Đề tài Hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh bắc Giang góp phần nhận thức đúng đắn về hôn nhân và những giá trị địch thực của nó, trên cơ sở đó đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả công cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn hiện nay.
Trang 1
BỘ VĂN HOÁ, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
mm
Phạm Thị Quyên
Hôn nhân của người Sán Dìu
Trang 2
BỘ VĂN HOÁ, THÊ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
mm
Phạm Thị Quyên
Hôn nhân của người Sán Dìu
Trang 3
Bộ VĂN HOá, THể THAO Và DU LịCH Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
BỘ VĂN HOÁ, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BQ GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
tities
Pham Thj Quyén
Hôn nhân của người Sán Dìu
ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang
Chuyên ngành: Văn hoá học Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Trần Bình
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần
h Những nội dung trình bày trong luận
văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được
ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào, Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu
của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giá luận văn
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT DANH MỤC CÁC BANG BIEU MO DAU 5 7 § 9 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở XÃ QUÝ SƠN VÀ CÁC KHÁI NIEM CÔNG CỤ
1.1 Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài
1.2 Khái quát về người Sán Dìu ở xã Quý Sơn 1.2.1 Đặc điểm địa bàn cư trú
1.2.2 Tên gọi, nguồn gốc, lịch sử cư trú
1.2.3 Đặc điểm đời sống kinh tế (mưu sinh) 1.2.4 Tổ chức xã hội 1.2.5 Đặc điểm văn hóa tộc người su kết Chương 1 'TRUYÊN THÓNG CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở XÃ QUÝ SƠN Chương 2: HÔN NI
2.1 Quan niệm, nguyên tắc hôn nhân 2.1.1 Quan niệm về hôn nhân truyền thống
2.1.2 Các nguyên tắc hôn nhân
Trang 6“Tiểu kết Chương 2 75
Chương 3: NHUNG BIEN DOI VE HON NHÂN CUA NGƯỜI SÁN DÌU Ở XÃ QUÝ
SƠN HIEN NAY 76
3.1 Lĩnh vực và quy mô biến đỗi 76
3.1.1 Biến đôi về quan niệm, điều kiện và tiêu chuẩn chọn bạn đời 76
3.1.2 Biến đổi nghỉ lễ hơn nhân _ ¬ 80
3.1.3 Biến đổi trang phục, cỗ bàn 82
3.1.4 Vai trò của người làm mỗi trong hôn nhân hiện nay 84
3.2 Nguyên nhân biến đỗi 85
Trang 8Stt
DANH MỤC CÁC BẰNG BIÊU
Nội dung bảng biểu thống kê
Bảng 1.1: Phân bố cư trú của người San Diu ở Việt Nam Bảng 1.2: Phân bố dân cư dân tộc San Diu trén địa bản xã
Quý§m
Bảng 2.1: Độ tuổi kết hôn lần đầu của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn
Bảng 2.2: Đặc điềm giống và khác nhau trong hôn nhân của
người Sán Diu và người Tày ở Quý Sơn
Sơ đồ 1.1: Mặt bằng sinh hoạt nhà ông Leo Văn Tư thôn Bãi
Chè, xã Quý Sơn, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang
Trang 9MO DAU
1 Lý do chọn đề tai
Ở Việt Nam, dân tộc Sán Dìu có dân số 146.821 người (Theo Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009), là một dân tộc ít người sinh sống ở miền trung du của một số tỉnh miền Bắc Dân tộc này thuộc nhóm ngữ Hoa, còn có những tên gọi khác: Sán Déo, Trại, Trại Đắt, Mán Quân Cộc, Mán Váy Xẻ
Địa bàn cư trú của người Sán Dìu tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa “(hồng nhất trong da dang” Nền văn hóa đó là sự hội tụ các giá trị văn hóa của 54 dân tộc cùng sinh sống
trên cùng một lãnh thổ Trong đó, dân tộc Sán Diu có một đời sống văn hóa
phong phú, độc đáo với những giá trị nhân văn sâu sắc, có mối quan hệ qua
lại rất mật thiết với đại gia đình các dân tộc Việt Nam Vi
dy, nghiên cứu
văn hóa truyền thống của người Sán Diu, trong đó có việc nghiên cứu về hôn nhân của người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là nhu cầu quan
trọng, giúp hiểu thấu đáo về Văn hóa Việt Nam
Hôn nhân là thành tố quan trọng thuộc văn hóa xã hội (văn hóa chuẩn
mực xã hội) Trong bồi cảnh chuyển đổi, hòa nhập, cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao tiếp văn hóa đang diễn ra khá mạnh mẽ hiện nay, cũng như các tộc người khác, hôn nhân gia đình của người Sán Dìu đang biến đổi, thích ứng
khá sâu sắc Việc nghiên cứu hôn nhân của người Sán Diu, nhằm bảo tồn,
phát huy các giá trị; hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực là đòi hỏi đang đặt ra hiện nay,
Cho đến nay, nghiên cứu về người Sán Dìu, đã được giới nghiên cứu chú ý, một số công trình mang tính mô tả đại cương về tộc người này đã được
Trang 10chung và ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang) nói riêng đến nay vẫn chưa được chú ý thỏa đáng Vì thế nghiên cứu về hôn nhân của người Sán Dìu ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là nhu cầu cần thiết của văn hóa học, dân tộc học hiện nay
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hôn nhân của người Sản Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”, làm luận văn Thạc sĩ Văn hóa học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm gần đây, xu hướng tìm hiểu nghiên cứu văn hóa tộc
người đã, đang và rất được quan tâm Mặc dù chỉ chiếm 13% tông dân số cả nước nhưng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa riêng, độc đáo, tạo nên một nền văn hóa chung, thống nhất trong đa dạng
~ một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Tộc người Sán Dìu ở Việt Nam cũng được nhiều nhà nghiên cứu dân
tộc học và nhiều tác giả dày công nghiên cứu Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về người Sán Dìu, cả về sách báo cũng như các tạp chí
Vào thập ky 70 của thé ky XX, việc triển khai nghiên cứu về người Sán Diu được đây mạnh, tiêu biểu là bài viết của Ma Khánh Bằng công bố trên tạp
chí Dân tộc học như: Phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống (1972), Ý thức tộc người (1975) Những bài viết này sau được tập hợp trong cuốn sách Người Sán Dìu ở Việt Nam (1983) của Ma Khánh Bằng, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội Đây có thể coi là một bức tranh toàn cảnh về người
Sản Du ở Việt Nam Tác giả đã nghiên cứu và trình bày một cách khái quát
tổng thể về dân tộc Sán Diu: từ tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển đến cách tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tỉnh thần cùng phong tục tập
quán làm nên các giá trị văn hóa riêng của tộc người Sán Dìu ở Việt Nam
Tác giả đã khẳng định Sán Dìu là “Một sộc người với dân số ír, tiếp thu van hóa của nhiều dân tộc khác, song vẫn luôn ÿ thức được mình là một dân tộc”
Trang 11Nguyễn Khắc Tụng (1959), Máy ghỉ chép vẻ người Sán Dìu, Tạp chí
Dân tộc học số 37
Ma Khánh Bằng (1972), Nương, đi, soi, bãi của người Sán Dìu, Tạp
chí Dân tộc học số 3
Ma Khánh Bằng (1973), Vài nét về đân tộc Sản Dìu, thông báo Dân tộc học số đặc biệt xác định thành phần các dân tộc miền Bắc
‘Tat cả các tài liệu này chủ yếu đề cập tới các khía cạnh như xã hội, văn
hóa, phong tục tập quán của người Sán Diu
Khoảng 15 năm trở lại đây, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đời sóng gia đình Sự biến đổi của gia đình truyền thống (như cấu trúc, chức năng, đạo đức và các mối quan hệ trong gia đình)
dưới sự tác động (tích cực và tiêu cực) của cơ chế thị trường là một trong
những chủ đề thu hút nhiều tác giả khai thác Chẳng hạn như: Diệp Đình Hoa với tác phâm Người Uiệt ở đông bằng Bắc bộ đã đề cập đến vẫn đề quan hệ hôn nhân, vấn đề giới trong gia đình, Các công trình nghiên cứu đã góp phần lí
giải những hiện tượng mới nảy sinh trong gia đình bởi những tác động của xã hội đương đại
Ngoài ra, nghiên cứu về hôn nhân của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
cũng xuất hiện nhiều công trình như: Giư đừnh và hớn nhân của dân tộc Mường ở tính Phú Thọ của Nguyễn Ngọc Thanh; Hôn nhân và gia đình truyền thẳng của các dân tộc Malayo — Polynexia Trường Sơn - Tây Nguyên của tác giả Vũ Đình Lợi; Hôn nhân và gia đình các đân tộc Tày ~ Nùng ~
Thái ở Việt Nam của Đỗ Thúy Bình; Những nghiên cứu này đều tiếp cận ở
phạm vi rộng nhằm mục đích tìm hiểu những nét chung của hôn nhân và gia
đình truyền thống mỗi tộc người
Người Sán Dìu còn được biết đến qua các công trình nghiên cứu như: Cuốn Dân ca Sán Dìu (1987), nhà xuất bản Văn hóa dân tộc của tác giả Diệp
Trang 12người Sán Dìu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và những lời hát đối đáp
trong đám cưới Tác giả Diệp Trung Bình với Phong tục và nghỉ lỄ chư kì đời người của người San Dìu ở Việt Nam (2005) đã mô tả một cách toàn diện các
nghỉ lễ chu kỳ đời người người Sán Dìu nói chung từ khi sinh ra đến khi mắt đi Đồng thời tác giả
tộc người Sán Dìu được thể hiện qua nghỉ lễ vòng đời người
lạ đánh giá về giá trị văn hóa và những biến đổi của
Gần đây nhất, có công trình văn hóa tộc người Sán Diu ở các địa phương
đã được xuất bản như: Văn hóa truyền thống của dân tộc Sản Dìu ở Tuyên
Quang (2011) của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên) Tác giả trình bảy
một cách tông quát nhất từ lịch sử tộc người, địa bàn cư trú cùng những đặc
trưng văn hóa của tộc người này ở Tuyên Quang
Tại Bắc Giang, đã có những công trình nghiên cứu về người Sán Dìu được xuất bản trong đó tiêu biểu như: Dán độc Sán Du ở Bắc Giang, nhà xuất bản văn hóa tộc người, Hà Nội (2003) của Ngô Văn Trụ, Nguyễn Xuân Cần
(chủ biên) Cuốn sách là một bức tranh toàn cảnh về người Sán Dìu ở Bắc
Giang: Từ nguồn gốc, tên gọi, địa bàn cư trú đến các hoạt động kinh tế truyền thống, âm thực, trang phục truyền thống, các phong tục nghi lễ liên
quan đến chu kỳ đời người Tập văn hóa phí vật thể ở Lục Ngạn, nhà xuất bản văn hóa thông tin (2007), cũng đã giới thiệu khái quát về người Sán Diu Ngoài ra còn có các bài viết in trên các báo và tạp chí như: Tạp chí Đán độc học, Dân tộc & Thời dai, Van hóa dân gian
Những kết quả và thành công của các công trình nghiên cứu trên không chỉ giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, sinh động về một dân tộc với những
nét văn hóa đặc sắc, hiểu rõ những nét văn hóa truyền thống độc đáo, riêng biệt nằm trong cái chung của cộng đồng người Sán Dìu Mà còn góp phần
cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách có
những giải pháp can thiệp cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tỉnh
Trang 13xa, nhằm xóa bỏ những thủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống lành mạnh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa tộc người
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Góp phần nhận thức đúng đắn vẻ hôn nhân và những giá trị đích thực
của nó Trên cơ sở đó đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả công cuộc vận đông xây dựng gia đình văn hóa ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
~_ Khái quát về người Sán Dìu ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang), tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hôn nhân của họ
~_ Giới thiệu một cách có hệ thống vẻ hôn nhân của người Sán Dìu ở xã
Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, và những biến đổi của nó hiện nay
~_ Bước đầu tìm kiếm giải pháp, bảo tồn, phát huy các giá trị, hạn chế
các tác động tiêu cực của tập quán kết hôn, nếp cũ không còn thích hợp trong gia đình của người Dán Dìu, với việc xây dựng gia đình văn hóa hiện nay ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang)
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính của nghiên cứu này là hôn nhân của người Sán Diu ở
Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang)
Để mở rộng, so sánh, tìm kiếm những vấn để có liên quan đến hôn
nhân, gia di
(Bắc Giang), dân tộc Tày ở Quý Sơn cũng sẽ là đối tượng nghiên cứu, mang
, văn hóa tộc người của người Sán Dìu ở Quý Sơn, Lục Ngạn tính hỗ trợ của dé tai nay
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Về mặt không gian, các thôn bản của người Sán Diu ở Quý Sơn, Lục
Trang 14Do hạn chế nhiều mặt, cũng như giới hạn khuôn khô của luận văn,
nghiên cứu này chỉ đề cập đến hôn nhân của người Sán Dìu ở Quý Sơn, Lục
Ngạn (Bắc Giang) những năm trước 1986 (Đổi mới) đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận
Trong quá trình hoàn thành luận văn, phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được tuyệt đối tuân thủ
Đó là việc coi hôn nhân, gia đình của người Sán Dìu ở Quý Sơn, Lục Ngạn
(Bắc Giang), và sự biến đổi của nó là hệ quả tất yếu của sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội, trong đó có giao tiếp văn hoa
siữa Sán Dìu ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang), với các cộng đồng láng
giéng khác Những lý giải phân tích các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia
đình của người Sán Dìu ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang), đều dựa vào những quan điểm lập luận trên Cũng như các hiện tượng khác, hôn nhân của người Sán Dìu ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang), luôn luôn vận động
biến đôi để thích ứng với sự thay đổi của môi trường sinh thái, và các tác động khác Đối với các thành tố văn hóa khác trong tông thê văn hóa Sán
Diu 6 Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang), hôn nhân của họ vừa là tác nhân vừa là hệ quả của tổng thể những biến đi đó
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo để hoàn thành luận văn này là Nghién
cứu điển đã ở thực địa Các kỹ thuật chủ yếu bao gồm: Tham dự, quan sát,
phỏng vấn - hỏi chuyện, ghỉ âm, ghỉ chép được sử dụng trong quá trình điều tra, nghiên cứu ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang) Để thu thập tư liệu, tác giả sẽ nghiên cứu thực địa ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang) nhiều đợt Trong các đợt điều tra thực địa đó, sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo, cán bộ các ban
Trang 15
khác nhau ở các thôn bản, tại Lục Ngạn Trong đó chú trọng tới các đối tượng
có nhiều liên quan đến hôn nhân người Sán Diu ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang) Nguồn tư liệu thu thập ở Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang) là nguồn tư liệu chính để nghiên cứu
Nghiên cứu những công trình đã công bố về người San Diu, van hoa
Sán Diu và hôn nhân Sán Dìu; Những tài liệu liên quan trực tiếp đến hôn nhân
của người Sán Dìu ở Lục Ngạn, và một số tộc người khác để thu thập các dữ
liệu liên quan
Phương pháp thống kê, so sánh cũng sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn
6 Đóng góp của luận văn
Luận van bé sung thêm nguồn tư liệu về hôn nhân người Sán Dìu ở Lục Ngạn; Đóng góp vào việc nghiên cứu, văn hóa cũng như hôn nhân người Sán Dìu ở Bắc Giang nói riêng, và người Sán Dìu ở Việt Nam nói chung
Kết quả nghiên cứu của Luận văn, sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với công cuộc bảo tồn văn hóa truyền thống Sán Dìu; vận động xây dựng gia
đình văn hóa, Xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phương; Đối với các cơ quan, cá nhân đang thực hiện công tác quản lý, liên quan đến cưới xin ở Lục Ngan, Bac Giang
7 CẤu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về người Sán Dìu ở xã Quý Sơn và các khái niệm công cụ
Trang 16Chương I
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở XÃ QUÝ SƠN
VA CAC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 1.1 Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài
~ Tộc người và văn hóa tộc người
Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người, theo
nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình thành về mặt lịch sử trên một lãnh thô nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh), có những đặc điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi trội là ngôn ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau giữa họ với
các tộc người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người)
Hiện nay, các khái niệm ứộc người và dân tộc đều đã, đang và sẽ tồn tại đồng thời Dân rộc dùng để chỉ Dân tộc Việt Nam (tắt cả những người là công
dân Việt Nam, sinh sống trên đất Việt Nam và Việt Kiều) Nhưng đân độc
cũng được dùng để chỉ các tộc người: dân tộc Thái, dân tộc Sản chi, dân tộc Cao Lan, dân tộc Việt (Kinh) Như vậy, ở Việt Nam dân tộc có hai nội hàm: dân tộc ở cấp độ quốc gia Aation (Dân tộc Việt Nam) và tộc người/ Ethmic
'Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động toàn bộ cuộc sống con người trong suốt quá trình lịch sử Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá
trị truyền thống bao gồm thẩm mĩ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng nên bản sắc riêng của mình Văn hóa là tắt cả những gì con người đã bỏ công sức để tạo ra; nó khác với những gì tổn tại trong tự nhiên ngoài con người Theo đại đa số các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thống nhất: Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị tình thân và vật chất do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội
Trang 17tộc bị mắt văn hóa, đồng hóa, dân tộc ấy không còn bản sắc đủ để phân biệt
với dân tộc khác
'Văn hóa không phải là sản phẩm, kinh nghiệm riêng của mỗi cá nhân
hay mỗi thế hệ Nó là sản phẩm sáng tạo của tập thẻ, được tiếp nói qua các thế hệ Mỗi cộng đồng dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng biệt
- Gia dinh
Gia đình là một hình thức tô chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và
giáo dục giữa các thành viên Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một
hình ảnh *xã hội thu nhở”, cơ bản nhất của xã hội Nó hình thành từ rất sớm
và trải qua một quá trình phát triển lâu dài Lịch sử nhân loại có những hình thức hôn nhân: tạp hôn, đối ngẫu, một vợ một chồng thì cũng có các hình thức
gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình: một thé hệ, hai ệ
thể hệ và nhiều thế
~ Hôn nhân
Hôn nhân là thể chế xã hội, kèm theo nó là những nghỉ thức xác nhận quan hệ tính giao giữa các thành viên, thuộc hai giới nam và nữ Khi các
thành viên có quan hệ hôn nhân (kết hôn) với nhau sẽ được xã hội chấp nhận
là vợ chồng Sự công nhận đó cũng có nghĩa xã hội, cộng đồng đã xác nhận và quy định quyên lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa, tôn giáo,
tín ngưỡng giữa họ với nhau và với con cái của họ Sự xác nhận đó trong quá trình phát triển của lịch sử cũng luôn thay đổi để thích hợp, vì thế nó luôn bổ sung những yếu tố mới
Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm (2000), điều 6, 8 có quy định:
Hôn nhân là quan hệ giữa vo va chong sau khi kết hôn Như vậy kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng, theo quy định của pháp luật về điều
Trang 18việc rất quan trọng và phải tuân theo các chuẩn mực xã hội Nó là trách nhiệm của cả gia đình, dòng họ, công đồng đối với thành viên
~ Truyền thẳng
Truyền thống là những tập tục, thói quen, là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được
truyền lại từ thể hệ này sang thế hệ khác Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị,
truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc Như vậy văn hóa, phong tục, lối sống, tập quán, được giữ gìn, truyền từ đời này qua đời khác Mặc dù nó có thể thay đổi, thích ứng, nhưng không mắt đi các giá trị vốn có Cũng có thẻ hiểu truyền thống là đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống do cộng đồng các
thé hệ sáng tạo ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong sự vận đông khách quan của văn hóa
~ Hôn nhân truyền thống
Những nghỉ thức, nghỉ lễ trong hôn nhân có từ xa xưa, được duy trì, trao truyền qua các thế hệ trong lịch sử Do thích ứng với môi trường sinh sống nên khi môi trường sống thay đổi, các nghỉ lễ hôn nhân cũng thay đổi để
thích ứng Vì thế những nghỉ thức, nghỉ lễ trong hôn nhân cũng luôn luôn vận động, thay đối, thích ứng, luôn tiếp nhận các yếu tố mới và tộc người hóa những yếu tố mới đó Và như vậy những yếu tố mới trước đó lại trở thành yếu
tố truyền thống
~ Biễn đỗi và biến đỗi hôn nhân
Biến đổi theo từ điển tiếng việt là “thay đổi hoặc làm cho thay đôi
thành khác trước” Vậy biến đổi là sự thay đổi tình trạng hiện tại so với quá
khứ, là kết quả sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng, con người, xã hội,
Trang 19trong thế giới khách quan Tuy nhiên sự biến đổi của các sự vật hiện tượng
không giống nhau và ngay trong một sự vật hiện tượng thì sự biến đổi cũng khác nhau ở mọi nơi, mọi lúc
Hôn nhân cũng khơng nằm ngồi quy luật biến đối Vì không có một hôn nhân của bắt kỳ một dân tộc nảo có thể tồn tại trong trạng thái bất biến hồn tồn mà nó ln trải qua những biến đổi, nhất là trong thời kỳ hòa nhập
vào hệ thống xã hội hiện đại, khi mà các dân tộc không còn sống riêng biệt và
khi mà quan hệ sản xuất hàng hóa, lối sống đô thị không ngừng tác động mạnh vào các đặc điểm truyền thông tộc người
1.2 Khái quát về người Sán Dìu ở xã Quý Sơn
1.2.1 Đặc điểm địa bàn cư trú
1.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Bắc Giang là vùng đất phía Đông Bắc của Kinh Bắc, tiếp giáp với xứ Lang, lại có đồng bằng, đồi gò và núi rừng xen lẫn nhau, khe đông hiểm trở
Trong đó, Lục Ngạn là một huyện miễn núi thuộc tỉnh Bắc Giang, cách
thành phố Bắc Giang 40 km vẻ phía Đông và có diện tích tự nhiên 1.012 kmẻ Phía Bắc của huyện giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp với huyện Sơn Đông Nhiệt độ trung bình là 23,5°C, ít chịu ảnh hưởng của bão Huyện có
nguồn nước dồi dào từ sông Lục Nam, hồ Cắm Sơn, Khuôn Thần và đập 'TThum thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
Huyện Lục Ngạn có 30 xã và một thị trắn (Chũ), với dân số hơn 20 vạn người cùng với § thành phần dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán chí, Sán Dìu, Hoa, Dao và Cao Lan sinh sống đan xen ở 394 thôn bản, khu phó tạo nên sự giao thoa văn hóa đặc sắc mà ít nơi nào có được
Trang 20‘Thang 1, 2 thường hay có mưa phùn Độ ẩm không khí bình quân trong năm
là 78%, độ âm cao nhất là 92% và thấp nhất là 60%
Quy Son là một xã thuộc vùng khí hậu ấm của huyện thuận lợi cho sản
xuất nông, lâm nghiệp và đời sống cư dân, cho việc phát triển một hệ sinh thái
đa dạng bền vững nói chung và ngành nông lâm nghiệp nói riêng
1.2.1.2 Đặc điểm xã hội
“Theo số liệu thống kê năm 2015, toàn xã có 4 180 hộ với 17.397 khâu
Trong đó có 2.044 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 8.736 khẩu (chiếm 50.21%) gồm các dân tộc Tày, Ning, Hoa, San Dìu, Sán Chí cùng sinh sống, trên 27 thôn, bản Riêng dân tộc Sán dìu có đến 5.796 khẩu, chiếm 66.35%
tổng số dân tộc thiểu số của toàn xã Bà con nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp và phát triển kinh tế trạng trại, vườn đồi Trong quá trình chung sống
cân kể, các công đồng dân cư tuy thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau
nhưng cơ bản có sự hoả hợp, đoàn kết, cùng giúp đỡ nhau trong đời sống
thường ngày
Về nông nghiệp, người Sán Dìu chủ yếu trồng lúa nước, ngô, khoai, sắn, khoai lang, và một số loại rau khác Ngoài ra, cây ăn quả vải thiều là loại cây trồng chính với diện tích 1690 ha Một số loại cây ăn quả khác như cam
canh, bưởi diễn, nhãn, táo, ôi, na diện tích 25 ha
'Vật nuôi chủ yếu của người Sán Dìu là lợn, trâu, đê, vịt, gà Với địa
hình đồi núi nên diện tích rừng cũng được trồng ồn định, có đường giao thông liên thôn trải nhựa, đường làng dần thay thế bằng đường bê tông
Cơ sở vật chất trường học, trạm xá tiếp tục được quan tâm đầu tư, 100% số xóm có điện lưới quốc gia để sử dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân
Trang 21mạnh, thúc đẩy kinh tế của các xã miễn núi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và phát triển
'VỀ giáo dục, trên địa bàn xã có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, toàn xã có
1 trạm y tế nhưng có bác sỹ, cơ sở vật chất, y dụng cụ được tăng cường; đội
ngũ cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình được bố trí ở hầu hết các xóm Do đó, cơ bản đạt kết quả tốt trong các chương trình tiêm chủng, chăm
sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân
Dân cư sử dụng nước sinh hoạt đạt vệ sinh Đảm bảo an ninh trật tự xã
hội và công tác quân sự địa phương, hoàn thành 100% các chỉ tiêu đề ra
'Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết TWS (khoá VIHI) về “Xây đựng và phát triển nền văn hoá Uiệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ”, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và sự hướng dẫn của ngành văn
hoá, bà con cộng đồng dân tộc Sán Diu ở xã Quý Sơn cũng như các xã khác
thuộc huyện Lục Ngạn đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm khôi phục những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông truyền lại cho thế hệ con cháu, trong đó tập trung khai thác, bảo tồn những di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các phong tục, tập quán, ca hát dân gian, tiếng nói chữ viết
Xã Quý Sơn cũng đã thành lập câu lạc bộ (CLB) hát dân ca San Diu Câu lạc bộ được thành lập có quyết định của chính quyền cấp cơ sở, với ban
chủ nhiệm và danh sách các thành viên, có quy chế hoạt động cụ thể Trên cơ sở hoạt động tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính, nhưng vẻ số hội viên và tô chức hoạt động luôn phát triển do ý thức trách nhiệm, do lòng thiết tha yêu tiếng mẹ đẻ, yêu lời ca tiếng hát của dân tộc mình Đặc biệt có nhiều hội viên
Trang 22CLB dân ca trong và ngoài tỉnh Hội viên CLB ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó thường xuyên chú trọng bồi dưỡng các lực lượng trẻ, nhiều em là học sinh tiêu học và trung học cơ sở như các em: Leo Thị Thảo, Leo Văn Nguyên, Đặng Thị Huyền là những diễn viên “nhí” có nhiều triển vọng
Điều cần nói thêm là, tại Quý Sơn đã và đang duy trì lớp dạy chữ Hán -
Nôm của đân tộc Sán Diu với hơn 30 học viên tham gia, làm nền tảng cho
việc học hát dân ca của CLB và để nối nghiệp thầy cúng, thầy tướng số và
thay thuốc
1.2.2 Tên gọi, nguôn gốc, lịch sử cư trú 1.2.2.1 Tên gọi, nguôn gốc
Người Sán Diu từ lâu có tên tự nhận là San Déo Nhin, theo âm Hán - Việt là Sơn Dao Nhân, tức là người Dao ở trên núi Nhưng người Sán Dìu lại
được gọi với nhiều tên khác nhau, chủ yếu dựa vào đặc điểm canh tác, hay
của trang phục như: Trại Đất (người Trại ở nhà đất), Trại Ruộng, Mán Quân Cộc, Man Váy Xẻ Trong Kiến văn tiếu lục cuốn sách của nhà bác học thời
phong kiến Lê Quý Đôn (1723 ~ 1782) có nói tới nhiều dân tộc ở miền Bắc, riêng Tuyên Quang một địa bàn có nhiều người Sán Dìu cư trú, có tới “bảy chủng tộc người Man” là Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Bán, Sơn Miêu, Hán Văn, Bảo Toàn Nói là bảy nhưng khi liệt kê các tộc người đó người ta lại thấy là tám [22, Tr.393] Trong tám tên A/øn được Lê Quý Đôn nói tới, tên
Sơn Man đáng làm người ta chú ý Vì rằng trong chế độ phong kiến, không
riêng gì người Dao mới được gọi là Man, mà nhiều dân tộc khác cũng mang
tên Man như người Mông, Cao Lan, Pà Thén Nhưng đều khẳng định là tất
cả các nhóm Dao ở nước ta đều có tên là Man hay Mán Như vậy, ta có thể nghĩ rằng Man chính là Dao, Sơn Man tức là Sơn Dao, hay cũng chính là Sán Diu Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, người Sán Dìu đi cư vào Việt Nam
Trang 23Đến Việt Nam, người Sán Dìu đã qua Quảng Ninh vào Hà Bắc (tinh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay), rồi ngược lên Tuyên Quang và dừng tại đó Tác giả Bùi Đình trong một công trình “Tìm hiểu đồng bảo miễn núi Việt
Nam” (1950) da vi
Quan cée tir Quang Đông di cư sang đất nước ta được độ ba bốn trăm năm nay, còn có tên là Sơn Dao; họ ở rải rác khắp vùng đồng
bằng ven biển Móng Cái, Đầm Hà, Hà Cối, Quảng Yên (Quảng
Ninh), Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Tuyên Quang Lác đác ngoài các hải đảo trong vịnh Hạ Long như
Kế bào, Cái Lân Nhóm ở ngoài duyên hải như Đàm Hà, Hà Cổi,
Quảng Yên, phong tục của họ đều theo người Kinh Nhưng trong các vùng phủ Lạng Thương, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên
vẫn còn giữ được tính cách Mán
Cách ăn mặc thường ngày của họ không khác gì người Kinh, nhưng, khi đi làm ruộng hay đi rừng, đàn ông thường mặc áo cánh ngắn tay va quan đùi, nên ta gọi là Mán Quần Cộc Đàn bà mic ao cham dai, váy ngắn, chân quấn xà cạp và nhuộm răng Quần Cộc chỉ chuyên về nông nghiệp, không có công việc gì khác [20, tr.78]
Năm 1960, Tổng cục Thống kê Trung ương mới khăng định tên Sán
Diu Và cũng từ đó, Sán Diu thành tên gọi chính thức được ghỉ chép trong các
văn bản Nhà nước Đến nay tên Sán Diu đã phổ biến trong toàn quốc
Lai lịch của người Sán Dìu vẫn còn là điều chưa được làm sáng rõ, vì
chúng ta chưa có những cứ liệu lịch sử có thể tin cậy được mả chỉ là phỏng đoán trên một vài dấu hiệu mỏng manh Nếu căn cứ vào tên tự nhận của đồng bào, tên Sán Diu tức là Sơn Dao, thì người Sán Dìu vốn có nguồn gốc là người Dao Từ đó có thể suy ra rằng: Từ rất xa xưa, người Dao bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị đã “bóp vụn” thành nhiều nhóm nhỏ, khiến cho
Trang 24đó, nhưng đã sống lâu đời bên cạnh người Hán (Phương Nam) nên dần dần quên tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao), tiếp thu một thô ngữ Hán Quảng Đông Có lẽ cũng xuất phát từ suy đoán trên mà trước đây có học giả người Pháp đã xếp
Sản Diu vào nhóm Dao [12]
Để nói về nguồn gốc của mình, người Sán Dìu có truyện thơ bằng chữ Hán “Vũ Nhỉ”, truyền thuyết “Vua Cóc” Theo cuốn Đán độc Sán Dùu ở Bắc Giang của Ngô Văn Trụ - Nguyễn Xuân Cần có viết: “Đầu tháng 3 — 2003, trong khi khảo sát ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, chúng tôi đã sưu tằm được
một quyền truyện theo nguyên bản chữ Hán có tên là vữ nhỉ (hư công dòng thiềm thư vương, truyện kể về vũ nhỉ và vua cóc” Truyền thuyết này được
chép thành truyện thơ dài hơn 800 câu, mỗi câu 7 chữ, lưu truyền rộng rãi trong
tộc người Sán Dìu Xong truyền thuyết cũng không cho ta biết gì hơn về lai
lịch của họ, ngoài cái địa danh Mãn Khê Quốc (Mãn Khê Quốc là nơi trước kia
cư trú rất đông người San Diu, nơi cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, ruộng đất phì nhiêu, làm ăn dễ dàng) Qua lời kế của các cụ giả thì người Sán Dìu vốn là một tộc người nhỏ bé, sinh sống ở miễn nam Trung Quốc Vào những năm cuối thời nhà Minh, dau nha Thanh (thé ky XVI), vi không chịu nổi sự đàn áp bóc
lột tàn bạo của bọn phong kiến thống trị, người Sán Dìu lại một lần nữa phải
ưu tán, một bộ phận nhỏ đã vượt biên giới Việt - Trung dé vào Việt Nam Theo gia phả họ Leo, mà ông Leo Văn Thành ở thôn Hai Cũ xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn còn giữ được thì nguyên quán gia đình ông vốn ở Trung Quốc di cư sang Việt Nam và dừng chân tại nơi đây Nhưng do không đọc được chữ Hán - Nôm nên ông không thé dich được chính xác dòng họ mình ở huyện, tỉnh nào của Trung Quốc di cư sang Chỉ biết theo gia pha dé lai tinh đến nay là 9 đời, đời thứ 5 ông Leo Khuân di cư sang, mỗi đời hơn 20 năm
Sau khi vào Việt Nam, người Sán Diu đã vượt dãy Hoàng Chúc Cao
Trang 25Ở Quý Sơn, người Sán Dìu sống liền kề cùng các dân tộc Kinh, Hoa, Sán
Chí, Cao Lan, Tày, Nùng Họ ln đồn kết và giúp đỡ nhau trong lao động sản
xuất và sinh hoạt đời sống hàng ngày Người Sán Dìu không sống đan xen với
các tộc người khác mà họ thường quần tụ lại thành những khu vực riêng biệt “Trong hôn nhân lựa chọn kết hôn với những người đồng tộc luôn được tu tiên
Lịch sử tộc người Sán Dìu cho thấy một trang đấu tranh hào hùng, bất khuất để sinh tồn và bảo vệ giống nòi, sự phát triển lâu dài của họ gắn bó với
quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của Việt Nam, họ là một bộ phận
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
1.2.2.2 Lịch sử cự trú
Ở Việt Nam, dân tộc Sán Dìu có dân số 146.821 người (tổng điều tra dân số và nhà ở 2009), có mặt tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phó Chiếm tỷ
lệ 0,171% và đứng hàng thứ 17 trong các dân tộc Việt Nam Họ cư trú đan
xen và quan hệ gắn bó mật thiết về đời sống vật chất cũng như đời sống tỉnh thần với các dân tộc khác Ngoài những cư dân sống tập trung trong một số xã thuộc các huyện của Bắc Giang, đại bộ phận còn lại sống bao quanh phía
Đông ~ Nam và Đông - Bắc dãy Tam Đảo, thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, Thái Nguyên
Bảng 1.1: Phân bố cư trú của người Sán Dìu ở Việt Nam
Tỉnh Dân Số Tỉnh Đân Số (người)
(người)
Thái Nguyên 44131 Hãi Dương 1872
Vĩnh Phúc 36.821 Đồng Nai 850
Bắc Giang 27.283 Hà Nội 82
Quảng Ninh 17946 Lam Đông 662
“Tuyên Quang, 12565 Đắk Nông ø1
Trang 26
'Như vậy, dân số người Sán Diu ở tỉnh Bắc Giang năm 2009 có 27.283 người Nhưng tính đến năm 2014 (theo số liệu Cục Thống kê tỉnh) số lượng
người Sán Dìu tăng lên 27.878 người trong tổng số 200.538 người dân tộc
thiểu số, chiếm 13,9% dân số dân tộc thiểu số toàn tỉnh và đứng thứ 4 sau
người Kinh, Tày va Ning
Huyện Lục Ngạn có đến hơn 20.000 người Sán Dìu sinh sống ở 14/30
xã, thi trấn của huyện, tập trung chủ yếu ở các xã Quý Sơn (5.796), Giáp Sơn
(3.904), Hồng Giang (2.170)
Xã Quý Sơn có số người Sán Dìu sinh sống đơng nhất tồn huyện, sống dai rác ở 27 thôn Trong đó 9 có thôn nhiều người Sán Dìu cư trú nhất:
Bảng 1.2: Phân bố dân cư dân tộc Sán Dìu trên địa bàn xã Quý Sơn mm Din sé Sin STT | Tạnthôn | Số hộ | Số khẩu TT xa nae Dìu (người) 1 |HaiCñ | 190 | 1030 179 961 951 2 _— |ThumCñ | 216 | 1010 200 846 840 3 Phi Lễ 183 | 812 172 761 744 4 |BácHa | 178 | 780 170 754 728 S| Bic 1 232 | 978 130 524 516 6 |Số3 lối | 705 101 475 46 7_ |sốTư 104 | 475 104 475 392 8 |Doankét | 157 | 666 74 333 300 9 |GiànhCũ | 225 | 895 74 305 282 (Nguôn: Tổng kết dân số dân tộc 2015, UBND xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn)
'Quý Sơn là xã tập trung nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống: người Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Sán Chí tạo thành thôn làng đông vui, đầm ấm Trong
quá trình chung sống đan xen với các dân tộc trên cùng một địa bàn, dân tộc Sản Diu cũng có sự giao lưu và chịu ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc khác Trong đó, sự giao lưu tiếp xúc văn hóa với dân tộc Kinh có ảnh hưởng lớn
Trang 27
đã có nhiều sự thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức Đó cũng là
quá trình giao thoa văn hóa trong giai đoạn hiện nay
1.2.3 Đặc điểm đời sống kinh tế (mưu sinh) 1.2.3.1 Trằng trọt
Do địa bàn cư trú của người Sán Dìu ở Quý Sơn chủ yếu là đồi núi nên các loại cây trồng phát triển khá phong phú và đa dạng Ngoài các cây trồng
và cây lương thực chính như lúa, ngô, còn có nhiều loại cây trồng khác như khoai, sắn, bau, bí, cây dược liệu
Đối với việc canh tác, người Sán Dìu có truyền thống làm ruộng nước, trình độ canh tác của họ khá cao không khác gì so với dân tộc Kinh, Tày Họ cũng biết sử dụng nhiều công cụ sản xuất có năng xuất cao như cái cày,
cái bừa, cái hái, cái quạt thóc đều thể hiện tính sáng tạo cao
Kỹ thuật canh tác của người Sán Diu ở xã Quý sơn như sau: Ruộng
trước khi cấy được cày một lần rồi phơi cho đất ải, sau đó tháo nước vào ruộng ngâm từ 10 đến 15 ngày rồi dùng bừa một vài lượt cho đất bở ra Để
có mạ cấy, người Sán Dìu thường chọn một mảnh đất m, bằng phẳng, có nhiều mùn để gieo mạ Sau khi làm đất xong họ sẽ vãi thóc cho đều trong mảnh đất Khi gieo mạ được hơn một tháng, thì sẽ tiến hành nhỏ mạ cấy
Giữa tháng 2 thì tra lúa và thu hoạch vào khoảng tháng 6, mỗi năm có một
vụ cấy Từ lâu đồng bào đã biết khai thác và tân dụng nhiều nguồn phân khác nhau như phân chuồng, phân hun (gồm rễ cây, rễ cỏ, cành lá khô đem đốt cùng đắt mục ) phân xanh, tro bếp, bùn ao, hồ, phân bắc; biết làm thủy lợi như đắp đập, đảo mương, khơi máng, tận dụng nguồn nước thiên nhiên phục vụ sản xuất
Bên cạnh ruộng nước, người Sán Diu còn giỏi khai phá hoang phục hóa
Trang 28chấp trong và ngoài làng Dưới chế độ phong kiết
xã hội Sán Dìu cũng
không diễn ra sự bóc lột gay gắt của giai cấp thống trị với bị trị Các sản phẩm cống nộp cho triều đình phong kiến được những người đứng đầu thôn phân bổ hợp lý Sự tô chức hợp lý trong cơ cấu sản xuất và quản lý mọi thành viên trong cộng đồng dưới những nguyên tắc cơ bản đều được nêu rõ trong các hương ước, khiến mô hình thôn người Sán Dìu luôn ôn định và bền vững
Giả làng có vai trò quan trọng trong xã hội truyền thống Sán Dìu Giả làng là người giả có đạo đức, có uy tín đối với dân, nắm chắc phong tục tập
dân tộc mình Người này do chính nhân dân
tôn trọng nhất và có mặt trong hâu hết các sự kiện văn hóa của làng, các đám
quán củ ra, là người được
cưới, đám ma
Về tư liệu sản xuất người Sán Dìu không có ruộng công, ruộng đất do nhà nào tự khai khân nên thuộc quyền sở hữu của gia đình đó Song dưới chế
độ thực dân, phẩn lớn nông dân
địa chủ cướp mắt ruộng hoặc túng thiếu phải bán ruộng đất cho địa chủ, để rồi phải đi cày thuê, cuốc mướn cho các đồn điền của bọn thực dân
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954), tổ chức xã hội theo cơ
cấu làng, xã, huyện, tỉnh và được hình thành, xã hội được quản lý bởi hệ thống hành chính thống nhất trong toàn quốc Hội đồng nhân dân là đại diện h, kinh tế, xã
hội Bên cạnh đó còn có tô chức Đảng và các tơ chức đồn thê khác như: Mặt
cho quyền lực của nhân dân, điều hành các công việc hành cl
trân Tổ quốc, Hội phụ nữ, Thanh niên những tổ chức chính trị xã hội này ngày cảng phát huy vai trò thúc đẩy xã hội Sán Dìu không ngừng phát triển,
góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu nước
mạnh, dân chủ và văn minh Trước kia, ở Quý Sơn mỗi xóm người Sán Diu tập trung khoảng 50 nóc nhà Hiện nay, mật độ cư trú của đồng bảo cao hơn
Trang 291.2.4.2 Thiết chế dòng họ
Dòng họ trong tiếng Sán Dìu được gọi là nghen tang phu la cộng đồng người có quan hệ huyết thống tính theo hệ cha, cùng gắn bó với nhau về tư
tưởng, tình cảm, tín ngưỡng và có mối liên hệ vẻ kinh tế
Người Sán Diu rất coi trọng vấn đề dòng họ Ở Quý Sơn, trong một
làng có nhiều dòng họ cùng sinh sống: Trần, Leo, Bằng, Hoang, Ta, Tir, An, Đặng, Lưu, Vi mỗi họ có một hệ thống tên đệm riêng Họ cho rằng trước
đây mỗi dòng họ có thể cùng ở một khu vực cư trú, cùng thờ một ông tổ,
nhưng do biến thiên của lịch sử phải tản di đi mọi phương nên quan hệ dòng
họ cũng biến đồi, chỉ còn lại một vài yếu tố chung Trong quan hệ này nỗi bật
lên một nét là mỗi dòng họ còn giữ được một hệ thống tên đệm riêng: 7, 9 và
có khi 12 tên đệm Khi gặp nhau mà cùng họ và cùng hệ thống tên đệm, mà phân thứ bậc Song cách xưng hô trong họ lại theo tuổi tác, ai nhìn thấy mặt
trời trước thì người đó làm anh, làm chị
Trước kia trong dòng họ thường được coi là một bộ máy tự quản hữu hiệu trong xã hội Ngày nay dòng họ gồm trưởng họ lớn, trưởng họ trong nhánh nhỏ Trưởng họ là người giải quyết các công việc trong họ liên quan đến các nghỉ lễ như cưới xin, đám ma, đám gid trong dòng họ Ngoài ra còn
có các chú, các bác cùng bản bạc đóng góp ý kiến trong công việc cùng với
trưởng họ
Trong quan hệ hôn nhân của người Sán Dìu, đồng bảo đặc biệt coi trọng nguyên tắc ngoại hôn dòng họ, người trong họ không được phép lấy
nhau Do đó, vấn đề dòng họ luôn được người Sán Diu chú trọng và dạy bảo
con cháu mình
1.2.5 Đặc điễm văn hóa tộc người
1.2.5.1 Đặc điểm văn hóa vật chất
Trang 30
Người San Diu ngày nay đã ăn mặc giống như người kinh Nhưng trong những ngày lễ hội hay gặp gỡ hát giao lưu giữa các câu lạc bộ, họ vẫn mặc những trang phục mang sắc thái cỗ truyền của dân tộc mình
Lúc đó đàn ông thường mặc loại áo dài may kiểu tứ thân, màu đó nâu, cỗ áo may đứng, áo đài qua mông một chút, tay áo đài, áo cài khuy giữa có
màu trắng, 2 bên có may thêm 2 túi con để đựng tiền và thuốc Quan cing màu áo, rộng cắt theo kiểu chân què, cạp lá tọa và không có thắt lưng
Thường ngày, trong lao động thì đi chân trần, đi xa hoặc đi chơi thì mới di dép quai ngang hay di giầy Và đàn ông thường để đầu trằn, lúc cần nghỉ lễ thì đội loại khăn xếp như người kinh
Bộ nữ trang phục truyền thống của đồng bào gồm có khăn vuông đội
đầu, áo yếm, áo dài tứ thân, áo ngắn (áo bà ba), thắt lưng (đỏ và xanh), vay, và xà cạp Áo dài tứ thân mặc ở ngoài, cỗ cao, nẹp trơn, có đính khuy, may
dài quá gối, chia làm 2 nửa, nửa trên màu nâu đỏ, nửa dưới màu đen Áo ngắn mặc ở trong, màu nâu đỏ, cỗ tròn, cài khuy và có may thêm hai túi nhỏ ở hai bên thân áo Trong cùng là áo yếm được làm bằng vải bông, có hình vuông, không trang trí hoa văn, một đầu góc vuông được khoét tròn lảm cổ,
có đính dây để buộc vào cổ, và lưng Váy màu đen, đài dưới đầu gối, đôi
chân quấn xà cạp bằng vải màu trắng, không trang trí hoa văn Xà cạp có
hình chữ nhật, đài khoảng 50cm, được dọc chéo góc tạo thành hai hình tam giác vuông, có đính dây buộc ở một đầu cạp Thắt lưng được làm bằng lụa hoặc vải,
vất lên nhau, thất lưng màu xanh buộc về bên trái, thất lưng màu đỏ buộc về
ống, dài khoảng Im Khi mặc hai vạt áo đẳng trước sẽ được
bên phải và sẽ để lộ áo yếm bên trong tạo thành đường chéo nhau từ cổ
xuống ngực Cách mặc áo có sự khác biệt giữa các lứa tuổi Phụ nữ có chồng thường mặc áo yếm màu đỏ, còn người trẻ thì ngược lại, áo yếm mặc có màu trắng Trong lao động, phụ nữ Sán Dìu chỉ mặc áo bà ba, váy, đầu vấn tóc,
Trang 31thế cho nhà tranh, vách đất truyền thống Nhiều hộ đã có nhà cao tầng, nhà mái bằng kiên cố như nhà của người Kinh
~ Âm thực
Lương thực hằng ngày của người Sán Dìu là gạo tẻ, chủ yếu được nấu thành cơm và cháo lỗng Ngồi ra, gạo tẻ được giã thành bột dùng để làm
bánh cuốn, bánh đúc Gạo nếp thường được dùng trong những dịp lễ tí thôi xôi và cũng được giã thành bột để làm bánh Bạc đầu, bánh Tà loòng ệt,
bánh Trôi, bánh Tro
Thức ăn hằng ngày rất đơn giản, cơm + rau là thành phần chủ đạo trong cơ cấu bữa ăn, các loại thịt, cá được thay đổi từng ngày Thức ăn được chế biến rất phong phú từ luộc (sap), xào (xáo), hấp (ñip) cho đến nướng (chác),
rán (hoc) tạo ra sự tỉnh tế trong cách chế biến và thưởng thức món ăn của đồng bào
Văn hoá âm thực còn thể hiện sâu sắc hơn trong các ngày lễ tết của
đồng bào, với những món ăn đậm bản sắc dân tộc như: Khau nhơộc, thịt thính (nhưộc trụ chạo), thịt ướp chua (điệp nhóộc), bánh lá ngải (ngòi bánh), xôi nhuộm màu (ng sệch phan), bánh trung gu
Nguoi San Diu noi đây có nhiều loại thức uống khác nhau Đầu tiên phải kế đến là rượu, rượu cũng có rượu cất (clug' chíu) và rượu nếp cái (phan chíu) Loại rượu này được đàn ông sử dụng nhiều dé đãi khách và cúng lễ Các thức uống hằng ngày được người dân ưa dùng là nước cháo loãng (chốc
ím), nước chè xanh, nước lá vối
Đàn ông Sán Dìu thường hút thuốc lào (sóc en) còn phụ nữ ăn trầu như
một thói quen, họ ăn trầu cũng là để nhuộm răng
~ Phương tiện vận chuyển
Ngày nay, do nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng, nên các trục đường
giao thông của địa phương cũng được mở rộng và xây mới Trước đây, tuy
Trang 32khi đi chợ phiên, còn trong sản xuất như: tải phân ra ruộng, nương, chở thóc lúa hoa màu về nhà, lấy củi đốt, họ thường dùng chiếc xe quệt
Xe quệt cầu tạo rất đơn giản toàn bằng tre, gỗ, một đầu hơi nâng lên bởi
hai càng quệt do một trâu kéo Nó có thể sử dụng trên mọi địa hình: bờ ao, ruộng thấp, trên đổi, dưới hẻm Từ lâu, nó đã là một phương tiện vận tải thuận lợi, thực sự giải phóng đôi vai đối với người nông dân Sán Dìu
Hiện nay, bên cạnh chiếc xe quệt còn có các loại xe cải tiến gọn nhẹ, góp phần tích cực vào việc vận chuyền, tăng năng suất lao động
1.2.5.2 Đặc điểm văn hóa tỉnh thần
~ Tôn giáo, tín ngường,
Người Sán Dìu quan niệm rằng: Con người có hai phần đó là linh hồn
và thể xác Thể xác là cái tạm thời, khi chết thể xác mắt di, chỉ có linh hồn tồn tại vĩnh cửu Do vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được đồng bảo coi trọng
hàng đầu Thông thường mỗi gia đình của người Sán Dìu đều có một bàn thờ
tổ tiên được đặt sát tường chính gian giữa của ngôi nhà Người Sán Dìu không cúng giỗ nhưng khi có việc gì quan trọng như: chào đón một thành viên mới
ra đời, làm nhà, cưới xin, tang ma thì người Sán Dìu không quên báo với
tiên Cùng với thờ cúng tô tiên, người Sán Dìu cũng rất coi trọng việc thờ
cúng táo quân và thờ thỗ công
Về vấn để tôn giáo, họ không theo một tôn giáo chính thống nào
Nhưng do tiếp xúc với văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa, các tôn giáo như Phật giáo, Không giáo, Đạo giáo không thể không ảnh hưởng đến đời
sống của cư dân Sán Dìu Tuy nhiên, những ảnh hưởng của Tam giáo đối với người Sán Dìu không phải là sự du nhập, hình thành phổ biến các nơi thờ
phụng và hệ thống các tín đổ mà cơ bản vẫn là trên nên tảng của tin ngường dân gian
Ảnh hưởng của Đạo giáo thé hiện rỡ ở việc tiếp thu các quan niệm vẻ vũ
Trang 33xã hội người Sán Du hình thành một đội ngũ những người hành nghề cúng bái
Những người làm nghề này được cấp sắc, cấp ấn Trong điện thờ của họ thờ
Thánh thượng lão quân và Tam thanh (Thượng Thanh, Thái Thanh, Ngọc Thanh) Trong những nghỉ lễ chu kỳ đời người, đặc biệt là việc tổ chức tang ma của người Sán Dìu không thể thiếu vai trò của người thay cing
Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tâm linh người Sán Dìu được
thể hiện rõ nhất ở việc cầu bình an, cầu phic Đồng bào tin thuyết nhân quả
và kiếp luân hồi, do vậy đồng bào rất xem trọng việc tu nhân tích đức, rin day
con cháu những đạo lý ở đời để lầy phúc về sau
Nho giáo cũng ảnh hưởng quan trọng trong tín ngường của người San
Diu Nó được biêu hiện trong quan niệm về thiên mệnh Đồng bào quan niệm mỗi người có một số mệnh riêng, số mệnh trời định: số giàu, nghèo, cao hay
thấp Đặc biệt trong hôn nhân số mệnh rất được coi trọng, có hợp nhau thì
mới được cưới thành vợ thành chồng - Lễ tắt ~ Lễ hội
Lễ tết của người Sán Dìu được phân bố theo thời gian trong năm, hầu như tháng nảo đồng bảo cũng có tết như: Tết Nguyên Đán (Sin nén chẹt phoi);
Tết Thanh minh (Sénh ménh chet phoi); Tết mùng 5 tháng 5 (Lồng són chẹt phoi); Tết rằm tháng 7 (Mộc nén ka chẹt); Tết cơm mới (Sệch sin phan); Tết
Đông chí (Đông chi chẹt phoi); Tết
it nién (Khiu nén chẹt phoi)
Lễ hội của người Sán Dìu rất ít Lễ hội lớn nhất của người Sán Diu là lễ
hội Đại phan (Thai phan) Đây là hệ thống các nghỉ lễ như: Lễ dựng vương
đàn, ngũ nhạc lầu, lễ nhập phướn, lễ chém thảo chiều, ngũ đại thiên vương chạy đàn, lễ leo guom, lễ cấp sắc, lễ giải oan hồn, hát soọng cô Lễ hội được tô chức từ 5 đến 7 ngày với sự hiện diện của các vị thầy cúng cao tay cùng sự tham gia của hàng nghìn người dân Ngoài lễ Đại phan còn có nhiều lễ hội
Trang 34'Văn hóa dân gian của người Sán Dìu được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc Văn hóa dân gian là tiếng nói của nhân dân, do tập thể nhân dân sáng tạo ra trong quá trình lao động
sản xuất và chiến đấu, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hóa
dân gian của đồng bao Sén Diu khá phong phú, được thể hiện ở các lĩnh vực
Về diễn xướng: có hát đối đáp giao duyên soọng cô, hát đối đáp đám
cưới, các bải cúng tế của các , trống đa
cúng, nhạc khí có tù và, s
Hát soọng cô chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tỉnh thần của người Sán Diu Soọng cô là một thể loại dân ca trữ tình với lời hát
đối đáp nam nữ Mỗi bài ca là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ghỉ chép bằng chữ Hán và lưu truyền trong dân gian Làn điệu soọng cô bắt nguồn từ cuộc sống bình dị, chất phác, nói lên tâm tư, tình cảm, ước vọng
của người dân lao động Ở Quý Sơn, thanh niên nam nữ từ 14 - 17 tuổi đều biết hát khá thành thạo các làn điệu và bài bản soọng cô Ho th
số bài hát cỗ truyền đã ghi chép thành văn Ngoài ra tùy từng cảnh ngộ, ho
lòng một
vịnh xướng thêm những bản mới làm cho vốn hát ngày càng phong phú
Những dịp đầu xuân năm mới, ngày tết, ngày hội hay các phiên chợ trai gái thường tổ chức hát soọng cô Thanh niêm nam nữ chia thành từng tốp và
hát đối đáp với nhau, trước là đề làm quen, sau thổ lộ tình yêu
Hiện nay, ở Quý Sơn tục hát “soọng cô” vẫn rất thịnh hành Những lời hát ứng với đời sống trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày như hát mừng năm mới, mừng nhà mới, mừng những người cao tuổi
Song théo sếnh cô hô tsin ốc
Sáy ca hí tách sim ắc ca
Hỗ lí sáy ca báo ún non Say ca tin non sen man nén Dich nghia
Trang 35sau đó nhỗ nước trầu vào lòng bàn tay xoa nhẹ lên trán, ngực, vai, lưng đứa
trẻ thì giải được cảm đẹn
Cùng với thói quen ăn trằu, người Sán Dìu đã thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa của dân tộc mình ở đó Mỗi người đều tự sắm sửa cho mình một chiếc túi đựng trầu cau làm bằng vải, có hình múi bưởi, được may và trang trí
thêu thùa rất công phu Túi trầu còn là đỗ vật trang sức và làm duyên của phụ
nữ Sán Dìu Tục ăn trầu của người Sán Dìu là một nét đẹp văn hóa có từ xa xưa, vì vậy rất cần được quan tâm và lưu giữ:
~ Trỉ thức bản địa
Trí thức của người Sản Dìu rất đa dạng, phong phú, phản ánh sự thích
nghỉ với môi trường tự nhiên, trình độ sản xuất và điều kiện kinh tế - xã hội
của đồng bảo Đó là những gì mà tộc người đã đúc rút qua quá trình sinh
sống, lao động lâu dài và lưu truyền qua các thế hệ Nguồn tri thức được tích
lũy ở nhiều lĩnh vực từ khâu làm đất, chăm bón, xây dựng hệ thống mương,
gieo trồng, chăn nuôi
Người Sán Dìu còn biết trồng thêm các loại cây trồng mới để thực hiện
chủ trương xanh hóa đồi núi trọc và phát triển kinh tế hộ gia đình Đặc biệt
trong những năm gần đây, ngoài cây vải thiều họ đã tiến hành trồng các loại
cây công ăn quả mang lại lợi ích kinh tế cao như cam canh, bưởi diễn trên đất vườn rừng và vườn nhà Hầu hết người Sán Dìu ở Quý Sơn đều biết cách chữa những bệnh thông thường bằng cá nhuyễn đắp lên mụn, cảm lấy củ ráy đánh Những bệnh nặng hơn thì họ mới
ây thảo dược như: khi bị mụn mủ lấy búp táo non giã
nhờ đến thầy lang như trẻ bị mở khoá đầu hay người lớn bị đau đầu dùng lá ngải đốt vào các huyệt, bị viêm tai đốt viên ngai thổi vào tai là khỏi Các thầy lang có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, thu hái và bốc thuốc chữa bệnh, không chỉ chữa bệnh cho cộng đồng người Sán Dìu mà còn chữa cho
Trang 36Tiểu kết Chương 1
Quý Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Với những đặc tính của vùng bán sơn địa cùng với khí hậu tương đối thuận lợi cho thảm động, thực vật sinh sôi, nảy nở đã đem lại cho cư dân nơi đây nguồn lương thực, thực phẩm phong phú Bên cạnh đó, Quý Sơn còn là nơi có
nhiều tộc người khác nhau cùng sinh sóng, mỗi tộc người lại có đặc trưng văn hóa riêng Chính vì vậy, việc sống công cư, xen kẽ giữa các dân tộc tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong huyện, tạo nên
một bức tranh dân tộc xã Quý Sơn nhiều màu sắc Tuy nhiên, bên cạnh việc
tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của các dân tộc khác làm phong phú thêm văn hóa
của dân tộc mình, ở người Sán Dìu có dấu hiệu biêu hiện của sự mai một giá
trị truyền thống, đặc biệt ở trang phục, kiến trúc nhà ở, văn hóa âm thực, văn
nghệ dân gian Bên cạnh đó cũng có những khía cạnh văn hóa được bảo lưu
tốt hơn như: tiếng nói, trí thức địa phương
Chương 2
HON NHAN TRUYEN THO!
CỦA NGƯỜI SÁN ĐÌU Ở XÃ QUÝ SƠN
2.1 Quan niệm, nguyên tắc hôn nhân
Hôn nhân là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người “Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” đó là quy luật tự nhiên của con
người và của tạo hóa Là một nghỉ lễ quan trọng trong chu kỳ một đời người, đồng thời cũng là một tập tục không thể thiếu được trong đời sống của xã hội 6 bat cứ tộc người nào và trong tất cả các thời đại lịch sử Trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người, hình thái hôn nhân phản ánh trình độ phát triển xã
hội — nền văn minh của xã hội tương ứng với nó Như “Ở (hởi kỳ mông muội, có chế độ quần hôn; ở thời đại đã man, có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời
đại văn minh, có ci
Trang 37
Con người chỉ có hai hình thức sản xuất quan trọng là “tái sản xuất ra con người để phát triển nòi giống và tái sản xuất ra của cải vật chất dé nuôi sống bản thân” Trong đó, tái sản xuất ra con người là kết quả của hôn
nhân.Từ xưa đến nay, việc “lấy vợ lấy chồng” (hôn nhân) nhằm mục đích
chính là tái tạo, phát triển nòi giống Thiếu mục đích này, hôn nhân không còn ý nghĩa cũng như việc lấy chồng lấy vợ mà không sinh con thì cuộc hôn nhân
đó không hạnh phúc
Mục đích của hôn nhân là giống nhau, nhưng quan niệm vẻ hôn nhân hành trong hôn nhân là khác nhau Đó là dấu ấn văn
hóa của từng cộng đồng, từng khu vực, từng dân tộc và từng thời đại lịch sử
và các nghỉ lễ được
'Với Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, mỗi một dân tộc đều có những
quan niệm và tục lệ hôn nhân khác nhau Dân tộc Sán Dìu cũng là một tộc người có quan niệm và tục lệ cưới xin khá độc đáo, đó là bản sắc văn hóa của họ Chính điều đó đã góp phần làm sinh động thêm bức tranh toàn cảnh về hôn nhân của công đồng các dân tộc Việt Nam
2.1.1 Quan niệm về hôn nhân truyền thống
Theo quan niệm của người Sán Dìu việc cưới (hôn nhân) là một việc quan trọng của đời người, việc cưới và tổ chức cưới không chỉ là việc của cô dau, chú rễ mà là việc chung của cả gia đình và cộng đồng làng bản Hôn
nhân không chỉ là yếu tố duy trì nòi giống, thể hiện tình cảm của nam nữ với
nhau mà còn phản ánh giá trị đạo đức của dân tộc họ Vì vậy, những nguyên tắc trong hôn nhân của người Sán Diu đã trở thành chuẩn mực trong quan hệ
hôn nhân Hôn nhân là một điều tất yếu phải xảy ra khi mỗi người đạt đến một độ tuôi nhất định cần phải lấy vợ lấy chồng Đó là sự khởi đầu để hình
thành một gia đình
Hôn nhân của người Sán Dìu theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng, và sống theo chế độ “phụ hệ”, “phụ quyền”, việc hôn nhân là do bố mẹ sắp
Trang 38trước đây, cho thấy tuổi kết hôn của nhóm người này chủ yếu là 16, 17, 18 tuổi Cũng có trường hợp kết hôn từ khi mới 15 tuổi Cha mẹ thường căn cứ vào tuổi
dây thì của con như chóng lớn, ăn nói có ý tt, then thing trước người khác giới
ết hôn cho con Đồng bào Sán Diu cho con kết hôn ở độ tuổi khá trẻ như vậy với mục đích sớm có cháu nối dõi tông đường và tăng thêm nguồn
mà đặt vấn đề
nhân lực lao động cho gia đình Ngoài ra cũng là dé nâng cao uy tín, thế lực cho dòng họ khi đông con đông cháu, tuổi giả cũng có chỗ nương tựa
Do quan niệm hôn nhân cưới gả là việc làm hết sức quan trọng của một đời người, nên hôn nhân của con cái cũng được bố mẹ đặc biệt quan tim lo
lắng Trong nhà có con trai lớn mà cha mẹ chưa đặt vấn để ướm tìm cưới vợ
cho con thì sẽ bị người ta chê cười
Để tìm, lựa chọn con dâu tương lai, cha mẹ thường hỏi ý kiến con trai xem đã tìm hiểu cô gái nào chưa Nếu chưa có cha mẹ sẽ nhờ những người thân bên nội, người thân bên ngoại hay bạn bè cố hữu giới thiệu giúp một vài cô gái
đã đến tuổi lấy chồng và sinh sống trong cùng một khu vực, có thẻ là làng trên xóm dưới Bản thân cha mẹ thì chú ý ngắm chọn các cô gái trong các dịp đi chợ
phiên, đi dự lễ hội, lễ cưới Tiêu chuẩn chọn con dâu cũng gióng như các bậc
cha mẹ của nhiều dân tộc khác, muốn chọn những cô gái có sức khỏe, chăm chỉ, chịu khó, biết ứng xử, chăm lo cho gia đình Đặc biệt cô gái đó phải biết dét vai,
khéo léo trong việc dệt bông, thêu thùa, khâu vá Người Sán Dìu luôn đề cao người cần cù, làm ăn lương thiện, chê bai những kẻ lười biếng:
Ca chong hu mu dịu nhin ben
Lan t6 phin khong nhin ken sen
Cháo mạn nghỉ sun khín cang chộng Moc thoi xin hắn ca lý mén
Dịch nghĩa
Nhà giầu có hạnh phúc có người khen
Trang 39‘Som tối xuân thu cần cù cay cấy
Đừng có lười thân ngủ cả ngày [10, tr 140]
Trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn con dâu tương lai, các bậc cha mẹ thường không để lộ cho con trai mình biết Chỉ khi nào đồng dọ và gia đình
quyết định một cô gái nào đó thì chàng trai mới được biết sự thật Đồi với tiêu chuẩn chọn con rễ, người Sán Dìu cũng chú ý đến tiêu chuẩn khỏe mạnh, có dao đức, siêng năng lao động, biết làm kinh tế, làm nương rẫy, biết săn bắt, có uy tín với làng bản, am hiểu phong tục tập quán dân tộc mình Xuất phát từ quan niệm rằng “siu kéc mon chu stit chang hay si cé coi” (của cải do mồ hôi làm ra mới là của mình) Người Sán Dìu đánh giá chàng rẻ tương lai thông
qua khả năng lao động được thể hiện qua đường cày bừa “coi láy long ph chàng trai có khuôn mặt chữ điền, trán vuông là người làm ăn giỏi Việc kết hôn của đôi trái gái đều do bó mẹ sắp đặt và quyết định
Trong tình yêu, nam nữ được chủ động ở một mức độ nhất định, được thể hiện tình cảm của mình vào các dịp hội hè, những ngày cưới của bạn bè,
các buổi lao động chung của làng Họ thể hiện tình cảm của nhau bằng
những bài hát đối đáp giao duyên soọng cô Mặc dù nam nit San Diu được tự
do tìm hiểu, thô lộ tình cảm với nhau nhưng đôi trai gái để có thể trở thành đôi vợ chồng hay không còn phụ thuộc vào bố mẹ Nếu thiếu sự ưng thuận
của cha mẹ hai bên thì cuộc hôn nhân đó không thể nào thành Cha mẹ luôn muốn con cái lấy vợ lấy chồng gần nhà, là người trong thôn trong xã Đồng bào có câu: Không son háo (cùng làng tốt): Không da &hông nạ không thai món, Không khéo thai lu không chéng súi (Chung cha mẹ cùng chung công,
cùng đi con đường cùng chung giếng nước),
Thai chạy chênh van ngoi mao sich
Ngoi ọi chộc thống bao van hom'
Nhong li don son ngoi mạo hệnh
Trang 40Với ý nghĩa: Con gái xa làng tôi không thích
Tôi thích cùng công cùng chung làng (Nguồn: Phỏng vấn
sâu ông Lưu Đức Hòa, CLB hát dân ca dân tộc Sán Diu, x Quy Son)
Người Sán Dìu quan niệm gả chồng cho con là bán con “mai nhúy” Hôn nhân mang nặng tính chất mua bán, đỏ thách cưới thường cao và nhà trai
phải bỏ ra một số tiền, hiện vật như lợn, rượu, tiền để cưới vợ Đồ thách
cưới càng cao càng chứng tỏ giá trị của cô gái Có không ít trường hợp nhà trai nghèo không đủ tiền cưới vợ phải chấp nhận ở rể
Trong hôn nhân truyền thống của người Sán Diu, điều đặc biệt và quan trọng là vợ chồng lấy nhau không được cùng dòng họ, nghĩa là củng cúng một
tổ tiên Vì vậy đề tránh dẫn đến sai lầm trong hôn nhân của con cái, cha mẹ
người Sán Dìu thường tìm hiểu rất kỹ đối với mỗi dòng họ
2.1.2 Các nguyên tắc hôn nhân
2.1.2.1 Ngoại hôn đồng họ
Ngoại hôn dong ho là nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân của người Sán Diu Những người cùng máu mủ, có quan hệ theo huyết thống cha thì không được lấy nhau, không được quan hệ tính giao với nhau Những người cùng
dòng họ xa hay gần, cùng chỉ hay khác chỉ, đã gọi là cùng họ thì không được
lay nhau Để tránh vi phạm quy tắc này, khi con cái lớn lên, cha me thường
dạy bảo rất kỹ quy tắc này, chỉ bảo cho con cái những người cùng dòng họ
không được kết hôn Nếu xảy ra hôn nhân giữa các thành viên cùng dòng họ thì những kẻ loạn luân bị trị tội nặng và phải làm lễ tạ tội với tổ tiên
2.1.2.2 Hôn nhân một vợ một chẳng
Chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế, tức là dựa trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công công nguyên thủy và tự