốm nặng, gia đình phải mời thầy cúng (ngai giàng) Thời gian cúng thường vào lúc sâm tối và kết thúc vào lúc

nữa đêm bằng một bữa ăn cho thay cúng và bà con có mặt [34, tr.106] 1.3.3.2 Những nghỉ lễ tôn giáo tín ngưỡng của người Giỏ - Triêng,

Người Giẻ - Triêng quan niệm có hai loại chết, chết bình thường và

chết tai nạn Những người chết vì tai nạn (có máu chảy) sẽ về với tô tiên toàn

màu đỏ, giống như vùng đất không có cây cối, chỉ toàn sỏi đá, thiếu thốn mọi thứ Cho nên, chúng hay đánh nhau, tranh ăn, quấy rối người trần, giết hại gia

súc Người Giẻ - Triêng rất sợ loại ma này, nên khi trong gia đình có người

Trang 31

Vi tin rằng ma người chết thành chim, nên ho chi trong nom md ma một thời gian ngắn rồi bỏ Lễ bỏ mả được tổ chức vào mùa xuân, vào những

ngày này, họ thịt trâu, thịt lợn và đem rượu ra cạnh mô đốt lửa, ăn uống và nhảy múa Sau một đêm ăn uống, ca hát, chia tay với người chết, họ không bao giờ lai văng đến nắm mỏ đó nữa [34, tr.106]

Tùy theo địa hình từng vùng, người chết được cho vào quan tài hay

khiêng trần khi mang ra khu nghĩa địa Theo phong tục, tài sản của kẻ qua đời

thuộc về những người đi chôn cắt, do đó chỉ có con cái, họ hàng đi đưa đám Huyét không được đào bằng cuốc hoặc một dùng cụ bằng kim khí nào mà chỉ bằng một đoạn tre già vót nhọn Huyệt đào nông, chỉ lấp kín nửa quan tài, vì quan niệm ma cũng cần thở và hồn cần siêu thoát thành chim bay về với tô

tiên Thậm chí có những nơi thi hài chi đặt trên mặt đất hoặc có khi làm giàn để gác lên [34, tr.107]

Đồng bào có tục tự chuẩn bị quan tai cho bản thân Gia chủ vào rừng, tìm được cây vừa ý, nhờ dân làng làm giúp rồi mang về để dưới gầm nhà rông

Thông thường, chủ nhân cỗ quan tài làm bữa cơm dai những người làm giúp

Ông ta cắt tiết gà pha với rượu vảy lên quan tài và đọc lời khấn cho bản thân

Mỗi năm phải tổ chức lễ này một lần cho đến khi ông ta mắt [34, tr.107]

Để tiến hành an táng, người chết được đặt nằm ngửa, lót xung quanh nhiều chiếc chiếu, ngoài cùng phủ tằm đỗ Trên mô, đồng bảo dựng chiếc lều nhỏ, các hàng rào bao bọc xung quanh Chiếc chiêng, ché được đập vỡ đẻ

làm

trước khi về nhà [34, tr.108]

tùy táng Chôn cắt xong, những người đi đưa đám phải tắm rửa sạch sẽ

Xưa kia, ở Xóp Nghét, Xóp Dùi, Mường Hoong, người ta còn chôn

Trang 32

Trong làng có người chết, mọi người kiêng trong mười ngày không được vào rừng hoặc đi làm xa nhà Đến ngày thứ mười một gia đình có người chết phải làm thịt gà để làm lễ cuối cùng của tang lễ, trong lễ này, họ đan tắm phên nhỏ, xếp lá có gai, trên dé it gan gà, thuốc hút Với quan niệm khi linh hồn

ăn, gai sẽ đâm vào tay nhắc nhở rằng nó đã chết và phải quay về ở

trong nghĩa địa [34, tr.108]

Ngoài những tục kiêng ky trên, phần lớn tôn giáo, tín ngưỡng của

người Giẻ - Triêng liên quan tới sản xuất nông nghiệp Vì vậy, họ có nhiều

điêu kiêng ky trong lĩnh vực sản xuất Ngoài những kinh nghiệm đã tích lũy trong lao động, họ cho rằng những lực lượng siêu nhiên như ma rừng, ma

đất quyết định đến kết quả của vụ thu hoạch Do đó, những nghỉ lễ về nông,

nghiệp biểu hiện khá rõ và tập trung trong chu kỳ làm nương, bắt đầu từ lúc chọn đất đến khi chọn thóc vào kho và ăn hạt lúa mới đầu tiên Trước khi khai

phá một mảnh nương, đồng bào phải bói chim blang bằng cách kl

hướng chim bay mới quyết định việc sắp làm Theo quan niệm của đồng bào nếu hôm đi chọn rẫy gặp chim kêu ở đằng trước thì rấy đó sẽ không tốt Ngược lại, nếu chim kêu ở bên trái rồi bay sang bên phải kêu tiếp, rẫy đó sẽ cho mùa lúa bội thu Chỉ khi thấy những dấu hiệu tốt lành đồng bảo mới tiến

hành phát mảnh dắt đã chọn [33, tr.140]

Thời kỳ tra lúa nương và thu hoạch là những thời kỳ tập trung nhiều

nghỉ lễ tín ngưỡng nông nghiệp Theo tập quán, trước ngày gia đình tria lúa bà chủ nhà phải tria trước Với chức năng là mẹ lúa bà có nhiệm vụ tra hạt thóc đầu tiên và cuối cùng trên nương lúa năm đó Vào ngày đầu tra hạt trong năm,

mẹ lúa lưng mang gùi thóc giống nhỏ, tay xách con gà, tay cằm con dao Đền

Trang 33

Sau mùa tria lúa, người Giẻ - Triêng làm nghỉ lễ cắm gậy chọc lỗ ở

giữa đám rẩy, nơi đã diễn ra nghỉ lễ bắt đầu tria lúa Họ quan niệm làm như

vay là để giữ hồn lúa ở mãi trên nương, phù hộ cho lúa tốt [33, tr.141]

Khi sắp thu hoạch, đồng bảo làm lễ ăn cơm mới (Cha Po) Để chuẩn bị cho lễ này, mỗi gia đình cử mẹ lúa đi suốt ít lúa Hôm đó, bà ta phải mang huyết gà đi theo, đồng thời phải mang theo chỉ trắng và những đoạn cây nhỏ Đến nương, mẹ lúa vây huyết gà vào cây ngãi, rồi suốt những hạt lúa ở những khom

lúa thiêng cho vào chiếc gùi nhỏ Khi vẻ, bà nhờ người khác chôn hai đoạn cây

mang theo ở hai bên bờ, dé buộc sợi chỉ trắng làm cầu cho hồn lúa qua Tới nhà,

bà đặt nổi cơm bé tí trên bếp chính dé cả nhà cùng ăn [33, tr.135]

Đồng bào cho rằng, trước khi ăn cơm mới, nếu cho thóc hoặc cho người lạ cùng ăn, hồn sẽ đi mắt Vì quan niệm như vậy, kẻ nảo lấy trộm lúa

của người khác, dù chỉ rất ít, cũng bị chủ nương phạt nặng [33, tr.135]

Sau ngày giải phóng được sự quan tâm của chính quyền các cấp ở địa

phương những tập tục, mê tín di đoan ngày càng giảm din Tuy nhiêm những tác

hại của những tập tục trên đã ăn sâu vào trong đời sống không dễ gì mắt đi được

ngay, cần có sự tuyên truyền và hướng dẫn giúp đỡ bà con thoát khỏi nhưng phong tục lễ nghỉ lạc hậu

1.3.3.3 Nghệ thuật dân gian

Dân ca là một nhu cầu lớn trong đời sống của người Giẻ - Triêng Lúc

nào họ cũng hát, hát trên đường đi nương đi rẫy, hát ru con ru em, hát trong lễ

hội, hát khi làm việc, hát lúc di choi, hát tỏ tỉnh, hát trong đám cưới và thậm chí hát trong những đám tang

Dù hát tập thê, đối đáp hay đơn lẻ một mình thì lời hát đều thổ lộ tâm

sự, tâm tình, có khi sảng khoái vui tươi, có khi là nỗi khổ đau khắc khoải

Trang 34

theo cách thức trong các thể loại văn vẫn với nghệ thuật ví von sinh động đầy hình ảnh, nhịp điệu hài hòa, giai điệu hay lặp đi lặp lại, âm điệu trầm, nhẹ nhàng Bài hát thường ca ngợi quê hương, tình yêu đối lứa, sự thủy chung và khát vọng hạnh phúc Lời ca giản gị, trong sáng, gần gũi với đời sống lao

động sản xuất, cỏ cây hoa lá

Cùng với hát dân ca, các loại nhạc cụ của dân tộc Giẻ - Triêng cũng rất

phong phú, đa dạng với đầy đủ các loại như đàn, sáo, cồng chiêng Hầu như các dân tộc sinh sống ở khu vực Tây Nguyên đều có cồng chiêng, người Giẻ - Triêng cũng có bộ cồng chiêng với 12 chiếc có kích thước từ bé đến lớn, mỗi chiếc một âm Khi diễn tấu, mỗi nghệ nhân thường phụ trách một cái, với nhiều nghệ thuật chặn, bịt khác nhau tạo nên hiệu quả âm thanh đặc sắc Cổng chiêng thường diễn tấu cùng với trống, và múa xoang trong các lễ hội của

công đồng Tiếng chiêng của đồng bào người Giẻ - Triêng có giai điệu hiển

hòa cũng như chính tính cách của con người họ [36, tr.99]

Người Giẻ - Triêng còn có một nhạc cụ độc đáo khác là Đỉnh Tút, đây là

một loại nhạc cụ tự chế bằng 6 ống từ cây Ha Chiên (thuộc họ tre, nứa) có độ dài

ngắn khác nhau “Đinh” có nghĩa là ống, *Tút” có nghĩa là âm thanh hoặc giai

điệu Dinh Tit là ống phát ra âm thanh giai điệu Thôi Đinh Tút thường phải có một nhóm nghệ nhân nam gồm 6 người phụ trách 6 ống với những âm vực, giai

điệu khác nhau Khi thổi nghệ nhân phải nhún ngảy mô phỏng những động tác của người đang tra lúa hoặc nhé có, giãm lúa Ngoài ra còn nhiều các nhạc cụ

khác như Voong (sáo dài nhiều lỗ), Ta lul (sáo thôi doc), Pri (đàn 2 dây) tạo nên

một hệ thống nhạc cụ rất phong phú và gần gũi [1, tr.23]

1.3.3.4 Văn học dân gian

Trang 35

loại các nhau, sống động lâu đời trong đời sống tỉnh thần của nhân dân Đó là

huyền thoại về sự xuất hiện các cộng đồng người như cậu truyện kê về nguồn

ốc của các gid

về cuộc sống thế giới bên kia như về hồn (phol), về con chim Té, con chim King cang Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống truyện ngụ ngôn, truyền

ø người, những câu truyện làm hình thành nên các khái niệm

cười truyền lại cho con cháu đời sau như: con thỏ thông minh, con hỗ ngờ nghệch, con rùa khôn ngoan, con khi tỉnh ranh với mục đích như một bài học dạy dỗ con người ứng xử với mọi người trong xã hội [33, tr.30]

“Tiểu kết Chuong 1

Kon Tum là một tỉnh nằm ở cực Bắc của vùng Tây Nguyên rộng lớn

với nguồn tài nguyên thiên nhiên đắt và rừng vô cùng phong phú Kon Tum là

vùng đất cô, từ xa xưa đã có những bộ tộc người nguyên thủy sinh sống, là

vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời Vùng đất Kon Tum có nhiều biến động, xáo trộn do hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lắn thời kỳ phong kiến, chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người Giẻ - Triêng đã kè

vai sát cánh cùng các dân tộc anh em, cùng người Kinh đoàn kết một lòng

đánh đuôi kẻ thù xâm lược Hiện nay, theo xu thế phát triển chung của thời

đại, người Giẻ - Triêng vừa phải tiếp cận với khoa học kỹ thuật để phát triể

vừa phải giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình Với ý thức tự vươn lên cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đời sống kinh tế - xã hội của

người Giẻ - Triêng ngày cảng đổi mới theo chiều hướng tiến bô

'Con người nơi đây thật thà chất phác, cần cù chịu khó, yêu quê hương, đoàn kết anh dũng kiên cường Từ khi có Đảng, đồng bào các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Kon Tum nguyện đi theo Đảng, gan dạ dũng cảm góp

Trang 36

chung tay xây dựng đất nước Hiện nay trên địa bàn của tỉnh có hơn 20 dân

tộc anh em cùng sinh sống trong đó có 6 dân tộc bản địa đã sinh sống tương, đối lâu đời là Ba Na, Gia Rai, Giẻ - Triêng, Xê Đăng, Rơ Măm và B'râu, bên cạnh đó còn nhiều các dân tộc khác đến sau và cùng sinh sống như:

Kinh, Tày, Thái, Mường

Là một trong số 6 dân tộc bản địa có mặt từ rất lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trải qua nhiều biến động lịch sử và nhiều lần di dân quanh khu vực, đồng bào dân tộc Giẻ - Triêng hiện nay cư trú chủ yếu ở hai huyện Ngọc Hồi va Dak Glei Nếp sống nương ray, quan hệ làng bản đã tạo nên nét đặc sắc

văn hóa của đồng bào Dân tộc Giẻ - Triêng có đời sống văn hóa phong phú bao gồm: lễ hội, tín ngưỡng, truyện cổ dân gian, văn hóa luật tục, cá hát, âm nhạc Tất cả đã hợp thành bản sắc văn hóa độc đáo của họ nói riêng và các

đồng bào dân tộc sinh sống trên mảnh đất Kon Tum nói chung, góp phần làm

phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa đại gia đình dân tộc Việt Nam

Hôn nhân truyền thống của đồng bảo Giẻ - Triêng là một nét đẹp trong phong tục tập quán của đồng bào từ cô xưa Hôn nhân mang ý nghĩa văn hóa,

là tiếng nói văn hóa của họ can thiệp vào tự nhiên và mang những đặc tính xã

hội — kinh tế sâu sắc Tìm hiểu và nghiên cứu tông quan về người Giẻ - Triêng,

ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là cơ sở để có thể nghiên cứu sâu sắc bản chất của những quan niệm, luật tục và nghỉ thức trong hôn nhân truyền thống

Trang 37

Chương 2

NHỮNG THÀNH TÓ CƠ BẢN

TRONG HON NHAN TRUYEN THONG CUA NGUOI GIE - TRIENG 2.1 Quan niệm về hôn nhân truyền thống của người Giẻ - Triêng

2.1.1 Quan niệm về vai trò và ý nghĩa của hôn nhâm

Hôn nhân là một trong nhưng vấn đề cơ bản, yếu tố quyết định tạo lập nên sự bền vững của gia đình Hôn nhân là sự khởi đầu, là hạt nhân tạo dựng gia đình mới Hôn nhân và gia đình có mi quan hệ biện chứng, nhân quả, gắn liền với không gian văn hóa tộc người

Trong lịch sử phát triển của xã hội loại người, hình thái hôn nhân phản

ánh trình độ phát triển của xã hội - nền văn minh của một xã hội tương ứng

với nó Thời kỳ mơng muội, lồi người sống trong tình trang tạp hôn cũng

không hơn gì bầy đàn của loại vật, tính chất của hôn nhân lúc này chưa ý thức được vai trò xã hội của nó ngoài bản năng duy trì nòi giống đơn thuần Khi

con người thực sự ra đời, tức là người thông minh, người trí khén (Homo

sapiens) thì xã hội loài người dần được thiết lập một trật tự xã hội nhất định

và hôn nhân cũng có những hình thái tương ứng

Hôn nhân của các đân tộc ở Việt Nam là bức tranh thu nhỏ lịch sử hôn nhân và gia đình của xã hội loài người ; thế nhưng trong đại gia đình các dân

tộc Việt Nam (54 thành phần dân tộc), sự đa dạng về sắc thái văn hóa và trình

độ phát triển xã hội ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau Cũng như các dân tộc khác, đân tộc Giẻ - Triêng cũng có những quan niệm về hôn nhân của họ

ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau

Trang 38

gia đình, trong xã hội Người Giẻ - Triêng cho rằng những ai đã qua tuổi 15 hay 16 mà vẫn chưa làm lễ cà răng đồng nghĩa với việc không có người nào

để mắt tới, và bị coi thường trong xã hội nên rất khó tìm được người kết hôn Hôn nhân truyền thống của người Giẻ - Triêng là sự tự nguyên giữa một người đàn ông và một người phụ nữ Kết hôn là một sự kết hợp được gia đình và công đồng công nhận, đôi uyên ương sẽ nguyên thể yêu thương, chung

thủy và công khai cùng chung sống, cùng chăm sóc cho nhau Nhờ có hôn nhân mà những đứa trẻ được ra đời với sự chào đón của tắt cả các thành viên

trong cộng đồng làng, có cha mẹ và là nền tảng của gia đình

Như vậy, theo quan niệm truyền thống của người Giẻ - Triêng hôn

nhân là một hình thức để đánh dấu sự trưởng thành của một con người Sau

khi kết hôn họ có quyền tự định đoạt cuộc sống của họ, không chỉ có trách

nhiệm với bản thân mà còn phải có trách nhiệm đối với người thân trong gia

đình và xã hội Ngoài ra, sau khi kết hôn những những cặp vợ chồng sẽ được buôn làng chia đất đai, sống tự lập, thực sự trở thành một hạt nhân mới trong

công đồng của họ Sau đó, những đứa trẻ được sinh ra làm tăng thêm thành

viên cho cộng đồng làng và kết nối những với những mối quan hệ họ hàng và

những mối quan hệ gắn bó khăng khít khác trong xã hội

2.1.2 Quan niệm về độ tuổi kết hôn

Dân tộc Giẻ - Triêng công nhận con trai, con gái đã trưởng thành, thông thường từ 15 ~ 16 tuổi (tức là hoàn thiện con người sinh học nhưng bên cạnh

đó còn có căn cứ vào thẻ chất, sự nảy nở của mỗi người) Lúc đó bản thân gia

đình và công đồng bắt đầu quan tâm đến vấn đề hôn nhân cho người nam và người nữ, nhằm tạo dựng nên một gia đình hạt nhân mới (3, tr.24]

Trang 39

*Cưa răng” (Ket hoeng) Người Giẻ - Triêng chỉ làm lễ cưa răng (Két hoeng) cho những đứa trẻ đã đến tuổi trưởng thành, quy định con trai 15 - 16 tuổi,

con gái 13 - 14 tuôi Đó là dấu hiệu cơ bản của lễ thành đỉnh Khi cưa xong,

họ được công nhận là những thành viên chính thức của làng, có quyền tham

gia mọi công việc xã hội và thiết lập hôn nhân Và khi chết hồn của họ mới

được hóa thành chim Té về với tổ tiên LỄ này được tổ chức tập thể, và

khoảng hai đến ba năm thì tổ chức một lần Nếu con trai và con gái không cà

răng thì bị dư luận chê cười, bạn bè khinh rẻ và không bắt được vợ, được

chồng Như vậy, việc cưa răng như một chuẩn mực, một khuôn mẫu về cái

đẹp theo góc nhìn của người Giẻ - Triêng xưa Còn xét ở góc độ tâm linh,

người Giẻ - Triêng cho rằng những người không được cà răng, khi chết đi linh

hồn của họ không về được với tổ tiên [33, tr.104}

Lễ Ket hoeng thường được tổ chức vào c‹

Cộng đồng sẽ tô chức nghỉ lễ mang tính tập thê cho toàn thẻ những nam nữ thanh

mùa khô, mùa nông nhàn niên đến độ tuổi trưởng thành Công việc này do một người có kinh nghiệm trong làng chịu trách nhiệm, trình tự nghỉ lễ thì sẽ do già làng chii tri (33, tr.104]

Dĩ nhiên việc cà răng sẽ vô cùng đau đớn, nên trải qua công việc này là điều rất khó khăn nếu như bản thân người được cưa răng không có niềm tin tín ngường và sự rằng buộc bởi luật tục Khi công việc cà răng diễn ra xong, người Giẻ - Triéng cũng có những bài thuộc dân gian rất hay, đó là nhựa của một loại cây rừng làm cho vết thương mau lành và tránh nhiễm trùng Ngày nay, người Giẻ - Triêng không còn cưa răng khi trưởng thành nữa, những mỗi

khi có bệnh về răng miệng họ vẫn dùng loại cây này ngâm với rượu để ngậm

cho giảm bớt cơn đau nhức [33, tr.105),

Và có lẽ, đây sẽ là những ngày tháng ý nghĩa nhất của những chàng

Trang 40

hành phúc của một người bước vào tuổi trưởng thành được chăm sóc lẫn nhau, quấn quýt bên nhau suốt ngày đêm, và đây cũng là cơ hội để họ tỏ tình Giả làng Brol Vé 6 ling Dak Rang ké lại rằng trước đây nam nữ trưởng thành thường sinh hoạt cộng đồng tại nhà rông và buổi tối họ ngủ luôn tại

đấy Các chàng trai và cô gái yêu mến nhau cũng nên duyên từ đấy Họ thể hiện tình cảm và sự ưng thuận bằng cách lay nhẹ chân của đối phương khi

họ đang ngủ, nếu đối phương cũng có tình cảm sẽ thức dậy đi tìm nhau đẻ

trò chuyện va hen thé chuyện yêu thương cùng nhau Còn nếu từ chối thì sẽ im lặng như không biết, đấy có lẽ là cách từ chối lịch sự nhất, không khiến đối phương phải xấu hồ

“Trước đây, tuổi kết hôn của người Giẻ - Triêng tương đối sớm, bắt đầu

trưởng thành khoảng 15 — 16 tuổi họ đã kết hôn Theo lời của giàng Brol Vẻ

(sinh năm 1950) ké lai rằng bố mẹ ông lấy nhau từ khi còn rất trẻ, trong kháng,

chiến chống thức dân Pháp, làng của ông nhiều lần di dời và ông cũng thất lạc bố mẹ từ sớm, được dân làng nuôi dưỡng và khi trưởng thành ông đi theo

cách mạng Vào những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làng Đăk Răng là một căn cứ địa cách mạng, thành niên trong làng đều đi kháng chiến nên

những người cùng độ tuổi với già làng Brol Vẻ lập gia đình khá muộn,

khoảng từ 30 đến 35 tuổi, ông lý giải rằng thanh niên ở thời điểm đó còn phải

đi đánh giặc nên chuyện lập gia đình đều gác lại cho đến khi tổ chức thúc giục

thì họ mới nghĩ đến Vây nên làng Đăk Răng vào thời điểm đó không hè có

hiện tượng tảo hôn Giai đoạn sau, độ tuôi kết hôn có trẻ hơn, hầu hết là nằm

trong khoảng 20 đến 28 tuôi, điên hình như trưởng thôn sinh năm 1965, lập

gia đình năm 1983 Trưởng thôn chia sẻ rằng khi ông đi bộ đội thì ở nhà bố

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN