1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đời sống văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

154 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 32,28 MB

Nội dung

Đề tài Đời sống văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã khái quát lý luận chung về đời sống văn hóa và cư dân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, trình bày những biểu hiện của đời sống văn hóa cư dân làng làng Đồng Xâm hiện nay; phân tích những vấn đề đặt ra, xu hướng biến đổi và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOA HA NOL mm geen,

Trần Vũ Tú Anh

Đời sống Văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm

(Xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình)

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, 2016

Trang 2

BQ VAN HOA, THE THAO VA DU LICH BỘ GIÁO DỤC V

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ——

Trần Vũ Tú Anh

Đời sống Văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm

Trang 3

BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI Site genie

Trần Vũ Tú Anh

Đời sống Văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm

(Xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình)

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Đức

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Duy Đức Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tinh trung thực và chưa từng

được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả

nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách

nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày thắng năm 2016 ‘Tae gia luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHU CAI VIET TAT DANH MỤC BẰNG SỐ LIỆU, BIÊU ĐÔ

MO DAU,

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỜI SÔNG VAN HÓA VÀ KHÁI QUÁT Vì CU DAN LANG DONG XAM, XÃ HONG THÁI, HUYỆN KIÊN XƯƠNG, TINH

THÁI BÌNH l5

1.1 Những vấn đề lý luận chung về đời sống văn hóa 1§ 1.1.1 Khái niệm đời sống văn hóa - " Is

1.1.2 Biểu hiện của đời sống văn hóa 21

1.2 Khái quát về cư dân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương,

tỉnh Thái Bình 30

1.2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội 30

1.2.2 Khái quát đặc điểm cư dân làng Đồng Xâm 3 1.2.3, Đặc điểm cơ cầu tổ chức làng - - _¬

“Tiểu kết chương 1 38

Chương 2: NHỮNG BIÊU HIỆN CỦA ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CƯ ĐÂN LÀNG ĐÔNG

"XÂM, XÃ HỎNG THÁI, HUYỆN KIÊN XƯƠNG, TĨNH THÁI BÌNH HIỆN NAY 40 2.1 Chủ thể văn hóa 40 2.1.1 Độ tuổi 40 2.1.2 Nghề nghĩ 4

2.1.3 Các tổ, hội, đoàn thể chính trị - xã hội 4

2.1.4 Đóng góp của người dân trong xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.46

2.2 Hoạt động văn hóa 49

2.2.1, Hoat dong sáng tạo, truyền bá các giá trị văn hóa 49 2.2.2 Hoạt động lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa 56

2.2.3 Hoat dong hưởng thụ các giá trị văn hóa @

2.3 Thiết chế văn hóa 68

2.3.1 Thiết chế văn hóa truyền thống 68

2.3.2 Thiết chế văn hóa hiện đại 70 2.4, Sản phẩm văn hóa 73 2.4.1 Sản phẩm văn hóa vật thễ - - "1 TB 2.4.2 Sản phẩm văn hóa phi vat thé 16 2.5 Đánh giá chung, 79 2.5.1 Thành tựu 79 2.5.2 Hạn chế 83 ‘Tiéu két chwong 2 85

Chương 3: VÁN ĐÈ ĐẠT RA, XU HƯỚNG BIẾN ĐÔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NANG CAO CHAT LUQNG DOI SONG VAN HOA CUA CU’ DAN LANG DONG

XAM, XA HONG THAI, HUYEN KIEN XUONG, TINH THAI BINH 87

Trang 6

3.1 Xu hướng biến đổi trong đời sống văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm

trong những năm tiếp theo 87

3.1.1 Xu hướng đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn dẫn tới sự biến đổi của chủ thể văn hóa - - - - 87 3.1.2 Xu hướng đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn dẫn tới sự thay đổi của thiết chế văn hóa - ¬ - MA 3.1.3 Xu hướng đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn dẫn tới sự thay đổi của các hoạt động van hồ: 89 3.1.4 Xu hướng đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn dẫn tới sự thay đổi của sản phẩm văn hóa 9 3.2 Những vấn đề đặt ra trong đời sống văn hóa cư dân làng Đồng Xâm hiện may - - 92

32.1 Mâu thuẫn giữa thói quen, phong tục tập quán cũ với yêu cầu xây dựng đời

sống văn hóa mới 92

3.2.2 Mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng hưởng thụ các sản phẩm văn hóa 94 3.2.3 Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế với bảo tồn các giá trị văn hóa địa

phương — so cua - on 96

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống vin héa cia cư

dân làng Đồng Xâm 97

3.3.1 Đây mạnh phát triển kinh tế địa phương, gia tăng thu nhập cho người đân 7 3.3.2 Tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác văn hóa nói chung và xây dựng đời

sống văn hóa nói riêng 9

3.3.3 Xây dựng kế hoạch chỉ tiết thực hiện nhiệm vụ phát triển đời sống văn hóa 103

3.3.4 Đây mạnh công tác tuyên truyền 104

3.3.5 Đây mạnh xã hội hóa công tác xây dựng đời sống văn hóa 105 3.3.6 Tăng cường thu hút nguồn nhân lực, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức,

rèn luyện các kỹ năng cho thế hệ trẻ 106

3.3.7 Đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất của các thiết chế văn hóa 108

3.3.8 Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm 109

“Tiểu kết chương 3 112

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO cose seo T4

Trang 7

DANH MUC CHU CAI VIET TAT TU VIET TAT TU VIET DAY DU

ANQP An ninh quốc phòng

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ‘Doan Thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh GS Gido su HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ Mặt trận Tổ quốc ĐCCC Phòng cháy chữa cháy PGS Phó Giáo su PTTH Phổ thông trung học TDTT “Thể dục thể thao THCS ‘Trung học cơ sở' TS Tiến sỹ

UBND Uy ban nhan dan

VHTT Văn hóa thể thao VHVN Văn hóa văn nghệ

VHXH 'Văn hóa xã hội

Trang 8

DANH MUC BANG SO LIEU, BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Độ tuổi cua cu din xa Héng Thai (don vi: ngudi) 40

Trang 9

1, Lý do chọn đề tài

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích 1570,5 km’,

dân số 1.788.400 người, gồm 01 thành phố (thành phố Thái Bình) và 7 huyện Thái Bình giáp với 5 tinh, thành phố: Hải Dương ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía Tây Bắc,

Hai Phòng ở phía Đông Bắc, Ha Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và Tây Nam

Đây là một vùng đất có lịch sử lâu đời, có một truyền thống văn hóa đặc sắc, phong phú với gần 82 lễ hội, 16 loại hình múa, trò chơi và có nhiều làng nghẻ thủ công có

tiếng cả nước như nghề chạm bạc Đồng Xâm, nghẻ dệt Thái Phương, nghề dệt đũi

Nam Cao, nghề thêu Minh Lăng, nghề đan mũ ở xã Tây An,

Làng Đồng Xâm nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, thuộc xã Hồng Thái, là một làng có nghề chạm bạc lâu đời với nhiều sản phẩm mỹ nghệ nổi tiếng trong và ngoài nước Nghề chạm bạc ở Đồng Xâm đã có từ thế kỷ XV, cách đây khoảng gần 600 năm Buổi đầu làm nghề hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, chữa khoá, làm quai và vai am tích, điều bát về sau mới làm đồ kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc Tuy nhiên, suốt một thời gian dài trong thời kỳ chiến tranh và thời kỳ bao cấp, nghề chạm bạc ở đây bị lãng quên, trong làng không còn nhiều hộ làm nghề, một bộ phận dân làng bỏ đi các tỉnh khác làm ăn, số bám trụ tại làng cũng chỉ tập trung làm nông, chuyên canh cây lúa Đến những năm 80 của thế kỷ trước, làng nghề truyền thống mới dần được phục hồi

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, làng Đồng Xâm ít nhiều cũng

bị sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, nền kinh tế thị trường cũng đã tác động làm thay đổi cuộc sống của cư dân nơi đây Nhiều hoạt đông sống của con người, các quan niệm về đạo đức, lối sống, quan hệ cộng đồng cũng biến đổi, những nét đẹp văn hóa truyền thống đang mai một dần và phát sinh nhiều hệ lụy xã hội Cơ cấu làng xóm truyền thống bị phá vỡ, từ xã hội nông thôn mang tính quần tụ đã chuyền dần sang tư duy quản lý đô thị mang nặng tính hành chính

Trang 10

nghề thủ công giúp nâng cao năng suất lao động, các sản phẩm chạm của Đồng Xâm được thị trường ưa chuộng, thậm chí còn được xuất khẩu tới nhiều quốc gia

trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, .Do đó, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể so với trước đây, di

.được nâng cao rõ rỆt

\g vật chất và tỉnh thần của người dân đã

Sự phát triển về kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới đã tạo điều kiện cho người dân làng Đồng Xâm được hưởng thụ các giá trị văn hóa, được phát huy vai

trò trong sáng tạo văn hóa Mặc dù vậy, việc đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ

văn hóa của người dân ở đây này vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, việc tập trung phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, việc phát triển văn hóa, tạo dựng cho người dân một đời sống văn

hóa lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng là nhiệm vụ cắp thiết của các

cấp chính quyền, các ngành chức năng nơi đây Do vậy, việc nghiên cứu đặc trưng,

thực trạng đời sống văn hóa, đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc

trưng của làng Đồng Xâm là yêu cầu tất yếu, khách quan

Tir tinh hình thực tế nói trên, tôi đã lựa chon dé tài “Đời sống văn hóa của Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình)” để làm luận văn thạc sỹ Khi thực hiện đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé công cư dân làng Đồng Xâm (:

sức của mình vào một vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao

không chỉ với riêng một địa phương mà còn với cả đất nước, không chỉ có giá trị

trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

xã hội chủ nghĩa

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong bắt kì thời đại nào, đời sống văn hóa luôn là bộ phận vô cùng quan

trọng không thể tách rời của đời sống xã hội Từ trước đến nay đã có nhiều công,

trình nghiên cứu về đời sống văn hóa ở những góc độ, những phương diện khác

nhau, cụ thể như:

~ Luận văn Thạc sỹ số [9] đã làm rõ quan niệm về đời sống văn hóa, khái quát đời sống văn hóa ở huyện Tiền Hải trong truyền thống; nhận diện, khảo sát, đánh

giá thực trạng đời sống văn hóa trên địa bàn Huyện giai đoạn hiện nay; chỉ ra những

Trang 11

pháp cơ bản để phát triển đời sống văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tiền Hải

~ Luận văn Thạc sỹ số [I2] cũng đã nghiên cứu những lý thuyết chung về đời sống văn hóa; nêu ra đặc điểm tự nhiên, lịch sử phát triên, đặc điểm dân cư của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; khảo sát thực trạng đời sống văn hóa tại đây; nhận định tiềm năng phát triển văn hóa của thành phó đến năm 2020 và đề xuất những giải pháp nâng cao đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố

~ Luận văn Thạc sỹ số [20] nghiên cứu lý luận chung về đời sống văn hóa;

tổng quan về đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hóa của làng Công giáo xã Nga Thái,

nêu lên thực trạng đời sống văn hóa nơi đây từ đó dự báo xu hướng biến đổi và nhận định những vấn đề đặt ra đối với đời sống văn hóa của làng

~ Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Những vấn để lý luận và thực tiễn về đời sống

văn hóa, môi trường văn hóa” của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vào tháng

4/2015 là tập hợp nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của những nhà khoa học

khác nhau gồm cả những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn văn hóa tại Việt Nam (trên hai phương diện đời sống văn hóa và môi trường văn hóa)

Làng Đồng Xâm là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, có một nền văn

hóa đặc sắc, điều này một phần được thể hiện qua các công trình nghiên cứu của

một số tác giả như:

~ Luận văn Thạc sỹ [1] nghiên cứu hệ thống truyền thuyết, các bài viết, các tư liệu liên quan đến lễ hội Đồng Xâm Khảo sát hệ thống hóa, đánh giá về những nội dung, đặc điểm của truyền thống về các nhân vật như: Triệu Đà, Trình hoàng hậu và tổ nghề chạm khắc bạc Nguyễn Kim Lâu trong mối liên hệ với lễ hội dân gian ở Đồng Xâm, Kiến Xương, Thái Bình

~ Khóa luận Cử nhân số [1 1] khoa Quản lý văn hóa, chuyên ngành Chính sách

'Văn hóa của nghiên cứu về làng nghề thủ công truyền thống nói chung và nghề chạm bạc ở làng Đồng Xâm nói riêng Quá trình hình thành và phát triển nghề chạm bac 'Đồng Xâm, cũng như thực trạng hoạt động nghề (quy trình sản xuất, các loại hình sản

phẩm, hình thức tổ chức sản xuất, thị trường, nguồn lao động, nguồn vốn và nguyên

Trang 12

~ Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học số [21] xét từ góc độ văn hóa học, nghiên

cứu hai nội dung “lang” và “nghé” Trong đó, phin “làng”, nghiên cứu hoàn cảnh

địa lý, dân cư, lịch sử hình thành và phát triển của làng Đồng Xam; phan “nghé”,

nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển nghề chạm, dụng cụ, nguyên liệu, nhân

công, kỹ thuật chạm và đặc trưng sản phẩm nghề chạm bạc Đồng Xam

~ Tài liệu số [25] và [26] đã giới thiệu khái quát về những nét văn hóa đặc trưng của một số làng tiểu thủ công truyền thống tiêu biểu của tỉnh Thái Bình, trong đó có làng Đồng Xâm

“Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu như vậy, song chưa có công trình nào

nghiên cứu một cách cụ thể về đời sống văn hóa cư dân làng Đồng Xam, xã Hồng

Thái, huyện Kiến Xương, tinh Thai Bình

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về đời sống văn hóa cư dân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

4 Phạm vĩ nghiên cứu

~ Về giới hạn nghiên cứu: đời sống văn hóa ở cơ sở, cụ thể là đời sống

hóa làng

~ Về không gian: Làng Đồng Xâm, thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

(ngày nay) Sau nhiều lần sáp nhập, chia tách, địa giới làng Đồng Xâm trước kia hiện nay đa phần nằm trên địa giới xã Hồng Thái và một phần nhỏ thuộc xã Quốc

Tuan, déu thuộc huyện Kiên Xương Khái niệm “làng Đông Xâm” đã không còn ton

tại như một đơn vị hành chính nữa mà chỉ còn tổn tại trong tâm thức và trong đời

sống thường ngày của người dân nơi đây Do điều kiện có hạn, luận văn chỉ nghiên cứu về đời sống văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm trên địa bàn xã Hồng Thái

~ Về thời gian: Từ năm 1991 (sau khi Liên bang Xô Viết và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ; Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam dua ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội) đến nay

Trang 13

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đẻ lý luận về đời sống văn hóa, luận văn di sâu khảo sát, đánh giá biểu hiện đời sống văn hóa của cư dan lang Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình hiện nay và đề xuất những giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm trong thời gian tới

6 Nhiệm vụ của luận văn

~ Làm rõ một số vấn đề lý luận về đời sống văn hóa

~ Nghiên cứu đánh giá biểu hiện đời sống văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình hiện nay

~ Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao đời sống văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm trong thời gian tới

7 Phương pháp nghiên cứu

“Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng về văn hóa, đời sống văn hóa trong đời sống xã hội, cùng

với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc trong giai đoạn đổi mới, hội nhập phát triển

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

~ Nghiên cứu, phân tích tài liệu: làm cơ sở lý luận nghiên cứu cho đề tài

~ Thống kê, so sánh: trong đó tập trung vào việc phân tích, tổng hợp, so sánh

các số liệu phát triển kinh tế xã hội, dân cư, mức sống, cơ sở hạ tầng

~ Điều tra xã hội học: đã được tổ chức điều tra với 500 phiếu, với mục tiêu là khảo sát đời sống văn hóa của người dân trên địa bàn

~ Phỏng vấn sâu: luận văn đã có những dữ liệu sâu là do đã phỏng vấn trực tiếp cán bộ, cư dân sinh sống và làm việc tại địa bàn

~ Điền da, quan sát: trước và trong quá trình làm luận văn, tác giả luận văn đã

trực tiếp đến và quan sát các sinh hoạt văn hóa tiêu biểu cộng đồng dân cư

~ Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa, sử học, xã hội học,

Trang 14

~ Luân văn để xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao đời

\g văn hóa của cư dân làng Đồng Xâm trong thời gian tới

~ Luận văn đã làm rõ những biểu hiện và đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong đời sống văn hóa của cư đân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến

"Xương, tinh Thai Bình

~ Kết quả nghiên cứu luận văn có thể là tài liệu tham khảo tốt cho việc

nghiên cứu, học tập và giảng dạy về lĩnh vực này ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội

và cơ quan quản lý văn hóa của địa phương,

9 Bố cục luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ

lục và 3 chương, cụ thể như sau: Chương I: Lý

làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến xương, tỉnh Thái Bình

luận chung về đời sống văn hóa và khái quát về cư dân

Chương 2: Những biểu hiện của đời sống văn hóa cư dân làng Đồng

‘Xam, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh T ình hiện nay

Chương 3: Vấn đề đặt ra và xu hướng phát triển đời sống văn hóa của cư

Trang 15

Chuong 1

LY LUAN CHUNG VE DOI SONG VAN HOA VA

KHAI QUAT VE CU DAN LANG DONG XAM, XÃ HỎNG THÁI, HUYEN KIEN XUONG, TINH THÁI BÌNH

1.1 Những vấn đề lý luận chung về đời sống văn hóa 1.11 Khái niệm đời sống văn hóa

1.1.1.1 Những quan niệm khác nhau về đời sống văn hóa

Đời sống văn hóa với tư cách là một thuật ngữ khoa học được ra đời vào thế

kỷ XX và du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, đến những năm 80, 90 của

thé ky XX thì được sử dụng rộng rãi Tiền thân của cụm từ này là cụm “đời sống

mới", một tác phẩm của tác giả Tân Sinh (bút danh của Chủ tịch Hỗ Chí Minh)

công bố năm 1947 Còn theo cách chiết tự, đời sống văn hóa được tạo thành từ hai

khái niệm chính, đó là khái niệm “đời sống” và khái niệm “văn hóa” Về khái niệm

“đời sống”, tác giả Nguyễn Như Ý trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: “Đời sống được hiểu là hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó” [41, tr.670]

Khái niệm “văn hóa” cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đưa ra ý kiến Từ “văn hóa” bắt nguồn từ một động từ tiếng La - tinh “colere”, sau chuyển thành “cultura” có nghĩa là cày cấy, vun trồng Sau này, nhiều định nghĩa, quan niệm về văn hóa đã ra đời Đến năm 1982, tại hội nghị quốc tế ở Mexico, ƯNESCO đã đưa ra một quan niệm về văn hóa được mọi người chấp nhận:

“Trong nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt vé tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội

hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn

chương, những lối sống, những quyển cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng [40, tr.42]

Ở nước ta, từ năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng viết về ý nghĩa

của văn hóa:

'Vi lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tao

Trang 16

giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,

mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát mình đồ tức là văn hóa [40, tr41]

Đối với Đảng và Nhà nước ta, văn hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng

trong đời sống xã hội, đời sống văn hóa với tư cách là một mặt, một khía cạnh của

văn hóa vì thế cũng được coi trọng Do đó, việc xây dựng đời sống văn hóa tại mỗi

địa phương, mỗi đơn vị là một việc tắt yếu Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thir

V (năm 1982), Đảng ta đã xác định:

Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân Đặc biệt chú trọng xây dựng

đời sống văn hóa ở cơ sở, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công

an nhân đân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp

tác xã, phường, ấp, đều có đời sống văn hóa” [8],

Cũng chính vì vai trò thiết yếu đó, đời sống văn hóa trở thành đối tượng

nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước GS.TS Hoàng Vinh trong

cuốn “Máy vấn đẻ lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta" cho rằng:

Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hộ

văn hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) bao gồm các yếu tố

cũng như các yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó) Xét về một phương diện khác, đời sống văn hóa bao

gồm các hình thức văn hóa hiện thực và cả các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh [40, tr.268]

Trong khái niệm trên, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội

Khái niệm tuy đã phản ánh tương iy đủ các yếu tố của đời sống văn hóa song,

chưa phản ánh được mối quan hệ giữa các yếu tố, cũng chưa đẻ cập đến những giá

lẽ 1g và nhân cách con người; cũng chưa làm rõ được bản chat

iu thành một cách biệt lập

trị văn hóa trong đời

nhất là hình thành lối số ng văn hóa ở góc độ tạo ra những quan hệ trong cộng,

Trang 17

Hay như các nhà nghiên cứu của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

trong cuốn “Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng” đã đưa ra quan niệm

Đời sống văn hóa là một bộ phân của đời sống xã hội, mà đời sống xã

h

là một phức thẻ các hoạt động sống của con người nhằm đáp ứng các

nhu cầu vật chất và tinh thần của nó Nhu câu vật chất được đáp ứng làm

cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tỉnh thần giúp cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa [13, tr434]

PGS TS Đỗ Đình Hãng trong cuốn “Lý luận văn hóa và Đường lối văn hóa của Đảng ” đã nêu quan điểm như sau:

Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể những yếu tố hoạt động vật chất và tinh thần, những tác đông qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người

[10, tr.269, 270}

Hai quan nigm trén déu xét dén ban chat của văn hóa để từ đó làm rõ khái

niệm đời sống văn hóa, cho rằng đời sống văn hóa là sự tập trung nhất các mặt của

văn hóa Đời sống văn hóa là một lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Các hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, làm

con người tồn tại như một nhân cách văn hóa Xã hội ngày cảng phát triển, nhu cả

văn hóa ngày càng cao, yêu È sự đáp ứng nhu cầu văn hóa càng cao, việc thỏa

mãn những nhu cầu này giúp con người ngày càng hoàn thiện bản thân

Một khái niệm khác được đưa ra trong tai ligu “Nay dung ddi sống văn hóa

cơ sở” của Viện Văn hóa:

Trang 18

tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp làm hình thành lối sống của con người trong xã hội [39, tr.48]

Tạp chí Cộng sản Chuyên để cơ sở số ra ngày 04/3/2010 có viết: “Đời sống văn hóa là toàn thể các hoạt động sống của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa, hướng con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ” [24],

Cũng có quan điểm tương đồng với quan điểm trên, tuy nhiên Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thức trong cuốn “lẻ văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ” đã đưa

ra một quan điểm chỉ tiết, cụ thể hơn như sau:

Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tắt cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thằn, đời sóng xã hội để

hướng con người vươn theo quy luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của

chuẩn mực giá trị chân, thiện, mỹ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha

hóa của con người [29, tr.19]

“Theo như quan điểm này, đời sống văn hóa là quá trình tác động qua lại, trao

đổi thông qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con

người; đời sống văn hóa đã tác động vào cả ba mặt đời sống vật chat, đời sống tinh

thần và đời sống xã hội của con người, làm thay đôi cả ba mặt này Quan điểm trên

tuy mang tính bao quát cao nhưng đã tách biệt đời sống vật chất, đời sống tinh thần ra khỏi đời sống xã hội, đặt đời sống xã hội trở thành bộ phân của đời sống văn hóa Trong khi, thực tế đời sống văn hóa mới là bộ phận của đời sống xã hội

Từ việc nghiên cứu các quan niệm về đời sống văn hóa, tác giả luận văn cho rằng: “Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, là tắt cả những tác

động của con người tới các mặt đời sống vật chất và đời sống tinh thần nhằm hướng con người tới chuẩn mực giá trị Chân - Thiện ~ Mỹ và tạo ra những kết quả

tốt đẹp; đông thời loại bỏ những cái xấu, lỗi thời, tiêu cực” Vì xét đến cùng, đây là

Trang 19

của cá nhân đó, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân theo các chuẩn mực của xã

hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển lành mạnh và ổn định

Từ việc xem xét các quan niệm, các khái niệm trên, ta có thể thấy rõ ràng,

đời sống văn hóa là một vấn đề phức tạp, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa,

một khái niệm nào thật sự hoàn chỉnh Mỗi nhà khoa học đứng trên góc độ nghiên cứu chuyên môn của mình để đưa ra các cách hiểu khác nhau về thuật ngữ trên

nhưng tất cä đều thống nhất đời sóng văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội

mà chủ thể tạo nên chính là con người, nói cách khác, con người chính là chủ thể

văn hóa Đời sống văn hóa đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người 1.1.L2 Đặc trưng của đời sống văn hóa

Như đã nói ở trên, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, tức

là đời sống văn hóa gắn liễn với đời sống của con người Trước hết, con người là

một động vật của tự nhiên, mang tắt cả những đặc tính sinh học của một động vật

trong đời sống tự nhiên Tuy nhiên, trong quá trình lao động sản xuất, con người đã tạo ra một xã hội loài người với một đời sống xã hội khác biệt hoàn toàn với những

loại động vật khác Điêm khác biệt đó chính là con người đã sáng tạo ra văn hóa và

đời sống văn hóa chính là một mặt văn hóa của đời sống xã hội, hay nói cách khác là sự thể hiện của văn hóa trong đời sống xã hội

Thứ nhất, đời sống văn hóa mang tính xã hội GS.TS Đỗ Huy trong bài viết “Mấy vấn đề lý luận về môi trường văn hóa và đời sống văn hóa” từng viết: “Đời

\g văn hóa là sự phát triển của đời sống con người trong môi trường tự nhiên, môi

trường xã hội và sự phát triển nhân cách của con người thông qua hoạt động sống và

hoạt động lao động của con người” [17, tr.14]

Trang 20

của con người đều diễn ra trong tự nhiên và chịu tác động của tự nhiên Theo Các Mác, đời sống văn hóa là sự thống nhất giữa lao động và tự nhiên nhưng lao động đơn thuần thì không thể trở thành đời sống văn hóa vì lao động chỉ là biểu hiện của

một trong những lực lượng của tự nhiên Lao động muốn trở thành văn hóa thì phải

kết hợp với tư liệu vật chất mới tạo ra của cải

Để đời sống văn hóa hình thành thì phải hình thành đời sống xã hội của con người vì văn hóa là trình độ phát triển tự nhiên và xã hội của con người Đời sống, văn hóa là hoạt động sản xuất của con người trong một hình thái kinh tế xã hội nhất

lh Hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất tỉnh thần của con người đều

tạo ra những mối quan hệ cùng những hình thức giao tiếp mới, đó chính là đặc

trưng của đời sống văn hóa Về bản chất, đời sống văn hóa có tính xã hội thông qua các phương thức hoạt động sinh tồn và giao tiếp của con người Như vậy, đời sóng văn hóa có hai cội nguồn: cội nguồn đầu tiên là nhân cách văn hóa, cội nguồn thứ hai là lao đông sản xuất và sáng tao

T

phát triển văn hóa, đồng thời cũng là quy luật cơ bản của sự phát triển đời sống xã

hai, đời sống văn hóa có tính kế thừa Kế thừa là quy luật cơ bản của sự hội Do đó, tất yếu đời sống văn hóa phải mang tính kế thừa Kế thừa ở đây là sự

tiếp thu các giá trị, truyền thống tốt đẹp đã được những thế hệ trước tạo ra, tích lũy

và truyền thụ lại Thế hệ sau kế thừa những giá trị này, bổ sung, cải tiến và phát huy chúng để tạo ra sự ổn định, phát triển, hướng tới chân - thiện - mỹ Ví dụ điển hình về việc con người biết kế thừa các tình hoa văn hóa từ tiền nhân đó chính là việc kế thừa, phát huy những những thành tựu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại Từ những

di sin van hóa đó, con người tạo dựng nên một thời kỳ Phục Hưng huy hoàng Hay

như, các nhà sáng chế châu Âu đã dựa trên những phát minh của người Trung Quốc cổ đại để cho ra đời những sản phẩm như la bàn, thuốc súng, mà đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống Như vậy, tính kế thừa là đặc trưng tat yếu, vốn có của đời sống văn hóa

Thứ ba, đời sống văn hóa có tính đổi mới Trong đời sống của mình, con người có hai nhu cầu: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Đề đáp ứng những nhu

cầu của mình, phục vụ sự tổn tại và phát triển của mình, từ những giá trị đã được

Trang 21

sinh ra, con người đã có ước mơ chỉnh phục tự nhiên, vươn tới cái đẹp, cái hoàn mỹ Do vậy, con người luôn không bằng lòng với những gì mình đang có, để thực

hiện được ước mơ của mình, con người bắt buộc phải tư duy sáng tạo, đổi mới, cải

biến những cái sẵn có trong tự nhiên thành những công cụ phục vụ đắc lực cho cuộc sống của mình Các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra được các thế hệ sau kế

thừa, nâng cao và tiếp tục sáng tạo, biến đổi để tạo ra nhiều giá trị mới khác Như

vây, đời sống văn hóa là quá trình không ngừng sáng tạo, ứng dụng và thực hành

các giá trị văn hóa trong cuộc sống làm cho đời sống xã hội ngày cảng phong phú,

sinh động, phát triển theo hướng tích cực, văn minh

1.12 Biểu hiện của đời sống văn hóa

Từ trước đến nay, nhiều nhà văn hóa đã đưa ra những quan điểm khác nhau

về cấu trúc của đời sống văn hóa, nhưng cấu trúc của đời sống văn hóa lại được bộc lộ ra bên ngoài thông qua các mặt biểu hiện của nó Có ý kiến cho rằng đời sống văn hóa thể hiện ra qua hai cặp phạm trù là văn hóa vật chất văn hóa tinh thần và

văn hóa cá nhân/ văn hóa cộng đồng Tuy nhiên, sự phân chia như vậy chỉ mang,

tính quy ước vì trong thực tế không có cái gì là thuần túy vật chất hoặc thuần túy tỉnh thần Mối quan hệ giữa vật chất và tỉnh thần trong văn hóa không phải là tĩnh tại mà chúng thường xuyên chuyển biến từ dạng nọ sang dạng kia trong quá trình sống của con người Đối với cặp phạm trù văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng,

sự tác động qua lại giữa văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng biểu hiện như là

phép biện chứng của sự phát triển văn hóa Sự phát triển của văn hóa cá nhân là

điều kiện sáng tạo các giá trị mới làm phong phú thêm cho văn hóa cộng đồng; văn

hóa cộng đồng là môi trường nuôi dưỡng cá nhân

Theo GS.TS Hoàng Vinh, cấu trúc của đời sông văn hóa gồm ba yếu tố: sản

phẩm văn hóa, thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn hóa và những con người văn hóa Sau này, tác giả lại quan niệm cấu trúc của đời sống văn hóa phải gồm ba yếu tố: trỉ thức con người (thế giới quan, xã hội quan và nhân sinh quan), hệ giá trị (những cái có ý nghĩa), hệ điều tiết (chuẩn mực) Vậy, đời sống văn hóa gồm ba mặt biểu hiện nêu trên, tuy nhiên, cả hai quan niệm trên đều chỉ nhìn từ phương diện tinh than của đời sống văn hóa mà chưa quan tâm đến mặt hoạt động của đời sống văn hóa

Trong giáo trình “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đáng”, Học

Trang 22

Các yếu tố của đời sống văn hóa bao gồm các yếu tố văn hóa vật thể và

phi vật thẻ hiện điện ở mỗi cộng đồng, cảnh quan văn hóa (tự nhiên và

nhân tạo), văn hóa cá nhân (học vấn, sở thích, sinh hoạt và xử lý thời

gian, nếp sống, .), văn hóa của các vi môi trường trong những cộng

đồng (gia đình, tập thể lao động, học tập, quân ngũ) [13, tr.347],

Quan niệm trên đã xác định những mặt biểu hiện của đời sống văn hóa với

những yếu tố cơ bản nhưng chưa nhắn mạnh đến mối quan hệ giữa các yếu tố đó

với nhau

‘Ban than tac giả luận văn cho rằng đời sống văn hóa là sự tổng hòa một cách có chọn lọc của các yếu tố clui thẻ văn hóa, hoạt động văn hóa, thiết chế văn hóa và sản phẩm văn hóa Thực tễ, đời sông văn hóa cũng thông qua bốn mặt trên đề biểu

hiện ra bên ngoài những thuộc tính, bản chat của mình Để hiểu rõ hơn, ta di vào rõ

các khái niệm về bốn yếu tố cấu thành đã nói ở trên

1.1.2.1 Chủ thể văn hóa

Từ khi loài người ra đời, họ đã đạt được sự hoàn thiện nhất định về mặt sinh

học và thiết lập nên cả một hệ thống xã hội loài người, xã hội đó liên tục phát triển không ngừng Cùng với xã hôi của mình, con người đã tạo ra văn hóa Sự phát triển

của con người chính là thước đo sự phát triển của văn hóa, ngược lại, sự phát triển

của văn hóa cũng phụ thuộc vào sự phát triển của con người Vì vậy, con người

chính là chủ thễ của văn hóa, là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của đời sống văn

hóa, quyết định sự tồn tại, cũng như bản sắc của đời sống văn hóa Không có con

người thì không có đời sống văn hóa và cũng chỉ có con người mới xây dựng nên

đời sống văn hóa Chủ thể của văn hóa có thể là một cá nhân hoặc một cộng đồng

người cư trú trong cùng một vùng, tạo nên các nét đặc trưng trong văn hóa của từng

vùng Có thể nói, chủ thể văn hóa đóng vai trò trung tâm chỉ phối đời sống văn hóa

và đặc trưng văn hóa

Trang 23

phẩm của đời sống văn hóa Đời sống văn hóa bao gồm đời sống văn hóa của cá

nhân, đời sống văn hóa của một tập thể, đời sống văn hóa của một cộng đồng hoặc

đời sống văn hóa của một xã hội Những đời sống văn hóa này đều tương tác với

nhau trong sự vận hành của hệ giá trị văn hóa ở một thời kỳ cụ thể Các giá trị văn

hóa do con người sáng tạo ra, sau đó những giá trị này được chính con người trao truyền cho các thể hệ sau Các thế hệ sau kế thừa lại từ những thế hệ trước, sau đó

nâng cao, phát huy trong quá trình sống, tạo thành môi trường văn hóa để con

người tồn tại và phát triển Đồng thời, họ cũng tạo ra các giá trị mới, cao hơn các giá trị trước, hình thành nhân cách của con người, thiết lập và sử dụng các giá trị

văn hóa, xác lập các dạng hoạt động văn hóa, các khuôn mẫu ứng xử, các chuẩn

mực văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa Mỗi xã hội sản sinh ra những con người mang đặc điểm của xã hội đó, hay nói con người thế nào thì xây dựng một xã hội, một tô chức xã hội như thế Do vậy, mỗi một vùng, một cộng đồng sẽ có một bản sắc riêng, một đời sống xã hội riêng, do đó cũng sẽ có đời sống văn hóa riêng mà ta gọi là “đặc trưng vùng, miền”

Như vậy, ta khẳng định lại một lần nữa rằng chủ thể văn hóa chính là nguồn gốc quyết định tính chất riêng của đời sống văn hóa Xét đến cùng, đời sống văn

hóa không gì khác ngồi mơi trường văn hóa để con người phát triển, hoàn thiện bản thân với tư cách là chủ thể của đời sống văn hóa

1.1.2.2 Hoạt động văn hóa

‘Theo GS.TS Hoang Vinh thì “Hoạt động văn hóa là một bộ phận của hoạt

động xã hội, nếu diễn đạt bằng thuật ngữ kinh tế học thì đó là quá trình sản xuất

(sáng tạo) bảo quản, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa do quá khứ để lại và đương thời tạo ra” Ông cũng cho rằng: “Các hoạt động nhằm vào sự đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người thì gọi là hoạt động văn hóa” [40, tr.264]

Có thể nói, đời sống văn hóa phản ánh sự sáng tạo, truyền bá, lưu giữ và tiêu

dùng các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người, đó chính là hoạt động văn hóa Các hoạt động văn hóa thể hiện một cách tập trung nhất năng lực văn

Trang 24

phong phú và thường xuyên thay đổi Hoạt động văn hóa là tắm gương phản chiếu đời sống văn hóa của một quốc gia, một cộng đồng người hay một thời đại, Vì

vậy, một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng hay một thời đại có văn minh, đời

sống văn hóa có đặc sắc hay không; lành mạnh, tích cực hay hủ bại, tiêu cực; phong

phú hay nghèo nàn; tiên tiến hay cỗ hủ, lạc hậu đều thể hiện rõ ràng, cụ thể ở các

hoạt động văn hóa của địa phương, quốc gia hoặc thời đại đó

Cũng giống như đời sống văn hóa, hoạt động văn hóa cũng mang tính xã hội

Những hoạt động văn hóa có thé là hoạt động của cá nhân nhưng luôn diễn ra trong xã

hội và có mối liên hệ với công đồng Nhu cầu của con người là đa dạng nên hoạt động

văn hóa của con người cũng vô cùng phong phú Đối với bản thân tác giả luận văn, sau khi tham khảo một số quan điểm và tài liệu chuyên môn, cũng như dựa trên cơ sở thực tiễn đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, tác giả nhận định hoạt động văn hóa bao gồm những dạng cơ bản như sau:

~ Hoạt động sáng tạo, truyền bá các sản phẩm văn hóa ~ Hoạt động lưu giữ, bảo tồn các sản phẩm văn hóa

~ Hoạt động hưởng thụ các sản phẩm văn hóa Trong đó:

~ Hoạt động sắng tạo, truyễn bá các sản phẩm văn hóa gồm hoạt động sáng

tạo các sản phẩm văn hóa và hoạt động truyền bá các sản phâm văn hóa Hoạt động,

sáng tạo các sản phẩm văn hóa là quá trình hoạt động của con người tạo ra những

sản phẩm văn hóa vật chất hoặc tỉnh thần mới về chất và có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn) Một số hoạt động sáng tạo văn hóa phô biến như: sáng,

tác âm nhạc, hòa âm phối khí, sáng tác kịch bản, sáng tác tranh, chụp ảnh, Còn

hoạt động truyền bá các sản phẩm văn hóa là hoạt động mang các sản phẩm văn hóa phô biến rộng rãi tới đông đảo công chúng như hoạt động quảng cáo, trình chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu tác phẩm,

~ Hoạt động lưu giữ, bảo tổn các sản phẩm văn hóa: Theo định nghĩa của

TUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh qu)

Trang 25

để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai” [18] Trong lĩnh vực văn hóa, hiểu theo nghĩa chung nhất, bảo tồn văn hóa là gìn giữ, lưu lại những giá trị văn hóa Các hoạt động lưu giữ, bảo tồn các sản phẩm văn hóa bao gồm: hoạt

động lưu trữ, sưu tằm, phục chế, phục dựng, bảo quản,

~ Hoạt động hưởng thụ các sản phẩm văn hóa là các hoạt động tiêu thụ, sử dụng những sản phẩm văn hóa do con người tạo ra trong quá trình hoạt động văn hóa

như các hoạt động nghe nhạc, xem nghệ thuật (xem phim, ảnh, xem biểu diễn các loại

hình nghệ thuật), đọc sách báo, tạp chí, tham quan, du lịch,

1.1.2.3 Thiết chế văn hóa

“Thiết chế văn hóa là thuật ngữ được sử dụng rộng ri

trong ngành văn hóa

nước ta từ những năm 70 của thế kỷ trước Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:

Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ sở vật

chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động cho thiết chế đó Thiết chế nhà văn bao gồm ngôi nhà, bộ máy tổ

chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngôi nhà

hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa [14, tr.230],

Có thể coi, thiết chế văn hóa là những công trình thuộc kết cấu hạ tầng xã hội

được sử dụng cho các hoạt động trong lĩnh vực VHTT, nhằm mục đích phục vụ nhu

cầu nâng cao đời sống tỉnh thần cho nhân dân, đám bảo các tiêu chuẩn như cơ sở vật chất kỹ thuật, có tô chức bộ máy, có hoạt động theo chức năng, có sự tham gia sinh hoạt của quần chúng nhân dân Với mục đích và ý nghĩa như thế, trong bắt cứ xã hội nào cũng cẩn tới những thiết chế văn hóa để chuyền tải văn hóa chính thống của Nhà nước đến với mỗi thành viên, đồng thời tổ chức sinh hoạt văn hóa tại khu vực dân cư 'Chừng nào nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân còn tồn tại thì các thiết chế văn hóa

vẫn tồn tại Bên cạnh đó, các thiết chế văn hóa còn được xem là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục cho mọi người thông qua các hình thức hoạt động văn hóa, nghệ thuật

để góp phần hạn chế những tệ nạn xã hội và ảnh hưởng từ các sản phẩm văn hóa không lành mạnh đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Đồng thời, đây cũng là nơi

giúp tuyên truyền, vừa bảo tồn vừa phát triển di sản văn hóa Thiết chế văn hóa là noi

Trang 26

những sáng tạo văn hóa của mình đề tử đó tiếp tục sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa

mới Nói một cách hình tượng thì thiết chế văn hóa là cầu nối giữa sáng tạo, truyền bá và tiêu thụ văn hóa, giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại

Về nguyên tắc, một thiết chế văn hóa phải đảm bảo đủ ba yếu tố: có bộ máy nhân sự được tô chức thành hệ thống; có thể chế đề vận hành; có trụ sở và các thiết bị chuyên dụng, kinh phí, gọi chung là cơ sở vật chất để tồn tại và hoạt động Tuy nhiên, trên thực tế, thiết chế văn hóa được hình thành và hoàn thiện dần dần trong quá trình hoạt động thực tiễn Trong hệ thống thiết chế văn hóa, ngoài điện, đường,

trường, trạm còn có hệ thống cơ sở văn hóa, thể thao phục vụ công đồng (hoặc hệ

thống cơ sở văn hóa - thể thao phục vụ những dạng đối tượng cụ thể) như nhà văn hóa, trung tâm VHTT, thư viện, rạp hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, Những cơ sở vật chất trên phải gắn liền với trang thiết bị, tổ chức bộ máy, số lượng và trình độ cán bộ Một thiết chế văn hóa phải thực hiện được những nhiệm vụ sau: tổ chức các hoạt

động sáng tạo những sản phẩm văn hóa, tổ chức sưu tầm và bảo quản di sản văn hóa,

truyền bá những giá trị văn hóa tới công chúng, tổ chức đời sống văn hóa ở khu din eư, bảo đảm định hướng tư tưởng đúng đắn trong đời sống xã hội

“Thiết chế văn hóa là sự thể hiện ra bên ngoài của đời sống văn hóa Qua thiết

chê văn hóa, người ta phân nào có thể đánh giá được về trình độ, sự phát triên đời

sống văn hóa của người dân quốc gia, khu vực, địa phương đó Khi các thiết chế

văn hóa vận hành thông suốt và thực hiện đúng các chức năng của mình một cách

hiệu quả thì sẽ đóng góp rất lớn vào việc xây dựng đời sống văn hóa, cung cấp những sản phẩm ăn hóa có chất lượng cao, giúp đời sống văn hóa thêm phong phi, đa dạng, hình thành những con người văn hóa tích cực

“Tóm lại, hệ thống thiết chế văn hóa là bộ phận quan trọng trong cấu trúc của đời sống văn hóa; là địa điểm sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của nhân dân, giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng đời sống văn hóa, tuyên truyền các nhiệm vụ chính

trị, giáo dục người dân; là điều kiện cần thiết trong việc thực hiện thắng lợi phong,

trảo Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và chương trình Xây dựng nông

thôn mới

Trang 27

“Trong quá trình sống, lao động, sản xuất, con người luôn không ngừng tạo ra các sản phẩm Mỗi sản phẩm do con người tạo ra đều là một sản phẩm văn hóa hay có thể hiểu là những sản phẩm được tạo ra trong quá trình sáng tạo, truyền bá văn

hóa TS Dương Văn Sáu trong bài viết của mình từng trích lại một quan điểm của

GS.TS Hoàng Vinh: “Sản phẩm văn hóa là những sản phẩm trong lĩnh vực văn hóa vật chất (hữu hình) và văn hóa tỉnh thần (vô hình) do con người sáng tạo ra trong

tiến trình phát triển của lịch sử để phục vụ cuộc sống, thỏa mãn những mục đích và

nhu cầu khác nhau của các cá nhân, cộng đồng người” [23]

Sản phẩm văn hóa có thể do một cá nhân, một tập thể hoặc cả một cộng đồng tạo ra Sản phẩm đó tổn tại trong một thời gian và không gian nhất định, mang những giá trị nhất định Sản phẩm văn hóa luôn chứa đựng bản sắc riêng biệt, mang dấu ấn

cá nhân của người hoặc của cộng đồng tạo ra nó, vì vậy, sản phẩm văn hóa luôn phản

ánh và biểu hiện các yếu tố mang sắc thái quốc gia, dân tộc, địa phương, cũng như mang sắc thái thời đại Trong cộng đồng người, sản phẩm văn hóa cũng chính là sản phẩm lịch sử và được bảo tồn, lưu giữ, trao truyền cho các thé hé sau, được các thế hệ sau kế thừa, phát triên và đưa lên tầm cao mới, mang một giá trị mới

“Trong khi các sản phẩm văn hóa mà con người tạo ra là vô cùng phong phú

nên người ta có thể phân chia chúng thành nhiều loại hình sản phẩm khác nhau,

thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của con người Thông thường, người ta chia sin

phẩm văn hóa thành hai bộ phận: bộ phận vô hình (hay còn gọi là bộ phận văn hóa

phi vat thé) và bộ phận hữu hình (hay bộ phận văn hóa vật thể), cụ thé:

~ Bộ phận các sản phẩm văn hóa vô hình là những sản phẩm văn hóa tự thân

không có tính vật thể, không thể tiếp xúc bằng giác quan, không hiện hữu một cách cố định, tồn tại đưới dạng các quan niệm vẻ giá trị và chuẩn mực xã hội, được ghỉ nhận và lưu truyền trong ký ức xã hội, bao gồm ngôn ngữ, huyền thoại, truyền thuyết, phong tục, các lễ hội, tín ngưỡng dân gian, các nhân thần văn hóa, các nghệ

thuật biểu diễn,

Trang 28

đang lưu hành như sách, báo, tranh, tượng, phim, ảnh, hiện vật trưng bày, công trình kiến trúc, đình, đền, chùa, miéu, ling m6, di tích, danh thắng, quy hoạch đô thị,

Các sản phâm văn hóa vật thé va phi vat thể là cơ sở đề tạo nên đời sống văn

hóa tỉnh thần, liên kết sức mạnh của các nhóm xã hội và các thể hệ, tạo nên sức

sống của dân tộc; hình thành nên các thế hệ nối tiếp nhau Các sản phẩm văn hóa tác động đến cộng đồng thông qua các thiết chế văn hóa — xã hội Những sản phẩm văn

hóa được hình thành từ những thiết chế văn hóa chứa đựng những chuân mực của

công đồng, mang các giá trị văn hóa có sức lan tỏa lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc giám sát, điều chỉnh hành vi của con người, nâng cao trình độ thẩm mỹ và làm

\g động đời sống văn hóa công đồng

“Tóm lại, đời sống văn hóa là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội Tuy nó được tạo thành từ nhiều yếu tố song những yếu tố này lại nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhau Mỗi yếu tố đều tác động qua lại và

ảnh hưởng tới nhau trong một tổng thể, tạo nên bức tranh màu sắc chung cho toàn bộ đời sống văn hóa của một cá nhân, hay một cộng đồng, thậm chi cd mét q

gia Dù trong tổng thê này có thể có những mặt nỗi trội, những mặt thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của xã hội nhưng nó vẫn nằm trong tổng thể, chịu sự chỉ phối của những mặt khác, và ngược lại bản thân nó cũng tác động tới những yếu tố còn lại của đời sống văn hóa Đời sống văn hóa thể hiện trình độ phát triển, văn minh

của một cộng đồng, một quốc gia, một thời đại Vì vậy, nghiên cứu, xây dựng đời

sống văn hóa phong phú, tích cực, hòa hợp giữa truyền thống và hiện đại là việc làm

tắt yếu của một quốc gia, một địa phương đề phát triển quốc gia, địa phương mình

1.1.3 Vai trò của đời sắng văn hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội

Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV (năm 1976) có đoạn viết: “Hết sức

quan tâm tổ chức đời sống văn hóa ở các vùng kinh tế mới, các nông trường, lâm trường, công trường ở các vùng dân tộc, ở miễn núi và hải đảo” [7] Đến Đại hội V (năm 1982), Đảng ta càng xác định rõ hơn nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, nhất

Trang 29

trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan,

trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường, ấp đều có đời sống văn hóa” [8],

Đến văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), năm

1998, Đăng ta tiếp tục khẳng định: *Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự

kiên trì, thận trọng” [3]

nữa Đảng ta nêu nội dung: *Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp

nước” [4] Điều này thê hiện rõ ràng rằng Đảng,

đây, tại Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI), một lần

ứng yêu cầu phát triển bền vững

'Nhà nước ta luôn luôn coi trọng văn hóa, cũng như luôn đặt vấn đề xây dựng, phát

triển nền văn hóa quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong sự nghiệp xây dựng

chủ nghĩa xã hội Trong đó, xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở là nhiệm vụ thường

xuyên, liên tục và lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, gắn chặt chẽ với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Vậy, đời sống văn hóa thực sự tác động ra sao tới sự phát triển kinh tế - xã hội?

Thứ nhất, đời sống văn hóa tiên tiến tức là người dân được hưởng thụ, tiếp

thu những thành tựu văn hóa, văn minh của nhân loại, các công nghệ hiện đại, góp

phần nâng cao dân

“Đảng và Nhà nước ta không chỉ quan tâm tới phát triển kinh

tế, tới xóa đói giảm nghèo mà còn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đời sống tỉnh thần, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, thỏa mãn những nhu cầu về vật chất

lin tinh than cho người dân

Thứ hai, xây dựng đời sống văn hóa là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, ơn định và phát triển kinh tế

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng, Nhà nước luôn xác định xây

dựng và phát triển văn hóa là nhiệm vụ cơ bản của sự nghiệp cách mạng Để thực

hiện thành công nhiệm vụ này đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, sự

chung tay góp sức, đồng lòng nhất trí của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và của mọi tầng lớp Nhân dân, vì vậy nhất thiết phải có sự đoàn kết của toàn dân tộc

Thứ ba, tác dụng giáo dục, thay đôi lối sống Trong xây dựng và phát triển văn hóa, Đảng ta sớm khẳng định nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng con người, đó là

Trang 30

huy các giá trị văn hóa, một nhiệm vụ quan trọng khác của việc xây dựng đời sống văn hóa chính là giáo dục, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho người dân, tạo nên những “con người xã hội chủ nghĩa” chân chính, phát triển toàn diện về trí lực, thể lực, đạo đức, thẩm mỹ, có kỹ năng lao động Thực tế, nhờ sự tác động của các yếu tố văn hóa mới, người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ đã từ từ hình thành một lối

\g mới, một lối suy nghĩ, tư duy mới Nhiều tập quán, lễ nghi mới, quan niệm đạo

đức mới được hình thành Trong khi đó, những yếu tố cực đoan, phản văn hóa dẫn bị đào thải Điều này làm phong phú, tích cực thêm nền văn hóa dân tộc, người dân 'Việt Nam trở nên văn minh, lịch sự, tiến bộ hơn Những con người phát triển toàn

diện là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp xây dựng vả phát triển đất nước

Thủ tự, đời sông văn hóa góp phần tích cực vào quá trình giao lưu hội nhập với thể giới Giao lưu văn hóa là xu thế chung của thời đại ngày nay, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó Đời sống văn hóa phát triển là tiền đề, điều kiện quan trọng để tăng cường, đây mạnh giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia Trong quá trình giao lưu hội nhập này, yếu tố then chốt chính là con người, mà văn hóa lại là yếu t tác động lớn tới

tố chất của con người Đời sống văn hóa chỉ phối mọi hoạt động của con người, khơi

dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy sức mạnh nội sinh của cộng đồng Đồng thời là bộ lọc trong quá trình giao lưu, tiếp thu các giá trị văn hóa, các kiến thức công nghệ tiên tiến Đời sống văn hóa có vai trò điều tiết sự phát triển, giúp chủ thê phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các yếu tố khách quan và

chủ quan, đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững, đúng định hướng Mặt khác, đời

sống văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, đạo ly đẻ hạn chế và triệt tiêu những xu hướng tiêu cực xâm nhập vào nước ta như nạn sinh ngoại, mắt gốc, pha tạp văn hóa, thâm chí là những thông tin tuyên truyền của các thế lực thù địch, phản cách mạng, âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”,

1.2 Khái quát về cư dân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương,

tỉnh Thái Bình

1.2.1 Khái quất đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Trang 31

khô Nguồn nước ngằm tương đối phong phú, khai thác ở độ sâu 80 - 100m, chất

lượng nước chưa cao, cụ thể là hàm lượng CÍ và Fe cao

* Đặc điểm kinh tế

Trong cơ cấu các khu vực kinh tế của xã, tiểu thủ công nghiệp chiếm 50%,

nông nghiệp chiếm 30%, ngành dịch vụ - thương mại chiếm 20% Những năm qua,

Hồng Thái luôn là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá của huyện Kiến Xương bình quân 12%/năm Năm 2015, tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bản xã ước đạt 88.7 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp - thủy sản là 28.5 ty dong,

tiểu thủ công nghiệp ~ xây dựng là 41.8 tỷ đồng, dịch vụ - thương mại là 18.4 tỷ

đồng Thu nhập bình quân đầu người đạt 13.6 triệu đồng/người/năm Như vậy có thể

thấy, tỷ trọng ngành tiêu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm vị trí cao nhất trong cơ

cấu kinh tế địa phương

Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên hiện có là tiền đề quan

trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nơi đây Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho ngành nông nghiệp

phát triển như: đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Trong

những năm qua, sản xuất nông nghiệp của địa phương ngày một phát triển về cả số

lượng và chất lượng của sản phẩm trồng trọt, lẫn chăn nuôi Bên cạnh đó, làng

Đồng Xâm nỗi tiếng gần xa về nghề đúc, chạm bạc, đồng Đây là nghề chủ lực

mang lại thu nhập ổn định cho người dân Người dân Đồng Xâm làm nghề cham bạc, cham đồng theo hai hình thức: tập trung trong hợp tác xã, công ty, tổ hợp hoặc

từng hộ gia đình sản xuất riêng lẻ Từ sản xuất thủ công, đến nay, một số công đoạn của nghề chạm bạc, đồng ở Đồng Xâm đã được cơ giới hóa Ngoài ra, địa phương

cũng đang tập trung phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, trong đó, thương mại

hướng tới việc kinh doanh, xuất nhập khâu các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp do

người dân địa phương tạo tác, cũng như cung ứng những nguyên vật liệu phục vụ việc sản xuất của ngành chạm bạc; ngành du lịch chú trọng thu hút du khách thăm

quan, tìm hiểu làng nghề truyền thống và những di tích lịch sử, văn hóa, danh lam

Trang 32

* Đặc điểm xã hội

Tinh đến năm 2015, dân số toàn xã là 5.979 nhân khâu, với 1.809 hộ Số người trong độ tuổi lao động là khoảng 3.649 người, chiếm hơn 61,03% dân số [36] Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất cùng với truyền thống, cần củ, chịu thương chịu khó, nhạy bén trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào

sản xuất chính là động lực cơ bản, nhân tổ thúc đẩy việc thực hiện các chương trình,

mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương Chính quyền xã luôn quan tâm

chăm lo tạo việc làm cho lao động địa phương, thu nhập bình quân của người lao động tăng theo từng năm Một số lượng không nhỏ lao động của xã lập nghiệp tại

các tỉnh, thành phố khác trong nước, tuy ở xa quê hương nhưng vẫn luôn nhớ về cội

nguồn Bộ phận này đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc xây dựng, phát triển của

địa phương

Hồng Thái hôm nay đã và đang có những bước chuyển mình trong sự nghiệp

đổi mới Diện mạo nông thôn ngày càng phôn vinh, trật tự an ninh xã hội được đảm

bảo Cơ sở vật chất, ha ting đặc biệt là các công trình dân sinh như trường học, tram

y tê, nhà văn hóa, đường liên thôn, liên xóm, được đâu tư cải tạo, xây dựng mới;

điện lưới, nước sạch được đưa tới từng hộ gia đình, phục vụ hữu hiệu cho sản xuất

cũng như nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự quản lý của chính quyền, sự đoàn kết chung sức của các đoàn thể chính trị - xã hội, đời sống vật chất cũng như đời sóng tỉnh thần các tằng lớp nhân dân Hồng Thái

được nâng cao từng ngày

1.2.2 Khái quát đặc điểm cư dân làng Đồng Xam

'Vùng đất Đồng Xâm được hình thành trong quá trình biển lùi, các gò, đống nỗi lên, dẫn trở thành địa bàn tụ cư của dân khẩn hoang, cuối cùng chinh phục nốt những bãi sình lầy xung quanh Những dòng họ đầu tiên đến đây là họ Triệu, Trần Định, sau đó là các họ Đỗ từ Hà Đông xuống, họ Vũ từ Hải Dương sang, họ Nguyễn từ Tiểu Hoàng, Tiền Hải Đến nay, nhiều họ đã không còn tộc phả nên

không rõ họ đến đây vào khoảng thời gian nào nhưng những dòng họ này từ đời này

Trang 33

ngoại xâm; truyền thống cẳn củ trong lao động, ý thức cố kết công đồng làng xã; truyền thống khoa cử,

* Truyền thống yêu nước, đầu tranh chống ngoại xâm

Ngay từ buổi bình minh của dân tộc Việt, cùng với quá trình đấu tranh dựng

nước và giữ nước của các thế hệ cha ông, người dân mảnh đất Đồng Xam da cing chung tay, đoàn kết đối phó với thiên nhiên, khai hoang đất đai, dựng làng lập xóm Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều người con Đồng Xâm đã tham gia đấu tranh chống ngoại xâm Đầu thế kỷ XV, sau khi quân Minh đặt nền thống trị, nhân dân tổng

Đường Thâm nô nức hưởng ứng lời hịch kêu gọi, đã vào Lam Sơn ra mắt Lê Lợi, tập hợp dưới ngọn cờ chung, đóng góp sức người sức của cùng nhau đánh đuổi giặc

Minh, dựng triều Lê Sơ

'Từ khi thực dân Pháp nỗ súng xâm lược và đặt ách đô hộ ở nước ta, cùng với

cả nước, người dân Đồng Xâm liên tiếp nỗi dậy chống lại quân xâm lược Mảnh đất Đồng Xâm đã có nhiều người tham gia dưới ngọn cờ “Bình Tây diệt Nguyễn” của

sư trụ trì chủa Lãng Đông cùng đánh giặc Pháp Nhưng do số lượng nghĩa quân ít,

trang bị thô sơ, thiếu thốn nên khó tránh thất bại Thực dân Pháp cấu kết với quan

lại bản xứ và cường hào, địa chủ thẳng tay đàn áp nhân dân trong bể máu Cuộc

khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã nêu cao tỉnh tỉ

cách mạng của nhân dân tổng Đồng Xâm Từ những năm đầu thập niên 30 dưới tác

'yêu nước, tô thắm truyền thống động của cao trào Xô - viết Nghệ Tĩnh đến thời kỳ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ 1936 - 1939, phong trào cách mạng đã dần được nhẹn nhóm ở tổng Đồng

“Xâm Các chí sỹ yêu nước đã hăng hái tham gia phong trảo cách mạng và xây dựng các cơ sở ở thôn Thượng Hòa, thu hút nhiều thanh niên tham gia

Từ cuối năm 1939 đầu năm 1940, cơ sở Đảng đã có ở hầu khắp Thượng Hòa,

Thượng Gia, Tả Phụ, Dương Cước Hàng loạt phong trào đấu tranh công khai được

tổ chức dưới nhiều hình thức đã làm cho chính quyền thực dân và bọn tay sai bắt an, tìm mọi cách trấn áp Năm Giáp Thân (1944), miền Bắc xảy ra lũ lụt lớn làm cho vụ mùa mất trắng, cộng thêm bọn Nhật — Pháp thi nhau bòn rút của dân Người dân chết đói đầy đường, riêng tổng Đồng Xâm chết 1.566 người Thêm vào đó, phong

Trang 34

lắng xuống do cán bộ đảng viên bị bắt, hy sinh hàng loạt, cơ sở cách mạng bị vỡ Song không vì vậy mà lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng, ý chí căm thù

giặc sâu sắc của người dân

chỉ bộ khu Đồng Thụy (tên ghép của hai khu Đồng Xâm và Thụy Lũng), khí thé 1g Xâm bị giảm sút, ngược lại, dưới sự lãnh đạo của

cách mạng càng được dâng cao Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Đồng Xâm

đã vùng lên, đập tan xiềng xích, làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám lịch

sử Từ đây, lịch sử dân tộc cũng như lịch sử tổng Đồng Xâm bước sang một thời kỳ

mới, thời kỳ củng cố và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng quê hương

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 — 1954), nhân dân Đồng Xâm - Hồng Thái đã nếm trải biết bao khó khăn, gian khổ nhưng đó lại là sự tôi luyện cho những con người nơi đây trở nên mạnh mẽ, kiên cường, luôn giữ vững ý chí đấu tranh cách mạng để đi thẳng tới thắng lợi cuối cùng, giải phóng quê hương

“Trong 2! năm kháng chiến chống Mỹ (1954 — 1975), hàng ngàn người con đất

Đồng Xam — Hồng Thái đã tình nguyện lên đường nhập ngũ vào Nam chiến dau,

nhiều gia đình có hai, ba, bốn người nhập ngũ Tính đến năm 1975, toàn xã Hồng

Thái đã có 172 liệt sỹ, 134 thương binh và 92 đồng chí được hưởng chế độ chất độc

màu da cam Trong thời kỳ này, cùng với nhân dân toàn miền Bắc, nhân dân Đồng Xam ~ Hồng Thái hãng hái thi dua lao động sản xuất, một mặt khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, mặt khác tập trung vào nhiệm vụ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương vững chắc của miền Nam Giữ gìn và phát huy truyền thống anh dũng, kiên trung của những thế hệ đi trước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đoàn kết, đồng lòng nỗ lực phấn đấu đạt được những thành

tựu xuất sắc trong chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, vững bước cùng cả nước tiền

vào thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

* Truyền thống lao động cân cù,ý thức có kết cộng đằng làng xã

Nằm trong vùng ven biên đồng bằng Bắc bộ, thường xuyên phải chống chọi với thiên tai, bão lũ, trải qua một quá trình lịch sử lâu dài từ một vùng đất hoang sơ,

đây lau sậy trở thành những cánh đồng màu mỡ, đó là nỗ lực phi thường của người

Trang 35

nguồn phủ sa của sông Trà Lý cùng một mạng lưới các dòng chảy tự nhiên và xây dựng thêm một hệ thống thủy lợi, tưới tiêu phục vụ cho hoạt động nông nghiệp

trồng cấy cây lúa Thêm vào đó là sự cần củ một nắng hai sương của người nông

dân trên đồng ruộng Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, Dong Xam con la ving dat nỗi tiếng với nghề chạm bạc truyền thống, hàng năm đều cung cấp một lượng lớn

sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài Từ sau cách mạng

tháng Tám, tình thần đoàn kết của người dân nơi đây càng trở nên gắn bó mật thiết Trong những năm tháng sau khi hòa bình lập lại tại miền Bắc, người dân nơi đây đã cùng với người dân toàn miền Bắc thi đua lao động nỗ lực khắc phục hậu quả chiến

tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững chắc chỉ viện cho chiến

trường miền Nam Các phong trào như “Ba ngọn cờ hồng”, “Ba sẵn sàng”, “Ba dam đang", “Gió Đại phong”, “Cờ ba nhất” các Kế hoạch 5 năm đều được chính quyển, nhân dân địa phương hăng hái thực hiện và đã thu được nhiều thành tích

vượt trội, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của cả nước

Từ sau giải phóng đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách

thức như cơ chế quản lý bao cắp sau chiến tranh, sự sụp đồ của hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và các nước Đông Âu, khủng hoảng kinh tế thế giới, .tác động

lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đắt nước nói chung và mảnh đắt Đồng Xâm

— Hồng Thái nói riêng, nhưng người dân nơi đây bằng sự chăm chỉ, nỗ lực, không ngừng sáng tạo trong lao động, phấn đấu nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất đã thành công đưa kinh tế địa phương vượt qua những thử thách nói trên, phát triển ổn định Ngày nay, trong thời kỳ kinh tế thị trường, nhiều người con của mảnh đất Đồng Xâm đã rời xa quê hương tới sinh sống, làm học tập tại những vùng,

miền khác nhưng dù tại đâu họ vẫn phát huy tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng hương, truyền thống siêng năng trong lao động, nhiều người đã được đánh giá cao

và gặt hái được những thành công nhất định trong lĩnh vực của mình

“Tóm lại, dù trong chiến đấu hay trong xây dựng quê hương, đất nước, những thành quả mà Đồng Xâm - Hồng Thái có được hôm nay một phần là nhờ sự đoàn kết,

đồng lòng, không quản ngại gian khổ, sự hy sinh của biết bao thế hệ người dân nơi đây

Trang 36

Từ xưa đến nay, nhân dân nơi đây luôn coi sự học là thiêng liêng, cao quý Tuy số lượng người đỗ đạt đưới chế độ phong kiến không nhiều nhưng những người có chữ vẫn được nhân dân, kể cả chức sắc trong làng né trọng Trong nhiều dòng họ ở Đồng Xâm, ding ho Vũ được biết đến là dòng họ có truyền thống học hành và làm

quan tiêu biểu Hiện từ đường họ Vũ vẫn còn lưu giữ câu đối tương truyền do vua Tự

Đức (1848 — 1883) ban tặng vào năm Tự Đức thứ 2, năm Kỷ Ty (1869):

“Hoè môn cái ấm phong căn bán

Tri cáo tân ân bí nhưỡng tuyên ”

Dịch nghĩa

“Gia đình có truyền thông học hành nhờ nền móng

Gốc rễ ấy mà được khen để lại tiếng thơm ” [5, tr.35]

Thời Nguyễn, họ Vũ có cụ Vũ Đường thi đỗ cử nhân (năm 1842) được bổ chức Bố chánh Hà Nội Ông cùng Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đánh Pháp, giữ

thành Hà Nội, sau bị bat va đày ra Côn Đảo

Ngày nay, khi giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, việc học tập cảng được coi trọng và đề cao Tại xã Hồng Thái, hệ thống giáo dục được phô cập từ Mẫu giáo,

Tiểu học đến THCS 100% trẻ 6 tuổi của xã được vào học lớp 1, 100% số học sinh

được công nhận tốt nghiệp THCS Tiếp nối truyền thống hiểu học của cha ông, thế hệ trẻ nơi đây luôn phấn đấu, bồi dưỡng tri thức; tỷ lệ học sinh khá, giỏi của xã luôn ở

mức cao (79,03% năm 2014); tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiêm tốt và khá là 94,92% (năm

2014); hàng năm có nhiều học sinh của xã thì đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng

Nhiều người trong số này sau khi ra trường đã trở thành cán bộ Nhà nước, sỹ quan

quân đội, thương nhân hoặc thành công trong các lĩnh vực khác

1.2.3 Đặc điểm cơ cấu tỗ chức làng

Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, khái niệm tổng Đồng Xâm hay làng Đồng Xâm đã không còn tồn tại như một địa giới hành chính, mà chỉ còn là

phạm trù được lưu giữ trong ký ức của người dân địa phương Làng Đồng Xâm trước

kia hiện nay gồm toàn bộ địa phận xã Hồng Thái (gồm 08 thôn) và 02 thôn của xã

Trang 37

'Cước, Thượng Hòa, Nam Hòa, Bắc Dũng, Gia Mỹ Cơ cấu thiết chế của thôn gồm có

chỉ bộ thôn thực hiện công tác lãnh đạo mọi mặt của thôn, chỉ bộ thôn tiền hành bầu

ra chỉ ủy gồm từ 4 đến 5 người, tuy nhiên ở cắp này không có bầu ra ban thường vụ

mà trực tiếp bau bí thư chỉ bộ và cử chi ủy viên thực hiện các công tác như tài chính

đảng, tổ chức, ủy ban kiêm tra, tuyên giáo, dân vận Chỉ bộ thôn trực thuộc Đảng bộ

xã, hoạt động theo Điều lệ Đảng Khác với bộ máy chính quyền cấp xã, tại cấp thôn

không tổ chức HĐND hay UBND mà chỉ có một trưởng thôn và phó trưởng thôn

“Trưởng thôn là người thay mặt cho chính quyền địa phương, do dân bằu, Bí thư chỉ bộ lãnh đạo, chỉ đạo trưởng thôn giải quyết những công việc cụ thể

Như vậy, tổ chức Đảng được hình thành đến tận các thôn, đảm bảo các chủ trương, đường lối của Đảng được phổ biến tới từng đảng viên, nhân dân; đồng thời cũng đảm bảo các chủ trương, đường lối đó sẽ được thực hiện tốt, phủ hợp với điều

kiện tình hình tại địa phương, đơn vị Công cụ dé tổ chức cơ sở đảng hoạt động và

lãnh đạo chính là Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, .; công cụ để chính quyền

thực hiện chức năng quản lý là Hiến pháp, hệ thống pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quy định và hệ thống các văn bản pháp quy khác

Tiểu kết chương 1

Từ khi xuất hiện đến nay, khái niệm “đời sống văn hóa” đã thu hút sự quan

tâm của nhiều nhà nghiên cứu Họ đã đưa ra rất nhiều quan điểm đề định nghĩa vi “đời sống văn hóa” Dù các nhà nghiên cứu chưa đạt được sự thống nhất trong vá

linh nghĩa nào là chính xác và pha hop nl

tuy nhiên đa số họ đều đồng tỉnh

với quan điểm: cùng với sự hình thành và phát triển của đời sống xã hội, con người

đã tạo lập nên một đời sống văn hóa với những nét đặc trưng riêng biệt nhưng lại vô

cùng phong phú, đa dạng Đời sống văn hóa vừa là một bộ phận của văn hóa nói

chung, vừa là một bộ phận của đời sống xã hội

“Theo quan điểm của tác giả luận văn, đời sống văn hóa được hình thành từ bốn yếu tố: chủ thể văn hóa, hoạt động văn hóa, thiết chế văn hóa và sản phẩm văn hóa Đời sống văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế, ôn định chính trị - xã hội, góp phần lớn vào sự thành công của

Trang 39

Chương 2

NHUNG BIEU HIỆN CỦA ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CƯ DÂN LÀNG ĐÔNG XÂM, XA HONG THÁI, HUYỆN KIÊN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY

2.1 Chủ thể văn hóa

2.L1 Độ tuổi

Tính đến tháng 11/2015, tổng dân số xã Hồng Thái là 5.979 nhân khẩu

Trong đó, số trẻ em dưới 6 tuổi là 476 trẻ, số thanh, thiếu niên từ 6 tuổi tới 18 tuổi

là 654 em; số người từ 18 tuổi đến 55 tuổi là 3.649 người; số người trên 55 tuổi là 1.200 người 4000 3649 3600 3000 2500 2000 1600 1200 19 lực °

Dưới 6 tuổi Từ 6 - 18 tuổi Từ 18-66 tuổi Trên 56 tuổi

Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của cư dân xã Hồng Thái (đơn vị: người)

(Nguồn: Thắng kê của UBND xã Hông Thái)

Có thể thấy, dân số của xã thuộc loại dân số trẻ với số người dưới và trong độ

tuổi lao động cao, đây là nguồn nhân lực quý báu cho phát triển kinh tế Lực lượng này

có sức khỏe tốt, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, có năng lực học hỏi và khả

Trang 40

Ngoài hai bộ phận trên, tại làng Đồng Xâm còn có một bộ phận là các lao động dịch vụ, tuy không chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành nghề của xã (261 người

trên tổng số 3.649 người trong độ tuổi lao động) nhưng họ vẫn là một lực lượng

đóng góp không nhỏ trong tổng giá trị sản xuất toàn xã Riêng trong năm 2015, giá trị sản xuất của ngành thương mại dịch vụ xã đạt 41,9 tỷ đồng, chiếm 26,6% tổng

giá trị sản xuất

Một bộ phận khác cần nói đến là các công chức, viên chức công tác trong các cơ quan Nhà nước tại địa phương Trong đó, đa phần là các cán bộ, công chức làm việc trong hệ thống các cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể cắp xã, cắp huyện

“70% đội ngũ cán bộ xã có trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên (07/10 người), trình độ Cao đăng, Đại học là 20% (02/10 người); 70% (07/10 người) có trình độ

‘Trung cấp lý luận chính trị" [37]

Ngày nay, khi xu thế toàn cầu hóa ngày càng phổ biến, một số lượng không

nhỏ lao động địa phương đã rời quê hương đi làm việc tại nước ngoài theo con đường

xuất khâu lao động Họ đa phần là những người từ 18 đến 40 tuổi, phần đông là phụ nữ Những thị trường chủ yếu là Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, một

6 it Lim việc tại các nước Trung Đông Công việc của họ thường là công nhân tại các nhà máy, hộ lý chăm sóc người già, người bệnh hoặc giúp việc gia đình

Chiém số lượng nhỏ nhất trong cơ cấu là bộ phận lao động không có việc làm thường xuyên (chiếm 2,21%) Họ là những người không có nghề nghiệp ôn định, không có ruộng đắt, không có trình độ chuyên môn, chủ yếu là các công việc thời vụ khi được thuê như cấy thuê, gặt thuê, chở hàng thuê, thất nghiệp khi không được thuê tiếp Đa số họ có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về kinh tế Dù số

lượng không nhiều nhưng việc trợ giúp họ có công ăn việc làm ôn định, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo là việc làm cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của chính quyền, các đoàn thể địa phương

2.1.3 Các tổ, hội, đoàn thể chính trị - xã hội

Ngày đăng: 17/08/2022, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN